BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2455/QĐ-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày
21 tháng 07 năm 2021
|
QUYẾT
ĐỊNH
BAN
HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ DẠY MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25
tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày
26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;
Căn cứ Kế hoạch số
75/KH-BGDĐT ngày 12 tháng 02 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thẩm định và ban
hành Chương trình bồi dưỡng giáo viên Tin học dạy môn Tin học
và Công nghệ ở Tiểu học, giáo viên
trung học
cơ sở dạy
môn Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử và Địa lý;
Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định cấp Bộ ngày 21
tháng 02 năm 2020 về Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Lịch
sử và Địa lý do
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội xây dựng;
Theo đề nghị của Cục
trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy
môn Lịch sử và Địa lý.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 7 năm 2021.
Điều 3. Chánh
Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Thủ trưởng các
đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục thực
hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, Giám đốc Sở
Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu
và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để p/h chỉ đạo);
- Lưu: VT, Cục NGCBQLGD
(5b).
|
KT. BỘ
TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Hữu Độ
|
CHƯƠNG
TRÌNH
BỒI
DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THCS
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 2455/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 7 năm 2021 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT,
MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
1.1. Cơ sở đề xuất chương
trình
- Chương trình giáo dục phổ thông định
hướng việc thực hiện mục tiêu
giáo dục, hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh thông qua các
nội dung giáo dục ngôn ngữ và văn học, giáo dục toán học, giáo dục khoa
học xã hội, giáo dục khoa
học tự nhiên, giáo dục công nghệ, giáo dục tin học, giáo dục quốc phòng an
ninh, giáo dục nghệ thuật, giáo dục thể chất, giáo dục hướng nghiệp.
- Giáo dục môn Lịch sử-Địa lý đóng vai
trò chủ đạo trong việc giáo dục nhân sinh quan, thế giới quan hoàn thiện nhân
cách, giáo dục ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước, các giá trị nhân văn, tinh
thần cộng đồng và những phẩm chất tiêu biểu của công dân toàn cầu
trong xu thế phát triển, đổi mới, sáng tạo của thời đại. Mục tiêu xuyên suốt của
giáo dục môn Lịch sử-Địa lý là nhằm góp phần giúp cho học sinh hình thành và phát
triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung trên cơ sở nắm vững hệ thống tri thức
cơ bản về khoa học xã hội, chủ yếu là Lịch sử và Địa lí, chuẩn bị cho những công
dân tương lai hiểu rõ
hơn về thế giới mà họ đang sống, sự kết nối, tương tác giữa con
người với con người, giữa con người với môi trường xung quanh, giữa dân tộc với
thế giới; truyền cảm hứng cho học sinh
khám phá bản thân, các vấn
đề của đất nước, khu vực và trên thế giới có liên quan trực tiếp đến cuộc sống,
giúp học sinh có hiểu biết, có tư duy phản biện và sáng tạo. Thông qua giáo dục
môn Lịch sử-Địa lý, học sinh bước đầu được quan sát, phương pháp tìm hiểu, khám
phá và tư duy về xã hội, cuộc sống, coi trọng chứng cứ, hình thành và phát triển
một số năng lực thành phần đặc thù của môn học, như năng lực đối thoại liên văn
hóa, năng lực tìm hiểu, khám phá bản
thân, cộng đồng, xã hội, năng lực tư duy và thực hành khoa học xã hội và nhân
văn, từng bước nâng
cao năng lực kiến giải hiện tượng và quá trình xã hội cụ thể, biết cách
phân tích và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội, chính trị và văn hóa trong không
gian và thời gian cụ thể.
- Chương trình môn Lịch sử và Địa lí ở
THCS đã xác định, Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp
6 đến lớp 9. Môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở gồm phân môn Lịch sử và phân môn Địa
lí, mỗi phân môn được thiết kế theo mạch nội dung riêng. Mức độ tích hợp được
thể hiện ở ba cấp
độ: tích hợp nội môn
(trong từng nội dung giáo dục lịch sử và giáo dục địa lí); tích hợp nội dung lịch
sử trong những phần phù hợp của bài Địa lí và tích hợp nội dung địa lí trong những
phần phù hợp của bài Lịch sử; tích hợp theo các chủ đề chung. Các mạch kiến thức
lịch sử và địa lí được kết nối với nhau nhằm soi sáng và hỗ trợ lẫn nhau.
Ngoài ra, môn học có thêm một số chủ đề mang tính tích hợp, như: bảo vệ chủ
quyền biển đảo Việt Nam: đô thị - lịch sử và hiện tại; văn minh châu thổ sông Hồng và
sông Cửu Long; các cuộc đại phát kiến địa lí,...Mạch nội dung của phân môn Lịch
sử được sắp xếp theo logic thời gian lịch sử từ thời kỳ nguyên thủy, qua cổ đại, trung đại, đến cận đại và
hiện đại. Trong từng
thời kỳ, không gian lịch
sử được tái hiện từ
lịch sử thế giới, khu vực đến Việt Nam để đối chiếu, lý giải, làm sáng rõ những
vấn đề lịch sử. Mạch nội dung của phân môn Địa lí được sắp xếp theo logic
không gian là chủ đạo, đi từ Địa lí tự nhiên đại cương đến Địa lí các châu lục,
và sau đó tập trung vào các nội dung của Địa lí tự nhiên Việt Nam, Địa lí dân
cư và Địa lí kinh tế Việt Nam. Mặc dù hai mạch nội dung được sắp xếp theo logic
khác nhau, nhưng nhiều nội dung dạy học liên quan được bố trí gần nhau để
hỗ trợ nhau. Bốn chủ đề chung mang tính tích hợp cao được phân phối phù hợp với
mạch nội dung chính của mỗi lớp.
- Với tính chất tích hợp ở cấp học dưới
và phân hóa ở cấp học trên theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người
học đòi hỏi người giáo viên phải được trang bị thêm nhiều năng lực chuyên môn,
năng lực nghiệp vụ mới đáp ứng mục tiêu giáo dục mới. Đặc biệt, với môn Lịch sử
và Địa lí ở THCS ngoài việc người giáo viên phải có năng lực chuyên môn
cơ bản, nền tảng về khoa học về Lịch sử, Địa lí mà còn phải có năng lực
phân tích, năng lực xây dựng chủ đề học tập, năng lực dạy học, năng
lực đánh giá kết quả học tập của học sinh... Thực tế hiện nay, giáo viên ở THCS
mới chỉ đảm nhận được đơn môn (1 trong các môn học Lịch sử, Địa lí) hoặc một số
ít dạy được song môn.
Do đó, để có thể đáp ứng được việc dạy học môn Lịch sử và Địa lí trong
chương trình giáo dục THCS đòi hỏi giáo viên phải được bồi dưỡng thêm những
kiến thức nền tảng của các môn học chưa được đào tạo ở trường đại học,
cao đẳng và vận dụng vào dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở phổ thông.
- Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày
22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở
giáo dục phổ
thông chỉ rõ giáo viên
phổ
thông
phải nắm vững chuyên môn, thành thạo
nghiệp vụ, thường xuyên cập
nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày
18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt
Nam: Thông tư 29/2018/TT-BGDĐT ngày 24/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định
khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau
khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo
giáo viên; Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống
tín chỉ được sử dụng
làm cơ sở để xác định năng lực (kiến thức,
kỹ năng) đầu vào của
giáo viên là đối tượng tham gia bồi dưỡng.
Trên cơ sở những căn cứ trên,
qua việc phân tích chương trình môn Lịch sử và Địa lí, chương trình đào tạo
giáo viên của các trường đào tạo sư phạm, nghiên cứu các cách làm của các
nước và điều kiện cụ thể của đội ngũ hiện nay. Trường ĐHSP Hà Nội cho rằng việc xây dựng
Chương trình để bồi dưỡng cho
giáo viên dạy môn Lịch sử và Địa lí là cần thiết và có cơ sở khoa học, giải quyết được
nhu cầu giáo viên dạy môn Lịch sử và Địa lí trong giai đoạn tới. Chương trình bồi
dưỡng này được coi là điều kiện tối thiểu để mỗi giáo viên có thể bắt đầu triển khai
dạy học môn Lịch sử
và Địa lí.
1.2. Mục tiêu của chương trình
1.2.1. Mục tiêu chung
Trang bị cho học viên các năng lực trên
cơ sở những kiến thức, kĩ năng nền tảng, hiện đại để đáp ứng tốt việc dạy học
môn Lịch sử và Địa lí trong chương trình giáo dục THCS. Qua đó, giúp học viên có khả năng nâng
cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, thích ứng với mọi điều kiện dạy học, đáp ứng yêu cầu
đổi mới của giáo
dục phổ thông.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hình thành được cho người tham gia bồi
dưỡng:
+ Năng lực dạy học môn Lịch sử và
Địa lí: Có năng lực chuyên môn cơ bản, nền tảng về khoa học Lịch
sử và Địa lí; năng lực phân tích và
phát triển kế hoạch giáo dục nhà trường môn Lịch sử và Địa lí dựa trên chương
trình khung đã có; Năng lực thiết kế chủ đề học tập môn Lịch sử và Địa lí; Năng
lực tổ chức dạy học môn Lịch sử và Địa lí; Năng lực sử dụng các phương tiện dạy
học; Năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh
+ Năng lực giáo dục: Có
năng lực giáo dục thông qua các nội dung môn Lịch sử và Địa lí,
đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo hướng tiếp cận năng lực.
+ Năng lực phát triển cộng đồng và
năng lực phát triển bản thân: Phối hợp được
với các lực lượng
giáo dục khác để giáo dục học sinh, tạo động lực thúc đẩy học sinh tham
gia các hoạt động chính trị, xã hội của cộng đồng nhằm phát triển xã hội học tập;
có khả năng hiểu bản thân, quản lý bản thân và tạo động lực để phát triển bản
thân.
2. ĐỐI TƯỢNG BỒI
DƯỠNG
+ Đối tượng 1: Người đã tốt nghiệp
đại học, cao đẳng ngành SP Lịch sử hoặc tốt nghiệp cao đẳng các ngành sư phạm
song môn trong có 1 môn là Lịch sử.
+ Đối tượng 2: Người đã tốt nghiệp
đại học, cao đẳng ngành SP Địa lí hoặc tốt nghiệp cao đẳng các ngành sư phạm
song môn trong có 1 môn là Địa lí.
+ Đối tượng 3: Sinh viên năm
cuối các trường CĐSP đang học ngành SP Lịch sử, hoặc các ngành sư phạm song môn
trong có 1 môn là Lịch sử.
+ Đối tượng 4: Sinh viên năm cuối
các trường CĐSP đang học ngành SP Địa lí, hoặc các ngành sư phạm song môn trong
có 1 môn là Địa lí.
+ Đối tượng 5: Giáo viên đang
giảng dạy môn Lịch sử, Địa
lí đã tốt nghiệp ở các trường Đại học khác mà không có bằng Cử nhân Sư
phạm.
+ Đối tượng 6: Giáo viên được
đào tạo chuyên môn khác có nhu cầu dạy Lịch sử, Địa lý hoặc sẽ được
phân công dạy Lịch sử, Địa lí.
3. CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG
3.1. Tổng khối lượng kiến thức tối thiểu:
20 tín chỉ
3.2. Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy
môn Lịch sử và Địa lí
Chương trình gồm 3 khối
kiến thức sau:
- Khối kiến thức I (1 tín chỉ):
Giới thiệu về Chương trình môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông
tư 32 ngày 26 tháng 12 năm 2018, nội dung tích hợp trong môn Lịch sử và
Địa lí ở THCS, phương pháp dạy học
môn Lịch sử và Địa lí, yêu cầu kiến thức, năng lực và kỹ năng cần bồi dưỡng cho
các đối tượng đáp ứng
yêu cầu dạy tốt môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS.
- Khối kiến thức II (14 tín chỉ)
cung cấp các kiến thức cơ sở, nền tảng, kỹ năng thực hành về Lịch sử và Địa lí,
chú trọng các kiến thức, kỹ năng cụ thể liên quan đến các nội dung trong chương
trình THCS. Cung cấp lát cắt dọc của mỗi ngành với kiến thức cơ bản tương ứng với
mạch nội dung kiến thức cụ thể về Lịch sử và Địa lí của mỗi lớp học trong
chương trình giáo dục THCS. Khối kiến thức này cũng chỉ rõ các khó khăn về mặt
nhận thức của học sinh khi học tập và các biện pháp giúp học sinh nhận thức các
kiến thức đó nhằm phát triển năng lực.
- Khối kiến thức III (5 tín chỉ)
cung cấp nguyên tắc, phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học, kiểm tra đánh
giá năng lực trong dạy
học những nội dung tích hợp của môn Lịch sử và Địa lí. Vận dụng được các luận
điểm lí luận cơ bản trong việc xây dựng kế hoạch dạy học/ kế hoạch bài học và
giảng dạy liên môn ở THCS. Khối kiến thức này còn nhằm cung cấp cho người học những
hướng dẫn chuyên môn khi dạy 4 chủ đề chung của môn học.
Sơ đồ Chương
trình bồi dưỡng giáo viên môn Lịch sử và Địa lí
3.3. Khung mô tả lựa chọn các học phần
thuộc chương trình bồi dưỡng với từng đối tượng
Đối tượng
|
I
(1tc)
|
II.1
(14 tc)
|
II.2
(14 tc)
|
III
(5 tc)
|
Tổng số
(tín chỉ)
|
1, 3, 5, 6
|
X
|
|
X
|
X
|
20
|
2, 4, 5, 6
|
X
|
X
|
|
X
|
20
|
3.4. Chương trình khung
TT
|
Tên học phần
|
Mã học phần
|
Số TC
|
Số tiết
|
Ghi chú
|
LT
|
BT/TH/ Thảo
luận
|
Tự học
|
I
|
Nhập môn Lịch sử và Địa
lí
|
NMX
|
1
|
10
|
5/0/0
|
30
|
II
|
Khối kiến thức chuyên
ngành
|
II.1
|
Chuyên ngành Lịch sử
|
1
|
Lịch sử thế giới cổ - trung đại
|
LS1
|
2
|
20
|
5/0/5
|
60
|
|
2
|
Lịch sử thế giới cận đại
|
LS2
|
2
|
20
|
5/0/5
|
60
|
|
3
|
Lịch sử thế giới hiện đại
|
LS3
|
2
|
20
|
5/0/5
|
60
|
|
4
|
Lịch sử Việt Nam cổ
- trung đại
|
LS4
|
3
|
30
|
5/0/10
|
90
|
|
5
|
Lịch sử Việt Nam cận đại
|
LS5
|
2
|
20
|
5/0/5
|
60
|
|
6
|
Lịch sử Việt Nam hiện đại
|
LS6
|
3
|
20
|
5/0/10
|
90
|
|
II.2
|
Chuyên ngành Địa lí
|
1
|
Bản đồ học
|
ĐL1
|
2
|
15
|
5/10/0
|
60
|
|
2
|
Địa lí tự nhiên đại cương
|
ĐL2
|
2
|
25
|
5/0/0
|
60
|
|
3
|
Địa lí châu Á, châu Âu
|
ĐL3
|
2
|
25
|
05/0/0
|
60
|
|
4
|
Địa lí châu Phi, Mỹ, Châu Đại dương
|
ĐL4
|
2
|
25
|
5/5/0
|
60
|
|
5
|
Địa lí tự nhiên Việt Nam
|
ĐL5
|
2
|
20
|
5/5/0
|
60
|
|
6
|
Địa lí kinh tế - xã hội đại cương
|
ĐL6
|
2
|
25
|
5/5/0
|
60
|
|
7
|
Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam
|
ĐL7
|
2
|
20
|
5/5/0
|
60
|
|
III
|
Dạy học môn Lịch sử
và Địa lí
|
1
|
Các chủ đề tích hợp Lịch sử và Địa lí ở
trường THCS
|
LSDL
|
2
|
12
|
5/13/0
|
60
|
|
2
|
Phương pháp dạy học môn Lịch sử và Địa
lí ở trường THCS theo hướng phát triển năng lực
|
PPDH
LSDL
|
3
|
30
|
5/10/0
|
90
|
|
3.5. Mô tả các học phần
I. Nhập môn Lịch sử và Địa lí
Mã học phần: NMX
Số tín chỉ: 01
Phân bố thời gian:
- Lên lớp:
|
15
|
+ Lý thuyết:
|
10
|
+ Bài tập/Thực hành/Thảo luận
|
0/0/5
|
- Tự học, tự nghiên cứu:
|
30
|
Điều kiện tiên quyết:
Mục tiêu của học phần:
Sau khi học tập học phần này, người học đạt
được:
- Giải thích được mối liên hệ giữa Lịch
sử và Địa lí, trình bày được đối tượng
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu của môn Lịch sử và Địa lí.
