Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 09/2018/TT-BKHĐT hướng dẫn thực hiện Nghị định 63/2018/NĐ-CP

Số hiệu: 09/2018/TT-BKHĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Người ký: Nguyễn Chí Dũng
Ngày ban hành: 28/12/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2018/TT-BKHĐT

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2018

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 63/2018/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 5 NĂM 2018 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ

Căn cứ Luật Đầu tư công s 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Đầu tư s 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Đấu thầu s 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Xây dựng s 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đi tác công tư;

Căn cứ Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đi tác công tư.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn nội dung lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP, nội dung hợp đồng dự án PPP và một số nội dung khác theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP.

2. Thông tư này áp dụng đối với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là Bộ, ngành), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ hoặc được ủy quyền theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 8 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP; nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án; bên cho vay và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện dự án PPP.

Điều 2. Nội dung lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, nội dung hợp đồng dự án

1. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi được lập theo quy định tại Điều 18, Điều 29 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và hướng dẫn tại các Phụ lục I và Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Đối với dự án nhóm C do nhà đầu tư đề xuất, hồ sơ đề xuất dự án được lập theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP trong đó nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi được lập trên cơ sở hướng dẫn tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được lập trên cơ sở hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi được lập theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 30 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và hướng dẫn tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Hợp đồng dự án PPP được lập trên cơ sở hướng dẫn tại các Phụ lục V.a và Phụ lục V.b ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Căn cứ tính chất, quy mô, lĩnh vực của từng dự án cụ thể, tổ chức, cá nhân áp dụng các Phụ lục I, II, III, IV, V.a và V.b ban hành kèm theo Thông tư này để lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, dự thảo hợp đồng dự án PPP. Ngoài nội dung quy định tại các Phụ lục này, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, hợp đồng dự án có thể được lập, thỏa thuận các nội dung khác với điều kiện không trái các quy định tại Nghị định số 63/2018/NĐ-CP , Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Điều 3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án được Thủ tướng Chính phủ giao theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP

Trường hợp dự án thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của nhiều Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất và báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao một Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết, thực hiện hợp đồng dự án.

Điều 4. Lựa chọn hồ sơ đề xuất dự án trong trường hợp có từ hai nhà đầu tư trở lên cùng nộp hồ sơ đề xuất dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP

1. Trường hợp dự án đã có một nhà đầu tư nộp hồ sơ đề xuất dự án, Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đề xuất dự án của nhà đầu tư khác khi dự án có cùng mục tiêu, địa điểm thực hiện và phù hp với quy hoạch trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư đầu tiên.

2. Tiêu chí lựa chọn hồ sơ đề xuất dự án có tính khả thi và hiệu quả cao nhất bao gồm:

a) Điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP;

b) Sự cần thiết đầu tư;

c) Tính khả thi về mặt kỹ thuật, bao gồm phương án sử dụng mặt bằng;

d) Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;

đ) Tính khả thi về mặt tài chính của dự án;

e) Năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư để tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi do mình đề xuất.

3. Căn cứ điều kiện cụ thể và yêu cầu thực hiện dự án, Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phương pháp đánh giá để so sánh, lựa chọn hồ sơ đề xuất dự án có tính khả thi và hiệu quả cao nhất, trong đó xác định tỷ trọng giữa các yếu tố quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều này.

Điều 5. Phê duyệt chủ trương chuyển đổi và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án chuyển đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP.

Cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển đổi và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án chuyển đổi thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP. Trường hợp dự án đầu tư công trước đó do Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã quyết định đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt chủ trương chuyển đổi và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án chuyn đi.

Điều 6. Thực hiện dự án áp dụng loại hợp đồng BT theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP

1. Đối với dự án nhóm C áp dụng loại hợp đồng BT, trình tự thực hiện dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP; đồng thời dự án cần được tiến hành lập, thẩm định phê duyệt thiết kế, dự toán trước khi tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại các điểm c, d, đ khoản 1 Điều 33 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP.

2. Trường hợp chuyển đổi dự án đầu tư công sang đầu tư PPP áp dụng loại hợp đồng BT, sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển đổi và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án chuyển đổi, trình tự thực hiện dự án chuyển đổi thực hiện theo quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 33 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP.

Điều 7. Hợp đồng hỗn hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP

1. Trường hợp đề xuất áp dụng loại hợp đồng hỗn hp, đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư phải thuyết minh chi tiết các nội dung sau:

a) Sự cần thiết và lợi thế của việc áp dụng loại hợp đồng hỗn hợp so với các loại hợp đồng quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 3 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP;

b) Mục tiêu, công năng chính của dự án; trình tự thực hiện dự án và thẩm quyền quyết định các nội dung tương ứng;

c) Tính khả thi của phương thức xây dựng, sở hữu, quản lý, kinh doanh, vận hành, khai thác và chuyển giao công trình dự án; phương án tài chính;

d) Dự kiến nguyên tắc xét duyệt trúng thầu khi lựa chọn nhà đầu tư phù hợp với loại hợp đồng được đề xuất.

2. Trường hợp dự án áp dụng loại hợp đồng hỗn hợp trong đó có loại hợp đồng BT: thuyết minh cụ thể việc lập, thẩm định, phê duyệt, giám sát chất lượng công trình và chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hạng mục công trình áp dụng loại hợp đồng BT.

Điều 8. Công khai thông tin dự án và hợp đồng dự án

1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án nhóm C, thông tin dự án, danh mục dự án được công bố theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng dự án, bên mời thầu có trách nhiệm công khai thông tin hợp đồng dự án theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP, trừ các nội dung cần bảo mật đã được thỏa thuận tại hợp đồng dự án hoặc theo quy định của pháp luật về bảo mật.

Điều 9. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2019.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 02/2016/TT-BKHĐT ngày 01/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lựa chọn sơ bộ dự án, lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và Thông tư số 06/2016/TT-BKHĐT ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời xem xét, xử lý. Trường hợp phát sinh các nội dung chưa được quy định cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định tại Điều 77 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP./.


Nơi nhận:
- Ban bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể, các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế nhà nước;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương;
- Sở KH&ĐT các t
nh, thành phố trực thuộc TW;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị thuộc Bộ KH&ĐT;
- Cổng thông tin điện tử Bộ KH&ĐT;
- Lưu: VT, Cục QLĐT (T
309).

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Chí Dũng

PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2018/TT-BKHĐT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

1. Phụ lục I: Hướng dẫn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án PPP.

2. Phụ lục II: Hướng dẫn thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án PPP.

3. Phụ lục III: Hướng dẫn lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP.

4. Phụ lục IV: Hướng dẫn thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP.

5. Phụ lục V.a: Nội dung cơ bản của hợp đồng dự án PPP (trừ dự án áp dụng loại hợp đồng BT).

6. Phụ lục V.b: Nội dung cơ bản của hợp đồng dự án BT.

PHỤ LỤC I

HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN PPP

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của dự án. Phụ lục này hướng dẫn các nội dung được trình bày trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP và xác định phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP (nếu có).

Căn cứ tính chất, quy mô, lĩnh vực của dự án, đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (BCNCTKT) theo các nội dung dưới đây:

A. THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN

Tóm tắt và thuyết minh thông tin cơ bản của dự án, bao gồm:

- Tên dự án;

- Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng với nhà đầu tư;

- Tên đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư đề xuất dự án;

- Địa điểm, quy mô, công suất dự án, diện tích sử dụng đất;

- Yêu cầu về kỹ thuật;

- Dự kiến tổng vốn đầu tư;

- Phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP (nếu có);

- Loại hợp đồng dự án;

- Các chỉ tiêu chính thuộc phương án tài chính sơ bộ;

- Thời gian hợp đồng dự án;

- Ưu đãi và bảo đảm đầu tư;

- Các nội dung liên quan khác.

B. CĂN CỨ LẬP BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI

Liệt kê các văn bản pháp lý làm căn cứ lập BCNCTKT, bao gồm:

- Các Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên quan đến việc triển khai dự án theo hình thức PPP;

- Các Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên quan đến ngành, lĩnh vực đầu tư của dự án;

- Các nghị quyết hoặc quyết định phê duyệt các quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng và địa phương liên quan đến dự án;

- Các văn bản pháp lý khác có liên quan.

C. THÀNH PHẦN HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI

Thành phần hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bao gồm:

- Văn bản trình duyệt quyết định chủ trương đầu tư;

- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;

- Quyết định sử dụng tài sản công để tham gia dự án PPP theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Các tài liệu, văn bản pháp lý khác có liên quan.

Trường hợp dự án do nhà đầu tư đề xuất, thành phần hồ sơ đề xuất theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP .

D. NỘI DUNG BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI

I. S cần thiết đầu tư dự án

1. Bối cảnh chung

- Thuyết minh sơ bộ bối cảnh chung về kinh tế - xã hội của quốc gia và/hoặc địa phương trong giai đoạn dự án được triển khai.

- Đánh giá tổng quan về ngành, lĩnh vực mà dự án đề xuất, các ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp của các quy định pháp luật chuyên ngành đối với dự án.

- Phân tích sự phù hợp của dự án đối với các quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng và địa phương.

- Đánh giá các tác động của việc thực hiện dự án theo hình thức PPP đối với cộng đồng, dân cư trong phạm vi dự án.

2. Hiện trạng khu vực thực hiện dự án

Trường hợp dự án khởi công mới, thuyết minh về hiện trạng, thực trạng của khu vực, địa điểm sẽ triển khai dự án. Trường hp dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, đánh giá bổ sung hiện trạng của công trình cần cải tạo, sửa chữa, nâng cấp.

3. Các dự án có liên quan

Nêu thông tin cơ bản về các dự án có liên quan và ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của các dự án đó đối với dự án được đề xuất.

4. Mục tiêu của dự án

Thuyết minh sơ bộ các mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể mà dự án cần đạt được trong bối cảnh, hiện trạng đã phân tích ở các mục trên.

5. Li thế của việc đầu tư theo hình thức PPP

Phân tích lợi thế đối với dự án khi đầu tư theo hình thức PPP so với hình thức đầu tư khác trên cơ sở các nội dung: Khả năng thu hút nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của khu vực tư nhân; khả năng phân chia rủi ro giữa các bên có liên quan và các nội dung khác.

II. Thuyết minh về kỹ thuật của dự án1

1. Quy mô, công suất của dự án

Phân tích sơ bộ nhu cầu sử dụng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp trên cơ sở quy hoạch, dữ liệu khảo sát thực tiễn hoặc các số liệu dự báo; thuyết minh quy mô, công suất của dự án.

2. Đa điểm thực hiện dự án

Mô tả địa điểm, khu đất thực hiện dự án và các dự án hoặc công trình khác đang hoặc sắp được triển khai trong vùng lân cận có quy hoạch hoặc liên quan đến dự án (nếu có).

3. Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Trường hợp hiện trạng khu đất chưa được giải phóng mặt bằng, thuyết minh sơ bộ phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với dự án đang được đề xuất và Dự án khác (nếu áp dụng loại hợp đồng BT) theo quy định hiện hành.

4. Yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp

Căn cứ quy mô, công suất của dự án, tiêu chuẩn, định mức của ngành, tính sẵn có và khả năng ứng dụng thực tiễn của công nghệ, BCNCTKT phân tích một số phương án có thể áp dụng và đề xuất phương án phù hợp với yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp làm cơ sở để tính toán tổng vốn đầu tư của dự án. BCNCTKT cần nêu rõ việc nhà đầu tư được đề xuất phương án kỹ thuật, công nghệ khác đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp và mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án.

5. Phương án thiết kế sơ bộ

Nội dung phương án thiết kế sơ bộ thuộc BCNCTKT được lập theo quy định của pháp luật xây dựng (đối với dự án có cấu phần xây dựng) hoặc được lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành (đối với dự án không có cấu phần xây dựng).

6. Tng vốn đầu tư của dự án

Trên cơ sở các thuyết minh về kỹ thuật được lựa chọn, BCNCTKT xác định sơ bộ tổng vốn đầu tư của dự án, gồm: Tổng mức đầu tư và vốn lưu động ban đầu.

Trong đó:

- Tổng mức đầu tư được xác định theo pháp luật về xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc xác định theo pháp luật chuyên ngành đối với dự án không có cấu phần xây dựng.

- Vốn lưu động ban đầu để khai thác, vận hành dự án PPP là số vốn cần thiết để chi trả trong giai đoạn ban đu vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công, đảm bảo tính liên tục, ổn định của dự án. Vốn lưu động ban đầu được xác định phù hợp với lĩnh vực đầu tư, điều kiện cụ thể, tiến độ thực hiện tng dự án.

7. Dự án khác (chỉ áp dụng đối với dự án BT)

BCNCTKT cần xác định sơ bộ một số nội dung của Dự án khác, cụ thể:

- Đối với dự án BT sử dụng quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng để thanh toán cho nhà đầu tư: Xác định sơ bộ vị trí, diện tích, giá trị dự kiến thanh toán cho nhà đầu tư và nội dung cần thiết khác (nếu có).

- Đối với dự án BT thanh toán cho nhà đầu tư theo phương thức nhượng quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ: Xác định sơ bộ phạm vi, thời hạn dự kiến nhượng quyền kinh doanh, khai thác công trình dịch vụ cho nhà đầu tư, giá trị nhượng quyền và nội dung cần thiết khác (nếu có).

III. Tác động về môi trường, xã hội, quốc phòng, an ninh

Đánh giá sơ bộ tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; tác động của dự án đối với xã hội, quốc phòng, an ninh và các tác động khác (nếu có).

IV. Dự báo nhu cầu

Phân tích lưu lượng, nhu cầu sử dụng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp; dự báo tốc độ tăng trưởng của nhu cầu trong tương lai, làm cơ sở xem xét hiệu quả kinh tế xã hội và phân tích sơ bộ phương án tài chính.

V. Phân tích sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

1. Xác định các yếu tố chi phí và lợi ích về mặt kinh tế - xã hội

Xác định sơ bộ các yếu tố chi phí và lợi ích về mặt kinh tế - xã hội của dự án theo các nhóm yếu tố dưới đây:

- Nhóm yếu tố có thể định lượng và quy đổi được thành tiền (được sử dụng để tính toán tỷ số lợi ích trên chi phí về kinh tế theo hướng dẫn lại Mục V.2 Phần này).

- Nhóm yếu tố có thể định lượng nhưng không định giá được (ví dụ: Lợi ích do cải thiện về môi trường, lợi ích do thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gia tăng việc làm...).

- Nhóm yếu tố chỉ có thể định tính (ví dụ: Lợi ích do tăng tính kết nối giữa các vùng sản xuất và đầu mối tiêu thụ, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân vùng dự án...).

2. Sơ bộ phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án thông qua tỷ số lợi ích trên chi phí về kinh tế (BCR)

Tỷ số lợi ích trên chi phí về kinh tế (BCR) là tỷ số giữa tổng lợi ích mà việc đầu tư mang lại trên tổng chi phí bỏ ra trong quá trình đầu tư và khai thác, được quy về giá trị hiện tại. Để đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội, BCR yêu cầu phải lớn hơn 1 (>1) và được tính toán sơ bộ trong bước lập BCNCTKT theo công thức sau:

Trong đó:

Bt = Sơ bộ giá trị lợi ích năm t;

Ct = Sơ bộ giá trị chi phí năm t;

t = Năm trong vòng đời dự án (0, 1, 2,..., n);

n = Số năm hoạt động của dự án (thời gian hợp đồng dự án);

re = Tỷ suất chiết khấu kinh tế của dự án2.

3. Kết luận sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

Trên cơ sở phân tích theo hướng dẫn tại Mục V.1 và Mục V.2 Phần này, BCNCTKT nêu kết luận sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.

Trường hợp không đủ điều kiện xác định các yếu tố chi phí và lợi ích có thể định lượng và quy đổi được thành tiền làm cơ sở để tính toán tỷ số lợi ích trên chi phí về kinh tế của dự án, BCNCTKT nêu kết luận sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án trên cơ sở các nhóm yếu tố còn lại.

VI. Phân tích tài chính dự án

1. Các thông số đầu vào sử dụng trong mô hình tài chính

- Chi phí trong sut vòng đời dự án: Chi phí trong suốt vòng đời dự án gồm tổng mức đầu tư và chi phí khai thác, vận hành trong suốt vòng đời dự án. Trong đó, tổng mức đầu tư được xác định theo pháp luật về xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc theo pháp luật chuyên ngành đối với dự án không có cấu phần xây dựng. Chi phí khai thác, vận hành trong suốt vòng đời dự án bằng các chi phí liên quan đến vận hành và bảo dưỡng công trình dự án; các chi phí nhân lực để vận hành và bảo dưỡng công trình dự án; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn giám sát, dự phòng...

- Doanh thu: Xác định doanh thu của dự án qua từng năm (doanh thu ở mức căn bản, doanh thu ở mức tối đa và doanh thu ở mức tối thiểu) trên cơ sở các nội dung về dự báo nhu cầu (đã được phân tích chi tiết tại Mục IV Phần này); giá, phí hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu khác của dự án (xem xét cơ sở pháp lý để xác định giá, phí; dự kiến lộ trình tăng giá, phí).

- Các thông s đầu vào khác: Lãi vay, thời gian vay; tỷ lệ lạm phát; tỷ giá; tỷ lệ khấu hao và các thông số khác.

2. Phân tích sơ bộ phương án tài chính

Trình bày nội dung phương án tài chính sơ bộ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, bao gồm:

- Tổng vốn đầu tư;

- Cơ cấu nguồn vốn và phương án huy động vốn giả định;

- Đề xuất ưu đãi đảm bảo phương án tài chính của dự án (nếu có);

- Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư;

- Dự kiến các khoản chi phí của dự án trong thời gian vận hành;

- Phương án thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận của nhà đầu tư;

- Phần Nhà nước tham gia trong dự án (nếu có);

- Các chỉ tiêu tài chính theo hướng dẫn tại Mục VI.3 Phần này.

3. Các chỉ tiêu tài chính xem xét tính khả thi của dự án

3.1. Trừ dự án áp dụng loại hợp đồng BT, căn cứ nội dung sơ bộ phương án tài chính và các thông số đầu vào của mô hình tài chính, tính khả thi về tài chính của dự án được xem xét trên cơ sở chỉ tiêu Giá trị hiện tại ròng tài chính (NPV - Net Present Value).

Giá trị hiện tại ròng tài chính (NPV) của dự án là giá trị hiện tại của dòng tiền thuần trong suốt vòng đời dự án. Đ đảm bảo dự án đạt hiệu quả tài chính, NPV phải dương (>0) và được tính theo công thức sau:

Trong đó:

CFt = Giá trị dòng tiền thuần (cash flow) là khoản chênh lệch giữa số tiền thu được (dòng tiền vào) và số tiền chi ra (dòng tiền ra) của dự án tại năm thứ t;

t = Năm trong vòng đời dự án (0, 1, 2,..., n);

n = Số năm hoạt động của dự án (thời gian hợp đồng dự án);

r = Tỷ suất chiết khấu (được xác định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính).

Căn cứ điều kiện cụ thể của từng dự án, BCNCTKT có thể bổ sung các chỉ tiêu đánh giá tính khả thi của phương án tài chính theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

3.2. Đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BT

- Đối với dự án BT sử dụng quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng để thanh toán cho nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công: Xác định sơ bộ quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng (bao gồm vị trí, diện tích, giá trị và các nội dung khác) dự kiến thanh toán cho nhà đầu tư. Dự án có tính khả thi về tài chính khi quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng được xác định cụ thể, phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo nguyên tắc thanh toán theo quy định của pháp luật về quản lý sử dụng tài sản công.

- Đối với dự án BT áp dụng thanh toán cho nhà đầu tư theo phương thức nhượng quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ: Xác định sơ bộ phạm vi, thời hạn, giá trị nhượng quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ cho nhà đầu tư, làm cơ sở phân tích phương án tài chính.

4. Kết luận sơ bộ về tính khả thi tài chính của dự án

Trên cơ sở các phân tích tại các Mục nêu trên, căn cứ tính chất của từng loại hợp đồng dự án, BCNCTKT nêu kết luận sơ bộ về tính khả thi tài chính của dự án.

VII. Loại hợp đồng dự án

Trên cơ sở các thuyết minh về phương án kỹ thuật, dự báo nhu cầu, phương án tài chính, xác định cụ thể loại hợp đồng phù hợp với dự án.

Loại hợp đồng được lựa chọn phải thể hiện vai trò, trách nhiệm, phân bổ và quản lý rủi ro liên quan đến thực hiện dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư trong suốt vòng đời dự án, bao gồm: Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đơn vị quản lý dự án; trách nhiệm của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và trách nhiệm của các tổ chức khác có liên quan (bên cho vay, đơn vị cung ứng đầu vào, đơn vị bao tiêu sản phẩm, nhà thầu...).

VIII. Phân tích rủi ro trong quá trình thực hiện dự án

BCNCTKT cần thuyết minh sơ bộ một số rủi ro chính có thể phát sinh trong suốt vòng đời dự án, bao gồm: Rủi ro về pháp lý, rủi ro về quyền sử dụng đất, rủi ro về môi trường, rủi ro về kỹ thuật, công nghệ được lựa chọn, rủi ro về thiết kế và xây dựng, rủi ro về tài chính, rủi ro về nhu cầu của thị trường, rủi ro vận hành...

Phân tích cơ chế phân bổ, quản lý rủi ro và trách nhiệm của các bên trong việc quản lý rủi ro, xác định một số biện pháp giảm thiểu các rủi ro.

IX. Các hỗ tr của Nhà nước

1. Phần Nhà nước tham gia trong dự án (nếu có)

Căn cứ kết quả phân tích sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội; phân tích tài chính của dự án và loại hợp đồng dự án được lựa chọn, thuyết minh các nội dung có liên quan đến phần Nhà nước tham gia trong dự án, bao gồm:

- Đối với dự án cần vốn góp của Nhà nước để đảm bảo tính khả thi tài chính cho dự án: Nêu sơ bộ giá trị phần vốn đầu tư công hoặc giá trị tài sản công; dự kiến về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm đối với nguồn vốn đầu tư công; dự kiến phương thức, kế hoạch và tiến độ giải ngân nguồn vốn cho nhà đầu tư.

- Đối với dự án sử dụng tài sản công làm phần Nhà nước tham gia trong dự án, đơn vị chuẩn bị dự án nêu giá trị tài sản công được xác định trong quyết định sử dụng tài sản công để tham gia dự án PPP theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; phương thức, kế hoạch và tiến độ bàn giao hoặc chuyển nhượng tài sản công cho nhà đầu tư.

