ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 275/KH-UBND
|
Lào
Cai, ngày 08 tháng 8
năm 2022
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN
2022-2030
Thực hiện Quyết định số 1373/QĐ-TTg
ngày 30/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội
học tập giai đoạn 2021- 2030”; Công văn số 3320/BGDĐT-GDTX
ngày 06/8/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai Đề án “Xây dựng xã
hội học tập giai đoạn 2021-2030”, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch thực hiện
Đề án trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2030 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Củng cố, duy trì kết quả đạt được của
việc thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”.
- Triển khai kịp thời, có hiệu quả
các nhiệm vụ và giải pháp quy định tại Quyết định số 1373/QĐ-TTg .
- Cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu,
nhiệm vụ và giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện có tiến độ, hiệu quả Đề án “Xây dựng
xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” của Chính phủ.
- Phân công rõ trách nhiệm các sở,
ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan đảm bảo
hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
- Huy động sức mạnh của toàn xã hội
tham gia xây dựng và phát triển giáo dục góp phần xây dựng xã hội học tập.
2. Yêu cầu
- Bám sát mục tiêu chung, mục tiêu cụ
thể của Đề án, xác định các nội dung công
việc. Các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp,
các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội của đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân
dân, cộng đồng dân cư, dòng họ, gia đình nâng cao trách
nhiệm, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để mỗi cá nhân đều được tham gia học tập, đặc biệt các đối tượng chính sách, người dân tộc
thiểu số, người yếu thế trong xã hội.
- Tạo điều kiện cho người dân được học
tập thường xuyên, học tập suốt đời, tận dụng cơ hội học tập để mọi người dân có
nghề, lao động hiệu quả ngày càng cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh.
- Kế hoạch triển khai đảm bảo tính
thiết thực, hiệu quả, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của địa
phương, cơ quan, tổ chức, cộng đồng.
- Xác định xây dựng xã hội học tập
(XHHT) là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, là một mục tiêu cơ bản trong chiến
lược phát triển giáo dục đất nước. Vì vậy, phải quán triệt đến toàn thể cán bộ
công chức, viên chức, người lao động và nhân dân về
chủ trương trong đề án xây dựng XHHT. Thống nhất ý chí hành động
của cán bộ, đảng viên, mọi tầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để phát triển mạnh
mẽ, sâu rộng, thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng xã hội học
tập.
- Đảm bảo phối hợp giữa các sở, ngành địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, kế
hoạch thành phần; thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
- Xây dựng XHHT dựa trên nền tảng
phát triển đồng thời, gắn kết và liên thông giữa giáo dục chính quy với giáo dục
thường xuyên, liên thông giữa các cấp
học, trình độ đào tạo; vận dụng mọi hình thức giáo dục, đào tạo tiên tiến, hiệu quả, phù hợp với mục tiêu giáo dục.
- Tiếp tục và tạo chuyển biến cơ bản
trong xây dựng XHHT bảo đảm đến năm 2030 mọi người dân đều có cơ hội, bình đẳng
trong việc tiếp cận hệ thống giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện
đại với nhiều mô hình, phương thức và trình độ đào tạo, góp phần đẩy mạnh phát
triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Mục tiêu đến năm 2025
a) Xóa
mù chữ và phổ cập giáo dục (PCGD)
- Duy trì 95% trở lên người trong độ
tuổi 15-60 biết chữ. Trên 90% số người mới biết chữ tiếp tục học tập và không
tái mù chữ trở lại. 100% các huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn xóa mù chữ mức
độ 2.
- Củng cố, duy trì và nâng cao chất
lượng PCGD mầm non cho trẻ em 5 tuổi; đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 4 tuổi.
- Phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn PCGD
tiểu học mức độ 3. Duy trì 9/9 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD tiểu học
mức độ 3.
