Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2037/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Cao Khoa
Ngày ban hành: 04/12/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2037/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 04 tháng 12 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH QUẢNG NGÃI, GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020;

Căn cứ Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng, giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

Trên cơ sở Công văn số 3190/BNN-TCLN ngày 17/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thẩm định Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 18/2012/NQ-HĐND ngày 05/10/2012 của HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XI, kỳ họp lần thứ 6 về việc thông qua Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2011-2020;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại: Công văn số 1772/SNN&PTNT ngày 14/11/2012; Tờ trình số 1626/TTr-NN&PTNT ngày 19/10/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2011-2020;

Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1143/SKHĐT-KTN ngày 23/11/2012 về việc phê duyệt dự án Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2011-2020; Sở Tư pháp tại Báo cáo số 188/BC-STP ngày 11/9/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt dự án Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2011-2020, với các nội dung chính như sau:

I. Hiện trạng diện tích đất lâm nghiệp (ĐVT: ha)

TT

Loại đất loại rừng

Tổng diện tích

Phân theo chức năng

Phòng hộ

Sản xuất

 

Cơ cấu tỉ lệ (%)

100,0

44,5

55,5

 

Tổng diện tích

298.275,49

132.709,48

165.566,01

1

Đất có rừng

222.094,48

110.307,76

111.786,72

1.1

Rừng tự nhiên

110.509,78

87.566,75

22.943,03

1.2

Rừng trồng

111.584,70

22.741,01

88.843,69

2

Đất chưa có rừng

76.181,01

22.401,72

53.779,29

II. Nội dung quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát:

Quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng hợp lý đất lâm nghiệp nhằm bảo vệ môi trường, sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học; huy động sự tham gia rộng rãi, tích cực của các thành phần kinh tế vào hoạt động lâm nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn, miền núi và góp phần giữ vững an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Bằng các biện pháp về quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng và chăm sóc rừng tập trung đến năm 2015 tạo lập được 242.523 ha đất có rừng, để độ che phủ của rừng toàn tỉnh đạt 50% và đến cuối năm 2020 tạo lập được 241.493 ha đất có rừng để đạt độ che phủ 52%. Thực hiện các cam kết với các tổ chức quốc tế về bảo vệ môi trường khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học.

- Đa dạng hóa sản phẩm và giá trị hàng hoá lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế của sản xuất ngành lâm nghiệp đạt bình quân khoảng 8-10%/năm trong tăng trưởng kinh tế chung của ngành nông lâm thủy sản

- Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 5-10% diện tích đất có rừng trồng sản xuất (tương ứng khoảng 8.000 ha) của các Công ty Lâm nghiệp, hộ gia đình tham gia Dự án WB3 được cấp chứng chỉ rừng bền vững theo tiêu chuẩn, tiêu chí của FSC.

- Xã hội hóa nghề rừng, thu hút lao động nông thôn, miền núi tham gia trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, chế biến lâm sản, góp phần tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo. Hàng năm, tạo việc làm cho khoảng 17.000 lao động tham gia nghề rừng (chưa tính đến lao động khai thác và chế biến lâm sản).

- Nâng cao dân trí và đời sống nhân dân, giảm thiểu các tệ nạn xã hội góp phần giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng các đai rừng, tuyến rừng phòng hộ ven biển, hải đảo.

2. Nhiệm vụ

- Quản lý bảo vệ rừng: Quản lý bảo vệ toàn bộ diện tích đất có rừng, bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng của rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

- Khoán quản lý bảo vệ rừng: 193.535 ha, trong giai đoạn 2011-2015 khoán bảo vệ 91.693 ha/năm; giai đoạn 2016-2020 khoán bảo vệ 101.842 ha/năm.

- Phát triển rừng:

+ Khoanh nuôi tái sinh rừng: 13.625 ha, bình quân 1.500 ha/năm.

+ Trồng và chăm sóc rừng: 117.413 ha.