- Trình bày được yêu cầu cần đạt về năng
lực và phẩm chất của học sinh
sau khi học tập môn Lịch sử và Địa lí.
- Nêu được nguyên tắc và cấu trúc xây dựng
chương trình môn Lịch sử và Địa lí.
- Mô tả được sự phát triển các nội dung
trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS với các nội dung môn Tự nhiên
và Xã hội (lớp 1,2,3) và môn Lịch
sử và Địa lí (lớp 4, lớp 5) ở cấp Tiểu học và các môn Lịch sử, Địa lí ở cấp
THPT.
- Biết được các phương pháp dạy học đặc
thù cho môn Lịch sử và Địa lí, từ đó vận dụng được các phương pháp dạy học tích
cực để lập kế hoạch dạy
học môn Lịch sử và Địa lí.
Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Học phần này cung cấp cái nhìn
tổng quan về môn Lịch sử và Địa lí là một môn học gồm hai phân môn: Lịch
sử và Địa lí được thiết kế theo mạch nội dung riêng và có bốn chủ đề chung. Học
phần tập trung làm rõ những nội dung sau: (i) Mối liên hệ giữa Lịch sử và Địa
lí, đối tượng, phạm vi, mục tiêu của môn Lịch sử và Địa lí; (ii)
Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS, đối chiếu với chương trình môn Tự
nhiên và Xã hội (lớp 1,2,3) và môn Lịch sử và Địa lí (lớp 4, lớp 5) ở cấp Tiểu học và chương
trình các môn Lịch sử, Địa lí cấp THPT: (iii) Hệ thống kiến thức nền tảng và kỹ năng cần thiết
mà giáo viên cần đạt được khi giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS; (iv) Những
quan điểm về đổi mới chương trình, sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí nhằm
phát triển phẩm chất, năng lực học sinh cấp THCS.
Hướng dẫn thực hiện:
- Học viên tham gia học trực tiếp trên lớp
với giảng viên và tham gia học trực tuyến theo yêu cầu của cơ sở đào tạo.
- Trong các giờ giảng trực tiếp, học
viên sẽ được nghe giảng về nội dung học phần, thảo luận dưới sự điều hành của
giảng viên và trình bày các bài chuẩn bị ở nhà theo nhóm.
- Trong giờ học trực tuyến, học viên sẽ
được tìm hiểu tài liệu, trao đổi, thảo luận về nội dung môn học.
- Học viên được xét hoàn thành học phần
bồi dưỡng khi đảm bảo đủ các điều
kiện sau:
+ Tham gia ít nhất 80% thời gian học trực
tiếp.
+ Hoàn thành các quy định học tập trực
tuyến.
+ Hoàn thành các bài tập điều kiện theo
yêu cầu của giảng viên.
- Đánh giá học phần thông qua bài tiểu luận học viên
phải nộp, bài tiểu luận phân tích Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS
trong sự đối sánh với Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội (lớp 1,2,3) và môn Lịch
sử và Địa lí (lớp 4, lớp 5) ở cấp Tiểu học và Chương trình môn Lịch sử,
Chương trình môn Địa lí ở cấp THPT.
II. Khối kiến thức chuyên ngành
II.1. Các môn chuyên ngành Lịch sử
1. Lịch sử thế giới cổ - trung đại
Mã học phần: LS1
Số tín chỉ: 02
Phân bố thời gian:
- Lên lớp:
|
30
|
+ Lý thuyết:
|
20
|
+ Bài tập/ Thực hành/ Thảo luận
|
5/0/5
|
- Tự học, tự nghiên cứu
|
60
|
Điều kiện tiên quyết: NMX
Mục tiêu của học phần:
Sau khi học, người học đạt được:
- Trình bày được những kiến thức cơ bản, có hệ thống về
tiến trình phát triển của lịch sử thế giới, lịch sử khu vực thời cổ - trung đại:
những vấn đề chính của lịch sử xã hội nguyên thủy- sự hình thành và phát triển
của xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây thông qua lịch sử của các quốc gia
Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp và La Mã; quá trình hình thành,
phát triển và suy vong của các quốc gia phong kiến Tây Âu; lịch sử chế độ phong
kiến Trung Quốc, Ấn Độ; Các quốc gia Đông Nam Á thời kỳ cổ - trung đại.
- Vận dụng được những nội dung kiến thức
đã học và các kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát đã được rèn luyện
để giải thích, đánh giá các vấn đề của lịch sử thế giới, lịch sử khu vực
thời cổ - trung đại, liên hệ với lịch sử Việt Nam, dạy tốt các nội dung liên
quan và chủ đề tích hợp (Các cuộc đại phát kiến địa lí) trong chương trình môn Lịch sử
và Địa lí lớp 7 THCS.
- Nhận thức đúng về qui luật phát triển của xã hội
loài người từ thời nguyên thủy đến chế độ xã hội cổ đại và sang xã hội phong kiến;
đặc biệt là nhận thức đúng đắn về vị trí và những đóng góp của các nước châu Á
trong tiến trình lịch sử nhân loại.
Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Nội dung học phần bao gồm: Hệ thống những
kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới cổ trung đại, trong đó tập trung vào những
vấn đề cụ thể
sau: Nguồn gốc loài người và các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy; sự
hình thành, phát triển của các quốc gia cổ đại phương Đông (Ai Cập, Lưỡng Hà,
Trung Quốc, Ấn Độ) và các quốc gia cổ đại phương Tây (Hy Lạp, La Mã); lịch sử Châu Âu thời
trung đại; lịch sử các quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông
Nam Á thời phong kiến. Trong từng nội dung sẽ hướng dẫn học viên biết cách liên
hệ, vận dụng vào việc giảng dạy phần lịch sử thế giới cổ - trung đại
trong chương trình, sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 và lớp 7
Trung học cơ sở.
Bảng tham chiếu
đến nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí ở THCS
Nội dung học
phần
|
Nội dung của
môn Lịch sử và Địa lí
|
* Nội dung 1: Nguồn
gốc loài người và các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy
|
* Thời kỳ nguyên
thủy (Lịch sử 6)
|
- Nguồn gốc loài người
- Các giai đoạn phát triển của xã hội
nguyên thủy
|
- Nguồn gốc loài người
- Xã hội nguyên thủy
- Sự chuyển biến và
phân hóa của xã hội nguyên thủy.
- Một số nét cơ bản của xã hội nguyên
thủy ở Việt Nam
|
* Nội dung 2: Các quốc
gia cổ đại phương Đông và phương Tây
|
* Xã hội cổ đại (Lịch
sử 6)
|
Phương Đông:
- Ai Cập
- Lưỡng Hà
- Trung Quốc
- Ấn Độ
Phương Tây:
- Hy Lạp
- La Mã
|
- Ai Cập và Lưỡng Hà
- Ấn Độ
- Trung Quốc
- Hy Lạp và La Mã
|
* Nội dung 3: Tây Âu
thời trung đại
|
* Tây Âu từ thế kỉ V
đến nửa đầu thế kỉ XVI (Lịch sử 7)
|
- Quá trình hình thành các vương quốc
phong kiến ở Tây Âu và những đặc điểm của xã hội phong kiến Tây Âu thời
sơ kì.
- Thành thị trung đại Tây
Âu
- Các cuộc phát kiến lớn về Địa lí
- Văn hóa Phục
hưng và cải cách tôn giáo
|
- Quá trình hình thành và phát triển
chế độ phong kiến ở Tây Âu
- Văn hóa Phục hưng
- Cải cách tôn giáo
* Các cuộc đại phát
kiến Địa lí (Chủ đề chung Lịch sử 7)
- Nguyên nhân của các cuộc phát kiến Địa
lí
- Một số cuộc đại phát kiến Địa lí
- Tác động của
các cuộc đại phát kiến Địa lí đối với tiến trình lịch sử
|
* Nội dung 5:
Trung Quốc thời phong kiến
|
* Trung Quốc (từ thế kỉ VII đến
giữa thế kỉ XIX) (Lịch sử 7)
|
- Khái quát tiến trình lịch sử Trung
Quốc thời phong
kiến
- Tình hình kinh tế, xã hội Trung Quốc
thời phong kiến
- Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến
|
|
* Nội dung 6: Ấn Độ
thời phong kiến
- Khái quát tiến trình lịch sử Ấn Độ thời
phong kiến
- Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ thời
phong kiến
- Văn hóa Ấn Độ thời
phong kiến
|
Ấn Độ từ Gupta đến
Mogul
- Vương triều Gupta
- Vương triều Hồi giáo Delhi
- Đế quốc Mogul
|
* Nội dung 7: Đông
Nam Á thời cổ - trung đại
- Khái quát tiến trình lịch sử Đông
Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ XIX
- Vương quốc Campuchia
- Vương quốc Lào
|
* Đông Nam Á từ những
thế kỉ tiếp giáp CN đến nửa đầu thế kỉ X (Lịch
sử 6)
* Đông Nam Á từ nửa
sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI (Lịch sử 7)
- Đông Nam Á
- Vương quốc Campuchia
- Vương quốc Lào
* Đông Nam Á từ nửa sau
thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
(Lịch sử 8)
|
Hướng dẫn thực hiện:
- Học viên tham gia học trực tiếp trên lớp với giảng
viên và tham gia học trực tuyến theo yêu cầu của cơ sở đào tạo.
- Trong các giờ giảng trực tiếp, học
viên sẽ được nghe giảng, trao đổi, thảo luận, giải đáp các vấn đề thắc mắc
trong quá trình tự học.
- Trong giờ học trực tuyến, học viên sẽ
được tìm hiểu tài liệu,
trao đổi, thảo luận và xem các bài giảng.
- Học viên được xét hoàn thành học phần
bồi dưỡng khi đảm bảo đủ các điều kiện sau:
+ Tham gia ít nhất 80% thời gian học trực
tiếp.
+ Hoàn thành các quy định học tập trực
tuyến.
+ Hoàn thành các bài tập điều kiện theo
yêu cầu của giảng viên.
2. Lịch sử thế giới cận đại
Mã học phần: LS2
Số tín chỉ: 02
Phân bố thời gian:
- Lên lớp:
|
30
|
+ Lý thuyết:
|
20
|
+ Bài tập/ Thực hành/ Thảo luận
|
5/0/5
|
+ Tự học, tự nghiên cứu
|
60
|
Điều kiện tiên quyết: NMX
Mục tiêu của học phần:
Sau khi học, người học đạt được:
- Trình bày được những kiến thức cơ bản
có hệ thống về các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại, sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản và bước quá độ lên chủ nghĩa đế quốc, cuộc cách mạng công nghiệp
và quá trình đô thị hóa ở các nước Tây Âu và Bắc Mĩ, những nét lớn về các nước
Á - Phi - Mỹ Latinh thời cận đại (quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân, cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Á, Phi, Mỹ Latinh...).
- Mô tả được vấn đề cơ bản của lịch sử một
số khu vực, quốc gia tiêu biểu trên các bình diện kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội thời kỳ
cận đại. Đồng thời, học viên có thể mở rộng kiến thức bằng việc tự học tốt các
môn học chuyên sâu của lịch sử thế giới, liên hệ với phần lịch sử Việt Nam.
- Vận dụng được những kiến thức đã học
và các kỹ năng tìm kiếm tư liệu, tự học, phân tích, tổng hợp, giải quyết các
vấn đề để giảng dạy tốt những nội dung có liên quan trong chương trình môn Lịch
sử và Địa lí lớp 8 THCS.
- Nhận thức đúng về sự phát triển hợp
quy luật của xã hội loài người; nhận thức đầy đủ, khách quan những mặt tích cực
và hạn chế của giai cấp tư sản, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân các nước châu Á,
châu Phi, Mỹ Latinh và lên án chủ nghĩa thực dân.
Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Học phần này bao gồm hệ thống những kiến
thức cơ bản của lịch sử
thế giới cận đại,
tập trung vào các vấn đề chính như: sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa tư bản thông qua các
cuộc cách mạng tư sản, cuộc cách mạng công nghiệp và quá trình đô thị hóa
diễn ra ở các nước Tây
Âu và Bắc Mĩ; quá trình chủ nghĩa thực dân xâm chiếm thuộc địa, phong trào đấu
tranh chống xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc của các nước Á - Phi - Mĩ
Latinh thời cận đại.
Trong từng nội dung sẽ hướng dẫn học viên biết cách liên hệ, vận dụng vào việc
giảng dạy phần lịch sử thế giới, lịch sử khu vực trong chương trình môn Lịch sử
và Địa lí lớp 8 THCS và chủ đề chung “Đô thị: Lịch sử và hiện tại” trong chương trình Lớp
9.
Bảng tham chiếu
đến nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí ở THCS
Nội dung học phần
|
Nội dung của
môn Lịch sử và Địa lí 8
|
* Nội dung 1: Một số vấn đề về các cuộc cách
mạng tư sản thời cận đại
|
Cách mạng tư sản từ nửa
sau
thế
kỉ XVI đến thế
kỷ XVIII ở châu Âu và Bắc
Mỹ
|
- Các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
- Cuộc chiến tranh giành độc lập của
các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
- Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ
XVIII
- Các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XIX
- đầu thế kỉ XX và sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới.
|
|
* Nội dung 2: Các nước
tư bản Âu - Mỹ cuối
thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
- Khái quát về sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản Âu - Mỹ
cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ
XX
- Nước Anh (1870 - 1914)
- Nước Pháp (1870-1914)
- Nước Mỹ
(1870-1914)
- Nước Đức (1871-1914)
- Chiến tranh Thế giới thứ nhất
(1914-1918)
|
*Châu Âu và nước Mỹ cuối thế kỉ XIX đầu
thế kỉ XX
- Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ nửa cuối
thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX
*Chiến tranh Thế giới
thứ nhất 1914-1918
|
* Nội dung 3: Cách mạng
công nghiệp và quá trình đô thị hóa ở các nước Tây Âu và Bắc Mĩ (Nửa cuối thế
kỷ XVIII - Đầu thế kỷ XX)
- Cách mạng công nghiệp và quá trình
đô thị hóa ở Anh
- Cách mạng công nghiệp và quá trình
đô thị hóa ở Pháp
- Cách mạng công nghiệp và quá trình
đô thị hóa ở Đức
- Cách mạng công nghiệp và quá trình
đô thị hóa ở Mĩ
|
- Cách mạng công nghiệp (Lớp 8)
- Chủ đề chung: Đô thị:
Lịch sử
và
hiện tại (Lớp 9)
|
* Nội dung 4: Các nước
Á - Phi - Mỹ Latinh thời cận đại (Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX)
- Các nước châu Á thời cận đại
- Khái quát các nước Mỹ Latinh và châu
Phi
thời
cận đại
|
*Đông Nam Á từ thế kỉ
XVI đến
thế
kỉ XIX (Lịch sử
8)
*Châu Á từ nửa sau thế
kỉ XIX đến đầu
thế kỉ XX (Lịch sử 8)
- Trung Quốc
- Nhật Bản
- Ấn Độ
- Đông Nam Á
|
Hướng dẫn thực hiện:
- Học viên tham gia học trực tiếp trên lớp với giảng viên và tham
gia học trực tuyến theo yêu cầu của cơ sở đào tạo.
