Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 02/2016/TT-BKHĐT lựa chọn dự án thẩm định đề xuất báo cáo nghiên cứu khả thi đối tác công tư

Số hiệu: 02/2016/TT-BKHĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Người ký: Bùi Quang Vinh
Ngày ban hành: 01/03/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Thông tư 02/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn lựa chọn sơ bộ dự án, lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc phạm vi điều chỉnh tại Điều 1 Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

 

I. Lựa chọn sơ bộ dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư

1. Nguyên tắc lựa chọn sơ bộ dự án PPP

+ Thông tư số 02 quy định việc lựa chọn sơ bộ dự án PPP nhằm xác định đúng các dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp trang thiết bị, dịch vụ công được nghiên cứu đầu tư theo hình thức PPP.

+ Dự án được lựa chọn sơ bộ đảm bảo đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 2.

2. Tiêu chí lựa chọn sơ bộ dự án xem tại Thông tư 02/2016 Bộ Kế hoạch và đầu tư.

3. Tổ chức thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện chủ động nghiên cứu theo khoản 1 và khoản 2, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch UBND cấp tỉnh cho phép lập đề xuất dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

4. Theo Thông tư số 02/2016/BKHĐT, căn cứ ý kiến chấp thuận về việc lập đề xuất dự án theo hình thức PPP tại khoản 3, cơ quan có thẩm quyền bố trí vốn đầu tư công hoặc vốn hợp pháp khác để lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi.

II. Lập, thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án đối tác công tư theo Mục 1 Chương III Nghị định 15/2015/NĐ-CP

Về Quy trình chi tiết:

- Lập đề xuất dự án đối tác công tư;

- Thẩm định đề xuất dự án PPP;

- Đề xuất, phê duyệt chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có);

- Phê duyệt đề xuất dự án đối tác công tư;

- Công bố dự án PPP.

III. Lập, thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án đối tác công tư theo Mục 2 Chương III Nghị định 15/2015/NĐ-CP

Về Quy trình chi tiết theo Thông tư 02/2016/TT-BKHĐT:

- Lập đề xuất dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư;

- Thẩm định đề xuất dự án;

- Phê duyệt đề xuất dự án PPP;

- Thỏa thuận về các nội dung liên quan đến việc giao nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi;

- Công bố đề xuất dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

IV. Lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi

Về Quy trình chi tiết quy định tại Thông tư số 02 năm 2016:

- Lập báo cáo nghiên cứu khả thi;

- Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi;

- Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi.

 

Thông tư 02 có hiệu lực từ ngày 18/04/2016.

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2016/TT-BKHĐT

Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2016

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN SƠ BỘ DỰ ÁN, LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT ĐỀ XUẤT DỰ ÁN VÀ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ

Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Đu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH 13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;

Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn lựa chọn sơ bộ dự án, lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn việc lựa chọn sơ bộ dự án; lập, thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án; lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc phạm vi Điều chỉnh quy định tại Điều 1 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình lựa chọn sơ bộ dự án, lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Dự án PPP trong Thông tư này được hiểu là dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

2. Đơn vị chuẩn bị dự án là đơn vị được Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ lập đề xuất dự án, lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.

3. Đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định đề xuất dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi (sau đây gọi tắt là đơn vị thẩm định) là đơn vị được thành lập hoặc giao nhiệm vụ làm đầu mối quản lý về hoạt động PPP theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.

4. Đề xuất dự án là báo cáo được lập theo quy định tại Khoản 11 Điều 3 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP. Trường hợp dự án có sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án, đề xuất dự án tương đương Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (đối với dự án nhóm A) hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (đối với dự án nhóm B và C) theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Điều 3. Lựa chọn sơ bộ dự án

1. Nguyên tắc lựa chọn sơ bộ dự án

a) Việc lựa chọn sơ bộ dự án nhằm xác định đúng các dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp trang thiết bị, dịch vụ công được nghiên cứu đầu tư theo hình thức PPP.

b) Dự án được lựa chọn sơ bộ đảm bảo đáp ứng các tiêu chí quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Tiêu chí lựa chọn sơ bộ dự án

a) Dự án được lựa chọn sơ bộ phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:

- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

- Phù hợp với lĩnh vực đầu tư quy định tại Điều 4 Nghị định 15/2015/NĐ-CP và là dự án ưu tiên của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Có khả năng tạo doanh thu đ hoàn vốn cho nhà đầu tư, ưu tiên dự án tạo doanh thu từ hoạt động kinh doanh.

b) Ngoài các tiêu chí quy định tại Điểm a Khoản này, căn cứ mức độ thông tin của từng dự án, có thể xem xét bổ sung các tiêu chí sau để ưu tiên lựa chọn sơ bộ dự án:

- Có nhà đầu tư quan tâm;

- Có nhu cầu sử dụng dịch vụ lớn;

- Có yếu tố thuận lợi để thực hiện đầu tư (dự án đã thực hiện giải phóng mặt bng; công trình phụ trợ, đấu nối đã được xây dựng; nguyên nhiên vật liệu, máy móc công nghệ sẵn có trên thị trường);

- Các yếu tố liên quan khác (nếu có).

3. Tổ chức thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan chuyên môn thuộc y ban nhân dân cấp tỉnh hoặc y ban nhân dân cấp huyện chủ động nghiên cứu theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép lập đề xuất dự án.

4. Căn cứ ý kiến chấp thuận về việc lập đề xuất dự án theo hình thức PPP quy định tại Khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về đầu tư công bố trí vốn đầu tư công hoặc vốn hợp pháp khác để lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi.

Điều 4. Lập, thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án theo quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định số 15/2015/NĐ-CP

1. Quy trình chi Tiết

a) Lập đề xuất dự án;

b) Thẩm định đề xuất dự án;

c) Đề xuất, phê duyệt chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có);

d) Phê duyệt đề xuất dự án;

đ) Công bố dự án.

2. Lập đề xuất dự án

a) Đơn vị chuẩn bị dự án tổ chức lập đề xuất dự án theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, trên cơ sở hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Đối với dự án có cấu phần xây dựng, đề xuất dự án bao gồm thiết kế sơ bộ (thiết kế cơ sở đối với dự án nhóm C) theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với dự án không có cấu phần xây dựng, đề xuất dự án bao gồm thiết kế sơ bộ (thiết kế cơ sở đối với dự án nhóm C) theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

b) Đơn vị chuẩn bị dự án trình Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 01 bộ hồ sơ đề xuất dự án; đồng thời gửi đơn vị thẩm định 04 bộ hồ sơ đề xuất dự án.

c) Hồ sơ đề xuất dự án bao gồm:

- Văn bản trình duyệt đề xuất dự án: Nội dung văn bản trình duyệt bao gồm căn cứ pháp lý lập đề xuất dự án, thuyết minh nội dung chính của đề xuất dự án và các kiến nghị;

- Dự thảo đề xuất dự án;

- Ý kiến chấp thuận của người có thẩm quyền về việc lập đề xuất dự án theo hình thức PPP;

- Các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan.

3. Thẩm định đề xuất dự án

a) Đơn vị thẩm định tiếp nhận hồ sơ đề xuất dự án của đơn vị chuẩn bị dự án và tổ chức thẩm định theo quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản này.

b) Đơn vị thẩm định tổ chức lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị có liên quan đối với đề xuất dự án theo phương thức lấy ý kiến bằng văn bản, trường hợp cần thiết có th tổ chức họp thẩm định. Đơn vị thẩm định phải lấy ý kiến thẩm định về thiết kế sơ bộ (thiết kế cơ sở đối với dự án nhóm C) của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo pháp luật xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với dự án không có cấu phần xây dựng.

c) Đơn vị thẩm định lập báo cáo thẩm định đề xuất dự án trên cơ sở hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Đề xuất dự án được đơn vị thẩm định kiến nghị để phê duyệt phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các Điều kiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.

d) Đơn vị thẩm định trình Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hồ sơ thẩm định đề xuất dự án bao gồm các tài liệu được liệt kê dưới đây:

- Báo cáo thẩm định đề xuất dự án;

- Dự thảo đề xuất dự án;

- Các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan.

đ) Thời hạn thẩm định đề xuất dự án tối đa là 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, không bao gồm thời hạn phê duyệt chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước quy định tại Khoản 4 Điều 17 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.

4. Đối với dự án có sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

5. Phê duyệt đề xuất d án

a) Căn cứ hồ sơ đề xuất dự án của đơn vị chuẩn bị dự án, hồ sơ thẩm định của đơn vị thẩm định, quyết định về chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư công (nếu có), Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đề xuất dự án trong thời hạn 05 ngày. Trường hợp dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án theo phân cấp của pháp luật về đầu tư công, đề xuất dự án có thể được phê duyệt đồng thời với chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án.

b) Quyết định phê duyệt đề xuất dự án bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Tên dự án;

- Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng với nhà đầu tư;

- Tên đơn vị chuẩn bị dự án;

- Địa Điểm, quy mô, công suất dự án, diện tích sử dụng đất;

- Yêu cầu về kỹ thuật;

- Dự kiến tổng vốn đầu tư;

- Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có);

- Loại hợp đồng dự án;

- Phương án tài chính sơ bộ;

- Thời gian hợp đồng dự án;

- Ưu đãi và bảo đảm đầu tư;

- Các nội dung khác.

6. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công bố dự án theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP. Nội dung và trình tự đăng tải thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Điều 5. Lập, thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án theo quy định tại Mục 2 Chương III Nghị định số 15/2015/NĐ-CP

1. Quy trình chi Tiết

a) Lập đề xuất dự án;

b) Thẩm định đề xuất dự án;

c) Phê duyệt đề xuất dự án;

d) Thỏa thuận về các nội dung liên quan đến việc giao nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi;

đ) Công bố đề xuất dự án.

2. Lập đề xuất dự án

a) Nhà đầu tư lập đề xuất dự án theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 Thông tư này.

b) Nhà đầu tư gửi Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 01 bộ hồ sơ đề xuất dự án; đồng thời gửi đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP 01 bộ hồ sơ đề xuất dự án.

c) Hồ sơ đề xuất dự án bao gồm các tài liệu theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.

3. Quy trình thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án do nhà đầu tư lập thực hiện theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều 4 Thông tư này.

4. Đối với dự án thuộc đối tượng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay ưu đãi nước ngoài của các nhà tài trợ quy định tại Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, Bộ, cơ quan ngang Bộ, y ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư công và thỏa thuận quốc tế đã ký kết trước khi phê duyệt đề xuất dự án.

5. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thỏa thuận với nhà đầu tư về các nội dung liên quan đến việc giao nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Nội dung thỏa thuận phải được lập thành văn bản theo quy định tại Khoản 3 Điều 24 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.

6. Bộ, cơ quan ngang Bộ, y ban nhân dân cấp tnh công bố đề xuất dự án đã được phê duyệt và thông tin về nhà đầu tư đề xuất dự án theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP. Nội dung và trình tự đăng tải thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Điều 6. Lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi

1. Quy trình chi Tiết

a) Lập báo cáo nghiên cứu khả thi;

b) Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi;

c) Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi.

2. Lập báo cáo nghiên cứu khả thi

a) Đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư được giao nhiệm vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, trên cơ sở hướng dẫn tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này, trừ dự án nhóm C.

b) Đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư được giao nhiệm vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi trình Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 01 bộ hồ sơ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; đồng thời gửi đơn vị thẩm định 04 bộ hồ sơ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi.

c) Hồ sơ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm:

- Văn bản trình duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi: Nội dung văn bản trình duyệt bao gồm căn cứ trình duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, thuyết minh nội dung chính của báo cáo nghiên cứu khả thi và các kiến nghị;

- Dự thảo báo cáo nghiên cứu khả thi;

- Văn bản thỏa thuận giữa Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với nhà đầu tư (trường hợp nhà đầu tư đề xuất dự án);

- Quyết định phê duyệt đề xuất dự án;

- Văn bản thẩm định đề xuất dự án;

- Các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan.

3. Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi

a) Đơn vị thẩm định tiếp nhận hồ sơ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư và tổ chức thẩm định theo quy định tại các Điểm b, c và d Khoản này.

b) Đơn vị thẩm định tổ chức lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị có liên quan đối với báo cáo nghiên cứu khả thi theo phương thức lấy ý kiến bằng văn bản, trường hợp cần thiết có thể tổ chức họp thẩm định. Đơn vị thẩm định phải lấy ý kiến thẩm định về thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo pháp luật xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với dự án không có cấu phần xây dựng.

c) Đơn vị thẩm định lập báo cáo thẩm định đối với báo cáo nghiên cứu khả thi theo các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, trên cơ sở hướng dẫn tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

d) Đơn vị thẩm định trình Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hồ sơ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP trong thời hạn thẩm định quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.

4. Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi

a) Căn cứ hồ sơ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư và hồ sơ thẩm định của đơn vị thẩm định, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi.

b) Quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Tên dự án;

- Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng với nhà đầu tư;

- Tên đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư được giao nhiệm vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi;

- Địa Điểm, quy mô, công suất dự án, diện tích sử dụng đất;

- Yêu cầu chi Tiết về kỹ thuật;

- Tổng vốn đầu tư;

- Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có);

- Loại hợp đồng dự án;

- Phương án tài chính;

- Thời gian hợp đồng dự án;

- Ưu đãi và bảo đảm đầu tư;

- Các nội dung khác.

Điều 7. Áp dụng các Phụ lục

1. Các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này được xây dựng trên cơ sở quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức PPP, đồng thời tham kho thông lệ quốc tế nhằm tạo Điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia vào công tác chuẩn bị dự án PPP, đảm bảo tính thống nhất về nội dung của đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi, làm cơ sở lựa chọn nhà đầu tư và đàm phán, ký kết hợp đồng dự án.

2. Khi lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khthi dự án PPP, tổ chức, cá nhân áp dụng các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và căn cứ tính chất, quy mô, lĩnh vực của tng dự án cụ th để bổ sung một số nội dung thuyết minh về tính khả thi, hiệu qu đối với Điều kiện đặc thù của dự án.

Điều 8. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 4 năm 2016.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời xem xét, xử lý.

Nơi nhận:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các
tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- T
òa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn th
;
- Website của Chính phủ; Công báo;
- Sở KH&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các
đơn vị thuộc Bộ KH&ĐT;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, Cục QLĐT
.

BỘ TRƯỞNG




Bùi Quang Vinh

PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BKHĐT ngày 01 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

1. Phụ lục I: Hướng dẫn lập đề xuất dự án PPP.

2. Phụ lục II: Hướng dẫn thẩm định đề xuất dự án PPP.

3. Phụ lục III: Hướng dẫn lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP.

4. Phụ lục IV: Hướng dẫn thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP.

PHỤ LỤC I

HƯỚNG DẪN LẬP ĐỀ XUẤT DỰ ÁN PPP

Đề xuất dự án là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của dự án. Phụ lục I hướng dẫn các nội dung được trình bày trong đề xuất dự án để Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án theo hình thức PPP, xác định phần vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án và làm cơ sở tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư (đối với dự án nhóm C).

