QUY ĐỊNH
PHÂN CẤP TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC VÀO LÀM VIỆC
TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP NHÀ NƯỚC THUỘC TỈNH
(Ban hành theo Quyết định số 2618/2007/QĐ-UBND ngày 27/7/2007 của ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh.
1. Quy định này áp dụng đối với
việc tuyển dụng viên chức vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp nhà nước trực
thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, các đơn vị sự nghiệp
nhà nước trực thuộc các Sở, Ban, Ngành và các đơn vị sự nghiệp nhà nước trực
thuộc Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh.
2. Các đơn vị sự nghiệp Nhà nước
nêu tại khoản 1 Điều này là đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng theo quy định.
3. Mọi nội dung liên quan đến
tuyển dụng viên chức phải thực hiện theo quy định của Chính phủ và Quy định này.
Điều 2. Đối
tượng điều chỉnh.
Quy định này xác định thẩm quyền
của Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành (sau đây gọi chung là cấp Sở), Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện) và
thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các
đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp Sở, cấp huyện trong việc tuyển dụng viên chức
vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp nhà nước thuộc tỉnh.
Điều 3.
Nguyên tắc tuyển dụng.
1. Việc tuyển dụng viên chức thực
hiện theo quy định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn hiện hành, bảo đảm
công khai, công bằng, thực hiện chính sách ưu tiên theo quy định của Nhà nước
và của UBND tỉnh.
2. Việc tuyển dụng viên chức phải
căn cứ chỉ tiêu biên chế của đơn vị được Ủy ban nhân dân tỉnh giao hoặc phê duyệt.
Đối với các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động thì đơn vị căn cứ
biên chế do đơn vị tự quyết định, trên cơ sở đảm bảo cơ cấu ngạch chuyên môn,
nghiệp vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
Chương II
TUYỂN DỤNG
Điều 4. Hình
thức tuyển dụng.
1. Việc tuyển dụng viên chức được
thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển. Người
trúng tuyển được cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng làm việc và thực hiện
chế độ, chính sách theo quy định hiện hành.
2. Cơ quan có thẩm quyền quy định
tại Điều 6 Quy định này được tổ chức tuyển dụng đối với từng ngạch viên chức hoặc
đối các ngạch cần tuyển của đơn vị.
3. Việc tuyển dụng viên chức bằng
hình thức xét tuyển chỉ được thực hiện khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Uỷ
ban nhân dân tỉnh (trừ những đối tượng được quy định tại khoản 2, Điều 5 của
Quy định này).
4. Đối với việc tuyển dụng bằng
hình thức thi tuyển: những người tham gia thi tuyển đều phải thi thông qua 2
hình thức bắt buộc là thi viết và thi vấn đáp (trắc nghiệm hoặc thực hành). Nội
dung thi là chuyên môn nghiệp vụ của ngạch dự thi.
5. Đối với các ngành nghệ thuật,
thể dục, thể thao và các ngành đặc thù, khi tuyển dụng không thực hiện theo
hình thức nêu trên mà thi về năng khiếu và các nội dung khác theo quy định của
cơ quan quản lý ngạch viên chức chuyên ngành.
Điều 5. Chế độ
ưu tiên trong tuyển dụng.
1. Đối tượng được ưu tiên trong
tuyển dụng là những người có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1, điều 5
của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ và yêu cầu đặc
thù của một số ngành, địa phương, vị trí công tác theo quy định của pháp luật,
bao gồm :
1.1. Đối tượng được cộng điểm ưu
tiên vào kết quả thi tuyển (chỉ cộng điểm ưu tiên đối với người có các phần thi
đều đạt từ 50 điểm trở lên) được quy định tại Điều 7, Mục 1, Chương II Nghị định
số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 và Điều 1, Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày
23/10/2006 của Chính phủ.
1.2. Những đối tượng được quy định
tại khoản 4, 5, 6, điều 1 của Quy định về chính sách khuyến khích đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức và thu hút nhân tài ban hành kèm theo Quyết định số
2871/2004/QĐ-UB ngày 19/8/2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đúng chuyên ngành cần tuyển dụng.
Nếu người dự tuyển thuộc nhiều diện
ưu tiên nêu trên thì chỉ được cộng một loại điểm ưu tiên cao nhất vào tổng điểm
thi tuyển, xét tuyển.
