Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 55/NQ-HĐND 2020 bê tông hóa đường giao thông nông thôn Tuyên Quang

Số hiệu: 55/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang Người ký: Phạm Thị Minh Xuân
Ngày ban hành: 20/11/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 55/NQ-HĐND

Tuyên Quang, ngày 20 tháng 11 năm 2020

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA ĐỀ ÁN BÊ TÔNG HÓA ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN VÀ XÂY DỰNG CẦU TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
KHÓA XVIII, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Căn cứ Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 120/2020/NQ-QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

Xét Tờ trình số 96/TTr-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua Đề án Bê tông hóa đường giao thông nông thôn và xây dựng cầu trên đường giao thông nông thôn, giai đoạn 2021 - 2025; Báo cáo thẩm tra số 123/BC-HĐND ngày 11 tháng 11 năm 2020 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án Bê tông hóa đường giao thông nông thôn và xây dựng cầu trên đường giao thông nông thôn, giai đoạn 2021 - 2025.

(Có Đề án kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này theo đúng quy định của pháp luật.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Nghị quyết này có hiệu lực từ khi được Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang khóa XVIII, kỳ họp chuyên đề thông qua ngày 12 tháng 11 năm 2020./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Các Văn phòng: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ;
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Tư pháp, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- Các Ban của HĐND tỉnh, Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- Các Văn phòng: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH tỉnh; HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Thường trực HĐND, UBND các xã, phường, thị trấn;
- Báo Tuyên Quang, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Công báo Tuyên Quang;
- Trang Thông tin điện tử HĐND tỉnh;
- Lưu: VT.
(T.Anh)

PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Thị Minh Xuân

 

ĐỀ ÁN

BÊ TÔNG HÓA ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN VÀ XÂY DỰNG CẦU TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 55/NQ-HĐND ngày 20 tháng 11 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang)

PHẦN I

SỰ CẦN THIẾT, CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ ÁN

I. Sự cần thiết

Tuyên Quang là tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, địa hình phức tạp, chiều dài đường giao thông nông thôn (sau đây viết tắt là GTNT) khá lớn, tuy đã được đầu tư theo các chương trình, đề án nhưng đến nay vẫn còn nhiều tuyến đường ở những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, đóng góp của người dân hạn chế, nguồn vật liệu không sẵn có chưa được cứng hóa; mặt khác nhiều tuyến đường đã được đầu tư nhưng với quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, hệ thống cầu và công trình thoát nước chưa hoàn chỉnh, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất và sinh hoạt của người dân; đặc biệt khi mưa, bão, thường xảy ra lũ ống, nước dâng cao, đường bị ngập úng không đi lại được, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.

Việc ban hành, thực hiện Đề án bê tông hóa đường GTNT và xây dựng cầu trên đường GTNT giai đoạn 2021 - 2025 là hết sức cần thiết, nhằm tăng cường kết nối hệ thống giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, sinh hoạt, bảo đảm giao thông vùng sâu, vùng xa; việc xây dựng các cầu trên đường GTNT nhằm kết nối các tuyến đường GTNT với các tuyến trục chính trên địa bàn, từng bước xóa bỏ các điểm cách trở do suối, ngòi, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại an toàn trong mùa mưa lũ và phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thương hàng hóa, kết nối liên vùng, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; từng bước hoàn thiện hệ thống GTNT tại địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; bảo đảm thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

II. Cơ sở pháp lý

- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008, Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

- Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15/02/2020 của Chính phủ Triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

- Nghị quyết số 120/2020/NQ-QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030.

- Quyết định số 1509/QĐ-BGTVT ngày 08/7/2011 của Bộ Giao thông Vận tải về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 22/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016 - 2025.

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

III. Phạm vi, đối tượng

1. Phạm vi

Xác định mục tiêu, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, nguồn lực đầu tư, cơ chế quản lý đầu tư và các giải pháp tiếp tục phát triển, hoàn thiện hệ thống đường GTNT giai đoạn 2021 - 2025 và xây dựng cầu trên đường GTNT giai đoạn 2021 - 2025 có tính đến giai đoạn 2026 - 2030.

2. Đối tượng

2.1. Đường GTNT: Thực hiện xây dựng đường GTNT đối với đường thôn và đường nội đồng (không bao gồm các tuyến đường thôn, đường nội đồng đã được thực hiện theo các chương trình, dự án trước).

