HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
118/2014/NQ-HĐND
|
Buôn Ma Thuột,
ngày 18 tháng 07 năm 2014
|
NGHỊ QUYẾT
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH ĐẮK LẮK ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
KHÓA VIII - KỲ HỌP THỨ 8
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ
năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP
ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01
năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ;
Căn cứ Thông tư số
05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn tổ
chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu;
Xét Tờ trình số 56/TTr-UBND ngày
13/6/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk đề nghị ban hành Nghị quyết về rà soát, điều chỉnh,
bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra số 47/BC-HĐND ngày 11/7/2014 của Ban Kinh
tế và Ngân sách và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Nghị quyết về Quy hoạch phát triển
giao thông vận tải tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với những
nội dung chủ yếu sau:
I. Quan điểm và mục tiêu phát triển
quy hoạch giao thông vận tải:
1. Những quan điểm:
- Giao thông vận tải là bộ phận rất
quan trọng của kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, phải được ưu tiên đầu tư trước
một bước với tốc độ nhanh, làm tiền đề, động lực cho các ngành kinh tế khác
phát triển.
- Sử dụng tối đa năng lực cơ sở hạ tầng
giao thông hiện có, coi trọng công tác bảo trì, nâng cấp các công trình hiện
có. Các công trình làm mới phải được xem xét, lựa chọn với mục tiêu kinh tế, xã
hội, an ninh, quốc phòng, xóa đói giảm nghèo.
- Phát huy tối đa lợi thế về địa lý,
tiềm năng thiên nhiên sẵn có để phát triển hệ thống giao thông vận tải nhất là
đường bộ; phải gắn với phát triển các vùng kinh tế, các khu công nghiệp, đồng
thời gắn kết mạng giao thông khu vực Tây Nguyên, với cả nước và khu Tam giác
phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.
- Phát triển hệ thống giao thông vận
tải một cách thống nhất, cân đối, đồng bộ, đảm bảo mọi phương tiện giao thông
đi lại thuận tiện quanh năm, không bị gián đoạn bởi mưa bão, lũ lụt.
- Nguồn vốn đầu tư cho giao thông rất
lớn nên cần đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư, các hình thức đầu tư, tranh thủ tối
đa nguồn vốn đầu tư nước ngoài dưới các hình thức như ODA, FDI, BOT,...đồng thời
huy động mọi nguồn nội lực từ nhân dân, các doanh nghiệp và các thành phần kinh
tế khác trên địa bàn tỉnh tham gia đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, trên
cơ sở Quy chế dân chủ “Dân biết - Dân bàn - Dân làm - Dân kiểm tra”.
- Những công trình cải tạo, nâng cấp
cần đảm bảo quy trình, quy phạm mang tính hiện đại và hòa nhập với cộng đồng thế
giới.
2. Mục tiêu:
- Giao thông đường bộ: Phát triển đồng
bộ hệ thống hạ tầng giao thông, đảm bảo tính kế thừa, khả thi, linh hoạt, đáp ứng
nhu cầu vận tải ở từng thời kỳ, trên khắp địa bàn tỉnh mang lại hiệu quả kinh tế,
xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh. Từ nay đến năm 2020 tiếp tục củng cố,
khôi phục, nâng cấp các công trình giao thông đường bộ hiện có, hoàn chỉnh mạng
lưới, xây dựng một số công trình có yêu cầu cấp thiết, đảm bảo mật độ mạng lưới
đường trên 1,0 km/km2. Phấn đấu đến năm 2020 nhựa hóa hoặc bê tông
hóa toàn bộ tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị; cứng hóa tối thiểu 70%
số km đường xã, tối thiểu 50% số km đường thôn, buôn. Định hướng đến năm 2030
phấn đấu mật độ mạng lưới đường trên 1,3 km/km2; nâng cấp hệ thống
đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị; cứng hóa 100% số km đường xã, 75% số km
đường thôn, buôn.
- Đường thủy: Phát triển các tuyến vận
tải hàng hóa, tuyến vận tải hành khách trên một số đoạn sông có thể khai thác vận
tải của tỉnh và các tuyến du lịch lòng hồ. Xây dựng các bến khách, bến hàng hóa
và bến du lịch lòng hồ trên các tuyến vận tải. Phát triển và xây dựng các đội
tàu vận tải hàng hóa và hành khách trên sông, đội tàu du lịch lòng hồ.
- Đường hàng không: Triển khai thực
hiện theo Quy hoạch tổng thể cảng hàng không Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, giai
đoạn đến 2015 và định hướng đến 2025.
- Đường sắt: Triển khai những quy hoạch
đường sắt đã được duyệt, chuẩn bị cho các dự án đã và đang nghiên cứu trên địa
bàn tỉnh cũng như trong khu vực.
- Về vận tải: Quy hoạch số lượng
phương tiện vận tải hành khách, hàng hóa, số lượng ghế trên tổng số phương tiện,
số tấn phương tiện đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Đổi mới nâng cấp chất
lượng phương tiện vận tải, tăng năng suất, giảm giá thành vận tải nhằm thỏa mãn
nhu cầu vận tải của tỉnh.
- Về cơ chế chính sách: Có các cơ chế,
chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển giao thông vận
tải, tăng cường công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực như bảo vệ cơ sở hạ
tầng.
