BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 07/2017/TT-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày
15 tháng 3 năm 2017
|
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
Căn cứ Luật giáo dục đại học số 08/2012/QH13
ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13
ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01
tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19
tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24
tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước
về giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24
tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật giáo dục đại học;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Thông tư ban hành Quy định về liên kết đào tạo trình độ đại học:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định về liên kết đào tạo trình độ đại
học.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2017 và thay thế các
nội dung về liên kết đào tạo trình độ đại học tại Quyết định số 42/2008/QĐ-BGD&ĐT
ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định
liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học,
Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các cơ
sở giáo dục đại học; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Thông tư này.
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban Tuyên giáo TW;
- UBVHGDTNTNNĐ của QH;
- Hội đồng QG Giáo
dục và Phát triển
nhân lực;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Cục KTrVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Kiểm toán nhà nước;
- UBND các tỉnh, thành
phố trực thuộc TW;
- Các Sở GDĐT;
- Như Điều 3;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, PC, GDĐH.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Văn Ga
|
QUY ĐỊNH
VỀ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 07 /2017/TT-BGDĐT ngày 15/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định về hoạt động liên kết đào tạo trình độ đại học
theo hình thức vừa làm vừa học (sau đây
gọi là liên kết đào tạo)
bao gồm: điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền
quyết định thực hiện liên kết đào tạo;
quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia liên
kết đào tạo; chế độ báo cáo, quản lý hoạt động liên kết đào
tạo, chế độ lưu trữ; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.
2. Quy định này áp dụng đối với:
a) Đại học, học viện, trường đại học, kể cả các trường
đại học thành viên của đại học quốc gia, đại học vùng
(sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục đại học);
b) Trường cao đẳng, trường trung cấp (sau đây gọi chung
là cơ sở giáo dục nghề nghiệp);
c) Trường của cơ quan nhà nước; trường của tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội; trường của lực lượng vũ trang nhân dân; trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh.
3. Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Liên kết đào tạo có yếu tố nước ngoài;
b) Liên kết đào tạo theo hình thức đào
tạo từ xa.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong văn bản này các từ ngữ được hiểu như sau:
1. Cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo là
các cơ sở giáo dục đại học chịu trách
nhiệm tổ chức quá trình đào tạo, bao gồm:
tuyển sinh; tổ chức đào tạo; đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; công nhận kết quả học tập, rèn luyện và cấp bằng tốt nghiệp.
2. Cơ sở giáo dục phối hợp đào tạo là
cơ sở giáo dục đại học trực tiếp tham gia liên
kết đào tạo với vai trò phối hợp với cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo trong quản lý, giảng dạy một số học phần của
chương trình đào tạo và đảm bảo các
điều kiện cơ sở vật chất phục vụ đào tạo.
3. Cơ sở giáo dục đặt lớp đào tạo là
cơ sở giáo dục trực tiếp tham gia phối hợp với
cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo trong
việc quản lý và đảm bảo các điều kiện
cơ sở vật chất phục vụ đào tạo.
4. Liên kết đào tạo là sự phối hợp giữa
cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo với cơ
sở giáo dục phối hợp đào tạo hoặc cơ
sở giáo dục đặt lớp đào tạo để tổ chức
thực hiện chương trình đào tạo và cấp
bằng tốt nghiệp theo hình thức vừa làm vừa học.
Điều 3. Mục đích, hình thức của liên kết đào tạo
1. Liên kết đào tạo nhằm thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội; huy động tiềm năng của các
cơ sở giáo dục đại học và các nguồn lực khác để đào tạo nguồn
nhân lực phục vụ trực tiếp cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của các địa
phương và vùng miền.
2. Liên kết đào tạo được tổ chức theo 2 hình thức sau:
a) Liên kết phối hợp đào tạo: Cơ sở giáo dục phối hợp đào tạo tham gia giảng dạy một phần
chương trình đào tạo, phối hợp quản lý quá trình
đào tạo và đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất
để thực hiện liên kết đào tạo.
b) Liên kết đặt lớp đào tạo: Cơ sở giáo dục đặt lớp đào tạo không tham gia giảng dạy, chỉ phối hợp quản lý và đảm bảo điều kiện
cơ sở vật chất để thực hiện liên kết đào tạo.