Căn cứ tính chất, quy mô, lĩnh vực của dự án, đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư lập đề xuất dự án (ĐXDA) theo các nội dung dưới đây:

A. THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN

Đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư tóm tắt và thuyết minh thông tin cơ bản của dự án, bao gồm:

- Tên dự án;

- Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng với nhà đầu tư;

- Đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư đề xuất dự án;

- Địa Điểm, quy mô, công suất dự án, diện tích sử dụng đất;

- Yêu cầu về kỹ thuật;

- Dự kiến tổng vốn đầu tư;

- Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có);

- Loại hợp đồng dự án;

- Phương án tài chính sơ bộ;

- Thời gian hợp đồng dự án;

- Ưu đãi và bảo đảm đầu tư;

- Các nội dung liên quan khác.

B. CĂN CỨ LẬP ĐỀ XUẤT DỰ ÁN

Đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư liệt kê các văn bản pháp lý làm căn cứ lập ĐXDA, bao gồm:

- Các Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên quan đến việc triển khai dự án theo hình thức PPP;

- Các Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên quan đến ngành, lĩnh vực đầu tư của dự án;

- Các quyết định phê duyệt quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương liên quan đến dự án;

- Các quyết định, văn bản của cấp có thẩm quyền trong giai đoạn lựa chọn sơ bộ dự án;

- Các văn bản pháp lý khác có liên quan.

C. NỘI DUNG ĐỀ XUẤT DỰ ÁN

I. S cần thiết đầu tư dự án

1. Bối cảnh chung

Thuyết minh sơ bộ bối cảnh chung về kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phương trong giai đoạn dự án được triển khai, đánh giá các lợi ích dự kiến dự án sẽ đóng góp cho quốc gia và địa phương. Đánh giá tổng quan về ngành, lĩnh vực mà dự án đề xuất, các ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp của các quy định pháp luật chuyên ngành đối với dự án. Phân tích sự phù hợp của dự án đối với các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương và ngành, lĩnh vực.

2. Hiện trạng của dự án

Trường hợp dự án khởi công mới, thuyết minh về hiện trạng, thực trạng của khu vực, địa Điểm sẽ trin khai dự án. Trường hợp dự án cải tạo, sửa chữa, đánh giá bổ sung hiện trạng của công trình cần cải tạo, sửa chữa.

3. Các dự án có liên quan

Nếu thông tin cơ bản về các dự án có liên quan và ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của các dự án đó đối với dự án được đề xuất.

4. Mục tiêu của dự án

Thuyết minh sơ bộ các Mục tiêu tổng thể và Mục tiêu cụ thể mà dự án cần đạt được trong bối cảnh, hiện trạng đã phân tích ở các Mục trên.

5. Lợi thế của việc đầu tư theo hình thức PPP

Phân tích lợi thế đối với dự án khi đầu tư theo hình thức PPP so với hình thức đầu tư khác trên cơ sở các nội dung: khả năng thu hút nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của khu vực tư nhân; khả năng phân chia rủi ro giữa các bên có liên quan và các nội dung khác.

II. Thuyết minh về kỹ thuật của dự án

1. Quy mô, công suất của dự án

Phân tích sơ bộ nhu cầu sử dụng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp trên cơ sở quy hoạch, dữ liệu khảo sát thực tiễn hoặc các số liệu dự báo; thuyết minh quy mô, công suất của dự án.

2. Địa Điểm thực hiện dự án

Mô tả địa Điểm, khu đất thực hiện dự án và các dự án hoặc công trình khác đang hoặc sắp được triển khai trong vùng lân cận (nếu có).

3. Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư

Trường hợp hiện trạng khu đất chưa được giải phóng, thuyết minh sơ bộ phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư đối với dự án đang được đề xuất và dự án khác (nếu áp dụng loại hợp đồng BT) theo quy định hiện hành.

4. Yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp

Căn cứ quy mô, công suất của dự án, tiêu chuẩn, định mức của ngành, tính sẵn có và khả năng ứng dụng thực tiễn của công nghệ, ĐXDA phân tích một số phương án có thể áp dụng và đề xuất phương án phù hợp với yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp. Đây là cơ sở để tính toán tổng vốn đầu tư của dự án. ĐXDA cần nêu rõ việc nhà đầu tư có thể đề xuất phương án kỹ thuật, công nghệ khác đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp và mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án.

5. Thiết kế sơ bộ

Đối với dự án có cấu phần xây dựng, nội dung thiết kế sơ bộ (thiết kế cơ sở đối với dự án nhóm C) thuộc ĐXDA được lập theo quy định của pháp luật xây dựng.

Đối với dự án không có cấu phần xây dựng, nội dung thiết kế sơ bộ (thiết kế cơ sở đối với dự án nhóm C) thuộc ĐXDA được lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

6. Tổng vốn đầu tư của dự án

Trên cơ sở các thuyết minh về kỹ thuật được lựa chọn, ĐXDA xác định sơ bộ tổng vốn đầu tư của dự án, gồm: tổng mức đầu tư và vốn lưu động ban đầu để khai thác, vận hành dự án. Trong đó, tổng mức đầu tư được xác định theo pháp luật về xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc xác định theo pháp luật chuyên ngành đối với dự án không có cấu phần xây dựng, vốn lưu động ban đầu để khai thác, vận hành dự án bằng tổng chi phí cố định và chi phí biến đổi trong quá trình vận hành và bảo dưỡng ban đầu theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.

III. Tác động về môi trường, xã hội, quốc phòng, an ninh

Đánh giá tác động của dự án đối với các vấn đề môi trường, xã hội, quốc phòng, an ninh và các tác động khác (nếu có).

IV. Dự báo nhu cầu

Phân tích lưu lượng, nhu cầu sử dụng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp; dự báo tốc độ tăng trưởng của nhu cầu trong tương lai, làm cơ sở xem xét hiệu quả kinh tế xã hội và phương án tài chính.

V. Phân tích sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

1. Xác định các yếu tố chi phí và lợi ích về mặt kinh tế - xã hội

Xác định sơ bộ các yếu tố chi phí và lợi ích về mặt kinh tế - xã hội của dự án theo các nhóm yếu tố dưới đây:

(i) Nhóm yếu tố có thể định lượng và quy đổi được thành tiền (được sử dụng để tính toán tỷ suất lợi ích và chi phí về kinh tế theo hướng dẫn lại Mục V.2 Phụ lục này).

(ii) Nhóm yếu tố có thể định lượng nhưng không quy đi được thành tiền.

(iii) Nhóm yếu tố chỉ có thể định tính.

2. Sơ bộ phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án thông qua tỷ suất li ích và chi phí về kinh tế (BCR - Benefit Cost Ratio)

Tỷ suất lợi ích và chi phí về kinh tế (BCR) là tỷ số giữa tổng lợi ích mà việc đầu tư mang lại trên tổng chi phí bỏ ra trong quá trình đầu tư và khai thác, được quy về giá trị hiện tại. Để đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội, BCR yêu cầu phải lớn hơn 1 (>1) và được tính toán sơ bộ trong bước lập ĐXDA theo công thức sau:

BCR = =

Trong đó:

Bt = Sơ bộ giá trị lợi ích năm t;

Ct = Sơ bộ giá trị chi phí năm t;

t = Năm trong vòng đời dự án (0, 1, 2, ... , n);

n = Số năm hoạt động của dự án (thời gian hợp đồng dự án);

re = Tỷ suất chiết khấu kinh tế của dự án. Giá trị re được xác định theo quy định của từng ngành. Trường hợp chưa được quy định cụ thể thì đơn vị lập ĐXDA có thể tham khảo giá trị re=10% hoặc đề xuất giá trị tính toán khác nhưng cần có thuyết minh về lý do lựa chọn giá trị đó.

3. Kết luận sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

Trên cơ sở phân tích các nhóm yếu tố theo hướng dẫn tại Mục V.1 Phụ lục này và kết quả tính toán tỷ suất lợi ích và chi phí về kinh tế (BCR), ĐXDA nêu kết luận sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.

Trường hợp không đủ Điều kiện xác định nhóm (i) theo hướng dẫn tại Mục V.1 Phụ lục này để tính toán tỷ suất lợi ích và chi phí về kinh tế, ĐXDA nêu kết luận sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án trên cơ sở các nhóm yếu tố còn lại.

VI. Phân tích tài chính dự án

1. Các thông số đầu vào sử dụng trong mô hình tài chính

- Tổng chi phí trong suốt vòng đời dự án: Tổng chi phí trong suốt vòng đời dự án gồm tổng mức đầu tư và chi phí khai thác, vận hành trong suốt vòng đời dự án. Trong đó, tổng mức đầu tư được xác định theo pháp luật về xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc theo pháp luật chuyên ngành đối với dự án không có cấu phần xây dựng.

- Tổng doanh thu: Xác định tổng doanh thu của dự án (doanh thu ở mức căn bản, doanh thu ở mức tối đa và doanh thu ở mức tối thiu) và doanh thu qua từng năm trên cơ sở các nội dung về dự báo nhu cầu đã được phân tích chi Tiết tại Mục IV Phụ lục này; giá, phí hàng hóa, dịch vụ và các Khoản thu khác của dự án; dự kiến lộ trình tăng giá, phí.

- Các thông số đầu vào khác: lãi vay, thời gian vay; tỷ lệ lạm phát; tỷ giá; tỷ lệ khấu hao và các thông số khác.

2. Các chỉ tiêu tài chính xem xét tính khả thi của dự án

Căn cứ các thông số đầu vào nêu trên, phương án tài chính của dự án cn được tính toán, phân tích dựa trên các chỉ tiêu chính sau đây:

a) Giá trị hiện tại thuần tài chính (NPV - Net Present Value)

Giá trị hiện tại thuần tài chính là giá trị hiện tại của dòng tiền thu được sau khi trừ đi các Khoản chi phí trong suốt vòng đời dự án. Đ đảm bảo dự án đạt hiệu quả tài chính, NPV phải dương (>0) và được tính theo công thức sau:

NPV =

Trong đó:

CFt = Giá trị dòng tiền thuần (cash flow) của dự án tại năm thứ t;

t = Năm trong vòng đời dự án (0, 1, 2, ... , n);

n = Số năm hoạt động của dự án (thời gian hợp đồng d án);

r = Tỷ suất chiết khấu (theo hướng dẫn của Bộ Tài chính).

b) Tỷ suất nội hoàn tài chính (IRR - Internal Rate of Return)

Tỷ suất nội hoàn tài chính là tỷ suất chiết khấu (r) tại Điều kiện biên NPV=0 và được tính toán thông qua việc giải phương trình sau đây:

NPV = = 0

Trong đó: CFt, t, n có ý nghĩa tương tự như trong công thức tính NPV nêu trên.

Đ đánh giá dự án khả thi về mặt tài chính, IRR của dự án sau khi tính toán cần được so sánh với các giá trị: (i) chi phí vốn bình quân gia quyền của dự án (WACC - Weighted Average Cost of Capital); (ii) tỷ lệ lạm phát; (iii) lãi suất tiền gửi ngân hàng; (iv) IRR của các dự án có tính chất tương tự, trong cùng lĩnh vực. Dự án có tính khả thi về tài chính khi IRR lớn hơn các giá trị (i), (ii), (iii) và phù hợp với giá trị (iv).

3. Kết luận sơ bộ về tính khả thi tài chính của dự án

Trên cơ sở các phân tích tại Mục 1 và Mục 2 nêu trên, ĐXDA nêu kết luận sơ bộ về tính khả thi tài chính của dự án, đồng thời trình bày phương án tài chính sơ bộ bao gồm các nội dung:

- Tổng vốn đầu tư;

- Cơ cấu nguồn vốn và phương án huy động vốn giả định;

- Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có);

- Yêu cầu về giá, phí hàng hóa, dịch vụ;

- Các chỉ tiêu tài chính (NPV, IRR).

VII. Loại hợp đồng dự án

Trên cơ sở các thuyết minh về dự báo nhu cầu, phương án tài chính, xác định cụ thể loại hợp đồng phù hợp với dự án.

Loại hợp đồng được lựa chọn cần nêu rõ việc phân chia vai trò, trách nhiệm liên quan đến thực hiện dự án giữa cơ quan nhà nước có thm quyền và nhà đầu tư trong suốt vòng đời dự án, bao gồm: trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đơn vị quản lý dự án; trách nhiệm của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và trách nhiệm của các tổ chức khác có liên quan (bên cho vay, đơn vị cung ứng đầu vào, đơn vị bao tiêu sản phẩm, nhà thầu...).

VIII. Phân tích rủi ro trong quá trình thực hiện dự án

ĐXDA cần thuyết minh sơ bộ một số rủi ro chính có thể phát sinh trong suốt vòng đời dự án, bao gồm: rủi ro về chính trị và pháp lý, rủi ro về quyền sử dụng đất, rủi ro về môi trường, rủi ro về kỹ thuật, công nghệ được lựa chọn, rủi ro về thiết kế và xây dựng, rủi ro về tài chính, rủi ro về nhu cầu của thị trường, rủi ro vận hành...

Phân tích cơ chế phân chia, quản lý rủi ro và trách nhiệm của các bên trong việc quản lý rủi ro, xác định một số biện pháp giảm thiu các rủi ro.

IX. Các hỗ trợ của Nhà nước

1. Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có)

Trường hợp dự án cần sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP , căn cứ kết quả phân tích kinh tế - xã hội; phân tích tài chính của dự án và loại hợp đồng dự án được lựa chọn, thuyết minh các nội dung có liên quan bao gồm: giá trị phần vốn; dự kiến nguồn vốn và khả năng cân đối; cách thức, kế hoạch và tiến độ giải ngân cho nhà đầu tư.

Trường hợp dự án áp dụng loại hợp đồng BT, ĐXDA cần thuyết minh sơ bộ giá trị dự án BT, dự kiến quỹ đất được sử dụng để nhà đầu tư thực hiện dự án khác, thời Điểm giao đất, cách thức giao đất, Điều kiện thực hiện dự án khác.

2. Ưu đãi, bảo đảm đầu tư

Đề xuất ưu đãi đầu tư (bao gồm ưu đãi đặc thù của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương), các loại hình bảo lãnh, bảo đảm của Chính phủ và Điều kiện kèm theo cũng như các nghĩa vụ dự phòng cần thiết trong thời gian thực hiện hợp đồng dự án.

X. Kế hoạch thực hiện dự án

Dự kiến thời gian chuẩn bị dự án (bao gồm các giai đoạn chuẩn bị ĐXDA, chuẩn bị báo cáo nghiên cứu khả thi, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư và ký kết hợp đồng dự án); thời gian thực hiện dự án và thời Điểm kết thúc dự án.

XI. Quản lý thực hiện dự án

1. Yêu cầu về phương thức tổ chức quản lý và kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ

ĐXDA thuyết minh sơ bộ phương thức tổ chức quản lý và kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ của dự án, bao gồm: phương thức để cơ quan nhà nước có thẩm quyền phối hợp với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án trong quá trình kinh doanh hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ của dự án; phương thức giám sát để đảm bảo cung cấp sản phẩm, dịch vụ ổn định, liên tục, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng và phương thức quản lý quá trình nhà đầu tư thu phí người sử dụng theo mức phí đã quy định trong hợp đồng dự án (đối với dự án áp dụng hình thức hợp đồng BOT, BTO, BOO, O&M và các loại hợp đồng tương tự khác); phương thức thanh toán cho nhà đầu tư trên cơ sở chất lượng sản phẩm, dịch vụ do nhà đầu tư cung ứng (đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BTL, BLT và các loại hợp đồng tương tự khác).

