Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 11444/KH-UBND 2021 nghiên cứu giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp Đồng Nai

Số hiệu: 11444/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai Người ký: Võ Văn Phi
Ngày ban hành: 21/09/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11444/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 21 tháng 9 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT GIỐNG PHỤC VỤ CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 (sau đây gọi là Chương trình);

Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025;

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao năng lực hệ thống nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao, sản xuất, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm tăng nhanh năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả sản xuất; góp phần thực hiện thành công định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2025

- Ưu tiên bảo tồn và phát triển nguồn gen Trà Phú Hội, Thần xạ hương, các loài Lan một lá, Ươi rừng; bưởi đường lá cam; cung cấp nguồn gen và cơ sở dữ liệu khoa học nhằm phục vụ nghiên cứu, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế xã hội.

- Khảo nghiệm các giống cây trồng mới gồm: Bơ Hass, thanh long vỏ vàng, dứa MD2, chanh dây và một số giống tiềm năng khác.

- Xây dựng vườn ươm giống cây lâu năm (cây ăn trái và cây công nghiệp) tại Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Công nghệ sinh học Đồng Nai với công suất 500.000 cây giống/năm.

- Tăng nhanh tỷ lệ sử dụng giống đúng tiêu chuẩn trong sản xuất:

+ Ngành trồng trọt: Duy trì tỷ lệ diện tích trồng mới sử dụng giống đúng tiêu chuẩn đạt 100% đối với bắp, hồ tiêu, điều, cà phê, cao su, chuối, cam, quýt, bưởi, xoài, sầu riêng, chôm chôm, mít; tỷ lệ sử dụng giống rau đúng tiêu chuẩn đạt 97%; tỷ lệ diện tích sử dụng giống sắn đúng tiêu chuẩn đạt 35%, lúa đạt 90%; tỷ lệ diện tích gieo trồng lúa chất lượng cao đạt 70 - 75%; tỷ lệ giống nấm được sử dụng đạt tiêu chuẩn cấp 1 đạt 40%.

+ Ngành chăn nuôi: Tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất đối với heo đạt 98%, gia cầm đạt 90%; số heo cai sữa/nái/năm đạt 24 con; cải tạo đàn giống gia súc ăn cỏ (bò, dê) để nâng cao năng suất và chất lượng; 100% cơ sở sản xuất giống công bố chất lượng.

+ Ngành thủy sản: Tỷ lệ sử dụng giống thủy sản nuôi chủ lực (cá nước ngọt, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh) được kiểm soát chất lượng và sạch một số bệnh đạt 45- 50%; 100% cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản thực hiện đăng ký kiểm dịch trước khi vận chuyển, lưu thông.

+ Ngành lâm nghiệp: Tỷ lệ sử dụng giống trồng rừng được kiểm soát nguồn gốc đạt 70%; tỷ lệ sử dụng giống keo lai nuôi cấy mô vào trồng rừng đạt từ 30%.

b) Đến năm 2030

- Khảo nghiệm các giống cây trồng mới có nguồn gốc ngoại nhập và các giống cây trồng đã lưu hành chính thức ở các vùng sinh thái khác, đặc biệt giống cây lương thực, rau các loại, cây ăn quả.

- Tăng nhanh tỷ lệ sử dụng giống đúng tiêu chuẩn cho sản xuất, tạo ra đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm:

+ Ngành trồng trọt: Duy trì tỷ lệ diện tích trồng mới sử dụng giống đúng tiêu chuẩn đạt 100% đối với, bắp, tiêu, điều, cà phê, cao su, chuối, cam, quýt, bưởi, xoài, sầu riêng, chôm chôm, mít; tỷ lệ sử dụng giống rau đúng tiêu chuẩn đạt 98%; tỷ lệ sử dụng giống sắn đúng tiêu chuẩn đạt 50%, lúa đạt 100%; tỷ lệ diện tích gieo trồng lúa chất lượng cao đạt 80 - 85%; tỷ lệ giống nấm được sử dụng đạt tiêu chuẩn cấp 1 đạt 96%.

+ Ngành chăn nuôi: Duy trì tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất đối với heo đạt 98%, gia cầm đạt 90%; số heo cai sữa/nái/năm đạt 26 con. tiếp tục nâng cao chất lượng giống gia súc ăn cỏ (bò, dê); duy trì 100% cơ sở sản xuất giống công bố chất lượng.

