BỘ TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 59/2004/QĐ-BTC
|
Hà Nội, ngày 09 tháng 7 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 59/2004/QĐ-BTC NGÀY 9 THÁNG 7 NĂM 2004 BAN
HÀNH QUY CHẾ THI TUYỂN VÀ CẤP CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN VÀ CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KẾ
TOÁN
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật Kế
toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003;
Căn cứ Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng
trong lĩnh vực kế toán nhà nước và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của
Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán
áp dụng trong hoạt động kinh doanh;
Căn cứ Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ
về Kiểm toán độc lập;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ
về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán, Vụ
trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm
theo Quyết định này "Quy chế thi tuyển và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và
Chứng chỉ hành nghề kế toán".
Điều 2: Quyết định
này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết
định số 53/2002/QĐ-BTC ngày 23/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy
chế thi tuyển và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên.
Điều 3: Vụ trưởng Vụ
Chế độ kế toán và Kiểm toán, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chủ tịch Hội đồng thi
tuyển Kiểm toán viên và Kế toán viên hành nghề cấp Nhà nước, Thủ trưởng các đơn
vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY CHẾ
THI TUYỂN VÀ CẤP CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN VÀ
CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KẾ TOÁN
(Kèm theo Quyết định số 59/2004/QĐ-BTC ngày 9/7/2004 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính)
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Đối tượng dự thi
Người Việt Nam hoặc
người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam có đủ các điều kiện dự thi quy định
tại Điều 2 của Quy chế này đều được dự thi tuyển kiểm toán viên và kế toán viên
hành nghề.
Điều 2: Điều kiện dự thi
1. Người dự thi lấy
"Chứng chỉ kiểm toán viên" phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có lý lịch rõ
ràng, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trung thực, liêm khiết, không thuộc các
đối tượng không được hành nghề kế toán, hành nghề kiểm toán theo quy định của
pháp luật;
b) Có bằng cử nhân
kinh tế chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng hoặc Kế toán- Kiểm toán và thời gian
công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán đủ 5 năm trở lên hoặc thời
gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán đủ 4 năm trở lên;
c) Có chứng chỉ
tin học trình độ B trở lên;
d) Có chứng chỉ
ngoại ngữ trình độ C trở lên của 01 trong 05 thứ tiếng thông dụng: Anh, Nga,
Pháp, Trung, Đức;
đ) Nộp đầy đủ,
đúng mẫu hồ sơ và lệ phí thi theo quy định tại Điều 3 của Quy chế này.
2. Những người đã
có Chứng chỉ hành nghề kế toán, muốn dự thi chuyển tiếp lấy "Chứng chỉ kiểm
toán viên" phải có các điều kiện sau đây:
a) Phải có các điều
kiện quy định tại điểm a, d, đ khoản 1 Điều này;
b) Phải sau đủ 2
năm có Chứng chỉ hành nghề kế toán.
3. Người dự thi lấy
"Chứng chỉ hành nghề kế toán" phải có các điều kiện sau đây:
a) Phải có các điều
kiện quy định tại điểm a, c, đ khoản 1 Điều này;
b) Có bằng cử nhân
chuyên ngành Tài chính, Kế toán và thời gian công tác thực tế về Tài chính, Kế
toán từ 5 năm trở lên.
4. Đối với người
nước ngoài, muốn dự các kỳ thi phải có đủ các điều kiện quy định cho từng kỳ
thi tại khoản 1, 2, 3 Điều này, còn phải có điều kiện được phép cư trú tại Việt
Nam từ 1 năm trở lên.
Điều 3: Hồ sơ và lệ phí thi
1. Hồ sơ đăng ký dự
thi:
1.1. Người đăng ký
dự thi lần đầu để lấy Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc Chứng chỉ hành nghề kế
toán, hồ sơ đăng ký dự thi gồm:
a) Phiếu đăng ký dự
thi;
b) Sơ yếu lý lịch
có xác nhận của tổ chức quản lý lao động hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi cư
trú;
c) Các bản sao văn
bằng chứng chỉ theo quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 2 của Quy chế này,
có xác nhận của tổ chức cấp hoặc cơ quan công chứng;
d) 3 ảnh màu cỡ 4
x 6 chụp trong thời gian không quá 6 tháng, hai phong bì có dán tem và ghi rõ họ,
tên, địa chỉ người nhận thông báo thi, lịch thi, kết quả thi;
đ) Đối với người
nước ngoài phải có bản sao Hộ chiếu do nước sở tại cấp có xác nhận của tổ chức
quản lý lao động.
1.2. Người đăng ký
dự thi lại các môn đã thi chưa đạt yêu cầu hoặc thi tiếp các môn chưa thi hoặc
thi để đạt tổng số điểm quy định tại khoản 3 Điều 7 của Quy chế này, hồ sơ gồm:
a) Phiếu đăng ký dự
thi;
b) Bản sao Giấy chứng
nhận điểm thi do Hội đồng thi thông báo;
c) Ảnh và phong bì
như quy định tại điểm 1.1 Điều này.
1.3. Người có Chứng
chỉ hành nghề kế toán đăng ký dự thi chuyển tiếp lấy Chứng chỉ kiểm toán viên,
hồ sơ gồm:
a) Phiếu đăng ký dự
thi;
b) Sơ yếu lý lịch
có xác nhận của tổ chức quản lý lao động hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi cư
trú;
c) Bản sao Chứng
chỉ hành nghề kế toán có xác nhận của cơ quan công chứng;
d) Bản sao Chứng
chỉ ngoại ngữ trình độ C trở lên có xác nhận của tổ chức cấp hoặc cơ quan công
chứng;
đ) Ảnh và phong bì
như quy định tại điểm 1.1 Điều này.
2. Hồ sơ dự thi do
Hội đồng thi phát hành theo mẫu thống nhất. Người đăng ký dự thi phải nộp hồ sơ
cho Hội đồng thi chậm nhất 30 ngày trước ngày thi.
3. Lệ phí thi tính
cho từng môn thi do Hội đồng thi thông báo cho từng kỳ thi.
Điều 4: Nội dung thi
1. Người đăng ký dự
thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên phải thi đủ 8 môn sau:
(1) Pháp luật về
kinh tế;
(2) Tài chính;
(3) Tiền tệ, tín dụng;
(4) Kế toán;
(5) Kiểm toán;
(6) Phân tích hoạt
động tài chính;
(7) Tin học (trình
độ B);
(8) Ngoại ngữ
(trình độ C).
