Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 115/2003/NĐ-CP chế độ công chức dự bị

Số hiệu: 115/2003/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 10/10/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 115/2003/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2003

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 115/2003/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 2003 VỀ CHẾ ĐỘ CÔNG CHỨC DỰ BỊ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chế độ tuyển dụng, sử dụng, nghĩa vụ, quyền lợi, những việc không được làm, chế độ chính sách và quản lý đối với công chức dự bị.

Điều 2. Công chức dự bị

Công chức dự bị là công dân Việt Nam, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được tuyển dụng để bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chức quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003. Công chức dự bị được phân công làm việc có thời hạn tại các cơ quan, tổ chức sau đây:

1. Văn phòng Quốc hội;

2. Văn phòng Chủ tịch nước;

3. Tòa án nhân dân các cấp;

4. Viện Kiểm sát nhân dân các cấp;

5. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

6. Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

7. Bộ máy giúp việc thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

8. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Tuyển dụng công chức dự bị" là việc tuyển người vào làm việc theo chế độ công chức dự bị thông qua thi hoặc xét tuyển.

2. "Cơ quan sử dụng công chức dự bị" là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý hành chính, chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức dự bị;

3. "Cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức" là cơ quan được giao thẩm quyền tuyển dụng và quản lý công chức bao gồm cả công chức dự bị.

Chương 2:

TUYỂN DỤNG VÀ SỬ DỤNG CÔNG CHỨC DỰ BỊ

Điều 4. Tuyển dụng công chức dự bị

1. Việc tuyển dụng công chức dự bị phải thông qua thi tuyển.

2. Người tình nguyện làm việc từ năm năm trở lên ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc để đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở vùng dân tộc ít người thì việc tuyển dụng có thể được thực hiện thông qua xét tuyển.

Điều 5. Tiêu chuẩn và điều kiện dự tuyển

Người đăng ký dự tuyển công chức dự bị phải có đủ tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của ngạch đăng ký dự tuyển và có đủ các điều kiện sau đây:

1. Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;

2. Phẩm chất đạo đức tốt;

3. Tuổi đời phải từ đủ 18 tuổi đến 40 tuổi;

4. Có đơn xin dự tuyển và lý lịch rõ ràng; có đủ văn bằng, chứng chỉ theo quy định của ngạch đăng ký dự tuyển;

5. Có đủ sức khoẻ để đảm nhận nhiệm vụ;

6. Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

Căn cứ vào tính chất và đặc điểm chuyên môn nghiệp vụ, cơ quan tuyển dụng có thể bổ sung thêm một số điều kiện đối với người dự tuyển.

Điều 6. Ưu tiên trong thi tuyển công chức dự bị

Ưu tiên trong thi tuyển công chức dự bị đối với các trường hợp sau đây:

1. Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh được cộng 30 điểm vào tổng kết quả thi tuyển;

2. Con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, người có học vị tiến sĩ đúng chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng được cộng 20 điểm vào tổng kết quả thi tuyển;

3. Những người có học vị thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; những người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo chuyên môn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự; đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ hai năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ được cộng 10 điểm vào tổng kết quả thi tuyển.

Điều 7. Ưu tiên trong xét tuyển công chức dự bị

Những người cam kết tình nguyện làm việc từ năm năm trở lên ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được xét tuyển theo thứ tự ưu tiên sau đây:

1. Người dân tộc thiểu số, người cư trú tại nơi tình nguyện làm việc;

2. Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động;

3. Thương binh;

4. Con liệt sĩ;

5. Con thương binh, con bệnh binh;

6. Người có học vị tiến sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng;

7. Người có học vị thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo chuyên môn, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ hai năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 8. Kế hoạch tuyển dụng công chức dự bị

1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý công chức khi lập kế hoạch biên chế công chức, phải lập kế hoạch biên chế công chức dự bị trên cơ sở nhu cầu và vị trí công tác, cơ cấu ngạch công chức.

2. Trên cơ sở chỉ tiêu biên chế công chức dự bị được giao hàng năm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý công chức lập kế hoạch tuyển dụng và sử dụng công chức dự bị gồm: số lượng, ngạch công chức cần tuyển theo cơ quan đơn vị, hình thức, tiêu chuẩn và điều kiện tuyển dụng, thời gian tổ chức tuyển dụng, dự kiến số lượng công chức dự bị sẽ bố trí công tác về cơ quan, đơn vị.

