Phê
duyệt kèm theo Quyết định này Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên - Tổng công ty Lương thực miền Nam.THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
339/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN - TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày
25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ về
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước
và Nghị định số 86/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ;
Căn cứ Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2010 về chuyển đổi công
ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;
Căn cứ Quyết định số 979/QĐ-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ
về chuyển Công ty mẹ - Tổng công ty Lương thực miền Nam thành công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Điều
lệ tổ chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên - Tổng
công ty Lương thực miền Nam.
Điều
2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ và Hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên - Tổng
công ty Lương thực miền Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội và các UB của QH;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Tổng công ty Lương thực miền Nam (4b);
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Công báo;
- Lưu: Văn thư, ĐMDN (5b)
|
KT.
THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Sinh Hùng
|
ĐIỀU LỆ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN - TỔNG
CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 07 tháng 3 năm 2011 của Thủ
tướng Chính phủ)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Giải thích từ ngữ
Trừ trường hợp các
điều khoản của Điều lệ này quy định khác, những từ ngữ dưới đây được hiểu như
sau:
1. “Vốn Điều lệ”:
là số vốn do Nhà nước đầu tư và ghi trong Điều lệ này.
2. “Vốn chủ sở hữu”:
bao gồm vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư cho Tổng công ty và vốn của các chủ sở hữu
khác đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết của Tổng công ty.
3. “Tổng công
ty” hay “Công ty mẹ” là Công ty TNHH một thành viên - Tổng công ty Lương thực
miền Nam.
4. “Đơn vị trực
thuộc” là những công ty, chi nhánh của Tổng công ty hạch toán phụ thuộc Công ty
mẹ.
5. “Công ty con”
là các Công ty mà Tổng công ty đầu tư 100% vốn điều lệ hoặc giữ trên 50% vốn điều
lệ của doanh nghiệp này.
6. “Công ty liên
kết” là các Công ty mà Tổng công ty có vốn góp không quá 50% vốn điều lệ của
doanh nghiệp này.
7. “Công ty liên
kết tự nguyện” là các Công ty mà Tổng công ty không có vốn góp, nhưng công ty tự
nguyện tham gia liên kết làm thành viên của Tổng công ty, chịu sự ràng buộc về
quyền và nghĩa vụ với Tổng công ty theo hợp đồng liên kết hoặc theo thỏa thuận
giữa Tổng công ty với công ty đó.
8. “Công ty
thành viên” là các đơn vị trực thuộc Tổng công ty và các công ty con của Tổng
công ty.
9. “Đầu tư vốn
ra ngoài Tổng công ty”: là hoạt động dùng vốn bằng tiền, tài sản, hàng hóa,
thương hiệu, các quyền (tài sản vô hình) của Tổng công ty để đầu tư, góp vốn,
liên doanh (theo các hình thức mà pháp luật không cấm) vào đơn vị khác hình
thành hoặc không hình thành pháp nhân mới ngoài công ty mẹ.
10. “Đầu tư ra
ngoài Tổng công ty”: là hoạt động cho vay, bảo lãnh, cầm cố, thế chấp cho doanh
nghiệp ngoài công ty mẹ, mua lại một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp
ngoài công ty mẹ không phải là hoạt động đầu tư vốn.
11. “Đầu tư nội
bộ Tổng công ty”: là hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản trong nội
bộ Tổng công ty.
12. “Người liên
quan”: là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp
trong các trường hợp quy định tại khoản 17 Điều 4 Luật Doanh nghiệp.
13. “Người quản
lý Tổng công ty”: là thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng
giám đốc, Kế toán trưởng và Trưởng các phòng chức năng của Tổng công ty.
14. “Người đại
diện”: là người của Tổng công ty được cử làm người đại diện phần vốn hoặc người
đại diện theo ủy quyền của Tổng công ty ở doanh nghiệp khác để trực tiếp thực
hiện quyền của cổ đông, thành viên góp vốn của Tổng công ty ở doanh nghiệp
khác.
15. “TNHH”: viết
tắt của trách nhiệm hữu hạn.
Trong Điều lệ
này, mọi dẫn chiếu liên quan đến bất kỳ văn bản pháp luật nào sẽ bao gồm cả những
văn bản sửa đổi, văn bản thay thế hoặc văn bản hướng dẫn của văn bản đó.
Điều 2. Tên, địa chỉ, trụ sở chính
1. Tên gọi đầy đủ:
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN - TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM.
2. Tên giao dịch:
TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM.
3. Tên giao dịch
quốc tế: VIETNAM SOUTHERN FOOD CORPORATION LTD.
4. Tên gọi tắt:
VINAFOOD II.
5. Tên thương hiệu:
VINAFOOD II.
6. Loại hình
doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
7. Địa chỉ trụ sở
chính: số 42 Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, quận I, thành phố Hồ Chí Minh.
- Điện thoại:
(+84) 08.38223639 - 38230243 - 38223607
- Fax: (+84)
08.38292344 - 38298001 - 38298230
- Email:
[email protected]
- Website:
http://www.vinafood2.com.vn
8. Danh sách các
công ty thành viên, công ty liên kết của Tổng công ty tại thời điểm phê duyệt
Điều lệ này được ghi tại Phụ lục kèm theo Điều lệ này.
Điều 3. Hình thức pháp lý và tư cách pháp nhân của Tổng công
ty
1. Tổng công ty
Lương thực miền Nam là doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ, được tổ
chức theo hình thức Công ty TNHH một thành viên, hoạt động theo mô hình công ty
mẹ - công ty con phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, các quy định của
pháp luật có liên quan và Điều lệ tổ chức và hoạt động do Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt.
2. Tổng công ty
Lương thực miền Nam có:
a) Tư cách pháp
nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật như:
- Con dấu riêng;
được mở tài khoản, giao dịch và quan hệ tín dụng với ngân hàng trong và ngoài
nước;
- Điều lệ tổ chức
và hoạt động; bộ máy quản lý điều hành;
- Vốn và tài sản
riêng.
b) Logo: Biểu tượng
(Logo) của Tổng công ty được thể hiện: hai bàn tay màu trắng nâng ba bông lúa
vàng trên nền tròn màu xanh lá cây, được viền bằng hàng chữ màu xanh nước biển
trên nền trắng xung quanh phía trên; tên giao dịch quốc tế “Vietnam Southern
Food Corporation” hoặc theo tên gọi đầy đủ “Tổng công ty Lương thực miền Nam”,
xung quanh phía dưới: tên viết tắt “Vinafood II” tất cả được viền trong một
vòng tròn màu xanh nước biển.
Tên thương mại,
thương hiệu và Logo của Tổng công ty được bảo hộ đăng ký độc quyền tại Việt Nam
và quốc tế, được Tổng công ty sử dụng trong và ngoài nước.
3. Công ty TNHH
một thành viên - Tổng công ty Lương thực miền Nam chịu trách nhiệm kế thừa các
quyền, lợi ích và nghĩa vụ hợp pháp của Tổng công ty Lương thực miền Nam được
thành lập trước đây.
Điều
4. Mục tiêu và ngành, nghề, phạm vi kinh doanh
1. Mục tiêu kinh
doanh:
a) Kinh doanh có
lãi, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại Tổng công ty và các công ty
con; hoàn thành nhiệm vụ do Nhà nước giao, trong đó có chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu;
b) Tối đa hóa hiệu
quả hoạt động của Tổng công ty; đa dạng hóa kinh doanh;
c) Tiêu thụ hàng
hóa của nông dân, cân đối điều hòa lương thực trong vùng, góp phần bình ổn giá
và đảm bảo an ninh lương thực trong nước.
2. Ngành, nghề
kinh doanh:
a) Ngành, nghề
kinh doanh chính:
Mua bán, xay
xát, chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm, bột mì, lúa mì, nông sản. Mua
bán thủy sản, phân bón, vật tư, thiết bị, máy móc ngành công - nông nghiệp.
Nuôi, chế biến thủy sản. Sản xuất, mua bán thức ăn chăn nuôi.
b) Ngành, nghề
kinh doanh khác:
Mua bán gỗ và
các sản phẩm từ gỗ, rượu, bia, thuốc lá điếu (sản xuất trong nước). Kinh doanh
bất động sản. Quản lý khai thác cảng biển, bến thủy nội bộ. Dịch vụ hỗ trợ vận
chuyển đường thủy. Sửa chữa phương tiện vận tải thủy bộ. Dịch vụ cho thuê kho
bãi (chỉ thực hiện đối với những dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt). San lấp
mặt bằng. Dịch vụ tư vấn kỹ thuật điện, cơ khí, xây dựng. Sản xuất, đóng mới
các phương tiện vận tải thủy. Đại lý kinh doanh xăng dầu. Khai thác, mua bán nước
uống tinh khiết, nước khoáng. Dịch vụ hỗ trợ trồng trọt, cung cấp giống cây trồng,
thu hoạch cây trồng. Quảng cáo thương mại. Tiếp thị. Kinh doanh lữ hành nội địa
và quốc tế. Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống (không sản xuất, khai thác,
chế biến, sửa chữa tại trụ sở công ty). Mua bán phương tiện vận tải, vật liệu
xây dựng, máy móc thiết bị xây dựng. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ôtô, đường
thủy nội địa. Sản xuất, mua bán nước đá tinh khiết, bánh tráng. Chế biến, mua
bán gia súc, gia cầm (không hoạt động tại trụ sở). Mua bán, bảo dưỡng, bảo trì:
xe ô tô, xe máy. Sản xuất và mua bán bao bì (trừ tái chế phế thải tại trụ sở).
Bán lẻ thực phẩm chế biến, thực phẩm khô, đồ hộp, nước giải khát có gas, sữa và
sản phẩm từ sữa, thủy sản, rau, hoa quả tươi, thịt và sản phẩm từ thịt, rượu,
bia, thuốc lá điếu sản xuất trong nước, vải, quần áo may sẵn, giày dép, bóp,
túi xách, hàng da tổng hợp, mỹ phẩm, hàng mỹ nghệ, đồ điện gia dụng, đồ gia dụng
nội thất, giường, tủ, bàn, ghế, đồ dùng cá nhân và gia đình, đồ trang sức, đồng
hồ, văn phòng phẩm, thiết bị ngành ảnh, thiết bị thu hình - thu thanh, đồ kim
khí điện máy, thiết bị văn phòng, máy tính, linh kiện điện tử, đồ chơi trẻ em
(trừ đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách, sức khỏe trẻ em hoặc ảnh hưởng tới
an ninh, trật tự, an toàn xã hội). Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến
vận tải: giao nhận hàng hóa; đại lý làm thủ tục hải quan; đại lý vận tải hàng
hóa đường biển; môi giới thuê tàu biển. Bán buôn thức ăn và nguyên liệu làm thức
ăn gia súc, gia cầm và thủy sản. Bán buôn thuốc trừ sâu và hóa chất khác sử dụng
trong nông nghiệp. Bán buôn thuốc thú y thủy sản và nguyên liệu sản xuất thuốc
thú y thủy sản, nguyên liệu sản xuất bao bì: hạt nhựa PP, hạt nhựa PE, giấy
carton.
3. Phạm vi kinh
doanh: trong nước và ngoài nước.
4. Ngành, nghề
kinh doanh của Tổng công ty quy định tại khoản 2 Điều này là trên cơ sở thực tế
sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty tại thời điểm phê duyệt Điều lệ. Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng công ty rà soát lại ngành, nghề kinh doanh
của Tổng công ty để tập trung vào ngành, nghề kinh doanh chính, trình Thủ tướng
Chính phủ.
Điều
5. Vốn điều lệ
1. Vốn điều lệ của
Tổng công ty: 3.375.000.000.000 VNĐ (Ba nghìn ba trăm bảy mươi lăm tỷ đồng).
2. Vốn điều lệ của
Tổng công ty là vốn đăng ký kinh doanh của Tổng công ty, do chủ sở hữu nhà nước
đầu tư tại Tổng công ty bao gồm vốn nhà nước tại thời điểm chuyển đổi Tổng công
ty.
3. Điều chỉnh vốn
điều lệ của Tổng công ty:
a) Tổng công ty
không được giảm vốn điều lệ;
b) Tổng công ty
tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn
góp của người khác.
Chủ sở hữu quyết
định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng
việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, Tổng công ty phải đăng ký chuyển
đổi thành công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên trong thời hạn mười lăm
ngày, kể từ ngày thành viên mới cam kết góp vốn vào Tổng công ty.
4. Vốn điều lệ
có thể tăng lên từ các nguồn sau:
a) Chủ sở hữu đầu
tư thêm hoặc giao cho Tổng công ty một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của Nhà
nước vào vốn điều lệ của các doanh nghiệp khác khi doanh nghiệp đó tham gia làm
công ty con hoặc công ty liên kết của Tổng công ty;
b) Lợi nhuận sau
thuế bổ sung vào vốn điều lệ theo quy định hiện hành của Nhà nước;
c) Các nguồn vốn
hợp pháp khác được bổ sung tăng vốn Điều lệ theo quy định hiện hành của Nhà nước.
5. Khi tăng vốn
điều lệ, Tổng công ty phải thông báo kịp thời với cơ quan đăng ký kinh doanh và
điều chỉnh trong báo cáo tài chính của Tổng công ty; tiến hành điều chỉnh trong
bảng cân đối kế toán, công bố vốn điều lệ, làm thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ
theo quy định của pháp luật.
Điều
6. Người đại diện theo pháp luật của Tổng công ty
Người đại diện
theo pháp luật của Tổng công ty là Tổng giám đốc Tổng công ty
Điều
7. Quản lý nhà nước
Tổng công ty
Lương thực miền Nam chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước các cấp có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật.
Điều
8. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể
trong Tổng công ty
1. Tổ chức Đảng
Cộng sản Việt Nam trong Tổng công ty hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật của
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ của tổ chức Đảng.
2. Các tổ chức
chính trị - xã hội và đoàn thể trong Tổng công ty hoạt động theo Hiến pháp,
pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ của tổ chức
đó.
3. Tổng công ty
Lương thực miền Nam tạo điều kiện và hỗ trợ để tổ chức Đảng và các tổ chức
chính trị - xã hội khác hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ của
các tổ chức đó.
Chương 2.
CHỦ SỞ HỮU TỔNG CÔNG TY
Điều
9. Chủ sở hữu
Nhà nước là chủ
sở hữu đối với Tổng công ty Lương thực miền Nam.
Chính phủ thống
nhất quản lý và tổ chức thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối
với Tổng công ty.
Thủ tướng Chính
phủ trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu; các cơ quan quản
lý nhà nước thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu theo phân cấp, ủy
quyền của Thủ tướng Chính phủ.
Điều
10. Quyền hạn của chủ sở hữu
1. Việc thực hiện
mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng hoạt động:
a) Phê duyệt mục
tiêu hoạt động, ngành, nghề kinh doanh, chiến lược phát triển;
b) Phê duyệt kế
hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về sản xuất, kinh doanh, đầu tư, tài chính
của Tổng công ty;
c) Phê duyệt
danh mục đầu tư; việc đầu tư vào các ngành, nghề không có liên quan đến ngành, nghề
kinh doanh chính; những ngành, nghề, lĩnh vực, địa bàn, dự án có nguy cơ rủi ro
cao;
d) Phê duyệt các
dự án đầu tư; phương án huy động vốn; hợp đồng mua, bán tài sản, vay, cho vay
và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi
trong báo cáo tài chính gần nhất của Tổng công ty;
đ) Quyết định
thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác;
e) Quyết định
các dự án đầu tư ra nước ngoài; các dự án, phương án hợp tác, liên doanh với nước
ngoài.
2. Về vốn và tài
chính:
a) Phê duyệt báo
cáo quyết toán tài chính năm; phương án sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành
các nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của Tổng công ty; phương án xử
lý các khoản lỗ trong quá trình kinh doanh;
b) Tổ chức kiểm
tra, giám sát, đánh giá hoạt động của Tổng công ty; quy định chế độ báo cáo thường
xuyên cũng như đột xuất về tình hình kết quả hoạt động tài chính, kết quả kinh
doanh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và các chỉ tiêu khác theo quy định
của chủ sở hữu;
c) Phê duyệt tổng
quỹ lương kế hoạch, quyết toán tổng quỹ lương thực hiện; giám sát tốc độ tăng
tiền lương bình quân so với tốc độ tăng năng suất lao động trong Tổng công ty;
d) Quyết định việc
tăng vốn điều lệ của Tổng công ty; việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn
điều lệ của Tổng công ty cho tổ chức, cá nhân khác;
đ) Quyết định
các hình thức huy động vốn ngoài nước; các hình thức huy động vốn trong nước
làm thay đổi hình thức sở hữu của Tổng công ty;
e) Quyết định
các hình thức hỗ trợ tài chính cho Tổng công ty khi cần thiết;
g) Thu hồi toàn
bộ giá trị tài sản của Tổng công ty sau khi Tổng công ty hoàn thành giải thể hoặc
phá sản.
