Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 47/2001/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001-2010

Số hiệu: 47/2001/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phạm Gia Khiêm
Ngày ban hành: 04/04/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 47/2001/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 47/2001/QĐ-TTG NGÀY 04 THÁNG 4 NĂM 2001 PHÊ DUYỆT "QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG GIAI ĐOẠN 2001 - 2010"

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998;
Căn cứ Nghị quyết của Chính phủ số 18/2000/NQ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2000 tại phiên họp thường kỳ tháng 11 năm 2000;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại tờ trình số 713/KHTC ngày 02 tháng 02 năm 2001 về Đề án ''Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010'',

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt ''Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010'' với các nội dung cơ bản sau đây:

1. Mục tiêu quy hoạch:

a) Xây dựng mạng lưới trường đại học, cao đẳng đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước;

b) Phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống đại học, cao đẳng và của toàn xã hội; bảo đảm tính đa dạng, đồng bộ và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực;

c) Tạo điều kiện thuận lợi để cho các tầng lớp nhân dân đều có cơ hội tiếp thu giáo dục sau trung học.

2. Nguyên tắc quy hoạch:

Sự phát triển mạng lưới các trường đại học, cao đẳng phải:

a) Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của từng vùng và địa phương; bảo đảm cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ và cơ cấu vùng miền hợp lý;

b) Phù hợp với năng lực đầu tư của nhà nước và sự huy động nguồn lực của toàn xã hội; gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, với sản xuất và dịch vụ; từng bước khắc phục tình trạng manh mún, phân tán của hệ thống hiện nay;

c) Tập trung đầu tư cho các Đại học Quốc gia, các trường trọng điểm, các lĩnh vực then chốt, đồng thời bảo đảm khả năng liên thông giữa các loại hình, các trình độ đào tạo;

d) Các bước triển khai phải phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo chất lượng đào tạo và ổn định để phát triển.

3. Nội dung quy hoạch:

a) Hệ thống trường đại học, cao đẳng:

- Hệ thống trường đại học, cao đẳng bao gồm: các đại học quốc gia, các đại học khu vực, các trường đại học trọng điểm, các học viện, các trường đại học, các trường cao đẳng, các trường đại học mở và các trường cao đẳng cộng đồng.

- Phát triển hợp lý các trường đại học, cao đẳng bán công, dân lập, tư thục và các trường được đầu tư 100% bằng vốn nước ngoài. Nghiên cứu chuyển một số trường công lập sang loại hình bán công, dân lập. Phấn đấu đến năm 2010, số sinh viên học trong các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đạt khoảng 30% tổng số sinh viên.

- Xây dựng một hệ thống đại học, cao đẳng không khép kín, có những hình thức liên kết giữa các đơn vị trong trường và giữa các trường đại học, cao đẳng để nâng cao chất lượng đào tạo và bảo đảm hiệu quả đào tạo cao.

b) Quy mô đào tạo:

- Căn cứ vào nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, khả năng đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân, quy mô đào tạo trong giai đoạn đầu tăng bình quân hàng năm khoảng 5%. Phấn đấu đến năm 2010 tổng quy mô đào tạo đại học, cao đẳng đạt khoảng 200 sinh viên/1 vạn dân. Các ngành công nghệ thông tin và một số ngành kỹ thuật - công nghệ trọng điểm khác được ưu tiên tăng nhanh quy mô đào tạo để đáp ứng các yêu cầu định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước.

c) Cơ cấu ngành nghề đào tạo:

- Điều chỉnh các ngành nghề đào tạo theo hướng: tăng tỷ lệ đào tạo các ngành kỹ thuật - công nghệ, nông lâm ngư nghiệp, y, dược, văn hóa - nghệ thuật - thể dục thể thao; bảo đảm tỷ lệ đào tạo hợp lý các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, pháp lý, các ngành kinh tế - tài chính - quản trị kinh doanh. Kịp thời điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

- Ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực phù hợp về trình độ và đạt chất lượng cao trong các lĩnh vực công nghệ: thông tin, sinh học, vật liệu mới, chế tạo máy, tự động hóa và một số ngành phục vụ công nghiệp hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn. ưu tiên đào tạo đội ngũ chuyên gia, đội ngũ công chức cao cấp và cán bộ quản lý kinh tế giỏi đạt trình độ khu vực trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng và khoa học quản lý. Chú trọng đổi mới các nội dung đào tạo thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn;

- Tiếp tục củng cố các trường sư phạm và sư phạm kỹ thuật để có thể đào tạo đủ giáo viên với chất lượng cao. Tăng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ y tế cho các tuyến cơ sở, đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, thể dục thể thao ở địa phương.

d) Cơ cấu trình độ đào tạo:

- Xây dựng và chuẩn hoá cơ cấu trình độ đào tạo; có giải pháp bảo đảm khả năng liên thông giữa các trình độ đào tạo;

- Tỷ lệ lao động được đào tạo ở các trình độ đến năm 2010 đạt khoảng 40%. Từng bước điều chỉnh cơ cấu trình độ để 6% người lao động có trình độ đại học, cao đẳng, 8% người lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và 26% người lao động có trình độ công nhân kỹ thuật;

- Ưu tiên đào tạo công nhân kỹ thuật bậc cao và kỹ thuật viên có trình độ cao đẳng.

e) Phân bố trường theo vùng:

- Đối với Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: tập trung đầu tư xây dựng và phát triển Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, hai trường Đại học Sư phạm trọng điểm và một số trường trọng điểm khác. Củng cố và nâng cấp các trường đại học và cao đẳng hiện có. Thành lập mới một số trường đại học, cao đẳng thuộc các lĩnh vực trọng điểm phục vụ cho yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và phù hợp với quy hoạch phát triển của thành phố.

Các trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cần phải đi đầu trong quá trình hội nhập với nền giáo dục đại học, cao đẳng của các nước trong khu vực và quốc tế, đa dạng hoá các hình thức đầu tư trong và ngoài nước, liên kết với các trường đại học, cao đẳng có uy tín trên thế giới để nâng cao chất lượng đào tạo.

- Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long: Củng cố và phát triển các trường đại học, cao đẳng hiện có, tiếp tục chuẩn bị để thành lập thêm một số trường đại học và cao đẳng khi có đủ điều kiện, nhằm tăng số sinh viên tính trên một vạn dân trong vùng.

- Đối với vùng núi Tây Bắc và Tây Nguyên: Tập trung đầu tư phát triển trường Đại học Tây Nguyên, trường Đại học Tây Bắc để nâng cao năng lực thu nhận sinh viên, đảm nhận vai trò chủ đạo trong đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao và hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ trong vùng.

- Đối với các vùng khác: nâng cấp cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị của các trường đại học, cao đẳng hiện có để nâng cao chất lượng đào tạo; mở thêm một số trường ở những vùng đông dân, nhu cầu đào tạo lớn nhưng chưa có trường đại học, cao đẳng nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong vùng.

- Đối với các khu công nghệ cao, vùng kinh tế trọng điểm: thành lập một số trường đại học, cao đẳng công nghệ ở trong hoặc gần khu công nghệ cao, vùng kinh tế trọng điểm để nâng cao hiệu quả đào tạo, gắn đào tạo với nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, đáp ứng trực tiếp nhu cầu nhân lực cho các khu công nghệ cao và vùng kinh tế trọng điểm.

Việc cho mở thêm các trường mới phải đáp ứng cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo và nhu cầu nhân lực của cả nước nói chung và của mỗi vùng nói riêng; phải có đầy đủ các điều kiện mở trường theo quy định nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo.

g) Về đội ngũ giảng viên:

- Về số lượng: có kế hoạch, cơ chế thích hợp để tăng nhanh số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học và cao đẳng; phấn đấu đến năm 2010 đảm bảo chỉ tiêu sinh viên / giảng viên như sau:

+ Từ 5 - 10 sinh viên/1 giảng viên đối với các ngành đào tạo năng khiếu;

+ Từ 10 đến 15 sinh viên/1 giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học, kỹ thuật và công nghệ;

+ Từ 20 đến 25 sinh viên/1 giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học xã hội, nhân văn và kinh tế - quản trị kinh doanh.