II. Quy hoạch phát triển giao
thông vận tải tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030:
1. Quy hoạch phát triển vận tải:
1.1. Tổ chức vận chuyển trên một số
hành lang chủ yếu:
a) Theo hướng Bắc - Nam:
Đến trước khi đường sắt Tây Nguyên đưa vào khai
thác, vận chuyển hàng hóa, hành khách vẫn do đường bộ đảm nhận chủ yếu chiếm
khoảng 95%, hàng không 5%. Sau khi đường sắt Tây Nguyên đưa vào khai thác, dự
báo vận chuyển hàng hóa và hành khách do đường bộ đảm nhận chiếm khoảng 65%, đường
sắt chiếm khoảng 25% và hàng không khoảng 10%. Vận chuyển đường bộ theo hướng Bắc
- Nam chủ yếu dựa vào các tuyến: Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 27, Quốc lộ 14 C và
Đường Trường Sơn Đông.
b) Theo hướng Đông - Tây:
Đến trước khi đường sắt Tuy Hòa - Buôn Ma Thuột đưa
vào khai thác, vận chuyển hàng hóa, hành khách vẫn do đường bộ đảm nhận hoàn
toàn. Sau khi đường sắt Tuy Hòa - Buôn Ma Thuột đưa vào khai thác, dự báo vận
chuyển hàng hóa và hành khách do đường bộ đảm nhận chiếm khoảng 75%, đường sắt
chiếm khoảng 25%. Vận chuyển đường bộ theo hướng Đông - Tây chủ yếu dựa vào các
tuyến: Quốc lộ 26 xuống Nha Trang; Quốc lộ 29 nối từ cửa khẩu Đắk Ruê xuống Phú
Yên.
1.2. Quy hoạch phát triển vận tải:
a) Hệ thống xe bus, taxi: Duy trì và phát triển vận
tải hành khách công cộng bằng xe bus và taxi đảm bảo kết nối trung tâm thành phố
Buôn Ma Thuột với trung tâm các huyện và các khu đầu mối giao thông lớn, các cụm
xã, các xã và kết nối với các huyện, tỉnh liền kề.
b) Vận tải hàng hóa: Tập trung đầu tư, phát triển và
nâng cao chất lượng các luồng tuyến vận tải liên tỉnh và nội tỉnh qua các hệ thống
quốc lộ và đường tỉnh.
c) Vận tải hành khách: Duy trì và phát triển các
tuyến hiện có, mở mới các tuyến vận tải có nhu cầu đảm bảo kinh doanh vận tải
đúng tuyến, đón trả khách tại bến, đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách. Tăng
cường các chuyến vận tải khách chất lượng cao.
1.3. Quy hoạch phát triển phương tiện vận tải:
a) Phương tiện vận tải đường bộ: Phát triển các
phương tiện hiện đại, có các tính năng phù hợp yêu cầu thực tế và tải trọng cầu
đường, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, tốc độ kỹ thuật cho phép và phù hợp với
chủng loại hàng hóa và đối tượng hành khách.
b) Phương tiện vận tải đường thủy nội địa: Phát triển
các phương tiện vận tải đường thủy có trọng tải nhỏ khai thác phù hợp với đặc
điểm sông nhỏ và hẹp độ dốc lớn.
2. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông:
2.1. Quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ:
2.1.1. Các tuyến Quốc lộ do Trung ương quản lý:
Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải cải tạo nâng cấp
các tuyến quốc lộ trên địa bàn như: Quốc lộ 14, Quốc lộ 14C, Quốc lộ 26, Quốc lộ
27, Quốc lộ 29, đường Hồ Chí Minh, đường Trường Sơn Đông.
2.1.2. Quy hoạch các tuyến đường tỉnh:
Quy hoạch hệ thống đường tỉnh về cơ bản hình thành
hai trục hành lang chạy dọc theo hướng Bắc-Nam ở phía Tây và phía Đông. Hai trục
hành lang đường tỉnh chạy dọc theo hướng Bắc-Nam, kết hợp với các đường quốc lộ
và đường tỉnh khác tạo mạng lưới đường tương đối hợp lý trong toàn tỉnh:
Quy hoạch đến năm 2030 trong toàn tỉnh có 22 tuyến,
với tổng chiều dài 983 km, với quy mô đạt tối thiểu cấp III. Trong đó:
- Nâng cấp 5 tuyến đường tỉnh đã có với chiều dài
159 km (giai đoạn 2013-2015: Hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cấp IV, giai đoạn
2016-2020. Tiếp tục hoàn thiện đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV, giai đoạn
2021-2030: Nâng cấp và hoàn thiện đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp III).
- Nâng cấp và kéo dài 6 tuyến đường tỉnh đã có với
chiều dài 359 km (giai đoạn 2013-2015: Nâng cấp cải tạo và hoàn thiện đạt đường
cấp IV, giai đoạn 2016-2020: Xây dựng các đoạn tuyến kéo dài đạt tiêu chuẩn tối
thiểu đường cấp IV, giai đoạn 2021-2030: Nâng cấp và hoàn thiện đạt tiêu chuẩn
tối thiểu đường cấp III).
- Xây dựng mới 11 tuyến đường tỉnh với chiều dài
465 km (giai đoạn 2013-2015: Hoàn thành các dự án theo quy mô đã được phê duyệt,
giai đoạn 2016-2020: Xây dựng hoàn chỉnh nền đường, hệ thống thoát nước và hoàn
thiện theo tiêu chuẩn đường cấp IV, giai đoạn 2021-2030: Nâng cấp và hoàn thiện
đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV).
(Chi tiết tại Phụ
lục số 01 kèm theo)
2.1.3. Quy hoạch đường gom:
Quy hoạch xây dựng hệ thống đường gom vào các quốc
lộ, tỉnh lộ theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định
về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; quy mô các tuyến đường
gom đảm bảo mặt đường rộng tối thiểu 5m.