3. Việc tuyển dụng công chức dự bị có thể được tổ chức tuyển theo từng ngạch công chức.

Điều 9. Thông báo tuyển công chức dự bị

1. Trước 60 ngày tổ chức thi tuyển công chức dự bị, cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng những thông tin cần thiết về điều kiện, tiêu chuẩn, số lượng cần tuyển, thời gian, nội dung, hình thức tuyển, yêu cầu về hồ sơ của người dự tuyển, địa chỉ liên hệ.

2. Người dự tuyển phải có đủ tiêu chuẩn, điều kiện và nộp hồ sơ dự tuyển theo quy định.

Điều 10. Sơ tuyển

1. Việc sơ tuyển công chức dự bị do Hội đồng sơ tuyển của cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức phân bổ chỉ tiêu tuyển dụng công chức dự bị thực hiện.

2. Hội đồng sơ tuyển do người đứng đầu cơ quan quyết định thành lập, có 03 hoặc 05 thành viên, bao gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan;

b) Các ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo các bộ phận chuyên ngành của cơ quan;

c) Uỷ viên kiêm Thư ký Hội đồng là công chức phụ trách công tác tuyển dụng của cơ quan.

3. Hội đồng sơ tuyển có nhiệm vụ sau đây:

a) Tiếp nhận hồ sơ dự tuyển;

b) Xem xét để lựa chọn những người dự tuyển đủ tiêu chuẩn và điều kiện tuyển dụng;

c) Báo cáo và đề nghị người đứng đầu cơ quan quyết định danh sách những người được sơ tuyển. Số lượng được sơ tuyển phải nhiều hơn số chỉ tiêu được tuyển từ 1/3 (một phần ba) lần trở lên. Trường hợp không đủ số người sơ tuyển theo quy định thì phải báo cáo để Hội đồng tuyển dụng công chức dự bị xem xét, quyết định;

d) Nộp danh sách cùng hồ sơ dự tuyển lên Hội đồng tuyển dụng công chức dự bị theo quy định.

Điều 11. Hội đồng tuyển dụng công chức dự bị

1. Việc tuyển dụng công chức dự bị do Hội đồng tuyển dụng công chức dự bị thực hiện. Hội đồng tuyển dụng do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức ra quyết định thành lập.

2. Hội đồng tuyển dụng có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức;

b) Phó Chủ tịch Hội đồng là người phụ trách tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức;

c) Các ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo các cơ quan chuyên ngành của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức;

d) Uỷ viên kiêm Thư ký Hội đồng là công chức phụ trách công tác tuyển dụng của cơ quan.

3. Giúp việc Hội đồng tuyển dụng có Ban coi thi, Ban chấm thi.

Điều 12. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tuyển dụng

Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Thông báo kế hoạch tổ chức tuyển dụng; thể lệ, quy chế; tiêu chuẩn và điều kiện dự tuyển; môn thi, hình thức, thời gian và địa điểm thi;

2. Tổ chức việc ra đề thi; thành lập Ban coi thi, Ban chấm thi;

3. Tiếp nhận và xét hồ sơ dự tuyển từ Hội đồng sơ tuyển; thông báo danh sách những người đủ điều kiện và tiêu chuẩn dự tuyển;

4. Tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển theo đúng quy chế; báo cáo kết quả tuyển dụng lên cơ quan có thẩm quyền để xem xét và ra quyết định công nhận kết quả; thông báo kết quả tuyển dụng;

5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dự tuyển.

Điều 13. Cách tính điểm và trúng tuyển trong kỳ thi tuyển

1. Mỗi phần thi được chấm theo thang điểm 100.

2. Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển là người phải thi đủ các môn thi, có số điểm của mỗi phần thi đạt từ 50 điểm trở lên và tính từ người có tổng số điểm cao nhất cho đến hết chỉ tiêu được tuyển.

3. Việc cộng điểm và xác định người trúng tuyển trong trường hợp ưu tiên quy định tại Điều 6 Nghị định này được thực hiện như sau: nếu người dự thi thuộc nhiều diện ưu tiên thì chỉ được cộng một điểm ưu tiên cao nhất, điểm ưu tiên chỉ được cộng vào tổng số điểm của tất cả các phần thi.

4. Trường hợp nhiều người có tổng số điểm bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng được tuyển thì Hội đồng tuyển dụng quyết định tổ chức thi tiếp để chọn người có điểm cao nhất trúng tuyển.

Điều 14. Trúng tuyển trong kỳ xét tuyển

Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển là người đủ tiêu chuẩn và điều kiện, được Hội đồng tuyển dụng căn cứ vào quy định tại Điều 5 và Điều 7 Nghị định này để xem xét, thống nhất đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức ra quyết định tuyển dụng công chức dự bị.