3. Về tổ chức và
cán bộ:
a) Quyết định nội
dung Điều lệ tổ chức và hoạt động; sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động
của Tổng công ty;
b) Quyết định
thành lập, cơ cấu tổ chức, mô hình tổ chức quản lý Tổng công ty; việc tổ chức lại,
chuyển đổi hình thức pháp lý, giải thể hoặc yêu cầu phá sản Tổng công ty; việc
thay đổi cơ cấu sở hữu của công ty con làm mất quyền chi phối của Tổng công ty;
c) Quyết định bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, mức lương và các lợi ích
khác đối với thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Kiểm
soát viên;
d) Phê duyệt để
Hội đồng thành viên quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm
dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật, mức lương và các lợi ích khác đối với Tổng
giám đốc Tổng công ty;
đ) Phê duyệt
phương án đầu tư thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công
ty con là công ty TNHH một thành viên; các công ty TNHH một thành viên thuộc sở
hữu của các công ty con do Tổng công ty nắm 100% vốn điều lệ; các đơn vị trực
thuộc Tổng công ty, văn phòng đại diện ở trong nước và ở nước ngoài theo quy định
của pháp luật;
4. Các quyền và
nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
Điều
11. Nghĩa vụ của chủ sở hữu
1. Góp vốn đầy đủ
và đúng hạn như cam kết; trường hợp không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết
thì phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Tổng
công ty trong phạm vi số vốn cam kết.
2. Tuân thủ Điều
lệ Tổng công ty.
3. Tuân thủ quy
định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan trong việc mua, bán,
vay, cho vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác giữa Tổng công ty và chủ sở
hữu Tổng công ty.
4. Chịu trách
nhiệm trước pháp luật khi quyết định dự án đầu tư của Tổng công ty; phê duyệt
chủ trương mua, bán, vay, cho vay, thuê và cho thuê của Tổng công ty theo thẩm
quyền.
5. Đảm bảo quyền
tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm theo pháp luật của Tổng công ty; không
can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kinh doanh của Tổng công ty.
6. Thực hiện các
nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Tổng công ty.
Điều
12. Hạn chế đối với chủ sở hữu
1. Không được trực
tiếp rút một phần hoặc toàn bộ vốn đã góp vào Tổng công ty; trừ trường hợp rút
vốn thông qua hình thức chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn đã góp vào Tổng
công ty cho tổ chức hoặc cá nhân khác.
Trường hợp rút một
phần hoặc toàn bộ vốn đã góp vào Tổng công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu
sẽ liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Tổng
công ty.
Trường hợp chuyển
nhượng một phần vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác, công ty phải đăng ký
chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong thời
hạn mười lăm ngày, kể từ ngày chuyển nhượng.
2. Không được
rút lợi nhuận của Tổng công ty khi Tổng công ty không thanh toán đủ các khoản nợ
và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.
Điều
13. Nội dung quản lý, giám sát của chủ sở hữu đối với Tổng công ty
1. Về thực hiện
mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng hoạt động:
a) Mục tiêu hoạt
động, ngành, nghề kinh doanh, chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất, kinh
doanh, đầu tư, tài chính của Tổng công ty;
b) Danh mục đầu
tư, việc đầu tư vào các ngành, nghề kinh doanh chính; ngành nghề có liên quan đến
ngành nghề kinh doanh chính; ngành, nghề kinh doanh khác; những ngành, nghề,
lĩnh vực, địa bàn, dự án có nguy cơ rủi ro cao;
c) Nhiệm vụ cung
ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích;
d) Kết quả thực
hiện các mục tiêu, nhiệm vụ do chủ sở hữu giao.
2. Về vốn và tài
chính:
a) Việc bảo toàn
và phát triển vốn của Tổng công ty;
b) Tình hình đầu
tư, nợ và khả năng thanh toán nợ của Tổng công ty;
c) Kết quả hoạt
động tài chính, hiệu quả kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước;
d) Tổng quỹ tiền
lương thực hiện của Tổng công ty; tốc độ tăng tiền lương bình quân so với tốc độ
tăng năng suất lao động của Tổng công ty;
đ) Tăng hoặc chuyển
nhượng một phần vốn Điều lệ của Tổng công ty.
3. Về tổ chức và
cán bộ:
a) Việc tổ chức
lại, giải thể, phá sản Tổng công ty; chuyển đổi hình thức pháp lý của Tổng công
ty; sửa đổi Điều lệ của Tổng công ty; thay đổi cơ cấu sở hữu của công ty con Tổng
công ty làm mất quyền chi phối của Tổng công ty;
b) Việc bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, chế độ lương, thưởng và các lợi
ích khác, thực hiện nhiệm vụ và kết quả hoạt động đối với thành viên Hội đồng
thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên; việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức,
khen thưởng, kỷ luật, ký hợp đồng, chế độ lương, thưởng và các lợi ích khác, thực
hiện nhiệm vụ và kết quả hoạt động đối với Tổng giám đốc Tổng công ty.
4. Việc chấp
hành các quyết định của chủ sở hữu và Điều lệ của Tổng công ty.
5. Những nội
dung khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
Điều
14. Phương thức quản lý, giám sát đối với Tổng công ty
1. Việc quản lý
giám sát đối với Tổng công ty được thực hiện theo các phương thức sau:
a) Thông qua chế
độ báo cáo của Tổng công ty;
b) Thông qua hoạt
động kiểm tra, giám sát, đánh giá của các cơ quan quy định tại Điều lệ này và
các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Căn cứ quản
lý, giám sát đối với Tổng công ty:
a) Trên cơ sở
các quy định, quy chế của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý, giám sát
đánh giá đối với các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước; các quy định về các chỉ
tiêu và việc đánh giá, xếp hạng hàng năm đối với doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà
nước, các quy định về các chỉ tiêu và việc đánh giá hoạt động của Hội đồng
thành viên, Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng của Tổng công
ty;
b) Kết quả giám
sát, đánh giá quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này là cơ sở để quyết định mức
lương, thưởng, bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, xử
lý trách nhiệm đối với Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc,
các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Tổng công ty.
Điều
15. Mối quan hệ giữa chủ sở hữu với Tổng công ty trong quản lý, giám sát Tổng
công ty
1. Trong thời hạn
ba mươi ngày, kể từ ngày kết thúc quý, năm, Tổng công ty phải gửi báo cáo bằng
văn bản về tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và dự kiến phương hướng thực
hiện trong kỳ tới của Tổng công ty cho chủ sở hữu.
2. Trong thời hạn
ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Tổng công ty và các kiến nghị của
Hội đồng thành viên, chủ sở hữu phải quyết định bằng văn bản phê duyệt hoặc trả
lời Tổng công ty.
3. Trên cơ sở
báo cáo của Tổng công ty, chủ sở hữu có thể cử đại diện tham dự các cuộc họp
chuẩn bị các đề án trình chủ sở hữu do Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công
ty chủ trì, Người đại diện của chủ sở hữu có quyền phát biểu ý kiến nhưng không
có quyền kết luận cuộc họp.
Điều
16. Phạm vi quản lý thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với Tổng công
ty
1. Chính phủ:
a) Thống nhất thực
hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với Tổng công ty theo quy
định;
b) Giám sát,
đánh giá việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước đối với Tổng
công ty đã ủy quyền hoặc phân công cho các cơ quan theo quy định;
c) Yêu cầu Hội đồng
thành viên Tổng công ty và các cơ quan, tổ chức và cá nhân được ủy quyền hoặc
phân công thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước đối với Tổng công
ty báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ được ủy quyền hoặc phân công về tình
hình hoạt động của Tổng công ty;
d) Thực hiện các
quyền khác đối với Tổng công ty theo quy định.
2. Thủ tướng
Chính phủ:
a) Quyết định
thành lập Tổng công ty; quyết định tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu Tổng
công ty theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ý kiến của Bộ
Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Phê duyệt mục
tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn (từ 05 năm trở lên) và ngành, nghề kinh
doanh của Tổng công ty theo đề nghị của Hội đồng thành viên, thẩm định của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ý kiến của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch
và Đầu tư;
c) Phê duyệt Điều
lệ, phê duyệt sửa đổi và bổ sung Điều lệ Tổng công ty theo đề nghị của Hội đồng
thành viên, thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ý kiến của
Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
d) Quyết định đầu
tư vốn để hình thành vốn điều lệ và điều chỉnh vốn Điều lệ trong quá trình hoạt
động đối với Tổng công ty theo đề nghị của Hội đồng thành viên và ý kiến của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và thẩm định của Bộ
Tài chính;
đ) Quyết định
các dự án đầu tư của Tổng công ty, phương hướng phát triển của Tổng công ty thuộc
thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật về đầu
tư và Điều lệ này;
e) Quyết định việc
áp dụng cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty; số lượng, cơ cấu thành viên Hội
đồng thành viên Tổng công ty;
g) Chấp thuận để
Hội đồng thành viên Tổng công ty quyết định thành lập mới doanh nghiệp do Tổng
công ty đầu tư 100% vốn điều lệ; phương án tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở
hữu công ty con là công ty TNHH một thành viên, các đơn vị trực thuộc, các văn
phòng đại diện của Tổng công ty ở trong nước và ở ngoài nước, tiếp nhận đơn vị
thành viên mới, thay đổi cơ cấu sở hữu của công ty con làm mất quyền chi phối của
Tổng công ty;
h) Quyết định bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội
đồng thành viên Tổng công ty theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn và thẩm định của Bộ Nội vụ;
i) Chấp thuận để
Hội đồng thành viên Tổng công ty quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm,
ký hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Tổng giám đốc Tổng công ty theo đề nghị của Hội
đồng thành viên và thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn:
a) Trình Thủ tướng
Chính phủ: quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu Tổng
công ty; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách thức, thay thế, khen thưởng,
kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên Tổng công ty;
b) Thẩm định: Điều
lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty; sửa đổi và bổ sung Điều lệ tổ chức và
hoạt động của Tổng công ty; mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn; kế hoạch sản
xuất, kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm; ngành, nghề kinh doanh;
bổ sung ngành, nghề kinh doanh; việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen
thưởng, kỷ luật, ký hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc Tổng công
ty do Hội đồng thành viên Tổng công ty trình Thủ tướng Chính phủ;
c) Có ý kiến để
Thủ tướng Chính phủ: quyết định đầu tư vốn để hình thành vốn điều lệ và điều chỉnh
vốn điều lệ của Tổng công ty; chấp thuận để Hội đồng thành viên Tổng công ty
quyết định thành lập mới doanh nghiệp do Tổng công ty đầu tư 100% vốn điều lệ;
phương án tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty con là công ty TNHH
một thành viên, các đơn vị trực thuộc, các văn phòng đại diện của Tổng công ty ở
trong nước và ở ngoài nước, tiếp nhận đơn vị thành viên mới, thay đổi cơ cấu sở
hữu của công ty con làm mất quyền chi phối của Tổng công ty;
d) Quyết định xếp
lương, nâng lương, phụ cấp lương, tiền thưởng đối với Chủ tịch và thành viên Hội
đồng thành viên của Tổng công ty;
đ) Tổ chức giám
sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. Giám sát thực hiện các dự
án đầu tư của Tổng công ty thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu
tư;
e) Chịu trách
nhiệm về việc thực hiện quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực của
thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tổng công ty trình Thủ tướng
Chính phủ bổ nhiệm hoặc chấp thuận để bổ nhiệm;
g) Chủ trì, cùng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh
doanh và đầu tư phát triển hàng năm của Tổng công ty; giao chỉ tiêu tỷ suất lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu hàng năm cho Tổng công ty và giám sát, đánh giá việc
thực hiện theo quy định của pháp luật; có ý kiến về việc vay vốn ở nước ngoài của
Tổng công ty;
h) Tổ chức kiểm
tra, giám sát việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ, thực hiện
các quyết định của chủ sở hữu và đánh giá hiệu quả hoạt động của Tổng công ty;
i) Theo dõi, kiểm
tra, giám sát và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện Điều
lệ này; kịp thời phát hiện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề cần sửa
đổi, bổ sung cho phù hợp yêu cầu thực tế phát triển doanh nghiệp và quản lý của
Nhà nước đối với Tổng công ty;
k) Quyết định
các vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ quản lý ngành theo quy định của pháp luật;
l) Thực hiện các
quyền khác theo quy định của pháp luật và phân cấp, phân công của chủ sở hữu.
4. Bộ Tài chính:
a) Thẩm định để
Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đầu tư vốn để hình thành vốn điều lệ và điều
chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của Tổng công ty; thực hiện việc đầu
tư vốn để hình thành vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ theo quyết định của
Thủ tướng Chính phủ;
b) Chấp thuận
Quy chế tài chính; sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý tài chính của Tổng công ty
để Hội đồng thành viên Tổng công ty ban hành;
c) Có ý kiến để
Thủ tướng Chính phủ: quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở
hữu, đa dạng hóa sở hữu Tổng công ty; phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của
Tổng công ty, phê duyệt sửa đổi và bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng
công ty; phê duyệt mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngành, nghề kinh
doanh của Tổng công ty; chấp thuận để Hội đồng thành viên Tổng công ty quyết định
đầu tư thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty con là
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các đơn vị trực thuộc Tổng công ty,
các văn phòng đại diện của Tổng công ty ở trong nước và ở ngoài nước, tiếp nhận
đơn vị thành viên mới, thay đổi cơ cấu sở hữu của công ty con làm mất quyền chi
phối của Tổng công ty;
d) Xem xét đánh
giá báo cáo tài chính hàng năm; đánh giá tình hình tài chính, năng lực sản xuất,
kinh doanh, hiệu quả hoạt động vào cuối năm tài chính của Tổng công ty;
đ) Kiểm tra,
giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, việc huy động, quản
lý và sử dụng vốn, tỷ lệ nợ trên vốn, việc phân phối thu nhập, trích lập và sử
dụng các quỹ của Tổng công ty;
e) Thẩm định,
phê duyệt việc vay vốn ở nước ngoài của Tổng công ty sau khi có ý kiến của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và theo quy định của pháp luật;
g) Kiểm tra,
giám sát về tài chính của Tổng công ty;
h) Phối hợp với
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trình
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh và kế hoạch đầu tư
phát triển 5 năm. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư thẩm định phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển
hàng năm của Tổng công ty.
i) Thực hiện các
quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và phân cấp, phân công của
chủ sở hữu.
5. Bộ Kế hoạch
và Đầu tư:
a) Giám sát việc
thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ giao cho Tổng công ty;
b) Có ý kiến để
Thủ tướng Chính phủ: quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở
hữu, đa dạng hóa sở hữu Tổng công ty; phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động, sửa
đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty; phê duyệt mục tiêu,
chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty; quyết
định đầu tư vốn để hình thành vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá
trình hoạt động đối với Tổng công ty; chấp thuận để Hội đồng thành viên Tổng
công ty quyết định đầu tư thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu
công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các đơn vị trực thuộc
Tổng công ty, các văn phòng đại diện của Tổng công ty ở trong nước và ở ngoài
nước, tiếp nhận đơn vị thành viên mới, thay đổi cơ cấu sở hữu của công ty con
làm mất quyền chi phối của Tổng công ty;
c) Phối hợp với
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm. Phối
hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định phê duyệt kế hoạch sản
xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển hàng năm của Tổng công ty;
d) Theo dõi,
đánh giá tổng hợp việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển;
ngành, nghề kinh doanh và việc tổ chức quản lý Tổng công ty;
đ) Thực hiện các
quyền khác theo quy định của pháp luật.
6. Bộ Nội vụ:
Thẩm định việc
thực hiện quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm Chủ tịch và các
thành viên Hội đồng thành viên Tổng công ty do Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ.
7. Các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực liên
quan theo quy định của pháp luật.
8. Kiểm soát
viên Tổng công ty:
Tổng công ty có
03 Kiểm soát viên do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định
bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế, cách chức, khen thưởng, kỷ luật.
Kiểm soát viên Tổng công ty hoạt động theo quy định của pháp luật về Kiểm soát
viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở
hữu.