- Về trình độ chuyên môn: Có ít nhất 50% số giảng viên đạt trình độ thạc sĩ và tiến sĩ. Huy động các nhà khoa học và quản lý có đủ điều kiện tham gia giảng dạy đại học, cao đẳng.

h) Về cơ sở vật chất - kỹ thuật:

- Tập trung đầu tư xây dựng hai đại học quốc gia tại địa điểm mới đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch. Tăng cường cơ sở vật chất cho hai trường đại học sư phạm trọng điểm và các trường đại học trọng điểm khác.

- Huy động mọi nguồn lực để nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng. Phấn đấu đến năm 2010 đạt chỉ tiêu bình quân 6m2 diện tích chỗ học tập cho 1 sinh viên; nâng cấp, đổi mới và hiện đại hóa trang thiết bị các phòng thí nghiệm, xưởng thực tập, cơ sở thực hành; từng bước áp dụng các công nghệ dạy học mới trong các trường đại học và cao đẳng.

- Nâng cấp các khu ký túc xá hiện có và xây mới các ký túc xá cho sinh viên, đặc biệt đối với các trường ở khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Phấn đấu đến năm 2010 diện tích chỗ ở và sinh hoạt bình quân chung cho 1 sinh viên đạt khoảng 3m2.

- Tăng cường năng lực và nâng cao chất lượng hoạt động thư viện; hình thành hệ thống thư viện điện tử kết nối giữa các trường, từng bước kết nối với hệ thống thư viện của các trường đại học, thư viện quốc gia của các nước trong khu vực và trên thế giới. Mở cổng kết nối Internet trực tiếp cho hệ thống giáo dục đại học.

i) Hoạt động khoa học và công nghệ trong các trường đại học, cao đẳng:

- Xây dựng một số phòng thí nghiệm quốc gia trong các Đại học Quốc gia, các trường đại học trọng điểm, đầu ngành, các cơ sở thực nghiệm về công nghệ ở một số trường cao đẳng.

- Từng bước hình thành các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ mạnh ở các trường đại học; nghiên cứu để tiến tới sáp nhập một số viện nghiên cứu khoa học cơ bản, viện nghiên cứu khoa học chuyên ngành vào các đại học, các trường đại học trọng điểm và các học viện.

k) Phân cấp quản lý:

- Đẩy mạnh việc đổi mới quản lý nhà nước đối với hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng; thực hiện phân cấp quản lý theo các nội dung đã được quy định trong Luật Giáo dục.

4. Về giải pháp và bước đi thực hiện quy hoạch:

a) Những giải pháp chủ yếu:

- Về tổ chức:

Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về: tiêu chuẩn và điều lệ trường đại học, trường cao đẳng; quy chế tổ chức và hoạt động của các loại hình trường; tiêu chí, điều kiện và quy trình thành lập mới, chia tách, sáp nhập các trường đại học, cao đẳng hoặc nâng cấp lên đại học, cao đẳng; tiêu chí, điều kiện và nhiệm vụ cơ bản của các trường trọng điểm, các trường cao đẳng cộng đồng; tiêu chí, điều kiện và quy trình thành lập các cơ sở đào tạo của nước ngoài tại Việt Nam.

Giữ nguyên mô hình hiện có của các đại học khu vực ở Huế, Đà Nẵng và Thái Nguyên. Tổ chức lại để các trường đại học, cao đẳng không có các phân hiệu hoặc cơ sở II ở quá xa. Đổi tên gọi những cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng cho phù hợp với quy định của Luật Giáo dục.

