ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2866/QĐ-UBND
|
Hà Tĩnh, ngày
01 tháng 10 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT QUY HOẠCH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2013;
Căn cứ Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg
ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia về
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg
ngày 14/04/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về
Tài nguyên nước đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg
ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến
khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg
ngày 04/6/2010 của Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;
Căn cứ Quyết định số 1786/QĐ-TTg ngày
27/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày
31/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc
gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 102/2004/QĐ-UB ngày
16 tháng 12 năm 2004 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể
hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2004 - 2020; Quyết
định số 1361/QĐ-UBND ngày 11/5/2012 về việc phê duyệt quy hoạch cấp nước vùng tỉnh
Hà Tĩnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định 1461/QĐ-UBND ngày
21/5/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống thủy lợi
Hà Tĩnh đến năm 2020 định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Văn bản số 789/TCTL-QLNN ngày
26/6/2014 của Tổng cục Thủy lợi về việc góp ý kiến Quy hoạch cấp nước sinh hoạt
nông thôn tĩnh Hà Tĩnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tại Tờ trình số 4954/TTr-SNN ngày 25/12/2013, Tờ trình số
170/TTr-SNN ngày 16/01/2014, Tờ trình số 676/TTr-SNN ngày 05/3/2014 và Văn bản
số 3221/SNN-TL
ngày 06/8/2014; Sở Xây dựng tại Văn bản số 134/SXD-HT ngày 25/02/2014 và
Văn bản số 797/SXD-HT ngày 05/8/2014; Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số
945/SKH-KTN ngày 04/8/2014; Công ty TNHH MTV Cấp nước và Xây dựng Hà Tĩnh tại
Văn bản số 106/CV-CTCN ngày 04/9/2014; Liên Sở: Nông nghiệp và PTNT - Xây dựng
tại Văn bản số 3715/LN-NN&PTNT-XD ngày 09/9/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030 với các nội dung chính như sau:
1. Phạm vi quy
hoạch:
Các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà
Tĩnh (không bao gồm các xã nằm trong Quy hoạch cấp nước đô thị, các Khu kinh tế,
Khu công nghiệp đã được phê duyệt tại Quyết định số 1361/QĐ-UBND ngày
11/05/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh).
2. Quan điểm, mục tiêu,
nhiệm vụ.
2.1. Quan điểm.
- Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2050 và các
quy hoạch khác có liên quan; làm cơ sở đầu tư phát triển cấp nước cho các vùng
nông thôn một cách bền vững, ưu tiên theo hướng hiện đại hóa, góp phần phát triển
kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các
vùng, các ngành.
- Đảm bảo kết nối với Quy hoạch cấp nước đô thị,
các Khu kinh tế, Khu công nghiệp
thành các vùng, cụm công trình liên xã trong việc đầu tư xây dựng công trình.
- Hướng tới phát triển ổn định, bền vững
trên cơ sở khai thác, phát huy tối đa các nguồn lực, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước
sinh hoạt nông thôn với chất lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế và các
yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Nâng cao mức bảo đảm cấp nước sinh
hoạt cho cư dân nông thôn trong mọi điều kiện.
- Quản lý, khai thác sử dụng và phát triển
nguồn nước, các công trình cấp nước đảm bảo các yêu cầu trước mắt, theo đúng
các quy định hiện hành, không mâu thuẫn với nhu cầu phát triển trong tương lai,
thích ứng biến đổi khí hậu.
- Thống nhất việc gắn kết giữa quy hoạch
cấp nước đô thị với cấp nước nông thôn, trong đó ưu tiên chú trọng việc mở rộng
mạng lưới các công trình cấp nước đô thị để cấp nước cho các xã vùng ven đô đã
có tuyến đường ống chính đi qua.
- Ưu tiên phát triển các công trình cấp
nước tập trung cho vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước, các vùng bị ô nhiễm
thuốc bảo vệ thực vật, ô nhiễm xăng dầu, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên
giới để từng bước giải quyết nước sinh hoạt cho nhân dân và phục vụ phát triển
kinh tế xã hội, góp phần thực hiện thành công Chương trình MTQG về nước sạch vệ
sinh môi trường nông thôn, Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới.
- Tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh
tế, xã hội hóa, huy động các
nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và phát triển cấp nước
vùng nông thôn theo hình thức doanh nghiệp đầu tư có hỗ trợ của Nhà nước.
2.2. Mục tiêu.
2.2.1. Mục tiêu chung.
- Làm cơ sở trong việc quản lý, điều
hành, chỉ đạo về phát triển cấp nước sinh hoạt các vùng nông thôn trên địa bàn
tỉnh, tránh việc xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt không đủ điều kiện, xây
dựng cục bộ, hiệu quả thấp, gây lãng
phí ngân sách nhà nước và nhân dân; lập và xây dựng các kế hoạch trung hạn và kế
hoạch hàng năm, xây dựng các chương trình dự án để thực hiện các mục tiêu định hướng cấp
nước sinh hoạt nông thôn;
- Khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả,
bảo vệ nguồn nước và môi trường, nhằm đảm bảo phát triển nguồn nước một cách bền
vững, từng bước đáp ứng nhu cầu nước
sinh hoạt cho nhân dân vùng nông thôn, góp phần thực hiện thành công Chương
trình MTQG về xây dựng nông thôn mới;
- Nâng cao điều kiện sống của người dân
nông thôn thông qua việc cải thiện các dịch vụ cấp nước sạch, vệ sinh môi trường;
đồng thời nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ý thức của cộng đồng trong việc
bảo vệ môi trường nguồn nước trên địa bàn;
- Giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với
sức khỏe của dân cư
nông thôn do các điều kiện hạn chế về cung cấp nước sinh hoạt kém chất lượng
gây ra, đồng thời thu hẹp chênh lệch về điều kiện sống và mức sống của người
dân giữa đô thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh; góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, đóng góp
vào sự phát triển kinh tế xã
hội bền vững của tỉnh Hà Tĩnh.
2.2.2. Mục tiêu cụ thể:
a) Giai đoạn đến năm
2020:
- Giai đoạn từ năm 2014 - 2015:
Đảm bảo 95% dân số nông thôn được sử dụng
nước hợp vệ sinh trong đó có 45% được sử dụng nước đạt tiêu chuẩn QCVN 02/BYT của
Bộ Y tế với số lượng ít nhất 60 lít/người/ngày.đêm.
- Giai đoạn từ năm 2016 - 2020:
Đảm bảo 100% người dân nông thôn được sử
dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 80% người dân được sử dụng nước sạch đạt tiêu
chuẩn QCVN 02/BYT
của
Bộ Y tế với số lượng ít nhất 80
lít/người/ngày.đêm. Phát triển, xây dựng công trình cấp nước tập trung, từng bước
thay thế dần các công trình cấp nước nhỏ lẻ để đảm bảo đến năm 2020 Hà Tĩnh có
70% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước tập
trung.
b) Giai đoạn đến năm
2030:
Phấn đấu 100% số dân nông thôn được sử dụng
nước sinh hoạt hợp vệ sinh, với số lượng bình quân 100 lít/người/ngày.đêm;
trong đó 90% dân số
nông thôn được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn QCVN 02/BYT của Bộ Y tế. Ứng dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực cấp nước.
2.3. Nhiệm vụ.
- Phân tích, đánh giá các dự án cấp nước
sinh hoạt nông thôn đã đầu tư xây dựng giai đoạn 2001 - 2012; phân tích làm rõ
những nguyên, nhân tồn tại gây lãng phí và kém hiệu quả trong đầu tư xây dựng
quản lý các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ
quy hoạch và các giải pháp phù hợp để khắc phục và đầu tư xây dựng mới.