2. Quản lý thực hiện dự án

ĐXDA cần xác định sơ bộ năng lực và cơ cấu tổ chức quản lý thực hiện dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đối với từng giai đoạn cụ thể thực hiện dự án từ khi chuẩn bị ĐXDA, chuẩn bị báo cáo nghiên cứu khả thi, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng với nhà đầu tư và quản lý hợp đồng.

D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

ĐXDA trình bày các kết luận và kiến nghị cụ thể, đồng thời xác định các nội dung cần được nghiên cứu chi Tiết tại báo cáo nghiên cứu khả thi.

PHỤ LỤC II

HƯỚNG DẪN THẨM ĐỊNH ĐỀ XUẤT DỰ ÁN PPP

Căn cứ tính chất, quy mô, lĩnh vực và nội dung của đề xuất dự án (ĐXDA), báo cáo thẩm định ĐXDA được thực hiện theo các nội dung hướng dẫn dưới đây. Đối với ĐXDA do nhà đầu tư lập, cần xem xét các yếu tố khác mà nhà đầu tư thuyết minh. Đơn vị thẩm định cần đưa ra ý kiến nhận xét cụ thể đối với từng nội dung và đề xuất phương án giải quyết trong trường hợp có nội dung chưa đồng thuận với đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư đề xuất dự án.

A. KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN

Trình bày thông tin khái quát về dự án, bao gồm: tên dự án; cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng với nhà đầu tư; đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư đề xuất dự án; địa Điểm, quy mô, công suất dự án, diện tích sử dụng; đất; yêu cầu về kỹ thuật; tổng vốn đầu tư; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có); loại hợp đồng dự án; phương án tài chính sơ bộ; thời gian hợp đồng dự án; ưu đãi và bảo đảm đầu tư; các nội dung liên quan khác.

B. TỔNG HỢP Ý KIẾN CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN

Đơn vị thẩm định tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này.

C. TỔNG HỢP KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH

I. Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ

Căn cứ quy định về hồ sơ ĐXDA theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư này, đơn vị thẩm định kiểm tra và có ý kiến về tính đầy đủ của hồ sơ.

Trường hợp cần thiết, đơn vị thẩm định yêu cầu đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư đề xuất dự án bổ sung các tài liệu có liên quan. Sau thời hạn bổ sung tài liệu mà đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư không cung cấp đy đủ các tài liệu bắt buộc thì đơn vị thẩm định báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép dừng việc xem xét ĐXDA do không đầy đủ hồ sơ.

II. Thẩm định về nội dung của đề xuất dự án

1. Thm định sự cần thiết đầu tư dự án

Đơn vị thẩm định xem xét sự phù hợp của ĐXDA đối với một số nội dung sau:

- Quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, vùng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tính cấp bách, cần thiết phải sớm đầu tư dự án.

- Lợi thế của việc đầu tư dự án theo hình thức PPP so với các hình thức đầu tư khác.

2. Thẩm định các yếu t cơ bản của dự án

- Mục tiêu của dự án: Xem xét sự phù hợp của các Mục tiêu tổng thể và Mục tiêu cụ thể đối với hiện trạng của ngành, lĩnh vực hoặc địa phương, kh năng giải quyết các vấn đề mà cộng đồng dân cư yêu cầu.

- Quy mô, công suất của dự án: Xem xét tính hợp lý của các căn cứ lựa chọn quy mô, công suất; sự phù hợp của quy mô, công suất với khả năng cung ứng đầu vào và các yếu tố đầu ra của dự án; tính ổn định của dịch vụ mà dự án cung cấp.

- Địa Điểm thực hiện dự án: Xem xét các nội dung liên quan đến đặc Điểm về Điều kiện tự nhiên, hành chính, xã hội, kinh tế, kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, kết quả khảo sát (nếu đã thực hiện) đối với địa Điểm được lựa chọn.

- Phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư: Đánh giá tính phù hợp và khả thi theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Thẩm định hiệu quả dự án

- Đóng góp của dự án cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội: Việc phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội nhằm so sánh lợi ích giữa phương án thực hiện đầu tư dự án với phương án giữ nguyên hiện trạng, không thực hiện đầu tư. Bên cạnh đó, trường hợp lựa chọn giữa nhiều dự án, những dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn sẽ được ưu tiên lựa chọn trên cơ sở kết hp khả năng cân đối nguồn lực đầu tư của Nhà nước. Do vậy, đơn vị thẩm định cần xem xét sự phù hợp và tính chính xác của các yếu tố chi phí, lợi ích về mặt kinh tế - xã hội, tỷ suất lợi ích và chi phí về kinh tế (BCR). Dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội khi BCR phải lớn hơn 1 (>1). Trường hợp ĐXDA không xác định BCR, đơn vị thẩm định xem xét tính hợp lý của các nhóm yếu tố còn lại.

- Tác động của dự án đối với môi trường, xã hội, quốc phòng, an ninh (nếu có): Xem xét sự phù hợp của phần thuyết minh về tác động của dự án đối với các vấn đề môi trường, xã hội, quốc phòng, an ninh và các tác động khác.

4. Thẩm định tính khả thi của dự án

a) Thẩm định tính khả thi về mặt kỹ thuật

- Các yêu cầu về mặt kỹ thuật: Xem xét sự phù hợp của phương án kỹ thuật, công nghệ với quy mô, công suất của dự án, các tiêu chuẩn, định mức và yêu cầu kỹ thuật đầu vào; tính sẵn có và khả năng ng dụng thực tiễn của công nghệ được lựa chọn; tính rõ ràng, đầy đủ của việc xác định các rủi ro kỹ thuật chính, tính hợp lý của phương án giảm thiểu các rủi ro đó.

- Thiết kế sơ bộ (thiết kế cơ sở đối với dự án nhóm C): Tổng hợp ý kiến thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo pháp luật xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với dự án không có cấu phần xây dựng.

b) Thẩm định tính khả thi về mặt tài chính

- Tính khả thi về mặt tài chính của dự án: Xem xét sự phù hợp và tính chính xác của các yếu tố tài chính đầu vào, các chỉ tiêu tài chính và phương án tài chính sơ bộ của dự án. Dự án đạt hiệu quả tài chính khi:

+ NPV phải dương (>0);

+ IRR lớn hơn các giá trị (i) chi phí vốn bình quân gia quyền của dự án; (ii) tỷ lệ lạm phát; (iii) lãi suất tiền gửi ngân hàng và phù hợp với IRR của các dự án có tính chất tương tự, trong cùng lĩnh vực;

- Trường hợp dự án có sử dụng phần vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án: Xem xét sự phù hợp của giá trị phần vốn, khả năng cân đối và bố trí vốn, cách thức, kế hoạch và tiến độ giải ngân cho nhà đầu tư...

- Sự phù hợp của các hình thức ưu đãi, bảo đảm đầu tư.

5. Thẩm định sự phù hợp của loại hợp đồng dự án

Đơn vị thẩm định xem xét đề xuất dự án theo một số nội dung sau:

- Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án và thời gian hợp đồng được lựa chọn.

- Tính hợp lý trong việc phân chia trách nhiệm của các bên trong quá trình triển khai dự án và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro.

6. Kế hoạch triển khai dự án, cơ chế giám sát và quản lý dự án

Đơn vị thẩm định cần xem xét và có ý kiến cụ thể về sự phù hợp của kế hoạch triển khai dự án, cơ chế giám sát và quản lý dự án được trình bày trong ĐXDA.

D. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

I. Nhn xét

Trên cơ sở các phân tích nêu trên, đơn vị thẩm định tổng hợp nhận xét về ĐXDA, đánh giá sự phù hợp của ĐXDA với các Điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.

II. Kiến nghị

- Trường hợp ĐXDA phù hợp với quy định của pháp luật và được đánh giá là khả thi để triển khai đầu tư theo hình thức PPP, đơn vị thẩm định kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt ĐXDA.

- Trường hợp không thống nhất với nội dung của ĐXDA, đơn vị thẩm định báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định theo một trong hai phương án sau:

Phương án 1: Yêu cầu đơn vị chuẩn bị dự án, nhà đầu tư đề xuất dự án Điều chỉnh ĐXDA.

Phương án 2: Không xem xét, phê duyệt ĐXDA.

PHỤ LỤC III

HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN PPP

Báo cáo nghiên cứu khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của dự án PPP nhóm A và B. Phụ lục III hướng dẫn các nội dung được trình bày trong báo cáo nghiên cứu khả thi để Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư dự án theo hình thức PPP và làm cơ sở tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.

Căn cứ tính chất, quy mô, lĩnh vực của dự án, đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi (BCNCKT) theo các nội dung dưới đây.

A. THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN

Đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư tóm tắt và thuyết minh thông tin cơ bản của dự án, bao gồm:

- Tên dự án;

- Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng với nhà đầu tư;

- Đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư được giao lập BCNCKT;

- Địa Điểm, quy mô, công suất dự án, diện tích sử dụng đất;

- Yêu cầu về kỹ thuật;

- Tổng vốn đầu tư;

- Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có);

- Loại hợp đồng dự án;

- Phương án tài chính;

- Thời gian hợp đồng dự án;

- Ưu đãi và bảo đảm đầu tư;

- Các nội dung liên quan khác.

B. CĂN CỨ LẬP BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

Đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư liệt kê các văn bản pháp lý làm căn cứ lập BCNCKT, bao gồm:

- Các Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên quan đến việc triển khai dự án theo hình thức PPP;

- Các Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên quan đến ngành, lĩnh vực đầu tư của dự án;

- Các quyết định phê duyệt quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương liên quan đến dự án;

- Các quyết định, văn bản của cấp có thẩm quyền trong các bước lập, thẩm định, phê duyệt ĐXDA;

- Các văn bản pháp lý khác có liên quan.

C. NỘI DUNG BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

I. S cần thiết đầu tư dự án

1. Bối cảnh chung

- Thuyết minh bối cảnh chung về kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phương trong giai đoạn dự án được triển khai; các Điều kiện, môi trường t nhiên tác động đến dự án; tổng quan về ngành, lĩnh vực mà dự án đề xuất, các ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp của các quy định về pháp luật chuyên ngành đối với dự án.

- Phân tích sự phù hợp của dự án đối với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương và ngành, lĩnh vực.

- Nhận định các lợi ích dự kiến dự án sẽ đóng góp cho quốc gia và địa phương.

2. Hiện trạng khu vực thực hiện dự án

Trường hợp dự án khởi công mới, thuyết minh chi Tiết về hiện trạng, thực trạng của khu vực, địa Điểm sẽ triển khai dự án. Trường hợp dự án cải tạo, sửa chữa, BCNCKT cần thuyết minh bổ sung hiện trạng của công trình cần cải tạo, sửa chữa.

3. Các dự án có liên quan

Nêu thông tin cơ bản về các dự án có liên quan (bao gồm d án hỗ trợ và dự án cạnh tranh) có thể tác động về mặt doanh thu, lợi nhuận, chi phí... đến dự án được đề xuất; thuyết minh tác động tích cực cũng như ảnh hưởng tiêu cực của các dự án đó đối với dự án được đề xuất.

4. Mục tiêu của dự án

Xác định Mục tiêu tổng thể và Mục tiêu cụ thể của dự án, bao gồm:

- Mục tiêu tổng thể: đóng góp của dự án vào việc thực hiện các Mục tiêu chung của quốc gia; những lợi ích dự án đóng góp cho kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương và ngành, lĩnh vực.

- Mục tiêu cụ thể: những vấn đề, thực trạng được giải quyết; số lượng đối tượng hưởng lợi từ dự án; quy mô, công suất dự án cần đạt được để đáp ứng nhu cầu sử dụng.

5. Li thế của việc đầu tư theo hình thức PPP

Phân tích chi Tiết lợi thế đối với dự án khi đầu tư theo hình thức PPP so với hình thức đầu tư khác trên cơ sở các nội dung: khả năng thu hút nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của khu vực tư nhân; kết quả khảo sát thực tiễn về khả năng triển khai dự án của khu vực tư nhân; phương án phân chia rủi ro giữa các bên có liên quan và các nội dung liên quan khác.

II. Thuyết minh về kỹ thuật của dự án

1. Quy mô, công suất của dự án

Phân tích nhu cầu sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, dịch vụ công trên cơ sở quy hoạch, dữ liệu khảo sát thực tiễn, hoặc các số liệu dự báo; thuyết minh quy mô, công suất của dự án; trường hợp cần phân kỳ đầu tư, nêu rõ quy mô, công suất của từng thời kỳ cho phù hợp với dự báo về tăng trưởng nhu cầu.

2. Địa Điểm thực hiện dự án

Mô tả địa Điểm, khu đất thực hiện dự án trên cơ sở các nội dung sau: phạm vi, diện tích đất sử dụng, hiện trạng khu đất được sử dụng, hành lang bảo vệ (nếu có), diện tích xây dựng công trình, lợi thế của địa Điểm đối với dự án1. Trường hợp xung quanh hoặc trong địa phận thực hiện dự án có các dự án hoặc công trình khác đang hoặc sắp triển khai, phân tích mức độ ảnh hưởng của các dự án đó đối với dự án đang được đề xuất.

3. Phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư

Trường hợp hiện trạng khu đất chưa được giải phóng, thuyết minh phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư đối với dự án đang được đề xuất và dự án khác (trường hợp áp dụng loại hợp đồng BT) theo quy định hiện hành.

4. Yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp

- Xác định các phương án kỹ thuật, công nghệ trên cơ sở quy mô, công suất của dự án; tiêu chuẩn, định mức của ngành; tính sẵn có và khả năng ứng dụng thực tiễn của công nghệ; rủi ro về kỹ thuật, công nghệ (nếu có); yêu cầu đầu vào và đầu ra của dự án.

- Nêu cụ thể các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình dự án, sn phẩm hoặc dịch vụ cung cấp thông qua chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án về mặt kỹ thuật.

- Mô tả về phương án kỹ thuật, công nghệ được BCNCKT lựa chọn. Đây là cơ sở để tính toán tổng vốn đầu tư của dự án. BCNCKT cần nêu rõ việc nhà đầu tư có thể đề xuất phương án kỹ thuật, công nghệ khác đáp ứng chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án về mặt kỹ thuật và mang lại hiệu qu cao hơn cho dự án.

5. Thiết kế cơ sở

Đối với dự án có cấu phần xây dựng, nội dung thiết kế cơ sở trong BCNCKT được lập theo quy định của pháp luật xây dựng.

Đối với dự án không có cấu phần xây dựng, nội dung thiết kế cơ sở trong BCNCKT được lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

6. Tổng vốn đầu tư của dự án

Trên cơ sở các thuyết minh về kỹ thuật được lựa chọn, BCNCKT xác định tổng vốn đầu tư của dự án gồm tổng mức đầu tư và vốn lưu động ban đầu đ khai thác, vận hành dự án. Trong đó, tổng mức đầu tư được xác định theo pháp luật về xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc xác định theo pháp luật chuyên ngành đối với dự án không có cấu phần xây dựng. Vốn lưu động ban đầu để khai thác, vận hành dự án bằng tổng chi phí cố định và chi phí biến đi trong quá trình vận hành và bảo dưỡng ban đầu theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.

III. Tác động về môi trường, xã hội và quốc phòng, an ninh

1. Tác động về môi trường của dự án

Lập hồ sơ đánh giá tác động môi trường theo pháp luật về môi trường. Trường hợp dự án sử dụng tài nguyên thiên nhiên làm yếu tố đầu vào chính (thuộc các lĩnh vực như năng lượng, điện, nước...), phân tích chi Tiết về tác động của dự án đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên và biện pháp giảm thiu tác động tiêu cực.