- Đối với dự án cần vốn thanh toán cho nhà đầu tư: Nêu sơ bộ giá trị phần vốn; dự kiến nguồn vn và khả năng cân đối (dự kiến về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm đối với nguồn vốn đầu tư công hoặc kế hoạch vốn, dự toán chi đối với nguồn chi thường xuyên nhằm duy trì hoạt động cung cấp dịch vụ công, nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ công); phương thức, kế hoạch và tiến độ giải ngân nguồn vốn cho nhà đầu tư.

- Đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BT: Nêu sơ bộ quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng (bao gồm vị trí, diện tích, giá trị và các nội dung khác); phạm vi, thời hạn nhượng quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ cho nhà đầu tư.

- Đối với dự án cần vốn hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Căn cứ phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phân tích tại mục II.3 Phần này, nêu giá trị phần vốn; dự kiến về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm; dự kiến kế hoạch và tiến độ giải ngân nguồn vốn.

2. Ưu đãi, bảo đảm đầu tư

Đề xuất ưu đãi đầu tư (bao gồm ưu đãi đặc thù của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương), các loại hình bảo lãnh, bảo đảm của Chính phủ và điều kiện kèm theo cũng như các nghĩa vụ cần thiết khác trong thời gian thực hiện hợp đồng dự án.

X. Kế hoạch thực hiện dự án

Dự kiến thời gian chuẩn bị dự án (bao gồm thời gian lập, thẩm định BCNCTKT và quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; tổ chức lựa chọn nhà đầu tư và ký kết hợp đồng); thời gian thực hiện; thời điểm kết thúc của dự án và Dự án khác (trường hợp áp dụng loại hợp đồng BT).

XI. Quản lý thực hiện dự án

1. Hình thức, cơ cấu tổ chức quản lý thực hiện dự án PPP

BCNCTKT thuyết minh hình thức, cơ cấu tổ chức quản lý thực hiện dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đối với từng giai đoạn cụ thể; phương thức để cơ quan nhà nước có thẩm quyền phối hợp với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án trong quá trình thực hiện dự án.

Đối với dự án có cấu phần xây dựng, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án lựa chọn hình thức quản lý dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với dự án không có cấu phần xây dựng, hình thức quản lý dự án theo quy định của pháp luật khác có liên quan.

2. Nội dung quản lý thực hiện dự án

BCNCTKT thuyết minh sơ bộ các nội dung quản lý thực hiện dự án bao gồm nội dung và phương thức giám sát chất lượng công trình; giám sát thực hiện hợp đồng dự án, đảm bảo cung cấp sản phẩm, dịch vụ ổn định, liên tục; phương thức nhà đầu tư thực hiện kinh doanh, khai thác công trình dự án, cung cấp dịch vụ.

3. Quản lý thực hiện dự án đối với dự án BT

BCNCTKT cn xác định cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc giao đơn vị quản lý dự án, ban quản lý dự án đã được thành lập, có đủ năng lực, chuyên môn phối hợp với nhà đầu tư thực hiện giám sát chất lượng công trình dự án. Nội dung, phạm vi, trách nhiệm khi giám sát thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.

E. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trình bày các kết luận về việc BCNCTKT đáp ứng các điều kiện quyết định chủ trương đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP , phù hợp để triển khai đầu tư theo hình thức PPP.

Trình bày các kiến nghị cấp có thẩm quyền thực hiện thủ tục thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án và xác định các nội dung cần được nghiên cứu chi tiết tại báo cáo nghiên cứu khả thi.

PHỤ LỤC II

HƯỚNG DẪN THẨM ĐỊNH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN PPP

Căn cứ tính chất, quy mô, lĩnh vực và nội dung của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (BCNCTKT), báo cáo thẩm định BCNCTKT được thực hiện theo các nội dung hướng dẫn dưới đây. Đối với BCNCTKT do nhà đầu tư lập, cần xem xét các yếu tố mà nhà đầu tư thuyết minh. Đơn vị thẩm định cần đưa ra ý kiến nhận xét cụ thể đối với từng nội dung và đề xuất phương án giải quyết trong trường hợp có nội dung chưa đồng thuận hoặc cần bổ sung, hoàn thiện với đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư đề xuất dự án.

A. KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN

Trình bày thông tin khái quát về dự án, bao gồm: Tên dự án; tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng với nhà đầu tư; tên đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư đề xuất dự án; địa điểm, quy mô, công suất dự án, diện tích sử dụng đất; yêu cầu về kỹ thuật; tổng vốn đầu tư; phần Nhà nước tham gia trong dự án (nếu có); loại hợp đồng dự án; các chỉ tiêu chính trong phương án tài chính; thời gian hợp đồng dự án; ưu đãi và bảo đảm đầu tư; các nội dung liên quan khác.

B. TỔNG HỢP Ý KIẾN CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN

Đơn vị thẩm định tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan đối với hồ sơ BCNCTKT của dự án.

C. TỔNG HỢP KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH

I. Kiểm tra sơ bộ hồ sơ

Đơn vị thẩm định đưa ra đánh giá về:

- Tính đầy đủ về thành phần, nội dung hồ sơ.

- Sự phù hợp của căn cứ pháp lý được áp dụng để lập BCNCTKT.

- Sự tuân thủ quy định của pháp luật trong quá trình tổ chức lập BCNCTKT.

II. Thẩm định về nội dung của hồ sơ

1. Sự cần thiết đầu tư dự án

Đơn vị thẩm định xem xét sự phù hợp của BCNCTKT đối với một số nội dung sau:

- Sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tính cấp bách, cần thiết phải đầu tư dự án.

- Tác động của việc thực hiện dự án đối với cộng đồng, dân cư trong phạm vi dự án.

- Sự phù hợp của các mục tiêu tng thể và mục tiêu cụ thể đối với hiện trạng của ngành, lĩnh vực hoặc địa phương, khả năng giải quyết các vấn đề mà cộng đồng dân cư yêu cầu.

- Lợi thế của việc đầu tư dự án theo hình thức PPP so với các phương thức đầu tư khác.

2. Tính khả thi của dự án

a) Tính khả thi về mặt kỹ thuật

- Quy mô, công suất: Xem xét tính hợp lý của các căn cứ lựa chọn quy mô, công suất; sự phù hợp của quy mô, công suất với khả năng cung ứng đu vào và các yếu tố đầu ra của dự án; tính ổn định của dịch vụ mà dự án cung cấp.

- Phương án kỹ thuật, công nghệ: Xem xét sự phù hợp của phương án kỹ thuật, công nghệ với quy mô, công suất của dự án, các tiêu chuẩn, định mức và yêu cầu kỹ thuật đầu vào; tính sẵn có và khả năng ứng dụng thực tiễn của công nghệ được lựa chọn; tính rõ ràng, đầy đủ của việc xác định các rủi ro kỹ thuật chính, tính hợp lý của phương án giảm thiểu các rủi ro đó.

- Tính phù hợp của địa điểm sẽ triển khai thực hiện dự án căn cứ đặc điểm về điều kiện tự nhiên, hành chính, xã hội, kinh tế, kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, kết quả khảo sát (nếu đã thực hiện).

- Phương án thiết kế sơ bộ: Tổng hợp ý kiến thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo pháp luật xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với dự án không có cấu phần xây dựng.

- Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Đánh giá tính phù hợp và khả thi theo quy định của pháp luật về đất đai.

b) Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

- Đóng góp của dự án cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội: Việc phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội nhằm so sánh lợi ích giữa phương án thực hiện đầu tư dự án với phương án giữ nguyên hiện trạng, không thực hiện đầu tư. Bên cạnh đó, trường hợp lựa chọn giữa nhiều dự án, những dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn sẽ được ưu tiên lựa chọn trên cơ sở kết hợp khả năng cân đối nguồn lực đầu tư của Nhà nước. Do vậy, đơn vị thẩm định cần xem xét sự phù hợp và tính chính xác của các yếu tố chi phí, lợi ích về mặt kinh tế - xã hội, tỷ số lợi ích trên chi phí về kinh tế của dự án (BCR). Dự án được đánh giá là đạt hiệu quả kinh tế - xã hội khi BCR phải lớn hơn 1 (>1). Trường hợp BCNCTKT không xác định BCR, đơn vị thẩm định xem xét tính hợp lý của các nhóm yếu tố còn lại.

- Tác động của dự án đối với môi trường, xã hội, quốc phòng, an ninh (nếu có): Xem xét sự phù hợp của phần thuyết minh về tác động của dự án đối với các vấn đề môi trường, xã hội, quốc phòng, an ninh và các tác động khác.

c) Tính khả thi về mặt tài chính

- Trừ dự án BT, đơn vị thẩm định xem xét sự phù hợp và tính chính xác của các yếu tố tài chính đầu vào, các chỉ tiêu tài chính và sơ bộ phương án tài chính của dự án. Dự án đạt hiệu quả tài chính khi NPV dương (>0). Bên cạnh đó, đối với BCNCTKT bổ sung các chỉ tiêu khác để đánh giá tính khả thi của phương án tài chính theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, đơn vị thẩm định xem xét thêm các chỉ tiêu này để đánh giá tính khả thi của dự án.

- Đối với dự án có sử dụng phần Nhà nước tham gia trong dự án hoặc vốn thanh toán cho nhà đầu tư: Xem xét sự phù hợp của giá trị phần vốn, khả năng cân đối và bố trí vốn, phương thức, kế hoạch và tiến độ giải ngân cho nhà đầu tư.

- Đối với dự án sử dụng giá trị tài sản công làm phần Nhà nước tham gia: Tổng hợp giá trị tài sản công được xác định trong quyết định sử dụng tài sản công để tham gia dự án PPP.

- Đối với dự án BT sử dụng quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng hoặc quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ thanh toán cho nhà đầu tư: Dự án có tính khả thi về tài chính khi quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng được xác định cụ thể, phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo nguyên tắc thanh toán theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công và pháp luật chuyên ngành.

- Sự phù hợp của các hình thức ưu đãi, bảo đảm đầu tư.

3. Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án

Đơn vị thẩm định xem xét BCNCTKT theo một số nội dung sau:

- Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án và thời gian hợp đồng.

- Tính hợp lý trong việc phân chia trách nhiệm của các bên trong quá trình triển khai dự án và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro.

4. Sự phù hợp của kế hoạch triển khai dự án, cơ chế giám sát và quản lý dự án

Đơn vị thẩm định cần xem xét và có ý kiến cụ thể về sự phù hợp của kế hoạch triển khai dự án, cơ chế giám sát và quản lý dự án được trình bày trong BCNCTKT.

PHỤ LỤC III

HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN PPP

Báo cáo nghiên cứu khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của dự án PPP. Phụ lục này hướng dẫn các nội dung được trình bày trong báo cáo nghiên cứu khả thi để cấp có thẩm quyền phê duyệt và làm cơ sở tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.

Căn cứ tính chất, quy mô, lĩnh vực của dự án, đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi (BCNCKT) theo các nội dung dưới đây:

A. THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN

Tóm tắt và thuyết minh thông tin cơ bản của dự án, bao gồm:

- Tên dự án;

- Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng với nhà đầu tư;

- Tên đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư đề xuất dự án;

- Địa điểm, quy mô, công suất dự án, diện tích sử dụng đất;

- Yêu cầu về kỹ thuật;

- Dự kiến tổng vốn đầu tư;

- Phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP (nếu có);

- Loại hợp đồng dự án;

- Các chỉ tiêu chính thuộc phương án tài chính;

- Thời gian hợp đồng dự án;

- Ưu đãi và bảo đảm đầu tư;

- Các nội dung liên quan khác.

B. CĂN CỨ LẬP BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

Liệt kê các văn bản pháp lý làm căn cứ lập BCNCKT, bao gồm:

- Các Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên quan đến việc triển khai dự án theo hình thức PPP;

- Các Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên quan đến ngành, lĩnh vực đầu tư của dự án;

- Các nghị quyết hoặc quyết định phê duyệt các quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng và địa phương liên quan đến dự án;

- Các quyết định, văn bản của cấp có thẩm quyền trong các bước lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư (trừ dự án PPP nhóm C);

- Các văn bản pháp lý khác có liên quan.

C. THÀNH PHẦN HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

Thành phần hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm:

- Văn bản trình duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi;

- Báo cáo nghiên cứu khả thi;

- Văn bản thỏa thuận giữa Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với nhà đầu tư về việc giao nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi (trường hợp dự án do nhà đầu tư đề xuất);

- Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án (trừ dự án nhóm C);

- Các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan.

D. NỘI DUNG BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

I. S cần thiết đầu tư dự án

1. Bi cảnh chung

- Thuyết minh chi tiết bối cảnh chung về kinh tế - xã hội của quốc gia và/hoặc địa phương trong giai đoạn dự án được triển khai; các điều kiện, môi trường tự nhiên tác động đến dự án;

- Tổng quan về ngành, lĩnh vực mà dự án đề xuất, các ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp của các quy định về pháp luật chuyên ngành đối với dự án;

- Phân tích sự phù hợp của dự án đối với các quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng và địa phương;

- Nhận định các lợi ích dự kiến dự án sẽ đóng góp cho quốc gia và/hoặc địa phương.

2. Hiện trạng khu vực thực hiện dự án

Trường hợp dự án khởi công mới, thuyết minh chi tiết về hiện trạng, thực trạng của khu vực, địa điểm sẽ triển khai dự án. Trường hợp dự án cải tạo, sửa chữa nâng cp, BCNCKT cần thuyết minh bổ sung hiện trạng của công trình cần cải tạo, sửa chữa, nâng cấp.

3. Các dự án có liên quan

Nêu thông tin cơ bản về các dự án có liên quan (bao gồm dự án hỗ trợ và dự án cạnh tranh) có th tác động về mặt doanh thu, lợi nhuận, chi phí... đến dự án được đề xuất; thuyết minh tác động tích cực cũng như ảnh hưởng tiêu cực của các dự án đó đối với dự án được đề xuất.

4. Mục tiêu của dự án

Xác định mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể của dự án, bao gồm:

- Mục tiêu tổng thể: Đóng góp của dự án vào việc thực hiện các mục tiêu chung của quốc gia; những lợi ích dự án đóng góp cho kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương và ngành, lĩnh vực.

- Mục tiêu cụ thể: Những vấn đề, thực trạng được giải quyết; số lượng đối tượng hưởng lợi từ dự án; quy mô, công suất dự án cần đạt được để đáp ứng nhu cầu sử dụng.

5. Li thế của việc đầu tư theo hình thức PPP

Phân tích chi tiết lợi thế đối với dự án khi đầu tư theo hình thức PPP so với hình thức đầu tư khác trên cơ sở các nội dung: Khả năng thu hút nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của khu vực tư nhân; kết quả khảo sát thực tiễn về khả năng triển khai dự án của khu vực tư nhân; phương án phân chia rủi ro giữa các bên có liên quan và các nội dung liên quan khác.

6. Ý kiến về tác động của việc đầu tư thực hiện dự án

Tổng hợp ý kiến tham vấn về việc đầu tư thực hiện dự án của một hoặc các cơ quan, tổ chức sau đây: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, đoàn đại biểu quốc hội tỉnh, thành phố nơi thực hiện dự án; hiệp hội nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực đầu tư.

II. Thuyết minh về kỹ thuật của dự án

1. Quy mô, công suất của dự án

Phân tích nhu cầu sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, dịch vụ công trên cơ sở quy hoạch, dữ liệu khảo sát thực tiễn, hoặc các số liệu dự báo; thuyết minh quy mô, công suất của dự án; trường hợp cần phân kỳ đầu tư, nêu rõ quy mô, công suất của từng thời kỳ cho phù hợp với dự báo về tăng trưởng nhu cầu.

2. Địa điểm thực hiện dự án

Mô tả địa điểm, khu đất thực hiện dự án trên cơ sở các nội dung sau: Phạm vi, diện tích đất sử dụng, hiện trạng khu đất được sử dụng, hành lang bảo vệ (nếu có), diện tích xây dựng công trình, lợi thế của địa điểm đối với dự án3. Trường hợp xung quanh hoặc trong địa phận thực hiện dự án có các dự án hoặc công trình khác đang hoặc sắp triển khai, phân tích mức độ ảnh hưởng của các dự án đó đối với dự án đang được đề xuất.

3. Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

- Trường hợp hiện trạng khu đất chưa được giải phóng, thuyết minh phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với dự án đang được đề xuất theo quy định hiện hành.

- Trường hợp áp dụng loại hợp đồng BT, thuyết minh phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với Dự án khác căn cứ quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/500 (nếu có) theo quy định hiện hành.

4. Yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp

- Xác định các phương án kỹ thuật, công nghệ trên cơ sở quy mô, công suất của dự án; tiêu chuẩn, định mức của ngành; tính sẵn có và khả năng ứng dụng thực tiễn của công nghệ; rủi ro về kỹ thuật, công nghệ (nếu có); yêu cầu đầu vào và đầu ra của dự án.

- Nêu cụ thể các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp thông qua chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án về mặt kỹ thuật.

- Mô tả về phương án k thuật, công nghệ được BCNCKT lựa chọn. Đây là cơ sở để tính toán tổng vốn đầu tư của dự án. BCNCKT cần nêu rõ việc nhà đầu tư được đề xuất phương án k thuật, công nghệ khác đáp ứng chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án về mặt kỹ thuật và mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án.

5. Thiết kế cơ sở

Nội dung thiết kế cơ sở trong BCNCKT được lập theo quy định của pháp luật xây dựng (đối với dự án có cấu phần xây dựng) hoặc được lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành (đối với dự án không có cấu phần xây dựng).

6. Tng vốn đầu tư của dự án

Trên cơ sở các thuyết minh về kỹ thuật được lựa chọn, BCNCKT xác định tổng vốn đầu tư của dự án, gồm: Tổng mức đầu tư và vốn lưu động ban đầu đ khai thác, vận hành dự án. Trong đó:

- Tổng mức đầu tư được xác định theo pháp luật về xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc xác định theo pháp luật chuyên ngành đi với dự án không có cấu phần xây dựng.

- Vốn lưu động ban đầu đ khai thác, vận hành dự án là số vốn cần thiết để chi trả trong giai đoạn ban đầu vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công, đảm bảo tính liên tục, ổn định của dự án. Vốn lưu động ban đầu được xác định phù hợp với lĩnh vực đầu tư, điều kiện cụ thể, tiến độ thực hiện của từng dự án.

7. Dự án khác (chỉ áp dụng đối với dự án BT)

a) Đối với dự án BT sử dụng quỹ đất đ thanh toán cho nhà đầu tư

Căn cứ quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2.000 hoặc tỷ lệ 1/500 (nếu có) của quỹ đất dự kiến thanh toán cho nhà đầu tư, BCNCKT cần xác định một số nội dung của Dự án khác được thực hiện trên quỹ đất dự kiến thanh toán, cụ thể như sau:

- Địa điểm thực hiện;

- Hiện trạng khu đất, quỹ đất; các chỉ tiêu quy hoạch; mục đích sử dụng đất; cơ cấu sử dụng đất;

- Sơ bộ công năng, quy mô dự án;

- Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với quỹ đất dự kiến thanh toán mà chưa giải phóng mặt bng);

- Phương án sơ bộ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (đối với quỹ đất dự kiến thanh toán mà chưa giải phóng mặt bng);

- Dự kiến thời hạn giao đất hoặc cho thuê đất;

- Các nội dung khác (nếu có).

b) Đối với dự án BT sử dụng trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng để thanh toán cho nhà đầu tư

Căn cứ quyết định về việc sử dụng trụ sở làm việc hoặc tài sản kết cấu hạ tầng để thanh toán cho nhà đầu tư trong dự án BT của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, BCNCKT cần xác định một số nội dung của Dự án khác cụ thể như sau:

- Địa điểm thực hiện;

- Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng;

- Sơ bộ công năng, quy mô dự án;

- Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án;

- Dự kiến thời hạn giao đất hoặc cho thuê đất đối với trụ sở làm việc hoặc tài sản kết cấu hạ tầng;

- Các nội dung khác (nếu có).

c) Đối với dự án BT theo phương thức nhượng quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ cho nhà đầu tư

BCNCKT cần xác định một số nội dung của Dự án khác cụ thể như sau:

- Địa điểm thực hiện;

- Phạm vi, thời hạn, giá trị nhượng quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ cho nhà đầu tư;

- Sơ bộ công năng, quy mô dự án;

- Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án;

- Các nội dung khác (nếu có).

III. Tác động về môi trường, xã hội và quốc phòng, an ninh

1. Tác động về môi trường của dự án

Lập hồ sơ đánh giá tác động môi trường theo pháp luật về bảo vệ môi trường. Trường hợp dự án sử dụng tài nguyên thiên nhiên làm yếu tố đầu vào chính (thuộc các lĩnh vực như năng lượng, điện, nước...), phân tích chi tiết về tác động của dự án đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên và biện pháp giảm thiu tác động tiêu cực.

2. Tác động về xã hội của dự án

Thuyết minh yếu tố tác động đến xã hội trong quá trình thực hiện dự án như hỗ trợ tái định cư, bình đẳng giới, lao động, tạo việc làm... và các biện pháp giảm thiu tác động tiêu cực.

3. Tác động về quc phòng, an ninh (nếu có)

Trường hợp dự án có tác động về quốc phòng, an ninh, phân tích chi tiết nội dung này và đề xuất biện pháp giảm thiu tác động tiêu cực.

IV. Dự báo nhu cầu

Đ có cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và phân tích phương án tài chính của dự án, BCNCKT phân tích nhu cầu sử dụng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp; dự báo tốc độ tăng trưởng nhu cầu trong tương lai, cụ thể:

- Phân tích nhu cầu hiện tại: Căn cứ hiện trạng dự án, quy mô, công suất dự án, xác định số lượng đối tượng hưởng lợi từ dự án.

- Dự báo nhu cầu tương lai: Xây dựng các kịch bản về nhu cầu (tối đa, trung bình, tối thiểu) trong suốt vòng đời dự án.

V. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

1. Xác định các yếu tố chi phí và lợi ích về mặt kinh tế - xã hội

Xác định chi tiết các yếu tố chi phí và lợi ích về mặt kinh tế - xã hội của dự án theo các nhóm yếu tố dưới đây:

- Nhóm yếu tố có thể định lượng và quy đổi được thành tiền (được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án theo hướng dẫn lại Mục V.2 Phần này).

- Nhóm yếu tố có thể định lượng nhưng không định giá được (ví dụ: Lợi ích do cải thiện về môi trường, lợi ích do thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gia tăng việc làm...).

- Nhóm yếu tố chỉ có thể định tính (ví dụ: Lợi ích do tăng tính kết nối giữa các vùng sản xuất và đầu mối tiêu thụ, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân vùng dự án...).

2. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

a) Giá trị hiện tại ròng kinh tế (ENPV)

ENPV là hiệu số giữa tổng lợi ích mang lại trừ đi tổng chi phí bỏ ra trong thời gian tính toán kinh tế, được quy đổi về hiện tại. Đ đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội, ENPV phải dương (>0) và được tính theo công thức sau:

Trong đó:

Bt = Lợi ích năm t;

Ct = Chi phí năm t;

t = Năm trong vòng đời dự án (0, 1, 2, ... , n);

n = Số năm hoạt động của dự án (thời gian hợp đồng dự án);

re = Tỷ suất chiết khấu kinh tế của dự án4.

b) Tỷ số lợi ích trên chi phí về kinh tế (BCR)

BCR là tỷ số giữa tổng lợi ích mà việc đầu tư mang lại trên tổng chi phí bỏ ra trong quá trình đầu tư và khai thác đã được quy về giá trị hiện tại. Đ đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội, BCR phải lớn hơn 1 (>1) và được tính theo công thức sau:

Trong đó: Bt, Ct, t, n, re có ý nghĩa tương tự như trong công thức tính ENPV nêu trên.

c) Tỷ suất nội hoàn kinh tế (EIRR)

Tỷ suất nội hoàn kinh tế là tỷ suất chiết khấu kinh tế tối đa để dự án thu hồi nguồn vốn đầu tư và chi phí vận hành, đạt được sự hòa vốn. EIRR bằng giá trị tỷ suất chiết khấu (re) trong trường hợp ENPV = 0 và được xác định thông qua việc giải phương trình sau:

Trong đó: Bt, Ct, t, n có ý nghĩa tương tự như trong công thức tính ENPV nêu trên.

Đ đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội, EIRR phải lớn hơn tỷ suất chiết khấu xã hội (SDR - Social Discount Rate): EIRR > SDR. Giá trị SDR được xác định theo quy định của từng ngành. Trường hợp chưa được quy định cụ thể thì đơn vị lập BCNCKT có thể tham khảo giá trị SDR=10% hoặc đề xuất giá trị tính toán khác nhưng cần có thuyết minh về lý do lựa chọn giá trị đó.

3. Kết luận về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

Trên cơ sở phân tích theo hướng dẫn tại Mục V.1 và Mục V.2 Phần này, BCNCKT nêu kết luận về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.

Trường hợp không đủ điều kiện xác định các yếu tố chi phí và lợi ích có thể định lượng và quy đổi được thành tiền làm cơ sở để tính toán các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, BCNCKT nêu kết luận về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án trên cơ sở các nhóm yếu tố còn lại.

VI. Phân tích tài chính dự án

1. Các thông số đầu vào sử dụng trong mô hình tài chính

- Chi phí trong sut vòng đời dự án: Chi phí trong suốt vòng đời dự án gồm tổng mức đầu tư và chi phí khai thác, vận hành trong suốt vòng đời dự án. Trong đó, tổng mức đầu tư được xác định theo pháp luật về xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc theo pháp luật chuyên ngành đối với dự án không có cấu phần xây dựng. Chi phí khai thác, vận hành trong suốt vòng đời dự án bằng các chi phí liên quan đến vận hành và bảo dưỡng công trình dự án; các chi phí nhân lực để vận hành và bảo dưỡng công trình dự án; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn giám sát, dự phòng...

- Doanh thu: Xác định doanh thu của dự án qua từng năm (doanh thu ở mức căn bản, doanh thu ở mức tối đa và doanh thu ở mức tối thiểu) trên cơ sở các nội dung về dự báo nhu cầu (đã được phân tích chi tiết tại Mục IV); giá, phí hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu khác của dự án (xem xét cơ sở pháp lý đ xác định giá, phí; dự kiến lộ trình tăng giá, phí).

- Các thông số đầu vào khác: Lãi vay, thời gian vay; tỷ lệ lạm phát; tỷ giá; tỷ lệ khấu hao và các thông số khác.

2. Phân tích phương án tài chính

Trình bày nội dung phương án tài chính theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, bao gồm:

- Tng vn đầu tư;

- Cơ cấu nguồn vốn và phương án huy động vốn giả định;

- Đề xuất ưu đãi đảm bảo phương án tài chính của dự án (nếu có);

- Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư;

- Dự kiến các khoản chi phí của dự án trong thời gian vận hành;

- Phương án thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận của nhà đầu tư;

- Phần Nhà nước tham gia trong dự án (nếu có);

- Các chỉ tiêu tài chính theo hướng dẫn tại Mục VI.3 Phần này.

3. Các chỉ tiêu tài chính để xem xét tính khả thi của dự án

a) Trừ dự án áp dụng loại hp đồng BT, căn cứ nội dung phương án tài chính và các thông số đầu vào của mô hình tài chính, tính khả thi về tài chính của dự án được xem xét trên cơ sở các chỉ tiêu tài chính sau:

- Giá trị hiện tại ròng tài chính (NPV - Net Present Value)

Giá trị hiện tại ròng tài chính (NPV) của dự án là giá trị hiện tại của dòng tiền thuần trong suốt vòng đời dự án. Đ đảm bảo dự án đạt hiệu quả tài chính, NPV phải dương (>0) và được tính theo công thức sau:

Trong đó:

CFt = Giá trị dòng tiền thuần (cash flow) là khoản chênh lệch giữa số tiền thu được (dòng tiền vào) và số tiền chi ra (dòng tiền ra) của dự án tại năm thứ t;

t = Năm trong vòng đời dự án (0, 1, 2,..., n);

n = Số năm hoạt động của dự án (thời gian hợp đồng dự án);

r = Tỷ suất chiết khấu (được xác định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính).

- Tỷ suất nội hoàn tài chính (IRR - Internal Rate of Return)

Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận của dự án, không bao gồm cơ cấu huy động vốn. IRR là tỷ suất chiết khấu (r) tại điều kiện biên NPV=0 và được tính toán thông qua việc giải phương trình sau đây:

Trong đó: CFt, t, n có ý nghĩa tương tự như trong công thức tính NPV nêu trên.

Đ đánh giá dự án khả thi về mặt tài chính, IRR của dự án sau khi tính toán cần được so sánh với các giá trị: (i) Chi phí vốn bình quân gia quyền của dự án (WACC - Weighted Average Cost of Capital); (ii) IRR của các dự án có tính chất tương tự, trong cùng lĩnh vực; (iii) IRR kỳ vọng tối thiểu của các nhà đầu tư tiềm năng đối với dự án - thông qua hoạt động khảo sát thị trường (market test) trong quá trình nghiên cứu, chuẩn bị dự án. Dự án có tính khả thi về tài chính khi IRR lớn hơn giá trị (i) và phù hợp với các giá trị (ii), (iii).

Căn cứ điều kiện cụ thể của từng dự án, BCNCKT có thể bổ sung các chỉ tiêu đánh giá tính khả thi của phương án tài chính theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

b) Đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BT

- Đối với dự án BT sử dụng qu đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng thanh toán cho nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công: Xác định cụ thể quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng (bao gồm vị trí, diện tích, giá trị và các nội dung khác) dự kiến thanh toán cho nhà đầu tư. Dự án có tính khả thi về tài chính khi quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng được xác định cụ thể, phù hợp với quy định của pháp luật, quy hoạch tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/500 (nếu có) đối với dự án thanh toán bằng quỹ đất và đảm bảo nguyên tắc thanh toán theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công.

- Đối với dự án BT thanh toán cho nhà đầu tư theo phương thức nhượng quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ: Xác định phạm vi, thời hạn, giá trị nhượng quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ cho nhà đầu tư.

4. Kết luận về tính khả thi tài chính của dự án

Trên cơ sở các phân tích tại các Mục nêu trên, căn cứ tính chất của từng loại hợp đồng dự án, BCNCKT nêu kết luận về tính khả thi tài chính của dự án.

VII. Loại hợp đồng dự án

1. Căn cứ lựa chọn loại hợp đồng cho dự án

Trên cơ sở các thuyết minh về phương án kỹ thuật, dự báo nhu cầu, phương án tài chính của dự án, BCNCKT xác định dự án thuộc mô hình đầu tư có hoạt động kinh doanh hoặc thanh toán cho nhà đầu tư trên cơ sở chất lượng dịch vụ cung cấp, đồng thời phân tích tính phù hợp của loại hợp đồng đối với các điều kiện dự án.

2. Trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đng dự án

Thuyết minh chi tiết về vai trò, trách nhiệm trong suốt vòng đời dự án giữa các bên có liên quan, bao gồm: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và các tổ chức khác có liên quan (bên cho vay, đơn vị cung ứng đầu vào, đơn vị bao tiêu sản phẩm, nhà thầu...).

Trường hợp áp dụng loại hợp đồng BT, xác định thêm một số nghĩa vụ đối với nhà đầu tư, có thể bao gồm: ng trước kinh phí, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với quỹ đất thực hiện Dự án khác, cam kết thực hiện Dự án khác...

VIII. Phân tích rủi ro trong quá trình thực hiện dự án

1. Phân tích các rủi ro chính của dự án

Mô tả và đánh giá các rủi ro chính trong suốt vòng đời dự án như: Rủi ro về pháp lý; rủi ro về tình hình kinh tế vĩ mô; rủi ro xã hội; rủi ro về quyền sử dụng đất; rủi ro về môi trường; rủi ro về nhu cầu của thị trường; rủi ro về thiết kế, xây dựng; rủi ro về tài chính; rủi ro vận hành; rủi ro về kết thúc hợp đồng. Phân tích xác suất xảy ra và mức độ ảnh hưởng của các rủi ro đối với dự án.

2. Cơ chế phân bổ và quản lý rủi ro

Thuyết minh cụ thể cơ chế phân bổ, quản lý rủi ro (bao gồm các biện pháp giảm thiu rủi ro), trách nhiệm giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đối tác tư nhân (nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, bên cho vay...) trong quá trình thực hiện dự án.

IX. Các hỗ tr của Nhà nước

1. Phần Nhà nước tham gia trong dự án (nếu có)

Căn cứ kết quả phân tích tài chính, loại hợp đồng được lựa chọn đối với dự án đã được phê duyệt, BCNCKT cần thuyết minh chi tiết các nội dung sau:

- Đối với dự án cần vốn góp của nhà nước để đảm bảo tính khả thi tài chính cho dự án: Nêu nguồn vốn và giá trị phần vốn đầu tư công theo kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm; phương thức, kế hoạch và tiến độ giải ngân nguồn vốn cho nhà đầu tư5.

- Đối với dự án sử dụng tài sản công làm phần vốn góp, đơn vị chuẩn bị dự án: Nêu giá trị tài sản công được xác định trong quyết định sử dụng tài sản công để tham gia dự án PPP theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; phương thức, kế hoạch và tiến độ bàn giao hoặc chuyển nhượng tài sản công cho nhà đầu tư.

- Đối với dự án cần vốn thanh toán cho nhà đầu tư: Nêu nguồn vốn và giá trị phần vốn theo kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm đối với nguồn vốn đầu tư công hoặc kế hoạch vốn, dự toán đối với nguồn chi thường xuyên nhằm duy trì hoạt động cung cấp dịch vụ công, nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ công; phương thức, kế hoạch và tiến độ giải ngân nguồn vốn cho nhà đầu tư.

- Đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BT: Nêu quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng (bao gồm vị trí, diện tích, giá trị và các nội dung khác); phạm vi, thời hạn nhượng quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ cho nhà đầu tư.

- Đối với dự án cần vốn hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Căn cứ phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phân tích tại mục II.3 Phần này, nêu nguồn vốn và giá trị phần vốn theo kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm; kế hoạch và tiến độ giải ngân nguồn vốn.

2. Ưu đãi, bảo đảm đầu tư

BCNCKT cần thuyết minh chi tiết về các đề xuất ưu đãi đầu tư (bao gồm ưu đãi đặc thù của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương), các loại hình bảo lãnh, bảo đảm của Chính phủ và điều kiện kèm theo cũng như các các nghĩa vụ cần thiết khác trong thời gian thực hiện hợp đồng dự án.

X. Kế hoạch thực hiện dự án

1. Chuẩn bị dự án

Xác định thời gian tổng thể để chuẩn bị dự án, bao gồm:

- Giai đoạn lập, thẩm định BCNCTKT và quyết định chủ trương đầu tư (đã hoàn thành).

- Giai đoạn lập, thẩm định và phê duyệt BCNCKT.

- Giai đoạn tổ chức lựa chọn nhà đầu tư (sơ tuyển, đấu thầu, đàm phán và ký kết hợp đồng dự án; đóng tài chính của dự án và hợp đồng dự án bắt đầu có hiệu lực).

2. Thực hiện dự án

Xác định thời gian thực hiện hợp đồng dự án (bao gồm thời điểm kết thúc hợp đồng dự án). Trường hợp dự án có cấu phần xây dựng, xác định cụ thể thời gian xây dựng công trình, thời gian vận hành và chuyển giao công trình.

Trường hợp dự án phải phân kỳ để giảm sự phức tạp của việc đầu tư hoặc tăng tính khả thi về tài chính và sự hấp dẫn của dự án, BCNCKT cần phân tích nguyên nhân, dự kiến kế hoạch phân kỳ và trình bày các phương pháp thực hiện.

XI. Quản lý thực hiện dự án

1. Hình thức, cấu tổ chức quản lý thực hiện dự án PPP

BCNCKT thuyết minh hình thức, cơ cấu tổ chức quản lý thực hiện dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đối với từng giai đoạn cụ thể; phương thức để cơ quan nhà nước có thẩm quyền phối hợp với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án trong quá trình thực hiện dự án.

Đối với dự án có cấu phần xây dựng, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án lựa chọn hình thức quản lý dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với dự án không có cấu phần xây dựng, hình thức quản lý dự án theo quy định của pháp luật khác có liên quan.

2. Nội dung quản lý thực hiện dự án

BCNCKT thuyết minh các nội dung quản lý thực hiện dự án bao gồm nội dung và phương thức giám sát chất lượng công trình; giám sát thực hiện hợp đồng dự án, đảm bảo cung cấp sản phẩm, dịch vụ ổn định, liên tục; phương thức nhà đầu tư thực hiện kinh doanh, khai thác công trình dự án, cung cấp dịch vụ.

BCNCKT xác định các chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án trên các khía cạnh: Kỹ thuật, vận hành, môi trường, xã hội, tài chính, tiến độ... làm cơ sở xây dựng hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hợp đồng dự án và giám sát chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án cung cấp.

3. Quản lý thực hiện dự án đối với dự án BT

BCNCKT cần xác định cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc giao đơn vị quản lý dự án, ban quản lý dự án đã được thành lập, có đủ năng lực, chuyên môn phối hợp với nhà đầu tư thực hiện giám sát chất lượng công trình dự án. Nội dung, phạm vi, trách nhiệm khi giám sát thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.

E. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trình bày các nội dung kết luận chính của BCNCKT đã được phân tích ở trên, phù hợp, khả thi để triển khai đầu tư theo hình thức PPP. Theo đó, đưa ra kiến nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt BCNCKT hoặc các kiến nghị khác (nếu có). Trường hợp dự án áp dụng loại hợp đồng BT, xác định các nội dung cần được nghiên cứu chi tiết tại bước thiết kế, dự toán.

PHỤ LỤC IV

HƯỚNG DẪN THẨM ĐỊNH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN PPP

Căn cứ tính chất, quy mô, lĩnh vực và nội dung của báo cáo nghiên cứu khả thi (BCNCKT), báo cáo thẩm định BCNCKT được thực hiện theo các nội dung hướng dẫn dưới đây. Đối với BCNCKT do nhà đầu tư lập, cần xem xét các yếu tố khác mà nhà đầu tư thuyết minh. Đơn vị thẩm định cần đưa ra ý kiến nhận xét cụ thể đối với từng nội dung và đề xuất phương án giải quyết trường hợp có nội dung chưa đồng thuận hoặc cần bổ sung, hoàn thiện với đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư lập BCNCKT.

A. KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN

Trình bày thông tin khái quát về dự án, bao gồm: Tên dự án; tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tên đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư được giao lập BCNCKT; địa điểm, quy mô, công suất dự án, diện tích sử dụng đất; yêu cầu về kỹ thuật; tổng vốn đầu tư; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia trong dự án (nếu có); loại hợp đồng dự án; phương án tài chính; thời gian hợp đồng dự án; ưu đãi và bảo đảm đầu tư; các nội dung liên quan khác.

B. TỔNG HỢP Ý KIẾN CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN

1. Tng hp ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan.

2. Tổng hợp ý kiến đánh giá tác động của dự án theo nội dung quy định tại Mục I.6 Phần D Phụ lục III Thông tư này.

C. TỔNG HỢP KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH

I. Kiểm tra hồ sơ

Đơn vị thẩm định đưa ra đánh giá về:

- Tính đầy đủ về thành phần, nội dung hồ sơ.

- Sự phù hợp của căn cứ pháp lý được áp dụng để lập BCNCKT.

- Sự tuân thủ quy định của pháp luật trong quá trình tổ chức lập BCNCKT.

II. Thẩm định về nội dung của hồ sơ

1. Sự cần thiết đầu tư dự án

Đơn vị thẩm định xem xét sự phù hợp của BCNCKT đối với một số nội dung sau:

- Sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tính cấp bách, cần thiết phải đầu tư dự án.

- Tác động của việc thực hiện dự án đối với cộng đồng, dân cư trong phạm vi dự án.

- Sự phù hợp của các mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể đối với hiện trạng của ngành, lĩnh vực hoặc địa phương, khả năng giải quyết các vấn đề mà cộng đồng dân cư yêu cầu.

- Lợi thế của việc đầu tư dự án theo hình thức PPP so với các phương thức đầu tư khác.

- Mức độ ảnh hưởng của các dự án có liên quan.

2. Tính khả thi của dự án

a) Thẩm định tính khả thi về mặt kỹ thuật

- Các yêu cầu về mặt kỹ thuật: Xem xét sự phù hợp của phương án k thuật, công nghệ với quy mô, công suất của dự án, các tiêu chuẩn, định mức và yêu cầu kỹ thuật đầu vào; tính sẵn có và khả năng ứng dụng thực tiễn của công nghệ được lựa chọn; tính rõ ràng, đầy đủ của việc xác định các rủi ro kỹ thuật chính, tính hợp lý của phương án giảm thiểu các rủi ro đó; tính thực tiễn của các chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án về mặt kỹ thuật.

- Thiết kế cơ sở: Tổng hợp ý kiến thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo pháp luật xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với dự án không có cấu phần xây dựng.

- Các yếu tố đầu vào cung ứng cho dự án: Xem xét sự phù hợp của khả năng cung ứng của các yếu tố đầu vào đối với quy mô, công suất của từng thời kỳ đảm bảo phù hợp với dự báo về tăng trưởng nhu cầu.

- Các yếu tố đầu ra của dự án: Xem xét sự phù hợp của các yếu tố đầu ra với quy mô, công suất, nhu cầu sử dụng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp; xem xét tính phù hợp của các chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án được trình bày trong BCNCKT.

b) Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

- Đóng góp của dự án cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội: Việc phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội nhằm so sánh lợi ích giữa phương án thực hiện đầu tư dự án với phương án giữ nguyên hiện trạng, không thực hiện đầu tư. Bên cạnh đó, trường hợp lựa chọn giữa nhiều dự án, những dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn sẽ được ưu tiên lựa chọn trên cơ sở kết hợp khả năng cân đối nguồn lực đầu tư của Nhà nước. Do vậy, đơn vị thẩm định cần xem xét sự phù hợp và tính chính xác của các nhóm yếu tố chi phí, lợi ích v mặt kinh tế - xã hội và các chỉ tiêu kinh tế (Giá trị hiện tại ròng kinh tế - ENPV; Tỷ số lợi ích trên chi phí về kinh tế - BCR; Tỷ suất nội hoàn kinh tế - EIRR). Dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội khi các chỉ tiêu kinh tế nêu trên đáp ứng yêu cầu sau:

ENPV phải dương (>0); BCR phải lớn hơn 1 (>1); EIRR phải lớn hơn tỷ suất chiết khấu xã hội (SDR).

- Tác động của dự án đối với môi trường: Hồ sơ đánh giá tác động môi trường của dự án phải được lập và phê duyệt phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật về bảo vệ môi trường. Đơn vị thẩm định tổng hợp ý kiến thẩm định của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật về môi trường đối với hồ sơ nêu trên.

- Tác động của dự án đối với xã hội: Xem xét sự phù hợp của các tác động được thuyết minh trong BCNCKT đối với các nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội, cộng đồng địa phương, những nhóm đối tượng thiệt thòi không có khả năng chi trả giá hoặc phí đối với sản phẩm, dịch vụ của dự án như phụ nữ, người nghèo, người tàn tật...

- Tác động của dự án đối với quốc phòng, an ninh (nếu có): Trường hợp dự án có liên quan đến các vấn đề quốc phòng, an ninh, xem xét sự phù hợp của các tác động và biện pháp giảm thiểu được trình bày trong BCNCKT.

c) Tính khả thi về mặt tài chính

- Trừ dự án áp dụng loại hợp đồng BT, đơn vị thẩm định xem xét sự phù hợp và tính chính xác của các yếu tố tài chính đầu vào, các chỉ tiêu tài chính (Giá trị hiện tại ròng tài chính - NPV; Tỷ suất nội hoàn tài chính - IRR) và phương án tài chính sơ bộ của dự án. Dự án đạt hiệu quả tài chính khi:

+ NPV phải dương (>0).

+ IRR lớn hơn giá trị (i) chi phí vốn bình quân gia quyền của dự án WACC và phù hợp với các giá trị: (ii) IRR của các dự án có tính chất tương tự, trong cùng lĩnh vực; (iii) IRR kỳ vọng tối thiểu của các nhà đầu tư tiềm năng đối với dự án.

+ Bên cạnh đó, đối với BCNCKT bổ sung các chỉ tiêu khác để đánh giá tính khả thi của phương án tài chính theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, đơn vị thẩm định xem xét thêm các chỉ tiêu này để đánh giá tính khả thi của dự án.

- Đối với dự án BT sử dụng quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng hoặc quyền kinh doanh khai thác công trình, dịch vụ thanh toán cho nhà đầu tư, dự án có tính khả thi về tài chính khi quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng hoặc quyền kinh doanh khai thác công trình, dịch vụ được xác định cụ thể, phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo nguyên tắc thanh toán theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công và pháp luật chuyên ngành.

- Trường hợp dự án có sử dụng phần Nhà nước tham gia trong dự án: Xem xét sự phù hợp của giá trị phần vốn, số vốn được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đối với vốn đầu tư công; sự phù hợp của giá trị và mục đích sử dụng tài sản công được xác định trong quyết định sử dụng tài sản công đ tham gia dự án PPP theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công hoặc vốn từ nguồn thu đ lại từ hoạt động cung cấp dịch vụ công để thanh toán cho nhà đầu tư hoặc kế hoạch vốn, dự toán chi đối với vốn từ nguồn chi thường xuyên, phương thức, kế hoạch và tiến độ giải ngân cho nhà đầu tư.

