BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ-BỘ TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 85/2004/TTLT-BTC-BKHCN
|
Hà Nội , ngày 20 tháng 8 năm 2004
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ TÀI CHÍNH - BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỐ
85/2004/TTLT/BTC-BKHCN NGÀY 20 THÁNG 8 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI
VỚI CÁC DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐƯỢC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ VÀ CÓ THU HỒI
KINH PHÍ
Căn cứ Nghị định
số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 185/2003/QĐ -TTg ngày 10/9/2003 của Thủ
tướng Chính phủ về việc bãi bỏ các quy định của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp
lại, đầu tư trở lại từ các nguồn thu của ngân sách nhà nước từ năm ngân sách
2004;
Để thống nhất việc quản lý tài chính đối với các dự án khoa học
và công nghệ được ngân sách nhà nước hỗ trợ và có thu hồi kinh phí, Liên tịch Bộ
Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn như sau:
I . NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
1. Kinh phí thu hồi
từ các dự án sản xuất thử nghiệm, dự án chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học
từ nước ngoài được ngân sách nhà nước hỗ trợ (dưới đây gọi là các dự án) của
các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương (gọi
chung là các Bộ) và các địa phương là nguồn thu của ngân sách nhà nước, các đơn
vị có trách nhiệm nộp trực tiếp vào ngân sách nhà nước .
2. Từ năm 2004,
kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện các dự án được bố trí trong dự
toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các Bộ, các địa phương theo quy định của
Luật Ngân sách nhà nước.
II. NHỮNG QUI ĐỊNH CỤ THỂ
1.
Đối tượng hỗ trợ:
Các dự án phải thu
hồi một phần kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ, bao gồm:
- Các dự án sản xuất
thử nghiệm các cấp (trong đó bao gồm cả các đề tài triển khai thực nghiệm có sản
phẩm được thương mại hoá thuộc các Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm
cấp nhà nước giai đoạn 1996-2000).
- Các dự án chuyển
giao kết quả nghiên cứu khoa học từ nước ngoài.
2.
Nội dung và mức chi hỗ trợ từ ngân sách nhà nước:
2.1. Nội dung chi
hỗ trợ:
- Hoàn thiện công
nghệ (bao gồm hoàn thiện dây chuyền công nghệ, thiết lập quy trình công nghệ tối
ưu, bổ sung hoặc làm mới thiết bị máy móc và dụng cụ kiểm tra, đo lường).
- Sản xuất thử sản
phẩm của dự án (nguyên vật liệu, năng lượng, nhân công...).
- Mua bí quyết
công nghệ, tài liệu kỹ thuật của nước ngoài.
- Đào tạo cán bộ
quản lý, cán bộ công nghệ ở trong và ngoài nước, công nhân kỹ thuật cao phục vụ
trực tiếp cho dự án.
- Công tác quản
lý, kiểm tra, đánh giá nghiệm thu dự án.
2.2. Mức hỗ trợ:
Mức kinh phí hỗ trợ
từ ngân sách nhà nước tối đa không quá 30% tổng mức kinh phí đầu tư mới cần thiết
để thực hiện dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (không tính trang thiết
bị, nhà xưởng đã có vào tổng mức kinh phí). Mức hỗ trợ cụ thể cho từng dự án do
cơ quan ra quyết định phê duyệt dự án xem xét quyết định và chịu trách nhiệm về
quyết định của mình.
Cơ quan tài chính
đồng cấp kiểm tra, đối chiếu, nếu thấy mức hỗ trợ không đúng quy định về tổng mức
và nội dung chi, có quyền yêu cầu cơ quan ra quyết định phê duyệt dự án điều chỉnh
lại cho phù hợp.
3.
Nguồn thu và mức thu hồi:
3.1. Nguồn thu hồi:
- Thu từ bán các sản
phẩm là kết quả thực hiện của các dự án
- Thu từ bán công
cụ lao động, vật tư nguyên vật liệu còn thừa khi dự án kết thúc.
- Các khoản thu
khác sau khi dự án kết thúc.
3.2. Mức thu hồi:
Mức kinh phí thu hồi
đối với các dự án từ 60 - 100% mức kinh phí ngân sách Nhà nước hỗ trợ, phân
theo các đối tượng dự án như sau:
- Mức thu hồi từ
60-70%: áp dụng đối với các dự án phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp, nông thôn,
miền núi, các vùng kinh tế có khó khăn.
- Mức thu hồi từ
70-80% áp dụng đối với:
+ Các dự án tạo ra
sản phẩm hàng hoá có tính công nghiệp, nhưng sản phẩm ở qui mô nhỏ hoặc đơn chiếc.
+ Các dự án chuyển
giao kết quả nghiên cứu khoa học từ nước ngoài.
- Mức thu hồi từ
80-100%: áp dụng đối với các dự án thử nghiệm không thuộc các đối tượng nêu
trên.