+ Ngành thủy sản: Tỷ lệ sử dụng giống thủy sản nuôi chủ lực được kiểm soát chất lượng và sạch một số bệnh đạt trên 50%, trong đó tôm thẻ chân trắng đạt 100%; 100% cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản thực hiện đăng ký kiểm dịch trước khi vận chuyển, lưu thông trong nước; 100% cơ sở sản xuất giống đạt tiêu chuẩn sản xuất đối với thủy sản bố mẹ.

+ Ngành lâm nghiệp: Tỷ lệ sử dụng giống trồng rừng được kiểm soát nguồn gốc đạt 95%; tỷ lệ sử dụng giống keo lai nuôi cấy mô vào trồng rừng đạt từ 50%.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Điều tra hiện trạng sử dụng giống

a) Giống cây nông nghiệp

- Điều tra, đánh giá tỷ lệ sử dụng giống đúng tiêu chuẩn trong sản xuất đối các loại cây trồng thuộc Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực theo Quyết định số 993/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh giai đoạn 2020 - 2025.

- Đối tượng điều tra: Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, nông hộ.

- Tần suất điều tra: 05 năm/lần (dự kiến năm 2021 - 2022, 2025 và 2030).

b) Giống vật nuôi

- Điều tra, đánh giá tỷ lệ sử dụng giống vật nuôi tiến bộ theo quy định tại các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thông tư số 16/2020/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 12 năm 2020 ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và Thông tư số 17/2020/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 12 năm 2020 quy định chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Đối tượng điều tra: Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, nông hộ.

- Đối tượng vật nuôi: Gia súc, gia cầm, ong, cút, tằm, yến.

- Tần suất điều tra: 05 năm/lần (dự kiến năm 2021 - 2022, 2025 và 2030).

c) Giống thủy sản

- Điều tra, đánh giá tỷ lệ sử dụng giống thủy sản được kiểm soát chất lượng thuộc Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực theo Quyết định số 993/QĐ-UBND , Thông tư số 16/2020/TT-BNNPTNT , Thông tư số 17/2020/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Tần suất điều tra: 05 năm/lần (dự kiến năm 2021 - 2022, 2025 và 2030).

d) Giống cây lâm nghiệp

- Điều tra, đánh giá tỷ lệ sử dụng giống có nguồn gốc; tỷ lệ sử dụng giống keo lai nuôi cấy mô, keo lai giâm hom để trồng rừng.

+ Đối tượng điều tra: Các đơn vị chủ rừng, hộ nhận khoán trồng rừng.

+ Tần suất điều tra: 05 năm 01 lần (dự kiến năm 2021 - 2022, 2025 và 2030).

- Điều tra, đánh giá tỷ lệ nguồn giống được công nhận trong sản xuất giống cây lâm nghiệp

+ Đối tượng điều tra: Các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn huyện Trảng Bom, huyện Vĩnh Cửu.

+ Tần suất điều tra: 05 năm 01 lần (dự kiến điều tra năm 2021 - 2022, 2025 và 2030).

đ) Nguồn vốn: Sự nghiệp nông nghiệp.

2. Bảo tồn, phát triển và khai thác nguồn gen

a) Giống cây nông nghiệp, lâm nghiệp

Thu thập, bảo tồn, lưu giữ, đánh giá, tư liệu hóa, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn gen cây trồng trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 2962/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn gen cấp tỉnh thực hiện từ năm 2021 đến năm 2025; ưu tiên bảo tồn 17 loại cây dược liệu, 10 loại cây thực phẩm, cây ăn trái, cây lấy gỗ, lâm sản ngoài gỗ; trong đó tập trung ưu tiên bảo tồn nguồn gen trà Phú Hội, Thần xạ hương, các loài Lan một lá, Ươi rừng, bưởi đường lá cam.

b) Giống vật nuôi

Xác định các giống vật nuôi đặc hữu và có giá trị cần bảo tồn, khai thác trên địa bàn tỉnh; khai thác nguồn gen giống lợn Đen Đồng Nai.

c) Giống thủy sản

- Nghiên cứu, thu thập, bảo tồn và phát triển một số nguồn gen thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế và đặc hữu tại Đồng Nai (cá Sơn Đài,...).

- Tái tạo, bổ sung nguồn lợi thủy sản.

d) Nguồn vốn: Sự nghiệp khoa học công nghệ, sự nghiệp tài nguyên và môi trường.

