BỘ
Y TẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
3079/QĐ-BYT
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 8 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUI CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG
LÀM CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG CÁC CƠ SỞ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số
188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ qui định chi tiết một số
Điều của Bộ luật lao động về an toàn vệ sinh lao động và Nghị định số
110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ qui định chi tiết một số Điều
của Bộ luật lao động về an toàn vệ sinh lao động;
Căn cứ Quyết định số 233/2006/QĐ-TTg ngày 18/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chương trình Quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ
sinh lao động đến năm 2010;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này “Qui chế tổ chức và hoạt động của hệ thống làm
công tác bảo hộ lao động trong các cơ sở y tế”.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3.
Các ông, bà: Chánh văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Y tế dự
phòng và Môi trường và Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục thuộc Bộ Y tế, Viện
trưởng các Viện thuộc hệ y tế dự phòng, Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ,
Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng y tế các
ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- BT. Nguyễn Quốc Triệu (để báo cáo);
- Các đ/c Thứ trưởng Bộ Y tế (để biết);
- Website Bộ Y tế;
- Lưu: VT, DPMT, PC.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trịnh Quân Huấn
|
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG LÀM CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG
TRONG CÁC CƠ SỞ Y TẾ
(Ban
hành kèm theo Quyết định số: 3079/QĐ-BYT ngày 21 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng
Bộ Y tế)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Qui chế này quy định về quản lý
an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các cơ sở y tế bao gồm: tổ chức, hoạt
động của hệ thống làm công tác bảo hộ lao động; xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động;
tổ chức thực hiện các biện pháp an toàn - vệ sinh lao động và tổ chức chăm sóc
sức khỏe người lao động.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
1. Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế.
2. Sở Y tế các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.
3. Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ Trạm y tế xã, phường, thị trấn)
theo quy định của Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT - BYT - BNV ngày 25/4/2008
của liên bộ: Bộ Y tế - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Sở Y tế, phòng y tế thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
4. Y tế của các Bộ, ngành.
Sau đây gọi chung là đơn vị.
Chương II
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
HỆ THỐNG LÀM CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ
Điều 3. Cơ
cấu tổ chức của hệ thống làm công tác bảo hộ lao động
Hệ thống làm công tác bảo hộ lao
động của một đơn vị bao gồm:
1. Bộ phận phụ trách công tác bảo
hộ lao động:
a) Đối với các đơn vị có số lao
động từ 60 người trở lên thì thành lập Hội đồng bảo hộ lao động (BHLĐ); Hội đồng
BHLĐ cử một cán bộ phụ trách công tác bảo hộ lao động.
b) Đối với các đơn vị có số lao
động dưới 60 người thì cử 01 nhân viên phụ trách công tác bảo hộ lao động.
2. Y tế cơ quan.
3. Mạng lưới an toàn vệ sinh
viên.
Điều 4. Tổ
chức và hoạt động của bộ phận phụ trách công tác bảo hộ lao động
1. Tổ chức:
a) Hội đồng bảo hộ lao động:
Hội đồng bảo hộ lao động do người
đứng đầu đơn vị quyết định thành lập và bao gồm các thành phần tối thiểu như
sau:
- Đại diện lãnh đạo đơn vị làm
Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện của Ban Chấp hành
công đoàn làm Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Người phụ trách bộ phận tổ chức
của đơn vị là uỷ viên thường trực;
- Người phụ trách y tế cơ quan,
Trưởng khoa Chống nhiễm khuẩn (nếu có), Trưởng phòng vật tư (nếu có) là ủy
viên;
- Người được lãnh đạo đơn vị
phân công theo dõi công tác bảo hộ lao động là Thư ký Hội đồng.
b) Người phụ trách công tác bảo
hộ lao động:
Người phụ trách công tác bảo hộ
lao động do người đứng đầu đơn vị chỉ định và phải bảo đảm các tiêu chuẩn tối
thiểu sau:
- Gương mẫu chấp hành tốt các nội
qui, qui chế về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;
- Có hiểu biết về công tác bảo hộ
lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp.