Củng cố các trường cao đẳng sư phạm ở 61 tỉnh và thành phố trong cả nước, bảo đảm vững chắc nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng giáo viên. ở một số địa phương, khi có đủ điều kiện sẽ mở thêm tại các trường này một số ngành nghề đào tạo ở trình độ cao đẳng hoặc thấp hơn để đáp ứng nhu cầu nhân lực của địa phương, huy động nguồn lực của cộng đồng; nghiên cứu mở một số chương trình để chuyển tiếp sang các trường đại học nhằm tăng cơ hội học đại học cho học sinh nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Việc mở rộng ngành nghề và lĩnh vực đào tạo đối với các trường đại học, phát triển các phương thức đào tạo mở, đào tạo từ xa phải trên cơ sở quy hoạch chung về cơ cấu ngành nghề đào tạo và có đủ các điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng đào tạo.

Khuyến khích các hình thức gắn kết đào tạo với nghiên cứu và ứng dụng trong các tổ chức kinh tế lớn.

- Về cơ sở vật chất kỹ thuật:

Tăng mức đầu tư cho các trường đại học, cao đẳng từ ngân sách nhà nước, từ vốn vay và viện trợ không hoàn lại của nước ngoài, vốn huy động từ xã hội và các nguồn lực khác để đáp ứng yêu cầu đào tạo. Tập trung đầu tư của Nhà nước để xây dựng cơ sở mới của hai Đại học Quốc gia trên địa điểm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đầu tư cho các ngành đào tạo theo các hướng ưu tiên tại các trường trọng điểm.

Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ ở các trường đại học. Tăng mức đầu tư nghiên cứu khoa học, công nghệ nói chung và khoa học cơ bản nói riêng cho các trường đại học phù hợp với nhiệm vụ đào tạo và thế mạnh trong công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ của từng trường.

Từng bước triển khai quy hoạch đất đai, xây dựng trường sở, phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện hiện đại, ký túc xá sinh viên, khu văn hóa thể thao, các công trình dịch vụ theo chuẩn quốc gia để đáp ứng những yêu cầu trước mắt và tạo điều kiện phát triển trong tương lai.

Tạo cơ chế cho tất cả các trường có điều kiện để tự đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị.

- Về đổi mới đào tạo:

Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có kế hoạch chung, chỉ đạo các trường có định hướng và kế hoạch cụ thể để:

Đổi mới và hiện đại hoá nội dung, chương trình đào tạo; có cơ chế, chính sách trong việc biên soạn chương trình, viết và xuất bản giáo trình theo nội dung chương trình đã được hiện đại hóa và thường xuyên cập nhật; đảm bảo đủ giáo trình, tài liệu học tập cho sinh viên;

Đổi mới phương pháp giảng dạy và phương pháp học tập ở bậc đại học, cao đẳng;

Đổi mới về căn bản cách đánh giá kết quả học tập và thi cử;

Thực hiện quy trình đào tạo linh hoạt; từng bước chuyển quy trình tổ chức đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ. Xây dựng các chương trình chuyển đổi và quy định về liên thông giữa các trình độ, hình thức tổ chức đào tạo và các cơ sở đào tạo khác nhau nhằm tạo sự bình đẳng về cơ hội học tập hoặc chuyển đổi nghề nghiệp cho mọi tầng lớp nhân dân.

Có quy định chung về chế độ thực tập thực tế cho sinh viên; trên cơ sở đó, các trường xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể và tổ chức tốt, có hiệu quả việc đi thực tập thực tế cho sinh viên trong quá trình học tập tại trường. Khuyến khích các hình thức liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ quan nhà nước, các địa phương tạo điều kiện thực hiện tốt việc thực tập thực tế của sinh viên.

Xây dựng hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn đào tạo cho các loại hình trường và các hình thức đào tạo. Thực hiện việc kiểm định chất lượng đào tạo trong toàn bộ hệ thống các trường đại học, cao đẳng.

- Về xây dựng đội ngũ giảng viên:

Bộ Giáo dục và Đào tạo và các trường cần khẩn trương xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ giảng viên đáp ứng nhu cầu phát triển trước mắt và lâu dài;

Ưu tiên đào tạo giảng viên có trình độ cao trong các chương trình của Nhà nước gửi người đi đào tạo tại nước ngoài; xây dựng và ban hành chính sách tuyển dụng, chế độ hợp đồng, thỉnh giảng, kiêm nhiệm giảng dạy và cơ chế hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ giảng viên của các loại hình trường đại học, cao đẳng.

