Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 4176/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên Người ký: Dương Văn Lượng
Ngày ban hành: 29/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4176/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 29 tháng 12 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2021-2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khoá XV về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 1689/QĐ-TTg ngày 11/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Nghị quyết số 196/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh Thái Nguyên thông qua Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 4212/TTr-SNN ngày 28/12/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025 (có Đề án chi tiết kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Nông nghiệp và PTNT (Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh) chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án, theo dõi đôn đốc, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện, chủ động tham mưu, đề xuất các giải pháp thực hiện Đề án.

2. Các Sở, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch và hướng dẫn triển khai thực hiện các nội dung của Đề án thuộc lĩnh vực, ngành quản lý; theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) kết quả thực hiện.

3. UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng Đề án, kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn; định kỳ tổng hợp báo cáo báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) kết quả thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám Đốc Sở Nông nghiệp và PTNT; Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực: Tỉnh ủy; HĐND tỉnh (B/c);
- Ủy ban MTTQ tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu VT, CNN&XD, TH,
KT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Văn Lượng

 

ĐỀ ÁN

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 4176/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

PHẦN MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Sau 10 năm triển khai thực hiện, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các cấp, các ngành, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã thực sự trở thành một phong trào lớn, rộng khắp, được cả hệ thống chính trị và nhân dân đồng tình, ủng hộ, tham gia, khơi dậy được tiềm năng, lợi thế của các địa phương, phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn nên đã đạt được nhiều kết quả tích cực: hạ tầng được đầu tư nâng cấp khá đồng bộ, diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi rõ nét, bản sắc văn hóa của các địa phương được duy trì và củng cố, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.

Với quan điểm “Xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài, thường xuyên và liên tục, điểm khởi đầu nhưng không điểm kết thúc”. Trên cơ sở những kết quả đạt được của 10 năm triển khai thực hiện, Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ cần quan tâm đặc biệt, với mục tiêu đến hết năm 2025 tỉnh Thái Nguyên có 95% số xã đạt chuẩn NTM; 06 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM và đạt chuẩn NTM.

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu trên, cần phải xây dựng “Đề án Xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025” nhằm xác định rõ yêu cầu, nhiệm vụ và các giải pháp để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện trong thời gian tới.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;

- Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

- Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước số 59/2020/QH14;

- Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công số 64/2020/QH14;

- Nghị quyết số 25/2021/QH, ngày 28/7/2021 của Quốc hội khoá XV về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025;

- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP , ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW xác định nhiệm vụ xây dựng “Chương trình MTQG về xây dựng NTM”;

- Nghị định số 40/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;

- Quyết định số 1689/QĐ-TTg , ngày 11/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết 25/2021/QH15 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025;

- Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên khóa XX, nhiệm kỳ 2020-2025;

- Chương trình hành động số 01-CTr/TU ngày 23/11/2020 của Tỉnh ủy Thái Nguyên, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025;

- Nghị quyết số 82/NQ-HĐND ngày 21/6/2021 của HĐND tỉnh Thái Nguyên về dự kiến kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025.

III. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Phạm vi: Trên địa bàn nông thôn của tỉnh, bao gồm: Các xóm (thôn, bản), các xã, các huyện, các thành phố và thị xã của tỉnh.

2. Thời gian: Từ năm 2021 đến hết năm 2025.

PHẦN 1

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

- Để triển khai thực hiện Chương trình, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh và Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh (BCĐ) đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện Chương trình. Xây dựng Chương trình hành động, Kế hoạch cụ thể cho từng năm và cả giai đoạn; đồng thời thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện Chương trình.

- Cấp ủy Đảng địa phương các cấp và các chi bộ xóm đều ban hành Nghị quyết chuyên đề lãnh đạo triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM. Thường xuyên kiện toàn BCĐ và bộ máy giúp việc BCĐ các cấp (tỉnh, huyện, xã) theo quy định. Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và chính quyền các địa phương đã xây dựng kế hoạch, có hướng dẫn cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện trong toàn tỉnh.

- Trên cơ sở các quy định, hướng dẫn của Trung ương và xuất phát từ thực tế địa phương, trong giai đoạn 2016-2020 tỉnh Thái Nguyên đã có các cơ chế, chính sách hỗ trợ Chương trình MTQG xây dựng NTM, cụ thể:

+ Cơ chế hỗ trợ kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn: Hỗ trợ cho các xã đăng ký đạt chuẩn NTM: bình quân 04 tỷ đồng/xã; các xã xây dựng NTM kiểu mẫu: 02 tỷ đồng/xã; xã đã đạt chuẩn NTM: 300 triệu đồng/xã; xã còn lại: 400 triệu đồng/xã.

+ Cơ chế hỗ trợ xi măng xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn: Từ năm 2016-2020 hỗ trợ 455.000 tấn.

+ Cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua triển khai các dự án, đề án, phương án hỗ trợ phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng NTM1. Ngoài ra, hàng năm bố trí khoảng 10 tỷ đồng hỗ trợ các mô hình, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung, ứng dụng khoa học công nghệ, liên kết theo chuỗi giá trị.

- Cùng với các cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh, các huyện, thành phố, thị xã cũng đã ban hành một số cơ chế riêng của địa phương để hỗ trợ cho Chương trình, như: hỗ trợ một phần kinh phí mua vật liệu chủ yếu (đá, cát, xi măng, ống cống,...) làm đường giao thông nông thôn (thị xã Phổ Yên, huyện Định Hóa, huyện Võ Nhai); thành lập Quỹ xây dựng NTM (huyện Định Hóa, Võ Nhai); hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà văn hóa xóm (thị xã Phổ Yên, huyện: Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương, Phủ Bình, Võ Nhai...); hỗ trợ nâng cấp cải tạo nghĩa trang xóm, liên xóm (huyện Võ Nhai); hỗ trợ xây dựng hộ gia đình NTM, xóm NTM kiểu mẫu (TP. Sông Công, huyện Định Hóa); hỗ trợ lập hồ sơ thiết kế đối với các công trình kết cấu hạ tầng đơn giản như giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa xóm (huyện: Đại Từ, Định Hóa, Võ Nhai, Đồng Hỷ)...

(Chi tiết tại Biểu số 01)

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

- Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM với phong trào “Thái Nguyên chung sức xây dựng nông thôn mới” đã có sức lan tỏa mạnh mẽ và sâu rộng, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp và toàn xã hội, đặc biệt là sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của người dân nông thôn. Hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn; vai trò của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể được phát huy, dân chủ ở nông thôn được nâng lên. Niềm tin của người dân vào các chủ trương, chính sách, sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền được nâng cao. Hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn khang trang, sạch, đẹp hơn. Đốn nay, 100% các xã có đường giao thông kết nối với trung tâm huyện; hệ thống đường trục xóm, liên xóm, ngõ xóm và đường trục chính nội đồng được đầu tư trải nhựa hoặc đổ bê tông, cứng hóa; hệ thống lưới điện trung, hạ thế được đầu tư đã phủ kín 100% các xã, xóm; hệ thống thủy lợi, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế, trụ sở xã, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, thông tin truyền thông, công trình cấp nước tập trung,...được quan tâm đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, ngày càng đảm bảo chất lượng, phát huy hiệu quả phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

- Cơ cấu kinh tế, tổ chức sản xuất khu vực nông thôn chuyển đổi theo hướng tích cực, trong đó kinh tế tập thể từng bước được củng cố và phát triển, thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản đã góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho các hộ dân. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2020 đạt 41,7 triệu đồng/người/năm vượt 5,7 triệu đồng/người/năm so với mục tiêu của Đề án.

- Công tác bảo vệ môi trường nông thôn được chú trọng, có nhiều chuyển biến, từng bước làm thay đổi nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người dân trong sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy xây dựng NTM ngày càng bền vững.

- Trong 5 năm (2016-2020) các chỉ tiêu thực hiện đều đạt và vượt so với kế hoạch của đề án: Có 68 xã được công nhận đạt chuẩn (vượt mục tiêu 8 xã, nâng tổng số xã đạt chuẩn toàn tỉnh là 108 xã), bằng 113,3% kế hoạch giai đoạn 2016- 2020; 03 xã đạt NTM nâng cao và 01 xã NTM kiểu mẫu, đạt so với mục tiêu của đề án 2. Số tiêu chí bình quân toàn tỉnh đạt 17,6 tiêu chí/xã, vượt mục tiêu Đề án (17 tiêu chí/xã). Không còn xã dưới 10 tiêu chí (đạt chỉ tiêu); 03 đơn vị cấp huyện (thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công và thị xã Phổ Yên) được Thủ tướng Chính phủ Quyết định công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (vượt 50% kế hoạch của Đề án); huyện Phú Bình có 100% số xã đạt chuẩn NTM.

(Chi tiết tại Biểu số 02, 03)

III. KẾT QUẢ HUY ĐỘNG, SỬ DỤNG NGUỒN LỰC

1. Tổng vốn huy động thực hiện Chương trình giai đoạn 2016-2020: 6.668 tỷ đồng, chiếm 12,35%, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 1.185 tỷ đồng, chiếm 2,19%.

- Ngân sách địa phương: 2.526 tỷ đồng, chiếm 4,68%.

- Vốn lồng ghép: 1.073 tỷ đồng, chiếm 1,99%.

- Vốn huy động từ người dân, doanh nghiệp: 1.884 tỷ đồng, chiếm 3,49%.

2. Vốn tín dụng (Vốn của ngân hàng cho người dân, Doanh nghiệp vay phát triển sản xuất,...): 47.321 tỷ đồng, chiếm 87,65%.

(Chi tiết tại Biểu số 04)

IV. TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Tồn tại, hn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh cũng còn một số tồn tại, hạn chế nhất định:

- Nông thôn phát triển chưa đồng đều; khoảng cách chênh lệch về xây dựng NTM giữa các vùng, miền còn khá lớn. Trong khi số xã đạt chuẩn NTM tại các thành phố, thị xã và huyện Phú Bình là 100%; huyện Đồng Hỷ là 84,62%; huyện Phú Lương là 76,92%; thì ở các huyện khó khăn hơn như Võ Nhai mới chỉ đạt 35,7%, Định Hóa: 36%. Một số xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn có số tiêu chí đạt chuẩn còn thấp.

- Chất lượng một số tiêu chí ở một số xã đạt chuẩn NTM chưa cao, chưa thật sự bền vững (nhất là đối với các xã đạt chuẩn giai đoạn 2010-2015).

- Đổi mới và phát triển các tổ chức sản xuất còn chậm, kinh tế hộ nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ trọng cao, thiếu liên kết, còn chịu ảnh hưởng nhiều trước biến động của thị trường và thiên tai, dịch bệnh. Chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số loại nông sản chưa cao.

- An toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường nông thôn, tình hình an ninh nông thôn ở một số khu vực vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ và chưa thực sự ổn định.

2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

- Xuất phát điểm của một số địa phương còn thấp, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội không thuận lợi, dân cư phân tán, sản xuất chủ yếu là thuần nông; đời sống, thu nhập, trình độ văn hóa, kỹ thuật người dân còn thấp. Việc huy động đóng góp cho xây dựng NTM gặp nhiều khó khăn, chủ yếu trông chờ vào sự hỗ trợ, đầu tư của nhà nước.

- Nhiều địa phương mới chỉ chủ yếu tập trung vào đầu tư kết cấu hạ tầng mà chưa quan tâm chỉ đạo phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân.

