UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 13/2004/QĐ-UB
|
Tam Kỳ, ngày 9 tháng 02 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật tổ chức
HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số
39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Bộ Luật lao động về việc làm;
Căn cứ Thông tư Liên
tịch số 06/2002/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 10/4/2002 của Liên Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn cơ chế quản
lý Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm và lập Quỹ giải quyết việc làm địa phương;
Căn cứ Thông tư Liên
tịch số 08/1999/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 15/3/1999 của Liên Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn giải
quyết các dự án vay vốn từ Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm bị rủi ro và Thông tư
Liên tịch số 16/2000/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 05/7/2000 của Liên Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn sửa
đổi, bổ sung một số điểm trong Thông tư Liên tịch số
08/1999/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 15/3/1999;
Căn cứ Quyết định số
155/1999/QĐ-BTC ngày 14/12/1999 của Bộ Tài chính về việc điều chỉnh lãi suất cho
vay từ Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm;
Căn cứ Quyết định số
97/2001/QĐ-BTC ngày 02/10/2001 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế phân
phối và sử dụng tiền lãi cho vay từ Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm;
Căn cứ Nghị quyết số
48/2002/NQ-HĐND ngày 25/6/2002 của HĐND tỉnh Quảng Nam khoá VI về Chương trình
mục tiêu xoá đói giảm nghèo và việc làm tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2001 - 2005;
Căn cứ Nghị quyết số
78/2003/NQ-HĐND ngày 27/10/2003 của HĐND tỉnh Quảng Nam khoá VI về đào tạo nghề
tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2003 - 2015;
Xét đề nghị của Liên
ngành Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư - Chi
nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam tại Tờ trình số 177/TT-LN ngày
24/12/2003;
QUYẾT ĐỊNH
Điều
1. Thành lập Quỹ giải quyết việc làm tỉnh Quảng Nam để cùng với
Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm tham gia thực hiện các mục tiêu của Chương trình
xoá đói giảm nghèo và việc làm tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2001 - 2005 và Đề án
đào tạo nghề tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2003 - 2015.
Quỹ giải quyết việc làm
tỉnh Quảng Nam được hình thành từ các nguồn sau:
1. Hằng năm trích từ 0,3% đến 1% trên tổng kinh phí chi thường
xuyên phân bổ của ngân sách địa phương. Riêng năm 2004, Quỹ giải quyết việc làm
tỉnh được bố trí 3.000.000.000 đồng (ba tỷ đồng) từ nguồn kết dư vượt thu ngân
sách năm 2003.
2. Các nguồn hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong
và ngoài nước.
3. Các nguồn khác.
Điều
2. Quỹ giải quyết việc làm tỉnh được sử dụng theo nguyên tắc bảo
toàn và phát triển nguồn vốn. Quỹ được mở tài khoản tại Chi nhánh Ngân hàng chính
sách xã hội tỉnh Quảng Nam và có Ban quản lý Quỹ do Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định
thành lập. Ban quản lý Quỹ có trách nhiệm thực hiện quản lý tài chính theo đúng
chế độ quy định hiện hành và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về toàn
bộ hoạt động điều hành, quản lý Quỹ.
Điều
3. Quỹ giải quyết việc làm tỉnh được dành theo tỷ lệ:
+ 80% nguồn Quỹ để cho vay theo dự án giải quyết việc làm, cho
vay đi xuất khẩu lao động. Việc quản lý và cho vay thực hiện theo quy định tại
Thông tư Liên tịch số 06/2002/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 10/4/2002 của Liên Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng
dẫn cơ chế quản lý Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm và lập Quỹ giải quyết việc làm
địa phương.
+ 20% nguồn Quỹ để cho các Trường, Trung tâm dạy nghề và giới
thiệu việc làm, các cơ sở đào tạo nghề vay đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang
thiết bị và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, hỗ trợ đào tạo nghề
ngắn hạn, dạy ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho người lao động trúng tuyển
đi xuất khẩu lao động.
Quỹ được sử dụng vào các
nội dung sau:
1. Cho vay vốn theo dự án nhỏ để giải quyết việc làm.
2. Cho các doanh nghiệp vay để hạn chế lao động mất việc làm và
nhận người thất nghiệp.