2. Người đăng ký dự
thi lấy Chứng chỉ hành nghề kế toán phải thi đủ 5 môn sau:
(1) Pháp luật về
kinh tế;
(2) Tài chính;
(3) Tiền tệ, tín dụng;
(4) Kế toán;
(5) Tin học (trình
độ B).
3. Người có Chứng chỉ
hành nghề kế toán dự thi chuyển tiếp lấy Chứng chỉ kiểm toán viên phải thi tiếp
03 môn còn lại của số môn thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên, gồm:
(1) Kiểm toán;
(2) Phân tích hoạt
động tài chính;
(3) Ngoại ngữ
(trình độ C).
4. Nội dung, yêu cầu
từng môn thi quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Quy chế này.
5. Người đăng ký dự
thi lấy Chứng chỉ kiểm toán viên có thể đăng ký dự thi lần đầu ít nhất là 04
môn thi quy định tại khoản 1 Điều này. Người đăng ký dự thi lấy Chứng chỉ hành
nghề kế toán có thể đăng ký dự thi lần đầu ít nhất 03 môn quy định tại khoản 2
Điều này.
Điều 5: Thể thức thi
Mỗi môn thi trong
các môn thi 1, 2, 3, 4, 5, 6 quy định tại khoản 1 Điều 4 và các môn thi 1, 2,
3, 4 quy định tại khoản 2 Điều 4 của Quy chế này, thí sinh phải làm một bài thi
viết trong thời gian tối đa 180 phút. Môn tin học, môn ngoại ngữ thí sinh phải
làm một bài thi viết trong thời gian tối đa 120 phút và thi thực hành trên máy
vi tính, thi vấn đáp môn ngoại ngữ trong thời gian tối đa 30 phút.
Điều 6: Tổ chức các kỳ thi
1. Hội đồng thi tổ
chức ít nhất mỗi năm một kỳ thi vào Quý III hàng năm. Trước ngày thi tuyển ít
nhất 3 tháng, Hội đồng thi thông báo chính thức trên các phương tiện thông tin
đại chúng về điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian, địa điểm và các thông tin cần
thiết khác liên quan đến kỳ thi.
2. Để chuẩn bị cho
việc thi tuyển, người đăng ký dự thi có thể tham dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ
do Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, các Trường Đại học hoặc các Trung tâm đào
tạo, bồi dưỡng có đăng ký và được Bộ Tài chính chấp thuận cho tổ chức theo
chương trình thống nhất do Bộ Tài chính quy định.
3. Trong thời hạn
chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ thi tuyển, Hội đồng thi phải công bố
kết quả thi và thông báo cho người dự thi.
Điều 7: Kết quả kỳ thi, bảo lưu kết quả và miễn thi
1. Môn thi đạt yêu
cầu: Là những môn thi đạt từ điểm 5 trở lên chấm theo thang điểm 10.
2. Bảo lưu kết quả
thi: Các môn thi đạt yêu cầu được bảo lưu 03 năm tính từ kỳ thi thứ nhất. Trong
thời gian bảo lưu, người dự thi được thi tiếp các môn chưa thi hoặc chỉ thi lại
những môn thi chưa đạt yêu cầu. Mỗi môn thi được dự thi tối đa 3 kỳ thi.
Người đã đạt yêu cầu
cả 8 môn thi quy định tại khoản 1 Điều 4 hoặc đạt yêu cầu cả 5 môn thi quy định
tại khoản 2 Điều 4 hoặc đạt yêu cầu cả 03 môn thi quy định tại khoản 3 Điều 4 của
Quy chế này nhưng tổng số điểm thi không đủ số điểm quy định tại khoản 3 Điều
này thì được lựa chọn các môn thi chưa đủ 3 lần để đăng ký thi nâng điểm.
3. Đạt kết quả
thi:
a) Thí sinh dự thi
lấy Chứng chỉ kiểm toán viên đạt yêu cầu cả 8 môn thi và đạt tổng số điểm từ 50
điểm trở lên là đạt yêu cầu kỳ thi, được Hội đồng thi công nhận trúng tuyển.
Trường hợp được miễn thi môn ngoại ngữ thì phải đạt yêu cầu cả 7 môn thi và đạt
tổng số điểm từ 44 điểm trở lên;
b) Thí sinh dự thi
lấy Chứng chỉ hành nghề kế toán đạt yêu cầu cả 5 môn thi và đạt tổng số điểm từ
32 điểm trở lên là đạt yêu cầu kỳ thi, được Hội đồng thi công nhận trúng tuyển;
c) Thí sinh có Chứng
chỉ hành nghề kế toán thi chuyển tiếp lấy Chứng chỉ kiểm toán viên đạt yêu cầu
cả 3 môn thi và đạt tổng số điểm từ 20 điểm trở lên là đạt yêu cầu kỳ thi chuyển
tiếp, được Hội đồng thi công nhận trúng tuyển.
4. Miễn thi môn
ngoại ngữ cho các đối tượng:
a) Có bằng cử nhân
ngoại ngữ tiếng Nga, Pháp, Trung hoặc Đức hoặc tốt nghiệp đại học ở nước Nga,
Pháp, Trung Quốc, Đức.
b) Nam từ 50 tuổi,
nữ từ 45 tuổi trở lên, có chứng chỉ trình độ C hoặc bằng cử nhân ngoại ngữ của
01 trong 05 thứ tiếng thông dụng quy định tại khoản 1 Điều 2 của Quy chế này.
Điều 8: Huỷ kết quả thi
Sau thời hạn 3 năm
tính từ kỳ thi thứ nhất, nếu 1 trong các môn đã thi 3 lần nhưng không đạt yêu cầu
hoặc tất cả các môn thi đã đạt yêu cầu nhưng tổng số điểm thi không đủ số điểm
quy định tại khoản 3 Điều 7 của Quy chế này thì kết quả thi trước đó bị huỷ.
Người bị huỷ kết quả thi nếu muốn tiếp tục dự thi thì phải thi lại tất cả các
môn thi quy định tại khoản 1, khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 4 của Quy chế này.
Chương 2:
HỘI ĐỒNG THI TUYỂN
KIỂM TOÁN VIÊN VÀ KẾ TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ CẤP NHÀ NƯỚC, BAN MÔN THI VÀ BAN CHỈ ĐẠO
THI
Điều 9. Hội đồng thi tuyển Kiểm toán viên và Kế toán viên hành nghề cấp
Nhà nước
1. Hội đồng thi
tuyển Kiểm toán viên và Kế toán viên hành nghề cấp Nhà nước (sau đây gọi tắt là
Hội đồng thi) do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập theo đề nghị của Vụ
trưởng Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
2. Hội đồng thi chịu
trách nhiệm tổ chức các kỳ thi tuyển kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề.