2.2. Cầu trên đường GTNT: Xây dựng cầu trên các tuyến đường GTNT đối với đường thôn và đường nội đồng đã thực hiện ở các chương trình, đề án trước và tại đề án này.

PHẦN II

MỤC TIÊU, QUY MÔ VÀ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

- Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng, từng bước hoàn thiện hệ thống cầu trên đường GTNT; tiếp tục thực hiện chương trình bê tông hóa đường GTNT theo phương thức “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ” ở những nơi có đủ điều kiện thực hiện và đảm bảo chất lượng công trình, tạo thành phong trào sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân trong các thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh.

- Phát triển, hoàn thiện hệ thống GTNT đáp ứng nhu cầu đi lại thuận lợi, phục vụ sản xuất, đảm bảo lưu thông hàng hóa, góp phần giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Từ năm 2021 - 2025

a) Đường giao thông nông thôn: Phấn đấu thực hiện bê tông hóa ít nhất 1.080 km đường thôn và đường nội đồng, trong đó:

- Đường thôn: Bê tông hóa ít nhất 620 km, nâng tỷ lệ bê tông hóa đường thôn trên địa bàn toàn tỉnh sau khi thực hiện đề án này đạt trên 80%.

- Đường nội đồng: Bê tông hóa ít nhất 460 km, nâng tỷ lệ bê tông hóa đường nội đồng trên địa bàn toàn tỉnh sau khi thực hiện đề án này đạt trên 60%.

b) Cầu trên đường giao thông nông thôn: Xây dựng ít nhất 200 cầu.

Hằng năm căn cứ vào tiến độ thực hiện, nhu cầu cấp thiết của người dân và khả năng cân đối nguồn lực tài chính sẽ xem xét điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thực hiện.

2.2. Từ năm 2026 - 2030: Tiếp tục đầu tư xây dựng các cầu còn lại trên đường giao thông nông thôn theo đề án.

(Có biểu số 01, biểu số 02 kèm theo)

II. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật

1. Đối với đường giao thông nông thôn

Vận dụng lựa chọn quy mô theo Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, như sau:

1.1. Đường thôn: Theo đường cấp B (TCVN:10380 - 2014), các yếu tố kỹ thuật chủ yếu như sau:

- Chiều rộng nền đường Bnền= 5,0m, mặt đường Bmặt= 3,5m.

- Kết cấu mặt đường: Bê tông xi măng mác 250, chiều dày 18,0cm.

- Lắp đặt hệ thống cống thoát nước tại các vị trí phù hợp.

1.2. Đường nội đồng: Thực hiện theo quy mô đường giao thông nội đồng tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện giai đoạn 2016 - 2020, các yếu tố kỹ thuật chủ yếu như sau:

- Chiều rộng nền đường Bnền= 5,0m, mặt đường Bmặt= 3,0m.

- Kết cấu mặt đường: Bê tông xi măng mác 250, chiều dày 16,0cm.

- Lắp đặt hệ thống cống thoát nước tại các vị trí phù hợp.

Lưu ý: Đối với những tuyến đường có vị trí quan trọng với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, kết nối vận chuyển hàng hóa, hành khách từ hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện đến trung tâm xã, nếu có đủ mặt bằng để mở rộng nền đường thì khuyến khích sử dụng quy mô (nền, mặt đường) lớn hơn khi được sự đồng thuận của nhân dân và trên cơ sở đề nghị của UBND các huyện, thành phố.

2. Đối với cầu trên đường giao thông nông thôn

Thực hiện phương án xây dựng cầu bê tông cốt thép với các thông số kỹ thuật chủ yếu như sau:

- Chiều dài nhịp lựa chọn 02 định hình chung là L = 8,0m và L = 12,0m.

- Tải trọng thiết kế: 0,65HL93.

- Chiều rộng mặt cầu rộng 4,0m, trong đó: Phần xe chạy rộng 3,5m, lan can hai bên rộng 0,25m x 2 = 0,5m.

- Mố cầu có cấu tạo bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ. Việc xử lý nền móng công trình sẽ căn cứ vào kết quả khảo sát địa chất, thủy văn,… và tính toán cụ thể đối với từng vị trí cầu để đưa ra phương án xử lý phù hợp đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng.