3. Hỗ trợ để củng cố và phát triển hệ thống tổ chức dạy nghề,
giới thiệu việc làm và các hoạt động phát triển thị trường lao động.
4. Hỗ trợ xuất khẩu lao động.
Điều
4. Đối tượng được vay vốn Quỹ giải quyết việc làm tỉnh:
1. Hộ gia đình đầu tư sản xuất kinh doanh; nhóm hộ gia đình; cá
nhân đi xuất khẩu lao động.
2. Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, xây
dựng, vận tải, thương mại và dịch vụ; Cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho
người tàn tật; Tổ hợp sản xuất; Hộ kinh doanh cá thể; Doanh nghiệp vừa và nhỏ
hoạt động theo Luật doanh nghiệp; Hộ gia đình và cá nhân làm kinh tế trang trại.
3. Các Trường, Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm, các
cơ sở đào tạo nghề.
Trong các đối tượng trên,
ưu tiên cho các dự án có đối tượng là người tàn tật, sử dụng nhiều lao động nữ,
bộ đội xuất ngũ, lao động là thân nhân chủ yếu của người có công với cách mạng;
các dự án giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho lao động ở khu vực đang đô thị
hóa, bị mất tư liệu sản xuất do Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích
công cộng; lao động dôi dư do giảm biên chế và đổi mới sắp xếp doanh nghiệp Nhà
nước.
Điều
5. Điều kiện để được vay vốn Quỹ giải quyết việc làm tỉnh:
1. Các đối tượng được vay vốn phải tạo được chỗ làm việc mới,
thu hút thêm lao động vào làm việc thường xuyên và được chính quyền địa phương xác
nhận.
2. Các đối tượng nêu tại khoản 1, Điều 4 nêu trên phải có hộ khẩu
thường trú tại địa phương nơi vay vốn thực hiện dự án. Các đối tượng tại khoản
2, khoản 3, Điều 4 nêu trên phải có dự án vay vốn phù hợp với ngành nghề hoạt
động.
3. Các đối tượng vay vốn phải thực hiện tín chấp hoặc thế chấp
tài sản theo quy định sau:
+ Đối tượng được vay từ 15 triệu đồng trở xuống không phải thế
chấp tài sản nhưng phải có bảo lãnh bằng tín chấp của Chủ tịch UBND xã, phường,
thị trấn (đối với dự án cấp xã, phường, thị trấn), Chủ tịch UBND huyện, thị xã
(đối với dự án cấp huyện, thị xã), hoặc người đứng đầu tổ chức đoàn thể, hội
quần chúng đối với các dự án do tổ chức đoàn thể, hội quần chúng quản lý.
+ Đối tượng được vay trên 15 triệu đồng, phải thế chấp tài sản
theo quy định hiện hành.
Điều
6. Mức vốn cho vay:
1. Đối với đối tượng nêu tại khoản 1, Điều 4 Quyết định này, mức
vay tối đa không quá 15 triệu đồng và ít nhất phải tạo ra 1 chỗ làm việc mới
hoặc tăng thêm thời gian làm việc tương ứng với 1 lao động. Riêng cá nhân đi
xuất khẩu lao động, mức vay tối đa bằng 80% tổng chi phí theo hợp đồng đi làm
việc ở nước ngoài mà người lao động ký với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
2. Đối với đối tượng nêu tại khoản 2, Điều 4 Quyết định này, mức
vay tối đa không quá 200 triệu đồng cho một dự án và không quá 15 triệu đồng
trên 1 chỗ làm việc thường xuyên được thu hút mới.
3. Đối với đối tượng nêu tại khoản 3, Điều 4 Quyết định này, mức
vay tối đa không quá 300 triệu đồng cho một dự án.
Điều
7. Thời hạn cho vay
1. Thời hạn 12 tháng
+ Chăn nuôi gia súc, gia cầm.
+ Trồng cây lương thực, hoa màu có thời gian sinh trưởng dưới
12 tháng.
+ Dịch vụ kinh doanh nhỏ.
2. Thời hạn 24 tháng
+ Trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây hoa màu có thời gian sinh
trưởng trên 12 tháng.
+ Nuôi thủy, hải sản, con đặc sản.
+ Chăn nuôi gia súc sinh sản, đại gia súc lấy thịt.
+ Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông, lâm, thổ, hải
sản.
