BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1897/QĐ-BGTVT
|
Hà Nội,
ngày 20 tháng 6
năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI HƯỚNG DẪN VIỆC THEO DÕI VÀ XỬ LÝ
CÁC ĐOẠN ĐƯỜNG Ô TÔ QUA VÙNG ĐẤT YẾU CÓ CHỜ LÚN SAU KHI ĐƯA VÀO KHAI THÁC
BỘ TRƯỞNG BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP
ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị
của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao
thông,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Ban
hành kèm theo Quyết định này “Quy
định tạm thời hướng dẫn việc theo dõi và xử lý các đoạn đường ô tô qua vùng đất
yếu có chờ lún sau khi đưa vào khai thác”.
Điều
2. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều
3. Chánh
Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Ban QLĐT các DA đối tác công tư, Tổng Cục trưởng
Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục QLXD & CLCTGT, Thủ trưởng các cơ
quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Các Ban QLDA thuộc Bộ;
- Sở GTVT các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Các Cục QLĐB I, II, III, IV;
- Website Bộ GTVT;
- Lưu: VT, KCHT (5).
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Hồng Trường
|
QUY
ĐỊNH TẠM THỜI
HƯỚNG DẪN VIỆC THEO DÕI VÀ XỬ LÝ CÁC ĐOẠN ĐƯỜNG Ô TÔ QUA VÙNG
ĐẤT YẾU CÓ CHỜ LÚN SAU KHI ĐƯA VÀO KHAI THÁC
“Ban hành kèm theo Quyết định số 1897/QĐ-BGTVT
ngày 20 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải ”
1.
Phạm vi áp dụng
1.1.
Quy định này đề cập các yêu cầu đối với một số việc dự báo lún, theo dõi,
xử lý khắc phục hậu quả do lún gây ra mà đơn vị quản lý khai thác đoạn đường chờ
lún phải thực hiện để bảo đảm mọi phương tiện lưu thông an toàn, êm thuận trên
các đoạn đường ô tô đắp qua vùng đất yếu có chờ lún được định nghĩa ở 3.1.
1.2.
Quy định này áp dụng cho cả đường cao tốc và đường ô tô các cấp có chờ lún.
1.3.
Chủ đầu tư, các nhà thầu thiết kế và thi công cần xem xét áp dụng các nội dung
hướng dẫn trong quy định này để ngay từ khi thiết kế
và thi công đoạn đường dự báo có chờ lún đã có biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho việc xử lý khắc phục các hậu quả do lún gây ra khi đưa đường vào khai
thác.
2. Tài
liệu viện dẫn
TCVN 4054:2005
|
Đường
ô tô - Yêu cầu thiết kế
|
TCVN 5729:2012
|
Đường
cao tốc — Yêu cầu thiết kế
|
TCVN 8816:2011
|
Nhũ
tương nhựa đường polime
gốc a xít
|
TCVN 8818-1: 2011
|
Nhựa
đường lỏng — Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật
|
TCVN 8819:2011
|
Mặt
đường ô tô nhựa nóng - Yêu cầu thi
công và nghiệm thu
|
TCVN 8859:2011
|
Lớp
móng cấp phối đá dăm trong kết
cấu áo đường ô tô -- Vật
liệu, thi công và nghiệm thu
|
TCVN 8863:2011
|
Mặt
đường láng
nhựa nóng — Thi công và nghiệm thu
|
TCVN 8864:2011
|
Mặt
đường ô tô - Xác định độ bằng phẳng
bằng thước dài 3,0 m
|
TCVN 8865 :2011
|
Mặt
đường ô tô - Phương pháp đo và đánh
giá xác định độ bằng
phẳng theo chỉ số
độ gồ ghề quốc tế IRI
|
TCVN 8866:2011
|
Mặt
đường ô tô - Xác định độ nhám mặt đường bằng
phương pháp rắc cát -Thí
nghiệm
|
TCVN 9436:2012
|
Nền
đường ô tô
— Thi công và nghiệm thu
|
TCVN 9505:2012
|
Mặt
đường láng nhũ tương nhựa đường axit - Thi công và nghiệm thu
|
TCCS 07:2013/TCĐBVN
|
Tiêu
chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ
|
TCCS 08:2014/TCĐBVN
|
Hỗn
hợp bê tông nhựa nguội - Yêu cầu thi công và nghiệm thu
|
TCCS 14:2016/TCĐBVN
|
Tiêu
chuẩn về tổ chức giao thông và bố trí phòng hộ khi
thi công trên đường bộ đang
khai thác
|
22 TCN211-06*
|
Áo
đường mềm — Các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế
|
22 TCN 262 - 2000*
|
Quy trình
khảo sát thiết kế nền đường đắp trên đất yếu
|
22 TCN 263 - 2000*
|
Quy
trình khảo sát đường ô tô
|
Quyết định số 3230/QĐ-BGTVT
ngày 14/12/2012
|
Quy
định tạm thời về thiết kế mặt đường BTXM thông thường có khe nối trong công
trình giao thông ban hành theo Quyết định số 3230/QĐ-BGTVT ngày 14/12/2012 của
Bộ GTVT
|
Quyết định số 3095/QĐ-BGTVT
ngày 07/10/2013
|
Quy
định tạm thời về giải pháp kỹ thuật công nghệ đối với đoạn chuyển
tiếp giữa đường và cầu (cống)
trên đường ô tô ban hành theo Quyết định số 3095/QĐ-BGTVT ngày 07/10/2013 của
Bộ GTVT
|
QCVN41:2016/BGTVT
|
Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo
hiệu đường bộ
|
Tiêu chuẩn (*):
Tiêu chuẩn đang được chuyển đổi
thành TCVN
3.
Thuật ngữ và định nghĩa
3.1. Đoạn
đường ô tô có chờ lún (viết tắt “đoạn đường chờ
lún”)
Đoạn đường ô tô đắp qua
vùng đất yếu vẫn còn tiếp tục lún sau thời điểm đưa đường vào khai thác (xem
chi tiết ở 4.3, 4.4 và 4.5).
3.2. Đoạn
chuyển tiếp giữa đường và cầu (cống)
Đoạn đường có yêu cầu đảm
bảo sự chuyển tiếp một cách hài hòa, êm thuận trên toàn bộ mặt cắt ngang của đường
từ đường vào đến vị trí tiếp giáp công trình cầu (cống) trên đường ô tô.
Chiều dài đoạn này được
xác định theo điểm 2, mục 4.2.2 của Quyết định số 3095/QĐ-BGTVT
ngày 07/10/2013.
3.3. Đơn
vị quản lý, bảo dưỡng khai thác đoạn đường chờ lún (sau đây gọi tắt là đơn vị
quản lý khai thác đoạn đường chờ lún)
Là đơn vị được giao nhiệm
vụ hoặc ký hợp đồng để theo dõi lún, sửa chữa, khắc phục các hậu quả do lún gây
ra nhằm bảo đảm an toàn và êm thuận cho mọi phương tiện lưu thông trên đoạn đường
chờ lún trong quá trình khai thác.
4. Các
quy định và hướng dẫn chung đối với việc quản lý khai thác đoạn đường chờ lún
4.1.
Nhiệm vụ quản lý khai thác
Đơn vị quản lý khai
thác phải theo dõi quan trắc, nắm chắc diễn biến độ lún của nền mặt đường theo
cả phương dọc tuyến và phương ngang thẳng góc với tuyến để kịp thời có biện
pháp chỉnh sửa các yếu tố hình học và xử lý (sửa chữa) mọi hạng mục công trình
nhằm bảo đảm mọi phương tiện lưu thông trên đoạn đường chờ lún luôn được an
toàn, êm thuận với tốc độ khai thác tạm quy định, đồng thời bảo đảm công năng mọi
hạng mục công trình trên đó luôn ở trạng thái làm việc tốt và ít bị hư hại do
lún gây ra.
4.2.
Tốc độ khai thác tạm quy định trên các đoạn đường chờ lún
Tốc độ khai thác tạm
quy định trên các đoạn đường chờ lún có thể thấp hơn tốc độ khai thác chung của
cả tuyến đường nhưng không nên nhỏ hơn trị
số dưới đây:
4.2.1.
Đối với đường cao tốc cấp 100, cấp 120 (theo TCVN 5729:2012 ) tốc độ khai thác ở
các đoạn đường chờ lún không nên nhỏ hơn 80 km/h; với đường cao tốc cấp 80
không nên nhỏ hơn 60 km/h; với đường cao tốc cấp 60 không nên nhỏ hơn 50 km/h.
4.2.2.
Đối với đường ô tô cấp I, cấp II (theo TCVN 4054:2005 ), tốc độ khai thác ở các
đoạn đường chờ lún không nên nhỏ hơn 80 km/h; với đường cấp
III đồng bằng không nên nhỏ hơn 60 km/h; với đường cấp III vùng núi và đường cấp
IV đồng bằng không
nên nhỏ hơn 50 km/h.
Tốc độ khai thác tạm
quy định trên các đoạn đường chờ lún phải được cấp quản lý có thẩm quyền chấp
thuận.