- Một số địa phương ở cơ sở chưa thực sự năng động, sáng tạo, quyết liệt trong việc tổ chức triển khai thực hiện chương trình.

- Tổ chức bộ máy tham mưu thực hiện Chương trình xây dựng NTM các cấp còn nhiều bất cập, nhất là về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tham mưu thực hiện Chương trình ở cấp huyện, cấp xã3.

PHẦN 2

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và hiện đại, gắn với quá trình đô thị hóa. Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng NTM thông minh. Tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng NTM theo hướng bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Có thêm 29 xã trở lên đạt chuẩn NTM, lũy kế đến hết năm 2025 có 131 xã trở lên được công nhận đạt chuẩn NTM (95%), trong đó có 40% số xã đạt NTM nâng cao (52 xã), trên 10% số xã (15 xã) đạt NTM kiểu mẫu.

- Số tiêu chí bình quân toàn tỉnh đạt 18,5 tiêu chí/xã.

- Có thêm 03 huyện trở lên đạt chuẩn NTM, lũy kế đến hết năm 2025 có 06 đơn vị cấp huyện trở lên được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM và đạt chuẩn NTM.

(Chi tiết tại Biểu số 05, 06, 07, 08)

II. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Quy hoạch

Rà soát, điều chỉnh, lập mới quy hoạch cấp xã, huyện, tỉnh đảm bảo xây dựng NTM gắn với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, tạo điều kiện phát triển kinh tế nông thôn và thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó cần đặc biệt quan tâm đối với các quy hoạch như: Giao thông, môi trường, các vùng sản xuất tập trung, các thiết chế phục vụ sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Đến hết năm 2025:

- Cấp xã: 100% số xã đạt tiêu chí về Quy hoạch theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM; 90% số xã đạt tiêu chí về Quy hoạch theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao 4.

- Cấp huyện: 9/9 đơn vị đạt tiêu chí về Quy hoạch theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM; 4/9 đơn vị đạt tiêu chí về Quy hoạch theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao 5.

2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

2.1. Giao thông

Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn xã, hạ tầng giao thông kết nối liên xã, liên huyện, cấp xã: Xây dựng 175 km đường xã, đường từ trung tâm xã đến đường huyện; 482 km đường trục xóm và đường liên xóm; 372 km đường ngõ xóm; 317 km đường trục chính nội đồng. Cấp huyện: xây mới 2,1 km; sửa chữa, nâng cấp 297 km và 06 tuyến đường giao thông liên xã, đường huyện 6. Đến hết năm 2025:

- Cấp xã: Có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí về Giao thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM; 65% số xã đạt chuẩn tiêu chí về Giao thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao 7.

- Cấp huyện: 7/9 đơn vị đạt chuẩn tiêu chí về Giao thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM; 4/9 đơn vị đạt chuẩn tiêu chí về Giao thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao 8.

2.2. Thủy lợi

Cải tạo, nâng cấp, xây mới các công trình thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh (trạm bơm, hồ chứa, đập dâng, kè). Hệ thống thủy lợi liên xã đồng bộ với hệ thống thủy lợi các xã theo quy hoạch. Cụ thể: Hoàn thiện hệ thống thủy lợi liên xã9; xây dựng, sửa chữa, nâng cấp 85 công trình (hồ, đập, kè, trạm bơm); 273 km kênh mương cấp xã10 và một số công trình thủy lợi trên địa bàn 11. Đến hết năm 2025:

- Cấp xã: Có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 3 về Thủy lợi và phòng chống thiên tai theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM; 47% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 3 về Thủy lợi và phòng chống thiên tai theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao 12.

- Cấp huyện: Có 7/9 đơn vị đạt chuẩn tiêu chí về Thủy lợi và phòng chống thiên tai theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM; 4/9 đơn vị đạt chuẩn tiêu chí về Thủy lợi và phòng chống thiên tai theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao 13.

2.3. Điện

Cải tạo và nâng cấp hệ thống lưới điện theo hướng an toàn, ổn định và đảm bảo mỹ quan. Cụ thể: xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo 160 km đường dây trung thế, hạ thế, 59 trạm biến áp. Đến hết năm 2025:

- Cấp xã: Có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí về Điện theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM; có 60% số xã đạt chuẩn tiêu chí về Điện theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao 14.

- Cấp huyện: 7/9 đơn vị đạt chuẩn tiêu chí về Điện theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM; 4/9 đơn vị đạt chuẩn tiêu chí về Điện theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao; hướng đến 100% hộ gia đình nông thôn tiếp cận được nguồn điện ổn định, chất lượng 15.

2.4. Trường học

Tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh các công trình đảm bảo đạt chuẩn cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS cấp xã theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Xây dựng hoàn chỉnh công trình đảm bảo đạt chuẩn cơ sở vật chất cho trường Trung học phổ thông, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện. Cụ thể: Xây dựng một số trường, nhà lớp học, bộ môn và công trình phụ trợ của 9 trường THPT thuộc 6 huyện16; 219 phòng học cho các cơ sở giáo dục mầm non; 164 phòng học cho các cơ sở giáo dục tiểu học; 140 phòng học cho các cơ sở giáo dục THCS 17. Đến hết năm 2025:

- Cấp xã: Có 95% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 5 về Trường học theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM; có 70% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu 5.1 của tiêu chí số 5 về Giáo dục theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao 18.

- Cấp huyện: Có 8/9 đơn vị đạt chuẩn chỉ tiêu 5.3, 5.4 của tiêu chí số 5 về Y tế - Văn hóa - Giáo dục theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM; 5/9 đơn vị đạt chuẩn chỉ tiêu 5.4 và 5.5 của tiêu chí số 5 về Y tế - Văn hóa - Giáo dục theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao 19.

2.5. Cơ sở vật chất văn hóa

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất văn hóa thể thao cấp xã, xóm, hỗ trợ trang thiết bị và kinh phí hoạt động cho thiết chế văn hóa - thể thao. Xây dựng các Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện đạt chuẩn và có nhiều hoạt động văn hóa - thể thao kết nối với các xã có hiệu quả. Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa trên địa bàn xã gắn với phát triển du lịch nông thôn. Cụ thể: xây mới 03 Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông cấp huyện; cải tạo, nâng cấp 03 Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông cấp huyện 20; xây mới 52 Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã; sửa chữa, nâng cấp 18 Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã; xây mới 320 Nhà văn hóa - Khu thể thao xóm; sửa chữa, nâng cấp 144 Nhà văn hóa - Khu thể thao xóm. Đến hết năm 2025:

- Cấp xã: Có 95% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 6 về Cơ sở vật chất văn hóa theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM; có 50% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu 6.1 và 6.2 của tiêu chí số 6 về Văn hóa theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao 21.

- Cấp huyện: Có 7/9 đơn vị đạt chuẩn chí số 5 về Y tế - Văn hóa - Giáo dục theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM; 5/9 đơn vị đạt chuẩn chỉ tiêu 5.2 của tiêu chí số 5 về Y tế - Văn hóa - Giáo dục theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao 22.

2.6. Cơ sở hạ tầng thương mại

Đầu tư cải tạo, nâng cấp, đổi mới về không gian, môi trường và phương thức kinh doanh các chợ truyền thống; Chuyển đổi mô hình tổ chức kinh doanh đối với các chợ đủ điều kiện. Cụ thể: Xây dựng mới, cải tạo nâng cấp 32 chợ (chợ hạng 3) đạt chuẩn. Đến hết năm 2025:

- Cấp xã: Có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 7 về Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn theo Bộ tiêu chí xã NTM; 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 7 về Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn theo Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao23.

- Cấp huyện: có ít nhất 7/9 đơn vị đạt chuẩn chỉ tiêu 6.2 về Kinh tế theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM; 4/9 đơn vị đạt chuẩn chỉ tiêu 6.2 về Kinh tế theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao 24.

2.7. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế

Tiếp tục xây dựng, cải tạo và nâng cấp về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các trạm y tế xã, trong đó tập trung cho các xã miền núi, các xã thuộc vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn. Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đạt chuẩn cho các Trung tâm Y tế huyện. Cụ thể: xây dựng mới 04, cải tạo nâng cấp 50 trạm y tế xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế theo quy định của Bộ Y tế. Đến hết năm 2025:

- 100% trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh BHYT.

- 9/9 đơn vị đạt chuẩn chỉ tiêu số 5.1 của tiêu chí số 5 về Y tế - Văn hóa - Giáo dục theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM25.

2.8. Hệ thống thông tin và truyền thông

Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu đồng bộ, phục vụ cho quá trình ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số; Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở, trong đó tiếp tục phát triển, nâng cấp các đài truyền thanh xã ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông có cụm loa hoạt động đến thôn, bản; Phát triển, duy trì các điểm cung cấp dịch vụ truyền thông đa phương tiện tại các điểm phục vụ bưu chính nhằm nâng cao khả năng phục vụ người dân tiếp cận các dịch vụ công, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ báo chí, xuất bản và các dịch vụ thông tin và truyền thông khác. Cụ thể: đầu tư, nâng cấp 75 đài truyền thanh và ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông có cụm loa hoạt động đến xóm, bản. Đến hết năm 2025:

- Có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM.

- Có 70% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao26.

2.9. Hệ thống nước sạch

Tập trung xây dựng hệ thống cấp nước sạch, trong đó ưu tiên xây dựng và nâng cấp hệ thống các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung và khuyến khích nhân dân xây dựng đầu tư các công trình, thiết bị xử lý nước theo tiêu chuẩn nước họp vệ sinh, nước sạch theo quy định của Bộ Y tế. Cụ thể: xây dựng mới 20, cải tạo nâng cấp 20 công trình nước sinh hoạt tập trung. Đến hết năm 2025:

- Có 98% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 60% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế; 100% trường học và trạm y tế xã có công trình nhà tiêu hợp vệ sinh, ít nhất 75% có nước sạch; Có ít nhất 95% số xã đạt chỉ tiêu số 17.1 của tiêu chí số 17 về Môi trường và An toàn thực phẩm theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM.

- Có 55% số xã đạt chỉ tiêu số 18.1, 18.2 của tiêu chí số 18 về Chất lượng môi trường sống theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao 27.

3. Kinh tế và Tổ chức sản xuất

- Xây dựng và phát triển các vùng sản xuất tập trung, cơ giới hóa đồng bộ, nâng cao năng lực chế biến và bảo quản nông sản theo các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu chuẩn chất lượng và mã vùng nguyên liệu.

- Tập trung triển khai các nội dung cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ gắn với phát huy lợi thế về địa hình, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên và hạ tầng kinh tế xã hội.

- Đẩy mạnh thực hiện Đề án “Phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”, Đề án “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2019-2025”, gắn với xây dựng phát triển dịch vụ du lịch; triển khai hiệu quả các giải pháp bảo tồn và phát triển ngành nghề nông thôn.

- Triển khai hiệu quả Đề án phát triển kinh tế tập thể tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, đổi mới và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất và HTX, trong đó ưu tiên các HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết với các doanh nghiệp trong chế biến, tiêu thụ nông sản, thích ứng với cơ chế thị trường; thực hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi giá trị; thúc đẩy thực hiện bảo hiểm trong nông nghiệp.

- Xây dựng, phát triển các kênh phân phối, mô hình kết nối, xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, nông thôn gắn với chuỗi các chợ đầu mối, trung tâm cung ứng hàng nông sản, hệ thống hạ tầng thương mại hiện đại, xây dựng các mô hình chợ nông thôn tiện ích, an toàn, thông minh; Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thương mại nông thôn (cán bộ quản lý chợ, hộ kinh doanh tại chợ, hộ kinh doanh tại địa bàn nông thôn) gắn với nhu cầu thị trường.

- Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn với nhu cầu của thị trường, HTX và doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ nông thôn.

- Thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 để thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số và vùng miền núi của các huyện Võ Nhai, Định Hóa, Đồng Hỷ so với bình quân chung của cả tỉnh; thực hiện hiệu quả các chính sách an sinh xã hội đối với người nghèo, đồng bào dân tộc và đối tượng dễ bị tổn thương.

Đến hết năm 2025:

- Cấp xã: Có ít nhất 95% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 10 về Thu nhập, số 11 về Hộ nghèo; 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 12 về Lao động, số 13 về Tổ chức sản xuất theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM 28; 70% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 10 về Thu nhập; 60% số xã đạt tiêu chí số 11 về Hộ nghèo; 80% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 12 về Lao động, số 13 về Tổ chức sản xuất theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao; 100% số người gặp khó khăn được trợ cấp đột xuất29;

- Cấp huyện: Có ít nhất 6/9 đơn vị đạt chuẩn chỉ tiêu 6.1, 6.3 của tiêu chí số 6 về Kinh tế theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM; 4/9 đơn vị đạt chuẩn chỉ tiêu 6.1, 6.3 và 6.4 của tiêu chí số 6 về Kinh tế theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao 30.

4. Nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân

Chú trọng nâng cao hiệu quả của công tác y tế tại tuyến xã và tuyến huyện đảm bảo hiệu quả công tác y tế dự phòng, cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân nông thôn; Nâng cao chất lượng giáo dục, phổ cập giáo dục, ưu tiên các chính sách để hỗ trợ khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn vùng miền núi, khu công nghiệp để nâng cao tỷ lệ huy động trẻ đến trường. Tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2025. Đến hết năm 2025:

- Cấp xã: 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 14 về Giáo dục và Đào tạo; 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 15 về Y tế theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM; Có ít nhất 70% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 5 về Giáo dục; 60% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 14 về Y tế thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao.

- Cấp huyện: 9/9 đơn vị đạt chuẩn tiêu chí số 5 về Y tế - Văn hóa - Giáo dục thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM. Có ít nhất 5/9 đơn vị đạt chuẩn tiêu chí số 5 về Y tế - Văn hóa - Giáo dục thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao31.

5. Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa

Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa cơ sở để khai thác hiệu quả hệ thống hạ tầng, thiết chế văn hóa cơ sở đã được đầu tư; Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, nhân rộng mô hình câu lạc bộ hoạt động văn hóa văn nghệ nhằm bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống. Phát triển các mô hình du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao giá trị kinh tế của các giá trị văn hóa. Đến hết năm 2025:

- Cấp xã: Có ít nhất 95% số xã chuẩn đạt tiêu chí số 16 về Văn hóa trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM; 70% số xã chuẩn đạt tiêu chí số 6 về Văn hóa theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao32.

- Cấp huyện: Có ít nhất 5/9 đơn vị đạt chỉ tiêu số 5.3 (Các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc được kế thừa và phát huy hiệu quả; các di sản văn hóa trên địa bàn được kiểm kê, ghi danh, truyền dậy, xếp hạng, tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy giá trị hiệu quả) của tiêu chí số 5 theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao 33.

6. Môi trường

Tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường và xây dựng cảnh quan: sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn; xây dựng, tổ chức hướng dẫn thực hiện việc phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý rác, đặc biệt là phân loại rác thải tại nguồn; kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải và chất thải; thúc đẩy công tác quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp, làng nghề, chất thải rắn và nước thải sinh hoạt; hình thành các mô hình sản xuất sinh thái, an toàn với môi trường ...Đến hết năm 2025:

- Cấp xã: Có ít nhất 95% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 17 về Môi trường và an toàn thực phẩm theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM; 60% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 17 về Môi trường; 70% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 18 về Chất lượng môi trường sống theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao34.

- Cấp huyện: Có ít nhất 6/9 đơn vị đạt chuẩn tiêu chí số 7 về Môi trường; có 7/9 đơn vị đạt chuẩn tiêu chí số 8 về Chất lượng môi trường sống thuộc Bộ tiêu chí về huyện NTM35; Có ít nhất 3/9 đơn vị đạt chuẩn tiêu chí số 7 về Môi trường; 4/9 đơn vị đạt chuẩn tiêu chí số 8 về Chất lượng môi trường sống trong Bộ tiêu chí về huyện NTM nâng cao36.

7. Hệ thống chính trị và Tiếp cận pháp luật

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cho cán bộ, công chức xã theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các dịch vụ hành chính công nhằm nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính theo hướng minh bạch, công khai và hiệu quả ở các cấp (xã, huyện, tỉnh); thúc đẩy quá trình số hóa, công nghệ số trong nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng NTM thông minh.

- Tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; tăng cường bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội.

- Tăng cường hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở; nâng cao hoạt động trợ giúp pháp lý, giải quyết hòa giải, mâu thuẫn ở khu vực nông thôn.

Đến hết năm 2025:

- Cấp xã: Có ít nhất 95% xã đạt chuẩn tiêu chí số 18 về Hệ thống chính trị và Tiếp cận pháp luật theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM37; Có ít nhất 70% số xã chuẩn đạt tiêu chí số 15 về Hành Chính công; 60% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 16 về Tiếp cận pháp luật theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao 38;

- Cấp huyện: Có ít nhất 6/9 đơn vị đạt chỉ tiêu 9.2 của tiêu chí số 9 về An ninh trật tự - Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM; 3/9 đơn vị đạt chỉ tiêu 9.2 của tiêu chí số 9 về An ninh trật tự - Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao39;

8. Quốc phòng và An ninh

- Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn nông thôn, phát hiện, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện ngay tại cơ sở, hạn chế để hình thành “điểm nóng” phức tạp về an ninh, trật tự; nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; củng cố, xây dựng, nhân rộng các mô hình tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo hướng tự quản, tự phòng, tự bảo vệ về an ninh, trật tự, giữ vững bình yên thôn xóm, góp phần phục vụ có hiệu quả sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng NTM.

- Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp”, hoàn thành các chỉ tiêu quân sự, quốc phòng được giao; góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân; tích cực xây dựng địa bàn nông thôn vững mạnh toàn diện, đảm bảo giữ vững tiêu chí quân sự, quốc phòng trong xây dựng NTM.

Đến hết năm 2025:

- Cấp xã: Có ít nhất 98% số xã đạt chỉ tiêu 19.2 của tiêu chí số 19 về Quốc phòng và An ninh theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM. Có ít nhất 70% số xã đạt tiêu chí số 19 về Quốc phòng và An ninh theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao 40.

- Cấp huyện: Có ít nhất 6/9 đơn vị đạt chỉ tiêu 9.1 (Đảm bảo an ninh, trật tự) của tiêu chí số 9 về An ninh trật tự - Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM; 4/9 đơn vị đạt chỉ tiêu 9.1 (An ninh, trật tự trên địa bàn huyện được giữ vững ổn định và nâng cao) của tiêu chí số 9 về An ninh trật tự - Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao 41.

III. DỰ KIẾN NHU CẦU NGUỒN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Tổng nguồn vốn dự kiến: 52.559 tỷ đồng, với cơ cấu như sau:

1. Nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM: 7.559 tỷ đồng, chiếm 14,38%, gồm:

- Ngân sách Trung ương: 1.231 tỷ đồng, chiếm 2,34%.

- Ngân sách địa phương: 1.826 tỷ đồng, chiếm 3,47% (trong đó: vốn đầu tư phát triển: 1.426 tỷ đồng; vốn hỗ trợ xi măng: 400 tỷ đồng).

- Vốn lồng ghép: 1.527 tỷ đồng, chiếm 2,91%.

- Vốn huy động từ người dân, doanh nghiệp: 2.975 tỷ đồng, chiếm 5,66%.

2. Vốn tín dụng (Ngân hàng cho người dân, doanh nghiệp vay phát triển sản xuất,...): 45.000 tỷ đồng, chiếm 85,62%.

(Chi tiết tại Biểu số 09)

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. cấp ủy Đảng các cấp ban hành nghị quyết lãnh đạo, triển khai thực hiện; các Sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, đề án, đề ra mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp hằng năm và cả giai đoạn để thực hiện; xác định nội dung xây dựng NTM là nhiệm vụ chính trị quan trọng của các Sở, ngành và địa phương.

- Kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp, Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM cấp tỉnh, cấp huyện và đội ngũ cán bộ xây dựng NTM cấp xã, xóm theo quy định của Trung ương và của tỉnh.

- Trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương và điều kiện thực tế của tỉnh, Ban hành Bộ tiêu chí xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 của tỉnh (gồm: Bộ tiêu chí hộ gia đình NTM, xóm NTM kiểu mẫu, xã NTM, xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu), các thiết kế mẫu, thiết kế điển hình về xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn (giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa...) và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện.

- Căn cứ mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ Đề án của tỉnh, Ban chỉ đạo cấp huyện, xã xây dựng kế hoạch, xác định khối lượng công việc, lộ trình thời gian cần hoàn thành, đưa ra giải pháp cụ thể, linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế, theo từng nhóm xã, huyện (xã chưa đạt chuẩn NTM, xã đã đạt chuẩn NTM, xã xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, huyện NTM) để tổ chức triển khai thực hiện.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức, sát với thực tế, phù hợp với từng đối tượng để nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân. Quán triệt quan điểm: Xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm, toàn diện, lâu dài trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; là quá trình thường xuyên, liên tục, “có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc”.

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và các phong trào, các cuộc vận động khác trên địa bàn nông thôn, khơi dậy khát vọng của người dân; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện và nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Thái Nguyên chung sức xây dựng nông thôn mới”; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các đoàn thể chính trị - xã hội, với vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc.

- Thực hiện tốt công tác thi đua, đề xuất mức khen thưởng đúng đối tượng, phù hợp với điều kiện thực tế để động viên kịp thời các tổ chức và cá nhân làm tốt, có nhiều đóng góp cho Chương trình, những địa phương hoàn thành trước kế hoạch.... Xây dựng và nhân rộng những cách làm hay, mô hình điểm, mô hình mẫu về xây dựng NTM: Mô hình hộ gia đình NTM, mô hình xóm NTM kiểu mẫu, xã NTM kiểu mẫu,... lấy mô hình xây dựng “xóm NTM kiểu mẫu” làm hạt nhân tạo ra diện mạo mới, người dân nông thôn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

3. Thực hiện tốt quy hoạch nông thôn gắn với quy hoạch phát triển đô thị

Thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý, thực hiện quy hoạch nông thôn; đảm bảo công khai, dân chủ, có sự tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến của người dân. Ưu tiên quy hoạch quỹ đất xây dựng các công trình văn hóa, thể thao, công trình công cộng, khu sản xuất tập trung,...

4. Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn

- Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách thuộc các Chương trình MTQG 42; cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2013); chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018); các cơ chế, chính sách ban hành theo Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐND ngày 23/7/2019 của HĐND tỉnh về khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn; các cơ chế, chính sách ban hành theo các chương trình, đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh như: Đề án “Phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”, Đề án: “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019-2025” và các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn nông thôn.

- Tiếp tục ban hành cơ chế, chính sách của tỉnh về hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng xây dựng nông thôn mới để tập trung hỗ trợ, thu hút thêm nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng.

