ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
359/KH-UBND
|
Thừa
Thiên Huế, ngày 19 tháng 11 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI NHỰA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN
HUẾ
Thực hiện Quyết định số 1316/QĐ-TTg
ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tăng cường
công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam”; Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
ban hành Kế hoạch tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế, với những nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, MỤC
TIÊU
1. Mục đích
a) Tăng cường phối hợp giữa các sở,
ban, ngành và địa phương nhằm quản lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh một cách
đồng bộ, góp phần thực hiện thành công chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp
chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018; Quyết định số 1746/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc
gia về quản lý rác thải nhựa đại dương; Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8
năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý tái sử dụng, tái chế, xử
lý và giảm thiểu chất thải nhựa; Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 02 tháng 3 năm 2021
của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý
và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
b) Góp phần cùng cả nước xây dựng mô
hình nền kinh tế tuần hoàn với định hướng giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần
và túi ni lông khó phân hủy; tăng cường tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải
nhựa.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Định hướng xây dựng cơ chế, quy định
của địa phương về: Quản lý chất thải nhựa; sản xuất và tiêu thụ túi ni lông khó
phân hủy sử dụng trong sinh hoạt; sản phẩm nhựa dùng một lần sử dụng trong sinh
hoạt, tiêu dùng thông thường (Danh mục đính
kèm).
b) Triển khai đẩy mạnh nhằm đạt mục
tiêu đã đề ra “từ năm 2021 các cửa hàng, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại
không sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần; đến năm 2025 cùng với cả nước
không sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần”;
c) Phấn đấu đến năm 2025: sử dụng
100% túi ni lông, bao bì thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại,
siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi ni lông khó phân hủy;
đảm bảo thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát
sinh; giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương; phấn đấu 100% các
khu du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch, các khách sạn trên địa bàn tỉnh không sử
dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần;
d) Tuyên truyền nâng cao nhận thức của
các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng và người dân trong sản xuất, tiêu
thụ, thải bỏ chất thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một
lần trong sinh hoạt.
II. GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN
1. Giải pháp nguồn
nhân lực
Nguồn nhân lực thực hiện Kế hoạch bao
gồm:
- Chuyên gia ở các viện, trường đại học,
cơ quan quản lý và các hội nghề nghiệp có kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến
quản lý, phòng chống rác thải nhựa nhằm tuyên truyền sâu rộng đến cộng đồng dân
cư.
- Lực lượng cán bộ công chức, viên chức,
người lao động tại các sở, ngành trên địa bàn tỉnh; Mặt trận Tổ quốc, các hội,
đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Lực lượng cán bộ ngành giáo dục, học
sinh sinh viên các cấp học cùng tham gia và là lực lượng nòng cốt trong công
tác tuyên truyền đến người thân, cộng đồng.
- Toàn thể cộng đồng người dân.
2. Giải pháp về kinh
phí
- Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn
ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và được huy động từ
các nguồn tài trợ, đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các nguồn
hợp pháp khác.
- Tranh thủ các nguồn hợp tác quốc tế.
3. Giải pháp về tổ
chức thực hiện
- Các sở ban ngành, tổ chức chính trị
xã hội các cấp chủ trì triển khai Kế hoạch một cách đồng bộ, đảm bảo thực tế,
hiệu quả.
- Công tác truyền thông sâu rộng là
giải pháp tối ưu để mọi người thay đổi thói quen. Các sở ban ngành, tổ chức
chính trị xã hội các cấp, các cơ quan báo chí, hệ thống truyền thanh, truyền
hình cấp huyện, xã cùng nhau phối kết hợp để nâng cao hiệu
quả công tác truyền thông của Kế hoạch đến được với cộng đồng người dân.