- Đã qua các lớp tập huấn về bảo
hộ lao động;
2. Nhiệm vụ:
a) Xây dựng quy chế an toàn lao
động, vệ sinh lao động của đơn vị;
b) Xây dựng Kế hoạch bảo hộ lao
động dài hạn và hàng năm của đơn vị theo quy định tại Chương III của Quy chế
này;
c) Tổ chức đào tạo, tập huấn về
an toàn lao động, vệ sinh lao động cho mạng lưới an toàn vệ sinh viên và toàn bộ
người lao động trong đơn vị theo Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005
của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn công tác huấn luyện an
toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Phối hợp với bộ phận tổ chức của
đơn vị xây dựng kế hoạch cử cán bộ viên chức đi đào tạo và đào tạo lại về
chuyên môn nghiệp vụ hằng năm;
- Tổ chức các lớp tập huấn, huấn
luyện cho người lao động với những nội dung:
+ Những qui định chung về an
toàn lao động, vệ sinh lao động;
+ Những qui định cụ thể về an
toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
+ Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp
trong ngành y tế; phòng chống nhiễm khuẩn nghề nghiệp và dự phòng một số bệnh
lây nhiễm nghề nghiệp thường gặp trong ngành y tế;
+ Các yếu tố nguy cơ không lây
nhiễm phổ biến trong các cơ sở y tế; dự phòng bệnh nghề nghiệp và bệnh liên
quan nghề nghiệp do tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ không lây nhiễm;
+ Các yếu tố nguy cơ liên quan đến
an toàn, tai nạn lao động và biện pháp dự phòng;
+ Các tố nguy cơ do tiếp xúc với
chất thải y tế và biện pháp dự phòng.
d) Tổ chức và giám sát việc triển
khai các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động,
phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bao gồm:
- Tiến hành đăng ký các loại máy
móc, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ
sinh lao động đang được sử dụng tại đơn vị theo Thông tư số 04/2008/TT-LĐTBXH
ngày 27/02/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thủ tục
đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về
an toàn lao động;
+ Nồi hơi các loại (bao gồm cả bộ
quá nhiệt và bộ hâm nước) có áp suất làm việc định mức của hơi trên 0,7KG/cm2;
+ Các bình chịu áp lực có áp suất
làm việc định mức cao hơn 0,7KG/cm2 (không kể áp suất tĩnh), trừ các bình có
dung tích nhỏ hơn 25 lít nếu tích số giữa dung tích (tính bằng lít) với áp suất
(tính bằng KG/cm2) không lớn hơn 200 và bình không làm bằng kim loại;
+ Bể (xitec) và thùng để chứa,
chuyên chở khí hoá lỏng hoặc các chất lỏng có áp suất làm việc cao hơn
0,7KG/cm2 hoặc chất lỏng, chất rắn dạng bột không có áp suất nhưng khi tháo ra
dùng khí có áp suất cao hơn 0,7KG/cm2
+ Đường ống dẫn hơi nước, nước
nóng cấp I và II có đường kính ngoài từ 51 mm trở lên, các đường ống dẫn cấp
III và IV có đường kính ngoài từ 76 mm trở lên (theo phân loại tại TCVN 6158:
1996 và TCVN 6159: 1996 );
+ Các đường ống dẫn khí đốt;
+ Chai dùng để chứa, chuyên chở
khí nén, khí hoá lỏng, khí hoà tan có áp suất làm việc cao hơn 0,7KG/cm2;
+ Hệ thống điều chế, nạp khí,
khí hoá lỏng, khí hoà tan;
+ Thang máy các loại;
+ Một số hóa chất có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn vệ sinh lao động.
- Trang bị phương tiện, thiết bị
bảo hộ lao động và phương tiện cấp cứu theo quy định theo Quyết định số
205/2002/QĐ-BLĐTBXH ngày 21/02/2002 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội về việc bổ sung, sửa đổi Danh mục trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho
người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại;
- Xây dựng nội quy, quy trình vận
hành các loại máy, thiết bị về các biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh lao động;
+ Các yếu tố nguy cơ gây cháy;
+ Các yếu tố nguy cơ của khí
nén;
+ Các yếu tố nguy cơ của nồi
hơi;
+ Các yếu tố nguy cơ của chất lỏng,
hơi và khí dễ cháy, dễ bắt lửa;
+ Các yếu tố nguy cơ của thiết bị
điện.
