UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
36/2006/QĐ-UBND
|
Tam
Kỳ, ngày 16 tháng 8 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 13/2004/QĐ-UB NGÀY 09/02/2004 CỦA UBND TỈNH VỀ
THÀNH LẬP QUỸ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TỈNH QUẢNG NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 69/2005/QĐ-TTg ngày 04/4/2005
của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân
hàng Chính sách xã hội; Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng
Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay Quỹ Quốc gia về việc làm;
Căn cứ Thông tư số 65/2005/TT-BTC ngày 16/8/2005 của
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 69/2005/QĐ-TTg ngày 06/4/2005 của
Thủ tướng Chính phủ; Thông tư Liên tịch số 34/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày
09/12/2005 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Kế
hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thi hành một số Điều của Quyết định số
71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số
107/2005/TT-BTC ngày 07/12/2005 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn lập, quản
lý, sử dụng Quỹ giải quyết việc làm địa phương và kinh phí quản lý Quỹ Quốc gia
về việc làm;
Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
tại Tờ trình số 84/TTr- LĐTBXH ngày 03/4/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết
định số 13/2004/QĐ-UB ngày 09/02/2004 của UBND tỉnh về thành lập Quỹ giải quyết
việc làm tỉnh Quảng Nam:
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 với
nội dung như sau: Quỹ giải quyết việc làm tỉnh được dành theo tỷ
lệ:
- 80% nguồn Quỹ để cho vay dự án giải quyết việc
làm, cho vay đi xuất khẩu lao động. Việc quản lý và cho vay dự án giải quyết việc
làm thực hiện theo quy định tại Thông tư Liên tịch số
34/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 09/12/2005 của Liên Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thi hành một
số Điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay Quỹ Quốc gia về việc làm.
- 20% nguồn Quỹ để cho các Trường, Trung tâm dạy
nghề, Trung tâm giới thiệu việc làm, Trung tâm Giáo dục Lao động - Xã hội, các
cơ sở đào tạo nghề vay đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và hỗ trợ
đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn, dạy ngoại
ngữ và giáo dục định hướng cho người đi xuất khẩu lao động.
Quỹ được sử dụng vào các nội dung sau:
+ Cho vay vốn theo dự án nhỏ để giải quyết việc làm.
+ Cho các doanh nghiệp vay để hạn chế lao động mất việc
làm và nhận người thất nghiệp.
+ Hỗ trợ để củng cố và phát triển hệ thống tổ chức dạy
nghề, giới thiệu việc làm và các hoạt động phát triển thị trường lao động.
+ Hỗ trợ xuất khẩu lao động.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 với
nội dung như sau: Đối tượng được vay vốn Quỹ giải quyết việc làm
tỉnh:
- Hộ gia đình; nhóm hộ gia đình; cá nhân đi xuất
khẩu lao động.
- Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ
công nghiệp, xây dựng, vận tải, thương mại và dịch vụ; cơ sở sản xuất kinh
doanh dành riêng cho người tàn tật; Tổ hợp tác sản xuất; Doanh nghiệp vừa và nhỏ
hoạt động theo Luật doanh nghiệp; tổ chức, cá nhân làm kinh tế trang trại.
- Các Trường, Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giới
thiệu việc làm, Trung tâm Giáo dục Lao động - Xã hội, các cơ sở đào tạo nghề.
Trong đó, ưu tiên cho vay đối với các dự án có đối tượng
là người tàn tật, sử dụng nhiều lao động nữ, bộ đội xuất ngũ, lao động là thân
nhân chủ yếu của người có công với cách mạng; các dự án giải quyết việc làm,
đào tạo nghề cho lao động ở khu vực đang đô thị hóa, bị mất tư liệu sản xuất do
Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích công cộng; lao động dôi dư do đổi
mới sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 với
nội dung như sau: Điều kiện để được vay vốn Quỹ giải quyết việc
làm tỉnh:
- Các đối tượng được vay vốn phải tạo được chỗ
làm việc mới thường xuyên và được chính quyền địa phương xác nhận. Trừ cá nhân
đi xuất khẩu lao động, các đối tượng còn lại phải có dự án khả thi, phù hợp với
ngành nghề hoạt động.
- Các đối tượng nêu tại điểm 1, Điều 4 (sửa đổi,
bổ sung) phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi vay vốn thực hiện dự án.
Đối với cá nhân đi xuất khẩu lao động phải được bên tuyển dụng lao động ký hợp
đồng chính thức tiếp nhận đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
- Các đối tượng nêu tại điểm 2, điểm 3, Điều 4
(sửa đổi, bổ sung) phải thực hiện thế chấp tài sản theo quy định. Riêng Trung
tâm giới thiệu việc làm, cơ sở dạy nghề của Nhà nước, không cần thế chấp tài sản
nhưng phải có bảo lãnh bằng tín chấp của Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp.