Trong từng kỳ thi Hội đồng thi phải thành lập Ban môn thi và Ban chỉ đạo thi.
3. Hội đồng thi được
phép sử dụng con dấu của Bộ Tài chính trong thời gian hoạt động của Hội đồng.
4. Các thành viên
Hội đồng thi không được tham gia phụ đạo, hướng dẫn ôn tập sau khi đã thông báo
kế hoạch, nội dung, chương trình thi năm đó;
Điều 10: Tổ chức của Hội đồng thi
1. Thành phần Hội
đồng thi bao gồm: Chủ tịch Hội đồng thi là Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm
toán Bộ Tài chính; Phó Chủ tịch Hội đồng thi, Uỷ viên thư ký và các Uỷ viên Hội
đồng thi là đại diện của cơ quan quản lý Nhà nước về kế toán, về đào tạo, các
cán bộ khoa học, các giáo sư, tiến sỹ chuyên ngành Tài chính, Kế toán, Kiểm
toán. Thành phần Hội đồng thi tối đa không quá 9 người. Nhiệm kỳ Hội đồng thi
là 5 năm. Trường hợp bị khuyết 1/3 số thành viên Hội đồng thi, Vụ trưởng Vụ Chế
độ kế toán và Kiểm toán và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ trình Bộ trưởng Bộ Tài
chính để quyết định bổ sung thành viên Hội đồng thi.
2. Văn phòng của Hội
đồng thi đặt tại Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán Bộ Tài chính.
3. Giúp việc cho Hội
đồng thi có Tổ thường trực do Chủ tịch Hội đồng thi đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài
chính quyết định thành lập. Tổ thường trực tối đa không quá 5 người.
Điều 11: Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi
1. Xây dựng, hoàn
thiện và cụ thể hóa nội dung, chương trình bồi dưỡng từng kỳ thi tuyển kiểm
toán viên và kế toán viên hành nghề.
2. Lập kế hoạch
thi và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Tổ chức các kỳ
thi tuyển kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề và kỳ thi sát hạch đối với người
có Chứng chỉ chuyên gia kế toán, Chứng chỉ kiểm toán viên nước ngoài.
4. Xây dựng đề
thi, đáp án cho mỗi kỳ thi.
5. Tiếp nhận hồ
sơ, xét duyệt danh sách thí sinh dự thi.
6. Xét duyệt kết
quả thi, công bố kết quả và thông báo điểm thi cho từng thí sinh dự thi.
7. Tổ chức phúc khảo
kết quả thi nếu thí sinh có yêu cầu.
8. Báo cáo Bộ trưởng
Bộ Tài chính kế hoạch thi hàng năm và kết quả từng kỳ thi.
9. Lập danh sách
thí sinh trúng tuyển trình Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp "Chứng chỉ kiểm toán
viên", "Chứng chỉ hành nghề kế toán".
10. Chủ động đề xuất
hoặc tham gia vào việc hoàn thiện Quy chế thi tuyển và cấp Chứng chỉ kiểm toán
viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán khi có yêu cầu.
11. Giải quyết các
khiếu nại, tố cáo liên quan đến đối tượng thi và tổ chức kỳ thi.
Điều 12: Chế độ làm việc của Hội đồng thi
1. Hội đồng thi
làm việc theo chế độ tập thể. Các quyết định của Hội đồng thi phải có ý kiến tập
thể, theo nguyên tắc biểu quyết với 2/3 ý kiến đồng ý của các thành viên Hội đồng
thi.
2. Hội đồng thi tổ
chức 01 cuộc họp trước kỳ thi và 01 cuộc họp sau kỳ thi do Chủ tịch Hội đồng
quyết định triệu tập. Khi cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quyết định triệu tập cuộc
họp bất thường.
3. Hội đồng thi được
sử dụng thời gian chính quyền để tổ chức các kỳ họp và hoạt động thuộc nhiệm vụ,
quyền hạn của Hội đồng. Các thành viên Hội đồng được hưởng thù lao trích từ lệ
phí thi, do Chủ tịch Hội đồng quyết định.
4. Chương trình và
nội dung các kỳ họp Hội đồng thi phải được thông báo bằng văn bản cho các thành
viên trước khi họp 05 ngày làm việc.
Điều 13: Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng thi
1. Chủ tịch Hội đồng
thi:
- Chịu trách nhiệm
tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi quy định tại Điều 11
của Quy chế này;
- Phân công trách nhiệm
cho từng thành viên Hội đồng thi;
- Quyết định thành
lập Ban môn thi và Ban chỉ đạo thi;
- Tổ chức việc ra
đề thi, lựa chọn đề thi, đáp án theo nội dung, chương trình đã quy định, bảo đảm
bí mật tuyệt đối đề thi, đáp án trước khi thi;
- Tổ chức các kỳ
thi nghiêm túc, an toàn đúng Quy chế này;
- Chịu trách nhiệm
quản lý bài thi an toàn, tổ chức đánh mã phách, rọc phách, quản lý mã phách,
giao bài thi cho Trưởng Ban môn thi để chấm thi;
- Tổ chức ghép
phách, lên điểm bài thi trình Hội đồng thi;
- Báo cáo Bộ trưởng
Bộ Tài chính kế hoạch thi hàng năm và kết quả các kỳ thi;
- Cấp Giấy chứng
nhận trúng tuyển kiểm toán viên, Giấy chứng nhận trúng tuyển kế toán viên hành
nghề cho các thí sinh đạt yêu cầu thi và cấp Giấy chứng nhận điểm thi cho thí
sinh thi chưa đạt yêu cầu kết quả kỳ thi;
- Căn cứ Quy chế
này xây dựng và công bố nội quy phòng thi sau khi thông qua Hội đồng thi;
- Uỷ quyền cho Phó
Chủ tịch Hội đồng thi điều hành công việc của Hội đồng thi trong trường hợp vắng
mặt.
2. Phó Chủ tịch Hội
đồng thi:
- Giúp Chủ tịch Hội
đồng thi điều hành công việc hoạt động của Hội đồng thi do Chủ tịch Hội đồng
thi phân công;
- Điều hành và giải
quyết công việc chung của Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng thi uỷ quyền.
3. Uỷ viên thư ký
Hội đồng thi:
- Tổ chức việc tiếp
nhận hồ sơ của thí sinh, trình Hội đồng thi xét duyệt danh sách dự thi;
- Chuẩn bị các văn
bản cần thiết của Hội đồng thi và ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng thi;
- Thu nhận biên bản
vi phạm kỷ luật thi đối với thí sinh trình Hội đồng thi xem xét;
- Các công việc
khác do Chủ tịch Hội đồng thi phân công.