- Lồng ghép các hoạt động của Kế hoạch
với các chương trình, đề án, dự án tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
khác có liên quan để triển khai có hiệu quả Kế hoạch.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông
tin, công nghệ số trong các hoạt động để truyền tải nội dung Kế hoạch nhằm tăng
cường sự tiếp cận rộng rãi của mọi đối tượng, góp phần nâng cao hiệu quả Kế hoạch.
III. THỜI GIAN
1. Thời gian thực hiện Kế hoạch: 2021
- 2026.
2. Sau 05 năm triển khai Kế hoạch sẽ tổ
chức tổng kết, cùng cả nước hoàn thành nhiệm vụ theo Đề án “Tăng cường công tác
quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021.
IV. KINH PHÍ
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố
trí từ dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các sở, ngành, địa phương, lồng
ghép từ nguồn kinh phí thực hiện một số chương trình, đề án có liên quan đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoặc từ các nguồn hợp pháp
khác.
2. Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế
hoạch này, các sở, ngành, địa phương xây dựng dự toán thực hiện và tổng hợp vào
dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm gửi Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh phê
duyệt.
3. Tranh thủ các nguồn lực của các dự
án đang và sẽ triển khai trên địa bàn tỉnh, các nguồn hợp tác quốc tế và các
nguồn hợp pháp khác.
4. Nguồn từ Quỹ Bảo vệ Môi trường.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các
sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, UBND các huyện,
thị xã, thành phố Huế trong phạm vi trách nhiệm quản lý chủ động xây dựng kế hoạch
và triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao tại Kế
hoạch này; định kỳ hàng năm gửi báo cáo kết quả thực hiện cùng với kết quả thực
hiện Chỉ thị 09/CT-UBND ngày 02/3/2021 về Sở Tài nguyên và Môi trường trước
ngày 20/11 để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Tài nguyên
và Môi trường
a) Chủ trì tổng kết, đánh giá việc thực
hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh.
b) Rà soát, nghiên cứu, tham mưu ban
hành quy định của địa phương (nếu được) về quản lý chất thải nhựa; đề xuất quy
định trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm nhựa, bao bì
nhựa trên địa bàn tỉnh.
c) Chủ trì tổ chức thực hiện Chỉ thị
số 09/CT-UBND ngày 02/3/2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về tăng cường quản lý,
tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế
d) Phối hợp với Sở Khoa học và Công
nghệ đẩy mạnh các chương trình, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tái chế chất thải
nhựa, sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông khó
phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần. Tổ chức và hướng dẫn thực hiện trách
nhiệm tái chế của nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm nhựa, bao bì nhựa theo
quy định của pháp luật.
đ) Nghiên cứu hướng dẫn thực hiện các
chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng cơ sở tái chế chất
thải nhựa và các dự án sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường thay thế túi
ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần.
e) Tổ chức triển khai lồng ghép hoạt
động kiểm tra, thanh tra xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quản lý chất thải nói chung và chất thải nhựa
nói riêng.
g) Tiếp tục tổ chức và phối hợp với
các cơ quan thông tấn báo chí đài phát thanh truyền hình, các trang mạng xã hội
triển khai các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cho các đối tượng như
nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối, tiêu dùng và các cơ quan liên quan về giảm
thiểu, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải nhựa. Mở rộng
chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức đến cộng đồng người dân trong giảm
thiểu, tái chế, tái sử dụng và quản lý chất thải nhựa trên địa bàn toàn tỉnh.
h) Xây dựng lộ trình và hướng dẫn
phân loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nhựa tại nguồn cho phù hợp với hạ
tầng và điều kiện của các địa phương nhằm tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa tối
đa, hiệu quả trên địa bàn tỉnh.
Phối hợp với UBND thành phố Huế để
triển khai thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
i) Tổ chức triển khai các hoạt động hợp
tác quốc tế trong sản xuất và tiêu thụ bền vững; Phối hợp với UBND thành phố Huế
thực hiện thành công Dự án Đô thị Huế giảm nhựa của WWF...); Phối hợp với Tổng
cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) thực hiện Dự án Giảm
thiểu rác thải nhựa đại dương.