Mức thu hồi cụ thể
đối với từng dự án do cơ quan ra quyết định phê duyệt dự án xem xét quyết định
và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Thời gian thu hồi
kinh phí của từng dự án do cơ quan phê duyệt dự án xem xét quyết định, nhưng tối
đa không quá 24 tháng sau khi dự án kết thúc.
Đối với các dự án
do ngân sách địa phương hỗ trợ, trong trường hợp thực sự cần thiết, Sở Khoa học
và Công nghệ chủ trì phối hợp với Sở Tài chính trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương xem xét có thể quyết định mức thu hồi thấp hơn
mức qui định chung tại Thông tư này, nhưng không thấp hơn 50% mức kinh phí được
ngân sách nhà nước hỗ trợ.
Cơ quan tài chính
đồng cấp kiểm tra, đối chiếu, nếu thấy mức thu hồi và thời hạn thu hồi không
đúng quy định, có quyền yêu cầu cơ quan ra quyết định phê duyệt dự án điều chỉnh
lại cho phù hợp.
3.3. Xét miễn, giảm
mức kinh phí thu hồi:
Trường hợp dự án
phải ngừng triển khai do nguyên nhân khách quan gây thiệt hại cho dự án như
bão, lụt, hoả hoạn, thì được xem xét miễn, giảm kinh phí thu hồi.
Khi gặp các trường
hợp nêu trên, các đơn vị chủ trì dự án có báo cáo cụ thể bằng văn bản cho cơ
quan quản lý cấp trên để kiểm tra, xác nhận về quá trình triển khai thực hiện
và lý do phải ngừng triển khai các dự án; khả năng hoàn trả kinh phí ngân sách
nhà nước hỗ trợ, cụ thể:
- Đối với dự án cấp
nhà nước: Sau khi kiểm tra xác nhận, các Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét quyết định mức
miễn, giảm kinh phí thu hồi trên cơ sở thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài
chính.
- Đối với các dự
án cấp Bộ: Các Bộ xem xét quyết định mức miễn, giảm kinh phí thu hồi trên cơ sở
thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính.
- Đối với các dự
án cấp tỉnh: Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Tài chính kiểm tra, xác
nhận và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định
mức miễn, giảm kinh phí thu hồi.
4.
Công tác quản lý tài chính:
Việc lập và giao dự
toán, thanh quyết toán kinh phí từ nguồn kinh phí thu hồi thực hiện theo các
quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật; Thông tư
này hướng dẫn thêm một số điểm cụ thể như sau:
4.1. Lập và giao dự
toán chi ngân sách hàng năm:
Hàng năm căn cứ
vào dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho cả giai đoạn thực hiện dự án
(trong đó có kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ, kinh phí thu hồi nộp ngân sách
nhà nước), tiến độ triển khai thực hiện dự án; các đơn vị lập dự toán thu, chi
gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
Các Bộ, các Chương
trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước và các địa phương xem xét tổng
hợp vào dự toán thu, chi ngân sách của cấp mình theo quy định; trong đó có dự
toán kinh phí thu hồi, dự toán chi ngân sách đối với các dự án sản xuất thử
nghiệm có thu hồi kinh phí (chi tiết theo dự án cấp nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh).
Căn cứ vào dự toán
thu, chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, các Bộ, các Chương trình khoa học
và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước và các địa phương lập phương án phân bổ và
giao dự toán cho các đơn vị thực hiện theo quy định hiện hành.
4.2.
Công tác thu, nộp và báo cáo kinh phí thu hồi:
- Các đơn vị chủ
trì thực hiện dự án có trách nhiệm đăng ký thu nộp ngân sách với cơ quan thuế địa
phương nơi đơn vị đóng trụ sở và thực hiện thu nộp ngân sách nhà nước đúng cam
kết ghi trong hợp đồng. Trong đó:
+ Nộp vào ngân
sách trung ương đối với kinh phí thu hồi từ các dự án do ngân sách trung ương hỗ
trợ;
+ Nộp vào ngân
sách địa phương đối với kinh phí thu hồi từ các dự án do ngân sách địa phương hỗ
trợ và dự án cấp nhà nước do ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương;
- Các Bộ, các Chương
trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước và các địa phương có trách
nhiệm theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện dự án thu nộp kinh phí thu hồi
theo quy định.
Đối với các Chương
trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước, khi Ban Chủ nhiệm Chương
trình đã giải thể theo quy định, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với
Bộ Tài chính đôn đốc các đơn vị thực hiện dự án thu nộp kinh phí thu hồi cho
ngân sách nhà nước.
- Định kỳ hàng
quý, năm: Các đơn vị thực hiện dự án báo cáo cơ quan giao dự toán về tình hình
thu, nộp ngân sách nhà nước kinh phí thu hồi của các dự án.
