THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------
|
Số:
699/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG ĐẠI
HỌC, CAO ĐẲNG TẠI VÙNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM
2050
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng Hệ thống các trường đại học, cao đẳng tại
vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 với những nội
dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu
- Đáp ứng yêu cầu về Chiến lược
quốc gia về giáo dục và đào tạo trước mắt và lâu dài phù hợp với xu thế hội nhập
quốc tế;
- Đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực
tri thức cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và những ngành mũi nhọn của cả nước;
- Đáp ứng nhu cầu sử dụng đất và
cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, tương đương trình độ quốc tế, đảm bảo các chỉ
tiêu phát triển bền vững.
- Giải quyết những khó khăn, bất
cập về không gian và điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các trường đại học,
cao đẳng trong thành phố Hồ Chí Minh và những ảnh hưởng của hệ thống trường tới
sự phát triển chung của thành phố Hồ Chí Minh;
- Làm cơ sở để lập các dự án đầu
tư xây dựng.
2. Phạm vi
nghiên cứu
Nghiên cứu bố trí hệ thống các
trường đại học, cao đẳng trong vùng thành phố Hồ Chí Minh bao gồm các đơn vị hành
chính: thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng
Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang và các tỉnh xung quanh vùng
thành phố Hồ Chí Minh.
3. Các chỉ tiêu
chính
a) Dự báo quy mô đào tạo:
- Năm 2015: 700.000 – 800.000
sinh viên
- Năm 2025: 1.100.000 –
1.200.000 sinh viên
- Quy mô sinh viên/1 khu đại học:
35.000 – 120.000 sinh viên
b) Dự báo quy mô sử dụng đất:
- Năm 2015: 4.500 – 9.000 ha
- Năm 2025: 7.000 – 15.000 ha
c) Chỉ tiêu sử dụng đất tối thiểu:
65m2/sinh viên
d) Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật
- Chỉ tiêu cấp nước tối thiểu:
100 l/người/ngày đêm
- Chỉ tiêu thoát nước tối thiểu:
100 l/người/ngày đêm
- Chỉ tiêu cấp điện tối thiểu:
150 W/sinh viên
4. Nguyên tắc lập
quy hoạch xây dựng hệ thống trường đại học và cao đẳng tại vùng thành phố Hồ
Chí Minh.
- Phù hợp với các nguyên tắc và
định hướng phát triển không gian vùng thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hồ Chí
Minh;
- Phù hợp với yêu cầu phát triển
của ngành;
- Đảm bảo các tiêu chí về điều
kiện đất đai, khoảng cách, kết nối với hệ thống hạ tầng quốc gia, liên vùng và
liên khu vực (đặc biệt là giao thông);
- Giảm mật độ sinh viên và số lượng
trường trong khu vực trung tâm đô thị;
- Không cản trở các hoạt động
phát triển đô thị;
- Nối kết được với các đô thị,
khu vực sản xuất, khu vực nghiên cứu;
- Hình thành các cụm, đô thị vệ
tinh có chức năng đào tạo, đô thị với chức năng chủ yếu là đào tạo gắn với các
khu vực ứng dụng trong thực tế;
- Sử dụng chung và chia sẻ các
tiện ích công cộng (đầu mối giao thông, khu thể thao, cây xanh, vui chơi giải
trí, ký túc xá…);
- Hạn chế tối đa việc xây dựng
các trường riêng lẻ; nghiên cứu hình thành những cụm và khu đại học theo mô
hình tập trung.
5. Nội dung
nghiên cứu
a) Đánh giá thực trạng các cơ sở
trường hiện có, các dự án đã và đang triển khai về các chỉ tiêu sử dụng đất,
các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác, mật độ sinh viên, điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ
thuật và hạ tầng xã hội.
b) Đề xuất các tiêu chí hình
thành mạng lưới:
- Tiêu chí di dời cải tạo các cơ
sở hiện có về điều kiện cơ sở vật chất, ngành nghề đào tạo, quan hệ tương hỗ
trong cấu trúc đô thị, kết cấu hạ tầng hiện có và dự kiến phát triển đô thị.v.v…;
- Tiêu chí hình thành khu đại học
mới về vị trí và khoảng cách phục vụ, các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
và khả năng tiếp cận với các hạ tầng của đô thị .v.v…; khả năng đáp ứng về đất
đai; khả năng cung cấp hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; lĩnh vực ngành nghề và
phương thức đào tạo; nguồn vốn đầu tư và phương thức vận hành.