- Các huyện, thành phố, thị xã, các xã căn cứ vào điều kiện thực tế và khả năng ngân sách của địa phương, ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ triển khai thực hiện để đạt được các mục tiêu của Đề án. Rà soát quỹ đất lập quy hoạch thực hiện dự án các khu dân cư, khu đô thị để tăng cường huy động nguồn lực thực hiện xây dựng NTM.

5. Tập trung huy động nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn

Xác định phát triển kết cấu hạ tầng là một trong khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn do vậy cần tập trung huy động, thực hiện lồng ghép hiệu quả nguồn vốn của 03 Chương trình MTQG và các chương trình, dự án khác trên địa bàn nông thôn để xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn như: hạ tầng giao thông, thủy lợi, hạ tầng viễn thông, các thiết chế phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư,... đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, vừa tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, vừa phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân nông thôn, đồng thời đạt các mục tiêu của Đề án và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn.

6. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn

Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhu: giống cây trồng vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, thích ứng biến đổi khí hậu; quy trình sản xuất an toàn, chất lượng; công nghệ sau thu hoạch, chế biến và bảo quản sản phẩm…; tập trung phát triển tổ chức sản xuất theo các mô hình kinh tế tập thể, mô hình liên kết chuỗi giá trị, tạo động lực để cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh gắn với chuyển đổi số, kinh tế số trong nông nghiệp; phát triển các sản phẩm nông sản chủ lực, sản phẩm OCOP của địa phương tạo giá trị gia tăng cao, đảm bảo bền vững.

7. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và hướng dẫn thực hiện

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án, trọng tâm là việc thực hiện cơ chế, chính sách, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực; quản lý, sử dụng, nâng cao chất lượng các công trình.

- Trên cơ sở quy định, hướng dẫn của Trung ương, tỉnh; các Sở, ban, ngành, địa phương căn cứ chức năng nhiệm vụ kịp thời ban hành hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án đảm bảo thiết thực, hiệu quả, sát thực tế và đúng quy định.

- Phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và giám sát của cộng đồng dân cư đối với xây dựng NTM. Tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng NTM trên địa bàn; định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án theo quy định. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đánh giá chất lượng các tiêu chí và công nhận các địa phương đạt chuẩn NTM.

PHẦN 3

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và PTNT (Văn Phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh)

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và các địa phương tham mưu cho UBND tỉnh, BCĐ tỉnh các văn bản chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo quy định; trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ và nguồn vốn ngân sách hàng năm được giao cho Chương trình, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, báo cáo UBND tỉnh giao chỉ tiêu, kế hoạch, nguồn vốn cho các huyện, xã tổ chức triển khai thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ từ ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình; lộ trình phân cấp trong tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng có sự tham gia thực hiện của cộng đồng người dân; xây dựng tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn NSTW, mức vốn đối ứng từ ngân sách địa phương; nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn nguồn ngân sách nhà nước thực hiện chương trình trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ.

- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đối với từng loại công trình xây dựng NTM (Kênh mương thủy lợi, đập tràn, trạm bơm điện,...) và hướng dẫn các địa phương thực hiện theo phân cấp của Chính phủ.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành tham mưu cho UBND tỉnh, BCĐ tỉnh tổ chức hội nghị sơ, tổng kết thực hiện Chương trình 6 tháng, cả năm và giai đoạn; tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình báo cáo Trung ương, tỉnh theo quy định.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của các địa phương trong quá trình triển khai, tham mưu đề xuất với tỉnh những giải pháp để chỉ đạo hỗ trợ các địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan và các địa phương tham mưu UBND tỉnh ban hành bộ tiêu chí hộ gia đình NTM, xóm NTM kiểu mẫu, xã NTM, xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu, huyện NTM giai đoạn 2021 - 2025 và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện. Tham mưu thành lập, kiện toàn Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; Hội đồng thẩm tra huyện đạt chuẩn NTM.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan: Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025. Phối hợp với Sở Nội vụ triển khai, tổng hợp đánh giá thi đua của các địa phương trong Phong trào xây dựng NTM. Phối hợp với các cơ quan thông tin, báo chí tổ chức công tác tuyên truyền về xây dựng NTM các cấp.

- Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng NTM do ngành được phân công phụ trách; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh và các Sở ngành có liên quan triển khai thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi đầu tư xây dựng, cải tạo công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung, chương trình, đề án, dự án do ngành phụ trách (Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2019-2025; Đề án “Phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”...).

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính và các ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Cơ chế phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn; Cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình MTQG, giữa các chương trình MTQG và các chương trình, dự án khác trên địa bàn; cơ chế huy động các nguồn lực khác để thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh và các ngành liên quan tổng hợp kế hoạch, thẩm định kế hoạch đầu tư công, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hằng năm; tham mưu UBND tỉnh cân đối các nguồn vốn đầu tư phát triển trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và hằng năm để thực hiện Chương trình theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh và các ngành liên quan kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ của ngành và theo thẩm quyền.

3. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh tham mưu trình UBND tỉnh bố trí nguồn vốn sự nghiệp, nguồn vốn mua xi măng hỗ trợ các địa phương xây dựng kết cấu hạ tầng từ ngân sách đối với từng nhiệm vụ cụ thể triển khai thực hiện Chương trình theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với Kho bạc Nhà nước, các sở, ngành liên quan hướng dẫn thủ tục thanh, quyết toán, ghi thu, ghi chi các nguồn vốn xây dựng NTM theo hướng đơn giản, cải cách thủ tục hành chính theo quy định hiện hành. Hướng dẫn triển khai thực hiện, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng vốn xây dựng NTM đúng mục đích, đúng quy định hiện hành của nhà nước.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh và các đơn vị liên quan tham mưu phân bổ nguồn kinh phí sự nghiệp của Trung ương giao cho Chương trình MTQG xây dựng NTM. Hướng dẫn thủ tục thanh quyết toán các nguồn vốn sự nghiệp ngân sách Nhà nước, xi măng thực hiện Chương trình; cân đối, bố trí vốn cho Chương trình theo tiến độ và kế hoạch đầu tư trung hạn, hàng năm trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

4. Sở Xây dựng

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan và các địa phương rà soát, bổ sung, quy hoạch tổng thể, quy hoạch chuyên ngành theo hướng chiến lược, hiện đại của cấp xã, huyện. Hướng dẫn, đôn đốc, chỉ đạo các địa phương tổ chức thực hiện quy hoạch theo quy định.

- Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ngành liên quan ban hành hoặc trình UBND ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đối với từng loại công trình xây dựng NTM (Trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, khu thể thao, chợ nông thôn, nhà ở, thoát nước khu dân cư, bãi thu gom xử lý rác thải,...) và hướng dẫn các địa phương thực hiện.

- Hướng dẫn về chế độ, đơn giá và phương pháp lập dự toán xây dựng công trình hạ tầng thi công theo hình thức địa phương tự tổ chức thực hiện; thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng công trình thuộc chuyên ngành quản lý của sở. Chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương thực hiện tốt các chỉ tiêu, tiêu chí do ngành phụ trách.

5. Sở Giao thông vận tải

- Phối hợp với các Sở ngành liên quan và các địa phương rà soát, bổ sung quy hoạch giao thông nông thôn theo hướng hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển kinh - xã hội trước mắt cũng như lâu dài tại các xã, huyện theo quy định; xây dựng kế hoạch/đề án cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn, trong đó chú trọng lồng ghép các nguồn vốn vào xây dựng hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn theo quy định.

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng đường giao thông nông thôn, giải pháp cải tạo nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn phù hợp với thực trạng và điều kiện nguồn vốn theo tiêu chí xây dựng NTM; hướng dẫn, đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới; quản lý, duy tu, bảo dưỡng, sử dụng hệ thống đường giao thông trên địa bàn huyện, xã (bao gồm cả giao thông nội đồng).

6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Hướng dẫn, đôn đốc địa phương thực hiện các nội dung liên quan đến lĩnh vực của ngành gồm: Xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, thể thao, thực hiện hương ước, quy ước và thiết chế văn hóa cơ sở; tuyên truyền vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, hướng dẫn, chỉ đạo, nâng cao tỷ lệ xóm đạt văn hóa.

- Xây dựng thôn, xóm văn hóa theo tiêu chí của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; tăng cường các hoạt động giữ gìn, bảo tồn truyền thống văn hóa tốt đẹp trong nhân dân; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng và tổ chức hệ thống Câu lạc bộ văn hóa thể thao xã, xóm; xây dựng công trình văn hóa đạt chuẩn Quốc gia. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, đơn vị liên quan xây dựng và phát triển các mô hình nông nghiệp sinh thái gắn với du lịch. Chỉ đạo, hỗ trợ hướng dẫn, đôn đốc các địa phương hoàn thành tốt các chỉ tiêu, tiêu chí ngành phụ trách.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan và các địa phương rà soát quy hoạch, cơ sở vật chất hệ thống trường học trên địa bàn tỉnh, tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch, đề án xây dựng trường học các cấp đạt chuẩn cấp độ phù hợp với từng giai đoạn theo quy định.

- Nâng cao chất lượng dạy và học các cấp; chỉ đạo, hỗ trợ hướng dẫn, đôn đốc các địa phương hoàn thành tốt các chỉ tiêu, tiêu chí ngành phụ trách.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và các địa phương rà soát quy hoạch, cơ sở vật chất trang thiết bị, xây dựng kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ các địa phương sửa chữa, nâng cấp, xây mới các bưu điện tuyến xã đạt tiêu chí NTM, đảm bảo phát triển dịch vụ, phục vụ đời sống dân sinh, phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới. Phối hợp, hướng dẫn các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực bưu chính viễn thông xây dựng kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Chủ trì huy động nguồn lực trong đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hệ thống internet đến tất cả các thôn, xóm, xã trong giai đoạn 2021-2025, thực hiện chuyển đổi số, kinh tế số khu vực nông nghiệp nông thôn. Phối hợp với các địa phương kiểm tra rà soát lại cơ sở vật chất, chất lượng hoạt động của các trạm truyền thanh xã, xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương hoàn thành tiêu chí về thông tin, truyền thông do ngành phụ trách.

9. Sở Y tế

- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao sức khỏe, phòng chống suy dinh dưỡng, tham gia bảo hiểm y tế, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan và các địa phương, rà soát, đánh giá cơ sở vật chất, chất lượng chăm sóc sức khỏe tại các trạm y tế tuyến xã; thu hút, huy động nguồn lực, chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ các địa phương, đơn vị xây dựng, cải tạo nâng cấp trang thiết bị các trạm y tế đặc biệt là tại các xã chưa đạt chuẩn về y tế, đảm bảo đáp ứng chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn.

- Đào tạo nâng cao năng lực viên chức y tế cấp xã đảm bảo các hoạt động ở địa phương theo quy định, chủ trì, phối hợp với các địa phương thực hiện tốt các nội dung, chỉ tiêu, tiêu chí do ngành phụ trách.

10. Sở Nội vụ

- Chủ trì, phối hợp với các sở ngành và các địa phương tham mưu cho tỉnh phát động, triển khai phong trào thi đua “Thái Nguyên chung sức xây dựng nông thôn mới”. Tham mưu đề xuất khen thưởng kịp các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong Chương trình MTQG xây dựng NTM.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương làm tốt công tác quy hoạch cán bộ; tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM. Ban hành chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ đã đào tạo đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để nhanh chóng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ.