+ Quản lý và giám sát các yếu tố
nguy cơ, tác hại tại nơi làm việc;
- Đo đạc, kiểm tra môi trường tại
nơi làm việc theo Thông tư số 13/BYT-TT ngày 24/10/1996 của Bộ Y tế hướng dẫn
thực hiện quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề
nghiệp; đánh giá tiếp xúc với các yếu tố vi sinh vật tại các cơ sở y tế được thực
hiện theo qui định tại Phụ lục 1 của Thông tư số 12/2006/TT-BYT ngày 10/11/2006
của Bộ Y tế hướng dẫn khám bệnh nghề nghiệp.
+ Các đơn vị có yếu tố phóng xạ,
bức xạ iôn hóa, điện từ trường, tia laze được thực hiện theo Thông tư liên tịch
số 2237/1999/TTLT/BKHCNMT-BYT ngày 28/12/1999 của liên Bộ Khoa học công nghệ và
Môi trường và Bộ Y tế.
- Triển khai các biện pháp kỹ
thuật nhằm cải thiện điều kiện, môi trường làm việc.
+ Thay thế những yếu tố tác hại
bằng những yếu tố ít hại hơn; thay đổi qui trình, thay đổi thiết bị, thay đổi
nguyên vật liệu;
+ Cách ly người bệnh hoặc các
qui trình công việc tránh xa tác hại; cô lập thiết bị hoặc qui trình làm việc
gây ô nhiễm, tác hại;
+ Nhân viên y tế thực hành công
việc phải tuân thủ theo các qui trình chuyên môn.
- Triển khai các biện pháp xử lý
rác thải y tế theo Qui chế quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo Quyết định
số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Tổ chức triển khai các biện
pháp phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
đ) Kiểm tra việc thực hiện công
tác bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ theo định
kỳ 6 tháng và hằng năm; báo cáo người đứng đầu đơn vị về kết quả kiểm tra và đề
xuất biện pháp khắc phục các nguy cơ gây mất an toàn lao động;
e) Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động
và môi trường lao động;
g) Báo cáo định kỳ 6 tháng và 1
năm về quản lý an toàn lao động và vệ sinh lao động cho các cấp có thẩm quyền
theo qui định.
3. Hoạt động:
a) Hội đồng bảo hộ lao động:
- Các thành viên của Hội đồng
làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều
này theo phân công của Chủ tịch Hội đồng và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội
đồng về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao;
- Hội đồng họp giao ban định kỳ
hằng tháng với sự tham gia của các an toàn vệ sinh viên hoặc đột xuất theo yêu
cầu của Chủ tịch Hội đồng.
b) Cán bộ phụ trách công tác bảo
hộ lao động:
- Cán bộ phụ trách công tác bảo
hộ lao động làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, thực hiện các nhiệm vụ quy định tại
khoản 2 Điều này và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu đơn vị về việc thực
hiện các nhiệm vụ được giao;
- Cán bộ phụ trách công tác bảo
hộ lao động phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn họp giao ban định kỳ hằng
tháng với các an toàn vệ sinh viên hoặc đột xuất theo yêu cầu của người đứng đầu
đơn vị.
Điều 5. Tổ
chức và hoạt động của Y tế cơ quan
1. Tổ chức:
Các cơ quan đơn vị đều phải có
cán bộ phụ trách y tế cơ quan hoặc bộ phận y tế cơ quan hoặc phòng y tế cơ
quan. Việc thành lập bộ phận hoặc phòng y tế cơ quan thực hiện theo quy định hiện
hành.
2. Nhiệm vụ:
a) Tổ chức khám sức khỏe tuyển dụng
cho người lao động đầy đủ theo các chuyên khoa và bắt buộc làm những xét nghiệm
có liên quan đến các bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến bệnh nghề nghiệp có
thể do điều kiện lao động tại nơi làm việc trong các cơ sở y tế gây ra theo
Thông tư số 13/2007/TT-BYT ngày 21/11/2007 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn khám sức
khỏe;
Trong trường hợp đơn vị không tổ
chức khám sức khỏe tuyển dụng được thì đơn vị phải hướng dẫn người lao động
khám sức khoẻ khi tuyển dụng ở cơ sở y tế được cấp có thẩm quyền cho phép (kể cả
những xét nghiệm cần thiết).
b) Xây dựng kế hoạch khám sức khỏe
định kỳ (bao gồm cả nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp), trình Thủ trưởng
đơn vị phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt theo Thông tư số
13/2007/TT-BYT ngày 21/11/2007 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn khám sức khỏe.