- Dầm cầu bằng bê tông cốt thép dự ứng lực đúc sẵn, áp dụng công nghệ bê tông cường độ cao, siêu tính năng UHPC.

- Đường dẫn 2 đầu cầu kết nối với hệ thống đường đã có được ưu tiên đầu tư cùng với công trình cầu để đảm bảo khi làm xong cầu là đi lại được ngay. Quy mô đường dẫn là Bnền= 5,0m, Bmặt= 3,5m, kết cấu là đường đất hoặc cấp phối sỏi sạn, trong đó căn cứ vào thực tế kết nối với đường hiện có đầu tư mặt đường bê tông xi măng dài tối thiểu 15,0m tính từ đuôi mố mỗi bên, chiều rộng mặt đường Bmặt= 3,5m, chiều dày 18,0cm.

III. Phương thức thực hiện

1. Đối với đường giao thông nông thôn: Thực hiện theo phương thức “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”

- Nhà nước hỗ trợ: Xi măng, ống cống và chi phí vận chuyển, bốc xếp đến địa điểm thi công gần nhất ô tô có thể đến được; kinh phí thuê máy trộn bê tông: 20 triệu đồng/km đối với đường thôn, 15 triệu đồng/km đối với đường nội đồng (Kinh phí trên đã bao gồm: Cung cấp và vận chuyển máy đến chân công trình; chi phí nhiên liệu để vận hành máy trong quá trình thi công; chi phí nhân công vận hành máy); kinh phí cho công tác quản lý 02 triệu đồng/km

- Đóng góp của nhân dân: Tự nguyện hiến đất và giải phóng mặt bằng; đóng góp ngày công lao động, máy, thiết bị phục vụ thi công, vật tư, vật liệu và tự tổ chức thi công công trình đảm bảo chất lượng.

- Điều kiện đầu tư: Nhân dân tự nguyện hiến đất và giải phóng mặt bằng trong phạm vi thi công đường; đồng thời khảo sát từng tuyến đường, tính toán, thống nhất đóng góp ngày công lao động, máy, thiết bị phục vụ thi công, vật tư, vật liệu và tự tổ chức thi công công trình đảm bảo chất lượng (thống nhất bằng biên bản họp thôn, tổ dân phố).

2. Đối với cầu trên đường giao thông nông thôn

- Nhà nước: Đầu tư 100% kinh phí đầu tư xây dựng.

- Nhân dân: Tự nguyện giải phóng mặt bằng phạm vi xây dựng cầu và đường dẫn, đường kết nối.

- Điều kiện đầu tư: Nhân dân tự nguyện giải phóng mặt bằng phạm vi xây dựng cầu và đường dẫn, đường kết nối (thống nhất bằng biên bản họp thôn, tổ dân phố).

IV. Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí Nhà nước thực hiện dự kiến đối với xây dựng đường GTNT và cầu trên đường GTNT giai đoạn 2021 - 2025 là 788,0 tỷ đồng; giai đoạn 2026 -2030 tiếp tục đầu tư xây dựng cầu trên đường GTNT với kinh phí là 364,25 tỷ đồng, trong đó:

1. Giai đoạn 2021 - 2025

1.1. Đường giao thông nông thôn: Phấn đấu thực hiện bê tông hóa trên 1.080,0 km đường thôn và đường nội đồng đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định, với tổng kinh phí Nhà nước thực hiện dự kiến là 318,0 tỷ đồng, trong đó:

- Đường thôn: 620km, với tổng kinh phí Nhà nước thực hiện dự kiến là 620,0 km x 0,8 tỷ/km x 40% = 198,4 tỷ đồng.

- Đường nội đồng: 460,0 km, với tổng kinh phí Nhà nước thực hiện dự kiến là 460,0 km x 0,65 tỷ/km x 40% = 119,6 tỷ đồng.

1.2. Cầu trên đường giao thông nông thôn: Xây dựng ít nhất 200 cầu, với tổng kinh phí Nhà nước thực hiện dự kiến là 200 cầu x 2,350 tỷ/cầu = 470,0 tỷ đồng (tính bình quân cho 02 loại cầu L = 8,0m và L = 12,0m).