- Đối với dự án nhóm C sử dụng vốn đầu tư công, việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với phần vốn đầu tư công theo phân cấp quy định tại pháp luật về đầu tư công, làm cơ sở để phê duyệt BCNCKT;

- Sự phù hợp của các hình thức ưu đãi, bảo đảm đầu tư.

3. Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án

Đơn vị thẩm định xem xét BCNCKT theo một số nội dung sau:

- Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án và thời gian hợp đồng được lựa chọn.

- Tính hợp lý trong việc phân chia trách nhiệm của các bên trong quá trình triển khai dự án.

- Các rủi ro chính của dự án được xác định đầy đủ và phù hợp trong các kịch bản tài chính;

- Khả năng xảy ra các rủi ro và mức độ ảnh hưởng đối với dự án được xác định cụ thể và phù hợp;

- Các biện pháp giảm thiểu rủi ro được xác định phù hợp.

4. Sự phù hợp của kế hoạch triển khai dự án, cơ chế giám sát và quản lý dự án

Đơn vị thẩm định cần xem xét và có ý kiến cụ thể về sự phù hợp của kế hoạch triển khai dự án, cơ chế giám sát và quản lý dự án được trình bày trong BCNCKT.

D. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

I. Nhn xét

Trên cơ sở các phân tích nêu trên, đơn vị thẩm định tổng hợp nhận xét về BCNCKT.

II. Kiến nghị

- Trường hợp BCNCKT phù hợp với quy định của pháp luật và được đánh giá là khả thi để triển khai đầu tư theo hình thức PPP, đơn vị thẩm định kiến nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt BCNCKT. Đối với dự án nhóm C có từ hai nhà đầu tư trở lên cùng nộp hồ sơ đề xuất dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư này, đơn vị thẩm định kiến nghị hồ sơ đề xuất dự án được lựa chọn để cấp có thẩm quyền phê duyệt BCNCKT.

- Trường hợp không thống nhất với nội dung của BCNCKT, đơn vị thẩm định báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo một trong hai phương án sau:

+ Phương án 1: Yêu cầu đơn vị chuẩn bị dự án, nhà đầu tư điều chỉnh BCNCKT.

+ Phương án 2: Không phê duyệt BCNCKT.

PHỤ LỤC V.A

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG DỰ ÁN PPP (TRỪ DỰ ÁN ÁP DỤNG LOẠI HỢP ĐỒNG BT)

Căn cứ lĩnh vực, quy mô, tính chất dự án PPP (trừ dự án áp dụng loại hợp đồng BT), cơ quan nhà nước có thẩm quyền sắp xếp, sửa đổi, bổ sung các điều khoản phù hợp với từng loại hợp đồng theo các nội dung sau:

I. CĂN CỨ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG DỰ ÁN

Liệt kê các văn bản pháp lý làm căn cứ ký kết hợp đồng dự án, bao gồm:

- Các Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên quan đến việc triển khai dự án theo hình thức PPP;

- Các Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên quan đến ngành, lĩnh vực đầu tư của dự án;

- Các nghị quyết hoặc quyết định phê duyệt các quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương liên quan đến dự án;

- Các quyết định, văn bản của cấp có thẩm quyền trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án;

- Các văn bản pháp lý khác có liên quan.

II. CÁC BÊN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG DỰ ÁN

Kê khai thông tin của các Bên ký kết hợp đồng dự án, bao gồm:

a) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được ủy quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án nhóm B và nhóm C theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP).

- Tên Cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Địa chỉ;

- Số điện thoại và số fax;

- Tên và chức vụ của người đại diện;

- Văn bản ủy quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án (nếu có).

b) Nhà đầu tư

- Tên doanh nghiệp (tên tiếng Việt, tiếng Anh và tên viết tắt, nếu có);

- Địa chỉ;

- Số điện thoại và số fax;

- Thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (số, ngày cấp, nơi cấp, đơn vị cấp) (đối với trường hợp Nhà đầu tư là doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam);

- Tên và chức vụ của người đại diện theo pháp luật.

(Trường hợp một Bên ký kết là Nhà đầu tư nước ngoài, ghi tên, quốc tịch, giấy tờ chứng thực của Nhà đầu tư; s giấy phép thành lập, s giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương, nếu có; địa chỉ, điện thoại, fax, họ và tên, chức vụ của người đại diện được ủy quyền).

c) Doanh nghiệp dự án (áp dụng trong trường hợp nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án hp thành một bên để ký kết hợp đồng dự án với cơ quan nhà nước có thẩm quyền)

- Tên doanh nghiệp (tên tiếng Việt, tiếng Anh và tên viết tắt, nếu có);

- Địa chỉ;

- Số điện thoại và số fax;

- Thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Số, ngày cấp, nơi cấp, đơn vị cấp);

- Tên và chức vụ của người đại diện theo pháp luật.

III. NỘI DUNG HỢP ĐỒNG DỰ ÁN

1. Mục đích của hợp đồng dự án

Thỏa thuận giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án về quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên trong việc thực hiện các quy định tại hợp đồng dự án, quy định của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

2. Giải thích từ ngữ

Nêu định nghĩa và các từ viết tắt (nếu có) về các khái niệm được sử dụng trong hợp đồng dự án phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và bối cảnh cụ thể của hợp đồng dự án.

3. Hồ sơ hợp đồng và thứ tự ưu tiên

Liệt kê các tài liệu thuộc hồ sơ hợp đồng và thứ tự ưu tiên áp dụng các tài liệu thuộc hồ sơ hợp đồng, bao gồm:

1. Văn bản hợp đồng;

2. Phụ lục hợp đồng (nếu có);

3. Biên bản đàm phán hợp đồng;

4. Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

5. Văn bản thỏa thuận của các bên về điều kiện của hợp đồng theo hướng dẫn tại Phụ lục này, có thể bao gồm điều kiện chung, điều kiện cụ thể của hợp đồng;

6. Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư được lựa chọn;

7. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

8. Các tài liệu có liên quan.

4. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng là tiếng Việt. Trường hợp hợp đồng có sự tham gia của phía nước ngoài: Ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và ngôn ngữ khác do các bên thỏa thuận. Khi hợp đồng được ký kết bằng hai ngôn ngữ thì các bên phải thỏa thuận về ngôn ngữ sử dụng trong quá trình giao dịch hợp đồng và thứ tự ưu tiên sử dụng ngôn ngữ để giải quyết tranh chấp hợp đồng.

5. Mục tiêu, quy mô dự án

Nêu mục tiêu, quy mô dự án bao gồm công suất thiết kế, các hợp phần dự án, hạng mục xây dựng, trang thiết bị và các hoạt động của dự án.

6. Địa điểm thực hiện dự án và diện tích sử dụng đất

Nêu địa điểm thực hiện dự án, diện tích đất dự kiến sử dụng của công trình dự án và các công trình liên quan (nếu có).

7. Yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp

Nêu các nội dung:

1. Phương án kỹ thuật, công nghệ của dự án; tiêu chuẩn, chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án về mặt kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu về chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp (có thể được trình bày chi tiết tại Phụ lục kèm theo hợp đồng dự án);

2. Trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên trong việc thực hiện các yêu cầu này.

8. Phương án tài chính của dự án

Nêu tóm tắt nội dung phương án tài chính (có thể được trình bày chi tiết tại Phụ lục kèm theo hợp đồng dự án, nếu cn thiết), bao gồm:

1. Giá trị tổng vốn đầu tư;

2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư:

a) Giá trị phần vốn chủ sở hữu;

b) Giá trị phần vốn do nhà đầu tư huy động;

c) Giá trị phần vốn góp của Nhà nước (nếu có) và vốn hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có).

3. Phương án huy động vốn:

a) Nguồn vốn góp của Nhà nước hỗ trợ (nếu có) và vốn hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có) theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP:

- Tng s vn;

- Nguồn vốn đầu tư công, nguồn vốn từ tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công (nếu có);

- Nội dung hỗ trợ.

b) Nguồn vốn chủ sở hữu:

- Tng s vn;

- Tiến độ giải ngân.

c) Nguồn vốn huy động (vốn vay thương mại, vốn tín dụng ưu đãi, vốn vay ngoài nước, các nguồn vốn khác):

- Tổng mức vốn huy động (theo từng loại vốn);

- Thời gian vay, trả, thời gian ân hạn (theo từng loại vốn);

- Chi phí huy động vốn bao gồm: Lãi suất vốn vay của từng nguồn vốn, mức lãi vay bình quân và chi phí cần thiết liên quan đến huy động nguồn vốn được pháp luật cho phép (chi phí bảo lãnh, phí cam kết, bảo hiểm tín dụng, môi giới);

- Đồng tiền vay và t giá thanh toán;

- Điều kiện đảm bảo nguồn vốn huy động;

- Tiến độ giải ngân (theo từng loại vốn);

- Phương án trả nợ vốn huy động (theo từng loại vốn).

4. Ưu đãi đảm bảo phương án tài chính của dự án (nếu có).

5. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư.

6. Phương án thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận của nhà đầu tư:

a) Các nguồn thu hợp pháp;

b) Mức giá, phí dịch vụ (sẽ được trình bày chi tiết tại Mục 15 của Phụ lục này);

c) Đối với dự án PPP thực hiện theo hình thức hợp đồng BTL, hợp đồng BLT phải ghi nguồn vốn và giá trị phần Nhà nước thanh toán cho nhà đầu tư:

- Nguồn vốn đầu tư công;

- Nguồn chi thường xuyên nhm duy trì hoạt động cung cấp dịch vụ công;

- Nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ công.

9. Doanh nghiệp dự án

1. Đối với dự án nhóm C, nhà đầu tư quyết định thành lập doanh nghiệp dự án hoặc trực tiếp thực hiện dự án nhưng phải tổ chức quản lý và hạch toán độc lập nguồn vốn đầu tư và các hoạt động của dự án.

2. Trường hợp vốn điều lệ của doanh nghiệp dự án thấp hơn mức vốn chủ sở hữu nhà đầu tư cam kết huy động, các Bên thỏa thuận lộ trình tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp dự án, phù hợp với tiến độ triển khai dự án, Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và pháp luật về doanh nghiệp.

10. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, các điều kiện về sử dụng đất và công trình có liên quan

Nêu các thông tin sau:

1. Thời điểm, tiến độ bàn giao mặt bằng theo thỏa thuận cụ thể giữa các Bên phù hợp với tiến độ thực hiện dự án;

2. Nghĩa vụ của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí nguồn vốn, tổ chức giải phóng mặt bằng và hoàn thành các thủ tục bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án;

3. Nghĩa vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án trong việc bảo đảm thu xếp nguồn vốn để thanh toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (trong trường hợp nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án tự nguyện ứng trước);

4. Quyền, nghĩa vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án trong việc sử dụng, quản lý diện tích đất đã được giao; quyền, nghĩa vụ của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giám sát, kiểm tra việc thực hiện tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và sử dụng đất của nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án;

5. Các điều kiện sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình phụ trợ cần thiết cho việc xây dựng, vận hành, quản lý công trình (nếu có);

6. Các quy định về khai quật và xử lý các vật hóa thạch, cổ vật, công trình kiến trúc hoặc các hiện vật khác trong khu vực dự án và quyền, nghĩa vụ của nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án đối với các hiện vật này;

7. Các quyền, nghĩa vụ khác của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án theo thỏa thuận cụ thể giữa các Bên phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai, xây dựng, Nghị định số 63/2018/NĐ-CP , Thông tư này và các văn bản pháp luật có liên quan;

8. Trách nhiệm của mỗi Bên trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ đã cam kết tại Mục này.

11. Thời gian và tiến độ hoàn thành công trình dự án

1. Nêu thời gian và tiến độ hoàn thành công trình dự án, bao gồm:

- Thời gian thực hiện công tác chuẩn bị xây dựng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có);

- Thời điểm khởi công và tiến độ thực hiện từng hạng mục;

- Thời điểm hoàn thành công trình (kèm theo phụ lục quy định cụ thể tiến độ và thời gian thực hiện từng hạng mục và mẫu báo cáo của nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án về tiến độ xây dựng nhằm đảm bảo đ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát, kiểm tra tiến độ xây dựng công trình từ khi khởi công cho đến khi đưa vào hoạt động). (Các Bên có th thống nhất về tiến độ thực hiện các công việc cụ thể và đưa vào hợp đồng đ đảm bảo tính ràng buộc).

2. Nêu các trường hợp và điều kiện được phép điều chỉnh thời gian, tiến độ xây dựng công trình (ví dụ bất khả kháng hoặc thay đổi nội dung công việc...).

3. Quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên và biện pháp xử lý trong trường hợp một trong các Bên vi phạm nghĩa vụ đã cam kết nêu tại Mục này, bao gồm các trường hợp làm phát sinh hoặc phải trì hoãn phần công việc phải hoàn thành và trách nhiệm bồi thường của Bên vi phạm.

12. Thiết kế, thi công công trình, kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng, nghiệm thu, quyết toán công trình

1. Nêu quyền, nghĩa vụ của các Bên trong việc thực hiện thiết kế, thi công công trình phù hợp với quy định của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP , pháp luật về xây dựng, pháp luật chuyên ngành và thỏa thuận cụ thể giữa các Bên, bao gồm:

a) Lựa chọn các nhà thầu trong quá trình thiết kế, thi công công trình phù hợp với quy định của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và pháp luật về đấu thầu;

b) Lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế theo quy định tại Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và pháp luật có liên quan;

c) Thi công công trình dự án đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, công nghệ quy định tại Mục 7;

d) Kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng và nghiệm thu công trình.

2. Thủ tục kiểm toán và quyết toán vốn đầu tư công trình dự án trước khi hoàn thành và đưa vào sử dụng phù hợp với quy định của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và pháp luật khác có liên quan.

13. Giám định, bảo dưỡng, vận hành, kinh doanh, khai thác công trình dự án

Nêu các thông tin sau:

1. Yêu cầu, tiêu chuẩn, chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án về khía cạnh vận hành, kinh doanh, khai thác công trình dự án để đáp ứng chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp (có thể được trình bày chi tiết tại Phụ lục kèm theo hợp đồng dự án, nếu cn thiết);

2. Quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên trong việc thực hiện các yêu cầu nêu tại khoản 1 Mục này, bao gồm:

a) Quyền và nghĩa vụ của các Bên trong việc thực hiện các quy định về giám định (thiết kế, giám định và kiểm định chất lượng thi công, giám định thiết bị) phù hợp với quy định của pháp luật và thỏa thuận cụ thể giữa các Bên;

b) Nghĩa vụ của doanh nghiệp dự án trong việc mua bảo hiểm, bảo hành công trình phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan và thỏa thuận cụ thể giữa các Bên;

c) Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp dự án trong việc tổ chức vận hành, bảo dưỡng công trình trong quá trình khai thác vận hành, kinh doanh, khai thác, duy trì hoạt động bình thường của công trình và bảo đảm cung cấp hàng hóa, dịch vụ liên tục. Điều kiện, biện pháp giải quyết khi tạm ngừng cung cấp hàng hóa, dịch vụ do sự cố kỹ thuật, sự kiện bất khả kháng và các trường hợp khác phù hợp với quy định của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP , Thông tư này và thỏa thuận cụ thể giữa các Bên;

d) Quyền, nghĩa vụ của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra, giám sát và phối hợp với doanh nghiệp dự án thực hiện các nghĩa vụ nêu tại Mục này.

14. Bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường

Nêu các nội dung:

1. Phương án bảo đảm an toàn trong quá trình thực hiện dự án; yêu cầu, tiêu chuẩn về bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường tại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được phê duyệt và theo quy định của pháp luật có liên quan (có thể được trình bày chi tiết tại Phụ lục kèm theo hợp đng dự án, nếu cn thiết);

2. Trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên trong việc thực hiện các yêu cầu này.

15. Dự báo nhu cầu và giá, phí hàng hóa, dch v

Nêu các nội dung:

1. Dự báo nhu cầu sử dụng công trình, dịch vụ trong suốt vòng đời dự án và quy định nguyên tắc xử lý, trách nhiệm của các bên trong trường hợp lưu lượng thực tế của dự án không đạt mức dự báo.

2. Giá, phí hàng hóa, dịch vụ, lộ trình tăng giá, phí hàng hóa dịch vụ, các khoản thu và điều kiện, thủ tục điều chỉnh giá, phí, thông báo về việc điều chỉnh giá, phí phù hợp với quy định của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP , pháp luật về giá, phí và pháp luật khác có liên quan.

16. Vốn góp của Nhà nước trong dự án

Nêu cụ thể giá trị, tỷ lệ, nguồn vốn, tiến độ, nguyên tắc, điều kiện, hồ sơ thanh toán phần vốn góp của Nhà nước trong dự án phù hợp với quy định của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.

17. Vốn thanh toán cho nhà đầu tư (áp dụng cho loại hợp đng BTL, BLT)

Nêu cụ thể giá trị, tỷ lệ, nguồn vốn, tiến độ, nguyên tắc, điều kiện, hồ sơ để thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án cung cấp dịch vụ phù hợp với quy định của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.

18. Quản lý thực hiện hp đồng dự án

Nêu các nội dung sau:

1. Hình thức, cơ cấu tổ chức quản lý thực hiện dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đối với từng giai đoạn cụ thể; phương thức để cơ quan nhà nước có thẩm quyền phối hợp với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án trong quá trình thực hiện dự án phù hợp với quy định tại Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và pháp luật khác có liên quan.

2. Phương thức giám sát việc thực hiện dự án của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án căn cứ yêu cầu về chất lượng công trình, dịch vụ (bao gồm cả phương thức giám sát doanh thu của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án).

19. Chuyn giao công trình dự án

Nêu các quy định về chuyển giao công trình dự án, cụ thể như sau:

1. Điều kiện kỹ thuật, tình trạng hoạt động và chất lượng công trình khi chuyển giao (Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tự mình hoặc thuê tổ chức tư vấn để giám định chất lượng công trình trước khi chuyn giao);

2. Danh sách các hạng mục công trình, máy móc, thiết bị, tài sản và toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình khảo sát, thiết kế, xây dựng, vận hành, kinh doanh công trình;

3. Nghĩa vụ của mỗi Bên trong việc bảo dưỡng, sửa chữa các hư hại (nếu có) để duy trì hoạt động bình thường của công trình sau khi chuyển giao;

4. Nghĩa vụ của nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án trong việc chuyển giao công nghệ, huấn luyện k năng quản lý, kỹ thuật để vận hành công trình sau khi chuyển giao;

5. Trình tự, thủ tục chuyển giao công trình;

6. Cơ quan tiếp nhận và quản lý công trình sau khi chuyển giao.

20. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

Nêu thông tin về giá trị, hình thức, thời hạn nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng và trường hợp nhà đầu tư không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và pháp luật về đấu thầu.

21. Sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh hợp đồng

Nêu các thông tin sau:

1. Các trường hợp và điều kiện điều chỉnh quy định của hợp đồng dự án phù hợp với quy định của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan (ví dụ: Thay đi về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, tng vn đầu tư xây dựng công trình; thay đi về nguồn thu, giá, phí, hàng hóa, dịch vụ; thời gian vận hành, khai thác; thay đi do sự kiện bất khả kháng và các trường hợp khác theo thỏa thuận giữa các Bên).

2. Trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung hợp đồng dự án phù hợp với quy định của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP .

22. Quyền tiếp nhận dự án của bên cho vay

Nêu các điều kiện, thủ tục tiếp nhận dự án của bên cho vay được thỏa thuận phù hợp với hợp đồng vay, quy định Nghị định số 63/2018/NĐ-CP .

23. Chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án

1. Nêu các điều kiện, trình tự, thủ tục cho phép nhà đầu tư chuyn nhượng một phần hoặc toàn bộ các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án; quyền, nghĩa vụ của Bên nhận chuyn nhượng phù hợp với quy định của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.

2. Nêu các điều kiện, trình tự, thủ tục xác lập, thực thi và đảm bảo thực hiện hợp đồng vay vốn, thỏa thuận bảo lãnh và các quyền tiếp nhận dự án theo quy định tại Nghị định số 63/2018/NĐ-CP .

24. Vi phạm, không tuân thủ nghĩa vụ hợp đồng và chế giải quyết

Nêu các nội dung bao gồm:

1. Các trường hợp vi phạm, không tuân thủ nghĩa vụ theo quy định tại hợp đồng của từng Bên.

2. Cơ chế giải quyết trong từng trường hợp vi phạm, không tuân thủ nghĩa vụ hợp đồng (ví dụ: Biện pháp khắc phục, đình chỉ việc thực hiện dự án, bồi thường thiệt hại, chm dứt trước thời hạn hợp đồng...).

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong xử lý các trường hợp vi phạm, không tuân thủ nghĩa vụ hợp đồng.

25. Thời gian thực hiện hợp đồng dự án và kết thúc hợp đồng dự án

Nêu các nội dung bao gồm:

1. Thời gian thực hiện hợp đồng dự án và các điều kiện đ gia hạn hoặc rút ngắn thời hạn của dự án hoặc hợp đồng dự án theo Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và thỏa thuận cụ thể giữa các Bên;

2. Các trường hợp và điều kiện kết thúc hợp đồng dự án theo thỏa thuận hoặc chấm dứt trước thời hạn phù hợp với quy định của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ;

3. Quyền, nghĩa vụ của mỗi Bên khi kết thúc hợp đồng dự án theo đúng thời hạn đã thỏa thuận;

4. Quyền, nghĩa vụ của mỗi Bên trong trường hợp chấm dứt trước thời hạn đã thỏa thuận; phương thức, thời hạn thanh toán, giá trị và phương pháp tính toán giá trị bồi thường thiệt hại do chấm dứt sớm của từng Bên;

5. Trình tự, thủ tục thanh lý hợp đồng trong các trường hợp kết thúc hợp đồng dự án nêu tại Mục này.

26. Pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng dự án và các hợp đồng có liên quan

Nêu Luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng dự án và các hợp đồng có liên quan đến việc thực hiện dự án phù hợp với quy định của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan.

27. Giải quyết tranh chấp

Nêu cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các Bên tham gia hợp đồng dự án và tranh chấp giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án với các bên có liên quan theo quy định của Luật Đầu tư, Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan.

28. Các sự kiện bất khả kháng và nguyên tắc xử lý

1. Liệt kê các trường hợp bất khả kháng và nguyên tắc xác định sự kiện bất khả kháng theo quy định của Bộ luật Dân sự và thỏa thuận giữa các Bên.

2. Nêu quy định quyền, nghĩa vụ của mỗi Bên khi xảy ra sự kiện bất khả kháng phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Bộ luật Dân sự.