+ Chăm sóc rừng đã trồng (các năm 2009, 2010, 2011): 3.329 ha

- Giao rừng, cho thuê rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 131.850 ha.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch 3 loại rừng: Khối lượng 11.590 ha, bổ sung mốc ranh giới 50 cái (thực hiện 2 năm 2012 và 2013).

- Khai thác: Gỗ rừng trồng trong quy hoạch đất lâm nghiệp, gỗ rừng trồng cây phân tán, củi, lâm sản ngoài gỗ.

- Chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Cấp chứng chỉ rừng:

+ Giai đoạn 2011-2015: 1.280 ha.

+ Giai đoạn 2016-2020: 6.720 ha.

3. Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng đến năm 2020

a) Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp đến năm 2020 (ĐVT: ha)

TT

Hạng mục

Năm 2011

Đến năm 2015

Đến năm 2020

 

Tổng Diện tích tự nhiên

515.295,10

515.295,10

515.295,10

I

Tổng diện tích đất lâm nghiệp

298.275,49

296.060,00

296.060,00

1

Đất có rừng

222.094,48

241.523,15

261.492,73

1.1

Rừng tự nhiên

110.509,78

110.509,78

118.537,62

1.2

Rừng trồng, trong đó:

111.584,70

131.013,37

142.955,11

 

- Trồng mới

3.939,61

20.174,01

14.488,92

 

- Trồng lại sau Khai thác

5.702,59

32.919,00

47.733,00

2

Đất chưa có rừng

76.181,01

54.536,86

34.567,28

II

Đất có rừng ngoài 3 loại rừng

31.398,57

32.838,57

32.926,12

 

Tỷ lệ độ che phủ của rừng (%)

45,3

50,0

52,0

Quy hoạch đất lâm nghiệp theo 03 loại rừng đến năm 2020 (ĐVT: ha)

Quy hoạch theo chức năng

Phân theo giai đoạn

2011-2015

2016-2020

Tổng

296.060,00

296.060,00

- Rừng phòng hộ

130.450,00

130.450,00

- Rừng sản xuất

165.610,00

165.610,00

b) Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020

- Khoán quản lý bảo vệ rừng (ĐVT: ha/năm)

Giai đoạn

Tổng diện tích

Phòng hộ

Sản xuất

Tổng giai đoạn 2011-2020

193.535

175.860

17.675

Từ 2011 - 2015

91.693

84.952

6.741

Từ 2016 - 2020

101.842

90.908

10.934

- Khoanh nuôi phục hồi rừng (ĐVT: ha)

Giai đoạn

Tổng diện tích

Phòng hộ

Sản xuất

Tổng 2011-2020

13.625

6.553

7.072

Khoanh nuôi có trồng bổ sung

1.852

1.099

753

Khoanh nuôi không trồng bổ sung

11.773

5.454

6.319

2011-2015

8.137

3.858

4.279

Khoanh nuôi có trồng bổ sung

1.852

1.099

753

Khoanh nuôi không trồng bổ sung

6.285

2.759

3.526

2016-2020

5.488

2.695

2.793

Khoanh nuôi có trồng bổ sung

-

-

-

Khoanh nuôi không trồng bổ sung

5.488

2.695

2.793

- Trồng và chăm sóc rừng (ĐVT: ha)

+ Trồng và chăm sóc rừng tập trung

Giai đoạn

Tổng diện tích

Phòng hộ

Sản xuất

Tổng giai đoạn 2011-2020

115.315

5.983

109.332

- Trồng mới

34.663

5.983

28.680

- Trồng lại sau Khai thác

80.652

-

80.652

2011-2015

53.093

3.770

49.323

- Trồng mới

20.174

3.770

16.404

- Trồng lại sau Khai thác

32.919

-

32.919

2016-2020

62.222

2.213

60.009

- Trồng mới

14.489

2.213

12.276

- Trồng lại sau Khai thác

47.733

-

47.733

+ Trồng bổ sung mật độ: Giai đoạn 2011-2015: 2.098 ha.