3. Sở Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch
và Đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch kinh phí và bố trí nguồn lực
để thực hiện Kế hoạch.
b) Phối hợp với Cục thuế tỉnh tổ chức
rà soát, kiểm tra hoạt động thu thuế bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất
sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy.
c) Đảm bảo nguồn kinh phí cho việc
triển khai Kế hoạch theo quy định.
4. Sở Công Thương
a) Triển khai đẩy mạnh nhằm đạt mục
tiêu đã đề ra đồng thời phù hợp với thực tế theo Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày
02/3/2021, cụ thể: “từ năm 2021 các cửa hàng, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại
không sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần; đến năm 2025 cùng với cả nước
không sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần”;
b) Hướng dẫn các cơ sở sản xuất thay
đổi thiết kế bao bì nhựa, sản phẩm nhựa theo hướng giảm tối đa định mức nguyên
liệu nhựa/sản phẩm nhựa; hỗ trợ, thúc đẩy các cơ sở sản xuất tăng dần tỷ lệ
nguyên liệu nhựa tái chế trong các sản phẩm hàng hóa.
c) Tiếp tục chỉ đạo tổ chức, thực hiện
vận động các doanh nghiệp sản xuất, các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa
hàng bán lẻ đăng ký tham gia phong trào chống rác thải nhựa; chỉ đạo triển khai
xây dựng mô hình trung tâm thương mại, chợ, siêu thị không sử dụng sản phẩm nhựa
dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy.
d) Đề xuất cơ chế, chính sách phát
triển sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm nhựa tái chế, lĩnh vực sản xuất các sản
phẩm nhựa có sử dụng phế liệu nhựa gắn với phát triển ngành công nghiệp môi trường
trên địa bàn tỉnh.
đ) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài
nguyên và Môi trường xây dựng đề án đánh giá hiện trạng các cơ sở thu mua phế
liệu và nhu cầu sử dụng phế liệu nhựa làm nguyên liệu sản xuất trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Khoa học và
Công nghệ
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan tham mưu UBND tỉnh các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến
tái chế chất thải nhựa, xử lý chất thải nhựa thành nguyên liệu, nhiên liệu; sản
xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy
và sản phẩm nhựa dùng một lần trên địa bàn tỉnh.
b) Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh tài trợ
kinh phí từ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ cho các nhiệm vụ khoa học và
công nghệ về tái chế chất thải nhựa, xử lý chất thải; sản xuất các sản phẩm
thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa
dùng một lần.
c) Đẩy mạnh nghiên cứu, tiếp nhận,
chuyển giao công nghệ tiên tiến từ các nguồn trong nước và quốc tế nhằm tái chế,
xử lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Thông tin và
Truyền thông; Sở Văn hóa, Thể thao
a) Chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo
chí và hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm
cộng đồng về tác hại của túi ni lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần đối
với môi trường, khuyến khích sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi
trường tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định về bảo vệ môi trường, quy định
về giảm thiểu, xử lý chất thải nhựa, tác hại của chất thải nhựa đối với môi trường
và con người thông qua các loại hình báo chí và hệ thống thông tin cơ sở nhằm
nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của người dân.
c) Triển khai có hiệu quả Kế hoạch số
169/KH-UBND ngày 29/4/2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về triển khai thực hiện
Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn
2021-2025” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
d) Tuyên truyền, chỉ đạo các tổ chức,
cá nhân không sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần
trong các sự kiện văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh.
đ) Tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin đại chúng để người dân sử dụng dịch vụ Phản ánh hiện trường trên ứng
dụng Hue-S để phản ánh những bất cập, những hoạt động gây ô nhiễm môi trường
trong việc xử lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh.
e) Giám sát, theo dõi các hành vi xả
thải, xử lý chất thải nhựa vi phạm về hoạt động bảo vệ môi trường thông qua hệ thống camera để kịp thời phát hiện phối hợp xử lý.
