ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1668/QĐ-UBND
|
Bà
Rịa-Vũng Tàu, ngày 18 tháng 6 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO, TỈNH
BÀ RỊA-VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15
tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng
11 năm 2013;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày
23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày
13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP
ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 1288/QĐ-TTg
ngày 01/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án quản lý rừng bền
vững và chứng chỉ rừng;
Căn cứ Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày
08/8/2017 của Chính phủ về Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực
hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Quyết định số 4691/QĐ-BNN-TCLN
ngày 27/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch thực
hiện Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng;
Căn cứ Thông tư số
28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định về quản lý rừng bền vững;
Căn cứ Thông tư số
15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 177//TTr-SNN ngày 04 tháng 6 năm
2020 về việc phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững Vườn quốc gia Côn Đảo đến
năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững Vườn
quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2030 với nội dung chính như sau:
1. Tên khu rừng
đặc dụng: Vườn quốc gia Côn Đảo (thuộc hệ thống rừng
đặc dụng của Việt Nam).
2. Vị trí địa lý,
diện tích
a) Tọa độ địa lý: Từ 8°36’ đến 8°48’
vĩ độ Bắc
Từ 106°31’ đến 106°46’ kinh độ Đông
b) Tổng diện tích tự nhiên: 19.883,15
ha, gồm:
- Phần diện tích bảo tồn rừng trên
các hòn đảo: 5.883,15 ha
- Phần diện tích bảo tồn biển:
14.000,00 ha
Ngoài ra, diện tích vùng đệm trên biển
là: 20.500,00 ha
3. Hiện trạng tài
nguyên rừng, biển, đất đai và kết quả quản lý bảo vệ, phát triển rừng và biển,
bảo tồn đa dạng sinh học
3.1. Hợp phần rừng
- Diện tích hợp phần bảo tồn rừng là
5.888,36 ha, trong đó: Đất có rừng chiếm 92,8% tổng diện tích của Vườn. Đất
chưa có rừng diện tích 410,94 ha (chiếm 7,1%) và các loại đất khác 14,21 ha
(chiếm 0,1%).
- Thảm thực rừng của Vườn quốc gia
Côn Đảo mang tính đặc trưng tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hải đảo
biểu hiện qua các sinh cảnh rừng lá rộng thường xanh, rừng lá rộng nửa rụng lá,
rừng tre và rừng ngập mặn ven biển. Đã ghi nhận 1.077 loài thực vật thuộc 640
chi của 160 họ thực vật bậc cao có mạch, trong 6 ngành thực vật và 155 loài động
vật thuộc 64 họ, 26 bộ gồm 25 loài thú, 85 loài chim, 32 loài bò sát và 13 loài
ếch nhái.
- Giai đoạn 2010-2020 tổng vốn đầu tư
được phê duyệt theo quy hoạch là 320 tỷ, tổng vốn đầu tư được cấp là 318,89 tỷ
đồng, đạt 99,7%.
- Trong những năm qua, toàn bộ diện
tích rừng tự nhiên Vườn quốc gia Côn Đảo tiếp tục được quản lý, bảo tồn và phát
triển, thực hiện tốt các nhiệm vụ khoán bảo vệ rừng, chăm sóc rừng, phòng cháy
chữa cháy rừng.
3.2. Hợp phần biển
Hợp phần bảo tồn biển Vườn quốc gia
Côn Đảo có diện tích là 14.000 ha. Vùng biển Côn Đảo có đa dạng cao về phương
diện hệ sinh thái với sự tồn tại của nhiều sinh cảnh như rạn san hô, thảm cỏ biển,
rừng ngập mặn, bãi triều cát, rạn đá vùng triều và dưới triều, đáy mềm dưới triều.
Sự đa dạng và sự liên kết giữa chúng mang lại giá trị cao về dịch vụ hệ sinh
thái: phục vụ du lịch, bảo vệ bờ, hấp thụ CO2, bãi đẻ và ương thủy
sinh vật.
- Rạn san hô có diện tích khoảng
1.800 ha thuộc hai dạng cấu trúc rạn riềm điển hình và không điển hình.
- Thảm cỏ biển phân bố tập trung ở Vịnh
Côn Sơn, Bãi Đất Dốc và rải rác ở Hòn Bảy Cạnh, Hòn Bà, Vịnh Bến Đầm với tổng
diện tích khoảng 1.000 ha.
- Vùng biển Côn Đảo đã được ghi nhận
1.725 loài sinh vật biển với 46 loài thực vật ngập mặn, 133 loài rong biển, 11
loài cỏ biển, 226 loài thực vật phù du, 143 loài động vật phù du, 360 loài san
hô, 130 loài giun nhiều tơ, 116 loài giáp xác, 187 thân mềm, 115 loài da gai,
205 loài cá rạn san hô, 9 loài bò sát biển, 37 loài chim biển và 7 loài thú biển.
- Hệ sinh thái biển Côn Đảo là nơi cư
trú của 7 loài rất nguy cấp, 67 loài nguy cấp và sẽ nguy cấp (theo Sách Đỏ Việt
Nam, 2007) và trên 300 loài san hô cứng thuộc danh mục CITES. Các loài rất nguy
cấp (CR) là: Ốc Đụn cái Tectus niloticus, Ốc Tù và Charonia tritonis,
Ốc Sứ mắt trĩ Cypraea argus, Ốc Anh vũ Nautilus pompilius, Cá Bống
bớp Bostrichthys sinensis, Bò biển Dugong dugon.