3. Phát triển sản xuất giống

a) Giống cây nông nghiệp

- Bình tuyển cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng, xây dựng vườn ươm các giống cây ăn quả.

- Khảo nghiệm các giống cây trồng mới có nguồn gốc ngoại nhập và các giống cây trồng đã lưu hành chính thức ở các vùng sinh thái khác, đặc biệt các giống cây lương thực, rau các loại, cây ăn quả.

- Đề xuất công nhận lưu hành giống bưởi và giống chuối.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất giống cây trồng theo hướng công nghiệp hiện đại, có giá trị kinh tế cao; đồng thời tăng cường xúc tiến đầu tư, mời gọi doanh nghiệp có tiềm lực mạnh trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống cây nông nghiệp đầu tư vào Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Công nghệ sinh học tỉnh Đồng Nai.

b) Giống vật nuôi

- Hỗ trợ nhập nội giống vật nuôi mới, giống thuần để nâng cao năng suất chất lượng, tạo các dòng sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất giống vật nuôi: Hỗ trợ 70% chi phí để xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường theo khoản 5 Điều 9 Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

c) Giống thủy sản

- Thu hút, tạo điều kiện thuận lợi kêu gọi doanh nghiệp có năng lực đầu tư vào sản xuất giống thủy sản có chất lượng trên địa bàn tỉnh.

- Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh giống thủy sản; thử nghiệm các giống thủy sản nhập nội; khuyến khích đầu tư sử dụng giống mới, giống chất lượng cao trong sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong phòng bệnh cho động vật thủy sản.

d) Giống cây lâm nghiệp

- Thực hiện việc bình tuyển, công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp
trên địa bàn tỉnh gồm: Lâm phần tuyển chọn, rừng giống chuyển hóa, rừng giống trồng, vườn giống, cây trội, vườn cây đầu dòng.

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho những tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn có cơ sở nuôi cấy mô sản xuất cây giống quy mô công nghiệp để hạ giá thành cây giống phục vụ trồng rừng;

- Rà soát, đầu tư phát triển hệ thống nguồn giống; phối hợp với các cơ quan nghiên cứu để tiếp nhận, chuyển giao giống mới và công nghệ nhân giống tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trồng rừng tại địa phương.

đ) Nguồn vốn: Sự nghiệp nông nghiệp, sự nghiệp khoa học công nghệ, vốn đầu tư công và vốn xã hội hóa.

4. Khuyến nông về giống

- Tiếp nhận, chuyển giao quy trình, tiến bộ kỹ thuật sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi mới đã được công nhận từ các viện, trường, trung tâm nghiên cứu; xây dựng mô hình trình diễn đưa các giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả về năng suất, chất lượng vào sản xuất; xây dựng mô hình trình diễn ghép cải tạo cây trồng; nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả; hợp đồng chuyển giao các bản quyền về công nghệ sản xuất giống; hình thành hệ thống sản xuất và cung ứng giống cây trồng, vật nuôi phục vụ nhu cầu của tỉnh.

- Xây dựng và triển khai thực hiện các dự án nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiên cứu, sản xuất giống cho lực lượng viên chức, người lao động tại các trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp và cán bộ các đơn vị có liên quan

- Nguồn vốn: Sự nghiệp nông nghiệp, vốn đầu tư công.

5. Xúc tiến thương mại về giống

- Tăng cường quảng bá các sản phẩm giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản chất lượng của tỉnh qua các kênh thông tin, hội chợ, triển lãm,… trong và ngoài nước.

- Nguồn vốn: Sự nghiệp nông nghiệp.

6. Hợp tác quốc tế về giống

- Đào tạo, tâp huấn đội ngũ nhân lực; trao đổi nguồn gen làm vật liệu chọn tạo giống; học tập kinh nghiệm quản lý sản xuất giống của các nước và các tổ chức quốc tế.

- Nguồn vốn: Sự nghiệp khoa học công nghệ, sự nghiệp nông nghiệp.

7. Quản lý nhà nước về giống

a) Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý nhà nước về giống; hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn về giống.

b) Thông tin, tuyên truyền

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo tồn đa dạng sinh học.