11. Sở Tư pháp

- Tích cực tham mưu, đề xuất thể chế hóa đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, khả thi các chủ trương, chính sách xây dựng NTM và các chủ trương, chính sách pháp luật liên quan trực tiếp đến xây dựng NTM.

- Kiến nghị, đề xuất các biện pháp, giải pháp tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, rào cản về cơ chế, chính sách, pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nông dân, giải phóng sức lao động, tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích, thu hút các nguồn lực, nhất là nguồn lực của nhân dân và doanh nghiệp vào sự nghiệp xây dựng NTM.

- Đẩy mạnh phong trào xây dựng và thực hiện Hương ước, quy ước ở các thôn, làng, bản, khu dân cư... trên địa bàn cấp xã ở nông thôn, phát huy ý thức tự quản, tăng cường đoàn kết, chấp hành tốt pháp luật, phát huy phong tục tập quán, truyền thống, đạo đức tốt đẹp của các cộng đồng dân cư ở nông thôn.

- Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý, phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở trên địa bàn cấp xã,...

12. Công an tỉnh

- Xây dựng đề án, kế hoạch và chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo an ninh trật tự các xã, huyện giai đoạn 2021-2025; giữ vững, ổn định an ninh nông thôn, đạt chuẩn theo bộ tiêu chí NTM.

- Hướng dẫn, chỉ đạo nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu. Điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo điều kiện cho lượng lực lượng an ninh xã, xóm hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng NTM.

13. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị liên quan và các địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên diện tích đất canh tác, trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, phát triển công nghiệp chế biến, theo hướng phát triển kinh tế nông nghiệp với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, trong đó đặc biệt quan tâm đến chuyển đổi số, kinh tế số.

- Tổng hợp đề xuất nhiệm vụ KHCN xây dựng NTM hàng năm.

14. Sở Công Thương

- Phối hợp với các Sở, ngành rà soát quy hoạch, kiểm tra chất lượng hệ thống điện trên địa bàn nông thôn; chỉ đạo xây dựng kế hoạch, quản lý, hướng dẫn, các địa phương sửa chữa nâng cấp hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, dịch vụ thương mại trên địa bàn xã; các xã đạt tiêu chí về điện.

- Rà soát quy hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương xây dựng hệ thống chợ nông thôn đảm bảo đạt tiêu chí NTM, trong đó ưu tiên các xã trong năm kế hoạch đạt chuẩn. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm gắn liền với việc xây dựng thương hiệu cho nông sản hàng hóa và sản phẩm, khuyến khích thúc đẩy phát triển hệ thống phân phối bán lẻ, kết nối hệ thống thương mại điện tử giúp nông dân giao thương hàng hóa theo hướng hiện đại.

15. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, xóm theo quy hoạch, gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước thải khu dân cư; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xóm, xã; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng,...

- Chủ trì hướng dẫn lập và triển khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch chuyển đổi các loại đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các cây trồng khác... tổ chức thực hiện dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp; phối hợp với Sở Xây dựng quy hoạch các khu dân cư kiểu mẫu.

- Tăng cường công tác kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh về bảo vệ môi trường; xử lý ô nhiễm môi trường khu dân cư nông thôn, làng nghề; xây dựng điểm thu gom, xử lý rác tập trung theo tiêu chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

16. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Điều phối NTM tỉnh và các Sở, ngành có liên quan hướng dẫn các địa phương chủ động lồng ghép và bố trí vốn của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, các huyện nghèo, bám sát quy định của bộ tiêu chí để thực hiện hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM.

- Hướng dẫn các cơ quan chức năng có liên quan, các địa phương triển khai các dự án thành phần của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đảm bảo không chồng chéo, trùng lặp đối tượng hỗ trợ, sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong công tác giảm nghèo gắn với Chương trình MTQG xây dựng NTM.

17. Cục Thống kê tỉnh

- Điều tra công bố thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của tỉnh hàng năm làm căn cứ để đánh giá kết quả và xây dựng kế hoạch; hướng dẫn điều tra, công bố thu nhập bình quân đầu người của các xã đăng ký đạt chuẩn NTM, xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu theo kế hoạch của các địa phương và của tỉnh.

- Sáu tháng, một năm thống kê thực trạng, kết quả xây dựng NTM trong toàn tỉnh theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, báo cáo UBND tỉnh công bố.

18. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

- Chỉ đạo các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đảm bảo đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất của các tổ chức, cá nhân.

- Thực hiện các quy định của Trung ương, hướng dẫn các thủ tục vay vốn đơn giản, thuận tiện, vừa đảm bảo các hoạt động ngân hàng, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân vay vốn để phát triển kinh tế, xây dựng NTM, trong đó đặc biệt ưu tiên, khuyến khích định hướng, hỗ trợ các mô hình kinh tế liên kết theo chuỗi giá trị, tổ chức theo hình thức kinh tế hợp tác xã, doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất quy mô lớn.

19. Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Thái Nguyên

- Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM; thông tin các mô hình, các kinh nghiệm, các vướng mắc của người dân và tổ chức trong quá trình xây dựng NTM.

- Xây dựng và thực hiện chuyên mục xây dựng NTM, tuyên truyền chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước; biểu dương các điển hình tốt, phê phán những mặt tồn tại, hạn chế. Hàng năm tổ chức cuộc thi viết, xây dựng các chuyên đề dự thi về tuyên truyền NTM.

21. Liên minh Hợp tác xã tỉnh

- Tuyên truyền, vận động, tham gia xây dựng các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) và liên hiệp các HTX. Hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ cần thiết cho sự hình thành và phát triển của các THT, HTX, liên hiệp HTX.

- Tham mưu đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các mô hình HTX kiểu mới, thúc đẩy liên kết giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn.

22. Ban Dân tộc tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Điều phối NTM tỉnh và các Sở, ngành có liên quan hướng dẫn các địa phương bố trí vốn của Chương trình MTQG Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030 trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng DTTS và Miền núi để thực hiện các mục tiêu xây dựng NTM theo quy hoạch, đề án và bộ tiêu chí xây dựng NTM.

- Hướng dẫn các cơ quan chức năng có liên quan và các địa phương triển khai các dự án thành phần của Chương trình MTQG Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đảm bảo không chồng chéo, trùng lặp đối tượng hỗ trợ và nội dung thực hiện gắn với việc hoàn thành các tiêu chí của Chương trình MTQG xây dựng NTM.

23. Đề nghị Ủy ban mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp

- Tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, các tầng lớp Nhân dân thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, huy động nguồn lực, vốn từ người dân, của cộng đồng tham gia xây dựng NTM. Phát huy vai trò chủ thể, tính tự quản trong phát triển sản xuất, kinh doanh, từng bước nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống cho người dân từ thôn, xóm, cộng đồng dân cư.

- Nâng cao vai trò giám sát và phản biện xã hội; tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng NTM theo quy định.

24. Hội Nông dân tỉnh

- Phát huy vai trò nòng cốt, đẩy mạnh tuyên truyền cho hội viên và nhân dân nâng cao nhận thức về xây dựng NTM. Đổi mới hình thức tuyên truyền theo hướng thiết thực; gắn tuyên truyền miệng với xây dựng các mô hình, tổ chức cán bộ, hội viên, nông dân tham quan, học tập.

- Vận động cán bộ, hội viên, nông dân tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hiến đất, đóng góp ngày công, tiền của nhất là xây dựng giao thông nông thôn, thực hiện tốt vai trò giám sát; xây dựng, bảo vệ, duy tu và nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn; thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tổ chức các hoạt động hỗ trợ, đào tạo nghề cho nông dân phát triển kinh tế và phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nông dân.

- Đẩy mạnh Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, tạo sức lan tỏa, góp phần thực hiện tốt phong trào “Thái Nguyên chung sức xây dựng nông thôn mới”

- Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa. Tham gia bảo vệ môi trường, cải tạo cảnh quan nông thôn; tham gia xây dựng hệ thống chính trị, giữ vững quốc phòng, an ninh.

- Đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, vận động nông dân xây dựng gia đình văn hóa; tham gia xây dựng thôn, xóm văn hóa... Phối hợp các ngành tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, tạo sân chơi bổ ích, thu hút đông đảo nông dân tham gia, giao lưu rộng rãi giữa các vùng, miền, dân tộc góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống đoàn kết của dân tộc.

- Tích cực, chủ động đề xuất chính sách, tham gia giám sát và phản biện việc thực hiện các chính sách xây dựng nông thôn mới.

25. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức, giúp hội viên, phụ nữ hiểu và tự giác thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM, thực hiện các tiêu chí về NTM.

- Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, duy trì và nhân rộng các mô hình về bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp, đồng thời tham gia thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng NTM, gắn với phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”.

- Vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia chuyển đổi hình thức sản xuất, cơ cấu kinh tế; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn.

- Tiếp tục thực hiện Cuộc vận động ủng hộ, xây dựng Mái ấm tình thương cho phụ nữ nghèo, phụ nữ khuyết tật, phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, vận động các doanh nghiệp nữ hỗ trợ vốn, con giống, nhằm tạo việc làm cho hộ nghèo khu vực nông thôn.

- Thực hiện giám sát, phản biện các chính sách an sinh xã hội ở nông thôn.

26. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã

- Xây dựng đề án xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025: Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp chủ yếu để thực hiện; xác định nhu cầu, khả năng huy động nguồn vốn, cụ thể: ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, vốn tín dụng, đối ứng của nhân dân, hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo thẩm quyền.

- Phối hợp với các Sở, ngành và các đơn vị liên quan rà soát, lập và triển khai các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch xây dựng vùng huyện và chỉ đạo bổ sung hoàn chỉnh và quy hoạch xã phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng huyện gắn với đô thị hóa; Chỉ đạo rà soát và điều phối kế hoạch xây dựng NTM các xã trên địa bàn để phù hợp với Kế hoạch xây dựng NTM của huyện; nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện (giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch, môi trường, y tế, giáo dục) đảm bảo kết nối đồng bộ với cơ sở hạ tầng của các xã trên địa bàn.

- Xây dựng và triển khai quy hoạch phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung theo hướng liên kết chuỗi giá trị phù hợp với định hướng cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Tổ chức công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn cán bộ xây dựng NTM cấp huyện, xã trên địa bàn. Kiện toàn bộ máy Văn phòng điều phối NTM cấp huyện, bố trí đủ nhân lực và các trang thiết bị kỹ thuật cần thiết để đáp ứng yêu cầu hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ đã được quy định.

- Tổng hợp, báo cáo đánh đánh giá kết quả thực hiện thực hiện Chương trình theo quy định. Trong đó hàng năm, tổng hợp kết quả thực hiện, xây dựng, tổng hợp kế hoạch xây dựng NTM trình tỉnh cho năm sau. Đồng thời tổng hợp, xây dựng kế hoạch trung hạn, dài hạn về Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện, thành phố, thị xã.

27. Ủy ban nhân dân các xã

- Chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện, toàn bộ nội dung, nhiệm vụ xây dựng NTM tại địa phương; Rà soát, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch NTM cấp xã phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng huyện gắn với đô thị hóa. Rà soát, đánh giá lại thực trạng nông thôn xã theo các tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia.