c) Xác định vị trí, quy mô sử dụng
đất các trường đại học, cao đẳng trong vùng; các cơ sở chuyên ngành, đặc thù, đặc
biệt là các ngành công nghệ ưu tiên như: điện tử, tin học, sinh học, vật liệu mới,
cụ thể:
- Đề xuất danh mục cơ sở đào tạo
đại học, cao đẳng hiện hữu được giữ lại để cải tạo nâng cấp;
- Đề xuất danh mục các cơ sở cần
di dời, đặc biệt là các trường đại học đang có nhu cầu cải tạo và xây dựng mới;
- Đề xuất hướng di dời cho các
cơ sở đào tạo thuộc diện di dời trong nội thành và giải pháp chuyển đổi chức
năng sử dụng đất sau khi di chuyển địa điểm.
d) Lựa chọn và đề xuất vị trí,
quy mô xây dựng các trường đại học, trung tâm nghiên cứu khoa học đầu ngành có
tầm cỡ vùng, khu vực, quốc gia và quốc tế theo mô hình đại học độc lập, khu đại
học, đô thị đại học.
đ) Đề xuất giải pháp về hạ tầng
kỹ thuật như: mạng lưới giao thông, cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc,
thoát nước bẩn và xử lý chất thải rắn phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới
đào tạo đại học, cao đẳng.
e) Đánh giá môi trường chiến lược
và đề xuất các giải pháp hạn chế ảnh hưởng đến môi trường.
g) Đề xuất lộ trình thực hiện
theo từng giai đoạn; xác định các dự án ưu tiên và nguồn lực thực hiện.
h) Đề xuất cơ chế quản lý và tổ
chức thực hiện.
6. Thành phần hồ
sơ
Hồ sơ đồ án Quy hoạch xây dựng Hệ
thống các trường đại học, cao đẳng tại vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025
và tầm nhìn đến năm 2050 thực hiện theo quy định tại Nghị định số 08/2005/NĐ-CP
ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng và các quy định
hiện hành.
- Thuyết minh tổng hợp, thuyết
minh tóm tắt và các văn bản pháp lý kèm theo;
- Các bản vẽ quy hoạch gồm:
a) Các sơ đồ liên hệ vùng
|
1/100.000 – 1/250.000
|
b) Các sơ đồ phân tích hiện trạng
|
1/25.000 – 50.000
|
c) Các sơ đồ phân tích
|
1/25.000 – 50.000
|
d) Sơ đồ định hướng phát triển
hệ thống các trường đại học, cao đẳng
|
1/25.000 – 50.000
|
đ) Các sơ đồ định hướng hệ thống
hạ tầng kỹ thuật
|
1/25.000 – 50.000
|
e) Sơ đồ minh họa các mô hình
tổ chức đào tạo
|
Tỷ lệ thích hợp
|
7. Tổ chức thực
hiện
- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch:
Bộ Xây dựng;
- Cơ quan phối hợp chính: Bộ
Giáo dục và Đào tạo;
- Cơ quan nghiên cứu, đề xuất
quy hoạch: Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn – Bộ Xây dựng & Viện
Nghiên cứu thiết kế trường học – Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Cơ quan thẩm định và trình duyệt:
Bộ Xây dựng;
- Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính
phủ;
- Tiến độ lập quy hoạch: 09
tháng sau khi nhiệm vụ được phê duyệt.
Điều 2. Giao
Bộ Xây dựng bố trí nguồn vốn và phê duyệt Dự toán chi phí lập Quy hoạch xây dựng
Hệ thống các trường đại học, cao đẳng tại vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm
2025 và tầm nhìn đến năm 2050; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ,
ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có liên quan tổ chức lập đồ án Quy
hoạch xây dựng hệ thống các trường đại học, cao đẳng tại vùng thành phố Hồ Chí
Minh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, Giáo
dục và Đào tạo, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao
thông vận tải, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây
Ninh, Long An, Tiền Giang;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, KGVX, ĐP;
- Lưu: Văn thư, KTN (6b).
|
KT.
THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Hoàng Trung Hải
|