Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1128/QĐ-UBND 2022 Đề án phát triển nguồn nhân lực y tế Quảng Ngãi đến 2025

Số hiệu: 1128/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Đặng Văn Minh
Ngày ban hành: 19/08/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1128/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 19 tháng 8 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

Căn cứ Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức;

Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Căn cứ Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và slượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Thông tư số 02/2021/TT-BYT ngày 25/01/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ của cộng tác viên dân s;

Căn cứ Kết luận s298-KL/TU ngày 13/4/2021 của Tỉnh ủy về tiếp tục phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ; Kết luận của Bí thư Tỉnh ủy tại buổi đối thoại với cán bộ, công chức, viên chức ngành Y tế tại Thông báo s 62-TB/VPTU ngày 16/6/2022;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Công văn số 2038/SYT-TCCB ngày 27/7/2022 và đề xuất của Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tư pháp, Tài chính.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Điều 2. Sở Y tế chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan để cụ thể hóa Đề án và tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo đúng quy định, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Y tế, Nội vụ, Tài chính, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- BTT
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh;
- Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật t
nh;
- VPUB: PCVP, NC, KTTH, CBTH;
- Lưu: VT, KGVX
lmc539.

CHỦ TỊCH




Đặng Văn Minh

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(kèm theo Quyết định số 1128/QĐ-UBND ngày 19/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Sự cần thiết xây dựng Đề án

Nguồn nhân lực y tế là nhân tố quyết định trong công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân nói chung. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của ngành, trong những năm qua, ngành Y tế tỉnh Quảng Ngãi luôn chú trọng để phát triển nguồn nhân lực và đã đạt được những kết quả nhất định: Phát triển hệ thống y tế đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho Nhân dân, đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường; trình độ chuyên môn, nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao; y đức ngày được cải thiện, người dân ngày càng hài lòng hơn, các chính sách đãi ngộ, thu hút nhân lực bước đầu đã được quan tâm...

Mặc dù đã có những bước phát triển, song nhìn chung, nhân lực y tế tỉnh Quảng Ngãi vẫn đang thiếu về số lượng, thiếu nhân lực y tế có trình độ chuyên môn cao, chuyên sâu; năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu (hầu hết cán bộ lãnh đạo, quản lý được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành y tế; chỉ mới được tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về kiến thức, kỹ năng, lãnh đạo quản lý; quản lý nhà nước...).

Thực tiễn hiện nay yêu cầu về nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh ngày càng tăng; trong khi đó công tác phát triển nguồn nhân lực của ngành Y tế còn tồn tại những bất cập: Thiếu nhân lực cả về số lượng và chất lượng, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; cơ cấu nhân lực thiếu cân đối theo ngành đào tạo và theo tuyến; chưa có chế độ đãi ngộ xứng đáng cho cán bộ y tế.

Vì vậy, việc ban hành Đề án phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 là rất cần thiết, nhằm xây dựng hệ thống mạng lưới y tế với nguồn nhân lực y tế đảm bảo về số lượng và chất lượng, nâng cao trình độ chuyên môn, trách nhiệm và y đức của đội ngũ cán bộ y tế hướng đến sự hài lòng của người bệnh; đồng thời, nhằm đánh giá thực trạng, dự báo nhu cầu và đề xuất các giải pháp để từng bước củng cố và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tỉnh Quảng Ngãi, qua đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

2. Căn cứ xây dựng Đề án

Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới;

Luật cán bộ, công chức ngày 13/11/2008;

Luật viên chức ngày 15/11/2010;

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức ngày 25/11/2019;

Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức;

Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập;

Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược Quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến 2030;

Quyết định số 520/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực đào tạo đội ngũ làm công tác dân số các cấp giai đoạn 2021-2030;

Căn cứ Thông tư số 02/2021/TT-BYT ngày 25/01/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ của cộng tác viên dân số;

Kết luận số 298-KL/TU ngày 13/4/2021 của Tỉnh ủy về tiếp tục phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ.

Phần II

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG Y TẾ QUẢNG NGÃI

I. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO VÀ HOẠT ĐỘNG NGÀNH Y TẾ

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực y tế

a) Công tác tham mưu ban hành chính sách:

Trong điều kiện tỉnh Quảng Ngãi là tỉnh còn nhiều khó khăn để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, ngành Y tế đã chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu HĐND, UBND tỉnh ban hành các chính sách nhằm thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao công tác trong ngành Y tế tỉnh; trong giai đoạn 2013 - 2018, ngành Y tế đã tuyển dụng được 209 người diện thu hút, qua đó giúp tăng tỷ lệ Bác sĩ, Dược sĩ/vạn dân; nguồn nhân lực có trình độ đào tạo chuyên môn chính quy, trẻ được tuyển dụng, thuận lợi cho việc đào tạo, phát triển chuyên môn của đơn vị, nhiều kỹ thuật mới được triển khai thực hiện.

b) Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực y tế:

Hằng năm, ngành Y tế tổ chức đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, trên cơ sở nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các đơn vị ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm; cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng theo quy định, đạt hiệu quả.

c) Công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý:

- Tham mưu trình cấp có thm quyền quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý kịp thời, đúng quy định.

- Qua công tác rà soát, quy hoạch, đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.

d) Thực hiện chế độ, chính sách; thi đua, khen thưởng đối với công chức, viên chức, người lao động được kịp thời, đúng quy định.

2. Công tác quản lý, điều hành của các đơn vị trực thuộc

Trên cơ sở các quy định hiện hành; sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, các đơn vị đã triển khai thực hiện nhiệm vụ đảm bảo theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị đã đạt được nhiều kết quả: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu y tế cơ bản năm 2021 (Chi tiết tại Phụ lục 1 đính kèm).

- Chất lượng chăm sóc sức khỏe Nhân dân ngày càng được nâng lên: Bệnh viện Đa khoa tỉnh triển khai thực hiện trên 90% kỹ thuật theo danh mục phân tuyến kỹ thuật; trong đó, có nhiều dịch vụ kỹ thuật mới như mổ nội soi ổ bụng, mổ nội soi khớp gối, khớp háng; kỹ thuật lọc máu, nội tim mạch can thiệp; chẩn đoán hình ảnh bằng chụp cắt lớp vi tính 64 lát cắt, chụp cộng hưởng từ...; các bệnh viện triển khai thực hiện được trên 60% kỹ thuật theo danh mục phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế. Tất cả các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn đã triển khai khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (Đánh giá chất lượng hàng năm theo Bộ tiêu chí của Bộ Y tế-Chi tiết tại Phụ lục 2 đính kèm).

- Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản được chủ động triển khai và tích cực góp phần ổn định quy mô dân số, đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả lợi thế cơ cấu dân số vàng; thích ng với già hóa dân số; nâng cao chất lượng dân số.

- Công tác phòng, chống dịch bệnh, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai thực hiện ngày càng tăng về số lượng và nâng cao chất lượng, kịp thời, phù hợp trên địa bàn tỉnh.

- Công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm được thực hiện có hiệu quả, trong nhiều năm, không có các vụ ngộ độc thực phẩm lớn, tử vong do ngộ độc thực phẩm trên địa bàn.

- Công tác cung ứng thuốc, vật tư y tế được thực hiện thường xuyên, kịp thời, đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh, phòng chống dịch tại các cơ sở y tế.

3. Đánh giá về y đức, tác phong, việc nêu gương của người đứng đầu và công chức, viên chức, người lao động

- Về tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh, y đức của nhân viên y tế luôn được chú trọng nâng cao, lấy người bệnh làm trung tâm và hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Không gây khó khăn, phiền hà, vòi vĩnh, kéo dài thời gian xử lý công việc của cơ quan, tổ chức và người dân; không thờ ơ, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc của người bệnh, người nhà bệnh nhân. Thực hiện chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử theo quy định. Xử lý nghiêm khi phát hiện các trường hợp vi phạm để tạo tính răn đe. Từ năm 2020 đến nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 trong tỉnh và trên cả nước diễn biến phức tạp, công chức, viên chức, người lao động ngành Y tế đã nỗ lực, khắc phục khó khăn, tận tụy trong công tác phòng, chống dịch, chăm sóc người bệnh.

- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hàng năm đều thực hiện việc khảo sát sự hài lòng của người bệnh và nhân viên y tế (Chi tiết tại Phụ lục 2 đính kèm).

4. Mức độ tự chủ, thu nhập gắn với tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập

Tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập thuc ngành Y tế tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2021 thực hiện theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; Quyết định số 449/QĐ-UBND ngày 28/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2025 (Chi tiết tại Phụ lục 3 đính kèm).

5. Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Trong 05 năm 2017-2021, đã cử 8.665 lượt công chức, viên chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng: Tiến sỹ/Chuyên khoa cấp 2: 51 lượt; Thạc sĩ/ chuyên khoa cấp I: 230 lượt; Đại học: 59 lượt; Cao đẳng: 443 lượt; Lý lun chính trị: 90 lượt; Bi dưỡng quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp v...: 7.792 lượt (chi tiết tại phụ lục 4).

II. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ

1. Tổ chức hệ thống ngành Y tế tỉnh Quảng Ngãi

Ngành Y tế tỉnh gồm: Sở Y tế; 02 Chi cục; 26 đơn vị sự nghiệp trực thuộc; 173 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn và mạng lưới nhân viên y tế thôn, cộng tác viên Dân số.

1.1. Chi cục trực thuộc

- Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình: Thực hiện chức năng tham mưu quản lý nhà nước về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), bao gồm các lĩnh vực: Quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số; chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; thanh tra chuyên ngành về DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh.

- Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm: Tham mưu thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP); các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về ATTP, thực hiện thanh tra chuyên ngành về ATTP trên địa bàn tnh theo quy định của pháp luật.

1.2. Đơn vị sự nghiệp trực thuộc

a) Tuyến tỉnh: 02 Bệnh viện Đa khoa; 05 Bệnh viện chuyên khoa; 05 Trung tâm tuyến tỉnh và Trường Cao đẳng Y tế.

- Bệnh viện Đa khoa tỉnh;

- Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh;

- Bệnh viện Tâm thần tỉnh;

- Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh;

- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh;

- Bệnh viện Đa khoa khu vực Đặng Thùy Trâm;

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh;

- Trung tâm Mắt tỉnh;

- Bệnh viện Nội tiết tỉnh;

- Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, Mỹ phẩm, Thực phẩm tỉnh;

- Trung tâm Giám định Y khoa tỉnh;

- Trung tâm Pháp Y tỉnh;

- Trường Cao đẳng Y tế Đặng Thùy Trâm.

b) Tuyến huyện: 13 Trung tâm Y tế đa chức năng (Khám, chữa bệnh; Y tế dự phòng và Dân s)

- Trung tâm Y tế thành phố Quảng Ngãi;

- Trung tâm Y tế thị xã Đức Phổ;

- Trung tâm Y tế huyện Mộ Đức;

- Trung tâm Y tế huyện Tư Nghĩa;

- Trung tâm Y tế huyện Nghĩa Hành;

- Trung tâm Y tế huyện Sơn Tịnh;

- Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn;

- Trung tâm Y tế huyện Minh Long;

- Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ;

- Trung tâm Y tế huyện Trà Bồng;

- Trung tâm Y tế huyện Sơn Hà;

- Trung tâm Y tế huyện Sơn Tây;

- Trung tâm Y tế Quân - Dân y kết hợp huyện Lý Sơn.

c) Tuyến xã: có 173 Trạm Y tế xã/phường/thị trấn, Bệnh xá thuộc Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố; 859 nhân viên y tế thôn và mạng lưới cộng tác viên dân số.

2. Thực trạng nguồn nhân lực Y tế tỉnh Quảng Ngãi

2.1. Slượng công chức, viên chức, người lao động (Chi tiết tại Phụ lục 5 đính kèm).

a) Biên chế giao năm 2021: 3.296 biên chế, trong đó:

- Hành chính: 55 biên chế.

- Sự nghiệp: 3.241 biên chế.

b) Tổng số công chức, viên chức, người lao động hiện có: 4.881 người.

- Công chức, viên chức: 3.928 người (trong đó, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên: 1.026 người).

- Tổng số lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP: 204 người.

- Tổng số lao động hợp đồng chuyên môn, nghiệp vụ: 749 người.

2.2. Cơ cấu theo ngạch và chức danh nghề nghiệp (Chi tiết tại Phụ lục 5 đính kèm).

- Chuyên viên cao cấp: 02 (0,05%);

- Chuyên viên chính/ Viên chức hạng II: 196 (4,99%);

- Chuyên viên/ Viên chức hạng III: 1.302 (33,15%);

- Cán sự/ Viên chức hạng IV: 2.400 (61,1%);

- Nhân viên: 28 (0,71%).

2.3. Trình độ chuyên môn (Chi tiết tại Phụ lục 5 đính kèm).

2.4. Bồi dưỡng: Số lượng công chức, viên chức đã tham gia các lớp bồi dưỡng (Chi tiết tại Phụ lục 6 đính kèm).

3. Ưu điểm

- Trong những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách cụ thể hóa việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế (thu hút, ưu đãi; đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu). Trên cơ sở đó, đã xây dựng các Kế hoạch tổ chức thực hiện đạt được một số kết quả tích cực: số bác sĩ/vạn dân và số lượt công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ngày càng tăng, nhiều dịch vụ kỹ thuật mới được triển khai, phát huy hiệu quả góp phần đáp ứng cơ bản nhu cầu chăm sóc sức khỏe của Nhân dân.

- Công tác tuyển dụng nhân lực y tế được chú trọng, thực hiện hàng năm, đúng quy định1; nguồn nhân lực y tế tỉnh Quảng Ngãi trong những năm gần đây có những cải thiện đáng kể về chất lượng, chính sách thu hút đã tuyển dụng bổ sung nhân lực cho các đơn vị ngành Y tế; tăng tỷ lệ Bác sĩ, Dược sĩ/vạn dân; nguồn nhân lực có trình độ đào tạo chuyên môn chính quy, trẻ được tuyển dụng, thuận lợi cho việc đào tạo, phát triển chuyên môn của đơn vị, nhiều kỹ thuật mới được triển khai thực hiện.

- Việc sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực hiện có.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực y tế được quan tâm chú trọng2.

- Chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động được giải quyết kịp thời, đúng quy định.

4. Hạn chế

- Về số lượng: Trong những năm qua và hiện nay, ngành Y tế đang thiếu nguồn nhân lực, số biên chế sự nghiệp y tế được giao hàng năm thấp hơn so với định mức quy định(3) của Trung ương.

- Về chất lượng: Số nhân lực có trình độ chuyên môn được đào tạo sau đại học còn thấp (hơn 10% tổng số nhân lực) và chủ yếu là trình độ Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa cấp I; nhân lực có trình độ Tiến sĩ, Chuyên khoa cấp II còn ít (1,19%) chưa đáp ứng được nhu cầu chuyên môn, đặc biệt là chuyên môn về khám, chữa bệnh tại các bệnh viện; nhân lực có trình độ cao đẳng trở xuống chiếm tỷ lệ lớn (gần 60% tổng số nhân lực y tế).

- Tình trạng nhân viên y tế chuyển việc, bỏ việc, nghỉ việc có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là nhân lực Bác sĩ, nhân lực có trình độ chuyên môn cao có xu hướng dịch chuyển từ khu vực y tế công lập sang khối tư nhân4.

- Năng lực về quản lý tại các đơn vị sự nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; năng lực quản lý về tự chủ tài chính, điều hành tại các Trung tâm Y tế chưa đáp ứng yêu cầu.

- Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao chủ yếu tập trung tại một số đơn vị tuyến tỉnh; số Bác sĩ tại các đơn vị tuyến cơ sở còn thiếu, đặc biệt là tại tuyến xã dự báo trong các năm đến sẽ thiếu hụt nghiêm trọng.

5. Nguyên nhân

- Biên chế được giao hàng năm cho ngành Y tế theo Đề án vị trí việc làm; tuy nhiên, có nhiều công việc phát sinh như dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác nên lực lượng y tế chưa đủ để đáp ứng so với yêu cầu hiện nay.

- Điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường làm việc kém hấp dẫn so với các tỉnh, thành phố lớn nên việc tuyển dụng Bác sĩ, nhân lực có chất lượng cao gặp khó khăn.

- Chính sách thu hút, ưu đãi nguồn nhân lực của tỉnh trước đây không còn được áp dụng do không phù hợp với quy định của Trung ương; trong khi, chính sách thu hút mới có tiêu chuẩn quá cao, khó thu hút được nguồn nhân lực chuyên ngành y tế.

- Tỷ lệ tự đảm bảo chi thường xuyên của các đơn vị sự nghiệp y tế chưa phù hợp, ảnh hưởng đến việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện các chế độ, chính sách đối với viên chức, người lao động.

- Việc thiếu nhân lực chất lượng cao, quá tải bệnh viện làm ảnh hưởng đến công tác khám, chữa bệnh.

- Theo quy định hiện nay không sử dụng ngân sách nhà nước cho việc đào tạo chuẩn hóa bằng cấp, đào tạo sau đại học đối với cán bộ, công chức, viên chức tốt nghiệp đại học hệ tại chức, chuyên tu, từ xa, hệ vừa học vừa làm dn đến những khó khăn trong việc cử đi đào tạo nâng cao (chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ y khoa) đối với y tế tuyến cơ sở (huyện, xã) và miền núi, người đồng bào dân tộc thiểu số vì hầu hết nhân lực có trình độ đại học tại các đơn vị này đều không được đào tạo chính quy.

- Từ năm 2020, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực y tế gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các cơ sở đào tạo không tổ chức các chương trình đào tạo; nhân lực y tế tham gia các nhiệm vụ phòng, chống dịch.

Phần III

NHU CẦU NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ ĐẾN NĂM 2025

1. Cơ sở xác định nhu cầu nhân lực y tế

- Dân số trung bình của tỉnh Quảng Ngãi5.

- Chỉ tiêu giường bệnh đối với các cơ sở y tế có giường bệnh6.

- Định hướng phát triển; các chỉ tiêu về chuyên môn kỹ thuật của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập.

- Chỉ tiêu thuộc lĩnh vực y tế được xác định tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XX7.

- Các văn bản quy định về định mức, cơ cấu nhân lực y tế do Bộ Y tế, Bộ Nội vụ ban hành.

2. Nhu cầu nhân lực y tế đến năm 2025

2.1. Nhu cầu nhân lực hành chính

TT

Ngạch công chức

Hiện có

Nhu cầu đến năm 2025

Ghi chú

 

Tổng cộng

50

57

 

1

Chuyên viên cao cấp

2

2

 

2

Chuyên viên chính và tương đương

16

20

 

3

Chuyên viên và tương đương

29

32

 

4

Cán sự

2

2

 

5

Nhân viên

1

1

 

(Chưa tính nhân lực làm việc theo chế độ hợp đng lao động)

2.2. Nhu cầu nhân lực các đơn vị sự nghiệp công lập

TT

Vị trí việc làm

Nhu cầu đến năm 2025

Tổng số

Nhóm Bệnh viện

Trung tâm KSBT

Trung tâm GĐYK; Pháp y

Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, MP, TP

Trung tâm y tế tuyến huyện

Trạm Y tế tuyến xã

Trường CĐYT

 

Tổng cộng

6.348

2.836

150

36

30

1.955

1.294

47

I

Nhóm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành y tế

5.003

2.105

75

26

19

1.456

1.294

28

1

Bác sĩ, Bác sĩ YHDP

1.386

566

30

10

 

391

380

9

2

Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật y

2.987

1.423

 

12

 

975

566

11

3

Dược

332

82

 

 

16

53

173

8

4

Chức danh nghề nghiệp chuyên ngành y tế khác

298

34

45

4

3

37

175

 

II

Nhóm chức danh nghề nghiệp chuyên môn liên quan khác

40

 

25

 

4

 

 

11

III

Nhóm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung

907

508

30

8

5

348

 

8

IV

Nhóm hỗ trợ, phục vụ (gồm cả hợp đồng lao động)

398

223

20

2

2

151

 

 

2.3. Slượng nhân lực y tế cần bổ sung đến năm 2025

TT

Vị trí việc làm

Hiện có

Nhu cầu đến năm 2025

Sngười làm việc cần bổ sung đến 2025

Ghi chú

 

Tổng cộng

3.928

6.348

2.420

 

I

Nhóm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành y tế

3.546

5.003

1.457

 

1

Bác sĩ, Bác sĩ YHDP

935

1.386

451

 

2

Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật y

1.777

2.987

1.210

 

3

Dược

274

332

58

 

4

Chức danh nghề nghiệp chuyên ngành y tế khác(*)

560

298

-262

 

II

Nhóm chức danh nghề nghiệp chuyên môn liên quan khác

18

40

22

 

III

Nhóm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung

353

907

554

 

IV

Nhóm hỗ trợ, phục vụ (gồm cả hợp đồng lao động)

11

398

387

 

(*) Hiện nay, số lượng nhân viên y tế có trình độ chuyên môn là Y sĩ là 472 người, cần đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo chức danh nghề nghiệp phù hợp; chỉ duy trì số lượng hợp lý tại Trạm Y tế tuyến xã (01-02 y sĩ/Trạm Y tế) vừa để hỗ trợ Bác sĩ thực hiện nhiệm vụ và cũng là nguồn để đào tạo liên thông lên Bác sĩ.

Từ năm 2023 đến 2025, duy trì ổn định số lượng người làm việc hiện có năm 2022, chỉ thực hiện việc tuyển dụng, tiếp nhận để thay thế các vị trí nghỉ hưu, nghỉ việc, chuyển công tác; các chức danh chưa tuyển đủ... và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng cơ cấu chức danh phù hợp.

Năm 2025, dự kiến tăng thêm 380 giường bệnh kế hoạch (Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh; Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh; Bệnh viện Nội tiết tỉnh), do đó nhu cầu nhân lực tăng thêm khoảng 406 người.

Phần IV

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Từng bước xây dựng đội ngũ nhân viên y tế tỉnh Quảng Ngãi đủ về số lượng, chất lượng với trình độ chuyên môn cao, có năng lực, kỹ thuật tốt, có phm chất, đạo đức đđáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh cho Nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

- Về số lượng: Đủ số lượng nhân lực y tế tối thiểu theo đnh mức quy định của Trung ương.

- Về cơ cấu: Đảm bảo cân đối cơ cấu các chức danh chuyên môn theo quy định, phù hợp với đặc điểm chuyên môn đối với từng đơn vị.

- Về chất lượng: Đảm bảo 100% công chức, viên chức có đủ tiêu chuẩn của ngạch, chức danh nghề nghiệp. Trong đó, tối thiểu có:

+ 30% công chức có đủ tiêu chuẩn ngạch Chuyên viên chính và tương đương trở lên.

+ 15% viên chức có đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức hạng II và tương đương trở lên.

+ 15% công chức, viên chức có trình độ đào tạo sau Đại học.

+ 100% công chức, viên chức khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đơn vị được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý theo quy định.

3. Mục tiêu định hướng đến năm 2030

Đến 2030, nhân lực ngành Y tế tỉnh Quảng Ngãi có số lượng, chất lượng, cơ cấu phù hợp với quy định; các chỉ số: Bác sĩ/10.000 dân, Dược sĩ/10.000 dân; Giường bệnh/10.000 dân bằng mức trung bình của cả nước.

II. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Đề án

1. Công tác đào tạo (Chi tiết tại Phụ lục 7 đính kèm).

- Thông qua các kế hoạch đào tạo để tăng số lượng bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa, từng bước giải quyết sự thiếu hụt về bác sĩ chuyên khoa thuộc các chuyên ngành ưu tiên: Hồi sức cấp cứu, Ung bướu, tim mạch, ngoại thần kinh, chấn thương chỉnh hình, nhi khoa...

- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý; quản lý tài chính, kinh tế y tế, quản trị bệnh viện cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập.

- Tăng cường đào tạo bác sĩ chính quy diện cử tuyển theo quy định của Chính phủ.

- Chú trọng đào tạo bác sĩ và nhân viên y tế cho các Trạm Y tế các xã, phường, thị trấn để có thể triển khai các hoạt động đa khoa thực hành, vận hành mô hình bác sĩ gia đình, thực hiện chính sách bảo hiểm y tế và bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân; nâng cao kiến thức, kỹ năng về công tác dân số và phát triển cho đội ngũ y tế làm công tác dân số các cấp và cộng tác viên dân số.

- Khuyến khích, tạo điều kiện và hỗ trợ bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa I, CKII, thạc sĩ, tiến sĩ theo học các ngành học và bậc học ưu tiên theo định hướng phát triển của đơn vị trong và ngoài nước, cũng như một số chuyên ngành có sức thu hút thấp, ít hoặc không có lợi thế thị trường.

- Đào tạo chuẩn hóa trình độ chuyên môn đối với viên chức thuộc các vị trí việc làm theo quy định (Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật y, Dược, Kế toán...).

- Tiếp tục tổ chức đào tạo trình độ Y sĩ để phục vụ tại các Trạm Y tế tuyến xã và tạo nguồn đào tạo nhân lực Bác sĩ liên thông cho tuyến y tế cơ sở.

2. Tuyển dụng nhân lực y tế theo Đề án vị trí việc làm

- Hàng năm, xây dựng kế hoạch và thực hiện việc tuyển dụng, đảm bảo tuyển đủ số lượng, chất lượng theo quy định.

- Khuyến khích ưu tiên và tăng tuyển dụng bác sĩ đa khoa cho các đơn vị sự nghiệp theo chỉ tiêu hằng năm.

- Triển khai thực hiện đảm bảo các chỉ tiêu Kế hoạch thu hút, tạo nguồn nhân lực từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ ở các lĩnh vực tỉnh cần ưu tiên thu hút giai đoạn 2021 -2025 trên địa bàn tỉnh theo quy định.

3. Thực hiện chính sách về biên chế, tài chính

- Giao biên chế công chức, viên chức đối với các đơn vị đảm bảo một phần chi thường xuyên và đơn vị do ngân sách đảm bảo trong tổng số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Xây dựng, phê duyệt Đề án vị trí việc làm của các đơn vị trực thuộc Sở Y tế sau khi có hướng dẫn của Bộ Y tế để làm cơ sở tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu.

- Xây dựng, xác định mức độ tự đảm bảo chi thường xuyên của các đơn vị sự nghiệp công lập cho phù hợp và theo đúng quy định để các đơn vị vừa đảm bảo kinh phí cho hoạt động và có nguồn kinh phí để khuyến khích, thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực y tế.

- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ cho Bác sĩ được chọn, cử đi bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên môn và quản lý bệnh viện trong nước và ở nước ngoài theo quy định.

- Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh theo quy định nhằm tăng cường nhân lực khám chữa bệnh cho tuyến cơ sở; đồng thời, góp phần đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ tuyến dưới.

- Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi về lương, phụ cấp, cơ hội phát triển nghề nghiệp, thăng tiến cho nhân viên y tế thuộc các chuyên khoa đu ngành tại các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh.

- Khuyến khích và tạo điều kiện để các bác sĩ có trình độ chuyên môn sâu đã nghỉ hưu có thể tiếp tục hành nghề (tự nguyện) ở các tuyến, đặc biệt là tuyến cơ sở.

4. Quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin

- Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý và đội ngũ quản lý, quản trị tại các bệnh viện, nhất là bệnh viện tỉnh và Trung tâm Y tế tuyến huyện.

- Tăng cường năng lực lập kế hoạch và triển khai kế hoạch phát triển nhân lực của đội ngũ quản lý về nhân lực tại Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc.

- Tăng cường năng lực nghiên cứu về quản lý và phát triển nhân lực khám bệnh, chữa bệnh, về chính sách y tế công cộng, kinh tế y tế và các nghiên cứu ứng dụng các mô hình tiên tiến trong sử dụng và phát huy nhân lực khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở.

- ng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong quản lý nhân lực. Chuẩn hóa hệ thống thông tin quản lý bệnh viện để hỗ trợ công tác quản lý tài chính, nhân lực cũng như công tác lập kế hoạch phát triển, theo dõi, giám sát công tác tổ chức triển khai kế hoạch/chính sách phát triển nhân lực.

5. Về hợp tác

- Tăng cường hợp tác giữa các cơ sở y tế trong tỉnh nhằm chia sẻ, sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện có.

- Tranh thủ sự hỗ trợ, chỉ đạo tuyến của các đơn vị y tế tuyến Trung ương, đặc biệt là các Bệnh viện Trung ương, các Bệnh viện đầu ngành về chuyên môn, kỹ thuật.

- Thông qua hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực đào tạo chuyên môn và chuyển giao công nghệ y học hiện đại. Tranh thủ sự hỗ trợ đào tạo chuyên sâu ngắn hạn, dài hạn tại các nước có nền y học phát triển.

- Ưu tiên hợp tác quốc tế cho đào tạo nhân lực trình độ cao, các chuyên ngành ưu tiên, đào tạo quản lý bệnh viện và kinh tế y tế.

III. Kinh phí thực hiện

1. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức: Được hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước; kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng công chức; tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

2. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức: Được đảm bảo từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, đóng góp của viên chức và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

Việc sử dụng nguồn kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

IV. Tổ chức thực hiện

1. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện các nội dung Đề án đạt hiệu quả, chất lượng, đúng quy định.

- Hàng năm, căn cứ nhu cầu và chỉ tiêu biên chế được giao, xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức cho các đơn vị trực thuộc; chỉ đạo các đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên thực hiện việc tuyển dụng theo phân cấp, đảm bảo tuyển đủ số lượng, cơ cấu chức danh nghề nghiệp theo quy định.

- Hàng năm, xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực y tế và nhu cầu kinh phí thực hiện gửi Sở Tài chính, Sở Nội vụ thẩm tra, trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định theo đúng quy định.

- Chủ động liên hệ với các cơ sở đào tạo, tổ chức các lớp đào tạo bác sĩ liên thông từ y sĩ để tạo nguồn nhân lực lâu dài tại các Trạm Y tế tuyến xã; Trung tâm Y tế huyện miền núi, huyện Lý Sơn; các chuyên ngành khó tuyển dụng (Lao, phong, tâm thần, pháp y, giải phẫu bệnh).

- Rà soát, xây dựng phương án tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo quy định hiện hành.

- Định kỳ hàng năm sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ, Sở Tài chính).

2. Sở Nội vụ

- Tham mưu giao biên chế công chức, số lượng người làm việc cho ngành Y tế theo Đề án vị trí việc làm.

- Phối hợp với Sở Y tế tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức ngành Y tế theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức; chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh tuyển dụng theo chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ đối với ngành y tế giai đoạn 2021-2025 (theo Kế hoạch số 145/KH-UBND ngày 20/10/2021 của UBND tỉnh về thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ ở các lĩnh vực tỉnh cần ưu tiên thu hút giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi).

- Phối hợp Sở Y tế trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức y tế trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định.