- Lập Đề án xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 (đối với các xã đã đạt chuẩn lập Đề án xây dựng xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu), trong đó: Xác định cụ thể kế hoạch và các giải pháp chủ yếu để thực hiện từng nội dung, khối lượng công việc phải hoàn thành; nhu cầu kinh phí đầu tư để đạt chuẩn mỗi chỉ tiêu, tiêu chí theo Bộ tiêu chí NTM (yêu cầu phải thống kê đầy đủ, chi tiết các dự án, mô hình, các hoạt động có nhu cầu kinh phí, quy mô, địa điểm, thời gian tiến hành của từng hạng mục, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, tổng dự toán ngân sách thực hiện dự án, cơ cấu nguồn vốn).

- Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện đề án NTM cấp xã hàng năm về mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp và nhu cầu kinh phí thực hiện nhiệm vụ xây dựng các nội dung của Bộ tiêu chí NTM; chỉ đạo xây dựng xóm NTM kiểu mẫu. Thực hiện nghiêm túc Quy chế dân chủ ở cơ sở, đảm bảo cơ chế “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”; phát huy vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng dân cư trong xây dựng NTM.

- Quản lý, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực xây dựng NTM theo quy định của Nhà nước (kể cả nguồn vốn huy động của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp); Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sự tham gia xây dựng NTM của mọi tầng lớp cán bộ, nhân dân, các tổ chức ở địa phương.

 

Biểu 01

MỘT SỐ VĂN BẢN CHỦ YẾU CỦA THÁI NGUYÊN BAN HÀNH ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020

(Kèm theo Quyết định số 4176/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

STT

Danh mục văn bản

I

Văn bản chủ trương của Tỉnh ủy

1

Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 21/10/2019 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019-2025, định hướng đến 2030

II

Văn bản về cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện của tỉnh

1

Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 8/12/2016 của HĐND tỉnh về việc thông qua Đề án xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2030

2

Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 23/7/2019 của HĐND tỉnh ban hành Quy định chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3

Nghị quyết số 21/2016/NQ-HĐND ngày 8/12/2016 của HĐND tỉnh ban hành Quy định chính sách hỗ trợ đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020

4

Nghị quyết số 47/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh ban hành Quy định cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020

5

Nghị quyết số 13/2017/NQ-HĐND ngày 8/12/2017 của HĐND tỉnh ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

6

Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND ngày 15/8/2017của HĐND tỉnh về việc thông qua Đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020

7

Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 23/7/2019 của HĐND tỉnh Quy định chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

8

Nghị quyết số 33/NQ-HĐND ngày 23/7/2019 của HĐND tỉnh về việc thông qua Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2019- 2025

9

Quyết định số 2292/QĐ-UBND ngày 07/9/2016 về việc phê duyệt Đề án Xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020.

10

Quyết định số 3719/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên về ban hành Quy chế thi đua, khen thưởng phong trào thi đua “Thái Nguyên chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020

11

Quyết định số 166/QĐ-UBND ngày 20/01/2017 của UBND tỉnh về việc thành lập BCĐ các Chương trình MTQG tỉnh Thái Nguyên

12

Quyết định số 1164/QĐ-UBND ngày 15/5/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Bộ tiêu chí và Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới, xã nông thôn mới kiểu mẫu, xóm nông thôn mới kiểu mẫu và hộ gia đình nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020

13

Quyết định số 34/2016/QĐ-UBND ngày 12/12/2016 của UBND tỉnh Quy định chính sách hỗ trợ đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020

14

Các Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt danh sách xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu, xóm nông thôn mới kiểu mẫu

15

Các Quyết định của UBND tỉnh giao kế hoạch vốn sự nghiệp, vốn đầu tư phát triển, vốn trái phiếu chính phủ thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM hàng năm

16

Các Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt Phương án vay xi măng để hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn hàng năm

17

Các Quyết định của UBND tỉnh giao kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch vốn đầu tư ngân sách nhà nước tỉnh Thái Nguyên hàng năm

 

Biểu 02

KẾT QUẢ THỰC HIỆN 19 TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

(Kèm theo Quyết định số 4176/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

TT

Số xã đạt tiêu chí NTM

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Số lượng (xã)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (xã)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (xã)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (xã)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (xã)

Tỷ lệ (%)

1

Quy hoạch

140

100,0

139

100,0

139

100,0

139

100,0

137

100,0

2

Giao thông

64

45,7

77

55,4

104

74,8

116

83,5

119

86,9

3

Thủy lợi

94

67,1

113

81,3

125

89,9

134

96,4

135

98,5

4

Điện

131

93,6

138

99,3

139

100,0

139

100,0

137

100,0

5

Trường học

113

80,7

117

84,2

121

87,1

128

92,1

126

92,0

6

Cơ sở vật chất văn hóa

55

39,3

68

48,9

91

65,5

104

74,8

116

84,7

7

Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

113

80,7

120

86,3

132

95,0

132

95,0

131

95,6

8

Thông tin và Truyền thông

140

100,0

125

89,9

132

95,0

131

94,2

130

94,9

9

Nhà ở dân cư

90

64,3

96

69,1

107

77,0

114

82,0

117

85,4

10

Thu nhập

86

61,4

91

65,5

99

71,2

108

77,7

110

80,3

11

Hộ nghèo

74

52,9

86

61,9

99

71,2

118

84,9

118

86,1

12

Lao động có việc làm

137

97,9

138

99,3

139

100,0

139

100,0

137

100,0

13

Tổ chức sản xuất

124

88,6

105

75,5

118

84,9

128

92,1

120

87,6

14

Giáo dục và Đào tạo

118

84,3

129

92,8

135

97,1

136

97,8

133

97,1

15

Y tế

116

82,9

130

93,5

135

97,1

138

99,3

137

100,0

16

Văn hóa

109

77,9

109

78,4

130

93,5

139

100,0

135

98,5

17

Môi trường và an toàn thực phẩm

58

41,4

69

49,6

94

67,6

108

77,7

108

78,8

18

Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật

127

90,7

127

91,4

129

92,8

128

92,1

128

93,4

19

Quốc phòng và an ninh

114

81,4

107

77,0

124

89,2

131

94,2

130

94,9

 

Biểu 03

DANH SÁCH CÁC XÃ ĐÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI

(Kèm theo Quyết định số 4176/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

Số TT

Đơn vị

Năm đạt chuẩn

Quyết định công nhận (số, ngày)

Ghi chú

I

Huyện Đại Từ

 

 

 

1

Xã Hùng Sơn

2014

Số 885/QĐ-UBND , ngày 12/5/2014

Chuyển thành thị trấn

2

Xã Hà Thượng

2014

Số 205/QĐ-UBND , ngày 21/01/2015

 

3

Xã La Bằng

2014

Số 205/QĐ-UBND , ngày 21/01/2015

 

4

Xã Tân Thái

2015

Số 1048/QĐ-UBND , ngày 08/5/2015

 

5

Xã Cù Vân

2015

Số 1752/QĐ-UBND , ngày 16/7/2015

 

6

Xã Mỹ Yên

2015

Số 1757/QĐ-UBND , ngày 16/7/2015

 

7

Xã Bản Ngoại

2015

Số 1753/QĐ-UBND , ngày 16/7/2015

 

8

Xã Tiên Hội

2015

Số 1756/QĐ-UBND , ngày 16/7/2015

 

9

Xã Vạn Thọ

2016

Số 3197/QĐ-UBND , ngày 29/11/2016

 

10

Xã Ký Phú

2016

Số 3196/QĐ-UBND , ngày 29/11/2016

 

11

Xã Phú Cường

2017

Số 290/QĐ-UBND , ngày 30/01/2018

 

12

Xã Phục Linh

2017

Sổ 282/QĐ-UBND , ngày 30/01/2018

 

13

Xã Phú Lạc

2018

Số 577/QĐ-UBND , ngày 28/02/2019

 

14

Xã Phú Xuyên

2018

Số 578/QĐ-UBND , ngày 28/02/2019

 

15

Xã Khôi Kỳ

2018

Số 579/QĐ-UBND , ngày 28/02/2019

 

16

Xã Tân Linh

2018

Số 580/QĐ-UBND , ngày 28/02/2019

 

17

Xã Hoàng Nông

2019

Số 577/QĐ-UBND , ngày 04/3/2020

 

18

Xã Lục Ba

2019

Số 575/QĐ-UBND , ngày 04/3/2020

 

19

Xã Bình Thuận

2019

Số 567/QĐ-UBND , ngày 04/3/2020

 

20

Xã Cát Nê

2020

Số 653/QĐ-UBND , ngày 16/3/2021

 

21

Xã Minh Tiến

2020

Số 652/QĐ-UBND , ngày 16/3/2021

 

22

Xã Văn Yên

2020

Số 657/QĐ-UBND , ngày 16/3/2021

 

II

TX. Phổ Yên

 

 

 

23

Xã Tân Hương

2014

Số 205/QĐ-UBND , ngày 21/1/2015

 

24

Xã Hồng Tiến

2015

Số 2214/QĐ-UBND , ngày 31/8/2015

 

25

Xã Nam Tiến

2015

Số 2215/QĐ-UBND , ngày 31/8/2015

 

26

Xã Đồng Tiến

2015

Số 1755/QĐ-UBND , ngày 16/7/2015

Chuyển thành phường

27

Xã Tân Phú

2016

Số 3199/QĐ-UBND , ngày 29/11/2016

 

28

Xã Đắc Sơn

2016

Số 3200/QĐ-UBND , ngày 29/11/2016

 

29

Xã Đông Cao

2016

Số 3198/QĐ-UBND , ngày 29/11/2016

 

30

Xã Phúc Thuận

2017

Sổ 287/QĐ-UBND , ngày 30/01/2018

 

31

Xã Trung Thành

2017

Số 288/QĐ-UBND , ngày 30/01/2018

 

32

Xã Thuận Thành

2018

Số 569/QĐ-UBND , ngày 28/02/2019

 

33

Xã Tiên Phong

2018

Số 588/QĐ-UBND , ngày 28/02/2019

 

34

Xã Minh Đức

2018

Số 587/QĐ-UBND , ngày 28/02/2019

 

35

Xã Vạn Phái

2018

Số 585/QĐ-UBND , ngày 28/02/2019

 

36

Xã Phúc Tân

2018

Số 586/QĐ-UBND , ngày 28/02/2019

 

37

Xã Thành Công

2018

Số 570/QĐ-UBND , ngày 28/02/2019

 

III

TP. Sông Công

 

 

 

38

Xã Vinh Sơn

2015

Số 1047/QĐ-UBND , ngày 08/5/2015

Sáp nhập xã

39

Xã Bá Xuyên

2015

Số 1046/QĐ-UBND , ngày 08/5/2015

 

40

Xã Tân Quang

2015

Số 3669/QĐ-UBND , ngày 25/12/2015

 

41

Xã Bình Sơn

2015

Số 3670/QĐ-UBND , ngày 25/12/2015

 

42

Xã Lương Sơn

2015

Số 1745/QĐ-UBND , ngày 16/7/2015

Chuyển thành phường

IV

Huyện Đồng Hỷ

 

 

 

43

Xã Hòa Bình

2015

Số 2091/QĐ-UBND , ngày 20/8/2015

 

44

Xã Minh Lập

2015

Số 2092/QĐ-UBND , ngày 20/8/2015

 

45

Xã Hóa Thượng

2016

Số 3203/QĐ-UBND , ngày 29/11/2016

 

46

Xã Khe Mo

2017

Số 284/QĐ-UBND , ngày 30/01/2018

 

47

Xã Quang Sơn

2017

Số 289/QĐ-UBND , ngày 30/01/2018

 