4. Các uỷ viên của
Hội đồng thi có nhiệm vụ:
- Thực hiện nhiệm
vụ do Chủ tịch Hội đồng thi phân công để đảm bảo các hoạt động của Hội đồng thi
được thực hiện nghiêm túc;
- Chấp hành nghiêm
chỉnh Quy chế thi và giữ gìn an toàn, bí mật mọi tài liệu có liên quan đến kỳ
thi;
- Tham gia và phụ
trách các Ban môn thi.
Điều 14: Ban môn thi
1. Mỗi môn thi và
phần thi sát hạch quy định tại Chương III của Quy chế này phải thành lập một Ban
môn thi. Ban môn thi do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập, nhiệm kỳ 2
năm. Mỗi Ban môn thi phải có ít nhất 03 thành viên, trong đó có 02 thành viên
là uỷ viên Hội đồng thi.
2. Nhiệm vụ của
các thành viên Ban môn thi:
2.1. Trưởng Ban
môn thi:
- Tổ chức xây dựng
nội dung, chương trình bồi dưỡng ôn tập môn thi trong từng kỳ thi theo yêu cầu
của Chủ tịch Hội đồng thi;
- Tổ chức soạn thảo
đề thi, đáp án theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi, giữ bí mật tuyệt đối đề
thi;
- Tiếp nhận bài
thi do Chủ tịch Hội đồng thi chuyển giao để chấm thi;
- Tổ chức chấm thi
theo đúng qui định tại Điều 16 của Quy chế này.
Trường hợp Trưởng
ban môn thi vắng mặt, Chủ tịch Hội đồng thi quyết định người thay thế.
2.2. Các thành
viên của Ban môn thi:
Thực hiện nghiêm
túc, đầy đủ công việc do Trưởng Ban môn thi phân công.
Điều 15: Ban chỉ đạo thi
1. Ban chỉ đạo thi
do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập cho mỗi kỳ thi. Ban chỉ đạo thi
có ít nhất 03 thành viên Hội đồng và các Tổ giám thị cho các khu vực thi. Mỗi Tổ
giám thị có từ 3 đến 4 người, trong đó có ít nhất 01 thành viên Hội đồng thi.
2. Nhiệm vụ của
Ban chỉ đạo thi và Tổ giám thị:
2.1. Trưởng Ban chỉ
đạo thi:
- Bố trí, sắp xếp
giám thị trong và ngoài phòng thi tại các điểm thi;
- Nhận và bảo quản
đề thi theo đúng quy định;
- Thực hiện công
khai để thí sinh biết đề thi còn nguyên nhãn niêm phong. Tổ chức bốc thăm và
công bố đề thi;
- Đình chỉ giám thị
và báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi xem xét, quyết định người thay thế khi giám thị
vi phạm nội quy thi. Tổ chức lập biên bản đối với thí sinh vi phạm nội quy thi;
- Tổ chức thu bài
thi, niêm phong, quản lý bài thi an toàn, giao bài thi cho Chủ tịch Hội đồng
thi.
2.2. Giám thị
phòng thi:
- Ghi số báo danh
của thí sinh tại vị trí ngồi thi. Thay đổi vị trí ngồi của thí sinh sau mỗi môn
thi;
- Kiểm tra thẻ dự
thi của thí sinh khi vào phòng thi và hướng dẫn thí sinh ngồi đúng quy định
theo số báo danh;
- Ký vào giấy thi
và phát giấy thi theo quy định. Mỗi tờ giấy thi phải có 2 chữ ký của 2 giám thị;
- Phát đề thi cho thí
sinh;
- Khi thí sinh bắt
đầu làm bài, đối chiếu lại ảnh trong thẻ dự thi để nhận diện thí sinh;
- Nếu cần trả lời
thí sinh hỏi, chỉ được trả lời chung trước phòng thi;
- Chỉ cho thí sinh
được ra khỏi phòng thi sớm nhất là 2/3 thời gian làm bài (trừ trường hợp có lý
do cần thiết) và phải báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo thi;
- Nhắc nhở, giữ
gìn trật tự phòng thi;
- Thu nhận bài thi
đầy đủ, yêu cầu thí sinh ghi tổng số tờ giấy thi, ký tên vào danh sách nộp bài
thi và nộp cho Trưởng Ban chỉ đạo thi;
- Lập biên bản đối
với thí sinh vi phạm nội quy thi.
Điều 16: Hình thức xử lý các trường hợp vi phạm nội quy phòng thi
1. Khiển trách áp
dụng đối với thí sinh vi phạm một trong các lỗi:
a) Cố ý ngồi không
đúng chỗ ghi số báo danh của mình;
b) Trao đổi với thí
sinh khác.
Hình thức kỷ luật
khiển trách do thành viên Ban chỉ đạo thi trong Tổ giám thị lập biên bản và
công bố ngay tại phòng thi. Thí sinh bị khiển trách ở môn thi nào sẽ bị trừ 1/4
số điểm của bài thi môn đó.
2. Cảnh cáo áp dụng
đối với thí sinh vi phạm một trong các lỗi:
a) Đã bị khiển
trách nhưng vẫn tiếp tục vi phạm nội quy phòng thi;
b) Trao đổi giấy
nháp hoặc bài thi cho nhau.
Hình thức kỷ luật
cảnh cáo do thành viên Ban chỉ đạo thi trong Tổ giám thị lập biên bản và công bố
ngay tại phòng thi. Thí sinh bị cảnh cảo ở môn thi nào sẽ bị trừ 1/2 số điểm của
bài thi môn đó;
3. Đình chỉ thi áp
dụng đối với thí sinh vi phạm một trong các lỗi:
a) Đã bị cảnh cáo
nhưng vẫn cố tình vi phạm nội quy phòng thi;
b) Bị phát hiện
mang tài liệu vào phòng thi.
Hình thức kỷ luật
đình chỉ thi do thành viên Ban chỉ đạo thi trong Tổ giám thị lập biên bản, tịch
thu tài liệu, báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo thi quyết định và công bố ngay tại
phòng thi. Thí sinh bị đình chỉ thi môn nào thì bài thi môn đó được chấm điểm
0;
4. Các trường hợp
thí sinh vi phạm nội quy thi bị lập biên bản phải yêu cầu thí sinh ký vào biên
bản. Nếu thí sinh không ký vào biên bản thì hai giám thị ký vào biên bản.
Điều 17: Chấm thi
1. Bài thi trước
khi giao cho Ban môn thi chấm điểm phải rọc phách, ghi phách theo từng môn thi.