+ Trồng cây phân tán: Giai đoạn 2011 - 2015: 4.281 ngàn cây; Giai đoạn 2016- 2020: 4.859 ngàn cây.

- Chăm sóc rừng đã trồng các năm 2009, 2010, 2011 (chăm sóc đến năm 2014): diện tích 3.329 ha.

- Giao rừng, cho thuê rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

+Giao rừng, cho thuê rừng cộng đồng, hộ gia đình 22.186 ha (thực hiện năm 2012, 2013).

+ Giao rừng, cho thuê rừng tổ chức 16.000 ha (thực hiện năm 2013).

+ Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức 93.664 ha (thực hiện năm 2013).

4. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch 3 loại rừng: khối lượng 11.590 ha, bổ sung mốc ranh giới 50 cái. Thực hiện năm 2012, 2013.

5. Khai thác:

- Gỗ rừng trồng:

+ Diện tích khai thác trong quy hoạch đất lâm nghiệp 80.652 ha (bình quân 9.000 ha/năm), sản lượng 8.226.504 m3. Trong đó: Giai đoạn 2011-2015: diện tích 32.919 ha, sản lượng 3.357.738 m3; Giai đoạn 2016-2020: diện tích 47.733 ha, sản lượng 4.868.766 m3.

+ Diện tích khai thác cây trồng phân tán 10.159 ha, sản lượng 1.036.218 m3. Trong đó: Giai đoạn 2011-2015: diện tích 4.515,0 ha, sản lượng 460.541 m3; Giai đoạn 2016-2020: diện tích 5.644 ha, sản lượng 575.677 m3

- Khai thác củi: 1.089.732 ster, giai đoạn 2011-2015 sản lượng 395.028 ster; giai đoạn 2016-2020 sản lượng 694.704 ster.

- Lâm sản ngoài gỗ: Song mây: 6.376 tấn; đót: 1.419 tấn; tre, nứa 1.486 ngàn cây.

6. Chế biến: Gỗ xây dựng 92.627 m3, đồ mộc dân dụng 185.254 m3, dăm gỗ và nguyên liệu bột giấy 8.984.840 tấn, song mây 6.376 tấn, đót 1.419 tấn, tre nứa 1.486 ngàn cây.

7. Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ lâm nghiệp: Vườn ươm 18 vườn, nâng cấp vườn ươm 6 vườn, mở mới đường lâm nghiệp 357 km, sửa chữa đường lâm nghiệp 31 km, mở mới đường giao thông nội vùng 238 km, xây dựng đường ranh cản lửa 1.055 km, xây dựng chòi canh 86 chòi, xây dựng giếng tưới ẩm 98 giếng, xây dựng bảng quy ước 64 bảng, xây dựng trạm quản lý bảo vệ rừng 33 trạm, xây dựng bảng dự báo cấp cháy rừng 82 bảng.

8. Cấp chứng chỉ rừng

Giai đoạn 2011-2015: 1.280 ha. Giai đoạn 2016-2020: 6.720 ha.

III. Khái toán vốn đầu tư

1. Vốn đầu tư theo chức năng 3 loại rừng (ĐVT: triệu đồng)

Hạng mục đầu tư

Tổng

Phân theo 3 loại rừng

Phòng hộ

Sản xuất

TỔNG

3.227.371

591.512

2.635.860

1. Khoán bảo vệ rừng

169.115

161.804

7.311

2. Phát triển rừng

2.722.750

177.241

2.545.510

3. Giao rừng, cho thuê rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

26.489

8.461

18.028

4. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch 3 loại rừng

822

485

337

5. Xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp

103.826

39.152

64.674

6. Quản lý dự án

37.453

37.453

-

7. Chi phí khác

166.916

166.916

-

2. Vốn đầu tư phân theo giai đoạn (ĐVT: triệu đồng)

Hạng mục đầu tư

Tổng

Phân theo giai đoạn

2011-2015

2016-2020

TỔNG

3.227.371

1.546.656

1.680.715

1. Khoán bảo vệ rừng

169.115

76.804

92.311

2. Phát triển rừng

2.722.750

1.278.756

1.443.995

3. Giao rừng, cho thuê rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

26.489

26.489

 

4. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch 3 loại rừng

822

822

-

5. Xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp

103.826

68.307

35.519

6. Quản lý dự án

37.453

19.404

18.049

7. Chi phí khác

166.916

76.075

90.841

3. Vốn đầu tư phân theo nguồn vốn (ĐVT: triệu đồng)

Tổng cộng

Tổng

(Tr.đồng)

Phân theo nguồn vốn

Ngân sách NN

ODA

Vay tín dụng

Tự có

Tổng cộng

3.227.371

519.950

425.084

686.941

1.595.396

1. Khoán bảo vệ rừng

169.115

166.350

2.765

-

-

2. Phát triển rừng

2.722.750

180.693

259.720

686.941

1.595.396

3. Giao rừng,cho thuê rừng, cấp giấy CNQSD đất

26.489

26.489

-

-

-

4. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch 3 loại rừng

822

822

-

-

-

5. Xây dựng CSHT LN

103.826

80.524

23.302

-

-

6. Quản lý dự án

37.453

37.453

-

-

-

7. Chi phí khác

166.916

27.619

139.297

-

-

Cơ cấu tỉ lệ % vốn

100,0

16,1

13,2

21,3

49,4

IV. Hiệu quả

1. Hiệu quả về môi trường

- Đến năm 2015 độ che phủ của rừng toàn tỉnh đạt 50,0% và đến năm 2020 đạt 52,0%.

- Các công trình kinh tế trọng điểm, các hồ đập thuỷ lợi, thuỷ điện, hệ thống đê kè, giao thông, các khu dân cư được bảo vệ. Môi trường cảnh quan các khu đô thị, các khu công nghiệp, khu du lịch sinh thái được cải thiện.

2. Hiệu quả xã hội

- Tạo được việc làm khoảng 17.000 lao động/năm tham gia sản xuất lâm nghiệp. Góp phần giải quyết các Chương trình trọng điểm của Nhà nước như Chương trình xoá đói giảm nghèo, Chương trình 30a, 135, định canh định cư... Góp phần giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn, nhất là vùng núi, vùng sâu vùng xa.

- Năng lực quản lý, trình độ kỹ thuật của đội ngũ cán bộ lâm nghiệp được nâng lên, tạo được tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp lâm nghiệp, các Ban Quản lý…

3. Hiệu quả kinh tế

- Dự án đem lại việc làm cho khoảng 17.000 lao động tham gia nghề rừng, thu nhập bình quân trên 3 triệu đồng/tháng.

- Hàng năm cung cấp khoảng 900.000 m3 gỗ các loại cho công nghiệp chế biến, xây dựng, sản xuất hàng mộc, thủ công mỹ nghệ.

- Doanh thu bán gỗ khai thác rừng trồng (cây đứng) của các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình khoảng 4.100 tỷ đồng (bình quân 450 tỷ/năm).

- Thu hút vốn đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng toàn tỉnh cả giai đoạn khoảng 3.227.371triệu đồng.

4. Hiệu quả về an ninh, quốc phòng: Từ hiệu quả xã hội là tạo việc làm và thu nhập ổn định của một bộ phận dân cư tham gia sản xuất nghề rừng sẽ góp phần vào ổn định tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh nhất là những khu vực thưa dân cư, điều kiện đi lại khó khăn, những địa bàn phức tạp.

V. Các giải pháp thực hiện

1. Giải pháp về tổ chức và quản lý sản xuất

- Thực hiện tốt phân cấp quản lý rừng, nâng cao năng lực của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn về quản lý Nhà nước đối với lâm nghiệp, bổ sung biên chế cán bộ có chuyên môn lâm nghiệp và kiện toàn Ban Lâm nghiệp xã giúp cho UBND xã trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.