9. Hội đồng
thành viên Tổng công ty được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với Tổng công ty theo quy định tại Điều
lệ này và pháp luật có liên quan.
Chương 3.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔNG
CÔNG TY
Điều
17. Quyền và nghĩa vụ đối với vốn và tài sản của Tổng công ty
1. Quyền đối với
vốn và tài sản của Tổng công ty:
a) Chiếm hữu, sử
dụng vốn và tài sản của Tổng công ty để kinh doanh, thực hiện các lợi ích hợp
pháp từ vốn và tài sản của Tổng công ty;
b) Định đoạt về
vốn và tài sản của Tổng công ty theo quy định của pháp luật;
c) Được sử dụng
vốn, tài sản thuộc quyền quản lý của Tổng công ty để đầu tư ra ngoài;
d) Quản lý và sử
dụng các tài sản, nguồn lực được Nhà nước giao hoặc cho thuê là đất đai, tài
nguyên theo quy định của pháp luật về đất đai, tài nguyên;
đ) Nhà nước
không điều chuyển vốn Nhà nước đầu tư tại Tổng công ty và vốn, tài sản của Tổng
công ty theo phương thức không thanh toán, trừ trường hợp quyết định tổ chức lại
Tổng công ty hoặc thực hiện mục tiêu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
e) Thực hiện các
quyền khác đối với vốn và tài sản theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ đối
với vốn và tài sản của Tổng công ty:
a) Bảo toàn và
phát triển vốn nhà nước đầu tư tại Tổng công ty và vốn Tổng công ty tự huy động;
b) Chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Tổng công ty trong phạm
vi số tài sản của Tổng công ty;
c) Định kỳ đánh
giá lại tài sản của Tổng công ty theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện các
nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều
18. Quyền và nghĩa vụ trong sản xuất, kinh doanh
1. Quyền trong sản
xuất, kinh doanh
a) Kinh doanh những
ngành, nghề Nhà nước cho phép và có lợi nhuận; mở rộng quy mô kinh doanh theo
khả năng của Tổng công ty và nhu cầu của thị trường trong nước và ngoài nước;
b) Lựa chọn thị
trường, khách hàng, ký kết hợp đồng;
c) Trực tiếp
kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, trừ những mặt hàng không được xuất khẩu, nhập
khẩu theo quy định của Nhà nước;
d) Đổi mới công
nghệ, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh của Tổng
công ty và công ty con;
đ) Tham gia xây
dựng kế hoạch, chiến lược về lương thực quốc gia; tham gia thực hiện hoạt động
công ích khi Nhà nước giao;
e) Quyết định
giá mua, giá bán sản phẩm và dịch vụ, trừ những sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước định
giá;
g) Quyết định
các biện pháp kinh doanh, quảng cáo, các biện pháp hỗ trợ phát triển sản phẩm,
hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa, hỗ trợ đại lý, người mua sản phẩm của Tổng công ty ở
trong nước và nước ngoài trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật;
h) Xây dựng các
định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí trên cơ sở tiết kiệm, hiệu quả và
phù hợp với quy định của Nhà nước;
i) Tiến hành các
hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật; sử dụng vốn, tài sản của Tổng
công ty để liên doanh, liên kết, đầu tư vốn vào công ty con, công ty liên kết,
công ty khác ở trong nước; quyết định thuê, mua một phần hoặc toàn bộ doanh
nghiệp khác;
k) Được quyền giữ
lại và sử dụng phần vốn thu về do nhượng bán toàn bộ hoặc một phần vốn nhà nước
tại đơn vị trực thuộc, nhượng bán phần vốn của Tổng công ty đầu tư vào công ty
con, công ty liên kết, công ty khác;
l) Sử dụng vốn của
Tổng công ty hoặc vốn huy động để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên; cùng với các nhà đầu tư khác (không bao gồm công ty con, công ty hạch
toán phụ thuộc Tổng công ty) thành lập công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm
hữu hạn có hai thành viên trở lên;
m) Thực hiện các
quyền kinh doanh khác theo nhu cầu của thị trường phù hợp với quy định của pháp
luật.
2. Nghĩa vụ
trong sản xuất, kinh doanh
a) Đăng ký kinh
doanh và kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng ký; đảm bảo chất lượng sản phẩm và
dịch vụ do Tổng công ty thực hiện theo tiêu chuẩn đã đăng ký;
b) Xây dựng chiến
lược phát triển, kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm, các phương án đầu tư,
kinh doanh … phù hợp với nhu cầu của thị trường và mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước
giao;
c) Tổ chức và thực
hiện các biện pháp nhằm bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả;
tham gia bình ổn giá lương thực trên thị trường nội địa, góp phần đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia theo quy định của Chính phủ;
d) Đổi mới, hiện
đại hóa công nghệ và phương thức quản lý để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh
tranh;
đ) Chấp hành các
quy định của Nhà nước có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng
công ty về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài
nguyên môi trường, di tích - di sản văn hóa;
e) Thực hiện chế
độ báo cáo thống kê theo quy định; định kỳ báo cáo các thông tin về hoạt động
và tài chính của Tổng công ty với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định
của pháp luật, chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo;
g) Chịu sự kiểm
tra, kiểm toán, kiểm soát của chủ sở hữu; tuân thủ các quy định về thanh tra của
cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
h) Chịu trách
nhiệm trước chủ sở hữu về sử dụng vốn để đầu tư thành lập công ty con, công ty
liên kết, công ty khác;
i) Thực hiện các
nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và được Nhà nước giao.
Điều
19. Quyền và nghĩa vụ về tài chính
1. Quyền về tài
chính:
a) Huy động vốn
để kinh doanh dưới hình thức phát hành trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu Tổng
công ty; vay vốn của tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính khác; vay vốn của
người lao động và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.
Việc huy động vốn
để kinh doanh thực hiện theo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm hoàn trả, bảo đảm
hiệu quả sử dụng vốn huy động, không được làm thay đổi hình thức sở hữu Tổng
công ty. Trường hợp Tổng công ty huy động vốn để chuyển đổi sở hữu phải được sự
đồng ý của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện theo quy định của pháp luật;
b) Chủ động sử dụng
vốn cho hoạt động kinh doanh của Tổng công ty; được thành lập, sử dụng và quản
lý các quỹ của Tổng công ty theo quy định của pháp luật;
c) Quyết định
trích khấu hao tài sản cố định theo nguyên tắc mức trích khấu hao tối thiểu phải
bảo đảm bù đắp hao mòn hữu hình, hao mòn vô hình của tài sản cố định và không
thấp hơn tỷ lệ trích khấu hao tối thiểu do Chính phủ quy định;
d) Được hưởng
các chế độ trợ cấp, trợ giá hoặc các chế độ ưu đãi khác của Nhà nước khi thực
hiện các nhiệm vụ hoạt động công ích, quốc phòng, an ninh lương thực, phòng chống
thiên tai hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo chính sách giá của Nhà nước
không đủ bù đắp chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ này của Tổng công ty;
đ) Được chi thưởng
sáng kiến đổi mới, cải tiến kỹ thuật, quản lý và công nghệ; thưởng tăng năng suất
lao động; thưởng tiết kiệm vật tư và chi phí. Các khoản tiền thưởng này được hạch
toán vào chi phí kinh doanh của Tổng công ty, được thực hiện một lần với mức
thưởng tối đa không quá mức hiệu quả của sáng kiến đổi mới, cải tiến kỹ thuật,
quản lý và công nghệ, tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư và chi phí mang
lại trong một năm;
e) Được hưởng
các chế độ ưu đãi đầu tư, tái đầu tư theo quy định của pháp luật; thực hiện quyền
chủ sở hữu đối với phần vốn đã đầu tư vào công ty con và các doanh nghiệp khác;
g) Việc vay vốn ở
nước ngoài phải có ý kiến đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thẩm
định phê duyệt của Bộ Tài chính;
h) Thực hiện các
quyền khác được quy định tại Quy chế quản lý tài chính của Tổng công ty và quy
định khác của pháp luật.
2. Nghĩa vụ về
tài chính:
a) Tự chủ về tài
chính, tự cân đối các khoản thu chi; kinh doanh có hiệu quả, bảo đảm chỉ tiêu
được giao về tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu; đăng ký, kê khai và nộp đủ
thuế; thực hiện nghĩa vụ đối với chủ sở hữu và các nghĩa vụ tài chính khác theo
quy định của pháp luật;
b) Quản lý, sử dụng
có hiệu quả: vốn kinh doanh bao gồm cả phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác;
tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao, cho thuê;
c) Sử dụng vốn
và các nguồn lực khác để thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt khi Nhà nước yêu cầu;
d) Chấp hành đầy
đủ chế độ quản lý vốn, tài sản, các quỹ, chế độ hạch toán kế toán, kiểm toán
theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về tính trung thực và hợp pháp đối
với các hoạt động tài chính của Tổng công ty;
đ) Thực hiện chế
độ báo cáo tài chính, công khai tài chính hàng năm và cung cấp các thông tin cần
thiết để đánh giá trung thực về hiệu quả hoạt động của Tổng công ty;
e) Thực hiện các
nghĩa vụ khác được quy định tại Quy chế quản lý tài chính của Tổng công ty và
quy định khác của pháp luật.
Điều
20. Quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty với các công ty con, công ty liên kết
trong quan hệ phát triển chung của tổ hợp công ty mẹ - công ty con
1. Tổng công ty
định hướng chiến lược kinh doanh chung của tổ hợp công ty mẹ - công ty con, phù
hợp với điều lệ của các đơn vị thành viên.
Tổng công ty
không điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh của các công ty con, công
ty liên kết mà thực hiện quyền, nghĩa vụ của cổ đông, thành viên góp vốn thông
qua Người đại diện phần vốn góp của Tổng công ty tại các công ty đó để bảo đảm
hiệu quả đầu tư vốn và thực hiện mục tiêu, chiến lược phát triển chung của tổ hợp
công ty mẹ - công ty con.
2. Tổng công ty
thực hiện hoạt động nghiên cứu, tiếp thị, xúc tiến thương mại, tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con mở rộng và nâng cao
hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
3. Tổng công ty
không được lạm dụng quyền chi phối theo vốn góp làm tổn hại đến lợi ích của các
công ty con, chủ nợ, cổ đông, thành viên góp vốn khác và các bên có liên quan.
Tổng công ty phải tôn trọng quyền của cổ đông, bên có vốn góp thiểu số trong
các công ty con, công ty liên kết, phù hợp với quy định trong điều lệ của các
doanh nghiệp đó.
4. Trường hợp thực
hiện các hoạt động sau đây mà không có sự thỏa thuận với các công ty con, gây
thiệt hại cho các công ty con và các bên liên quan thì Tổng công ty phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các công ty đó và các bên liên quan:
a) Buộc công ty
con phải ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế không bình đẳng và bất lợi đối
với các công ty này;
b) Điều chuyển vốn,
tài sản của công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên gây thiệt
hại cho công ty bị điều chuyển, trừ các trường hợp: điều chuyển theo phương thức
thanh toán, quyết định tổ chức lại công ty, thực hiện mục tiêu cung ứng sản phẩm,
dịch vụ công ích;
c) Điều chuyển một
số hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có lãi từ công ty con này sang công ty con
khác mà không có sự thỏa thuận của công ty bị điều chuyển, dẫn đến công ty đó bị
lỗ hoặc giảm sút lợi nhuận nghiêm trọng;
d) Quyết định
các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đối với các công ty con trái với điều lệ và
pháp luật;
đ) Buộc công ty
con cho Tổng công ty hoặc công ty con khác vay vốn với lãi suất thấp với điều
kiện vay và thanh toán không hợp lý hoặc phải cung cấp các khoản tiền vay để Tổng
công ty, công ty con khác thực hiện các hợp đồng kinh tế có nhiều rủi ro đối với
hoạt động kinh doanh của công ty con đó.
Chương 4.
TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU
HÀNH TỔNG CÔNG TY
Điều
21. Cơ cấu tổ chức quản lý Tổng công ty
1. Cơ cấu tổ chức
quản lý, điều hành của Tổng công ty gồm có:
a) Hội đồng
thành viên;
b) Tổng giám đốc;
c) Các Phó Tổng
giám đốc, Kế toán trưởng;
d) Bộ máy giúp
việc, Ban Kiểm soát nội bộ;
đ) Các đơn vị hạch
toán phụ thuộc, văn phòng đại diện.
2. Cơ cấu tổ chức
quản lý, điều hành của Tổng công ty có thể thay đổi để phù hợp với yêu cầu kinh
doanh trong quá trình hoạt động.
3. Tổng công ty
được quyền chủ động tổ chức, bố trí, thay đổi cơ cấu bộ máy điều hành, giúp việc
để đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng
công ty, phù hợp với quy định của Chính phủ và pháp luật liên quan.
MỤC
1. HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
Điều
22. Cơ cấu, chức năng của Hội đồng thành viên
1. Hội đồng
thành viên có từ 05 đến 07 thành viên, gồm Chủ tịch Hội đồng thành viên và các
thành viên khác; Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên do Thủ tướng Chính
phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật; nhiệm kỳ của thành
viên Hội đồng thành viên không quá 5 (năm) năm. Thành viên Hội đồng thành viên
có thể được bổ nhiệm lại hoặc thay thế.
2. Hội đồng
thành viên Tổng công ty nhân danh chủ sở hữu tổ chức thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của chủ sở hữu mà chủ sở hữu giao tại Điều lệ này và các quy định của
pháp luật; có quyền nhân danh Tổng công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
Tổng công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu về việc thực hiện
các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định tại Điều lệ này và pháp luật có
liên quan.
Điều
23. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thành viên
1. Xây dựng và
trình chủ sở hữu phê duyệt chiến lược phát triển; kế hoạch dài hạn, trung hạn
và hàng năm của Tổng công ty; ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty và các
công ty thành viên do Tổng công ty đầu tư 100% vốn điều lệ; phương án phối hợp
kinh doanh giữa Tổng công ty với các công ty con.
2. Quyết định việc
xây dựng và sử dụng thương hiệu của Tổng công ty; các giải pháp phát triển thị
trường và công nghệ; phân công chuyên môn hóa, hợp tác, tiếp cận, mở rộng và
chia sẻ thông tin, thị trường, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ giữa Tổng
công ty với các doanh nghiệp thành viên.
3. Quyết định việc
xây dựng và sử dụng thương hiệu; các giải pháp phát triển thị trường và công
nghệ, các dự án đầu tư, hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá
trị dưới 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của
Tổng công ty.
4. Quyết định đầu
tư thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty con là công
ty TNHH một thành viên; các công ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu của các
công ty con do Tổng công ty sở hữu 100% vốn điều lệ; các đơn vị trực thuộc Tổng
công ty; văn phòng đại diện của Tổng công ty ở trong nước và ở nước ngoài theo
quy định tại Điều lệ này và quy định của pháp luật.
5. Quyết định
các phương án huy động vốn có giá trị không vượt quá giá trị vốn điều lệ của Tổng
công ty.
6. Quyết định
quy chế quản lý nội bộ, biên chế bộ máy quản lý Tổng công ty, phương án tổ chức
kinh doanh.
7. Quyết định bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ
luật đối với Tổng giám đốc Tổng công ty sau khi được sự chấp thuận của Thủ tướng
Chính phủ; quyết định mức lương, thưởng đối với Tổng giám đốc.
8. Quyết định bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, mức lương và lợi
ích khác đối với Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Tổng công ty theo đề nghị của
Tổng giám đốc.
9. Quyết định bổ
nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương hoặc mức chi trả phụ cấp và
lợi ích khác đối với Người đại diện phần vốn đầu tư của Tổng công ty ở doanh
nghiệp có vốn góp của Tổng công ty theo đề nghị của Tổng giám đốc.
