Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 185/KH-UBND 2022 phát triển kinh tế tập thể Cần Thơ 2023

Số hiệu: 185/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ Người ký: Nguyễn Ngọc Hè
Ngày ban hành: 05/09/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 185/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 05 tháng 9 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2023

Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ NĂM 2022

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ

1. Đánh giá dựa trên các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

a) Về số lượng, doanh thu và thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác (HTX, LH HTX, THT)

- Hợp tác xã: Tính đến 30/6/2022 toàn thành phố có 300 HTX, trong đó: 147 HTX nông nghiệp, 24 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 43 HTX vận tải, 29 HTX thương mại - dịch vụ, 50 HTX xây dựng, 07 quỹ tín dụng; tổng vốn điều lệ đăng ký 717,716 tỷ đồng. Ước thực hiện cả năm 2022 là 303 HTX.

Số HTX thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2022: 08 HTX (trong đó 05 HTX nông nghiệp, 01 HTX thương mại - dịch vụ, 01 HTX công nghiệp - TTCN, 01 HTX vận tải) đạt 40% kế hoạch năm 2022; ước đến cuối năm thực hiện thành lập mới 20 HTX, đạt 100% kế hoạch phát triển mới HTX năm 2022.

Số HTX đã giải thể trong 6 tháng đầu năm 2022: 01 HTX thương mại - dịch vụ, ước giải thể năm 2022: 10 HTX.

Số HTX trong diện phải tổ chức lại theo Luật: đã thực hiện xong việc tổ chức hoạt động theo Luật HTX 2012 vào đầu năm 2017 (106/106 HTX).

Số HTX đang hoạt động: 200 HTX, trong đó 119 HTX nông nghiệp, 08 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 25 HTX vận tải, 23 HTX xây dựng, 18 HTX thương mại - dịch vụ, 07 Quỹ tín dụng.

Số HTX ngưng hoạt động, tạm ngưng hoạt động: 100 HTX, trong đó có 68 HTX đang làm thủ tục giải thể.

Doanh thu bình quân của HTX: 4 tỷ đồng/năm (tăng 8,1% so với năm 2021).

Doanh thu bình quân của THT: 1,2 tỷ đồng/ năm.

Lãi bình quân HTX, THT: chưa có số liệu cụ thể.

- Tổ hợp tác: Toàn thành phố có: 1.415 tổ hợp tác, trong 6 tháng đầu năm 2022 thành lập mới 31 THT trong lĩnh vực nông nghiệp. Ước thực hiện cuối năm 2022 là 1.450 tổ.

Số HTX, THT hoạt động có hiệu quả: Hiện có trên 65% HTX tổ chức hoạt động có hiệu quả, tổ chức được ít nhất 02 dịch vụ cho thành viên trở lên. Số lượng các THT hoạt động hiệu quả khoảng trên 50% tổ, có 01 THT phát triển thành HTX.

b) Về thành viên, lao động của HTX, liên hiệp HTX, tổ hợp tác

Thành viên HTX: Tổng số thành viên 06 tháng đầu năm 12.802 thành viên, tăng 194 thành viên so với năm 2021 (trong đó thành viên mới 300 thành viên, 106 thành viên ra HTX và do HTX giải thể). Ước thực hiện cuối năm 2022 12.900 thành viên. Trong đó, thành viên gia nhập mới là 1.000 thành viên, tập trung ở các HTX được thành lập mới và các Quỹ tín dụng; số thành viên ra HTX khoảng 700 thành viên, chủ yếu ở các HTX đã giải thể, chờ giải thể.

Tổng số lao động thường xuyên là 16.957 người, trong đó có 5.462 lao động là thành viên HTX.

Thành viên tổ hợp tác: có khoảng 52.238 thành viên tổ hợp tác, bình quân 37 thành viên/tổ, hầu hết hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; nhiều tổ hợp tác có quy mô khá lớn, tạo được sự liên kết, góp vốn, góp công, tổ chức hoạt động dịch vụ phục vụ thành viên sản xuất có hiệu quả.

Thu nhập bình quân: Thu nhập bình quân một thành viên HTX là 70 triệu đồng/năm; Thu nhập bình quân một lao động trong HTX là 55 triệu đồng/năm; Thu nhập bình quân một thành viên tổ hợp tác khoảng 35 triệu đồng/năm.

c) Về trình độ cán bộ quản lý HTX, liên hiệp HTX, tổ hợp tác

- Tổng số cán bộ quản lý:

+ Hợp tác xã: 1.510 cán bộ.

+ Tổ hợp tác: 4.095 cán bộ.

- Trình độ cán bộ quản lý:

+ Hợp tác xã: Cán bộ có trình độ: sơ cấp, trung cấp: 724 người, chiếm tỷ lệ 48%; trình độ cao đẳng, đại học trở lên 361 người, chiếm tỷ lệ 24%. Trên 80% cán bộ quản lý HTX đã qua các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý, điều hành HTX.

+ Tổ hợp tác: Cán bộ có trình độ sơ cấp trở lên chiếm khoảng 10%.

2. Đánh giá theo lĩnh vực

a) Lĩnh vực nông nghiệp

Tổng số hợp tác xã trên địa bàn thành phố là 147 HTX với tổng vốn điều lệ là 158,247 tỷ đồng, thu hút được 2.815 thành viên, lao động thường xuyên 10.534 người (trong đó có 2.815 lao động là thành viên HTX). Trong đó, sHTX đang hoạt động 119, số HTX ngừng hoạt động là 28 HTX.

Doanh thu bình quân của HTX nông nghiệp đạt 3,3 tỷ đồng/năm (tăng 3,13% so với năm 2021); thu nhập bình quân của thành viên HTX nông nghiệp đạt 45 triệu đồng/năm.

Các HTX đang hoạt động sản xuất lúa, lúa giống, nuôi thủy sản, rau màu, trái cây đã hỗ trợ cho thành viên khá tích cực trong tổ chức dịch vụ đu vào như: cung cấp giống, phân bón, cày đất, tưới tiêu, thu hoạch, tổ chức chuyển giao quy trình kỹ thuật; có trên 70% HTX nông nghiệp tổ chức tốt liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đầu ra cho thành viên, đáp ứng nhu cầu của thị trường về slượng, chất lượng và chủng loại trái cây, lúa gạo, rau củ quả cung cấp cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu; nhiều HTX có quy mô khá lớn, tổ chức sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị tiêu biểu như HTX Nông nghiệp thủy sản Thắng Lợi, HTX Nông nghiệp Hiếu Bình, HTX Khiết Tâm (huyện Vĩnh Thạnh), HTX Nông nghiệp Thân Thiện (quận Thốt Nốt), HTX Trường Trung A (huyện Phong Điền)...