Điều 4. Đối tượng tham gia liên kết đào tạo
1. Cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo,
cơ sở giáo dục phối hợp đào tạo là
cơ sở giáo dục đại học;
2. Cơ sở giáo dục đặt lớp đào tạo gồm:
cơ sở giáo dục đại học; cơ sở giáo dục
nghề nghiệp; trường của cơ quan nhà nước; trường của tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội; trường của lực lượng vũ trang nhân dân; trung tâm
giáo dục thường xuyên cấp tỉnh.
Điều 5. Địa điểm đặt lớp
Các lớp liên kết đào tạo phải đặt
tại cơ sở chính của cơ sở giáo dục phối
hợp đào tạo, cơ sở giáo dục đặt lớp đào
tạo, hoặc cơ sở giáo dục chủ trì đào
tạo (trường hợp cơ sở giáo dục phối hợp đào
tạo, cơ sở giáo dục đặt lớp đào tạo không đáp ứng được yêu cầu
về thực hành, thí nghiệm theo quy định tại điểm c, khoản
1, Điều 10 của Quy định này).
Chương II
ĐIỀU KIỆN,
HỒ SƠ VÀ THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH THỰC HIỆN LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
Điều 6. Điều kiện thực hiện liên kết đào tạo
1. Điều kiện chung:
a) Ngành đào tạo dự kiến liên kết phải phù hợp với nhu cầu nhân lực của địa phương;
b) Các cơ sở giáo dục đại học đóng trên địa bàn chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo nhân lực của địa phương đối với ngành
đào tạo dự kiến liên kết.
2. Đối với cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo:
a) Có văn bản đề nghị thực hiện liên kết đào tạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh), trong đó nêu rõ
ngành đề nghị liên kết đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, trình độ đào tạo; hoặc có văn bản đề
nghị thực hiện liên kết đào tạo của
cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, trong đó nêu rõ các điều kiện đảm bảo
chất lượng của cơ sở giáo dục phối hợp đào tạo, cơ sở giáo dục đặt lớp đào tạo theo quy định tại khoản 3, Điều này đối với việc
liên kết đào tạo của các cơ sở giáo dục trực thuộc;
b) Đã có quyết định cho phép mở ngành đào tạo hệ chính quy trình độ đại học và đã tuyển sinh tối thiểu 02 khoá đối với ngành dự kiến liên kết đào tạo;
c) Đã công bố công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng đào
tạo, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp tìm
được việc làm sau 12 tháng đối với ngành
dự kiến liên kết đào tạo
của khoá tốt nghiệp gần nhất;
d) Đối với hình thức liên kết phối
hợp đào tạo, cơ sở giáo dục chủ trì
đào tạo phải có đội ngũ giảng viên cơ
hữu giảng dạy tối thiểu 70% nội dung, khối lượng chương trình
đào tạo;
Đối với hình thức liên kết đặt
lớp đào tạo, cơ sở giáo dục chủ trì
đào tạo phải có đội ngũ giảng viên cơ
hữu giảng dạy 100% nội dung, khối lượng chương trình đào tạo;
đ) Chỉ tiêu tuyển sinh dành cho các chương trình
liên kết đào tạo nằm trong tổng chỉ tiêu
tuyển sinh vừa làm vừa học hằng năm của cơ sở
giáo dục chủ trì đào tạo;
e) Không vi phạm các quy định hiện hành về
xác định chỉ tiêu, tuyển sinh, tổ chức
quản lý đào tạo và các quy định khác
có liên quan đến hoạt động đào tạo trong thời
hạn 03 năm tính đến ngày thực hiện liên
kết đào tạo;
g) Đã thực hiện thẩm định các điều kiện đảm bảo chất lượng
đào tạo tại cơ sở giáo dục phối hợp đào
tạo, cơ sở giáo dục đặt lớp đào tạo.