- Nghiên cứu xác định nguồn cấp nước,
đánh giá trữ lượng, chất lượng và phương án đầu tư xây dựng công trình trong vùng quy hoạch trên cơ sở mối liên hệ khu vực,
liên vùng cùng hưởng lợi nguồn nước để xác định nhu cầu đầu tư, quy mô và công
tác quản lý nhằm tối ưu về kinh tế - kỹ thuật.
- Đề xuất phương án đầu tư xây dựng công
trình cho từng vùng: loại công trình, công nghệ xử lý, hình thức đầu tư, nguồn
vốn, lộ trình thực
hiện theo giai đoạn, ưu tiên những vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt
khó khăn, nguồn nước ô nhiễm, thiếu nước sinh hoạt.
3. Quy hoạch cấp nước
sinh hoạt nông thôn:
3.1. Phân tiểu vùng quy hoạch
Toàn tỉnh được phân thành 78 tiểu vùng
(trong đó có 3 hệ thống cấp nước sinh hoạt liên huyện, 39 hệ thống cấp nước
sinh hoạt liên xã, 36 hệ thống cấp nước sinh hoạt nội xã). Trên cơ sở điều kiện
về nguồn nước, vị trí địa lý, địa hình, cơ sở hạ tầng, quản lý, các đặc trưng
riêng của cấp nước nông thôn tỉnh để tiến hành phân vùng và tiểu vùng quy hoạch,
nhằm đề xuất phương án quy hoạch phù hợp, hiệu quả, cụ thể:
- Thống nhất việc gắn kết giữa quy hoạch
cấp nước đô thị với cấp nước nông thôn, trong đó chú trọng đến các xã không nằm
trong quy hoạch cấp nước đô thị đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số
1361/QĐ-UBND ngày 11/5/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Hà
Tĩnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2050 nhưng đã có hệ thống đường ống cấp nước đô thị đi qua đưa vào phương án mở
rộng hệ thống cấp nước của các công trình cấp nước đô thị do các doanh nghiệp
quản lý, đảm bảo hiệu quả, ổn định, chất lượng, giá thành hợp lý.
- Chú trọng các khu vực khó khăn về nguồn
nước: Vùng nguồn nước bị nhiễm xăng, dầu (xã Phú Phong, Hương Long - huyện
Hương Khê); vùng nhiễm thuốc trừ sâu (165 điểm ô nhiễm); vùng nhiễm phèn, nhiễm mặn
(các xã vùng Bắc Thạch Hà, vùng giữa huyện Can Lộc, vùng giữa và hạ huyện Đức
Thọ, Nam Cẩm Xuyên và Bắc Kỳ Anh); vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước (các xã
vùng Cửa Hội - huyện Nghi Xuân, vùng biển ngang huyện Thạch Hà, vùng ven biển
huyện Cẩm Xuyên, các xã: Sơn Phúc, Sơn Mai, Sơn Thủy thuộc huyện Hương Sơn;
vùng thường xuyên bị ngập lụt (các xã nằm ngoài đê La Giang, các xã vùng lũ huyện
Hương Khê, Vũ Quang...).
(chi tiết có Phụ
lục 01 kèm theo)
3.2. Nguồn nước:
Nguồn nước chủ yếu được khai thác từ nguồn
nước mặt (các sông, suối, hồ chứa, đập dâng) và nguồn nước ngầm phải đảm bảo chất
lượng, cụ thể:
- Nguồn nước sử dụng từ các hồ chứa: bổ
sung nhiệm vụ cấp nước sinh hoạt và chuyển đổi mục đích sử dụng của 39 hồ chứa
và 7 đập dâng.
- Đối với các tiểu vùng đặc biệt khó
khăn về nguồn nước mặt thì nghiên cứu giải pháp khai thác nguồn nước ngầm.