- Trong các giờ giảng trực tiếp, học
viên sẽ được nghe giảng, trao đổi, thảo luận, giải đáp các vấn đề thắc mắc
trong quá trình tự học.
- Trong giờ học trực tuyến, học viên sẽ
được tìm hiểu tài liệu, trao đổi, thảo luận và xem các bài giảng.
- Học viên được xét hoàn thành học phần
bồi dưỡng khi đảm bảo đủ các điều kiện sau:
+ Tham gia ít nhất 80% thời gian học trực
tiếp.
+ Hoàn thành các quy định học tập trực
tuyến.
+ Hoàn thành các bài tập điều kiện theo
yêu cầu của giảng viên.
3. Lịch sử thế giới hiện đại
Mã học phần: LS3
Số tín chỉ: 02
Phân bố thời gian:
- Lên lớp:
|
30
|
+ Lý thuyết:
|
20
|
+ Bài tập/ Thực hành/ Thảo luận
|
5/0/5
|
+ Tự học, tự nghiên cứu
|
60
|
Điều kiện tiên quyết: NMX
Mục tiêu của học phần:
Sau khi học, người học đạt được:
- Trình bày được những kiến thức cơ bản,
có hệ thống về sự phát triển của lịch sử loài người thời hiện đại và nhận thức rõ vấn
đề cơ bản của lịch sử một số khu vực, quốc gia tiêu biểu trên các bình diện
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thời kỳ hiện đại. Đồng thời, học viên có thể mở rộng
kiến thức bằng việc tự học các chuyên đề lịch sử thế giới, liên hệ với phần lịch
sử Việt Nam.
- Biết vận dụng các kiến thức đã học và
các kỹ năng tìm kiếm tư liệu, tự học, phân tích, tổng hợp, giải quyết các vấn đề
để giảng dạy tốt
nội dung lịch sử thế giới từ sau năm 1918 trong chương trình môn Lịch sử và Địa
lí lớp 9 THCS.
- Nhận thức đúng về sự phát triển hợp
quy luật của xã hội loài người; nhận thức đúng công cuộc đổi mới đất nước hiện
nay.
Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Học phần bao gồm hệ thống những kiến thức
cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại,
tập trung vào các vấn đề chính như: quá trình phát triển của chủ nghĩa xã hội (từ cuộc Cách mạng tháng
Mười Nga năm 1917, sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu,
các cuộc cải cách, đổi mới ở Trung Quốc, Việt Nam…); sự phát triển của
chủ nghĩa tư bản (từ chủ nghĩa tư bản cổ điển đến chủ nghĩa tư bản hiện đại); những nét lớn
về các nước Á - Phi - Mỹ Latinh thời hiện đại (cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và công
cuộc xây dựng đất nước của nhân dân Á, Phi, Mỹ Latinh...);
Quan hệ quốc tế thời hiện đại; Bước tiến lớn của loài người trong cuộc cách mạng
khoa học - kỹ thuật và các vấn
đề toàn cầu hiện nay. Trong từng nội dung sẽ hướng dẫn học viên biết cách liên
hệ, vận dụng vào việc giảng dạy phần lịch sử thế giới hiện đại trong chương trình, sách giáo
khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 THCS.
Bảng tham chiếu đến nội dung chương
trình môn Lịch sử và Địa lí ở THCS
Nội dung học
phần
|
Nội dung của
môn Lịch sử và Địa lí 8, 9
|
* Nội dung 1: Quá
trình phát triển của chủ nghĩa xã hội
- Cách mạng XHCN tháng Mười Nga 1917;
- Quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô và
sự phát triển của CNXH trên thế giới từ sau Cách mạng tháng Mười đến 1991.
- Nguyên nhân khủng hoảng và sụp đổ của CNXH ở Liên Xô,
Đông Âu
|
* Cách mạng Nga 1917
(Lịch sử 8)
- Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945 (Lịch
sử 9)
- Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm
1945 đến năm 1991 (Lịch sử 9)
- Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay (Lịch
sử 9)
|
* Nội dung 2: Sự phát
triển của chủ nghĩa tư bản từ năm 1918 đến nay
- Sự phát triển của Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản
- Các nước mới công nghiệp hóa
- Những đặc điểm của CNTB hiện đại
|
- Châu Âu và nước Mỹ từ 1918 đến 1945
*Chiến tranh Thế giới
thứ hai (1939 - 1945)
- Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm
1945 đến năm 1991
- Nước Mỹ và Tây Âu từ năm 1991
đến nay
|
* Nội dung 3: Các nước
Á - Phi - Mỹ Latinh từ 1918 đến nay
- Các nước châu Á thời hiện đại
- Khái quát các nước Mỹ Latinh và
châu Phi thời hiện đại
|
- Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945
- Châu Á từ năm 1945 đến năm 1991
- Châu Á từ năm 1991 đến nay
- Đông Nam Á từ năm 1991 đến nay
- Mỹ Latinh và châu Phi từ năm 1945 đến
năm 1991
|
* Nội dung 4: Quan hệ
quốc tế từ năm 1918 đến nay
- Quan hệ quốc tế trong những năm 1918 - 1945
- Quan hệ quốc tế từ 1945 đến 1991
- Quan hệ quốc tế từ 1991 đến
nay
|
- Chiến tranh lạnh (1947 - 1991)
- Quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh
|
Hướng dẫn thực hiện:
- Học viên tham gia học trực tiếp trên lớp
với giảng viên và tham
gia học trực tuyến theo yêu cầu của cơ sở đào tạo.
- Trong các giờ giảng trực tiếp, học
viên sẽ được nghe giảng, trao đổi, thảo luận, giải đáp các vấn đề thắc mắc trong quá trình tự
học.
- Trong giờ học trực tuyến, học viên sẽ
được tìm hiểu tài liệu, trao đổi, thảo luận và xem các bài giảng.
- Học viên được xét hoàn thành học phần
bồi dưỡng khi đảm bảo
đủ các điều kiện sau:
+ Tham gia ít nhất 80% thời gian học trực
tiếp.
+ Hoàn thành các quy định học tập trực
tuyến.
+ Hoàn thành các bài tập điều kiện theo
yêu cầu của giảng viên.
4. Lịch sử Việt Nam cổ - trung đại
Mã học phần: LS4
Số tín chỉ: 03
Phân bố thời gian:
- Lên lớp:
|
45
|
+ Lý thuyết:
|
30
|
+ Bài tập/ Thực hành/ Thảo luận
|
5/0/10
|
+ Tự học, tự nghiên cứu
|
90
|
Điều kiện tiên quyết: NMX
Mục tiêu của học phần:
Sau khi học, học viên đạt được:
- Mô tả được tiến trình lịch sử Việt Nam từ thời
nguyên thủy đến nửa đầu thế kỷ XIX.
- Trình bày được những kiến thức cơ bản,
có chọn lọc về tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam thời kỳ nguyên thủy, các
quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam (Văn Lang - Âu Lạc, Champa, Phù Nam) thời kỳ Bắc thuộc, các vương
triều quân chủ ở Việt Nam từ thế kỷ X đến năm 1858 (Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ, Mạc, Lê Trung
Hưng, Tây Sơn, Nguyễn).
- Vận dụng được những nội dung kiến thức
đã học để giải thích, đánh giá các vấn
đề của lịch sử Việt Nam cổ - trung đại, dạy tốt các chủ đề tích hợp và dạy được
môn Lịch sử và Địa lí cấp Trung học cơ sở.
- Biết vận dụng các kỹ năng thảo luận, làm việc
nhóm, kỹ năng sưu tầm, khai thác, xử lý và đánh giá tư liệu, tài liệu lịch sử;
kỹ năng sử dụng bản đồ, lược đồ
trong dạy học lịch sử,...
vào dạy chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp 6, 7, 8 ở Trung học cơ sở.
Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Nội dung học phần giới thiệu những vấn đề
cơ bản, hệ thống và cốt lõi về lịch sử Việt
Nam thời kỳ cổ - trung đại, bao gồm: thời
kỳ nguyên thủy, những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam (Văn Lang - Âu Lạc, Champa,
Phù Nam), thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, những vấn đề chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội của các triều đại quân chủ ở Việt Nam từ thế kỷ X đến năm 1858
(Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ, Mạc,
Lê Trung Hưng, Tây Sơn, Nguyễn). Những thành tựu,
quan điểm mới trong nghiên cứu và giảng dạy phần lịch sử Việt Nam cổ - trung đại cũng sẽ được
đề cập cùng với việc hướng dẫn học viên biết cách liên hệ, vận dụng những nội
dung này vào việc giảng dạy phần lịch sử cổ - trung đại trong chương trình, sách giáo khoa môn
Lịch sử và Địa lí lớp 6, 7, 8 Trung học cơ sở.
Bảng tham chiếu
đến nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí ở THCS
Nội dung học
phần
|
Nội dung của
môn Lịch sử và Địa lí 6, 7, 8
|
* Nội dung 1: Việt
Nam thời kỳ nguyên thủy
- Những dấu tích của người cổ trên đất nước Việt
Nam.
- Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước Việt
Nam
- Một số trung tâm kim khí trên đất Việt Nam vào
nửa sau thiên niên kỷ I
trước
công nguyên.
|
* Thời nguyên thủy
- Những dấu tích của người tối cổ trên đất nước Việt
Nam.
- Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước Việt
Nam.
- Một số nét cơ bản của xã hội
nguyên thủy ở Việt
Nam (qua các nền văn hóa khảo cổ Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun).
|
* Nội dung 2: Các nhà
nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam
- Văn Lang - Âu Lạc
- Văn minh sông Hồng
- Champa
- Phù Nam
- Văn minh Phù Nam.
|
* Các nhà nước đầu
tiên trên lãnh thổ Việt Nam
- Văn Lang - Âu Lạc
- Chủ đề chung: Văn minh châu thổ sông
Hồng và sông Cửu Long.
- Champa
- Phù Nam
- Chủ đề chung: Văn minh châu
thổ sông Hồng và
sông Cửu Long.
|
* Nội dung 3: Việt
Nam thời kỳ Bắc thuộc
và chống Bắc thuộc
- Chính sách cai trị của các triều đại phong
kiến phương Bắc.
- Sự chuyển biến của xã hội Giao Chỉ -
Giao Châu - An Nam trong thời Bắc thuộc.
- Các cuộc khởi nghĩa giành độc lập và
gìn giữ, phát triển văn hóa dân tộc.
- Các cuộc vận động giành quyền tự chủ
của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của họ Khúc, họ Dương và Chiến thắng Bạch
Đằng lịch sử năm 938.
|
* Việt Nam từ khoảng
thế kỉ II TCN đến đầu
thế kỉ X
- Chính sách cai trị của các triều đại
phong kiến phương Bắc.
- Sự chuyển biến của
kinh tế, xã hội, văn hóa ở Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc.
- Các cuộc khởi nghĩa giành độc lập và
bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ X.
|
* Nội dung 4: Việt
Nam từ đầu thế kỷ X đến đầu thế kỷ XVI
- Việt Nam từ năm 938 đến năm 1009: thời
Ngô - Đinh - Tiền Lê
- Việt Nam từ thế kỉ XI đến đầu thế kỉ
XIII: thời Lý
- Việt Nam từ thế kỉ XIII đến đầu thế
kỉ XV: thời Trần, Hồ
- Việt Nam thời thuộc Minh và khởi
nghĩa Lam Sơn
- Việt Nam thời Lê sơ (1428 - 1527)
- Vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X đến
đầu thế kỉ XVI
|
* Việt Nam từ thế kỷ
X đến đầu thế kỷ XVI
- Việt Nam từ năm 938 đến năm 1009: thời
Ngô - Đinh - Tiền Lê
- Việt Nam từ thế kỉ XI đến
đầu thế kỉ XIII: thời Lý
- Việt Nam từ thế kỉ XIII đến đầu
thế kỉ XV: thời Trần, Hồ
- Khởi nghĩa
Lam Sơn (1418- 1427)
- Việt Nam thời Lê sơ (1428 - 1527)
- Vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X đến
đầu thế kỉ XVI
|
* Nội dung 5: Việt
Nam từ đầu thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII
- Nhà Mạc
- Nội chiến và chia cắt đất nước.
- Những nét chính trong quá trình mở
cõi từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII
- Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế
kỷ XVIII
- Phong trào Tây Sơn
- Kinh tế, văn hóa trong các thế kỷ
XVI
-
XVIII.
- Sự hưng khởi của các đô thị thế kỷ
XVII - XVIII.
|
* Việt Nam từ đầu thế
kỷ XVI đến thế kỷ XVIII
- Sự ra đời của nhà Mạc
- Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn
- Những nét chính trong quá trình mở
cõi từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII
- Khởi nghĩa nông dân ở Đàng
Ngoài thế kỷ XVIII
- Phong trào Tây Sơn
- Kinh tế, văn hóa trong các thế kỷ
XVI - XVIII
- Chủ đề chung: Đô thị: Lịch sử và hiện
tại.
|
* Nội dung 7: Việt
Nam nửa đầu thế kỷ XIX
- Chính trị Việt Nam thời nhà Nguyễn nửa đầu thế kỷ
XIX.
- Kinh tế Việt Nam thời nhà Nguyễn nửa đầu thế kỷ
XIX
- Văn hóa, xã hội Việt Nam thời nhà Nguyễn nửa đầu
thế kỷ XIX
- Công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo thời nhà Nguyễn
|
* Việt Nam nửa đầu thế
kỷ XIX
- Chính trị Việt Nam thời nhà Nguyễn
nửa
đầu
thế kỷ XIX.
- Kinh tế Việt Nam thời nhà Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX
- Văn hóa, xã hội Việt Nam
thời nhà
Nguyễn
nửa đầu thế kỷ XIX
- Chủ đề chung: Các quyền và lợi
ích hợp
pháp
của Việt Nam ở Biển Đông
|
Hướng dẫn thực hiện:
- Học viên tham gia học trực tiếp trên lớp với giảng viên và
tham gia học trực tuyến theo yêu cầu của cơ sở đào tạo.
- Trong các giờ giảng trực tiếp, học
viên sẽ được nghe giảng, trao đổi, thảo luận, giải đáp các vấn đề thắc mắc
trong quá trình tự học.
- Trong giờ học trực tuyến, học viên sẽ
được tìm hiểu tài liệu, trao đổi, thảo luận và xem các
bài giảng.
- Học viên được xét hoàn thành học phần
bồi dưỡng khi đảm bảo đủ các điều kiện
sau:
+ Tham gia ít nhất 80% thời gian học trực
tiếp.
+ Hoàn thành các quy định học tập trực
tuyến.
+ Hoàn thành các bài tập điều kiện theo
yêu cầu của giảng viên.
5. Lịch sử Việt Nam cận đại
Mã học phần: LS 5
Số tín chỉ: 02
Phân bố thời gian:
- Lên lớp:
|
30
|
+ Lý thuyết:
|
20
|
+ Bài tập/ Thực hành/ Thảo luận
|
5/0/5
|
+ Tự học, tự nghiên cứu
|
60
|
Điều kiện tiên quyết: NMX
Mục tiêu của học phần:
Sau khi học, học viên đạt được:
- Mô tả được các giai đoạn phát triển
trong tiến trình lịch sử Việt Nam thời cận đại (từ năm 1858 đến năm 1945).
