ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
|
Số:
41/2009/QĐ-UBND
|
Đồng
Xoài, ngày 28 tháng 08 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH (PCI) TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH
BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2009 – 2010 VÀ ĐẾN NĂM 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày
03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 của Chính phủ về một số chính
sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động
khoa học và công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 68/2005/QĐ-TTg ngày 04/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 85/2004/TTLT-BTC-BKHCN ngày 20/8/2004 của liên Bộ
Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn quản lý tài chính đối với
các dự án khoa học và công nghệ được ngân sách Nhà nước hỗ trợ và có thu hồi
kinh phí;
Căn cứ Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/2/2009 của Bộ Tài chính quy định mức
thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số
270/TTr-SKHCN ngày 18/6/2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định hỗ trợ
doanh nghiệp tham gia Chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh (PCI) trong
lĩnh vực khoa học và công nghệ tỉnh Bình Phước giai đoạn 2009 – 2010 và đến năm
2015.
Điều 2.
Các ông/bà Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc
các Sở: Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp,
Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; các tổ chức, cá nhân có
liên quan vá các doanh nghiệp tham gia chương trình chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi
hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- TTTU, TT. HĐND, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- CT, PCT;
- Sở Tư pháp;
- Phòng TM và CN Việt Nam (VCCI);
- Như điều 2;
- LĐVP, CV: các khối, TT Công báo tỉnh;
- Lưu VT (qđ077-09) .
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Trương Tấn Thiệu
|
QUY ĐỊNH
HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH (PCI) TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN
2009 – 2010 VÀ ĐẾN NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 41/2009/QĐ-UBND ngày 28/8/2009 của UBND tỉnh
Bình Phước)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục
tiêu và phạm vi hỗ trợ
Chương trình nâng cao năng lực cạnh
tranh (PCI) trong lĩnh vực khoa học và công nghệ giai đoạn 2009 – 2010 (sau đây
gọi là Chương trình) là các hoạt động hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp tham gia chương trình nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và năng
lực cạnh tranh nhằm góp phần thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ khoa học
và công nghệ của tỉnh; đồng thời góp phần nâng cao chỉ số cạnh tranh (PCI) trên
cơ sở Quyết định số 2454/QĐ-UBND ngày 12/11/2008 của UBND tỉnh về việc ban hành
Chương trình hành động nâng cao năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Bình Phước và
các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về khoa học, công nghệ.
Các doanh nghiệp tham gia Chương
trình sẽ được hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu
phát triển khoa học, công nghệ; nâng cao năng lực quản lý của doanh nghiệp; bảo
hộ quyền sở hữu công nghiệp; thực hiện xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.
Điều 2. Đối
tượng hỗ trợ
Tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh đều được tham gia Chương trình này. Ưu
tiên xem xét hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng chủ lực của địa
phương như cao su, điều, tiêu…
Chương 2.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Điều 3.
Tuyên truyền, tập huấn, đào tạo
1. Tuyên truyền
a) Biên soạn và in ấn phát hành
các tài liệu hướng dẫn cho doanh nghiệp về sở hữu trí tuệ, hệ thống quản lý
doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế, quản lý công nghệ, các quy định về tiêu
chuẩn, đo lường, chất lượng….
b) Tổ chức tuyên truyền, đưa
thông tin đến các doanh nghiệp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng,
như: Báo Bình Phước, Đài Phát thanh và Truyền hình, các kênh thông tin của Sở
Khoa học và Công nghệ.
2. Tập huấn, đào tạo
a) Nâng cao nhận thức cho các
nhà quản lý doanh nghiệp (đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ) về sở hữu trí tuệ.
b) Tập huấn cho các nhà quản lý
doanh nghiệp về các hệ thống quản lý tiên tiến, các quy định về đo lường, tiêu
chuẩn, chất lượng sản phẩm hàng hóa.
c) Tập huấn nghiệp vụ quản lý
doanh nghiệp, quản lý công nghệ, đánh giá trình độ công nghệ.
d) Xem xét tổ chức các lớp đào tạo
ngắn hạn về nghiệp vụ chuyên ngành phục vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp khi có yêu cầu.