(chi tiết có Phụ
lục 02 kèm theo)
3.3. Phương án, vị trí, quy mô công suất
các công trình cấp nước.
a) Giai đoạn đến năm
2020:
Đầu tư nâng cấp và mở rộng mạng lưới 15
công trình, xây dựng mới 28 công trình, nâng tổng công suất các công trình cấp
nước tập trung hiện tại (năm 2013) từ 12.887 m3/ngày.đêm (cấp cho
112.000 người) đến năm 2020 tổng công suất các công trình cấp nước sinh hoạt
nông thôn tập trung đạt 64.537 m3/ngày.đêm, đảm bảo cấp đủ cho
531.000 người (đạt 70%), còn lại 30% số dân sử dụng nguồn nước từ các công
trình nhỏ lẻ và hộ gia đình, cụ thể:
- Đầu tư nâng cấp, mở rộng 09 công trình
cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung từ công suất 5.340 m3/ngày.đêm
lên công suất 10.040 m3/ngày.đêm cấp nước tăng thêm cho 38.000 người.
- Mở rộng mạng lưới 06 công trình cấp nước
đô thị cấp nước tăng thêm cho 51.000 người, công suất sử dụng 6.300 m3/ngày.đêm.
- Xây dựng mới 28 công trình cấp nước tập trung với
công suất 40.650 m3/ngày đêm cấp nước cho 330.000 người.
- Hỗ trợ các thiết bị, công nghệ xử lý
nước nhỏ lẻ hộ gia đình để cấp nước cho người dân ở những khu vực riêng lẻ, độc
lập tại các vùng miền núi, vùng ven biển, vùng khó khăn về nguồn nước để người
dân được sử dụng nước sạch.
(chi tiết có Phụ
lục 03 kèm theo)
b) Giai đoạn đến năm
2030:
Đầu tư nâng cấp và mở rộng mạng lưới 12
công trình, xây dựng mới 29 công trình, nâng tổng công suất các công trình cấp nước tập
trung từ 64.537 m3/ngày.đêm, cấp cho 531.000 người (năm 2020) đến
năm 2030 tổng công suất các công trình cấp nước
sinh hoạt nông thôn tập trung là 93.517 m3/ngày.đêm, đảm bảo cấp đủ
cho 720.000 người (đạt 80%), còn lại 20% số dân sử dụng nguồn nước từ các công
trình nhỏ lẻ và hộ gia đình, cụ thể:
- Đầu tư mở rộng mạng lưới 12 công trình
cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung từ công suất 9.180 m3/ngày.đêm lên công suất 13.990
m3/ngày.đêm cấp tăng thêm
cho 31.000 người.
- Xây dựng mới 29 công trình cấp nước tập
trung với công suất 24.170 m3/ngày.đêm cấp nước cho 157.000 người.
(chi tiết có Phụ
lục 04 kèm theo)
3.4. Các dự án ưu tiên đầu tư.
- Từ 2014 đến năm 2015: Đầu tư nâng cấp,
sửa chữa và xây dựng mới 15 công trình cấp nước tập trung (nâng cấp, mở rộng mạng lưới 06 công trình,
xây dựng mới 09 công trình), ưu tiên cho các vùng có nhu cầu cấp thiết về nước
sinh hoạt, gồm: các vùng thiếu nước, vùng bị nhiễm xăng dầu, nhiễm thuốc trừ
sâu, nhiễm phèn, nhiễm bẩn, nhiễm quặng, các nhà máy đã xây dựng mà chưa có hệ
thống đường ống cấp I, cấp II, các xã nằm trong kế hoạch phấn đấu về đích nông
thôn mới đến năm 2015, các xã có nhu cầu nước cấp thiết trong vùng tái định cư.
(chi tiết có Phụ
lục 05 kèm theo)
3.5. Các xã nông thôn thuộc phạm vi quy
hoạch cấp nước vùng tỉnh:
(chi tiết có Phụ
lục 06 kèm theo)
4. Vốn và nguồn vốn đầu
tư:
4.1. Vốn đầu tư dự kiến:
- Giai đoạn đến năm 2020: Tổng kinh phí
1.150.093 triệu đồng, trong đó:
+ Đầu tư xây dựng CTCN tập trung:
1.119.724 triệu đồng.
+ Xây dựng công trình cấp nước nhỏ lẻ:
30.369 triệu đồng.