- Trình bày được những vấn đề cơ bản của
lịch sử Việt Nam cận đại, nhận thức đúng đắn về quá trình vận động, phát triển của
kinh tế, chính trị, xã
hội, văn hóa, tư tưởng Việt Nam trong hơn 80 năm thống trị của thực dân Pháp.
- Tiếp cận được những thành tựu, quan điểm
mới trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Việt Nam thời cận đại để có thể vận dụng, bổ sung kiến
thức nâng cao năng lực chuyên môn lịch sử.
- Biết vận dụng kỹ năng khái quát, tổng
hợp và hệ thống
hóa các
kiến thức,
các vấn
đề của lịch sử Việt Nam cận đại. Vận dụng những kiến thức đã học của phần lịch sử Việt Nam cận
đại vào việc giảng dạy chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp 8, 9 Trung học cơ
sở.
Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Nội dung học phần đề cập đến những vấn đề
cơ bản, cốt lõi của lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945, với 4 giai đoạn chủ yếu là: 1858-1896:
1897-1918; 1919-1930; 1930-1945. Trong đó, những nội dung được tập trung phân
tích, làm rõ là bối cảnh lịch sử, những thay đổi trong chính sách cai trị, bóc lột của
thực dân tư bản Pháp trong từng
giai đoạn và những biến chuyển của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn
hóa, tư tưởng Việt Nam dưới tác động của bối cảnh lịch sử và những chính sách
đó. Sự phát triển của phong trào yêu nước, cách mạng Việt Nam qua từng giai đoạn
cũng sẽ được phân tích và đánh giá một cách toàn diện, hệ thống và khách quan.
Những vấn đề lịch sử liên quan đến các chủ đề dạy học tích hợp Lịch sử và Địa
lí cũng được giới thiệu
và làm rõ. Trong từng nội dung sẽ hướng dẫn học viên biết cách liên hệ, vận dụng
vào việc giảng dạy phần lịch sử Việt Nam cận đại trong chương trình, sách giáo
khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 Trung học cơ sở.
Bảng tham chiếu
đến nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí ở THCS
Nội dung học
phần
|
Nội dung của
môn Lịch sử và Địa lí 8, 9
|
* Nội dung 1: Việt
Nam trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX (1858 - 1896)
|
* Việt Nam từ thế kỉ
XIX đến đầu thế kỉ XX
|
- Bối cảnh lịch sử và nguyên nhân Pháp
xâm lược Việt Nam.
- Quá trình thực dân Pháp xâm lược,
bình định Việt Nam.
- Phong trào yêu nước chống Pháp của
nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX.
|
- Nguyên nhân và nội dung chính trong
các đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu.
- Quá trình Pháp xâm lược Việt Nam; cuộc
kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
- Phong trào Cần vương, một số cuộc khởi
nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương và cuộc khởi nghĩa Yên
Thế.
|
* Nội dung 2: Việt
Nam trong giai đoạn 1897 - 1918
|
|
- Chính sách thuộc địa của Pháp và những
chuyển biến của
kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX
- Phong trào yêu nước và cách mạng Việt
Nam đầu thế kỉ XX
- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và những
tác động đến tình hình Việt Nam.
|
- Tác động của khai thác thuộc địa lần
thứ nhất của người Pháp đối với xã hội Việt Nam
- Hoạt động yêu nước của Phan Bội
Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Tất Thành
|
* Nội dung 3: Việt
Nam trong giai đoạn 1918 - 1930
|
* Việt Nam từ năm
1918 đến năm 1945
|
- Chương trình khai thác thuộc địa lần
thứ hai của thực dân Pháp và những biến đổi của kinh tế - xã hội Việt
Nam.
- Bước phát triển mới của phong trào
dân tộc ở Việt Nam những năm 1919 - 1930.
|
- Phong trào dân tộc dân chủ những năm
1918 - 1930.
- Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và quá
trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
|
* Nội dung 4: Việt
Nam trong giai đoạn 1930 - 1945
|
|
- Các bước phát triển của cách mạng Việt
Nam từ năm 1930 đến 1939.
- Cuộc vận động giải phóng dân tộc
1939 - 1945 và Cách mạng tháng Tám.
|
- Phong trào cách mạng 1930 - 1931,
1936 - 1939.
- Cuộc vận động giải phóng
dân tộc 1939 - 1945 và Cách mạng tháng Tám.
|
* Nội dung 5: Đô thị
Việt Nam trong thời kỳ thuộc địa
|
* Chủ đề chung: Đô
thị: Lịch sử và hiện tại
(Lớp 9)
|
- Biến đổi của các đô thị
cổ
- Sự hình thành các đô thị mới
- Vai trò của các đô thị trong phát
triển kinh tế - xã hội
|
- Các đô thị hiện đại
- Xu hướng đô thị hóa trên thế giới
- Đô thị hóa ở Việt Nam; đô thị và
phát triển vùng
|
* Nội dung 6: Khu vực
châu thổ sông Hồng và
sông Cửu Long thời kỳ thuộc địa
|
* Chủ đề chung:
Văn minh châu thố sông Hồng và sông Cửu Long (Lóp 8, 9)
|
- Các chính sách đầu tư và khai thác của
Pháp
- Biến đổi kinh tế, văn hóa, xã hội ở
khu vực châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long
|
- Quá trình hình thành và phát triển
châu thổ; chế độ nước của các dòng sông chính
- Quá trình con người khai khẩn và cải tạo
châu thổ, chế ngự các dòng sông
- Văn minh các dòng sông
|
* Nội dung 7: Biển đảo
Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc
|
* Chủ đề chung: Các
quyền và lợi ích hợp pháp của Việt
Nam ở Biển Đông (Lớp 8, 9)
|
- Vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam
trong các hiệp ước ký kết giữa nhà Nguyễn với Pháp.
- Chính phủ thuộc địa Pháp với việc
phân định biên giới trên biển Đông và khẳng định chủ quyền của Việt
Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
|
- Quá trình thực hiện quyền và lợi ích
hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông trong
lịch sử.
- Chứng cứ lịch sử, pháp lý về quyền
và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
- Vai trò chiến lược của biển đảo Việt
Nam.
|
Hướng dẫn thực hiện:
- Học viên tham gia học trực tiếp trên lớp
với giảng viên và tham gia học trực tuyến theo yêu cầu của cơ sở đào tạo.
- Trong các giờ giảng trực tiếp, học viên sẽ được
nghe giảng, trao đổi, thảo luận, giải đáp các vấn đề thắc mắc trong quá trình tự học.
- Trong giờ học trực tuyến, học viên sẽ được tìm hiểu tài liệu,
trao đổi, thảo luận và xem các bài giảng.
- Học viên được xét hoàn thành học phần
bồi dưỡng khi đảm bảo đủ các điều kiện sau:
+ Tham gia ít nhất 80% thời gian học trực
tiếp.
+ Hoàn thành các quy định học tập trực tuyến.
+ Hoàn thành các bài tập điều kiện theo
yêu cầu của giảng viên.
6. Lịch sử Việt Nam hiện đại
Mã học phần: LS6
Số tín chỉ: 03
Phân bố thời gian:
- Lên lớp:
|
45
|
+ Lý thuyết:
|
30
|
+ Bài tập/Thực hành/Thảo luận
|
5/0/10
|
- Tự học, tự nghiên cứu:
|
90
|
Điều kiện tiên quyết: NMX
Mục tiêu của học phần:
Sau khi học, học viên đạt được:
- Trình bày được các vấn đề cơ bản và có khả
năng khái quát được các giai đoạn phát triển của lịch sử Việt Nam hiện đại (từ sau Cách mạng
tháng Tám năm 1945 đến nay). Trong mỗi giai đoạn, biết chọn lọc và đánh giá được
vai trò, ý nghĩa lịch sử của các sự kiện có tính chất bước ngoặt. Tiếp cận được
những thành tựu, quan điểm mới trong
nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Việt Nam thời hiện đại để có thể vận dụng, bổ sung kiến thức nâng
cao năng lực chuyên môn lịch sử.
- Vận dụng được kiến thức lịch sử Việt
Nam thời kỳ hiện đại để giải thích, phản biện một số vấn đề xã hội và để dạy tốt
các chủ đề tích hợp và dạy được môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 Trung học cơ sở.
- Biết vận dụng kỹ năng khái quát, tổng hợp và hệ thống hóa
các kiến thức, các vấn đề của lịch sử Việt Nam hiện đại; kỹ năng thảo luận, làm việc
nhóm, kỹ năng sưu tầm, khai thác, xử lý và đánh giá tư liệu, tài liệu lịch sử;
kỹ năng sử dụng bản đồ, lược đồ trong dạy học lịch sử.
Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Nội dung học phần đề cập đến những vấn đề
cơ bản, cốt lõi của
lịch sử Việt Nam hiện đại (từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay), chia
thành 4 giai đoạn chủ yếu dựa theo đặc điểm phát triển của từng giai đoạn. Đó
là giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954); giai đoạn kháng chiến
chống Mỹ cứu nước (1954-1975); giai đoạn cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội với đầy khó khăn, thách thức
(1975-1986) và giai đoạn đất nước tiến hành công cuộc đổi mới (từ 1986 đến
nay). Trong mỗi giai đoạn, tùy theo đặc điểm tình hình, các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội cũng được đề cập
cùng với các vấn đề quân sự, chính trị, ngoại giao... ở những mức độ
nông, sâu khác nhau. Trong đó, những sự kiện lịch sử nổi bật sẽ được đi sâu phân tích và
làm rõ với quan điểm nhìn nhận, đánh giá khách quan, trung thực. Các vấn đề lịch
sử liên quan đến các chủ đề dạy học tích hợp Lịch sử và Địa lí cũng được giới thiệu và phân
tích ở mức độ khái quát. Trong từng nội dung sẽ hướng dẫn học viên biết cách liên hệ, vận
dụng vào việc giảng dạy phần lịch sử Việt Nam hiện đại trong chương trình, sách
giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 Trung học cơ sở.
Bảng tham chiếu
đến nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí ở THCS
Nội dung học
phần
|
Nội dung của
môn Lịch sử và Địa lí 9
|
* Nội dung 1: Việt
Nam trong giai đoạn 1945 - 1954
|
* Việt Nam từ năm
1945 đến năm 1991
|
- Những năm đầu sau Cách mạng
tháng Tám (1945 - 1946).
- Các giai đoạn phát triển của cuộc
kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1954).
|
- Việt Nam trong những năm đầu sau
Cách mạng tháng Tám.
- Kháng chiến toàn quốc chống thực
dân Pháp 1946 - 1954.
|
* Nội dung 2: Việt
Nam trong giai đoạn 1954 - 1975
|
|
- Tình hình hai miền Bắc - Nam trong những năm
1954 - 1960.
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chống
“Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam
(1961 - 1965).
- Xây dựng và bảo vệ miền Bắc, chống
“Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam (1965 - 1968).
- Khôi phục, xây dựng và bảo vệ miền Bắc,
chống “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam (1969 - 1973).
- Khôi phục và củng cố miền Bắc, hoàn
thành sự nghiệp giải phóng miền Nam (1973 - 1975).
- Quân đội Việt Nam bảo vệ chủ quyền.
|
- Xây dựng chế độ mới ở miền Bắc và đấu
tranh thống nhất đất nước từ năm 1954 đến năm 1975.
|
* Nội dung 3: Việt
Nam trong giai đoạn 1975-1986
|
|
- Những năm đầu sau thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1975 - 1976).
- Bước đầu cả nước đi lên chủ nghĩa xã
hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1986).
|
- Việt Nam trong những năm 1976 -
1991.
|
* Nội dung 4: Việt
Nam trong giai đoạn 1986-nay
|
* Việt Nam từ năm
1991 đến nay
|
- Bối cảnh lịch sử, yêu cầu đổi mới đất
nước.
- Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
- Quá trình thực hiện đường lối đổi mới (từ
1986 đến nay): thành tựu và hạn chế.
- Việt Nam trước cuộc cách mạng khoa học
kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa: cơ hội và thách thức.
|
- Những thành tựu tiêu biểu của công cuộc
đổi mới đất nước.
- Cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế
toàn cầu hóa.
|
* Nội dung 5: Đô thị
Việt Nam trong quá trình phát triển từ năm 1945 đến nay
|
* Chủ đề chung: Đô thị:
lịch sử và hiện tại
(Lớp 9)
|
- Các giai đoạn phát triển.
- Biến đổi của các đô thị.
- Vai trò của đô thị trong phát triển
kinh tế - xã hội.
|
- Các đô thị hiện đại.
- Xu hướng đô thị hóa trên thế giới.
- Đô thị hóa ở Việt Nam; đô thị và
phát triển vùng.
|
* Nội dung 6: Khu vực
đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long trong tiến trình phát triển từ năm 1945
đến nay
|
* Chủ đề chung: Văn minh
châu thổ sông Hồng và
sông Cửu Long (Lớp 8, 9)
|
- Những thay đổi về địa giới hành
chính.
- Biến đổi kinh tế - xã hội.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những tác động.
|
- Quá trình hình thành và phát triển
châu thổ.
- Quá trình con người khai khẩn và cải tạo
châu thổ, chế ngự các dòng sông.
- Biến đổi khí hậu và biện pháp ứng
phó với biến
đổi khí
hậu ở hai vùng châu thổ.
|
* Nội dung 7: Đấu
tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam từ năm 1945 đến
nay
|
* Chủ đề chung: Các
quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông (Lớp 8, 9)
|
- Đấu tranh bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa.
- Phân định biên giới Việt Nam với các nước
trên biển Đông.
- Chiến lược biển của Việt Nam.
|
- Phạm vi các vùng biển và hải đảo Việt
Nam.
- Quá trình thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở
Biển Đông trong lịch sử.
- Chứng cứ lịch sử, pháp lý
về quyền và lợi ích hợp pháp của Việt
Nam ở Biển Đông.
- Vai trò chiến lược của biển đảo Việt
Nam.
|
Hướng dẫn thực hiện:
- Học viên tham gia học trực tiếp trên lớp
với giảng viên và tham gia học trực tuyến theo yêu cầu của cơ sở đào tạo.
- Trong các giờ giảng trực tiếp, học
viên sẽ được nghe giảng, trao đổi, thảo luận, giải đáp các vấn đề thắc mắc trong quá trình
tự học.
- Trong giờ học trực tuyến, học viên sẽ được tìm hiểu tài liệu,
trao đổi, thảo luận và xem các bài giảng.
- Học viên được xét hoàn thành học phần
bồi dưỡng khi đảm bảo đủ các điều kiện sau:
+ Tham gia ít nhất 80% thời gian học trực
tiếp.
+ Hoàn thành các quy định học tập trực
tuyến.
+ Hoàn thành các bài tập điều kiện theo yêu
cầu của giảng viên.
II.2. Các môn chuyên ngành Địa lí
1. Bản đồ học
Mã học phần: ĐL1
Số tín chỉ: 02
Phân bố thời gian:
- Lên lớp:
|
30
|
+ Lý thuyết:
|
15
|
+ Bài tập/Thực hành/Thảo luận
|
5/10/0
|
- Tự học, tự nghiên cứu:
|
60
|
Điều kiện tiên quyết: NMX
Mục tiêu của học phần:
- Nắm được những khái niệm cơ bản về bản
đồ học, bản đồ địa lí, các đặc điểm cơ bản của bản đồ địa lí, nguyên tắc thành lập
và sử dụng bản đồ.
- Nhận biết phép chiếu bản đồ thông qua
lưới kinh vĩ tuyến; lựa chọn phép chiếu thích hợp khi thành lập bản đồ.
- Biết vận dụng ngôn ngữ bản đồ để biên tập và thành lập
bản đồ đơn giản
cũng như sử dụng và khai thác tri thức từ bản đồ, atlat phục vụ nghiên cứu và giảng dạy địa lí.
Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Học phần cung cấp những khái niệm về bản
đồ học, bản đồ địa lí, cơ sở toán học
của bản đồ, ngôn ngữ bản đồ, tổng quát hóa bản đồ, phương pháp sử dụng bản đồ. Chuyên đề cung cấp
cho học viên các phương pháp sử dụng bản đồ và atlat trong giảng dạy Địa lí ở trường
phổ thông.
Bảng tham chiếu
đến nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí ở THCS
Nội dung học
phần
|
Nội dung của
môn Lịch sử và Địa lí ở THCS
|
- Trình bày những khái niệm cơ bản về
bản đồ học, bản đồ địa lí.
- Nhận biết phép chiếu bản đồ thông
qua lưới kinh vĩ tuyến; lựa chọn phép chiếu thích hợp khi thành lập bản đồ.
- Lược đồ trí nhớ.
- Ứng dụng GPS trong dạy học địa lí
|
Địa lí 6
Bản đồ: Phương tiện thể hiện bề mặt
Trái
Đất
- Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ Địa lí của
một địa điểm trên bản đồ
- Phép chiếu bản đồ. Các yếu tố cơ bản
của bản đồ. Các loại bản đồ thông dụng
- Lược đồ trí nhớ
- Trình bày được đặc điểm phân bố dân cư trên
thế giới.
- Đọc và phân tích được bản đồ phân bố
dân cư.
|
Sử dụng các thể loại bản đồ trong giảng
dạy địa lí ở trường THCS.
|
Địa lí 7
- Trình bày được trên bản đồ vị trí Địa
lí, hình dạng và kích thước châu lục.
- Xác định được trên bản đồ chính trị
các khu vực của châu Á.
- Sử dụng bản đồ, trình bày được vị
trí Địa lí, hình dạng và
kích thước châu lục, các khu vực ở châu Phi.
- Xác định được trên bản đồ các bộ phận
của châu Đại Dương; vị trí Địa lí, hình dạng và kích thước lục địa Australia.
|
- Sử dụng Atlat trong giảng dạy địa lí
ở trường THCS
- Sử dụng được các phần mềm:
GoogleMap, trang webmap trên Internet trong dạy học địa lí.
|
Địa lí 8, Địa lí 9
- Trình bày được (dựa vào Atlat Địa lí
Việt Nam) vị trí Địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
- Đọc bản đồ Địa lí tự nhiên để làm rõ một
số đặc điểm chung của địa hình, đặc
điểm và sự phân bố các khu vực địa hình ở nước ta.
- Phân tích lát cắt địa hình.
|
Hướng dẫn thực hiện:
- Học viên tham gia học trực tiếp trên lớp
với giảng viên và tham gia học trực tuyến theo yêu cầu của cơ sở đào tạo.
- Trong các giờ giảng trực tiếp, học
viên sẽ được nghe giảng, trao đổi, thảo luận, giải đáp các vấn đề thắc mắc
trong quá trình tự học.
- Trong giờ học trực tuyến, học viên sẽ
được tìm hiểu tài liệu, trao đổi, thảo luận và xem các bài giảng.
- Học viên được xét hoàn thành học phần
bồi dưỡng khi đảm
bảo đủ các điều kiện sau:
+ Tham gia ít nhất 80% thời gian học trực
tiếp.
+ Hoàn thành các quy định học tập trực tuyến.
+ Hoàn thành các bài tập điều kiện theo
yêu cầu của giảng viên.
2. Địa lí tự nhiên đại cương
Mã học phần: ĐL2
Số tín chỉ: 02
Phân bố thời gian:
- Lên lớp:
|
30
|
+ Lý thuyết:
|
25
|
+ Bài tập/Thực hành/Thảo
luận
|
5/0/0
|
- Tự học, tự nghiên cứu:
|
60
|
Điều kiện tiên quyết: ĐL1
Mục tiêu học phần:
- Nhận biết, hiểu và giải thích được các
hiện tượng, quá trình, quy luật phân hóa theo không gian, thời gian xảy ra trong các thành phần
và thể tổng hợp tự nhiên của lớp vỏ Địa lí.
- Vận dụng được kiến thức Địa lí tự nhiên đại cương vào học
tập, giảng dạy, nghiên cứu Địa lí các vùng lãnh thổ và giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Sử dụng các công cụ Địa lí trong học tập,
nghiên cứu và giảng dạy: atlat Địa lí, bản đồ, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ, lát cắt, mô hình, bảng số liệu...
- Củng cố năng lực tư duy biện chứng, xác định và giải
quyết các mối quan hệ nguyên nhân - kết quả...
Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
- Các vận động của Trái Đất và hệ quả Địa
lí; cấu tạo Trái Đất và các vận động kiến tạo của vỏ
Trái Đất;
các
quá trình hình thành địa hình nội sinh và ngoại sinh; đặc điểm, quá trình hình
thành, nguồn gốc các dạng địa hình lục địa; quá trình hình thành địa hình bờ biển
và đáy đại dương.
- Bức xạ mặt trời và nhiệt độ không khí
trên Trái Đất; nước trong khí quyển; hoàn lưu khí quyển tầng đối lưu; biến đổi khí hậu; phân vùng khí hậu; nước trên Trái Đất
và các quá trình động lực trong đại dương.
- Các nhân tố và quá trình hình thành thổ
nhưỡng; quy luật phân bố đất trên thế giới; các nhân tố sinh thái và sự thích
nghi của sinh vật; sự phân bố sinh vật trên Trái Đất; các quy luật Địa lí chung
của Trái Đất.
Bảng tham chiếu
đến nội dung chương trình môn Lịch
sử và Địa lí ở THCS
Nội dung học
phần
|
Nội dung của
môn Lịch sử và Địa lí ở THCS
|
Các vận động của Trái Đất và hệ quả Địa lí.
|
Địa lí 6: Trái Đất:
Hành tinh của hệ Mặt Trời: Vị trí của
Trái Đất trong hệ Mặt Trời; Hình dạng, kích thước Trái Đất; Chuyển động của Trái Đất và
hệ quả Địa lí.
|
Cấu tạo Trái Đất; các vận động kiến tạo
của vỏ Trái Đất; các quá trình hình thành địa hình nội sinh và ngoại sinh; đặc
điểm, quá trình hình thành, nguồn gốc các dạng địa hình lục địa; quá trình
hình thành địa hình bờ biển và đáy đại dương.
|
Địa lí 6: Lớp vỏ
ngoài của Trái Đất: Cấu tạo bên trong của
Trái Đất; Các mảng kiến tạo; Hiện tượng núi lửa, động đất và sức phá hoại của
các tai biến thiên nhiên này; Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo
núi: Các dạng địa hình chính: Khoáng sản.
|
Bức xạ mặt trời và nhiệt độ
không khí trên Trái Đất; nước trong khí quyển; hoàn lưu khí quyển tầng đối
lưu; biến đổi khí hậu; phân vùng khí hậu.
|
Địa lí lớp 6: Khí hậu
và biến đổi khí hậu:
Các tầng khí quyển. Thành phần
không khí; Khí áp và gió. Các khối
khí; Nhiệt độ và mưa. Thời tiết, khí hậu: Sự biến đổi khí hậu toàn cầu và biện
pháp ứng phó.
|
Nước trên Trái Đất và các quá trình động
lực trong đại dương.
|
Địa lí 6: Nước trên Trái Đất: Các thành phần
chủ yếu của thủy quyển; Vòng tuần hoàn nước; Sông hồ và việc sử dụng nước
sông, hồ: Biển, đại dương và việc khai thác tài nguyên biển; Nước
ngầm và băng hà.
|
Các nhân tố và quá trình
hình thành thổ nhưỡng; quy luật
phân bố đất trên thế giới; các nhân tố sinh thái và sự thích nghi của sinh vật; sự
phân bố sinh vật trên Trái Đất; các quy luật Địa lí chung của Trái Đất.
|
Địa lí 6: Đất và sinh
vật trên Trái Đất: Các nhân tố hình
thành đất; Một số
nhóm đất điển hình ở
các đới thiên nhiên trên Trái Đất; Sự sống trên hành tinh; Sự phân bố các đới thiên
nhiên.
- Rừng nhiệt đới
|
Hướng dẫn thực hiện:
- Học viên tham gia học trực tiếp trên lớp
với giảng viên và tham gia học trực tuyến theo yêu cầu của cơ sở đào tạo.
- Trong các giờ giảng trực tiếp, học viên sẽ được
nghe giảng, trao đổi, thảo luận,
giải đáp các vấn đề thắc mắc trong quá trình tự học.
- Trong giờ học trực tuyến, học viên sẽ
được tìm hiểu tài liệu, trao đổi, thảo luận và
xem các bài giảng.
- Học viên được xét hoàn thành học phần
bồi dưỡng khi đảm bảo đủ các điều kiện sau:
+ Tham gia ít nhất 80% thời gian học trực
tiếp.
+ Hoàn thành các quy định học tập trực
tuyến.
+ Hoàn thành các bài tập điều kiện theo
yêu cầu của giảng viên.
3. Địa lí châu Á, châu Âu
Mã học phần: ĐL3
Số tín chỉ: 02
Phân bố thời gian:
- Lên lớp:
|
30
|
+ Lý thuyết:
|
25
|
+ Bài tập/Thực hành/Thảo luận
|
5/0/0
|
- Tự học, tự nghiên cứu:
|
60
|
Điều kiện tiên quyết: ĐL2
Mục tiêu học phần:
- Trình bày được các đặc điểm tự nhiên
và tài nguyên thiên nhiên châu Á, châu Âu và một số khu vực chủ yếu.
- Trình bày được những kiến thức cốt lõi về
địa lí kinh tế - xã hội thế giới, bao gồm sự đa dạng và phân hóa về tự nhiên, dân cư - xã hội
và kinh tế thế giới, những đặc
trưng về tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên, dân cư - xã hội, phương thức con
người khai thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên của các khu vực châu Á, châu Âu.
- Sử dụng được các công cụ của Địa lý học để tìm kiếm, thu thập và
khai thác có hiệu quả các
dữ liệu cho học tập, nghiên cứu và
giảng dạy các nội dung về Địa lý kinh tế - xã hội các
châu lục trên thế giới.
- Vận dụng các kiến thức cơ sở địa lý tự
nhiên, cơ sở địa lý kinh tế xã hội để phân tích, giải thích được các đặc điểm địa lý
tự nhiên và kinh tế - xã hội của châu Á, châu Âu và một khu vực, quốc gia châu Á, châu Âu.
- Vận dụng được các kiến thức địa lý tự
nhiên và kinh tế xã hội châu Á, châu Âu vào nghiên cứu và giảng dạy địa lý ở trường
THCS.
- Nhận thức được tầm quan trọng của môn
học, từ đó có thái độ nghiêm túc, cần cù ham học, tự rèn luyện.
Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Đặc điểm tự nhiên của châu Á, châu Âu và một số khu
vực chính, bao gồm: vị trí địa lý, giới hạn, hình dạng, đặc điểm địa hình, khí
hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật, cảnh
quan tự nhiên....
Các đặc điểm địa lý kinh tế - xã hội của châu Á, châu Âu bao gồm:
khái quát châu lục, khái quát các khu vực và địa lý kinh tế - xã hội một số nước
tiêu biểu.
Bảng tham chiếu đến
nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí ở THCS
Nội dung học
phần
|
Nội dung của
môn Lịch sử và Địa lí ở THCS
|
Khái quát chung
Bản đồ thế giới và sự phân chia các châu lục, sự
khác biệt về tự nhiên, dân cư - xã hội và kinh tế giữa các châu lục.
|
- Loài người trên Trái Đất (Địa lí 6)
- Sự đa dạng và phân hóa về tự nhiên,
dân cư - xã hội và kinh tế thế giới (Địa lí 7)
|
Châu Âu
Đặc điểm vị trí địa lí - phạm vi
lãnh thổ, tự nhiên -
tài nguyên thiên nhiên, dân cư - xã hội, phát triển kinh tế và một số vấn đề
tài nguyên - môi trường của châu Âu. Sự phân hóa lãnh thổ kinh tế - xã hội
châu Âu và Liên minh châu Âu (EU).
|
Châu Âu (Địa lí 7)
- Vị trí địa lí, phạm vi châu
Âu
- Đặc điểm tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên và ý nghĩa của chúng
- Đặc điểm dân cư, xã hội và kinh tế
- Phương thức con người khai
thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên
- Khái quát về Liên minh châu Âu (EU)
|
Châu Á
Đặc điểm vị trí địa lí - phạm
vi lãnh thổ, tự nhiên -
tài nguyên thiên nhiên, dân cư - xã hội, phát triển kinh tế và một số vấn đề
tài nguyên - môi trường của châu Á. Sự phân hóa lãnh thổ kinh tế - xã
hội châu Á, các nền kinh tế lớn và nền
kinh tế mới nổi ở châu Á.
|
Châu Á (Địa lí 7)
- Vị trí địa lí, phạm vi châu Á
- Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên và ý nghĩa của chúng
- Đặc điểm dân cư, xã
hội và kinh tế
- Bản đồ chính trị châu Á; các khu vực
của châu Á
- Các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi ở châu Á
|
Hướng dẫn thực hiện:
- Học viên tham gia học trực tiếp trên lớp
với giảng viên và tham
gia học trực tuyến theo yêu cầu của cơ sở đào tạo.
- Trong các giờ giảng trực tiếp, học viên sẽ được nghe giảng, trao đổi, thảo luận, giải đáp
các vấn đề thắc mắc trong quá trình tự học.
- Trong giờ học trực tuyến, học viên sẽ được tìm
hiểu tài liệu, trao đổi, thảo luận và
xem các bài giảng.
- Học viên được xét hoàn thành học phần bồi dưỡng khi đảm bảo
đủ các điều kiện sau:
+ Tham gia ít nhất 80% thời gian học trực
tiếp.
+ Hoàn thành các quy định học tập trực
tuyến.
+ Hoàn thành các bài tập điều kiện theo yêu cầu của
giảng viên.
4. Địa lí châu Phi, châu Mỹ, châu Đại dương
Mã học phần: ĐL4
Số tín chỉ: 02
Phân bố thời gian:
- Lên lớp:
|
30
|
+ Lý thuyết:
|
25
|
+ Bài tập/Thực hành/Thảo luận
|
5/0/0
|
- Tự học, tự nghiên cứu:
|
60
|
Điều kiện tiên quyết: ĐL2
Mục tiêu học phần:
- Trình bày được các đặc điểm tự nhiên
và tài nguyên thiên nhiên châu Phi, châu Mỹ, châu Đại dương và một số khu vực
chủ yếu.
- Trình bày được các đặc điểm địa lý kinh tế - xã hội của các nước, các khu vực
châu Phi, châu Mỹ, châu Đại dương
- Vận dụng các kiến thức cơ sở địa lý tự
nhiên, cơ sở địa lý kinh
tế xã hội để phân
tích, giải thích được các đặc điểm địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội của châu Phi, châu Mỹ, châu Đại
dương.
- Vận dụng được các kiến thức địa lý tự
nhiên và kinh tế xã hội châu Phi, châu Mỹ, châu Đại dương vào nghiên cứu và giảng dạy địa lý ở
trường THCS.
- Nhận thức được tầm quan trọng của môn
học, từ đó có thái
độ nghiêm túc, cần cù ham học, tự rèn luyện.
Mô tả vắn tắt nội
dung học phần:
Đặc điểm tự nhiên của châu Phi, châu Mỹ, châu Đại
dương và một số khu vực chính, bao gồm: vị trí địa lý, giới hạn, hình dạng, đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy
văn, thổ nhưỡng,
sinh vật, cảnh quan tự nhiên....