3. Đối với cơ sở giáo dục phối hợp đào tạo và cơ sở giáo dục đặt lớp
đào tạo:
a) Đảm bảo các yêu cầu về môi trường
sư phạm để thực hiện hoạt động đào tạo, an toàn cho
người học, người dạy;
b) Có bộ phận chuyên trách quản lý đào tạo, nhân viên thư viện, nhân viên hướng dẫn thực hành; có quy định cụ thể về quản lý
hoạt động giảng dạy, học tập;
c) Có thư viện, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành,
trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ đào
tạo; có phòng nghỉ giữa giờ cho giảng viên
và phòng sinh hoạt chung cho sinh viên;
d) Có diện tích sàn xây dựng tối thiểu 2m2/sinh
viên trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc
sở hữu của cơ sở giáo dục phối hợp đào tạo, cơ sở giáo dục đặt lớp đào tạo;
đ) Cơ sở giáo dục phối hợp đào tạo
chỉ được tham gia giảng dạy tối đa 30% nội dung chương trình đào tạo nếu cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo có yêu cầu, đồng thời phải bố trí cho giảng viên tham gia giảng dạy sinh hoạt chuyên
môn với cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo.
Điều 7. Hồ sơ đăng ký thực hiện liên kết đào tạo
Hồ sơ đăng ký mở lớp liên kết
đào tạo do cơ sở giáo dục chủ trì
đào tạo trình cơ quan có thẩm quyền quyết định
cần nêu rõ việc đáp ứng các điều kiện thực hiện liên kết đào tạo theo quy định tại Điều 6 của Quy định này, kèm theo các tài
liệu minh chứng:
1. Tờ trình về việc mở lớp liên kết
đào tạo của cơ sở giáo dục chủ trì
đào tạo (mô tả các nội
dung quy định tại Điều 6 của quy định này);
2. Văn bản đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc văn bản
đề nghị thực hiện liên kết đào tạo của
cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng (đối với liên kết
đào tạo của các cơ sở giáo dục thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng);
3. Danh sách
giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy
và cán bộ quản lý (Phụ lục 1); cơ sở
vật chất (Phụ lục 2);
4. Minh chứng về chỉ tiêu đào tạo, quyết định mở ngành
đào tạo hệ chính quy, tỷ lệ việc làm
của sinh viên tốt nghiệp sau 12 tháng
của khoá tốt nghiệp gần nhất đối với ngành
dự kiến liên kết đào tạo,
biên bản thẩm định các điều kiện đảm
bảo chất lượng đào tạo tại cơ sở giáo dục phối hợp đào tạo, cơ sở giáo dục đặt lớp đào tạo và các văn bản khác có liên quan đến hoạt động liên kết đào tạo.
Điều 8. Thẩm quyền quyết định, trình tự và thủ tục thực hiện liên kết
đào tạo
1. Thẩm quyền quyết định thực hiện liên kết đào
tạo:
a) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
quyết định cho phép các cơ sở giáo dục
đại học thực hiện liên kết đào tạo
khi đủ các điều kiện quy định tại Điều 6 của Quy định này
(trừ các cơ sở giáo dục
đại học quy định tại điểm b, điểm c, khoản này và điểm a, khoản
3, Điều này);
b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công
an quyết định cho phép thực hiện liên
kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục trực thuộc đối với các ngành đào
tạo nhân lực cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an khi hồ sơ đảm bảo các điều kiện theo Quy định này;
c) Giám đốc đại học quốc gia, giám đốc đại học vùng
quyết định thực hiện liên kết đào tạo trình độ đại học đối với các trường thành viên, phân hiệu, khoa trực thuộc khi đảm
bảo đủ các điều kiện quy định tại Điều 6 của Quy định này;
2. Trình tự và thủ tục đăng ký thực hiện
liên kết đào tạo:
a) Cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo xây
dựng hồ sơ theo quy định tại Điều 7 của Quy định này và gửi 01 bộ về cơ quan có thẩm quyền cho phép
thực hiện liên kết đào tạo quy định tại khoản 1, Điều này để đăng ký
thực hiện liên kết đào tạo;
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền quyết định
thực hiện liên kết đào tạo ra quyết định
cho phép thực hiện liên kết đào
tạo hoặc có văn bản không đồng ý cho thực hiện liên kết
đào tạo.