- Giai đoạn 2020 đến năm 2030: Tổng kinh
phí 800.129 triệu đồng, trong đó:
+ Đầu tư xây dựng CTCN tập trung:
774.191 triệu đồng.
+ Xây dựng công trình cấp nước nhỏ lẻ:
25.938 triệu đồng.
4.2. Nguồn vốn đầu tư:
Cơ cấu nguồn vốn đầu tư như bảng sau:
(Đơn vị: Triệu
VNĐ)
TT
|
Giai đoạn
|
Tổng vốn
|
Nguồn vốn
|
Ngân sách
|
Vốn ODA và tài trợ
|
Tư nhân đầu
tư
|
Đối ứng của
người dân
|
1
|
2014-2020
|
100%
|
25%
|
45%
|
10%
|
20%
|
1.150.093
|
287.523
|
517.542
|
115.009
|
230.019
|
2
|
2020-2030
|
100%
|
30%
|
35%
|
15%
|
20%
|
800.129
|
240.039
|
280.045
|
120.019
|
160.026
|
5. Các giải pháp thực
hiện:
5.1. Giải pháp về truyền thông, tuyên
truyền:
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các
quy định pháp luật về Tài nguyên nước cho cán bộ và nhân dân; phổ biến các quy
định của pháp luật về xử lý nguồn nước thải công nghiệp, xử lý các loại hóa chất,
thuốc bảo vệ thực vật trong nông - lâm nghiệp và kiên quyết xử lý nghiêm đối với
mọi trường hợp vi phạm nhằm bảo vệ nguồn nước sinh hoạt cho người dân nông thôn
đạt tiêu chuẩn quy định.
- Công bố Quy hoạch trên các Website và
phương tiện thông tin đại chúng.
- Quản lý xây dựng các công trình, phân
cấp, ủy quyền để quản lý đầu tư thực hiện xây dựng các công trình cấp nước nông
thôn.
- Thực hiện quản lý khai thác nguồn nước
chặt chẽ, hợp lý và đảm bảo hiệu quả, tránh tình trạng khai thác không theo quy hoạch,
đặc biệt những khu vực có địa tầng yếu, các vùng bị nhiễm xăng dầu, nhiễm thuốc
trừ sâu, nhiễm phèn, nhiễm bẩn, nhiễm quặng... ở trên địa bàn một số khu vực nông thôn.
- Tổ chức truyền thông qua các tổ chức
đoàn thể xã hội và phương tiện thông tin đại chúng bằng nhiều hình thức.
- Tổ chức các lớp tập huấn trực tiếp cho
người dân tại các thôn, xã về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
5.2. Giải pháp đầu tư và huy động vốn:
- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn Ngân sách
nhà nước (lồng ghép các dự án từ khi lập kế hoạch, dùng vốn ngân sách để đầu tư
xây dựng công trình cấp nước sạch tại các vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước,
các vùng bị nhiễm xăng dầu, nhiễm thuốc trừ sâu, nhiễm phèn, nhiễm bẩn, nhiễm quặng... và hỗ
trợ hộ nghèo, gia đình chính sách, những vùng di dân tái định cư, những xã chuẩn
bị về đích xây dựng nông thôn mới...).
- Đa dạng hóa việc huy động các nguồn vốn
khác, huy động vốn quốc tế, vốn dân đóng góp, vốn doanh nghiệp, vốn tư nhân.
- Xã hội hóa đầu tư công trình nước sạch:
Tạo cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư
kinh doanh nước sạch.
5.3. Giải pháp nguồn nhân lực:
- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực để
đáp ứng nhu cầu, mức độ phân cấp quản lý cho các cấp; bố trí nhân lực hợp lý để
đảm bảo sự phục vụ lâu dài theo hướng đào tạo nguồn nhân lực tại cơ sở. Ưu tiên
phát triển nguồn nhân lực ở cấp huyện, xã.
- Tổ chức đào tạo miễn phí cho người dân
vùng miền núi, dân tộc thiểu số.