Những tồn tại khó khăn, hạn chế của HTX nông nghiệp: phần lớn HTX còn lúng túng trong tổ chức hoạt động do quy mô nhỏ, thu nhập, tích lũy đầu tư phát triển thấp, năng lực của cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế, khó tiếp cận các nguồn lực phát triển và tham gia vào các chương trình dự án cũng như thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Nhiều HTX chưa có thương hiệu riêng, chưa được cấp giấy chứng nhận an toàn, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, nên khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Việc tiêu thụ trái cây của thành viên HTX gặp khó khăn, giá cả giảm thấp. Mặt khác, giá cả phân bón tăng mạnh trong thời gian qua đã ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất của thành viên HTX.

b) Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Tổng số hợp tác xã trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 24 HTX với tổng vốn điều lệ đạt 9,703 tỷ đồng có 390 thành viên, lao động thường xuyên 2.358 người (trong đó có 390 lao động là thành viên HTX). Trong đó, số hợp tác xã đang hoạt động là 8 HTX, số hợp tác xã ngừng hoạt động là 16 HTX (chiếm đa số các HTX điện bị thu hồi lưới điện nhưng chưa giải thể được).

Doanh thu bình quân HTX tiểu thủ công nghiệp: 4,3 tỷ đồng/ năm (tăng 16,2% so với năm 2021); thu nhập bình quân của thành viên HTX: 45 triệu đồng/năm.

+ Các hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hoạt động tập trung chủ yếu ở một số ngành, nghề: đan tre, đan lục bình, may mặc, bánh kẹo. Vai trò của các HTX khá rõ nét trong giải quyết việc làm, khôi phục phát triển làng nghề thông qua việc dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho thành viên và người lao động. Hoạt động dịch vụ hỗ trợ thành viên khá đa dạng: Tổ chức các lớp dạy nghề, cung cấp nguyên liệu đầu vào, sơ chế nguyên vật liệu, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hướng dẫn thành viên đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến mẫu mã để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người dùng và mở rộng thị trường góp phần tích cực vào giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động địa phương. Một số HTX tiêu biểu như HTX Quốc Noãn (huyện Thới Lai), HTX Kim Hưng (quận Cái Răng).

Tuy nhiên, mặt yếu của HTX trong lĩnh này là khó vận động thành lập mới, khả năng đa dạng sản phẩm và năng lực cạnh tranh còn hạn chế do thiếu vốn, ít được đầu tư đổi mới công nghệ.

c) Lĩnh vực giao thông vận tải

Trong lĩnh vực giao thông vận tải có tổng số 43 HTX với số vốn điều lệ 110,463 tỷ đồng có 1.225 thành viên, lao động thường xuyên 2.080 người (trong đó có 1.225 lao động là thành viên HTX). Số HTX đang hoạt động 25, số HTX ngừng hoạt động 18 HTX.

Doanh thu bình quân của HTX vận tải: 5,8 tỷ đồng/năm (doanh thu tăng 45% so với năm 2021, do tình hình dịch bệnh được kiềm chế, HTX khôi phục hoạt động dần bình thường trở lại như trước); thu nhập bình quân của thành viên HTX: 87 triệu đồng/năm.

Trong ngành vận tải đường bộ, đường sông, các phương tiện vận tải hàng hóa và hành khách của thành viên hợp tác xã hoạt động trở lại, tuân thủ các quy định về phòng chống dịch hiện nay. Các hợp tác xã vận tải thực hiện hỗ trợ ngành thuế trong công tác thu và quản lý thuế phương tiện vận tải thành viên hợp tác xã trên địa bàn. Các hợp tác xã vận tải thủy chuyên vận chuyển gạo xuất khẩu duy trì hoạt động tạo được việc làm thường xuyên cho thành viên, tiêu biểu như: Hợp tác xã vận tải thủy Nhơn Hòa (quận Thốt Nốt), Hợp tác xã Sông Hậu (quận Ninh Kiều). Trong lĩnh vực vận tải đường bộ có Hợp tác xã Vận tải đường bộ TP. Cần Thơ (quận Ninh Kiều), Hợp tác xã Thủy bộ Hưng Phú (quận Cái Răng) có quy mô thành viên và số lượng phương tiện khá lớn, đã làm tốt nhiều khâu dịch vụ hỗ trợ cho thành viên trong kinh doanh vận tải.

Khó khăn hiện nay đối với các hợp tác xã thuộc lĩnh vực vận tải là tình hình giá xăng, dầu tăng cao đã ảnh hưởng đến hoạt động của các hợp tác xã vận tải, một số hợp tác xã gặp khó khăn về kinh phí để lắp đặt trung tâm giám sát camera, giám sát hành trình cho xe theo quy định.

d) Lĩnh vực xây dựng

Trong lĩnh vực xây dựng thành phố có tổng số 50 HTX, tổng vốn điều lệ 179,848 tỷ đồng, 528 thành viên, lao động thường xuyên 1.310 người (trong đó có 528 lao động là thành viên HTX). Trong đó, số HTX đang hoạt động 23, sHTX ngưng hoạt động 27 HTX (nhiều HTX ngưng hoạt động tạm thời do chưa có công trình).

Doanh thu bình quân của HTX: 5,6 tỷ đồng/năm (doanh thu tăng 44% với năm 2021); Thu nhập của thành viên HTX: 67 triệu đồng/năm.

Lĩnh vực xây dựng có số lượng HTX khá lớn, hoạt động theo mô hình HTX tạo việc làm cho người lao động. Các HTX nâng cao chất lượng công trình thi công, cố gắng tìm kiếm công trình để tạo việc làm, tăng thu nhập cho thành viên. Nhiều HTX tạo được uy tín, đảm bảo chất lượng thi công nhiu công trình giao thông, thủy lợi, công trình công cộng, nhà ở dân cư, như: HTX Xây dựng Tiến Lợi (quận Bình Thủy), HTX Xây dựng Quốc Thng (quận Tht Nốt).

Cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng rất quyết liệt, phần lớn HTX xây dựng hoạt động không ổn định, phụ thuộc vào năng lực đấu thầu và nhu cầu xã hội, một số HTX hoạt động không thường xuyên hoặc ngưng hoạt động do không có công trình thi công.

đ) Lĩnh vực thương mại - dịch vụ

Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ có tổng số 29 HTX với tổng vốn điều lệ 210,806 tỷ đồng, 378 thành viên, lao động thường xuyên 549 người (trong đó có 378 lao động là thành viên HTX). Trong đó, số HTX đang hoạt động 18, số HTX ngừng hoạt động 11 HTX.

Doanh thu bình quân của HTX: 46 tỷ đồng/năm; thu nhập của thành viên HTX: 92 triệu đồng/năm.

Các HTX hoạt động trong loại hình này như: chế biến, thu mua nông sản, xây xát chế biến gạo có bước phát triển nhất định. Các HTX chế biến, thu mua nông sản hoạt động có hiệu quả, mở rộng sản xuất kinh doanh. Nổi bật như HTX nông sản xanh Cần Thơ (quận Thốt Nốt), HTX Nhất Tâm (quận Ninh Kiều), HTX Thuận Phát (huyện Thi Lai)... đã liên kết và tiêu thụ hàng nông sản an toàn cho nhiều HTX khác trên địa bàn thành phố, góp phần hình thành các HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị.

Hạn chế trong HTX lĩnh vực thương mại - dịch vụ là khả năng cạnh tranh của HTX còn yếu, chưa ổn định được chuỗi sản xuất nông sản sạch, việc cam kết, tiêu thụ hàng hóa nông sản đầu ra cho các HTX có liên kết chưa ổn định, số lượng tiêu thụ chưa nhiều. Chưa có chính sách hỗ trợ cụ thể cho loại hình HTX này.

e) Quỹ tín dụng nhân dân

Tổng số 7 Quỹ tín dụng, vốn điều lệ 48,647 tỷ đồng, 7.466 thành viên, lao động thường xuyên 126 người.