2. Tác động về xã hội của dự án

Thuyết minh yếu tố tác động đến xã hội trong quá trình thực hiện dự án như hỗ trợ tái định cư, bình đng giới, lao động, tạo việc làm... và các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực.

3. Tác động về quốc phòng, an ninh (nếu có)

Trường hợp dự án có tác động về quốc phòng, an ninh, phân tích chi Tiết nội dung này và đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực.

IV. Dự báo nhu cầu

Để có cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và xác định phương án tài chính của dự án, BCNCKT phân tích nhu cầu sử dụng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp; dự báo tốc độ tăng trưởng nhu cầu trong tương lai, cụ thể:

- Phân tích nhu cầu hiện tại: căn cứ hiện trạng dự án, quy mô, công suất dự án, xác định số lượng đối tượng hưởng lợi từ dự án.

- Dự báo nhu cầu tương lai: xây dựng các kịch bản về nhu cầu (tối đa, trung bình, tối thiểu) trong suốt vòng đời dự án.

V. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

1. Xác định các yếu tố chi phí và lợi ích về mặt kinh tế - xã hội

Xác định chi Tiết các yếu tố chi phí và lợi ích về mặt kinh tế - xã hội của dự án theo các nhóm yếu tố dưới đây:

(i) Nhóm yếu tố có thể định lượng và quy đổi được thành tiền (được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án theo hướng dẫn lại Mục V.2 Phụ lục này).

(ii) Nhóm yếu tố có thể định lượng nhưng không quy đổi được thành tiền.

(iii) Nhóm yếu tố chỉ có thể định tính.

2. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

a) Giá trị hiện tại ròng kinh tế (ENPV - Economic Net Present Value)

ENPV là hiệu số giữa tổng lợi ích mang lại trừ đi tổng chi phí bỏ ra trong thời gian tính toán kinh tế, được quy đổi về hiện tại. Để đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội, ENPV phải dương (>0) và được tính theo công thức sau:

ENPV = B – C =

Trong đó:

Bt = Lợi ích năm t;

Ct = Chi phí năm t;

t = Năm trong vòng đời dự án (0, 1, 2, ... , n);

n = Số năm hoạt động của dự án (thời gian hợp đồng dự án);

re = Tỷ suất chiết khấu kinh tế của dự án. Giá trị re được xác định theo quy định của từng ngành. Trường hợp chưa được quy định cụ thể thì đơn vị lập BCNCKT có thể tham khảo giá trị re =10% hoặc đề xuất giá trị tính toán khác nhưng cần có thuyết minh về lý do lựa chọn giá trị đó.

b) Tỷ suất lợi ích và chi phí về kinh tế (BCR - Benefit Cost Ratio)

BCR là tỷ số giữa tng lợi ích mà việc đầu tư mang lại trên tổng chi phí bỏ ra trong quá trình đầu tư và khai thác đã được quy về giá trị hiện tại. Đ đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội, BCR phải lớn hơn 1 (>1) và được tính theo công thức sau:

BCR = =

Trong đó: Bt, Ct, t, n, re có ý nghĩa tương tự như trong công thức tính ENPV nêu trên.

c) Tỷ suất nội hoàn kinh tế (EIRR - Ecomomic Internal Rate of Return)

Tỷ suất nội hoàn kinh tế là tỷ suất chiết khấu kinh tế tối đa để dự án thu hồi nguồn vốn đầu tư và chi phí vận hành, đạt được sự hòa vốn. EIRR bng giá trị tỷ suất chiết khấu (re) trong trường hợp ENPV = 0 và được xác định thông qua việc giải phương trình sau:

ENPV = = 0

Trong đó: Bt, Ct, t, n có ý nghĩa tương tự như trong công thức tính ENPV nêu trên.

Để đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội, EIRR phải lớn hơn tỷ suất chiết khấu xã hội (SDR - Social Discount Rate): EIRR > SDR. Giá trị SDR được xác định theo quy định của từng ngành. Trường hợp chưa được quy định cụ thể thì đơn vị lập BCNCKT có thể tham khảo giá trị SDR=10% hoặc đề xuất giá trị tính toán khác nhưng cần có thuyết minh về lý do lựa chọn giá trị đó.

3. Kết luận về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

Trên cơ sở phân tích các nhóm yếu tố theo hướng dẫn tại Mục V.1 Phụ lục này và kết quả tính toán các chỉ tiêu phân tích kinh tế - xã hội theo hướng dẫn tại Mục V.2, BCNCKT nêu kết luận về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.

VI. Phân tích tài chính dự án

1. Các thông số đầu vào sử dụng trong mô hình tài chính

- Tổng chi phí trong suốt vòng đời dự án: Tổng chi phí trong suốt vòng đời dự án gồm tổng mức đầu tư và chi phí khai thác, vận hành trong suốt vòng đời dự án. Trong đó, tổng mức đầu tư được xác định theo pháp luật về xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc theo pháp luật chuyên ngành đối với dự án không có cấu phần xây dựng; chi phí khai thác, vận hành trong suốt vòng đời dự án bằng các chi phí liên quan đến vận hành và bảo dưỡng công trình dự án; các chi phí nhân lực để vận hành và bảo dưỡng công trình dự án; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn giám sát, dự phòng...

- Tng doanh thu: Xác định tổng doanh thu của dự án (doanh thu ở mức căn bản, doanh thu ở mức tối đa và doanh thu ở mức tối thiểu) và doanh thu qua từng năm trên cơ sở các nội dung về dự báo nhu cầu (đã được phân tích chi Tiết tại Mục IV); giá, phí hàng hóa, dịch vụ và các Khoản thu khác của dự án (xem xét cơ sở pháp lý để xác định giá, phí; dự kiến lộ trình tăng giá, phí).

- Các thông số đầu vào khác: lãi vay, thời gian vay; tỷ lệ lạm phát; tỷ giá; tỷ lệ khấu hao và các thông số khác.

2. Các chỉ tiêu tài chính để xem xét tính khả thi của dự án

Dựa trên các thông số đầu vào nêu trên, phương án tài chính của dự án cần được tính toán, phân tích dựa trên các chỉ tiêu chính sau đây:

a) Giá trị hiện tại thuần tài chính (NPV - Net Present Value)

Giá trị hiện tại thuần là giá trị hiện tại của dòng tiền thu được sau khi trừ đi các Khoản chi phí trong suốt vòng đời dự án. Đ đảm bảo dự án đạt hiệu quả tài chính, NPV phải dương (>0) và được tính theo công thức sau:

NPV =

Trong đó:

CFt = Giá trị dòng tiền thuần (cash flow) của dự án tại năm thứ t;

t = Năm trong vòng đời dự án (0, 1, 2, ... , n);

n = Số năm hoạt động của dự án (thời gian hợp đồng dự án);

r = Tỷ suất chiết khấu (được xác định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính).

b) Tỷ suất nội hoàn tài chính (IRR - Internal Rate of Return)

Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận của dự án, không bao gồm cơ cấu huy động vốn. IRR là tỷ suất chiết khấu (r) tại Điều kiện biên NPV=0 và được tính toán thông qua việc giải phương trình sau đây:

NPV = = 0

Trong đó: CFt, t, n có ý nghĩa tương tự như trong công thức tính NPV nêu trên.

Để đánh giá dự án khả thi về mặt tài chính, IRR của dự án sau khi tính toán cần được so sánh với các giá trị: (i) chi phí sử dụng vốn của dự án (WACC - Weighted Average Cost of Capital); (ii) tỷ lệ lạm phát; (iii) lãi suất tiền gửi ngân hàng; (iv) IRR của các dự án có tính chất tương tự, trong cùng lĩnh vực; (v) IRR kỳ vọng tối thiểu của các nhà đầu tư tiềm năng đối với dự án - thông qua hoạt động khảo sát thị trường (market test) trong quá trình nghiên cứu, chuẩn bị dự án. Dự án có tính khả thi về tài chính khi IRR lớn hơn các giá trị (i), (ii), (iii) và phù hợp với các giá trị (iv), (v).

Ngoài các chỉ tiêu NPV và IRR, để các bên có liên quan (nhà đầu tư, bên cho vay) đánh giá tổng thể tính khả thi về tài chính của dự án, BCNCKT có th phân tích thêm các chỉ tiêu: Thời gian hoàn vốn (PP - Payback Period); Tỷ suất hoàn vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư (ROE - Return on Equity); Tỷ suất khả năng trả nợ (DSCR - Debt Service Coverage Ratio).

3. Kết quả phương án tài chính dự án

Trên cơ sở các phân tích tại Mục 1 và Mục 2 nêu trên, BCNCKT nêu kết luận về tính khả thi tài chính của dự án, đồng thời trình bày phương án tài chính bao gồm các nội dung:

- Tổng vốn đầu tư;

- Cơ cấu nguồn vốn và phương án huy động vốn giả định;

- Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có);

- Yêu cầu về giá, phí hàng hóa, dịch vụ;

- Các chỉ tiêu tài chính (NPV, IRR, ROE, PP, DSCR).

VII. Loại hợp đồng dự án

1. Căn cứ lựa chọn loại hợp đồng cho dự án

Trên cơ sở các thuyết minh về dự báo nhu cầu, phương án tài chính, BCNCKT xác định dự án thuộc mô hình đầu tư có hoạt động kinh doanh, thu phí từ người sử dụng hoặc thanh toán cho nhà đầu tư trên cơ sở chất lượng dịch vụ cung cấp, đồng thời phân tích tính phù hợp của loại hợp đồng đối với các Điều kiện dự án.

2. Trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng dự án

Thuyết minh chi Tiết việc phân chia vai trò, trách nhiệm liên quan đến thực hiện dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư trong suốt vòng đời dự án, bao gồm: trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trách nhiệm của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và trách nhiệm của các tổ chức khác có liên quan (bên cho vay, đơn vị cung ứng đầu vào, đơn vị bao tiêu sản phẩm, nhà thầu...).

VIII. Phân tích rủi ro trong quá trình thực hiện dự án

1. Phân tích các rủi ro chính của dự án

Mô tả và đánh giá các rủi ro chính trong suốt vòng đời dự án như: Rủi ro về chính trị và pháp lý, rủi ro về tình hình kinh tế vĩ mô, rủi ro xã hội, rủi ro về quyền sử dụng đất, rủi ro về môi trường, rủi ro về nhu cầu của thị trường, rủi ro về thiết kế - xây dựng - sản xuất, rủi ro về chi phí sản xuất và hoàn thiện công trình, rủi ro về tài chính, rủi ro vận hành, rủi ro về kết thúc hợp đồng. Phân tích xác suất xảy ra và mức độ ảnh hưởng của các rủi ro đối với dự án.

2. Trách nhiệm của các bên trong quản lý rủi ro

Xác định rủi ro và trách nhiệm của đối tác tư nhân (nhà đầu tư, bên cho vay, doanh nghiệp dự án...) và cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện dự án. Kiến nghị cụ thể cơ chế chia sẻ rủi ro giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đối tác tư nhân.

3. Cơ chế quản lý rủi ro

Thuyết minh các biện pháp giảm thiểu rủi ro có thể thực hiện.

IX. Các hỗ tr của Nhà nước

1. Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có)

Căn cứ kết quả phân tích tài chính, loại hợp đồng được lựa chọn và kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn đối với dự án đã được phê duyệt, BCNCKT cần thuyết minh chi Tiết các nội dung giá trị phần vốn; khả năng cân đối và bố trí vốn; cách thức, kế hoạch và tiến độ giải ngân cho nhà đầu tư và các nội dung khác (nếu có). Riêng đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BT, BCNCKT cần thuyết minh giá trị dự án BT, dự kiến quỹ đất được sử dụng để nhà đầu tư thực hiện dự án khác, thời Điểm giao đất, cách thức giao đất và Điều kiện thực hiện dự án khác.

2. Ưu đãi, bảo đảm đầu tư

BCNCKT cần thuyết minh chi Tiết về các đề xuất ưu đãi đầu tư (bao gồm ưu đãi đặc thù của ngành, lĩnh vực hoặc của địa phương), các loại hình bảo lãnh, bảo đảm của Chính phủ và Điều kiện kèm theo, các nghĩa vụ dự phòng cần thiết trong thời gian thực hiện hợp đồng dự án.

X. Kế hoạch thực hiện dự án

1. Chuẩn bị dự án

Xác định thời gian tổng thể để chuẩn bị dự án, bao gồm:

- Giai đoạn lập, thẩm định và phê duyệt ĐXDA (đã hoàn thành).

- Giai đoạn lập, thẩm định và phê duyệt BCNCKT;

- Giai đoạn đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư (sơ tuyển, đấu thầu, đàm phán và ký kết hợp đồng dự án; đóng tài chính của dự án và hợp đồng dự án bắt đầu có hiệu lực).

2. Thực hiện dự án

Xác định thời gian thực hiện hợp đồng dự án (bao gồm thời Điểm kết thúc hợp đồng dự án). Trường hợp dự án có cấu phần xây dựng, xác định cụ thể thời gian xây dựng công trình, thời gian vận hành và chuyn giao công trình.

Trường hợp dự án phải phân kỳ để giảm sự phức tạp của việc đầu tư hoặc tăng tính khả thi về tài chính và sự hấp dẫn của dự án, BCNCKT cần phân tích nguyên nhân, dự kiến kế hoạch phân kỳ và trình bày các phương pháp thực hiện.

XI. Giám sát đánh giá và quản lý thực hiện dự án

1. Giám sát đánh giá dự án

Xác định các chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án làm cơ sở xây dựng hợp đồng dự án và giám sát chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án cung cấp.

2. Yêu cầu về phương thức tổ chức quản lý và kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ

Thuyết minh chi Tiết phương thức tổ chức quản lý và kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ của dự án, bao gồm các nội dung như sau: phương thức để cơ quan nhà nước có thẩm quyền phối hợp với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án trong quá trình kinh doanh hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ của dự án; phương thức giám sát để đảm bảo cung cấp sản phẩm, dịch vụ ổn định, liên tục, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng và phương thức quản lý quá trình nhà đầu tư thu phí người sử dụng theo mức phí đã quy định trong hợp đồng dự án (đối với dự án áp dụng hình thức hợp đồng BOT, BTO, BOO, O&M và các loại hợp đồng tương tự khác); phương thức thanh toán cho nhà đầu tư trên cơ sở chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhà đầu tư cung ứng (đối với dự án áp dụng hình thức hợp đồng BTL, BLT, O&M và các loại hợp đồng tương tự khác).

3. Quản lý thực hiện dự án

BCNCKT cần xác định năng lực và cơ cấu tổ chức quản lý thực hiện dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đơn vị quản lý dự án, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đối với từng giai đoạn cụ thể.

D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Tóm tắt các nội dung kết luận chính của BCNCKT đã được phân tích ở các phần trên, đồng thời đưa ra các kiến nghị đối với cơ quan cấp trên (nếu có).