2.1.4. Quy hoạch các tuyến đường huyện:
Quy hoạch các tuyến đường huyện đến năm 2030 khoảng
2.020 km, quy mô các tuyến đường huyện đạt tối thiểu cấp IV.
- Giai đoạn 2013-2015: Nâng cấp cải tạo 50% các tuyến
đường hiện hữu tối thiểu đạt cấp IV-V; xây dựng mới và nâng cấp khoảng 296 km
đường xã lên thành đường huyện tối thiểu đạt cấp IV-V. Đến năm 2015 tổng số đường
huyện khoảng 1.474 km.
- Giai đoạn 2016-2020: Nâng cấp cải tạo 100% đường
huyện lên đạt tối thiểu cấp IV-V; xây dựng mới và nâng cấp khoảng 646 km đường
xã lên thành đường huyện.
- Giai đoạn 2021-2030: Tùy theo tình hình phát triển
kinh tế - xã hội xem xét nâng cấp cải tạo một số tuyến đường huyện lên tối thiểu
đạt cấp IV.
2.1.5. Quy hoạch các tuyến đường hành lang biên
giới và đường tuần tra biên giới:
Thực hiện theo Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày
8/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống đường
ra biên giới, đường hành lang biên giới và Quyết định 313/QĐ-TTg ngày 14/3/2007
phê duyệt Đề án quy hoạch xây dựng đường tuần tra biên giới đất liền giai đoạn
2006-2010 và các giai đoạn tiếp theo.
2.1.6. Quy hoạch các tuyến đường đô thị:
Quy hoạch hệ thống đường đô thị tuân theo Quyết định
số 249/QĐ-TTg ngày 13/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh
quy hoạch chung thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025 và quy hoạch
chung, quy hoạch chi tiết của các đô thị huyện, thị xã.
2.1.7. Quy hoạch đường nông thôn và đường chuyên
dùng:
- Quy hoạch đến năm 2030 có tổng chiều dài đường xã
khoảng 6.343 km, với quy mô đạt tối thiểu đường giao thông nông thôn loại A.
- Quy hoạch đến năm 2030 có tổng chiều dài đường
thôn, buôn khoảng 5.000 km, với quy mô đạt tối thiểu đường giao thông nông thôn
loại A.
- Quy hoạch đến năm 2030 có tổng chiều dài đường
chuyên dùng nông, lâm nghiệp khoảng 896 km, với quy mô đạt tối thiểu cấp V.
2.2. Quy hoạch giao thông tỉnh: (chi tiết
tại Phụ lục số 02 kèm theo)
a) Quy hoạch các bến xe khách, bến xe bus, bãi đỗ
xe tải và bãi đỗ xe con; Xây dựng hoàn chỉnh 28 bến xe khách, 16 bến xe bus, 17
bãi đỗ xe tải, 6 bãi đỗ xe con đạt tiêu chuẩn theo quy định.
b) Quy hoạch vị trí các điểm dừng đón trả khách trên
các tuyến quốc lộ: Triển khai theo Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT ngày 06/8/2013.
c) Quy hoạch cơ sở dạy nghề: Duy trì và phát triển
các trung tâm phục vụ cho đào tạo nguồn nhân lực điều khiển phương tiện vận tải
bộ, thủy, bảo dưỡng sửa chữa các loại phương tiện cơ giới và đào tạo công nhân
kỹ thuật cho xây dựng công trình giao thông đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
d) Quy hoạch Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường
bộ: Tập trung đầu tư và nâng cấp Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ hiện
có, xây dựng mới một số Trung tâm lái xe cơ giới đường bộ đảm bảo đủ năng lực
hoạt động phục vụ nhu cầu kiểm định phương tiện trên địa bàn.
e) Quy hoạch Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới và
phương tiện thủy: Đảm bảo đủ năng lực hoạt động phục vụ nhu cầu kiểm định
phương tiện trên địa bàn.
f) Quy hoạch mạng lưới cơ khí giao thông: Phát triển
công nghiệp cơ khí giao thông theo hướng phục vụ vận tải hàng hóa, hành khách,
chuyên sản xuất và sửa chữa các loại máy móc thiết bị giao thông phục vụ trong
tỉnh và trong khu vực Tây Nguyên. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư
phát triển và mở rộng mạng lưới các cơ sở cơ khí với quy mô vừa và nhỏ trên các
địa bàn tỉnh.
2.3. Quy hoạch giao thông đường thủy nội địa:
Duy trì và phát triển các tuyến vận tải hàng hóa,
tuyến vận tải hành khách trên một số đoạn sông có thể khai thác vận tải của tỉnh
và các tuyến du lịch lòng hồ. Xây dựng các bến khách, bến hàng hóa và bến du lịch
lòng hồ trên các tuyến vận tải. Phát triển và xây dựng các đội tàu vận tải hàng
hóa và hành khách trên sông, đội tàu du lịch lòng hồ.
2.4. Mạng lưới giao thông đường sắt do Trung
ương quản lý:
Kiến nghị Chính phủ triển khai đầu tư xây dựng các
tuyến đường sắt theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Giao thông vận tải đường
sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030: Tuyến trục chính: Đà Nẵng -
Kon Tum - Đắk Lắk - Buôn Ma Thuột và tuyến nhánh Buôn Ma Thuột - Tuy Hòa.