3. Sở Tài chính

Trên cơ sở dự toán kinh phí do Sở Y tế xây dựng, có trách nhiệm rà soát, thẩm định và trình cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ, bố trí kinh phí đthực hiện Đề án theo quy định.

4. Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế chịu trách nhiệm

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ viên chức lãnh đạo, quản lý; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của vị trí lãnh đạo, quản lý.

- Xây dựng kế hoạch, định hướng phát triển chuyên môn, thế mạnh của đơn vị, trên cơ sở đó xây dựng Kế hoạch cử cán bộ đào tạo, bồi dưỡng đúng đối tượng; chú trọng vào các nội dung: Đào tạo chuyên sâu theo định hướng phát triển chuyên môn của đơn vị; tăng cường chọn, cử bác sĩ có năng lực chuyên môn, đủ điều kiện đi bồi dưỡng về chuyên môn và quản lý bệnh viện trong nước và nước ngoài (nếu có điều kiện).

- Bố trí kinh phí đảm bảo việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng viên chức của đơn vị theo đúng quy định.

- Nghiên cứu triển khai các biện pháp tăng thu nhập cho viên chức, người lao động trong đơn vị; có hình thức phù hợp khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho viên chức, người lao động phát huy tinh thần cống hiến, tích cực tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, quản lý.

- Đối với các đơn vị tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên: Xây dựng, phê duyệt đề án vị trí việc làm tổ chức tuyển dụng đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu theo quy định./.

 

PHỤ LỤC 1.

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU Y TẾ CƠ BẢN NĂM 2021

TT

Chỉ tiêu cơ bản

ĐVT

Kế hoạch 2021

Thực hiện 2021

So sánh TH/KH

I

CHỈ TIÊU Y T

 

 

 

 

1

Tng số giường bệnh

giường

3.835

3.890

101,43

 

Trong đó: - Tuyến tỉnh

giường

2.225

2.280

102,47

 

- Tuyến huyện

giường

1.610

1.610

100,00

2

Số giường bệnh/vạn dân

giường

29,53

31,27

105,88

 

Số giường bệnh quốc lập/vạn dân

giường

29,1

30,82

105,93

 

Số giường bệnh tư/vạn dân

giường

0,43

0,44

102,81

3

Số bác sĩ/ vạn dân

người

7,63

7,64

100,13

4

Số xã, phường, thị trấn có Trạm Y tế

171

171

100,00

5

Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có Trạm Y tế

%

100

98,84

98,84

6

Số Trạm Y tế xã, phường, thị trấn có bác sĩ hoạt động

người

173

173

100,00

7

Tỷ lệ Trạm Y tế xã có bác sĩ hoạt động

%

100

100

100,00

8

Số xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế

153

153

100,00

9

Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế

%

88,44

88,44

100,00

10

Tỷ lệ trẻ em tử vong dưới 5 tuổi

11,5

1,0

8,7

11

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi (cân nặng/tuổi)

%

13

13

100

12

Tỷ lệ xử lý chất thải y tế

%

87

87

100,00

13

Tỷ lệ người dân tham gia BHYT toàn dân

%

92

96,25

104,62

II

CÔNG TÁC DÂN S

 

 

 

 

1

Dân số trung bình

1000 người

1.234.312

1.244.132

100,80

2

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

0%

8,4

8,4

100,00

3

Tỷ lệ giảm sinh

0%

0,1

0,0

 

4

Tỷ số giới tính khi sinh (số bé trai/100 bé gái)

người

111,2

110,69

99,54

5

Tuổi thọ trung bình

Tuổi

74,2

74,1

99,87

III

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO

 

 

 

 

A

Hệ cao đẳng

 

 

 

 

1

Cao đẳng điều dưỡng hệ chính quy

S. viên

225

35

15,56

2

Cao đẳng dược hệ chính quy

S. viên

220

102

46,36

3

Cao đẳng hộ sinh hệ chính quy

S. viên

30

0

-

4

Cao đẳng xét nghiệm hệ chính quy

S. viên

20

12

60,00

B

Hệ sơ cấp

 

 

 

 

1

Nhân viên chăm sóc người cao tuổi

H.viên

30

0

 

 

PHỤ LỤC 2.

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN VÀ KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH, NHÂN VIÊN Y TẾ

1. Kết quả đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2020 (năm 2021 đang tiến hành đánh giá)

Chất lượng bệnh viện được đánh giá theo bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế, theo đó, điểm chất lượng tối đa là 5 điểm.

TT

BỆNH VIỆN

Hạng

Số tiêu chí áp dụng1

Tỷ lệ

Mức chất lượng

1

Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi

II

82

99

4,08

2

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi

II

79

95

3,79

3

Bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi

II

78

94

3,59

4

Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Quảng Ngãi

III

78

94

2,06

5

Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Quảng Ngãi

II

78

94

3,06

6

Bệnh viện Đa khoa khu vực Đặng Thùy Trâm

III

83

100

3,16

7

Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn

III

82

99

3,17

8

Trung tâm Y tế huyện Nghĩa Hành

III

82

99

2,90

9

Trung tâm Y tế huyện Tư Nghĩa

III

82

99

2,66

10

Trung tâm Y tế huyện Mộ Đức

III

82

99

2,65

11

Trung tâm Y tế huyện Sơn Tịnh

III

82

99

2,45

12

Trung tâm Y tế huyện Minh Long

III

82

99

2,35

13

Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ

III

82

99

2,28

14

Trung tâm Y tế Quân - Dân y kết hợp huyện Lý Sơn

III

82

99

2,25

15

Trung tâm Y tế huyện Trà Bồng

III

82

99

2,12

16

Trung tâm Y tế huyện Sơn Tây

III

82

99

2,10

17

Trung tâm Y tế thành phố Quảng Ngãi

III

82

99

2,09

18

Trung tâm Y tế huyện Sơn Hà

III

82

99

2,07

2. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của người bệnh và nhân viên y tế:

Mu phiếu và hướng dẫn khảo sát mức độ hài lòng của người bệnh và nhân viên y tế thực hiện theo Quyết định số 3869/QĐ-BYT ngày 28/9/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Mc độ hài lòng từ rất kém/rất không hài lòng (mức 1) đến rt tt/rt hài lòng (mc 5).

TT

BỆNH VIỆN

Mc độ hài lòng của người bệnh

Mc độ hài lòng của nhân viên y tế

Nội trú

Ngoại trú

Hài lòng chung

Hài lòng về môi trường làm việc

1

Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi

4,41

4,16

4,32

4,18

2

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi

4,40

4,08

2,79

3,39

3

Bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi

4,22

4,29

4,40

4,51

4

Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Quảng Ngãi

3,98

4,50

3,74

4,08

5

Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Quảng Ngãi

4,29

4,68

4,30

4,57

6

Bệnh viện Đa khoa khu vực Đặng Thùy Trâm

4,22

4,08

3,84

3,82

7

Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn

4,41

4,33

4,52

4,34

8

Trung tâm Y tế huyện Nghĩa Hành

4,50

4,31

4,40

4,32

9

Trung tâm Y tế huyện Tư Nghĩa

4,27

3,97

3,84

3,33

10

Trung tâm Y tế huyện Mộ Đức

4,15

4,03

3,83

3,48

11

Trung tâm Y tế huyện Sơn Tịnh

4,17

4,08

3,42

3,28

12

Trung tâm Y tế huyện Minh Long

3,96

4,15

3,77

3,91

13

Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ

4,03

4,20

4,05

4,20

14

Trung tâm Y tế Quân - Dân y kết hợp huyện Lý Sơn

3,77

3,05

3,55

3,21

15

Trung tâm Y tế huyện Trà Bồng

3,93

3,85

3,59

4,01

16

Trung tâm Y tế huyện Sơn Tây

4,11

4,01

4,04

4,35

17

Trung tâm Y tế thành phố Quảng Ngãi

4,02

4,15

3,65

3,82

18

Trung tâm Y tế huyện Sơn Hà

4,17

4,22

3,80

3,81

 

Trung bình

4,17

4,12

3,88

3,92

 

Cao nhất

4,50

4,68

4,52

4,57

 

Thấp nhất

3,77

3,05

2,79

3,21

 

PHỤ LỤC 3.

