UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
03/2002/QĐ-UB
|
Hưng
Yên, ngày 22 tháng 01 năm 2002
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ CHUYỂN
ĐỔI, CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật
tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;
Căn cứ Nghị quyết 09/2000/NQ-CP ngày 16/6/2000 của Chính phủ "về một số chủ
trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp";
Căn cứ Nghị định số 04/2000/NĐ-CP về thi hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều
của Luật đất đai; Nghị định số 66/2001/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của
Nghị định 04/2000/NĐ-CP về thi hành Luật sửa đổi ngân sách một số điều của Luật
đất đai; Nghị định số 68/2001/NĐ-CP về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai; Nghị
định số 52/1999/NĐ-CP về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;
Xét đề nghị của ông Giám đốc sở Nông nghiệp và PTNT, tại tờ trình số 134/TT-NN
& PTNT ngày 21 tháng 11 năm 2001.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này bản quy định
tạm thời "Về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên".
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp
với các sở ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện quy định
này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ
ngày ký.
Các ông: Chánh văn phòng UBND tỉnh, thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh,
Chủ tịch UBND huyện, thị xã căn cứ quyết định thi hành.
|
T/M
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đình Phách
|
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
"VỀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN"
(Ban hành kèm theo quyết định số 03/QĐ-UB ngày 22/01/2002 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh Hưng Yên)
Chương I:
MỤC ĐÍCH -
YÊU CẦU
Điều 1: Mục đích
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình tổ chức lại sản
xuất nông nghiệp nhằm khai thác được lợi thế đất đai, điều kiện tự nhiên thuận
lợi để phát triển nông nghiệp bền vững, tăng khối lượng nông sản hàng hoá, tăng
giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích.
Điều 2: Yêu cầu
2.1- Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải gắn liền với việc
ứng dụng mạnh mẽ và rộng rãi các tiến bộ khoa học công nghệ mới, đảm bảo cho
kinh tế nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững.
2.2- Phải phù hợp với mục tiêu chương trình kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế nông nghiệp
nông thôn.
2.3- Việc lựa chọn cơ cấu kinh tế phải bám sát nhu cầu thị trường,
có khả năng tiêu thụ được nông sản hàng hoá; Giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng
nhanh tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ. ưu tiên cho sản xuất nông sản hàng hoá xuất
khẩu.
Các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông
nghiệp hàng năm và dài hạn theo hướng: Đảm bảo an toàn lương thực, thực hiện tốt
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương để đạt được mục tiêu của tỉnh
đến 2005 là: Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trưởng bình quân 4,5 - 5%/năm với
cơ cấu kinh tế nông nghiệp hình thành: Cây lương thực 35%, rau quả cây công
nghiệp 29%, chăn nuôi 36%.
Chương II:
QUY TRÌNH
CHUYỂN ĐỔI
Điều 3: Lập dự án chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nông nghiệp
3.1- Chủ dự án là: Chủ hộ gia đình, chủ trang trại, tổ chức kinh tế
3.2- Trình tự xây dựng dự án:
- Đánh giá thực trạng kinh tế nông nghiệp trong việc bố trí cây trồng,
vật nuôi trước khi chuyển đổi; Kết quả về năng suất, sản lượng, chất lượng, hiệu
quả và giá trị thu được trên đơn vị diện tích đối với từng loại cây trồng, khối
lượng hàng hoá, chất lượng các sản phẩm chăn nuôi thuỷ sản.
- Đánh giá tình hình thị trường hiện tại và nhu cầu thị trường những
năm tới đối với những cây trồng vật nuôi mới để nêu bật sự cần thiết phải chuyển
đổi.
- Xác định rõ quy mô sản xuất về diện tích chuyển đổi, cơ cấu các loại
cây trồng, vật nuôi được đưa vào sản xuất.
- Các giải pháp về kỹ thuật - khoa học công nghệ, về vốn đầu tư của
dân, vốn cần hỗ trợ khuyến khích từ các thành phần kinh tế, các giải pháp về thị
trường để đảm bảo sản xuất ổn định và phát triển theo hướng tích cực.
- Dự kiến về hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đạt được trên các mặt:
Giá trị thu được trên đơn vị diện tích, khối lượng nông sản hàng hoá tăng so với
trước, giải quyết thêm việc làm mới, chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp,
những biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái...
- Dự án chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp sau khi được xây dựng
hoàn chỉnh, chủ dự án nộp cho UBND xã xem xét tổng hợp trình HĐND xã thông qua
và báo cáo UBND huyện thị xét duyệt quyết định.