7. Sở Giáo dục và
Đào tạo
a) Nghiên cứu xây dựng nội dung giáo dục
về quản lý chất thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần
để lồng ghép hoặc đưa vào chương trình các cấp học theo các hình thức, nội dung
phù hợp trên địa bàn tỉnh.
b) Hướng dẫn hoạt động giảm thiểu,
phân loại, thu gom chất thải nhựa thành một tiêu chí đánh giá trường học xanh -
sạch - đẹp - an toàn, trường học đạt chuẩn, “Trường học thân thiện với môi trường”
trên địa bàn toàn tỉnh.
c) Chủ trì ban hành kế hoạch triển
khai hạn chế tối đa việc tiêu thụ túi ni lông khó phân hủy; sản phẩm nhựa dùng
một lần trong hoạt động giáo dục (tham khảo Danh mục đính kèm).
8. Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
a) Tổ chức triển khai có hiệu quả
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, định hướng xem xét, hướng
dẫn nội dung về quản lý, xử lý chất thải nhựa đối với tiêu chí môi trường trong
quá trình xác nhận xã đạt chuẩn.
b) Xây dựng kế hoạch và triển khai
các hoạt động về giảm thiểu phát sinh, thu gom, tái chế, xử lý và quản lý chất
thải nhựa trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh.
c) Chỉ đạo kiểm tra, giám sát, hướng
dẫn quản lý ngư cụ thải bỏ trong hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy hải sản
trên địa bàn tỉnh.
9. Sở Kế hoạch và Đầu
tư
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài
nguyên và Môi trường, Sở Tài chính và các địa phương bố trí nguồn vốn cho công
tác quản lý chất thải nhựa theo đúng chương trình, kế hoạch đã được các cấp có
thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn hạn chế triển khai các dự án đầu tư sản xuất
các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy trên địa bàn tỉnh.
b) Kiểm soát, hạn chế vốn đầu tư công
cho các dự án sản xuất các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy
trên địa bàn tỉnh.
c) Chỉ đạo triển khai hoạt động hợp
tác công tư trong lĩnh vực giảm thiểu, tái chế, xử lý chất thải nhựa trên địa
bàn tỉnh.
d) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài
nguyên và Môi trường rà soát, đề xuất thành lập mới hoặc xác định cụm công nghiệp
chuyên tái chế chất thải và tái chế chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh.
10. Sở Y tế
a) Chỉ đạo thực hiện các hoạt động giảm
thiểu, phân loại, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa tại các cơ sở y
tế, các nhà thuốc, các cơ sở sản xuất dược phẩm trên địa bàn tỉnh.
b) Phối hợp Sở Khoa học và công nghệ
tăng cường nghiên cứu, có các đề tài khoa học ứng dụng công nghệ mới, hiện đại
trong phát triển các sản phẩm, vật liệu thân thiện với môi trường thay thế sản
phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy trong ngành y tế của tỉnh.
11. Sở Du lịch
a) Tiếp tục tổ chức triển khai hoạt động,
phong trào không sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần
tại các khu du lịch, điểm du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch, các khách sạn và
cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trên
địa bàn tỉnh.
b) Chỉ đạo các tổ chức, cá nhân không
sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trong các sự kiện
thuộc ngành du lịch trên địa bàn tỉnh.
12. Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã và thành phố Huế
a) Phối hợp với các sở, ban, ngành tổ
chức thực hiện các cơ chế, chính sách, pháp luật, các giải pháp về quản lý chất
thải nhựa trên địa bàn quản lý.
b) Phối hợp xây dựng các quy định địa
phương về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải nhựa phù hợp với
quy định hiện hành và điều kiện thực tế của địa phương;
c) Chủ trì hướng dẫn, chỉ đạo các địa
phương tổ chức xây dựng quy chế quản lý, hương ước, quy ước nhằm huy động sự
tham gia của cộng đồng trong quản lý chất thải nhựa và bảo vệ môi trường, hướng
đến đồng quản lý;
d) Tuyên truyền, khuyến khích, định
hướng quy định quản lý dịch vụ giao hàng đồ ăn nhanh, dịch vụ ăn uống, kinh
doanh hàng hóa theo hướng giảm thiểu sử dụng bao bì bằng chất liệu nhựa; thúc đẩy
sử dụng vỏ hộp, bao bì bằng chất liệu tái sử dụng, thân thiện với môi trường tại
các địa bàn quản lý.
đ) Chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải
pháp phân loại, thu gom, tái chế, xử lý chất thải nhựa trên địa bàn quản lý.
e) Bố trí kinh phí của địa phương hỗ
trợ cho việc thu gom, xử lý chất thải nhựa; xây dựng và triển khai các mô hình
tốt về quản lý chất thải từ việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni
lông khó phân hủy cho phù hợp với đặc thù của địa phương.
g) Chỉ đạo các khu du lịch, các cơ sở
lưu trú du lịch, các khách sạn không sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm
nhựa dùng một làn trên địa bàn quản lý; chỉ đạo tổ chức thu gom, xử lý chất thải
nhựa trôi nổi trong môi trường (tại các dòng sông, suối, kênh, mương, bãi tắm,
bãi biển,...).
h) Chủ trì và phối hợp tổ chức đào tạo,
tuyên truyền, nâng cao năng lực, nhận thức và trách nhiệm của các đơn vị sản xuất,
phân phối, tiêu thụ sản phẩm nhựa cũng như các tổ chức, cá nhân, cộng đồng người
dân sử dụng, thải bỏ chất thải nhựa; có giải pháp khuyến khích người tiêu dùng
mang túi, bao gói khi mua sắm; khen thưởng, đề xuất khen thưởng kịp thời các cá
nhân, tổ chức có thành tích tốt trong phong trào chống rác thải nhựa hoặc sáng
kiến có giá trị về quản lý rác thải nhựa thuộc địa bàn quản lý.
i) Phối hợp với Sở Tài Chính, các sở
ban ngành liên quan kiểm tra, giám sát hoạt động thu thuế bảo vệ môi trường đối
với hoạt động sản xuất sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy
thuộc địa bàn quản lý.
k) Tăng cường thanh tra, kiểm tra,
giám sát các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nhựa trên địa bàn; có biện
pháp giám sát và xử lý các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, dịch
vụ bán hàng ăn uống,... cung cấp miễn phí túi ni lông khó phân hủy cho khách
hàng trên địa bàn.
Trên là Kế hoạch “Tăng cường công tác
quản lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” triển khai Đề án “Tăng
cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam” của Thủ tướng Chính phủ, UBND
tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, Thành phố
Huế và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện; đồng thời, tổng hợp, gửi báo
cáo đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 20/11 hàng năm để báo cáo UBND tỉnh trước
ngày 20/12.
Quá trình thực hiện nếu có khó khăn,
vướng mắc, đề nghị quý cơ quan có ý kiến bằng văn bản gửi về Sở Tài nguyên và
Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Đại học Huế;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành
phố;
- Các cơ quan nêu tại Kế hoạch
này;
- Các trường CĐ, TH, TC dạy nghề;
- CVP và các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TN, GT.
|
KT.CHỦ
TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Quý Phương
|
PHỤ LỤC:
DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM NHỰA THÔNG DỤNG DÙNG
01 LẦN ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN THAY THẾ, HẠN CHẾ SỬ DỤNG
(Kèm theo Kế hoạch số 359/KH-UBND ngày 19/11/2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
TT
|
Sản
phẩm nhựa thông dụng dùng 01 lần
|
Đề xuất các sản phẩm thay thế, một số phương án hạn chế
|
I
|
Nhóm
trang thiết bị văn phòng, sinh hoạt tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể,...
|
1
|
Các sản phẩm văn phòng phẩm như:
sticker đánh dấu bằng ni long, túi clear, bìa kính, giấy gói quà tặng bằng
nilong,...
|
- Thay thế sticker bằng giấy; túi giấy;
bìa giấy; giấy gói quà bằng giấy hay các vật liệu thân thiện với môi trường.