3. Tự chủ thực hiện liên kết đào tạo:
a) Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại
học đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Luật giáo dục đại
học hoặc Thủ trưởng các cơ sở giáo dục
đại học được phép thực hiện tự chủ liên kết đào tạo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền được quyết định thực hiện liên kết đào
tạo trình độ đại học khi đảm bảo đủ các
điều kiện tại Điều 6 của Quy định này;
b) Những ngành tuyển sinh từ lần thứ hai trở đi với cùng
một đơn vị liên kết đào tạo, cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo quyết định thực hiện liên kết đào tạo trên cơ sở văn bản đề nghị của Uỷ ban nhân
dân tỉnh hoặc văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và
báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chương III
QUYỀN HẠN
VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN THAM GIA LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
Điều 9. Quyền của các bên tham gia liên kết đào tạo
1. Thống nhất mức thu lệ phí tuyển sinh và học phí theo quy định.
2. Chủ động thoả thuận hợp đồng thực hiện liên kết đào
tạo.
Điều 10. Trách nhiệm của các bên tham gia liên kết đào tạo
1. Cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo:
a) Lập hồ sơ đăng ký thực hiện liên kết đào tạo theo quy định tại Điều 7 của Quy định này
và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép thực hiện liên kết đào tạo theo
quy định tại Điều 8 của Quy định này;
b) Đảm bảo thực hiện đúng nội dung và thời gian quy định của chương trình đào tạo; cùng
với cơ sở giáo dục phối hợp đào tạo chuẩn bị đủ giáo trình, tài liệu tham khảo, phòng
thí nghiệm, cơ sở thực hành; bố trí đội ngũ giảng viên và lựa chọn giảng viên đủ tiêu chuẩn của cơ sở giáo dục
phối hợp đào tạo tham gia giảng dạy, tham gia sinh hoạt
chuyên môn; xây dựng và triển khai kế
hoạch đào tạo; tổ chức tuyển sinh, ra đề, chấm thi, kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; xét công nhận kết quả học tập và cấp bằng tốt nghiệp cho người học theo đúng các quy định hiện hành;
c) Trong quá
trình đào tạo, nếu cơ sở giáo dục phối
hợp đào tạo, cơ sở đặt lớp đào tạo không
đáp ứng được yêu cầu về thực hành,
thí nghiệm theo quy định của chương trình đào tạo thì chuyển sinh viên về cơ
sở giáo dục chủ trì đào tạo để tổ chức
đào tạo các học phần thực hành,
thí nghiệm nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo.
2. Cơ sở giáo dục phối hợp đào tạo,
cơ sở giáo dục đặt lớp đào tạo có
trách nhiệm cùng cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo đảm bảo đủ điều kiện cơ sở vật
chất thực hiện liên kết đào tạo, đề
xuất cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo bổ
sung vào chương trình đào tạo những nội dung phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động, nguồn nhân lực của địa phương; cử người đủ tiêu chuẩn tham gia
quản lý, giảng dạy, hướng dẫn sinh viên thực hành, thực tập, thảo luận theo thoả thuận.
3. Cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo,
cơ sở giáo dục phối hợp đào tạo, cơ sở
giáo dục đặt lớp đào tạo chịu trách
nhiệm thoả thuận và thực hiện nội dung đã
thoả thuận theo Quy định này, theo Quy chế đào
tạo vừa làm vừa học trình độ đại học và theo các quy định khác có liên
quan của pháp luật hiện hành.
4. Cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo,
cơ sở giáo dục phối hợp đào tạo, cơ sở
giáo dục đặt lớp đào tạo chịu trách
nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các
cam kết theo thoả thuận đã ký kết; phối hợp,
theo dõi, kiểm tra thực hiện các quy chế về tuyển sinh, đào tạo; quản lý quá trình
dạy học đảm bảo chất lượng đào tạo; đảm bảo
quyền lợi cho người dạy, người học trong suốt quá trình thực
hiện liên kết đào tạo.
5. Các trách
nhiệm và quyền hạn cụ thể khác
của các bên tham gia liên kết đào tạo được ghi rõ trong hợp đồng liên kết đào tạo.