Doanh thu bình quân của QTDND: 8,5 tỷ đồng/năm; thu nhập của thành viên xác lập QTDND: 74 triệu đồng/năm.

Các Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động tương đối hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn, không để dư nợ xấu quá quy định, phát triển thêm thành viên, đội ngũ cán bộ được tăng cường về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn. Trong điều kiện khó khăn, tính tương trợ của các Quỹ tín dụng được phát huy, hỗ trợ thành viên vốn đầu tư sản xuất kinh doanh nhỏ, góp phần hạn chế được nạn cho vay nặng lãi, thiết thực giúp cho hộ nghèo vượt khó, cải thiện đời sống như Quỹ tín dụng nhân dân Tín Nghĩa (quận Ninh Kiều), Quỹ tín dụng nhân dân Nam Cần Thơ (quận Cái Răng), Quỹ tín dụng nhân dân Thạnh An (huyện Vĩnh Thạnh).

Khó khăn của quỹ tín dụng nhân dân hiện nay là điều kiện để tham gia thành viên và cho vay được siết chặt hơn, ảnh hưởng rất lớn cho hoạt động của hầu hết các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn, khó phát triển thành viên mới, dư nợ cho vay tăng thấp. Tình hình dịch bệnh đã ảnh hưởng đến nhiều chỉ tiêu hoạt động của Quỹ không đạt kế hoạch đề ra trong năm 2021.

3. Một số mô hình hoạt động hiệu quả theo phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao

Liên minh Hợp tác xã thành phố chọn xây dựng 30 HTX, phối hợp với các ngành và địa phương xây dựng HTX sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị, ứng dụng. Giới thiệu 5 HTX sản xuất các nông sản chủ lực (lúa gạo, trái cây, cá tra) tham gia Đề án xây dựng mô hình HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị của Liên minh HTX Việt Nam.

Phối hợp sở ngành, đoàn thể, địa phương tư vấn, hỗ trợ các HTX có điều kiện tham gia các chương trình dự án nhằm phát huy nguồn lực hỗ trợ HTX về vn, công nghệ, thị trường, đào tạo nhân lực, nhất là 5 HTX đã được chọn theo Quyết định 274/QĐ-UBND ngày 26/01/2022 của UBND thành phố Cần Thơ về phê duyệt danh sách Hợp tác xã thí điểm tham gia Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình Hợp tác xã kiểu mới hiệu quả giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Một số mô hình tiêu biểu: Mô hình HTX Khiết Tâm (sản xuất lúa - huyện Vĩnh Thạnh), HTX Thủy sản Thắng Lợi (nuôi cá tra - huyện Vĩnh Thạnh), HTX sản xuất - thương mại Nhất Tâm (lĩnh vực chế biến thủy sản, quận Ninh Kiều), HTX Trường Trung A (cây ăn quả, huyện Phong Điền),... là những HTX hoạt động hiệu quả theo mô hình sản xuất gắn chuỗi giá trị, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thành viên trong nâng cao chất lượng sản phẩm như: sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn, sản xuất sạch, truy xuất ngun gốc qua mã vạch, mã vùng trồng, tham gia vào các sàn giao dịch thương mại điện tử... giúp cho thành viên có đầu ra ổn định thông qua các hợp đồng nhiều năm qua với các nhà máy chế biến, công ty, siêu thị.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ

1. Kết quả triển khai Luật và các văn bản hướng dẫn

Thành phố đã thực hiện triển khai pháp luật và chính sách phát triển kinh tế tập thể như: Chương trình số 28-CTr/TU ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Thành ủy Cần Thơ về hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2022 - 2030; Kế hoạch số 193/KH-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2020 của UBND thành phố Cần Thơ về phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2022; Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2020 của UBND thành phố Cần Thơ về phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2021 của UBND thành phố Cần Thơ về thực hiện Chương trình Hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Cần Thơ; Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2021 của UBND thành phố Cần Thơ về triển khai thực hiện Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025, trên địa bàn thành phố Cần Thơ; Kế hoạch số 200/KH-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2021 của UBND thành phố Cần Thơ về hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn thành phố Cần Thơ; Quyết định số 274/QĐ-UBND ngày 26/01/2022 của UBND thành phố về phê duyệt danh sách HTX thí điểm tham gia Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn thành phố Cần Thơ; Báo cáo 154/BC-UBND ngày 30/6/2022 của UBND thành phố về tình hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã 6 tháng đầu năm 2022, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022 trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

2. Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể

Ban Chỉ đạo kinh tế tập thể của thành phố đã đôn đốc, hướng dẫn củng cố, kiện toàn các Ban chỉ đạo kinh tế tập thể quận, huyện; tăng cường tham mưu cho Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về HTX; đng thời nghiên cứu đề xuất những giải pháp thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển.

Về tổ chức bộ máy quản lý nước về HTX: Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể, HTX; phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân các quận huyện theo dõi và tham mưu quản lý Nhà nước ở cấp huyện. Các sở, ngành chuyên môn liên quan đều có phân công cán bộ phụ trách lĩnh vực kinh tế tập thể, HTX.

Hoạt động giám sát, kiểm tra, hướng dẫn các HTX bổ sung hoàn thiện các thủ tục, giúp HTX tuân thủ các nguyên tắc, quy định của Luật HTX được Liên minh HTX thành phố phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch và các phòng chức năng của quận, huyện thực hiện thường xuyên, đã xử lý một số trường hợp HTX nông nghiệp chậm đăng ký mã số thuế, giải thể 01 HTX, đang kiểm tra củng cố hoặc giải thể các HTX ngưng hoạt động trên 12 tháng.

3. Kết quả triển khai chính sách hỗ trợ, ưu đãi HTX

a) Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

Thực hiện Kế hoạch số 193/KH-UBND về phát triển kinh tế tập thể năm 2022, Liên minh Hợp tác xã thành phố, Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn đã phối hợp xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, cán bộ quản lý HTX, tuyên truyền về kiến thức kinh tế tập thể năm 2022, được UBND thành phố phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện 400 triệu đồng. Liên minh Hợp tác xã thành phố đã thực hiện cụ thể:

- Tổ chức 2 lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX, chuyên đề 1: “Tổ chức dịch vụ cung ứng tập trung qua HTX”; chuyên đề 2: “Nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho cán bộ hợp tác xã”, tổng số cán bộ quản lý HTX tham dự 80 người.

- Tổ chức 04 lớp bồi dưỡng kiến thức kinh tế tập thể cho 169 cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách xã, phường, các đoàn th, cán bộ Hội Cựu chiến binh.

- Đang xây dựng kế hoạch thực hiện các bước đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn tại các HTX, theo Kế hoạch 124/KH-UBND ngày 14/6/2021 của UBND thành phố Cần Thơ.

b) Chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường

Tổ chức hỗ trợ cho 06 HTX và 02 sản phẩm OCOP tham gia “Phiên chợ hàng Việt” do Sở Công Thương phối hợp với Siêu thị GO tổ chức.