Điều 15. Thời hạn ra quyết định tuyển dụng và nhận việc

1. Trong thời hạn chậm nhất 30 ngày sau khi công bố kết quả tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức ra quyết định tuyển dụng người trúng tuyển vào làm công chức dự bị.

2. Trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tuyển dụng, người được tuyển phải đến cơ quan nhận việc, nếu trong quyết định tuyển dụng không quy định thời hạn khác.

3. Trường hợp người được tuyển có lý do chính đáng mà không thể nhận việc đúng thời hạn thì phải làm đơn xin gia hạn thời gian nhận việc và được cơ quan ra quyết định tuyển dụng đồng ý. Thời gian được gia hạn không quá 30 ngày.

4. Quá thời hạn nói trên, người được tuyển không đến nhận việc thì cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyển dụng công chức dự bị.

Điều 16. Thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị

Thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị là 24 tháng. Trong thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị, cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức có trách nhiệm tổ chức cho công chức dự bị hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước.

Điều 17. Hướng dẫn công chức dự bị

Cơ quan sử dụng công chức dự bị có trách nhiệm:

1. Hướng dẫn công chức dự bị thực hiện chức trách, nhiệm vụ của ngạch công chức theo chế độ tập sự;

2. Cử một công chức cùng ngạch hoặc ngạch trên có kinh nghiệm hướng dẫn công chức dự bị. Mỗi công chức chỉ hướng dẫn mỗi lần cho một công chức dự bị.

Điều 18. Chế độ, chính sách đối với công chức dự bị và người hướng dẫn công chức dự bị

1. Công chức dự bị được hưởng 85% bậc lương khởi điểm của ngạch được tuyển dụng; trường hợp công chức dự bị có học vị thạc sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% lương bậc 2 của ngạch được tuyển dụng; công chức dự bị có học vị tiến sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% lương bậc 3 của ngạch được tuyển dụng.

2. Những công chức dự bị sau đây được hưởng 100% lương và phụ cấp (nếu có) của ngạch tuyển dụng và các chính sách theo quy định:

a) Làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

b) Làm việc trong các ngành, nghề độc hại nguy hiểm;

c) Là người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ hai năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.

3. Công chức dự bị được hưởng 100% mức lương đang hưởng của ngạch tuyển dụng và kể từ thời điểm này được tính vào thời gian để xét nâng lương theo thâm niên khi đủ thời gian bằng thời gian tập sự quy định, ứng với ngạch tuyển dụng.

4. Công chức được cơ quan phân công hướng dẫn công chức dự bị được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 30% mức lương tối thiểu trong thời gian hướng dẫn công chức dự bị.

Điều 19. Đánh giá, bổ nhiệm công chức dự bị vào ngạch công chức

1. Khi đủ 24 tháng thực hiện chế độ công chức dự bị, công chức dự bị phải làm bản báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ gửi người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức dự bị.

2. Công chức được cơ quan phân công hướng dẫn công chức dự bị làm bản nhận xét đánh giá công chức dự bị gửi người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức dự bị.

3. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức dự bị nhận xét, đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của công chức dự bị gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức xem xét, quyết định bổ nhiệm hoặc không bổ nhiệm vào ngạch công chức.

4. Công chức dự bị không được bổ nhiệm vào ngạch công chức thì cơ quan đã ra quyết định tuyển dụng hủy bỏ quyết định tuyển dụng và được trợ cấp mỗi năm làm việc một tháng lương và phụ cấp (nếu có) cùng tiền tàu, xe về nơi cư trú.

Chương 3:

NGHĨA VỤ, QUYỀN LỢI VÀ NHỮNG VIỆC CÔNG CHỨC DỰ BỊ KHÔNG ĐƯỢC LÀM

Điều 20. Nghĩa vụ

Công chức dự bị phải thực hiện các nghĩa vụ như cán bộ, công chức quy định tại các điều 6, 7 và 8 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức.

Điều 21. Quyền lợi

Công chức dự bị có các quyền lợi sau đây:

1. Được hưởng các quyền lợi như cán bộ, công chức quy định tại khoản 1, 2, 3, 5, 6 Điều 9 và các điều 10, 11, 12, 13 và 14 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức;

2. Được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản và chế độ tử tuất theo quy định tại các điều 107, 142, 143 và 144 của Bộ luật Lao động. Trường hợp công chức dự bị bị tai nạn lao động, được hưởng chính sách quy định tại khoản 2 Điều 146 của Bộ luật Lao động;

3. Được hưởng lương và các chế độ phụ cấp (nếu có) như đối với công chức trong thời gian tập sự. Ngoài ra công chức dự bị còn được hưởng các quyền lợi khác như cán bộ, công chức nơi công chức dự bị công tác.

