ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
31/2018/QĐ-UBND
|
Đà Nẵng, ngày 28
tháng 09 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP, PHỐI HỢP QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12
ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Pháp lệnh cảnh sát môi trường số
10/2014/UBTVQH13 ngày 23 tháng 12 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng
02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an
toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 30 tháng
11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực
phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến; nước
khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng
thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;
Căn cứ Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03
tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định
việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng
nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27
tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định
điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với cơ sở sản xuất
ban đầu nhỏ lẻ;
Căn cứ Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11 tháng
12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với
cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống;
Căn cứ Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22 tháng
12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ
sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;
Thực hiện Quyết định số 1268/QĐ-TTg ngày 25
tháng 8 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập Ban Quản lý
An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng;
Theo đề nghị của Trưởng ban Ban Quản lý An toàn
thực phẩm thành phố Đà Nẵng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là quy định phân công, phân
cấp, phối hợp quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 12 năm 2018.
Bãi bỏ Quyết định số 2937/QĐ-UBND ngày 03 tháng 5 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc ban hành quy định phân công nhiệm vụ quản lý
nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Quyết định số
2771/QĐ-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà
Nẵng về việc phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản
xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Sở Công Thương; Quyết
định số 4643/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố Đà Nẵng về việc phân công, phân cấp kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh
doanh vật tư nông nghiệp, nông lâm thủy sản và quản lý cơ sở sản xuất ban đầu
nhỏ lẻ thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng; Quyết định số 1424/QĐ-SYT của Giám đốc Sở Y tế ngày
03 tháng 6 năm 2013 về việc ban hành quy định phân cấp nhiệm vụ quản lý và tham
gia quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong ngành Y tế.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Trưởng ban Ban Quản
lý An toàn thực phẩm; Giám đốc các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Công Thương; Công an thành phố; Thủ trưởng các sở, ngành liên quan và Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Y tế;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bộ Công Thương;
- Bộ Tư pháp;
- Cục Kiểm tra văn bản;
- Thường trực Thành ủy, Thường trực HĐND thành phố;
- Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố;
- UBMTTQVN thành phố;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND thành phố;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các quận, huyện;
- UBND các xã, phường;
- Cổng thông tin điện tử thành phố;
- Lưu: VT, KGVX, BQLATTP.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Huỳnh Đức Thơ
|
QUY ĐỊNH
PHÂN
CÔNG, PHÂN CẤP, PHỐI HỢP QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 31/2018/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2018 của
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Văn bản này quy định phân công, phân cấp, phối hợp
thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của từng sở, ban,
ngành, UBND các quận, huyện, UBND các xã, phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với: các cơ quan, tổ chức
thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; các tổ chức, cá nhân
sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; các tổ chức, cá
nhân khác có liên quan.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện
quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
1. Phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành và
UBND các quận, huyện trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo
đúng quy định của pháp luật. Chia sẻ thông tin kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm
sau thanh tra, kiểm tra giữa các cơ quan thực hiện và các cơ quan khác có liên
quan.
2. Đối với cơ sở sản xuất, kinh
doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan
quản lý chuyên ngành trở lên thì cơ quan quản lý là Ban Quản lý An toàn thực phẩm.
Chương II
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN
LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 4. Ban Quản lý An toàn thực
phẩm
1. Quản lý cơ sở sản xuất, kinh
doanh sản phẩm thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trên địa
bàn thành phố theo phân cấp của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Bộ Công Thương giao cho Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Chi cục
An toàn vệ sinh thực phẩm và theo nhiệm vụ được giao tại Quyết định số
7231/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2017 của UBND thành phố Đà Nẵng quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý An toàn thực phẩm
thành phố Đà Nẵng.