Trong quá trình khám sức khỏe nếu phát hiện người lao động mắc bệnh nghề nghiệp,
tiến hành các thủ tục, hồ sơ đề nghị giám định và làm bảo hiểm bệnh nghề nghiệp
theo qui định;
Thời hạn yêu cầu khám bệnh nghề
nghiệp lần đầu kể từ khi bắt đầu tiếp xúc:
- Yêu cầu khám bệnh nghề nghiệp
sau 6 tháng kể từ khi tiếp xúc với yếu tố độc hại đối với một số chuyên khoa
như:
+ Chẩn đoán hình ảnh;
+ Điều trị bằng phóng xạ, lase,
điều trị bằng hóa chất;
+ Giải phẫu bệnh;
+ Xét nghiệm sinh hóa, huyết học,
tế bào, vi sinh vật;
+ Tiếp xúc với người nhiễm HIV;
+ Tiếp xúc với bệnh nhân viêm
gan do vi rút;
+ Quản lý kho hóa chất, thuốc độc
hại;
- Yêu cầu khám bệnh nghề nghiệp
sau 12 tháng đối với các nhân viên y tế tiếp xúc với các bệnh có nguy cơ lây
nhiễm cao như:
+ Khoa khám bệnh;
+ Khám, chữa bệnh tại khoa truyền
nhiễm;
+ Khoa lao và các bệnh về phổi;
+ Tiếp xúc với các ổ dịch (nhân
viên y tế đi vào làm việc tại vùng dịch; nhân viên tẩy trùng, tẩy uế các ổ dịch;
nhân viên thu gom và xử lý chất thải y tế trong vùng dịch).
c) Lập hồ sơ quản lý bệnh nghề
nghiệp và kiểm tra sức khoẻ 6 tháng 01 lần đối với các trường hợp người lao động
mắc bệnh nghề nghiệp của đơn vị. Trường hợp không thể tự tiến hành điều trị bệnh
nghề nghiệp cho người lao động, phải giới thiệu người lao động đến cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh chuyên khoa để tiến hành điều trị và phục hồi chức năng theo Thông tư
số 12/2006/TT-BYT ngày 10/11/2006 của Bộ Y tế hướng dẫn khám bệnh nghề nghiệp;
d) Xây dựng kế hoạch điều dưỡng
và phục hồi chức năng cho người lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại
hoặc có kết quả khám sức khoẻ định kỳ loại IV, loại V hoặc mắc bệnh nghề nghiệp;
đ) Phòng chống nhiễm khuẩn nghề
nghiệp và dự phòng một số bệnh lây nhiễm nghề nghiệp trong ngành y tế:
- Phòng chống tai nạn thương
tích và cấp cứu kịp thời khi có tai nạn nghề nghiệp;
- Tiêm phòng cho tất cả nhân
viên y tế có tiếp xúc với nguồn lây những bệnh đã có vắc xin tiêm phòng;
- Khám và điều trị kịp thời cho
nhân viên y tế bị phơi nhiễm hay được phát hiện dấu hiệu mắc bệnh lây nhiễm, đồng
thời thông báo cho người sử dụng lao động về bệnh hay tai nạn để đánh giá và xử
trí để quản lý.
e) Theo dõi và hướng dẫn việc tổ
chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc
trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại theo Thông tư liên tịch số
10/1999/TTLT/BLĐTBXH-BYT ngày 17/3/1999 của liên tịch Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội - Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với
người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại và
Thông tư liên tịch số 10/2006/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 12/9/2006 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung khoản 2.Mục II
Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT/BLĐTBXH-BYT ngày 17/3/1999 của liên tịch
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng
bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố
nguy hiểm, độc hại;
g) Quản lý hồ sơ sức khỏe người
lao động, sổ ghi chép tai nạn lao động và tham gia điều tra các vụ tai nạn lao
động xẩy ra trong đơn vị;
h) Kiểm tra việc chấp hành điều
lệ vệ sinh, phòng chống dịch bệnh và phối hợp với bộ phận làm công tác bảo hộ
lao động tổ chức việc đo đạc, kiểm tra, giám sát các yếu tố có hại trong môi
trường lao động, hướng dẫn các khoa phòng và người lao động thực hiện các biện
pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động;
i) Báo cáo định kỳ 6 tháng và 1 năm
về quản lý sức khoẻ, tai nạn chấn thương và bệnh nghề nghiệp cho các cấp có thẩm
quyền theo qui định.