Điều 22. Những việc công chức dự bị không được làm

Công chức dự bị phải chấp hành các quy định về những việc công chức không được làm tại các điều 15, 16, 17 và 18 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức.

Chương 4:

QUẢN LÝ CÔNG CHỨC DỰ BỊ

Điều 23. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ

Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công chức dự bị có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Trình Chính phủ phê duyệt kế hoạch xây dựng đội ngũ công chức dự bị thuộc khu vực quản lý hành chính nhà nước;

2. Trình Chính phủ ban hành chế độ tiền lương và các chính sách đãi ngộ khác đối với công chức dự bị;

3. Quyết định việc giao chỉ tiêu biên chế công chức dự bị cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ;

4. Ban hành Quy chế tuyển dụng công chức dự bị;

5. Quy định về lập hồ sơ, số hiệu, thẻ và chế độ đeo thẻ công chức dự bị;

6. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của nhà nước về công chức dự bị;

7. Chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức dự bị theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

8. Quy định chương trình, chứng chỉ và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng cho công chức dự bị theo phân cấp.

Điều 24. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Phân bổ chỉ tiêu biên chế để tuyển dụng và bố trí công chức dự bị;

2. Tổ chức tuyển dụng công chức dự bị theo quy định;

3. Ra quyết định tuyển dụng người trúng tuyển vào làm công chức dự bị; phân công và bố trí công chức dự bị làm việc tại cơ quan, đơn vị cơ sở; gia hạn thời gian nhận việc đối với công chức dự bị; ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyển dụng đối với công chức dự bị không hoàn thành nhiệm vụ; quyết định bổ nhiệm công chức dự bị vào ngạch công chức;

4. Phân bổ ngân sách cho các cơ quan, đơn vị sử dụng công chức dự bị để trả lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo đảm việc thực hiện chính sách đối với công chức dự bị;

5. Quản lý về số lượng, chất lượng và thực hiện chế độ chính sách đối với công chức dự bị;

6. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thi hành các quy định của Nhà nước về công chức dự bị trong phạm vi quản lý;

7. Giải quyết khiếu nại tố cáo đối với công chức dự bị theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo;

8. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước cho công chức dự bị.

Điều 25. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan sử dụng công chức dự bị

Cơ quan sử dụng công chức dự bị có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Tổ chức phân công, bố trí nhiệm vụ cho công chức dự bị, phân công người hướng dẫn công chức dự bị và thực hiện các quy định tại Nghị định này đối với công chức dự bị;

2. Bố trí thời gian để công chức dự bị hoàn thành chương trình bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước theo quy định;

3. Thực hiện các chế độ chính sách, trả lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với công chức dự bị;

4. Nhận xét, đánh giá công chức dự bị;

5. Khen thưởng và kỷ luật công chức dự bị theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật công chức dự bị;

6. Lập và quản lý hồ sơ công chức dự bị.

Chương 5:

KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT

Điều 26. Khen thưởng

Công chức dự bị có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ thì được xét khen thưởng theo quy định tại Điều 37 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức.

Điều 27. Kỷ luật

1. Công chức dự bị vi phạm các quy định của pháp luật, nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Buộc thôi việc.

2. Việc xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo đối với công chức dự bị do người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức dự bị quyết định. Việc xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc đối với công chức dự bị do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức quyết định.

3. Công chức dự bị vi phạm pháp luật mà có dấu hiệu của tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Công chức dự bị nếu bị tòa án phạt tù mà không được hưởng án treo thì bị buộc thôi việc, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

4. Công chức dự bị làm mất mát, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của Nhà nước thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

5. Công chức dự bị có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ mà có lỗi gây thiệt hại cho người khác thì phải hoàn trả cho cơ quan, tổ chức khoản tiền mà cơ quan, tổ chức đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Điều 28. Hội đồng kỷ luật

1. Việc xử lý kỷ luật đối với công chức dự bị do Hội đồng kỷ luật của cơ quan sử dụng công chức dự bị xem xét và đề nghị cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định này quyết định.

2. Hội đồng kỷ luật công chức dự bị do người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức dự bị thành lập, bao gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức dự bị;

b) Uỷ viên Hội đồng gồm: người phụ trách công tác tổ chức cán bộ của cơ quan sử dụng công chức dự bị và đại diện công đoàn hoặc đại diện công chức của cơ quan sử dụng công chức dự bị (nếu cơ quan đó chưa có tổ chức công đoàn).