2. Quản lý: siêu thị, trung tâm
thương mại; chợ đầu mối; chợ đầu mối thủy sản gắn liền với cảng cá; chợ đấu giá
nông sản, thủy sản; chợ do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng thuộc
cấp thành phố quản lý; doanh nghiệp kinh doanh, quản lý chợ; cửa hàng kinh
doanh sản phẩm động vật tươi sống; cửa hàng tiện ích, các cơ sở thuộc hệ thống
dự trữ, phân phối và các loại hình kinh doanh khác theo phân cấp của Bộ Công
Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
a) Cơ sở có Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư, bao gồm: chế biến suất ăn sẵn;
nhà hàng ăn uống; nhà hàng ăn uống trong cơ sở lưu trú du lịch; cửa hàng ăn uống;
cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín.
b) Bếp ăn tập thể trong khu
công nghệ cao, các khu công nghiệp, chế xuất, (không kể số lượng suất ăn) và
ngoài khu công nghệ cao, các khu công nghiệp, chế xuất có quy mô trên 200 suất
ăn/lần phục vụ.
c) Cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống trong Khu công
nghệ cao, các khu công nghiệp, chế xuất, khu du lịch, siêu thị, bệnh viện cấp
thành phố; căng tin ăn uống trong các sở, ban, ngành, trường học trung học phổ
thông, trung cấp nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, cao đẳng, đại học.
4. Tổ chức cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
an toàn thực phẩm đối với các cơ sở được quy định tại Khoản 1, 2, 3, Điều này
theo quy định của pháp luật, bao gồm:
a) Cơ sở có Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh
nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, nước đá, thực phẩm chức năng, thực
phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực
phẩm có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
5. Tổ chức tiếp nhận bản tự
công bố sản phẩm đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm có Giấy chứng nhận đăng
ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận
đầu tư.
6. Tổ chức tiếp nhận và quản lý
hồ sơ cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, Giấy xác nhận nội dung
quảng cáo đối với sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc
biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
7. Thực hiện cấp Giấy xác nhận
kiến thức an toàn thực phẩm đối với cơ sở được quy định tại Khoản 1, 2, 3, Điều
này.
8. Tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở được quy định
tại Khoản 1, 2, 3, Điều này.
9. Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, cơ quan, đơn vị có liên quan ký kết hợp tác với các tỉnh, thành phố
cung ứng thực phẩm an toàn cho thành phố Đà Nẵng và xác nhận chuỗi cung ứng thực
phẩm an toàn đối với sản phẩm trồng trọt, thủy sản, chăn
nuôi.
Điều 5. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
1. Quản lý cơ sở sản xuất ban đầu
(trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thu hái, đánh bắt, khai thác nông
lâm thủy sản) có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Quản lý cơ sở giết mổ gia
súc, gia cầm và động vật khác.
3. Quản lý tàu đánh bắt cá có
công suất máy chính từ 20cv trở lên và cảng cá.
4. Quản lý cơ sở sản xuất, kinh
doanh vật tư nông nghiệp có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng
nhận đăng ký hộ kinh doanh.
5. Tổ chức thanh tra, kiểm tra
các cơ sở được quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, Điều này.
6. Phối hợp với Ban Quản lý An toàn thực phẩm ký kết
hợp tác với các tỉnh, thành phố cung ứng thực phẩm an toàn cho thành phố Đà Nẵng
và xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn đối với sản phẩm trồng trọt, thủy
sản, chăn nuôi.
Điều 6. Sở Công Thương
Chủ trì thực hiện việc kiểm tra phòng chống thực phẩm
giả, gian lận thương mại trên thị trường đối với tất cả các loại thực phẩm, phụ
gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa
đựng thực phẩm
Điều 7. Công an thành phố
Tổ chức điều tra, xử lý đối với các loại tội phạm
vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm như: buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng
giả; sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, kháng sinh, thuốc thú y,
thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ trong trồng trọt,
chăn nuôi, nuôi trồng, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm.
Điều 8. UBND quận, huyện
1. Quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
trên địa bàn quận, huyện.
a) Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, trừ Khoản 1, 2,
3, Điều 5, Chương này.
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh các
sản phẩm thực phẩm có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và cơ sở không được
cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư, trừ cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, nước
khoáng thiên nhiên, nước đá, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất
dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, sản phẩm dinh dưỡng
y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, thực phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ
đến 36 tháng tuổi.
c) Hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực
phẩm không có địa điểm cố định.
2. Quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
a) Cơ sở chế biến suất ăn sẵn; nhà hàng ăn uống; cửa
hàng ăn uống; quán ăn, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm
chín có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
b) Bếp ăn tập thể: Ngoài khu
công nghiệp, khu chế xuất có quy mô từ 30 suất ăn/ lần phục vụ đến 200 suất ăn/
lần phục vụ; trong các trường học trung học cơ sở, tiểu học, nhà trẻ, mầm non,
nhóm trẻ gia đình có từ 30 cháu trở lên; trong các cơ quan, đơn vị cấp quận,
huyện.
c) Căng tin ăn uống: Trong các cơ quan, đơn vị cấp
quận, huyện; trong cơ sở do cấp quận huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh
doanh; trong các trường học trung học cơ sở, tiểu học, nhà trẻ, mầm non.
3. Quản lý: Chợ do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn
đầu tư xây dựng thuộc cấp quận, huyện quản lý; hợp tác xã kinh doanh, quản lý
chợ.
4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh vật
tư nông nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
5. Tổ chức cấp Giấy chứng nhận
cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc thực hiện ký cam kết bảo đảm an toàn
thực phẩm đối với các cơ sở được quy định tại Khoản 1, 2, Điều này theo quy định
của pháp luật.
6. Tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở được quy định
tại Khoản 1, 2, 3, 4, Điều này.
7. Thực hiện cấp Giấy xác nhận
kiến thức an toàn thực phẩm đối với cơ sở thuộc cấp quận, huyện và xã phường quản
lý.
8. Kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các
cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ các sự kiện, lễ hội do địa phương tổ
chức.
9. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục,
truyền thông về an toàn thực phẩm cho nhân dân trên địa bàn.
Điều 9. UBND xã, phường
1. Quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
a) Cơ sở chế biến suất ăn sẵn,
cửa hàng ăn uống, quán ăn, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín
không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
b) Nhóm trẻ gia đình dưới 30 cháu.
2. Quản lý cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.
3. Quản lý: Chợ do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn
đầu tư xây dựng thuộc cấp xã, phường quản lý; chợ tạm.
4. Tổ chức kiểm tra các cơ sở được quy định tại Khoản
1, 2, 3, Điều này.
5. Thực hiện ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối
với các cơ sở được quy định tại Khoản 1, 2, Điều này theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Phối hợp trong hoạt động
bảo đảm an toàn thực phẩm
1. Ban Quản lý An toàn thực phẩm
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ban,
ngành, đơn vị có liên quan trong việc triển khai các hoạt động phòng ngừa, ngăn
chặn và khắc phục các sự cố về an toàn thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm và
ngộ độc thực phẩm.
b) Tổ chức thanh tra, kiểm tra cơ sở thuộc cấp quận,
huyện quản lý và phải có thông báo bằng văn bản cho UBND quận, huyện biết.
2. Sở Y tế
a) Chỉ đạo các cơ sở y tế báo cáo kịp thời các trường
hợp nghi ngờ ngộ độc thực phẩm vào cấp cứu và điều trị. Chịu trách nhiệm tổ chức
cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm và cung cấp thông tin
liên quan phục vụ công tác điều tra nguyên nhân ngộ độc thực phẩm.
b) Chỉ đạo Trung tâm Y tế quận, huyện, Trạm Y tế
xã, phường phối hợp với các cơ quan chức năng tham gia thanh tra, kiểm tra,
giám sát và triển khai các hoạt động về an toàn thực phẩm trên địa bàn theo chức
năng nhiệm vụ được giao và theo quy định của pháp luật
3. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với
Ban Quản lý An toàn thực phẩm, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Sở Công Thương đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền an toàn thực phẩm trên
các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tuyên truyền, phổ
biến kiến thức về an toàn thực phẩm cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cấp
dưỡng trong các đơn vị trường học có bếp ăn tập thể, trường mầm non. Lồng ghép
giảng dạy cho học sinh kiến thức cơ bản về an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe
bản thân, gia đình và cộng đồng thông qua môn học liên quan và các hoạt động
ngoại khóa.