- Đạt từ 70% trở lên số xã đạt chuẩn
PCGD THCS mức độ 3; 2/9 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3;
7/9 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2. Tỷ lệ thanh niên 18
tuổi có bằng tốt nghiệp THPT và tương đương đạt từ 80% trở lên.
b) Về
năng lực cơ bản và trình độ của người dân
- Ít nhất 50% số người trong độ tuổi lao động được trang bị năng lực thông tin;
- Ít nhất 30% số người trong độ tuổi
lao động được trang bị kỹ năng sống;
- Khoảng 23% dân số từ 15 tuổi trở
lên được đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật, trong đó có
12% dân số có trình độ từ đại học trở lên.
c) Về
hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- 100% cơ sở giáo dục đại học trên địa
bàn tỉnh triển khai đại học số và xây dựng học liệu số;
- 60% các cơ sở giáo dục phổ thông,
cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục
khác triển khai hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập trên môi trường số;
- 50% các trung tâm học tập cộng đồng
(TTHTCĐ) ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý, tổ chức hoạt động
giáo dục.
d) Xây dựng các mô hình học tập
trong xã hội
- Ít nhất 40% công dân đạt danh hiệu
công dân học tập theo tiêu chí do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền ban hành;
- 60% huyện, thị xã, thành phố được
công nhận danh hiệu huyện học tập theo tiêu chí do cơ quan có thẩm quyền ban
hành.
2.2. Mục tiêu đến năm 2030
a) Xóa mù chữ và phổ cập giáo dục
- 100% đơn vị cấp huyện duy trì đạt
chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; trên 94% người biết chữ tiếp tục học tập và không
tái mù chữ.
- Duy trì và nâng cao chất lượng PCGD
mầm non cho trẻ em 5 tuổi; đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 4 tuổi và tiến tới
PCGD mầm non cho trẻ 3 tuổi.
- Tỉnh Lào Cai giữ vững kết quả đạt
chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3; đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3.
b) Về
năng lực cơ bản và trình độ của người dân
- Ít nhất 60% người trong độ tuổi lao
động được trang bị năng lực thông tin;
- Ít nhất 40% người trong độ tuổi lao
động được trang bị kỹ năng sống.
- Ít nhất 30% dân số từ 15 tuổi trở
lên được đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trong đó, 15% dân số có trình độ
đại học trở lên.
c) Về hiệu quả hoạt động của các
cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- 100% cơ sở giáo dục đại học triển khai
đại học số và xây dựng học liệu số;
- 80% các cơ sở giáo dục phổ thông,
cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục
khác triển khai hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập trên môi trường số;
- 70% các trung tâm học tập cộng đồng
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức hoạt động giáo dục.
d) Xây dựng các mô hình học tập trong
xã hội
- Ít nhất 50% công dân đạt danh hiệu
công dân học tập;
- Ít nhất 70% các huyện được công nhận
danh hiệu huyện học tập;
- Tỉnh Lào Cai được công nhận danh hiệu
tỉnh học tập.
III. NHIỆM VỤ VÀ
GIẢI PHÁP
1. Tuyên truyền,
phổ biến, nâng cao nhận thức về xây dựng XHHT
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến
nâng cao nhận thức cho người dân và toàn xã hội về học tập suốt đời, xây dựng
XHHT trong điều kiện phát triển nền
kinh tế số, xã hội số thông qua các phương tiện thông tin
đại chúng, truyền thông xã hội, hệ thống thông tin cơ sở, các cơ sở giáo dục và
các phương thức khác;
- Tổ chức hiệu quả Tuần lễ hưởng ứng
học tập suốt đời, Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam hằng
năm;
- Biểu dương, tôn vinh, khen thưởng
các gương điển hình tiên tiến, nhân rộng mô hình tốt, cách làm hay, sáng kiến
có giá trị trong phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT.
2. Tham mưu cơ chế,
chính sách về xây dựng XHHT
- Tiếp tục thực hiện tốt chính sách hỗ
trợ phụ cấp cho Phó Giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng theo Nghị quyết số
28/2020/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành quy
định một số nội dung và mức chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục trên địa bàn tỉnh
Lào Cai; chính sách hỗ trợ kinh phí mua sắm tài liệu, sách giáo khoa, đồ dùng
phục vụ công tác giảng dạy, học tập theo quy định tại Thông số 96/2008/TT-BTC
ngày 27/10/2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách
nhà nước cho các trung tâm học tập cộng đồng; và các chính sách hỗ trợ trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế,
chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân, người lao động được đào tạo,
đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề
nghiệp; hỗ trợ những người hết tuổi lao động, người nội trợ, người khuyết tật
có điều kiện thuận lợi để học tập suốt đời.