Tổ chức, hỗ trợ 18 HTX, 03 doanh nghiệp và 3 cơ sở sản xuất ở địa phương có sản phẩm tiêu biểu đạt chứng nhận chất lượng sản phẩm tham gia Hội chợ xúc tiến thương mại cho các HTX (Coop - Expo 2022) tại Hà Nội.

Hỗ trợ trên 40 lượt HTX tham gia 08 cuộc Hội nghị kết nối, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho HTX, THT và người dân trên địa bàn thành phố với 06 doanh nghiệp nông sản, hệ thống siêu thị Winmart+, Satra, Bách Hóa Xanh và Siêu thị GO.

Thực hiện hỗ trợ, hướng dẫn các HTX có hàng hóa nông sản và hàng thủ công mỹ nghệ... tham gia các sàn giao dịch điện tử của Bộ Công thương, Tổ công tác 970 của Bộ Nông nghiệp, kết nối tiêu thụ của Liên minh Việt Nam theo Chương trình 503 và đăng thông tin quảng bá sản phẩm các HTX trên trang thông tin điện tử Liên minh HTX Cần Thơ để đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm HTX, THT. Liên minh HTX có thành lập Tổ công tác chỉ đạo hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho HTX, THT ở địa phương.

Hoạt động trưng bày giới thiệu sản phẩm tại tầng trệt cơ quan Liên minh HTX thành phố Cần Thơ, giúp cho nhiều HTX, THT quảng bá, giới thiệu sản phẩm, từ đó làm cầu nối cho nhiều HTX mở rộng quan hệ thương mại, ký kết được các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các tổ chức, doanh nghiệp.

c) Chính sách thành lập mới HTX, Liên hiệp HTX

Liên minh HTX thành phố đã tổ chức 12 lớp cung cấp thông tin, tư vấn quy định của pháp luật về HTX cho 12 nhóm sáng lập viên HTX ngành nông nghiệp, công nghiệp - TTCN, thương mại - dịch vụ và vận tải trước khi thành lập HTX, có trên 360 người tham dự.

Cung cấp, giới thiệu tài liệu 24 mô hình HTX và 03 mô hình tổ hợp tác điển hình tiên tiến và trên 360 quyển luật HTX 2012. Bảo đảm người dân hiu về HTX kiểu mới theo Luật HTX 2012 và tự nguyện tham gia HTX.

d) Các chính sách hỗ trợ khác

Chính sách đất đai, ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới, hỗ trợ vốn giống, tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển HTX, hỗ trợ chế biến sản phẩm và HTX tham gia chương trình phát triển kinh tế xã hội đi với HTX còn nhỏ lẻ, phân tán không đáng kể; HTX khó tiếp cận và thụ hưởng. Hiện chưa thống kê đầy đủ và đánh giá hiệu quả chính sách đúng mức.

4. Đánh giá vai trò, vị trí của KTTT, HTX trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong xây dựng nông thôn mới nói riêng

Tình hình hoạt động của tổ hợp tác, HTX phát triển theo hướng tích cực, được sự quan tâm, hỗ trợ hiệu quả hơn của các ngành các cấp, nht là lĩnh vực nông nghiệp và địa bàn nông thôn, các HTX thành lập mới đều xuất phát từ nhu cầu chung thực tế của thành viên, hoạt động của HTX từng bước thhiện tính bản chất, nguyên tắc của Luật HTX. Một số HTX, tổ hợp tác không ngừng nlực vươn lên, tăng khả năng tích lũy, đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ sản xuất, nâng cao năng lực hỗ trợ có hiệu quả cho thành viên sản xuất, kinh doanh, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường, hợp tác tập trung sản xuất đgiảm chi phí, tăng tính cạnh tranh là phương pháp tổ chức sản xuất, kinh doanh mà mô hình HTX đem lại cho thành viên.

Hoạt động liên kết giữa HTX nông nghiệp với doanh nghiệp từng bước hiệu quả hơn, phát huy vai trò cung cấp đầu vào, đầu ra cho thành viên, giúp thành viên giảm chi phí sản xuất và có đầu ra khá ổn định. Các HTX phi nông nghiệp đang hỗ trợ thành viên và người lao động với sự đa dạng về cách thức, phương pháp cung cấp các dịch vụ cho thành viên. Những kết quả đạt được trong tổ chức và hoạt động của các HTX tạo niềm tin cho người dân, nhất là nông dân tin tưởng vai trò của HTX kiểu mới, từ đó số lượng HTX phát triển khá, nông dân và người lao động tự nguyện tham gia vào HTX. Nét mới của phong trào HTX trong những năm gần đây là sự phát triển HTX lĩnh vực cây ăn trái, rau, lúa gạo và HTX dịch vụ tiêu thụ nông sản phát triển khá mạnh; đang hình thành chuỗi liên kết giữa các HTX sản xuất và HTX, doanh nghiệp dịch vụ cung cấp nông sản an toàn của các HTX đến với người tiêu dùng của thành phố, thị trường trong nước và xuất khẩu.

Hoạt động của HTX gắn với cộng đồng dân cư, giúp cho thành viên hợp tác tương trợ nhau có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất; liên kết với doanh nghiệp nhằm hỗ trợ đầu tư, tiêu thụ sản phẩm cho thành viên và nông dân; góp phần chuyển dịch từ sản xuất theo hộ gia đình riêng lẻ sang mô hình sản xuất hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị có quy mô lớn, hiệu quả hơn, giúp tăng thu nhập cho hộ nông dân, xóa đói giảm nghèo, xây dựng tinh thần hợp tác, đoàn kết trong cộng đồng góp phần giữ ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội địa phương, đóng góp thiết thực vào xây dựng nông thôn mới.

III. CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI HẠN CHẾ NGUYÊN NHÂN

1. Những tồn tại, hạn chế

Số HTX ngưng hoạt động từ lâu nhưng chưa giải thể được, do còn giữ pháp nhân để giải quyết những tồn đọng về tài chính hoặc không còn người đại diện tham gia hội đồng giải thể bắt buộc.

Hầu hết các HTX khó khăn về vốn, kỹ năng quản lý, điều hành, tiêu thụ sản phẩm... thiếu chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh lâu dài. Vai trò chính của HTX trong tổ chức dịch vụ phục vụ thành viên ở một số HTX còn lúng túng, chưa rõ nét.

Đa số HTX, tổ hợp tác chưa tiếp cận được các chính sách hỗ trợ ưu đãi như: chính sách tín dụng, cơ sở hạ tầng, đất đai, khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại... dẫn tới việc đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác, HTX còn hạn chế.

Việc liên kết với doanh nghiệp, hình thành và phát triển chuỗi giá trị sản phẩm có bước phát triển, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại do giá cả thị trường thiếu ổn định.

2. Nguyên nhân hạn chế

Phần lớn HTX quy mô còn nhỏ; tâm lý, niềm tin và sự hợp tác tương trợ của thành viên trong từng HTX chưa cao, sức mạnh tập thể chưa được phát huy; các hoạt động dịch vụ phục vụ thành viên hiệu quả chưa cao.