3. Thời hạn 36 tháng:
+ Chăn nuôi đại gia súc sinh sản, lấy sữa, lấy lông, lấy sừng
+ Đầu tư mua máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất, đào tạo
nghề; phương tiện vận tải thủy bộ loại vừa và nhỏ; ngư cụ nuôi trồng, đánh bắt
thủy, hải sản.
+ Chăm sóc, cải tạo vườn cây ăn trái, cây công nghiệp.
4. Thời hạn 60 tháng
+ Trồng mới cây ăn quả, cây nguyên liệu, cây công nghiệp dài
ngày.
Trong cùng một đối tượng
vay vốn, nếu có nhiều nội dung sử dụng vốn theo các thời hạn khác nhau, thì
thời hạn cho vay được xác định loại sử dụng vốn có tỷ trọng cao nhất.
* Riêng cá nhân đi xuất khẩu lao động, thời hạn cho vay tối đa
là thời hạn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Điều
8. Lãi suất cho vay và sử dụng nguồn lãi cho vay từ nguồn Quỹ giải
quyết việc làm tỉnh.
1. Quỹ giải quyết việc làm tỉnh cho vay theo mức lãi suất quy
định tại Quyết định số 155/1999/QĐ-BTC ngày 14/12/1999 của Bộ Tài chính về việc
điều chỉnh lãi suất cho vay từ Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm. Khi Quỹ Quốc gia hỗ
trợ việc làm có sự điều chỉnh lãi suất cho vay, thì mức lãi suất cho vay của Quỹ
giải quyết việc làm tỉnh cũng được điều chỉnh tương ứng.
2. Số tiền lãi cho vay từ Quỹ giải quyết việc làm tỉnh thực thu
vào Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh được phân phối và sử dụng như
sau:
+ Trích 40% để bù đắp chi phí quản lý liên quan đến việc cho
vay, thu hồi vốn vay của hệ thống Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh (trong
đó 30% bù đắp chi phí quản lý, 10% chi hỗ trợ cho cán bộ trực tiếp làm công tác
cho vay, thu nợ).
+ Trích 30% để hỗ trợ công tác hướng dẫn, thẩm định, tổ chức
thực hiện và quản lý dự án tại địa bàn từ cấp cơ sở (xã, phường, chủ dự án) đến
Ban quản lý cấp huyện, cấp tỉnh; khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích
xuất sắc trong công tác giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động.
+ Trích 30% lập Quỹ dự phòng rủi ro (được quản lý tại Chi nhánh
Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh) để sử dụng vào mục đích sau:
- Bù đắp các khoản vốn vay từ Quỹ giải quyết việc làm tỉnh bị
tổn thất do các nguyên nhân bất khả kháng được UBND tỉnh quyết định xóa nợ. Việc
xem xét giảm, miễn lãi, khoanh nợ hoặc xóa nợ đối với các dự án vay vốn Quỹ
giải quyết việc làm tỉnh bị rủi ro thực hiện theo quy định tại Thông tư Liên
tịch số 08/1999/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 15/3/1999 của Liên Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn giải
quyết các dự án vay vốn từ Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm bị rủi ro và Thông tư
Liên tịch số 16/2000/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 05/7/2000 của Liên Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn sửa
đổi, bổ sung một số điểm trong Thông tư Liên tịch số
08/1999/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 15/3/1999 về hướng dẫn giải quyết các dự án
vay vốn từ Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm bị rủi ro.
- Trích bồi dưỡng cho cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án,
cơ quan chính quyền các cấp, các đoàn thể có tham gia thu hồi nợ quá hạn, khó
đòi.
- Chi trả tòa án phí theo quy định hiện hành của nhà nước.
- Bổ sung Quỹ giải quyết việc làm tỉnh.
Điều
9. Tạm thời chưa thực hiện ủy quyền cho Chủ tịch UBND huyện, thị
xã ra quyết định phê duyệt dự án cho vay đối với nguồn vốn Quỹ giải quyết việc làm
tỉnh.
Giao Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chi
nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, các ngành liên quan hướng dẫn và tổ
chức triển khai thực hiện quyết định này.
Điều
10. Chánh Văn
phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài
chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, Thủ
trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và Chủ tịch UBND huyện, thị xã
chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký./.