- Về quản lý:

Kiên quyết và khẩn trương đổi mới cơ chế quản lý giáo dục đại học, cao đẳng. Đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước: xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển ngành; xây dựng cơ chế chính sách và quy chế quản lý nội dung và chất lượng đào tạo; tổ chức thanh tra, kiểm tra và thẩm định.

Tăng cường năng lực của công tác lập kế hoạch; tiến hành dự báo quy mô, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo của đội ngũ lao động đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội; thực hiện vai trò điều tiết của Nhà nước thông qua việc đổi mới cơ chế giao chỉ tiêu, giao vốn, khoán quỹ lương cho các trường nhằm tạo ra mối quan hệ hợp lý giữa quy mô, chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Tăng cuờng quyền chủ động và tính tự chịu trách nhiệm của nhà trường.

Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục - đào tạo ở cấp nhà nước và các trường đại học, cao đẳng.

b) Bước đi:

1. Giai đoạn một, từ năm 2001 đến năm 2003:

- Trọng tâm của giai đoạn này là mở rộng hợp lý ngành nghề đào tạo ở các trường đại học hiện có. Chỉ thành lập mới một số trường đại học thực sự cần thiết khi có đủ điều kiện và phù hợp với quy hoạch vùng. Thành lập mới một số trường cao đẳng kỹ thuật, công nghệ tại các vùng trọng điểm kinh tế, một số trường cao đẳng cộng đồng ở các địa phương trên cơ sở khai thác tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước.

- Tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp về quản lý, tổ chức đào tạo, xây dựng đội ngũ giảng viên và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm tạo bước chuyển biến quan trọng về chất lượng đào tạo.

- Tổng kết, phát hiện và khắc phục những bất hợp lý trong hệ thống đại học, cao đẳng. Chấn chỉnh việc quản lý và tổ chức đào tạo ở các trường đại học ngoài công lập, đại học mở, hệ đào tạo tại chức. Thực thi việc phân cấp quản lý cho các trường.

- Tổ chức rút kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các trường đại học, cao đẳng để làm rõ chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ chuyên ngành và chính quyền địa phương. Về nguyên tắc, chưa thực hiện việc chuyển các trường từ Bộ Giáo dục và Đào tạo sang các Bộ, ngành khác. Chính phủ chỉ xem xét, quyết định việc chuyển đổi khi thật cần thiết.

- Dự báo nhu cầu, chuẩn bị điều kiện để tiếp tục xây dựng các trường đại học, cao đẳng mới.

- Tổng kết, rút kinh nghiệm và đề xuất những điều chỉnh cần thiết về nội dung quy hoạch và các giải pháp cho giai đoạn hai.

2. Giai đoạn hai, từ năm 2004 đến năm 2010.

- Tiếp tục thực hiện các mục tiêu quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng và có những điều chỉnh về nội dung quy hoạch và các giải pháp qua thực tiễn triển khai giai đoạn một.

Điều 2. Tổ chức thực hiện đề án:

Căn cứ quyết định này, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành có liên quan, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các trường đại học và cao đẳng hoàn thiện quy hoạch chi tiết. Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn; tổng hợp và xây dựng kế hoạch triển khai hàng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi thực hiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Phạm Gia Khiêm

(Đã ký)

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-------

No: 47/2001/QD-TTg

Hanoi, April 04, 2001

 

DECISION

APPROVING THE "PLANNING ON THE NETWORK OF UNIVERSITIES AND COLLEGES IN THE 2001-2010 PERIOD"

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Education Law of December 2, 1998;
Pursuant to the Governments Resolution No. 18/2000/NQ-CP of November 30, 2000 at its November 2000 regular meeting;
At the proposal of the Minister of Education and Training in Report No. 713/KHTC of February 2, 2001 on the Project on the "Planning on the network of Vietnams universities and colleges in the 2001-2010 period",

DECIDES:

Article 1.- To approve the "Planning on the network of Vietnams universities and colleges in the 2001-2010 period" with the following basic contents:

1. The plannings objectives:

a/ To build a network of universities and colleges meeting the human resource training demands, conforming with the socio-economic development targets, strengthening national defense and security, thereby serving the cause of national industrialization and modernization;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To create favorable conditions for people of different strata to have the opportunity to get the post- senior high school education.