- Rà soát lại công tác tổ chức quản lý, phân công rõ trách nhiệm; tăng cường công tác chỉ đạo; quản lý chặt chẽ quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; quản lý chất lượng cây giống lâm nghiệp; làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật, giáo dục pháp luật; tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giao rừng cho thuê rừng đối với tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng và lập hồ sơ quản lý rừng, thống kê, kiểm kê rừng theo quy định.

- Củng cố vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các Công ty Lâm nghiệp, các Ban Quản lý rừng phòng hộ nhằm thực thi có hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng.

2. Giải pháp về quản lý bảo vệ rừng, giao rừng, cho thuê rừng

a) Công tác quản lý bảo vệ rừng

- Thực thi nghiêm túc, triệt để và kịp thời các quy định thưởng phạt trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia quản lý bảo vệ rừng.

- Quản lý bảo vệ rừng tự nhiên và rừng trồng:

+ Chủ động quản lý bảo vệ bằng lực lượng của đơn vị hoặc hợp đồng thuê lao động kết hợp việc giao khoán bảo vệ rừng theo Chương trình 30a; thường xuyên tổ chức tuần tra bảo vệ khu vực dễ bị tác động; đẩy mạnh công tác giao rừng cho cộng đồng hoặc hộ, nhóm hộ gia đình.

+ Đối với rừng tự nhiên là rừng sản xuất giao cho 2 Công ty TNHHMTV lâm nghiệp Trà Tân và Sông Re bảo vệ rừng theo chính sách hỗ trợ của nhà nước hoặc vốn vay ưu đãi.

- Quản lý rừng trồng ven biển: Công tác quản lý bảo vệ rừng trồng ven biển được tổ chức theo mô hình quản lý rừng cộng đồng.

- Đối với diện tích rừng phòng hộ ở những nơi không có Ban Quản lý rừng phòng hộ tiến hành bàn giao lại cho địa phương quản lý và bảo vệ.

- Đối với diện tích rừng tự nhiên ngoài quy hoạch 03 loại rừng hiện có cần làm tốt công tác tuyên truyền vận động người dân thực hiện tốt việc tự quản thông qua các già làng, trưởng bản, người cao tuổi và kết hợp với chính quyền địa phương.

- Đối với diện tích rừng trồng chuyển đổi ra ngoài 03 loại rừng thì tiến hành thanh lý thu hồi vốn và trả đất cho người dân sản xuất.

- Đối với diện tích khoanh nuôi phục hồi rừng do UBND cấp xã quản lý thì được giao cho cộng đồng hoặc nhóm hộ gia đình thực hiện.

- Hàng năm, các địa phương có rừng chủ động triển khai các phương án phòng chống cháy rừng; kiện toàn Ban Chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng các cấp, thành lập các tổ, đội phòng cháy chữa cháy rừng.

b) Công tác giao rừng, cho thuê rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Trong giai đoạn 2012-2013 hoàn thành công tác giao rừng, cho thuê rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng.

- Rà soát và thu hồi lại những diện tích đất lâm nghiệp giao không đúng đối tượng hoặc sử dụng không hiệu quả để giao cho các hộ chưa có đất canh tác phát triển sản xuất, ổn định đời sống.

3. Giải pháp về khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo và khuyến lâm

a) Giải pháp về khoa học và công nghệ

- Xây dựng các mô hình thực nghiệm để tuyển chọn các giống cây trồng rừng thích nghi theo từng mục đích gây trồng, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong tạo giống như giâm hom, nuôi cấy mô sản xuất giống có chất lượng cao.

- Quy hoạch lại mạng lưới cung ứng giống trên địa bàn toàn tỉnh.

- Giai đoạn 2011 - 2015 cần tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào công tác quản lý và theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp.

- Nghiên cứu vai trò cố định Cacbon của rừng để xây dựng đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng thông qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh.

b) Giải pháp về giáo dục đào tạo và khuyến lâm

- Chuẩn hóa và quy hoạch đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý lâm nghiệp.