- Vùng biển Côn Đảo còn là nơi phân bố
phong phú của rùa biển: Rùa xanh (Chelonia mydas - loài nguy cấp theo
Sách Đỏ Việt Nam, 2007) thường đến làm tổ trên 18 bãi đẻ quanh các đảo. Trung
bình hàng năm có 507 cá thể rùa mẹ lên bãi đẻ trứng được ghi nhận, có 1.523 tổ
đẻ với 137.092 trứng được di dời và 110.651 cá thể rùa con nở và trở về biển. Với
thành công của hoạt động bảo tồn rùa biển trong những năm qua Côn Đảo trở thành
vùng có ý nghĩa quốc tế trong nỗ lực bảo tồn rùa biển của thế giới.
Trong những năm qua tài nguyên đa dạng
sinh học rừng và biển được bảo tồn, bảo vệ không bị suy giảm về số lượng và chất
lượng; các hệ sinh thái tự nhiên của rừng và của biển được phục hồi, phát triển;
Thảm thực vật rừng phát huy chức năng phòng hộ đầu nguồn góp phần điều tiết,
duy trì nguồn nước ngọt cho các hồ nước, nước ngầm để cung cấp cho các nhu cầu
sinh hoạt và phát triển kinh tế của đảo.
4. Mục tiêu quản
lý bền vững Vườn quốc gia Côn Đảo đến năm 2030
4.1. Mục tiêu chung
- Bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái
rừng, đất ngập nước và biển, tính đa dạng loài, các loài động, thực vật bản địa,
nguy cấp, quý, hiếm và các sinh cảnh tự nhiên độc đáo của Côn Đảo để xây dựng
Vườn quốc gia Côn Đảo trở thành một khu bảo tồn rừng, đất ngập nước và biển có
tầm quan trọng quốc gia và quốc tế.
- Sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng
sinh học, phát huy giá trị phòng hộ đầu nguồn của rừng và các dịch vụ hệ sinh
thái khác để góp phần phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của
huyện Côn Đảo.
- Nâng cao năng lực quản lý của Ban
quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo.
4.2. Các mục tiêu cụ thể của hợp
phần bảo tồn rừng
a) Về môi trường
- Bảo vệ nguyên vẹn toàn bộ diện tích
rừng tự nhiên và các sinh cảnh rừng hiện có là 5.883,15 ha.
- Bảo tồn tài nguyên động, thực vật,
đặc biệt là 76 loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm (Lớp thú có 9 loài; Lớp
chim 11 loài; Lớp bò sát 8 loài; Lớp lưỡng cư 1 loài; thực vật có 47 loài).
- Phục hồi trạng thái rừng gỗ tự
nhiên núi đá lá rộng thường xanh nghèo và nghèo kiệt thông qua các biện pháp
lâm sinh phù hợp.
- Duy trì, nâng cao độ che phủ của rừng
đạt 80-85%; Phát huy tối đa chức năng phòng hộ đầu nguồn của rừng, giảm nhẹ
thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái, duy trì
nguồn nước ngọt cho Côn Đảo.
b) Về xã hội
- Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học
cho đội ngũ cán bộ thông qua việc hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước để
thực hiện các đề tài nghiên cứu về hệ sinh thái rừng, biển, đất ngập nước và bảo
tồn loài.
- Nhận thức về bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên của cộng đồng địa phương, khách du lịch được nâng cao thông qua
công việc khoán bảo vệ rừng, phát triển du lịch sinh thái và thực hiện đề án
chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Góp phần cải thiện sinh kế, nâng
cao thu nhập cho các bên tham gia, giữ vững sự ổn định về an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội trên địa bàn, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến tài nguyên
rừng, biển, đất ngập nước.
c) Về kinh tế
- Cung cấp các giá trị dịch vụ môi
trường rừng ổn định, bền vững nhằm tạo ra nguồn thu để chi trả cho việc khoán bảo
vệ rừng cho tổ chức, hộ gia đình sống ven vườn quốc gia.
- Tăng cường hợp tác, liên kết, cho
thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái chất lượng cao, có trách
nhiệm với xã hội, môi trường và tăng cường tiếp cận các khoản tài trợ trong và
ngoài nước cho công tác bảo tồn hệ sinh thái rừng, biển, đất ngập nước.
- Triển khai thực hiện các nội dung của
đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong vườn quốc gia đến
năm 2030 để thu hút lượng khách du lịch bình quân từ 500.000-700.000 lượt mỗi
năm, trong đó khách quốc tế 10.000-15.000 lượt.
4.3. Các mục tiêu cụ thể của hợp
phần bảo tồn biển và đất ngập nước
a) Về môi trường
- Bảo tồn sự đa dạng của hệ sinh thái
biển và hệ sinh thái đất ngập nước, nhất là rạn san hô và thảm cỏ biển.
- Bảo vệ và phục hồi các loài sinh vật
biển bị đe dọa và quí, hiếm, chú trọng đặc biệt đối với Bò biển, Rùa biển, Trai
tai tượng, Ốc đụn cái, Trai ngọc môi vàng, Câu gai đá. Phục hồi các rạn san hô
cứng bị suy thoái.
- Hỗ trợ khả năng thích ứng của hệ
sinh thái và sinh vật bị đe dọa đối với tình trạng biến đổi khí hậu (nhiệt độ
nước biển tăng, nước biển dâng) và giảm thiểu các tác động tiêu cực do các hoạt
động kinh tế xã hội.
b) Về xã hội
- Huy động sự tham gia của cộng đồng
và doanh nghiệp trong quản lý, phục hồi và sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng
sinh học.
- Nâng cao khả năng thực thi pháp luật,
kỹ năng nghiên cứu khoa học và quan trắc tài nguyên-môi trường biển của Ban quản
lý Vườn quốc gia Côn Đảo.
c) Về kinh tế:
- Sử dụng bền vững dịch vụ hệ sinh
thái của rạn san hô và thảm cỏ biển, phát huy chức năng chống xói lở bờ biển và
hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái biển.