2. The plannings principles:

The development of the network of universities and colleges must:

a/ Conform with the socio-economic development strategies of the country, each region and each locality; ensure the rational structures of branches and trades, of different standards, areas and regions;

b/ Suit the States investment capacity and the mobilization of resources of the entire society; link training to scientific research, production and service provision; and step by step overcome the raggedness and scatteredness of the current system.

c/ Concentrate the investment on the national universities, targeted universities and colleges and key domains; at the same time, ensure the correlation between different training forms and levels;

d/ Ensure the conformity of the implementation steps with the practical conditions as well as the training quality and stability for development.

3. The plannings contents:

a/ The system of universities and colleges:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To rationally develop semi-public, people-founded, private and 100% foreign-invested universities and colleges. To study the transformation of a number of public universities and colleges into the semi-public and people-founded ones. To strive to achieve by the year 2010 the target that the number of non-public university and college students shall represent 30% of the total number of students.

- To build an unclosed system of universities and colleges with different forms of association between units within universities or colleges and between universities and colleges in order to raise the training quality and ensure the trainings high efficiency.

b/ Training scale:

On the basis of the demand for human resource development and the training capacity of the national education system, in the initial stage to increase the annual training development rate by around 5% on average. To strive to achieve by the year 2010 the target of around 200 university and college students per ten thousand of people. The information technology and a number of other key technical and technological branches shall be given priority to quickly develop their training scale in order to meet the requirements of the Partys and States strategic orientations.

c/ Structure of training specialties:

- To restructure the training specialties along the following directions: increasing the training proportion of technical and technological specialties, agriculture, forestry and aquaculture, health care, pharmacy, culture and arts, physical training and sports; ensuring a rational training proportion of natural sciences, social sciences and humanities, law, economics, finance and business administration. To promptly restructure the training specialties in compatibility with the socio-economic development demand;

- To prioritize the training of human resources with suitable degree and high quality in such technological fields as information, biology, new materials, machine building, automation and a number of branches in service of agricultural industrialization and rural development. To give priority to the training of a contingent of experts, senior public servants and good economic managers reaching the regional standards in the fields of economics, finance, banking and administration. To attach importance to the renovation of training contents in the field of social sciences and humanities;

- To further strengthen teachers-training and technical teachers-training colleges so that they will be able to train enough teachers with high quality. To develop the training scale and raise the quality of the training of medical workers for the grassroots establishments, and a contingent of cultural, physical training and sport activists in localities.

d/ Structure of training levels:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To raise the rate of trained laborers to around 40% by the year 2010. To step by step restructure training levels so that 6% of the laborers have the university or college degree, 8% have the vocational high-school degree and 26% have the technical workers degree;

- To prioritize the training of high-grade technical workers and technicians with the college degree.

e/ Geographical location of universities and colleges:

- For Hanoi capital and Ho Chi Minh city: To concentrate investment on the building and development of Hanoi National University, Ho Chi Minh National University, the two key Teachers Training Universities and a number of other major universities. To strengthen and upgrade the existing universities and colleges. To establish a number of universities and colleges in the key domains to meet the national industrialization and modernization requirements in conformity with the development plannings of the cities.

Universities and colleges in Hanoi and Ho Chi Minh city should take the lead in the course of integration with the regional and international tertiary and college education; diversify forms of domestic and overseas investment, enter into association with internationally-prestigious universities and colleges in order to raise the training quality.

- For the Mekong river delta: To strengthen and develop the existing universities and colleges, and continue preparation for the establishment of a number of universities and colleges when conditions permit, with a view to raising the number of students per ten thousand of population in each locality.

- For Northwestern mountainous region and Central Highlands: To concentrate investment on the development of the Central Highland University and Northwestern University so as to raise their capacity to admit students and play the leading role in training high-qualification human resources and assisting the training establishments as well as scientific and technological research institutions in the regions.