3. Đẩy mạnh thực
hiện chuyển đổi số và ứng dụng CNTT trong tổ chức các hoạt động học tập suốt đời
- Ứng dụng mạnh mẽ CNTT, công nghệ số
nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục
nghề nghiệp, cơ sở giáo dục thường xuyên, cụ thể:
+ Cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Đổi mới
các phương thức đào tạo theo mô hình giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt, đáp ứng
yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đẩy mạnh các hình thức đào tạo vừa
làm vừa học, đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn giúp người lao động, đặc biệt
là lao động nông thôn, người khuyết tật, người nội trợ, người cao tuổi dễ dàng
tiếp cận, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số và ứng
dụng CNTT trong đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho công nhân, người lao động.
+ Cơ sở giáo dục thường xuyên: Đa dạng
nội dung giáo dục, đào tạo, đổi mới mạnh mẽ các phương thức giảng dạy và học tập
kết hợp với việc ứng dụng công nghệ hiện đại, CNTT, mạng xã hội và khai thác
nguồn tài nguyên giáo dục mở để mở rộng tiếp cận và nâng cao chất lượng học tập
cho mọi người dân.
+ Đổi mới phương
thức, mô hình hoạt động và cung ứng sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ học tập trên nền tảng
công nghệ số; tăng cường hợp tác trong tạo lập và chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các thiết chế văn hóa và các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục
nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức hỗ trợ người dân học tập suốt
đời.
- Tổ chức các chương trình giáo dục
trên kênh phát thanh, truyền hình, các trang mạng báo điện tử, các ứng dụng
truyền hình của các đài phát thanh, truyền hình địa phương; đăng tải trên nền tảng
công nghệ số của các mạng xã hội có nhiều người dùng tại Việt Nam;
4. Đẩy mạnh hoạt
động của trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ)
- Tăng cường công tác phối hợp, liên
kết giữa các ngành, tổ chức, đơn vị, cơ sở giáo dục, cơ sở văn hóa thể thao để tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng thiết thực, hiệu quả gắn với phát triển kinh tế - xã hội của từng
địa phương;
- Tăng cường tổ chức các lớp phổ biến
kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ và xóa mù chữ gắn với dạy nghề truyền
thống, dạy nghề ngắn hạn và phát triển cộng đồng;
- Huy động có hiệu quả các nguồn lực
từ cộng đồng và các tổ chức, cá nhân cho các hoạt động của TTHTCĐ phù hợp với
điều kiện của địa phương và các quy định của pháp luật;
- Nghiên cứu đổi mới mô hình TTHTCĐ
hoạt động hiệu quả và tổ chức thí điểm để triển khai nhân rộng trong tỉnh.
5. Tổ chức các
hình thức hoạt động học tập suốt đời trong các thiết chế giáo dục ngoài nhà trường
(các phương tiện thông tin đại chúng, thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc
bộ,...)
- Các phương tiện thông tin đại
chúng, đặc biệt là Đài Phát thanh - Truyền hình tham gia thực hiện các chương
trình giáo dục từ xa, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức về các lĩnh vực của khoa học và đời sống.
- Tổ chức triển khai thực hiện tiểu Đề
án đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo
tàng, nhà văn hóa..., bao gồm:
+ Củng cố kiện toàn đội ngũ cán bộ,
hướng dẫn viên; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, tạo điều kiện để các
thiết chế ngoài nhà trường tham ga tích cực vào việc cung ứng các chương trình
học tập suốt đời, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi
tầng lớp nhân dân và học sinh, sinh viên.
+ Đa dạng hóa
các hình thức cung ứng các chương trình học tập suốt đời của
các thiết chế ngoài nhà trường, như: Tổ chức hội thảo, nói chuyện chuyên đề, tổ
chức trò chơi, thi tìm hiểu ...