- Cải thiện trữ lượng nguồn lợi, tăng
hiệu ứng tràn phục vụ khai thác thủy sản hợp pháp trong phạm vi Vườn quốc gia,
vùng đệm và khu vực biển lân cận.
5. Các phân khu
chức năng
Vườn quốc gia Côn Đảo là một khu rừng
đặc dụng có 2 hợp phần: Hợp phần bảo tồn rừng và Hợp phần bảo tồn biển.
a) Hợp phần bảo tồn rừng có diện tích
5.883,15 ha, gồm 3 phân khu:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện
tích 4.614,08 ha, chiếm 78,43% tổng diện tích của hợp phần bảo tồn rừng.
Nằm trên địa phận các tiểu khu: 55B
(677,01 ha), 56B (516,05 ha), 57 (855,83 ha), 58 (8703,73 ha), 60 (512,03 ha),
Hòn Bà (533,60 ha), Hòn Bảy Cạnh (575,07 ha), Hòn Tre Lớn (39,38 ha), Hòn Trọc
(29,18 ha), Hòn Trứng (1,07 ha) và Hòn Vung (4,13 ha).
- Phân khu phục hồi sinh thái có diện
tích 531,03 ha, chiếm 9,03% tổng diện tích của hợp phần bảo tồn rừng.
Nằm trên địa phận các tiểu khu: 55B
(91,35 ha), 56B (81,57 ha), 58 (140,55 ha), 60 (47,21 ha), Hòn Bà (44,16 ha),
Hòn Bảy Cạnh (70,91 ha), Hòn Bông Lan (2,57 ha), Hòn Cau (39,14 ha), Hòn Trác Lớn
(12,13 ha), Hòn Trác Nhỏ (1,44 ha).
- Phân khu dịch vụ-hành chính có diện
tích 738,04 ha, chiếm 12,54% tổng diện tích của hợp phần bảo tồn rừng.
Nằm trên địa phận các tiểu khu: 55B
(108,93 ha), 56B (57,86 ha), 57 (122,69 ha), 58 (126,34 ha), 60 (108,26 ha),
Hòn Bà (19,82 ha), Hòn Bảy Cạnh (55,04 ha), Hòn Cau (60,78 ha), Hòn Tài Lơn
(32,51 ha), Hòn Tài Nhỏ (1,08 ha), Hòn Tre Lớn (33,00 ha), Hòn Tre Nhỏ (11,73
ha).
b) Hợp phần bảo tồn biển có diện tích
14.000 ha, gồm 3 phân khu:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện
tích 2.292,1 ha, chiếm 16,37% tổng diện tích của hợp phần bảo tồn biển.
- Phân khu phục sinh thái có diện
tích 2.062,2 ha, chiếm 14,73% tổng diện tích của hợp phần bảo tồn biển.
- Phân khu dịch vụ-hành chính có diện
tích 9.645,7 ha, chiếm 68,90% tổng diện tích của hợp phần bảo tồn biển.
6. Các kế hoạch
quản lý bền vững hợp phần rừng, hợp phần biển và đất ngập nước ở Vườn quốc gia
Côn Đảo đến năm 2030
Trong giai đoạn đến năm 2030 Ban quản
lý Vườn quốc gia Côn Đảo thực hiện các kế hoạch đầu tư và quản lý bền vững hợp
phần rừng, hợp phần biển và đất ngập nước như sau:
6.1. Các kế hoạch đầu tư về quản
lý bảo vệ rừng
a) Duy trì hoạt động của các trạm kiểm
lâm trong cơ cấu bộ máy của Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Côn Đảo để thực hiện chức
năng bảo vệ rừng và biển.
b) Tăng cường tuần tra, giám sát,
ngăn chặn các hành vi xâm hại rừng và biển.
c) Hàng năm xây dựng và triển khai thực
hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, phương án tuần tra bảo vệ và phát
triển nguồn lợi thủy sản theo quy định.
d) Theo dõi diễn biến rừng.
đ) Thực hiện các biện pháp lâm sinh để
nuôi dưỡng rừng tự nhiên.
e) Phòng trừ sinh vật ngoại lai xâm hại
rừng và các hệ sinh thái rừng.
f) Mua sắm các trang, thiết bị bảo vệ
rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, và bảo vệ biển, ứng dụng công nghệ và thiết
bị hiện đại trong quản lý rừng và biển.
6.2. Các kế hoạch đầu tư về bảo tồn
đa dạng sinh học
a) Thiết lập, quản lý, điều tra định
kỳ hàng năm, thu thập số liệu tại các ô tiêu chuẩn định vị trong phạm vi các
khu rừng có giá trị bảo tồn cao để phục vụ công tác quản lý rừng đặc dụng và đề
xuất các giải pháp bảo tồn các hệ sinh thái rừng có giá trị bảo tồn cao.
b) Bảo tồn các loài thực vật và động
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu.
c) Giám sát đa dạng sinh học các hệ
sinh thái rừng.
d) Điều tra thành phần loài động vật
không xương sống trong các trạng thái rừng. Đề xuất các giải
pháp bảo tồn.
đ) Bảo tồn các loài sinh vật biển
nguy cấp, quý, hiếm.
e) Phục hồi các rạn san hô bị suy
thoái.
g) Bảo tồn và cải thiện các sinh cảnh
của loài rùa biển.
h) Bảo tồn và cải thiện các sinh cảnh
của loài bò biển.
i) Xây dựng và triển khai mô hình bảo
tồn rùa biển và sinh cảnh có sự tham gia của cộng đồng.
k) Giám sát đa dạng sinh học các hệ
sinh thái biển.
l) Xây dựng, quản lý, cập nhật cơ sở
dữ liệu về tài nguyên rừng và biển.