10. Thực hiện
quyền chủ sở hữu đối với phần vốn của Tổng công ty đầu tư tại công ty con, công
ty liên kết và doanh nghiệp khác; quyết định những vấn đề quan trọng sau đối với
công ty con:
a) Đối với công
ty TNHH một thành viên do Tổng công ty là chủ sở hữu:
- Quyết định việc
áp dụng cơ cấu quản lý Hội đồng thành viên hay Chủ tịch công ty; số lượng, cơ cấu
thành viên Hội đồng thành viên; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ
luật và mức thù lao, tiền lương đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ
tịch công ty, Kiểm soát viên;
- Phê duyệt điều
lệ, sửa đổi bổ sung điều lệ công ty; việc điều chỉnh tăng vốn điều lệ;
- Phê duyệt mục
tiêu, định hướng chiến lược phát triển; kế hoạch dài hạn, hàng năm; việc bổ
sung ngành, nghề kinh doanh; các dự án đầu tư, hợp đồng mua, bán, vay, cho vay
và hợp đồng khác thuộc thẩm quyền quyết định của chủ sở hữu Tổng công ty;
- Phê duyệt báo
cáo quyết toán, phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận sau thuế hàng năm của
công ty con;
- Chấp thuận để
Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty con ký quyết định bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật đối
với giám đốc công ty; việc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty
kiêm nhiệm Giám đốc công ty;
- Các quyền và
nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ này và điều lệ công ty.
b) Đối với công
ty cổ phần, công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên có cổ phần, vốn góp chi
phối của Tổng công ty: chỉ đạo Người đại diện phần vốn sử dụng quyền chi phối
hoặc phủ quyết trong việc quyết định phê duyệt điều lệ, sửa đổi, bổ sung điều lệ
công ty; mục tiêu, định hướng, chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, việc bổ
sung ngành, nghề kinh doanh, các dự án đầu tư, hợp đồng mua, bán, vay, cho vay
và hợp đồng khác thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng
thành viên công ty; việc điều chỉnh vốn điều lệ, huy động thêm cổ phần, vốn
góp; phê duyệt báo cáo quyết toán, phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế hàng
năm của công ty.
c) Đối với đơn vị
trực thuộc: phê duyệt quy chế hoạt động của công ty phù hợp với quy định của
pháp luật và Điều lệ Tổng công ty.
11. Kiểm tra,
giám sát Tổng giám đốc Tổng công ty, Giám đốc các đơn vị trực thuộc Tổng công
ty; Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm
soát viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tổng công ty làm chủ sở
hữu và Người đại diện phần vốn của Tổng công ty ở doanh nghiệp khác trong việc
thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật và quy định
tại Điều lệ này; giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty con theo
quy định của pháp luật.
12. Thông qua
báo cáo tài chính hàng năm của Tổng công ty (công ty mẹ); báo cáo tài chính hợp
nhất của nhóm công ty mẹ - công ty con.
13. Quyết định của
Hội đồng thành viên về các vấn đề sau đây phải được chủ sở hữu chấp thuận:
a) Quyết định
chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm của Tổng công
ty; danh mục đầu tư, các ngành nghề kinh doanh chính và các ngành, nghề kinh
doanh khác; việc điều chỉnh, bổ sung ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty;
những ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn, dự án có nguy cơ rủi ro cao;
b) Phê duyệt các
dự án đầu tư; hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác trên mức quy định
tại khoản 3 Điều này;
c) Phê duyệt
phương án huy động vốn trên mức quy định tại khoản 5 Điều này;
d) Các quyết định
quy định tại khoản 4 Điều này; góp vốn đầu tư vào công ty khác; thay đổi cơ cấu
sở hữu của công ty con làm mất quyền chi phối của Tổng công ty;
đ) Quyết định
tăng vốn điều lệ Tổng công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ
của Tổng công ty cho tổ chức, cá nhân khác;
e) Quyết định
vay vốn nước ngoài;
g) Quyết định
thành lập công ty con Tổng công ty;
h) Phê duyệt báo
cáo quyết toán tài chính hàng năm của Tổng công ty; phương án sử dụng lợi nhuận
sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của Tổng
công ty; phương án xử lý các khoản lỗ, tổn thất phát sinh trong quá trình kinh
doanh của Tổng công ty;
i) Quyết định việc
bổ sung, sửa đổi Điều lệ Tổng công ty;
k) Quyết định bổ
nhiệm, thuê, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Tổng
giám đốc Tổng công ty;
l) Các quyền và
nghĩa vụ khác quy định của pháp luật và Điều lệ Tổng công ty.
14. Tổ chức thực
hiện các quyết định được chủ sở hữu chấp thuận.
15. Báo cáo chủ
sở hữu kết quả và tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty.
16. Lựa chọn đơn
vị kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm của Tổng
công ty theo quy định của pháp luật; gửi báo cáo tài chính năm, báo cáo tài chính
đã được kiểm toán (gồm cả thư quản lý) cho chủ sở hữu.
17. Quyết định
tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty liên kết của Tổng công
ty.
18. Quyết định
ban hành Quy chế quản lý tài chính Tổng công ty sau khi được Bộ Tài chính thông
qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận; tổ chức thực hiện và
giám sát thực hiện Quy chế quản lý tài chính trong Tổng công ty; quyết định sửa
đổi, bổ sung Quy chế quản lý tài chính theo quy định pháp luật hiện hành và
theo yêu cầu của chủ sở hữu.
19. Quyết định
việc đầu tư tăng vốn hoặc thu hồi vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác theo quy định
của pháp luật và Điều lệ Tổng công ty; giám sát hiệu quả đầu tư vốn, việc thu lợi
tức được chia từ doanh nghiệp khác.
20. Quản lý,
giám sát việc sử dụng các quỹ của Nhà nước tại Tổng công ty; quản lý vốn, tài sản
khác do chủ sở hữu giao.
21. Chịu trách
nhiệm trước chủ sở hữu và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
mình và về sự phát triển của Tổng công ty theo mục tiêu, nhiệm vụ chủ sở hữu
giao. Trường hợp để Tổng công ty thua lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu hoặc không thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ chủ sở hữu giao hoặc
chỉ tiêu tại hợp đồng quản lý công ty mà không giải trình được nguyên nhân
khách quan và được chủ sở hữu chấp nhận thì tùy theo mức độ, sẽ bị cách chức hoặc
bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
22. Hội đồng
thành viên thực hiện việc phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cho Tổng giám đốc
nhằm phát huy tính chủ động trong hoạt động điều hành của Tổng công ty.
23. Các nhiệm vụ,
quyền hạn khác theo quy định tại Điều lệ này, Luật Doanh nghiệp và pháp luật có
liên quan.
Điều
24. Nghĩa vụ, trách nhiệm của Hội đồng thành viên
1. Tuân thủ pháp
luật, Điều lệ Tổng công ty, quyết định của chủ sở hữu trong việc thực hiện quyền
và nhiệm vụ được giao.
2. Thực hiện các
quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm đảm bảo
lợi ích hợp pháp tối đa của Tổng công ty và của Nhà nước.
3. Trung thành với
lợi ích của Tổng công ty và Nhà nước. Không được sử dụng thông tin, bí quyết,
cơ hội kinh doanh của Tổng công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của Tổng
công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
4. Không được tiết
lộ bí mật của Tổng công ty trong thời gian đang thực hiện chức năng, nhiệm vụ Hội
đồng thành viên và trong thời hạn tối thiểu là 2 năm sau khi thôi chức vụ thành
viên Hội đồng thành viên.
5. Thông báo kịp
thời, đầy đủ và chính xác cho Tổng công ty về các doanh nghiệp mà thành viên Hội
đồng thành viên và người có liên quan của thành viên Hội đồng thành viên làm chủ
hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối. Thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính
và chi nhánh của Tổng công ty.
6. Không được để
vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị em ruột của
mình giữ chức danh kế toán trưởng, thủ quỹ tại Tổng công ty.
7. Trường hợp Hội
đồng thành viên vi phạm Điều lệ, quyết định vượt thẩm quyền, lợi dụng chức vụ,
quyền hạn gây thiệt hại cho Tổng công ty và chủ sở hữu nhà nước thì phải bồi
thường thiệt hại.
8. Chịu sự thanh
tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của chủ sở hữu đối
với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của Hội
đồng thành viên quy định tại Điều lệ này.
9. Chịu trách
nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các báo cáo và các văn
bản trình chủ sở hữu.
10. Các thành
viên Hội đồng thành viên phải cùng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ
và pháp luật về các quyết định của Hội đồng thành viên gây thiệt hại cho Tổng
công ty, trừ thành viên biểu quyết không tán thành quyết định này.
Điều
25. Tiêu chuẩn thành viên Hội đồng thành viên
Thành viên Hội đồng
thành viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản sau:
1. Thường trú tại
Việt Nam. Chủ tịch Hội đồng thành viên phải là công dân Việt Nam.
2. Tốt nghiệp đại
học, có năng lực kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Chủ tịch Hội đồng thành
viên phải có kinh nghiệm ít nhất 3 (ba) năm làm công tác quản lý, điều hành
doanh nghiệp thuộc ngành, nghề kinh doanh chính của Tổng công ty.
3. Có sức khỏe,
phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết pháp luật và có ý thức
chấp hành pháp luật.
4. Không là cán
bộ trong bộ máy quản lý nhà nước hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội hoặc các chức vụ quản lý, điều hành tại các doanh nghiệp thành viên.
5. Không thuộc đối
tượng bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý điều hành doanh nghiệp theo quy định tại
các điểm b, c, đ, e, g khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp.
Điều
26. Miễn nhiệm, thay thế thành viên Hội đồng thành viên
1. Thành viên Hội
đồng thành viên bị miễn nhiệm trong những trường hợp sau:
a) Vi phạm pháp
luật đến mức bị truy tố;
b) Không tuân thủ
các quyết định của chủ sở hữu;
c) Vi phạm Điều
lệ, Quy chế của Tổng công ty, quyết định của Hội đồng thành viên gây thiệt hại
cho Tổng công ty;
d) Không trung
thực trong thực thi nhiệm vụ, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để thu lợi cho bản
thân hoặc cho người khác; chiếm đoạt cơ hội kinh doanh, làm thiệt hại lợi ích của
Tổng công ty;
đ) Không hoàn
thành các mục tiêu, nhiệm vụ, để Tổng công ty bị lỗ hoặc không đạt chỉ tiêu tỷ
suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hai năm liên tiếp hoặc để Tổng công ty trong
tình trạng lỗ lãi đan xen nhau nhưng không khắc phục được mà không giải trình
được nguyên nhân khách quan, trừ trường hợp:
- Vì lý do bất
khả kháng: thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, khủng hoảng chính trị, kinh tế gây khó
khăn cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của Tổng công ty;
- Do quan hệ
cung – cầu trên thị trường thế giới, trong nước biến động làm giảm sản lượng hoặc
giá bán hoặc thu hẹp thị trường;
- Do thực hiện
các chính sách nhằm hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn và nông dân; đảm bảo cân đối,
an ninh lương thực trong nước; bình ổn thị trường…;
- Do thực hiện dự
án đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ theo chủ trương, kế hoạch được
duyệt; thực hiện tiếp thị mặt hàng mới, xâm nhập thị trường mới hoặc củng cố thị
trường truyền thống;
- Do nguyên nhân
khách quan khác được chủ sở hữu chấp nhận.
2. Thành viên Hội
đồng thành viên được thay thế trong những trường hợp sau:
a) Khi bị miễn
nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Không đủ năng
lực đảm nhận công việc được giao, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Tự nguyện xin
từ chức;
d) Khi có quyết
định nghỉ chế độ hoặc chủ sở hữu điều chuyển, phân công công việc khác ngoài Tổng
công ty.
3. Trường hợp Chủ
tịch, thành viên Hội đồng thành viên bị thay thế, chủ sở hữu thông báo bằng văn
bản cho Tổng công ty và cơ quan có liên quan trong thời hạn 10 ngày làm việc và
có hiệu lực kể từ ngày Tổng công ty nhận được thông báo. Trong thời hạn 60
ngày, Hội đồng thành viên họp để đề nghị chủ sở hữu xem xét quyết định tuyển chọn,
bổ nhiệm người thay thế.
Điều
27. Chủ tịch Hội đồng thành viên
1. Chủ tịch Hội
đồng thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm trong số các thành viên Hội đồng
thành viên. Chủ tịch Hội đồng thành viên không kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc.
2. Chủ tịch Hội
đồng thành viên có các quyền hạn và nhiệm vụ sau đây:
a) Chuẩn bị hoặc
tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;
b) Chuẩn bị hoặc
tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung và tài liệu họp Hội đồng thành
viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên;
c) Triệu tập và
chủ trì các cuộc họp của Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các
thành viên;
d) Giám sát hoặc
tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên;
đ) Thay mặt Hội
đồng thành viên ký các quyết định của Hội đồng thành viên;
e) Thay mặt Hội đồng
thành viên ký nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do chủ sở hữu
giao cho Tổng công ty;
g) Tổ chức
nghiên cứu chiến lược phát triển, kế hoạch trung hạn, dài hạn, các dự án đầu tư
quan trọng của Tổng công ty;
h) Tổ chức xây dựng,
giám sát việc thực hiện Quy chế quản lý tài chính, Quy chế quản lý Người đại diện
phần vốn của Tổng công ty tại doanh nghiệp khác và các quy chế quản lý nội bộ
khác của Tổng công ty;
i) Được áp dụng
các biện pháp cần thiết vượt thẩm quyền trong trường hợp khẩn cấp (chiến tranh,
thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn), sau đó phải báo cáo ngay với Hội đồng thành
viên và chủ sở hữu;
k) Các quyền
khác theo quy định của pháp luật và chủ sở hữu.
3. Trường hợp vắng
mặt thì Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên
thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên. Trường hợp
không có thành viên được ủy quyền hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên không thể
thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình vì một lý do bất khả kháng thì các
thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời thực hiện các
quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc quá bán.
4. Chủ tịch Hội
đồng thành viên có trách nhiệm giải trình và chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu
về việc chậm trễ hoặc không ký các quyết định của Hội đồng thành viên.
Điều
28. Chế độ làm việc của Hội đồng thành viên
1. Hội đồng
thành viên làm việc theo chế độ tập thể; họp ít nhất một quý một lần để xem xét
và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình; đối với những vấn
đề không cần thảo luận thì Hội đồng thành viên có thể lấy ý kiến các thành viên
bằng văn bản. Hội đồng thành viên có thể tổ chức họp bất thường để giải quyết
những vấn đề cấp bách của Tổng công ty do Chủ tịch hoặc Tổng giám đốc hoặc có từ
2 (hai) thành viên Hội đồng thành viên đề nghị, việc yêu cầu phải được thực hiện
bằng văn bản. Trường hợp Tổng giám đốc không phải là thành viên Hội đồng thành
viên thì Hội đồng thành viên mời Tổng giám đốc tham dự các cuộc họp, nhưng
không được tham gia biểu quyết. Cuộc họp của Hội đồng thành viên được tiến hành
khi có ít nhất hai phần ba số thành viên dự họp. Mỗi thành viên có một phiếu biểu
quyết giá trị như nhau.
2. Chủ tịch Hội
đồng thành viên chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung và
tài liệu và triệu tập, chủ trì họp Hội đồng thành viên. Các cuộc họp hoặc lấy ý
kiến các thành viên của Hội đồng thành viên được coi là hợp lệ khi có ít nhất
hai phần ba số thành viên dự họp hoặc có ý kiến bằng văn bản.
3. Nghị quyết,
quyết định của Hội đồng thành viên có hiệu lực khi có tổng số người dự họp biểu
quyết tán thành đạt trên 50% tổng số thành viên dự họp; trường hợp có số phiếu
của hai bên: tán thành và không tán thành là ngang nhau thì bên có phiếu của Chủ
tịch Hội đồng thành viên là quyết định. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Tổng công
ty, tổ chức lại Tổng công ty, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của
Tổng công ty phải được ít nhất ba phần tư số thành viên dự họp chấp thuận.
Thành viên Hội đồng thành viên có quyền bảo lưu ý kiến nhưng vẫn phải chấp hành
nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên. Các nghị quyết, quyết định của
Hội đồng thành viên phải được lưu trữ theo quy định và phải gửi cho chủ sở hữu,
Kiểm soát viên để giám sát.
4. Khi bàn về nội
dung công việc quan trọng của Tổng công ty có liên quan đến địa phương, Bộ,
ngành, thì trường hợp cần thiết, Hội đồng thành viên có thể họp mở rộng, mời đại
diện của cấp chính quyền địa phương, bộ, ngành có liên quan tham dự họp; các vấn
đề có liên quan tới quyền và nghĩa vụ của người lao động trong Tổng công ty mời
đại diện tổ chức Công đoàn Tổng công ty dự họp. Đại diện cơ quan được mời họp
có quyền phát biểu ý kiến nhưng không tham gia biểu quyết.
5. Thông báo mời
họp Hội đồng thành viên Tổng công ty phải gửi bằng văn bản, fax, điện thoại và
được gửi trực tiếp đến từng thành viên của Hội đồng thành viên. Nội dung thông
báo mời họp phải xác định rõ thời gian, địa điểm và chương trình họp.