- Phổ biến các quy định của Nhà nước về sản xuất, kinh doanh giống; thủ tục đăng ký chứng nhận công bố tiêu chuẩn chất lượng giống; danh mục giống được phép nhập, sản xuất tại Việt Nam cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh giống; các cơ quan quản lý giống cấp huyện, xã.

- Tuyên truyền người dân và doanh nghiệp sử dụng giống mới phù hợp thị trường; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật về sản xuất giống; sử dụng giống đúng quy định, nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng, an toàn dịch bệnh.

c) Thanh, kiểm tra

- Tăng cường công tác thanh kiểm tra, kiểm soát chất lượng giống cây trồng, vật nuôi; kiểm tra tình hình khai thác và bảo vệ cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng đã được cấp chứng nhận; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh kiểm tra. Công khai danh sách các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cung ứng giống đúng quy định và không đúng quy định trên trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Chủ động kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp chính trên địa bàn theo chuỗi hành trình từ khâu thu hái vật liệu, sản xuất giống đến lô cây con cho trồng rừng; thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính, tạo sự chuyển biến về chất lượng giống trên thực tiễn, đảm bảo sử dụng giống tốt cho trồng rừng.

d) Đào tạo nhân lực

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản từ tỉnh đến huyện; đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ phục vụ công tác quản lý nhằm nâng cao năng lực quản lý giống theo quy định của Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi, Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản; nâng cao năng lực kiểm soát chất lượng giống, kiểm dịch.

đ) Thiết lập cơ sở dữ liệu về giống

- Hoàn thiện, cập nhật số liệu, khai thác, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về giống theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thông tư số 24/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2018 quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản; Thông tư số 18/2019/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2019 quy định việc cung cấp thông tin, cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt; Thông tư số 20/2019/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 11 năm 2019 quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi; Thông tư số 16/2020/TT-BNNPTNT và Thông tư số 17/2020/TT-BNNPTNT .

- Xây dựng phần mềm quản lý, theo dõi các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng nông lâm nghiệp, vật nuôi, thủy sản trên địa bàn tỉnh.

e) Nguồn vốn: Sự nghiệp nông nghiệp.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng vốn dự kiến thực hiện kế hoạch khoảng 335.809 triệu đồng, trong đó: Vốn ngân sách 269.993 triệu đồng (vốn lồng ghép 239.710 triệu đồng), vốn xã hội hóa 65.816 triệu đồng.

1. Giai đoạn 2021 - 2025

Tổng vốn dự kiến khoảng 175.356 triệu đồng, trong đó:

- Vốn ngân sách 141.540 triệu đồng (vốn lồng ghép 124.018 triệu đồng), gồm: Vốn sự nghiệp nông nghiệp 105.079 triệu đồng, vốn sự nghiệp khoa học công nghệ 16.461 triệu đồng, vốn đầu tư công 20.000 triệu đồng.

- Vốn xã hội hóa: 33.816 triệu đồng.

2. Giai đoạn 2025 - 2030

Tổng vốn dự kiến khoảng 160.453 triệu đồng, trong đó:

- Vốn ngân sách 128.453 triệu đồng (vốn lồng ghép 115.692 triệu đồng), gồm: Vốn sự nghiệp nông nghiệp 100.329 triệu đồng, vốn sự nghiệp khoa học công nghệ 8.000 triệu đồng, vốn đầu tư công 20.124 triệu đồng.

- Vốn xã hội hóa: 32.000 triệu đồng.

(Đính kèm Phụ lục)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện kế hoạch; tổng hợp đề xuất nhu cầu vốn đầu tư thực hiện kế hoạch gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp theo quy định.

b) Chủ trì tổ chức điều tra hiện trạng sử dụng giống, thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản trên địa bàn, thực hiện công tác khuyến nông về giống; phối hợp đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ khoa học - công nghệ về giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xúc tiến thương mại, hợp tác quốc tế, phát triển sản xuất giống.

c) Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 15/12 hàng năm; đồng thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo kết quả thực hiện khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu; tổ chức kết, tổng kết kế hoạch.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

a) Trên cơ sở đề xuất nhu cầu đầu tư từ nguồn vốn đầu tư công của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về chủ trương, khả năng cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư công để thực hiện kế hoạch theo quy định của Luật Đầu tư công.

b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện kế hoạch.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cân đối, bố trí nguồn ngân sách thực hiện kế hoạch vào dự toán ngân sách hàng năm.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì thực hiện Đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ hợp tác, liên kết quốc tế và trong nước; đề xuất, đặt hàng các đề tài, dự án nghiên cứu, khảo nghiệm, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ về giống trên địa bàn tỉnh; kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện kế hoạch.