- Ứng dụng mạnh mẽ CNTT, công nghệ số
nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các thiết chế văn hóa. Đầu tư phát triển
phần mềm, ứng dụng chuyên ngành trong lĩnh vực văn hóa, số hóa dữ liệu di sản
văn hóa, bảo tàng, thư viện.
- Đổi mới phương thức, mô hình hoạt động
và cung ứng sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ học tập trên nền tảng
công nghệ số tại các thiết chế văn hóa. Tăng cường hợp tác trong tạo lập, chia
sẻ thông tin, dữ liệu giữa các thiết chế văn hóa và các cơ sở giáo dục, giáo dục
nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức hỗ trợ người dân học tập suốt đời.
6. Tổ chức các
phong trào, cuộc vận động để thúc đẩy học tập suốt đời
- Tăng cường vận động, khuyến khích mọi
tầng lớp nhân dân xây dựng, duy trì thói quen tự học, ý thức học tập suốt đời
phù hợp với điều kiện cụ thể.
- Phát động các cuộc vận động, phong
trào thi đua về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT sâu rộng, gắn kết chặt chẽ và hiệu quả với các cuộc vận động, phong trào thi
đua khác nhằm thúc đẩy việc học tập trong mọi gia đình,
dòng họ, cộng đồng dân cư.
- Huy động sự tham gia, phối hợp của
các doanh nghiệp để triển khai hiệu quả các phong trào, hoạt động thúc đẩy tự học,
học thường xuyên, tham gia học tập trên môi trường công nghệ cho công nhân, người
lao động; hỗ trợ người lao động có điều kiện thuận lợi để học tập suốt đời.
- Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời
trong gia đình, dòng họ, cộng đồng.
7. Tăng cường hợp
tác quốc tế trong lĩnh vực học tập suốt đời, xây dựng XHHT
- Tích cực liên kết, trao đổi, hợp
tác quốc tế chuyển giao công nghệ xây dựng, phát triển và khai thác tài nguyên
giáo dục mở và giáo dục từ xa, trực tuyến phù hợp với điều kiện thực tế địa
phương.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các
chương trình, hoạt động hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm về học tập suốt đời và xây
dựng XHHT, đặc biệt là các nước trong cộng đồng ASEAN.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
1. Nguồn kinh phí: Kinh phí thực hiện
kế hoạch từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách quy định tại Luật
Ngân sách Nhà nước; nguồn tài trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân và các nguồn
kinh phí hợp pháp khác.
Thực hiện lồng ghép với các chương
trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu, kế hoạch,
đề án, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để huy động tối đa nguồn lực
nhằm thực hiện có hiệu quả Đề án.
2. Hằng năm, căn cứ nội dung kế hoạch
thực hiện Đề án được phê duyệt, các cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch
và thực hiện trong dự toán ngân sách hàng năm, trình cấp có thẩm quyền cấp kinh
phí theo quy định.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
ĐỀ ÁN
1. Sở Giáo
dục và Đào tạo
- Là cơ quan thường trực, chủ trì triển
khai kế hoạch thực hiện Đề án Xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh Lào Cai
giai đoạn 2021-2030; chủ trì tổ chức kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực
hiện kế hoạch; định kỳ 6 tháng, hàng năm và giai đoạn, báo cáo UBND tỉnh.
- Phối hợp với các sở, ngành, UBND
các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội,
các tổ chức, đoàn thể, các cơ quan thông tin tuyên truyền
để triển khai các hoạt động tuyên truyền về xây dựng XHHT.
- Phụ trách công tác PCGD và xóa mù chữ theo mục tiêu của kế hoạch.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội hướng dẫn về dạy nghề trong trung tâm Giáo dục nghề nghiệp -
Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) các huyện, thị xã, thành phố.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ
(Ban thi đua - Khen thưởng) hướng dẫn thực hiện công tác khen thưởng và các điển hình tiên tiến trong lĩnh vực khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập. Xét duyệt, trình UBND tỉnh
tặng bằng khen và trình cấp trên khen thưởng cho các điển
hình tiên tiến trong dịp sơ kết, tổng kết khuyến học, khuyến tài và xây dựng
XHHT.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh
giá, tổng hợp hằng năm và đề xuất cấp Bộ, Thủ tướng Chính phủ khen thưởng đối với
tập thể, cá nhân tiêu biểu.