2.5. Mạng lưới cảng hàng không, sân bay do Trung
ương quản lý:
Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Tổng Công ty
Hàng không Việt Nam đầu tư Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đến năm 2020 xây dựng
xong nhà ga thứ 2 (nhóm B) phục vụ khoảng 1.200.000 hành khách/năm và vận chuyển
khoảng 4.000 - 5.500 tấn hàng/năm; mở mới một số tuyến bay trong nước và các nước
trong khu vực ASEAN.
III. Quỹ đất dành cho giao thông:
Dự kiến quỹ đất cho phát triển giao thông vận tải đến
2030 là 55.543 ha.
IV. Ước tính nhu cầu vốn và phân kỳ thực hiện:
1. Ước tính nhu cầu vốn do địa phương quản lý:
Số TT
|
Danh mục
|
Tổng kinh phí (tỷ
đồng)
|
Kinh phí 2013-2015
(tỷ đồng)
|
Kinh phí 2016-2020
(tỷ đồng)
|
Kinh phí 2021-2030
(tỷ đồng)
|
|
Địa phương
|
63.472
|
2.037
|
7.228
|
54.207
|
1
|
Các đường tỉnh
|
13.382
|
1.392
|
2.285
|
9.705
|
2
|
Các đường gom
|
540
|
0
|
0
|
540
|
3
|
Các đường huyện
|
8.284
|
385
|
1.179
|
6.720
|
4
|
Đường đô thị
|
24.139
|
190
|
2.764
|
21.185
|
5
|
Đường xã, thôn, buôn
|
11.744
|
0
|
500
|
11.244
|
6
|
Đường chuyên dùng
|
3.544
|
0
|
0
|
3.544
|
7
|
Giao thông tĩnh
|
1.469
|
50
|
400
|
1.019
|
8
|
Trung tâm đăng kiểm
|
120
|
10
|
30
|
80
|
9
|
Giao thông thủy nội địa
|
250
|
10
|
70
|
170
|
2. Nguồn vốn đầu tư:
- Nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa
phương và vốn tín dụng phát triển của nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp nhà
nước, khoảng 50%.
- Vốn doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư đầu
tư khoảng 40%.
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, ODA, NGO và các
nguồn vốn hợp pháp khác khoảng 10%.
V. Xác định danh mục các dự án ưu tiên đầu tư
trong giai đoạn ngắn hạn:
1. Giai đoạn từ nay đến năm 2020:
- Về các quốc lộ qua địa bàn tỉnh Đắk Lắk: Tiếp tục
thực hiện theo các chương trình, kế hoạch, dự án của Trung ương quản lý.
- Về các tỉnh lộ: Tập trung triển khai cải tạo,
nâng cấp các tuyến đường tỉnh đã xuống cấp, hư hỏng nặng như: ĐT.697 (TL1),
ĐT.699 (TL3), ĐT.697E (TL5), ĐT.689 (TL9), ĐT.692 (TL12), ĐT.693 (TL13), ĐT.695
(TL15); cầu vượt sông Krông Ana (nối ĐT.687 (TL7) với ĐT.698 (TL2)) và xây dựng
kéo dài, làm mới các tuyến đường tỉnh có vị trí quan trọng trong việc phát triển
kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng.
- Đối với các đường khác: Tập trung triển khai thực
hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình dở dang; thực hiện chuẩn bị đầu tư một
số dự án, công trình cấp bách, trọng điểm có vai trò quan trọng trong việc phát
triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng (Dự án cải tạo, nâng cấp
đường giao thông khu vực phòng thủ biên giới đoạn từ Tiểu đoàn 303 nối với đường
đi Đồn biên phòng 739; Cầu vượt sông Krông Bông, xã Vụ Bổn huyện Krông Păc; các
tuyến đường tránh thị trấn Ea Kar, Krông Pắc, thị xã Buôn Hồ, thành phố Buôn Ma
Thuột; đường vào các khu, điểm du lịch tại các huyện có tiềm năng du lịch; các
trục đường đô thị ...).
2. Giai đoạn sau năm 2020:
Tiếp tục công tác chuẩn bị đầu tư và triển khai các
dự án đầu tư xây dựng công trình dở dang ở giai đoạn trước theo đúng tiến độ và
tập trung xây dựng mới các dự án quan trọng, cấp bách theo đúng định hướng quy
hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm và phù hợp với tình hình kinh tế -
xã hội trong từng giai đoạn nhằm phát triển hạ tầng giao thông vận tải đồng bộ,
liên hoàn, bền vững và theo đúng định hướng mô hình phát triển hình tháp như mục
tiêu đã đề ra.
(Chi tiết tại Phụ
lục số 03 kèm theo)
VI. Cơ chế chính sách và giải pháp thực hiện quy
hoạch:
1. Giải pháp, chính sách quản lý quy hoạch:
Căn cứ vào quy hoạch phát triển giao thông vận tải
tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, tiến hành xác định và cắm
mốc chỉ giới, giành quỹ đất để mở rộng, nâng cấp các công trình giao thông sau
này.
2. Các giải pháp, chính sách về vốn:
Khuyến khích các thành phần kinh tế nhằm huy động tối
đa các nguồn lực vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Đẩy mạnh việc
huy động vốn từ khai thác quỹ đất dọc các công trình giao thông, đặc biệt tại
các khu vực đông dân cư. Phát triển phương tiện, các dịch vụ vận tải do doanh
nghiệp và tư nhân đầu tư. Khai thác, phát huy hiệu quả tối đa các nguồn nội lực
gắn với cơ chế thu hút đầu tư thông qua các chương trình, dự án. Thực hiện phân
cấp quản lý vốn trong đầu tư xây dựng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
3. Các giải pháp, chính sách đảm bảo trật tự, an
toàn giao thông:
Tăng cường công tác quản lý đường bộ, bảo vệ hành
lang an toàn giao thông. Quản lý tốt các hoạt động chở khách đường bộ và đường
thủy; lập hệ thống cứu hộ, cứu nạn giao thông. Tăng cường kiểm soát người điều
khiển phương tiện cơ giới. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao hiểu biết
những quy định về trật tự, an toàn giao thông.