3. Hoạt động:
Cán bộ y tế cơ quan làm việc
theo chế độ chuyên trách, thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này
và chịu trách nhiệm trước người phụ trách bộ phận y tế hoặc trưởng phòng y tế
hoặc người đứng đầu đơn vị về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao;
Điều 6. Tổ
chức và hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên
1. Tổ chức và nhiệm vụ của an
toàn vệ sinh viên thực hiện theo quy định hiện hành.
2. Hoạt động:
Mạng lưới an toàn vệ sinh viên họp
giao ban định kỳ tháng một lần dưới sự chủ trì của đại diện Ban Chấp hành công
đoàn cơ sở theo các nội dung chính sau:
a) Phổ biến các qui định, chính
sách chế độ mới về bảo hộ lao động của Nhà nước và của cơ sở đến toàn thể an
toàn vệ sinh viên;
b) Tình hình thực hiện các qui định
về an toàn và vệ sinh lao động ở đơn vị; những vấn đề đã được giải quyết và những
tồn tại trong các bộ phận;
c) Những vụ việc làm mất an toàn
vệ sinh lao động, các tai nạn xảy ra trong tháng (nếu có), các yếu tố nguy hiểm
độc hại gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong điều kiện và môi trường
làm việc và biện pháp phòng ngừa;
d) Trao đổi, đề xuất các biện
pháp giải quyết các vấn đề tồn tại; nhiệm vụ trong thời gian tới;
đ) Xem xét biểu dương những an
toàn vệ sinh viên hoạt động tốt; nhắc nhở những người thực hiện chưa tốt nhiệm
vụ.
Chương III
KẾ HOẠCH BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Điều 7. Nội
dung kế hoạch bảo hộ lao động
1. Nội dung của Kế hoạch bảo hộ
lao động hằng năm thực hiện theo quy định hiện hành, bao gồm các nội dung chủ yếu
sau:
a) Các biện pháp về kỹ thuật an
toàn và phòng chống cháy nổ;
b) Các biện pháp về kỹ thuật vệ
sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động;
c) Trang bị phương tiện bảo vệ
cá nhân;
d) Chăm sóc sức khỏe người lao động
và phòng ngừa bệnh nghề nghiệp;
đ)Tuyên truyền huấn luyện bảo hộ
lao động.
2. Kế hoạch bảo hộ lao động quy
định tại khoản 1 Điều này phải bao gồm cả nội dung, biện pháp, kinh phí, vật
tư, thời gian hoàn thành, phân công tổ chức thực hiện. Kinh phí trong kế hoạch
bảo hộ lao động được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông của
các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh; đối với các cơ quan hành chính sự
nghiệp được tính trong chi phí thường xuyên.
Điều 8. Qui
trình xây dựng kế hoạch
1. Hằng năm, cùng thời điểm lập
kế hoạch công tác năm của đơn vị, bộ phận phụ trách công tác bảo hộ lao động
căn cứ tình hình thực tế của đơn vị và ý kiến của các ủy viên Hội đồng BHLĐ để
tiến hành lập kế hoạch bảo hộ lao động và tổ chức xin ý kiến của các khoa,
phòng và trình Thủ trưởng đơn vị phê duyệt.
2. Thủ trưởng đơn vị phê duyệt Kế
hoạch bảo hộ lao động đồng thời với Kế hoạch công tác năm.
3. Trường hợp Kế hoạch công tác
năm của đơn vị do cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt thì khi trình Kế hoạch
công tác năm phải trình kèm theo Kế hoạch bảo hộ lao động để xem xét, phê duyệt.
4. Đối với các công việc phát
sinh trong năm kế hoạch phải được xây dựng kế hoạch bổ sung phù hợp với nội
dung công việc.
Chương IV
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Điều 9. Nội
dung báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động
Nội dung báo cáo thực hiện theo
Phụ lục ban hành kèm theo Qui chế này.
Điều 10. Thời
gian báo cáo
1. Các cơ sở y tế trực thuộc Sở
Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải báo cáo về công tác an toàn
- vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp về Trung tâm Y tế dự
phòng hoặc Trung tâm bảo vệ sức khoẻ lao động và môi trường tỉnh, thành phố trước
ngày 30/6 đối với báo cáo 6 tháng và trước ngày 31/12 đối với báo cáo hàng năm.