- Không sử dụng túi clear, dùng kẹp
hồ sơ giấy kẹp tài liệu, hồ sơ;
- Không sử dụng túi clear đựng tài
liệu trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo;
- Không sử dụng bìa kính trong đóng
tập tài liệu, báo cáo,...;
- Tiêu dùng tiết kiệm.
|
2
|
Băng rôn, áp phích, tờ rơi quảng
cáo, tuyên truyền,... bằng nhựa heflix
|
- Thay thế bằng các vật liệu bằng vải
in, cartong vẽ, ván vẽ,...
- Sử dụng màn hình chiếu phông
trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo;
- Nghiên cứu lắp đặt màn hình led trong việc tuyên truyền, hưởng ứng các ngày lễ, hoạt động
lớn của các ngành,...
- Nếu cần thiết phải dùng trong các
hoạt động tuyên truyền vùng sâu, vùng xa thì nghiên cứu để
có thể tái sử dụng cho các lần sau.
- Hạn chế sử dụng; Tiêu dùng tiết
kiệm.
|
3
|
Nước uống đóng chai thể tích nhỏ sử
dụng 01 lần...
|
- Khuyến khích dùng nước lọc đun
sôi;
- Đầu tư trang cấp hệ thống lọc nước
uống dùng chung tại cơ quan, đơn vị và đồng thời phục vụ cho các cuộc họp;
- Hoặc dùng các thùng nước lọc thể
tích lớn;
- Không dùng nước uống đóng chai thể
tích nhỏ;
- Mang theo nước lọc bằng chai thủy
tinh hoặc chai nhựa cá nhân sử dụng nhiều lần;
|
4
|
Bao sách, vở học sinh
|
- Thay thế bao sách vở bằng giấy hoặc
không dùng bao đối với các tập đã có in sẵn nhãn ở bìa
sách, vở.
|
5
|
Các sản phẩm như túi đựng thuốc, hồ
sơ bệnh án, kết quả chụp phim,...
|
- Thay thế các loại bao bì bằng nhựa,
ni lông đang được sử dụng để đựng thuốc, hồ sơ bệnh án,... bằng những vật liệu
thân thiện môi trường như bao bì giấy;
- Đề xuất phương án không xuất in
phim âm bản nếu người bệnh không có nhu cầu (hoặc chuyển bằng dạng file mềm)
bằng ứng dụng công nghệ số trong chụp Xquang, cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ
để hạn chế in phim làm bằng nhựa.
|
6
|
- Găng tay y tế, khẩu trang, mũ
trùm đầu, bọc giầy, lọ đựng thuốc bằng nhựa,...
- Bình dịch truyền, dây truyền dịch,
kim tiêm,...
|
- Phân loại tại nguồn để dễ dàng
thu gom, tái chế.
- Thay thế bằng các vật dụng, vật tư
làm bằng giấy, vật liệu thân thiện với môi trường, chống thấm.
- Nghiên cứu, xem xét ưu tiên dùng
thuốc bằng đường uống thay bằng đường tiêm, truyền,...
|
7
|
Bầu ươm cây giống
|
- Thay thế vật liệu hữu cơ, thân
thiện với môi trường để làm bầu ươm cây giống
|
8
|
Bao gói chứa đựng thuốc bảo vệ thực
vật
|
- Phân loại tại nguồn để dễ dàng
thu gom, tái chế.