- Phối hợp với các trường Đại học, Cao đẳng kỹ thuật để đào tạo chuyên sâu về lâm nghiệp.

- Xây dựng hệ thống khuyến lâm cấp huyện để tổ chức các lớp bồi dưỡng về lâm nghiệp cho người dân, cán bộ lâm nghiệp xã, chủ trang trại.

4. Giải pháp về vận dụng hệ thống chính sách

- Đẩy mạnh giao đất, giao rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mục đích lâm nghiệp.

- Phổ biến rộng rãi Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

- Phân định rõ ràng phạm vi ranh giới quản lý của các chủ rừng trên thực địa bằng việc xây dựng hệ thống mốc quản lý.

- Tập trung đầu tư nguồn vốn ngân sách Nhà nước cho bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ và hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo quy định… Tăng cường vốn tín dụng cho vay trồng rừng với lãi suất hợp lý và có chính sách phù hợp.

- Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút khuyến khích các các tổ chức quốc tế, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển lâm nghiệp.

- Thực hiện cơ chế tự do lưu thông, khuyến khích mọi thành phần tham gia sản xuất kinh doanh lâm sản, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo lợi ích cho người sản xuất và người tiêu dùng.

5. Giải pháp về vốn

Nguồn vốn ngân sách ưu tiên bố trí thực hiện theo tiến độ hàng năm.

- Giai đoạn 2011-2015 nguồn vốn cần đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng khá lớn nên rất khó khăn trong khi thời gian thực hiện không còn nhiều. Do đó đề nghị Trung ương quan tâm bố trí bổ sung vốn để tỉnh có nguồn lực tài chính thực hiện tốt kê hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

- Hiện tại trên địa bàn tỉnh đã có và đang xây dựng các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ với tổng công suất thiết kế khoảng 376 MW dự kiến thu phí chi trả dịch vụ môi trường giai đoạn 2013-2015 khoảng 76 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 khoảng 180 tỷ đồng. Nguồn thu này sẽ được bổ sung cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, đáp ứng một phần nhu cầu vốn phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh.

6. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

- Đầu tư mở lớp bồi dưỡng kiến thức lâm nghiệp cho cán bộ kỹ thuật xã, thôn bản, chủ trang trại rừng.

- Tính toán nhu cầu cần thiết của thực tế để có kế hoạch đào tạo kiến thức về bảo vệ và phát triển rừng cho cán bộ cấp xã, thôn .

7. Giải pháp hỗ trợ

- Tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ ngành Trung ương về hỗ trợ vốn, kỹ thuật, cơ chế chính sách để đảm bảo nguồn lực, cơ chế cho thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh.

- Đẩy mạnh sự phối kết hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành chức năng để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

- Tăng cường mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, kêu gọi đầu tư cho phát triển lâm nghiệp thông qua các chương trình bảo tồn đa dạng sinh học, chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý lâm nghiệp…

VI. Danh mục các dự án ưu tiên

1. Đề án Chi trả dịch vụ môi trường rừng

Mục tiêu: Xác định được phạm vi, qui mô, đối tượng được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng của các khu rừng tạo ra dịch vụ đã cung ứng.

Qui mô: 13 huyện có rừng trên địa bàn tỉnh

Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ năm 2013

2. Dự án Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011-2015 cấp huyện (13 huyện) và 08 Ban Quản lý rừng phòng hộ

Mục tiêu: Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

Qui mô: 13 huyện có rừng và đất lâm nghiệp và 8 Ban quản lý rừng phòng hộ.

Nội dung: Quản lý bảo vệ rừng, trồng và chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, giao rừng, cho thuê rừng, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Tổng vốn đầu tư dự kiến 248 tỷ đồng. Thời gian thực hiện: 2011-2015

3. Dự án Phục hồi và Quản lý bền vững rừng phòng hộ (JICA2) Mục tiêu: Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ.