Điều 4. Hỗ
trợ doanh nghiệp nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cải tiến, đổi mới công nghệ
và hỗ trợ chi phí chuyển giao công nghệ
Hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện
các đề tài, dự án nghiên cứu để tạo ra sản phẩm mới; nghiên cứu cải tiến, đổi mới
thiết bị công nghệ; nghiên cứu tiết kiệm nguyên vật liệu, đề tài nghiên cứu sản
xuất nguyên vật liệu mà trong nước chưa sản xuất được, nghiên cứu ứng dụng khoa
học, công nghệ vào sản xuất.
Đối tượng và mức hỗ trợ cho các
dự án, đề tài loại này được quy định chi tiết tại Nghị định số 119/1999/NĐ-CP
ngày 18/9/1999 của Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến
khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ và Thông tư
liên tịch số 85/2004/TTLT-BTC-BKHCN ngày 20/8/2004 của liên Bộ Khoa học và Công
nghệ và Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý tài chính đối với các dự án khoa học
và công nghệ được ngân sách nhà nước hỗ trợ, có thu hồi kinh phí và các chính
sách khác của tỉnh có liên quan.
Điều 5. Hỗ
trợ nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp
Hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000, ISO 14000, HACCP, SA 8000,
GMP, TQM. Mức hỗ trợ bằng 50% giá trị hợp đồng tư vấn lần đầu bao gồm cả đánh
giá cấp giấy chứng nhận.
Điều 6. Hỗ
trợ doanh nghiệp đăng ký quyền sở hữu công nghiệp
1. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ sáng
chế, giải pháp hữu ích
Hỗ trợ cho các cá nhân, doanh
nghiệp đăng ký bảo hộ các sáng chế, giải pháp hữu ích ở trong nước, ưu tiên hỗ
trợ cho các giải pháp đoạt giải cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật hằng năm, mức hỗ trợ
100% kinh phí cho các yêu cầu sau:
a) Hỗ trợ tư vấn tra cứu thông
tin, viết bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích; đối với các cá nhân là công
nhân, nông dân có những sáng chế, giải pháp hữu ích nhưng khó khăn về kinh phí
thì ngoài các mức hỗ trợ trên còn được xem xét hỗ trợ kinh phí chỉnh trang,
hoàn thiện mô hình, sản phẩm.
b) Hỗ trợ toàn bộ lệ phí nộp đơn
quốc gia sáng chế, giải pháp hữu ích (Theo quy định của Thông tư số
22/2009/TT-BTC ngày 04/2/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp,
quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp).
2. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ kiểu
dáng công nghiệp
Hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp
đăng ký bảo hộ các kiểu dáng công nghiệp ở trong nước, mức hỗ trợ như sau:
a) Hỗ trợ tư vấn nghiên cứu, thiết
kế kiểu dáng công nghiệp không quá 10.000.000 (Mười triệu) đồng/hợp đồng.
b) Hỗ trợ toàn bộ lệ phí nộp đơn
quốc gia kiểu dáng công nghiệp (Theo quy định của Thông tư số 22/2009/TT-BTC
ngày 04/2/2009 của Bộ Tài chính). Đối với một loại sản phẩm có nhiều kiểu dáng
công nghiệp thì mức hỗ trợ tối đa là một kiểu dáng công nghiệp.
3. Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu
hàng hóa
a) Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
trong nước
Hỗ trợ 100% kinh phí tư vấn, hướng
dẫn đăng ký, thiết kế nhãn hiệu hàng hóa, với mỗi nhãn hiệu hàng hóa đăng ký
cho một nhóm sản phẩm, hỗ trợ toàn bộ lệ phí nộp đơn quốc gia (theo quy định của
Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/2/2009 của Bộ Tài chính). Mỗi doanh nghiệp
được hỗ trợ tối đa 03 nhãn hiệu hàng hóa, mỗi nhãn cho một nhóm sản phẩm hoặc tối
đa 01 nhãn hiệu hàng hóa cho 05 nhóm sản phẩm.
b) Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
ở nước ngoài
Mức hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu
hàng hóa ở nước ngoài là 25.000.000 (Hai mươi lăm triệu) đồng cho 01 nhãn hiệu
tại 01 quốc gia. Trường hợp nhãn hiệu đăng ký theo hệ thống cộng đồng (một đơn
đăng ký nhiều quốc gia) chỉ hỗ trợ kinh phí theo số lượng đầu đơn, mức hỗ trợ
là 25.000.000 (Hai mươi lăm triệu) đồng/01 đầu đơn.