PHỤ LỤC IV

HƯỚNG DẪN THẨM ĐỊNH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN PPP

Căn cứ tính chất, quy mô, lĩnh vực và nội dung của báo cáo nghiên cứu khả thi (BCNCKT), báo cáo thẩm định BCNCKT được thực hiện theo các nội dung hướng dẫn dưới đây. Đối với BCNCKT do nhà đầu tư lập, cần xem xét các yếu tố khác mà nhà đầu tư thuyết minh. Đơn vị thẩm định cần đưa ra ý kiến nhận xét cụ thể đối với từng nội dung thẩm định và đề xuất phương án giải quyết trường hợp có nội dung chưa đồng thuận với đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư lập BCNCKT.

A. KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN

Trình bày thông tin khái quát về tên dự án; cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư được giao lập BCNCKT; địa Điểm, quy mô, công suất dự án, diện tích sử dụng đất; yêu cầu về kỹ thuật; tổng vốn đầu tư; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có); loại hợp đồng dự án; phương án tài chính; thời gian hợp đồng dự án; ưu đãi và bảo đảm đầu tư; các nội dung liên quan khác.

B. TỔNG HỢP Ý KIẾN CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN

Đơn vị thẩm định tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư này.

C. TỔNG HỢP KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH

I. Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ

Căn cứ quy định về hồ sơ trình duyệt BCNCKT theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP, đơn vị thẩm định kiểm tra và có ý kiến về tính đầy đủ của hồ sơ.

Trường hợp cần thiết, đơn vị thẩm định yêu cầu đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư được giao lập BCNCKT bổ sung các tài liệu có liên quan. Sau thời hạn bổ sung tài liệu mà đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư không cung cấp đầy đủ các tài liệu bắt buộc thì đơn vị thẩm định báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép dừng xem xét BCNCKT do không đầy đủ hồ sơ.

II. Thẩm định về nội dung của BCNCKT

Đơn vị thẩm định lập báo cáo thẩm định theo các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 15/2015/NĐ-CPĐiều 58 của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 (trường hợp dự án có cấu phần xây dựng), gồm các nội dung cơ bản sau:

1. Thẩm định sự cần thiết đầu tư dự án

Đơn vị thẩm định xem xét sự phù hợp của BCNCKT đối với một số nội dung sau:

- Bối cảnh chung về kinh tế - xã hội, Điều kiện tự nhiên của quốc gia, địa phương hoặc ngành, lĩnh vực.

- Quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, vùng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tính cấp bách, cần thiết phải sớm đầu tư dự án.

- Mức độ ảnh hưởng của các dự án có liên quan.

- Lợi thế của việc đầu tư dự án theo hình thức PPP so với các hình thức đầu tư khác.

2. Thẩm định các yếu tố cơ bản của dự án

- Mục tiêu của dự án: Xem xét sự phù hợp của các Mục tiêu tổng thể và Mục tiêu cụ thể đối với hiện trạng của ngành, lĩnh vực hoặc địa phương, khả năng giải quyết các vấn đề mà cộng đồng dân cư yêu cầu.

- Quy mô, công suất của dự án: Xem xét tính hợp lý của căn cứ lựa chọn quy mô, công suất; sự phù hợp của quy mô, công suất với kh năng cung ứng đầu vào và các yếu tố đầu ra của dự án; tính ổn định của dịch vụ mà dự án cung cấp.

- Địa Điểm thực hiện dự án: Xem xét các nội dung liên quan đến đặc Điểm về Điều kiện tự nhiên, hành chính, xã hội, kinh tế, kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, kết quả khảo sát (nếu đã thực hiện) đối với địa Điểm được lựa chọn.

- Phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư: Đánh giá tính phù hợp và khả thi theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Các yếu tố đầu vào cung ứng cho dự án: Xem xét sự phù hợp của khả năng cung ứng của các yếu tố đầu vào đối với quy mô, công suất của từng thời kỳ đảm bảo phù hợp với dự báo về tăng trưởng nhu cầu.

- Các yếu tố đầu ra của dự án: Xem xét sự phù hợp của các yếu tố đầu ra với quy mô, công suất, nhu cầu sử dụng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp; xem xét tính phù hợp của các chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án được trình bày trong BCNCKT.

3. Thẩm định hiệu quả dự án

- Đóng góp của dự án cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội: Việc phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội nhm so sánh lợi ích giữa phương án thực hiện đầu tư dự án với phương án giữ nguyên hiện trạng, không thực hiện đầu tư. Bên cạnh đó, trường hợp lựa chọn giữa nhiều dự án, những dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn sẽ được ưu tiên lựa chọn trên cơ sở kết hợp khả năng cân đối nguồn lực đầu tư của Nhà nước. Do vậy, đơn vị thẩm định cần xem xét sự phù hợp và tính chính xác của các nhóm yếu tố chi phí, lợi ích về mặt kinh tế - xã hội và các chỉ tiêu kinh tế (Giá trị hiện tại ròng kinh tế - ENPV; Tỷ suất lợi ích và chi phí về kinh tế - BCR; Tỷ suất nội hoàn kinh tế - EIRR). Dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội khi các chỉ tiêu kinh tế nêu trên đáp ứng yêu cầu sau: ENPV phải dương (>0); BCR phải lớn hơn 1 (>1); EIRR phải lớn hơn tỷ suất chiết khấu xã hội (SDR).

- Tác động của dự án đối với môi trường: Hồ sơ đánh giá tác động môi trường của dự án phải được lập và phê duyệt phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật về môi trường. Đơn vị thẩm định tổng hợp ý kiến thẩm định của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật về môi trường đối với hồ sơ nêu trên.

- Tác động của dự án đối với xã hội: Xem xét sự phù hợp của các tác động được thuyết minh trong BCNCKT đối với các nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội, cộng đồng địa phương, những nhóm đối tượng thiệt thòi không có khả năng chi trả giá hoặc phí đối với sản phẩm, dịch vụ của dự án như phụ nữ, người nghèo, người tàn tật...

- Tác động của dự án đối với quốc phòng, an ninh (nếu có): Trường hợp dự án có liên quan đến các vấn đề quốc phòng, an ninh, xem xét sự phù hợp của các tác động và biện pháp giảm thiểu được trình bày trong BCNCKT.

4. Thẩm định tính khả thi của dự án

a) Thẩm định tính khả thi về mặt kỹ thuật

- Các yêu cầu về mặt kỹ thuật: Xem xét sự phù hợp của phương án kỹ thuật, công nghệ với quy mô, công suất của dự án, các tiêu chuẩn, định mức và yêu cầu kỹ thuật đầu vào; tính sẵn có và khả năng ứng dụng thực tiễn của công nghệ được lựa chọn; tính rõ ràng, đầy đủ của việc xác định các rủi ro kỹ thuật chính, tính hợp lý của phương án giảm thiểu các rủi ro đó; tính thực tiễn của các chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dự án về mặt kỹ thuật.

- Thiết kế cơ sở: Tổng hợp ý kiến thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo pháp luật xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng hoặc cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với dự án không có cấu phần xây dựng.

b) Thm định tính khả thi về mặt tài chính

- Tính khả thi về mặt tài chính của dự án: Xem xét sự phù hợp và tính chính xác của các yếu tố tài chính đầu vào, các ch tiêu tài chính (Giá trị hiện tại thuần tài chính - NPV; Tỷ suất nội hoàn tài chính - IRR) và phương án tài chính sơ bộ của dự án. Dự án đạt hiệu quả tài chính khi:

+ NPV phải dương (>0);

+ IRR lớn hơn các giá trị (i) chi phí vốn bình quân gia quyền của dự án; (ii) tỷ lệ lạm phát; (iii) lãi suất tiền gửi ngân hàng và phù hợp với các giá trị; (iv) IRR của các dự án có tính chất tương tự, trong cùng lĩnh vực; (v) IRR kỳ vọng tối thiu của các nhà đầu tư tiềm năng đối với dự án.

- Xem xét bổ sung trường hợp BCNCKT thuyết minh các chỉ tiêu tài chính sau: Thời gian hoàn vốn - PP; Tỷ suất hoàn vốn chủ s hữu của nhà đầu tư - ROE; Tỷ suất khả năng trả nợ - DSCR.

- Trường hợp dự án có sử dụng phần vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án: Xem xét sự phù hợp của giá trị phần vốn, số vn được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, cách thức, kế hoạch và tiến độ giải ngân cho nhà đầu tư...

- Sự phù hợp của các hình thức ưu đãi, bảo đảm đầu tư.

5. Thẩm định về sự phù hợp của loại hợp đồng dự án

Đơn vị thẩm định xem xét đề xuất dự án theo một số nội dung sau:

- Sự phù hợp của loại hợp đồng dự án và thời gian hợp đồng được lựa chọn.

- Tính hợp lý trong việc phân chia trách nhiệm của các bên trong quá trình triển khai dự án.

- Các rủi ro chính của dự án được xác định đầy đ và phù hợp trong các kịch bản tài chính;

- Khả năng xảy ra các rủi ro và mức độ ảnh hưởng đối với dự án được xác định cụ thể và phù hợp;

- Các biện pháp giảm thiểu rủi ro được xác định phù hợp.

6. Kế hoạch triển khai dự án, cơ chế giám sát và quản lý dự án

Đơn vị thẩm định cần xem xét và có ý kiến cụ thể về sự phù hợp của kế hoạch triển khai dự án, cơ chế giám sát và quản lý dự án được trình bày trong BCNCKT.

D. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

I. Nhn xét

Trên cơ sở các phân tích nêu trên, đơn vị thẩm định tổng hợp nhận xét về BCNCKT.

II. Kiến nghị

- Trường hợp BCNCKT phù hợp với quy định của pháp luật và được đánh giá là khả thi để triển khai đầu tư theo hình thức PPP, đơn vị thẩm định kiến nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt BCNCKT.

- Trường hợp không thống nhất với nội dung của BCNCKT, đơn vị thẩm định báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định theo một trong hai phương án sau:

Phương án 1: Yêu cầu đơn vị chuẩn bị dự án, nhà đầu tư lập BCNCKT Điều chỉnh BCNCKT.

Phương án 2: Không xem xét, phê duyệt BCNCKT.



1 Trường hợp cần thiết, đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư có thể tổ chức khảo sát địa điểm thực hiện dự án và nêu chi tiết kết quả khảo sát tại mục này.

MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT
--------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
-----------------------

No.: 02/2016/TT-BKHDT

Hanoi, March 01, 2016

 

CIRCULAR

GUIDANCE ON PREMILINARY PROJECT SELECTION, ESTABLISHMENT, APPRAISAL AND APPROVAL FOR PROJECT PROPOSAL, AND FEASIBILITY STUDY REPORT ON INVESTMENT PROJECT UNDER FORM OF PUBLIC-PRIVATE PARTNERSHIP

Pursuant to the Law on Public Investment dated June 18, 2014;

Pursuant to the Law on investment No. 67/2014/QH13 dated November 26, 2014;

Pursuant to the Law on Bidding No. 43/2013/QH13 dated November 26, 2013;

Pursuant to the Law on Construction No. 50/2014/QH13 dated June 18, 2014;

Pursuant to the Government’s Decree No. 15/2015/ND-CP dated February 14, 2015 on investment in the form of public-private partnership;

Pursuant to the Government’s Decree No. 116/2008/ND-CP dated November 14, 2008 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of Ministry of Planning and Investment;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope and regulated entities

1. This Circular provides guidance on preliminary project selection; establishment, appraisal and approval for project proposal; establishment, appraisal and approval for feasibility study report on investment project under form of public-private partnership as regulated in Article 1 of the Government’s Decree No. 15/2015/ND-CP dated February 14, 2015 on investment in the form of public-private partnership.

2. This Circular applies to agencies, organizations and individuals involved in the preliminary project selection, establishment, appraisal and approval for project proposal, and feasibility study report on investment project under form of public-private partnership.

Article 2. Interpretation of terms

1. In this Circular, these terms shall be construed as follows:
PPP project refers to the investment project in the form of public-private partnership.

2. Project preparation unit is assigned by the Ministry, Ministerial-level agencies or provincial people’s committees to establish project proposal and feasibility study report and execute other relevant duties.

3. Central unit organizing the appraisal on project proposals and feasibility study report (hereinafter referred to as the appraisal unit) refers to the unit that has been established or assigned as the central PPP operation management unit as regulated in Clause 2 Article 7 of the Decree No.15/2015/ND-CP.

4. Project proposal is a report prepared as regulated in Clause 11 Article 3 of the Decree No.15/2015/ND-CP. In case the project uses state funding, the project proposal shall have the same validity with prefeasibility study report (if the project is classified in group A) or report on proposal of investment plans (if the project is classified in group B or C) as regulated by the law on public investment.

Article 3. Preliminary project selection

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Preliminary project selection is to exactly determine public projects for infrastructure, provision of equipment or services that have been researched for investment in the PPP form.

b) Project that is eligible for preliminary selection must ensure the criteria defined in Section 2 of this Article.

2. Criteria for preliminary project selection

a) Project that is eligible for preliminary selection must ensure the following criteria:

- The project must be in conformity with sector and regional development planning and plans, and local socio-economic development plans;

- The project must be in conformity with the investment sectors defined in Article 4 of the Decree No. 15/2015/ND-CP and prioritized by the Ministry, Ministerial-level agencies or provincial people’s committees;

- The project must generate revenue to return investment capital to the investors. The project that directly generates revenue from its business operations shall be prioritized.

b) In addition to criteria stated in Point a of this Clause, based on level of provided information of each project, the preliminary selection may base on the following supplemental criteria:

- The project receives the consideration of the investors;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The project has convenient factors for performing the investment (such as the site clearance has been finished; the construction of auxiliary works and connection works has been finished; it’s easy to acquire raw materials, fuels, machines and technologies on the market);

- Other relevant factors (if any).

3. Organizations affiliated to Ministry or Ministerial-level agencies; specialized agencies affiliated to provincial people’s committees or district people’s committees shall initiatively do research on preliminary project selection as regulated in Clause 1 and Clause 2 of this Article, and request the Minister, Heads of Ministerial-level agencies and Presidents of provincial people’s committees to grant permission for establishing the project proposals.

4. Based on approval on establishment of project proposal in the PPP form as regulated in Clause 3 of this Article, the competent authorities as regulated by the law on public investment shall allocate public investment funds or other lawful sources of capital to establish, appraise and approve the project proposals and feasibility study reports.

Article 4. Establishment, appraisal and approval for project proposals as regulated in Section 1 Chapter III of the Decree No. 15/2015/ND-CP

1. Detailed process

a) Establish project proposal;

b) Carry out appraisal of project proposal;

c) Apply for use of state funding to the project (if any);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Make project announcement.