Điều 29. Xem xét kỷ luật và giải quyết các khiếu nại về kỷ luật

Việc xem xét kỷ luật và giải quyết các khiếu nại về kỷ luật đối với công chức dự bị còn được thực hiện theo quy định tại các điều 41, 42, 44 và 45 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 30. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 31. Trách nhiệm hướng dẫn thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Cơ quan có thẩm quyền của tổ chức chính trị căn cứ vào các quy định của Nghị định này hướng dẫn áp dụng chế độ công chức dự bị cho các cơ quan thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

Điều 32. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 115/2003/ND-CP

Hanoi, October 10, 2003

 

DECREE

ON THE REGIME OF RESERVE PUBLIC EMPLOYEES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the February 26, 1998 Ordinance on Officials and Public Employees and the April 29, 2003 Ordinance amending and supplementing a number of articles of the Ordinance on Officials and Public Employees;
At the proposal of the Minister of Home Affairs,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Subject and scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Reserve public employees

Reserve public employees are Vietnamese citizens who are on the payroll, enjoy salaries from the State budget and are recruited for addition to the contingent of officials and public employees prescribed at Points b and c, Clause 1, Article 1 of the April 29, 2003 Ordinance amending and supplementing a number of articles of the Ordinance on Officials and Public Employees. Reserve public employees are assigned to work for certain periods in the following agencies and organizations:

1. The National Assembly's Office;

2. The State President's Office;

3. The People's Courts of various levels;

4. The People's Procuracies of various levels;

5. The ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government;

6. The People's Councils and People's Committees of provinces and centrally-run cities; the People's Committees of urban districts, rural districts, provincial capitals and cities;

7. Assisting apparatuses of political organizations or socio-political organizations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- Interpretation of terms

In this Decree, the following terms shall be construed as follows:

1. "Recruitment of reserve public employees" means the recruitment of persons to work under the reserve public employee regime through recruitment examination or consideration.

2. "Agencies employing reserve public employees" mean agencies and organizations competent to administratively and professionally manage the reserve public employees;

3. "Agencies competent to manage public employees" mean agencies empowered to recruit and manage public employees, including reserve public employees.

Chapter II

RECRUITMENT AND EMPLOYMENT OF RESERVE PUBLIC EMPLOYEES

Article 4.- Recruitment of reserve public employees

1. The recruitment of reserve public employees must be carried out through examinations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 5.- Criteria and conditions for participation in recruitment

Registrants for recruitment of reserve public employees must satisfy the professional criteria of the recruitment ranks they register for, and the following conditions:

1. Being Vietnamese citizens with permanent addresses in Vietnam;

2. Possessing good ethical qualities;

3. Being aged between full 18 years and 40 years;

4. Having written applications for recruitment participation, clear backgrounds; having adequate diplomas and certificates as prescribed for the recruitment ranks they register for;

5. Being physically fit for the performance of tasks;

6. Not being in the period of penal liability examination, serving imprisonment sentence, non-custodial reform, probation or subject to measures of commune-, ward- or township-based education or being sent to medical establishments or reformatories.

Based on the nature and characteristics of their professional operations, the recruiting agencies may add some conditions on recruitment participants.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Priorities in the examinations for recruitment of reserve public employees shall be given to the following cases:

1. Armed Forces Heroes, Labor Heroes or war invalids shall have their total exam results added with 30 points;

2. Children of martyrs, war invalids or diseased soldiers, and holders of doctorares in training majors suitable to recruitment demands shall have their total exam results added with 20 points;

3. Those who hold master's degrees in training majors suitable to recruitment demands; graduates with good or excellent marks of various professional training grades suitable to recruitment demands; those who have fulfilled their military service obligations; youth volunteers and members of young intellectuals' groups voluntarily working in rural and mountainous areas for two years or more and having fulfilled their tasks, shall have their total exam results added with 10 points.

Article 7.- Priorities in consideration for recruitment of reserve public employees

Those who pledge to work voluntarily for five years or more in highland, deep-lying, remote, border or island areas shall be considered for recruitment in the following priority order:

1. Ethnic minority people and people residing in places where they volunteer to work;

2. Armed Forces Heroes, Labor Heroes;

3. War invalids;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Children of war invalids or diseased soldiers;

6. Those who hold doctorates in training majors suitable to recruitment demands;

7. Those who hold master's degrees in training majors suitable to recruitment demands; graduates with good or excellent marks of various professional training grades suitable to recruitment demands; those who have fulfilled their military service obligations; youth volunteers and members of young intellectuals' groups voluntarily working in rural and mountainous areas for two years or more and having fulfilled their tasks.