48

Xã Hóa Trung

2018

Số 583/QĐ-UBND , ngày 28/02/2019

 

49

Xã Văn Hán

2018

Số 582/QĐ-UBND , ngày 28/02/2019

 

50

Xã Nam Hòa

2018

Số 584/QĐ-UBND , ngày 28/02/2019

 

51

Xã Tân Lợi

2019

Số 571/QĐ-UBND , ngày 04/3/2020

 

52

Xã Cây Thị

2019

Số 570/QĐ-UBND , ngày 04/3/2020

 

53

Xã Hợp Tiến

2020

Số 654/QĐ-UBND , ngày 16/3/2021

 

V

Huyện Phú Bình

 

 

 

54

Xã Lương Phú

2014

Số 205/QĐ-UBND , ngày 21/1/2015

 

55

Xã Nhã Lộng

2015

Số 3667/QĐ-UBND , ngày 25/12/2015

 

56

Xã Thanh Ninh

2015

Số 3666/QĐ-UBND , ngày 25/12/2015

 

57

Xã Bảo Lý

2015

Số 3668/QĐ-UBND , ngày 25/12/2015

 

58

Xã Xuân Phương

2016

Số 3194/QĐ-UBND , ngày 29/11/2016

 

59

Xã Úc Kỳ

2016

Số 3193/QĐ-UBND , ngày 29/11/2016

 

60

Xã Hà Châu

2016

Số 3192/QĐ-UBND , ngày 29/11/2016

 

61

Xã Thượng Đình

2017

Số 280/QĐ-UBND , ngày 30/01/2018

 

62

Xã Tân Đức

2017

Số 281/QĐ-UBND , ngày 30/01/2018

 

63

Xã Điềm Thuỵ

2017

Số 286/QĐ-UBND , ngày 30/01/2018

 

64

Xã Đào Xá

2018

Số 574/QĐ-UBND , ngày 28/02/2019

 

65

Xã Dương Thành

2018

Số 572/QĐ-UBND , ngày 28/02/2019

 

66

Xã Kha Sơn

2018

Số 571/QĐ-UBND , ngày 28/02/2019

 

67

Xã Tân Khánh

2018

Số 573/QĐ-UBND , ngày 28/02/2019

 

68

Xã Nga My

2019

Số 574/QĐ-UBND , ngày 04/3/2020

 

69

Xã Tân Hòa

2019

Số 578/QĐ-UBND , ngày 04/3/2020

 

70

Xã Tân Kim

2019

Số 579/QĐ-UBND , ngày 04/3/2020

 

71

Xã Tân Thành

2020

Số 1573/QĐ-UBND , ngày 01/6/2020

 

72

Xã Bàn Đạt

2020

Số 1572/QĐ-UBND , ngày 01/6/2020

 

VI

TP Thái Nguyên

 

 

 

73

Xã Đồng Bẩm

2014

Số 205/QĐ-UBND , ngày 21/1/2015

Chuyển thành phường

74

Xã Quyết Thắng

2014

Số 205/QĐ-UBND , ngày 21/1/2015

 

75

Xã Phúc Trìu

2014

Số 205/QĐ-UBND , ngày 21/1/2015

 

76

Xã Tân Cương

2015

Số 2216/QĐ-UBND , ngày 31/8/2015

 

77

Xã Thịnh Đức

2015

Số 2217/QĐ-UBND , ngày 31/8/2015

 

78

Xã Phúc Xuân

2015

Số 2094/QĐ-UBND , ngày 20/8/2015

 

79

Xã Cao Ngạn

2016

Số 3189/QĐ-UBND , ngày 29/11/2016

 

80

Xã Phúc Hà

2016

Số 3190/QĐ-UBND , ngày 29/11/2016

 

81

Xã Đồng Liên

2014

Số 205/QĐ-UBND , ngày 21/1/2015

 

82

Xã Sơn Cẩm

2014

Số 205/QĐ-UBND , ngày 21/1/2015

 

83

Xã Huống Thượng

2014

Số 205/QĐ-UBND , ngày 21/1/2015

 

84

Xã Linh Sơn

2016

Số 3195/QĐ-UBND , ngày 29/11/2016

 

VII

Huyện Định Hóa

 

 

 

85

Xã Đồng Thịnh

2015

Số 2093/QĐ-UBND , ngày 20/8/2015

 

86

Xã Phượng Tiến

2015

Số 3673/QĐ-UBND , ngày 25/12/2015

 

87

Xã Bảo Cường

2016

Số 3188/QĐ-UBND , ngày 29/11/2016

 

88

Xã Phúc Chu

2017

Số 283/QĐ-UBND , ngày 30/01/2018

 

89

Xã Trung Hội

2017

Số 279/QĐ-UBND , ngày 30/01/2018

 

90

Xã Kim Phượng

2018

Số 581/QĐ-UBND , ngày 28/02/2019

Sáp nhập xã

91

Xã Thanh Định

2019

Số 573/QĐ-UBND , ngày 04/3/2020

 

92

Xã Phú Đình

2019

Số 576/QĐ-UBND , ngày 04/3/2020

 

93

Xã Sơn Phú

2020

Số 659/QĐ-UBND , ngày 16/3/2021

 

VIII

Huyện Phú Lương

 

 

 

94

Xã Cổ Lũng

2014

Số 205/QĐ-UBND , ngày 21/1/2015

 

95

Xã Phấn Mễ

2015

Số 3671/QĐ-UBND , ngày 25/12/2015

 

96

Xã Ôn Lương

2015

Số 3 672/QĐ-UBND , ngày 25/12/2015

 

97

Xã Tức Tranh

2015

Số 3663/QĐ-UBND , ngày 25/12/2015

 

98

Xã Yên Đổ

2016

Số 3201/QĐ-UBND , ngày 29/11/2016

 

99

Xã Vô Tranh

2016

Số 3191/QĐ-UBND , ngày 29/11/2016

 

100

Xã Động Đạt

2017

Số 285/QĐ-UBND , ngày 30/01/2018

 

101

Xã Hợp Thành

2018

Số 575/QĐ-UBND , ngày 28/02/2019

 

102

Phú Đô

2018

Số 576/QĐ-UBND , ngày 28/02/2019

 

103

Xã Yên Lạc

2019

Số 572/QĐ-UBND , ngày 04/3/2020

 

IX

Huyện Võ Nhai

 

 

 

104

Xã Phú Thượng

2015

Số 3665/QĐ-UBND , ngày 25/12/2015

 

105

Xã Lâu Thượng

2015

Số 3664/QĐ-UBND , ngày 25/12/2015

 

106

Xã La Hiên

2016

Số 3202/QĐ-UBND , ngày 29/11/2016

 

107

Xã Tràng Xá

2019

Số 568/QĐ-UBND , ngày 04/3/2020

 

108

Xã Dân Tiến

2019

Số 569/QĐ-UBND , ngày 04/3/2020

 

 

Biểu 04

TỔNG HỢP KẾT QUẢ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2016-2020

(Kèm theo Quyết định số 4176/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

ĐVT: Tỷ đồng

STT

Nội dung chỉ tiêu

Vốn huy động giai đoạn 2016-2020

Tổng cộng

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

 

TỔNG SỐ

7.345

8.115

6.048

11.622

20.859

53.989

I

Nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

1.295

1.674

1.257

1.324

1.117

6.668

1

Ngân sách trung ương

142

150

163

261

469

1.185

-

Trái phiếu Chính phủ

91

 

 

 

 

91

-

Đầu tư phát triển

27

116

117

198

361

819

-

Sự nghiệp

24

34

46

63

108

275

2

Ngân sách địa phương

642

616

514

337

417

2.526

-

Ngân sách tỉnh

246

254

245

235

215

1.194

-

Ngân sách huyện, xã

396

362

269

102

202

1.331

3

Vốn lồng ghép

122

243

189

495

23

1.073

4

Vốn người dân, doanh nghiệp

388

665

391

231

208

1.884

II

Vốn tín dụng (Ngân hàng cho người dân, doanh nghiệp vay phát triển sản xuất,...)

6.050

6.441

4.791

10.297

19.742

47.321

 

Biểu 05

DANH SÁCH CÁC XÃ ĐĂNG KÝ ĐẠT CHUẨN NTM GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Kèm theo Quyết định số 4176/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

STT

Huyện, TP, TX

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Số tiêu chí đạt

Số tiêu chí đạt

Stiêu chí đạt

SỐ tiêu chí đạt

Số tiêu chí đạt

 

Tổng = 29 xã

7

 

6

 

6

 

5

 

5

 

I

Định Hóa

3

 

1

 

1

 

3

 

4

 

1

 

Xã Bộc Nhiêu

17

Xã Định Biên

13

Xã Điềm Mặc

13

Xã Bình Thành

10

Xã Tân Thịnh

11

2

 

Xã Trung Lương

18

 

 

 

 

Xã Lam Vỹ

11

Xã Quy Kỳ

11

3

 

Xã Kim Phượng

15

 

 

 

 

Xã Bình Yên

12

Xã Tân Dương

10

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xã Phú Tiến

10

II

Đại Từ

2

 

2

 

2

 

1

 

0

 

1

 

Xã An Khánh

15

Xã Phúc Lương

14

Xã Quân Chu

16

Xã Phú Thịnh

13

 

 

2

 

Xã Đức Lương

15

Xã Na Mao

15

Xã Yên Lãng

15

 

 

 

 

III

Phú Lương

1

 

1

 

1

 

0

 

0

 

1

 

Xã Yên Ninh

14

Xã Phủ Lý

16

Xã Yên Trạch

14

 

 

 

 

IV

Võ Nhai

1

 

1

 

1

 

1

 

1

 

1

 

Xã Bình Long

18

Xã Liên Minh

13

Xã Cúc Đường

13

Xã Phương Giao

13

Xã Vũ Chấn

13

V

Đồng Hỷ

0

 

1

 

1

 

0

 

0

 

1

 

 

 

Xã Tân Long

15

Xã Văn Lăng

13

 

 

 

 

 

Biểu 06

DANH SÁCH CÁC XÃ XÂY DỰNG NTM NÂNG CAO GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Kèm theo Quyết định số 4176/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

TT

Tên xã

Năm đăng ký đạt chuẩn

Tổng cộng (xã)

2021

2022

2023

2024

2025

 

Tổng cộng

7

8

9

12

14

50

I

TP.Thái Nguyên

2

0

2

2

4

10

1

Xã Đồng Liên

X

 

 

 

 

 

2

Xã Tân Cương

X

 

 

 

 

 

3

Xã Phúc Trìu

 

 

X

 

 

 

4

Xã Linh Sơn

 

 

X

 

 

 

5

Xã Quyết Thắng

 

 

 

X

 

 

6

Xã Cao Ngạn

 

 

 

X

 

 

7

Xã Sơn Cẩm

 

 

 

 

X

 

8

Xã Phúc Xuân

 

 

 

 

X

 

9

Xã Thịnh Đức

 

 

 

 

X

 

10

Xã Phúc Hà

 

 

 

 

X

 

II

TP. Sông Công

0

0

0

1

2

3

11

Xã Tân Quang

 

 

 

X

 

 

12

Xã Bá Xuyên

 

 

 

 

X

 

13

Xã Bình Sơn

 

 

 

 

X

 

III

Thị xã Phổ Yên

1

0

1

0

2

4

14

Xã Đắc Sơn

X

 

 

 

 

 

15

Xã Phúc Thuận

 

 

X

 

 

 

16

Xã Thành Công

 

 

 

 

X

 