2. Chủ tịch Hội đồng
thi tổ chức các Ban môn thi chấm thi tập trung tại địa điểm quy định, không được
mang bài về nhà hoặc văn phòng làm việc để chấm.
3. Việc chấm thi
thực hiện theo quy trình 2 lần độc lập giữa 2 người chấm thi. Cán bộ chấm thi
(CBCT) chỉ căn cứ vào nội dung bài thi và đáp án đề thi đã được Chủ tịch Hội đồng
phê duyệt để chấm thi.
4. Chỉ chấm những
bài thi hợp lệ là bài thi làm trên giấy thi do Hội đồng thi phát, có đủ chữ ký
của 2 giám thị. Không chấm những bài làm trên giấy khác với giấy dùng cho kỳ
thi đó, bài làm trên giấy nháp, bài có hai thứ chữ khác nhau hoặc có viết, vẽ bậy,
bài có đánh dấu, bài viết hai thứ mực.
5. Thang điểm chấm
thi là thang điểm 10 bậc; các ý nhỏ được cho điểm lẻ đến 0,25 điểm nhưng điểm
toàn bài được quy tròn đến 0,5 điểm. Bài thi đạt yêu cầu là các bài thi đạt từ
điểm 5 trở lên. Điểm của môn thi được tính như sau:
+ Môn thi viết được
tính bằng: [ điểm CBCT 1 + điểm CBCT 2]: 2
+ Môn thi ngoại ngữ
và tin học được tính bằng: [ điểm thi viết + điểm thi vấn đáp (hoặc thực hành)]
: 2. Trong đó phần thi vấn đáp hoặc thực hành cũng được tính bằng: [ điểm CBCT
1 + điểm CBCT 2] : 2.
Trường hợp điểm chấm
thi của hai CBCT chênh lệch nhau trên 1 điểm thì hai CBCT cần trao đổi để thống
nhất, nếu không thống nhất được thì Chủ tịch Hội đồng thi sẽ xem xét và quyết định.
Điều 18: Xét duyệt kết quả thi
Hội đồng thi căn cứ
vào kết quả chấm thi của từng môn thi để xét duyệt kết quả thi và thông qua
danh sách thí sinh trúng tuyển, thí sinh chưa trúng tuyển. Kết quả thi do Chủ tịch
Hội đồng thi công bố sau khi thông qua Hội đồng thi.
Điều 19: Phúc khảo bài thi
1. Trong thời hạn
30 ngày kể từ ngày công bố kết quả thi, nếu người dự thi có đơn xin phúc khảo,
Hội đồng thi có trách nhiệm tổ chức phúc khảo bài thi và thông báo kết quả cho
thí sinh đó biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo.
Sau thời gian quy định trên, đơn xin phúc khảo sẽ không giải quyết.
2. Người có đơn
xin phúc khảo phải nộp lệ phí phúc khảo theo thông báo của Hội đồng thi.
3. Việc chấm phúc
khảo kết quả thi do Trưởng Ban môn thi thực hiện và phải được Chủ tịch Hội đồng
thi phê duyệt. Chủ tịch Hội đồng thi phải thông báo kết quả phúc khảo cho người
có đơn xin phúc khảo.
Điều 20: Cấp Giấy chứng nhận điểm thi
Những người dự thi
chưa thi đủ hoặc chưa đạt yêu cầu đủ 8 môn thi, đủ 5 môn thi hoặc đủ 3 môn thi
được Chủ tịch Hội đồng thi cấp Giấy chứng nhận điểm thi (Phụ lục số 02). Giấy
chứng nhận điểm thi là cơ sở để lập hồ sơ xin dự thi các môn chưa thi, thi lại
các môn chưa đạt yêu cầu hoặc dự thi để nâng điểm.
Chương 3:
TỔ CHỨC THI SÁT
HẠCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CHỨNG CHỈ CHUYÊN GIA KẾ TOÁN HOẶC CHỨNG CHỈ KIỂM
TOÁN VIÊN NƯỚC NGOÀI
Điều 21: Điều kiện dự thi và nội dung thi
1. Những người có
Chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên của các tổ chức nước
ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận, muốn được cấp "Chứng chỉ kiểm
toán viên" của Việt Nam thì phải dự thi sát hạch kiến thức về pháp luật Việt
Nam.
2. Những người đã
hoàn thành khoá huấn luyện theo chương trình đào tạo chuyên gia kế toán trong
khuôn khổ Dự án Kế toán - Kiểm toán do Bộ Tài chính Việt Nam và Liên minh Châu
Âu phối hợp tổ chức tại Hà Nội năm 1998, nếu có đủ các điều kiện quy định tại
khoản 1 Điều 2 của Quy chế này thì được dự thi sát hạch kiến thức về pháp luật
Việt Nam để nhận Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Nội dung kỳ thi
sát hạch gồm các phần:
(1) Pháp luật về
kinh tế, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
(2) Chính sách tài
chính và thuế;
(3) Các quy định về
kế toán doanh nghiệp;
(4) Các quy định về
kiểm toán báo cáo tài chính;
(5) Tiền tệ, tín dụng.
4. Nội dung, yêu cầu
từng phần thi sát hạch quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Quy chế này.
5. Những người đã
tham dự và đạt yêu cầu các kỳ thi phối hợp giữa Bộ Tài chính Việt Nam với Hiệp
hội Kế toán công chứng Anh (ACCA) thì được miễn thi phần (1), (2) quy định tại
khoản 3 Điều này.
6. Ngôn ngữ sử dụng
trong kỳ thi là tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
7. Thời gian thi tối
đa là 180 phút cho cả 05 phần thi.
Điều 22: Hồ sơ đăng ký dự thi
1. Hồ sơ đăng ký dự
thi gồm:
a) Phiếu đăng ký dự
thi;
b) Bản sảo và bản
dịch ra tiếng Việt có công chứng: Chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc Chứng chỉ
kiểm toán viên nước ngoài;
c) 03 ảnh màu cỡ 4
x 6 chụp trong thời gian không quá 6 tháng, 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ,
tên, địa chỉ người nhận thông báo, lịch thi và kết quả thi;
d) Bản sao Hộ chiếu
do nước sở tại cấp có xác nhận của tổ chức quản lý lao động.
2. Hồ sơ dự thi do
Hội đồng thi phát hành theo mẫu thống nhất. Người đăng ký dự thi phải nộp hồ sơ
cho Hội đồng thi chậm nhất 30 ngày trước khi thi.
Điều 23: Kết quả thi
1. Thang điểm chấm
thi là thang điểm 100. Điểm thi chấm từ 1 điểm trở lên.