2. Các cơ sở y tế Bộ, ngành,
Trung tâm Y tế dự phòng hoặc Trung tâm bảo vệ sức khoẻ lao động và môi trường tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương phải báo cáo về công tác an toàn - vệ sinh lao
động và phòng chống bệnh nghề nghiệp về Cục Y tế dự phòng và Môi trường trước
ngày 15/7 đối với báo cáo 6 tháng và trước ngày 15/01 năm sau đối với báo cáo
hàng năm.
3. Các cơ sở y tế trực thuộc Bộ
Y tế phải báo cáo công tác an toàn - vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề
nghiệp về Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Y tế dự phòng và Môi trường, Bộ Y tế trước
ngày 15/7 đối với báo cáo 6 tháng và trước ngày 15/01 năm sau đối với báo cáo
hàng năm.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Tổ
chức thực hiện
1. Căn cứ qui định tại Qui chế
này Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế,
y tế các Bộ, ngành có trách nhiệm phổ biến và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc
triển khai thực hiện.
2. Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, y tế các Bộ, ngành và các đơn vị tổ chức kiểm
tra, giám sát định kỳ cũng như đột xuất trong việc thực hiện Qui chế này.
Trong quá trình triển khai thực
hiện có vướng mắc gì đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng
và Môi trường) để xem xét giải quyết.
PHỤ LỤC
MẪU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ CÔNG TÁC ATVSLĐ
Tên cơ sở y tế.....................................................................................................................
Trực thuộc
.........................................................................................................................
Địa chỉ...............................................................................................................................
A. Số cán bộ công nhân viên:
- Tổng số........................................................
trong đó nữ.....................................
- Tổng số CBCNVCLĐ trực tiếp sản
xuất/ Điều trị, chăm sóc bệnh nhân....................................... trong
đó lao động nữ..........................................................
- Số lao động làm việc trong điều
kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (loại IV, V,
VI):..............................................trong đó lao động nữ................................................
B. Điều kiện lao động và số
người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại
Yếu
tố độc hại
|
Tổng
số mẫu đo
|
Số
mẫu vượt TCCP
|
Số
lao động tiếp xúc
|
Số
nữ tiếp xúc
|
1. Vi khí hậu
|
|
|
|
|
2. Bụi
|
|
|
|
|
3. Tiếng ồn, rung
|
|
|
|
|
4. Ánh sáng
|
|
|
|
|
5. Hóa chất độc gì
........................................................
|
|
|
|
|
6. Nặng nhọc, căng thẳng thần
kinh
|
|
|
|
|
7. Yếu tố khác (là gì)
|
|
|
|
|
8. Vi khuẩn
|
|
|
|
|
9. Vi rỳt
|
|
|
|
|
……………….
|
|
|
|
|
C. Thực hiện vệ sinh lao động
và an toàn lao động
1. Trong quý qua có được kiểm
tra vệ sinh lao động không?
Có o
Không o
2. Trong quý qua có kiểm tra an
toàn lao động không?
Có
o
Không o
3. Đơn vị có lập hồ sơ vệ sinh
lao động không?
Có
o
Không o
4. Đơn vị có lập hồ sơ quản lý sức
khỏe và bệnh tạt người lao động không?
Có
o
Không o
D. Huấn luyện về an toàn vệ
sinh lao động:
1. Tổng số người được huấn luyện/Tổng
số người lao động:.................................
2. Số người huấn luyện lần đầu:.............................................................................
3. Số người được huấn luyện lại:............................................................................
4. Số người được cấp thẻ an toàn
lao động:............................................................
E. Ốm đau nghỉ việc, tai nạn
lao động
Nghỉ
ốm
|
Tai
nạn lao động
|
Số
người nghỉ ốm
|
Tỷ
lệ %
|
Số
ngày nghỉ ốm
|
Tỷ
lệ %
|
Tổng
số người
|
Số
người nghỉ việc trên 3 ngày
|
Số
người nghỉ việc trên 15 ngày
|
TNLĐ
do chấn thương
|
TNLĐ
do hóa chất
|
Giám
định bệnh nghề nghiệp
|
Người
bị tàn phế
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
F. Bệnh nghề nghiệp được bảo
hiểm cộng dồn đến quý............. năm................