5.4. Giải pháp về cơ chế chính sách:
- Ban hành chính sách khuyến khích xã hội
hóa; chính sách về thủ tục cấp phép về đất đai, thuế, phí, lệ phí, tín dụng, bảo
hiểm nhằm khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia phát triển cấp nước sinh
hoạt nông thôn.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển mạnh mẽ
thị trường nước sinh hoạt nông thôn, có chính sách ưu đãi để khuyến khích, thu
hút các nhà đầu tư là các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư xây dựng
công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn.
- Có chính sách hỗ trợ cho các đối tượng
chính sách, các hộ
nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách tín dụng ưu đãi hỗ trợ xây dựng
công trình cấp nước nông thôn.
- Đa dạng hóa nguồn kinh phí, trong đó
xã hội hóa nguồn lực tài chính là chủ yếu thực hiện theo hướng vận động và tổ
chức, tạo cơ sở pháp lý để khuyến khích sự tham gia của nhân dân, các thành phần
kinh tế và toàn xã hội đầu tư vào nước sạch.
5.5. Giải pháp khoa học công nghệ:
- Áp dụng công nghệ mới, trên cơ sở ưu
tiên ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, duy trì công nghệ truyền thống phù hợp
với điều kiện thực tế.
- Phát triển công nghệ cấp nước tiên tiến
với các quy mô khác nhau, mở rộng cấp nước đến hộ gia đình, hạn chế phát triển
công trình cấp nước giếng khoan đường kính nhỏ hộ gia đình. Tiến tới phát triển
cấp nước hộ gia đình bằng hệ thống cấp nước sạch tập trung.
- Áp dụng khoa học công nghệ mới, nghiên
cứu và phát triển theo hướng đa dạng hóa các loại hình công nghệ khai thác, sử
dụng nguồn nước hợp lý và nâng cao chất lượng nước phù hợp với điều kiện tự
nhiên - kinh tế - xã hội của từng vùng, đảm bảo bền vững.
- Đánh giá tiêu chuẩn chất lượng nước
theo quy định của Bộ Y tế.
- Nghiên cứu, đề xuất nhiều loại hình
công nghệ mới, giảm giá thành để giúp người dân lựa chọn và áp dụng phù hợp với
điều kiện thực tế.
5.6. Giải pháp về quản lý:
- Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm và mối quan hệ giữa cơ quan các cấp (tỉnh, huyện, xã) đối
với việc cấp nước sinh hoạt nông thôn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
của các cấp, các ngành.
- Tăng cường củng cố bộ máy quản lý nhà nước
các cấp từ tỉnh đến cơ sở về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn nhằm
phát huy hiệu quả công trình.
- Đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch,
xây dựng, rà soát, đánh giá, bổ sung, cập nhật quy hoạch tổng thể và quy hoạch
chi tiết về cấp nước sạch làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển 5 năm và hàng
năm.
- Xây dựng giá nước sạch phù hợp với
Khung giá nước theo quy định của UBND tỉnh, đảm bảo các đơn vị cấp nước duy trì
phát triển, khuyến khích nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần tiết kiệm sử dụng
nước, có xét đến hỗ trợ người nghèo.
- Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn
và ngắn hạn để quản lý và điều
hành đạt hiệu quả cao, tránh đầu tư dàn trải. Trong quá trình thực hiện quy hoạch
phải thường xuyên cập nhật tình hình và có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp.
- Xây dựng mô hình quản lý công trình cấp
nước sinh hoạt nông thôn sau đầu tư đảm bảo cấp nước bền vững, hiệu quả, theo
hướng:
+ Các công trình cấp nước nông thôn sử dụng
nguồn vốn ngân sách hoặc có nguồn gốc từ ngân sách cần thiết phải thành lập
một đơn vị đầu mối (Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn hoặc
Doanh nghiệp) có đủ điều kiện năng lực quản lý, vận hành khai thác và duy tu bảo
dưỡng đối với tất cả các công trình cấp nước tập trung nông thôn trên toàn tỉnh.