2. Establishment of project proposal

a) The project preparation unit shall prepare the project proposal as regulated in Article 16 of the Decree No. 15/2015/ND-CP on the basis of guidance stated in the Annex I promulgated under this Circular. With regard to the construction project, the project proposal shall include the preliminary design (or fundamental design if the project is classified in group C) in accordance with the regulations of the law on construction. With regard to the non-construction project, the project proposal shall include the preliminary design (or fundamental design if the project is classified in group C) in accordance with the regulations of the specialized laws.

b) The project preparation unit shall submit 01 set of the application for project proposal to the Minister, Heads of Ministerial-level agencies and Presidents of provincial people’s committees and 04 sets of the application for project proposal to the appraisal unit.

c) The application for project proposal includes:

- Written request for approval for project proposal includes legal grounds for establishing the project proposal, explanation about main contents of the project proposal and suggestions;

- Draft of project proposal;

- Written approval of the competent individual with respect to the establishment of the project proposal in the PPP form;

- Relevant legislative documents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The appraisal unit receives the application for project proposal submitted by the project preparation unit and carries out the appraisal as regulated at Points b, c, d and dd of this Clause.

b) The appraisal unit takes written suggestions concerning the project proposal of relevant authorities and units and an appraisal meeting may be organized in case of need. The appraisal unit must take written suggestions on preliminary design (or fundamental design if the project is classified in group C) of construction specialized authorities as regulated by the construction law (as for construction project) or specialized authorities as regulated by specialized laws (as for non-construction project).

c) The appraisal unit shall prepare reports on appraisal of project proposal as guided in Annex II promulgated under this Circular. The appraisal unit shall only submit the project proposal that has qualified all requirements stated in Article 15 of the Decree No.15/2015/ND-CP for approval.

d) The appraisal unit shall submit the appraisal documents of project proposal to the Minister, Heads of Ministerial-level agencies and Presidents of provincial people’s committees, including:

- Reports on appraisal of project proposal;

- Draft of project proposal;

- Relevant legislative documents.

dd) The appraisal of the project proposal must be carried out within 25 days as of the receiving date of valid application. Such period is exclusive of period for approving the use of state funding as regulated at Clause 4 Article 17 of the Decree No.15/2015/ND-CP.

4. In case the project uses state investment funds, the Ministry, Ministerial-level agencies and provincial people’s committees shall submit reports to the competent authorities for giving approval for use of state funding to the project as regulated by the law on public investment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Based on the application for project proposal submitted by the project preparation unit, appraisal documents of the appraisal unit and decision on use of state funding to the project granted by the state competent authorities as regulated by the law on public investment (if any), the Minister, Heads of Ministerial-level agencies and Presidents of provincial people’s committees shall give approval for the project proposal within 05 days. With regard to the project whose investment plans are approved by the Minister, Heads of Ministerial-level agencies and Presidents of provincial people’s committees according to the delegation of authority regulated by the law on public investment, the project proposal and plans on use of state funding to the project shall be approved at the same time.

b) Decision on approval for the project proposal includes the following contents:

- Name of project;

- Name of state competent authority entering into the contract with the investor;

- Name of project preparation unit;

- Location, scale and capacity of project, and used land area;

- Technical requirements;

- Total estimated investment capital;

- The state funding to the project (if any);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Preliminary financial plan;

- Period of project contract;

- Investment guarantee and incentives;

- Other contents.

6. The Ministry, Ministerial-level agencies and/or provincial people’s committees shall carry out the project announcement as regulated in Article 18 of the Decree No. 15/2015/ND-CP. Contents and procedures for publishing information shall comply with the law on bidding.

Article 5. Establishment, appraisal and approval for project proposals as regulated in Section 2 Chapter III of the Decree No. 15/2015/ND-CP

1. Detailed process

a) Establish project proposal;

b) Carry out appraisal of project proposal;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Carry out agreement on contents of assigning the investor to prepare feasibility study report;

dd) Make project announcement.

2. Establishment of project proposal

a) The investor shall establish the project proposal as regulated in Point a Clause 2 Article 4 of this Circular.

b) The investor shall submit 01 set of the application for project proposal to the Ministry, Ministerial-level agencies and provincial people’s committees and 01 set of the application for project proposal to the central PPP operation management unit.

c) The application for project proposal shall apply Clause 2 Article 21 of the Decree No.15/2015/ND-CP.

3. Processes of appraisal and approval for the project proposal submitted by the investor shall comply with Clause 3 and Clause 5 Article 4 of this Circular.

4. With regard to the project that uses the ODA (the Official Development Assistance) fund and the concessional loans from foreign sponsors as regulated in Clause 3 Article 11 of the Decree No.15/2015/ND-CP, the Ministry, Ministerial-level agencies and provincial people’s committees shall submit reports to the competent authorities for giving approval for use of state funding to the project as regulated by the law on public investment and the signed international agreements before the project proposal is approved.

5. The Ministry, Ministerial-level agencies and provincial people’s committees shall carry out an agreement with the investor on contents of assigning the investor to prepare feasibility study report. The agreed contents must be made in writing as regulated in Clause 3 Article 24 of the Decree No.15/2015/ND-CP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. Establishment, appraisal and approval for feasibility study report

1. Detailed process

a) Establish feasibility study report;

b) Carry out appraisal of feasibility study report;

c) Give approval for feasibility study report.

2. Establishment of feasibility study report

a) The project preparation unit or the assigned investor shall prepare the feasibility study report as regulated in Clause 1 Article 25 of the Decree No. 15/2015/ND-CP on the basis of guidance stated in the Annex III promulgated under this Circular, except for group-C projects.

b) The project preparation unit or the assigned investor shall submit 01 set of the application for approval for the feasibility study report to the Ministry, Ministerial-level agencies and provincial people’s committees, and 04 other sets to the appraisal unit.

c) The application for approval for feasibility study report includes:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Draft of feasibility study report;

- Written agreement made between Ministry/Ministerial-level agencies/provincial people’s committees and the investor (if the project proposal is submitted by the investor);

- Decision on approval for project proposal;

- Appraisal documents of project proposal;

- Relevant legislative documents.

3. Appraisal of feasibility study report

a) The appraisal unit receives the application for approval for feasibility study report submitted by the project preparation unit or the assigned investor and carries out the appraisal as regulated at Points b, c and d of this Clause.

b) The appraisal unit takes written suggestions concerning the feasibility study report of relevant authorities and units and an appraisal meeting may be organized in case of need. The appraisal unit must take written suggestions on preliminary design of construction specialized authorities as regulated by the construction law (as for construction project) or specialized authorities as regulated by specialized laws (as for non-construction project).

c) The appraisal unit shall prepare reports on appraisal of feasibility study report including the contents defined in Clause 3 Article 26 of the Decree No. 15/2015/ND-CP on the basis of guidance stated in the Annex IV promulgated under this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Approval for feasibility study report

a) Based on the application for approval for feasibility study report submitted by the project preparation unit or the assigned investor and the appraisal documents of the appraisal unit, the Minister, Heads of Ministerial-level agencies and Presidents of the provincial people’s committees shall give approval for the feasibility study report.

b) Decision on approval for the feasibility study report includes the following contents:

- Name of project;

- Name of state competent authority entering into the contract with the investor;

- Name of project preparation unit or the investor that is assigned to prepare feasibility study report;

- Location, scale and capacity of project, and used land area;

- Detailed technical requirements;

- Total investment capital;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Type of project contract;

- Financial plan;

- Period of project contract;

- Investment guarantee and incentives;

- Other contents.

Article 7. Use of annexes

1. The annexes promulgated under this Circular are set up on the basis of regulations of the law on investment in the PPP form and reference to the international practice for the purpose of facilitating the parties in participating in PPP project preparation and ensuring the unanimity of contents of project proposal and feasibility study report, and used as grounds for selecting the investor and negotiating and entering into project contract.

2. During the establishment, appraisal and approval for the project proposal and feasibility study report, the organizations and individuals must apply the Annexes promulgated under this Circular, and based on features, scale and sectors of each project, supplement certain contents of explanation about feasibility and efficiency for peculiar conditions of the project.

Article 8. Implementation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Ministries, Ministerial-level agencies, Government’s bodies, other central-affiliated agencies, People’s Committees at all levels, and relevant organizations and individuals are responsible for implementing this Circular.

3. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Planning and Investment for consideration and settlement.

 

 

MINISTER




Bui Quang Vinh

 

ANNEX

 (Promulgated under the Circular No. 02/2016/TT-BKHDT dated March 01, 2016 of the Minister of Planning and Investment)

1. Annex I: Guidance on establishment of PPP project proposal.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Annex III: Guidance on establishment of feasibility study report on PPP project.

4. Annex IV: Guidance on appraisal of feasibility study report on PPP project.

 

ANNEX I

GUIDANCE ON ESTABLISHMENT OF PPP PROJECT PROPOSAL

Project proposal is a document that contains the contents of preliminary research on the need, feasibility and efficiency of the project. Annex I provides for guidance on the contents stated in the project proposal in order that the Ministry, Ministerial-level agencies and provincial people’s committees decide the investment plans in the PPP form, determine the state funding to the project and this annex is used as grounds for bidding organization to select the investor (as for group-C project).

Based on features, scale and sector of the project, the project preparation unit or the investor prepare the project proposal according to the following contents:

A. BASIC INFORMATION OF PROJECT

The project preparation unit or the investor summarize and take explanation about basic information of the project, including:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Name of state competent authority entering into the contract with the investor;

- The project preparation unit or the investor proposing the project;

- Location, scale and capacity of project, and used land area;

- Technical requirements;

- Total estimated investment capital;

- The state funding to the project (if any);

- Type of project contract;

- Preliminary financial plan;

- Period of project contract;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Other related contents.

B. GROUNDS FOR ESTABLISHMENT OF PROJECT PROPOSAL

The project preparation unit or the investor makes the list of legislative documents used as the grounds for establishing the project proposal, including:

- Laws, decrees and guidance circulars relating to the development of PPP project;

- Laws, decrees and guidance circulars relating to investment sector/field of the project;

- Decisions on approval for sector and regional development planning and plans,, and national and local socio-economic development plans in connection with the project;

- Decisions and/or documents of the competent authorities during the preliminary project selection;

- Other related legislative documents.

C. CONTENTS OF PROJECT PROPOSAL

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Overview

Provide with preliminary explanation about national and local socio-economic overview during the development of the project; appraise benefits that will be generated from the project for the fatherland and locality. Give general appraisal of sector or field proposed by the project, direct and indirect effects of regulations of specialized laws on the project. Analyze the conformity of the project with sector and regional development planning and plans, and the national and local socio-economic development plans and sector development plans.

2. Current conditions of project

With regard to new projects, provide with explanation about current conditions and real situation of region or location where the project shall be performed. With regard to renovated or upgraded project, supplement appraisal of current conditions of the works needing renovation or upgradation.

3. Relevant projects

Indicate basic information of relevant projects and good and bad effects of such projects on the proposed project.

4. Project objectives

Provide with preliminary explanation about general and specific objectives that the project must achieve in the background and current conditions specified in the above items.

5. Advantages of investment in the PPP form

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

II. Explanation about project techniques

1. Project scale and capacity

Carry out preliminary analysis of demand for use of the project, provided products or services on the basis of planning, actual survey data or estimated figures; provide with explanation about scale and capacity of the project.

2. Location for project performance

Describe features of the land plot for project performance and other projects or works that are or will be developed in the vicinity (if any).

3. Plan for indemnity, site clearance and resettlement

If the site clearance is not yet carried out, provide with preliminary explanation about plans for indemnity, site clearance and resettlement for proposed project and other projects (if the BT contract is applied) in accordance with applicable laws.

4. Requirements for techniques, quality of the project, products or services

The project proposal contains the analysis of certain plans that may be applicable and the suggestion of certain plans that are suitable to the requirements for techniques, quality of the project and products or services on the grounds of project scale and capacity, sector standards and norms, availability and practical applications of technology. This is the basis for calculating total investment capital of the project. The fact that the investor can suggest other technical or technological plans for meeting requirements for techniques, quality of the project, products or services and achieving higher efficiency for the project must be specified in the project proposal.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

With regard to the construction project, contents of the preliminary design (or fundamental design if the project is classified in group C) stated in the project proposal shall apply the law on construction.

With regard to the non-construction project, contents of the preliminary design (or fundamental design if the project is classified in group C) stated in the project proposal shall apply the specialized laws.

6. Total investment capital of project

The project proposal shall contain preliminary calculation of total investment capital of the project, including: total investment amount and initial working capital for developing and operating the project on the grounds of explanations of selected techniques. In which, total investment amount shall be determined according to the law on construction (as for construction project) or specialized laws (as for non-construction project), and the initial working capital for developing and operating the project shall be equal to the sum of fixed costs and variable costs during the initial operation and maintenance according to specific features of each sector or field.

III. Impact on environment, society, security and national defense

Appraise the impact of the project on environment, society, security, national defense and other impacts (if any).

IV. Forecast of demand

Carry out analysis of output and demand for use of the project, products or services; forecast the growth of demand in the future to use as the grounds for consideration of socio-economic efficiency and financial plans.

V. Preliminary analysis of socio-economic efficiency of project

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Preliminarily determine the costs and socio-economic benefits of the project according to the following groups of factors:

(i) Group of factors that may be quantified and exchanged into cash (this is used to calculate benefit – cost ratio (BCR) as regulated in Section V.2 of this annex).

(ii) Group of factors that may be quantified but not exchanged into cash.

(iii) Group of factors whose quality is determined.

2. Preliminary analysis of socio-economic efficiency of project through the BCR - Benefit Cost Ratio

BCR is a ratio between the overall benefits accrued from the investment and the overall costs spent during the investment and operation. All benefits and costs are expressed in present values. For ensuring the socio-economic efficiency of the project, BCR must be greater than 1 (>1) and preliminarily calculated during the establishment of the project proposal according to the following formula:

BCR =  =

In which:

Bt = Preliminarily calculated value of benefits of year t;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

t = Year in the project life cycle (0, 1, 2, n); n = Total operating years of the project (period of project contract);

re = Economic discounting rate of project. re value is determined according to regulations of each sector. If specific regulations on the re value are not promulgated, the unit establishing the project proposal can refer to the re value = 10% or suggest another value provided that explanation of using that value must be specified.

3. Preliminary conclusion of socio-economic efficiency of project

The project proposal must contain preliminary conclusion of socio-economic benefits of the project on the grounds of analysis of groups of factors as regulated in Section V.1 of this Annex and BCR calculation result.

If the project is not qualified for determining group (i) as regulated in Section V.1 of this Annex for calculating the BCR, the project proposal must contain preliminary conclusion of socio-economic benefits of the project on the grounds of remaining groups of factors.

IV. Project financial analysis

1. Input parameters used in financial model

- Total costs during the project life cycle is the sum of total investment amount and the costs for developing and operating during the project life cycle. In which, total investment amount shall be determined according to the law on construction (as for construction project) or specialized laws (as for non-construction project).

- Total revenue: Total revenue of the project (basic revenue, maximum and minimum revenue) and revenue of each year must be determined on the grounds of contents of forecast of demand as stated in Section IV of this annex; price and costs of products and service charges and receivables; forecast of scheme for increasing price or costs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Financial criteria for considering the feasibility of project

Based on the above-mentioned input parameters, financial plan of project should be calculated and analyzed according to the following primary items:

a) Net Present Value – NPV

Net Present Value - NPV is the present value of cash inflows after all expenses have been deducted during the project life cycle. For ensuring the financial efficiency of the project, NPV must be a positive number (>0) and calculated according to the following formula:

NPV =  

In which:

CFt = Net value of cash flow of project in year t;

t = Year in the project life cycle (0, 1, 2, n);

n = Total operating years of the project (period of project contract);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Internal Rate of Return – IRR

Internal Rate of Return – IRR is a discount rate (r) that makes NPV = 0 and calculated by solving the following equation:

NPV = = 0

In which: CFt, t, n are construed as those defined in the NPV formula stated above.

For calculating financial feasibility of project, IRR, after calculation, should be compared with the following values: (i) WACC - Weighted Average Cost of Capital; (ii) inflation rate; (iii) interest rate of bank deposit; (iv) IRRs of other projects that have similar properties in the same sector. The project’s financial aspect is feasible if IRR is higher than values (i), (ii), (iii) and conformity with value (iv).