29. Các ưu đãi và bảo đảm đầu tư (nếu có)

Nêu các ưu đãi và bảo đảm đầu tư cụ thể như sau:

1. Các biện pháp bảo đảm đầu tư phù hợp với quy định của Luật Đầu tư, Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ;

2. Cam kết về bảo lãnh của chính phủ (nếu có) theo quy định tại Điều 61 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ;

3. Các biện pháp hỗ trợ hoặc cam kết khác của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án theo thỏa thuận cụ thể giữa các Bên (nếu có).

30. Hiệu lực hợp đồng dự án

Nêu các nội dung liên quan đến hiệu lực hợp đồng, cụ thể như sau:

1. Thời điểm bắt đầu có hiệu lực và kết thúc hợp đồng dự án;

2. Thời gian, địa điểm ký kết, số bản hợp đồng và giá trị pháp lý của mỗi bản.

31. Những nội dung khác

Nêu các nội dung khác do các Bên thỏa thuận tùy thuộc vào lĩnh vực, quy mô, tính chất và yêu cầu thực hiện dự án phù hợp với quy định của pháp luật.

(Ví dụ: Quy định về chế độ báo cáo, bảo mật thông tin và các vn đ khác).

IV. Các phụ lục và tài liệu kèm theo

Các phụ lục, văn bản, tài liệu kèm theo do các Bên thỏa thuận phù hợp với loại hợp đồng, lĩnh vực, quy mô, tính chất và yêu cầu thực hiện dự án, có thể bao gồm:

- Nội dung chi tiết về tiêu chuẩn, yêu cầu về thực hiện dự án (gồm: Tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật, công nghệ; yêu cầu về vận hành, kinh doanh, khai thác công trình dự án; yêu cầu về bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường...);

- Nội dung chi tiết phương án tài chính dự án;

- Nội dung chi tiết về tiến độ thực hiện dự án.

PHỤ LỤC V.B

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG DỰ ÁN BT

Căn cứ tính chất, quy mô, lĩnh vực của dự án, hợp đồng dự án BT bao gồm các nội dung sau:

I. CĂN CỨ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG DỰ ÁN

Liệt kê các văn bản pháp lý làm căn cứ ký kết hợp đồng dự án, bao gồm:

- Các Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên quan đến việc triển khai dự án theo hình thức PPP;

- Các Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên quan đến ngành, lĩnh vực đầu tư của dự án;

- Các nghị quyết hoặc quyết định phê duyệt quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương liên quan đến dự án;

- Các quyết định, văn bản của cấp có thẩm quyền trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án;

- Các văn bản pháp lý khác có liên quan.

II. CÁC BÊN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG DỰ ÁN

Kê khai thông tin của các Bên ký kết hợp đồng dự án, bao gồm:

a) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được ủy quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án nhóm B và nhóm C theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP).

- Tên Cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Địa chỉ;

- Số điện thoại và số fax;

- Tên và chức vụ của người đại diện;

- Văn bản ủy quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án (nếu có).

b) Nhà đầu tư

- Tên doanh nghiệp (tên tiếng Việt, tiếng Anh và tên viết tắt, nếu có);

- Địa chỉ;

- Số điện thoại và số fax;

- Thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (số, ngày cấp, nơi cấp, đơn vị cấp) (đối với trường hợp Nhà đầu tư là doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam);

- Tên và chức vụ của người đại diện theo pháp luật

(Trường hợp một Bên ký kết là Nhà đầu tư nước ngoài, ghi tên, quốc tịch, giấy tờ chứng thực của Nhà đầu tư; s giấy phép thành lập, s giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương, nếu có; địa chỉ, điện thoại, fax, họ và tên, chức vụ của người đại diện được ủy quyền).

c) Doanh nghiệp dự án (áp dụng trong trường hợp nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án hợp thành một bên để ký kết hợp đồng dự án với cơ quan nhà nước có thẩm quyền)

- Tên doanh nghiệp (tên tiếng Việt, tiếng Anh và tên viết tắt, nếu có);

- Địa chỉ;

- Số điện thoại và số fax;

- Thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Số, ngày cấp, nơi cấp, đơn vị cấp);

- Tên và chức vụ của người đại diện theo pháp luật.

III. NỘI DUNG HỢP ĐỒNG DỰ ÁN

1. Mục đích của hợp đồng dự án

Thỏa thuận giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong việc thực hiện các quy định tại hợp đồng dự án, quy định của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

2. Giải thích từ ngữ

Nêu định nghĩa và các từ viết tắt (nếu có) về các khái niệm được sử dụng trong hợp đồng dự án phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và bối cảnh cụ thể của hợp đồng dự án.

3. Hồ sơ hợp đồng dự án

Liệt kê các tài liệu thuộc hồ sơ hợp đồng và thứ tự ưu tiên áp dụng các tài liệu thuộc hồ sơ hợp đồng, bao gồm:

1. Văn bản hợp đồng;

2. Phụ lục hợp đồng (nếu có);

3. Biên bản đàm phán hợp đồng;

4. Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

5. Văn bản thỏa thuận của các bên về điều kiện của hợp đồng theo hướng dẫn tại Phụ lục này, có thể bao gồm điều kiện chung, điều kiện cụ thể của hợp đồng;

6. Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư được lựa chọn;

7. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

8. Thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình;

9. Các tài liệu có liên quan.

4. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng là tiếng Việt. Trường hợp hợp đồng có sự tham gia của phía nước ngoài: Ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và ngôn ngữ khác do các bên thỏa thuận. Khi hợp đồng được ký kết bằng hai ngôn ngữ thì các bên phải thỏa thuận về ngôn ngữ sử dụng trong quá trình giao dịch hợp đồng và thứ tự ưu tiên sử dụng ngôn ngữ để giải quyết tranh chấp hợp đồng.

5. Mục tiêu, quy mô dự án

Nêu mục tiêu, quy mô dự án bao gồm công suất thiết kế, các hợp phần dự án, hạng mục xây dựng, trang thiết bị và các hoạt động của dự án.

6. Địa điểm thực hiện dự án và diện tích sử dụng đất

Nêu địa điểm thực hiện dự án, diện tích đất dự kiến sử dụng của công trình dự án và các công trình liên quan (nếu có).

7. Yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình dự án

Nêu các nội dung:

1. Phương án kỹ thuật, công nghệ của dự án; tiêu chuẩn, chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án về mặt kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu về chất lượng công trình dự án (được trình bày chi tiết tại Phụ lục kèm theo hợp đng dự án);

2. Trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên trong việc thực hiện các yêu cầu này.

8. Vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn

Nêu các thông tin sau:

1. Giá trị tổng vốn đầu tư.

2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư:

a) Nguồn vốn chủ sở hữu;

b) Nguồn vốn do nhà đầu tư huy động;

c) Giá trị vốn hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có).

3. Phương án huy động vốn:

a) Nguồn vốn hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có) theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP:

- Tổng số vốn;

- Nội dung hỗ trợ;

- Tiến độ giải ngân.

b) Nguồn vốn chủ sở hữu:

- Tổng s vn;

- Tiến độ giải ngân.

c) Nguồn vốn huy động (vốn vay thương mại, vốn tín dụng ưu đãi, vốn vay ngoài nước, các nguồn vốn khác):

- Tổng mức vốn huy động (theo từng loại vốn);

- Thời gian vay, trả, thời gian ân hạn (theo từng loại vốn);

- Chi phí huy động vốn bao gồm: Lãi suất vốn vay của từng nguồn vốn, mức lãi vay bình quân và chi phí cn thiết liên quan đến huy động nguồn vốn được pháp luật cho phép (chi phí bảo lãnh, phí cam kết, bảo hiểm tín dụng, môi giới);

- Đồng tiền vay và tỷ giá thanh toán;

- Điều kiện đảm bảo nguồn vốn huy động;

- Tiến độ giải ngân (theo từng loại vốn);

- Phương án trả nợ vốn huy động (theo từng loại vốn).

9. Doanh nghiệp dự án

1. Nhà đầu tư quyết định thành lập doanh nghiệp dự án hoặc trực tiếp thực hiện dự án nhưng phải tổ chức quản lý và hạch toán độc lập nguồn vốn đầu tư và các hoạt động của dự án.

2. Trường hợp thành lập doanh nghiệp dự án, nếu vốn điều lệ của doanh nghiệp dự án thấp hơn mức vốn chủ sở hữu nhà đầu tư cam kết huy động, các Bên thỏa thuận lộ trình tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp dự án, phù hợp với tiến độ triển khai dự án, Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và pháp luật về doanh nghiệp.

10. Bồi thường, hỗ tr và tái đnh cư của khu đất, quỹ đất xây dựng công trình BT

Nêu các thông tin sau:

1. Thời điểm, tiến độ bàn giao mặt bằng theo thỏa thuận cụ th giữa các Bên phù hợp với tiến độ thực hiện dự án;

2. Nghĩa vụ của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí nguồn vốn, tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và hoàn thành các thủ tục bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án;

3. Nghĩa vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án trong việc bảo đảm thu xếp nguồn vốn để thanh toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (trong trường hợp nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án tự nguyện ứng trước);

4. Quyền, nghĩa vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án trong việc sử dụng, quản lý diện tích đất đã được giao; quyền, nghĩa vụ của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giám sát, kiểm tra việc thực hiện tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và sử dụng đất của nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án;

5. Các điều kiện sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình phụ trợ cần thiết cho việc xây dựng, vận hành, quản lý công trình (nếu có);

6. Các quy định về khai quật và xử lý các vật hóa thạch, cổ vật, công trình kiến trúc hoặc các hiện vật khác trong khu vực dự án và quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án đối với các hiện vật này;

7. Các quyền, nghĩa vụ khác của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án theo thỏa thuận cụ thể giữa các Bên phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai, xây dựng, Nghị định số 63/2018/NĐ-CP , Thông tư này và các văn bản pháp luật có liên quan;

8. Trách nhiệm của mỗi Bên trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ đã cam kết tại Mục này.

11. Thời gian và tiến đ thực hiện dự án

1. Nêu thời gian và tiến độ hoàn thành công trình dự án, bao gồm:

a) Thời gian thực hiện công tác chuẩn bị xây dựng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có);

b) Thời điểm khởi công và tiến độ thực hiện từng hạng mục;

c) Thời điểm hoàn thành công trình (kèm theo phụ lục quy định cụ thể tiến độ và thời gian thực hiện từng hạng mục và mẫu báo cáo của nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án về tiến độ xây dựng nhằm đảm bảo để Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát, kiểm tra tiến độ xây dựng công trình từ khi khởi công cho đến khi đưa vào hoạt động). (Các Bên có thể thống nhất về tiến độ thực hiện các công việc cụ thể và đưa vào hợp đng đ đảm bảo tính ràng buộc).

2. Nêu các trường hợp và điều kiện được phép điều chỉnh thời gian, tiến độ xây dựng công trình (ví dụ bất khả kháng hoặc thay đi nội dung công việc...).

3. Quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên và biện pháp xử lý trong trường hợp một trong các Bên vi phạm nghĩa vụ đã cam kết nêu tại Mục này, bao gồm các trường hợp làm phát sinh hoặc phải trì hoãn phần công việc phải hoàn thành và trách nhiệm bồi thường của Bên vi phạm.

12. Thiết kế, thi công công trình, kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng, nghiệm thu, quyết toán công trình

1. Nêu quyền, nghĩa vụ của các Bên trong việc thực hiện thiết kế, thi công công trình phù hợp với quy định của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP , pháp luật về xây dựng, pháp luật chuyên ngành và thỏa thuận cụ thể giữa các Bên, bao gồm:

a) Lựa chọn các nhà thầu trong quá trình thiết kế, thi công công trình phù hợp với quy định của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và pháp luật về đấu thầu;

b) Lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế theo quy định tại Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và pháp luật có liên quan;

c) Thi công công trình dự án đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, công nghệ quy định tại Mục 7;

d) Nội dung, phạm vi, quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án trong việc giám sát chất lượng công trình dự án phù hợp với quy định của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và pháp luật về xây dựng.

2. Nêu thủ tục kiểm toán và quyết toán vốn đầu tư công trình dự án trước khi hoàn thành và đưa vào sử dụng phù hợp với quy định của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và pháp luật khác có liên quan.

13. Giám định, bảo hành công trình dự án

Nêu các nội dung:

1. Quyền và nghĩa vụ của các Bên trong việc thực hiện các quy định về giám định (thiết kế, giám định và kim định chất lượng thi công xây dựng, giám định thiết bị) phù hợp với quy định của pháp luật và thỏa thuận cụ thể giữa các Bên;

2. Nghĩa vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án trong việc mua bảo hiểm, bảo hành công trình phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật khác có liên quan và thỏa thuận cụ thể giữa các Bên;

3. Quyền, nghĩa vụ của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra, giám sát và phối hp với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án thực hiện các nghĩa vụ nêu tại Mục này.

14. Bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường

Nêu các nội dung:

1. Phương án bảo đảm an toàn trong quá trình thực hiện dự án; yêu cầu, tiêu chuẩn về bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường tại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được phê duyệt và theo quy định của pháp luật có liên quan (được trình bày chi tiết tại Phụ lục kèm theo hợp đồng dự án, nếu cần thiết);

2. Trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên trong việc thực hiện các yêu cầu này.

15. Chuyển giao công trình dự án

1. Nêu các quy định về chuyển giao công trình dự án, cụ thể như sau:

a) Điều kiện kỹ thuật, tình trạng hoạt động và chất lượng công trình khi chuyển giao (Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tự mình hoặc thuê tổ chức tư vấn để giám định chất lượng công trình trước khi chuyển giao);

b) Danh sách các hạng Mục công trình, máy móc, thiết bị, tài sản và toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình khảo sát, thiết kế, xây dựng, vận hành, kinh doanh công trình;

c) Trình tự, thủ tục chuyển giao công trình;

d) Cơ quan tiếp nhận và quản lý công trình sau khi chuyển giao.

2. Nêu nghĩa vụ của doanh nghiệp dự án trong việc chuyển giao công trình phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan và thỏa thuận cụ thể giữa các Bên.

16. Thông tin về Dự án khác

Nêu các thông tin về mục tiêu, yêu cầu, điều kiện thực hiện Dự án khác và các thông tin cần thiết khác (nếu có) (ghi theo báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt).

17. Cơ chế thanh toán

Nêu rõ nguyên tắc, trình tự, thủ tục, tiến độ thanh toán cho nhà đầu tư. Trường hợp thanh toán bằng quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ, nêu rõ các thông tin về phạm vi, thời hạn, thời điểm nhượng quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ và giá trị nhượng quyền.

18. Phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 của quỹ đất được sử dụng để thanh toán cho nhà đầu tư (áp dụng đối với dự án sử dụng quỹ đất để thanh toán nhưng chưa có quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/500)

Nêu kế hoạch, tiến độ, trách nhiệm của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bao gồm các cơ quan chức năng thuộc Cơ quan nhà nước có thẩm quyền) và nhà đầu tư trong việc lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 của quỹ đất sử dụng để thanh toán cho nhà đầu tư.

19. Nguyên tắc xử lý khi điều chỉnh quy hoạch của quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư dẫn đến giá trị quyền sử dụng đất, tiền thuê đất thay đổi (đối với dự án sử dụng quỹ đất để thanh toán)

Nêu nguyên tắc xử lý khi điều chỉnh quy hoạch của quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư dẫn đến giá trị quyền sử dụng đất thay đổi: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư xác định lại giá trị tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; ký kết phụ lục hợp đồng dự án.

20. Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Dự án khác (nếu có)

1. Nêu sơ bộ giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Dự án khác.

2. Nêu kế hoạch, tiến độ, trách nhiệm của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bao gồm các cơ quan chức năng thuộc Cơ quan nhà nước có thẩm quyền) và nhà đầu tư trong việc lập và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Dự án khác.

21. Quyền, nghĩa v của mỗi Bên trong việc thực hin Dự án khác

1. Nêu các quyền và nghĩa vụ của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan trực thuộc Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giao đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng hoặc nhượng quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ cho nhà đầu tư để thực hiện Dự án khác và các quyền, nghĩa vụ khác.

2. Nêu các quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư trong việc thực hiện Dự án khác. Riêng đối với dự án BT sử dụng quỹ đất để thanh toán cho nhà đầu tư, nêu một số nghĩa vụ đối với nhà đầu tư, bao gồm:

a) Ứng trước chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp sử dụng quỹ đất chưa giải phóng mặt bằng để thanh toán: Sau khi ký kết hợp đồng dự án và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhà đầu tư thực hiện ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật về đất đai.

b) Bố trí đủ vốn thực hiện dự án: Sau khi được giao đất, cho thuê đất, nhà đầu tư chịu trách nhiệm bố trí đủ vốn để thực hiện Dự án khác.

c) Cam kết triển khai dự án trên quỹ đất đã được giao hoặc cho thuê: Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm sẽ bị thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai.

23. Bảo đảm thc hiện hợp đồng

Nêu thông tin về giá trị, hình thức, thời hạn nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng và trường hợp nhà đầu tư không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và pháp luật về đấu thầu.

24. Vi phạm, không tuân thủ nghĩa vụ hợp đồng và cơ chế giải quyết

Nêu các nội dung bao gồm:

1. Các trường hợp vi phạm, không tuân thủ nghĩa vụ theo quy định tại hợp đồng của từng bên

2. Cơ chế giải quyết trong từng trường hợp vi phạm, không tuân thủ nghĩa vụ hợp đồng (ví dụ: Biện pháp khắc phục, đình chỉ việc thực hiện dự án, bồi thường thiệt hại, chấm dứt trước thời hạn hợp đồng...).

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong xử lý các trường hợp vi phạm, không tuân thủ nghĩa vụ hợp đồng.

25. Các ưu đãi và bảo đảm đầu tư (nếu có)

Nêu các ưu đãi và bảo đảm đầu tư cụ thể như sau:

1. Các biện pháp bảo đảm đầu tư phù hợp với quy định của Luật Đầu tư, Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ;

2. Cam kết về bảo lãnh của chính phủ (nếu có) theo quy định của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ;

3. Các biện pháp hỗ trợ hoặc cam kết khác của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án theo thỏa thuận cụ thể giữa các Bên (nếu có).

26. Sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh hợp đồng

Nêu các thông tin sau:

1. Các trường hợp và điều kiện điều chỉnh quy định của hợp đng dự án phù hợp với quy định của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan

2. Nêu quy định quyền, nghĩa vụ của mỗi Bên khi xảy ra sự kiện bất khả kháng phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Bộ luật Dân sự.

32. Hiệu lực hợp đồng dự án

Nêu các nội dung liên quan đến hiệu lực hợp đồng, cụ thể như sau:

1. Thời điểm bắt đầu có hiệu lực và kết thúc hợp đồng dự án;

2. Thời gian, địa điểm ký kết, số bản hợp đồng và giá trị pháp lý của mỗi bản.

33. Những nội dung khác

Các nội dung khác do các Bên thỏa thuận tùy thuộc vào lĩnh vực, quy mô, tính chất và yêu cầu thực hiện dự án phù hợp với quy định của pháp luật.

(Ví dụ: Quy định về chế độ báo cáo, bảo mật thông tin và các vn đ khác).

IV. Các phụ lục và tài liệu kèm theo

Các phụ lục, văn bản, tài liệu kèm theo do các Bên thỏa thuận phù hợp với lĩnh vực, quy mô, tính chất và yêu cầu thực hiện dự án, có thể bao gồm:

- Nội dung chi tiết về tiêu chuẩn, yêu cầu về thực hiện dự án (gồm: Tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật, công nghệ; yêu cầu về bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường...);

- Nội dung chi tiết về quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng, quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ để thanh toán cho nhà đầu tư;

- Nội dung chi tiết quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/500 (nếu có) của quỹ đất dự kiến thanh toán cho nhà đầu tư đối với dự án BT sử dụng qu đất để thanh toán cho nhà đầu tư;

- Nội dung chi tiết về tiến độ thực hiện dự án.



1 Trường hợp phải thi tuyển kiến trúc theo quy định của pháp luật về xây dựng, tại phần này thuyết minh về căn cứ pháp lý, sự cần thiết và nội dung liên quan khác của việc tổ chức thi tuyn, tuyển chn phương án thiết kế kiến trúc.

2 Giá trị re được xác định theo quy định của từng ngành. Trường hợp chưa được quy định cụ thể thì đơn vị lập BCNCTKT có thể tham khảo giá trị re=10% hoặc đề xuất giá trị tính toán khác nhưng cần có thuyết minh về lý do lựa chọn giá trị đó.

3 Căn cứ yêu cu ca pháp luật chuyên ngành, đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư có thể tổ chức kho sát địa điểm thực hiện dự án và trình bày chi tiết kết quả khảo sát tại mục này.

4 Giá trị re được xác định theo quy định của từng ngành. Trường hợp chưa được quy định cụ thể thì đơn vị lập BCNCKT có thể tham khảo giá trị re=10% hoặc đề xuất giá trị tính toán khác nhưng cần có thuyết minh về lý do lựa chọn giá trị đó.

5 Đối với dự án nhóm C, nêu sơ bộ giá trị phần vốn đầu tư công hoặc giá trị tài sản công; dự kiến về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm đối với nguồn vốn đầu tư công; dự kiến phương thức, kế hoạch và tiến độ giải ngân nguồn vốn cho nhà đầu tư

MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

---------------

No. 09/2018/TT-BKHDT

Hanoi, December 28, 2018

 

CIRCULAR

PROVIDING GUIDANCE ON THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF GOVERNMENT’S DECREE NO. 63/2018/ND-CP DATED MAY 4, 2018 ON INVESTMENT IN A PUBLIC-PRIVATE PARTNERSHIP FORM

Pursuant to the Law on Public Investment No. 49/2014/QH13 dated June 18, 2014;

Pursuant to the Law on Investment No. 67/2014/QH13 dated November 26, 2014;

Pursuant to the Law on Bidding No. 43/2013/QH13 dated November 26, 2013;

Pursuant to the Law on Construction No. 50/2014/QH13 dated June 18, 2014;

Pursuant to the Government's Decree No. 63/2018/ND-CP dated May 4, 2018 on investment made in a Public-Private Partnership form;

Pursuant to the Government's Decree No. 86/2017/ND-CP dated July 25, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Planning and Investment;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and subjects of application

1. This Circular provides instructions about information to be provided upon preparation and assessment of pre-feasibility study reports and feasibility study reports of PPP projects, contents of PPP project contracts and other information prescribed in clause 2 of Article 68 in the Decree No. 63/2018/ND-CP.