Article 8.- Plans on recruitment of reserve public employees

1. When drawing up plans on public employees' payrolls, the State agencies competent to manage public employees shall have to work out plans on reserve public employees' payroll on the basis of the working demands and positions and the structure of public employees' ranks.

2. On the basis of reserve public employee's payroll quotas assigned annually, the State agencies competent to manage public employees shall elaborate plans on recruitment and employment of reserve public employees, covering: the number and ranks of public employees to be recruited according to agencies or units, the recruitment forms, criteria and conditions, the time for organizing the recruitment, and the estimated number of reserve public employees to be arranged in agencies or units.

3. The recruitment of reserve public employees may be organized for each public employee's rank.

Article 9.- Notices on recruitment of reserve public employees

1. Sixty days before organizing the examination for recruitment of reserve public employees, the agencies competent to manage public employees shall have to publicly announce on the mass media necessary information on the recruitment conditions, criteria and numbers of people to be recruited, recruitment time, contents and forms, requirements on recruitment participants' dossiers and contact addresses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 10.- Preliminary selection

1. The preliminary selection of reserve public employees shall be carried out by the Preliminary Selection Councils of agencies, or organizations assigned by the agencies competent to manage public employees quotas on recruitment of reserve public employees.

2. The Preliminary Selection Councils shall be set up under decisions of the agency heads, each with 03 or 05 members including:

a/ The Council chairman being the head or deputy-head of the agency;

b/ The Council members being representatives of the leaderships of specialized sections of the agency;

c/ The Council member-cum-secretary being the official in charge of the recruitment work of the agency.

3. The Preliminary Selection Councils shall have the following tasks:

a/ To receive dossiers on recruitment participation;

b/ To consider and select participants who meet all criteria and conditions for recruitment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ To submit lists and dossiers of recruitment participants to the Councils for recruitment of reserve public employees as prescribed.

Article 11.- Councils for recruitment of reserve public employees

1. The recruitment of reserve public employees shall be carried out by the Councils for recruitment of reserve public employees. The Recruitment Councils shall be set up under decisions of the heads of agencies competent to manage public employees.

2. A Recruitment Council shall have 05 or 07 members, including:

a/ The Council chairman being head or deputy head of the agency competent to manage public employees;

b/ The Council vice chairman being the person in charge of organization and personnel work of the agency competent to manage public employees;

c/ The Council members being representatives of leadership of specialized bodies of the agency competent to manage public employees;

d/ The Council member-cum-secretary being the official in charge of recruitment work of the agency.

3. A Recruitment Council shall be assisted by and Examination Superintendence Board and Examination Paper-Marking Board.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Recruitment Councils shall work on the principle of collectivity, vote by majority, and have the following tasks and powers:

1. To announce plans on organization of the recruitment; rules and regulations; criteria and conditions for recruitment participation; examination subjects, forms, time and venues;

2. To organize the compilation of exam questions; to set up Examination Superintendence Boards and Examination Paper-Marking Boards;

3. To receive and consider dossiers of recruitment participation sent from the Preliminary Selection Councils; to announce the list of those meeting all conditions and criteria for recruitment participation.

4. To organize the recruitment examinations or consideration in strict accordance with regulations; to report the recruitment results to competent agencies for the latter to consider and issue decisions recognizing such results; and to announce the recruitment results;

5. To settle complaints and denunciations of recruitment participants.

Article 13.- Marking methods and passing the recruitment examinations

1. Each examination subject shall be marked on a 100-point scale.

2. Those who pass the recruitment examinations are those who take up all examination subjects and score at least 50 points for each and are in between the person who get the highest number of aggregate points and the person who is at the end of the recruitment quota.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. In cases where there are many examinees scoring the same aggregate point for the last of the recruitment quota, the Recruitment Councils shall decide to organize other examinations in order to select the person scoring the highest number of points.

Article 14.- Passing the recruitment through consideration

Persons who pass the recruitment consideration are those who meet all criteria and conditions, and are considered and unanimously proposed by the Recruitment Councils to the agencies competent to manage public employees to issue decisions on recruitment of reserve public employees according to the provisions in Article 5 and Article 7 of this Decree.

Article 15.- Time limits for issuance of recruitment decisions and job acceptance

1. Within 30 days after announcing the recruitment results, the agencies competent to manage public employees shall issue decisions to recruit those who pass the recruitment examinations to work as reserve public employees.