5. Sở Công Thương

Chủ trì thực hiện xúc tiến thương mại về giống, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ quảng bá các sản phẩm giống cây trồng, vật nuôi của tỉnh thông qua các hoạt động hội chợ, triển lãm,…

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các chính sách về đất đai, thực hiện công tác quản lý môi trường phục vụ phát triển giống bền vững.

7. Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Công nghệ sinh học

a) Chủ trì thực hiện xây dựng vườn ươm cây ăn quả.

b) Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sản xuất giống bằng công nghệ nuôi cấy mô thực vật; nghiên cứu, đánh giá sự thích nghi của các giống cây trồng mới; thực hiện thu thập, bảo tồn, lưu giữ, đánh giá một số loại nguồn gen cây trồng trên địa bàn tỉnh, …

c) Mời gọi, hỗ trợ các doanh nghiệp giống cây trồng, vật nuôi đầu tư tại địa bàn quản lý.

d) Phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện các nội dung liên quan của Kế hoạch.

8. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh

Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền các Hội viên tham gia tích cực trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch địa bàn tỉnh.

9. Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai, Báo Đồng Nai

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng giới thiệu, tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng giống tốt; thông tin đầy đủ về công tác quản lý, sản xuất kinh doanh giống trên địa bàn tỉnh.

10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

a) Chỉ đạo triển khai kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn, tăng cường tuyên truyền, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh về giống.

b) Chủ động cân đối ngân sách địa phương, vốn lồng ghép các chương trình, thu hút doanh nghiệp đầu tư cho phát triển nghiên cứu, sản xuất giống trên địa bàn; hoàn thiện cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống; định hướng địa điểm đầu tư, phát triển cơ sở, trại giống có quy mô trên địa bàn.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung kế hoạch. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, yêu cầu các cơ quan, địa phương kịp thời gửi ý kiến bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, xử lý./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Phi

 

PHỤ LỤC

DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIỐNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 11444/KH-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá dự tính (triệu đồng)

Khái toán vốn (triệu đồng)

Chia theo giai đoạn (triệu đồng)

Ghi chú

Tổng

Trong đó

Giai đoạn 2021 - 2025

Giai đoạn 2025 - 2030

Vốn ngân sách

Vốn xã hội hóa

Tổng

Vốn ngân sách

Trong đó

Vốn xã hội hóa

Tổng

Vốn ngân sách

Trong đó

Vốn xã hội hóa

Vốn sự nghiệp nông nghiệp

Vốn sự nghiệp khoa học

Vốn đầu tư công

Vốn sự nghiệp nông nghiệp

Vốn sự nghiệp khoa học

Vốn đầu tư công

1

Điều tra hiện trạng sử dụng giống

 

 

 

2.283

2.284

-

1.522

1.522

1.522

-

-

-

761

761

761

-

-

-

 

1.1

Giống cây nông nghiệp

 

 

 

457

457

 

305

305

305

 

 

 

152

152

152

 

 

 

 

-

Xây dựng phương án và lập mẫu phiếu điều tra

Cuộc

3

18

54

54

 

36

36

36

 

 

 

18

18

18

 

 

 

 

-

Tổng hợp kết quả điều tra

Cuộc

3

6

18

18

 

12

12

12

 

 

 

6

6

6

 

 

 

 

-

Công điều tra

Công

495

0,2

99

99

 

66

66

66

 

 

 

33

33

33

 

 

 

 

-

Người cung cấp thông tin

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+

Cá nhân

Phiếu

3.000

0,04

120

120

 

80

80

80

 

 

 

40

40

40

 

 

 

 

+

Tổ chức

Phiếu

1.950

0,085

166

166

 

111

111

111

 

 

 

55

55

55

 

 

 

 

1.2

Giống vật nuôi

 

 

 

1.172

1.172

-

781

781

781

-

-

-

391

391

391

-

 

 

 

-

Chi xây dựng phương án điều tra thống kê và lập mẫu phiếu điều tra thống kê

Cuộc

3

18

54

54

 

36

36

36

 

 

 

18

18

18

 

 

 

 