2. This Circular shall apply to Ministries, Ministry-level and Governmental bodies (hereinafter referred to as ministry and sectoral administrations), People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as provincial People’s Committee); entities, organizations or units entrusted with tasks or authorized under the provisions of clause 3 and clause 4 of Article 8 in the Decree No. 63/2018/ND-CP; investors and project management enterprises; lenders and organizations, entities or individuals related to the implementation of PPP projects.

Article 2. Information to be included upon preparation and assessment of pre-feasibility study reports, feasibility study reports and contents of project contracts

1. Pre-feasibility study reports and feasibility study reports shall be prepared under the provisions of Article 18 and Article 29 in the Decree No. 63/2018/ND-CP and instructions given in Appendix I and III hereto. As for group-C projects proposed by investors, proposal documentation shall be prepared in accordance with Article 23 of the Decree No. 63/2018/ND-CP, including information contained in feasibility study reports which are prepared based on instructions given in the Appendix III hereto.

2. Reports on assessment of pre-feasibility study reports shall be prepared according to instructions given in the Appendix II hereto.

3. Reports on assessment of feasibility study reports shall be prepared under the provisions of clause 2 and clause 3 of Article 30 in the Decree No. 63/2018/ND-CP and instructions given in the Appendix IV hereto.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Based on the nature, scale and sector of each project, organizations and individuals must used Appendix I, II, III, IV, V.a and V.b hereto for preparing and assessing pre-feasibility study reports, feasibility study reports and draft PPP contracts. In addition to provisions laid down in these Appendices, pre-feasibility study reports, reports on assessment of pre-feasibility study reports, feasibility study reports, reports on assessment of feasibility study reports and project contracts may be prepared and may contain other agreements on conditions that these agreements are not in breach of provisions laid down in the Decree No. 63/2018/ND-CP, this Circular and other relevant legislative documents.

Article 3. State agencies having authority over signing and implementation of project contracts delegated by the Prime Minister in accordance with clause 1 of Article 8 in the Decree No. 63/2018/ND-CP 

In case where projects are put under the duties and powers of Ministries, Sectoral Administrations or provincial People’s Committees, they shall seek an agreement and appeal to the Prime Minister to assign one Ministry, sectoral administration of provincial People’s Committee to serve as a state agency having competence in signing and implementing project contracts.

Article 4. Selection of project proposal documentation in case there is at least one investor submitting proposal documentations for a project under clause 2 of Article 24 in the Decree No. 63/2018/ND-CP  

1. After receipt of proposal documentation for a project submitted by an investor, the Ministry, sectoral administration and provincial People's Committee may receive project proposal documentation from another investor within the maximum duration of 10 working days of receipt of proposal documentation from the first investor if that project has the same objectives and locations, and conforms to the planning scheme.

2. Criteria for selection of project proposal documentation which is judged the most feasible and efficient shall be composed of the followings:

a) Requirements set out in clause 1 of Article 20 in the Decree No. 63/2018/ND-CP;

b) Necessity for investment to be made;

c) Technical feasibility, including land use plans;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Financial feasibility of a project;

e) Investor’s capabilities of and experience in undertaking preparation of the pre-feasibility study report and the feasibility study report for the project that such investor proposes.

3. Based on specific conditions and requirements for implementation of projects, ministries, sectoral administrations and provincial People’s Committee shall decide on the evaluation method for comparison and selection of project proposal documentation which is the most feasible and efficient, including the determination of ratio between elements prescribed in point c, d, dd and e of clause 2 in this Article.

Article 5. Approval of transformation policies and feasibility study reports of transformation projects under clause 1 of Article 27 in the Decree No. 63/2018/ND-CP.

Competent authorities shall grant the approval of transformation policies and feasibility study reports of transformation projects under clause 1 of Article 27 in the Decree No. 63/2018/ND-CP. In case preexisting projects are subject to investment decisions issued by district- or commune-level People’s Committees, these Committees shall report to provincial People’s Committees to request their review and approval of transformation policies and feasibility study reports of transformation projects.

Article 6. Implementation of projects implemented under BT contracts in accordance with Article 33 in the Decree No. 63/2018/ND-CP

1. As for group-C projects implemented under BT contracts, procedures for implementation of these projects shall be subject to clause 2 of Article 9 in the Decree No. 63/2018/ND-CP; concurrently, projects need to be prepared and assessed for approval of their designs or cost estimates before selection of contractors as prescribed in points c, d and dd of clause 1 of Article 33 in the Decree No. 63/2018/ND-CP.

2. In case of transformation of projects from the public investment form into PPP investment form by applying BT contracts, after competent authorities approve the policies on transformation and feasibility study reports of transformation projects, procedures for implementation of these transformation projects shall be subject to provisions laid down in point c, d and dd of clause 1 of Article 33 in the Decree No. 63/2018/ND-CP.

Article 7. Mixed contracts subject to provisions laid down in clause 3 of Article 40 in the Decree No. 63/2018/ND-CP

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Necessity of and advantages in applying mixed contracts in comparison to other contracts prescribed in clause 3, 4, 5, 6, 7, 8 and 9 of Article 3 in the Decree No. 63/2018/ND-CP;

b) Main objectives and purposes of a projects; sequences for implementation of a projects and authority to grant the decision on corresponding contents;

c) Feasibility of the method for construction, ownership, management, business, operation, use and transfer of project works; financial plans;

d) Recommended principles of consideration of grant of a decision on award of contracts to investors upon selection of contractors in conformity with proposed contracts.  

2. In case a project applies a mixed contract constituted by a BT contract, the detailed interpretation of preparation, assessment, approval and supervision of the quality of project works, and transfer of project items applying BT contracts to a competent regulatory authority, must be given. 

Article 8. Public disclosure of project information and project contract

1. Within duration of 07 working days of receipt of a competent authority’s decision on investment policy or approval of feasibility study reports of group-C projects, project information and list of projects may be disclosed under Article 21 in the Decree No. 63/2018/ND-CP.

2. Within duration of 07 working days of signing of a project contract, the procuring party shall be responsible for making information about the project contract known to the public under Article 41 in the Decree No. 63/2018/ND-CP, except contents of project contracts that need to be kept confidential according to agreements or laws on information security.

Article 9. Implementation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. This Circular shall replace the Circular No. 02/2016/TT-BKHDT dated March 1, 2016 of the Minister of Planning and Investment providing guidance on the initial selection of projects, preparation, assessment and approval of proposals for projects and feasibility study reports of projects implemented in a PPP investment form and the Circular No. 06/2016/TT-BKHDT dated June 28, 2016 of the Minister of Planning and Investment providing guidance on implementation of certain articles of the Government’s Decree No. 15/2015/ND-CP dated February 14, 2015 on investment in a PPP form.

3. Ministries, Ministry-level agencies, Governmental bodies, other central agencies, People’s Committees at all levels, and other entities, organizations or individuals concerned, shall be responsible for implementing this Circular.

4. In the course of implementation of this Circular, if there is any difficulty likely to arise, Ministries, Ministry-level agencies, Governmental bodies, other central bodies, People's Committees at all levels, and other entities or individuals concerned, should send their feedbacks to the Ministry of Planning and Investment for its timely consideration and decision of proper actions to be taken. In case other issues which are not specifically regulated arise, it shall be obligatory to report to the Prime Minister to seek his consideration and decision under the provisions of Article 77 in the Decree No. 63/2018/ND-CP./.

 

 

MINISTER




Nguyen Chi Dung

 

APPENDIX I

INSTRUCTIONS ON PREPARATION OF PRE-FEASIBILITY STUDY REPORTS FOR PPP PROJECTS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Depending on the nature, size of a project and the industry in which a project involves, the entity preparing that project or the investor can complete a pre-feasibility study report (PSR) containing the following information:

A. GENERAL INFORMATION ABOUT THE PROJECT

Summarizing and interpreting basic information about a project, including:

- Project name;

- Name of the competent regulatory authority signing a contract with the investor;

- Name of the entity preparing the project or the investor proposing the project;

- Location, scale and capacity of the project and area of land available for use as the project site;

- Engineering requirements;

- Total estimated investment;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Project contract type;

- Main indices in a preliminary financial plan;

- Project contract period;

- Investment incentives and guarantee;

- Other related information.

B. BASES FOR PREPARATION OF PRE-FEASIBILITY STUDY REPORT

Listing out legislative documents used as bases for preparing PSR, including:

- Laws, Decrees and Circulars giving instructions concerning implementation of a PPP project;

- Laws, Decrees and Circulars providing instructions concerning investment industries and sectors in which a project is involved;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Other relevant legislative documents.

C. DOCUMENTATION INCLUDED IN THE APPLICATION PACKAGE FOR EVALUATION OF PSR

Documentation included in the application package for evaluation of PSR comprise:

- Application form for approval of the decision on an investment policy;

- Full texts of the pre-feasibility study report;

- Decision to use public property for participation in a PPP project under laws on management and use of public property;

- Full texts of the environmental impact assessment report prepared in accordance with law on environmental protection;

- Other relevant legislative materials and documents.

If a project is proposed by an investor, documentation included in the proposal for that project shall be subject to Article 23 of the Decree No. 63/2018/ND-CP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

I. Necessity of an investment project

1. General context

- Making the preliminary interpretation of general socio-economic contexts of the entire country and/or locality in the stage of implementation of the project.

- Giving the general overview on sectors or industries proposed by the project, direct and indirect effects of specialized laws on the project. 

- Making the analysis of relevance of the project to planning schemes according to laws on national planning schemes and plans for socio-economic development, sectoral, industrial, regional and local development plans.

- Making the evaluation of effects of a PPP project on the community and population living within the vicinity of the project site.

2. Current conditions of the project site

In case of initiation of a new project, explanatory notes on the reality and current status of the region or location where that project will be implemented must be given. With respect to a renovation, repair or improvement project, the supplementary assessment of the existing project that needs to be renovated, repaired or improved must be made. 

3. Other related projects

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Objectives of a project

Giving the preliminary interpretation of general and specific objectives that the project must achieve in the contexts and current conditions that have been analyzed above.

5. Advantages of making investment in a PPP form

Giving the analysis of advantages of the PPP investment form compared with other investment form based on the following data about: Capability of calling for funding sources, technologies and experience in management of the private sector; competence in dividing risks between involved parties and other matters.

II. Technical Interpretation1

1. Project scale and capacity

Giving the preliminary analysis of total demand for works to be developed by the project, products or services provided on the basis of planning, actual survey data or forecast data; making the interpretation of the project scale and capacity.

2. Project location

Describing the location and land plot used for implementation of the project, other projects or works currently developed or to be developed in the adjacent regions with planning schemes or those related to the project (if any).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In case the land plot intended for a project has not been cleared for use as a project site, the preliminary interpretation of the compensation, support and resettlement method to be used for the proposed project or other project (if the BT contract is made) must be made in accordance with applicable regulations.

4. Engineering and technological requirements and requirements concerning the quality of project works, products or services

Based on the project scale, capacity, standards and norms of each industry, availability and practicality of the technology created by the project, PSR may analyze certain likely methods and suggest the method relevant to technical requirements and requirements concerning the quality of works, products or services as a basis for calculation of total investment.   PSR needs to clearly state that the investor is entitled to propose other technical and technological methods that are conformable to technical requirements and requirements concerning the quality of works, products or services, and improve the effectiveness of the project.  

5. Preliminary design plans

Contents of each preliminary design plan in the PSR must be subject to laws on construction (with respect to a project with construction packages) or other specialized regulations (with respect to a project without construction packages).

6. Total investment

Based on interpretations of selected engineering solutions, PSR must make an estimate of total investment, including: Total investment outlay and initial working capital.

Both are defined as follows:

- Total investment outlay is defined according to laws on construction with respect to projects with construction packages or specialized laws with respect to projects without construction packages.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Other projects (only applicable to BT projects)

PSR needs to provide initial information about other projects, specifically including:

- As for BT projects using unoccupied land, working offices and real property for making payments to investors, giving initial information about the proposed location, estimated size and value thereof and other necessary information (if any). 

- As for BT projects that make payments to investors in a form of assignment of the rights of business and operation of works and services, giving initial information about the proposed scope and duration of assignment of such rights to investors, value of assigned rights and other information (if any).

III. Impacts on environment, society, national defence and security

Making the preliminary assessment of environmental impacts under laws on environmental protection; impacts of the project on society, national defence and security and others (if any).

IV. Demand forecasting

Analyzing the number of users and demands for works, products or services; making a forecast about the speed of growth in demands in the future, using this forecast as a basis for evaluation of socio-economic efficiency and preliminary analysis of the financial plan.

V. Preliminary analysis of socio-economic effectiveness of the project

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Making the preliminary estimate of socio-economic costs and benefits classified by the following groups of elements:

- Group of elements that are quantifiable and convertible into monetary value (may be used for calculation of the benefit-cost ratio in economic aspects according to the instructions given in Section V.2 in this Part).

- Group of elements that may be quantified but cannot be valued (ex: Benefits obtained owing to environmental improvements and those obtained due to enhancement of the economic growth and creation of more jobs, etc.).

- Group of qualitative elements (ex: Benefits gained due to the increased connectivity between manufacturing areas and hubs that consume and improve the living standards of people residing within the project site, etc.).

2. Making the preliminary analysis of socio-economic efficiency of a project by calculating the benefit-cost ratio (BCR)

The benefit-cost ratio (BCR) refers to the ratio of the benefits generated from the project compared to the costs incurred from investment in and operation of the project, which is converted into the present value.   The project will be deemed to achieve the socio-economic efficiency if BCR is greater than 1 (>1). BCR is preliminarily calculated at the step of preparation of PSR according to the following formula: 

Where:

Bt = Initial value of the benefits generated in the tth year;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

t = Year in the life cycle of the project (0, 1, 2,..., n);

n = Number of years during which the project is operated (project contract duration);

re = Economic discount rate of the project2.

3. Drawing the preliminary conclusion of socio-economic efficiency of the project

Based on the analysis made according to instructions given in Section V.1 and Section V.2 in this Part, PSR gives the preliminary conclusion of socio-economic efficiency of the project.

In case of lack of prerequisites for determination of elements, such as costs and benefits, which may be quantified and converted into monetary values as a basis for calculation of the BCR, PSR should give the preliminary conclusion on the socio-economic efficiency of the project based on other remaining groups of elements.

VI. Financial analysis

1. Input parameters used in financial models

- Costs incurred during the entire life cycle of a project: Costs incurred during the entire life cycle of a project are constituted by total investment outlay and costs incurred from exploiting and operating the project during its entire life cycle.  Total investment outlay is defined according to laws on construction with respect to projects with construction packages or specialized laws with respect to projects without construction packages.  Costs incurred from exploiting and operating a project during its life cycle are equal to those related to operation and maintenance of works belonging to the project; costs incurred from remunerations paid to employees operating and servicing works belonging to the project; project management costs; supervision consultancy costs and provisional costs, etc.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Other input parameters: Loan interest and maturity; inflation rate; exchange rate; depreciation rate and other parameters.

2. Preliminary analysis of financial plans

Representing the preliminary financial plan under the instructions of the Ministry of Finance, including:

- Total investment;

- Structure of funding sources and presumptive capital mobilization plan;

- Recommended preferential treatment for assurance of the financial plan of a project (if any);

- The investor’s return on equity ratio;

- Estimated costs incurred during the entire period of operation of the project;

- Plan for recovery of investments and profits of the investor;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Other financial indices referred to in Section VI.3 in this Part.

3. Financial indices for assessment of the feasibility of a project

3.1. Except projects implemented under BT contracts, based on initial data of financial plans and input data of financial models, the financial feasibility of a project may be assessed on the basis of the index measuring the net present value (NPV).

NPV of a project is the present value of the net cash flow during the entire life cycle of a project.   The project will be deemed to achieve the financial efficiency if NPV is positive (>0). NPV is calculated according to the following formula:

Where:

CFt = Value of net cash flow denoting the difference between the amount of cash received (cash inflow) and the amount of cash spent (cash outflow) of a project in the tth year;

t = Year in the life cycle of the project (0, 1, 2,..., n);

n = Number of years during which the project is operated (project contract duration);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Based on particular conditions of each project, PSR can include indices measuring the feasibility of a financial plan under the instructions of the Ministry of Finance.

3.2. Projects implemented under BT contracts

- As for BT projects using unoccupied land, office buildings and other infrastructure facilities as payments to investors under laws on management and utilization of public property, taking the preliminary inventory of unoccupied land plots, office buildings and other infrastructure facilities (including information about location, size, value and others) intended as payments to investors.  A project will be proved financially feasible only if unoccupied land, office buildings and other infrastructure facilities are defined clearly and compliant with laws, and adhere to payment principles prescribed by laws on management and usage of public property.

- As for BT projects that make payments to investors in a form of assignment of the rights of business and operation of works and services created by a project, giving preliminary information about the scope, duration and value of such rights assigned to investors as a basis for analysis of a financial plan.

4. Preliminary conclusion on the financial feasibility of a project

Based on analyses referred to in the aforesaid Sections, and the nature of each project contract, PSR must give the preliminary conclusion on the financial feasibility of the project.

VII. Project contract type

Based on interpretations of technical plans, demand projections and financial plans, specifying the contract type most suitable to the project.

The selected type of contract must describe roles, responsibilities, distribution and management of risks related to implementation of the project of and between competent regulatory authorities and investors during the life cycle of a project, including: Responsibilities of competent regulatory authorities and project management units; responsibilities of investors, project management enterprises and responsibilities of other bodies involved (such as lenders, input product or service providers, product underwriters and contractors, etc.).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PSR needs to give the preliminary interpretation of certain major risks likely to arise during the life cycle of a project, including legal risks, risks in land tenure, environmental risks, risks in selected techniques or technologies, design and construction-related risks, financial risks and risks related to market demands and operational risks, etc. 

Analyzing the mechanism for distribution and management of risks and responsibilities that involved parties may assume with respect to management of risks and determination of certain risk minimization measures.

IX. State support measures

1. Portion of State participation in a project (if any)

Based on results of the preliminary analysis of the socio-economic efficiency, the financial analysis of a project and the selected type of project contract, making the interpretation of information related to the portion of State participation in the project, including:

- As for projects that need the State capital contribution to ensure their financial feasibility, giving initial information about value of the portion of state-owned investment or value of the public property; mid-term and annual public investment plans with respect to funding sources used for public investment purposes; proposed methods, plans and schedules of disbursement of funds to investors.

- As for projects using public property that the state contributes as capital participation in these projects, the entity preparing each project must specify value of public property stated in the decision on use of public property as capital participation in a PPP project under laws on management and usage of public property; methods, plans and schedules of transfer or assignment of public property to the project investor.  

- As for projects that need funds for payments to investors, giving initial information about the values of capital contribution portions, estimates of funds and balancing capabilities (proposed mid-term and annual plans for use of state budget revenues as public investments or funding plans or estimates of regular state budget expenditures used for maintaining provision of public utilities, estimates of state budget revenues generated from provision of public utilities); approaches, plans and schedules of disbursement of funds to investors.

- As for projects applying BT contracts, giving initial information about unoccupied land, office buildings and infrastructure facilities (including their location, measurement, value and other related information); scope and duration of assignment of the rights of business and operation of project-related works and services to investors.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Investment incentives and guarantee

Making recommendations about investment incentives (including those tailor-made to industries, fields or localities), types of guarantee or assurance of the Government and associated conditions as well as other required obligations assumed during the project contract implementation period.

X. Project implementation plan

Making recommendations about the timelength of preparation of a project (including the duration of preparation and assessment of PSR and the decision on investment policy; preparation, assessment and approval of feasibility study report; selection of investors and signing of project contracts); implementation duration; point of time of completion of the project under discussion and other projects (in case of use of BT contracts).

XI. Management of project implementation

1. Form and organization structure of management of implementation of PPP projects

PSR must make the interpretation of form and organization structure of management of implementation of projects by competent regulatory authorities, investors and project management enterprises over specific periods of time; the method of cooperation among competent regulatory authorities, investors and project management enterprises during the project implementation period.

As for projects with construction packages, investors and project management enterprises may choose the form of management of project under laws on construction. As for projects without construction packages, the form of management of project must be subject to relevant legislative regulations.

2. Tasks of management of implementation of projects

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Management of implementation of BT projects

PSR should define competent regulatory authorities charged with directly managing or authorizing other entities to manage a project and the project management board which has been established, have appropriate competence and professional qualifications to cooperate with investors in supervision of quality of the project. Tasks, scope of and responsibilities for management of compliance with laws on construction must be specified.

E. CONCLUSIONS AND RECOMMENDATIONS

This section presents conclusions on whether PSR meets requirements stated in the decision on investment policy prescribed in clause 1 of Article 20 in the Decree No. 63/2018/ND-CP and is suitable for use as a basis for investments made in a PPP form.

It must give recommendations to competent regulatory authorities for implementation of procedures for carrying out assessments and making decisions on investment policies and must identify matters that need to be mentioned in detail in the feasibility study report.

 

APPENDIX II

INSTRUCTIONS ON ASSESSMENT OF PRE-FEASIBILITY STUDY REPORTS FOR PPP PROJECTS

Based on the nature, scale, field and contents of the PSR, the report on assessment of PSR shall contain the followings. As for PSR prepared by an investor, it shall be necessary to consider elements in the investor’s interpretation. The assessment body needs to give their comments in detail on each information field and suggest recommended actions to be taken in case there are contrary opinions or it is necessary to work with the entity preparing the project or the investor proposing the project in making any necessary amendment or correction.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This section must give general information about a project, including: Project name; name of the regulatory authority having competence in signing the project contract with the investor; the entity preparing the project or the investor proposing the project; location, scale and capacity of the project, area of land to be used; technical requirements; total investment; state participation in the project (if any); project contract type; major indices presented in a financial plan; project contract period; investment incentives and guarantee; other relevant information.

B. SYNTHESIS OF OPINIONS FROM RELATED ENTITIES AND BODIES

The assessment body shall consolidate opinions from related entities on PSR documentation of a project.

C. CONSOLIDATION OF ASSESSMENT RESULTS

I. Preliminary checking of documentation

The assessment body shall give its assessment of:

- Adequacy of required documents and data or information.

- Relevance of legal bases for preparation of PSR.

- Compliance with laws during the period of preparation of PSR.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Necessity of an investment project

The assessment body shall assess the relevance of a PSR in terms of the following contents:

- Relevance of the project to the planning scheme and plan for economic and social development of an industry, region and the local socio-economic development plan.

- Urgency and necessity of an investment project.

- Effects of a project on a community and population living within the project site.

- Relevance of general and specific objectives to the current status of an industry, sector or locality, and capability of solving issues to meet the demands of a community or population.

- Advantages in implementing a project in a PPP form compared with other investment form.

2. Feasibility of a project

a) Technical feasibility

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Engineering and technological plans: Assessing the relevance of an engineering or technological plan to the project scale or capacity, standards, norms and technical requirements concerning inputs; the availability and practicality of the chosen technology; the clarity and adequacy in the determination of main technical risks and the rationality of the risk minimization plan.

