ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 818/QĐ-UBND
|
Quảng Trị, ngày
09 tháng 4 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CÁC CHỨC DANH CÁN BỘ, CÔNG CHỨC,
VIÊN CHỨC, HỢP ĐỒNG THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 68/2000/NĐ-CP VÀ NGƯỜI GIỮ CHỨC DANH, CHỨC
VỤ, NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP TỈNH QUẢNG TRỊ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức
ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Viên chức ngày
15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật cán bộ, công chức, viên chức, ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp
ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số
138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản
lý công chức;
Căn cứ Nghị định số
115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản
lý viên chức;
Căn cứ Nghị định số
159/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ ban hành về quản lý người
giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
Thực hiện Quy định số 09-QĐ/TU,
ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Tỉnh ủy Quảng Trị về phân cấp quản lý cán bộ; Quy
định số 10-QĐ/TU ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Tỉnh ủy Quảng Trị về việc bổ nhiệm
cán bộ và và giới thiệu cán bộ ứng cử;
Theo đề nghị của Chánh Văn
phòng UBND tỉnh và của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 55/TTr-SNV ngày 18
tháng 02 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý cán
bộ, công chức, viên chức, hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và người giữ
chức danh, chức vụ, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp tỉnh Quảng
Trị.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2021 và
thay thế Quyết định số 1224/QĐ-UB ngày 11/5/2004 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc
Quy định phân cấp quản lý các chức danh cán bộ, công chức cơ quan hành chính,
đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám
đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện,
thành phố, thị xã; Chủ tịch các Hội cấp tỉnh; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn;
Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị; Chủ tịch Công ty, Tổng
Giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp Nhà nước thuộc UBND tỉnh quản lý, Thủ trưởng
các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Võ Văn Hưng
|
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC QUẢN LÝ CÁC CHỨC DANH CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC,
HỢP ĐỒNG THEO NGHỊ ĐỊNH 68/2000/NĐ-CP VÀ NGƯỜI GIỮ CHỨC DANH, CHỨC VỤ, NGƯỜI ĐẠI
DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP TỈNH QUẢNG TRỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 818/QĐ-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2021 của
UBND tỉnh Quảng Trị)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh
Văn bản này quy định về quản lý
các chức danh đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức Hội được cơ quan có thẩm quyền
giao chỉ tiêu biên chế và người quản lý, đại diện phần vốn nhà nước tại doanh
nghiệp nhà nước.
Điều 2. Đối
tượng quản lý
1. Các cơ quan, đơn vị
a) Các cơ quan hành chính, gồm:
các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc UBND tỉnh; các chi cục, ban thuộc sở; các
cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi
chung là UBND cấp huyện);
b) Các đơn vị sự nghiệp công lập,
gồm: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị, Trường
Cao đẳng Y tế Quảng Trị, Trường Cao đẳng kỹ thuật tỉnh; các Ban Quản lý dự án cấp
tỉnh thuộc UBND tỉnh; các ban, bệnh viện, trung tâm, trường thuộc Sở, Ban,
ngành cấp tỉnh; các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND cấp huyện; trung tâm thuộc UBND
tỉnh; trung tâm thuộc đơn vị sự nghiệp.
c) Các tổ chức Hội được cơ quan
có thẩm quyền giao chỉ tiêu biên chế;
d) Doanh nghiệp Nhà nước thuộc
UBND tỉnh quản lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm
giữ 100% vốn điều lệ; Công ty cổ phần có trên 50% phần vốn nhà nước quản lý;
e) UBND xã, phường, thị trấn
(sau đây gọi chung là UBND cấp xã).
2. Cán bộ, công chức, viên chức,
người quản lý doanh nghiệp nhà nước và lao động hợp đồng theo Nghị định số 68:
a) Cán bộ, công chức trong các
cơ quan hành chính nhà nước theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức ngày
13/11/2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và
Luật Viên chức ngày 25/11/2019;
b) Viên chức trong các đơn vị sự
nghiệp công lập quy định tại Luật Viên chức ngày 15/11/2010 và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25/11/2019;
c) Người làm việc trong chỉ
tiêu biên chế ở các tổ chức hội được giao biên chế và cán bộ, công chức, viên chức
được điều động, biệt phái sang công tác ở các tổ chức hội cấp tỉnh, cấp huyện;
d) Người quản lý doanh nghiệp
là những người giữ chức danh, chức vụ tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên (sau đây viết tắt là công ty TNHH MTV) mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
và do UBND tỉnh quản lý gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên; Chủ tịch công ty (đối
với công ty không có Hội đồng thành viên); thành viên Hội đồng thành viên, Tổng
giám đốc, Phó Tổng giám đốc; Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng công ty, Kiểm
soát viên;
đ) Người đại diện phần vốn nhà
nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần
có quyền biểu quyết và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà
nước nắm không quá 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết
(sau đây gọi là người đại diện phần vốn nhà nước);
e) Người làm việc theo chế độ
lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ
làm việc trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, các hội có tính
chất đặc thù và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ (người
làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp công lập, các tổ chức hội được giao biên chế: sau đây gọi là Hợp đồng
68).