Năng lực tổ chức quản lý, điều hành của cán bộ HTX, nhất là HTX nông nghiệp tuy có được quan tâm bồi dưỡng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, là nguyên nhân cơ bản làm hạn chế việc đổi mới, phát triển mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả phục vụ thành viên trong từng HTX.

Chính sách hỗ trợ, ưu đãi HTX khá đầy đủ, nhưng trong thực tế chưa đi vào cuộc sống, HTX khó tiếp cận và thụ hưởng.

Hoạt động tiêu thụ nông sản, nhất là trái cây bị ảnh hưởng do tình hình dịch bệnh, làm giá cả một số mặt hàng giảm thấp, bên cạnh đó giá phân bón tăng mạnh đã ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của các HTX.

IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

1. Kính đề nghị các Bộ, ngành Trung ương bố trí kinh phí hỗ trợ kinh tế tập thể, HTX tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nông thôn mới, tái cơ cấu kinh tế, chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, đề án cần cụ thể để HTX dễ tiếp cận và thụ hưởng.

2. Đối với các chương trình, dự án cần cụ thể hơn về bố trí nguồn vốn cho các chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, chính sách hỗ trợ trong ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới vào quá trình sản xuất của HTX, các chính sách hỗ trợ hoạt động tuyên truyền về kinh tế tập thể, HTX.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2023

I. MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2023

1. Phát triển kinh tế tập thể là một yêu cầu bức xúc trong trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang hội nhập sâu, rộng với kinh tế thế giới; cạnh tranh về chất lượng, số lượng, giá thành sản phẩm dịch vụ đặt ra nhu cầu phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã sẽ ngày càng trở nên bức xúc, và cấp thiết đối với những người lao động riêng lẻ, hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.

2. Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng châu thổ sông Cửu Long chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và nhiều đập thủy điện chặn nguồn nước của các quốc gia thượng nguồn là một thách thức rất lớn trong sản xuất nông nghiệp. Việc sản xuất sản phẩm chủ lực thủy sản, gạo, trái cây gắn với thị trường; xây dựng chuỗi cung ứng các ngành hàng này theo chiều sâu, có hàm lượng khoa học công nghệ cao, an toàn và đáp ứng được hàng rào kỹ thuật, xuất xứ hàng hóa, sở hữu trí tuệ, tăng giá trị thương hiệu, giá trị gia tăng nhằm đáp ứng được mục tiêu tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; hơn lúc nào hết phải đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ tập trung, ứng dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất, chế biến; mô hình HTX là một mắt xích không thể thiếu trong chuỗi giá trị hiện nay và tương lai.

3. Thực hiện các kế hoạch của UBND thành phố đã ban hành: Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2020 của UBND thành phố Cần Thơ “Phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2025”; Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2021 của UBND thành phố Cần Thơ về thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025” trên địa bàn thành phố Cần Thơ; Kế hoạch 125/KH-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2021 của UBND thành phố Cần Thơ về triển khai thực hiện Đán “lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021 - 2025”, trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2023

1. Dự báo những thuận lợi, khó khăn.

a) Dự báo những thuận lợi

Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến kinh tế tập thể, HTX, gần đây đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới; Tổng kết 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012, sửa đổi, bổ sung dự thảo Luật HTX mới... Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025”; Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 14/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021-2025”; Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 08/7/2022 của Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ về chủ trương thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển Hợp tác xã thành phố Cần Thơ...

Sự quan tâm lãnh, chỉ đạo trực tiếp của Thành ủy, UBND thành phố và được sự phối hợp tích cực của các sở, ban, ngành đoàn thể, các quận, huyện trong thực hiện đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, HTX trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

b) Những khó khăn

Tình trạng quy mô hợp tác xã còn nhỏ, hoạt động dịch vụ phục vụ thành viên nhỏ lẻ, manh mún dẫn đến hiệu quả thấp, chưa tạo được sản xuất hàng hóa, dịch vụ ổn định có quy mô lớn, số hợp tác xã hoạt động có hiệu quả chưa nhiều;

Khả năng thu hút nguồn nhân lực có trình độ rất hạn chế, trình độ năng lực quản lý, điều hành của cán bộ hợp tác xã còn nhiều mặt yếu kém, riêng trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ cán bộ quản lý hợp tác xã có trình độ cao đẳng, đại học chiếm chưa đến 5%;

Các hợp tác xã đều khó khăn tiếp cận các nguồn vốn từ các ngân hàng, khả năng huy động vốn trong nội bộ thành viên hạn chế từ đó hạn chế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh;

Xây dựng được chuỗi liên kết để tạo sức cạnh tranh sản phẩm và đáp ứng nhu cầu trên thị trường còn nhiều hạn chế, còn bỏ trống khâu chế biến, cung cấp tín dụng nội bộ cho thành viên.

2. Định hướng chung về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã

Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế quan trọng, phải được củng cố và phát triển cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xuất phát từ nhu cầu thiết thực, bảo vệ lợi ích và tạo điều kiện cho thành viên sản xuất kinh doanh hiệu quả, phát triển bền vững. Phát triển kinh tế tập thể phải tôn trọng bản chất, giá trị, nguyên tắc hoạt động của kinh tế tập thể, phù hợp với điều kiện, đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố.

Phát triển kinh tế tập thể cả về số lượng và chất lượng, trong đó chú trọng chất lượng, bảo đảm sự hài hòa trong tất cả các ngành, lĩnh vực, địa bàn; có chính sách ưu tiên cho các tổ chức kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp, gắn hoạt động sản xuất kinh doanh với chuỗi giá trị sản phẩm, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; ưu tiên phát triển các tổ chức kinh tế tập thể gắn với phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức.

3. Mục tiêu tổng quát

Phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả, bền vững, cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Với nhiều mô hình hợp tác, liên kết trên cơ sở tôn trọng bản chất, giá trị và nguyên tắc của kinh tế tập thể, thu hút ngày càng nhiều hộ gia đình và cá nhân tham gia; góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của các thành viên, hộ gia đình; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh của thành phố.

4. Một số mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu thành lập mới từ 20 HTX, 50 - 60 tổ hợp tác, trong đó tập trung xây dựng từ ít nhất 03 HTX có quy mô lớn trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Thành viên HTX đạt 13.400 thành viên, trong đó phát triển thành viên mới 1.000 thành viên.

- Thành viên tổ hợp tác đạt 53.000 trong đó thành viên phát triển mới từ 500 đến 700 thành viên.

- Ước tổng doanh thu của các HTX năm 2023: khoảng 2.600 tỷ đồng.

- Doanh thu bình quân HTX 4,2 tỷ đồng.

- Thu nhập bình quân của thành viên 70.000.000đồng/thành viên/năm.

- Thu nhập bình quân của người lao động 55.000.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cán bộ HTX đạt trình độ sơ, trung cấp đạt 48%.

- Tỷ lệ cán bộ HTX đạt trình độ cao đẳng, đại học đạt 24%.