-

Chi tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả điều tra

Cuộc

3

6

18

18

 

12

12

12

 

 

 

6

6

6

 

 

 

 

-

Số phiếu dự kiến điều tra

Phiếu

15.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Số ngày đi điều tra

Ngày

2.500

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Chi tiền công điều tra

Công

2.500

0,10

250

250

 

167

167

167

 

 

 

83

83

83

 

 

 

 

-

Người cung cấp thông tin

Phiếu

15.000

0,04

600

600

 

400

400

400

 

 

 

200

200

200

 

 

 

 

-

Chi phí xăng xe đi điều tra

Km

12.500

0,02

250

250

 

167

167

167

 

 

 

83

83

83

 

 

 

 

1.3

Giống thủy sản

Đợt

3

89,5

269

269

 

179

179

179

 

 

 

90

90

90

 

 

 

 

1.4

Giống cây lâm nghiệp

 

 

 

386

386

-

257

257

257

-

-

-

129

129

129

-

-

-

 

a

Điều tra hiện trạng sử dụng giống

 

 

 

267

267

-

178

178

178

-

-

-

89

89

89

 

 

 

 

-

Xây dựng phương án và lập mẫu phiếu điều tra

Cuộc

3

18

54

54

 

36

36

36

 

 

 

18

18

18

 

 

 

 

-

Tổng hợp kết quả điều tra

Cuộc

3

6

18

18

 

12

12

12

 

 

 

6

6

6

 

 

 

 

-

Công điều tra

Công

360

0,2

72

72

 

48

48

48

 

 

 

24

24

24

 

 

 

 

-

Công người dẫn đường

Công

360

0,14

50

50

 

34

34

34

 

 

 

17

17

17

 

 

 

 

-

Người cung cấp thông tin

 

-

 

-

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+

Cá nhân

Phiếu

1.800

0,04

72

72

 

48

48

48

 

 

 

24

24

24

 

 

 

 

+

Tổ chức

Phiếu

21

0,045

1

1

 

1

1

1

 

 

 

0

0

0

 

 

 

 

b

Điều tra hiện trạng sản xuất giống

 

 

 

119

119

-

79

79

79

-

-

-

40

40

40

-

-

-

 

-

Xây dựng phương án và lập mẫu phiếu điều tra

Cuộc

3

18

54

54

 

36

36

36

 

 

 

18

18

18

 

 

 

 

-

Tổng hợp kết quả điều tra

Cuộc

3

6

18

18

 

12

12

12

 

 

 

6

6

6

 

 

 

 

-

Công điều tra

Công

81

0,2

16

16

 

11

11

11

 

 

 

5

5

5

 

 

 

 

-

Công người dẫn đường

Công

81

0,14

11

11

 

8

8

8

 

 

 

4

4

4

 

 

 

 

-

Người cung cấp thông tin

Phiếu

480

0,04

19

19

 

13

13

13

 

 

 

6

6

6

 

 

 

 

2

Bảo tồn, phát triển và khai thác nguồn gen

 

 

 

13.995

12.179

1.816

13.095

11.279

818

10.461

-

1.816

900

900

900

-

-

-

Lồng ghép

2.1

Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen các loài Lan một lá (Nervila spp) tại Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai

Đề tài

1

700

700

700

 

700

700

 

700

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen Thần xạ hương (Luvunga scandens) tại Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai

Đề tài

1

2.200

2.200

2.200

 

2.200

2.200

 

2.200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3

Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây trà Phú Hội (Camellia sinensis) tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Đề tài

1

2.000

2.000

2.000

 

2.000

2.000

 

2.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.4

Nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây Ươi rừng (Scaphium macropodium) tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai

Đề tài

1

1.850

1.850

1.850

 

1.850

1.850

 

1.850

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.5

Bảo tồn nguồn gen bưởi đường lá cam

Đề tài

1

2.000

2.000

2.000

 

2.000

2.000

 

2.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.6

Khai thác nguồn gen giống lợn Đen

Đề tài

1

3.415

3.415

1.599

1.816

3.415

1.599

818

781

 

1.816

 

 

 

 

 

 

 

2.7

Bảo tồn nguồn gen cá Sơn Đài

Dự án

1

930

930

930

 

930

930

 

930

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.8

Tái tạo nguồn lợi thủy sản

Đợt

9

100

900

900

 

 

 

 

 

 

 

900

900

900

 

 

 