2. Giai đoạn 2026 - 2030

Tiếp tục đầu tư xây dựng các cầu còn lại theo đề án phê duyệt, với tổng kinh phí Nhà nước thực hiện dự kiến là 155 cầu x 2,350 tỷ/cầu = 364,25 tỷ đồng (tính bình quân cho 02 loại cầu L = 8,0m và L = 12,0m).

(Có biểu số 01, biểu số 02 kèm theo)

* Ghi chú:

- Kinh phí Nhà nước thực hiện đối với 1,0km đường thôn và đường nội đồng là khái toán bình quân trên địa bàn toàn tỉnh, kinh phí chính xác để thực hiện nghiệm thu, thanh quyết toán trên cơ sở kết quả tổ chức lựa chọn đơn vị cung ứng xi măng, ống cống và thanh toán các chi phí trong quá trình tổ chức thực hiện (kinh phí thuê máy trộn bê tông và kinh phí cho công tác quản lý).

- Kinh phí để đầu tư xây dựng 01 cầu nêu trên là khái toán được tính toán trên cơ sở các thông số, giải pháp kỹ thuật chủ yếu xây dựng cầu, kinh phí chính xác sẽ được xác định khi đề án được phê duyệt và triển khai khảo sát hiện trường đưa ra phương án thiết kế chi tiết của công trình cầu.

3. Nguồn vốn thực hiện

Nguồn vốn thực hiện Đề án được bố trí từ nguồn ngân sách Nhà nước; huy động nguồn lực trong nhân dân và các nguồn vốn hợp pháp khác; khuyến khích sự tham gia xây dựng đường GTNT của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cá nhân.

V. Quản lý đầu tư

1. Chủ đầu tư:

- Đường giao thông nông thôn: UBND các huyện, thành phố thực hiện lựa chọn nhà thầu cung ứng xi măng, ống cống.

- Cầu trên đường giao thông nông thôn: Sở Giao thông Vận tải.

2. Thủ tục đầu tư, nghiệm thu và thanh, quyết toán công trình

- Lập thủ tục đầu tư: Theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Nghiệm thu, thanh, quyết toán:

+ Đường GTNT: Theo hướng dẫn của Sở Tài chính.

+ Cầu trên đường GTNT: Theo quy định của pháp luật hiện hành.

3. Thiết kế mẫu và kỹ thuật, trình tự thi công đường bê tông nông thôn và xây dựng cầu trên đường giao thông nông thôn

- Đường GTNT: Theo hướng dẫn của Sở Giao thông Vận tải.

- Cầu trên đường GTNT: Thực hiện lập, phê duyệt thiết kế mẫu định hình và triển khai đầu tư xây dựng cầu theo quy định.

PHẦN III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

I. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp

- Tiếp tục quán triệt, thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII.

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã, thôn, tổ dân phố trong xây dựng đường GTNT và cầu trên đường GTNT.

- Tăng cường sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện; kiểm tra giám sát, đôn đốc, hướng dẫn trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng đường GTNT và cầu trên đường GTNT.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông vận tải, về giải pháp khuyến khích đầu tư xây dựng đường GTNT theo phương thức “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”; vận động nhân dân tham gia vào xây dựng đường GTNT và cầu trên đường GTNT, tự nguyện hiến đất, đóng góp vật liệu, ngày công lao động...

II. Tăng cường công tác tuyên truyền

- Thông qua nhiều hình thức phổ biến, tuyên truyền Đề án đến các tầng lớp nhân dân, coi trọng tuyên truyền trên báo chí, trên hệ thống loa truyền thanh tại các cuộc họp thôn, tổ dân phố.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân nắm, hiểu rõ chủ trương, mục đích, hiệu quả và ý nghĩa của đề án và giải pháp thực hiện; đồng thời hiểu rõ trách nhiệm của bản thân, gia đình trong quá trình tổ chức thực hiện xây dựng đường GTNT và cầu trên đường GTNT; từ đó, tạo sự đồng thuận và phong trào sâu rộng xây dựng đường GTNT và cầu trên đường GTNT trong đoàn viên, hội viên và nhân dân.

III. Bảo đảm nguồn lực tài chính và nhân lực

- Hàng năm UBND tỉnh xây dựng kế hoạch, cân đối bố trí kinh phí thực hiện Đề án, trình cấp thẩm quyền phê duyệt để thực hiện.