- For other regions: To upgrade material bases and renovate equipment and facilities of the existing universities and colleges in order to raise their training quality; to open a number of universities and colleges in the densely-populated areas, where arise demands for training but exist no universities or colleges, so as to meet the human resource demands in these regions.

- For hi-tech parks and key economic zones: To establish a number of technology universities and colleges inside or near hi-tech parks and key economic zones to raise the training efficiency, to link training to technological research and application, thus directly meeting the human resource demands in such hi-tech parks and key economic zones.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f/ On the contingent of lecturers:

- On the quantity: To work out an appropriate plan and mechanism to quickly increase the quantity and quality of university and college lecturers; to strive to achieve the following student-lecturer ratios by the year 2010:

+ From 5 to 10 students/1 lecturer, for the training of gifted students;

+ From 10 to 15 students/1 lecturer, for training in scientific, technical and technological specialties;

+ From 20 to 25 students/1 lecturer, for training in social sciences, humanities, economics and business administration.

- On the professional qualifications: at least 50% of lecturers to have master and doctor degrees. To mobilize qualified scientists and managers to give lectures in universities and colleges.

h/ On material and technical bases:

- To concentrate investment on the building of the two national universities at new locations with the planning thereon already approved by the Prime Minister. To strengthen material bases for the two key teachers-training universities and other key universities.

- To mobilize all resources for upgrading the material and technical bases of the entire tertiary education system. To strive to achieve by the year 2010 the average norm of 6m2 of study space for every student; to upgrade, renovate and modernize equipment and facilities of laboratories, apprentice workshops and practice establishments; to step by step apply new teaching technologies in universities and colleges.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To raise the libraries operating capacity and quality; to formulate an electronic library system connecting universities and colleges and step by step connecting with the university library system and national libraries of the countries in the region and the world. To form terminals for the direct connection of tertiary education system with the Internet.

i/ Scientific and technological activities in universities and colleges:

- To build a number of national laboratories in the National Universities, key and leading universities, and technological experiment establishments in a number of colleges.

- To step by step formulate strong scientific and technological research institutions and centers in universities; to study the merger of a number of basic and specialized scientific research institutions with key universities and institutes.

j/ Division of management responsibility:

- To boost the renewal of State management over the tertiary education system; to divide the management responsibility according to the contents prescribed in the Education Law.

4. On measures and steps to materialize the planning:

a/ Major measures:

- Regarding the organization:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To maintain the existing model of the universities in Hue, Da Nang and Thai Nguyen. To reorganize universities and colleges so that their affiliates or second establishments are not too far away therefrom. To rename the tertiary training institutions in accordance with the provisions of the Education Law.

To strengthen teachers-training colleges in 61 provinces and cities throughout the country, ensuring the task of teachers training and fostering. In a number of localities, where conditions permit, to open in such colleges a number of training specialties of college or lower level in order to meet the local demands for human resources and mobilize the communitys resources; to study the formulation of a number of programs for transition to universities with a view to creating more opportunities for pupils of rural, deep-lying and remote areas to have access to tertiary education.

The expansion of training specialties and domains in universities as well as the development of open and correspondence training forms must be based on the general planning on the structure of training specialties and meet all the necessary conditions to ensure the training quality.

To encourage the combination of training with research and application in the big economic organizations.

- Regarding material and technical bases:

To increase investment in universities and colleges with State budget capital, borrowed capital and foreign non-refundable aid, capital mobilized from the society and other sources in order to meet the training requirements. To concentrate the States investment on the construction of new establishments of the two National Universities at the locations already approved by the Prime Minister; to invest in training specialties with priority given to the key universities and colleges.

To boost investment in building material bases for scientific and technological research activities in universities. To increase the investment level in scientific and technological research in general and basic sciences in particular, for universities, in conformity with each universitys training tasks and advantages in scientific and technological research.

To step by step carry out the planning on land, building of schools, classes, modern laboratories and libraries, student hostels, cultural and sports centers and service facilities of national standard in order to meet the immediate requirements and create conditions for future development.