Chương trình và
tài liệu họp phải được gửi cho thành viên Hội đồng thành viên trước khi họp.
Tài liệu sử dụng trong cuộc họp liên quan đến quyết định về sửa đổi điều lệ,
phương hướng phát triển, chiến lược dài hạn, kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm,
lựa chọn đơn vị kiểm toán Tổng công ty; thông qua báo cáo tài chính, phân phối
lợi nhuận hàng năm, tổ chức lại đơn vị trực thuộc, thông qua các quy chế quản
lý nội bộ của Tổng công ty phải được gửi đến các thành viên chậm nhất hai ngày
làm việc trước ngày họp.
Thành viên Hội đồng
thành viên có quyền kiến nghị bằng văn bản về chương trình họp, Chủ tịch Hội đồng
thành viên có trách nhiệm chấp thuận kiến nghị và bổ sung chương trình họp, nếu
kiến nghị có đầy đủ căn cứ theo quy định của pháp luật và được gửi đến trụ sở
chính của Tổng công ty chậm nhất một ngày làm việc trước ngày họp Hội đồng
thành viên.
Trường hợp Chủ tịch
Hội đồng thành viên không triệu tập Hội đồng thành viên để thực hiện chức năng,
nhiệm vụ, trách nhiệm, nghĩa vụ của Hội đồng thành viên theo quy định thì phải
chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và chủ sở hữu về thiệt hại xảy ra đối
với Tổng công ty và các thành viên có liên quan của Tổng công ty.
Trường hợp có
yêu cầu triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên quy định tại khoản 1 Điều này,
mà Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp trong vòng 15 ngày, kể từ
ngày được yêu cầu mà không có lý do chính đáng thì những thành viên đó có quyền
triệu tập họp Hội đồng thành viên và đề nghị chủ sở hữu giám sát việc tổ chức họp
Hội đồng thành viên.
6. Nội dung họp,
họ tên thành viên tham gia họp, các vấn đề thảo luận, các ý kiến phát biểu, kết
quả biểu quyết, các quyết định được Hội đồng thành viên thông qua và các kết luận
của cuộc họp Hội đồng thành viên phải được ghi thành biên bản được tất cả các
thành viên Hội đồng thành viên dự họp ký. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng
thành viên có tính chất bắt buộc thi hành đối với các đơn vị, cá nhân liên quan
trong Tổng công ty.
7. Thành viên Hội
đồng thành viên có quyền yêu cầu Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, cán bộ quản lý
của Tổng công ty cung cấp các thông tin cần thiết theo quy định hoặc theo nghị
quyết, quyết định của Hội đồng thành viên. Người được yêu cầu cung cấp thông
tin phải cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin và tài liệu theo
yêu cầu của thành viên Hội đồng thành viên và có trách nhiệm báo cáo nội dung
các thông tin đã cung cấp cho Hội đồng thành viên để giám sát.
8. Hội đồng
thành viên có quyền sử dụng bộ máy điều hành của Tổng công ty, văn phòng, các
phòng ban chuyên môn của Tổng công ty; có một số trợ lý chuyên trách giúp việc
để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thành viên.
Hội đồng thành
viên được quyền sử dụng con dấu của Tổng công ty để thực hiện nhiệm vụ do pháp
luật quy định.
MỤC
2. TỔNG GIÁM ĐỐC
Điều
29. Chức năng của Tổng giám đốc và việc bổ nhiệm, ký hợp đồng với Tổng giám đốc
1. Tổng giám đốc
là người điều hành hoạt động hàng ngày của Tổng công ty theo mục tiêu, kế hoạch
và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, phù hợp với Điều lệ của
Tổng công ty và quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội
đồng thành viên về việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của mình.
2. Tổng giám đốc
do Hội đồng thành viên bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng
sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bằng văn bản; nhiệm kỳ của Tổng
giám đốc không quá 5 (năm) năm; có thể được bổ nhiệm lại hoặc ký tiếp hợp đồng.
Điều
30. Nhiệm vụ, quyền hạn Tổng giám đốc
1. Tổ chức thực
hiện quyết định của Hội đồng thành viên, của chủ sở hữu.
2. Quyết định
các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của Tổng công ty.
3. Xây dựng
trình Hội đồng thành viên phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm và kế
hoạch dài hạn của Tổng công ty; phương án huy động vốn, đầu tư vốn; phương án đầu
tư, liên doanh, liên kết; phương án phối hợp kinh doanh trong tổ hợp công ty mẹ
- công ty con hoặc với các doanh nghiệp khác; các giải pháp công nghệ, phát triển
thị trường, tiếp thị.
4. Quyết định
các dự án đầu tư, việc mua bán, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; ký các hợp
đồng kinh tế, vay, cho vay, thuê, cho thuê; điều động tài sản trong nội bộ Tổng
công ty theo quy định của pháp luật; xử lý lỗ, tổn thất trong kinh doanh theo
phân cấp ủy quyền của Hội đồng thành viên, Quy chế quản lý tài chính của Tổng
công ty phù hợp với quy định pháp luật.
5. Xây dựng
trình Hội đồng thành viên phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án tổ chức quản lý,
quy chế quản lý nội bộ của Tổng công ty; quy hoạch đào tạo cán bộ, tuyển dụng
lao động; kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức Tổng công ty.
6. Quyết định ký
hợp đồng, chấm dứt hợp đồng hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, xếp
lương và lợi ích khác đối với Giám đốc đơn vị phụ thuộc, chi nhánh sau khi được
Hội đồng thành viên chấp thuận; Quyết định ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng hoặc
bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, xếp lương và lợi ích khác đối với
các chức danh khác của Tổng công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền chủ sở
hữu hoặc Hội đồng thành viên.
7. Đề nghị Hội đồng
thành viên bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng,
khen thưởng, kỷ luật, quyết định mức lương Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Tổng
công ty; đề nghị Hội đồng thành viên quyết định cử Người đại diện phần vốn của
Tổng công ty ở doanh nghiệp khác.
8. Xây dựng và trình
Hội đồng thành viên phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án
điều chỉnh tăng vốn điều lệ; nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ Tổng công ty; Đề
án thành lập mới doanh nghiệp do Tổng công ty đầu tư 100% vốn điều lệ; phương
án tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty con là công ty TNHH một
thành viên, các đơn vị trực thuộc, các văn phòng đại diện của Tổng công ty ở
trong nước và ở nước ngoài, tiếp nhận đơn vị thành viên mới, thay đổi cơ cấu sở
hữu của công ty con làm mất quyền chi phối của Tổng công ty.
9. Xây dựng,
trình Hội đồng thành viên thực hiện việc phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể
cho Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành Tổng công ty.
10. Xây dựng
trình Hội đồng thành viên phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các
định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương thực hiện
trong Tổng công ty phù hợp với các quy định của Nhà nước; tổ chức thực hiện các
định mức, tiêu chuẩn, đơn giá theo quy định trong Tổng công ty.
11. Trình Hội đồng
thành viên xem xét, phê duyệt hoặc để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các hợp
đồng dân sự, hợp đồng kinh tế và hợp đồng khác của Tổng công ty vượt mức phân cấp,
ủy quyền.
12. Báo cáo trước
Hội đồng thành viên về kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty; tổ chức lập
báo cáo tài chính, trình Hội đồng thành viên phê duyệt báo cáo tài chính Tổng
công ty và tổ chức thực hiện công bố công khai các báo cáo tài chính theo quy định
của pháp luật; đề xuất với Hội đồng thành viên phương án phân phối, sử dụng lợi
nhuận sau thuế hoặc xử lý lỗ, xử lý tổn thất trong hoạt động kinh doanh của Tổng
công ty.
13. Chịu sự kiểm
tra, giám sát của Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, các cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ theo quy định
của Luật Doanh nghiệp và các quy định của pháp luật.
14. Được chủ động
thực hiện các biện pháp cần thiết trong trường hợp khẩn cấp (thiên tai, dịch bệnh,
hỏa hoạn) và phải báo cáo ngay với Hội đồng thành viên và các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền.
15. Xây dựng
phương án phối hợp kinh doanh giữa các đơn vị thành viên trình Hội đồng thành
viên và tổ chức thực hiện.
16. Kiểm tra đơn
vị trực thuộc Tổng công ty thực hiện các định mức, đơn giá, tiêu chuẩn trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh.
17. Thực hiện
các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều
31. Nghĩa vụ, trách nhiệm của Tổng giám đốc
1. Tuân thủ pháp
luật, Điều lệ Tổng công ty, quyết định của chủ sở hữu, quyết định, nghị quyết của
Hội đồng thành viên trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
2. Thực hiện các
quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm đảm bảo
lợi ích tối đa của Tổng công ty và của chủ sở hữu.
3. Trung thành với
lợi ích của Tổng công ty và chủ sở hữu. Không được sử dụng thông tin, bí quyết,
cơ hội kinh doanh của Tổng công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của Tổng
công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; không được tiết
lộ bí mật của Tổng công ty trong thời gian đang thực hiện chức năng, nhiệm vụ Tổng
giám đốc và trong thời hạn tối thiểu là 2 năm sau khi thôi chức vụ Tổng giám đốc.
4. Thông báo kịp
thời, đầy đủ và chính xác cho Tổng công ty về các doanh nghiệp mà Tổng giám đốc
và người có liên quan của Tổng giám đốc làm chủ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối;
thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của Tổng công ty.
5. Tổng giám đốc
phải thông báo cho Hội đồng thành viên về các hợp đồng kinh tế, lao động, dân sự
của Tổng công ty ký kết với thành viên Hội đồng thành viên, với vợ hoặc chồng,
bố nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh chị, em ruột của thành viên Hội đồng
thành viên, Tổng giám đốc. Trường hợp phát hiện dự thảo hợp đồng có mục đích tư
lợi mà hợp đồng chưa được ký kết thì Hội đồng thành viên có quyền yêu cầu Tổng
giám đốc không được ký kết hợp đồng đó, nếu hợp đồng đó đã được ký kết thì bị
coi là vô hiệu, Tổng giám đốc phải bồi thường thiệt hại cho Tổng công ty và bị
xử lý theo quy định của pháp luật.
6. Không được để
vợ hoặc chồng, bố, bố nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của
mình giữ chức danh Kế toán trưởng, thủ quỹ tại Tổng công ty.
7. Khi Tổng công
ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải
trả thì Tổng giám đốc phải báo cáo Hội đồng thành viên, tìm biện pháp khắc phục
khó khăn về tài chính và thông báo tình hình tài chính của Tổng công ty cho tất
cả chủ nợ biết; trường hợp Tổng giám đốc không thực hiện thì Tổng giám đốc, các
cá nhân có liên quan phải chịu trách nhiệm về thiệt hại xảy ra đối với chủ nợ.
8. Trường hợp Tổng
giám đốc vi phạm Điều lệ Tổng công ty, quyết định vượt thẩm quyền, lợi dụng chức
vụ, quyền hạn gây thiệt hại cho Tổng công ty và Nhà nước thì phải bồi thường
thiệt hại.
9. Khi vi phạm một
trong các trường hợp sau đây nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì
trong năm đó Tổng giám đốc sẽ không được thưởng, không được nâng lương và bị xử
lý kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm:
a) Để Tổng công
ty bị lỗ do nguyên nhân chủ quan; để mất vốn chủ sở hữu do nguyên nhân chủ
quan;
b) Không hoàn
thành các nhiệm vụ hoặc chỉ tiêu do chủ sở hữu giao mà không giải thích được
nguyên nhân khách quan;
c) Quyết định dự
án đầu tư theo phân cấp của Hội đồng thành viên không hiệu quả, không thu hồi
được vốn đầu tư, không trả được nợ;
d) Không bảo đảm
tiền lương tối thiểu và các chế độ khác cho người lao động ở Tổng công ty theo
quy định của pháp luật về lao động;
đ) Cố tình vi phạm
về quản lý vốn, tài sản, về chế độ kế toán, kiểm toán và các chế độ khác do Nhà
nước quy định; vi phạm điều lệ, quy chế quản lý nội bộ Tổng công ty.
10. Tổng giám đốc
không được quyết định tăng tiền lương, không được trích lợi nhuận trả tiền thưởng
cho cán bộ quản lý và người lao động khi chưa thanh toán hết nợ đến hạn phải trả.
11. Trường hợp Tổng
công ty lâm vào tình trạng phá sản mà Tổng giám đốc không nộp đơn yêu cầu phá sản
thì bị miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng và chịu trách nhiệm theo quy định của
pháp luật.
12. Trường hợp Tổng
công ty phải tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu (kể cả trường hợp chuyển đổi sở hữu
công ty con là công ty TNHH một thành viên, đơn vị trực thuộc Tổng công ty, chi
nhánh) mà không tiến hành các thủ tục tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu thì Tổng
giám đốc bị miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng.
Điều
32. Tiêu chuẩn và điều kiện của Tổng giám đốc
Tổng giám đốc phải
có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
1. Có đủ năng lực
hành vi dân sự; không thuộc đối tượng bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý, điều
hành doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; thường trú tại Việt Nam.
2. Tốt nghiệp đại
học trở lên; có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý Tổng công ty; có ít nhất
ba năm kinh nghiệm tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp thuộc ngành, nghề
kinh doanh chính của Tổng công ty.
3. Không thuộc
trường hợp đã từng giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp nhưng đã bị cách
chức, miễn nhiệm, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hoặc đã từng vi phạm pháp luật
tới mức bị truy tố trước pháp luật.
4. Có sức khỏe,
có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết pháp luật và có ý
thức chấp hành pháp luật.
5. Không phải là
người có liên quan của thành viên Hội đồng thành viên, người có thẩm quyền trực
tiếp bổ nhiệm Hội đồng thành viên.
6. Không kiêm
nhiệm chức vụ quản lý, điều hành công ty con, công ty liên kết hoặc các cơ
quan, đơn vị ngoài Tổng công ty.
Điều
33. Thay thế, miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc
1. Tổng giám đốc
bị miễn nhiệm, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn khi để xảy ra một trong các trường
hợp sau:
a) Để Tổng công
ty bị lỗ hai năm liên tiếp hoặc để Tổng công ty trong tình trạng lỗ, lãi đan
xen nhau nhưng không khắc phục được ngoại trừ các nguyên nhân khách quan theo
quy định tại Điều lệ này và phải được chủ sở hữu và Hội đồng thành viên chấp
thuận;
b) Không trung
thực trong thực thi các nhiệm vụ hoặc lạm dụng địa vị, quyền hạn để thu lợi cho
bản thân hoặc cho người khác; báo cáo không trung thực tình hình tài chính,
tình hình kinh doanh của Tổng công ty;
c) Sức khỏe giảm
sút, không đáp ứng được yêu cầu quản lý, điều hành Tổng công ty; bị mất hoặc bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự;
d) Bị tòa án kết
án bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
đ) Cố tình vi phạm
hoặc vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng trong việc thực hiện Điều lệ Tổng công
ty, chế độ quản lý tài chính và các quy chế quản lý nội bộ khác; vi phạm nghị
quyết, quyết định của Hội đồng thành viên Tổng công ty.
2. Tổng giám đốc
được thay thế khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Bị miễn nhiệm,
chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tự nguyện xin
từ chức hoặc chấm dứt hợp đồng;
c) Khi có quyết
định của cấp có thẩm quyền về việc nghỉ chế độ, điều chuyển hoặc bố trí công việc
khác.
Điều
34. Mối quan hệ giữa Hội đồng thành viên với Tổng giám đốc trong quản lý, điều
hành Tổng công ty
1. Hội đồng
thành viên quản lý, giám sát, chỉ đạo Tổng giám đốc thông qua nghị quyết, quyết
định; trừ thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên trong trường hợp khẩn cấp
quy định tại Điều lệ này.
2. Khi tổ chức
thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, nếu phát hiện vấn
đề không có lợi cho Tổng công ty thì Tổng giám đốc báo cáo với Hội đồng thành
viên để xem xét, điều chỉnh lại nghị quyết, quyết định. Hội đồng thành viên phải
xem xét đề nghị của Tổng giám đốc. Trường hợp Hội đồng thành viên không điều chỉnh
lại nghị quyết, quyết định thì Tổng giám đốc vẫn phải thực hiện nhưng được quyền
kiến nghị lên chủ sở hữu Tổng công ty.
3. Trong thời hạn
mười lăm ngày kể từ ngày kết thúc tháng, quý, năm, Tổng giám đốc phải gửi báo
cáo bằng văn bản về tình hình hoạt động kinh doanh và dự kiến phương hướng thực
hiện trong kỳ tới của Tổng công ty cho Hội đồng thành viên.