5. Các giải pháp phát triển kinh tế tập thể năm 2023

a) Tiếp tục thực hiện và hoàn thiện thể chế, chính sách

Triển khai thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy Cần Thơ và các Kế hoạch của UBND thành phố thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới; Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2030. Tiếp tục triển khai thực hiện và chủ động, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn khi Luật HTX mới được ban hành. Tập trung hỗ trợ, tư vấn sáng lập viên thành lập Quỹ hỗ trợ Hợp tác xã trên địa bàn thành phố theo Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 08/7/2022 của Hội đồng Nhân dân thành phố Cần Thơ.

Triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra của Kế hoạch 95/KH-UBND ngày 19/8/2020 của UBND thành phố về Phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch 124/KH-UBND ngày 14/6/2021 của UBND thành phố về Thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025” trên địa bàn thành phố Cần Thơ theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch 125/KH-UBND ngày 14/6/2021 của UBND thành phố về Triển khai thực hiện Đề án “lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021 - 2025” trên địa bàn thành phố Cần Thơ theo Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 03/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Tuyên truyền, tập huấn các chính sách, văn bản QPPL mới ban hành và nâng cao năng lực nguồn nhân lực HTX

- Công tác tuyên truyền

Giao Liên minh HTX thành phố tham mưu xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền năm 2023: Tổ chức các lớp Bồi dưỡng kiến thức về kinh tế tập thể, HTX cho đối tượng cán bộ phụ trách kinh tế tập thể cấp huyện và cấp xã; làm rõ mô hình HTX kiểu mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa nhằm thống nhất nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về bản chất HTX và các quy định trong Luật HTX năm 2012; Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm về kinh tế tập thể, HTX và triển khai các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước và các nghị quyết, cơ chế, chính sách của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND thành phố về phát triển kinh tế tập thể, HTX.

Tăng cường cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông đại chúng nhằm tuyên truyền rộng rãi về kinh tế tập thể, HTX; nâng cao chất lượng trang thông tin điện tử, bản tin kinh tế tập thể, HTX; giới thiệu mô hình HTX điển hình tiên tiến có hiệu quả trên các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

- Công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực nguồn nhân lực HTX

Tổ chức tốt các lớp cán bộ quản lý, điều hành HTX, tổ hợp tác, chú trọng việc tổ chức cho học viên đi học tập thực tế kinh nghiệm mô hình HTX kiểu mới hiệu quả trong và ngoài thành phố.

Phối hợp Trường trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ HTX Miền Nam thuộc Liên minh HTX Việt Nam tổ chức các lớp nghiệp vụ về công tác Kế toán và nâng cao kỹ năng quản lý điều hành HTX.

Thực hiện đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn tại các HTX theo Kế hoạch 124/KH-UBND ngày 14/6/2021 của UBND thành phố Cần Thơ.

Tranh thủ nguồn vốn từ Đề án đào tạo nghề cho người lao động của thành phố hỗ trợ cho các HTX dạy nghề cho thành viên và người lao động.

- Công tác hỗ trợ thành lập mới HTX:

+ Đẩy mạnh công tác tư vấn hỗ trợ cho 25 - 30 sáng lập viên vận động thành lập HTX:

Tổ chức các lớp tập huấn cung cấp thông tin cho các sáng lập viên, tư vấn, tập huấn về quy định pháp luật làm rõ nguyên tắc, bản chất, vai trò của HTX và mô hình pháp lý theo Luật HTX 2012 trước khi thành lập HTX.

Hỗ trợ tư vấn trực tiếp cho sáng lập viên về xây dựng điều lệ, cách thức tổ chức Hội nghị thành lập HTX và thực hiện các thủ tục thành lập, đăng ký và tổ chức hoạt động của HTX.

Hỗ trợ máy móc, thiết bị phục vụ quản lý, điều hành HTX như: bộ máy tính bàn; máy in; phần mềm kế toán và hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm HTX nông nghiệp.

Liên minh Hợp tác xã thành phố chủ trì phối hợp với các phòng chức năng quận, huyện hướng dẫn củng cố từ 40 - 50 HTX, tập trung giải thể các HTX ngưng hoạt động trên 12 tháng theo đúng quy định.

+ Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường:

Tổ chức hỗ trợ đoàn đưa sản phẩm, hàng hóa các HTX của địa phương đi tham gia Hội chợ quốc tế sản phẩm của khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã (Coop-Expo 2023); tham gia các Hội nghị, Chương kết nối giao thương, xúc tiến thương mại, đầu tư cho HTX trên địa bàn cả nước do Liên minh HTX Việt Nam tổ chức và các Hội chợ tổ chức tại thành phố Cần Thơ.

Tăng cường hỗ trợ các HTX tham gia Chương trình “Kết nối cung - cầu hàng hóa giữa các tỉnh, thành năm 2023”; Tham gia Chương trình “Kết nối nhà sản xuất và nhà phân phối giới thiệu sản phẩm”. Đẩy mạnh hỗ trợ hoạt động liên kết hợp tác giữa HTX với doanh nghiệp, giữa HTX với HTX nhằm hỗ trợ bao tiêu đầu ra cho sản phẩm của thành viên; Hỗ trợ mở rộng thị trường kết nối sản phẩm, tăng cường đưa sản phẩm HTX tham gia Điểm trưng bày giới thiệu sản phẩm tại trụ sở cơ quan Liên minh HTX.

Tiếp tục hỗ trợ các HTX ký kết hợp đồng cung cấp nguồn phân bón bảo đảm chất lượng và giá cả hợp lý. Xây dựng và hình thành chuỗi liên kết hàng hóa nông sản an toàn, gắn với Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” của thành phố.

Hỗ trợ ứng dụng, đổi mới nâng cao trình độ công nghệ: Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Phối hợp tổ chức cho các HTX, tổ hợp tác trong vùng qui hoạch cánh đồng lớn, vùng cây ăn trái, vùng nuôi thủy sản... của các quận, huyện, giúp các HTX, tổ hợp tác tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa có số lượng lớn, truy xuất được nguồn gốc và đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu và chỉ dẫn địa lý... Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển KTTT, HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh và đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp; hỗ trợ kinh phí ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất kinh doanh, quản lý chuỗi cung ứng, an toàn vệ sinh thực phẩm, dự báo giá, thời vụ,...

+ Hỗ trợ HTX xây dựng các dự án đổi mới công nghệ, khai thác nguồn vốn từ quỹ khuyến công cho các HTX làng nghề, thủ công mỹ nghệ nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm. Ưu tiên hỗ trợ HTX trong lĩnh vực nông nghiệp đổi mới ứng dụng công nghệ cao, thiết bị tiên tiến; hỗ trợ đầu máy móc, thiết bị, hạ tầng kỹ thuật số, kết nối mạng Internet, ứng dụng công nghệ số cho HTX thực hiện quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn dài hạn cho đội ngũ nhân viên công nghệ thông tin, sử dụng công nghệ số, kỹ năng chuyển đổi số; kỹ năng quản lý, điều hành chuyển đổi số cho Hội đồng quản trị, giám đốc các HTX. Hỗ trợ đưa lao động trẻ có trình độ cao đẳng, đại học phù hợp nhu cầu, lĩnh vực hoạt động của HTX.

c) Nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể, HTX

Trực tiếp kiểm tra, hướng dẫn, giúp cho từ 40-50 HTX thực hiện đúng các nguyên tắc, quy định, chế độ quản lý, lưu giữ tài liệu của HTX quy định tại điều 10 Luật HTX 2012; chú ý hướng dẫn về hồ sơ, sổ sách kế toán, ứng dụng tin học vào công tác kế toán, khai báo thuế qua mạng và tham gia giới thiệu sản phẩm hàng hóa dịch vụ qua thương mại điện tử.