6.3. Các kế hoạch đầu tư nghiên cứu
khoa học
a) Nghiên cứu hiện trạng, đề xuất các
giải pháp bảo tồn bò biển và sinh cảnh.
b) Nghiên cứu, đánh giá nguyên nhân
và đề xuất các giải pháp phục hồi các rạn san hô bị suy thoái.
c) Nghiên cứu hiện trạng, đề xuất các
giải pháp tái tạo và bảo tồn một số loài sinh vật biển quý, hiếm, bị đe dọa:
Trai tai tượng, Ốc đụn, Trai ngọc.
d) Nghiên cứu xây dựng mô hình mẫu về
“Đồng quản lý trong bảo vệ, khai thác, sử dụng, chia sẻ lợi ích nguồn lợi thủy
sản ở vùng đệm biển của Vườn quốc gia Côn Đảo” để thực hiện theo quy định tại Mục
I “Đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản” của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP
ngày 08/3/2019 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Thủy sản.
đ) Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và
đề xuất các giải pháp bảo tồn, sử dụng khôn khéo đất ngập nước ở Vườn quốc gia
Côn Đảo.
e) Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và
đề xuất mô hình sản phẩm du lịch sinh thái bền vững, đẳng cấp, hiệu quả ở các hệ
sinh thái tự nhiên (rừng, đất ngập nước, biển) của Vườn quốc gia Côn Đảo.
6.4. Kế hoạch đầu tư đào tạo và
nâng cao năng lực cho cán bộ
a) Đào tạo, tập huấn về ứng dụng công
nghệ và thiết bị hiện đại trong quản lý, theo dõi diễn biến, cập nhật tài
nguyên rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
b) Đào tạo, tập huấn kiến thức về tổ
chức du lịch và du lịch sinh thái, kỹ năng về quản lý, giao tiếp, tiếp thị,
phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái.
c) Đào tạo, tập huấn kiến thức và kỹ
năng quan trắc, đánh giá, theo dõi diễn biến đa dạng sinh học biển.
6.5. Tuyên truyền, phổ biến pháp
luật về bảo vệ rừng, nguồn lợi thủy sản
a) Biên soạn, ấn loát, phát hành các
tài liệu giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên (rừng, đất ngập nước, biển) của
Vườn quốc gia Côn Đảo và các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ, khai thác,
sử dụng các tài nguyên thiên nhiên, trách nhiệm của các tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân đối với việc chấp hành pháp luật về bảo tồn thiên nhiên. Phát các tài
liệu này cho các cơ sở kinh doanh du lịch và các trường học, đơn vị vũ trang, cộng
đồng dân cư ở Côn Đảo. Tổ chức các buổi nói chuyện để phổ biến tài liệu này đến
các cộng đồng dân cư và học sinh.
b) Biên soạn, ấn loát, phát hành các
tài liệu giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên (rừng, đất ngập nước, biển) của
Vườn quốc gia Côn Đảo và các văn bản pháp luật chính bằng tiếng Anh để phát cho
khách du lịch nước ngoài khi tham gia các dịch vụ du lịch của Vườn quốc gia Côn
Đảo.
7. Phát triển du
lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Côn Đảo đến năm 2030
7.1. Chiến lược phát triển du lịch
sinh thái ở Vườn quốc gia Côn Đảo
- Phát triển du lịch sinh thái là một
hoạt động quan trọng của Vườn quốc gia Côn Đảo trong giai đoạn đến năm 2030. Hoạt
động này góp phần cho công tác bảo tồn thiên nhiên, đông thời góp phần cho sự
phát triển kinh tế của địa phương.
- Phát triển du lịch để tăng nguồn
thu về kinh tế nhưng phải duy trì giá trị “hoang sơ” của các hệ sinh thái, cảnh
quan và tài nguyên du lịch tự nhiên. Kiên quyết không đánh đổi giá trị “hoang
sơ” này bằng lợi ích kinh tế. Đây là căn cứ để chọn các nhà đầu tư thực sự có
các sản phẩm du lịch có trách nhiệm với thiên nhiên.
- Phát triển du lịch đối với cả 3 hệ
sinh thái: trên cạn, đất ngập nước và biển. Các nhà đầu tư cần phải thiết lập
các sản phẩm du lịch sử dụng các giá trị độc đáo, điển hình của từng hệ sinh thái,
trong đó chứa đựng các giá trị tiêu biểu của Vườn quốc gia Côn Đảo và thể hiện
tính “cao cấp” của sản phẩm du lịch thông qua đồ án kiến trúc cảnh quan và
phương thức sử dụng tài nguyên rừng, đất ngập nước và biển.
- Phát triển du lịch sinh thái để tạo
nguồn thu dịch vụ cho Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo nhằm thiết lập nguồn
tài chính ổn định và bền vững, cùng với các nguồn thu dịch vụ khác từng bước thực
hiện tự chủ về tài chính và nâng cao kiến thức quản lý hệ sinh thái, kỹ năng về
du lịch sinh thái cho các cán bộ, nhân viên của đơn vị.