17

Xã Minh Đức

 

 

 

 

X

 

IV

Huyện Phú Bình

1

3

2

2

2

10

18

Xã Tân Đức

X

 

 

 

 

 

19

Xã Dương Thành

 

X

 

 

 

 

20

Xã Tân Khánh

 

X

 

 

 

 

21

Xã Xuân Phương

 

X

 

 

 

 

22

Xã Tân Thành

 

 

X

 

 

 

23

Xã Úc Kỳ

 

 

X

 

 

 

24

Xã Thanh Ninh

 

 

 

X

 

 

25

Xã Lương Phú

 

 

 

X

 

 

26

Xã Bảo Lý

 

 

 

 

X

 

27

Xã Nhã Lộng

 

 

 

 

X

 

V

Huyện Đại Từ

1

1

1

5

4

12

28

Xã Tiên Hội

X

 

 

 

 

 

29

Xã La Bằng

 

X

 

 

 

 

30

Xã Ký Phú

 

 

X

 

 

 

31

Xã Hà Thượng

 

 

 

X

 

 

32

Xã Bình Thuận

 

 

 

X

 

 

33

Xã Bản Ngoại

 

 

 

X

 

 

34

Xã Tân Thái

 

 

 

X

 

 

35

Xã Phú Cường

 

 

 

X

 

 

36

Xã Phục Linh

 

 

 

 

X

 

37

Xã Hoàng Nông

 

 

 

 

X

 

38

Xã Khôi Kỳ

 

 

 

 

X

 

39

Xã Phú Xuyên

 

 

 

 

X

 

VI

Huyện Phú Lương

1

2

0

0

0

3

40

Xã Tức Tranh

X

 

 

 

 

 

41

Xã Vô Tranh

 

X

 

 

 

 

42

Xã Cổ Lũng

 

X

 

 

 

 

VII

Huyện Đồng Hỷ

1

1

1

1

0

4

43

Xã Văn Hán

X

 

 

 

 

 

44

Xã Hóa Trung

 

X

 

 

 

 

45

Xã Nam Hòa

 

 

X

 

 

 

46

Xã Khe Mo

 

 

 

X

 

 

VIII

Huyện Võ Nhai

0

1

0

1

0

2

47

Xã La Hiên

 

X

 

 

 

 

48

Xã Lâu Thượng

 

 

 

X

 

 

IX

Huyện Định Hóa

0

0

2

0

0

2

49

Phú Đình

 

 

X

 

 

 

50

Sơn Phú

 

 

X

 

 

 

 

Biểu 07

DANH SÁCH XÃ XÂY DỰNG NTM KIỂU MẪU GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Kèm theo Quyết định số 4176/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

TT

Đơn vị cấp huyện

Năm đăng ký đạt chuẩn

Tổng cộng

2021

2022

2023

2024

2025

 

Tổng cộng

0

4

5

2

4

15

I

TP.Thái Nguyên

0

1

1

0

0

2

1

Xã Đồng Liên

 

X

 

 

 

 

2

Xã Tân Cương

 

 

X

 

 

 

II

Thị xã Phổ Yên

0

0

1

0

1

2

3

Xã Đắc Sơn

 

 

X

 

 

 

4

Xã Phúc Thuận

 

 

 

 

X

 

III

Huyện Phú Bình

0

0

1

0

1

2

5

Xã Tân Đức

 

 

X

 

 

 

6

Xã Dương Thành

 

 

 

 

X

 

IV

Huyện Đại Từ

0

1

1

0

1

3

7

Xã Tiên Hội

 

X

 

 

 

 

8

Xã La Bằng

 

 

X

 

 

 

9

Xã Phú Cường

 

 

 

 

X

 

V

Huyện Phú Lương

0

1

0

0

1

2

10

Xã Tức Tranh

 

X

 

 

 

 

11

Xã Vô Tranh

 

 

 

 

X

 

VI

Huyện Đồng Hỷ

0

1

1

0

0

2

12

Xã Minh Lập

 

X

 

 

 

 

13

Xã Hóa Trung

 

 

X

 

 

 

VII

Huyện Võ Nhai

0

0

0

1

0

1

14

Xã Phú Thượng

 

 

 

X

 

 

VIII

Huyện Định Hóa

0

0

0

1

0

1

15

Xã Sơn Phú

 

 

 

X

 

 

 

Biểu 08

DANH SÁCH HUYỆN XÂY DỰNG ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Kèm theo Quyết định số 4176/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

TT

Tên huyện

Hiện trạng

Năm hoàn thành

Tổng cộng (huyện)

Tổng số (xã)

Số xã đã đạt chuẩn (xã)

Số tiêu chí đã đạt

2021

2022

2023

2024

2025

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

 

 

 

 

 

1

Đại Từ

28

21

 

 

X

X

 

 

 

 

 

 

 

 

X

 

1

2

Phú Bình

19

19

 

 

X

X

X

X

 

X

X

 

X

 

 

 

1

3

Đồng Hỷ

13

11

 

 

 

X

 

 

 

 

X

 

 

 

 

X

1

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

1

0

0

1

3

- Chú thích: 9 Tiêu chí huyện nông thôn mới

1. Tiêu chí Quy hoạch

2. Tiêu chí Giao thông

3. Tiêu chí Thủy lợi

4. Tiêu chí Điện

5. Tiêu chí Y tế - Văn hóa - Giáo dục

6. Tiêu chí Kinh tế

7. Tiêu chí Môi trường

8. Tiêu chí Chất lượng cuộc sống

9. Tiêu chí An ninh trật tự - Hành chính công

 

Biểu 09

DỰ KIẾN NGUỒN VỐN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Kèm theo Quyết định số 4176/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

ĐVT: Tỷ đồng

TT

Nội dung

Tổng cộng 2021-2025

Phân kỳ vốn đầu tư

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

 

Tổng cộng

52.559

10.171

10.527

10.564

10.627

10.670

I

Nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

7.559

1.171

1.527

1.564

1.627

1.670

1

Ngân sách Trung ương

1.231

23

302

302

302

302

-

Đầu tư phát triển (vốn chương trình NTM + vốn phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi)

1.056

-

264

264

264

264

-

Sự nghiệp

175

23

38

38

38

38

2

Ngân sách địa phương

1.826

348

369

356

369

384

-

Ngân sách tỉnh

703

148

139

126

139

151

-

Ngân sách huyện, xã

1.123

200

230

230

230

233

3

Vốn lồng ghép

1.527

300

306

306

306

309

4

Vốn doanh nghiệp, người dân

2.975

500

550

600

650

675

II

Vốn tín dụng (Ngân hàng cho người dân, doanh nghiệp vay phát triển sản xuất,...)

45.000

9.000

9.000

9.000

9.000

9.000

 



1 Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2017- 2020; Đề án Nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cây chè và thương hiệu sản phẩm trà, giai đoạn 2017- 2020; Đề án Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giai đoạn 2017-2020; Đề án Phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất và đời sống các xóm, bàn đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống đến năm 2020 (Đề án 2037); Đề án Mỗi xã một sản phẩm, giai đoạn 2019-2025...

2 Mục tiêu đề án: Hết năm 2020 có 3 xã trở lên đạt xã NTM tiên tiến (xã NTM tiên tiến được thống nhất tên gọi là xã NTM kiểu mẫu theo Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 05/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ)

3 Tổng biên chế của VPĐP cấp huyện (trừ TP. Thái Nguyên) là: 27 biên chế, trong đó chuyên trách là 17 người, kiêm nhiệm 10 người, bình quân biên chế chuyên trách 2 người/huyện. Cấp xã: có 09 xã (thuộc huyện Định Hoá, Đại Từ) bố trí cán bộ chuyên trách, 130 xã bố trí cán bộ kiêm nhiệm về công tác xây dựng NTM.

4 Mục tiêu của Trung ương là 100% và 70%.

5 Mục tiêu của Trung ương là 70% và 40%.

6 Danh mục các dự án đầu tư công giai đoạn 2021-2025 (sở Kế hoạch và Đầu tư)

7 Mục tiêu của Trung ương là 100% và 60%.

8 Mục tiêu của Trung ương là 70% và 40%.

9 Hoàn thiện chỉ tiêu 3.1 Bộ tiêu chí huyện NTM huyện Đồng Hỷ (Báo cáo rà soát khối lượng và nhu cầu kinh phí của huyện)

10 Tổng hợp rà soát khối lượng và dự kiến nhu cầu kinh phí của các địa phương

11 Sửa chữa, nâng cấp hồ Đồng Xiền, xã Yên Lạc; đập Núi Phấn xã Động Đạt (Phú Lương); Công trình thủy lợi Hồ Nước Hai (Phổ yên); Hchứa nước Vân Hán, xã Văn Hán (Đồng Hỷ); Hồ Khuôn Tát, xã Phú Đình (Định Hóa; Cải tạo, nâng cấp các công trình hồ, đập trên địa bàn (Danh mục dự án đầu tư công giai đoạn 2021-2025 - Sở Kế hoạch và Đầu tư).

12 Mục tiêu của Trung ương là 97% và 45%.

13 Mục tiêu của Trung ương là 70% và 40%.

14 Mục tiêu của Trung ương là 95% và 50%.

15 Mục tiêu của Trung ương là 70% và 40%.

16 Nghị quyết số 155/NQ-HĐND ngày 12/8/2021 của HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư một số trường, nhà lớp học thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo.

17 Tổng hợp báo cáo kết quả rà soát khối lượng và dự kiến kinh phí của các địa phương giai đoạn 2021-2025 (VPNTM).

18 Mục tiêu của Trung ương là 90% và 60%.

19 Mục tiêu của Trung ương là 80% và 50%.

20 Đề án Phát triển hệ thống thiết chế Văn hóa - Thể thao tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025.

21 Mục tiêu của Trung ương là 90% và 50%.

22 Mục tiêu của Trung ương là 70% và 50%.

23 Mục tiêu của Trung ương là 100% và 70%.

24 Mục tiêu của Trung ương là 70% và 40%.

25 Mục tiêu của Trung ương là 100% và 60%.

26 Mục tiêu của Trung ương là 95% và 70%.

27 Mục tiêu của Trung ương: 55% dân số sử dụng nước sạch đạt chuẩn; 100% trường học và trạm y tế xã; có công trình nhà tiêu HVS, ≥70% có nước sạch; ≥90% số xã đạt chỉ tiêu số 18.1 về Chất lượng môi trường sống theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM; 50% số xã đạt chỉ tiêu số 18.1,18.2 về Chất lượng môi trường sống nông thôn theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao.

28 Mục tiêu của Trung ương là 90%, 95% và 100%.

29 Mục tiêu của Trung ương là 50%; 70% và 70%.

30 Mục tiêu của Trung ương là 60% và 40%.

31 Mục tiêu của Trung ương là 50%.

32 Mục tiêu của Trung ương là 90% và 60%.

33 Mục tiêu của Trung ương là 50%.

34 Mục tiêu của Trung ương là 85%, 50% và 60%.

35 Mục tiêu của Trung ương là 60% và 70%.

36 Mục tiêu của Trung ương là 30% và 40%.

37 Mục tiêu của Trung ương là 95% và 90%.

38 Mục tiêu của Trung ương là 70% và 60%.

39 Mục tiêu của Trung ương là 60% và 30%.

40 Mục tiêu của Trung ương là 98% và 60%.

41 Mục tiêu của Trung ương là 60% và 40%.

42 Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2021-2025; Chương trình MTQG Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 4176/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.678

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.59.89
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!