Đẩy mạnh hoạt động tư vấn hỗ trợ, giúp các HTX khắc phục, sửa chữa những hạn chế, thiếu sót trong tổ chức hoạt động theo Luật HTX năm 2012, nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động của HTX. Xây dựng niềm tin trong nội bộ thành viên HTX và tạo niềm tin cho các đối tác là doanh nghiệp, đồng thời đáp ứng các tiêu chí, điều kiện để thụ hưởng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước.

Giúp các HTX tiếp cận khai thác có hiệu quả các chính sách hỗ trợ và từ chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ thành viên nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm. Hỗ trợ, khuyến khích HTX mở rộng quy mô, đa dạng dịch vụ phục vụ thành viên; phát triển mở rộng quy mô HTX phải gắn liền với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, hỗ trợ thí điểm đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn trong HTX.

Quan tâm xây dựng và nhân rộng mô hình HTX điển hình tiên tiến theo Kế hoạch 125/KH-UBND ngày 14/6/2021 của UBND thành phố Cần Thơ.

Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng và nhân rộng làm rõ mô hình HTX kiểu mới; Tổ chức cho các HTX tham quan, học tập các mô hình điểm, mô hình HTX kiểu mới có hiệu quả của các tỉnh, thành khác.

Đẩy mạnh xây dựng mô hình HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị theo đề án của Liên minh HTX Việt Nam. Chú trọng xây dựng các HTX nông nghiệp sản xuất các sản phẩm nông nghiệp theo danh mục sản phẩm chủ lực: gạo, trái cây, rau an toàn, thủy sản, chăn nuôi theo danh mục sản phẩm quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn thành phố (theo Quyết định 1629/QĐ-UBND ngày 08/7/2019); liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị.

Triển khai thực hiện kế hoạch thi đua khen thưởng hàng năm, tổ chức và tham gia kỷ niệm 30 năm thành lập Liên minh HTX Việt Nam (29/10/1993 - 29/10/2023); triển khai thực hiện chương trình phối hợp với các Sở ngành, đoàn thể liên quan, làm việc với các quận, huyện đánh giá sơ, tổng kết tình hình kinh tế tập thể trên từng địa bàn, kịp thời hướng dẫn cho HTX hoạt động đúng luật và có hiệu quả.

d) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể

Củng cố Ban Chỉ đạo kinh tế tập thể thành phố, tăng cường công tác tham mưu cho Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể, HTX; nghiên cứu đề xuất những giải pháp cụ thể để thúc đẩy phong trào kinh tế tập thể, nòng cốt HTX phát triển góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố rà soát, bổ sung nhân sự phụ trách kinh tế tập thể có năng lực, kinh nghiệm ở các sở, ngành, quận, huyện đủ sức tham mưu cho các cấp lãnh đạo thực hiện các nội dung quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể, HTX.

Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các HTX củng cố tổ chức bộ máy, đa dạng hoạt động dịch vụ phục vụ thành viên; bổ sung hoàn thiện các thủ tục, hướng các HTX tuân thủ các nguyên tắc, quy định của Luật HTX 2012.

e) Huy động các lực lượng xã hội, các tổ chức đoàn thể trong nước và quốc tế tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở ngành thành phố, quận huyện đẩy mạnh thực hiện Quyết định số 1804/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX giai đoạn 2021 - 2025”.

Triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình phối hợp hoạt động giữa Liên minh HTX thành phố với các đoàn thể..., phối hợp vận động thành viên thành lập mới HTX, tổ hợp tác do đoàn thể chủ trì.

Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các đoàn thể chính trị tham mưu cho Thành ủy đưa nội dung về kinh tế tập thể vào chương trình các lớp tập huấn cán bộ các đoàn thể hàng năm, nhằm tuyên truyền sâu, rộng trong đoàn viên, hội viên về quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về kinh tế tập thể, nòng cốt là HTX.

Liên minh HTX thành phố Cần Thơ phát huy hơn nữa vai trò nòng cốt trong đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, HTX trên địa bàn và phát huy vai trò phản biện, đề xuất, góp ý xây dựng chính sách về phát triển kinh tế tập thể, HTX.

Trên cơ sở Kế hoạch này từng sở ngành, quận, huyện theo chức năng nhiệm vụ của mình xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả.

g) Hỗ trợ khu vực kinh tế tập thể gặp khó khăn do đại dịch Covid-19

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 về hỗ trợ Doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19. Thường xuyên nắm bắt tình hình khó khăn, vướng mắc của HTX, THT và các thành viên trên địa bàn thành phố gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, kịp thời tuyên truyền, phổ biến và tư vấn cho các HTX, THT và các thành viên tiếp cận và thụ hưởng các chính sách hỗ trợ.

Trên đây là Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2023 trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Ủy ban nhân dân thành phố kính trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, tổng hợp./.

(Đính kèm phụ lục)

 


Nơi nhận:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Liên minh Hợp tác xã
Việt Nam;
- TT. Thành ủy;
- CT, PCT UBND thành phố (1AC);
- Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Liên minh Hợp tác xã thành phố;
- VP. UBND thành phố (2
C,3B);
- Cổng thông tin điện tử thành phố;
- Lưu: VT.HN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Hè

 

PHỤ LỤC I

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2023
Kèm theo Kế hoạch số 185/KH-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố về Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã thành phố Cần Thơ năm 2023

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện 2021

Năm 2022

Kế hoạch 2023

Kế hoạch

Ước thực hiện cả năm

I

Hợp tác xã

 

 

 

 

 

1

Tổng số hợp tác xã

HTX

293

304

303

313

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

Số hợp tác xã đang hoạt động

 

192

240

212

232

 

Số hợp tác xã thành lập mới

HTX

15

20

20

20

 

Số hợp tác xã giải thể

HTX

6

10

10

10

 

Số hợp tác xã đạt loại tốt, khá (*)

HTX

132

150

150

170

 

Số HTX ứng dụng công nghệ cao

HTX

 

 

 

 

 

Số HTX nông nghiệp liên kết với DN theo chuỗi giá trị

HTX

 

 

 

 

2

Tổng số thành viên hợp tác xã

Người

12,608

12,900

12,900

13,400

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

Số thành viên mới

Thành viên

921

1,000

1,000

1,000

 

Số thành viên ra khỏi hợp tác xã

 

586

708

708

500

3

Tổng số lao động thường xuyên trong hợp tác xã

Người

16,751

 

17,100

17,600

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

Số lao động thường xuyên mới

Người

 

 

 

 

 

Số lao động thường xuyên là thành viên hợp tác xã

Người

5,382

5,600

5,600

6,000

4

Tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã

Người

1,479

1,520

1,520

1,570

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

Số cán bộ qun lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ sơ, trung cấp