3. Preliminary conclusion of financial feasibility of project

The project proposal must contain preliminary conclusion of financial feasibility of project on the grounds of analysis in item 1 and item 2 stated above, and state preliminary financial plan with the following contents:

- Total investment capital;

- Structure of source of capital and presumptive capital mobilization plan;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Requirements on price, costs of products and services;

- Financial criteria (NPV, IRR).

VII. Type of project contract

A specific type of contract that is suitable to the project must be determined on the grounds of explanation about forecast of demand and financial plan.

In the selected type of contract, division of roles and responsibilities concerning the project performance between state competent authorities and the investor during the project life cycle, including: responsibilities of state competent authorities or project managing unit; responsibilities of the investor and project enterprise, and responsibilities of relevant organizations (such as lender, input supplier, off-taker, contractor, etc.) should be specified.

VIII. Risk analysis during project performance

The project proposal must contain preliminary explanation about certain risks that may occur during the project life cycle, including: political and legal risks, land title risks, environmental risks, risks of selected techniques or technology, risks of construction and design, financial risks, demand risks, and operational risks, etc.

The project proposal must contain analysis of risks breakdown structure and risks management, and responsibilities of the parties in risks management, and certain methods of risk reduction.

IX. State assistance

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In case the project needs the state funding to the project as regulated in the Decree No. 15/2015/ND-CP, the project proposal must, based on results of socio-economic analysis, project financial analysis and selected type of project contract, contain the explanation about relevant contents, including: value of state funding; estimated source of capital and balance of state funding; methods, plans and progress of disbursement of state funding for the investor.

If the project applies BT contract, the project proposal must contain preliminary explanation about value of BT project, land fund that the investor will use to perform other project, time of land allocation, methods of land allocation and other conditions for project performance.

2. Investment guarantee and incentives

The project proposal must contain proposal concerning investment incentives (including sector or local specific incentives), forms of investment guarantee, Government's guarantee and enclosed conditions as well as liability of setting up necessary provisions during the performance of project contract.

X. Plan for project performance

The project proposal must specify period for project preparation (including period for preparing project proposal and feasibility study report, organizing bidding for selecting the investor and entering into the project contract); period for project performance and time for finishing the project.

XI. Management of project performance

1. Requirements for methods of organizing management and business or provision of services

The project proposal must contain preliminary explanation about methods of organizing management and business or provision of services, including: the methods that the state competent authorities can cooperate with the investor and project enterprise during the performance of business or provision of products or services; methods of supervision to ensure stable and consecutive provision of qualified products or services for meeting customers’ demand, and methods for management of fee collection process that the investor must collect fees from the customers according to the fees rate regulated in the project contract (if the project applies BOT, BTO, BOO, or O&M contract or a similar type of project contract); and method of payment to the investor on the grounds of quality of provided products or services (if the project applies BTL or BLT contract or a similar type of project contract).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The project proposal must contain preliminary determination of capacity and organizational structure for managing the project performance of state competent authorities, the investor and project enterprise in each specific stage of project performance, including the stages of preparation of project proposal, preparation of feasibility study report, organization of the bidding for selecting the investor, entering into contract with the investor and contract management.

D. CONCLUSION AND SUGGESTION

Conclusion and specific suggestions, and contents requiring detailed research in feasibility study report must be specified in the project proposal.

 

ANNEX II

GUIDANCE ON APPRAISAL OF PPP PROJECT PROPOSAL

Based on features, scale and sector and contents of the project proposal, reports on appraisal of project proposal must contain the following contents: If the project proposal is prepared by the investor, other contents explained by the investor should be considered. The appraisal unit must make specific comment about every content and give method of settlement for unacceptable content to the project preparation unit or the investor establishing the project proposal.

A. OVERVIEW OF PROJECT

The appraisal unit specifies general information of the project, including: name of project; state competent authority entering into contract with the investor; project preparation unit or the investor preparing project proposal; Location, scale and capacity of project,, used land area; technical requirements; total investment capital; state funding to the project (if any); type of project contract; preliminary financial plan; period of project contract; investment guarantee and incentives; and other relevant contents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The appraisal unit must summarize suggestions of relevant organizations and units as regulated in Clause 3 Article 4 of this Circular.

C. SUMMATION OF APPRAISAL RESULTS

I. Verification of sufficiency of documents

The appraisal unit shall verify and make comments about the sufficiency of documents based on regulations on project proposal documents as stated in Article 4 and Article 5 of this Circular.

The appraisal unit can request the project preparation unit or the investor establishing the project proposal to supplement relevant documents in case of need. When the time limit for supplementing documents is over, if the project preparation unit or the investor fails in sufficient submission of required documents, the appraisal unit has to report to the Minister, Heads of Ministerial-level agencies and Presidents of the provincial people’s committees on such invalid documents to grant permission for stopping consideration of project proposal.

II. Appraisal of contents of project proposal

1. Appraisal of Necessity of investment project

The appraisal unit shall consider the conformity of the project proposal with the following contents:

- The conformity of project with sector and regional development planning and plans, and local socio-economic development plans.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Advantages of investment in the PPP form compared with other investment forms.

2. Appraisal of basic factors of project

- Project objectives: The suitability of general and specific objectives for current conditions of sector/field of investment or locality, and capacity for solving matters demanded by the community must be considered.

- Project scale and capacity: The suitability of the grounds for selecting project scale and capacity; the suitability of such scale and capacity for input supply capacity and output factors; and the stability of services provided by the project must be considered.

- Location of project performance: Contents concerning features of natural, administrative, social, economic, technical and infrastructure conditions, survey results (if survey has been conducted) in the location where is selected for project performance must be considered.

- Methods of indemnity, site clearance and resettlement: The suitability and feasibility should be appraised as regulated by the law on land.

3. Appraisal of project efficiency

- Contribution of project to socio-economic development duties: Analysis of socio-economic efficiency is to compare benefits between the performance of investment project and preservation of current conditions, not performing the investment. Additionally, in case of selection between many projects, the projects with higher socio-economic efficiency shall be prioritized on the grounds of combination with balance of state funding. Therefore, the appraisal unit should consider the suitability and accuracy of costs, socio-economic benefits, and Benefit Cost Ratio (BCR). The project is considered as achieving socio-economic efficiency if BCR is higher than 1 (>1). If BCR is not determined in the project proposal, the appraisal unit shall consider the suitability of other factors.

- Impacts of the project on environment, society, security and national defense (if any): The suitability of explanation about impacts of the project for the issues of environment, society, security and national defense and other impacts should be considered.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Appraisal of technical feasibility

- Technical requirements: The suitability of technical and technological plans for project scale and capacity, sector standards and norms, and input technical requirements; the availability and practical applications of selected technology; the clearness and sufficiency of determination of primary technical risks and the suitability of plan for risk reduction must be considered.

- Preliminary design (or fundamental design if the project is classified in group C): The appraisal unit must summarize appraisal suggestions of construction specialized authorities as regulated by the construction law (as for construction project) or specialized authorities as regulated by specialized laws (as for non-construction project).

b) Appraisal of financial feasibility

- Financial feasibility of project: The suitability and accuracy of input financial factors, financial criteria and preliminary financial plan of project must be considered. The project is considered as achieving financial efficiency if:

+ NPV is a positive number (>0);

+ IRR is higher than (i) WACC - Weighted Average Cost of Capital; (ii) inflation rate; (iii) interest rate of bank deposit, and in conformity with IRRs of other projects that have similar properties in the same sector;

- Use of state funding to the project: The suitability of value of state funding, balance and allotment of state funding, methods, plans and progress of disbursement of state funding for the investor, etc. must be considered.

- The appraisal unit must consider the suitability of the investment guarantee and incentives.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The appraisal unit shall consider the project proposal according to the following contents:

- The suitability of project contract and period of selected contract.

- The reasonableness of division of responsibilities of the parties during the project performance and methods of risk prevention and reduction.

6. Plan for project performance, project management and supervision scheme

The appraisal unit must consider and make specific comments about the suitability of plan for project performance, project management and supervision scheme stated in the project proposal.

D. COMMENTS AND PROPOSAL

I. Comments

The appraisal unit shall summarize comments about the project proposal and appraise the suitability of the project proposal for requirements stated in Article 15 of the Decree No. 15/2015/ND-CP on the grounds of the aforesaid analysis.

II. Proposal

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- If the project proposal is unacceptable, the appraisal unit shall report to the Minister, Heads of Ministerial-level agencies and Presidents of the provincial people’s committees to consider and make decision upon one of the following plans:

Plan 1: Request the project preparation unit or the investor to amend the project proposal.

Plan 2: Refuse to consider and give approval for the project proposal.

 

ANNEX III

GUIDANCE ON ESTABLISHMENT OF FEASIBILITY STUDY REPORT ON PPP PROJECT

Feasibility study report means a document that contains the contents of research on the need, feasibility and efficiency of the group-A and group-B PPP projects. Annex III provides for guidance on the contents stated in the feasibility study report in order that the Ministry, Ministerial-level agencies and provincial people’s committees decide the investment in the PPP form, and this annex is used as grounds for bidding organization to select the investor.

Based on features, scale and sector of the project, the project preparation unit or the investor prepares the feasibility study report according to the following contents:

A. BASIC INFORMATION OF PROJECT

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Name of project;

- Name of state competent authorities entering into the contract with the investor;

- Name of project preparation unit or the investor that is assigned to prepare feasibility study report;

- Location, scale and capacity of project, and used land area;

- Technical requirements;

- Total investment capital;

- The state funding to the project (if any);

- Type of project contract;

- Financial plan;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Investment guarantee and incentives;

- Other related contents.

B. GROUNDS FOR ESTBLISHMENT OF FEASIBILITY STUDY REPORT

The project preparation unit or the investor makes the list of legislative documents used as the basis for establishing the feasibility study report, including:

- Laws, decrees and guidance circulars relating to the development of PPP project;

- Laws, decrees and guidance circulars relating to investment sector/field of the project;

- Decisions on approval for sector and regional development planning and plans, and national and local socio-economic development plans in connection with the project;

- Decisions and documents of the competent authorities during the establishment, appraisal and approval for the project proposal;

- Other related legislative documents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

I. Necessity of investment project

1. Overview

- The feasibility study report must contain explanation about national and local socio-economic overview during the development of the project; natural environment and conditions that cause impacts on the project; overview of sector and field proposed by the project, direct and indirect effects of regulations of specialized laws on the project.

- The feasibility study report must contain analysis on the suitability of the project for national, regional and sector socio-economic development planning and plans.

- Consideration of estimated benefits that the project shall contribute to the fatherland and locality must be specified.

2. Current conditions of region for project performance

With regard to new projects, the feasibility study report must contain the explanation about current conditions and real situation of region or location where the project shall be performed. With regard to renovated or upgraded project, the feasibility study report must contain description of current conditions of the works needing renovation or upgradation.

3. Relevant projects

Basic information of relevant projects (including supporting projects and competitive projects) that may cause impacts on revenue, profit and costs, etc, of the proposed project must be specified; the feasibility study report must contain the explanation about positive impacts and adverse effects of such projects on the proposed project.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

General and specific objectives of the project must be determined, including:

- General objectives: the contribution of project to the national general objectives; and project benefits contributed to national, regional and sector socio-economic development must be specified.

- Specific objectives: solved matters and real situation; the number of objects enjoying benefits from the project; scale and capacity that the project must achieve to meet demand of use must be specified in the feasibility study report.

5. Advantages of investment in the PPP form

The feasibility study report must contain analysis on the advantages of the investment in the PPP form over other investment forms with the following contents: ability for attracting sources of capital, technology, and managing experience of private sector; results of practical survey on ability for project performance of private sector; plans for dividing risks between relevant parties and other contents.

II. Explanation about project techniques

1. Project scale and capacity

Carry out analysis of demand for use of infrastructure works and public services on the basis of planning, practical survey data or estimated figures; provide with explanation about scale and capacity of the project. In case of phasing of investment, scale and capacity of each phase must be specified in conformity with forecast of the growth of demand.

2. Location for project performance

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Plan for indemnity, site clearance and resettlement

If the site clearance is not yet carried out, make explanation about the plans for indemnity, site clearance and resettlement for proposed project and other projects (if the BT contract is applied) in accordance with applicable laws.

4. Requirements for techniques, quality of the project, products or services

- The feasibility study report must contain determination of technical and technological plans on the grounds of project scale and capacity; sector standards and norms; the availability and practical applications of technology; technical and technological risks (if any); input and output requirements of the project.

- Technical requirements, project quality, provided products or services must be specified by means of indicators for appraisal of technical quality of project.

- Description of technical and technological plan that is selected in the feasibility study report must be specified. This is the basis for calculating total investment capital of the project. The feasibility study report must contain the fact that the investor can suggest other technical or technological plans for meeting indicators for appraisal of technical quality of the project, and achieving higher efficiency for the project.

5. Fundamental design

With regard to construction project, contents of the fundamental design stated in the feasibility study report must comply with the law on construction.

With regard to non-construction project, contents of the fundamental design stated in the feasibility study report must comply with the specialized law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The feasibility study report must specify total investment capital of the project, including total investment amount and initial working capital for developing and operating the project on the grounds of explanation about selected techniques. In which, total investment amount shall be determined according to the law on construction (as for construction project) or specialized laws (as for non-construction project). The initial working capital for developing and operating the project shall be equal to the sum of fixed costs and variable costs during the initial operation and maintenance according to specific characters of each sector or field.

III. Impacts on environment, society, security and national defense

1. Impacts of the project on environment

Comply with the law on assessment of environmental impacts on the project; If natural resources are used as the primary input factor of the project (in the fields of energy, electricity, water, etc.), detailed analysis on impacts of the project on the natural resources and methods of reduction of negative impacts must be specified.

2. Impacts of the project on society

Explain about impacts on society during the project performance such as resettlement assistance, gender equality, labour, job creation, etc. and specify methods of reduction of negative impacts.

3. Impacts on security and national defense (if any)

If the project has impacts on security and national defense, detailed analysis on these contents must be specified and methods of reduction of negative impacts must be suggested.

IV. Forecast of demand

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Analysis of current demand: determine the number of objects enjoying benefits from the project based on current conditions, scale and capacity of the project.

- Forecast of demand in the future: establish scenarios for demand in the future (maximum, medium and minimum) during the project life cycle.

V. Analysis of socio-economic efficiency of project

1. Determination of costs and socio-economic benefits

Determine the costs and socio-economic benefits of the project according to the following groups of factors:

(i) Group of factors that may be quantified and exchanged into cash (this is used to calculate criteria for analysis of socio-economic efficiency of the project as regulated in Section V.2 of this annex).

(ii) Group of factors that may be quantified but not exchanged into cash.

(iii) Group of factors whose quality is determined.

2. Criteria for analysis of socio-economic efficiency of project

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ENPV is the difference between the overall benefits and the overall costs during the economic calculation and expressed in present values. For ensuring the socio-economic efficiency of the project, ENPV must be a positive number (>0) and calculated by the following formula:

ENPV = B – C =  

In which:

Bt = Value of benefits of year t;

Ct = Value of costs of year t;

t = Year in the project life cycle (0, 1, 2, n);

n = Total operating years of the project (period of project contract);

re = Economic discount rate of project. re value is determined according to regulations of each sector. If specific regulations on the re value are not promulgated, the unit establishing the feasibility study report can refer to the re value = 10% or suggest another value provided that explanation of using that value must be specified.

b) Benefit Cost Ratio – BCR

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

BCR = =

In which: Bt, Ct, t, n, re are construed as those defined in the ENPV formula stated above.

c) Economic Internal Rate of Return - EIRR

EIRR refers to the maximum economic discount rate that makes the project has ability to recover the investment capital and operating costs, and achieve the break-even. EIRR is equal to the economic discount rate (re) if ENPV = 0 and calculated by solving the following equation:

ENPV = = 0

In which: Bt, Ct, t, n are construed as those defined in the ENPV formula stated above.