7.2. Đầu tư xây dựng các tuyến du
Lịch sinh thái, gồm:
Tuyến 1: Đảo Côn Sơn - các đảo nhỏ
Tuyến 2: Đảo Côn Sơn - hòn Tài - hòn
Bảy Cạnh
Tuyến 3: Đảo Côn Sơn - hòn Bảy Cạnh -
hòn Cau
Tuyến 4: Đảo Côn Sơn - hòn Tre Lớn -
hòn Tre nhỏ
Tuyến 5: Đảo Côn Sơn - Bãi Dương - vịnh
Đầm tre
Tuyến 6: Đảo Côn Sơn - Hòn Bà - hòn
Tre lớn
Tuyến 7: Đảo Côn Sơn - Hòn Trứng - Đầm
Tre
Tuyến 8: Ma Thiên Lãnh - Hang Đức Mẹ
- Ông Đụng
Tuyến 9: Ma Thiên Lãnh - Hang Đức Mẹ
- Đất Thắm - Bãi Bàng
Tuyến 10: Ma Thiên Lãnh - bãi Đầm Trầu
- bãi Ông Cường
Tuyến 11: Ma Thiên Lãnh - hồ An Hải -
núi Thánh Giá
Tuyến 12: Ma Thiên Lãnh - Sở Rẫy -
Bãi Ông Đụng
Tuyến 13: Ma Thiên Lãnh - Mũi Cá Mập
- Bến Đầm - Hòn Bà
Tuyến 14: Ma Thiên Lãnh - Suối Ớt - vịnh
Đầm Tre
Tuyến 15: Ma Thiên Lãnh - Núi Chúa -
Nhà Bàn - Cỏ Ống
Tuyến 16: Đất Dốc - Núi Nhà Bàn
Tuyến 17: Sân bay Cỏ Ống - Hòn Cau
7.3. Định hướng các sản phẩm du lịch
sinh thái:
a) Khu vực đảo Côn Sơn không giáp biển:
- Phát triển các sản phẩm du lịch
sinh thái dưới tán rừng: Du lịch nghỉ dưỡng, thư giãn, ngắm cảnh.
- Du lịch thể thao: Đi bộ trong rừng,
leo núi, yoga, thiền.
- Khám phá thiên nhiên, quan sát động
vật hoang dã kết hợp tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa và các thắng cảnh
khác của Côn Đảo.
b) Khu vực đảo Côn Sơn tiếp giáp biển:
- Du lịch nghỉ dưỡng, thư giãn, ngắm
cảnh.
- Du lịch thể thao: Đi bộ trong rừng,
leo núi, yoga, thiền, khám phá thiên nhiên, quan sát động vật hoang dã.
- Du lịch thể thao biển: tắm biển,
bơi có ống thở, lặn có bình dưỡng khí xem san hô và sinh vật biển.
c) Các đảo nhỏ:
- Du lịch nghỉ dưỡng, thư giãn, ngắm
cảnh.
- Du lịch thể thao: Đi bộ trong rừng,
leo núi, yoga, thiền.
- Du lịch khám phá thiên nhiên, quan
sát động vật hoang dã, ngắm mặt trời mọc, mặt trời lặn.
- Du lịch thể thao dưới biển: Chèo
thuyền, tắm biển, bơi, lặn xem san hô, dugong, trải nghiệm cứu hộ, thả rùa về
biển.
8. Cho thuê môi
trường rừng đặc dụng
8.1. Mục đích cho thuê môi trường
rừng:
a) Đầu tư phát triển du lịch sinh
thái dựa trên nền tảng bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học ở các hợp phần rừng,
đất ngập nước, biển.
b) Làm cơ sở pháp lý cho Ban quản lý
Vườn quốc gia Côn Đảo tổ chức các hoạt động phát triển du lịch sinh thái thông
qua việc huy động vốn của các nhà đầu tư theo Phương án quản lý rừng bền vững
và Đề án du lịch sinh thái giai đoạn đến năm 2030 được Ủy ban nhân dân tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu phê duyệt.
c) Góp phần phát triển một chuỗi sản
phẩm du lịch sinh thái độc đáo, có đẳng cấp quốc gia và quốc tế, các công trình
hạ tầng du lịch có giá trị thẩm mĩ cao, phù hợp và tôn vinh các giá trị về cảnh
quan tự nhiên, văn hóa, lịch sử của Côn Đảo nhằm tạo nguồn tài chính bền vững từ
dịch vụ rừng đặc dụng cho Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo và góp phần phát
triển kinh tế du lịch của địa phương.
8.2. Các địa điểm cho thuê môi trường
rừng:
Trong giai đoạn đến năm 2030, tổng diện
tích cho thuê môi trường rừng ở Vườn quốc gia Côn Đảo là 888,23 ha, chiếm 15,10%
của tổng diện tích hợp phần bảo tồn rừng, trong đó:
- Thuộc Phân khu phục hồi sinh thái:
167,70 ha
- Thuộc Phân khu dịch vụ-hành chính:
720,53 ha
Các địa điểm được cho thuê môi trường
rừng như sau:
1) Khu vực Bãi Cát Lớn (Hòn Bà), diện
tích 19,82 ha, thuộc Phân khu dịch vụ-hành chính (DVHC).
2) Khu vực Bãi Dài, Bãi Mới, diện
tích 33,30 ha, gồm 16,98 ha thuộc Phân khu phục hồi sinh thái (PHST) và 16,32
ha thuộc Phân khu DVHC.
3) Khu vực Bãi Đầm Trầu Nhỏ, diện
tích 56,52 ha, thuộc Phân khu DVHC.
4) Khu vực Bãi Dương (Hòn Bẩy Cạnh),
diện tích 54,04 ha, thuộc Phân khu DVHC.
5) Khu vực Bãi Nhát, Bến Đầm, diện
tích 41,49 ha, thuộc Phân khu DVHC.
6) Khu vực Bãi Ông Cường, diện tích
66,91 ha, thuộc Phân khu DVHC.
7) Khu vực Đá Cuội, Suối Thị, diện
tích 42,08 ha, thuộc Phân khu DVHC.
8) Khu vực Đá Trắng, diện tích 24,69
ha, thuộc Phân khu DVHC.