2. Hội Khuyến học tỉnh
- Chủ trì lồng ghép các hoạt động
tuyên truyền thông qua hệ thống hội khuyến học các cấp.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo
đẩy mạnh hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng.
- Nhân rộng các mô hình học tập trong xã hội phù hợp với thực tiễn triển khai ở các địa
phương trong tỉnh.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành liên quan và UBND huyện, thị xã, thành phố trong việc tổ chức dạy nghề
cho người lao động, trong đó quan tâm hỗ trợ đào tạo cho người bị thiệt thòi, yếu thế trong xã hội.
- Tham mưu cho tỉnh các cơ chế chính
sách mới trong công tác giáo dục nghề nghiệp; cung cấp thông tin thị trường, tư
vấn giải quyết việc làm cho lao động sau khi đào tạo.
- Thực hiện quản lý nhà nước đối với
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh; thanh
tra, kiểm tra các hoạt động dạy nghề trên địa bàn và việc thực hiện chỉ tiêu kế
hoạch đào tạo được giao.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục
và Đào tạo và các cơ quan liên quan triển khai công tác truyền thông về xây dựng
xã hội học tập; hướng dẫn cung cấp thông tin cho các cơ
quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở thông tin, tuyên truyền về quan điểm,
mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Đề án xây dựng XHHT;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành, hội triển khai chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích trên địa
bàn tỉnh.
5. Sở Văn hóa và Thể thao
- Nhân rộng các mô hình học tập suốt
đời trong thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ;
- Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong các thiết chế văn hóa - thể
thao phục vụ nhu cầu học tập suốt đời của người dân đáp ứng yêu cầu chuyển đổi
số.
- Lồng ghép việc thực hiện Đề án xây
dựng XHHT với quá trình triển khai thực hiện các chương trình, đề án khác liên
quan.
6. Sở Nội vụ
- Tham mưu trình UBND tỉnh ban hành
các văn bản quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ,
năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
- Tham mưu biên chế giáo viên để
ngành Giáo dục và Đào tạo đảm bảo lực lượng thực hiện công tác xây dựng XHHT.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo,
Hội Khuyến học tỉnh tổ chức tốt các phong trào thi đua, hướng dẫn khen thưởng và thẩm định
thành tích trong lĩnh vực khuyến học, khuyến tài và xây dựng XHHT.
7. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ khả năng
ngân sách tham mưu cân đối, lồng ghép các nguồn vốn để thực
hiện các nhiệm vụ của Đề án xây dựng XHHT; chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành, hội liên quan rà soát, hoàn thiện các chính sách để tăng cường huy động
và đa dạng hóa các nguồn lực xã hội thúc đẩy công tác khuyến học, khuyến tài,
xây dựng XHHT.
8. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
- Chỉ đạo Bộ đội Biên phòng các địa
phương có đường biên giới phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên
truyền về học tập suốt đời, xây dựng XHHT cho người dân ở khu vực biên giới;
- Vận động học sinh bỏ học trở lại
trường; tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ em trước khi vào lớp
1; tổ chức các lớp PCGD cho học sinh dân tộc thiểu số; vận động người chưa biết
chữ tham gia các lớp xóa mù chữ và tham gia dạy xóa mù chữ; nâng cao trình độ,
năng lực ngoại ngữ và tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, chiến sĩ biên phòng.
9. Công an tỉnh: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức các lớp học xóa mù chữ, PCGD, đào tạo
nghề cho trại viên, phạm nhân và học viên trong các trại giam, trại tạm giam,
cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng.
10. Ban Dân tộc: Triển khai thực hiện hiệu quả các văn bản, hướng
dẫn chỉ đạo cấp Bộ; tham mưu, đề xuất UBND tỉnh ban hành các chương trình, đào
tạo cho người dân tộc thiểu số và miền núi, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi
cho trẻ em, người học vùng dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa được tham gia học
tập.