 

3

Phát triển sản xuất giống

 

 

 

174.614

110.614

64.000

89.245

57.245

36.245

1.000

20.000

32.000

85.369

53.369

30.245

3.000

20.124

32.000

 

3.1

Giống cây nông nghiệp

 

 

 

98.174

34.174

64.000

51.025

19.025

6.025

1.000

12.000

32.000

47.149

15.149

25

3.000

12.124

32.000

 

-

Bình tuyển cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng (cây NN)

Cây/vườn

10

5

50

50

-

25

25

25

 

 

 

25

25

25

 

 

 

Lồng ghép

-

Xây dựng vườn ươm các giống cây ăn quả

Vườn

1

8.124

8.124

8.124

-

4.000

4.000

 

 

4.000

 

4.124

4.124

 

 

4.124

 

Lồng ghép

-

Khảo nghiệm giống mới

Đề tài/dự án

4

1.000

4.000

4.000

 

1.000

1.000

 

1.000

 

 

3.000

3.000

 

3.000

 

 

Lồng ghép

-

Công nhận lưu hành giống bưởi và giống chuối

Giống

2

3.000

6.000

6.000

 

6.000

6.000

6.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Hỗ trợ các doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất giống

Dự án

4

20.000

80.000

16.000

64.000

40.000

8.000

 

 

8.000

32.000

40.000

8.000

 

 

8.000

32.000

Lồng ghép

3.2

Giống vật nuôi

 

 

 

68.000

68.000

-

34.000

34.000

30.000

-

4.000

-

34.000

34.000

30.000

-

4.000

-

Lồng ghép

-

Hỗ trợ nhập khẩu con giống

Năm

10

1.000

10.000

10.000

 

5.000

5.000

5.000

 

 

 

5.000

5.000

5.000

 

 

 

 

-

Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư sản xuất giống bò sữa, bò thịt

Dự án

2

4.000

8.000

8.000

 

4.000

4.000

 

 

4.000

 

4.000

4.000

 

 

4.000

 

 

-

Phòng, chống dịch bệnh

Năm

10

5.000

50.000

50.000

 

25.000

25.000

25.000

 

 

 

25.000

25.000

25.000

 

 

 

 

3.3

Giống thủy sản

 

 

 

8.000

8.000

-

4.000

4.000

-

-

4.000

-

4.000

4.000

-

-

4.000

-

Lồng ghép

 

Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư sản xuất giống

Dự án

2

4.000

8.000

8.000

 

4.000

4.000

 

 

4.000

 

4.000

4.000

 

 

4.000

 

 

3.4

Giống cây lâm nghiệp

 

 

 

440

440

-

220

220

220

-

-

-

220

220

220

-

-

-

Lồng ghép

-

Thực hiện bình tuyển công nhận nguồn giống

Năm

10

44

440

440

-

220

220

220

 

 

 

220

220

220

 

 

 

 

4

Khuyến nông về giống

 

 

 

106.216

106.216

-

52.736

52.736

52.736

-

-

-

53.480

53.480

53.480

-

-

-

Lồng ghép

4.1

Giống cây nông nghiệp

 

 

 

10.350

10.350

-

4.640

4.640

4.640

-

-

-

5.710

5.710

5.710

-

-

-

 

-

Mô hình trình diễn giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao; mô hình ghép cải tạo cây trồng

Mô hình

50

100

5.000

5.000

 

2.500

2.500

2.500

 

 

 

2.500

2.500

2.500

 

 

 

 

-

Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống

 

 

 

 

-

 

 

-

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

+

Tập huấn

Lớp

50

7

350

350

 

140

140

140

 

 

 

210

210

210

 

 

 

 

+

Mô hình sản xuất giống

Mô hình

50

100

5.000

5.000

 

2.000

2.000

2.000

 

 

 

3.000

3.000

3.000

 

 

 

 

4.2

Giống thủy sản

 

 

 

5.866

5.866

-

3.096

3.096

3.096

-

-

-

2.770

2.770

2.770

-

-

-

 

 -

Mô hình sản xuất

Mô hình

4

1.331,5

5.326

5.326

 

2.826

2.826

2.826

 

 

 

2.500

2.500

2.500

 

 

 

 

 -

Tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT

Đợt

4

135

540

540

 

270

270

270

 

 

 

270

270

270

 

 

 

 