4. Giải pháp chính sách bảo trì đường bộ:
Bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo
đúng quy trình, quy định. Nghiên cứu áp dụng hình thức khoán quản lý, bảo trì
đường bộ theo mục tiêu chất lượng. Đối với giao thông nông thôn cần phân chia
rõ trách nhiệm quản lý, bảo trì giữa các cấp; sử dụng nguồn lực đóng góp của cộng
đồng dân cư địa phương để bảo trì theo quy trình kỹ thuật.
5. Giải pháp chính sách khoa học công nghệ và bảo
vệ môi trường:
Khuyến khích sử dụng, áp dụng công nghệ tiên tiến
trong xây dựng, bảo trì các công trình giảm tai nạn giao thông và ô nhiễm môi
trường. Khuyến khích phát triển mặt đường bê tông xi măng với hệ thống đường
xã, thôn, xóm và đường có tải trọng thấp.
6. Các giải pháp, chính sách phát triển nguồn
nhân lực:
Tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ khoa học
kỹ thuật có chuyên môn giỏi, có phẩm chất chính trị và tinh thần trách nhiệm được
học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nhanh chóng tiếp cận với khoa
học kỹ thuật và phương pháp quản lý tiên tiến. Tập trung đào tạo cho cán bộ làm
công tác giao thông ở cấp huyện và xã. Hàng năm tổ chức tập huấn cho cán bộ làm
giao thông nông thôn những kiến thức cơ bản để chỉ đạo phong trào và tham mưu
cho các cấp chính quyền trong công tác lập kế hoạch, công tác giám sát và quản
lý chất lượng các công trình giao thông, quản lý vận tải ở địa phương. Có cơ chế
chính sách thu hút nhân tài để phục vụ cho sự nghiệp Giao thông vận tải ở địa
phương.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai
thực hiện Nghị quyết này và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại các kỳ họp.
Giao cho Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội
đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện
Nghị quyết.
Điều 3. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày
HĐND tỉnh thông qua.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk
khóa VIII, Kỳ họp thứ 8 thông qua./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Giao thông - Vận tải;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Các Sở, ngành của tỉnh;
- Báo Đắk Lắk, Đài PTTH tỉnh;
- Công báo tỉnh, Website tỉnh;
- Lưu: VT, P.Ct HĐND.
|
CHỦ TỊCH
Niê Thuật
|
PHỤ LỤC 01
I. Tên, danh mục và
tóm tắt về các đường tỉnh nâng cấp cải tạo
Số TT
|
Tên gọi
|
Hướng tuyến
|
Chiều dài (km)
|
Cấp đường hiện tại
|
Cấp TK Đến 2030
|
Dự kiến phân kỳ đầu
tư
|
Theo tên và số hiệu
đường của Trung ương
|
Tên quy hoạch của
địa phương
|
|
Giai đoạn 2013 -
2015
|
Giai đoạn 2016 -
2020
|
Giai đoạn 2021 -
2030
|
1
|
ĐT 688
|
TL 8
|
Km0 tại ranh giới BMT-Cư M’Gar
Km35 tại Km674+158 QL 14 (Pơng Drăng)
|
35
|
IV
|
ĐĐT1, 2, tối thiểu
cấp III
|
Hoàn thiện cấp IV
|
Nâng ĐĐT 1, 2,
Nâng cấp III
|
Nâng ĐĐT 1, 2; tối
thiểu cấp III
|
2
|
ĐT 689
|
TL 9
|
Km0 tại Km 123 QL 26 (Phước An)
Km27 tại Km15 ĐT 692 (Khuê Ngọc Điển)
|
27
|
IV
|
Nâng ĐĐT 2; tối
thiểu cấp III
|
Hoàn thiện cấp IV
|
|
Nâng ĐĐT 2; tối
thiểu cấp III
|
3
|
ĐT 692
|
TL 12
|
Km0 tại Km30 QL 27 (Yang Réh)
Km53 gặp QL TSĐ (Buôn Chóa)
|
53
|
IV
|
Nâng ĐĐT 2; tối
thiểu cấp III
|
Hoàn thiện cấp IV
|
|
Nâng ĐĐT 2; tối
thiểu cấp III
|
4
|
ĐT 695
|
TL 15
|
Km0 tại Km638+540 QL 14 (Ea Drăng)
Km29 tại Ea Sol (Ea H’Leo)
|
29
|
IV
|
Nâng ĐĐT 2; tối
thiểu cấp III
|
|
Hoàn thiện tối thiểu
cấp IV
|
Nâng ĐĐT 2; tối
thiểu cấp III
|
5
|
ĐT 697E
|
TL 19A
|
Km0 tại ranh giới BMT - Buôn Đôn
Km 15 tại Km 17 ĐT 697 (Tân Hòa)
|
15
|
IV
|
Nâng ĐĐT 2; tối
thiểu cấp III
|
Hoàn thiện cấp IV
|
Hoàn thiện tối thiểu
cấp IV
|
Nâng ĐĐT 2; tối
thiểu cấp III
|
|
|
|
Cộng
|
159
|
|
|
|
|
|
Trong đó:
Nâng lên đường đô thị ĐĐT1 (Chỉ giới đường đỏ 37
m): 15,9 km.