Qui mô: Thực hiện trên địa bàn 4 huyện miền núi Trà Bồng, Sơn Hà, Sơn Tây và Ba Tơ (thực hiện từ năm 2012-2021). Bảo vệ rừng 3.200 ha, khoanh nuôi tái sinh rừng 3.300 ha, trồng rừng 2. 800 ha,

Nội dung: Bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng, rà phá bom mìn, tẩy rửa chất độc hóa học trong chiến tranh, kiểm soát phòng chống cháy rừng.

Tổng vốn đầu tư 289,6 tỷ đồng (nguồn vốn ODA thuộc dự án JICA2 của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam). Thời gian thực hiện: 2012-2021

4. Dự án Trồng rừng kinh tế theo lô đến hộ gia đình (Dự án WB3)

Mục tiêu: Phát triển rừng sản xuất, tạo việc làm và thu nhập kinh tế từ trồng rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho nhân dân.

Qui mô: 5 huyện, 28 xã thuộc các huyện Sơn Tịnh, Mộ Đức, Trà Bồng, Ba Tơ và huyện Bình Sơn. Diện tích dự kiến 8.000 ha .

Nội dung: Trồng rừng sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến lâm. Tổng vốn đầu tư dự kiến 184 tỷ (vốn ODA của World Bank)

Thời gian thực hiện 2012-2014

5. Phương án giao rừng, cho thuê rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Mục tiêu: Đảm bảo rừng và đất rừng có chủ thực sự, thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

Qui mô: Giao rừng, cho thuê rừng đối với cộng đồng, hộ gia đình (thực hiện 12/14 huyện, thành phố) diện tích dự kiến giao 22.186 ha bao gồm rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Thực hiện 2 năm 2012 và 2013.

- Giao rừng cho thuê rừng đối với tổ chức (các Công ty Lâm nghiệp): Diện tích dự kiến giao 16.000 ha. Thực hiện năm 2015.

- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức: Cho 11 Ban Quản lý rừng phòng hộ, diện tích 93.664 ha. Thực hiện trong năm 2013.

Nội dung: Lập thủ tục giao rừng thực địa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các thủ tục pháp lý liên quan.

Tổng vốn đầu tư khái toán 26.489 triệu đồng.

6. Dự án Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch 03 loại rừng

Mục tiêu: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung diện tích, ranh giới 03 loại rừng ngoài thực địa để đảm bảo cho việc quản lý sử dụng rừng và đất lâm nghiệp ổn định, hiệu quả, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Qui mô: Rà soát lại diện tích đất lâm nghiệp (đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất) do UBND các huyện đề xuất chuyển đổi là 11.590 ha, bổ sung mốc 03 loại rừng 50 cái.

Thời gian: Dự kiến 2 năm 2012 và 2013. Năm 2012 rà soát diện tích của các địa phương xin điều chỉnh, bổ sung; năm 2013 hoàn chỉnh việc rà soát, điều chỉnh và cắm mốc bổ sung ngoài thực địa.

Kinh phí thực hiện: Dự kiến 822 triệu đồng.

7. Một số chương trình, dự án khác

- Chương trình hỗ trợ đào tạo khuyến lâm và nghiên cứu đổi mới cơ chế chính sách lâm nghiệp

- Tiếp tục triển khai thực hiện dự án phát triển rừng sản xuất theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg , ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015.

- Rà soát đánh giá thực trạng công nghiệp chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh để định hướng quy hoạch công nghiệp chế biến và vùng nguyên liệu.

- Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng các huyện đến 2020.

- Dự án Quy hoạch trồng rừng thay thế nương rẫy trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2015.

Điều 2. Căn cứ Điều 1 của Quyết định này, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện tổ chức công bố, bàn giao sản phẩn quy hoạch và thực hiện Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Kho bạc nhà nước Quảng Ngãi; Chi cục trưởng: Chi cục Lâm nghiệp, Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi; Chủ tịch UBND các huyện; Thủ trưởng các sở, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

CHỦ TỊCH




Cao Khoa

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2037/QĐ-UBND ngày 04/12/2012 phê duyệt dự án Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2011-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.474

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.70.131
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!