Các đặc điểm địa lý kinh tế - xã hội của
châu Phi, châu Mỹ, châu Đại dương bao gồm: khái quát châu lục, khái quát các
khu vực và địa lý kinh tế - xã hội một số nước tiêu biểu.
Bảng tham chiếu
đến nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí ở THCS
Châu Phi
Đặc điểm vị trí địa lí - phạm vi lãnh
thổ, tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên, dân cư - xã hội, phát triển kinh tế
và một số vấn đề tài
nguyên - môi trường của châu Phi. Sự phân hóa lãnh thổ kinh tế - xã hội châu
Phi, Cộng hòa Nam Phi.
|
Châu Phi (Địa lí 7)
- Vị trí địa lí, phạm vi châu Phi
- Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên và ý nghĩa của chúng
- Đặc điểm dân cư, xã hội và
kinh tế
- Phương thức con người khai thác, sử
dụng và bảo vệ thiên nhiên
- Khái quát về Nam Phi
|
Châu Mỹ
Đặc điểm vị trí địa lí - phạm vi lãnh
thổ, tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên, dân cư - xã hội, phát triển kinh tế
và một số vấn đề tài nguyên - môi trường của châu Mỹ. Sự phân hóa lãnh thổ
kinh tế - xã hội châu Mỹ, các nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi ở châu Mỹ.
|
Châu Mỹ (Địa lí 7)
- Vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ
- Phát kiến ra châu Mỹ
- Đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội và
kinh tế của các khu vực châu Mỹ
- Phương thức con người khai thác, sử
dụng và bảo vệ thiên nhiên ở các khu vực châu Mỹ
|
Châu Đại Dương
Đặc điểm vị trí địa lí - phạm vi lãnh
thổ của châu Đại Dương; đặc điểm tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên, dân cư -
xã hội, phát triển kinh tế và một số vấn đề tài nguyên - môi trường của các đảo
lớn, quần đảo và lục địa Ôx-trây-lia
|
Châu Đại Dương (Địa lí 7)
- Vị trí địa lí, phạm vi châu Đại
Dương
- Đặc điểm thiên nhiên của các đảo, quần
đảo và lục địa Ôx-trây-lia
- Một số đặc điểm dân cư, xã hội và
kinh tế
- Phương thức con người khai thác, sử
dụng và bảo vệ thiên nhiên
|
Châu Nam Cực
Vị trí địa lí - phạm vi lãnh thổ; đặc
điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên và một số vấn đề về môi trường nổi bật
ở châu Nam Cực; lịch sử khám phá, nghiên cứu và những vấn đề liên quan
ở châu Nam Cực.
|
Châu Nam Cực (Địa lí 7)
- Vị trí địa lí của châu Nam Cực
- Lịch sử phát kiến châu Nam Cực
- Đặc điểm tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên của châu lục
|
Kiến thức môn học
|
Các chủ đề chung Lịch
sử - Địa lí
- Các cuộc đại phát kiến Địa lí (Địa
lí 7)
- Đô thị: lịch sử và hiện tại (Địa lí
7 và Địa lí 9)
|
Hướng dẫn thực hiện:
- Học viên tham gia học trực tiếp trên lớp
với giảng viên và tham gia học trực tuyến theo yêu cầu của cơ sở đào tạo.
- Trong các giờ giảng trực tiếp, học
viên sẽ được nghe giảng, trao đổi, thảo luận, giải đáp các vấn đề thắc mắc
trong quá trình tự học.
- Trong giờ học trực tuyến, học viên sẽ
được tìm hiểu tài liệu,
trao đổi, thảo luận và xem các bài giảng.
- Học viên được xét hoàn thành học phần
bồi dưỡng khi đảm bảo đủ các điều kiện sau:
+ Tham gia ít nhất 80% thời gian học trực
tiếp.
+ Hoàn thành các quy định học tập trực
tuyến.
+ Hoàn thành các bài tập điều kiện theo
yêu cầu của giảng viên.
5. Địa lí tự nhiên Việt Nam
Mã học phần: ĐL5
Số tín chỉ: 02
Phân bố thời gian:
- Lên lớp:
|
30
|
+ Lý thuyết:
|
20
|
+ Bài tập/Thực hành/Thảo luận
|
5/5/0
|
- Tự học, tự nghiên cứu:
|
60
|
Điều kiện tiên quyết: ĐL2
Mục tiêu học phần:
- Hiểu rõ về ý nghĩa của vị trí Địa lí
và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành các đặc điểm
chung của tự nhiên Việt Nam.
- Nắm vững các đặc điểm chung và đặc điểm
các thành phần tự nhiên Việt
Nam.
- Hiểu rõ các vấn đề lý luận phân vùng Địa lí tự
nhiên, biết vận dụng vào phân tích các quy luật phân hóa tự nhiên lãnh thổ Việt Nam và đặc điểm các đơn vị
phân vùng Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Vận dụng được các kiến thức Địa lí tự
nhiên đại cương, Địa lí tự nhiên các châu vào nghiên cứu, giải thích các đặc điểm, quy luật phân hóa tự
nhiên Việt Nam.
- Sử dụng thành thạo bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê
trong phân tích những nhân tố hình thành, đặc điểm chung và quy luật phân hóa tự
nhiên Việt Nam.
- Biết vận dụng các kiến thức đã học vào giảng dạy,
giải quyết các vấn đề thực tiễn ở Việt Nam và địa phương nơi sinh sống.
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người
công dân trong học tập, nghiên cứu Địa lí Tổ quốc, phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và giải quyết
các vấn đề thực tiễn ở địa phương.
Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
- Vị trí Địa lí và chủ quyền lãnh thổ Việt
Nam; vai trò của vị trí Địa lí trong sự hình thành các đặc điểm
tự nhiên Việt Nam; lịch sử hình thành phát triển lãnh thổ Việt Nam; đặc
điểm và sự phân hóa của các thành phần tự nhiên Việt Nam.
- Các quy luật phân hóa tự nhiên Việt
Nam; đặc điểm chung và sự
phân hóa tự nhiên các đơn vị phân vùng Địa lí tự nhiên Việt Nam.
Bảng tham chiếu
đến nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí ở THCS
Nội dung học
phần
|
Nội dung của
môn Lịch sử và Địa lí ở THCS
|
- Vị trí Địa lí và chủ quyền lãnh thổ Việt Nam;
vai trò của vị trí Địa lí trong sự hình thành các đặc điểm tự nhiên Việt Nam.
- Lịch sử hình thành và phát triển
lãnh thổ Việt Nam.
|
Địa lí 8: Các nhân tố
quyết định đặc điểm Địa lí tự nhiên Việt Nam: đặc điểm vị trí Địa
lí và ảnh hưởng của vị trí Địa lí đến sự hình thành đặc điểm Địa lí tự nhiên
Việt Nam; các giai đoạn lịch sử phát triển tự nhiên của lãnh thổ.
Biển đảo Việt
Nam:
vị trí Địa lí, vị thế và đặc điểm vùng biển đảo Việt Nam; chủ quyền của Việt
Nam trên Biển Đông: tài
nguyên và môi trường biển đảo Việt
Nam.
|
- Đặc điểm và sự phân
hóa của các thành phần tự nhiên Việt Nam.
- Các quy luật phân hóa tự nhiên Việt
Nam; đặc điểm chung và sự phân hóa tự nhiên các đơn vị phân vùng Địa lí tự
nhiên Việt Nam.
|
Địa lí 8: Các thành
phần tự nhiên Việt Nam: đặc điểm và sự phân hóa địa hình; đặc điểm và sự phân
hóa khí hậu, thủy văn; đặc
điểm và sự phân
hóa thổ nhưỡng, sinh
vật; ý nghĩa của các thành phần tự nhiên Việt
Nam đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế.
Địa lí 9: Địa lí địa
phương cấp tỉnh (phần Địa lí tự nhiên): vị trí Địa lí, vị thế của tỉnh (thành phố);
đặc điểm Địa lí tự nhiên; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
|
Hướng dẫn thực hiện:
- Học viên tham gia học trực tiếp trên lớp với giảng
viên và tham gia học trực tuyến theo yêu cầu của cơ sở đào tạo.
- Trong các giờ giảng trực tiếp, học viên
sẽ được nghe giảng, trao đổi, thảo luận, giải đáp các vấn đề thắc mắc trong quá
trình tự học.
- Trong giờ học trực tuyến, học viên sẽ
được tìm hiểu tài liệu, trao đổi, thảo luận và xem các bài giảng.
- Học viên được xét hoàn thành học phần
bồi dưỡng khi đảm bảo đủ các điều kiện sau:
+ Tham gia ít nhất 80% thời gian học trực
tiếp.
+ Hoàn thành các quy định học tập trực
tuyến.
+ Hoàn thành các bài tập điều kiện theo
yêu cầu của giảng viên.
6. Địa lí Kinh tế - Xã hội Đại
cương
Mã học phần: ĐL6
Số tín chỉ: 02
Phân bố thời gian:
- Lên lớp:
|
30
|
+ Lý thuyết:
|
24
|
+ Bài tập/Thực hành/Thảo luận
|
2/4/0
|
- Tự học, tự nghiên cứu:
|
60
|
Điều kiện tiên quyết: ĐL2
Mục tiêu của học phần:
- Nắm được những kiến thức nền tảng về
môi trường, tài nguyên và việc sử dụng chúng; dân cư và một số vấn đề xã hội;
khái niệm tăng trưởng, phát triển
kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng; địa lí các ngành nông nghiệp, công nghiệp và
dịch vụ.
- Sử dụng được các công cụ của Địa lí học
để tìm kiếm, thu thập và khai thác có hiệu quả các dữ liệu cho học tập, nghiên
cứu và giảng dạy các nội dung về địa lí kinh tế - xã hội.
- Vận dụng được những kiến thức và kỹ
năng của môn học cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy địa lí kinh tế - xã hội quốc
gia và thế giới; nhận diện và giải quyết những vấn đề thực tiễn về kinh tế - xã
hội của đất nước và thế giới.
Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Môn học Địa lí Kinh tế - Xã hội Đại
cương cung cấp cho học viên những kiến thức nền tảng về Địa lí kinh tế - xã hội.
Học phần được tổ chức thành các nội dung: (i) Môi trường, tài nguyên và việc
sử dụng chúng, (ii) Dân cư và một số vấn đề xã hội, (iii) Tăng trưởng và phát
triển kinh tế và (iv) Địa lí các ngành kinh tế.
Bảng tham chiếu
đến nội dung chương
trình môn Lịch sử và Địa lí ở THCS
Nội dung học
phần
|
Nội dung của
môn Lịch sử và Địa lí ở THCS
|
- Môi trường, tài
nguyên và việc sử dụng chúng
Môi trường địa lí, tài nguyên thiên
nhiên và việc sử dụng chúng trên thế giới, môi trường và phát triển bền vững.
|
- Loài người trên Trái Đất (Địa lí 6)
- Phương thức con người khai thác, sử
dụng và bảo vệ thiên nhiên ở các châu lục (Địa lí 7)
- Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ
tài nguyên, môi trường biển đảo (Địa lí 9)
- Văn minh châu thổ sông Hồng và
sông Cửu Long (Chủ đề chung lớp 9)
|
- Dân cư và một
số vấn đề xã hội
Qui mô, tăng trưởng và cơ cấu dân số;
phân bố dân cư, quần cư và đô thị hóa; vấn đề dân số - môi trường và
phát triển.
|
- Loài người trên Trái Đất (Địa lí 6)
- Đặc điểm dân cư, xã hội của
các châu lục
(Địa
lí 7)
- Địa lí dân cư Việt Nam (Địa lí 9)
- Các đặc điểm nổi bật về
dân cư, xã hội của các vùng kinh tế của Việt Nam (Địa lí 9)
- Đô thị: lịch sử và hiện tại (Chủ đề chung lớp
6 và lớp 9)
|
- Tăng trưởng và phát triển kinh tế
Quy mô, tăng trưởng, cơ cấu và phát
triển kinh tế;
các nguồn lực phát triển; hệ thống không gian của nền kinh tế.
- Địa lí các ngành
kinh tế
Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng, hiện
trạng và xu hướng thay đổi trong phát triển, phân bố và tổ chức lãnh thổ các
ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
|
- Phương thức con người khai thác, sử
dụng và bảo vệ thiên
nhiên ở các châu lục (Địa lí 7)
- Khái quát về các nền kinh tế lớn và
nền kinh tế mới nổi ở các châu lục/khu vực của các châu lục (Địa
lí 7).
- Địa lí các
ngành kinh tế Việt Nam (Địa lí 9)
- Đặc điểm phát triển và phân bố của các ngành kinh
tế của các vùng kinh tế của Việt Nam (Địa lí 9)
- Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ
tài nguyên, môi trường biển đảo Việt Nam (Địa lí 9)
|
Hướng dẫn thực hiện:
- Học viên tham gia học trực tiếp trên lớp
với giảng viên và tham gia học trực tuyến theo yêu cầu của cơ sở
đào tạo.
- Trong các giờ giảng trực tiếp, học
viên sẽ được nghe giảng, trao đổi, thảo luận, giải đáp các vấn đề thắc mắc
trong quá trình tự học.
- Trong giờ học trực tuyến, học viên sẽ
được tìm hiểu tài liệu, trao đổi, thảo luận và xem các bài giảng.
- Học viên được xét hoàn thành học phần
bồi dưỡng khi đảm bảo đủ các điều kiện sau:
+ Tham gia ít nhất 80% thời gian học trực
tiếp
+ Hoàn thành các quy định học tập trực
tuyến.
+ Hoàn thành các bài tập điều kiện theo
yêu cầu của giảng viên.
7. Địa lí Kinh tế - Xã hội Việt Nam
Mã học phần: ĐL7
Số tín chỉ: 02
Phân bố thời gian:
- Lên lớp:
|
30
|
+ Lý thuyết:
|
20
|
+ Bài tập/Thực hành/Thảo luận
|
5/5/0
|
- Tự học, tự nghiên cứu:
|
90
|
Điều kiện tiên quyết: ĐL5
Mục tiêu của học phần:
- Nắm được những kiến thức cốt lõi về
địa lí địa lí dân cư (qui mô và cơ cấu dân số, phân bố dân cư, quần cư và đô thị
hóa, vấn đề lao động - việc làm và chất lượng cuộc sống), địa lí các ngành kinh
tế (nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ) và địa lí các vùng kinh tế của Việt
Nam.
- Sử dụng được các công cụ của Địa lí học
để tìm kiếm, thu thập và khai thác có hiệu quả các dữ liệu cho học tập, nghiên
cứu và giảng dạy các nội dung về địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam và các vùng
kinh tế của Việt Nam.
- Vận dụng được những kiến thức và kỹ
năng của môn học cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy địa lí kinh tế - xã
hội Việt Nam và các vùng kinh tế của Việt Nam; nhận diện và định hướng giải quyết
những vấn đề thực tiễn về kinh tế - xã hội của đất nước, các vùng kinh tế cũng
như các địa phương của Việt Nam.
Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Học phần Địa lí Kinh tế - Xã hội Việt
Nam cung cấp cho học viên những kiến thức cốt lõi về đặc điểm Địa lí dân cư, nền kinh tế và
các ngành kinh tế, sự phân hóa lãnh thổ kinh tế của Việt Nam.
Học phần được tổ chức thành các nội dung: (i) Địa lí dân cư, (ii) Địa lí
các ngành kinh tế, (iii) Địa lí các vùng kinh tế và (iv) Kinh tế biển và bảo vệ
tài - nguyên môi trường biển đảo.