2. Within 30 days as from the date of issuing the recruitment decisions, the recruits must go to the agencies to take up their jobs, if the recruitment decisions do not provide for other time limits.

3. In cases where for plausible reasons, the recruits cannot accept their jobs on time, they must file written applications for extension of the time limit for job acceptance and must get the consent of the agencies issuing the recruitment decisions. The extension duration must not exceed 30 days.

4. Past the above-stated time limit, if the recruits fail to go to the agencies for job acceptance, the agencies competent to manage public employees shall issue decisions annulling decisions on recruitment of reserve public employees.

Article 16.- Reserve public employee regime-applying period

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 17.- Supervising reserve public employees

Agencies employing reserve public employees shall have the responsibility:

1. To guide reserve public employees to perform the tasks prescribed for their ranks according to probationary regime;

2. To appoint an experienced public employee of the same or higher rank to supervise the reserve public employee. Each time, one public employee shall supervise only one reserve public employee.

Article 18.- Regimes and policies toward reserve public employees and their supervisors

1. Reserve public employees shall enjoy 85% of the starting salary grade of the ranks to which they are recruited; reserve public employees having master's degrees suitable to recruitment demands shall enjoy 85% of the grade-two salary of the ranks to which they are recruited; reserve public employees having doctorates suitable to recruitment demands shall enjoy 85% of the grade-three salary of the ranks to which they are recruited.

2. The following reserve public employees shall enjoy 100% of salary and allowances (if any) of the ranks to which they are recruited as well as prescribed policies:

a/ Those who work in highland, deep-lying, remote, border or island areas;

b/ Those who do hazardous and/or dangerous occupations or jobs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Reserve public employees shall enjoy 100% of the currently paid salary of the ranks to which they are recruited and be considered for seniority-based salary rise when they have worked for a period equal to the probationary period prescribed for the ranks to which they are recruited.

4. Public employees who are assigned by their agencies to supervise reserve public employees shall enjoy responsibility allowances equal to 30% of the minimum wage level during the time they supervise the reserve public employees.

Article 19.- Evaluation and appointment of reserve public employees to public employee's ranks

1. After full 24 months' undergoing the reserve public employee regime, the reserve public employees shall have to make and send reports on the results of their task performance to the heads of agencies employing them.

2. Public employees assigned by their agencies to supervise reserve public employees shall make and send written comments and evaluation of these reserve public employees to the heads of agencies employing the reserve public employees.

3. The heads of the agencies employing reserve public employees shall give remarks on, and evaluate, task performance by reserve public employees and send reports thereon to the agencies competent to manage the public employees for the latter to consider and decide whether to appoint such reserve public employees to public employee's ranks.

4. For reserve public employees who are not appointed to public employee's ranks, the agencies issuing recruitment decisions shall annul such decisions, and such persons shall be paid one month's salary for each working year and allowances (if any) and the travel fare to their permanent residence places.

Chapter III

OBLIGATIONS AND INTERESTS OF, AND THINGS THAT MUST NOT BE DONE BY, RESERVE PUBLIC EMPLOYEES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Reserve public employees shall have to perform obligations like officials and public employees as prescribed in Articles 6, 7 and 8 of the Ordinance on Officials and Public Employees.

Article 21.- Interests

Reserve public employees shall enjoy the following interests:

1. To enjoy interests like officials and employees as prescribed in Clauses 1, 2, 3, 5 and 6 of Article 9, and Articles 10, 11, 12, 13 and 14 of the Ordinance on Officials and Public Employees;

2. To enjoy regimes of social insurance, illness, labor accident, occupational disease, maternity and death allowances as prescribed in Articles 107, 142, 143 and 144 of the Labor Code. In cases where reserve public employees suffer from labor accidents, they shall be entitled to enjoy policies prescribed in Clause 2, Article 146 of the Labor Code;

3. To enjoy salaries and allowance regimes (if any) like public employees during the apprenticeship period. Besides, the reserve public employees shall be also entitled to enjoy other interests like officials and public employees in their working places.

