HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 111/NQ-HĐND
|
Thừa Thiên
Huế, ngày 14 tháng 10 năm 2021
|
NGHỊ
QUYẾT
VỀ
VIỆC GIAO KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2021
- 2025 TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ
KHÓA VIII, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 2
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25
tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng
6 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày
28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn
2021-2025;
Căn cứ Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14
ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc,
tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn
2021 - 2025;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày
06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Đầu tư công;
Căn cứ Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg
ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một
số điều của Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn
đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày
21 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư vốn
ngân sách nhà nước năm 2021;
Căn cứ Quyết định số 1535/QĐ-TTg ngày
15 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư công
trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND
ngày 26 tháng 4 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định nguyên tắc,
tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương giai đoạn
2021 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 29/2021/NQ-HĐND
ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh
tế-xã hội 5 năm 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 84/NQ-HĐND ngày
28 tháng 8 năm 2020; Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 26 tháng 4 năm 2021; Nghị
quyết số 75/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc
cho ý kiến dự kiến danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 -
2025 tỉnh Thừa Thiên Huế;
Xét Tờ trình số 9502/TTr-UBND ngày 12
tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao kế hoạch đầu tư công
trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Thừa Thiên Huế; Báo
cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội
đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước
giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Thừa Thiên Huế như sau: (chưa bao gồm vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia)
1. Mục tiêu, định hướng, nguyên tắc
a) Mục tiêu
Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại và nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các
nguồn vốn đầu tư phát triển, từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội thiết yếu, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và phát
triển Thừa Thiên Huế đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
b) Định hướng
Tập trung đầu tư các chương trình, dự
án trọng tâm, trọng điểm thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW, ngày 10 tháng 12 năm
2019 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 83/NQ-CP , ngày 27 tháng 5 năm 2020 của
Chính phủ về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 tầm nhìn đến
năm 2045; các dự án, đề án, chương trình trọng điểm phát triển các ngành, lĩnh
vực nhằm thực hiện hiệu quả. Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh (khoá XVI) và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021
- 2025. Trong đó, tập trung các ngành, lĩnh vực sau:
- Lĩnh vực nông nghiệp: Tập trung nguồn
lực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; đầu tư kết
cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp, hạ tầng giao thông nông thôn; nâng cấp, sửa
chữa hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp; các công trình phòng,
tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu.
- Lĩnh vực công nghiệp: Đầu tư đồng bộ
hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp kỹ thuật cao Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô; hệ
thống xử lý nước thải tập trung, các tuyến đường trục chính tại các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, đẩy mạnh phát triển Công nghiệp nông thôn.
- Lĩnh vực du lịch, dịch vụ: Đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu
vùng Mê Công mở rộng - giai đoạn 2; các dự án hạ tầng phát triển du lịch sinh
thái, du lịch cộng đồng.
- Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông
kết nối các đô thị với khu vực ven biển, đầm phá; xây dựng tuyến đường ven biển,
đường Tố Hữu kết nối sân bay Phú Bài, đường Nguyễn Hoàng - cầu vượt Sông Hương
- Đường vành đai 3, đường Mỹ An - Thuận An, Đê chắn sóng cảng Chân Mây - giai
đoạn 2, dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng Khu vực I (Kinh thành Huế), hạ
tầng Khu đô thị mới Thuận An, khu đô thị mới Mỹ Thượng, đô thị Phong Điền, hạ tầng
đô thị thành phố Huế, hạ tầng các xã lên phường.
- Đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ
thông tin nhằm hoàn thiện chính quyền điện tử, triển khai dự án chuyển đổi số,
dịch vụ đô thị thông minh, hình thành Khu công nghệ cao quốc gia, Khu công nghệ
thông tin tập trung, Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
- Đầu tư hạ tầng xây dựng Trung tâm
Văn hóa, du lịch đặc sắc; Trung tâm Y tế chuyên sâu; Trung tâm Giáo dục và đào
tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; Trung tâm khoa học và công nghệ.
- Ưu tiên nguồn lực hoàn thành các quy
hoạch: Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch bảo tồn
và phát huy giá trị quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045;
Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế và các quy hoạch ngành, lĩnh vực liên
quan.
c) Nguyên tắc
- Phân bổ kế hoạch vốn phải tuân thủ
Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội, Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng
Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số
973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định
về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách
nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
- Ưu tiên bố trí nguồn vốn thanh toán
nợ đọng xây dựng cơ bản, hoàn trả số vốn ứng trước, dự án đã hoàn thành và bàn
giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay
ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài (bao gồm cả vốn đối ứng), các dự án chuyển
tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt, dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế
hoạch, nhiệm vụ quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, dự án khởi công mới.
2. Tổng nguồn vốn: 20.342,473 tỷ đồng,
bao gồm:
a) Vốn ngân sách trung ương: 7.821,173
tỷ đồng, chiếm 38,44%:
- Nguồn bổ sung mục tiêu từ trung
ương: 5.755,58 tỷ đồng.
- Nguồn vốn nước ngoài (ODA):
2.065,593 tỷ đồng.
b) Vốn ngân sách địa phương: 12.521,3
tỷ đồng, chiếm 61,66%:
- Nguồn xây dựng cơ bản vốn tập trung
trong nước: 2.679,923 tỷ đồng.
- Nguồn thu sử dụng đất: 8.443,682 tỷ
đồng.
- Nguồn xổ số kiến thiết: 600 tỷ đồng.
- Nguồn từ thu phí và lệ phí: 565,395
tỷ đồng.
- Nguồn bội chi ngân sách địa phương
(vay lại): 232,3 tỷ đồng.