- Nghiên cứu các vật liệu thân thiện,
dễ phân hủy trong bao gói để thay thế;
- Thu gom, xử lý theo đúng quy định.
- Kiểm soát chặt chẽ đối với nhà sản
xuất trong khâu thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ theo đúng quy định.
|
II
|
Nhóm
dùng trong sinh hoạt hằng ngày
|
|
1
|
Túi ni lông khó phân hủy
|
- Túi ni lông dễ phân hủy; túi giấy,
túi làm bằng các vật liệu thân thiện với môi trường, sử dụng nhiều lần;
- Thay thế túi giấy để đựng các sản
phẩm bánh mì và bánh các loại...
- Gói một số mặt hàng bằng lá chuối, lá vả hay lá sen,...
|
|
2
|
Áo mưa tiện lợi
|
Dùng áo mưa nguyên liệu bền, dùng nhiều lần;
|
|
3
|
Ly nhựa sử dụng 01 lần
|
Ly làm bằng giấy,
các loại vật liệu không thấm;
|
|
4
|
Ống hút nhựa
|
- Ống hút bằng giấy, tre, cỏ bàng,...
- Không dùng;
|
|
5
|
Các loại hộp, khay xốp trắng/trong
đựng thực phẩm,...
|
- Thay thế sản phẩm hộp, túi đựng
làm bằng giấy, hộp bã mía tự phân hủy sinh học, các vật liệu thân thiện với môi
trường, bền, dùng nhiều lần;
- Các loại khay bằng kim loại, nhựa
bền, dùng nhiều lần;
- Dùng cặp lồng khi mua thức ăn, thực
phẩm;
- Không cho mang vào các bãi biển,
bãi tắm, các bến thuyền, các thuyền du lịch trên sông
Hương;
- Không cho mang thức ăn vào các
bãi tắm;
- Tiêu dùng tiết kiệm.
|
|
6
|
Các vật dụng dùng một lần như lược,
bàn chải đánh răng, hộp sữa tắm gội, tăm bông bằng nhựa, khăn lạnh dùng 01 lần,...
|
- Que tăm bông bằng gỗ, tre;
- Các sản phẩm được bọc ngoài bằng
giấy thay vì bằng nilông;
- Sữa tắm gội được thay bằng
chai lớn cố định bằng vật liệu bền như sành, sứ để dùng lâu dài
thay vì đựng trong các túi nhỏ hoặc chai sử dụng 01 lần;
- Hạn chế sử dụng (khuyến khích,
thay đổi thói quen mang theo đồ dùng cá nhân);
- Khăn vải dùng nhiều lần.
|
|
7
|
Mì ăn liền ly nhựa;
|
Ưu tiên dùng các sản phẩm mỳ ăn liền
bao gói bằng giấy, vật liệu thân thiện với môi trường;
|
|
8
|
Hộp sữa chua, váng sữa, hộp đựng
bánh kẹo,... bằng nhựa
|
Nhà sản xuất thay thế sản phẩm hộp làm
bằng giấy, các vật liệu thân thiện với môi trường, chống thấm.
|
|
9
|
Găng tay ni lông
|
Găng tay ni lông dễ phân hủy
Dùng găng tay bằng vật liệu bền, dùng nhiều lần
|
|
10
|
Các loại túi/bịch đựng gia vị, các
chất tẩy rửa, làm sạch như xà phòng, sữa tắm, nước rửa chén,...
|
Nhà sản xuất thay
thế bằng các vật liệu dễ phân hủy không thấm
|
|
11
|
Giấy tráng bóng, giấy ép nilong, giấy xốp nhiệt,...
|
Thay thế bằng các loại giấy dễ phân
hủy hoặc có thể tái chế
|
|
12
|
Sản phẩm dầu gội, sữa tắm dùng
trong các túi nhỏ
|
Sản phẩm dầu gội, sữa tắm dùng
trong chai lớn.
|
|
|
|
|
|
|