9) Khu vực Vịnh Đầm Tre, diện tích
133,37 ha (42,02 ha Phân khu DVHC và 91,35 ha Phân khu PHST).
10) Khu vực Đất Thắm, Bãi Bàng, diện
tích 51,56 ha, thuộc Phân khu DVHC.
11) Khu vực Hòn Cau, diện tích 99,92
ha (60,78 ha Phân khu DVHC và 39,14 ha Phân khu PHST).
12) Khu vực Hòn Tài, diện tích 33,59
ha, thuộc Phân khu DVHC.
13) Khu vực Hòn Tre Lớn, diện tích
31,00 ha thuộc Phân khu DVHC.
14) Khu vực Hòn Tre Nhỏ, diện tích 11,73
ha, thuộc Phân khu DVHC.
15) Khu vực Mũi Chim Chim, diện tích
9,36 ha, thuộc Phân khu DVHC.
16) Khu vực Bãi Ông Câu, mũi Ông Câu,
diện tích 37,88 ha, gồm 10,63 ha thuộc Phân khu PHST và 27,25 ha thuộc Phân khu
DVHC.
17) Khu vực Bãi Ông Đụng, diện tích
68,07 ha, thuộc Phân khu DVHC và 20 ha hợp phần biển thuộc phân khu DVHC
18) Khu vực Sở Rẫy, diện tích 31,72
ha, thuộc Phân khu DVHC.
19) Khu vực Bãi Suối Ớt, diện tích
22,58 ha, gồm 9,6 ha thuộc Phân khu PHST và 12,98 ha thuộc Phân khu DVHC.
20) Khu vực Ma Thiên Lãnh, diện tích
16,6 ha, thuộc Phân khu DVHC.
8.3. Phương thức cho thuê môi trường
rừng:
a) Căn cứ vào Phương án quản lý rừng
bền vững được duyệt, Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo lập Đề án du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số
156/2018/NĐ-CP của Chính phủ trình UBND tỉnh phê duyệt.
b) Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo
căn cứ vào Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được duyệt tiến hành
thông báo rộng rãi việc cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch
sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 14 Nghị định
số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Tiêu chí để xét chọn nhà đầu tư được
thuê môi trường rừng căn cứ vào Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí ở
Vườn quốc gia Côn Đảo giai đoạn đến năm 2030 được Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu phê duyệt.
c) Giá cho thuê môi trường rừng do
Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo và nhà đầu tư được chọn cho thuê môi trường tự
thỏa thuận theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 14 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP
của Chính phủ.
Giá cho thuê không thấp hơn 1% tổng
doanh thu thực hiện trong một năm của bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện
tích thuê môi trường rừng, tính bằng đồng/năm. Bên thuê môi trường rừng tự kê
khai số liệu tổng doanh thu thực hiện trong năm trong phạm vi diện tích thuê
môi trường rừng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu này.
d) Tiền thuê môi trường rừng chi trả
hàng năm. Số tiền phải trả được xác định bằng tổng doanh thu thực hiện trong
năm của bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện tích thuê môi trường rừng
nhân với tỷ lệ phần trăm (%) mà hai bên thỏa thuận.
đ) Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo
ký hợp đồng cho thuê môi trường rừng sau khi nhà đầu tư được cấp có thẩm quyền quyết
định cho thuê môi trường rừng. Thời gian cho thuê môi trường rừng tối đa là 30
năm, nếu bên thuê có nhu cầu tiếp tục thuê thì được xem xét kéo dài thời gian
cho thuê căn cứ kết quả đánh giá định kỳ 5 năm/lần việc thực hiện hợp đồng thuê
môi trường rừng.
8.4. Nguyên tắc xây dựng các công
trình hạ tầng du lịch ở khu vực cho thuê môi trường rừng:
Việc xây dựng các công trình hạ tầng
du lịch ở khu vực cho thuê môi trường rùng phải thực hiện theo quy định tại Điều
15 về Quản lý xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải
trí của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ và phù hợp với chiến lược
phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Côn Đảo ở Mục 6.1 của Quyết định
này.
9. Tự chủ về tài
chính của Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo
1) Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo
thực hiện tự chủ về tài chính theo quy định tại Nghị định số 141/2016/NĐ-CP
ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công
lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.
2) Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo
là đơn vị sự nghiệp môi trường tự đảm bảo một phần chi hoạt động thường xuyên.
3) Nguồn tự chủ về tài chính là tăng
dần nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ rừng đặc dụng và giảm dần kinh phí hỗ trợ
từ ngân sách nhà nước thông qua các biện pháp chủ yếu là phát triển du lịch
sinh thái, cho thuê môi trường rừng, tiết kiệm chi, tổ chức lao động hợp lý và
phát triển các dịch vụ hợp pháp khác.
4) Chỉ tiêu: Tỷ lệ kinh phí từ nguồn
thu các dịch vụ để đảm bảo một phần chi thường xuyên thay cho vốn ngân sách nhà
nước cấp là 15% và số kinh phí này thu năm sau cao hơn năm trước 10%.
5) Trong giai đoạn 2021 - 2025 Ban quản
lý Vườn quốc gia Côn Đảo được quản lý sử dụng 100% nguồn thu thu từ dịch vụ du
lịch, thu phí, các dịch vụ từ rừng đặc dụng khác và 50% nguồn thu dịch vụ môi
trường rừng.
- Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo tổng
kết, đánh giá kết quả tự chủ tài chính giai đoạn 2021-2025 và đề xuất kế hoạch
tự chủ tài chính cho giai đoạn 2026-2030 trình Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu phê duyệt để thực hiện.