 

711

740

730

770

 

Số cán bộ quản lý hợp tác xã đã qua đào tạo đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên

 

355

380

370

400

5

Doanh thu bình quân một hợp tác xã

Tr.đồng/năm

3,700

3,700

4,000

4,200

 

Trong đó: Doanh thu của HTX với thành viên

Tr.đồng/năm

 

 

 

 

6

Lãi bình quân một hợp tác xã

Tr.đồng/năm

 

 

 

 

7

Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong hợp tác xã

Tr.đồng/năm

50

50

55

55

II

Liên hiệp hợp tác xã

 

 

 

 

 

1

Tổng số liên hiệp hợp tác xã

LHHTX

0

1

0

1

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

Số liên hiệp hợp tác xã đang hoạt động

LHHTX

 

 

 

 

 

Số liên hiệp hợp tác xã thành lập mới

LHHTX

 

1

0

1

 

Số liên hiệp hợp tác xã giải thể

LHHTX

 

 

 

 

2

Tổng số hợp tác xã thành viên

HTX

 

 

 

 

3

Tng số lao động trong liên hiệp hợp tác xã

Người

 

 

 

 

4

Doanh thu bình quân của một liên hiệp HTX

Tr.đồng/năm

 

 

 

 

5

Lãi bình quân của một liên hiệp HTX

Tr.đồng/năm

 

 

 

 

III

Tổ hợp tác

 

 

 

 

 

1

Tổng số tổ hợp tác

THT

1,384

1,450

1,450

1,500

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

Số tổ hợp tác có đăng ký hoạt động với chính quyền

THT

875

940

940

990

2

Tng số thành viên tổ hợp tác

Thành viên

51,930

52,500

52,500

53,000

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

Số thành viên mới thu hút

Thành viên

 

 

 

 

3

Doanh thu bình quân một tổ hợp tác

Tr.đồng/năm

 

 

 

 

4

Lãi bình quân một tổ hợp tác

Tr.đồng/năm

 

 

 

 

(*) Theo Thông tư số 01/2020/TT-BKHĐT ngày 19/02/2020 của BKHĐT về hướng dẫn phân loại và đánh giá HTX

 

PHỤ LỤC II

NHU CẦU VỐN SỰ NGHIỆP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2023
Kèm theo Kế hoạch số 185/KH-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố về Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã thành phố Cần Thơ năm 2023

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện 2022

Kế hoạch 2023 (*)

Ghi chú

Kế hoạch

Thực hiện

Kế hoạch

Dự kiến đơn vị thực hiện

I

NGUỒN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG

 

 

 

 

 

 

1

Nâng cao năng lực, nhận thức cho khu vực KTTT

 

 

 

 

 

 

1.1

Đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

- Số người được cđi đào tạo

Người

 

 

 

 

 

 

- Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

 

 

 

 

 

1.2

Bồi dưỡng

 

 

 

 

 

 

 

- Sngười được tham gia bồi dưỡng

Người

 

 

 

 

 

 

- Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

 

 

 

 

 

2

Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu, tuyên truyền, hỗ trợ về KTTT

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

 

 

 

 

 

 

- Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

 

 

 

 

 

3

Hỗ trợ về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

 

 

 

 

 

 

- Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

 

 

 

 

 

4

Hỗ trợ khác (cụ thể theo từng nội dung h tr)

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

 

 

 

 

 

 

- Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

 

 

 

 

 

II

NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

 

 

 

 

 

 

1

Thành lập mới, củng cố tổ chức kinh tế tập th, hợp tác xã

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hỗ trợ

HTX, LHHTX

20

12

20

20

 

 

- Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

360

60

600

600

 

2

Nâng cao năng lực, nhận thức cho khu vực KTTT

 

 

 

 

 

 

2.7

Đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

- Số người được tham gia bồi dưỡng

Người

 

 

 

 

 

 

- Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

 

 

 

 

 

2.2

Bồi dưỡng

 

 

 

 

 

 

 

- Số người được tham gia bồi dưỡng

Người

400

250

600

600

 

 

- Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

240

200

450

450

 

3

Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu, tuyên truyền, hỗ trvề KTTT

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

 

 

 

 

 

 

- Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

 

 

 

 

 

4

Hỗ trợ về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường

 

 

 

 

 

 

 

- Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

30

40

50

50

 

 

- Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr đồng

100

150

350

350

 

5

Hỗ trkhác (cụ thể theo từng nội dung hỗ trợ)

 

 

 

 

 

 

(*) Kèm theo dự toán theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư số 124/2021/TT-BTC

 

PHỤ LỤC IV

TÌNH HÌNH XỬ LÝ HỢP TÁC XÃ KHÔNG HOẠT ĐỘNG, KHÓ KHĂN TRONG GIẢI THỂ, CHƯA ĐĂNG KÝ VÀ TỔ CHỨC LẠI THEO LUẬT HỢP TÁC XÃ NĂM 2012
Kèm theo Kế hoạch số 185/KH-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố về Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã thành phố Cần Thơ năm 2023

TT

Nội dung

 

Năm 2020

Thực hiện năm 2021

Ước thực hiện năm 2022

Dự kiến kế hoạch năm 2023

1

Tổng số HTX

(01)

284

293

303

313

 

SHTX thành lập mới

(02)

20

15

20

20

 

Số HTX giải thể

(03)

17

6

10

10

2

Số HTX đang hoạt động

(04)

217

192

212

232

3

Số HTX không hoạt động

(05)

67

101

91

81

 

Số HTX không hoạt động nhưng chưa thực hiện giải thể

(06)

46

33

24

24

Số HTX không hoạt động đang tiến hành giải thể nhưng có vướng mắc

(07)

21

68

67

57

- Phát sinh vướng mắc nhưng có thể xử lý được

(08)

21

33

32

22

- Phát sinh vướng mắc do Luật HTX, cần phải sửa Luật

(09)

0

35

35

35

4

Số HTX chưa đăng ký, tổ chức lại theo Luật HTX

(10)

0

0

0

0

 

Lưu ý:

- UBND các tnh căn cứ văn bản số 6563/BKHĐT-HTX ngày 28/9/2021 của Bộ Kế hoạch Đầu tư về hướng dẫn xử lý HTX không hoạt động, khó khăn trong giải thể để báo cáo

- (1)=(4)+(5)

- (05)=(03)+(06)+(07); Ghi chú: (05)=(06)+(07) do số HTX không hoạt động cuối năm đã trừ số HTX giải thể

- (07)=(08)+(09)

- số HTX năm 2021 = số HTX 2020 + số thành lập mới năm 2021 - số gii thể năm 2021

- số HTX ước thực hiện năm 2022 = số HTX 2021 + số thành lập mới ước TH năm 2022 - số giải thể ước TH năm 2022

- số HTX dự kiến KH năm 2023 = số HTX 2022 + số thành lập mới dự kiến năm 2023 - số giải thể dự kiến năm 2023

- Đối với khó khăn do vướng mắc ở Luật, cần phải sửa Luật đề nghị nêu rõ nội dung khó khăn, vướng mc

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 185/KH-UBND ngày 05/09/2022 về phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2023

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.625

DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.14.208
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!