KẾT QUẢ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH VÀ THU NHẬP TĂNG THÊM NĂM 2021

ĐVT: 1.000 đồng

TT

Đơn vị

Tỷ lệ tự đảm bảo chi thường xuyên 2021

Tổng thu

Tổng chi

Chênh lệch thu - chi

Bình quân thu nhập tăng thêm

A

Tuyến tỉnh

 

 

 

 

 

1

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi

100%

257.603.210

242.432.996

15.170.214

644

2

Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

100%

175.401.349

156.489.008

18.912.341

2.400

3

Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi tỉnh

37%

18.752.000

15.752.000

3.000.000

4.136

4

Bệnh viện Tâm Thần tỉnh

34%

25.265.000

18.151.000

7.114.000

4.020

5

Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh

100%

19.141.670

13.795.630

5.346.040

1.200

6

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

21%

9.542.000

4.203.000

5.339.000

764

7

Trung tâm Nội tiết tỉnh

92%

11.382.000

9.702.000

1.680.000

420

8

Trung tâm Kim nghiệm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm tỉnh

7%

3.548.000

2.895.579

652.421

1.208

9

Trung tâm Mắt tỉnh

91%

4.055.763

4.307.401

(251.638)

-

10

Trung tâm Giám định Y khoa tỉnh

20%

2.565.000

2.327.000

238.000

900

11

Trung tâm Pháp Y tỉnh

8%

1.776.000

1.474.000

302.000

1.600

12

Bệnh viện ĐKKV Đặng Thùy Trâm

100%

31.743.730

37.114.427

(5.370.697)

-

13

Trường Cao đẳng Đặng Thùy Trâm

88%

6.487.080

8.244.700

(1.757.620)

1.166

B

Tuyến huyện2

 

 

 

 

 

14

Trung tâm Y tế huyện Sơn Tịnh

100%

29.242.000

29.242.000

-

-

15

Trung Y tế huyện Sơn Tây

68%

14.166.000

18.228.000

(4.062.000)

-

16

Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ

92%

8.661.000

8.661.000

-

-

17

Trung tâm Y tế huyện Trà Bồng

85%

7.858.000

7.858.000

-

-

18

Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn

100%

76.009.000

70.625.000

5.384.000

503

19

Trung tâm thị xã Đức Phổ

0%

14.864.000

13.119.000

1.745.000

2.000

20

Trung tâm Y tế huyện Mộ Đức

100%

18.437.000

21.710.000

(3.273.000)

-

21

Trung tâm Y tế huyện Tư Nghĩa

100%

26.064.000

31.702.000

(5.638.000)

-

22

Trung tâm Y tế thành phố Quảng Ngãi

100%

24.982.000

24.335.000

647.000

341

23

Trung tâm Y tế huyện Nghĩa Hành

100%

32.372.000

34.265.000

(1.893.000)

-

24

Trung tâm Y tế huyện Sơn Hà

73%

8.062.000

8.062.000

-

-

25

Trung tâm Y tế huyện Minh Long

67%

16.290.029

15.938.129

351.900

252

26

Trung tâm Y tế Quân - Dân y kết hợp huyện Lý Sơn

82%

4.207.000

7.841.000

(3.634.000)

-

 

PHỤ LỤC 4.

KẾT QUẢ ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG 5 NĂM 2017-2021

TT

Đào tạo, bồi dưỡng

2017

2018

2019

2020

2021

Tổng cộng

 

TS/CKII

22

5

16

6

2

51

1

Tiến sĩ y học

-

1

 

 

 

1

2

Bác sĩ CK 2

20

3

16

6

2

47

3

Dược sĩ CK 2

2

1

 

 

 

3

 

ThS/CKI

108

14

43

27

38

230

4

Thạc sĩ y học

18

-

4

 

 

22

5

Thạc sĩ chuyên ngành khác (CNTT; tài chính,...)

5

1

2

 

1

9

6

Bác sĩ CK 1

39

5

36

27

21

128

 

Dược sĩ CK 1

5

-

 

 

 

5

8

Điều dưỡng CK 1

1

-

 

 

16

17

9

Bác sĩ CK sơ bộ (định hướng chuyên khoa)

40

8

1

 

 

49

 

Đại học

37

14

4

4

-

59

10

Bác sĩ liên thông (chuyên tu)

13

-

4

4

 

21

11

Dược sĩ Đại học liên thông (chuyên tu)

3

2

 

 

 

5

12

Cử nhân Đại học điều dưỡng liên thông

11

11

 

 

 

22

13

Cử nhân Đại học kỹ thuật (XQ, XN, GMHS) liên thông

10

1

 

 

 

11

 

Cao đng

314

129

-

-

-

443

14

Dược sĩ Cao đẳng liên thông

25

2

 

 

 

27

15

Cử nhân Cao đẳng điều dưỡng liên thông

206

49

 

 

 

255

16

Cử nhân Cao đng hộ sinh liên thông

76

74

 

 

 

150

17

Cử nhân Cao đẳng kỹ thuật (XQ, XN, GMHS) liên thông

7

4

 

 

 

11

 

Lý luận chính trị

40

34

11

5

-

90

18

Lý luận chính trị cao cấp

3

1

3

3

 

10

19

Lý luận chính trị trung cấp

37

33

8

2

 

80

 

Quản lý nhà nước

8

21

8

34

27

98

20

Bồi dưỡng Quản lý nhà nước chuyên viên cao cấp

-

-

1

 

 

1

21

Bồi dưỡng Quản lý nhà nước chuyên viên chính

1

6

1

2

3

13

22

Bồi dưỡng Quản lý nhà nước chuyên viên

7

15

6

32

24

84

 

Bồi dưỡng

2.807

722

891

428

2.846

7.694

23

Bồi dưỡng chuyên môn sâu (y, dược)

4

-

2

 

 

6

24

Bi dưỡng chuyên môn 3-6 tháng (y, dược)

154

71

316

250

 

791

25

Bồi dưỡng Quản lý/quản trị bệnh viện

43

20

 

 

 

63

26

Bồi dưỡng cấp sở, trưởng, phó phòng

37

16

16

43

6

118

27

Đào tạo liên tục (bồi dưỡng, cập nht kiến thức)

2.569

615

557

135

2.840

6.716

 

Tổng cộng

3.336

939

973

504

2.913

8.665

 

PHỤ LỤC 5.

THỰC TRẠNG NHÂN LỰC Y TẾ

1. Nhân lực phân theo đơn vị (có đến 30/6/2021)

TT

Đơn vị

Cộng

Biên chế

Hp đồng CMNV

HĐ68

 