Bảng tham chiếu đến
nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí ở THCS
Nội dung học
phần
|
Nội dung của
môn Lịch sử và Địa lí ở THCS
|
Địa lí dân cư
Qui mô, tăng trưởng và cơ cấu dân số,
phân bố dân cư, quần cư và đô thị hóa, vấn đề lao động - việc làm và chất lượng
cuộc sống.
|
Địa lí dân cư Việt Nam (Địa
lí 9)
- Thành phần dân tộc
- Gia tăng dân số ở các thời kỳ
- Cơ cấu dân số theo tuổi và giới
tính
- Phân bố dân
cư
- Các loại hình quần cư thành thị và
nông thôn
- Lao động và việc làm
- Chất lượng cuộc sống
|
Địa lí các ngành kinh
tế
Các nguồn lực, thực trạng phát triển
và phân bố các ngành Nông nghiệp, Công nghiệp và Dịch vụ
|
Địa lí các
ngành kinh tế (Địa lí 9)
- Nông, lâm, thủy sản
- Công nghiệp
- Dịch vụ
|
Địa lí các vùng kinh
tế
Sự phân hóa các vùng kinh tế, vị trí địa
lí và phạm vi lãnh thổ, các đặc điểm về điều kiện tự
nhiên - tài nguyên thiên nhiên, dân cư - xã hội, đặc điểm phát triển và phân
bố của các ngành
kinh tế của từng vùng.
|
Sự phân hóa lãnh thổ (Địa
lí 9)
- Vùng Miền núi và trung du Bắc Bộ
- Vùng Đồng bằng sông Hồng
- Vùng Bắc Trung Bộ
- Vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ
- Vùng Tây Nguyên
- Vùng Đông Nam Bộ
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
|
Kinh tế biển và bảo vệ
tài - nguyên môi trường biển đảo
Biển - đảo của Việt Nam, thực trạng
phát triển kinh tế biển - đảo, vấn đề quản lý tổng hợp và bảo vệ tài nguyên -
môi trường biển - đảo của Việt Nam.
|
Phát triển tổng hợp
kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo
(Địa lí 9)
- Phát triển tổng hợp kinh tế
biển
- Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển
đảo
|
Kiến thức môn học
|
Các chủ đề chung Lịch
sử - Địa lí (Lớp 9)
- Đô thị: lịch sử và hiện tại
- Văn minh châu thổ sông Hồng và sông
Cửu Long
- Bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam
|
Hướng dẫn thực hiện:
- Học viên tham gia học trực tiếp trên lớp
với giảng viên và tham gia học trực tuyến theo yêu cầu của cơ sở đào tạo.
- Trong các giờ giảng trực tiếp, học viên sẽ được
nghe giảng, trao đổi, thảo luận, giải đáp các vấn đề thắc mắc trong quá trình tự
học.
- Trong giờ học trực tuyến, học viên sẽ
được tìm hiểu tài liệu, trao đổi, thảo luận và xem các bài giảng.
- Học viên được xét hoàn thành học phần
bồi dưỡng khi đảm bảo đủ các điều kiện sau:
+ Tham gia ít nhất 80% thời gian học trực
tiếp
+ Hoàn thành các quy định học tập trực
tuyến.
+ Hoàn thành các bài tập điều kiện theo yêu
cầu của giảng viên.
III. Dạy học môn Lịch sử và Địa lí
1. Các chủ đề tích hợp lịch sử và địa
lí
Mã học phần:
Số tín chỉ: 02
Phân bố thời gian:
- Lên lớp:
|
30
|
+ Lí thuyết:
|
20
|
+ Bài tập/ Thực hành/ Thảo luận
|
5/0/5
|
+ Tự học, tự nghiên cứu
|
60
|
Điều kiện tiên quyết:
Mục tiêu của học phần:
Sau khi học, học viên đạt được:
- Trình bày được những kiến thức cơ bản,
có chọn lọc về các cuộc phát kiến địa lí; đô thị thế giới
và Việt Nam trong lịch sử: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long; Chủ
quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông.
- Mô tả được những nét chính về các cuộc
đại phát kiến địa lí, văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long, các đô thị
lớn trên thế giới và Việt Nam, quá trình thực thi và xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
- Vận dụng được những nội dung kiến thức
đã học để phân tích, giải thích, đánh giá các vấn đề liên quan đến phát kiến địa
lí; đô thị thế giới và Việt Nam trong lịch sử; Văn minh châu thổ sông Hồng và
sông Cửu Long; Chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển
Đông.
- Vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học để giảng
dạy tốt các chủ đề tích hợp trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp 7, 8
và 9.
- Biết vận dụng các kĩ năng thảo luận,
làm việc nhóm, kĩ năng sưu tầm, khai thác, xử lí và đánh giá tư liệu, tài liệu
lịch sử; kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ,... vào dạy chương trình môn Lịch sử
và Địa lí cấp Trung học cơ sở.
Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Nội dung học phần giới thiệu những vấn đề
cơ bản, hệ thống và cốt lõi của các chủ đề tích hợp lịch sử và địa lí trong
chương trình môn Lịch sử và Địa lí (THCS), gồm: Các cuộc đại phát
kiến địa lí, Đô thị: Lịch sử và hiện tại, Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu
Long; Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông.
Trong từng nội dung sẽ hướng dẫn học viên biết cách liên hệ, vận dụng những nội
dung này vào việc giảng dạy các chủ đề tích hợp lịch sử và địa lí trong chương
trình, sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 6, 7, 8, 9 Trung học cơ sở.
Nội dung chi tiết học phần:
CHƯƠNG 1: CÁC
CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ
1.1 Nguyên nhân và điều kiện của những
cuộc phát kiến địa lí
1.1.1. Nguyên nhân
1.1.2. Điều kiện
1.2 Một số cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu
1.2.1. Cuộc phát kiến địa lí của Bartolomeu
Dias
1.2.2. Cuộc phát kiến địa lí của
Christopher Colombus
1.2.3. Cuộc phát kiến địa lí của
Vasco Da Gama
1.2.4. Cuộc phát kiến địa lí của
Ferdinand Magellan
1.3 Hệ quả của phát kiến địa lí
1.3.1. Về chính trị
1.3.2. Về kinh tế
1.3.3. Về văn hóa - xã hội
CHƯƠNG 2: ĐÔ THỊ:
LỊCH SỬ VÀ HIỆN TẠI
2.1 Các đô thị cổ đại và các nền văn
minh cổ đại
2.1.1 Thế giới
2.1.2 Việt Nam
2.2 Các đô thị trung đại
2.2.1 Thế giới
2.2.2 Việt Nam
2.3. Các đô thị hiện đại
2.2.1 Thế giới
2.3.2 Việt Nam
2.4. Đô thị hóa
2.4.1 Đô thị hóa trên thế giới
2.4.2 Đô thị hóa ở Việt Nam
CHƯƠNG 3: VĂN
MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG
3.1 Quá trình hình thành và phát triển
3.1.1 Châu thổ sông Hồng
3.1.2 Châu thổ sông Cửu Long
3.2 Văn minh các dòng sông
3.2.1 Văn minh sông Hồng
3.2.2 Văn minh sông Cửu Long
3.3 Biến đổi khí hậu
3.3.1 Biểu hiện
3.3.2 Tác động
3.3.3. Biện pháp ứng phó
CHƯƠNG 4: CHỦ
QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ
LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG
4.1 Những vấn đề chung về biển Đông
4.1.1 Các khái niệm liên quan
4.1.2 Nội dung cơ bản của Công ước Luật
biển năm 1982
4.1.3 Khái quát về biển Đông
4.2 Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo trong lịch sử
Việt Nam
4.2.1 Trước năm 1884
4.2.2 Giai đoạn 1884 - 1945
4.2.3 Giai đoạn 1945 - 1954
4.2.4 Giai đoạn 1954 - 1975
4.2.5. Giai đoạn từ 1975 đến nay
4.3. Quyền và lợi ích hợp pháp của Việt
Nam ở biển Đông
4.3.1. Khái quát chung về biển Đông.
4.3.2. Quá trình xác lập và thực thi chủ
quyền biển đảo trong lịch sử Việt Nam
4.3.3. Quyền và lợi ích hợp pháp của Việt
Nam trên biển Đông.
Bảng tham chiếu
đến nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí ở THCS
Nội dung học
phần
|
Nội dung của
môn Lịch sử và Địa lí THCS
|
CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ
|
- Nguyên nhân các cuộc phát kiến địa
lí
- Một số cuộc phát kiến địa lí tiêu
biểu
- Hệ quả của phát kiến địa lí
|
- Nguyên nhân của các cuộc phát kiến địa lí
- Một số cuộc đại phát kiến địa lí
- Tác động của các cuộc đại phát kiến
địa lí đối với tiến trình lịch sử
|
ĐÔ THỊ: LỊCH SỬ VÀ HIỆN TẠI
|
- Các đô thị thời cổ đại
- Các đô thị thời trung đại
- Các đô thị thời hiện đại
- Đô thị hóa
|
- Các đô thị cổ đại và các nền văn minh cổ đại
- Các đô thị trung đại châu Âu và giới
thương nhân
- Các đô thị hiện đại
- Xu hướng đô thị hóa trên thế giới
- Đô thị hóa ở Việt Nam;
đô thị và phát triển vùng
|
VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ
SÔNG CỬU LONG
|
- Quá trình hình thành và phát triển
châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.
- Văn minh sông Hồng và văn minh sông
Cửu Long.
- Biến đổi khí hậu ở châu thổ sông Hồng
và sông Cửu Long.
|
- Quá trình hình thành và phát triển châu thổ; chế độ
nước của các dòng sông chính
Quá trình con người khai khẩn và cải tạo
châu thổ, chế ngự các dòng sông
- Văn minh các dòng sông
- Biến đổi khí hậu và biện
pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng châu thổ của hai đồng
bằng hiện đại
|
BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH
HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG
|
- Khái quát chung về biển Đông.
- Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo
trong lịch sử Việt Nam
- Quyền và lợi ích hợp pháp của Việt
Nam trên biển Đông.
|
- Phạm vi các vùng biển và hải đảo Việt
Nam
- Đặc điểm môi trường
và tài nguyên biển, đảo
- Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo
trong lịch sử Việt Nam
- Chứng cứ lịch sử, pháp lí về chủ quyền
biển đảo của Việt
Nam
- Vai trò chiến lược của biển đảo Việt
Nam
|
Hướng dẫn thực hiện:
- Học viên tham gia học trực tiếp trên lớp
với giảng viên và tham gia học trực tuyến theo yêu cầu của cơ sở đào tạo.
- Trong các giờ giảng trực tiếp, học
viên sẽ được nghe giảng, trao đổi, thảo luận, giải đáp các vấn đề thắc mắc
trong quá trình tự học.
- Trong giờ học trực tuyến, học viên sẽ
được tìm hiểu tài liệu, trao đổi, thảo luận và xem các bài giảng.
- Học viên được xét hoàn thành học phần
bồi dưỡng khi đảm bảo đủ các
điều kiện sau:
+ Tham gia ít nhất 80% thời gian học trực
tiếp.
+ Hoàn thành các quy định học tập trực
tuyến.
+ Hoàn thành các bài tập điều kiện theo
yêu cầu của giảng viên.
2. Phương pháp dạy học
môn Lịch sử ở trường THCS theo hướng phát triển
năng lực
Mã học phần: PPDHLSDL
Số tín chỉ: 03
Phân bố thời gian:
- Lên lớp:
|
45
|
+ Lý thuyết:
|
30
|
+ Bài tập/Thực hành/Thảo luận
|
5/10/0
|
- Tự học, tự nghiên cứu:
|
90
|
Điều kiện tiên quyết: Học viên đã học
xong các học phần mục I, II
A. PHÂN MÔN LỊCH sử (dành cho giáo viên
Địa lí): Phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường THCS
theo hướng phát triển năng lực
Mục tiêu của học phần:
- Xác định được những yếu tố cơ bản ảnh
hưởng đến quá trình dạy học Lịch
sử ở trường THCS; chương trình phân môn Lịch sử ở trường THCS;
- Phân biệt được cấu trúc của năng lực và quá
trình hình thành, phát triển năng lực cho học sinh trong Lịch sử ở trường
THCS;
- Phân loại và vận dụng hiệu quả hệ thống
các phương pháp dạy học lịch sử ở trường THCS theo hướng phát triển năng lực;
- Thiết kế và tổ chức được các nhóm hoạt
động học tập trong dạy học môn Lịch sử ở trường THCS theo hướng phát triển năng
lực;
- Thiết kế và tổ chức dạy học được các chủ đề liên
môn Lịch sử và Địa lí trong chương trình GDPT mới ở trường THCS theo hướng phát
triển năng lực.
- Có tinh thần, thái độ cầu thị trong đổi mới phương
pháp dạy học lịch sử ở trường THCS theo hướng phát triển năng lực;
- Có khả năng chia sẻ những kết quả được
tập huấn, bồi dưỡng cho đồng nghiệp để
góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn ở trường phổ thông.
Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Học phần tập trung vào một số vấn đề cơ
bản về lí luận và phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường THCS theo hướng
phát triển năng lực: Quá trình dạy học lịch sử và chương trình
phân môn Lịch sử ở trường THCS; Cấu trúc và quá trình hình thành, phát triển
năng lực cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS; Hệ thống các phương
pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá lịch sử ở trường THCS theo hướng phát triển
năng lực; Thiết kế và tổ chức dạy học lịch sử ở trường THCS theo hướng phát triển
năng lực; Thiết kế và tổ chức dạy học
được các chủ đề liên môn Lịch sử và Địa lí trong chương trình GDPT mới ở trường THCS theo hướng phát
triển năng lực.
Nội dung chi tiết học phần:
CHƯƠNG 1: BẢN
CHẤT CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC LỊCH SỬ VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÂN MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG
THCS
1.1 Bản chất của quá
trình dạy học LS ở trường THCS
1. 1.1 Những yếu
tố tác động đến quá
trình dạy học lịch sử ở trường THCS
1.1.2 Mối quan hệ
giữa các yếu tố trong quá trình dạy học
1.2 Đặc điểm về con con đường hình thành
kiến thức cho học sinh
trong dạy học lịch sử ở trường THCS
1.2.1 Đặc điểm của
kiến thức lịch sử ở trường phổ thông
1.2.2 Đặc điểm về con đường hình thành
kiến thức cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS
1.3 Đặc điểm của chương trình phân môn Lịch
sử ở
trường THCS
1.3.1 Những đặc điểm chung
1.3.2 Các chủ đề liên môn Lịch
sử và Địa lí (lớp
6, 7, 8 và 9)
1.3.2 Chương trình phân môn Lịch sử (lớp 6, 7, 8 và 9)
CHƯƠNG 2: HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS
2.1 Quan niệm và cấu trúc của năng lực
trong dạy học lịch sử
2.1.1 Quan niệm về năng lực và năng lực
trong dạy - học lịch sử
2.2.1 Cấu trúc của năng
lực trong dạy - học lịch sử
2.2 Những năng lực cần hình thành và
phát triển cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS.