4. Chủ tịch Hội
đồng thành viên có quyền tham dự hoặc cử đại diện Hội đồng thành viên tham dự
các cuộc họp giao ban, cuộc họp chuẩn bị các đề án trình Hội đồng thành viên do
Tổng giám đốc chủ trì. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc người đại diện Hội đồng
thành viên có quyền phát biểu đóng góp ý kiến nhưng không có quyền kết luận cuộc
họp.
MỤC
3. BỘ MÁY GIÚP VIỆC
Điều
35. Phó Tổng giám đốc
1. Tổng công ty
có một số Phó Tổng giám đốc do Hội đồng thành viên bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký
hợp đồng, chấm dứt hợp đồng theo đề nghị của Tổng giám đốc, với thời hạn không
quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại hoặc tiếp tục ký hợp đồng.
2. Các Phó Tổng
giám đốc giúp việc cho Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành Tổng công ty theo
sự phân công, ủy quyền của Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc
và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền. Việc ủy quyền có
liên quan đến việc ký kết hợp đồng kinh tế hoặc liên quan tới việc sử dụng con
dấu của Tổng công ty đều phải thực hiện bằng văn bản, nêu rõ nội dung ủy quyền
và thời hạn ủy quyền.
Điều
36. Kế toán trưởng
1. Tổng công ty
có 01 Kế toán trưởng do Hội đồng thành viên bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng,
chấm dứt hợp đồng theo đề nghị của Tổng giám đốc, với thời hạn không quá 05 năm
và có thể được bổ nhiệm lại hoặc tiếp tục ký hợp đồng.
2. Kế toán trưởng
có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán của Tổng công ty; giúp Tổng công
ty giám sát tài chính tại Tổng công ty theo pháp luật về tài chính, kế toán; chịu
trách nhiệm trước Tổng giám đốc, Hội đồng thành viên và pháp luật về nhiệm vụ
được phân công hoặc ủy quyền.
Tiêu chuẩn, quyền
hạn và trách nhiệm của Kế toán trưởng áp dụng theo quy định của pháp luật về tài
chính kế toán và Kế toán trưởng. Kế toán trưởng có nhiệm vụ chủ yếu sau:
a) Thu thập, xử
lý thông tin số liệu quyết toán tài chính và công việc kế toán theo chuẩn mực,
chế độ kế toán và các quy định của pháp luật;
b) Kiểm tra,
giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ, kiểm
tra quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa
các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán;
c) Phân tích
thông tin số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản
trị và quyết định kinh tế, tài chính của Tổng công ty;
d) Tổng hợp báo
cáo quyết toán tài chính hàng năm, cung cấp thông tin, cung cấp số liệu kế toán
theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện các
nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật, Quy chế quản
lý tài chính Tổng công ty.
Điều
37. Các phòng ban nghiệp vụ
1. Các phòng ban
chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng công ty có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hội
đồng thành viên, Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành hoạt động của Tổng công
ty; chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát về mặt
nghiệp vụ chuyên môn đối với các đơn vị thành viên Tổng công ty theo lĩnh vực
công việc của phòng ban quản lý và phân cấp của Tổng giám đốc.
2. Số lượng và
tên gọi các phòng ban nghiệp vụ của Tổng công ty do Tổng giám đốc trình Hội đồng
thành viên quyết định thành lập.
3. Chức năng,
nhiệm vụ và định biên cụ thể của các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ; việc lựa
chọn, bổ nhiệm người lãnh đạo các phòng ban chuyên môn do Tổng giám đốc quyết định.
4. Trong quá
trình hoạt động, Tổng giám đốc có thể thay đổi biên chế, chức năng, nhiệm vụ của
các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ Tổng công ty phù hợp với nhu cầu hoạt động
kinh doanh của Tổng công ty theo quy định của pháp luật.
Điều
38. Giám đốc đơn vị trực thuộc
1. Giám đốc đơn
vị trực thuộc là người đứng đầu những công ty, chi nhánh của Tổng công ty hạch
toán phụ thuộc Công ty mẹ, điều hành hoạt động hàng ngày của công ty theo mục
tiêu, kế hoạch của Tổng công ty, quyết định của Tổng giám đốc, phù hợp với quy
chế công ty; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về thực hiện
quyền và nhiệm vụ được giao.
2. Giám đốc đơn
vị trực thuộc do Tổng giám đốc Tổng công ty tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc
ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, quyết định mức lương, thưởng sau khi được Hội đồng
thành viên chấp thuận; Giám đốc được bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng theo thời hạn
không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại hoặc ký hợp đồng lại.
3. Nhiệm vụ, quyền
hạn và trách nhiệm của Giám đốc doanh nghiệp trực thuộc thực hiện theo phân cấp,
ủy quyền của Tổng giám đốc và quy chế công ty.
Điều
39. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm
Tiêu chuẩn và điều
kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Phó Tổng giám
đốc, Kế toán trưởng, trưởng các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ và Giám đốc đơn
vị trực thuộc được quy định tại Quy chế về công tác tổ chức cán bộ của Tổng
công ty, phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ này và phải báo cáo chủ
sở hữu để giám sát.
Điều
40. Thù lao, tiền lương và các lợi ích khác của thành viên Hội đồng thành viên,
Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng
1. Các thành
viên chuyên trách của Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc,
Kế toán trưởng hưởng chế độ lương theo năm. Các thành viên không chuyên trách của
Hội đồng thành viên hưởng thù lao theo công việc, thời gian làm việc. Các thành
viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng,
Ban Kiểm soát nội bộ hưởng chế độ thưởng theo nhiệm kỳ. Mức tiền lương và tiền
thưởng tương ứng với kết quả, hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty và kết quả
hoạt động quản lý, điều hành hoặc kiểm soát.
2. Chế độ chi trả
tiền lương, tiền thưởng như sau:
a) Các thành viên
Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Ban
Kiểm soát nội bộ Tổng công ty: hàng tháng, được tạm ứng 70% của số tiền lương tạm
tính của tháng đó, số 30% còn lại được quyết toán và chi trả vào cuối năm. Hàng
năm, được tạm ứng 70% số tiền thưởng của năm, số 30% còn lại được quyết toán và
chi trả sau khi kết thúc nhiệm kỳ hoặc tuy chưa hết năm, nhiệm kỳ nhưng thôi chức
vụ đảm nhận mà không phải do nguyên nhân bị kỷ luật;
b) Số 30% tiền
lương và tiền thưởng còn lại được chi trả cho các đối tượng tương ứng nêu trên
căn cứ vào Quy chế quản lý tài chính Tổng công ty và quy chế giám sát, đánh giá
đối với các thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc,
Kế toán trưởng, Ban Kiểm soát nội bộ công ty TNHH một thành viên.
Trường hợp kết
quả xếp loại doanh nghiệp và kết quả đánh giá về quản lý, điều hành hoặc kiểm
soát của Hội đồng thành viên và từng thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám
đốc, các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Ban Kiểm soát nội bộ Tổng công ty
không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Quy chế quản lý tài chính Tổng công ty
và quy chế giám sát, đánh giá, thì đối tượng không đáp ứng yêu cầu sẽ không được
quyết toán 30% số tiền lương năm và không được hưởng 30% số tiền thưởng còn lại
của nhiệm kỳ.
3. Chế độ trách
nhiệm gắn với tiền lương, tiền thưởng
a) Thành viên Hội
đồng thành viên, Tổng giám đốc thực hiện đúng quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm
theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty thì được hưởng tiền
lương, tiền thưởng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
b) Khi thành
viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc để xảy ra một trong các trường hợp sau
đây nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì không được nâng bậc
lương hoặc phải hạ bậc lương, không được hưởng lương theo hệ số điều chỉnh,
không được thưởng:
- Để công ty lỗ,
để mất vốn nhà nước;
- Để công ty
không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn;
- Quyết định dự
án đầu tư không hiệu quả, không thu hồi được vốn đầu tư, không trả được nợ;
- Không bảo đảm
tiền lương và các chế độ khác cho người lao động ở công ty hoặc để công ty xây
dựng đơn giá tiền lương không đúng quy định của pháp luật về lao động;
- Để xảy ra sai
phạm về quản lý vốn, quản lý tài sản, về chế độ kế toán, kiểm toán và các chế độ
khác do Nhà nước quy định;
- Để lỗ 2 năm
liên tiếp hoặc không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 2 năm
liên tiếp hoặc lỗ lãi đan xen nhau nhưng không khắc phục được (trừ trường hợp đặc
biệt Nhà nước có quyết định can thiệp để bình ổn thị trường; tăng khấu hao để
thu hồi vốn nhanh, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, kinh doanh; đầu tư mới).
4. Trường hợp một
người kiêm nhiệm nhiều chức danh thì chỉ được nhận lương, thưởng của một chức
danh và một phụ cấp kiêm nhiệm (nếu có).
5. Chi phí hoạt
động, kể cả thù lao, tiền lương, phụ cấp của các thành viên Hội đồng thành
viên, Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Ban Kiểm soát nội bộ
Tổng công ty được tính vào chi phí kinh doanh của Tổng công ty theo quy định của
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và được thể hiện thành
mục riêng trong báo cáo tài chính hàng năm của Tổng công ty.
6. Quỹ tiền
lương và thù lao kế hoạch, quỹ tiền lương và thù lao thực hiện, quỹ tiền thưởng
phải báo cáo chủ sở hữu quyết định trước khi thực hiện.
MỤC
4. KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Điều
41. Kiểm soát nội bộ
1. Tổng công ty
Lương thực miền Nam có Ban Kiểm soát nội bộ do Hội đồng thành viên quyết định
thành lập, trực thuộc Hội đồng thành viên.
2. Ban Kiểm soát
nội bộ có nhiệm vụ giúp Hội đồng thành viên trong việc kiểm tra, giám sát hoạt
động sản xuất, kinh doanh và quản lý điều hành trong Tổng công ty; kịp thời
phát hiện, ngăn ngừa và hạn chế, khắc phục sai sót, rủi ro trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh của Tổng công ty.
3. Hội đồng
thành viên quy định cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn,
điều kiện, tiền lương, tiền thưởng, các vấn đề khác có liên quan và ban hành
Quy chế hoạt động của Ban Kiểm soát nội bộ.
MỤC
5. NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA QUẢN LÝ TỔNG CÔNG TY
Điều
42. Hình thức tham gia quản lý của người lao động
Người lao động
tham gia quản lý Tổng công ty thông qua các hình thức và tổ chức sau:
1. Hội nghị toàn
thể hoặc Hội nghị đại biểu người lao động Tổng công ty.
2. Tổ chức Công
đoàn Tổng công ty.
3. Ban Thanh tra
nhân dân.
4. Thực hiện quyền
khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Điều
43. Nội dung tham gia quản lý và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động
có quyền tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến và đề xuất với cấp có thẩm quyền
các vấn đề sau:
a) Phương hướng,
nhiệm vụ kế hoạch, biện pháp phát triển sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty;
b) Phương án tổ
chức lại Tổng công ty; phương án cổ phần hóa, đa dạng hóa sở hữu Tổng công ty;
c) Các quy định,
quy chế của Tổng công ty liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người
lao động;
d) Các biện pháp
bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần,
vệ sinh môi trường, đào tạo và đào tạo lại người lao động của Tổng công ty;
đ) Khi được chủ
sở hữu yêu cầu tham gia bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh của Tổng công
ty theo quy định.
2. Thông qua Hội
nghị toàn thể, Hội nghị đại biểu người lao động và tổ chức Công đoàn tại Tổng
công ty người lao động có quyền thảo luận và biểu quyết, quyết định các vấn đề:
a) Nội dung hoặc
sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể để người đại diện tập thể người lao
động ký kết với Tổng giám đốc;
b) Quy chế sử dụng
các quỹ phúc lợi, khen thưởng và các chỉ tiêu kế hoạch của Tổng công ty có liên
quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động;
c) Đánh giá kết
quả hoạt động và chương trình hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và bầu Ban
Thanh tra nhân dân.
3. Người lao động
có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể; chấp hành kỷ
luật lao động, nội quy lao động và tuân theo sự điều hành hợp pháp của Tổng
công ty.
Chương 5.
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC, CÔNG
TY CON, CÔNG TY LIÊN KẾT, CÔNG TY TỰ NGUYỆN LIÊN KẾT, QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ Ở
DOANH NGHIỆP KHÁC
MỤC
1. ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC, CÔNG TY CON, CÔNG TY LIÊN KẾT, CÔNG TY TỰ NGUYỆN LIÊN KẾT
Điều
44. Đơn vị trực thuộc, công ty con, công ty liên kết
Tổng công ty có
các đơn vị trực thuộc, các công ty con, công ty liên kết.
Điều
45. Quan hệ giữa Tổng công ty với đơn vị trực thuộc
1. Đơn vị trực
thuộc Tổng công ty thực hiện chế độ phân cấp hoạt động kinh doanh, hạch toán, tổ
chức và nhân sự của Tổng công ty theo quy định riêng tại quy chế hoạt động của
đơn vị trực thuộc do Tổng giám đốc xây dựng và trình Hội đồng thành viên phê
duyệt.
2. Giám đốc các
đơn vị trực thuộc phải tự chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và pháp luật về
việc quản lý vốn, tài sản được giao và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh
theo sự phân cấp đã được Tổng công ty quy định.
3. Tổng công ty
chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính phát sinh đối với các cam kết của
các đơn vị trực thuộc Tổng công ty.
4. Hội đồng
thành viên, Tổng giám đốc chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất, kinh doanh,
kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế quản lý tài chính và các nội dung thuộc
trách nhiệm quản lý đã phân cấp cho Giám đốc đơn vị trực thuộc theo quy định của
pháp luật.
Điều
46. Quan hệ giữa Tổng công ty với công ty con là công ty TNHH một thành viên
1. Công ty TNHH
một thành viên được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.
2. Tổng công ty
là chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên thuộc Tổng công ty. Hội đồng
thành viên Tổng công ty thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với công ty TNHH
một thành viên:
a) Phê duyệt điều
lệ khi thành lập; quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty theo đề nghị của
công ty;
b) Quyết định
chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty theo đề nghị của
Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
c) Quyết định điều
chỉnh tăng vốn điều lệ theo đề nghị của công ty; trình chủ sở hữu quyết định
chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ công ty cho tổ chức, cá nhân
khác theo quy định của pháp luật;
d) Quyết định mô
hình tổ chức quản lý, cơ cấu quản lý; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, quyết định
mức tiền lương, tiền thưởng và các lợi ích khác đối với Chủ tịch công ty hoặc
thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên công ty; chấp thuận để Hội đồng
thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức:
Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng công ty;
đ) Quyết định dự
án đầu tư, mua, bán tài sản, hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác theo
Quy chế quản lý tài chính Tổng công ty;
e) Tổ chức giám
sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty; giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt
động của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên công ty theo
Điều lệ của công ty;
g) Phê duyệt báo
cáo tài chính hàng năm và quyết định phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận sau
thuế hoặc xử lý lỗ của công ty theo đề nghị của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch
công ty đó;
h) Trình chủ sở
hữu quyết định tổ chức lại, giải thể và phá sản công ty theo quy định của pháp
luật;
i) Các quyền
khác theo quy định của chủ sở hữu và quy định tại điều lệ của công ty.
3. Hội đồng
thành viên Tổng công ty thực hiện các nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty
TNHH một thành viên:
a) Góp vốn đầy đủ
và đúng hạn như đã cam kết; trường hợp không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết
thì phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty;
b) Tuân thủ Điều
lệ công ty;
c) Phải xác định
và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty;
d) Tuân thủ quy
định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan trong việc mua, bán,
vay, cho vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu
công ty;
đ) Thực hiện các
nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
Điều
47. Quan hệ giữa Tổng công ty đối với các công ty con là công ty cổ phần, công
ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có cổ phần, vốn góp chi phối của
Tổng công ty
1. Những doanh
nghiệp là công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty ở nước
ngoài có cổ phần, vốn góp chi phối của Tổng công ty (gọi là công ty con) được
thành lập, tổ chức và hoạt động theo pháp luật về loại hình công ty đó.
2. Công ty con
khi sử dụng thương hiệu, biểu tượng của Tổng công ty phải có sự đồng ý của Tổng
công ty về nội dung, mục đích, phạm vi, thời hạn, sử dụng, giá trị của thương
hiệu, biểu tượng.