+ Các công trình lấy nguồn từ hệ thống cấp
nước đô thị do Doanh nghiệp hoặc Ban QL Khu kinh tế của tỉnh quản lý thì giao
cho Doanh nghiệp đó hoặc Ban QL Khu kinh tế của tỉnh quản lý.
+ Các công trình cấp nước do tổ chức, cá
nhân tự bỏ vốn đầu tư xây dựng thì giao cho tổ chức, cá nhân đó tự quản lý,
khai thác công trình theo đúng quy định của pháp luật.
+ Các công trình cấp nước có quy mô nhỏ,
cấp nước cho một số hộ dân trong địa phận một thôn, xóm có thể giao cho các hợp
tác xã, tổ hợp tác quản lý hoặc đấu thầu quản lý, khai thác theo đúng quy định của
pháp luật.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện.
1. Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
- Tổ chức công bố công khai Quy hoạch đã
được phê duyệt và danh mục các dự án ưu tiên thu hút vốn đầu tư theo ngành,
lĩnh vực và nguồn vốn cụ thể; nghiên cứu cụ thể hóa các mục tiêu và triển khai
thực hiện bằng cách phối hợp lồng ghép các chương trình để triển khai thực hiện
tốt quy hoạch; xây dựng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để quản lý
và điều hành đạt hiệu quả cao, tránh đầu tư dàn trải. Trong quá trình thực hiện
quy hoạch phải thường xuyên cập nhật tình hình và tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh
để có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời;
- Chủ động phối kết hợp với các sở, ngành, các địa
phương nghiên cứu, kiến nghị với UBND tỉnh và các cấp có thẩm quyền ban hành
các cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương quản lý phát triển
theo các định hướng quy hoạch được duyệt, khuyến khích đẩy mạnh thu hút sử dụng
có hiệu quả, tiết kiệm nguồn vốn đầu tư vào thực hiện các mục tiêu phát triển
nông nghiệp nông thôn và phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và của
tỉnh;
- Chỉ đạo đầu tư tập trung có trọng điểm
để nhanh chóng mang lại hiệu quả thiết thực, ưu tiên đầu tư nâng cấp, sửa chữa
các công trình hiện có để phát huy hiệu quả lâu dài;
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động
của bộ máy quản lý các cấp cùng với việc đổi mới công tác sắp xếp cán bộ, xây dựng
và hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách, cụ thể hóa việc phân công, phân cấp,
đề cao trách nhiệm cá nhân, tổ chức bộ máy quản lý.
2. Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính:
Trên cơ sở quy hoạch, chương trình dự án đầu tư, cơ chế, chính sách đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt để tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn đầu tư thực hiện quy
hoạch; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm tra,
giám sát việc sử dụng nguồn vốn ngân sách cho phát triển nước sạch nông thôn
đúng mục đích,
có
hiệu quả.
3. Sở Xây dựng: Phối hợp chặt chẽ với Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương liên quan quản lý quy hoạch,
đảm bảo đồng bộ, gắn kết với Quy hoạch cấp nước đô thị, các Khu kinh tế, Khu
công nghiệp đã được phê duyệt.
4. Các sở, ngành liên
quan:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức quản lý, thực hiện
quy hoạch có hiệu quả, đảm bảo mục tiêu, yêu cầu đề ra.
5. UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Tuyên truyền, phổ biến về quy hoạch đến
các tổ chức, cơ quan, chính quyền các xã trên địa bàn và đến tận người dân;
- Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn cụ thể hóa, cập nhật các quy hoạch có liên quan, xây dựng
và lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư đảm bảo phù hợp với quy hoạch cấp
nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Hà Tĩnh đã được phê duyệt, góp phần thực hiện và
hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các
Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Y tế,
Giáo dục và Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ,
Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Thủ
trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Tổng cục Thủy lợi;
- TTr: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Chánh, các PVP UBND tỉnh;
- Các tổ CV, VPUB;
- Lưu VT, NL.
Gửi Bản giấy và điện tử.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Đình
Sơn
|