6) Kế hoạch tự chủ tài chính của Ban
quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo
(Đơn vị:
Triệu đồng)
TT
|
Nguồn
thu
|
Năm
2021
|
Năm
2022
|
Năm
2023
|
Năm
2024
|
Năm
2025
|
2026
- 2030
|
I
|
Nguồn ngân sách nhà nước chi thường
xuyên
|
17.587
|
17.491
|
17.386
|
17.270
|
17.143
|
83.310
|
II
|
Nguồn thu của đơn vị
|
6.380
|
7.018
|
7.720
|
8.492
|
9.341
|
62.730
|
1
|
Nguồn thu từ phí để lại
|
1.380
|
1.518
|
1.670
|
1.837
|
2.020
|
13.569
|
2
|
Nguồn thu từ dịch vụ
|
5.000
|
5.500
|
6.050
|
6.655
|
7.321
|
49.162
|
III
|
Nguồn thu của đơn vị chi thay ngân
sách cấp
|
957
|
1.053
|
1.158
|
1.274
|
1.401
|
9.410
|
|
Tổng
nguồn chi
|
18.544
|
18.544
|
18.544
|
18.544
|
18.544
|
92.720
|
10. Vốn đầu tư để
thực hiện Phương án quản lý rừng bền vững
10.1. Tổng khái toán vốn đầu tư
giai đoạn 10 năm, đến năm 2030
Tổng cộng khái toán vốn đầu tư để thực
hiện các nội dung kế hoạch hoạt động của Phương án quản lý rừng bền vững Vườn
quốc gia Côn Đảo giai đoạn đến năm 2030 bao gồm cả hợp phần bảo tồn rừng và hợp
phần bảo tồn biển, đất ngập nước là 1.067.913 triệu đồng (kèm theo phụ lục 1,
2). Trong đó:
- Tổng vốn đầu tư cho hợp phần rừng:
987.438 triệu đồng
- Tổng vốn đầu tư cho hợp phần biển,
đất ngập nước: 80.475 triệu đồng
10.2. Các nội dung đầu tư giai đoạn
đến năm 2030
TT
|
Nội
dung đầu tư
|
Vốn
đầu tư (triệu đồng)
|
A
|
Các nội dung đầu tư hợp phần bảo
tồn rừng
|
987.438
|
1
|
Kế hoạch khoán bảo vệ và phát triển
rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ
|
2.880
|
2
|
Kế hoạch bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng
sinh học
|
81.117
|
3
|
Kế hoạch phát triển rừng
|
73.000
|
4
|
Kế hoạch nghiên cứu khoa học, giảng
dạy, đào tạo nguồn nhân lực
|
42.610
|
5
|
Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng
|
582.400
|
6
|
Hoạt động dịch vụ cho cộng đồng
|
5.000
|
7
|
Hoạt động chi trả DVMTR và thuê môi
trường rừng
|
2.000
|
8
|
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng
|
1.791
|
9
|
Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng,
đa dạng sinh học; điều tra, kiểm kê rừng
|
11.200
|
B
|
Các nội dung đầu tư hợp phần bảo
tồn biển, đất ngập nước
|
80.475
|
1
|
Kế hoạch quản lý, bảo tồn đa dạng
sinh học và phát triển, sử dụng bền vững
|
3.500
|
2
|
Xây dựng chương trình quản lý, bảo
vệ các hệ sinh thái biển, đất ngập nước
|
34.000
|
3
|
Hoạt động dịch vụ cho cộng đồng
|
8.100
|
4
|
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về bảo vệ, phát triển tài nguyên sinh vật biển, đất ngập nước
|
1.175
|
5
|
Theo dõi diễn biến tài nguyên, đa dạng
sinh học biển, đất ngập nước
|
33.700
|
Tổng
cộng (A+B)
|
1.067.913
|
10.3. Phân kỳ đầu tư
Kỳ
đầu tư
|
Vốn
đầu tư (triệu đồng)
|
A/-Đối với hợp phần bảo tồn rừng
|
987.438
|
I. Giai đoạn 2021-2025
|
632.464
|
Năm 2021
|
234.224
|
Năm 2022
|
151.673
|
Năm 2023
|
106.779
|
Năm 2024
|
109.963
|
Năm 2025
|
29.824
|
II. Giai đoạn 2026-2030
|
354.974
|
B/-Đối với hợp phần bảo tồn biển
|
80.475
|
I. Giai đoạn 2021-2025
|
53.705
|
Năm 2021
|
18.785
|
Năm 2022
|
12.450
|
Năm 2023
|
15.435
|
Năm 2024
|
3.450
|
Năm 2025
|
3.585
|
II. Giai đoạn 2026-2030
|
26.770
|
Tổng
cộng (A+B)
|
1.067.913
|
10.4. Phân vốn đầu tư theo nguồn vốn
Nguồn
vốn đầu tư
|
Vốn
đầu tư (triệu đồng)
|
A/-Đối với hợp phần bảo tồn rừng
|
|
1. Ngân sách địa phương
|
808.189
|
2. Ngân sách trung ương
|
81.117
|
3. Xã hội hóa
|
78.000
|
4. Tự chủ tài chính
|
15.252
|
5. Dịch vụ môi trường rừng
|
4.880
|
Cộng
|
987.438
|
B/-Đối với hợp phần bảo tồn biển
|
|
1. Ngân sách trung ương
|
59.700
|
2. Ngân sách địa phương
|
9.275
|
3. Xã hội hóa
|
11.500
|
Cộng
|
80.475
|
Tổng
cộng (A+B)
|
1.067.913
|
11. Các giải
pháp thực hiện Phương án
11.1. Giải pháp về tổ chức quản lý:
a) Về cơ cấu tổ chức: Ổn định bộ máy
và nhân sự, chuyên môn hóa các công việc để thực hiện có hiệu quả các kế hoạch
hoạt động quản lý rừng bền vững. Khi có đủ điều kiện và được
UBND tỉnh cho chủ trương thì thì thành lập Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái
trên cơ sở Phòng Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường hiện nay.