3. Tổng công ty
thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cổ đông hoặc thành viên góp vốn tại
công ty con theo quy định của pháp luật và Điều lệ của công ty đó.
4. Tổng công ty
có quyền và nghĩa vụ của cổ đông, thành viên góp vốn, biên liên doanh thông qua
Người đại diện phần vốn của Tổng công ty ở doanh nghiệp đó, cụ thể là:
a) Cử, bãi miễn,
khen thưởng, kỷ luật, quyết định phụ cấp và lợi ích khác của Người đại diện;
b) Yêu cầu Người
đại diện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình tài chính, kết quả kinh
doanh và các nội dung khác của công ty con;
c) Giao nhiệm vụ
và yêu cầu Người đại diện xin ý kiến Tổng công ty về những vấn đề quan trọng
trước khi biểu quyết ở công ty con: vấn đề tổ chức, nhân sự quản lý, điều hành
của công ty; cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty; sửa đổi, bổ sung điều lệ công
ty; những vấn đề dẫn đến làm thay đổi tỷ lệ vốn góp của Tổng công ty; dự án đầu
tư, định hướng phát triển, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn; huy động vốn, xử lý tài
chính, chia cổ tức; việc sử dụng cổ phần, vốn góp để phục vụ định hướng phát
triển và mục tiêu của công ty và các vấn đề khác theo Quy chế quản lý Người đại
diện vốn góp của Tổng công ty tại doanh nghiệp khác;
d) Thu lợi tức
và chịu rủi ro từ vốn góp của Tổng công ty ở các công ty con;
đ) Kiểm tra,
giám sát việc sử dụng phần vốn Tổng công ty đã góp vào các công ty con theo thẩm
quyền được pháp luật quy định;
e) Chịu trách
nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển phần vốn đã góp vào các công
ty con.
5. Công ty con
có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với Tổng công ty theo quy định của pháp
luật và Điều lệ của công ty con.
Điều
48. Quan hệ giữa Tổng công ty và các công ty liên kết
1. Công ty liên
kết với Tổng công ty là các doanh nghiệp mà Tổng công ty có vốn góp không chi
phối trong vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.
Công ty liên kết
được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật tương ứng với
hình thức pháp lý của công ty đó.
2. Công ty liên
kết khi sử dụng thương hiệu, biểu tượng của Tổng công ty phải có sự đồng ý bằng
văn bản của Tổng công ty về nội dung, mục đích, phạm vi, thời hạn sử dụng, giá
trị của thương hiệu, biểu tượng.
3. Tổng công ty
có quyền cử Người đại diện để thực hiện các quyền hạn và nghĩa vụ của cổ đông,
thành viên góp vốn theo điều lệ của công ty liên kết hoặc thực hiện nghĩa vụ,
quyền hạn, trách nhiệm theo hợp đồng liên kết; hoặc giới thiệu người ứng cử vào
các chức danh quản lý, điều hành của Công ty liên kết.
Người đại diện
có trách nhiệm xin ý kiến trước khi thực hiện biểu quyết ở công ty liên kết, thực
hiện theo Quy chế quản lý Người đại diện vốn góp của Tổng công ty ở doanh nghiệp
khác.
4. Công ty liên
kết có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với Tổng công ty theo quy định của
pháp luật và Điều lệ của công ty liên kết.
Điều
49. Quan hệ giữa Tổng công ty với Công ty tự nguyện tham gia liên kết
1. Công ty tự
nguyện tham gia liên kết với Tổng công ty không có cổ phần vốn góp của Tổng
công ty, được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật tương
ứng với hình thức pháp lý của công ty đó.
2. Công ty tự
nguyện tham gia liên kết với Tổng công ty khi sử dụng thương hiệu, biểu tượng của
Tổng công ty phải có sự đồng ý bằng văn bản của Tổng công ty về nội dung, mục
đích, phạm vi, thời hạn sử dụng, giá trị của thương hiệu, biểu tượng.
3. Tổng công ty
và công ty tự nguyện tham gia liên kết chịu sự ràng buộc thông qua thỏa thuận hợp
đồng về thương hiệu, thị trường, công nghệ, nghiên cứu, đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực và các thỏa thuận khác.
MỤC
2. ĐẦU TƯ VỐN RA NGOÀI TỔNG CÔNG TY; QUẢN LÝ PHẦN VỐN CỦA TỔNG CÔNG TY Ở CÔNG
TY CON, CÔNG TY LIÊN KẾT
Điều
50. Vốn Tổng công ty đầu tư ở doanh nghiệp khác
Vốn chủ sở hữu
nhà nước giao cho Tổng công ty quản lý, đầu tư vào doanh nghiệp khác bao gồm:
1. Vốn bằng tiền,
giá trị quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, giá trị những tài sản khác được Tổng
công ty đầu tư, góp vốn vào doanh nghiệp khác.
2. Vốn chủ sở hữu
nhà nước đầu tư, góp vào doanh nghiệp khác giao cho Tổng công ty quản lý.
3. Giá trị cổ phần
tại công ty nhà nước đã cổ phần hóa; giá trị vốn nhà nước tại công ty trách nhiệm
hữu hạn nhà nước một thành viên; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên.
4. Vốn do Tổng
công ty vay để đầu tư.
5. Lợi tức và
các khoản được chia khác do Nhà nước hoặc Tổng công ty đầu tư góp vốn vào doanh
nghiệp khác được sử dụng để tái đầu tư tại doanh nghiệp này.
6. Giá trị cổ
phiếu thưởng, cổ phiếu trả thay cổ tức của phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
này.
7. Các loại vốn
khác theo quy định của pháp luật.
Điều
51. Đầu tư vốn ra ngoài Tổng công ty
1. Tổng công ty
được quyền sử dụng tài sản (gồm tiền, tài sản cố định, tài sản lưu động, tài sản
trí tuệ và tài sản khác) thuộc quyền quản lý của Tổng công ty để đầu tư ra
ngoài Tổng công ty. Việc đầu tư ra ngoài Tổng công ty liên quan đến đất đai phải
tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai. Việc góp vốn bằng tài sản trí
tuệ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Việc đầu tư vốn
ra ngoài Tổng công ty tuân thủ theo quy định của pháp luật, phù hợp với chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của Tổng công ty, không làm ảnh hưởng đến
việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty do chủ sở hữu
giao và đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn.
3. Tổng công ty
phải sử dụng tối thiểu 70% tổng nguồn vốn đầu tư vào các doanh nghiệp hoạt động
trong các lĩnh vực thuộc ngành, nghề kinh doanh chính của Tổng công ty. Tổng mức
đầu tư ra ngoài Tổng công ty (gồm đầu tư ngắn hạn và dài hạn) không vượt quá mức
vốn điều lệ của Tổng công ty. Riêng đối với hoạt động đầu tư góp vốn vào các
lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, ngành kinh doanh khác do chủ sở hữu
quyết định, Tổng công ty chỉ được đầu tư mỗi lĩnh vực một doanh nghiệp; mức vốn
đầu tư không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức nhận vốn góp, nhưng phải đảm
bảo mức vốn góp của Tổng công ty và các công ty con trong Tổng công ty không vượt
quá 30% vốn điều lệ của tổ chức nhận vốn góp.
4. Tổng công ty
không được tham gia góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp khác mà người quản
lý, điều hành hoặc người sở hữu chính của doanh nghiệp này là vợ hoặc chồng, bố,
bố nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị em ruột của thành viên Hội đồng
thành viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng, Ban Kiểm soát nội
bộ Tổng công ty; không góp vốn hoặc mua cổ phần tại quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu
tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán.
5. Việc đầu tư
ra ngoài Tổng công ty theo các hình thức pháp luật quy định. Thẩm quyền quyết định
đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều lệ này.
6. Thực hiện quyền
và nghĩa vụ của Tổng công ty trong việc quản lý vốn đầu tư ở doanh nghiệp khác:
a) Thực hiện quyền
và nghĩa vụ của cổ đông, thành viên góp vốn, bên liên doanh theo quy định của
pháp luật và Điều lệ của doanh nghiệp khác;
b) Cử Người đại
diện phần vốn hoặc Người đại diện theo ủy quyền của Tổng công ty ở doanh nghiệp
khác để trực tiếp thực hiện quyền của cổ đông, thành viên góp vốn của Tổng công
ty ở doanh nghiệp khác; giao nhiệm vụ cho người đại diện tham gia ứng cử chức
danh quản lý, điều hành tại các công ty con là công ty cổ phần, công ty liên kết;
c) Cử, bãi miễn,
khen thưởng, kỷ luật Người đại diện; quyết định tiền lương, thưởng, chế độ đãi
ngộ đối với Người đại diện của Tổng công ty;
d) Yêu cầu Người
đại diện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình kết quả kinh doanh, tình hình
tài chính của doanh nghiệp khác;
đ) Giao nhiệm vụ,
chỉ đạo Người đại diện bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và của Tổng
công ty; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Tổng công ty. Kiểm tra,
giám sát Người đại diện nhằm phát hiện thiếu sót, yếu kém của Người đại diện để
ngăn chặn, chấn chỉnh kịp thời;
e) Quyết định việc
thu hồi vốn nhà nước đầu tư hoặc đầu tư tăng vốn của Tổng công ty tại doanh
nghiệp khác sau khi đã được chủ sở hữu chấp thuận;
g) Chịu trách
nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư;
h) Giám sát việc
thu hồi vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác, việc thu lợi tức được chia từ doanh
nghiệp khác;
i) Thực hiện quyền
và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và quy định của chủ sở hữu;
7. Ngoài các trường
hợp không được góp vốn theo quy định tại khoản 4 Điều này, Tổng công ty còn bị
hạn chế các khoản đầu tư sau:
- Công ty con
không được đầu tư góp vốn vào công ty mẹ;
- Công ty con,
công ty hạch toán phụ thuộc công ty mẹ không được góp vốn cùng công ty mẹ để
thành lập doanh nghiệp mới; không được góp vốn mua cổ phần khi cổ phần hóa đơn
vị trong cùng Tổng công ty.
Điều
52. Người đại diện
1. Tuyển chọn, bổ
nhiệm Người đại diện
Người đại diện
do Hội đồng thành viên bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay thế hoặc ký hợp đồng, chấm dứt
hợp đồng; nhiệm kỳ của Người đại diện không quá 5 (năm) năm và phù hợp với nhiệm
kỳ của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị của doanh nghiệp có vốn góp của
Tổng công ty; trường hợp cử nhiều Người đại diện quản lý vốn góp của Tổng công
ty tại một doanh nghiệp thì phải quy định cụ thể tỷ lệ đại diện cho từng Người
đại diện và phân công Người đại diện phụ trách chung trong nhóm Người đại diện;
Người đại diện có thể được bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng lại;
Trường hợp không
cử Người đại diện thì Hội đồng thành viên là người trực tiếp thực hiện mọi quyền
và nghĩa vụ của cổ đông, thành viên góp vốn của Tổng công ty tại doanh nghiệp
có vốn góp của Tổng công ty.
2. Người đại diện
phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Là công dân
Việt Nam, thường trú tại Việt Nam; là cán bộ của Tổng công ty hoặc là người lao
động tại công ty con, công ty liên kết của Tổng công ty;
b) Có năng lực,
phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, có sức khỏe để đảm đương nhiệm vụ;
có uy tín đối với doanh nghiệp vốn góp của Tổng công ty;
c) Hiểu biết
pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật;
d) Có trình độ
chuyên môn về tài chính doanh nghiệp hoặc lĩnh vực kinh doanh chính của các
doanh nghiệp mà Tổng công ty có vốn góp; có năng lực kinh doanh và tổ chức quản
lý doanh nghiệp. Đối với người trực tiếp quản lý phần vốn góp chi phối của Tổng
công ty ở các công ty liên doanh với nước ngoài còn phải có thêm trình độ ngoại
ngữ đủ để làm việc với người nước ngoài trong liên doanh;
đ) Không là bố,
bố nuôi, mẹ, mẹ nuôi, vợ hoặc chồng, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của những
người trong Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Giám đốc,
Tổng giám đốc của các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Tổng công ty mà người đó
được giao trực tiếp quản lý phần vốn góp;
e) Không có quan
hệ góp vốn thành lập doanh nghiệp, cho vay vốn, ký kết hợp đồng mua bán với các
doanh nghiệp có vốn đầu tư của Tổng công ty mà người đó được giao trực tiếp quản
lý phần vốn góp, trừ trường hợp có cổ phần ở công ty được cổ phần hóa.
3. Người đại diện
được tham gia ứng cử vào Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công
ty, Giám đốc, Tổng giám đốc của các doanh nghiệp có vốn góp của Tổng công ty mà
người đó được giao trực tiếp quản lý phần vốn góp phải có đủ tiêu chuẩn và điều
kiện theo quy định của pháp luật, điều lệ của doanh nghiệp đó.
Điều
53. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm, quyền lợi của Người đại diện
1. Người đại diện
có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Đại diện cho
Tổng công ty thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cổ đông, thành viên góp vốn tại
công ty con, công ty liên kết; sử dụng quyền cổ đông, thành viên có vốn góp chi
phối để định hướng công ty con thực hiện chiến lược, mục tiêu của Tổng công ty;
b) Trực tiếp
tham gia ứng cử vào bộ máy quản lý, điều hành của công ty con, công ty liên kết
theo quy định của điều lệ công ty đó;
c) Theo dõi và
giám sát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty con, công ty liên kết;
d) Thực hiện chế
độ báo cáo thường xuyên, định kỳ và đột xuất theo yêu cầu để báo cáo Hội đồng
thành viên, Tổng giám đốc, Ban Kiểm soát nội bộ Tổng công ty về hiệu quả sử dụng
phần vốn góp;
đ) Xin ý kiến Hội
đồng thành viên, Tổng giám đốc Tổng công ty trước khi tham gia biểu quyết tại Đại
hội cổ đông, tại cuộc họp của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên của
công ty con, công ty liên kết về: phương hướng, chiến lược, kế hoạch kinh
doanh; sửa đổi, bổ sung điều lệ; tăng, giảm vốn điều lệ; đầu tư dự án; chia lợi
tức; bán tài sản có giá trị lớn; cơ cấu tổ chức; quyết định chức danh quản lý,
điều hành, … theo quy định phân cấp của Tổng công ty;
e) Chịu trách
nhiệm trước Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc Tổng công ty về quản lý, sử dụng
có hiệu quả vốn góp của Tổng công ty ở công ty được giao trực tiếp quản lý phần
vốn góp.
Trường hợp không
thực hiện chế độ báo cáo theo quy định, lợi dụng quyền đại diện phần vốn góp,
thiếu trách nhiệm gây thiệt hại cho Tổng công ty thì người đại diện phần vốn bị
miễn nhiệm, đồng thời phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại theo quy định
của pháp luật và Quy chế quản lý tài chính của Tổng công ty;
g) Theo dõi, thu
lợi tức đầu tư của Tổng công ty. Người đại diện phải định kỳ báo cáo các chỉ
tiêu để theo dõi tình hình thu lợi nhuận đầu tư theo yêu cầu của Tổng công ty,
gửi Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tổng công ty.
2. Người đại diện
hưởng chế độ thù lao, lương, thưởng, phụ cấp trách nhiệm theo quyết định của Hội
đồng thành viên đối với từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào hiệu quả quản lý của
Người đại diện. Việc đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động của Người đại diện thực
hiện theo Quy chế quản lý Người đại diện phần vốn của Tổng công ty ở doanh nghiệp
khác; việc trả lương, thưởng thù lao phụ cấp thực hiện theo Quy chế quản lý tài
chính của Tổng công ty, phù hợp với quy định của pháp luật và được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt.
Tiền lương, thưởng
và quyền lợi của người đại diện trong các trường hợp:
a) Người đại diện
phần vốn đầu tư tại doanh nghiệp khác là thành viên chuyên trách trong ban quản
lý, điều hành hoặc là người lao động doanh nghiệp khác được hưởng lương, phụ cấp
trách nhiệm (nếu có), tiền thưởng và các quyền lợi khác theo quy định tại Điều
lệ doanh nghiệp đó và do doanh nghiệp đó trả. Ngoài ra còn được hưởng tiền phụ
cấp Người đại diện do chủ sở hữu chi trả theo quy định. Nguồn phụ cấp Người đại
diện được lấy từ lợi nhuận được chia từ vốn đầu tư góp vào doanh nghiệp khác;
b) Người đại diện
là thành viên kiêm nhiệm không tham gia chuyên trách trong Ban Quản lý, điều
hành doanh nghiệp khác thì tiền lương, phụ cấp trách nhiệm (nếu có), tiền thưởng
và các quyền lợi khác theo quy định do chủ sở hữu vốn chi trả. Ngoài ra còn được
hưởng tiền phụ cấp Người đại diện do chủ sở hữu chi trả theo quy định.
