HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 329/NQ-HĐND
|
Hưng Yên, ngày 01
tháng 12 năm 2020
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
NĂM 2021
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ MƯỜI BỐN
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22
tháng 11 năm 2019;
Căn cứ
Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ
Nghị quyết số 129/2020/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về phân bổ
ngân sách trung ương năm 2021;
Căn cứ
Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành Quy
chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch
đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà
nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn
quyết toán ngân sách địa phương hằng năm;
Căn cứ Quyết
định số 1950/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về giao
dự toán ngân sách nhà nước năm 2021;
Căn cứ
Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 29 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về xây
dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm
2021;
Căn cứ Thông tư số
71/2020/TT-BTC ngày 30 tháng 7 năm 2020 của Bộ Tài chính về hướng dẫn xây dựng
dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03
năm 2021-2023;
Xét Báo cáo số
208/BC-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phương án
phân bổ dự toán ngân sách địa phương năm 2021; Báo cáo thẩm tra số 628/BC-KTNS
ngày 28 tháng 11 năm 2020 của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh; ý kiến thảo
luận và kết quả biểu quyết của các vị đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phân
bổ ngân sách địa phương năm 2021 như sau
1. Tổng
thu ngân sách địa phương: 10.013.981 triệu
đồng, trong
đó
- Thu được
hưởng theo phân cấp: 9.309.705 triệu đồng;
- Thu bổ
sung từ ngân sách cấp trên: 704.276 triệu đồng.
2. Bội thu ngân sách
tỉnh (Trả nợ gốc, hoàn trả huyện Văn Giang theo
kiến nghị của Kiểm toán; hỗ trợ giá đất tái định cư các hộ thuộc xã Minh Tân,
huyện Phù Cừ): 26.200 triệu
đồng.
3. Dự toán chi ngân
sách cấp tỉnh: 7.368.906 triệu đồng; trong đó:
3.1. Tổng chi cấp
tỉnh theo lĩnh vực: 3.806.810 triệu đồng.
- Chi đầu tư phát
triển: 1.396.890 triệu đồng.
(Chi tiết
phân bổ vốn đầu tư theo Nghị quyết nhiệm vụ kế hoạch đầu tư công năm 2021)
- Chi thường xuyên:
2.409.920 triệu đồng, trong đó:
+ Chi giáo dục- đào
tạo và dạy nghề là: 404.341 triệu đồng;
+ Chi khoa học và
công nghệ: 30.454 triệu đồng.
3.2. Chi trả lãi các
khoản vay của địa phương (từ nguồn thu tiền sử dụng đất): 4.800 triệu
đồng.
3.3. Chi bổ sung quỹ
dự trữ tài chính: 1.000 triệu đồng.
3.4. Chi dự phòng: 68.625
triệu đồng.
3.5. Chi bổ sung cho
ngân sách cấp dưới: 3.487.671 triệu đồng; trong đó:
- Chi bổ sung cân đối
cho ngân sách cấp dưới: 3.422.236 triệu đồng.
- Chi bổ sung có mục
tiêu cho ngân sách cấp dưới: 65.435 triệu đồng.
4. Phân bổ số bổ sung
cân đối, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện, thị xã, thành phố
- Dự toán thu cân đối
ngân sách huyện, thị xã, thành phố: 2.618.875 triệu đồng.
- Dự toán số thu bổ
sung từ ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện, thị xã, thành phố là 3.487.671triệu
đồng.
- Chi ngân sách
huyện, thị xã, thành phố: 6.106.546 triệu đồng.
Trong đó:
+ Chi đầu tư phát
triển là 1.678.500 triệu đồng;
+ Chi thường xuyên là
4.298.479 triệu đồng (Trong đó: Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề là
1.896.499 triệu đồng);
+ Dự phòng ngân sách
là 121.450 triệu đồng;
+ Chi tạo nguồn điều
chỉnh tiền lương là 8.117 triệu đồng.
(Chi
tiết tại các biểu 30, 32, 33, 34, 35, 37, 39, 41, 42 kèm theo)
Điều 2. Tổ
chức thực hiện
1. Hội đồng nhân dân
tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này,
trong đó:
- Thực hiện dự toán
ngân sách nhà nước phải đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước, đẩy mạnh
thanh tra, kiểm tra và công khai minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước.
Thực hiện nghiêm
kỷ luật tài chính, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đúng mục đích, đúng chế
độ và có hiệu quả.
- Chỉ đạo tổ chức
thực hiện tốt luật thuế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế chống
thất thu; phát hiện kịp thời và xử lý các trường hợp kê khai không đúng, gian lận, trốn
thuế và chây ỳ không nộp thuế.
- Chi ngân sách nhà
nước theo dự toán được giao, tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên của
từng sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị và các huyện, thị xã, thành phố; hạn chế
mua sắm trang thiết bị có giá trị lớn chưa cần thiết, việc mua sắm phải thực
hiện đúng quy định của Luật và Nghị quyết số 145/2018/NQ-HĐND ngày 13/7/2018 của
HĐND tỉnh về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, đơn vị của
tỉnh; thực hiện bố trí việc sửa chữa từ nguồn chi thường xuyên phải đảm bảo
Quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Thông tư
92/2017/TT-BTC ngày 18/9/2017 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, phân bổ
và quyết toán kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở
rộng cơ sở vật chất.
- Tiếp tục thực hiện
cơ chế tạo nguồn để cải cách tiền lương trong năm 2021 từ một phần nguồn thu
được để lại theo chế độ của các cơ quan, đơn vị; tiết kiệm 10% số chi thường
xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương
và các khoản chi cho con người theo chế độ) và nguồn thực hiện cải cách tiền
lương năm 2020 còn dư chuyển sang (nếu có).
- Chủ động bố trí chi
trả nợ lãi các khoản vay của tỉnh trong dự toán chi đầu tư phát triển; bố trí
chi trả nợ gốc theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước từ nguồn bội thu
tiền sử dụng đất, bội thu ngân sách nhà nước, tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư
và vay mới trong năm 2021.
- Trường
hợp thu ngân sách địa phương dự kiến giảm so với dự toán,
phải chủ động xây dựng phương án điều hành để đảm bảo cân đối ngân
sách địa phương, ưu tiên thực hiện các chính sách, chế độ liên quan đến con
người, an sinh xã hội theo quy định của pháp
luật.
- Hết năm
ngân sách, chỉ những khoản theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước mới được
chuyển nguồn sang năm sau để thực hiện. Số còn lại sẽ bị cắt hủy dự toán, không
xem xét chuyển nguồn hay bổ sung các khoản chi này.
2. Thường trực
Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu và các
vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ chức năng nhiệm vụ theo quy định của
pháp luật giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này được
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI, kỳ họp thứ Mười bốn nhất trí thông qua ngày 01
tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày ký./.