Tên
bệnh
|
Số
nam
|
Số
nữ
|
Yếu
tố tiếp xúc
|
Tuổi
đời
|
Tuổi
nghề
|
Đã
giám định BNN %
|
Đã
hưởng hoặc không hưởng CĐBH
|
Môi
trường tiếp xúc hiện nay
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
G. Tổng số trường hợp đến
khám chữa bệnh trong quý........... năm............
TT
|
Nhóm
bệnh
|
Số
trường hợp
|
Quý
I
|
Quý
II
|
Quý
III
|
Quý
IV
|
1
|
Iả chảy, viêm dạ dày, ruột do
nhiễm trùng
|
|
|
|
|
2
|
Lao phổi
|
|
|
|
|
3
|
Ung thư
|
|
|
|
|
4
|
Nội tiết
|
|
|
|
|
5
|
Bệnh tâm thần
|
|
|
|
|
6
|
Bệnh thần kinh trung ương và
ngoại biên
|
|
|
|
|
7
|
Bệnh mắt
|
|
|
|
|
8
|
Bệnh tai
|
|
|
|
|
9
|
Bệnh tim mạch
|
|
|
|
|
10
|
Viêm xoang, mũi họng, thanh quản
cấp
|
|
|
|
|
11
|
Viêm xoang, mũi họng, thanh quản
mạn
|
|
|
|
|
12
|
Viêm phế quản cấp
|
|
|
|
|
13
|
Viêm phế quản mạn
|
|
|
|
|
14
|
Viêm phổi
|
|
|
|
|
15
|
Hen phế quản, giãn phế quản, dị
ứng
|
|
|
|
|
16
|
Bệnh dạ dày, tá tràng
|
|
|
|
|
17
|
Bệnh gan mật
|
|
|
|
|
18
|
Bệnh thận, tiết niệu
|
|
|
|
|
19
|
Bệnh phụ khoa/số nữ
|
|
|
|
|
20
|
Sảy thai/số nữ có thai
|
|
|
|
|
21
|
Bệnh da
|
|
|
|
|
22
|
Bệnh cơ xương khớp
|
|
|
|
|
23
|
Bệnh nghề nghiệp
|
|
|
|
|
24
|
Bệnh sốt rét
|
|
|
|
|
25
|
Các loại bệnh khác
|
|
|
|
|
26
|
Số bị tai nạn lao động
|
|
|
|
|
H. Xếp loại sức khỏe
năm....................
Số
khám SKĐK
|
Số
người
|
Loại
I
|
Loại
II
|
Loại
III
|
Loại
IV
|
Loại
V
|
Ghi
chú
|
Nam
|
|
|
|
|
|
|
|
Nữ
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số
|
|
............
........%
|
............
........%
|
............
........%
|
............
........%
|
............
........%
|
|
I. Các loại máy, thiết bị có
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động:
1. Tổng số máy, thiết bị………………………………………………..……
2. Số máy, thiết bị đã được đăng
ký……………………………….………..
3. Số máy, thiết bị đã được kiểm
định và cấp phép:………………………...
J. Bồi dưỡng bằng hiện vật đối
với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại:
1. Tổng số người được bồi dưỡng:…………………………………..
2. Tổng số tiền………………………………………………………
K. Chi phí cho Y tế và bảo hộ
lao động
1. Chi phí cho hoạt động Y tế...............................................
trong đó:
- Chi phí tiền thuốc.......................................................................................
đồng;
- Chi phí cấp cứu, điều trị tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.....................đồng;
2. Chi phí cho
BHLĐ............................................ nghìn đồng, trong đó:
- Chi phí cho thiết bị an toàn vệ
sinh lao động:............................................đồng;
- Qui trình, biện pháp cải thiện
điều kiện lao động:......................................đồng;
- Trang bị phương tiện bảo vệ cá
nhân:.......................................................đồng;
- Bồi dưỡng bằng hiện vật:...........................................................................đồng;
- Tuyên truyền, huấn luyện:..........................................................................đồng;
- Phòng cháy chữa
cháy:..............................................................................đồng;
3. Chi phí cho công việc khác nếu
có...........................................................đồng.
L. Các kiến nghị và kế hoạch
dự kiến trong thời gian tới
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
|
Ngày..........
tháng......... năm............
NGƯỜI BÁO CÁO
(Họ tên, chức danh)
|