To create mechanism for all universities and colleges to renovate their own material and technical bases as well as facilities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Ministry of Education and Training shall have to work out the general plan and direct universities and colleges to elaborate orientations and detailed plans in order to:

Renovate and modernize the training contents and programs; formulate mechanisms and policies in compiling programs, writing and publishing textbooks according to the contents of the programs which are modernized and updated regularly; ensure enough textbooks and learning materials for students;

Renew teaching and learning methods at the tertiary level;

Basically renew the way of evaluating the students study and examination results;

To formulate a flexible training process; to step by step transform the year-based training regime into the certificate-based study regime. To work out the transformation programs and regulations on the correlation between different training levels and forms as well as different training establishments with a view to creating the equality in study opportunities or career change for people of all strata.

To elaborate general provisions on the practice and fact-finding regimes for students; on that basis, the universities and colleges shall work out detailed programs and plans and organize practice and fact-finding trips for their students in a good and efficient manner in the course of the latters study. To promote forms of association between training institutions and production and/or business establishments as well as the State bodies and localities in order to create conditions for students to successfully complete their practice and fact-finding trips.

To formulate a system of training norms and criteria for different types of universities and colleges and training forms. To evaluate the training quality in the entire system of universities and colleges.

- On the building of the contingent of lecturers:

The Ministry of Education and Training and universities and colleges shall promptly work out plans to develop the contingent of lecturers, training and fostering them, raising their qualifications in order to satisfy the immediate and long-term development demands.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Regarding the management:

To resolutely and promptly renovate the mechanism of tertiary education management. To pay special attention to raising the capability, quality and efficiency of State management; to elaborate the branch development strategy and plan; to formulate mechanisms and policies as well as regulations on the management of training contents and quality; to organize inspection, examination and evaluation.

To enhance the planning capacity; to forecast the scale and structure of training specialties and levels of the contingent of laborers, thus meeting the human resource demands of society; to effect the States regulatory role through the renovation of the mechanism of assigning quotas, allocating capital and contracting wage funds for universities and colleges in order to create a reasonable relationship between the training scale, quality and efficiency.

To enhance the universities and colleges right to take initiative in their activities and take self-responsibility therefor.

To train the contingent of education and training managers at the State level as well as in universities and colleges, and raise the quality thereof.

b/ Steps:

1. The first stage, from 2001 to 2003:

- To focus on the reasonable expansion of training specialties in the existing universities and colleges. To establish a number of universities only when they are deemed really necessary, fully meet the prescribed conditions and conform with the regional planning. To establish a number of technical and technological colleges in key economic zones and a number of community colleges in localities on the basis of the maximum exploitation of domestic and overseas resources.

- To concentrate the direction on realizing solutions for training management and organization, building the contingent of lecturers and enhancing the material and technical bases with a view to creating an important change in the training quality.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To draw experiences on the State management over universities and colleges so as to clarify functions of the Ministry of Education and Training, the specialized ministries and local administrations. In principle, not to transfer a number of universities and colleges from the Ministry of Education and Training to other ministries or branches. The Government shall consider and decide such transfer only when it is really necessary.

- To forecast the demand and prepare conditions for further construction of new universities and colleges.

- To review, draw experiences and propose necessary adjustments on the plannings contents and solutions for the second period.

2. The second stage, from 2004 to 2010:

- To continue realizing objectives of the planning on the network of universities and colleges and make adjustments on the plannings contents and solutions through the practical implementation at the first stage.

Article 2.- Organization of implementation of the project.

On the basis of this Decision, the Ministry of Education and Training, the concerned ministries and branches, the provinces and centrally-run cities as well as the universities and colleges shall finalize the detailed plannings. The Ministry of Education and Training shall draft and issue guiding legal documents; sum up and elaborate the annual implementation plans and report them to the Prime Minister before their implementation.

Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its signing.

Article 4.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Pham Gia Khiem

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 47/2001/QĐ-TTg ngày 04/04/2001 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001-2010 do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.971

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.112.33
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!