- Tăng cường năng lực cho cán bộ trực tiếp quản lý giao thông nông thôn, có chương trình đào tạo, tập huấn định kỳ cho cán bộ quản lý giao thông nông thôn các cấp.

IV. Về bảo trì hệ thống đường GTNT

- Từng bước bố trí các nguồn vốn để bảo trì hệ thống đường GTNT và cầu trên đường GTNT. Thành lập các Tổ tự quản, xây dựng các quy định, quy chế cụ thể, tạo lập thói quen quản lý, bảo trì đường GTNT và cầu trên đường GTNT.

- Xã hội hóa công tác quản lý, bảo trì đường GTNT và cầu trên đường GTNT: Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp... tham gia công tác bảo trì trên địa bàn.

V. Về đảm bảo an toàn giao thông trên đường GTNT

- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông khi tham gia giao thông.

- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn đảm bảo an toàn giao thông và hành lang an toàn đường bộ. Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe, quản lý người điều khiển phương tiện vận tải, chất lượng kiểm định và quản lý phương tiện cơ giới khu vực nông thôn.

- Đẩy mạnh việc kiểm tra, xử lý vi phạm xe ô tô chở hàng quá tải, tập trung kiểm tra lưu động, kiểm tra và xử lý ngay nơi xuất phát hoặc gần khu vực kho, bến bãi, mỏ vật liệu, nơi tập kết hàng hóa lên xe ô tô.

- Tổ chức, quản lý các loại hình vận tải hành khách, hàng hoá và phương tiện vận tải phù hợp với điều kiện địa phương vào hoạt động khai thác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao thương hàng hóa, vận chuyển hành khách khu vực nông thôn...

VI. Về bảo vệ môi trường

- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Nâng cao chất lượng giám sát và quản lý bảo vệ môi trường thực hiện đánh giá những ảnh hưởng của Đề án đến môi trường; giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện các dự án nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

- Các công trình giao thông nông thôn và phương tiện vận tải hoạt động khu vực nông thôn phải có tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng phù hợp với các yêu cầu về bảo vệ môi trường; đánh giá và có giải pháp đối với khu vực có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở cao.

PHẦN IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Thành lập Ban Chỉ đạo các cấp

1. Cấp tỉnh

Trưởng ban là Lãnh đạo UBND tỉnh; thành viên gồm Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Giao thông vận tải; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành, đơn vị liên quan; mời Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Mặt trận Tổ quốc và các Tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tham gia Ban Chỉ đạo; thường trực là Sở Giao thông vận tải. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ:

- Giúp UBND tỉnh triển khai thực hiện Đề án.

- Hướng dẫn đôn đốc, kiểm tra thực hiện Đề án trên địa bàn các huyện, thành phố.

- Sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án từng năm, cả giai đoạn trên địa bàn tỉnh.

2. Cấp huyện, thành phố

Trưởng Ban là đồng chí Chủ tịch UBND huyện, thành phố; thành viên gồm lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn, các cơ quan liên quan (do Chủ tịch UBND huyện, thành phố quyết định); thường trực là Phòng Kinh tế và Hạ tầng của huyện hoặc Phòng Quản lý đô thị của thành phố. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ:

- Giúp UBND huyện, thành phố triển khai thực hiện Đề án.

- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án từng năm, cả giai đoạn trên địa bàn.

3. Cấp xã và thôn, tổ dân phố

Do đồng chí Chủ tịch UBND xã, phường, Trưởng thôn, tổ dân phố làm trưởng ban, thành viên là đại diện Trưởng ban công tác Mặt trận, Trưởng các tổ chức chính trị - xã hội và các bộ phận chuyên môn (cơ cấu, số lượng thành viên do xã, phường, thị trấn và thôn, tổ dân phố quyết định). Ban chỉ đạo có nhiệm vụ triển khai, chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án trên địa bàn; phổ biến, tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Đề án.

II. Trách nhiệm của các ngành, các cấp

1. Sở Giao thông vận tải

- Là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo của tỉnh, chủ trì, tham mưu giúp Ban Chỉ đạo tỉnh và UBND tỉnh triển khai Đề án; kiểm tra, hướng dẫn UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các đơn vị liên quan tổ chức, triển khai thực hiện; tổng hợp kết quả thực hiện; đề xuất các giải pháp kịp thời nhằm xử lý các vướng mắc trong quá trình tổ chức, triển khai Đề án.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính và các ngành, đơn vị chức năng có liên quan tổng hợp, đề xuất phân bổ nguồn vốn hỗ trợ xây dựng đường GTNT và đầu tư xây dựng cầu trên đường GTNT. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, rà soát, thẩm định và đề xuất danh mục, kế hoạch thực hiện hàng năm.

- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật, quy trình tổ chức thi công đường GTNT, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các tổ chức có liên quan xây dựng các tuyến đường GTNT.

- Lập, trình UBND tỉnh mẫu thiết kế định hình cầu trên đường GTNT. Chủ trì thực hiện việc triển khai dự án đầu tư xây dựng cầu trên đường GTNT.

- Kiểm tra, đôn đốc, theo dõi và tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện Đề án theo quý, 06 tháng, hàng năm và đột xuất khi cần thiết với Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh. Tham mưu tổ chức sơ kết, tổng kết; đề xuất giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải và các ngành, đơn vị liên quan lập kế hoạch đầu tư xây dựng cầu trên đường GTNT, hỗ trợ xây dựng đường GTNT, trình UBND tỉnh quyết định.

- Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện Đề án.

- Rà soát, tổng hợp trình UBND tỉnh quyết định danh mục, nguồn kinh phí đầu tư cho từng huyện, thành phố.

3. Sở Tài chính

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải và các ngành, đơn vị liên quan lập kế hoạch bố trí nguồn vốn ngân sách hằng năm để đầu tư các dự án xây dựng cầu trên đường GTNT, hỗ trợ xây dựng đường GTNT.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải lồng ghép nguồn vốn sự nghiệp kinh tế để thực hiện đầu tư xây dựng cầu trên đường GTNT, hỗ trợ xây dựng đường GTNT.

- Chủ trì thực hiện việc hướng dẫn các huyện, thành phố về công tác nghiệm thu, thanh, quyết toán; kiểm tra, giám sát công tác thanh, quyết toán kinh phí do tỉnh hỗ trợ theo quy định hiện hành.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường: Hướng dẫn thủ tục liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng trong xây dựng đường GTNT, cầu trên đường GTNT và công tác bảo vệ môi trường.

5. Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ phối hợp thực hiện việc hướng dẫn, tập huấn triển khai áp dụng và kiểm tra, giám sát công tác nghiệm thu, thanh, quyết toán và các công tác khác có liên quan theo quy định.

6. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp: Phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, các ngành để tổ chức phổ biến, tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Đề án này; coi đây là một nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng của giai đoạn 2021 - 2025.

7. UBND huyện, thành phố

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả đề án này và chịu trách nhiệm về việc đề xuất kế hoạch xây dựng đường GTNT và cầu trên đường GTNT thuộc địa bàn quản lý.

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện quản lý, lựa chọn nhà thầu cung ứng xi măng, ống cống và giám sát chất lượng thi công công trình; nghiệm thu các tuyến đường đã được xây dựng kịp thời, đúng quy định.

- Tổ chức quyết toán kinh phí hỗ trợ xi măng, ống cống và các nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh đảm bảo theo quy định; định kỳ báo cáo tình hình và kết quả thực hiện về Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

8. UBND cấp xã và thôn, tổ dân phố

- Đề xuất kế hoạch xây dựng đường GTNT và cầu trên đường GTNT trên địa bàn, trong đó cần ưu tiên công trình thực sự cần thiết, được sự đồng thuận của nhân dân, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao... Tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt theo đúng quy định.

- Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực thực hiện chủ trương bê tông hoá hoá đường GTNT và xây dựng cầu trên đường GTNT; vận động nhân dân tự nguyện giải phóng mặt bằng phạm vi xây dựng đường, phạm vi xây dựng cầu và đường dẫn hai đầu cầu và đường kết nối; tự nguyện đóng góp ngày công lao động, máy, thiết bị phục vụ thi công, vật tư, vật liệu và tự tổ chức thi công, giám sát công trình đảm bảo chất lượng; quản lý, bảo vệ và khai thác sử dụng đường và công trình cầu trên đường GTNT.

- Triển khai, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và quản lý chặt chẽ việc xây dựng bê tông hoá đường GTNT trên địa bàn.