4.3.
Xác định chiều dài đoạn đường chờ lún
Phạm vi đoạn đường chờ
lún được xác định bằng chiều dài đoạn đường có tốc độ lún thực trong 2 tháng
liên tiếp vẫn còn vượt quá 5 mm/tháng và/hoặc có độ lún còn lại ΔS trong t năm
kể từ khi đưa đường vào khai thác dự báo
theo số lượng quan trắc lún thực lớn hơn độ lún cho phép còn lại [ΔS] theo yêu
cầu thiết kế (tức là khi có ΔS > [ΔS]).
4.3.1.
Độ lún cho phép còn lại [ΔS] theo yêu cầu thiết kế
Độ lún cho phép còn lại
[ΔS] là độ lún tại tim đường (tim mỗi làn xe chạy đối với đường nhiều làn xe)
được cho phép tiếp tục xảy ra trong thời gian t năm kể từ khi đưa đường vào
khai thác sử dụng.
Theo các tiêu chuẩn thiết
kế đường qua vùng đất yếu hiện hành, trị số [ΔS] được quy định như ở Bảng 1
tương ứng với t = 15 năm nếu đường sử dụng kết cấu áo đường mềm và t = 30 năm nếu
đường sử dụng kết cấu áo đường cứng.
Bảng
1 - Trị số độ lún cho phép còn lại [ΔS] tại tim của đoạn đường đắp trên đất yếu
sau t năm kể từ khi đưa đường vào khai thác
Stt
|
Loại,
cấp đường
|
Vị
trí đoạn đường đắp trên đất yếu
|
Đoạn
gần mố cầu L1
|
Đoạn
2 bên cống hoặc cống chui
|
Đoạn
nền đắp thông thường
|
1
|
Đường cao tốc các cấp;
đường ô tô có tốc độ thiết kế từ 80 km/h trở lên
và có tầng mặt loại cấp cao A1
|
≤
10 cm
|
≤
20 cm
|
≤
30 cm
|
2
|
Đường ô tô có tốc độ
thiết kế 60 km/h và có tầng mặt loại cấp cao A1
|
≤
20 cm
|
≤
30 cm
|
≤
40 cm
|
CHÚ
THÍCH Bảng 1:
• Chiều dài đoạn gần mố
cầu L1 tối thiểu được xác định bằng
3 lần chiều cao nền đắp sau mố cộng thêm 3 ÷
5 m (Hình 1);
• Chiều dài tối thiểu
đoạn nền đắp mỗi bên cống hoặc cống chui được xác định bằng
chiều cao đắp 2 bên cống cộng thêm bề rộng khẩu độ cống (Hình 2).
L1
= 3H + (3 ÷ 5) m
Hình
1 - Chiều dài đoạn đắp trên nền đất yếu gần mố cầu
Hình 2 - Chiều dài đoạn
đắp trên nền đất yếu hai bên cống
4.3.2.
Độ lún còn lại ΔS
Độ lún còn lại ΔS được
dự báo theo chuỗi số liệu quan trắc lún thực trên đoạn đường đắp qua vùng đất yếu
theo phương pháp chỉ dẫn ở 8.3.3 và mục 8 tương ứng với thời gian t năm kể từ
khi đưa đường vào khai thác.
4.4.
Thời điểm kết thúc quá trình chờ lún
Khi số liệu quan trắc
lún trên đoạn đường chờ lún cho thấy tốc độ lún thực trong 2 tháng liên tiếp
không vượt quá 5 mm/tháng và độ lún còn lại ΔS < [ΔS] (ΔS và [ΔS] xác định
như ở 4.3.2 và 4.3.1) thì lúc đó được xem là kết thúc quá trình chờ lún và đoạn
đường chờ lún phải được tu bổ, hoàn thiện các hạng mục công trình như thiết kế
ban đầu để được trở lại tình trạng quản lý khai thác bình thường như đối với
các đoạn đường khác trên toàn tuyến mà không phải tiếp tục tuân thủ các chỉ dẫn
kỹ thuật trong quy định này.
Thời điểm kết thúc quá
trình chờ lún và đưa đoạn đường chờ lún trở lại tình trạng quản lý khai thác
bình thường phải được cấp quản lý có thẩm quyền chấp thuận.
4.5.
Khuyến nghị về kết cấu mặt đường cho đoạn đường dự kiến có chờ lún
Đối với các đoạn đường
cao tốc và đường ô tô có tốc độ thiết kế lớn hơn 80 km/h nhưng dự kiến phải chờ
lún khi đưa vào khai thác thì có thể chưa làm lớp tạo nhám mà thay vào đó là việc
áp dụng tốc độ khai thác tạm như ở 4.2 để tránh
lãng phí do quá trình bù lún lên trên làm mất tác dụng của lớp tạo nhám. Lớp tạo
nhám sẽ được làm khi kết thúc quá trình chờ lún.
Trường hợp thiết kế tầng
mặt gồm nhiều lớp bê tông nhựa thì lớp bê tông nhựa trên cùng có thể làm sau
khi quá trình chờ lún kết thúc nếu kiểm toán cường độ kết cấu nền áo đường cho
thấy vẫn đảm bảo yêu cầu khai thác khi chưa có lớp bê tông nhựa này.
Đối với đường cấp IV trở
xuống có thiết kế tầng mặt bê tông nhựa nóng thì có thể chưa làm lớp bê tông nhựa
nóng mà thay vào đó là mặt đường láng nhựa (hoặc tầng mặt A2 khác) để tránh
lãng phí.
Ngoài ra không nên thiết
kế kết cấu mặt đường bê tông xi măng cho đoạn đường dự kiến có chờ lún vì việc
bù lún trên loại mặt đường này là rất khó khăn và phức tạp.
4.6.
Bố trí báo hiệu trên đoạn đường chờ lún
Tại hai đầu đoạn đường
chờ lún phải bố trí biển báo hiệu. Việc bố trí biển báo hiệu phải căn cứ tình
trạng cụ thể của đoạn đường và quy định của QCVN 41:2016/BGTVT để bố trí cho phù
hợp.
Đơn vị quản lý khai
thác đoạn đường chờ lún phải thường xuyên theo dõi tình trạng, điều kiện khai
thác của đoạn tuyến để kịp thời điều chỉnh, bổ sung biển báo hiệu cho phù hợp
(có thể bố trí biển số W.245 “Đi chậm”, biển số W.221 “Đường không bằng phẳng”,
biển số P.127 “Tốc độ tối đa cho phép” ...).
Kích thước, màu sắc và
quy cách của biển báo phải tuân thủ các quy định của QCVN
41:2016/BGTVT.
5. Nội
dung và yêu cầu đối với việc bù lún nền mặt đường và hệ thống thoát nước trên
đoạn đường chờ lún
Để
bảo đảm an toàn và êm thuận cho mọi phương tiện lưu thông qua đoạn đường chờ
lún với tốc độ khai thác tạm quy định tại 4.2, đơn vị quản lý khai thác cần thực
hiện các công việc sửa chữa dưới đây:
5.1.
Yêu cầu đối với việc bù lún và sửa chữa phần xe chạy (bao gồm cả mặt đường
trong phạm vi dải phân cách giữa)
Trong phạm vi đoạn đường
chờ lún, cao độ mặt đường thường xuyên bị hạ thấp hơn
so với cao độ thiết kế, do vậy việc bù lún ở đây không nhằm mục tiêu khôi phục
lại cao độ đúng bằng cao độ thiết kế (thực tế cũng không thể
luôn luôn bù đủ cao độ thiết kế) mà chỉ nhằm mục tiêu để mọi phương tiện có thể
lưu thông an toàn và tương đối êm thuận tương ứng với tốc độ khai thác tạm đã
quy định với các yêu cầu dưới đây:
5.1.1.
Các yếu tố mặt cắt dọc của đoạn đường chờ lún (độ dốc dọc lớn nhất, chiều dài dốc
tối thiểu, bán kính đường cong đứng lồi và lõm tối thiểu) có thể sai khác với
thiết kế của dự án nhưng luôn phải thỏa mãn các yêu cầu quy định ở TCVN
4054:2005 với đường ô tô và quy định ở TCVN 5729:2012 với đường cao tốc tương ứng
với tốc độ khai thác tạm quy định ở 4.2 dù diễn biến thực tế xảy ra như thế
nào.
5.1.2.
Trường hợp trên đường chờ lún xảy ra hiện tượng lún không đều (có đoạn lún nhiều
liền kề đoạn lún ít với chiều dài các đoạn dài ngắn khác nhau) thì để bảo đảm
êm thuận, có thể cho xử lý bằng cách vuốt nối tạo dốc dọc trên mặt đường phần
xe chạy với độ dốc dọc bằng 5 ‰ ÷ 7 ‰: áp dụng 5 ‰ khi tốc độ khai thác tạm quy
định là 80 km/h và áp dụng 7 ‰ khi tốc độ khai thác tạm từ 60 km/h trở xuống (vận
dụng theo quyết định số 3095/QĐ-BGTVT ngày 07/10/2013).
Điều này cũng có nghĩa
là trên các đoạn dốc dọc dài thỏa mãn 5.1.1 có thể cho tồn tại các đoạn dốc ngắn
cục bộ với độ dốc nhỏ (5 ‰ ÷ 7 ‰) như trên trong thời gian chờ lún.
5.1.3.
Tại chỗ tiếp giáp giữa đường với cầu (cống các loại) phải bù lún kịp thời,
không được để có bậc chênh lệch quá 20 mm nếu tốc độ khai thác ở đoạn đường chờ
lún quy định là 80 km/h và không quá 25 mm nếu tốc độ khai thác từ 60 km/h trở
xuống.
5.1.4.
Độ bằng phẳng của các đoạn đường chờ lún và của lớp bù lún mới rải thêm
Trong toàn phạm vi đoạn
đường chờ lún cần có biện pháp sửa chữa để đảm bảo độ bằng phẳng khi đo bằng
thước 3,0 m theo từng làn xe phải đạt mức trung bình đối với lớp dưới của tầng
mặt (xem mặt đường đoạn đường chờ lún chỉ là lớp dưới của tầng mặt sẽ được hoàn
thiện sau khi kết thúc chờ lún) theo quy định ở TCVN 8864:2011 , cụ thể là 100 %
số khe hở dưới thước 3,0 m không vượt quá 7 mm với mật
độ đo 50 m dài /1 vị trí đặt thước trên tất cả các làn xe.
Nếu đo độ bằng phẳng
theo chỉ số độ ghồ ghề quốc tế IRI thì trên các làn xe đều phải có IRI ở mức
trung bình theo quy định ở Bảng 1 của TCVN 8865:2011 tùy theo tốc độ khai thác
tạm quy định cho đoạn đường chờ lún.
Ngoài
ra, đo độ bằng phẳng theo phương vuông góc với tim đường (mật
độ đo 50 m dài /1 vị trí đặt thước) trên các làn xe không phát hiện vệt hằn
bánh xe sâu quá 25 mm.
5.1.5.
Độ nhám của lớp rải bù lún
Độ nhám xác định bằng
phương pháp rắc cát phải đạt yêu cầu ở Bảng 1 của TCVN 8866:2011 tùy theo tốc độ
khai thác tạm quy định cho đoạn đường chờ lún.
5.1.6.
Khi rải bù lún phải đặc biệt chú trọng yêu cầu đảm bảo độ dốc ngang
của phần xe chạy luôn đạt như thiết kế quy định (cả ở đoạn
thẳng và đoạn có đường cong nằm), chú ý rằng trên các đoạn đường nhiều làn xe
(bề rộng nền đường lớn) lại có chiều cao đắp trên đất yếu lớn
hay xảy ra hiện tượng lún võng giữa phần
xe chạy (do độ lún ở tim đường lớn hơn độ lún ở hai
bên mép nền đường) khiến cho khi mưa nước đọng lại ở các làn xe trong sát với
giải phân cách giữa gây tác hại xấu đến an toàn giao thông
và đến chất lượng của nền mặt đường.
5.2.
Yêu cầu về bù lún mặt đường dải dừng xe khẩn cấp của đường cao tốc và phần lề
gia cố dành cho xe thô sơ của đường ô tô cấp III trở lên trên đoạn đường chờ
lún.
Để đảm bảo an toàn cho
mọi phương tiện (đặc biệt là về ban đêm) nên rải bù lún sao cho không tạo thành
chênh lệch cao độ (bậc dọc) tại mép dọc tiếp giáp giữa phần xe chạy với dải dừng
xe khẩn cấp. Nếu có khó khăn thì có thể để bậc dọc chênh
cao lớn nhất đến 25 mm và khi rải bù lún phần xe chạy nên vuốt dốc ngang mép dọc
này ra phía ngoài dải dừng xe khẩn cấp nghiêng khoảng 30° để tăng an toàn cho
xe chạy.
5.3.
Yêu cầu về bù lún phần lề đất
5.3.1.
Lề đất có vai trò rất quan trọng về đảm bảo an toàn giao thông, đặc biệt là
trên đó có bố trí các công trình phòng hộ và dẫn hướng, do vậy việc bù lún lề đất
phải luôn đảm bảo cao độ mép trong của lề bằng với cao độ phần xe chạy (với đường
ô tô các cấp) và bằng với mép ngoài của làn dừng xe khẩn
cấp (với đường cao tốc), đồng thời độ dốc ngang ra phía ngoài của phần đắp bù
lún cũng phải bằng độ dốc ngang thiết kế và bề rộng lề phải luôn không được nhỏ
hơn bề rộng lề thiết kế.
Điều kiện tiên quyết để
bảo đảm khi đắp bù lún vẫn giữ được đủ bề rộng lề như trên yêu cầu đó là ngay từ
khi thiết kế và thi công nền đắp trên đất yếu đã phải tuân thủ đúng quy định ở mục
II.2.1 của 22 TCN 262 - 2000 về mặt cắt ngang đắp
phòng lún; cụ thể là ngay từ đầu đã phải đắp rộng
thêm bề rộng nền đường so với bề rộng thiết kế (Hình 3) một trị số bm
tính theo biểu thức sau:
trong đó:
Bm là bề rộng
nền đường phải đắp rộng thêm mỗi bên;
S là độ lún tổng cộng dự
báo;
1/m là độ dốc taluy nền
đắp thiết kế.
Hình 3 - Mặt cắt nền đắp
dự phòng lún
Nếu điều kiện tiên quyết
này không được tuân thủ ngay từ khi bắt đầu thực hiện dự án xây dựng đường thì
sẽ dẫn đến quá trình bù lún bề rộng lề đất bị thu hẹp do yêu cầu bảo đảm độ dốc
taluy đúng như thiết kế, thậm chí nếu chiều dày bù lún lớn có thể đoạn đường chờ
lún sẽ không còn lề đất.
5.3.2.
Trong trường hợp điều kiện tiên quyết trên không thỏa mãn (do thiết kế và thi
công chưa đề cập đến yếu tố đắp mở rộng nền phòng lún hoặc do ban đầu dự báo độ
lún tổng cộng không chính xác dẫn đến bề rộng đắp phòng lún không đủ so với độ
lún thực tế xảy ra ...) thì trên đoạn đường chờ lún có thể vận dụng giải pháp đắp
bằng vật liệu tốt (đất lẫn sỏi sạn, đá phong hóa...) để đắp bù lún lề đất với độ
dốc mái taluy lớn hơn độ dốc thiết kế (tham khảo Bảng 25 của
TCVN 4054:2005) kết hợp với đầm nén, vỗ mái ta lũy kỹ hoặc xếp đá gia cố taluy
có độ dốc 1:1 hoặc 1:0,75 trong phạm vi đắp bù để bảo đảm việc đắp bù lún lề đất
luôn đủ bề rộng như thiết kế (bề rộng lề đất của đường cao tốc tối thiểu phải bằng
0,75 m và của đường ô tô các cấp tối thiểu là 0,5 m)
5.3.3.
Đối với đường ô tô cấp IV trở xuống, phần lề gia cố ở đoạn đường chờ lún có thể
được tạm thời thay bằng đắp đất (chưa làm phần mặt gia cố) và
việc bù lún được thực hiện như chỉ dẫn ở 5.3.2 (xem như toàn bề rộng
lề đều đắp đất)
Phần lề gia cố này sẽ được
làm sau thời điểm kết thúc quá trình chờ lún đề cập ở 4.5.
5.4.
Thực hiện việc bù lún
Các công việc bù lún đề
cập ở 5.1, 5.2, 5.3 có thể được thực hiện từng đợt tùy theo diễn biến lún thực
tế.
5.4.1.
Tại chỗ tiếp giáp giữa đường với cầu và cống các loại phải kịp thời bù lún để
khắc phục bậc chênh lệch cao độ như yêu cầu ở 5.1.3.
Nếu
dự tính sau mỗi đợt rải bù lún đoạn đường này vẫn sẽ tiếp tục lún thì cao độ lớp
rải bù lún mỗi đợt tại chỗ tiếp giáp sẽ có thể cho cao hơn mố cầu (cống) 1,0 ÷
1,5 cm để giảm số đợt bù lún (kéo dài thời gian giữa hai đợt bù lún), hơn nữa lại
tăng được bề dày lớp bù lún (ở sát mố cầu bề dày có thể tới 3,0 ÷
4,0 cm) để thuận tiện cho việc lựa chọn cỡ hạt vật
liệu bù lún.
Chiều dài rải bù lún
trong trường hợp này nên bằng chiều dài đoạn gần mố cầu (cống) tối thiểu L1
(xem chú thích Bảng 1 nhưng khi cần bù lún gấp, chiều dài này có thể được xác định
bằng chiều dài vuốt nối tạo dốc từ 5 ‰ ÷ 7‰ với các điều kiện như ở 5.1.2 đã hướng dẫn.
5.4.2.
Đối với các đoạn đường chờ lún không thuộc phạm vi gần
cầu, cống đề cập ở 5.4.1 nếu diễn biến lún không làm thay đổi các yếu tố mặt cắt
dọc vượt quá yêu cầu đề cập ở 5.1.1 thì không cần thực hiện bù lún theo phương
dọc mà chỉ cần chú trọng bù lún theo phương ngang tức
là để bảo đảm giữ được độ dốc ngang của phần xe chạy như đề cập ở 5.1.6 và 5.2.
5.4.3.
Đối với các đoạn đường chờ lún có diễn biến lún làm thay đổi các yếu tố mặt cắt
dọc vượt quá yêu cầu đề cập ở 5.1.1 thì phải tiến hành đo đạc lại mặt cắt dọc
thực tế để thiết kế đường đỏ bù lún bảo đảm đạt các yêu cầu ở 5.1.1 với điều kiện
châm chước theo 5.1.2.
5.4.4.
Vật liệu và công nghệ thi công bù lún mặt đường và mặt lề gia cố (bao gồm cả mặt
dải dừng xe khẩn cấp và mặt dải phân cách giữa, nếu có)
5.4.4.1. Nên
dùng vật liệu bù lún là loại vật liệu làm các lớp mặt nói trên như mặt đường đã
được thi công trên đoạn đường chờ lún theo thiết kế đã được duyệt. Riêng trường
hợp mặt đường ở các bộ phận trên là mặt đường bê tông xi măng thì việc bù lún
phải được thực hiện bằng vật liệu và công nghệ đề cập ở 5.4.4.3.
5.4.4.2.
Công nghệ bù lún trên các lớp mặt có sử dụng nhựa
Tùy theo bề dày bù lún
yêu cầu có thể chọn loại bê tông nhựa nóng có cỡ hạt lớn nhất danh định khác
nhau từ cỡ 4,75 mm cho đến cỡ 12,5 mm theo TCVN 8819:2011 hoặc trong trường hợp
không có trạm trộn bê tông nhựa nóng thì có thể sử dụng công nghệ thi công nhựa
nguội tại hiện trường theo hướng dẫn ở 12.2.3.1 của TCCS 08:2014/TCĐBVN, trong
đó phải chú trọng khâu tưới dính bám trước khi rải bù lún. Tại các chỗ bề dày rải
bù lún dưới 3,0 cm có thể dùng cách láng nhựa 1 lớp hoặc 2 lớp (theo TCVN
8863:2011) hoặc láng nhựa bằng nhũ tương gốc a xít (theo TCVN 9505:2012 ).
5.4.4.3.
Công nghệ bù lún trên các lớp mặt bằng bê
tông xi măng
Không thể sử dụng hỗn hợp
bê tông xi măng để rải bù lún mà trong trường hợp này có thể
sử dụng hỗn hợp nhựa
nóng, hỗn hợp nhựa nguội hoặc các vật liệu thích hợp
khác để bù lún. Trước khi rải bù lún phải làm sạch
bụi bẩn (cạo, rửa, thổi cho thật sạch) bề mặt bê
tông xi măng. Sau đó phun lớp vật liệu dính bám (nhũ tương nhựa đường, nhựa lỏng...
) và rải vật liệu bù lún được lựa chọn (hỗn hợp nhựa nóng, hỗn hợp
nhựa nguội ...) theo các tiêu chuẩn thi công tương ứng hiện hành.
5.4.4.4.
Công nghệ bù lún trên các lớp mặt bằng vật
liệu hạt
Trong trường hợp này
nên dùng cấp phối đá dăm cỡ hạt danh định 19 mm (thích hợp cho rải bù vênh)
với công nghệ thi công theo TCVN 8859:2011 .
5.4.4.5.
Công nghệ bù lún lề đất
Ngoài các giải pháp xử
lý đã đề cập ở 5.3.2 việc thi công đắp bù lún lề đất vẫn phải tuân thủ các quy
định về loại đất đắp, độ chặt đầm nén và về cách thi công, nghiệm thu đắp theo
TCVN 9436:2012.
5.4.5.
Tổ chức giao thông và bố trí phòng hộ khi thi công bù lún
Tùy thuộc vào thời gian
thi công bù lún ngắn (không quá 24 h) hay dài (trên 24h), việc tổ chức giao
thông và bố trí phòng hộ khi thi công được thực hiện theo TCCS 14:2016/TCĐBVN
và các quy định hiện hành.
5.5.
Nội dung và yêu cầu đối với công việc sửa chữa, bù lún các công trình thoát nước
5.5.1.
Bù lún hệ thống thu nước mưa ở sát cạnh dải phân cách giữa về phía lưng các đoạn
đường cong có siêu cao
Hệ thống thoát nước tại
đây gồm các giếng thu nước từ các rãnh bê tông có nắp hoặc các cống ngầm và các
ống ngang ngầm để thoát nước ra ngoài taluy nền đường như đề cập ở 9.3.4 của
TCVN 5729:2012 và ở 9.2.2 của TCVN 4054:2005.
Trên đoạn đường chờ
lún, hệ thống này cũng lún theo nền mặt đường, do vậy gặp trường hợp nền mặt đường
không cần bù lún (như đề cập ở 5.4.2) thì chúng cũng không cần bù lún, nhưng ở
các đoạn phải bù lún mặt đường (trường hợp đề cập ở 5.4.3 và 5.1.6 thì cần phải
có biện pháp xử lý để sau khi bù lún mặt đường phần xe chạy tôn cao thêm không
lấp mất cửa giếng thu và/hoặc chắn mất các khe thoát nước xuống các rãnh có nắp.
5.5.1.1
Nếu cao độ bù lún cao hơn đáy cửa giếng thu hoặc khe thoát nước của rãnh có nắp
≤ 10 cm thì có thể áp dụng cách vuốt mép rải bù lún bằng hỗn hợp
bê tông nhựa
dốc về đáy giếng thu hoặc nắp rãnh thu nước với độ dốc 1:1
(phần vuốt dốc nghiêng này nằm trong phạm vi dải an toàn sát dải phân cách giữa).
Khi đó chưa cần xử lý
nâng cao cửa giếng thu hoặc bờ rãnh thu nước có nắp.
5.5.1.2
Trên các đoạn đường cong nằm cao độ mặt đường sau
bù lún cao hơn đáy cửa giếng thu hoặc nắp rãnh dọc 10
cm thì cần xem xét việc xây nâng cao cả bờ giếng
thu và bờ rãnh có nắp để bảo đảm việc thoát nước mặt đường phần xe chạy phía
lưng đường cong.
Trường hợp đoạn đường
cong lại có dốc dọc ≥ 2 % thì khi mưa nên quan sát kỹ tình hình thoát nước phần
xe chạy phía lưng đường cong, nếu nước tập trung về giếng
thu nào hoặc đoạn rãnh có nắp nào thì chỉ cần nâng
cao độ giếng thu hoặc bờ rãnh ở đoạn đó (thường là ở
đoạn phía cuối dốc); nếu nước tập trung về sát mép dải phân cách nhưng tự thoát
được theo dốc dọc thì trong thời gian chờ lún có thể chưa cần nâng cao độ cửa
giếng thu hoặc cao độ bờ rãnh chắn có nắp dọc dải phân cách giữa và sau khi kết
thúc thời gian chờ lún sẽ khảo sát kỹ tình trạng thoát nước để có giải pháp tu
bổ, sửa chữa hoàn thiện lại cả hệ thống.
5.5.2.
Sửa chữa các máng dốc nước đặt trên taluy nền đắp để thoát nước mưa từ mặt phần
xe chạy và phần lề gia cố xuống phía dưới chân nền đắp trên đoạn đường chờ lún.
Các máng dốc nước này
thường được bố trí theo mục 9.3.5 của TCVN 5729:2012 với đường cao tốc hoặc
theo mục 9.2.4 ở TCVN 4054:2005 với đường ô tô cấp I, cấp II nhằm không cho nước
mưa từ mặt đường chảy tràn trực tiếp xuống mái taluy nền đắp gây xói lở máng
taluy. Các máng dốc nước này thường bị nứt nẻ và hư hỏng nhất là ở đoạn cuối
máng tại vùng chân taluy do nền đắp bị lún gây ra (cả khi độ lún không quá lớn).
Nếu dự báo xác định được
đoạn đường phải chờ lún thì tốt nhất là tạm thời chưa xây hệ thống bờ chắn
nước trên nền gia cố và các máng dốc nói trên để sau
khi kết thúc quá trình chờ lún theo chỉ dẫn ở 4.4 mới xây dựng hoàn chỉnh
chúng. Nếu đã xây dựng chúng thì trong quá trình chờ lún chỉ cần áp dụng các giải
pháp sửa chữa tạm như trát vữa tạm chỗ bị nứt, vỡ để hạn chế nước thấm xuống nền
đất và taluy nền đắp. Khi kết thúc quá trình chờ lún mới tu bổ hoàn thiện.
5.5.3.
Sửa chữa các rãnh dọc dưới chân taluy nền đắp
Các rãnh này thường được
xây bằng đá hoặc bằng bê tông xi măng bố trí theo thiết kế
để ngăn nước từ nền mặt đường tuyến chính tràn vào khu dân cư ven đường hoặc
tràn xuống đường gom hay đường bên. Trên đoạn đường chờ
lún chúng dễ bị nứt vỡ khi chúng bị lún theo nền đắp trên đất yếu. Do vậy trong
thời gian chờ lún chưa nên xây kiên cố các rãnh
này mà thay bằng các rãnh đào tạm, đến khi kết thúc quá trình chờ lún như đề cập
ở 4.4 sẽ tiến hành xây dựng kiên cố. Với các rãnh đã xây bị nứt vỡ thì trong thời
gian chờ lún chỉ cần xử lý bằng cách trát trét vữa tạm thời.
5.5.4.
Sửa chữa các cống thoát nước qua đường trên đoạn đường chờ
lún
5.5.4.1.
Trường hợp đáy cống cùng với đáy bộ phận của cống ở thượng, hạ lưu cùng lún đều,
không phát hiện nứt vỡ thì trong thời gian chờ lún chỉ cần đào vét sâu thêm đáy
dòng chảy ở thượng và hạ lưu (đặc biệt là phía hạ lưu) để không bị bồi lấp và ứ
đọng nước. Nếu đáy cống bị lún nhiều thì có thể xây lát thêm một đoạn tạo dốc
phía thượng lưu và xây đá mương thoát phía hạ lưu.
5.5.4.2.
Nếu xảy ra lún không đều làm nứt vỡ
cống (thường nứt vỡ cửa cống thượng, hạ lưu) thì cần kịp thời
xây trát lại. Đặc biệt là nếu nứt thân cống (nứt vỡ
khe nối) thì phải kiểm định kỹ và có biện pháp sửa chữa không để nước từ trong
cống thấm chảy ra thân nền đắp gây xói dẫn đến sụt lún nền đắp
hai bên cống.
6. Nội
dung và yêu cầu xử lý (sửa chữa) các công trình an toàn phòng hộ, dẫn hướng và
báo hiệu trên đoạn đường chờ lún
6.1.
Yêu cầu chung
Trên đường chờ lún, tại
các đoạn phải bù lún (xem 5.4.1, 5.4.2 và 5.4.3), chiều cao các công trình
phòng hộ ở dải phân cách giữa hoặc ở lề đất (như lan
can phòng hộ bằng thép hình, bằng bê tông xi măng, bằng dây cáp,...), chiều cao
các cọc tiêu dẫn hướng, chiều cao các khung giá, cột hẫng lắp đặt các biển báo
hiệu và cả chiều cao các cột cây số,... đều có thể bị hạ thấp tương đối so với
mặt đường phần xe chạy được bù lún thường xuyên.
Để đảm bảo an toàn xe
chạy và cung cấp đầy đủ các thông tin, chỉ dẫn cho người sử dụng đường trên đường
chờ lún, cơ quan quản lý đường bộ (doanh nghiệp đầu tư và quản lý đoạn đường chờ
lún) và đơn vị quản lý khai thác cần áp dụng các giải pháp xử lý cơ bản dưới
đây:
6.1.1.
Giảm tốc độ khai thác quy định trên đoạn đường chờ lún như đề cập ở 4.2.
6.1.2.
Trên đoạn đường đắp trên đất yếu dự báo phải chờ lún nên thiết kế lắp đặt các
công trình phòng hộ, dẫn hướng và báo hiệu có chiều cao dự trữ (hoặc chiều cao
của kết cấu có thể điều chỉnh tăng thêm) để bù lún phía dưới sao cho luôn bảo đảm
tĩnh không trong phạm vi phần xe chạy, bảo đảm hạn chế sự cố khi xe mất lái đâm
va vào các công trình phòng hộ và bảo đảm lái xe vẫn tiếp nhận được đủ thông
tin chỉ dẫn cần thiết.
Chiều cao dự trữ để bù
lún ít nhất nên bằng độ lún còn lại ΔS kể từ khi đưa đường vào khai thác dự báo
theo tính toán lý thuyết và/hoặc theo đường cong quan trắc
lún thực trong quá trình xây dựng nền đắp trên đất yếu.
Độ lún còn lại ΔS kể từ
khi đưa đường vào khai thác ở đây cũng có thể xem là bắt đầu kể từ khi lắp đặt
các công trình nói trên cho đến t năm sau đó như đề cập ở 4.3.1, nhưng để
giảm thiểu việc sửa chữa có thể dự báo đến khi hoàn toàn tắt lún (đặc biệt là đối
với khung giá treo biển báo và các lan can phòng hộ loại khó sửa chữa).
Cách dự báo lún ΔS xem ở 8.3.3.
6.1.3.
Trên đoạn đường có bù lún nên tăng cường báo hiệu chỉ dẫn bằng vạch kẻ, ký hiệu
và chữ viết ngay trên mặt đường phần xe chạy (theo QCVN 41:2016/BGTVT).
6.2.
Nội dung và yêu cầu xử Iý (sửa chữa) các công trình an toàn phòng hộ và dẫn hướng
trên đoạn đường chờ lún.
6.2.1.
Lan can phòng hộ
6.2.1.1.
Lan can phòng hộ bằng thép hình tôn lượn sóng hoặc
phòng hộ cứng được bố trí theo quy định ở mục 11.1 của TCVN 5729:2012 hoặc mục
12.3.2 của TCVN 4054:2005 . Theo đó chiều cao từ mặt đường hoặc từ mặt lề lên đến
đỉnh cột lan can hoặc đỉnh tường cho phép trong phạm vi 70 ÷ 80 cm (tối thiểu
là 70 cm). Như vậy trong đoạn đường chờ lún nên sử dụng lan can hoặc tường có
chiều cao 80 cm sẽ có được một chiều cao dự trữ để bù
lún là 10 cm, có nghĩa là trong quá trình chờ lún, nếu độ lún còn lại không quá
10 cm thì đơn vị quản lý khai thác không cần phải nâng cao lan can hoặc tường
phòng hộ.
6.2.1.2.
Đối với tường phòng hộ cứng bằng bê tông xi măng bố trí ở dải phân cách giữa hoặc
ở lề đất (khi qua các đoạn nền đắp cao)
thì có thể nâng chiều cao tường lên cao hơn nữa để có đủ chiều
cao dự trữ bù lún phía dưới như đề cập ở 6.1.2.
Nếu nâng chiều cao tường lên 1,27 m như quy định ở mục 11.1.5 của TCVN
5729:2012 thì có thể kết hợp chống lóa mắt do pha đèn xe ngược chiều về ban đêm
đồng thời lại có một chiều cao dự trữ bù lún tới 57 cm.
6.2.1.3.
Khác với tường phòng hộ cứng hoặc lan can phòng hộ bằng thép hình (tôn 2 sóng,
tôn 3 sóng) luôn có một khoảng trống (hở) kể từ mép dưới của thanh tôn lượn
sóng đến mặt lề đất. Theo các tiêu chuẩn hiện hành (mục 11.1.5 TCVN 5729:2012 )
thì khoảng trống này không nên lớn hơn 50
cm để khi đâm va đầu xe con được cản lại không dễ lao ra ngoài phía lan can.
Như vậy việc bố trí lan can phòng hộ loại bằng thép hình ở đoạn đường chờ lún cần
được bảo đảm 2 điều kiện là: Chiều cao trên mặt lề (mặt dải phân cách giữa) tối
thiểu bằng 70 cm và khoảng trống dưới lan can tối
đa là 50 cm. Hai yêu cầu này phải được đảm bảo ở mọi lúc dù diễn biến lún và bù
lún thực tế xảy ra như thế nào. Do vậy nếu khi mới đưa đường vào khai thác đã thiết
kế lắp đặt lan can phòng hộ loại này có chiều cao lớn hơn 80 cm thì trong khoảng
thời gian chưa tiến hành đợt bù lún đầu tiên khoảng hở phía dưới sẽ lớn hơn 50
cm dẫn đến kém an toàn. Do vậy nếu dùng lan can tôn 2 sóng thì chiều cao lớn nhất
của lan can chỉ nên là 80 cm như đã đề cập ở 6.2.1.1.
Để có thể nâng cao chiều
cao lan can phòng hộ nhằm tăng chiều cao dự trữ bù lún phía dưới
nhưng vẫn bảo đảm khoảng trống phía dưới lan can sau bù lún không quá 50 cm, tại
đoạn đường chờ lún nên sử dụng loại lan can phòng hộ
tôn 3 sóng (chiều cao tiết diện tôn có thể từ 450 ÷ 500 mm) với chiều cao lan
can có thể tới 100 ÷ 105 cm để tạo ra một khoảng dự trữ bù lún phần dưới được tới
30 ÷ 35 cm.
Hiện ở các nước còn
dùng các loại lan can thép 3 sóng kèm theo thanh chắn phía trên đầu cột cao tới
130 cm kể từ mặt lề đến đỉnh cột. Nếu bố trí loại này ở đoạn đường chờ lún thì
cũng có thể tạo ra một chiều cao dự trữ để bù lún phía dưới lớn hơn.
6.2.2.
Cọc tiêu dẫn hướng
Cọc tiêu dẫn hướng được
bố trí theo 12.3.1 của TCVN 4054:2005 (cao trên vai đường 0,6 m), theo 11.2.1 của
TCVN 5729:2012 (cao trên vai đường 1,05 m) và theo điều 57, 58, 59 của QCVN
41:2016/BGTVT (cao trên vai đường có thể thay đổi 40 ÷ 70
cm). Như vậy trên đoạn đường chờ lún chiều cao cọc tiêu có thể tăng cao để dự
phòng bù lún như đề cập ở 6.1.2 tùy theo độ lún còn lại dự báo kể từ khi đưa đường
vào khai thác.
Trên cọc tiêu phải gắn
mắt phản quang hoặc có sơn phản quang theo các quy chuẩn và các
tiêu chuẩn hiện hành.
6.2.3.
Chiều cao khung giá treo biển báo hiệu
Trên đoạn đường chờ
lún, chiều cao khung giá treo biển báo hiệu phải được tăng cao để dự phòng bù
lún phần xe chạy phía dưới, cụ thể là: Kể từ cạnh
dưới của biển treo đến mặt đường phải bằng chiều cao tĩnh không quy định cộng
thêm chiều cao dự trữ bù lún xác định theo 6.1.2.
Chiều cao tĩnh không của
đường ô tô các cấp được quy định ở 4.10.2 của TCVN 4054:2005 và của đường cao tốc
được quy định ở 5.4 của TCVN 5729:2012 .
6.2.4.
Chiều cao đặt biển báo trên cột ở đoạn đường chờ lún
Chiều cao này phải tuân
thủ ở điều 22 của QCVN 41:2016/TCĐBVN nhưng trên đoạn đường chờ lún cũng nên
tăng chiều cao thêm để dự trữ bù lún như ở 6.2.3.
6.2.5.
Cột Km trên đoạn đường chờ lún
Cột Km đặt ở lề đường
hoặc đặt ở dải phân cách giữa có cấu tạo như ở Phụ lục I QCVN 41:2016/BGTVT
nhưng trên đoạn đường chờ lún nên tăng chiều cao phần đế thêm một chiều cao dự
trữ bù lún như đề cập ở 6.2.3 (trong khi vẫn giữ nguyên phần thân cột theo QCVN
41:2016/BGTVT).
6.2.6.
Chiều cao cột trụ đèn chiếu sáng
Trên đoạn đường chờ lún
nên thiết kế, bố trí chiều cao này có xét đến dự trữ bù
lún như đề cập ở 6.2.3.
7. Nội
dung và các yêu cầu xử lý (sửa chữa) hoàn thiện đoạn đường chờ lún khi kết thúc
quá trình chờ lún.
7.1.
Đo đạc, điều tra, đề xuất các giải pháp tu bổ, hoàn thiện đoạn đường chờ lún.
7.1.1.
Đo vẽ các yếu tố hình học
Tại thời điểm sắp kết
thúc quá trình chờ lún như đề cập ở 4.4,
đơn vị quản lý khai thác cần đo vẽ lại các yếu tố hình học thực tế của đoạn đường
chờ lún sau các đợt bù lún đã thực hiện trước đó.
7.1.1.1.
Đo kiểm tra lại các yếu tố bình đồ tuyến: Chỉ cần kiểm tra bán kính đường cong,
chiều dài đoạn chuyển tiếp, không cần vẽ bình đồ
7.1.1.2.
Đo và vẽ mặt cắt dọc với khoảng cách các điểm đo không lớn hơn 20 m; cũng nên
đo vẽ riêng theo tim mỗi phần xe chạy. Không cần đóng cọc mà chỉ cần đánh dấu
sơn trên mặt đường tại các điểm đo để đo tiếp mặt cắt ngang tại đó.
7.1.1.3.
Đo và vẽ mặt cắt ngang tại tất cả các điểm đã đo cao độ trên mặt cắt dọc: Phạm
vi đo vẽ mặt cắt ngang phải bao gồm phần lề,
mái taluy, rãnh dọc chân taluy và đường gom (nếu có).
7.1.2.
Điều tra hiện trạng các công trình thoát nước
Yêu cầu biết rõ độ lún
thực và tình trạng hư hỏng ở thời điểm kết thúc quá trình chờ lún của hệ thống
thoát nước mặt phần xe chạy ở các đoạn đường cong có siêu cao, các dốc nước đặt
trên taluy, các cống thoát nước qua đường (gồm cả bộ
phận thượng và hạ lưu cống) và các rãnh biên của đường gom (nếu có).
7.1.3.
Điều tra hiện trạng lún và hư hỏng các công trình an toàn phòng hộ, dẫn hướng
và báo hiệu (gồm cả vạch kẻ, báo hiệu bằng chữ viết trên mặt phần xe chạy).
7.1.4.
Điều tra hiện trạng kết cấu áo đường sau quá trình bù lún.
7.1.4.1.
Có thể dựa vào số liệu các đợt bù lún để báo cáo rõ bề dày và vật liệu các đợt
bù lún và tổng bề dày đã bù lún trong quá trình khai
thác đoạn đường bù lún. Nên khoan kiểm tra bề dày và tình trạng dính bám giữa
các đợt bù lún (khoan đại diện cho các đoạn có
quá trình bù lún thực tế khác nhau). Không nhất thiết phải điều tra và khoan xuống
kết cấu áo đường đã được xây dựng theo thiết kế.
7.1.4.2.
Đo lại độ nhám và độ bằng phẳng theo quy định ở TCVN 8866:2011 và TCVN
8865:2011.
7.2.
Đề xuất và thực hiện các giải pháp tu bổ và hoàn thiện.
7.2.1.
Tu bổ, hoàn thiện các yếu tố hình học của đoạn đường sắp kết thúc quá trình chờ
lún
7.2.1.1.
Phải tu bổ, sửa chữa các yếu tố hình học của đoạn đường chờ lún để đạt được các
chỉ tiêu quy định tương ứng với tốc độ thiết kế của dự án thay vì chỉ đang đảm
bảo tốc độ khai thác tạm như đề cập ở 4.2, trong đó chủ yếu là các yếu tố mặt cắt
dọc và mặt cắt ngang (độ dốc dọc, chiều dài dốc, đường cong đứng lồi hoặc lõm,
độ dốc ngang và siêu cao).
7.2.1.2.
Để thực hiện yêu cầu này, đơn vị quản lý khai thác đoạn đường chờ lún phải dựa
vào kết quả đo về các yếu tố hình học thực tế sau các đợt bù lún đã thực hiện
trước đó như đề cập ở 7.1.1 để thiết kế lại các yếu tố hình học, chủ yếu là các
yếu tố trên mặt cắt dọc và mặt cắt ngang. Đường đỏ thiết kế lại trên mặt cắt dọc
và mặt cắt ngang tốt nhất sao cho khối lượng tu bổ, sửa
chữa lại đoạn đường chờ lún lúc này sẽ là ít nhất nhưng vẫn đáp ứng các chỉ
tiêu quy định ở 7.2.1.1, tức là đường đỏ thiết kế lại không nhất thiết phải
trùng khớp với đường đỏ trong hồ sơ thiết kế ban đầu
của dự án mà chỉ cần thỏa mãn các chỉ tiêu thiết kế quy định ở TCVN 4054:2005
(đối với đường ô tô các cấp) hoặc quy định ở TCVN 5729:2012 (đối với đường cao
tốc).
Từ kết quả thiết kế lại
nói trên sẽ đưa ra được các yêu cầu tu bổ, hoàn thiện (bù lún và bù vênh)
tại từng mặt cắt ngang đã đo vẽ.
Chú ý rằng nếu việc thiết
kế lại các yếu tố hình học nếu có khác biệt với hồ sơ thiết kế ban đầu của dự
án thì dù đã đạt yêu cầu ở 7.2.1.1 thì đơn vị quản lý khai thác đoạn đường chờ
lún vẫn phải trình cấp có thẩm quyền phê duyệt lại trước khi thực hiện việc tu
bổ, hoàn thiện theo nội dung đã thiết kế lại đó.
Việc bù lún, bù vênh
theo đường đỏ thiết kế lại vẫn có thể áp dụng các giải pháp và công nghệ tùy trường
hợp như hướng dẫn ở 5.4.
7.2.2.
Đối với các công trình trong hệ thống thoát nước của đoạn đường chờ lún, thông
qua kết quả điều tra hiện trạng đề cập ở 7.1.2 có thể đề xuất và thực hiện các
giải pháp tu bổ, sửa chữa lần cuối theo hướng dẫn ở 5.5.
7.2.3.
Đối với các công trình an toàn phòng hộ, dẫn hướng và báo hiệu dựa vào kết quả điều
tra ở 7.1.3 để đề xuất và thực hiện các giải pháp sửa chữa lần cuối theo các hướng
dẫn ở 6.2.1, 6.2.2, 6.2.3, 6.2.4 và 6.2.5.
7.2.4.
Đối với kết cấu mặt đường, nếu kết quả đo lại độ bằng phẳng
và độ nhám của đoạn đường chờ lún không đạt yêu cầu tương thích với cấp hạng và
tốc độ khai thác của dự án thì cần báo cáo với cấp có thẩm quyền phê duyệt cho
rải thêm lớp hao mòn tạo phẳng, tạo nhám, đặc biệt là đối với các đoạn đường
cao tốc chờ lún chưa rải tạo nhám như hướng dẫn ở 4.5.
Về kết cấu, các lớp bù
lún được giữ nguyên như đã thực hiện các đợt bù lún trước đó nhưng số liệu điều
tra lại ở 7.1.4 được dùng để đưa vào hồ sơ đăng ký
cầu, đường khi bắt đầu đưa đoạn đường chờ lún vào khai thác bình thường.
7.3.
Lập hồ sơ đăng ký cầu đường sau khi tu bổ hoàn thiện đoạn đường chờ lún
Sau khi kết thúc quá
trình chờ lún và tu bổ, hoàn thiện xong lần cuối, đơn vị quản lý khai thác đoạn
đường chờ lún phải lập hồ sơ đăng ký cầu, đường cho đoạn đường này với các nội
dung theo quy định ở 4.2.4.1 của TCCS 07: 2013/TCĐBVN, trong đó phải có sơ đồ hệ
thống mốc cao độ dọc đoạn tuyến.
8. Các
yêu cầu về thu thập tài liệu ban đầu và quan trắc cập nhật số liệu lún trong thời
gian quản lý khai thác đoạn đường chờ lún
8.1.
Yêu cầu về thu thập tài liệu ban đầu
Để
có thể hoàn thành được nhiệm vụ quản lý khai thác đoạn đường chờ lún đã nêu ở
4.1, đơn vị quản lý khai thác trước hết phải thu thập và nhận bàn giao lại từ
các đơn vị thiết kế và thi công đoạn đường đó các tài liệu dưới đây:
8.1.1.
Hồ sơ thiết kế và hồ sơ hoàn công của đoạn đường chờ lún bao gồm đầy đủ các hạng
mục công trình và chi tiết các yếu tố hình học của đoạn đường. Trong đó đặc biệt
chú trọng hồ sơ thiết kế và thực thi xử lý nền đất yếu.
8.1.2.
Về xử lý nền đất yếu, đơn vị quản lý khai thác đoạn đường chờ lún cần nắm chắc
các thông tin dưới đây:
8.1.2.1.
Số liệu dự báo độ lún còn lại sau t năm (trị số ΔS đề cập ở 4.3.2) và cả độ lún
còn lại cho đến khi tắt lún hoàn toàn kể từ khi bắt đầu đưa đường vào khai thác
tạm. Các số liệu này phải do nhà thầu thi công và tư vấn giám sát thi công đoạn
đường chờ lún cung cấp (gồm cả số liệu dự báo theo tính toán thiết kế và số liệu
dự báo theo số liệu quan trắc trong quá trình thi công nền, mặt đường).
8.1.2.2.
Hệ thống mốc quan trắc lún (mốc cao độ và vị trí đặt các bàn đo lún đã được nhà
thầu chuyển lên định vị trên mặt đường) và chuỗi số liệu quan trắc lún thực
trong quá trình thi công, trong đó đặc biệt quan trọng là các số liệu quan trắc
lún kể từ sau khi dỡ tải (nếu có sử dụng giải pháp gia tải trước) và làm xong kết
cấu áo đường cũng như từ lúc làm xong mặt đường đến khi đưa đường vào khai
thác.
Chú ý rằng các điểm
quan trắc lún trong thời gian thi công đắp nền trên đất yếu chính là vị trí đầu
thanh thép thẳng đứng gắn với bàn đo lún đặt trên mặt nền
đất yếu (đáy nền đắp). Việc quan trắc lún của nền đường
trên đất yếu sẽ bị gián đoạn khi bắt đầu thi công kết cấu áo đường (lúc đó
thanh thép thẳng đứng và ống cách ly được gắn liền với bàn đo lún phía dưới sẽ
bị lấp đi để thi công áo đường). Do vậy, trước khi thi công lớp móng dưới cùng
của áo đường nhà thầu đã phải đo xác định được vị trí (tọa độ) của đầu thanh
thép đo lún để sau khi thi công xong các lớp áo đường có thể xác định lại (cắm
lại) các điểm đó trên mặt đường dùng
cho việc tiếp tục quan trắc lún tại đó. Kết quả
đo lún tại đây cho ta biết được tổng độ
lún của nền đất yếu do tác dụng của tổng tải trọng của nền mặt đường để so với
tổng độ lún dự báo theo thiết kế.
Việc xác định vị trí đầu
thanh thép đo lún trước khi thi công áo đường có thể thực hiện bằng máy kinh vĩ
để móc nối điểm đo lún với hai điểm cố định khác hoặc cũng có thể dùng
công nghệ GPS. Sau khi thi công xong áo đường
lại cắm (cố định) lại các điểm đo trên mặt đường bằng các đinh thép có mũi đóng
xuống mặt đường theo quy cách đề cập ở 8.2.3.
8.2.
Yêu cầu về việc quan trắc lún kể từ khi đưa đoạn đường chờ lún vào khai thác
8.2.1.
Đơn vị quản lý khai thác phải bố trí thêm các mặt cắt ngang quan trắc lún trên
đoạn đường chờ lún. Tùy chiều dài đoạn đường chờ lún, nên bố trí các mặt cắt
ngang đo lún với khoảng cách 50 ÷ 100 m dài /1 mặt cắt, trong đó bao gồm cả mặt
cắt quan trắc lún cũ đã được nhà thầu sử dụng từ khi thi công đắp nền đề cập ở
8.1.2.2. Tuy nhiên, tại các vị trí đặc trưng dưới đây trên đoạn đường chờ lún
phải có một mặt cắt đo lún:
a.
Tại cuối bản quá độ của đoạn đường 2 bên mố cầu (kể cả các cầu vượt) và các cống
chui, cống thoát nước có diễn biến lún đáng kể (với các cống chỉ cần bố trí một
mặt cắt ngang một bên cống);
b.
Tại lân cận điểm đầu và điểm cuối đoạn đường chờ lún (lân cận trong phạm vi 10
÷ 20 m);
c.
Tại lân cận khu vực quan sát thấy lún nhiều nhất.
8.2.2.
Trên mỗi mặt cắt phải cố định bằng đinh mũ có đánh dấu sơn các điểm quan trắc
lún tại tim đường và tại mép lề gia cố chỗ liền kề với mép lề đất. Với đường
cao tốc và đường nhiều làn xe nên bố trí
thêm điểm quan trắc tại tim mỗi làn xe.
8.2.3.
Đinh mũ cố định điểm đo lún bằng thép đường kính 15
mm đóng sâu vào mặt đường
hoặc mặt lề gia cố 10 cm. Bên lề đất đóng một cọc gỗ đường kính 7 cm dài 40 cm
để báo vị trí mặt cắt ngang quan trắc lún (vận dụng theo Phụ lục 1 quy trình khảo
sát đường ô tô 22 TCN 263 - 2000).
8.2.4.
Tần số quan trắc lún.
Tùy thực tế diễn biến
lún, tần số đo lún nên là 7 ngày đến 15 ngày /1 lần nhưng không
được quá 15 ngày /1 lần.
8.2.5.
Sai số và máy thủy bình đo lún.
8.2.5.1.
Yêu cầu sai số cho phép khi quan trắc lún là ± 2 mm
8.2.5.2.
Nên dùng máy cao đạc có mức độ chính xác cao và
dung mia Inva có gắn ông thủy để quan trắc lún
8.3.
Xử lý số liệu quan trắc lún
8.3.1.
Dựa vào chuỗi số liệu quan trắc lún thực kể từ khi làm xong mặt đường do nhà thầu
thi công bàn giao lại và số liệu quan trắc lún do đơn vị quản lý khai thác đoạn
đường chờ lún đề cập ở 8.2.1, trước hết cần vẽ đồ
thị độ lún S = f(t) như ở Hình 4.
Hình
4 - Đồ thị biểu diễn kết quả quan trắc lún thực theo thời gian S = f(t)
Trị số lún quan trắc ở
thời điểm ti là Si = So + si
Trên Hình 4, So
là độ lún thực đã quan trắc được ở thời điểm sát ngày bắt đầu đưa đường; vào
khai thác, tức là tổng độ lún thực đã xảy ra từ khi bắt đầu đắp nền đến khi đưa
đường vào khai thác (So chỉ có ở các mặt cắt quan trắc lún do nhà thầu
và tư vấn giám sát thi công đoạn đường chờ lún bàn giao lại đề
cập ở 8.1.2.1). Tại các mặt cắt quan trắc lún mới bố trí thêm trên đoạn đường
chờ lún đề cập ở 8.2.1. thì lấy So từ mặt
cắt quan trắc lún gần nhất đã thiết lập từ khi bắt đầu
đắp nền.
Cũng trên Hình 4, đoạn
(1) (đường cong vẽ nét liền) là đoạn đường cong nối các trị số lún quan trắc Si
= So + si do đơn vị quản lý khai thác
đoạn đường chờ lún đo được ở thời điểm ti kể từ khi đưa đường vào
khai thác.
Còn đoạn đường cong (2)
(vẽ nét đứt) là đoạn đường cong lún ngoại suy sau khi dự báo được trị
số độ lún cuối cùng S¥ (độ lún tổng
cộng kể từ khi bắt đầu
đắp nền đến khi tắt lún hoàn toàn).
Việc dự báo trị số lún
cuối cùng S¥ được tiến hành theo hướng dẫn ở 8.3.2.
8.3.2.
Dự báo tổng độ lún cuối cùng S¥
Dựa vào đoạn đường cong
quan trắc lún (đoạn (1) trên Hình 4) có thể sử dụng phương pháp Asaoka để dự
báo được độ lún cuối cùng (độ lún tổng cộng đến khi tắt lún) S¥
theo trình tự sau đây:
a.
Chia đoạn đường cong (1) theo các khoảng thời gian Δt bằng nhau tương ứng với
mỗi thời điểm khác nhau Δt sẽ có các trị số độ
lún S1, S2,…, Sn;
b.
Vẽ đồ thị có trục tung là trị số Si và trục
hoành là trị số độ lún ứng với thời điểm kề liền trước đó Si-1,
như ở Hình 5.
Chú ý là tốc độ lún
ngày càng giảm đi (tức là trị số Si luôn
luôn nhỏ hơn Si-1, do vậy các điểm có tọa độ (Si,
Si-1) luôn luôn nằm phía trên đường
phân giác (đường 45°) của hệ trục tọa độ như thấy ở trên Hình 5.
Hình
5 - Đồ thị Si = f(Si-1)
xuất phát từ số liệu quan trắc lún theo thời gian S = f(t) ở
Hình 4
c.
Nối các điểm có tọa độ (Si, Si-1)
bằng một đường thẳng sao cho đường thẳng gần đúng này đi sát các điểm đó nhất
(có thể sử dụng các phần mềm đơn giản trên máy tính để xác định đường thẳng).
Kéo dài đường thẳng gần đúng này để nó cắt đường phân giác của hệ tọa tại M. Tại
M ta có Si-1 = Si = SM, tức là tại M độ lún đo
lần sau vẫn bằng với độ lún đo lần trước (lúc đó xem như tắt
lún) và SM (độ lún tại M) chính là độ
lún cuối cùng S¥.
Để
dự báo được độ lún cuối cùng S¥ theo phương pháp vẽ đồ
thị nói trên nên có đủ chuỗi số liệu quan trắc lún ít nhất là 6 tháng kể từ khi
bắt đầu đưa đường vào khai thác nếu như trong 6 tháng đó diễn biến lún vẫn chưa
đến thời điểm kết thúc quá trình chờ lún đề cập ở mục 4.4.
Chia khoảng thời gian Δt
nên trùng với tần số quan trắc đề cập ở 8.2.4.
Ngoài phương pháp
Asaoka nêu trên, có thể áp dụng các phương pháp khác (nếu thấy là thích hợp) để
tính tổng độ lún cuối cùng S¥.
8.3.3.
Dự báo độ lún còn lại ΔS kể từ thời điểm n (là thời điểm vừa quan trắc lún gần
nhất như thể hiện tại Hình 4).
Độ lún còn lại được xác
định từ tổng độ lún cuối cùng S¥ theo biểu thức (2):
Trong đó Sn
là tổng độ lún thực quan trắc được ở thời điểm n (Hình 4), tức là độ lún đo được
sau thời gian tn kể từ khi đưa đường vào khai thác.
8.3.4.
Xác định quãng thời gian kể từ thời điểm n đến khi dự báo tắt lún (t¥
- tn)
Việc xác định (t¥
- tn) được thực hiện theo trình tự sau:
a.
Theo sổ quan trắc lún xác định tn là quãng thời gian kể từ khi đưa
đường vào khai thác (tức là ở Hình 4 từ t = 0) cho đến lần đo lún gần nhất vừa
thực hiện, đồng thời cũng xác định được độ lún tổng cộng thực đo được ở thời điểm
đó là Sn (Hình 4);
b.
Tính độ cố kết đạt được ở thời điểm tn theo biểu thức (3):
;
(3)
Trong đó S¥
đã dự báo được như ở 8.3.2.
c.
Từ trị số Un tính
được, theo Bảng 2 tra ngược ra được trị số nhân tố thời gian
tương ứng.
Bảng
2 - Độ cố kết đạt được tùy thuộc vào
nhân tố Tv, Uv=
f (T)
Tv
|
0,004
|
0,008
|
0,012
|
0,020
|
0,028
|
0,036
|
0,048
|
Uv
|
0,080
|
0,104
|
0,125
|
0,160
|
0,189
|
0,214
|
0,247
|
Tv
|
0,060
|
0,072
|
0,100
|
0,125
|
0,167
|
0,200
|
0,250
|
Uv
|
0,276
|
0,303
|
0,357
|
0,399
|
0,461
|
0,504
|
0,562
|
Tv
|
0,300
|
0,350
|
0,400
|
0,500
|
0,600
|
0,800
|
1,000
|
Uv
|
0,631
|
0,650
|
0,698
|
0,764
|
0,816
|
0,887
|
0,931
|
d.
Theo lý thuyết ta có:
Trong biểu thức (4) đã
biết tn và (tra
ngược ra từ Un) nên có thể tính ra được
, trong đó là hệ số cố
kết trung bình của nền đất yếu
trong khoảng thời gian tn khi nó chịu tải trọng đắp (tải
trọng nền mặt đường); còn H là chiều sâu thoát nước cố kết được xác định theo
22 TCN 262 - 2000. Tuy nhiên ở đây ta
không cần quan tâm xác định H mà chỉ cần tính ngược từ và
tn ra trị số .
e.
Cũng theo Bảng 2 ta có thể xác định được trị số nhân tố thời gian khi tắt lún
hoàn toàn là = 2,000 (tương ứng độ cố kết U¥
= 0,994). Cũng theo lý thuyết ta có:
|
(5)
|
Giả sử trong quãng thời
gian (t¥ - tn) hệ số cố kết trung bình của nền đất
yếu vẫn giữ như trong thời gian tn đã
xác định được ở trên (tức là vẫn
không thay đổi) ta
có thể lấy trị số xác định được ở bước e
thay vào biểu thức (5) để tính ra được t¥
là thời gian kể từ khi đưa đường vào khai thác đến khi tắt
lún.
f.
Biết t¥ và tn, ta có thể dự tính được
quãng thời gian kể từ khi thực hiện đo lún gần nhất
đến khi tắt lún hoàn toàn (t¥ - tn).
8.4.
Phân tích xác định thời điểm kết thúc quá trình chờ lún của đoạn đường chờ lún
8.4.1.
Dựa vào việc xử lý số liệu quan trắc lún đề cập ở 8.3, đơn vị quản lý khai thác
đoạn đường chờ lún cần phân tích xem tại thời điểm tn kể từ khi đưa
đường vào khai thác quá trình chờ lún đã kết thúc chưa. Việc phân tích này phải
dựa vào trị số độ lún còn lại ΔS dự báo theo các chỉ dẫn ở 8.3.3 và quãng thời
gian từ thời điểm n đến khi tắt lún xác định theo chỉ dẫn ở 8.3.4. Nếu thỏa mãn
đồng thời các điều kiện dưới đây thì quá trình chờ lún được xem là kết thúc.
a.
Nếu ΔS < [ΔS] với [ΔS] là độ lún cho phép
còn lại xác định như đề cập ở 4.3.1;
b.
Quãng thời gian kể từ thời điểm quan trắc lún lần gần nhất tn đến
khi dự báo tắt lún hoàn toàn t¥ - tn ≥ t với
t (năm) được xác định theo 4.3.1;
c.
Tốc độ lún thực quan trắc trong 2 tháng liên tiếp không vượt quá 5 mm/tháng.
8.4.2.
Trong trường hợp một trong ba điều kiện nói trên không thỏa mãn thì xem như quá
trình chờ lún chưa kết thúc. Khi đó đơn vị quản lý khai thác vẫn phải tiếp tục
quan trắc theo dõi lún và chưa được thực hiện các việc tu bổ,
hoàn thiện đề cập ở mục 7 cho đến khi đạt kết quả đủ 3 điều kiện đề cập ở mục
8.4.1.
8.4.3.
Nếu đạt đủ các điều kiện ở 8.4.1 thì đơn vị quản lý khai thác đoạn đường chờ
lún phải báo cáo cấp có thẩm quyền xin được tu bổ, sửa chữa hoàn thiện như đề cập
ở mục 7. Nếu được chấp thuận và sau khi thực hiện đầy đủ các công việc tu bổ, sửa
chữa ở mục 7 được nghiệm thu thì đơn vị quản lý khai thác làm thủ tục để xin kết
thúc quá trình chờ lún và bàn giao quản lý khai thác bình thường./.