2.2.1 Những năng lực chung theo chương
trình giáo dục phổ thông mới
2.2.2 Những năng lực đặc thù trong học tập lịch sử cần hình thành và phát triển cho học sinh
2.3 Con đường/Quá trình hình thành và
phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS
2.3.1 Con đường hình thành năng lực cho học
sinh trong dạy học lịch sử
2.3.2 Phát triển các năng lực đặc thù
cho học sinh trong dạy
học lịch sử
2.3.3 Tổ chức hoạt động trải nghiệm về
hình thành và phát triển năng lực đặc thù cho học sinh
trong dạy học lịch sử
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG PHÂN MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
3.1 Phân loại phương pháp dạy học lịch
sử
3.1.1 Quan niệm phân loại phương pháp dạy
học lịch sử
2.2.1 Các cách phân
loại phương pháp dạy học lịch sử hiện nay
3.2 Hệ thống phương pháp dạy học
lịch sử
ở
trường
THCS theo hướng phát triển năng lực
3.2.1 Nhóm các phương pháp
giúp học sinh thông tin - tái hiện hình ảnh lịch sử
3.2.1 Nhóm các
phương pháp giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức lịch sử
3.2.3 Nhóm các phương pháp hướng dẫn học sinh tìm tòi, nghiên cứu lịch sử
3.3 Phương phương pháp
kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường THCS
theo hướng phát triển
năng lực
3.3.1 Quan niệm về kiểm tra, đánh giá
trong dạy học lịch sử theo hướng phát triển năng lực
3.3.2 Vai trò, ý nghĩa của kiểm tra,
đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường THCS theo hướng
phát triển năng lực
3.3.3 Hình thức kiểm tra, đánh giá trong dạy
học lịch sử ở trường THCS theo hướng phát triển năng lực
- Kiểm tra, đánh giá
thường xuyên
- Kiểm tra, đánh giá
định kì
3.3.4 Phương thức kiểm tra, đánh giá trong dạy học
lịch sử
ở
trường THCS theo hướng phát triển năng lực
- Kiểm tra, đánh giá trắc nghiệm khách
quan
- Kiểm tra, đánh giá tự luận
- Kiểm tra, đánh giá hỗn hợp
CHƯƠNG 4: THIẾT
KẾ VÀ TỔ CHỨC CÁC KIỂU
BÀI HỌC LỊCH SỬ, CÁC CHỦ ĐỀ LIÊN MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THCS THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
4.1 Quan niệm về thiết kế và tổ chức các
kiểu bài học lịch sử
4.1.1 Quan niệm truyền
thống
4.1.2 Quan niệm dạy học tích cực
4.1.3. Khái niệm về dạy học tích hợp và liên môn
4.2 Phương pháp thiết kế các kiểu bài học
lịch sử, các chủ đề liên môn Lịch sử và Địa lí ở trường
THCS theo hướng phát triển năng lực
4.2.1 Thiết kế loại
bài học hình thành kiến thức mới
4.2.2 Thiết kế loại bài học ôn tập, sơ kết
4.2.3 Thiết kế loại bài học tập trải
nghiệm (Dạy học dự án)
4.2.4 Thiết kế các chủ đề liên môn Lịch
sử và Địa lí
4.3 Tổ chức dạy học các kiểu bài học lịch
sử, các chủ đề liên môn Lịch sử và Địa lí ở trường THCS theo hướng
phát triển năng lực
4.3.1 Hoạt động khởi
động/Tình huống mở đầu
4.3.2 Hoạt động hình thành kiến thức
4.3.3 Hoạt động luyện tập, thực hành
4.3.4 Hoạt động luyện tập, củng cố
4.3.4 Hoạt động vận dụng, mở rộng
Hướng dẫn thực hiện:
- Học viên tham gia học tập, bồi dưỡng
trực tiếp hoặc trực tuyến cùng với giảng viên theo yêu cầu của cơ sở đào tạo.
- Học viên tham gia học tập, bồi dưỡng thông qua
các hoạt động trải nghiệm dưới sự điều hành, hướng dẫn, tổ chức có định hướng của
giảng viên.
- Học viên được tìm hiểu, thảo luận,
chia sẻ tài liệu (thông qua các bài tập tình huống, đóng vai, giảng
viên dạy mẫu, xem và phân tích video bài giảng minh họa…).
- Học viên tiếp tục được trao đổi, chia sẻ tài liệu
qua hòm thư điện tử, mạng xã hội với giảng viên sau khi kết thúc khóa học.
- Học viên sẽ được xét hoàn thành học phần
bồi dưỡng khi đảm bảo đủ các điều kiện sau:
+ Tham gia ít nhất 80% thời gian học trực
tiếp.
+ Hoàn thành bài tập, các quy định khi
tham gia học tập trực tiếp hoặc trực tuyến.
+ Tham gia làm các bài tập điều kiện
theo yêu cầu của giảng viên và đạt yêu cầu.
B. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (Dành cho giáo viên Lịch
sử): Phương pháp dạy học phân môn Địa lí ở trường THCS
Mục tiêu của học phần:
Sau học phần này, học viên cần đạt:
- Phân tích được mục tiêu, nội dung
chương trình phân môn Địa lí ở trường THCS;
- Mô tả được các phẩm chất và năng lực cần
hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học Địa lí ở trường
THCS;
- Sử dụng và thiết kế được các phương tiện
dạy học để trực quan hóa đối tượng nhận thức của môn học và để rèn luyện kĩ
năng, kĩ xảo Địa lí cho học sinh;
- Vận dụng được các phương pháp, hình thức
tổ chức và kĩ thuật
dạy học để hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cho HS trong dạy học
phân môn Địa lí ở nhà trường THCS;
- Biết cách tổ chức và đánh giá kết quả
giáo dục trong dạy học phân môn Địa lí ở trường THCS theo hướng phát triển năng lực
- Xây dựng được kế hoạch dạy học phân
môn Địa lí ở trường THCS theo hướng phát triển năng lực
Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Học phần đề cập đến một số vấn đề cơ bản
của việc tổ chức dạy học môn Địa lí ở trường THCS theo hướng phát triển năng lực
như: Mục tiêu, nội dung chương trình phân môn Địa lí ở nhà trường THCS; Biện
pháp tổ chức dạy học phân Địa lí ở trường THCS theo định hướng phát triển năng
lực; Đánh giá trong dạy học phân môn Địa lí ở trường THCS theo định hướng phát triển
năng lực; Xây dựng kế hoạch dạy học phân môn Địa lí ở trường THCS theo
hướng phát
triển năng lực.
Đề cương chi tiết học phần:
Chương 1: Mục tiêu
và nội dung dạy học phân môn Địa lí ở nhà trường
THCS
1.1. Mục tiêu dạy học của phân môn Địa
lí ở nhà trường THCS
1.1.1. Phẩm chất
1.2.2. Năng lực
1.2. Nội dung dạy học của phân môn Địa
lí ở nhà trường THCS
1.2.1. Nội dung khái quát
1.2.2. Nội dung cụ thể
Chương 2. Biện pháp tổ chức dạy học
phân môn Địa lí ở trường THCS theo định hướng phát triển
năng lực
2.1. Các yêu cầu và nguyên tắc của việc tổ chức
dạy học phân môn Địa lí ở trường THCS theo định hướng phát triển năng lực
2.1.1. Yêu cầu
2.1.2. Nguyên tắc
2.2. Phương tiện dạy học và ứng dụng
CNTT trong dạy học phân môn Địa lí ở trường THCS theo định hướng phát triển
năng lực
2.2.1. Phương tiện dạy học phân môn Địa
lí
2.2.2. Ứng dụng CNTT trong dạy học phân
môn Địa lí
2.3. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
phân môn Địa lí ở trường THCS theo định hướng phát triển năng lực
2.3.1. Các định hướng chung về phương
pháp và kĩ thuật dạy học phân môn Địa lí ở trường THCS theo định hướng phát triển
năng lực
2.3.1. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
phân môn Địa lí ở trường THCS
theo định hướng phát triển năng lực
2.4. Hình thức tổ chức dạy học môn Địa
lí ở trường THCS theo hướng
phát triển năng lực.
2.4.1. Hình thức tổ chức trong lớp
2.4.2. Hình thức tổ chức ngoài lớp
Chương 3. Đánh giá kết quả giáo dục
trong dạy học phân môn Địa lí ở trường THCS theo hướng phát triển năng lực
3.1. Các định hướng chung đánh giá kết
quả giáo dục trong dạy học phân môn Địa lí ở trường THCS theo hướng phát triển
năng lực
3.2. Các phương pháp và công cụ kiểm tra
đánh giá kết quả giáo dục trong dạy học phân môn Địa lí ở trường THCS theo hướng
phát triển năng lực
3.2.1. Phương pháp đánh giá kết quả giáo
dục trong dạy học phân môn Địa lí ở trường THCS theo hướng phát triển năng lực
3.2.2. Các phương pháp và công cụ kiểm
tra đánh giá kết quả giáo dục trong dạy học phân môn Địa lí ở trường THCS theo
hướng phát triển năng lực
Chương 4. Xây dựng kế hoạch dạy học phân
môn Địa lí ở trường THCS theo hướng phát triển năng lực
4.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động
dạy học phân môn Địa lí ở nhà trường THCS
4.1.1. Một số yêu cầu của việc xây dựng
kế hoạch tổ chức hoạt động
dạy học phân môn Địa lí ở nhà trường THCS
4.1.2. Cách thức xây dựng và sử dụng kế
hoạch tổ chức hoạt động dạy học phân môn Địa lí ở nhà trường THCS
4.2. Xây dựng kế hoạch tổ chức bài học/chủ
đề dạy học phân môn Địa lí ở nhà trường THCS
4.2.1. Một số yêu cầu của việc xây dựng
kế hoạch dạy học 1 chủ đề/bài học
4.2.2. Cách thức xây dựng và tổ chức kế
hoạch dạy học 1 chủ đề/bài học Địa lí ở nhà trường THCS
4.2.3. Cách thức xây dựng và tổ chức kế
hoạch dạy học chủ đề/bài học tích hợp Lịch sử và Địa lí ở nhà trường THCS
Hướng dẫn thực hiện:
- Học viên tham gia học tập, bồi dưỡng trực tiếp hoặc
trực tuyến cùng với giảng viên theo yêu cầu của cơ sở đào tạo.
- Học viên tham gia học tập, bồi dưỡng
thông qua các hoạt động trải nghiệm dưới sự điều hành, hướng dẫn, tổ chức có định
hướng của giảng viên.
- Học viên được tìm hiểu, thảo luận,
chia sẻ tài liệu (thông qua các bài tập tình huống, đóng vai, giảng viên dạy mẫu,
xem và phân tích video bài giảng minh họa...).
- Học viên tiếp tục được trao đổi, chia sẻ tài
liệu qua hòm thư điện tử, mạng xã hội với giảng viên sau khi kết thúc khóa học.
- Học viên sẽ được xét hoàn thành học phần
bồi dưỡng khi đảm bảo đủ các điều kiện sau:
+ Tham gia ít nhất 80% thời gian học trực tiếp.
+ Hoàn thành bài tập, các quy định khi
tham gia học tập trực tiếp hoặc trực tuyến.
+ Tham gia làm các bài tập điều kiện
theo yêu cầu của giảng viên và đạt yêu cầu.
5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC
TẬP
- Học viên phải tham gia tối thiểu 80%
thời gian học tập trực tiếp của chương trình bồi dưỡng quy định cho mỗi học phần thì
được tham gia kiểm tra kết thúc học phần đó. Ngoài ra, với các học phần có kết
hợp đào tạo trực tuyến thì học viên phải đáp ứng được các yêu cầu về đào tạo trực
tuyến của cơ sở đào tạo.
- Kết thúc mỗi học phần của chương trình
bồi dưỡng, học viên phải thực hiện một bài thu hoạch. Bài thu hoạch được chấm
theo thang điểm 10. Riêng đối
với các học phần Nhập môn Lịch sử và Địa lí; Dạy học môn Lịch sử và Địa lí học
viên sẽ phải viết bài tiểu luận theo yêu cầu của giảng viên. Bài tiểu luận được
đánh giá theo thang điểm 10. Học viên nào không đạt 5 điểm trở lên thì phải
kiểm tra lại hoặc làm lại bài tiểu luận theo yêu cầu của từng học phần.
- Điểm đánh giá học phần được tính là điểm bài thi kết
thúc các học phần hoặc điểm bài tiểu luận.
- Điểm trung bình chung tích lũy của
toàn khóa bồi dưỡng được tính theo công thức sau và được làm tròn đến 2 chữ số
thập phân:
Trong đó:
A là điểm trung bình chung tích lũy
ai là điểm của học phần thứ i
ni là số tín chỉ của học phần
thứ i
n là tổng số học phần.
6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
6.1. Hình thức đào tạo
Tích lũy tín chỉ, học tập trung liên tục
hoặc vừa làm vừa học.
6.2. Thời gian bồi dưỡng: 03 tháng.
Có thể theo 02 phương án:
- Phương án 1: Học tập trung, liên
tục (có thể học vào kỳ nghỉ
Hè hoặc mỗi tháng một đợt
từ 3 đến 4 ngày cuối tuần).
- Phương án 2: Theo hình thức tích lũy
tín chỉ. Người học hoàn
thành Chương trình bồi dưỡng sau khi tích lũy đủ số tín chỉ qui định.
6.3. Giảng dạy
- Giảng viên thuộc các cơ sở đào tạo đại
học sư phạm hoặc các trường đại học có khoa sư phạm có đào tạo các chuyên ngành
SP Lịch sử, SP Địa lí.
- Giảng viên là người có trình độ chuyên
môn các ngành Lịch sử, Địa lí; có kinh nghiệm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng;
đồng thời có khả
năng truyền đạt kiến thức, kỹ năng.
- Giảng viên tham gia giảng dạy cần
nghiên cứu tài liệu, thường xuyên cập nhật kiến thức mới, các
tình huống thực tiễn để trang bị cho học viên những năng lực, kiến thức, kỹ năng theo mục
tiêu đề ra.
6.4. Yêu cầu về dạy - học
- Chương trình bồi dưỡng có nhiều nội
dung đòi hỏi gắn liền lý thuyết với thực hành. Do vậy, hoạt động dạy - học phải
đảm bảo kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; giữa kiến thức, kinh nghiệm và kỹ
năng thực hành.
- Tăng cường áp dụng các
phương pháp sư phạm tích cực hướng vào việc giải quyết các vấn đề trong dạy học
môn Lịch sử và Địa lí giúp cho người học có khả năng tự học, tự bồi dưỡng sau
khi hoàn thành khóa học. Nội dung của Chương trình bồi dưỡng chỉ là những gợi mở
và định hướng chuyên môn nhằm khuyến khích giáo viên tự học thêm, tự bồi dưỡng,
cập nhật tri thức mới, theo kịp thực tiễn dạy-học
- Sau khi hoàn thành Chương trình bồi dưỡng,
người học có thể dạy tốt hơn môn Lịch sử và Địa lí theo Chương trình mới và
giáo viên dạy Lịch sử/Địa lí
có thể làm việc cùng nhau (4 chủ đề chung hoặc nhiều hơn).
6.5. Địa điểm đào tạo
Tại các trường Đại học Sư phạm, Các trường
Đại học có khoa sư phạm, hoặc các Trường Cao đẳng sư phạm có đủ các điều kiện
về cơ sở vật chất, thiết
bị dạy học môn Lịch sử và Địa lí và các địa điểm do các Sở Giáo dục và
Đào tạo bố trí.
6.6. Kinh phí bồi dưỡng
- Từ nguồn ngân sách nhà nước dành cho
đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên của ngành, địa phương;
- Từ nguồn kinh phí của các đơn vị cử
người đi bồi dưỡng:
- Do người học tự đóng góp.
7. CẤP CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG
7.1. Điều kiện cấp chứng chỉ
- Người học tích lũy đủ số học phần bắt buộc
và đủ số tín chỉ tối thiểu theo quy định của chương trình bồi dưỡng.
- Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa
bồi dưỡng đạt từ 5,00 trở lên.
- Đảm bảo đủ các điều kiện quy định khác
của cơ sở đào tạo.
7.2. Cấp chứng chỉ bồi dưỡng
Người học sau khi hoàn thành khóa học tập
và đạt kết quả theo quy định sẽ được cấp chứng chỉ bồi dưỡng: “Hoàn thành
chương trình bồi dưỡng giáo
viên dạy môn Lịch sử và Địa lí”.
Việc quản lý và cấp chứng chỉ bồi dưỡng thực hiện
theo Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT ngày 29/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo./.