(chi tiết tại
Biểu số 01 đính kèm)
3. Tổng nguồn vốn (phân cấp quản lý):
20.342,473 tỷ đồng, bao gồm:
(Chi tiết tại
Biểu số 02 đính kèm)
a) Cấp tỉnh quản lý: 15.901,991 tỷ đồng:
- Thu hồi các khoản ứng trước: 691,133
tỷ đồng. Trong đó: hoàn ứng ngân sách trung ương: 157,829 tỷ đồng; hoàn ứng
ngân sách địa phương: 533,304 tỷ đồng.
- Dự án chuyển tiếp giai đoạn 2016 -
2020 chuyển sang giai đoạn 2021 - 2025: 5.901,822 tỷ đồng. Trong đó: ngân sách
trung ương (trong nước và nước ngoài - ODA, vay ưu đãi): 4.043,344 tỷ đồng;
ngân sách địa phương: 1.858,478 tỷ đồng.
(Chi tiết tại
Biểu số 2.1 đính kèm)
- Dự án khởi công mới giai đoạn 2021 -
2025: 8.581,432 tỷ đồng. Trong đó: ngân sách trung ương: 3.620 tỷ đồng; ngân
sách địa phương: 4.961,432 tỷ đồng.
(Chi tiết tại
Biểu số 2.2 đính kèm)
(Danh mục dự
án có nguồn vốn trung ương (trong nước và nước ngoài - ODA, ưu đãi) chi tiết tại
Biểu số 2.3 và 2.4 đính kèm)
- Quyết toán dự án hoàn thành: 60 tỷ đồng.
- Dự phòng/chưa phân khai: 667,604 tỷ
đồng.
b) Cấp huyện, xã quản lý: 4.440,482 tỷ
đồng:
- Nguồn thu sử dụng đất cấp huyện:
3.143,682 tỷ đồng.
- Nguồn xây dựng cơ bản vốn tập trung
trong nước phân cấp cho 2 thị xã và thành phố Huế: 623 tỷ đồng.
- Nguồn bổ sung có mục tiêu cho cấp
huyện: 673,8 tỷ đồng.
(Chi tiết tại
Biểu số 2.5 đính kèm)
4. Thống nhất danh mục các dự án phân
bổ trong nguồn vốn bổ sung ngoài kế hoạch năm 2021: 942,7 tỷ đồng.
(Chi tiết tại
Biểu số 3 kèm theo)
Điều 2. Giải pháp triển
khai thực hiện
1. Tập trung quán triệt và triển khai
nghiêm túc, hiệu quả quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành kế
hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, nhất là việc đẩy nhanh công
tác chuẩn bị đầu tư, cắt giảm thủ tục hành chính không cần thiết, công tác giải
ngân vốn, công tác giải phóng mặt bằng.
2. Tập trung triển khai các cơ chế,
chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội nhằm huy động tối đa nguồn lực cho đầu tư phát triển.
3. Đẩy mạnh thu hút đầu tư, cải thiện
môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội. Tranh thủ nguồn lực Trung ương hỗ trợ có mục tiêu, vốn ODA, vốn vay
nước ngoài; vốn đầu tư ngoài nhà nước để thực hiện các dự án trọng điểm, động lực
của tỉnh.
4. Xác định danh mục các công trình, dự
án cấp thiết, trọng tâm trọng điểm cần ưu tiên đầu tư đối với các ngành, lĩnh vực
đảm bảo đúng định hướng, nguyên tắc phân bổ.
5. Bố trí nguồn vốn đầu tư tập trung,
tránh dàn trải, manh mún nhằm hoàn thành để đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả
đầu tư; chỉ bố trí vốn cho các công trình, dự án đảm bảo thủ tục đầu tư theo
quy định. Các dự án khởi công mới chỉ được tổ chức đấu thầu và thi công khi đã
hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.
6. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo
sự chủ động gắn với các biện pháp giám sát, kiểm tra chặt chẽ, đảm bảo hiệu quả
đầu tư; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, nhất là về các thủ tục đầu
tư, công tác giải phóng mặt bằng nhằm đảm bảo nâng cao khả năng và tỷ lệ giải
ngân kế hoạch vốn được giao.
7. Thực hành tiết kiệm, chống thất
thoát, lãng phí trong đầu tư công nhất là công tác đấu thầu; quản lý chặt chẽ
và sử dụng hiệu quả, đúng mục đích việc sử dụng khoản vốn dự phòng chung trong
kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
8. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế, các ban quản lý dự án,
chủ đầu tư thường xuyên kiểm tra, giám sát, thanh tra trong quá trình triển
khai chương trình, dự án; đôn đốc, xử lý các dự án chậm tiến độ; nâng cao vai
trò, trách nhiệm của đơn vị đề xuất chủ trương đầu tư, của chủ đầu tư; xử lý
nghiêm các trường hợp nhà thầu vi phạm, các trường hợp tiêu cực trong quản lý,
chậm giải ngân vốn đầu tư công.
Điều 3. Tổ chức thực
hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển
khai thực hiện Nghị quyết.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân,
các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh giám sát việc
thực hiện Nghị quyết theo nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật quy định.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VIII, Kỳ họp chuyên đề lần thứ 2 thông qua ngày 14
tháng 10 năm 2021./.
Nơi nhận:
-
Như
Điều 3;
- UBTV Quốc hội, Chính phủ;
- Ban Công tác đại biểu;
- Các Bộ: KH&ĐT, TC;
- Thường vụ Tỉnh ủy;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- TT.HĐND, UBND các huyện, thị xã và TP.Huế;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- VP: LĐ và các CV;
- Lưu: VT, LT.
|
CHỦ TỊCH
Lê Trường Lưu
|