For ensuring socio-economic efficiency of the project, EIRR must be higher than the Social Discount Rate – SDR: EIRR > SDR. SDR value is determined according to regulations of each sector. If specific regulations on the SDR value are not promulgated, the unit establishing the feasibility study report can refer to the SDR value = 10% or suggest another value provided that explanation of using that value must be specified.

3. Conclusion of socio-economic efficiency of project

The feasibility study report must contain conclusion of socio-economic efficiency of the project on the grounds of analysis of groups of factors as regulated in Section V.1 of this Annex and calculation results of criteria for analysis of socio-economic efficiency as regulated in Section V.2 herewith.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Input parameters used in financial model

- Total costs during the project life cycle is the sum of total investment amount and the costs for developing and operating during the project life cycle. In which, total investment amount shall be determined according to the law on construction (as for construction project) or specialized laws (as for non-construction project); the costs for development and operation during the project life cycle are the sum of costs concerning operation and maintenance of the project, costs of human resources for operating and maintaining the project, project management costs and costs of supervision consultancy, provisions, etc.

- Total revenue: Total revenue of the project (basic revenue, maximum and minimum revenue) and revenue of each year must be determined on the grounds of contents of forecast of demand (as stated in Section IV of this annex); price and costs of products and services and other receivables of the project (determination of prices, costs; forecast of scheme for increasing price and costs must be carried out on the legal grounds).

- Other input parameters: loan interests, loan term; inflation rate; exchange rate; depreciation rate and other parameters.

2. Financial criteria for considering the feasibility of project

Based on the above-mentioned input parameters, financial plan of project should be calculated and analyzed according to the following primary criteria:

a) Net Present Value – NPV

Net Present Value - NPV is the present value of cash inflows after all expenses have been deducted during the project life cycle. For ensuring the financial efficiency of the project, NPV must be a positive number (>0) and calculated according to the following formula:

NPV =

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CFt = Net value of cash flow of project in year t;

t = Year in the project life cycle (0, 1, 2, n); n = Total operating years of the project (period of project contract);

r = Discount rate (as regulated by the Ministry of Finance).

b) Internal Rate of Return – IRR

This criterion shows the profit of the project, excluding structure of capital mobilization. Internal Rate of Return – IRR is a discount rate (r) that makes NPV = 0 and calculated by solving the following equation:

NPV = = 0

In which: CFt, t, n are construed as those defined in the NPV formula stated above.

For evaluating the financial feasibility of project, IRR, after calculation, should be compared with the following values: (i) WACC - Weighted Average Cost of Capital; (ii) inflation rate; (iii) interest rate of bank deposit; (iv) IRRs of other projects that have similar properties in the same sector; (v) minimum IRR that is expected by the potential investors for the project and resulted from the market test conducted during the research and preparation of project. The project is appraised to have financial feasibility to execute if IRR is higher than values (i), (ii), (iii) and conformity with values (iv) and (v).

In addition to NPV and IRR, the feasibility study report may contain further analysis of the following criteria: Payback Period - PP; Return on Equity – ROE and Debt Service Coverage Ratio – DSCR, in order that relevant parties (the investor and the lender) can make general appraisal of financial feasibility of the project.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The feasibility study report must contain conclusion of financial feasibility of project on the grounds of analysis in item 1 and item 2 stated above, and specify a financial plan with the following contents:

- Total investment capital;

- Structure of source of capital and presumptive capital mobilization plan;

- The state funding to the project (if any);

- Requirements on price, costs of products and services;

- Financial criteria (NPV, IRR, ROE, PP, DSCR).

VII. Type of project contract

1. Grounds for selecting type of project contract

Based on the explanation about forecast of demand and financial plan, the feasibility study report must define whether the project is a commercial project, or that intended for fee collection, or a project in which the investor can receive payments according to quality of the investor’s services. Additionally, the feasibility study report must contain analysis of the suitability of types of contract for the project’s conditions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The feasibility study report must contain detailed explanation about the division of roles and responsibilities concerning the project performance between state competent authorities and the investor during the project life cycle, including: responsibilities of state competent authorities; responsibilities of the investor and the project enterprise, and responsibilities of relevant organizations (such as lender, input supplier, off-taker, contractor, etc.).

VIII. Risk analysis during project performance

1. Analysis of primary risks of project

Describe and appraise the primary risks that may occur during the project life cycle, including: Political and legal risks, risks associated with macroeconomic factors, social risks, land title risks, environmental risks, demand risks, risks of construction, design and production, risks of production costs and costs for finishing the works, financial risks, operational risks, and risks of contract termination. Analysis of risk probability and effects of such risks on the project must be specified.

2. Responsibilities of the parties for risk management

The feasibility study report must specify risks and responsibilities of private partners (the investor, the lender, the project enterprise, etc.) and those of state competent authorities during the project performance. A proposal of scheme for division of risks between state competent authorities and private partners must be specified.

3. Scheme for risk management

Explain about methods of risk reduction that may be feasible to execute.

IX. State assistance

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Based on results of financial analysis, selected type of project contract, and the approved plan for mid-term public investment, the feasibility study report must contain detailed explanation about the following contents: value of state funding; balance and allotment of state funding; methods, plans and progress of disbursement of state funding for the investor and other contents (if any). If the project applies BT contract, the feasibility study report must contain explanation about value of BT project, land fund that the investor will use to perform other project, time of land allocation, methods of land allocation and other conditions for project performance.

2. Investment guarantee and incentives

The feasibility study report must contain detailed explanation about proposals concerning investment incentives (including sector, field or local specific incentives), forms of investment guarantee, Government's guarantee and enclosed conditions as well as liability of setting up necessary provisions during the performance of project contract.

X. Plan for project performance

1. Project preparation

Period for preparing the project must be determined, including:

- Period for establishment, appraisal and approval for the project proposal (completed).

- Period for establishment, appraisal and approval for the feasibility study report;

- Period for organizing the bidding to select qualified investor (prequalification of bidders, bidding, carrying out negotiation and entering into project contract with the successful bidder; reaching finance close and the project contract shall become effective).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Period for project performance is specified (including time for terminating the project contract). As for the construction project, period for construction, period for operation and transfer of works must be specified.

In case of phasing of investment to reduce the complexity or increase the financial feasibility and attraction of the project, the feasibility study report must contain analysis of reasons, estimated plan for phasing and methods of execution.

XI. Supervision and management of project performance

1. Supervision of project performance

Indicators for appraisal of quality of project performance must be defined to use as the grounds for establishment of project contract and supervision of quality of project, products or services provided by the investor and project enterprise.

2. Requirements for methods of organizing management and business or provision of services

The feasibility study report must contain detailed explanation about methods of organizing management and business or provision of services, including: the methods that the state competent authorities can cooperate with the investor and project enterprise during the performance of business activities or provision of products or services; methods of supervision to ensure stable and consecutive provision of qualified products or services for meeting customers’ demand, and methods for management of fee collection process that the investor must collect fees from the customers according to the fees rate regulated in the project contract (if the project applies BOT, BTO, BOO, or O&M contract or a similar type of project contract); and method of payment to the investor on the grounds of quality of provided products or services (if the project applies BTL, BLT, or O&M contract or a similar type of project contract).

3. Management of project performance

The feasibility study report must contain determination of capacity and organizational structure for managing the project performance of state competent authorities, project managing unit, the investor and project enterprise in each specific period.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Summarize main contents of conclusion concerning the matters analyzed in the aforesaid parts of the feasibility study report, and submit proposals to the superior authorities (if any).

 

ANNEX IV

GUIDANCE ON APPRAISAL OF FEASIBILITY STUDY REPORT ON PPP PROJECT

Based on features, scale and sector and contents of the feasibility study report, reports on appraisal of the feasibility study report must contain the following contents: If the feasibility study report is prepared by the investor, other factors explained by the investor should be considered. The appraisal unit must make specific comment about each content of appraisal and give method of settlement for unacceptable content to the project preparation unit or the investor establishing the feasibility study report.

A. OVERVIEW OF PROJECT

The appraisal unit specifies general information of the project, including: name of project; state competent authorities; project preparation unit or the investor assigned to establish the feasibility study report; location, scale and capacity of project, used land area; technical requirements; total investment capital; state funding to the project (if any); type of project contract; financial plan; period of project contract; investment guarantee and incentives; and other relevant contents.

B. SUMMATION OF SUGGESTIONS OF RELEVANT ORGANIZATIONS AND UNITS

The appraisal unit must summarize suggestions of relevant organizations and units as regulated in Clause 3 Article 6 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

I. Verification of sufficiency of documents

The appraisal unit shall verify and make comments about the sufficiency of documents based on regulations on the application for approval for the feasibility study report as stated in Clause 2 Article 26 of the Decree No. 15/2015/ND-CP.

The appraisal unit can request the project preparation unit or the assigned investor to supplement relevant documents in case of need. When the time limit for supplementing documents is over, if the project preparation unit or the assigned investor fails in sufficient submission of required documents, the appraisal unit has to report to the Minister, Heads of Ministerial-level agencies and Presidents of the provincial people’s committees on such invalid documents to grant permission for stopping consideration of feasibility study report.

II. Appraisal of contents of feasibility study report

The appraisal unit shall prepare appraisal reports as regulated in Clause 3 Article 26 of the Decree No.15/2015/ND-CP and Article 58 of the Law on construction No. 50/2014/QH13 (as for construction project), including the following contents:

1. Appraisal of necessity of investment project

The appraisal unit shall consider the suitability of the feasibility study report according to the following contents:

- Overview of national, local or sector/field socio-economic situations and natural conditions.

- Sector and regional development planning and plans, and local socio-economic development plans.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Effects of relevant projects.

- Advantages of investment in the PPP form compared with other investment forms.

2. Appraisal of basic factors of project

- Project objectives: The suitability of general and specific objectives for current conditions of sector/field of investment or locality, and capacity for solving matters demanded by the community must be considered.

- Project scale and capacity: The suitability of the grounds for selecting project scale and capacity; the suitability of such scale and capacity of project for input supply capacity and output factors; and the stability of services provided by the project must be considered.

- Location of project performance: Contents concerning features of natural, administrative, social, economic, technical and infrastructure conditions, survey results (if survey has been conducted) in the location where is selected for project performance must be considered.

- Methods of indemnity, site clearance and resettlement: The suitability and feasibility should be appraised as regulated by the law on land.

- Supply of input factors to project: The suitability of the capacity for supplying input factors for the scale and capacity at each period must be considered to ensure the suitability for forecast of growth of demand.

- Output factors of project: The suitability of output factors for scale, capacity and demand for use of project, products or services; and the suitability of indicators for appraisal of quality of project performance stated in the feasibility study report must be considered.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Contribution of project to socio-economic development duties: Analysis of socio-economic efficiency is to compare benefits between the performance of investment project and preservation of current conditions, not performing the investment. Additionally, in case of selection between many projects, the projects with higher socio-economic efficiency shall be prioritized on the grounds of combination with balance of state funding. Therefore, the appraisal unit should consider the suitability and accuracy of costs, socio-economic benefits, and other economic criteria (including Economic Net Present Value – ENPV; Benefit Cost Ratio – BCR; and Economic Internal Rate of Return – EIRR). The project is appraised to have achieved socio-economic efficiency if the following requirements are qualified: ENPV is a positive number (>0); BCR must be higher than 1 (>1); EIRR must be higher than Social Discount Rate (SDR).

- Impacts of the project on environment: Documents of assessment of project’s impacts on environment must be prepared and approved in accordance with current regulations of the law on environment. The appraisal unit must summarize suggestions concerning assessment of the aforesaid documents of specialized authorities as regulated by the law on environment.

- Impacts of the project on society: The appraisal unit must consider the suitability of the impacts explained in the feasibility study report for various groups of objects in society, local community, disadvantaged groups of objects that are unable to make payments of prices and costs of products and service charges of project such as women, the poor, the disabled, etc.

- Impacts of the project on security and national defense (if any): In case of the project concerning security and national defense fields, the appraisal unit must consider the suitability of the impacts on security and national defense and methods of reduction of such impacts stated in the feasibility study report.

4. Appraisal of project feasibility

a) Appraisal of technical feasibility

- Technical requirements: The appraisal unit must consider the suitability of technical and technological plans for project scale and capacity, sector standards and norms, and input technical requirements; the availability and practical applications of selected technology; the clearness and sufficiency of determination of primary technical risks; the suitability of plan for risk reduction; and the reality of the indicators for appraisal of technical quality of performed project.

- Fundamental design: The appraisal unit must summarize appraisal suggestions of construction specialized authorities as regulated by the construction law (as for construction project) or of specialized authorities as regulated by specialized laws (as for non-construction project).

b) Appraisal of financial feasibility

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ NPV is a positive number (>0);

+ IRR is higher than (i) WACC - Weighted Average Cost of Capital; (ii) inflation rate; (iii) interest rate of bank deposit, and in conformity with (iv) IRRs of other projects that have similar properties in the same sector; and (v) minimum IRR expected by the potential investors.

- The appraisal unit shall make additional consideration if the feasibility study report contains the explanation about the following financial criteria: Payback Period – PP; Return on Equity – ROE; and Debt Service Coverage Ratio – DSCR.

- Use of state funding to the project: The appraisal unit shall consider the suitability of value of state funding, value of state funding allotted in mid-term public investment plan, methods, plans and progress of disbursement of state funding for the investor, etc.

- The appraisal unit must consider the suitability of the investment guarantee and incentives.

5. Appraisal of suitability of project contract

The appraisal unit shall consider the project proposal according to the following contents:

- The suitability of project contract and period of selected contract.

- The reasonableness of division of responsibilities of the parties during the project performance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Risk probability and effects of such risks on the project which are particularly and suitably specified;

- Methods of risk reduction that are defined to be suitable.

6. Plan for project performance, project management and supervision scheme

The appraisal unit must consider and make specific comments about the suitability of plan for project performance, project management and supervision scheme stated in the feasibility study result.

D. CCOMMENTS AND PROPOSAL

I. Comments

The appraisal unit must summarize comments about the feasibility study report on the grounds of the analysis stated above.

II. Proposal

- If the feasibility study report is in conformity with the laws and is appraised to be feasible to perform the investment in the PPP form, the appraisal unit shall submit a proposal to the Minister, Heads of Ministerial-level agencies and Presidents of the provincial people’s committees for giving approval for the feasibility study report.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Plan 1: Request the project preparation unit or the assigned investor to amend the feasibility study report.

Plan 2: Refuse to consider and give approval for the feasibility study report.

[1] In case of need, the project preparation unit or the investor may organize the survey of the location for project performance and specify detailed survey results at this item.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 02/2016/TT-BKHĐT ngày 01/03/2016 hướng dẫn lựa chọn sơ bộ dự án, lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


40.287

DMCA.com Protection Status
IP: 18.227.107.115
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!