4.3

Dự án nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi

Dự án

3

30.000

90.000

90.000

 

45.000

45.000

45.000

 

 

 

45.000

45.000

45.000

 

 

 

 

5

Xúc tiến thương mại về giống

Đợt

20

50

1.000

1.000

 

500

500

500

 

 

 

500

500

500

 

 

 

Lồng ghép

6

Hợp tác quốc tế về giống

 

 

 

20.000

20.000

 

10.000

10.000

5.000

5.000

 

 

10.000

10.000

5.000

5.000

 

 

 

7

Quản lý nhà nước về giống

 

 

 

17.701

17.701

-

8.258

8.258

8.258

-

-

-

9.443

9.443

9.443

-

-

-

 

7.1

Giống cây nông nghiệp

 

 

 

1.800

1.800

-

900

900

900

-

-

-

900

900

900

 

 

 

Lồng ghép

-

Thông tin, tuyên truyền

Lớp

10

60

600

600

 

300

300

300

 

 

 

300

300

300

 

 

 

 

-

Thanh, kiểm tra

Cuộc

20

30

600

600

 

300

300

300

 

 

 

300

300

300

 

 

 

 

-

Đào tạo nhân lực

Lớp

10

60

600

600

 

300

300

300

 

 

 

300

300

300

 

 

 

 

7.2

Giống vật nuôi

 

 

 

1.820

1.820

-

1.330

1.330

1.330

-

-

-

490

490

490

-

-

-

Lồng ghép

-

Thông tin, tuyên truyền

Lớp

30

16

480

480

 

240

240

240

 

 

 

240

240

240

 

 

 

 

-

Kiểm tra

Cuộc

10

50

500

500

 

250

250

250

 

 

 

250

250

250

 

 

 

 

-

Đào tạo nhân lực

Người

140

6,0

840

840

 

840

840

840

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7.3

Giống thủy sản

 

 

 

11.551

11.551

-

5.766

5.766

5.766

-

-

-

5.786

5.786

5.786

-

-

-

Lồng ghép

-

Thông tin, tuyên truyền

Đợt

18

9,8

176

176

 

78

78

78

 

 

 

98

98

98

 

 

 

 

-

Học tập kinh nghiệm

Đợt

2

75

150

150

 

75

75

75

 

 

 

75

75

75

 

 

 

 

-

Thanh, kiểm tra

Cuộc

10

14

140

140

 

70

70

70

 

 

 

70

70

70

 

 

 

 

-

Đào tạo nhân lực

Đợt

10

9,5

95

95

 

48

48

48

 

 

 

48

48

48

 

 

 

 

 -

Quan trắc, cảnh báo, phòng ngừa dịch bệnh

 

 

 

6.000

6.000

 

3.000

3.000

3.000

 

 

 

3.000

3.000

3.000

 

 

 

 

 -

Phòng chống, giám sát an toàn dịch bệnh

 

 

 

4.990

4.990

 

2.495

2.495

2.495

 

 

 

2.495

2.495

2.495

 

 

 

 

7.3

Giống cây lâm nghiệp

 

 

 

530

530

-

263

263

263

-

-

-

267

267

267

 

 

 

Lồng ghép

-

Thông tin, tuyên truyền

 

 

 

128

128

-

62

62

62

-

-

-

66

66

66

 

 

 

 

+

 Phát tài liệu tuyên truyền

Đợt

5

4,5

23

23

 

9

9

9

 

 

 

14

14

14

 

 

 

 

+

Tuyên truyền loa phát thanh hoặc xe lưu động

Đợt

10

10,5

105

105

 

53

53

53

 

 

 

53

53

53

 

 

 

 

-

Thanh, kiểm tra

Năm

10

35

350

350

 

175

175

175

 

 

 

175

175

175

 

 

 

 

-

Đào tạo nhân lực

lớp

2

26

52

52

 

26

26

26

 

 

 

26

26

26

 

 

 

 

7.5

Xây dựng phần mềm quản lý, theo dõi các cơ sở SXKD giống

Dự án

1

2.000

2.000

2.000

 

 

 

 

 

 

 

2.000

2.000

2.000

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

335.809

269.993

65.816

175.356

141.540

105.079

16.461

20.000

33.816

160.453

128.453

100.329

8.000

20.124

32.000

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 11444/KH-UBND ngày 21/09/2021 triển khai thực hiện Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


826

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.181.42
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!