Điều 4: Lập hồ sơ dự án xin chuyển đổi công
tác cấu kinh tế nông nghiệp.
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của chủ dự án
- Phương án sản xuất kinh doanh trên diện tích đề nghị được chuyển đổi.
- Giấy phép hành nghề (đối với những ngành nghề pháp luật quy định
phải có giấy phép hành nghề).
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai hoặc hợp đồng thuê đất đối với
diện tích đề nghị chuyển đổi được Uỷ ban nhân dân xã xác nhận
Điều 5: Thẩm quyền phê duyệt dự án
5.1- UBND huyện, thị xã xét duyệt dự án chuyển đổi cơ cấu sản xuất của
chủ hộ gia đình, chủ trang trại theo nhiệm vụ kế hoạch hàng năm, phù hợp với
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được UBND tỉnh duyệt. Hội đồng thẩm định
của huyện, thị xã gồm: Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Địa chính, Phòng Tài
chính - Kế hoạch và Thương mại do Phòng Nông nghiệp và PTNT chủ trì, có nhiệm vụ
giúp UBND huyện, thị tiếp nhận và thẩm định dự án chuyển đổi theo quy định tại
điều 6 Luật đất đai sửa đổi bổ sung ngày 29/6/2001, đảm bảo các nội dung sau
đây:
- Xác định đúng diện tích, loại đất, loại cây trồng, vật nuôi, tính
pháp lý về quyền sử dụng đất của chủ dự án đối với diện tích đất đề nghị chuyển
đổi.
- Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh trên diện tích chuyển đổi,
chỉ rõ những nội dung cần bổ sung, điều chỉnh để dự án có tính khả thi cao.
5.2- UBND tỉnh xét duyệt phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của
các tổ chức kinh tế. Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các sở ngành:
Địa chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính - Vật giá thẩm định trình UBND tỉnh
phê duyệt.
UBND xã, phường, thị trấn cho thuê đất theo dự án được duyệt thuộc
quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn quản lý.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ của chủ dự án, dự án
thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp nào thì Uỷ ban nhân dân cấp ấy ra quyết
định phê duyệt. Trong trường hợp chưa phê duyệt được vì nguyên nhân, lý do nào
đó phải trả lời, giải đáp bằng văn bản cho chủ dự án.
Chương III:
CƠ CHẾ CHÍNH
SÁCH KHUYẾN KHÍCH
Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của chủ dự án thực
hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
6.1- Quyền của chủ dự án chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp
- Được thuê đất để thực hiện dự án chyển đổi cơ cấu kinh tế nông
nghiệp do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Được phép làm nhà tạm trên
diện tích chuyển đổi để trông coi, bảo vệ phù hợp với quy mô sản xuất và thời
gian sử dụng đất của dự án được duyệt.
- Được vay vốn tín dụng ưu đãi đầu tư cân đối trong kế hoạch hàng
năm - Được ưu tiên hỗ trợ đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển giao tiến
bộ kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi và chế biến nông sản phẩm, tham gia các lớp
đào tạo, bồi dưỡng về quản lý, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp.
- Được hưởng các chính sách khuyến khích mở rộng sản xuất, giải quyết
việc làm, nâng cao chất lượng về giá trị sản phẩm tiêu thụ trên thị trường.
6.2- Nghĩa vụ của chủ dự án chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
- Chấp hành đúng các quy định của pháp luật về quản lý sử dụng đất;
Về vệ sinh môi trường. Nghiêm cấm việc sử dụng đất chuyển đổi để làm nhà ở. -
Trả lại đất cho Nhà nước khi dự án hết thời hạn, chủ dự án không có nhu cầu sử
dụng đất, hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi để sử dụng.
Chương IV:
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 7: Tổ chức thực hiện
7.1- Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã chỉ đạo các xã, phường, thị
trấn hướng dẫn các chủ dự án xây dựng phương án chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo
nội dung bản quy định này và tổng hợp thành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nông nghiệp hàng năm. Đồng thời chỉ đạo Hội đồng thẩm định của huyện và thị xã
tổ chức tốt công tác thẩm định và trình duyệt các dự án chuyển đổi đảm bảo đúng
quy định và đảm bảo yêu cầu sản xuất.
7.2- Giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các ngành
liên quan trong Hội đồng thẩm định có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện quy định
này. Hàng năm tiến hành sơ kết rút kinh nghiệm tổng hợp những vấn đề còn vướng
mắc ở cơ sở và đề xuất những giải pháp tháo gỡ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết
định điều chỉnh bổ sung khi cần thiết.