2. Bài thi đạt yêu
cầu là bài thi đạt từ 70 điểm trở lên hoặc từ 42 điểm trở lên đối với người được
miễn thi phần (1), (2). Kết quả thi được thông báo cho từng người dự thi.
3. Người đạt kết
quả thi được Chủ tịch Hội đồng thi cấp Giấy chứng nhận trúng tuyển kiểm toán
viên (Phụ lục số 03).
4. Các quy định khác
thực hiện theo Quy chế này.
Chương 4:
CẤP GIẤY CHỨNG
NHẬN TRÚNG TUYỂN, CẤP VÀ THU HỒI CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN HOẶC CHỨNG CHỈ HÀNH
NGHỀ KẾ TOÁN
Điều 24: Cấp giấy chứng nhận trúng tuyển
1. Người dự thi đạt
yêu cầu của kỳ thi được Chủ tịch Hội đồng thi cấp "Giấy chứng nhận trúng
tuyển kiểm toán viên" hoặc "Giấy chứng nhận trúng tuyển kế toán viên
hành nghề" (Phụ lục số 03).
2. Giấy chứng nhận
trúng tuyển kiểm toán viên hoặc Giấy chứng nhận trúng tuyển kế toán viên hành
nghề có giá trị để nhận "Chứng chỉ kiểm toán viên" (Phụ lục 04) hoặc
"Chứng chỉ hành nghề kế toán" (Phụ lục 05).
Điều 25: Cấp Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc Chứng chỉ hành nghề kế toán
1. Những người được
cấp Giấy chứng nhận trúng tuyển kiểm toán viên hoặc Giấy chứng nhận trúng tuyển
kế toán viên hành nghề quy định tại khoản 1 Điều 24 của Quy chế này sẽ được Chủ
tịch Hội đồng thi trình Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc
Chứng chỉ hành nghề kế toán.
2. Chứng chỉ kiểm
toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán có giá trị pháp lý để đăng ký hành nghề
kiểm toán, hành nghề kế toán theo quy định của pháp luật hiện hành về hành nghề
kiểm toán, hành nghề kế toán.
3. Người có Chứng
chỉ kiểm toán viên được phép đăng ký hành nghề kiểm toán và cung cấp các dịch vụ
kiểm toán, dịch vụ kế toán và dịch vụ khác quy định tại Điều 22 của Nghị định số
105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập và được đăng
ký kinh doanh dịch vụ kế toán theo Quy định tại Điều 43 của Nghị định số
129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh.
4. Người có Chứng
chỉ hành nghề kế toán được phép đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán theo quy định
tại Điều 43 của Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt
động kinh doanh.
Điều 26: Thu hồi Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc Chứng chỉ hành nghề kế
toán
1. Người có Chứng
chỉ kiểm toán viên vi phạm Điều 15, 17, 18, 19 của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP
nêu trên hoặc vi phạm điểm 2, 3, 4, 5, 6 mục A phần II của Thông tư số
64/2004/TT-BTC ngày 29/6/2004 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện một số điều
của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP sẽ không được tiếp tục đăng ký hành nghề kiểm
toán; Nếu vi phạm nghiêm trọng sẽ bị thu hồi vĩnh viễn Chứng chỉ kiểm toán
viên.
2. Người có Chứng
chỉ hành nghề kế toán vi phạm Điều 42, 43, 44, 45 của Nghị định số
129/2004/NĐ-CP nêu trên sẽ không được tiếp tục đăng ký hành nghề kế toán; Nếu
vi phạm nghiêm trọng sẽ bị thu hồi vĩnh viễn Chứng chỉ hành nghề kế toán.
PHỤ LỤC SỐ 01
NỘI DUNG, YÊU CẦU MÔN THI
(Kèm theo Quyết định số 59/2004/QĐ-BTC ngày 9/7/2004 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính)
I. CÁC MÔN THI GỒM:
1. Pháp luật về
kinh tế;
2. Tài chính;
3. Tiền tệ, tín dụng;
4. Kế toán;
5. Kiểm toán;
6. Phân tích hoạt
động tài chính;
7. Tin học (trình
độ B);
8. Ngoại ngữ
(trình độ C).
II. NỘI DUNG, YÊU CẦU TỪNG MÔN THI
1. Pháp luật về
kinh tế
(1) Nhà nước và
Pháp luật:
+ Bộ máy nhà nước và
địa vị pháp lý của bộ máy nhà nước;
+ Bản chất, vai
trò của pháp luật;
+ Hệ thống pháp luật.
(2) Quản lý nhà nước
về kinh tế:
+ Đặc điểm quản lý
nhà nước về kinh tế;
+ Cơ quan quản lý
nhà nước về kinh tế và địa vị pháp lý của chúng;
+ Địa vị pháp lý của
các chủ thể doanh nghiệp.
(3) Luật Doanh
nghiệp nhà nước; Luật Doanh nghiệp; Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:
+ Quy định về
thành lập doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp;
+ Chủ thể kinh
doanh, phân loại chủ thể kinh doanh;
+ Các loại hình
doanh nghiệp và địa vị pháp lý của chúng.
(4) Hợp đồng kinh
tế:
+ Đặc điểm chung của
hợp đồng kinh tế;
+ Ký kết hợp đồng
kinh tế;
+ Thực hiện, thay
đổi, đình chỉ hợp đồng kinh tế;
+ Trách nhiệm pháp
lý trong hợp đồng kinh tế.
+ Tranh chấp và giải
quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế.
(5) Luật Lao động:
+ Hợp đồng lao động;
+ Địa vị pháp lý của
người lao động và của người sử dụng lao động;
+ Tranh chấp và giải
quyết tranh chấp lao động.
(6) Luật dân sự:
+ Ký kết và thực
hiện hợp đồng dân sự;
+ Quyền sở hữu;
+ Trách nhiệm pháp
lý về hợp đồng dân sự.
(7) Luật Ngân sách
nhà nước:
+ Nhiệm vụ, quyền
hạn các cấp lập và xét duyệt Ngân sách nhà nước;
+ Nội dung các nguồn
thu, chi ngân sách các cấp;
+ Quy trình lập dự
toán, chấp hành ngân sách và quyết toán Ngân sách nhà nước.
(8) Luật khuyến
khích đầu tư trong nước; pháp luật về phá sản doanh nghiệp; pháp luật về giải
quyết tranh chấp kinh tế.