Tổng cộng

4.881

3.928

749

204

I

Hành chính

58

50

2

6

1

Cơ quan Sở Y tế

34

30

2

2

2

Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

13

11

0

2

3

Chi cục An toàn - Vệ sinh thực phẩm

11

9

0

2

II

Sự nghiệp

4.823

3.878

747

198

A

Tuyến tỉnh

2.158

1.436

648

74

1

BVĐK tỉnh Quảng Ngãi

843

619

201

23

2

Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi

521

231

289

1

3

Bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi

76

76

0

0

4

Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Quảng Ngãi

103

73

21

9

5

Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Quảng Ngãi

104

48

56

0

6

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi

137

123

0

14

7

Trung tâm Mắt tỉnh Quảng Ngãi

30

27

0

3

8

Trung tâm Nội tiết tỉnh Quảng Ngãi

31

25

4

2

9

Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, MP, TP tỉnh Quảng Ngãi

23

23

0

0

10

Trung tâm Giám định Y khoa tỉnh Quảng Ngãi

14

14

0

0

11

Trung tâm Pháp Y tỉnh Quảng Ngãi

11

10

0

1

12

Bệnh viện Đa khoa khu vực Đặng Thùy Trâm

224

128

77

19

13

Trường Cao đẳng Y tế Đặng Thùy Trâm

41

39

0

2

B

Tuyến huyện

1.626

1.403

99

124

1

Trung tâm Y tế thị xã Đức Phổ

33

31

1

1

2

Trung tâm Y tế huyện Mộ Đức

155

146

1

8

3

Trung tâm Y tế huyện Tư Nghĩa

172

158

0

14

4

Trung tâm Y tế huyện Nghĩa Hành

120

104

8

8

5

Trung tâm Y tế huyện Sơn Tịnh

203

164

25

14

6

Trung tâm Y tế thành phố Quảng Ngãi

138

110

19

9

7

Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn

215

176

14

25

8

Trung tâm Y tế huyện Minh Long

88

71

10

7

9

Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ

100

92

3

5

10

Trung tâm Y tế huyện Trà Bồng

131

120

1

10

11

Trung tâm Y tế huyện Sơn Hà

122

104

10

8

12

Trung tâm Y tế huyện Sơn Tây

78

61

6

11

13

Trung tâm Y tế Quân - Dân y kết hợp huyện Lý Sơn

71

66

1

4

C

Tuyến xã

1.039

1.039

0

0

1

Trạm Y tế trực thuộc Trung tâm Y tế thị xã Đức Phổ

80

80

 

 

2

Trạm Y tế trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Mộ Đức

84

84

 

 

3

Trạm Y tế trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Tư Nghĩa

102

102

 

 

4

Trạm Y tế trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Nghĩa Hành

78

78

 

 

5

Trạm Y tế trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Sơn Tịnh

66

66

 

 

6

Trạm Y tế trực thuộc Trung tâm Y tế thành phố Quảng Ngãi

128

128

 

 

7

Trạm Y tế trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn

136

136

 

 

8

Trạm Y tế trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Minh Long

28

28

 

 

9

Trạm Y tế trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ

105

105

 

 

10

Trạm Y tế trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Trà Bồng

105

105

 

 

11

Trạm Y tế trực thuộc Trung tâm Y tế huyn Sơn Hà

82

82

 

 

12

Trạm Y tế trực thuộc Trung tâm Y tế huyện Sơn Tây

45

45

 

 

2. Công chức, viên chức phân theo ngạch, hạng chức danh nghề nghiệp (có đến 30/6/2021):

TT

Đơn vị

Tổng số

Chuyên viên cao cấp/ Viên chức hạng I

Chuyên viên chính/ Viên chức hạng II

Chuyên viên/ Viên chức hạng III

Cán sự/ Viên chức hạng IV

Nhân viên

 

Tổng cộng

3.928

2

196

1.302

2.400

28

I

Hành chính

50

2

16

29

2

1

1

Sở Y tế

30

2

11

16

 

1

2

Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

11

-

2

7

2

 

3

Chi cục An toàn - Vệ sinh thực phẩm

9

-

3

6

-

-

II

Sự nghiệp

3.878

-

180

1.273

2.398

27

4

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi

619

-

57

215

341

6

5

Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi

231

-

12

127

90

2

6

Bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi

76

-

3

29

44

-

7

Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Quảng Ngãi

73

-

6

19

48

 

8

Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Quảng Ngãi

48

-

2

31

14

1

9

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi

123

 

12

63

48

 

10

Trung tâm Mắt tỉnh Quảng Ngãi

27

 

3

10

14

 

11

Trung tâm Nội tiết tỉnh Quảng Ngãi

25

 

3

10

12

 

12

Trung tâm Kim nghiệm thuốc, Mỹ phẩm, Thực phẩm tỉnh Quảng Ngãi

23

-

2

16

5

-

13

Trung tâm Giám định Y khoa tỉnh Quảng Ngãi

14

 

3

6

5

 

14

Trung tâm Pháp Y tỉnh Quảng Ngãi

10

-

2

1

6

1

15

Bệnh viện Đa khoa khu vực Đặng Thùy Trâm

128

-

8

58

62

 

16

Trường Cao đẳng Y tế Đặng Thùy Trâm

39

-

3

34

2

 

17

Trung tâm Y tế thị xã Đức Phổ

111

 

1

32

78

 

18

Trung tâm Y tế huyện Mộ Đức

230

-

15

32

183

-

19

Trung tâm Y tế huyện Tư Nghĩa

260

-

7

65

188

 

20

Trung tâm Y tế huyện Nghĩa Hành

182

-

3

51

128

-

21

Trung tâm Y tế huyện Sơn Tịnh

230

 

6

59

163

2

22

Trung tâm Y tế thành phố Quảng Ngãi

238

-

18

52

168

-

23

Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn

312

-

6

87

217

2

24

Trung tâm Y tế huyện Minh Long

99

 

1

42

54

2

25

Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ

197

-

2

58

129

8

26

Trung tâm Y tế huyện Trà Bồng

225

-

1

69

153

2

27

Trung tâm Y tế huyện Sơn Hà

186

 

3

51

131

1

28

Trung tâm Y tế huyện Sơn Tây

106

-

-

35

71

-

29

Trung tâm Y tế Quân - Dân y kết hợp huyện Lý Sơn.

66

 

1

21

44

 

3. Trình độ chuyên môn chung (có đến 30/6/2021)

TT

Trình độ chuyên môn

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

CKII/Tiến sĩ

58

1,19

2

CKI/Thạc sĩ

426

8,73

3

Đại học

1.555

31,86

4

Cao đẳng

1.327

27,19

5

Trung cấp

1.256

25,73

6

Sơ cấp và chưa qua đào tạo

259

5,31

 

Cng

4.881

100

4. Trình độ chuyên môn theo tuyến (có đến 30/6/2021)

TT

Trình độ

Biên chế

Hợp đồng CMNV

HĐ68

Tng cộng

 

Tổng cộng

3.928

749

204

4.881

I

Hành chính

50

2

6

58

1

CKII/Tiến sĩ

5

0

0

5

2

CKI/Thạc sĩ

20

0

0

20

3

Đại học

23

0

2

25

4

Cao đẳng

1

0

1

2

5

Trung cấp

1

0

1

2

6

Sơ cấp và chưa qua đào tạo

0

2

2

4

II

Sự nghiệp

 

 

 

 

A

Tuyến tỉnh

1.436

648

74

2.158

1

CKII/Tiến sĩ

41

0

0

41

2

CKI/Thạc sĩ

254

3

0

257

3

Đại học

603

230

11

844

4

Cao đẳng

428

270

3

701

5

Trung cấp

101

43

13

157

6

Sơ cấp và chưa qua đào tạo

9

102

47

158

B

Tuyến huyện

1.403

99

124

1.626

1

CKII/Tiến sĩ

12

0

0

12

2

CKI/Thạc sĩ

121

0

0

121

3

Đại học

461

20

0

481

4

Cao đẳng

315

41

16

372

5

Trung cấp

492

25

26

543

6

Sơ cấp và chưa qua đào tạo

2

13

82

97

C

Tuyến xã

1.039

 

 

1.039

1

CKI/Thạc sĩ

28

 

 

28

2

Đại học

205

 

 

205

3

Cao đẳng

252

 

 

252

4

Trung cấp

554

 

 

554

5. Trình độ chuyên môn theo chuyên ngành (có đến 30/6/2021)

TT

Chuyên ngành

Trình độ chuyên môn

Biên chế

Hợp đồng CMNV

HĐ68

Tỉnh, huyện

 

Tổng cộng

 