Điều 3.
Nguyên tắc quản lý các chức danh cán bộ, công chức, viên chức
1. Việc quản lý các chức danh
cán bộ, công chức, viên chức phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, sự quản lý của Nhà nước; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ
trách nhiệm cá nhân và phân công nhiệm vụ rõ ràng.
2. Đảm bảo phát huy trách nhiệm
của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; cán bộ, công chức, viên chức được bố trí,
phân công, sử dụng, nhận xét, đánh giá, xếp loại, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng,
bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, xin thôi làm nhiệm vụ, khen thưởng,
kỷ luật, điều động, luân chuyển, biệt phái, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác,
nghỉ hưu, thôi việc và chấm dứt hợp đồng làm việc đối với cán bộ, công chức,
viên chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước, cán bộ, công chức cấp
xã thực hiện theo đúng phân cấp quản lý của Trung ương và địa phương; bổ nhiệm,
bổ nhiệm lại, luân chuyển phải có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của
pháp luật.
3. Bảo đảm sự ổn định, kế thừa
và phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nâng cao chất lượng và
hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.
4. Bảo đảm đúng thẩm quyền được
quy định tại Quy định này. Cấp nào có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức,
viên chức thì cấp đó có thẩm quyền bố trí, phân công, sử dụng, đánh giá, xếp loại,
quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức,
xin thôi làm nhiệm vụ, khen thưởng, kỷ luật, điều động, luân chuyển, biệt phái,
định kỳ chuyển đổi vị trí công tác, nghỉ hưu, thôi việc và chấm dứt hợp đồng
làm việc, hợp đồng lao động theo đúng Quy định này.
5. Quản lý cán bộ bầu cử còn phải
thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Điều lệ hoạt
động của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các văn bản của
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
6. Đối với các chức danh đặc
thù đã được quy định về sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người
quản lý doanh nghiệp tại các văn bản pháp luật quy định khác có hiệu lực pháp
lý cao hơn thì áp dụng các văn bản đó.
7. Việc quản lý các chức danh
lãnh đạo phải gắn liền với việc thường xuyên tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra, giám sát thực hiện.
Điều 4. Nội
dung quản lý
1. Quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm
lại, miễn nhiệm, từ chức, xin thôi làm nhiệm vụ; cử, cử lại, cho thôi đại diện
phần vốn nhà nước; điều động, luân chuyển, biệt phái, định kỳ chuyển đổi vị trí
công tác, nghỉ công tác, nghỉ ốm đau, nghỉ hưu, thôi việc và ký, chấm dứt hợp đồng
làm việc, hợp đồng lao động;
2. Đào tạo, bồi dưỡng.
3. Thực hiện chế độ, chính
sách.
4. Đánh giá, xếp loại.
5. Khen thưởng, kỷ luật.
6. Báo cáo, thống kê số lượng,
chất lượng; quản lý hồ sơ; mã số công chức, viên chức; thanh tra, kiểm tra; giải
quyết khiếu nại, tố cáo.
7. Các nội dung khác liên quan
đến việc quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, người quản lý doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật.
Chương II
THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CÁC
CHỨC DANH CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Điều 5. Chủ
tịch UBND tỉnh trực tiếp quản lý các chức
1. Chi cục trưởng các Chi cục thuộc
Sở, Ban ngành;
2. Cấp trưởng các đơn vị sự
nghiệp công lập và tương đương thuộc Sở, Ban ngành (trừ các trường thuộc Sở
Giáo dục và Đào tạo).
3. Giám đốc, Phó Giám đốc các
Ban Quản lý Dự án trực thuộc UBND tỉnh (trừ trường hợp Ban Thường vụ Tỉnh ủy có
quy định mới).
4. Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên
tập Tạp chí Cửa Việt (trừ Tổng Biên tập là Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật).
5. Chủ tịch, Phó Chủ tịch các Hội
cấp tỉnh (trừ các hội diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý).
6. Người giữ chức danh, chức vụ
tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là người quản
lý doanh nghiệp nhà nước), bao gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Thành viên Hội
đồng thành viên; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty (trừ các chức
danh: Chủ tịch hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc hoặc
Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước hạng II trở lên).
7. Người đại diện phần vốn nhà
nước tại doanh nghiệp là người do cơ quan đại diện chủ sở hữu cử làm đại diện một
phần hoặc toàn bộ phần vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp để thực hiện toàn bộ
hoặc một số quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của cổ đông nhà nước hoặc thành viên
góp vốn tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
8. Kiểm soát viên công ty do
Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
9. Cán bộ, công chức, viên chức
được điều động, biệt phái, luân chuyển đến tổ chức hội cấp tỉnh giữ chức danh:
Chủ tịch, Phó Chủ tịch (trừ các hội diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý).
Điều 6.
Giám đốc các Sở, Ban ngành và tương đương trực tiếp quản lý các chức danh
1. Phó Chi cục trưởng và tương
đương thuộc Sở, Ban ngành.
2. Trưởng phòng, Phó Trưởng
phòng và tương đương thuộc Sở, Ban ngành.