Nâng cấp lên đường đô thị ĐĐT2 (Chỉ giới đường đỏ
27 m): 44,0 km.
Nâng cấp từ đường cấp IV lên cấp III: 90,1 km.
Chú thích: Cấp TK đến 2030 ghi trong ngoặc đối với
các đoạn có địa hình phức tạp khó khăn.
II. Tên, danh mục và tóm tắt về các đường tỉnh
nâng cấp cải tạo và kéo dài
Số TT
|
Tên gọi
|
Hướng tuyến
|
Hiện nay (km)
|
Kéo dài (km)
|
Cấp đường hiện tại
|
Cấp TK Đến 2030
|
Dự kiến phân kỳ đầu
tư
|
Theo tên và số hiệu
đường của Trung ương
|
Tên quy hoạch của
địa phương
|
|
Giai đoạn 2013 -
2015
|
Giai đoạn 2016 -
2020
|
Giai đoạn 2021 -
2030
|
1
|
ĐT 687
|
TL 7
|
Km0 tại Km48 QL 27 (Đắk Liêng)
|
14
|
10
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Km24 tại Quảng Điền gặp ĐT 698
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Từ Km0 đến Km4
|
4
|
|
IV
|
ĐĐT2
|
|
|
Nâng cấp ĐĐT2
|
|
|
|
Từ Km4 đến Km14
|
10
|
|
IV
|
III
|
|
|
Nâng tối thiểu cấp
III
|
|
|
|
Từ Km14 đến Km24 (kéo dài)
|
|
10
|
V
|
III
|
|
XD mới tối thiểu cấp
IV
|
Nâng tối thiểu cấp
III
|
2
|
ĐT 690
|
TL 10
|
Km0 tại Km 136+510 QL 26
|
20
|
20
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Km40 tại Km12 ĐT698
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Từ Km0 đến Km4 (kéo dài)
|
|
4
|
V
|
ĐĐT2
|
|
XD mới tối thiểu cấp
IV
|
Nâng cấp ĐĐT2
|
|
|
|
Từ Km4 đến Km16 (kéo dài)
|
|
12
|
V
|
III
|
|
XD mới tối thiểu cấp
IV
|
Nâng tối thiểu cấp
III
|
|
|
|
Từ Km16 đến Km20 (kéo dài)
|
|
4
|
V
|
ĐĐT2
|
|
XD mới tối thiểu cấp
IV
|
Nâng cấp ĐĐT2
|
|
|
|
Từ Km20 đến Km24
|
4
|
|
IV
|
ĐĐT2
|
|
|
Nâng ĐĐT2
|
|
|
|
Từ Km24 đến Km30
|
16
|
|
IV
|
III
|
|
|
Nâng tối thiểu cấp
III
|
3
|
ĐT 693
|
TL 13
|
Km0 tại Km67+800 QL 26
|
30
|
10
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Km40 gặp QL 29
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Từ Km0 đến Km4
|
4
|
|
IV
|
ĐĐT2
|
|
|
Nâng cấp ĐĐT2
|
|
|
|
Từ Km4 đến Km20
|
16
|
|
IV
|
III
|
|
|
Nâng tối thiểu cấp
III
|
|
|
|
Từ Km20 đến Km36 (kéo dài)
|
|
4
|
V
|
III
|
|
XD mới tối thiểu cấp
IV
|
Nâng tối thiểu cấp
III
|
|
|
|
Từ Km36 đến Km40 (kéo dài)
|
|
6
|
V
|
ĐĐT2
|
|
XD mới tối thiểu cấp
IV
|
Nâng cấp ĐĐT2
|
4
|
ĐT 697
|
TL 17
|
Km0 ranh giới BMT-Buôn Đôn
|
67
|
14
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Km81 tại Ea Rok
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Từ Km0 đến Km8+300
|
8,3
|
|
IV
|
ĐĐT1
|
Nâng cấp cải tạo
|
|
Nâng cấp ĐĐT1
|
|
|
|
Từ Km8+300 đến Km18+600
|
8,3
|
|
IV
|
III
|
Nâng cấp cải tạo
|
|
Nâng tối thiểu cấp
III
|
|
|
|
Từ Km18+600 đến Km24+600
|
6,0
|
|
IV
|
ĐĐT2
|
Nâng cấp cải tạo
|
|
Nâng cấp ĐĐT2
|
|
|
|
Từ Km24+600 đến Km63
|
38,4
|
|
IV
|
III
|
Nâng cấp cải tạo
|
|
Nâng tối thiểu cấp
III
|
|
|
|
Từ Km63 đến Km67
|
6,0
|
|
IV
|
ĐĐT2
|
Nâng cấp cải tạo
|
|
Nâng cấp ĐĐT2
|
|
|
|
Từ Km67 đến Km71 (kéo dài)
|
|
4
|
|
ĐĐT2
|
|
XD mới tối thiểu cấp
IV
|
Nâng cấp ĐĐT2
|
|
|
|
Từ Km71 đến Km81 (kéo dài)
|
|
10
|
V
|
III
|
|
XD mới tối thiểu cấp
IV
|
Nâng tối thiểu cấp
III
|
5
|
ĐT 698
|
TL 18
|
Km0 ranh giới Buôn Đôn-BMT
|
27
|
27
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Km54 tại xã Ea R’bin
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Từ Km0 đến Km10 (kéo dài)
|
|
10
|
V
|
III
|