- The suitability of the location where a project is implemented based on geographical, administrative, social, economic, technical conditions, infrastructure and survey results (if such survey has already been conducted).

- Preliminary design plans: Collecting assessment opinions from specialized construction bodies according to laws on construction with respect to projects with construction packages or specialized laws with respect to projects without construction packages.

- Compensation, support and resettlement plans: Assessing the relevance and feasibility of a plan in accordance with legislation on land.

b) Socio-economic efficiency of a project

- Contributions of a project to accomplishment of socio-economic tasks: The analysis of the socio-economic efficiency of a project serves the purpose of comparing benefits that may be obtained by implementation of the plan for investment in the project and those that may be obtained by implementation of the plan for maintenance of the current status and making none of investments. Additionally, in case where there are a lot of projects that need investments, the project proving the higher socio-economic efficiency than others will be preferred and will be selected depending on the capability of balancing state budget allocations for investment in the project.    Therefore, the assessment body needs to assess the relevance and accuracy of socio-economic costs and benefits, and the BCR. The project will be deemed to achieve the socio-economic efficiency if BCR of that project is greater than 1 (>1). In case where BCR is not determined in the PSR, the assessment body may assess the rationality of other elements.

- Impacts of a project on environment, society, national defence and security (if any): Assessing the relevance of the interpretation of impacts of a project on environment, society, national defence and security as well as other issues.

c) Financial feasibility

- Except BT projects, the assessment body may assess the relevance and accuracy of financial input elements, financial indices and may preliminarily assess the financial plan of a project. A project will be deemed to achieve the financial efficiency if NPV is positive (>0). In addition, if a PSR inserts other indices in order to assess the feasibility of a financial plan under the instructions of the Ministry of Finance, the assessment body may carry out the supplementary assessment of these indices in order to assess the feasibility of that project.  

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- As for projects using public property as state capital participation, making a general report on values of public property determined in the decision on use of public property as capital participation in a PPP project.

- As for BT projects that uses unoccupied land, office buildings, other infrastructure facilities or rights of commercial use and operation of project works and services as payments to investors, a project will be deemed financially feasible if unoccupied land plots, office buildings or infrastructure facilities are specified, meet regulations of laws and adhere to payment principles prescribed in laws on management and use of public property and specialized laws.

- Making the assessment of the relevance of investment incentives and guarantee policies.

3. Relevance of the project contract type

The assessment body shall assess the relevance of a PSR in terms of the following contents:

- Relevance of the project contract type and contract term.

- Rationality of the division of responsibilities between parties involved in implementation of the project, risk prevention and minimization measures.

4. Relevance of the plan for implementation of a project, mechanism for supervision and management of a project

The assessment body needs to carry out the assessment and give specific opinions on the relevance of the plan for implementation of the project and the mechanism for supervision and management of the project which are represented in the PSR.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

APPENDIX III

INSTRUCTIONS ON PREPARATION OF FEASIBILITY STUDY REPORTS FOR PPP PROJECTS

Feasibility study report refers to a document describing subject matters of the study relating to the necessity, feasibility and efficiency of a PPP project. This Appendix provides instructions about inclusions in a feasibility study report in order for a competent regulatory authority to consider granting its approval which is a basis for arranging bids to select contractors.

Depending on the nature and size of a project and the industry in which a project involves, the entity preparing that project or an investor can prepare the feasibility study report (FSR) according to the following information fields:

A. BASIC INFORMATION ABOUT A PROJECT

Summarizing and interpreting basic information about a project, including:

- Project name;

- Name of the competent regulatory authority signing a contract with the investor;

- Name of the entity preparing the project or the investor proposing the project;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Engineering requirements;

- Total estimated investment;

- Portion of State participation in a PPP project (if any);

- Project contract type;

- Main indices presented in the financial plan;

- Project contract period;

- Investment incentives and guarantee;

- Other related information.

B. BASES FOR PREPARATION OF FEASIBILITY STUDY REPORT

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Laws, Decrees and Circulars giving instructions concerning implementation of a PPP project;

- Laws, Decrees and Circulars providing instructions concerning investment industries and sectors in which a project is involved;

- Resolutions and Decisions on approval of relevant planning schemes according to legislative regulations on national planning schemes and plans for socio-economic development, sectoral, industrial, regional and local development plans related to a project;

- Decisions and documents of competent regulatory authorities used as referents in steps of preparation, assessment of and decision on investment policies (except group-C PPP projects);

- Other relevant legislative documents.

C. DOCUMENTATION INCLUDED IN THE APPLICATION PACKAGE FOR EVALUATION OF FSR

Documentation included in the application package for evaluation of FSR shall comprise:

- Application document for approval of the feasibility study report;

- Full texts of the feasibility study report;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Decision on approval of the policy on investment in a project (except group-C projects);

- Other relevant legislative materials and documents.

D. INCLUSIONS IN A FEASIBILITY STUDY REPORT

I. Necessity of an investment project

1. General context

- Making the thorough interpretation of general socio-economic contexts of the entire country and/or locality in the stage of implementation of the project; natural and environmental conditions likely to affect the project; 

- Giving the general overview on sectors or industries proposed by the project, direct and indirect effects of specialized laws on the project;

- Making the analysis of relevance of the project to relevant planning schemes according to laws on national planning schemes and plans for socio-economic development, sectoral, industrial, regional and local development plans;

- Making judgements about benefits that a project is expected to bring to the entire country and/or a locality.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In case of initiation of a new project, explanatory notes on the reality and current status or conditions of the region or location where that project will be implemented must be given. With respect to a renovation, repair or improvement project, FSR should give the supplementary interpretation of the current status of works that need to be renovated, repaired or improved.

3. Other related projects

Giving basic information about related projects (including ancillary projects and competing projects) likely to affect revenues, profits or costs, etc., of the proposed project; making the interpretation of both positive and negative impacts of these projects on the proposed project.

4. Objectives of a project

Determining general and particular objectives of a project, including:

- General objectives: Determining contributions to accomplishing the national general objectives; socio-economic benefits that the project brings to the entire country, locality, sector or industry.

- Specific objectives: Determining issues and current situations that may be solved; the number of beneficiaries of the project; the objectives regarding the scale and capacity that the project is expected to reach in order to meet the demands of users.    

5. Advantages of making investment in a PPP form

Giving the thorough analysis of advantages of the PPP investment form compared with others based on the following indicators: Capability of calling for funding sources, technologies and experience in management of the private sector; results of the practical survey on the private sector’s capability of implementation of the project; plans to divide risks between involved parties and other related matters.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Synthesizing consulting opinions on investment in completion of the project made by one or more entities such as People’s Councils, People’s Committees and National Assembly Deputy Delegations of cities and provinces where projects are implemented; trade and professional associations related to investment sectors of the project.

II. Technical Interpretation of a project

1. Project scale and capacity

Making the analysis of the demands for infrastructure facilities and public services based on planning schemes, practical survey data or other forecast data; making the interpretation of the project scale and capacity; in case the investment phasing is needed, specifying the scale and capacity of the project in each phase according to the forecast of increase in demands.

2. Project location

Describing information about project location and land plot used as the project site, including the scope, measurement of land used for the project, current status of the land plot which is used, safety corridor (if any), construction area of land and advantages in terms of project location3. In case other projects or works that are being developed or are going to be developed are located within the vicinity or boundary of the project, making the analysis of the extent of impacts of these projects or works on the proposed project.

3. Compensation, support and resettlement plans

- In case the land plot intended for the project has not been cleared for use as the project site, the interpretation of the compensation, support and resettlement plan to be used for the proposed project must be made in accordance with applicable regulations.

- If the project is implemented under a BT contract, making the interpretation of the compensation, support and resettlement plan intended for other projects based on the 1/2,000 or 1/500-scale construction planning map in accordance with applicable regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Determining engineering and technological plans based on the scale and capacity of a project; standards and norms of an industry that the project involves; the availability and practicability of the technology used in the project; engineering and technological risks (if any); input and output requirements of the project.

- Giving details about technical requirements and requirements concerning the quality of project works, products or services based on the index measuring the technical quality of the project.

- Describing the engineering and technological plan selected in the FSR. This is the basis for calculation of total investment in the project. FSR needs to clearly state that the investor is entitled to propose other engineering and technological plans that are conformable to technical requirements and requirements concerning the technical quality of works, products or services, and improve the effectiveness of the project.  

5. Basic design

Each basic design plan in the FSR must contain data and information subject to laws on construction (with respect to a project with construction packages) or other specialized legislative regulations (with respect to a project without construction packages).

6. Total investment in a project

Based on interpretations of the selected technical solution, FSR must make an estimate of total investment in the project, including: Total investment and initial working capital that fund the exploitation and operation of the project. Where:

- Total investment outlay is defined according to laws on construction with respect to projects with construction items or specialized laws with respect to projects without construction packages.

- Initial working capital needed for exploitation and operation of projects is defined as the amount of capital necessary to make payments in the initial stage of operation, business and management of infrastructure facilities, provision of public services and assurance of continuity and stability of the project.  The initial working capital must be relevant to the investment sector, specific conditions and progress of each project.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) BT projects using unoccupied land for payments to investors

Based on the 1/2,000 or 1/500-scale construction planning map (if any) of the unoccupied land plot intended for payments to investors, FSR should give certain information about other projects implemented at available land plots intended for use as such payments, specifically including:

- Project location;

- Current status of the site or unoccupied land lot; planning indices; purposes for which the land is used; land use structure;

- Initial information about usefulness and size of the project;

- Initial information about total cost of implementation of the project (exclusive of costs of compensation, support and resettlement incurred by unoccupied land intended for use as payments to investors but not cleared yet);

- Preliminary plans for compensation, support and resettlement (with respect to unoccupied land intended for use as payments to investors but not cleared yet);

- Proposed deadline for allocation or lending of land;

- Other information (if any).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Based on the decision on use of office buildings or infrastructure facilities as payments to investors in a BT project by a competent authority under laws on management and usage of public property, FSR should provide certain information about other projects as follows:

- Project location;

- Indices linked to the land use planning and the construction planning;

- Initial information about usefulness and size of the project;

- Initial information about project costs;

- Proposed deadline of transfer or lending of land associated with office buildings or infrastructure facilities;

- Other information (if any).

c) BT projects implemented according to the method of assignment of rights of business and operation of project works or services to investors

FSR needs to provide basic information about other projects, specifically including:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Scope, duration or value of assignment of rights of business and operation of project works or services to investors;

- Initial information about usefulness and size of the project;

- Initial information about project costs;

- Other information (if any).

III. Impacts on environment, society, national defence and security

1. Environmental impacts

Preparing documentation on environmental impact assessment in accordance with law on environmental protection. In case where a project uses natural resources as main inputs (for example, energy, electricity, water, etc.), giving the thorough analysis of impacts of the project on natural resources and actions to be taken to minimize negative impacts.

2. Social impacts

Making the interpretation of elements affecting society during the project implementation period, such as resettlement support, gender equality, labor or job creation, etc., and measures to minimize negative impacts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In case where a project causes impacts on national defence and security, making the full analysis of these impacts and recommending measures to mitigate negative impacts.

IV. Demand forecasting

As a basis for assessment of the socio-economic efficiency and analysis of the financial plan of a project, FSR should analyze the number of users and demands for project works, products or services; make a forecast about the speed of growth in demands in the future, specifically including:

- Analyzing current demands: Based on the current state, scale and capacity of the project, determining the number of beneficiaries of the project.

- Forecasting future demands: Constructing (maximum, average or minimum) demand scenarios during the entire life cycle of the project. 

V. Analysis of socio-economic effectiveness

1. Determining socio-economic costs and benefits

Making the detailed calculation of socio-economic costs and benefits of the project classified by the following groups of elements:

- Group of elements that are quantifiable and convertible into monetary value (may be used for calculation of socio-economic efficiency indices of the project according to the instructions given in Section V.2 in this Part).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Group of qualitative elements (e.g. Benefits gained due to the increased connectivity between manufacturing areas and hubs that consume and improve the living standards of people residing within the project site, etc.).

2. Indices measuring the socio-economic efficiency of a project

a) Economic Net Present Value (ENPV)

ENPV is defined as the difference between benefits and costs arising in a computation period, which is converted into the present value.  The project will be deemed to achieve the socio-economic efficiency if ENPV is positive (>0). NPV is calculated according to the following formula:

Where:

Bt = Benefit of the tth year;

Ct = Cost of the tth year;

t = Year in the life cycle of the project (0, 1, 2,..., n);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

re = Economic discount rate of the project4.

b) Benefit-cost ratio (BCR)

BCR refers to the ratio of total benefit generated from investments to total cost incurred from investment in and operation of the project, which is converted into the present value.   The project will be deemed to achieve the socio-economic efficiency if BCR is greater than 1 (>1). BCR is calculated according to the following formula:

Where: Bt, Ct, t, n and re are the same as the above-stated ENPV calculation formula.

c) Economic Internal Rate of Return (EIRR)

EIRR refers to the maximum economic discount rate at which a project recovers its investment and operational costs, and breaks even.  EIRR will equal the discount rate (re) if ENPV = 0 and will be calculated by solving the following equation:

Where: Bt, Ct, t and n are the same as the above-stated ENPV calculation formula.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Conclusions on the socio-economic efficiency of a project

Based on the analysis made according to instructions given in Section V.1 and Section V.2 in this Part, FSR should give conclusions on the socio-economic efficiency of the project.

In case of lack of prerequisites for determination of cost and benefit elements which may be quantified and converted into monetary values as a basis for calculation of indices measuring the socio-economic efficiency of the project, FSR should give conclusions on the socio-economic efficiency of the project based on other remaining elements.

VI. Financial analysis

1. Input parameters used in financial models

- Costs incurred during the life cycle of a project: Costs incurred during the entire life cycle of a project are constituted by total investment outlay and costs incurred from exploiting and operating the project during its entire life cycle.  Total investment outlay is defined according to laws on construction with respect to projects with construction packages or specialized laws with respect to projects without construction packages.  Costs incurred from exploiting and operating a project during its entire life cycle are equal to those related to operation and maintenance of works belonging to the project; costs incurred from remunerations paid to employees operating and servicing works belonging to the project; project management costs; supervision consultancy costs and provisional costs, etc.

- Revenues: Determining revenues generated from the project in each year (basic-, maximum- and minimum-level revenues) based on demand forecasting data (which are analyzed in detail in Section IV); prices and charges of commodities, services and other revenues of the project (taking into consideration legal bases for determination of prices and charges; the proposed schedule of increase in prices and charges).

- Other input parameters: Loan interest and maturity; inflation rate; exchange rate; depreciation rate and other parameters.

2. Analysis of financial plans:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Total investment;

- Structure of funding sources and presumptive capital mobilization plan;

- Recommended preferential treatment for assurance of the financial plan of a project (if any);

- The investor’s return on equity ratio;

- Estimated costs incurred during the entire period of operation of the project;

- Plan for recovery of investments and profits of the investor;

- Portion of State participation in the project (if any);

- Other financial indices referred to in Section VI.3 in this Part.

3. Financial indices used for assessment of the feasibility of a project

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Net Present Value (NPV)

NPV of a project is the present value of the net cash flow during the entire life cycle of a project.   The project will be deemed to achieve the financial efficiency if NPV is positive (>0). NPV is calculated according to the following formula:

Where:

CFt = Value of net cash flow refers to the difference between the amount of cash received (cash inflow) and the amount of cash spent (cash outflow) of a project in the tth year;

t = Year in the life cycle of the project (0, 1, 2,..., n);

n = Number of years during which the project is operated (project contract duration);

r = Discount rate (determined under the instructions of the Ministry of Finance).

- Internal Rate of Return (IRR)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Where: CFt, t and n are the same as the above-stated NPV calculation formula.

For the purpose of assessment of the financial feasibility of a project, after being calculated, IRR needs to be compared with the following values:  (i) Weighted Average Cost of Capital (WACC); (ii) IRR of other similar projects or those in the same sectors; (iii) Minimum expected IRR of potential investors in projects – through conducting market tests during the project research and preparation period.  A project will be deemed financially feasible if IRR is greater than the (i) value and matches (ii) and (iii) values. 

Based on particular conditions of each project, FSR can add indices measuring the feasibility of a financial plan under the instructions of the Ministry of Finance.

b) Projects implemented under BT contracts

- As for BT projects using unoccupied land, office buildings and other infrastructure facilities as payments to investors under laws on management and utilization of public property, taking the detailed inventory of unoccupied land plots, office buildings and other infrastructure facilities (including information about location, size, value and others) intended as payments to investors.  A project will be proved financially feasible only if unoccupied land, office buildings and other infrastructure facilities are defined clearly and compliant with laws, conform to 1/2,000 or 1/500-scale planning map (if any) with respect to projects using unoccupied land as payments to investors, and adheres to payment principles prescribed by laws on management and usage of public property.

- As for BT projects that make payments to investors in a form of assignment of the rights of business and operation of works and services created by the project, determining the scope, duration and value of such rights assigned to investors.

4. Conclusions on the financial feasibility of a project

Based on analyses referred to in the aforesaid Sections, and the nature of each project contract, FSR must give conclusions on the financial feasibility of the project.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Bases for selection of project contract type

Based on interpretations of engineering proposals, demand forecasts and financial plans of the project, FSR shall determine whether the project is implemented in the model of investment made for business purposes or payments to investors are based on the quality of services, and concurrently, analyse the relevance of the project contract type to project conditions.

2. Responsibilities of parties involved in implementation of the project contract

Making the detailed interpretation of roles and responsibilities of involved parties during the entire life cycle of the project, including such parties as competent regulatory authorities, investors, project management enterprises and other related entities (e.g. lenders, input product or service suppliers, product underwriters and contractors, etc.).

In case of application of a BT contract, providing supplementary information about certain obligations to investors, possibly including: advance payments, compensation, support or resettlement with respect to unoccupied land used for implementation of other projects, and commitments to implementing other projects, etc.

VIII. Analysis of risks arising during the project implementation period

1. Analysis of major risks

Describing and assessing major risks likely to incur during the entire life cycle of a project, such as legal risks, risk in macroeconomic situations, social risks, risks in land tenure, environmental risks, market demand risks, design and construction risks, financial risks, operational risks and contract termination risks.  Making the analysis of probability and level of impacts caused by these risks on the project.

2. Mechanism for distribution and management of risks

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

IX. State support measures

1. Portion of State participation in a project (if any)

Based on the financial analysis results and the selected type of contract on the approved project, FSR should give the detailed interpretation of the following information:  

- As for projects that need the State capital contribution to ensure their financial feasibility, giving information about the funding source and the value of the portion of the state investment according to the mid-term and annual public investment plan; the proposed method, plan and schedule of disbursement of funds to investorst5.

- As for projects using public property that the state contributes as capital participation in these projects, the entity preparing the project must specify value of public property stated in the decision on use of public property as capital participation in a PPP project under laws on management and usage of public property; methods, plans and schedules of transfer or assignment of public property to the investor. 

- As for projects that need funds for payments to investors, giving information about the funding source and the value of the capital contribution portion according to the mid-term and annual public investment plan with respect to the source of funding for public investment, and the funding plan or the estimate with respect to recurrent state budget expenditures used for maintaining provision of public utilities, and state budget revenues generated from provision of public utilities; the method, plan and schedule of disbursement of funds to investors.

- As for projects applying BT contracts, giving information about unoccupied land, office buildings and infrastructure facilities (including information about their location, measurement, value and other related information); scope and duration of assignment of the rights of business and operation of project-related works and services to investors.

- As for projects that need funds for support for construction of auxiliary works, compensation, support and resettlement, based on the plan for compensation, support or resettlement which are analyzed at II.3 in this Part, specifying the funding source and the value of funds according to the mid-term and annual public investment plan; plan and schedule of disbursement of funds. 

2. Investment incentives and guarantee

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

X. Project implementation plan

1. Project preparation

Identifying the aggregate time of preparation of a project, including:

- Phase of preparation and assessment of FSR and investment policy decision (already completed).

- Phase of preparation, assessment and approval of FSR.

- Phase of selection of contractors (prequalification, bidding, negotiation and signing of the project contract; finalization of finances for the project and commencement of the project contract).

2. Project execution

Determining the duration of implementation of the project contract (including the date of termination of the project contract). With respect to projects with construction packages, specifying the duration of construction of works, the time of commencement of operation and transfer of project works.

In case where it is necessary to divide stages of implementation of the project for the purpose of decreasing the complexity of investment or increasing the feasibility of finances and the attractiveness of the project, FSR should analyse staging causes, give information about the project staging proposal and describe staging methods.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Form and organization structure of management of implementation of PPP projects

FSR must make the interpretation of form and organization structure of management of implementation of projects by competent regulatory authorities, investors and project management enterprises over specific periods of time; the method of cooperation among competent regulatory authorities, investors and project management enterprises during the project implementation period.

As for projects with construction packages, investors and project management enterprises may choose the form of management of project under laws on construction. As for projects without construction packages, the form of management of project must be subject to relevant legislative regulations.

2. Tasks of management of implementation of projects

FSR may give the interpretation of tasks to be performed in the process of management of implementation of a project, including tasks and methods of supervision of the quality of project works; supervision of implementation of the project contract, assurance of the stable and continuing provision of products and services; the method of business and operation of project works and provision of services by the investor.

FSR should provide indices measuring the quality of a project in terms of engineering, operational, environmental, social, financial and implementation progress issues, etc., as a basis for preparing the invitation for bid documentation, request documentation, project contract, supervising the quality of the project work, product or service provided by an investor or the project management enterprise.

3. Management of implementation of BT projects

FSR should define competent regulatory authorities charged with directly managing or authorizing other entities to manage a project and the project management board which has been established, have appropriate competence and professional qualifications to cooperate with investors in supervision of quality of the project. Tasks, scope of and responsibilities for management of compliance with laws on construction must be specified.

E. CONCLUSIONS AND RECOMMENDATIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

APPENDIX IV

INSTRUCTIONS ON ASSESSMENT OF FEASIBILITY STUDY REPORTS FOR PPP PROJECTS

Based on the nature, scale, sector and contents of the FSR, the report on assessment of FSR shall be prepared by completing the information stated hereunder. As for FSR prepared by an investor, it shall be necessary to take into consideration other elements interpreted by the investor. The assessment body needs to give their comments in detail on each matter and suggest recommended actions to be taken in case there are contrary opinions or it is necessary to work with the entity preparing the project or the investor preparing FSR in making any necessary amendment or correction.

A. PROJECT OVERVIEW

This section must give general information about a project, including: Project name; name of the competent regulatory authority; name of the entity preparing the project or the investor authorized to prepare FSR; location, scale and capacity of the project, measurement of land to be used; technical requirements; total investment; state participation in the project (if any); project contract type; financial plan; project contract period; investment incentives and guarantee; other relevant information.