Chương IV
CHẾ ĐỘ
BÁO CÁO, PHỐI HỢP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO VÀ LƯU TRỮ HỒ SƠ
Điều 11. Chế độ báo cáo
1. Trong thời gian 30 ngày, sau khi ký quyết định công
nhận thí sinh trúng tuyển, cơ sở giáo
dục chủ trì đào tạo gửi báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ
quan quản lý trực tiếp và Uỷ ban nhân
dân cấp tỉnh về tình hình tuyển sinh (số lượng
thí sinh dự tuyển, số lượng thí sinh trúng tuyển, ngành đào tạo, địa điểm đào tạo).
2. Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm:
a) Các cơ quan
liên quan quy định tại điểm b, điểm c, khoản 1, Điều 8 và
điểm a, khoản 3, Điều 8 báo cáo Bộ Giáo
dục và Đào tạo về tình hình hoạt động liên kết đào tạo của
các cơ sở giáo dục trực thuộc;
b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình
hình hoạt động liên kết đào tạo tại địa phương.
Điều 12. Phối hợp quản lý hoạt động liên kết đào tạo
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, đại
học quốc gia, đại học vùng có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo
việc thực hiện liên kết đào tạo của các
cơ sở giáo dục trực thuộc theo quy định.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại
địa phương theo phân cấp của Chính phủ,
báo cáo kịp thời về Bộ Giáo dục và
Đào tạo những trường hợp vi phạm các quy định
về liên kết đào tạo tại địa phương.
Điều 13. Chế độ lưu trữ
1. Cơ sở giáo dục phối hợp đào tạo,
cơ sở giáo dục đặt lớp đào tạo cùng
cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo lập hồ sơ liên kết đào tạo,
thực hiện công tác lưu trữ theo các quy định về lưu trữ và theo Quy chế đào tạo vừa làm vừa học trình độ đại
học hiện hành.
2. Hồ sơ lưu trữ thực hiện liên kết đào tạo gồm các văn bản sau:
a) Các văn bản trong hồ sơ đăng ký thực hiện liên kết đào tạo;
b) Quyết định cho phép thực hiện liên kết đào tạo của cơ quan có thẩm
quyền theo quy định tại Điều 8 của Quy định này;
c) Văn bản thoả thuận liên kết đào tạo
giữa cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo và
cơ sở giáo dục phối hợp đào tạo hoặc cơ sở giáo dục đặt lớp đào tạo;
d) Hồ sơ quản lý khoá đào tạo theo Quy chế đào
tạo vừa làm vừa học trình độ đại học hiện hành.
Chương V
THANH TRA,
KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Thanh tra, kiểm tra
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức kiểm tra,
rà soát hoạt động liên kết đào
tạo trên địa bàn; tổ chức
thanh tra hoặc tham gia thanh tra các hoạt động liên
kết đào tạo trên địa bàn;
xử lý những sai phạm trong hoạt động liên
kết đào tạo theo quy định của pháp luật.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ chỉ đạo tổ chức kiểm tra, thanh tra, rà soát
hoạt động liên kết đào tạo và xử lý những sai phạm
trong hoạt động liên kết đào tạo theo
quy định của pháp luật đối với các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo
tổ chức kiểm tra, thanh tra toàn diện hoạt động liên
kết đào tạo và xử lý
những sai phạm trong hoạt động liên kết đào
tạo theo quy định của pháp luật.
4. Đại học quốc gia, đại học vùng, các cơ sở giáo
dục chủ trì đào tạo thực hiện tự kiểm tra,
thanh tra các hoạt động liên kết đào
tạo theo quy định.
Điều 15. Xử lý vi phạm
1. Cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo,
cơ sở giáo dục phối hợp đào tạo, cơ sở
giáo dục đặt lớp đào tạo bị xử lý
khi vi phạm một trong những quy định sau về liên kết đào tạo:
a) Thực hiện liên kết đào tạo khi
chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy
định tại Điều 6 của Quy định này;
b) Tuyển sinh vượt quá chỉ tiêu theo quy định;
c) Đặt lớp đào tạo không đúng địa
điểm quy định;
d) Chưa có Quyết định cho phép thực hiện liên kết đào tạo của cơ quan có thẩm quyền.
2. Cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo,
cơ sở giáo dục phối hợp đào tạo, cơ sở
giáo dục đặt lớp đào tạo vi phạm quy định
tại khoản 1, Điều này sẽ bị xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giáo dục và các quy định khác
của pháp luật có liên quan; những cá nhân có trách nhiệm liên quan sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành.