2.889

1.039

749

204

1

Y khoa

CKII/Tiến sĩ

55

0

0

0

CKI/Thạc sĩ

258

28

0

0

Bác sĩ đa khoa

306

155

15

0

2

Y học cổ truyền

CKI/Thạc sĩ

8

0

0

0

Bác sĩ YHCT

39

8

1

0

3

Răng hàm mặt

CKII/Tiến sĩ

1

0

0

0

CKI/Thạc sĩ

6

0

0

0

Bác sĩ RHM

7

0

2

0

4

Y học dự phòng

CKI/Thạc sĩ

19

0

0

0

Bác sĩ YHDP

42

3

3

0

5

Y tế công cộng

CKI/Thạc sĩ

10

0

0

0

Cử nhân

20

6

2

0

6

Y sĩ

Y sĩ

178

294

35

0

7

Điều dưỡng

CKI/Thạc sĩ

18

0

0

0

Cử nhân

211

12

84

0

Cao đẳng

487

92

212

0

Trung cấp

157

75

5

0

8

Hộ sinh

CKI/Thạc sĩ

4

0

0

0

Cử nhân

53

13

4

0

Cao đẳng

116

129

23

0

Trung cấp

97

166

2

0

9

Kỹ thuật Xét nghiệm y học

CKI/Thạc sĩ

2

0

0

0

Cử nhân

74

0

29

0

Cao đẳng

22

0

13

0

Trung cấp

19

0

0

0

10

Kỹ thuật Hình ảnh y học

CKI/Thạc sĩ

2

0

0

0

Cử nhân

23

0

2

0

Cao đẳng

15

0

12

0

Trung cấp

7

0

2

0

11

Kỹ thuật Vật lý trị liu/PHCN

CKI/Thạc sĩ

1

0

0

0

Cử nhân

14

0

4

0

Cao đẳng

5

0

2

0

Trung cấp

7

0

2

0

12

Dược

CKII/Tiến sĩ

2

0

0

0

CKI/Thạc sĩ

32

0

0

0

Đại học

81

3

9

0

Cao đẳng

63

31

30

0

Trung cấp

57

13

9

0

13

Chuyên ngành khác

Thạc sĩ

35

0

3

0

Đại học

217

5

95

13

Cao đẳng

36

0

19

20

Trung cấp

72

6

13

40

14

Sơ cấp và chưa qua đào tạo

11

 

117

131

 

PHỤ LỤC 6.

SỐ LƯỢNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRONG ĐƠN VỊ ĐÃ THAM GIA CÁC LỚP BỒI DƯỠNG

TT

Tên Chương trình đào tạo, bồi dưỡng

Số lượng

Ghi chú

1

Quản lý nhà nước

305

 

-

Chuyên viên cao cấp

2

 

-

Chuyên viên chính

58

 

-

Chuyên viên

245

 

2

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

1.112

 

-

Viên chức hạng I và tương đương

-

 

-

Viên chức hạng II và tương đương

156

 

-

Viên chức hạng III và tương đương

358

 

-

Viên chức hạng IV và tương đương

598

 

5

Lý luận chính trị

348

 

-

Cử nhân

1

 

-

Cao cấp

73

 

-

Trung cấp

274

 

4

Quản lý cấp Sở

15

 

5

Quản lý cấp phòng

165

 

6

Quản lý Bệnh viện

249

 

7

Quản lý chất lượng Bệnh viện

176

 

8

Quản lý Điều dưỡng

189

 

9

Quản lý Giáo dục nghề nghiệp

27

 

 

TNG CỘNG

2.586

 

 

PHỤ LỤC 7.

DỰ KIẾN NHU CẦU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NHÂN LỰC Y TẾ

I. NHU CẦU ĐÀO TẠO

TT

Chương trình đào tạo

Tổng cộng

2022- 2025

2022

2023

2024

2025

 

TỔNG SỐ

1.217

295

336

296

290

A

ĐẠI HỌC

311

72

92

71

76

1

Bác sĩ đa khoa

120

30

30

30

30

2

Điều dưỡng đa khoa

86

17

26

20

23

3

Điều dưỡng

42

8

12

11

11

4

Kỹ thuật xét nghiệm y học

24

6

8

4

6

5

Kỹ thuật hình ảnh y học

15

3

7

2

3

6

Y tế công cộng

10

2

5

1

2

7

Chuyên ngành khác

14

6

4

3

1

B

CHUYÊN KHOA CP I

466

109

127

115

115

C

CHUYÊN KHOA CP II

109

25

36

25

23

D

CAO HỌC

40

13

11

11

5

Đ

NGHIÊN CỨU SINH

10

4

2

3

2

E

LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

271

69

67

69

66

1

Cao cấp/ Cử nhân

54

15

13

14

12

2

Trung cấp

227

58

55

57

57

II. NHU CẦU BỒI DƯỠNG

TT

Chương trình đào tạo

Tổng cộng

2022-2025

2022

2023

2024

2025

 

TỔNG SỐ

4.623

1.144

1.119

1.205

1.155

A

BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN NGẠCH CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

1.889

507

440

521

421

1

Quản lý nhà nước ngạch Chuyên viên cao cấp

4

1

1

1

1

2

Quản lý nhà nước ngạch Chuyên viên chính

35

8

10

9

8

3

Quản lý nhà nước ngạch Chuyên viên

173

51

41

41

40

4

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng I và tương đương

10

2

2

3

3

5

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng II và tương đương

141

35

37

31

38

6

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng III và tương đương

743

196

162

224

161

7

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng IV và tương đương

783

214

187

212

170

B

BI DƯỠNG LÃNH ĐO, QUẢN LÝ

1.032

231

253

251

297

1

Cấp Sở

6

1

1

2

2

2

Cấp phòng

181

47

46

43

45

3

Quản lý bệnh viện

239

53

61

56

69

4

Quản lý chất lượng bệnh viện

303

57

75

74

97

5

Quản lý an toàn người bệnh

124

28

28

30

38

6

Quản lý điều dưỡng

179

45

42

46

46

C

BI DƯỠNG CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ

1.843

445

461

468

469

 



1 Từ năm 2018 đến nay đã tuyển dụng được 963 viên chức: 197 Bác sĩ; 59 Dược sĩ; 06 Cử nhân Y tế công cộng; 257 Y sĩ; 150 Điều dưỡng; 270 Hộ sinh và 24 Dân số viên. Hiện đang triển khai Kế hoạch tuyển dụng 327 viên chức y tế cho các đơn vị trực thuộc (trừ các đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên).

2 Từ năm 2016-2020, Sở Y tế đã cử 7.563 lượt cán bộ, công chức, viên chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, trong đó: Tiến sỹ:CKII: 53, Thạc sỹ/CKI: 253, Đại học: 113, Cao đẳng: 625; lý luận chính trị; 149 và lượt bồi dưỡng về quản lý, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức.

3 Quy định tại Thông tư số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 của liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế Nhà nước; Thông tư số 10/2011/TT-BYT ngày 25/02/2011 Hướng dẫn biên chế của Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Thông tư số 05/2008/TT-BYT ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ở địa phương; Quyết định số 1987/QĐ-UBND ngày 06/11/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Phê duyệt Đề án vị trí việc làm của Trường Cao đẳng Y tế Đặng Thùy Trâm.

4 Số nhân viên y tế nghỉ việc, bỏ việc từ năm 2017 đến 2021: 91 người, trong đó: Bác sĩ: 58 người; các đối tượng khác: 33 người.

5 Dân số trung bình của tỉnh Quảng Ngãi ước tính đến năm 2025 là 1.287.975 người (tính toán theo công thức và số liệu công bố tại Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2020).

6 Giường bệnh kế hoạch tại các cơ sở khám, chữa bệnh của tỉnh đến năm 2025 là 4.250 giường (Tuyến tỉnh: 2.460 giường; tuyến huyện: 1.610 giường).

7 Đến năm 2025: “Có trên 8 bác sĩ và 32 giường bệnh trên 1 vạn dân”.

1 Tổng số tiêu chí theo Bộ tiêu chí đánh giá: 83 tiêu chí, tùy theo đặc điểm của từng bệnh viện mà có thể không đánh giá các tiêu chí theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

2 Tỷ lệ tự chủ đối với khối điều trị (bệnh viện).

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1128/QĐ-UBND ngày 19/08/2022 phê duyệt Đề án phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.446

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.193.28
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!