2. Tiền tệ, tín dụng
(1) Tiền tệ tín dụng
và lãi suất tín dụng:
+ Tiền tệ;
+ Tín dụng;
+ Các hình thức
tín dụng;
+ Thanh toán và
các hình thức thanh toán;
+ Lãi suất tín dụng;
+ Vai trò của lãi
suất tín dụng trong điều chỉnh sự phát triển kinh tế - xã hội.
(2) Ngân hàng và
hoạt động của các ngân hàng:
+ Ngân hàng nhà nước
- Chức năng Ngân
hàng nhà nước;
- Nhiệm vụ (xây dựng
và thực thi chính sách tiền tệ);
- Tài sản của Ngân
hàng nhà nước (Tài sản Nợ, tài sản Có);
- Bảng cân đối của
Ngân hàng nhà nước.
+ Ngân hàng thương
mại và các quỹ tín dụng
- Khái niệm Ngân
hàng thương mại;
- Các nghiệp vụ của
Ngân hàng thương mại;
- Đánh giá kết quả
của Ngân hàng thương mại.
(3) Các tổ chức
phi ngân hàng và hoạt động của chúng
+ Công ty bảo hiểm;
+ Công ty tài
chính;
+ Công ty chứng
khoán;
+ Kho bạc Nhà nước;
+ Công ty thuê tài
sản;
+ Công ty mua, bán
nợ và tài sản tồn đọng tại doanh nghiệp;
+ Các quỹ: Quỹ hỗ
trợ phát triển; Tiết kiệm bưu điện...
3. Tài chính
(1) Nhận thức mới
về vốn kinh doanh, các luồng chuyển dịch vốn, thị trường tài chính, các kênh tạo
vốn kinh doanh trong nền kinh tế thị trường:
+ Các hình thức huy
động vốn để phát triển kinh doanh;
+ Trích lập và sử
dụng khấu hao tài sản cố định;
+ Bảo toàn và phát
triển vốn kinh doanh;
+ Nội dung cơ chế
giao quyền sử dụng, trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn sản xuất, kinh doanh
đối với Doanh nghiệp nhà nước.
(2) Nội dung của
các luật thuế và các khoản thu của Ngân sách nhà nước.
(3) Cơ chế tài
chính của từng loại hình doanh nghiệp (Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp hoạt
động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,...)
(4) Chi phí, doanh
thu, lợi nhuận:
+ Điểm hòa vốn,
xác định điểm hòa vốn;
+ Doanh thu;
+ Giá trị hiện tại
và giá trị tương lai của chi phí và thu nhập;
+ Các quỹ dự phòng
trong doanh nghiệp;
+ Lợi nhuận và các
quỹ kinh tế trong doanh nghiệp;
+ Hiệu quả vốn đầu
tư;
+ Lựa chọn phương
án đầu tư.
(5) Đổi mới doanh
nghiệp nhà nước:
+ Cổ phần hóa
Doanh nghiệp nhà nước;
+ Chuyển Doanh
nghiệp nhà nước thành công ty TNHH một thành viên, thành công ty hợp danh;
+ Bán, khoán, cho
thuê Doanh nghiệp nhà nước.
(6) Thi, chi Ngân
sách Nhà nước (NSNN) và hoạt động tài chính các đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN
và đơn vị không sử dụng kinh phí NSNN.
4. Kế toán
(1) Pháp luật về kế
toán
+ Luật kế toán và
các văn bản hướng dẫn;
+ Chuẩn mực kế
toán Việt Nam;
+ Các chế độ kế
toán.
(2) Nội dung công
tác kế toán:
+ Chứng từ kế
toán;
+ Tài khoản kế
toán và sổ kế toán;
+ Báo cáo tài
chính;
+ Kiểm tra kế
toán, kiểm kê tài sản;
+ Bảo quản, lưu trữ
tài liệu kế toán.
(3) Tổ chức bộ máy
kế toán và người làm kế toán.
(4) Hoạt động nghề
nghiệp kế toán.
(5) Thực hành kế
toán doanh nghiệp:
+ Kế toán các yếu
tố của quá trình sản xuất, kinh doanh (Tài sản cố định, hàng tồn kho, lao động
và tiền lương);
+ Kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm;
+ Kế toán thành phẩm,
tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận;
+ Kế toán vốn bằng
tiền, các nghiệp vụ thanh toán, nguồn vốn và các quỹ xí nghiệp;
+ Phương pháp lập
và kiểm tra báo cáo tài chính.
(6) Thực hành kế
toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước:
+ Kế toán tiền và
tương đương tiền;
+ Kế toán nguồn
kinh phí, quỹ, chênh lệch thu, chi;
+ Kế toán thanh
toán trong và ngoài đơn vị kế toán.
5. Kiểm toán
(1) Pháp luật về
kiểm toán:
+ Nghị định về kiểm
toán và các văn bản hướng dẫn;
+ Hệ thống chuẩn mực
kiểm toán Việt Nam.
(2) Những vấn đề
chung về kiểm toán:
+ Khái niệm về kiểm
toán, các loại kiểm toán;
+ Đối tượng của kiểm
toán độc lập, vai trò của kiểm toán độc lập trong kinh tế thị trường;
+ Tiêu chuẩn, điều
kiện và trách nhiệm của kiểm toán viên;
+ Doanh nghiệp kiểm
toán, điều kiện thành lập và hoạt động; quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp
kiểm toán.
(3) Các khái niệm
cơ bản:
+ Cơ sở dữ liệu;
+ Hệ thống kế toán
và hệ thống kiểm soát nội bộ;
+ Kế hoạch kiểm
toán;
+ Thử nghiệm kiểm
soát;
+ Thử nghiệm cơ bản;
+ Ước tính kế
toán;
+ Rủi ro, gian lận,
sai sót, trọng yếu,...
(4) Phương pháp, kỹ
thuật, nghiệp vụ kiểm toán:
+ Trình tự các bước
công việc của một cuộc kiểm toán và nội dung từng bước công việc (chuẩn bị kiểm
toán, thực hành kiểm toán, báo cáo kết quả);
+ Các thủ tục kiểm
toán cơ bản;
+ Nội dung và thủ
tục kiểm toán từng phần việc (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, nợ, hàng tồn kho,
chi phí sản xuất, bán hàng, xác định kết quả tài chính, thực hiện nghĩa vụ với
NSNN, kiểm toán số dư đầu năm, các ước tính kế toán...).
(5) Thực hành kiểm
toán báo cáo tài chính:
+ Lập kế hoạch kiểm
toán;
+ Trình tự tiến
hành kiểm toán;
+ Các tình huống
trong kiểm toán báo cáo tài chính và ý kiến của kiểm toán viên;
+ Hồ sơ kiểm toán,
đánh giá bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp;
+ Kiểm toán báo
cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, quyết toán chương trình,
dự án;
+ Lập báo cáo kiểm
toán.