3. Cấp phó các đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc Sở, Ban ngành.
4. Chuyên viên, cán sự, nhân
viên hoặc tương đương và hợp đồng lao động của cơ quan Sở.
5. Cấp trưởng, cấp phó các đơn
vị sự nghiệp giáo dục thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo.
6. Kế toán trưởng đơn vị dự
toán cấp I, II; phụ trách Kế toán của cơ quan.
Điều 7. Chủ
tịch UBND cấp huyện, thành phố, thị xã trực tiếp quản lý các chức danh
1. Trưởng phòng, Phó Trưởng
phòng và tương đương các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện theo phân cấp
của Ban Thường vụ Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy.
2. Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND,
Chỉ huy Trưởng quân sự cấp xã theo phân cấp của Ban Thường vụ Huyện ủy, Thị ủy,
Thành ủy.
3. Cấp trưởng, cấp phó các đơn
vị sự nghiệp thuộc UBND cấp huyện.
4. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng
các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục thuộc quyền quản lý của UBND cấp huyện.
5. Cán bộ, công chức, viên chức
được điều động, luân chuyển, biệt phái đến tổ chức hội có phạm vi hoạt động
trong huyện, thị xã, thành phố giữ chức danh: Chủ tịch, Phó Chủ tịch hội (trừ
các hội do Ban Thường vụ Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy quản lý).
6. Kế toán trưởng đơn vị dự
toán cấp I thuộc UBND cấp huyện. Kế toán trưởng các đơn vị dự toán ngân sách,
đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường
xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự
nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên mà Phó Thủ trưởng
đơn vị đó do Chủ tịch UBND cấp huyện bổ nhiệm.
7. Chuyên viên, cán sự, nhân
viên hoặc tương đương và hợp đồng lao động của các phòng chuyên môn thuộc UBND
cấp huyện.
8. Cán bộ, công chức thuộc UBND
cấp xã.
Điều 8. Người
đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh và các tổ chức Hội được
giao chỉ tiêu biên chế có phạm vi hoạt động trên địa bàn tỉnh trực tiếp quản lý
các chức danh
1. Trưởng phòng, Phó Trưởng
phòng và tương đương.
2. Cấp trưởng, cấp phó các đơn vị
sự nghiệp trực thuộc (nếu có).
3. Cấp trưởng, cấp phó và tương
đương các tổ chức thuộc hội quản lý (trừ các tổ chức hội thuộc Ban Thường vụ Tỉnh
ủy và UBND tỉnh quản lý).
4. Kế toán của đơn vị.
5. Viên chức và hợp đồng lao động
theo quy định.
Điều 9. Chi
cục trưởng và tương đương thuộc Sở, Ban ngành trực tiếp quản lý các chức danh
1. Trưởng phòng, Phó Trưởng
phòng và tương đương thuộc Chi cục.
2. Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng
và tương đương (trạm, hạt thuộc Chi cục) (nếu có).
3. Cấp trưởng, cấp phó các đơn vị
sự nghiệp trực thuộc Chi cục (nếu có).
4. Kế toán của đơn vị.
5. Chuyên viên, cán sự, nhân
viên hoặc tương đương và hợp đồng lao động của Chi cục.
Điều 10.
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở, Ban ngành và thuộc UBND cấp
huyện (kể cả các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục và thuộc Hội) trực tiếp quản
lý các chức danh
1. Trưởng phòng, Phó Trưởng
phòng và tương đương (trạm) của đơn vị (nếu có).
2. Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn
thuộc trường (nếu có).
3. Viên chức, người lao động của
đơn vị.
4. Kế toán của đơn vị.
Điều 11.
Chủ tịch HĐTV hoặc Hội đồng quản trị, Chủ tịch Công ty, Tổng Giám đốc (Giám đốc)
các Công ty TNHH MTV do UBND tỉnh làm chủ sở hữu (100% phần vốn nhà nước) trực
tiếp quản lý các chức danh
1. Tổng Giám đốc, Giám đốc công
ty (sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của UBND cấp tỉnh);
2. Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám
đốc công ty, Kế toán trưởng công ty (sau khi được UBND cấp tỉnh phê duyệt chủ
trương).
3. Trưởng, Phó các phòng, ban
và tương đương.
4. Công nhân, nhân viên và người
lao động thuộc quyền quản lý (nhân viên và người lao động các phòng, ban và
tương đương trong công ty).
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12.
Giám đốc
các Sở, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành
phố, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức Hội được giao biên chế
có phạm vi hoạt động trong tỉnh, huyện, thị xã, thành phố và doanh nghiệp nhà
nước tổ chức triển khai thực hiện Quy định này trong phạm vi cơ quan, đơn vị và
địa phương mình. Khi có sự thay đổi về phân cấp hoặc các chính sách liên quan của
Tỉnh ủy, của Bộ, ngành Trung ương thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao
hơn.
Giao Sở Nội vụ hướng dẫn, kiểm
tra, giám sát việc thực hiện Quy định này; định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có những nội dung gì cần sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung thì các cơ quan, đơn vị,
địa phương phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét, giải quyết./.