- Tổ chức nghiệm thu, bàn giao các tuyến đường đã xây dựng xong cho thôn, tổ dân phố quản lý, khai thác sử dụng và bảo trì; quyết toán khối lượng xi măng, ống cống và nguồn kinh phí được tỉnh hỗ trợ với UBND các huyện, thành phố.

- Báo cáo UBND các huyện, thành phố về tình hình và kết quả thực hiện bê tông hoá đường GTNT trên địa bàn.

 

KẾ HOẠCH BÊ TÔNG HÓA ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG, GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Biểu kèm theo Đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn và xây dựng cầu trên đường giao thông nông thôn )

Biểu 01

TT

Hạng mục công việc

Đơn vị

Nhu cầu đầu tư theo đề nghị của các huyện, TP

Chiều dài thực hiện theo đề án (Km)

Khái toán kinh phí (triệu đồng/ Km)

Thành tiền (triệu đồng)

Phân kỳ đầu tư (Triệu đồng)

Ghi chú

Tổng số

Phân kỳ đầu tư

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng cộng

Ngân sách nhà nước

Nhân dân đóng góp

Ngân sách nhà nước

Nhân dân đóng góp

Ngân sách nhà nước

Nhân dân đóng góp

Ngân sách nhà nước

Nhân dân đóng góp

Ngân sách nhà nước

Nhân dân đóng góp

Ngân sách nhà nước

Nhân dân đóng góp

 

TỔNG SỐ

 

1.182,10

1.080

222,88

227,00

228,78

209,00

192,74

 

795.321,81

318.128,72

477.193,08

64.435,40

96.653,10

66.580,00

99.870,00

67.042,80

100.564,20

62.020,00

93.030,00

58.050,52

87.075,78

 

 

CHI TIẾT

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Đường thôn

 

620

620

108,11

126,00

126,00

128,00

132,29

 

496.320,80

198.528,32

297.792,48

34.595,20

51.892,80

40.320,00

60.480,00

40.320,00

60.480,00

40.960,00

61.440,00

42.333,12

63.499,68

 

1

Huyện Chiêm Hóa

Km

59,89

59,89

12,00

12,00

12,00

12,00

11,89

800

47.910,40

19.164,16

28.746,24

3.840,00

5.760,00

3.840,00

5.760,00

3.840,00

5.760,00

3.840,00

5.760,00

3.804,16

5.706,24

 

2

Huyện Na Hang

Km

7,11

7,11

7,11

-

-

-

-

800

5.688,00

2.275,20

3.412,80

2.275,20

3.412,80

-

-

-

-

-

-

-

-

 

3

Huyện Lâm Bình

Km

4,50

4,50

4,50

-

-

-

-

800

3.600,00

1.440,00

2.160,00

1.440,00

2.160,00

-

-

-

-

-

-

-

-

 

4

Huyện Hàm Yên

Km

167,07

167,07

32,75

33,00

33,00

34,00

34,32

800

133.658,40

53.463,36

80.195,04

10.480,00

15.720,00

10.560,00

15.840,00

10.560,00

15.840,00

10.880,00

16.320,00

10.983,36

16.475,04

 

5

Huyện Yên Sơn

Km

228,19

228,19

33,00

48,00

48,00

48,00

51,19

800

182.549,60

73.019,84

109.529,76

10.560,00

15.840,00

15.360,00

23.040,00

15.360,00

23.040,00

15.360,00

23.040,00

16.379,84

24.569,76

 

6

Huyện Sơn Dương

Km

152,89

152,89

18,00

33,00

33,00

34,00

34,89

800

122.314,40

48.925,76

73.388,64

5.760,00

8.640,00

10.560,00

15.840,00

10.560,00

15.840,00

10.880,00

16.320,00

11.165,76

16.748,64

 

7

TP. Tuyên Quang

Km

0,75

0,75

0,75

-

-

-

-

800

600,00

240,00

360,00

240,00

360,00

-

-

-

-

-

-

-

-

 

II

Đường nội đồng

 

561,70

460,00

114,77

101,00

102,78

81,00

60,45

 

299.001,01

119.600,40

179.400,60

29.840,20

44.760,30

26.260,00

39.390,00

26.722,80

40.084,20

21.060,00

31.590,00

15.717,40

23.576,10

 