6. Phân tích hoạt
động tài chính
(1) Nhiệm vụ và
các phương pháp phân tích hoạt động tài chính.
(2) Phân tích tình
hình tài chính của doanh nghiệp:
+ Phân tích kết cấu
tài sản nguồn vốn;
+ Phân tích khả
năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp;
+ Phân tích mức độ
đảm bảo vốn cho sản xuất, kinh doanh;
+ Phân tích hiệu
quả sử dụng vốn kinh doanh;
+ Phân tích tình
hình nợ và khả năng thanh toán;
+ Phân tích điểm
hoà vốn và lựa chọn phương án đầu tư;
+ Phân tích trang
bị và sử dụng Tài sản cố định;
+ Phân tích lưu
chuyển tiền tệ.
7. Tin học
(1) Hệ điều hành
Windows:
+ Thư mục và tệp;
+ Các lệnh cơ bản.
(2) Hệ MS WINDOWS và
các ứng dụng cơ bản.
(3) Chương trình
Microsft Word:
+ Các lệnh làm việc,
làm việc theo khối;
+ Tạo bảng biểu, đặt
trang in.
(4) Hệ Microsft
EXCEL và các ứng dụng cơ bản.
(5) Hệ quản trị dữ
liệu FOXBASE/FOXPRO:
+ Cấu trúc tệp dữ
liệu Foxpro;
+ Các tệp lệnh,
tìm kiếm, sửa đổi thông tin.
(6) Máy tính, mạng
máy tính, internet, trang điện tử.
(7) Thực hành soạn
thảo văn bản, hoặc ghi sổ kế toán trên máy vi tính.
8. Ngoại ngữ
- Yêu cầu: Trình độ
C trở lên
- Kỹ năng: Nghe,
nói, đọc, viết, dịch.
PHỤ LỤC SỐ 02
BỘ TÀI CHÍNH
Số:......./TC/HTK
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày.... tháng.... năm....
|
GIẤY CHỨNG
NHẬN
ĐIỂM THI KIỂM TOÁN VIÊN NĂM
....... (*)
Căn cứ Quyết định
số... ngày..... của Chủ tịch Hội đồng thi tuyển Kiểm toán viên và Kế toán viên
hành nghề cấp Nhà nước công nhận kết quả thi kiểm toán viên năm ...... (*) tổ
chức tại...........
HỘI ĐỒNG THI TUYỂN KTV VÀ KẾ TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ CẤP NHÀ NƯỚC CHỨNG NHẬN:
Ông/Bà:.......
Năm sinh:.........
Số báo danh: ........................
Nơi làm việc:
........................
Điểm thi các môn
thi kỳ thi năm
..... như sau:
Môn thi
|
Điểm thi
|
1. Pháp luật về
kinh tế
|
|
2. Tài chính
|
|
3. Tiền tệ, tín
dụng
|
|
4. Kế toán
|
|
5. Kiểm toán
|
|
6. Phân tích hoạt
động tài chính
|
|
7. Tin học
|
|
8. Ngoại ngữ
|
|
Cộng:
|
|
Giấy chứng nhận điểm
thi có giá trị để lập hồ sơ đăng ký thi tiếp các môn chưa thi, thi lại các môn
chưa đạt yêu cầu hoặc thi để đạt tổng số điểm tối thiểu đối với những người
chưa trúng tuyển.
(*) Hoặc: điểm thi
kế toán viên hành nghề.
Nơi nhận:
- Thí sinh;
- Lưu HĐ.
|
TL. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và Kiểm toán
Chủ tịch Hội đồng thi
(Chữ ký, họ và tên, đóng dấu)
|
PHỤ LỤC SỐ 03
BỘ TÀI CHÍNH
HỘI ĐỒNG THI TUYỂN
KIỂM TOÁN VIÊN VÀ KẾ TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ CẤP NHÀ NƯỚC
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày.... tháng... năm.......
|
GIẤY CHỨNG
NHẬN
TRÚNG TUYỂN KIỂM TOÁN VIÊN (*)
Ông/Bà: ................................
Năm sinh: ..................Quê quán: ........................
Nơi làm việc: ................................................
ĐÃ TRÚNG TUYỂN KỲ THI KIỂM TOÁN VIÊN CẤP NHÀ NƯỚC (*)
Tổ chức tháng..... năm..... tại............... Đạt loại:.....................
Tl. Bộ trưởng bộ tài chính
VỤ TRƯỞNG VỤ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THI
(Chữ ký, họ và tên, đóng dấu)
Số đăng ký: /HTK
Ngày.... tháng.... năm........
(*) Hoặc: Trúng tuyển kế toán viên hành nghề.
PHỤ LỤC SỐ 04
BỘ
TÀI CHÍNH
MINISTRY OF FINANCE
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN
AUDITTORS CERTIFICATE
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH/MINISTER OF FINANCE
Cấp cho Ông/Bà/
Hereby certifes that Mr/Ms
..............................................................
Năm sinh/Date of
birth.........................
Quê quán (Quốc tịch)/Nationality........................
Đạt kết quả loại:
..
kỳ thi KTV do Bộ Tài chính tổ chức tháng..... năm
..
Has passed the
Auditors Certficate (AC) examination organised by the Ministry of Finance on
.
with grade ...............
Hà Nội, ngày
tháng.....
năm.....
KT/BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG/VICE MINISTER OF FINANCE
(Chữ ký, họ và tên, đóng dấu)
Số Chứng chỉ KTV/AC No:
......................
Chữ ký KTV/ Auditors signature:
PHỤ LỤC SỐ 05
BỘ
TÀI CHÍNH
MINISTRY OF FINANCE
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
|
CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KIỂM TOÁN
ACCOUTING PRACTICE CERTIFICATE
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH/MINISTER OF FINANCE
Cấp cho Ông/Bà/
Hereby certifes that Mr/Ms
Năm sinh/Date of
birth.
..
Quê quán (Quốc tịch)/Nationality
......
Đạt kết quả loại:
..
kỳ thi Kế toán viên hành nghề do Bộ Tài chính tổ chức tháng..... năm
..
Has passed the
Accounting Practising Certficate (APC) examination organised by the Ministry of
Finance on
with grade........
Hà Nội, ngày
tháng.....
năm
.....
KT/BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG/VICE MINISTER OF FINANCE
(Chữ ký, họ và tên, đóng dấu)
Số Chứng chỉ hành
nghề kế toán/APC
..................................................
Chữ ký/ Accounting
signature: