Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 53/2002/QĐ-BTC Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Văn Tá
Ngày ban hành: 23/04/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
BỘ TÀI CHÍNH
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 53/2002/QĐ-BTC
Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2002
 
QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 53/2002/QĐ-BTC NGÀY 23 THÁNG 4 NĂM 2002 BAN HÀNH QUY CHẾ THI TUYỂN VÀ CẤP CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 07/CP ngày 29/01/1994 của Chính phủ ban hành Quy chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo và Chủ tịch Hội đồng thi tuyển kiểm toán viên,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế thi tuyển và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên".

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 237 TC/QĐ/CĐKT ngày 19/3/1994 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 3: Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo, Chủ tịch Hội đồng thi tuyển kiểm toán viên cấp Nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Trần Văn Tá

(Đã ký)

 

QUY CHẾ
THI TUYỂN VÀ CẤP CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN
(Kèm theo Quyết định số 53/2002/QĐ-BTC ngày 23/4/ 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Đối tượng và điều kiện dự thi.

1- Mọi công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam có đủ các điều kiện sau đây đều được dự thi tuyển kiểm toán viên.

2- Điều kiện dự thi:

a/ Có lý lịch rõ ràng, phẩm chất trung thực, liêm khiết, chưa có tiền án tiền sự;

b/ Có bằng cử nhân các chuyên ngành thuộc ngành Tài chính - Ngân hàng và ngành Kế toán và đã làm công tác tài chính, kế toán, kiểm toán đủ 5 năm trở lên. Trường hợp đã làm trợ lý kiểm toán từ 4 năm trở lên cũng được dự thi và nếu đạt kết quả thì phải đủ 5 năm công tác thực tế mới được cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định tại Điều 18 của Quy chế này.

Trường hợp có bằng cử nhân các chuyên ngành khác với các chuyên ngành trên và đã làm công tác tài chính kế toán đủ 5 năm thì phải có bằng cử nhân thứ hai về các chuyên ngành trên đủ 3 năm trở lên.

c/ Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C và chứng chỉ tin học trình độ B trở lên.

d/ Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ và lệ phí thi theo quy định tại Điều 2 của Quy chế này.

Điều 2: Hồ sơ và lệ phí thi.

1- Hồ sơ đăng ký dự thi nộp cho Hội đồng thi tuyển kiểm toán viên cấp Nhà nước chậm nhất 30 ngày trước ngày thi. Hồ sơ bao gồm:

+ Phiếu đăng ký dự thi;

+ Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của cơ quan quản lý hoặc UBND địa phương nơi thường trú);

+ Các bản sao văn bằng chứng chỉ có xác nhận của cơ quan quản lý hoặc cơ quan công chứng: Bằng cử nhân, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học;

+ 3 ảnh màu cỡ 4x6 mới chụp, hai phong bì có dán tem và đề địa chỉ người nhận;

+ Bản sao kết quả các môn đã thi do Hội đồng thi cấp (Đối với người thi lại các môn đã thi chưa đạt hoặc thi tiếp các môn chưa dự thi);

2- Hồ sơ dự thi do Hội đồng thi kiểm toán viên phát hành theo mẫu thống nhất;

3- Lệ phí thi tính cho từng môn thi do Hội đồng thi kiểm toán viên cấp Nhà nước thông báo cho từng kỳ thi.

Điều 3: Nội dung thi.

1- Số môn thi của kỳ thi tuyển kiểm toán viên gồm 8 môn sau:

1. Luật kinh tế

2. Tài chính doanh nghiệp

3. Tiền tệ tín dụng

4. Kế toán

5. Kiểm toán

6. Phân tích hoạt động tài chính

7. Tin học (trình độ B)

8. Ngoại ngữ (trình độ C).

Nội dung, yêu cầu từng môn thi được quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Quy chế này;

2- Thí sinh có thể đăng ký dự thi trong lần thi đầu tiên tối thiểu là 4 môn thi kể trên.

Điều 4: Thể thức thi.

Mỗi môn thi trong các môn thi 1, 2, 3, 4, 5, 6 (Điều 3) thí sinh phải làm một bài thi viết trong thời gian tối đa 180 phút. Môn thi 7, 8 (Điều 3) thí sinh phải làm một bài thi viết trong thời gian tối đa 120 phút và thi thực hành trên máy vi tính (môn 7), thi vấn đáp (môn 8) trong thời gian tối đa 30 phút.

Điều 5: Tổ chức các kỳ thi.

1- Việc thi tuyển kiểm toán viên được tổ chức ít nhất mỗi năm một lần vào quý III hàng năm. Trước ngày thi tuyển ít nhất 3 tháng, Hội đồng thi thông báo chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian, địa điểm và các thông tin cần thiết khác;

2- Để chuẩn bị cho việc thi tuyển, người đăng ký dự thi có thể tham dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Hội Kế toán Việt Nam, các Trường Đại học hoặc các Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng có đăng ký và được Bộ Tài chính chấp thuận cho tổ chức theo chương trình thống nhất do Bộ Tài chính quy định;

3- Trong thời hạn chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ thi tuyển, Hội đồng thi phải công bố kết quả thi và thông báo cho người dự thi biết.

Điều 6: Đạt yêu cầu môn thi, bảo lưu kết quả và miễn thi.

1- Môn thi đạt yêu cầu là những môn thi đạt từ điểm 5 trở lên. Những thí sinh đạt yêu cầu tất cả 8 môn thi và đạt tổng số điểm từ 50 điểm trở lên thì đạt yêu cầu thi và được Hội đồng thi công nhận trúng tuyển kỳ thi kiểm toán viên.

2- Các môn thi đạt yêu cầu được bảo lưu 03 năm tính từ kỳ thi thứ nhất. Trong thời gian bảo lưu, người dự thi được thi tiếp các môn chưa thi hoặc chỉ thi lại những môn thi chưa đạt yêu cầu. Mỗi môn thi được dự thi tối đa 3 kỳ thi.

Người đã đạt yêu cầu cả 8 môn thi nhưng tổng số điểm 8 môn thi chưa đủ 50 điểm thì được lựa chọn các môn thi chưa thi đủ 3 lần để đăng ký thi nâng điểm.

3- Miễn thi môn ngoại ngữ cho đối tượng có đủ 2 điều kiện sau:

+ Nam từ 50 tuổi, nữ từ 45 tuổi trở lên;

+ Có chứng chỉ 01 ngoại ngữ trình độ C, hoặc bằng cử nhân ngoại ngữ, hoặc tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học ở nước ngoài.

Điều 7: Huỷ kết quả thi.

Sau thời hạn 3 năm tính từ kỳ thi thứ nhất, hoặc nếu 1 trong 8 môn đã thi 3 lần nhưng không đạt yêu cầu hoặc cả 8 môn đã đạt yêu cầu nhưng tổng số không đủ 50 điểm thì kết quả thi trước đó bị huỷ. Người bị huỷ kết quả thi nếu muốn tiếp tục dự thi thì phải thi lại cả 8 môn thi.

Chương 2:

HỘI ĐỒNG THI KIỂM TOÁN VIÊN CẤP NHÀ NƯỚC, BAN MÔN THI VÀ BAN CHỈ ĐẠO THI

Điều 8: Hội đồng thi kiểm toán viên cấp Nhà nước.

1- Hội đồng thi kiểm toán viên cấp Nhà nước (sau đây gọi tắt là Hội đồng thi) do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo.

2- Việc thi kiểm toán viên do Hội đồng thi tổ chức. Trong từng kỳ thi, Hội đồng thi phải thành lập Ban môn thi và Ban chỉ đạo thi.

3- Hội đồng thi được phép sử dụng con dấu của Bộ Tài chính trong thời gian hoạt động của Hội đồng.

4- Các thành viên Hội đồng thi không được tham gia phụ đạo, hướng dẫn ôn tập sau khi đã thông báo kế hoạch, nội dung, chương trình thi năm đó;

Điều 9: Tổ chức của Hội đồng thi.

1- Thành phần Hội đồng thi bao gồm: Chủ tịch Hội đồng thi là Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán Bộ Tài chính; Phó Chủ tịch Hội đồng thi, Uỷ viên thư ký và các Uỷ viên Hội đồng là đại diện của cơ quan quản lý Nhà nước về kế toán, về đào tạo, các cán bộ khoa học, các giáo sư, tiến sỹ chuyên ngành Tài chính - Kế toán. Thành phần Hội đồng thi tối đa không quá 9 người; Nhiệm kỳ Hội đồng là 5 năm. Trường hợp bị khuyết 1/3 số thành viên Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng thi trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để quyết định bổ sung thành viên Hội đồng.

2- Văn phòng của Hội đồng thi đặt tại Vụ Chế độ kế toán Bộ Tài chính.

3- Giúp việc cho Hội đồng thi có Tổ thường trực được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tổ thường trực tối đa không quá 4 người .

Điều 10: Hội đồng thi có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1- Xây dựng, hoàn thiện và cụ thể hoá nội dung, chương trình bồi dưỡng từng kỳ thi tuyển kiểm toán viên;

2- Lập kế hoạch thi và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;

3- Tổ chức các kỳ thi tuyển kiểm toán viên và kỳ thi sát hạch đối với người có chứng chỉ kiểm toán viên nước ngoài;

4- Tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt danh sách thí sinh dự thi;

5- Xét duyệt kết quả thi, công bố kết quả và thông báo điểm cho từng thí sinh dự thi;

6- Tổ chức phúc khảo kết quả thi nếu thí sinh có yêu cầu;

7- Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính kế hoạch thi hàng năm và kết quả từng kỳ thi;

8- Lập danh sách thí sinh trúng tuyển trình Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp chứng chỉ kiểm toán viên;

9- Chủ động đề xuất hoặc tham gia vào việc hoàn thiện Quy chế thi tuyển kiểm toán viên khi có yêu cầu;

10- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến đối tượng thi và tổ chức kỳ thi.

Điều 11: Chế độ làm việc của Hội đồng thi.

1- Hội đồng thi làm việc tập thể. Các quyết định của Hội đồng phải có ý kiến tập thể, theo nguyên tắc biểu quyết với 2/3 ý kiến đồng ý của các thành viên Hội đồng thi;

2- Hội đồng thi tổ chức 01 cuộc họp trước kỳ thi và 01 cuộc họp sau kỳ thi do Chủ tịch Hội đồng quyết định triệu tập. Khi cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quyết định triệu tập cuộc họp bất thường;

3- Hội đồng thi được sử dụng thời gian chính quyền để tổ chức các kỳ họp và hoạt động thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng. Các thành viên Hội đồng được hưởng thù lao trích từ lệ phí thi, do Chủ tịch Hội đồng quyết định;

4- Chương trình và nội dung các kỳ họp Hội đồng phải được thông báo (bằng văn bản) cho các thành viên ít nhất 1 tuần trước khi họp.

Điều 12: Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng thi.

1- Chủ tịch Hội đồng thi:

- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi quy định tại Điều 10 Quy chế này;

- Phân công trách nhiệm cho từng thành viên Hội đồng thi;

- Quyết định thành lập Ban môn thi và Ban chỉ đạo thi;

- Tổ chức việc ra đề thi, lựa chọn đề thi, đáp án theo nội dung, chương trình đã quy định, bảo đảm bí mật tuyệt đối đề thi, đáp án trước khi thi;

- Tổ chức các kỳ thi nghiêm túc, an toàn;

- Quản lý bài thi an toàn, tổ chức đánh mã phách, rọc phách, quản lý mã phách, giao bài thi cho Trưởng Ban môn thi để chấm thi;

- Tổ chức ghép phách, lên điểm bài thi trình Hội đồng thi;

- Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính kế hoạch thi hàng năm và kết quả các kỳ thi;

- Cấp giấy chứng nhận trúng tuyển kiểm toán viên cho các thí sinh đạt yêu cầu kỳ thi và cấp giấy chứng nhận điểm thi cho thí sinh chưa thi đủ 8 môn hoặc có môn thi chưa đạt yêu cầu;

- Căn cứ Quy chế này xây dựng và công bố nội quy phòng thi sau khi thông qua Hội đồng thi;

- Uỷ quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng thi điều hành công việc Hội đồng thi trong trường hợp vắng mặt.

2- Phó Chủ tịch Hội đồng thi:

- Giúp Chủ tịch Hội đồng thi điều hành công việc hoạt động của Hội đồng thi do Chủ tịch Hội đồng thi phân công;

- Điều hành và giải quyết công việc chung của Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng thi uỷ quyền.

3- Uỷ viên thư ký Hội đồng thi:

- Tổ chức việc tiếp nhận hồ sơ của thí sinh, trình Hội đồng thi xét duyệt danh sách dự thi;

- Chuẩn bị các văn bản cần thiết của Hội đồng thi và ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng thi;

- Thu nhận biên bản vi phạm kỷ luật đối với thí sinh trình Hội đồng xem xét;

- Lập danh sách kết qủa thi và các công việc khác do Chỉ tịch Hội đồng thi phân công.

4- Các uỷ viên của Hội đồng thi có nhiệm vụ:

- Thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng thi phân công để đảm bảo các hoạt động của Hội đồng thi được thực hiện nghiêm túc;

- Chấp hành nghiêm chỉnh Quy chế thi tuyển kiểm toán viên và giữ gìn an toàn, bí mật mọi tài liệu có liên quan đến kỳ thi tuyển kiểm toán viên;

- Tham gia và phụ trách các Ban môn thi.

Điều 13: Ban môn thi.

1- Mỗi môn thi thành lập một Ban môn thi. Ban môn thi do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập. Mỗi ban phải có ít nhất 03 thành viên, trong đó có 02 thành viên là uỷ viên Hội đồng thi.

2- Nhiệm vụ của các thành viên Ban môn thi:

2.1- Trưởng Ban môn thi:

- Tổ chức biên soạn nội dung, chương trình bồi dưỡng ôn tập môn thi trong từng kỳ thi theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi;

- Tổ chức soạn thảo đề thi, đáp án theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thi, giữ bí mật tuyệt đối đề thi;

- Tiếp nhận bài thi do Chủ tịch Hội đồng thi chuyển giao để chấm thi;

- Tổ chức chấm thi theo đúng qui định tại Điều 16 của Qui chế này.

Trường hợp Trưởng ban môn thi vắng mặt, Chủ tịch Hội đồng thi quyết định người thay thế.

2.2- Các thành viên của Ban môn thi:

Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ công việc được Trưởng Ban môn thi phân công.

Điều 14: Ban chỉ đạo thi.

1- Ban chỉ đạo thi do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập cho mỗi kỳ thi. Ban chỉ đạo thi có ít nhất 03 thành viên Hội đồng và các tổ giám thị cho các khu vực thi. Mỗi Tổ giám thị có từ 3 đến 4 người, trong đó có ít nhất 01 thành viên Hội đồng thi.

2- Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo thi và Tổ giám thị:

2.1- Trưởng Ban chỉ đạo thi:

- Bố trí, sắp xếp giám thị trong và ngoài phòng thi tại các điểm thi;

- Nhận và bảo quản đề thi theo đúng quy định;

- Thực hiện công khai để thí sinh biết đề thi còn nguyên nhãn niêm phong. Tổ chức bốc thăm đề thi, công bố đề thi.

- Đình chỉ giám thị và báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi xem xét, quyết định người thay thế khi giám thị vi phạm nội qui thi. Tổ chức lập biên bản đối với các thí sinh vi phạm nội qui thi và nộp cho Chủ tịch Hội đồng thi khi kết thúc môn thi.

- Tổ chức thu bài thi, niêm phong, quản lý bài thi an toàn, giao bài thi cho Chủ tịch Hội đồng thi.

2.2- Giám thị phòng thi:

- Ghi số báo danh tại vị trí ngồi thi;

- Kiểm tra thẻ dự thi của thí sinh khi vào phòng thi và hướng dẫn thí sinh ngồi đúng quy định theo số báo danh;

- Ký vào giấy thi và phát giấy thi theo quy định;

- Phát đề thi cho thí sinh;

- Khi thí sinh bắt đầu làm bài, đối chiếu lại ảnh trong thẻ dự thi để nhận diện thí sinh;

- Nếu cần trả lời thí sinh hỏi, chỉ được trả lời chung trước phòng thi;

- Chỉ cho thí sinh được rời phòng thi sớm nhất là sau 2/3 thời gian làm bài (trừ trường hợp có lý do cần thiết);

- Nhắc nhở, giữ gìn trật tự phòng thi;

- Thu nhận bài thi đầy đủ và nộp cho Trưởng ban chỉ đạo thi;

- Lập biên bản đối với thí sinh vi phạm nội quy thi;

Điều 15: Hình thức xử lý các trường hợp vi phạm nội quy phòng thi:

1- Khiển trách áp dụng đối với thí sinh vi phạm một trong các lỗi:

+ Mang tài liệu vào phòng thi nhưng chưa sử dụng;

+ Cố ý ngồi không đúng chỗ có số báo danh của mình;

+ Trao đổi với thí sinh khác.

Hình thức kỷ luật khiển trách do thành viên Ban chỉ đạo trong Tổ giám thị lập biên bản và công bố ngay tại phòng thi, đồng thời thu giữ tài liệu (nếu có). Thí sinh bị khiển trách ở môn thi nào sẽ bị trừ 1/4 số điểm của bài thi môn đó.

2- Cảnh cáo áp dụng đối với thí sinh vi phạm một trong các lỗi:

+ Đã bị khiển trách nhưng vẫn tiếp tục vi phạm nội quy phòng thi;

+ Mang tài liệu vào phòng thi bị phát hiện đang sử dụng;

+ Trao đổi giấy nháp hoặc bài thi cho nhau;

Hình thức kỷ luật cảnh cáo do thành viên Ban chỉ đạo trong Tổ giám thị lập biên bản và công bố ngay tại phòng thi, đồng thời thu giữ tài liệu (nếu có). Thí sinh bị cảnh cáo ở môn thi nào sẽ bị trừ 1/2 số điểm của bài thi môn đó;

3- Đình chỉ thi áp dụng đối với thí sinh đã bị cảnh cáo nhưng vẫn cố tình vi phạm nội quy phòng thi. Hình thức đình chỉ thi do Thành viên Ban chỉ đạo trong Tổ giám thị lập biên bản và công bố ngay tại phòng thi, tịch thu tài liệu, báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi quyết định. Nếu thí sinh bị đình chỉ thi thì bài thi đó được chấm điểm 0;

4- Các trường hợp thí sinh vi phạm nội quy thi bị lập biên bản phải yêu cầu thí sinh ký vào biên bản. Nếu thí sinh không ký vào biên bản thì hai giám thị ký vào biên bản.

Điều 16: Chấm thi.

1- Bài thi trước khi giao cho Ban môn thi, chấm thi phải rọc phách, ghi phách theo từng môn thi;

2- Chủ tịch Hội đồng thi tổ chức các Ban môn thi chấm thi tập trung, không được mang bài về nhà hoặc văn phòng làm việc để chấm;

3- Việc chấm thi thực hiện theo quy trình 2 lần độc lập giữa 2 người chấm thi. Cán bộ chấm thi (CBCT) chỉ căn cứ vào nội dung bài thi và đáp án đề thi đã được Chủ tịch Hội đồng phê duyệt để chấm thi;

4- Chỉ chấm những bài thi hợp lệ là bài thi làm trên giấy thi do Hội đồng thi phát, có đủ chữ ký của 2 giám thị . Không chấm những bài làm trên giấy khác với giấy dùng cho kỳ thi đó, bài làm trên giấy nháp, bài có hai thứ chữ khác nhau hoặc có viết vẽ bậy, bài có đánh dấu, bài viết hai thứ mực;

5- Thang điểm chấm thi là thang điểm 10 bậc; các ý nhỏ được cho điểm lẻ đến 0,25 điểm nhưng điểm toàn bài được quy tròn đến 0,5 điểm. Bài thi đạt yêu cầu là các bài thi đạt từ điểm 5 trở lên. Điểm của môn thi được tính như sau:

+ Môn thi viết được tính bằng: [điểm CBCT 1 + điểm CBCT 2] :2.

+ Môn thi ngoại ngữ và tin học được tính bằng: [điểm thi viết + điểm thi vấn đáp (hoặc thực hành)] :2. Trong đó phần thi vấn đáp hoặc thực hành cũng được tính bằng: [điểm CBCT 1 + điểm CBCT 2] :2.

Trường hợp điểm chấm của hai CBCT chênh lệch nhau trên 1 điểm thì hai CBCT cần trao đổi để thống nhất, nếu không thống nhất được thì Chủ tịch Hội đồng thi sẽ xem xét và quyết định.

Điều 17: Xét duyệt kết quả thi.

Hội đồng thi căn cứ vào kết quả chấm thi của từng môn thi để xét duyệt kết quả thi và thông qua danh sách thí sinh trúng tuyển, thí sinh chưa trúng tuyển. Kết quả thi do Chủ tịch Hội đồng thi công bố chính thức sau khi thông qua Hội đồng thi.

Điều 18: Phúc khảo bài thi.

1- Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi công bố kết quả thi, nếu người dự thi có đơn xin phúc khảo, Hội đồng thi có trách nhiệm tổ chức phúc khảo bài thi và trả lời cho đương sự biết. Sau thời gian quy định trên, đơn xin phúc khảo sẽ không giải quyết;

2- Người có đơn xin phúc khảo phải nộp lệ phí phúc khảo theo thông báo của Hội đồng thi;

3- Việc chấm phúc khảo kết quả thi do Trưởng Ban môn thi thực hiện và phải được Chủ tịch Hội đồng thi phê duyệt. Chủ tịch Hội đồng thi phải thông báo kết quả phúc khảo cho người có đơn xin phúc khảo.

Điều 19: Cấp giấy chứng nhận điểm thi.

Những người dự thi chưa thi đủ hoặc chưa đạt yêu cầu đủ 8 môn thi được Chủ tịch Hội đồng thi cấp Giấy chứng nhận điểm thi. Giấy chứng nhận điểm thi là cơ sở để lập hồ sơ xin dự thi lại các môn chưa đạt yêu cầu hoặc dự thi các môn chưa thi.

Chương 3:

TỔ CHỨC CÁC KỲ THI SÁT HẠCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN NƯỚC NGOÀI

Điều 20: Thi sát hạch đối với người có chứng chỉ kiểm toán viên nước ngoài.

1- Những người có chứng chỉ kiểm toán viên của các tổ chức nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận, muốn được cấp chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề tại Việt Nam thì phải dự thi sát hạch kiến thức về luật pháp Việt Nam.

2- Nội dung kỳ thi sát hạch gồm:

(1) Luật kinh tế, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

(2) Chính sách tài chính và thuế;

(3) Các quy định về kế toán doanh nghiệp;

(4) Các quy định về kiểm toán báo cáo tài chính;

(5) Tiền tệ, tín dụng.

3- Ngôn ngữ sử dụng trong kỳ thi là Tiếng Việt Nam hoặc tiếng Anh.

4- Thời gian thi tối đa là 180 phút.

5- Thang điểm chấm thi là thang điểm 100. Điểm thi chấm từ 1 điểm trở lên. Bài thi đạt yêu cầu là bài thi đạt từ 70 điểm trở lên. Kết quả thi được thông báo cho từng người.

6- Người đạt kết quả thi từ 70 điểm trở lên được Chủ tịch Hội đồng thi cấp Giấy chứng nhận trúng tuyển kiểm toán viên. Các quy định khác thực hiện theo quy chế thi tuyển kiểm toán viên này.

Chương 4:

CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRÚNG TUYỂN KIỂM TOÁN VIÊN, VÀ CẤP CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN

Điều 21: Cấp giấy chứng nhận trúng tuyển kiểm toán viên.

- Người dự thi đạt yêu cầu của kỳ thi được Chủ tịch Hội đồng thi cấp giấy chứng nhận trúng tuyển kiểm toán viên;

- Giấy chứng nhận trúng tuyển kiểm toán viên có giá trị để nhận chứng chỉ kiểm toán viên;

Điều 22: Cấp chứng chỉ kiểm toán viên.

- Những người có Giấy chứng nhận trúng tuyển kiểm toán viên sẽ được Chủ tịch Hội đồng thi trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xét cấp chứng chỉ kiểm toán viên;

- Chứng chỉ kiểm toán viên có giá trị pháp lý để đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định hiện hành về đăng ký hành nghề kiểm toán.

PHỤ LỤC

NỘI DUNG, YÊU CẦU MÔN THI
(Kèm theo Quyết định số 53/2002/QĐ-BTC ngày 23/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

I/ Các môn thi tuyển bao gồm:

1. Luật kinh tế

2. Tài chính doanh nghiệp

3. Tiền tệ, tín dụng

4. Kế toán

5. Kiểm toán

6. Phân tích hoạt động tài chính

7. Tin học (trình độ B)

8. Ngoại ngữ (trình độ C)

II/ Nội dung, yêu cầu từng môn thi

1/ Luật kinh tế

- Nhà nước và Pháp luật

+ Bộ máy Nhà nước và địa vị pháp lý của nó.

+ Bản chất, vai trò của pháp luật.

+ Hệ thống pháp luật.

- Quản lý Nhà nước về kinh tế

+ Đặc điểm quản lý Nhà nước về kinh tế.

+ Cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế và địa vị pháp lý của chúng.

+ Địa vị pháp lý của các chủ thể doanh nghiệp.

+ Luật Doanh nghiệp Nhà nước.

+ Luật Doanh nghiệp.

+ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

+ Quy chế pháp lý về thành lập doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp, phá sản doanh nghiệp.

+ Chủ thể kinh doanh, phân loại chủ thể kinh doanh.

+ Quy chế pháp lý chung về doanh nghiệp.

+ Các loại hình doanh nghiệp và địa vị pháp lý của chúng.

- Hợp đồng kinh tế

+ Đặc điểm chung của hợp đồng kinh tế.

+ Ký kết hợp đồng kinh tế.

+ Thực hiện, thay đổi, đình chỉ hợp đồng kinh tế.

+ Trách nhiệm pháp lý trong hợp đồng kinh tế.

+ Tranh chấp và giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế.

- Luật Lao động

+ Hợp đồng lao động.

+ Địa vị pháp lý của người lao động và của người sử dụng lao động.

+ Tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động.

- Luật dân sự

+ Ký kết và thực hiện hợp đồng dân sự.

+ Quyền sở hữu.

+ Trách nhiệm pháp lý về hợp đồng dân sự.

- Luật hình sự

+ Tội phạm và hình phạt.

+ Một số tội phạm liên quan đến quản lý kinh tế và kinh doanh.

2/ Tiền tệ, tín dụng

- Các khái niệm cơ bản

+ Tiền tệ

+ Tín dụng

+ Các hình thức tín dụng

+ Thanh toán và các hình thức thanh toán

+ Lãi suất tín dụng

+ Vai trò của lãi suất tín dụng trong điều chỉnh sự phát triển kinh tế - xã hội

- Hoạt động của các ngân hàng

+ Ngân hàng Nhà nước

. Chức năng Ngân hàng Nhà nước

. Nhiệm vụ (xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ)

. Tài sản của Ngân hàng Nhà nước (Tài sản Nợ, Tài sản Có)

. Bảng cân đối của Ngân hàng Nhà nước

+ Ngân hàng thương mại và các quỹ tín dụng

. Khái niệm Ngân hàng thương mại

. Các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại

. Đánh giá kết quả của Ngân hàng thương mại

- Các tổ chức phi ngân hàng và hoạt động của chúng

+ Công ty bảo hiểm

+ Công ty tài chính

+ Công ty chứng khoán

+ Kho bạc Nhà nước

+ Công ty thuê tài sản

+ Công ty mua bán nợ

+ Các quỹ: Quỹ hỗ trợ phát triển, tiết kiệm bưu điện,...

3/ Tài chính doanh nghiệp

- Nhận thức mới về vốn kinh doanh, các luồng chuyển dịch vốn, thị trường tài chính, các kênh tạo vốn kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

- Các hình thức huy động vốn để phát triển kinh doanh.

- Trích lập và sử dụng khấu hao TSCĐ.

- Bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh.

- Giá trị hiện tại và giá trị tương lai của chi phí và thu nhập

- Nội dung cơ chế giao quyền sử dụng, trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước.

- Nội dung của các luật thuế và các khoản thu của NSNN.

- Cơ chế tài chính của từng loại hình doanh nghiệp (Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngoài,…)

- Chi phí, doanh thu, lợi nhuận

+ Điểm hoà vốn, xác định điểm hoà vốn

+ Doanh thu

+ Hiệu quả vốn đầu tư

+ Lựa chọn phương án đầu tư

- Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.

4/ Kế toán

a- Lý thuyết hạch toán kế toán

- Khuôn khổ pháp lý về kế toán

+ Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn

+ Chuẩn mực kế toán Việt Nam

+ Các chế độ kế toán

- Đối tượng kế toán;

- Hệ thống các phương pháp kế toán:

+ Chứng từ kế toán

+ Hệ thống tài khoản kế toán

+ Đánh giá và tính giá thành

+ Bảng cân đối kế toán

- Sổ kế toán và các hình thức tổ chức sổ kế toán;

- Tổ chức bộ máy và tổ chức công tác kế toán ở doanh nghiệp.

b- Thực hành kế toán

- Kế toán các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh (Tài sản cố định, hàng tồn kho, lao động và tiền lương);

- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm;

- Kế toán thành phẩm, tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận;

- Kế toán vốn bằng tiền, các nghiệp vụ thanh toán, nguồn vốn và các quỹ xí nghiệp;

- Phương pháp lập và kiểm tra báo cáo tài chính.

5/ Kiểm toán

a- Lý thuyết kiểm toán

- Khuôn khổ pháp lý về kiểm toán:

+ Các nghị định về kiểm toán và văn bản hướng dẫn;

+ Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam .

- Những vấn đề chung về kiểm toán:

+ Khái niệm về kiểm toán, các loại kiểm toán;

+ Sự cần thiết của kiểm toán độc lập, đối tượng của kiểm toán độc lập, vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường;

+ Kiểm toán viên;

+ Tổ chức kiểm toán.

- Phương pháp, kỹ thuật nghiệp vụ kiểm toán:

+ Trình tự các bước công việc của một cuộc kiểm toán và nội dung từng bước công việc (chuẩn bị, thực hành kiểm toán, báo cáo kết quả);

+ Các thủ tục kiểm toán cơ bản;

+ Nội dung và thủ tục kiểm toán từng phần việc (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, công nợ, hàng tồn kho, chi phí sản xuất, bán hàng, xác định kết quả tài chính, thực hiện nghĩa vụ với NSNN, kiểm toán số dư đầu năm, các ước tính kế toán, ...).

- Các khái niệm cơ bản:

+ Cơ sở dữ liệu;

+ Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ;

+ Kế hoạch kiểm toán;

+ Thử nghiệm kiểm soát;

+ Thử nghiệm cơ bản;

+ Ước tính kế toán;

+ Rủi ro, gian lận, sai sót, trọng yếu,...

b- Thực hành kiểm toán

- Lập kế hoạch kiểm toán;

- Trình tự tiến hành kiểm toán;

- Các tình huống trong kiểm toán báo cáo tài chính và ý kiến kiểm toán viên;

- Hồ sơ kiểm toán, đánh giá bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp;

- Kiểm toán báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành, quyết toán chương trình, dự án;

- Lập báo cáo kiểm toán.

6/ Phân tích hoạt động tài chính

- Nhiệm vụ và các phương pháp phân tích hoạt động tài chính.

- Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp:

+ Phân tích kết cấu nguồn vốn.

+ Phân tích khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp.

+ Phân tích mức độ đảm bảo vốn cho sản xuất, kinh doanh.

+ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

+ Phân tích tình hình và khả năng thanh toán.

+ Phân tích trang bị và sử dụng TSCĐ.

7/ Tin học

- Hệ điều hành MS-DOS

+ Thư mục và tệp

+ Các lệnh cơ bản

- Hệ MS WINDOWS và các ứng dụng cơ bản

- Hệ WINWORD

+ Các lệnh làm việc, làm việc theo khối.

+ Tạo bảng biểu, đặt trang in.

- Hệ EXCEL và các ứng dụng cơ bản.

- Hệ quản trị dữ liệu FOXBASE/ FOXPRO

+ Cấu trúc tệp dữ liệu Foxpro

+ Các tệp lệnh, tìm kiếm, sửa đổi thông tin

- Máy tính, mạng máy tính, internet, trang điện tử

- Thực hành soạn thảo văn bản, hoặc ghi sổ kế toán trên máy vi tính

8/ Ngoại ngữ

- Yêu cầu: Trình độ C trở lên

- Kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết, dịch.

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 53/2002/QD-BTC

Hanoi, April 23, 2002

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON AUDITOR QUALIFYING EXAMINATION AND GRANTING OF AUDITOR’S CERTIFICATES

THE MINISTER OF FINANCE

Pursuant to the Government’s Decree No.15/CP of March 2, 1993 on the tasks, powers and State management responsibilities of the ministries and ministerial-level agencies;
Pursuant to the Government’s Decree No.178/CP of October 28, 1994 on the tasks, powers and organizational structure of the Finance Ministry;
Pursuant to the Government’s Decree No.07/CP of January 29, 1994 promulgating the Regulation on independent auditing in the national economy;
At the proposals of the director of the Accounting Regime Department, the director of the Department for Organization, Personnel and Training, and the chairman of the Council for Auditor Qualifying Examination,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the "Regulation on auditor qualifying examination and granting of auditor’s certificate".

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its signing and replaces Decision No.237-TC/QD/CDKT of March 19, 1994 of the Finance Minister.

Article 3.- The director of the Accounting Regime Department, the director of the Department for Organization, Personnel and Training, the chairman of the Council for State-Level Auditor Qualifying Examination and the heads of the concerned units shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Tran Van Ta

 

REGULATION

ON AUDITOR QUALIFYING EXAMINATION AND GRANTING OF AUDITORS CERTIFICATES
(Promulgated together with the Finance Minister’s Decision No. 53/2002/QD-BTC of April 23, 2002)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Objects eligible and conditions for sitting the examination

1. All Vietnamese citizens or foreign nationals permitted to reside in Vietnam and meeting all the following conditions shall be eligible for sitting the auditor qualifying examination.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Having a clear background, being honest, incorrupt and having no criminal records;

b/ Possessing bachelor degrees in finance-banking and accounting, and having been engaged in finance, accounting and/or auditing work for full 5 years or more. In cases where they have worked as assistant auditors for 4 years or more, they may sit the examination, and if passing such examination, they shall be granted auditor’s certificates according to the provisions of Article 18 of this Regulation provided that they have gone through practical work for full 5 years.

For those who possess bachelor degrees in majors other than the above-said ones and have been engaged in finance-accounting works for full 5 years, they must obtain the second bachelor degree in the above-said majors for full 3 years or more.

c/ Having C-level foreign language certificates and computer skill certificates of B or higher level.

d/ Having filed complete dossiers made according to the set form and fully paid the examination fee prescribed in Article 2 of this Regulation.

Article 2.- Examination dossiers and fee

1. Dossiers of registration for sitting the examination shall be filed to the State Auditor Qualifying Examination Council within 30 days before the examination date. Each dossier comprises:

+ Examination registration slip;

+ Curriculum vitae (certified by the managing agency or the People’s Committee of the locality where the examinee resides);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Three newly-taken color photos of 4 x 6 size and two envelopes stuck with stamps and inscribed with recipient’s address;

+ Copies of the result table of already taken examination subjects issued by the Examination Council (for those who re-take examination subjects they have failed or take examination subjects not yet taken);

2. Examinees dossiers shall be issued by the Auditor Qualifying Examination Council according to the set form;

3. The examination fee calculated for each examination subject shall be notified by the State Auditor Qualifying Examination Council for each examination session.

Article 3.- Examination contents

1. The number of examination subjects for the auditor qualifying examination shall be 8, including:

(1) Economic law

(2) Enterprise finance

(3) Monetary and credit affairs

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(5) Auditing

(6) Analysis of financial activities

(7) Computer skill (B level)

(8) Foreign language (C level)

The contents and requirements for each subject are prescribed in the Appendix to this Regulation (not printed herein).

2. Examinees may register for sitting examinations at the first examination time for at least 4 of the above-said examination subjects.

Article 4.- Examination mode

For each of examination subjects 1, 2, 3, 4, 5 and 6 (Article 3), an examinee shall have to make a written paper within a maximum duration of 180 minutes. For examination subjects 7 and 8 (Article 3), an examinee shall have to make a written paper within a maximum duration of 120 minutes and go through a practice test on computers (7th subject), and an oral examination (8th subject) within a maximum duration of 30 minutes.

Article 5.- Organization of examination sessions

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. In preparation for the qualifying examination, persons who register for the examination may participate in professional fostering courses organized by the Vietnam Accountants Society, universities or registered training centers and approved by the Finance Ministry within the uniform program formulated by the Finance Ministry;

3. Within 45 days after the end of the qualifying examination, the Examination Council shall have to announce examination results and notify them to the examinees.

Article 6.- Pass in examination subjects, reservation of examination results and exemption from taking examination subjects

1. Passed examination subjects are those in which examinees get a mark of 5 or higher. Those examinees who pass all the eight subjects and achieve a total mark of 50 or higher shall satisfy the examination requirements and be recognized by the Examination Council as having passed the auditor qualifying examination.

2. Passed examination subjects shall be reserved for 3 years calculated from the first examination session. During the reservation period, examinees shall be allowed to take unexamined subjects or re-take failed examination subjects. Each examination subject shall be taken in at most three examination sessions.

Those who have passed all the eight examination subjects but achieved a total mark of less than 50 may choose examination subjects not yet taken for three times to be registered for mark-improving examinations.

3. Foreign language examination shall be exempt for those who fully meet the following two conditions:

+ Being aged 50 years or older for men and 45 years or older for women;

+ Possessing C-level certificate of one foreign language or the bachelor degree in foreign languages, or having graduated from universities or postgraduate courses in foreign countries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Past the time limit of 3 years after the first examination session, if an examinee has taken one of the eight examination subjects for three times but still failed, or though he/she has passed all the eight subjects but achieved a total mark of less than 50, his/her previous examination result shall be canceled. Those who have their examination results canceled and wish to continue to sit the examination shall have to re-take all the eight examination subjects.

Chapter II

THE STATE AUDITOR QUALIFYING EXAMINATION COUNCIL, THE EXAMINATION SUBJECT BOARDS AND THE EXAMINATION STEERING COMMITTEE

Article 8.- The State Auditor Qualifying Examination Council

1. The State Auditor Qualifying Examination Council (hereinafter referred to as the Examination Council for short) shall be set up under the Finance Minister’s decision at the proposals of the director of the Accounting Regime Department and the director of the Department for Organization, Personnel and Training.

2. The auditor qualifying examination shall be organized by the Examination Council. For each examination session, the Examination Council shall have to set up the Examination Subject Board and the Examination Steering Committee.

3. The Examination Council shall be allowed to use the Finance Ministry’s seal in its operation duration.

4. The Examination Council’s members must not take part in giving extra-classes and guiding the revision after the examination plan, contents and program of the year are announced.

Article 9.- Organization of the Examination Council

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The office of the Examination Council shall be located at the Accounting Regime Department of the Finance Ministry;

3. The Examination Council shall be assisted by the standing group set up under the Finance Minister’s decision. The standing group shall be composed of no more than 4 persons.

Article 10.- The Examination Council shall have the following tasks and powers:

1. To formulate, finalize and concretize the fostering content and program for each auditor qualifying examination session;

2. To work out the examination plan and publicly announce it on the mass media;

3. To organize auditor qualifying examination sessions and tests for holders of foreign auditors certificates;

4. To receive dossiers, consider and approve the list of examinees;

5. To consider, approve and announce examination results and notify marks to each examinee;

6. To organize the reviewing of examination results when so requested by examinees;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. To draw up the list of successful examinees and submit it to the Finance Minister for granting of auditor’s certificates;

9. To take initiative in proposing or taking part in the finalization of the regulation on auditor qualifying examinations when so requested;

10. To settle complaints and/or denunciations related to examinees and examination organization.

Article 11.- Working regime of the Examination Council

1. The Examination Council shall work on a collective basis. The Council’s decisions must be based on collective opinions according to the principle that votes for are made by two thirds of the Examination Council’s members;

2. The Examination Council shall organize a pre-examination meeting and a post-examination meeting convened under the Council Chairman’s decisions. When necessary, the Council’s chairman shall decide to convene an extraordinary meeting;

3. The Examination Council shall be allowed to use the working hours to organize meetings and activities within the scope of its tasks and powers. The Council’s members shall enjoy remunerations deducted from the collected examination fee under the Council chairman’s decisions.

4. The agenda and contents of the Council’s meetings must be notified (in writing) to its members at least one week in advance.

Article 12.- Tasks and powers of the Examination Council’s members

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To be responsible for organizing the performance of tasks and the exercise of powers of the Examination Council provided for in Article 10 of this Regulation;

- To assign responsibilities to each member of the Examination Council;

- To decide on the setting up of the Examination Subject Boards and the Examination Steering Committee;

- To organize the setting and selection of examination questions and answers according to the prescribed contents and curricula, thus keeping questions and answers absolutely secret before the examination begins;

- To organize examination sessions in a strict and safe manner;

- To safely manage examination papers, organize the numbering of examinees names, cutting off of detachable heads of examination papers and management of examinees code numbers, and hand examination papers to the heads of the Examination Subject Boards for marking;

- To organize the conjoining of detachable heads and examination papers and the recording of marks of examination papers, then submit them to the Examination Council;

- To report to the Finance Minister on the annual examination plans and results;

- To grant auditor examination pass certificates to examinees who satisfy the examination requirements and certificates of examination marks to those who have not taken all the eight subjects or who have failed in one of the examination subjects;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To authorize the deputy chairman of the Examination Council to manage activities of the Examination Council when he/she is absent.

2. The deputy chairman of the Examination Council:

- To assist the chairman of the Examination Council in managing activities of the Examination Council as assigned by the chairman;

- To manage and handle common affairs of the Council when being authorized by the Council chairman.

3. The secretary of the Examination Council:

- To organize the reception of examinees dossiers, and submit the list of examinees to the Examination Council for approval;

- To prepare necessary documents and make minutes of meetings of the Examination Council;

- To receive written records on discipline breaches by examinees and forward them to the Council for consideration;

- To draw up the list of examination results and perform other tasks assigned by the Examination Council’s chairman.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To perform tasks assigned by the Examination Council’s chairman to ensure that activities of the Examination Council are conducted in a serious manner;

- To strictly observe the Regulation on auditor qualifying examinations and preserve the safety and confidentiality of all documents related to the auditor qualifying examinations;

- To join and take charge of Examination Subject Boards.

Article 13.- Examination Subject Boards

1. For each examination subject, an examination subject board shall be set up. The examination subject boards shall be set up under decisions of the Examination Council’s chairman. Each board shall be composed of at least 3 members, of whom 2 are members of the Examination Council.

2. Tasks of members of examination subject boards:

2.1. The heads of the examination subject boards:

- To organize the compilation of fostering and revision contents and program for examination subjects upon each examination session at the request of the Examination Council’s chairman;

- To organize the preparation of examination questions and answers at request of the Examination Council’s chairman, and keep examination questions absolutely secret;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To organize the marking of examination papers according to the provisions in Article 16 of this Regulation.

In cases where the head of an examination subject board is absent, the Examination Council’s chairman shall decide on a substitute therefor.

2.2. Members of the examination subject boards:

- To seriously and completely perform the tasks assigned by the heads of the examination subject boards.

Article 14.- The Examination Steering Committee

1. The Examination Steering Committee shall be set up under the decision of the Examination Council’s chairman for each examination session. The Examination Steering Committee shall include at least three members of the Council and groups of invigilators for examination sections. Each group shall be composed of three or four invigilators, of whom at least one is a member of the Examination Council.

2. Tasks of the Examination Steering Committee and groups of invigilators:

2.1. The head of the Examination Steering Committee:

- To dispose and arrange invigilators inside and outside examination rooms at examination venues;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To show examination questions in intact sealed envelopes to examinees. To organize the drawing and announcement of examination questions;

- To suspend invigilators who breach the examination internal rules and report such to the Examination Council’s chairman for consideration and decision on replacements. To organize the making of written records on examinees breaches of examination internal rules, and submit them to the Examination Council’s chairman upon the completion of the examination session.

- To organize the collection, enveloping, sealing and safe management of examination papers, and hand them to the Examination Council’s chairman.

2.2. Invigilators at examination rooms:

- To mark name-calling ordinal numbers of examinees on examinee seats;

- To check examinee cards before examinees enter examination rooms and guide them to take right seats according to their name-calling ordinal numbers;

- To sign on and distribute examination paper sheets according to regulations;

- To hand out examination questions to examinees;

- To compare examinees present in examination rooms with their photos on examinee cards in order to identify them, when they start on examination papers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To allow examinee(s) to leave examination rooms only after at least two thirds of the examination time duration elapse (except for cases of necessity);

- To remind examinees to maintain order in examination rooms;

- To collect, receive and submit all examination papers to the head of the Examination Steering Committee;

- To make written records on examinees breaches of examination internal rules.

Article 15.- Forms of handling breaches of examination internal rules

1. Reprimand shall be imposed on examinees who commit one of the following errors:

+ Bringing documents into examination rooms but having not yet used them;

+ Intentionally take seats other than those inscribed with their name-calling ordinal numbers;

+ Exchanging opinions with other examinees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Caution shall be imposed on examinees who commit one of the following errors:

+ Continuing to break the internal rules of examination rooms though having already been reprimanded;

+ Bringing documents into examination rooms and being detected in use;

+ Exchanging drafts or examination papers with other examinees;

The disciplinary form of caution shall be recorded in writing and announced by the Steering Committee’s members within groups of invigilators right at the examination rooms, while documents (if any) shall be seized. Examinees who get caution for one examination subject shall have the marks of their examination papers in such examination subject subtracted by half.

3. Suspension from sitting the examination shall be imposed on examinees, who have already been given caution but still deliberately keep breaking the internal rules of examination rooms. The form of suspension from sitting examination shall be recorded in writing and announced by the Steering Committee’s members within groups of invigilators right at the examination rooms, while documents shall be seized and the cases shall be reported to the Examination Council’s chairman for decision. Examinees suspended from sitting examination shall get zero mark for their examination papers.

4. Cases of breaking the examination internal rules by examinees shall be recorded in writing, and the violating examinees shall be requested to sign on such written records. If they refuse to sign on the written records, two invigilators shall do so.

Article 16.- Marking of examination papers

1. Examination papers, before being handed over to the examination subject boards for marking, must get their detachable heads cut off and ordinally numbered according to each examination subject;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The marking of examination papers shall be conducted through two independent stages by two examiners. Examiners shall base themselves solely on the examination papers contents and examination answers already approved by the Examination Council’s chairman to mark the examination papers;

4. Only valid examination papers, which are written on examination paper sheets distributed by the Examination Council and signed by two invigilators, shall be marked. Examination papers written on sheets other than those used for the examination session, drafts, examination papers written by two different handwritings or bearing nonsensical inscriptions or drawings, marked examination papers or examination papers written in two different inks shall not be marked;

5. Marking scale shall be 10-mark scale; minor details shall be given odds up to 0.25 mark, while the whole paper’s mark may be rounded up by 0.5. Pass examination papers are those marked with 5 or higher. Marks of examination subjects shall be calculated as follows:

+ For written examination subjects:

[Examiner 1 mark + examiner 2 mark] : 2.

+ For foreign languages and computer skills:

[Written examination’s mark + oral examination’s mark (or practice test)]: 2.

In which the oral examination or practice test shall also be calculated as follows:

[Examiner 1 mark + examiner 2 mark] : 2.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 17.- Consideration and approval of examination results

The Examination Council shall base itself on marking result of each examination subject to consider and approve examination results and adopt the list of successful examinees and fail examinees. The examination results shall be officially notified by the Examination Council’s chairman after being approved by the Examination Council.

Article 18.- Remarking of examination papers

1. Within 30 days after the notification of examination results, if examinees file applications for remarking of their examination papers, the Examination Council shall have to organize the remarking and reply the applicants. Past the said time limit, the remarking applications shall not be settled;

2. Remarking applicants shall have to pay the remarking fee according to the Examination Council’s notices;

3. The remarking of examination papers shall be conducted by the heads of the concerned examination subject boards and approved by the Examination Council’s chairman. The Examination Council’s chairman shall have to notify remarking results to the remarking applicants.

Article 19.- Granting of examination mark certificates

Those examinees who have not yet taken all the eight examination subjects or failed in one examination subject shall be granted examination mark certificates by the Examination Council’s chairman. The examination mark certificates shall serve as basis for making dossiers of application for re-taking fail examination subjects or taking unexamined subjects.

Chapter III

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 20.- Tests for holders of foreign auditor’s certificates

1. Persons who hold auditor’s certificates granted by foreign organizations recognized by Vietnam’s Finance Ministry and wish to be granted certificates of auditors practicing in Vietnam shall have to take tests of knowledge of the Vietnamese laws.

2. Test contents include:

(1) Economic legislation, legislation on foreign investment in Vietnam;

(2) Financial and taxation policies;

(3) Regulations on enterprise accountancy;

(4) Regulations on auditing of financial statements;

(5) Monetary and credit affairs.

3. The language used in the examination shall be Vietnamese or English.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The examination marking scale shall be 100-mark scale. Mark given to each examination shall start with one mark or higher. Pass examination papers are those getting 70 marks or more. Examination result shall be notified to each examinee.

6. Examinees who get an examination result of 70 marks or more shall be granted auditor examination pass certificates by the Examination Council’s chairman. Other regulations shall comply with this Regulation on auditor qualifying examination.

Chapter IV

GRANTING OF AUDITOR EXAMINATION PASS CERTIFICATES AND GRANTING OF AUDITOR’S CERTIFICATES

Article 21.- Granting of auditor examination pass certificates

- Examinees who satisfy the examination requirements shall be granted auditor examination pass certificates by the Examination Council’s chairman;

- Auditor examination pass certificates shall be valid for receiving auditor’s certificates;

Article 22.- Granting of auditor’s certificates

- Persons who hold auditor examination pass certificates shall be recommended by the Examination Council’s chairman to the Finance Minister for consideration for granting of auditor’s certificates;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Tran Van Ta

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 53/2002/QĐ-BTC ngày 23/04/2002 về Quy chế thi tuyển và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.664

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.183.137
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!