4. Hỗ trợ đăng ký về giống
cây trồng
Hỗ trợ toàn bộ kinh phí cho các
tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới gồm: hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn
đăng ký bảo hộ, lệ phí nộp đơn theo quy định. Đối với mỗi giống cây trồng mới,
hỗ trợ không quá 5.000.000 (Năm triệu) đồng cho hoạt động quảng cáo, giới thiệu
giống cây trồng mới.
5. Hỗ trợ đăng ký về bản quyền
tác giả, tác phẩm
Hỗ trợ toàn bộ kinh phí tư vấn
và hướng dẫn đăng ký bảo hộ các tổ chức, cá nhân đăng ký bảo hộ phần mềm máy
tính và tác phẩm văn hóa – nghệ thuật theo quy định.
Điều 6. Hỗ
trợ xúc tiến thương mại
Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Hội
chợ thiết bị và công nghệ; Giải thưởng chất lượng Việt Nam, chương trình tư vấn
và bình chọn nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam và Hội chợ quốc tế thương hiệu nổi tiếng
tại Việt Nam. Chi phí được duyệt theo từng chương trình cụ thể.
Điều 7. Kinh
phí thực hiện
Từ nguồn ngân sách sự nghiệp
khoa học, công nghệ hàng năm do UBND tỉnh giao. Đối với những nhiệm vụ đột xuất,
Sở Khoa học và Công nghệ trình UBND tỉnh quyết định.
Chương 3.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 8. Nhiệm
vụ của các sở, ngành có liên quan
1) Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì
triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp theo quy định;
phối hợp chặt chẽ với những đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, đào tạo,
tập huấn nghiệp vụ cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp, tiến hành khảo sát
và chọn lựa những cơ sở đạt yêu cầu trước khi tiến hành hỗ trợ các doanh nghiệp
đúng theo quy định và định kỳ hàng quý báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh.
2) Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn làm đầu mối tuyên truyền chính sách hỗ trợ cho những đơn vị trong ngành
mình quản lý và bà con nông dân trong toàn tỉnh được biết; phối hợp chặt chẽ với
Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành khảo sát và chọn lựa những giống cây đạt yêu
cầu để tiến hành hỗ trợ theo quy định.
3) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tuyên truyền chính sách hỗ trợ những đơn vị trong ngành mình quản lý. Phối hợp
với Sở Khoa học và Công nghệ tuyển chọn những bài viết, tác phẩm đạt yêu cầu
làm thủ tục hỗ trợ đăng ký theo quy định.
4) Sở Tài chính phối hợp với Sở
Khoa học và Công nghệ tham mưu UBND tỉnh hàng năm phê duyệt dự toán để thực hiện
chương trình hỗ trợ trên cho phù hợp.
5) Sở Công Thương, Ban Quản lý
các khu công nghiệp, Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hội Doanh nghiệp trẻ, Hội Điều
Bình Phước, UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm thông báo, tuyên truyền chính
sách hỗ trợ này tới các doanh nghiệp trong ngành mình quản lý được biết. Đồng
thời, phối hợp chặt chẽ với Sở Khoa học và Công nghệ khảo sát và lựa chọn những
doanh nghiệp đạt yêu cầu để hỗ trợ theo quy định.
Điều 9.
Các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan có
trách nhiệm hàng quý báo cáo tình hình thực hiện cho UBND tỉnh thông qua Sở
Khoa học và Công nghệ.
Điều 10.
Các doanh nghiệp tham gia chương trình có trách nhiệm
quản lý, sử dụng có hiệu quả đúng theo nội dung đã được hỗ trợ và chịu sự kiểm
tra, giám sát của Sở Khoa học và Công nghệ.
Điều 11.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, địa phương căn cứ mức
độ hoàn thành nhiệm vụ trong chương trình, tham mưu UBND tỉnh có hình thức khen
thưởng kịp thời cho những cá nhân, đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Điều 12.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, báo cáo
kịp thời cho Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan, đơn vị có liên quan
nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung Quy định phù hợp với tình hình
thực tế nhằm đảm bảo hiệu quả của chương trình.