|
XD mới tối thiểu cấp
IV
|
Nâng tối thiểu cấp
III
|
|
|
|
Từ Km10 đến Km16+400
|
6,4
|
|
IV
|
ĐĐT1
|
Nâng cấp cải tạo
|
|
Nâng cấp ĐĐT1
|
|
|
|
Từ Km16+400 đến Km22
|
5,6
|
|
IV
|
III
|
Nâng cấp cải tạo
|
|
Nâng tối thiểu cấp
III
|
|
|
|
Từ Km22 đến Km30
|
8
|
|
IV
|
ĐĐT2
|
Nâng cấp cải tạo
|
|
Nâng cấp ĐĐT2
|
|
|
|
Từ Km30 đến Km37
|
7
|
|
IV
|
III
|
Nâng cấp cải tạo
|
Hoàn thiện tối thiểu
cấp III
|
Nâng tối thiểu cấp
III
|
|
|
|
Từ Km37 đến Km54 (kéo dài)
|
|
17
|
VI
|
III
|
|
XD mới cấp IV
|
Nâng tối thiểu cấp
III
|
6
|
ĐT 699
|
TL 19
|
Km0 tại Km654+300 QL14
|
24
|
96
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Km120 tại Yang Mao (Krông Bông)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Từ Km0 đến Km4 (kéo dài)
|
|
4
|
V, VI
|
ĐĐT2
|
|
XD mới tối thiểu cấp
IV
|
Nâng cấp ĐĐT2
|
|
|
|
Từ Km4 đến Km27 (kéo dài)
|
|
23
|
V, VI
|
III (IV)
|
|
XD mới tối thiểu cấp
IV
|
Nâng tối thiểu cấp
III (IV)
|
|
|
|
Từ Km27 đến Km31 (kéo dài)
|
|
4
|
V, VI
|
ĐĐT2
|
|
XD mới tối thiểu cấp
IV
|
Nâng cấp ĐĐT2
|
|
|
|
Từ Km31 đến Km35
|
4
|
|
IV
|
ĐĐT2
|
|
|
Nâng cấp ĐĐT2
|
|
|
|
Từ Km35 đến Km51
|
16
|
|
IV
|
III (IV)
|
|
|
Nâng tối thiểu cấp
III (IV)
|
|
|
|
Từ Km51 đến Km55
|
4
|
|
IV
|
ĐĐT2
|
|
|
Nâng cấp ĐĐT2
|
|
|
|
Từ Km55 đến Km59 (kéo dài)
|
|
4
|
V, VI
|
ĐĐT2
|
|
XD mới tối thiểu cấp
IV
|
Nâng cấp ĐĐT2
|
|
|
|
Từ Km59 đến Km90 (kéo dài)
|
|
31
|
V
|
III (IV)
|
|
XD mới tối thiểu cấp
IV
|
Nâng tối thiểu cấp
III (IV)
|
|
|
|
Từ Km90 đến Km116 (kéo dài)
|
|
26
|
VI
|
III (IV)
|
|
XD mới tối thiểu cấp
IV
|
Nâng tối thiểu cấp
III (IV)
|
|
|
|
Từ Km116 đến Km120 (kéo dài)
|
|
4
|
V, VI
|
ĐĐT2
|
|
XD mới tối thiểu cấp
IV
|
Nâng cấp ĐĐT2
|
|
|
|
Cộng
|
188
|
171
|
|
|
|
|
|
Trong đó:
Nâng lên đường đô thị ĐĐT1 (Chỉ giới đường đỏ 30
m): 24,7 km.
Nâng cấp lên đường đô thị ĐĐT2 (Chỉ giới đường đỏ
27 m): 68,0 km.
Nâng cấp từ đường cấp IV lên cấp III: 95,3 km.
Nâng cấp từ đường cấp V-VI lên cấp III (IV): 171,0
km.
Chú thích: Cấp thiết kế đến năm 2030 ghi trong ngoặc
áp dụng cho các đoạn có địa hình phức tạp khó khăn
III. Tên, danh mục và tóm tắt về các đường tỉnh
quy hoạch mới
Số TT
|
Tên gọi
|
Hướng tuyến
|
Chiều dài (km)
|
Cấp đường hiện tại
|
Cấp TK Đến 2030
|
Dự kiến phân kỳ đầu
tư
|
Theo tên và số hiệu
đường của Trung ương
|
Tên quy hoạch của
địa phương
|
Giai đoạn 2013 -
2015
|
Giai đoạn 2016 -
2020
|
Giai đoạn 2021 -
2030
|
1
|
ĐT 687B
|
TL 19C
|
Km0 tại Km84+600 QL27
Km55 tại xã Yang Mao
|
55
|
VI
|
tối thiểu cấp IV
|
|
Xây dựng nền, cầu
|
Hoàn thiện tối thiểu
cấp IV
|
2
|
ĐT 693B
|
TL 13B
|
Km0 tại Km64+500 QL 26
Km35 xã Ea M'Doan M’Đrắk
|
35
|
Vl-V
|
tối thiểu cấp IV
|
Xây dựng nền, cầu
|
|
Hoàn thiện tối thiểu
cấp IV
|
3
|
ĐT 693C
|
TL 13A
|
Km0 tại Km44+500 QL 26
Km33 tại xã Cư Đrăm
|
33
|
VI-V
|
tối thiểu cấp IV
|
Xây dựng nền, cầu
|
|
Hoàn thiện tối thiểu
cấp IV
|
4
|
ĐT 694B
|
TL 14B
|
Km0 tại Phú Xuân
Km71 tại Ea Sol vào ĐT 695
|
71
|
VI-V
|
tối thiểu cấp IV
|
|
Xây dựng nền, cầu
|
Hoàn thiện tối thiểu
cấp IV
|
5
|
ĐT 696B
|
TL 16B
|
Km0 tại ĐT 697 xã Krông Na
|
43
|
VI
|
tối thiểu cấp IV
|
|
Xây dựng nền, cầu
|
Hoàn thiện tối thiểu
cấp IV
|
|
|
|
Km43 tại Đồn BP 743.
|
|
|
|
|
|
|
6
|
ĐT 696C
|
TL 16C
|
Km0 tại ĐT 697 xã Krông Na
|
31
|
VI
|
tối thiểu cấp IV
|
|
Xây dựng nền, cầu
|
Hoàn thiện tối thiểu
cấp IV
|
|
|
|
Km31 tại Đồn BP 749
|
|
|
|
|
|
|
7
|
ĐT 696D
|
TL 16A
|
Km0 tại xã Ha Rốk (Ea Súp)
Km30 tại xã Ea Lốp (Ea Súp)
|
30
|
VI-V
|
tối thiểu cấp IV
|
|
Xây dựng nền, cầu
|
Hoàn thiện tối thiểu
cấp IV
|
8
|
ĐT 697B
|
TL 17B
|
Km0 tại Km629+740 QL 14 Km40 tại xã Ea Rốk (Ea
Súp)
|
46
|
VI-V
|
tối thiểu cấp IV
|
Hoàn thành DA XD
|
|
Hoàn thiện tối thiểu
cấp IV
|
9
|
ĐT 697C
|
TL 17C
|
Km0 tại Km654+300 QL 14 Km39 tại xã Ea Lê (Ea
Súp)
|
39
|
VI
|
tối thiểu cấp IV
|
|
Xây dựng nền, cầu
|
Hoàn thiện tối thiểu
cấp IV
|
10
|
ĐT 697D
|
TL 17A
|
Km0 tại Km611 QL 14
Km47 tại xã Ea Rốk (Ea Súp)
|
47
|
VI-V
|
tối thiểu cấp IV
|
|
Xây dựng nền, cầu
|
Hoàn thiện tối thiểu
cấp IV
|
11
|
ĐT 699B
|
TL 19B
|
Km0 tại Km 678+000 QL14
Km35 tại Km 17 ĐT 699
|
35
|
VI
|
tối thiểu cấp IV
|
|
Xây dựng nền, cầu
|
Hoàn thiện tối thiểu
cấp IV
|
|
|
|
Cộng
|
465
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 02
CHI TIẾT QUY HOẠCH GIAO THÔNG TĨNH:
1. Tổng hợp quy hoạch số lượng bến xe, bãi đỗ xe
và các trung tâm
TT
|
Danh mục
|
Bến xe khách
|
Bến xe bus
|
Bãi đỗ xe tải
|
Bãi đỗ xe con
|
Cơ sở đào tạo lái
xe, tàu
|
Trung tâm sát hạch
lái xe, tàu
|
Ghi chú
|
|
Toàn tỉnh
|
28
|
16
|
17
|
6
|
11
|
5
|
|
1
|
Huyện Cư M’gar
|
1
|
1
|
1
|
|
|
|
|
2
|
Huyện Buôn Đôn
|
1
|
1
|
1
|
|
|
|
|
3
|
Huyện Ea Súp
|
2
|
1
|
1
|
|
|
|
|
4
|
Thị xã Buôn Hồ
|
2
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
|
5
|
Huyện Krông Búk
|
1
|
1
|
1
|
|
1
|
|
6
|
Huyện Krông Năng
|
2
|
1
|
1
|
|
|
|
|
7
|
Huyện Krông Păk
|
1
|
1
|
1
|
|
1
|
1
|
|
8
|
Huyện Ea Kar
|
2
|
1
|
1
|
1
|
|
9
|
Huyện Krông Bông
|
2
|
1
|
1
|
|
|
|
|
10
|
Huyện M Đrăk
|
2
|
1
|
1
|
|
|
|
|
11
|
Huyện Lăk
|
2
|
1
|
1
|
|
|
|
|
12
|
Huyện Krông Ana
|
1
|
1
|
1
|
|
1
|
1
|
|
13
|
Huyện Ea H’leo
|
2
|
1
|
1
|
|
|
|
|
14
|
TP Buôn Ma Thuột
|
6
|
2
|
3
|
4
|
7
|
2
|
|
15
|
Huyện Cu Kuin
|
1
|
1
|
1
|
|
|
|
|
2. Quy hoạch Cơ sở đào tạo lái xe
ô tô, tàu thủy:
TT
|
Danh mục
|
Loại, Quy mô
|
Giai đoạn
|
2013-2015
|
2016-2020
|
2021-2030
|
|
Toàn tỉnh
|
|
8
|
2
|
1
|
1
|
Thành phố BMT
|
Cơ sở đào tạo lái xe ô tô
|
7
|
|
|
2
|
Huyện Krông Búk
|
Cơ sở đào tạo lái xe ô tô
|
1
|
|
|
3
|
Thị xã Buôn Hồ
|
Cơ sở đào tạo lái xe ô tô
|
|
|
1
|
4
|
Huyện Ea Kar hoặc huyện Krông Pắk
|
Cơ sở đào tạo lái xe ô tô
|
|
1
|
|
5
|
Huyện Krông Ana
|
Cơ sở đào tạo lái tàu thủy
|
|
1
|
|
3. Quy hoạch Trung tâm sát hạch
lái xe cơ giới đường bộ:
TT
|
Danh mục
|
Loại, Quy mô
|
Giai đoạn
|