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 với
nội dung như sau: Mức vốn cho vay:
- Đối với đối tượng vay vốn là hộ gia đình, cá
nhân đi xuất khẩu lao động mức cho vay tối đa 20 triệu đồng. Riêng cá nhân đi
xuất khẩu lao động, mức cho vay tối đa bằng 80% tổng chi phí theo hợp đồng đi
làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà người lao động ký với doanh nghiệp xuất khẩu
lao động.
- Đối với nhóm hộ gia đình, mức cho vay tối đa
phụ thuộc vào số hộ gia đình tham gia dự án nhưng không quá 20 triệu đồng trên
một hộ gia đình.
- Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cho
vay tối đa 500 triệu đồng trên một dự án nhưng không quá 20 triệu đồng trên một
chỗ làm việc thường xuyên được thu hút mới.
- Đối với các Trung tâm giới thiệu việc làm,
Trung tâm Giáo dục Lao động
- Xã hội, các cơ sở đào tạo nghề, cho vay tối đa 300
triệu đồng cho một cơ sở nhưng không quá 05 triệu đồng trên một lao động được
đào tạo nghề gắn với giải
quyết việc làm.
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 với
nội dung như sau: Lãi suất cho vay và sử dụng nguồn kinh phí lãi
cho vay từ nguồn Quỹ giải quyết việc làm tỉnh.
- Mức lãi suất cho vay Quỹ giải quyết việc làm
tỉnh được điều chỉnh theo mức lãi suất cho vay Quỹ Quốc gia về việc làm. Thống
nhất áp dụng mức lãi suất cho vay 0,65%/tháng kể từ ngày 01/9/2006. Riêng các tổ
chức sản xuất của thương binh, người tàn tật áp dụng mức lãi suất cho vay là 0,5%/tháng.
- Việc phân phối và sử dụng số tiền lãi thực
thu được từ cho vay Quỹ giải quyết việc làm tỉnh thực hiện theo quy định tại điểm
b, mục 2, khoản I Thông tư số 107/2005/TT-BTC ngày 07/12/2005 của Bộ Tài chính
về việc hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng Quỹ giải quyết việc làm địa phương và
kinh phí quản lý Quỹ Quốc gia về việc làm. Cụ thể như sau:
+ Trích 40% để chi trả phí uỷ thác cho hệ thống Chi
nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thực hiện công tác quản lý, cho vay, thu
nợ Quỹ giải quyết việc làm tỉnh. Việc quản lý, sử dụng phí uỷ thác thực hiện
theo quy định của Ngân hàng chính sách xã hội.
+ Trích 30% để chi cho công tác hướng dẫn, thẩm định,
tổ chức thực hiện và quản lý dự án tại địa bàn từ cấp cơ sở (xã, phường, chủ dự
án) đến Ban quản lý cấp huyện, cấp tỉnh; chi trả cho các cơ quan phối hợp thực
hiện thu hồi nợ khó đòi; khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc
trong công tác giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động. Căn cứ số tiền lãi được
hưởng, số vốn được giao quản lý, kết quả cho vay, thu hồi nợ của các địa
phương, đơn vị, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định phân phối lãi
cho các địa phương, đơn vị.
+ Trích 30% lập Quỹ dự phòng rủi ro (được quản lý tại
Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh) để sử dụng vào mục đích sau:
* Bù đắp các khoản vốn vay từ Quỹ giải quyết việc
làm tỉnh bị tổn thất do các nguyên nhân bất khả kháng được Chủ tịch UBND tỉnh
quyết định xóa nợ.
* Bổ sung Quỹ giải quyết việc làm tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định việc khoanh nợ,
miễn giảm lãi, xoá nợ đối với các dự án vay vốn Quỹ giải quyết việc làm tỉnh bị
rủi ro theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh.
Trình tự, thủ tục xem xét, xử lý đối với các dự án vay
vốn Quỹ giải quyết việc làm tỉnh bị rủi ro thực hiện theo quy định tại Quyết định
số 69/2005/QĐ-TTg ngày 04/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy
chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội và Thông tư số
65/2005/TT-BTC ngày
16/8/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định
số 69/2005/QĐ-TTg ngày 06/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Các nội dung khác trong Quyết định số
13/2004/QĐ-UB ngày 09/2/2004 của UBND tỉnh không thuộc phạm vi điều chỉnh của
Quyết định này vẫn còn hiệu lực thi hành.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp
với Sở Tài chính, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, các ngành liên
quan hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chi
nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể
liên quan và Chủ tịch UBND huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định
này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày
ký./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ Thị Thanh Lâm
|