Article 22.- Things must not be done by the reserve public employees

Reserve public employees shall have to abide by the regulations on things that must not be done by public employees in Articles 15, 16, 17 and 18 of the Ordinance on Officials and Public Employees.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 23.- Tasks and powers of the Ministry of Home Affairs

The Ministry of Home Affairs shall be the Government's agency performing the State management over the reserve public employees and have the following tasks and powers:

1. To submit to the Government for approval plans on building the contingent of reserve public employees belonging to the State administrative management sector;

2. To submit to the Government for promulgation the salary and other preferential treatment regime for public employees;

3. To decide on the assignment of reserve public employee payroll quotas to the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and provincial-level People's Committees under the Prime Minister's authorization;

4. To promulgate the Regulation on recruitment of reserve public employees;

5. To provide for the compilation of reserve public employee' dossiers, registered numbers and cards as well as card-wearing regime;

6. To examine and inspect the implementation of the State regulations on reserve public employees;

7. To direct the settlement of complaints and denunciations related to reserve public employees according to law provisions on complaints and denunciations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 24.- Tasks and powers of the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and provincial/municipal People's Committees

1. To allocate payroll quotas for recruitment and arrangement of reserve public employees;

2. To organize the recruitment of reserve public employees as prescribed;

3. To issue decisions on the recruitment of those who pass the recruitment examinations to work as reserve public employees; to assign and arrange reserve public employees to work in grassroots agencies and units; to extend the time limit for job acceptance by reserve public employees; to issue decisions annulling decisions on recruitment of reserve public employees who fail to fulfill their tasks; to decide on the appointment of reserve public employees to public employee's ranks;

4. To allocate funding to agencies and units employing reserve public employees for payment of wages, social insurance premiums and health insurance premiums as well as implementation of policies toward reserve public employees;

5. To quantitatively and qualitatively manage reserve public employees and implement regimes and policies for them;

6. To organize the examination and inspection of the observance of the State regulations on reserve public employees under their management;

7. To settle complaints and denunciations related to reserve public employees according to law provisions on complaints and denunciations;

8. To formulate plans on fostering State administrative management knowledge for reserve public employees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Agencies employing reserve public employees shall have to following tasks and powers:

1. To organize the arrangement and assignment of tasks to reserve public employees, assign persons to supervise reserve public employees and implement the provisions in this Decree toward reserve public employees;

2. To arrange time for reserve public employees to fulfill the fostering program on State administrative management as prescribed;

3. To implement regimes and policies, pay salaries and social insurance premiums and health insurance premiums for reserve public employees;

4. To give remarks and evaluation on reserve public employees;

5. To commend and discipline reserve public employees according to their competence or propose competent authorities to commend or discipline them;

6. To compile and manage files of reserve public employees.

Chapter V

COMMENDATION, REWARDS AND DISCIPLINES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Reserve public employees who record achievements in performing their tasks shall be considered for commendation and/or rewards according to Article 37 of the Ordinance on Officials and Public Employees.

Article 27.- Discipline

1. Reserve public employees who commit law violations which are not serious enough for examination of penal liability, shall be subject to one of the following disciplinary forms:

a/ Reprimand;

b/ Caution;

c/ Dismissal.

2. The disciplining of reserve public employees in the form of reprimand or caution shall be decided by the heads of agencies employing reserve public employees. The disciplining of reserve public employees in form of dismissal shall be decided by the heads of agencies competent to manage the public employees.

3. Reserve public employees who commit law violations which shows signs of criminal offenses shall be examined for penal liability according to law provisions. Reserve public employees who are sentenced to imprisonment shall be dismissed from their jobs as from the date the court's judgments or decisions take legal effect.

4. Reserve public employees who cause loss or damage to facilities and equipment or commit other acts of damaging the State's properties shall have to pay compensation therefor according to law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 28.- Disciplinary Councils

1. The disciplining of reserve public employees shall be considered and proposed by the Disciplinary Councils of the agencies employing the reserve public employees to competent agencies prescribed in Clause 2, Article 27 of this Decree for decision.

2. The Council for disciplining of reserve public employees shall be set up by the heads of agencies employing the reserve public employees, comprising:

a/ The head or deputy-head of the agency employing the reserve public employees as its chairman;

b/ The person in charge of organization and personnel work of the agency employing the reserve public employees and representative of the trade union or representative of public employees of the agency employing the reserve public employees (if the trade union has not yet been set up in the agency) as its members.

Article 29.- Consideration of disciplines and settlement of complaints about disciplines

The consideration of disciplines and the settlement of complaints about the disciplining of reserve public employees shall comply with Articles 41, 42, 44 and 45 of the Ordinance on Officials and Public Employees.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

Article 31.- Implementation-guiding responsibility

1. The Minister of Home Affairs shall have to guide the implementation of this Decree.

2. Competent agencies of political organizations shall base themselves on the provisions of this Decree to guide the application of the reserve public employee regime to agencies of political organizations or socio-political organizations.

Article 32.- Implementation responsibility

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the provincial/municipal People's Committees shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 115/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về chế độ công chức dự bị

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


28.680

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.82.128
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!