B. SYNTHESIS OF OPINIONS FROM RELATED ENTITIES AND BODIES

1. Synthesizing opinions from related entities and bodies.

2. Synthesizing judgements on impacts of the project according to information items given in Section I.6 of Part D in the Appendix III herein.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

I. Documentation checking

The assessment body shall give its assessment of:

- Adequacy of required documents and data or information.

- Relevance of legal bases for preparation of FSR.

- Compliance with laws during the period of preparation of FSR.

II. Assessment of contents of documentation

1. Necessity of an investment project

The assessment body shall assess the relevance of a FSR in terms of the following contents:

- Relevance of the project to the planning scheme and plan for economic and social development of an industry, region and the local socio-economic development plan.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Effects of a project on a community and population living within the project site.

- Relevance of general and specific objectives to the current status of an industry, sector or locality, and capability of solving issues to meet the demands of a community or population.

- Advantages in implementing a project in a PPP form compared with other investment form.

- Level of effects of related projects.

2. Feasibility of a project

a) Assessment of technical feasibility

- Engineering and technological requirements: Assessing the relevance of an engineering or technological plan to the project scale or capacity, standards, norms and technical requirements concerning inputs; the availability and practicality of the chosen technology; the clarity and adequacy in the determination of main technical risks and the rationality of risk minimization plans; the applicability of indices measuring the technical quality of the project.  

- Basic design: Collecting assessment opinions from specialized construction bodies according to laws on construction with respect to projects with construction packages or specialized laws with respect to projects without construction packages.

- Input elements: Assessing the relevance of capability of providing inputs to the scale and capacity of the project in each stage in order to ensure that inputs are aligned with the forecast about increase in demands.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Socio-economic efficiency of a project

- Contributions of a project to accomplishment of socio-economic tasks: The analysis of the socio-economic efficiency of a project serves the purpose of comparing benefits that may be obtained by implementation of the plan for investment in the project and those that may be obtained by implementation of the plan for maintenance of the current status and making none of investments. Additionally, in case where there are a lot of projects that need investments, the project proving the higher socio-economic efficiency than others will be preferred and will be selected depending on the capability of balancing state budget allocations for investment in the project.    Therefore, the assessment body needs to assess the relevance and accuracy of socio-economic costs and benefits, and economic indices (e.g. ENPV, BCR and EIRR). A project will be deemed to achieve the socio-economic efficiency if the above-mentioned indices meet the following requirements:

ENPV is positive (>0); BCR is greater than 1 (>1); EIRR is greater than the Social Discount Rate (SDR).

- Impacts of the project on environment: Documentation on assessment of environmental impacts of the project must be prepared and approved in conformity with applicable legislative regulations on environmental protection.  The assessment body must synthesize assessment opinions on the aforesaid documentation from specialized entities under laws on environment.

- Impacts of the project on society: Assessing the relevance of impacts in the FSR interpretation on different persons in the society, local community, disadvantaged persons incapable of paying fees or charges for project products or services, such as women, poor or disabled persons, etc. 

- Impacts of the project on national defence and security (if any): With respect to projects in which national defence and security issues are addressed, assessing the appropriacy of impacts and minimization measures specified in FSR.

c) Financial feasibility

- Except BT projects, the assessment body may assess the relevance and accuracy of financial input elements, financial indices (e.g. NPV, IRR) and the preliminary financial plan of the project. A project will be deemed to achieve the financial efficiency if:

+ NPV is positive (>0).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ In addition, with respect to FSR adding other indices measuring the feasibility of a financial plan of a project according to the instructions of the Ministry of Finance, the assessment body may carry out the supplementary assessment of these indices in order to assess the feasibility of that project. 

- As for BT projects that uses unoccupied land, office buildings, other infrastructure facilities or rights of commercial use and operation of project works and services as payments to investors, a project will be deemed financially feasible if unoccupied land plots, office buildings or infrastructure facilities or rights of business and operation of project works and services are clearly specified, meet regulations of laws and adhere to payment principles prescribed in laws on management and use of public property and specialized laws.

- With respect to projects using state capital participation, assessing the relevance of the value of the portion of such participation and the amount of fund allocations specified in mid-term public investment plans; the relevance of value and purposes of use of public property specified in the decision on use of public property as capital participation in PPP projects under laws on management and use of public property or funds derived from retained revenues generated from provision of public services for payment to investors, or according to funding plans and estimate of regular expenditures, methods, plans and schedules of disbursement of funds to investors. 

- As for group-C projects using public investments, delegation of authority to carry out the assessment of funding sources and capital balancing capabilities with respect to public investments shall be subject to law on public investment. This assessment shall be used as a basis for approval of FSR;

- Making the assessment of the relevance of investment incentives and guarantee policies.

3. Relevance of the project contract type

The assessment body shall assess the following contents of FSR:

- Relevance of the project contract type and contract term which are selected.

- Rationality of the division of responsibilities between parties involved in implementation of the project.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Likelihood of incurring risks and level of impacts of these risks on the project which must be identified in a full and duly manner;

- Risk minimization measures which must be determined in a duly manner.

4. Relevance of the plan for implementation of a project, mechanism for supervision and management of a project

The assessment body needs to carry out the assessment and give specific opinions on the relevance of the plan for implementation of the project and the mechanism for supervision and management of the project which are represented in the FSR.

D. REMARKS AND RECOMMENDATIONS

I. Remarks

Based on the aforesaid analyses, the assessment body shall consolidate remarks on FSR.

II. Recommendations

- If a FSR conforms to laws and is judged feasible to receive investments in a PPP form, the assessment body may recommend a competent authority to grant approval of this FSR. As for group-C projects, if there are at least two investors submitting project proposal documentation as prescribed in clause 2 of Article 24 in the Decree No. 63/2018/ND-CP and Article 4 herein, the assessment body may submit the selected project proposal documentation to the competent authority to seek its approval of the FSR.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Plan 1: Requesting the entity preparing the project and the investor to adjust the FSR.

+ Plan 2: Refuse to approve the FSR.

 

APPENDIX V.A

BASICS OF PPP PROJECT AGREEMENT (NOT APPLICABLE TO PROJECTS USING BT CONTRACTS)

Based on business sectors, scales and properties of PPP projects (except projects using BT contracts), competent regulatory bodies can arrange, revise and supplement terms and conditions in accordance with agreements of specific kinds, including:   

I. LEGAL BASES FOR CONCLUSION OF PROJECT AGREEMENTS

Listing out legal documents used as bases for conclusion of a project agreement, including:

- Laws, Decrees and Circulars giving instructions concerning implementation of PPP projects;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Resolutions and Decisions on approval of relevant planning schemes according to legislative regulations on national and local planning schemes and plans related to projects;

- Decisions and written documents issued by competent authorities during the pre-investment stage;

- Other relevant legislative documents.

II. CONTRACTING PARTIES

Giving information about parties entering into a project agreement, including:

a) Particulars of the competent regulatory body (e.g. Ministry, sectoral administration, provincial People’s Committee or any authority authorized to enter into the agreement and execute group-B project agreements as provided in clause 4 of Article 8 in the Decree No. 63/2018/ND-CP).

- Competent regulatory body’s name;

- Address;

- Telephone and facsimile number;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Authorization letter (if any).

b) Particulars of the investor:

- Company's name (Vietnamese, English and abbreviated name (if any));

- Address;

- Telephone and facsimile number;

- Information about Enterprise Registration Certificate or Investment Registration Certificate (including number, date and place of issuance, issuer) (applicable to the investor that is a Vietnamese company or a foreign-invested company established within the territory of Vietnam);

- Legal representative’s name and title.

(If the Contracting Party is a foreign investor, specifying the investor’s name, nationality and credentials of the investor, numbers of business establishment license and business registration certificate or other equivalents (if any); address, telephone, facsimile, full name and title of the authorized representative).

c) Project company (applicable to the case in which the investor and the project company form a Contracting Party to sign the project agreement with the competent regulatory authority)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Address;

- Telephone and facsimile number;

- Information about Enterprise Registration Certificate (e.g. number, date and place of issuance, issuing authority);

- Legal representative’s name and title.

III. AGREEMENT CONTENTS

1. Statement of purposes

This section describes an arrangement between the competent regulatory body and the investor or project company on rights and obligations of each Contracting Party to implementation of regulations set forth in the project agreement, regulations of the Decree No. 63/2018/ND-CP and other relevant laws.

2. Definition

This section contains definition and abbreviation (if any) of terminologies used in the project agreement in compliance with existing laws and within the specific context of this agreement.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This section is to make an index of documents and materials belonging to a set of required documents related to the agreement and order of priority of them, including the followings:

1. Body text;

2. Appendices (if any);

3. Contract negotiation minutes;

4. Decision on approval of investor selection results;

5. Written statement of agreement between parties on contractual terms and conditions that is made according to instructions given in this Appendix, maybe including general and specific conditions in the agreement;

6. Bid envelope, bid proposal and other documents providing explanatory notes on bid envelope, bid proposal of the bid-winning contractor;

7. Invitation for bid, request documentation and other documents stating amendments and supplements to the invitation for bid and request documentation;

8. Other related documents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The language of agreement is Vietnamese. If there is a foreign party to the agreement, the language of agreement must be Vietnamese and the other language may be negotiated by Contracting Parties.  If an agreement is signed using two languages, Contracting Parties will need to negotiate about the language used during contractual transactions and order of priority of languages used in case of contractual disputes.

5. Project objectives and size

This section aims to describe objectives and size of a project, including designed capacity, constituents, construction package, equipment and activities of the project.

6. Project site and used land area

This section aims to inform the project site, estimated area of land used for project and other facility development (if any).

7. Engineering, technological and quality requirements and standards of a project, product or service

This section contains the followings:

1. Engineering and technological solutions; standards and indicators used for assessing whether the project technically meets quality requirements of the project and its products or services meet expected quality standards (Further details may be given in an Annex to the project agreement);      

2. Procedures, documentation requirements, rights and obligations of each Contracting Party in relation to this matter.  

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This section aims to summarize the project financing plan (further details about this may be given in Annexes to the project agreement where necessary), including:

1. Total investment;

2. Financing sources:

a) Owner's equity;

b) Invested capital;

c) State-contributed capital (if any) and financial aid for auxiliary construction works, compensation, support and resettlement activities (if any).

3. Capital mobilization methods:

a) State contributed capital (if any) and financial aid for auxiliary construction works, compensation, support and resettlement activities (if any), stipulated in clause 1 of Article 11 in the Decree No. 63/2018/ND-CP:

- Total fund;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Payment details.

b) Owner's equity:

- Total equity;

- Disbursement schedule.

c) Loan capital (e.g. commercial loans, soft loans, foreign loans and others):

- Total capital (indexed by loan types);

- Loan term, maturity and grace period (indexed by loan types);

- Loan costs, including: Interest rates specific to loans, lending interest average and other necessary costs associated with capital mobilization under laws (e.g. guarantee, commitment, insurance and brokerage costs);

- Borrowed currency and exchange rates for payments;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Disbursement schedule (indexed by loan types);

- Plans for repayment of loans (indexed by loan types).

4. Financial incentive for implementation of the project financing plan (if any).

5. Investor’s return on equity.

6. Investor’s plans to recover investments and gain profits:

a) Legitimate revenues;

b) Service prices and charges (to be clarified more at Section 15 of this Appendix);

c) As for a PPP project developed and implemented under a BTL agreement, the BTL agreement must specify financing sources and state capital used for paying the investor:

- Public investment capital;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Revenues earned from provision of public services.

9. Project company

1. With respect to group-C projects, investors may issue decisions on establishment of their project companies or directly carry out their projects, but must manage and keep separate account of investment capital and project-related activities.  

2. If the chartered capital of a project company is lower than capital invested in the owner’s equity by an investor, Contracting Parties shall agree on the time frame of increase in the chartered capital to ensure such time frame is conformable to the schedule of implementation of the project, the Decree No. 63/2018/ND-CP and laws on enterprises.

10. Compensation, support and resettlement; requirements for use of land and land-attached facilities

This section aims to provide the following information:

1. Timeline, deadline or duration of land handover agreed upon in detail between Contracting Parties provided that these requirements are conforming to the schedule of implementation of the project; 

2. Obligations of competent regulatory bodies to cooperate with provincial-level People’s Committees in funding and carrying out site clearance activities, and completing land handover procedures for implementation of the project;

3. Obligations of the investor and project company to ensure provision of adequate funds for payment of costs of compensation, support and resettlement activities (applicable to the case in which the investor and project company make voluntary advance payments);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Requirements for access to infrastructure and auxiliary facilities necessary for construction, operation and management of the project (if any);

6. Regulations on excavation and disposal of fossilized objects, antiques, architectural structures or other items found in the project site, rights and obligations of the investor/project company to these items;

7. Other rights and obligations of the competent regulatory body and the investor/project company agreed upon in detail between Contracting Parties in conformance to laws on land, construction, the Decree No. 63/2018/ND-CP, this Circular and other related legislative documents;

8. Responsibilities of each Contracting Party in case of any breach of committed obligations specified in this section.

11. Duration and deadline for completion of the project

1. This section aims to specify duration and deadline for completion of the project, including:

- Deadline and duration for preparations made before construction, compensation, support and resettlement activities (if any);

- Ground-breaking time and duration of implementation of specific works;

- Time of completion of project (enclosing appendices elaborating on time, duration and deadline for completion of each work and sample reports of the investor/project company on construction progress for the purposes of ensuring that the competent regulatory authority can supervise and inspect the construction progress from the project commencement to operation phase).  (Contracting Parties may negotiate about the time, duration or deadline for implementation of specific works, and then adding any agreement on these matters to the agreement to make them binding upon Contracting Parties.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. This section is meant to describe rights and obligations of each Contracting Party and actions to be taken in case of each Contracting Party’s breach of any contractual obligations specified in this section, including intentional addition or suspension of works to be completely done and compensation responsibilities of the Contracting Party at fault. 

12. Design, construction, inspection, supervision, management of quality, commissioning, acceptance testing and settlement of financial obligations

1. This section aims to describe rights and obligations of the Contracting Parties for design and construction in accordance with provisions laid down in the Decree No. 63/2018/ND-CP, laws on construction, specialized laws and specific arrangements between Contracting Parties, including: 

a) Selecting contractors involved in design and construction in accordance with the Decree No. 63/2018/ND-CP and bidding laws;

b) Formulating, evaluating and approving design schemes according to regulations laid down in the Decree No. 63/2018/ND-CP and related laws;

c) Doing construction work in conformance to engineering and technological requirements prescribed in Section 7;

d) Carrying out construction quality supervision, control and management as well as project commissioning.

2. This section also aims to clarify procedures for audit and final settlement of investment capital before project completion and operation in accordance with regulations laid down in the Decree No. 63/2018/ND-CP and other related laws.

13. Inspection, testing, maintenance, operation, commercial use, operation, exploitation of the contractual project

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Requirements, standards and indicators for assessment of quality of the project in terms of operation, commercial use, operation and exploitation of the project which are used for assessing whether the project meets quality requirements of the project, and its products or services meet expected quality standards (Further details may be given in an Annex to the project agreement where necessary);      

2. Rights and obligations of each Contracting Party for satisfaction of requirements set out in clause 1 of this Section, including:

a) Rights and obligations of Contracting Parties for implementation of regulations on project inspection and testing (i.e. project design, testing, construction quality inspection and equipment inspection) which conforms to regulations of laws and specific agreements between the Contracting Parties;  

b) Obligations of the project company to purchase insurance and warranty for the project in accordance with regulations of relevant laws and specific agreements between the Contracting Parties;

c) Rights and obligations of the project company to operate and take care of the project during the period of its operation, commercial use, exploitation and ongoing normal operation, and to ensure continuous supply of goods and services.   Conditions and solutions recommended in case of temporary suspension of supply of goods or services due to technical emergencies, force majeure events and other unexpected events in accordance with regulations set forth in the Decree No. 63/2018/ND-CP, this Circular and specific commitments between the Contracting Parties;

d) Rights and obligations of the competent regulatory authority to inspection, supervision and cooperation with the project company in implementation of obligations specified in this Section.

14. Safety and environmental protection clause

This section contains the followings:

1. Safety measures to be applied during the project implementation period; safety and environmental protection requirements and standards clarified in the approved environmental impact evaluation report of the project and conforming to regulations of relevant laws (Further details about this may be provided in the Appendix to the project agreement where necessary); 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

15. Demand forecast, prices and costs of goods and services

This section contains the followings:

1. Forecasting project and service demands during the useful life of the project, regulating resolution principles and responsibilities of Contracting Parties in case of the real flow of users of the project that fails to meet the anticipating number of users.

2. Prices and costs of goods, services, schedule of increase in prices or costs of goods, services, receipts, requirements and procedures for adjustment in prices, costs, notification of adjustment in prices and costs in accordance with regulations of the Decree No. 63/2018/ND-CP, laws on prices, costs and other relevant laws.

16. State contributed capital

This section aims to delineate amount, ratio, source of funding, schedule, principles, conditions and documentation of payment of state capital contributed to the project in compliance with regulations of the Decree No. 63/2018/ND-CP and the Ministry of Finance’s Circular providing instructions.

17. Funding for payments to the investor (applicable to BTL and BLT agreement)

This section aims to delineate amount, ratio, source of funding, schedule, principles, conditions and documentation of payment to the investor or the project company providing services in compliance with regulations of the Decree No. 63/2018/ND-CP and the Ministry of Finance’s Circular providing instructions.

18. Management of implementation of the project agreement

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Form and organizational structure of management of implementation of the project by the competent regulatory authority, the investor and the project company over specific stages; approaches to cooperation among the competent regulatory authority, the investor and the project company during the project implementation period in accordance with regulations of the Decree No. 63/2018/ND-CP and relevant laws.

2. Method of supervision of implementation of the project agreement by the investor or the project company based on demands related to project quality and services provided by the project (including method of supervision of revenues of the investor and the project company).

19. Project transfer

This section sets out regulations on transfer of the project, specifically including:

1. Engineering condition, operational state and quality of the project by the transfer date (the competent regulatory authority can, of their own accord, or hire an independent consulting body to, evaluate the quality of the project before transfer);

2. List of work items, machines, equipment, property and all of documents and records related to surveying, design, construction, operation and commercial use of the project;

3. Obligations of each Contracting Party to maintenance and repair of defects (if any) for ongoing normal operation of the project after transfer;

4. Obligations of the investor/the project company to technology transfer, managerial skill and engineering training for operation of the project after transfer;

5. Project transfer procedures and processes;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

20. Contract performance guarantee

This section aims to provide information about amount, form, duration or deadline for submission of the performance bond, and cases in which the investor shall not be entitled to refund of that performance bond in accordance with the Decree No. 63/2018/ND-CP and bidding laws.

21. Agreement amendment, supplementation and modification clause

This section aims to provide the following information:

1. Cases and requirements for modification of terms and conditions of the project agreement in accordance with regulations laid down in the Decree No. 63/2018/ND-CP and other relevant laws (example: Changes in the scale, engineering standards, total investment; changes in sources of revenue, prices, costs, goods and services; uptime; changes in force majeure events and others agreed upon between Contracting Parties).

2. Procedures and processes for modifying and supplementing the project agreement to ensure accordance with the Decree No. 63/2018/ND-CP.

22. The lessor’s right of receipt of the project

This section aims to describe requirements and procedures for receipt of the project by the lessor that are negotiated in accordance with terms and conditions of the lease and regulations of the Decree No. 63/2018/ND-CP.

23. Disposition of contractual rights and obligations

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. This section also elaborates on requirements, procedures and processes for establishing, effecting and guaranteeing implementation of the lease, the guarantee agreement and other rights of receipt of the project under the Decree No. 63/2018/ND-CP.

24. Breach of, default on contractual obligations and disciplinary actions

This section aims to include the followings:

1. Breach of or default on contractual obligations of each Contracting Party under the project agreement.

2. Disciplinary actions against specific violations or default on contractual obligations (e.g. remedial measures, suspension of implementation of the project, compensation and early termination of the project agreement, etc.).

3. Rights and obligations of Contracting Parties to dealing with any violation of or default on contractual obligations.

25. Duration of implementation and termination of the project agreement

This section aims to include the followings:

1. Duration of implementation of the project agreement and requirements for extension or shortening of the duration of the project or the project agreement in accordance with the Decree No. 63/2018/ND-CP and specific agreements between Contracting Parties;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Rights and obligations of each Contracting Parties upon termination of the project agreement on the agreed-upon deadline or period;

4. Rights and obligations of each Contracting Party in case of early termination of the agreement; method and duration of payment, amount and method for computation of compensation amount paid in case of early termination by each Party;

5. Procedures and processes for finalization of the project agreement in case of termination taking place as prescribed in this Section.

26. Legislation governing relationship between the project agreement and other related contracts

This section aims to describe Laws covering connection between the project agreement and other contracts in relation to implementation of the project in compliance with regulations of the Decree No. 63/2018/ND-CP and other related laws.

27. Resolution of disputes

This section aims to describe the mechanism for settlement of disputes between Contracting Parties and disputes between the investor or the project company and involved parties under the Law on Investment, the Decree No. 63/2018/ND-CP and other related legislative documents.  

28. Force majeure events and resolution principles

1. This section aims to list out force majeure events and principles of determination of force majeure situations in accordance with the Civil Code and agreements between Contracting Parties.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

29. Investment incentive and guarantee (if any)

This section aims to describe investment incentive and guarantee as follows:

1. Guarantee for investment in accordance with the Law on Investment and the Decree No. 63/2018/ND-CP;

2. Commitment to provide Government’s guarantee (if any) in accordance with regulations laid down in Article 61 of the Decree No. 63/2018/ND-CP;

3. Support or other commitment of competent regulatory authority for the investor or the project company under specific agreements between Contracting Parties (if any).

30. Entry into force

This section aims to describe information related to effect of the project agreement, specifically including:

1. Time of start and end of effect of the project agreement;

2. Signing time and location, number of copies and legal value of copies of the project agreement.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This section aims to provide other contents that Contracting Parties agree to include in the project agreement in terms of scope, scale, characteristics and requirements of implementation of the project in accordance with legislative regulations.

 (E.g. regulations about the reporting regime, information confidentiality and other matters).

IV. Appendices and attached documents

Appendices and enclosed documents shall be negotiated by Contracting Parties in accordance with types of agreement, scope, scale, characteristics and requirements of the project, specifically including:

- Details about standards and requirements concerning implementation of the project (including engineering and technological standards and requirements; requirements concerning operation, commercial use and exploitation of the project; safety and environmental protection requirements, etc.);

- Details about the project financing plan;

- Details about the project implementation schedule.

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 09/2018/TT-BKHĐT ngày 28/12/2018 hướng dẫn thực hiện Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


29.180

DMCA.com Protection Status
IP: 54.36.148.0
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!