1

Huyện Chiêm Hóa

Km

139,94

111,14

28,00

20,00

21,00

21,00

21,14

650

72.239,16

28.895,66

43.343,50

7.280,00

10.920,00

5.200,00

7.800,00

5.460,00

8.190,00

5.460,00

8.190,00

5.495,66

8.243,50

 

2

Huyện Na Hang

Km

29,65

29,65

10,00

10,00

9,65

-

-

650

19.272,50

7.709,00

11.563,50

2.600,00

3.900,00

2.600,00

3.900,00

2.509,00

3.763,50

-

-

-

-

 

3

Huyện Lâm Bình

Km

36,13

36,13

12,00

12,00

12,13

-

-

650

23.484,50

9.393,80

14.090,70

3.120,00

4.680,00

3.120,00

4.680,00

3.153,80

4.730,70

-

-

-

-

 

4

Huyện Hàm Yên

Km

73,09

58,05

15,00

10,00

11,00

11,00

11,05

650

37.731,25

15.092,50

22.638,75

3.900,00

5.850,00

2.600,00

3.900,00

2.860,00

4.290,00

2.860,00

4.290,00

2.872,50

4.308,75

 

5

Huyện Yên Sơn

Km

155,80

123,74

23,00

31,00

31,00

31,00

7,74

650

80.428,63

32.171,45

48.257,18

5.980,00

8.970,00

8.060,00

12.090,00

8.060,00

12.090,00

8.060,00

12.090,00

2.011,45

3.017,18

 

6

Huyện Sơn Dương

Km

125,32

99,53

25,00

18,00

18,00

18,00

20,53

650

64.694,46

25.877,78

38.816,68

6.500,00

9.750,00

4.680,00

7.020,00

4.680,00

7.020,00

4.680,00

7.020,00

5.337,78

8.006,68

 

7

TP. Tuyên Quang

Km

1,77

1,77

1,77

-

-

-

-

650

1.150,50

460,20

690,30

460,20

690,30

-

-

-

-

-

-

-

-

 

 

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẦU TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

(Biểu kèm theo Đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn và xây dựng cầu trên đường giao thông nông thôn )

Biểu 02

TT

Hạng mục công việc

Đơn vị

Tổng số cầu theo nhu cầu cần đầu tư

Đề xuất đầu tư giai đoạn 2021 - 2025

Dự kiến đầu tư giai đoạn 2026 - 2030

Đơn giá tạm tính (triệu đồng)

Thành tiền (triệu đồng)

Ghi chú

Tổng số

Phân kỳ đầu tư theo các năm

Giai đoạn 2021 - 2025

Giai đoạn 2026 - 2030

2021

2022

2023

2024

2025

Tổng số

2021

2022

2023

2024

2025

 

TỔNG SỐ

 

355

200

38

39

39

45

39

155

 

470.000

89.300

91.650

91.650

105.750

91.650

364.250

 

I

HUYỆN CHIÊM HÓA

cái

44

33

6

6

6

7

8

11

2.350

77.550

14.100

14.100

14.100

16.450

18.800

25.850

 

II

HUYỆN NA HANG

cái

25

25

6

5

5

6

3

0

2.350

58.750

14.100

11.750

11.750

14.100

7.050

0

 

III

HUYỆN LÂM BÌNH

cái

29

29

6

5

5

6

7

0

2.350

68.150

14.100

11.750

11.750

14.100

16.450

0

 

IV

HUYỆN HÀM YÊN

cái

47

32

6

6

6

7

7

15

2.350

75.200

14.100

14.100

14.100

16.450

16.450

35.250

 

V

HUYỆN YÊN SƠN

cái

173

49

6

11

11

12

9

124

2.350

115.150

14.100

25.850

25.850

28.200

21.150

291.400

 

VI

HUYỆN SƠN DƯƠNG

cái

35

30

6

6

6

7

5

5

2.350

70.500

14.100

14.100

14.100

16.450

11.750

11.750

 

VII

TP. TUYÊN QUANG

cái

2

2

2

 

 

 

 

0

2.350

4.700

4.700

0

0

0

0

0

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 55/NQ-HĐND ngày 20/11/2020 thông qua Đề án Bê tông hóa đường giao thông nông thôn và xây dựng cầu trên đường giao thông nông thôn, giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Tuyên Quang ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.593

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.23.123
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!