11. Báo Lào Cai, Đài phát thanh -
Truyền hình tỉnh
- Tăng cường công tác truyền về khuyến
học, khuyến tài và xây dựng XHHT. Qua đó tuyên truyền, vận động nhân dân học tập
suốt đời.
- Xây dựng chuyên trang, chuyên mục
tuyên truyền về hoạt động khuyến học, khuyến tài và xây dựng XHHT.
12. UBND các huyện, thị xã, thành
phố
- Triển khai Kế hoạch thực hiện Đề
án “Xây dựng xã hội học tập tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2030”; củng
cố, tổ chức bộ phận chỉ đạo xây dựng XHHT các cấp; xây dựng cơ chế phối hợp giữa
các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình xây dựng XHHT;
- Cân đối, bố trí ngân sách địa
phương và huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác để đảm bảo cho việc triển
khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ theo kế hoạch thực hiện Đề án;
- Xây dựng và phát triển các mô hình
học tập, ngành nghề đào tạo, các nghề đặc thù học tập suốt đời, đáp ứng nhu cầu
xã hội và phù hợp quy hoạch của từng địa phương đến năm 2030;
- Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể địa
phương tạo mọi điều kiện, cơ hội để cán bộ của đơn vị được học tập, bồi dưỡng nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Chỉ đạo các trung tâm học tập cộng đồng
tích cực mở các lớp cập nhật kiến thức kĩ năng cho nhân dân trên địa bàn.
13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh
- Phát động các cuộc vận động, phong
trào thi đua về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT sâu rộng trong tỉnh,
gắn kết chặt chẽ và hiệu quả với các cuộc vận động, phong trào thi đua khác;
- Phối hợp với các sở, ngành, cơ quan
liên quan tham gia kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch này tại
các đơn vị.
14. Đề
nghị Liên đoàn Lao động tỉnh
- Phối hợp với các cơ quan, ban,
ngành liên quan đẩy mạnh các hoạt động phát triển nghề nghiệp cho người lao động;
tuyên truyền, vận động, động viên, khuyến khích công nhân, người lao động trong
doanh nghiệp học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề;
- Chỉ đạo Công đoàn các cấp hướng dẫn,
hỗ trợ công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp vận động người sử dụng lao động tạo
điều kiện về thời gian, vật chất, thành lập quỹ khuyến học, khuyến tài hỗ trợ
công nhân, người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp và hỗ
trợ con công nhân, người lao động hiếu học có hoàn cảnh khó khăn, dịch bệnh,
gia đình nghèo.
15. Đề nghị Tỉnh Đoàn Lào Cai
- Chủ trì, tổ chức phối hợp, lồng
ghép các hoạt động tuyên truyền về học tập suốt đời, xây dựng XHHT thông qua
các phong trào hành động Cách mạng của thanh niên, các phong trào thi đua học tập,
nghiên cứu khoa học, lao động sáng tạo trong thanh niên;
- Vận động gây quỹ hỗ trợ thanh niên
có hoàn cảnh khó khăn tham gia học tập.
16. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo
tham gia tuyên truyền Kế hoạch thực hiện Đề án, lồng ghép các hoạt động tuyên
truyền về xây dựng XHHT trong phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động
sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; vận động, tuyên truyền phụ nữ và trẻ em
gái ở vùng sâu, vùng xa chưa biết
chữ ra học các lớp xóa mù chữ.
- Vận động xã hội hóa, tặng học bổng cho đối tượng người học có hoàn cảnh khó khăn tham gia
học tập.
17. Đề nghị Hội Cựu chiến binh, Hội
Nông dân, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu giáo chức tỉnh
- Hướng dẫn các cấp hội phối hợp tổ
chức các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT theo tinh thần xã hội
hóa giáo dục và đào tạo;
- Huy động hội viên tham gia chuyển
giao công nghệ, hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, phổ biến kiến thức cho người dân.
Căn cứ nội dung kế
hoạch, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương và các tổ chức liên quan phối hợp
triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- UBMTTQVN, các tổ chức CT-XH tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo, Đài PTTH, Cổng TTĐT tỉnh;
- CVP, PCVP2;
- Lưu: VT, TH1, VX1.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Giàng Thị Dung
|