Đối với dự án cấp
nhà nước: Các Bộ, các Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước,
Sở Khoa học và Công nghệ địa phương tổng hợp báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ để
tổng hợp gửi Bộ Tài chính.
Đối với dự án cấp
bộ, cấp tỉnh: các Bộ, Sở Khoa học và công nghệ tổng hợp gửi cơ quan tài chính
cùng cấp.
Nội dung báo cáo:
Tổng số và chi tiết kinh phí phải thu hồi, kinh phí đã thu hồi, kinh phí còn phải
thu hồi theo từng dự án. Đối với các đơn vị chậm nộp, có thuyết minh rõ nguyên
nhân và hướng giải quyết.
4.3. Hạch toán
thu, chi:
Các đơn vị thực hiện
hạch toán thu, chi ngân sách đối với các dự án được ngân sách hỗ trợ có thu hồi
kinh phí như sau:
- Chương: Chương của
đơn vị.
- Loại : 11
"Hoạt động khoa học, công nghệ".
- Khoản: 03
"hoạt động khoa học, công nghệ khác".
- Mục: + Thu ngân sách:
Mục 062 - Tiểu mục 99 "Các khoản thu khác".
+ Chi ngân sách: Mục
chi tương ứng với các nội dung chi.
4.4. Công tác cấp
phát, thanh quyết toán kinh phí để thực hiện các dự án thực hiện theo các quy định
của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật hiện hành.
4.5. Kiểm tra tình
hình thực hiện dự án:
- Đối với các dự
án cấp nhà nước: Các Bộ, các địa phương, Ban Chủ nhiệm các Chương trình khoa học
và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước (đối với dự án thuộc các Chương trình) phối
hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính kiểm tra tình hình thực hiện dự
án về tiến độ thực hiện, các nội dung khoa học và công nghệ,... theo hợp đồng
đã ký và tình hình sử dụng kinh phí ngân sách đã cấp cho đơn vị thực hiện dự
án.
- Đối với các dự án
cấp bộ: Các Bộ phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra tình hình thực hiện dự án về
tiến độ thực hiện, các nội dung khoa học và công nghệ,... theo hợp đồng đã ký
và tình hình sử dụng kinh phí ngân sách đã cấp cho đơn vị thực hiện dự án.
- Đối với các dự
án cấp tỉnh: Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với cơ quan chủ quản và Sở Tài
chính kiểm tra tình hình thực hiện dự án về tiến độ thực hiện, các nội dung
khoa học công nghệ, ... theo hợp đồng đã ký và tình hình sử dụng kinh phí ngân
sách đã cấp cho đơn vị thực hiện dự án.
Các đơn vị thực hiện
các dự án có trách nhiệm đảm bảo thực hiện các điều khoản ghi trong hợp đồng đã
ký, huy động đủ các nguồn vốn như đã cam kết để thực hiện dự án; sử dụng kinh
phí đúng mục đích, đúng chế độ tiêu chuẩn, báo cáo tình hình sử dụng kinh phí,
thực hiện việc nộp kinh phí thu hồi cho ngân sách nhà nước theo đúng quy định.
Đối với các đơn vị
không đảm bảo huy động đủ các nguồn vốn để thực hiện dự án, sử dụng kinh phí
sai mục đích, sai chế độ tiêu chuẩn quy định, không nộp đủ số kinh phí phải thu
hồi hoặc nộp ngân sách không đúng tiến độ, thì các Bộ, các Sở Khoa học và Công
nghệ phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp và Kho bạc nhà nước nơi đơn vị mở
tài khoản giao dịch xem xét quyết định dừng việc thanh toán kinh phí còn lại và
thu hồi phần kinh phí sử dụng sai mục đích, sai chế độ hoặc số kinh phí thu hồi
chưa nộp đủ, cụ thể:
- Đối với đơn vị
chủ trì thực hiện dự án là đơn vị dự toán được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh
phí hoạt động thường xuyên: Trừ vào dự toán chi ngân sách thường xuyên của đơn
vị.
- Đối với đơn vị dự
toán tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên hoặc không là đơn vị dự toán
ngân sách: Thực hiện dừng chi đối với các nhiệm vụ khoa học công nghệ khác cho
đến khi đơn vị nộp đủ kinh phí phải thu hồi.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu
lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo và thực hiện từ năm ngân sách
2004, thay thế Thông tư liên tịch số 12/2001/TTLT/BTC-BKHCN ngày 13/02/2001 của
Liên Bộ Tài chính - Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường "hướng dẫn công
tác quản lý tài chính đối với nguồn kinh phí thu hồi từ các nhiệm vụ khoa học,
công nghệ".
Trong quá trình thực
hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính, Bộ Khoa học
và Công nghệ để nghiên cứu sửa đổi bổ sung cho phù hợp.
Bùi
Mạnh Hải
(Đã
ký)
|
Huỳnh
Thị Nhân
(Đã
ký)
|