b) Về đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực: Thực hiện theo hướng đào tạo chuyên sâu để có đội ngũ cán bộ có kiến thức
khoa học, kỹ năng quản lý tốt các hệ sinh thái rừng, biển, đất ngập nước. Chú
trọng đào tạo kiến thức, kỹ năng về du lịch sinh thái và ngoại ngữ.
c) Về sử dụng lao động giản đơn, thời
vụ: sử dụng nguồn lao động tại chỗ, ký hợp đồng thuê các tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân ở địa phương.
d) Điều chỉnh tổ chức lao động để đáp
ứng chiến lược, mục tiêu phát triển du lịch sinh thái và các dịch vụ rừng đặc dụng.
Bước đầu xây dựng phương án tự chủ tài chính cho Phòng Du lịch sinh thái và
Giáo dục môi trường để từng bước nâng cao mức độ tự chủ tài chính của cả đơn vị.
11.2. Giải pháp về đào tạo, nâng cao
năng lực cho cán bộ
a) Đào tạo, nâng cao kiến thức và
năng lực trong công việc thông qua hợp tác với các viện, trường, tổ chức khoa học
có năng lực và kinh nghiệm chuyên sâu về nghiên cứu khoa học, quản lý và sử dụng
bền vững các hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên rừng, biển, đất ngập nước để
thực hiện các nhiệm vụ được giao.
b) Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo
của các viện, trường, tổ chức liên quan đến quản lý, điều tra, bảo tồn, giám
sát rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn đất ngập nước.
c) Tổ chức các đợt tham quan học tập
kinh nghiệm về quản lý, bảo tồn các hệ sinh thái rừng, biển, đất ngập nước, quản
lý khu Ramsar, quản lý khu AHP tại các khu bảo tồn, khu Ramsar, khu AHP ở trong
nước hoặc nước ngoài để nghiên cứu áp dụng ở Côn Đảo.
11.3. Giải pháp về khoa học và công
nghệ
a) Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công
nghệ hiện đại (công nghệ viễn thông, viễn thám, bản đồ) trong theo dõi diễn biến
rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, quản lý các loài sinh vật rừng, sinh vật biển
đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm.
b) Trang bị các máy móc, thiết bị hiện
đại phục vụ việc quản lý tài nguyên và đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng,
biển, đất ngập nước và phát triển các dịch vụ rừng đặc dụng.
c) Thiết lập và duy trì hệ thống các
ô tiêu chuẩn định vị tại các vị trí thuộc Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và các ô
tiêu chuẩn định vị đối chứng tại các vị trí thuộc Phân khu phục hồi sinh thái
và Phân khu dịch vụ-hành chính để giám sát diễn biến chất lượng rừng tự nhiên
và đa dạng sinh học, thu thập số liệu cập nhật cơ sở dữ liệu theo định kỳ và
lâu dài.
11.4. Giải pháp về xã hội hóa vốn đầu
tư
a) Thu hút nguồn vốn của các nhà đầu
tư thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái có trách nhiệm và có hiệu
quả. Nguồn thu này vừa góp phần vào việc tự chủ tài chính của đơn vị, vừa đóng
góp cho phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
b) Phát triển các dịch vụ rừng đặc dụng
do đơn vị tự thực hiện để tăng nguồn thu góp phần cải thiện thu nhập cho người
lao động của đơn vị và hỗ trợ công tác bảo tồn thiên nhiên.
c) Tìm kiếm các chương trình, dự án
có nguồn tài trợ quốc tế để đầu tư cho các hoạt động bảo tồn thiên nhiên và
nâng cao năng lực về chuyên môn và ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ của đơn vị.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
Căn cứ các nội dung của Phương án quản
lý rừng bền vững Vườn quốc gia Côn Đảo đến năm 2030 được phê duyệt tại Điều 1 của
Quyết định này, Giám đốc các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Côn Đảo
và Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo tổ chức thực hiện các công việc
có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Cần tập trung phối hợp chỉ đạo
thực hiện các vấn đề trọng tâm như sau:
1. Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo:
Thực hiện các kế hoạch quản lý, bảo vệ,
bảo tồn, phát triển và sử dụng hệ sinh thái rừng, biển và đất ngập nước theo
đúng các nội dung của Phương án được duyệt;
Tổ chức kiểm tra thường xuyên việc thực
hiện Phương án quản lý rừng bền vững.
Phân công nhiệm vụ cụ thể thực hiện
các nội dung của Phương án quản lý rừng bền vững đến các phòng, ban và đơn vị
trực thuộc.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn:
Hướng dẫn, giám sát Ban quản lý Vườn
quốc gia Côn Đảo thực hiện tốt các nội dung của Phương án được phê duyệt, báo
cáo UBND tỉnh tiến độ thực hiện, tiến trình đầu tư các hoạt động theo quy định.
3. Các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính:
Hàng năm cân đối và bố trí các nguồn
vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác để thực hiện có hiệu quả các nội
dung của Phương án được phê duyệt; phối hợp triển khai thực hiện lộ trình theo
đúng nội dung phương án, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh
cùng thời kỳ đã được duyệt.
4. Ủy ban nhân dân huyện Côn Đảo:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Sở Tài nguyên Môi trường, Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo
trong việc triển khai các nội dung của Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Công thương, Tài nguyên và
Môi trường, Văn hóa-Thể thao, Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Côn Đảo;
Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo và Thủ trưởng các đơn vị có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ NN&PTNT (bc);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT.UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KT.( b)
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Tuấn Quốc
|