5. Sở Du lịch phối hợp với Ban Quản lý An toàn thực
phẩm trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các nhà hàng trong cơ sở lưu
trú du lịch.
6. Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Ban Quản lý
An toàn thực phẩm trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh
dịch vụ ăn uống phục vụ các sự kiện lễ hội cấp thành phố trở lên.
7. Đài Phát thanh - Truyền hình thành phố Đà Nẵng
(DRT), Báo Đà Nẵng, Báo Công an Đà Nẵng phối hợp với Ban Quản lý an toàn thực
phẩm và các đơn vị liên quan tiếp tục nâng cao chất lượng chuyên mục tuyên truyền
về xây dựng thành phố an toàn thực phẩm, đảm bảo phong phú về nội dung, đa dạng
về hình thức nhằm thu hút được nhiều người dân quan tâm.
8. Ban Quản lý khu Công nghệ cao và Ban Quản lý các
khu công nghiệp và chế xuất có trách nhiệm phối hợp với Ban Quản lý An toàn thực
phẩm về việc cung cấp thông tin danh sách doanh nghiệp trong khu công nghệ cao,
các khu công nghiệp và chế xuất có bếp ăn tập thể và tuyên truyền, phổ biến các
quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
9. UBND các quận, huyện
a) Phối hợp với Ban Quản lý An toàn thực phẩm điều
tra và xử lý sự cố về an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm trên địa bàn.
b) Cử cán bộ tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra,
cung cấp thông tin, địa chỉ cơ sở, hoặc tổ chức thực hiện kiểm tra theo sự chỉ
đạo của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm cấp thành phố.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11. Quy định chuyển tiếp
1. Các Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm, Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận công bố hợp
quy, Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm và các giấy chứng nhận
khác được cấp trước đây vẫn còn giá trị cho đến khi hết thời hạn hiệu lực được
ghi trong Giấy chứng nhận, Giấy xác nhận, Giấy tiếp nhận.
2. Các cơ quan, đơn vị, địa phương tiến hành bàn
giao hồ sơ các cơ sở theo phân công, phân cấp tại Quy định này.
Điều 12. Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của Ban Quản lý An toàn thực phẩm
a) Tham mưu và tổ chức thực thi pháp luật về an
toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.
b) Triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực
hiện quyết định này trên địa bàn thành phố.
c) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại
quyết định này.
d) Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện quyết định
này về UBND thành phố và Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ
Công Thương.
2. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Sở Công Thương, Sở Y tế và các sở, ban, ngành liên quan: theo chức
năng, nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm triển khai thực hiện và phối hợp,
hỗ trợ các đơn vị có liên quan thực hiện.
3. Trách nhiệm của UBND quận, huyện
a) Thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
và chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận,
huyện. Chủ tịch UBND cấp quận, huyện trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng ban chỉ đạo
liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm cấp quận, huyện; chủ động tổ chức lực
lượng thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn; trực
tiếp chỉ đạo và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an
toàn thực phẩm của UBND xã, phường; chịu trách nhiệm trước UBND thành phố và
trước pháp luật khi để xảy ra vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa
bàn.
b) Phân công, chỉ đạo các phòng (Phòng Y tế, Phòng
Kinh tế, Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Ban Quản lý các chợ quận, huyện) triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý về an
toàn thực phẩm trên địa bàn quận, huyện.
c) Chỉ đạo, kiểm tra UBND xã, phường triển khai thực
hiện các nhiệm vụ quản lý về an toàn thực phẩm theo phân công.
4. Chế độ báo cáo
Các sở, ban ngành và UBND các quận, huyện thực hiện
tổng hợp báo cáo định kỳ (trước ngày 25 của tháng 6, tháng 12), đột xuất, thống
kê số liệu kết quả thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm hằng quý về Ban
Quản lý An toàn thực phẩm để tổng hợp báo cáo UBND thành phố và các Bộ, ngành
liên quan.
5. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng
mắc, phát sinh không phù hợp cần bổ sung, sửa đổi thì các sở, ban, ngành có
liên quan, UBND các cấp phản ánh về Ban Quản lý An toàn thực phẩm để tổng hợp
trình UBND thành phố xem xét, quyết định./.