3. Việc xử lý các vi phạm về tuyển sinh, đào tạo trong hoạt động liên kết đào tạo được thực hiện theo các quy định hiện hành
của Quy chế đào tạo vừa làm vừa học trình độ đại học.
Điều 16. Quy định chuyển tiếp
1. Đối với các khoá tuyển sinh liên kết đào tạo trình độ đại học
trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực, các cơ sở giáo dục thực hiện liên kết
đào tạo theo Quyết định số 42/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày
28 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành quy định liên
kết đào tạo trình độ
trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.
2. Các khoá
tuyển sinh liên kết đào tạo trình độ đại học sau khi Thông tư này có
hiệu lực thì áp dụng các quy định của Thông tư này./.
Phụ lục 1
(Kèm theo Thông tư số 07/2017/TT-BGDĐT ngày 15/3/2017 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
DANH SÁCH GIẢNG VIÊN CƠ HỮU GIẢNG DẠY
VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ
Ngành/chuyên ngành:
.....................................................................................
Thời gian đào tạo:
...........................................................................................
Địa điểm đặt lớp:
............................................................................................
1. Giảng viên cơ hữu của cơ
sở chủ trì đào tạo (theo thứ tự từng môn)
TT
|
Họ tên
|
Năm sinh
|
Trình độ chuyên môn
|
Chuyên ngành
|
Giảng dạy môn/học phần
|
Ghi chú
|
1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
..
|
|
|
|
|
|
|
2. Giảng viên cơ hữu của cơ
sở phối hợp đào tạo (theo thứ tự từng môn)
TT
|
Họ tên
|
Năm sinh
|
Trình độ chuyên môn
|
Chuyên ngành
|
Giảng dạy môn/học phần
|
Ghi chú
|
1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
..
|
|
|
|
|
|
|
3. Cán bộ quản lý tại cơ sở
phối hợp hoặc đặt lớp đào tạo (theo thứ tự từng môn)
TT
|
Họ tên
|
Năm sinh
|
Trình độ chuyên môn
|
Chức vụ / chức danh
|
Công việc quản lý
|
Đơn vị công tác
|
1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
..
|
|
|
|
|
|
|
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
.............,
ngày tháng năm 20.....
Thủ trưởng cơ sở chủ trì đào tạo
(ký tên, đóng dấu)
|
Phụ lục 2
(Kèm theo Thông tư số 07/2017/TT-BGDĐT ngày 15/3/2017 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
CƠ SỞ VẬT CHẤT
(Tại địa điểm đặt lớp)
Ngành/chuyên ngành: .......................................................................................
Thời gian đào tạo:
...........................................................................................
Địa điểm đặt lớp:
............................................................................................
1. Phòng học, thực hành và
các loại thiết bị, máy móc hiện có:
TT
|
Tên loại
|
Đơn vị tính
|
Số lượng/ diện tích
|
Ghi chú
|
1
|
Phòng học lý thuyết
|
|
|
|
|
………..
|
|
|
|
2
|
Phòng máy vi tính
|
|
|
|
|
Số lượng máy tính/phòng.........
|
|
|
|
3
|
Phòng học đa năng
|
|
|
|
|
- Máy ..............
|
|
|
|
4
|
Phòng thực hành
|
|
|
|
|
- Máy..............
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Cơ sở thực hành, thực tập
(Đơn vị tính là: xưởng, vườn, trạm, trại, sân bãi..)
TT
|
Cơ sở thực hành, thực tập
|
Đơn vị tính
|
Số lượng
|
Ghi chú
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
..
|
|
|
|
|
3. Thư viện và học liệu (giáo
trình, sách, tài liệu tham khảo, phần mềm máy tính..)
...........................................................................................................................................
4. Phòng nghỉ giảng viên:
…………………………………………………………………
5. Phòng sinh hoạt chung của
sinh viên: …………….……………………………………
6. Các điều kiện khác:
……………………….……………………………………………
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
.............,
ngày tháng năm 20.....
Thủ trưởng cơ sở chủ trì đào tạo
(ký tên, đóng dấu)
|