Trường hợp Người
đại diện được các doanh nghiệp khác trả thù lao thì Người đại diện có trách nhiệm
nộp các khoản thù lao trên cho chủ sở hữu.
Hội đồng thành
viên quyết định và giao Tổng giám đốc ký hợp đồng hoặc ký văn bản thỏa thuận về
quyền lợi và trách nhiệm cụ thể với Người đại diện trước khi ra quyết định giao
nhiệm vụ quản lý phần vốn nhà nước ở doanh nghiệp khác cho Người đại diện.
3. Người đại diện
có nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của pháp luật, Quy chế quản lý Người đại
diện phần vốn của Tổng công ty đã được phê duyệt; trường hợp Người đại diện vi
phạm quy chế Tổng công ty, vi phạm nội dung thỏa thuận làm tổn hại đến lợi ích
của Nhà nước, của Tổng công ty thì Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tổng công
ty có quyền xử lý kỷ luật; trường hợp vi phạm nghiêm trọng đến mức phải truy cứu
trách nhiệm hình sự thì đưa ra pháp luật xử lý theo quy định hiện hành.
4. Việc cử, bãi
miễn, khen thưởng, kỷ luật, chế độ đãi ngộ thực hiện theo Quy chế quản lý Người
đại diện phần vốn của Tổng công ty.
5. Có các quyền
và nghĩa vụ, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Chương 6.
CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG TÀI
CHÍNH; CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA, KIỂM TOÁN
Điều
54. Quản lý vốn, tài sản, doanh thu, chi phí, giá thành và phân phối lợi nhuận
của Tổng công ty
1. Việc quản lý
vốn, tài sản, doanh thu, chi phí, giá thành, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận,
trích lập và sử dụng các quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật, được cụ thể
trong Quy chế quản lý tài chính Tổng công ty do Hội đồng thành viên xây dựng,
ban hành sau khi có sự chấp thuận của Bộ Tài chính.
2. Nội dung Quy
chế quản lý tài chính Tổng công ty được xây dựng trên nguyên tắc quản lý đối với
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu nhà nước. Hội đồng
thành viên có trách nhiệm cụ thể hóa Quy chế quản lý tài chính của Tổng công
ty.
Quy chế quản lý
tài chính phải tối thiểu có các nội dung sau:
a) Vốn điều lệ
và tăng vốn điều lệ;
b) Quyền và
nghĩa vụ của Tổng công ty trong việc quản lý, sử dụng vốn, quỹ;
c) Đầu tư vốn ra
ngoài Tổng công ty;
d) Chuyển nhượng
vốn đầu tư ra ngoài Tổng công ty;
đ) Quản lý tài sản
cố định, công nợ; kiểm kê, xử lý tổn thất tài sản, đánh giá lại tài sản;
e) Quản lý doanh
thu, chi phí, giá thành; lợi nhuận và phân phối lợi nhuận, sử dụng các quỹ;
g) Công tác kế
hoạch tài chính, kế toán, kiểm toán;
h) Tổ chức xây dựng
đơn giá tiền lương, quản lý đơn giá tiền lương; cơ chế trả lương, thưởng của Tổng
công ty;
i) Mối quan hệ
tài chính giữa Tổng công ty với các công ty con, công ty liên kết và công ty tự
nguyện liên kết.
Điều
55. Tài chính, kế toán, kiểm toán, thanh tra
1. Năm tài chính
của Tổng công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 dương lịch và kết thúc ngày 31
tháng 12 dương lịch hàng năm.
2. Tổng công ty
xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm trên cơ sở kế hoạch sản xuất, kinh doanh
hàng năm và dài hạn của Tổng công ty.
Trước thời hạn
ngày 01 tháng 10 hàng năm, Tổng giám đốc phải trình Hội đồng thành viên thông
qua kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư, kế hoạch tài chính năm sau của Tổng
công ty. Hội đồng thành viên trình chủ sở hữu kế hoạch tài chính hàng năm của Tổng
công ty để chủ sở hữu phê duyệt, giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính cho Tổng công
ty và làm căn cứ đánh giá, giám sát kết quả, hiệu quả quản lý, điều hành của Hội
đồng thành viên.
3. Tổng công ty
lập và gửi báo cáo tài chính năm đã kiểm toán, được Hội đồng thành viên phê duyệt
gửi các cơ quan có liên quan và chủ sở hữu; báo cáo phải đảm bảo về nội dung,
thời gian theo quy định của Luật Kế toán. Báo cáo tài chính gửi cho chủ sở hữu
gồm:
a) Báo cáo tài
chính Tổng công ty (Công ty mẹ);
b) Báo cáo tài
chính công ty con do Tổng công ty nắm 100% vốn điều lệ;
c) Báo cáo tài
chính hợp nhất của tổ hợp công ty mẹ - công ty con.
4. Báo cáo tài
chính quý, 6 tháng, 9 tháng được lập và gửi cho các cơ quan có liên quan và chủ
sở hữu theo quy định của Luật Kế toán.
5. Trong trường
hợp cần thiết, chủ sở hữu có quyền yêu cầu Tổng công ty gửi bổ sung các báo
cáo, tài liệu, thuyết minh chi tiết các chỉ tiêu tổng hợp trong báo cáo tài
chính nêu trên.
6. Hội đồng
thành viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước chủ sở hữu về tính chính
xác, trung thực của báo cáo quyết toán năm của Tổng công ty; phương án sử dụng
lợi nhuận sau thuế, các nghĩa vụ tài chính của Tổng công ty; phương án xử lý
các khoản lỗ, xử lý tổn thất tài sản của Tổng công ty.
7. Kiểm soát
viên chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định báo cáo tài chính năm của Tổng công
ty trước khi trình chủ sở hữu và các cơ quan có liên quan.
8. Tổng công ty
thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật. Mục tiêu của
công tác kiểm toán nội bộ nhằm phục vụ công tác điều hành của Tổng giám đốc và
công tác kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành Tổng công ty của Hội đồng thành
viên.
9. Tổng công ty
thực hiện công khai tài chính theo quy định của pháp luật; Hội đồng thành viên
chủ trì và tổ chức thực hiện việc công khai báo cáo tài chính năm của Tổng công
ty; Tổng giám đốc trực tiếp thực hiện việc công khai.
10. Trong quá
trình hoạt động, Tổng công ty có trách nhiệm chấp hành, chịu sự thanh tra, kiểm
tra, kiểm toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và của chủ sở hữu:
a) Chấp hành quyết
định thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật
Thanh tra, Luật Giải quyết khiếu nại, tố cáo;
b) Chấp hành kiểm
toán báo cáo tài chính của Kiểm toán Nhà nước thực hiện theo quy định của Luật
Kiểm toán Nhà nước;
c) Chấp hành
thanh tra, kiểm tra, giám sát của chủ sở hữu và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Tổ chức thực
hiện việc thanh tra theo thẩm quyền đối với các đối tượng thanh tra thuộc Tổng
công ty theo quy định của pháp luật.
Chương 7.
TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ,
PHÁ SẢN TỔNG CÔNG TY
Điều
56. Tổ chức lại Tổng công ty
1. Tổ chức lại Tổng
công ty được tiến hành theo các hình thức sau đây:
a) Sáp nhập vào
công ty khác;
b) Hợp nhất các
công ty;
c) Các hình thức
khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc tổ chức
lại, hình thức tổ chức lại Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo
quy định của pháp luật.
3. Khi tổ chức lại,
Tổng công ty có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục của
pháp luật quy định.
Điều
57. Chuyển đổi sở hữu Tổng công ty
1. Tổng công ty
chuyển đổi sở hữu theo các hình thức sau:
a) Cổ phần hóa
toàn bộ hoặc một bộ phận của Tổng công ty;
b) Các hình thức
khác theo quy định của pháp luật.
2. Khi có quyết
định chuyển đổi sở hữu của cơ quan có thẩm quyền, Tổng công ty tiến hành chuyển
đổi theo trình tự, thủ tục của pháp luật về chuyển đổi sở hữu.
Điều
58. Giải thể Tổng công ty
1. Tổng công ty
bị giải thể trong các trường hợp sau:
a) Tổng công ty
kinh doanh thua lỗ kéo dài nhưng chưa lâm vào tình trạng phá sản;
b) Tổng công ty
không thực hiện được các nhiệm vụ do chủ sở hữu quy định sau khi đã áp dụng các
biện pháp cần thiết;
c) Việc tiếp tục
duy trì Tổng công ty là không cần thiết.
2. Tổng công ty
chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác.
3. Tổng công ty
thực hiện việc giải thể theo trình tự, thủ tục giải thể do pháp luật quy định.
Điều
59. Phá sản Tổng công ty
1. Khi chủ nợ có
yêu cầu thanh toán nợ đến hạn mà Tổng công ty lâm vào tình trạng không có khả
năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn thì Tổng giám đốc phải nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản đối với Tổng công ty.
2. Tổng công ty
tiến hành các thủ tục phá sản theo quy định của Luật Phá sản.
Chương 8.
SỔ SÁCH VÀ HỒ SƠ CỦA TỔNG
CÔNG TY
Điều
60. Quyền tiếp cận sổ sách và hồ sơ của Tổng công ty
1. Hội đồng
thành viên có trách nhiệm gửi cho chủ sở hữu và các cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền các báo cáo về tài chính, về tình hình hoạt động của Tổng công ty
theo quy định của pháp luật và quy định tại Điều lệ này.
2. Trường hợp đột
xuất, chủ sở hữu có quyền gửi bằng văn bản yêu cầu Hội đồng thành viên cung cấp
bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào có liên quan đến việc tổ thức thực hiện quyền của chủ
sở hữu quy định tại Điều lệ này.
3. Tổng giám đốc
có trách nhiệm tổ chức chuẩn bị và báo cáo để Hội đồng thành viên cung cấp hồ
sơ, tài liệu theo yêu cầu của chủ sở hữu.
4. Chủ tịch, các
thành viên Hội đồng thành viên và Ban Kiểm soát nội bộ có quyền yêu cầu Tổng
giám đốc, cán bộ quản lý của Tổng công ty cung cấp mọi hồ sơ, tài liệu liên
quan đến tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng thành viên, liên
quan đến công tác kiểm tra, giám sát, thẩm định của Ban Kiểm soát nội bộ.
5. Tổng giám đốc
là người chịu trách nhiệm tổ chức việc lưu giữ và bảo mật hồ sơ, tài liệu của Tổng
công ty, bao gồm toàn bộ hồ sơ tài liệu của Tổng công ty trước và sau thời điểm
chuyển đổi Tổng công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
6. Người lao động
trong Tổng công ty có quyền tìm hiểu thông tin (không thuộc phạm vi bảo mật) về
Tổng công ty thông qua Hội nghị toàn thể hoặc Hội nghị đại biểu người lao động
và tổ chức Công đoàn Tổng công ty.
Điều
61. Công khai thông tin
1. Tổng giám đốc
là người thực hiện các quy định của pháp luật và Điều lệ này về công khai thông
tin và chịu trách nhiệm về việc thực hiện các quy định theo Điều lệ này. Bộ phận
lưu giữ hồ sơ, tài liệu của Tổng công ty chỉ được cung cấp thông tin ra bên
ngoài theo quyết định của Tổng giám đốc hoặc người được Tổng giám đốc ủy quyền.
2. Biểu mẫu, nội
dung và nơi gửi thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp có
yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền, Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm tổ chức cung cấp thông tin theo
quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
Chương 9.
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NỘI
BỘ VÀ SỬA ĐỔI ĐIỀU LỆ TỔNG CÔNG TY
Điều
62. Giải quyết tranh chấp nội bộ
1. Việc giải quyết
tranh chấp nội bộ Tổng công ty hoặc tranh chấp liên quan đến quan hệ giữa các
bên: chủ sở hữu, Tổng công ty, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Ban Kiểm
soát nội bộ, bộ máy giúp việc được thương lượng, hòa giải. Nếu việc hòa giải
không thành sẽ đưa ra cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
2. Trường hợp giải
quyết tranh chấp theo Điều lệ này không được các bên chấp thuận, thì bất kỳ bên
nào cũng có thể đưa ra các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Điều
63. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Tổng công ty
1. Điều lệ của Tổng
công ty được sửa đổi, bổ sung khi luật pháp hoặc văn bản của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quy định khác với quy định có liên quan trong Điều lệ này hoặc
trong trường hợp Hội đồng thành viên thấy cần phải bổ sung, sửa đổi hoặc do chủ
sở hữu yêu cầu. Việc bổ sung, sửa đổi Điều lệ Tổng công ty do Hội đồng thành
viên trình Thủ tướng Chính phủ quyết định sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Trường hợp
các văn bản của cơ quan có thẩm quyền có thay đổi và quy định khác với một số nội
dung trong Điều lệ này thì thực hiện theo quy định mới và Hội đồng thành viên
có trách nhiệm kịp thời trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều lệ phù
hợp với các quy định hiện hành.
Chương 10.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều
64. Hiệu lực thi hành
Điều lệ này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt và
có hiệu lực thi hành.
Điều
65. Phạm vi thi hành
1. Chủ sở hữu Tổng
công ty, các đơn vị và cá nhân có liên quan thuộc Tổng công ty có trách nhiệm
tuân thủ các quy định tại Điều lệ này.
2. Các Quy chế nội
bộ của Tổng công ty do Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc ban hành phải tuân thủ
nguyên tắc, nội dung của Điều lệ này.
3. Những vấn đề
liên quan đến hoạt động của Tổng công ty không được nêu trong bản Điều lệ này sẽ
do Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan khác điều chỉnh.
4. Trong trường
hợp Điều lệ này có điều khoản chưa rõ, dẫn đến việc thi hành không đúng pháp luật
thì điều khoản đó không được thi hành và sẽ được chủ sở hữu xem xét, sửa đổi
trên cơ sở đề nghị sửa đổi điều lệ do Hội đồng thành viên trình./.
PHỤ LỤC
DANH SÁCH ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC, CÔNG TY CON, CÔNG TY
LIÊN KẾT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 2011 của
Thủ tướng Chính phủ)
A. Công ty mẹ
1. Công ty Lương
thực Long An.
2. Công ty Bột
mì Bình Đông.
3. Công ty Lương
thực Sông Hậu
4. Công ty Lương
thực Tiền Giang.
5. Công ty Lương
thực Đồng Tháp
6. Công ty Lương
thực Bạc Liêu
7. Công ty Lương
thực Thực phẩm An Giang.
8. Công ty Lương
thực Trà Vinh
9. Công ty Nông
sản Thực phẩm Tiền Giang.
10. Công ty Nông
sản Thực phẩm Trà Vinh.
11. Công ty
Lương thực Sóc Trăng.
12. Công ty
Lương thực Vĩnh Long.
B. Công ty
con
I. Công ty
TNHH một thành viên
1. Công ty TNHH
Bình Tây
2. Công ty TNHH
XNK Kiên Giang.
3. Công ty TNHH
Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh.
II. Công ty
do Tổng công ty giữ cổ phần chi phối
1. Công ty CP
Thương mại Sài Gòn Kho Vận.
2. Công ty CP
Lương thực Nam Trung Bộ.
3. Công ty CP
Lương thực Thực phẩm Safoco.
4. Công ty CP
Bao bì Tiền Giang.
5. Công ty CP
XNK Nông sản Thực phẩm Cà Mau.
6. Công ty CP Tô
Châu.
7. Công ty CP Lương
thực Bình Định.
8. Công ty CP
Xây lắp cơ khí & Lương thực Thực phẩm.
C. Công ty
liên kết
1. Công ty CP
Bánh Lubico
2. Công ty CP Chế
biến Kinh doanh Nông sản Thực phẩm Nosafood.
3. Công ty CP
Bao bì Bình Tây.
4. Công ty CP
Bao bì Đồng Tháp.
5. Công ty CP
Lương thực Thực phẩm Colusa-Miliket.
6. Công ty CP
Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long.
7. Công ty CP
Hoàn Mỹ.
8. Công ty CP
Lương thực Đà Nẵng.
9. Công ty CP Bột
mì Bình An.
10. Tổng công ty
CP Đầu tư và XNK Foodinco.
11. Công ty CP Bến
Thành - Mũi Né./.