2. Các đơn vị sự nghiệp trong
ngành Giáo dục - Đào tạo :
2.1. Được xét tuyển giáo viên đối
với những người tốt nghiệp thạc sỹ trở lên; Những người tốt nghiệp loại giỏi và
xuất sắc đối với ngành đào tạo phù hợp với vị trí giảng dạy, đã hoàn thành
chương trình học phần Quản lý nhà nước và Quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo
theo quy định.
2.2. Được miễn thi môn Hành chính
nhà nước đối với những người đã hoàn thành chương trình học phần Quản lý nhà nước
và Quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo (Đối với hình thức thi tuyển). Các môn thi
còn lại thực hiện theo quy định hiện hành.
3. Các đơn vị sự nghiệp mang tính
đặc thù: được ưu tiên tuyển dụng viên chức đối với những người được đào tạo
chuyên môn phù hợp, có kinh nghiệm thực tế với những công việc mang tính đặc
thù về chuyên môn như: tuyển diễn viên; người tình nguyện làm công việc trực tiếp
chăm sóc đối tượng thuộc các cơ sở bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn, người già cô đơn, các cơ sở quản lý đối tượng xã hội (người bị nhiễm chất
độc hoá học Dioxin, người bị nhiễm HIV, người nghiện ma tuý, người tâm thần,
người tàn tật và người già không thể tự phục vụ được)...
Điều 6. Thẩm
quyền tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển viên chức.
Uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ quyền cho
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp trực thuộc Uỷ
ban nhân dân tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp Sở được
thành lập Hội đồng thi tuyển hoặc xét tuyển viên chức.
Trường hợp đơn vị sự nghiệp trực
thuộc cấp Sở không đủ thành viên để thành lập Hội đồng thi tuyển hoặc xét tuyển
viên chức theo quy định thì Thủ trưởng cơ quan cấp Sở được thành lập Hội đồng
thi tuyển hoặc xét tuyển viên chức và tổ chức thực hiện quy trình tuyển dụng
theo quy định.
Sở Nội vụ có trách nhiệm kiểm tra,
hướng dẫn, giám sát, đảm bảo cho việc tuyển dụng viên chức được thực hiện đúng
quy định của pháp luật; đồng thời thẩm định và thông báo kết quả tuyển dụng bằng
văn bản để các đơn vị làm cơ sở thực hiện tuyển dụng hợp đồng theo thẩm quyền.
Điều 7. Thẩm
quyền ký hợp đồng làm việc đối với người trúng tuyển.
Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực
tiếp ký hợp đồng làm việc đối với người trúng tuyển, cụ thể như sau:
1. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Sở ký hợp đồng làm việc sau khi có quyết định tuyển dụng của Giám đốc cấp
Sở chủ quản.
2. Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp
thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện ký hợp đồng
làm việc sau khi có quyết định tuyển dụng của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
3.Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định tuyển dụng và ký hợp đồng làm việc.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Trách
nhiệm của Sở Nội vụ.
1. Hướng dẫn việc tổ chức
tuyển dụng viên chức theo quy định của Nhà nước và Quy định này;
2. Thẩm định, phê duyệt kế hoạch
tuyển dụng của các đơn vị sự nghiệp;
3. Báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh
phê duyệt kế hoạch xét tuyển viên chức đối với
những đơn vị đề nghị tuyển dụng viên chức thông qua hình thức xét tuyển (trừ những
đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 5 của Quy định này).
4. Giám sát quá trình tổ chức thi
tuyển hoặc xét tuyển viên chức tại các đơn vị.
5. Thẩm định kết quả tuyển dụng
viên chức theo quy định.
6. Kiểm tra, thanh tra việc thực
hiện quy định về tuyển dụng viên chức.
Điều 9. Trách
nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị.
1. Giám đốc cấp Sở có trách nhiệm
thẩm định Kế hoạch tuyển dụng viên chức của đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp Sở
trước khi gửi Sở Nội vụ phê duyệt; chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị sự nghiệp thuộc
cấp Sở thực hiện việc tuyển dụng theo quy định.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp
huyện, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng
các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp Sở chịu trách nhiệm tổ chức việc tuyển dụng
viên chức theo Quy định này.
Trong quá trình thực hiện, có gì
vướng mắc, các cơ quan, đơn vị báo cáo kịp thời về Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở
Nội vụ) để xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.