ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2774/QĐ-UBND
|
Bình
Định, ngày 01 tháng 8 năm 2024
|
QUYẾT
ĐỊNH
THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH TRONG LĨNH VỰC NGƯỜI CÓ CÔNG, BẢO TRỢ XÃ HỘI THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG
QUẢN LÝ CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
CHỦ TỊCH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục
hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm
soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số
02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số
08/2022/QĐ-UBND ngày 21 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành
Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2021 - 2026;
Căn cứ Quyết định số
03/2021/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định
ban hành Quy chế hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Quyết định số
400/QĐ-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban
hành Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2024 trên địa bàn
tỉnh;
Theo đề nghị của
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 137/TTr-SLĐTBXH
ngày 22 tháng 7 năm 2024.
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Thông
qua phương án đơn giản hóa 02 thủ tục hành chính trong lĩnh vực Người có công, Bảo
trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội (Phụ
lục kèm theo).
Điều 2.
1. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cụ thể hóa việc áp
dụng thực thi phương án đơn giản hóa đối với 02 thủ tục hành chính đã được thông
qua tại Điều 1 của Quyết định này.
2. Giao Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội và các cơ quan, đơn vị liên quan thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục
hành chính theo quy định.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và
các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này kể từ ngày ký ban hành./.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lâm Hải Giang
|
PHỤ
LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA 02 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC NGƯỜI CÓ CÔNG, BẢO TRỢ XÃ HỘI THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ
CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2774/QĐ-UBND ngày 01/8/2024 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh)
I.
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH (lĩnh vực Người có công)
1.
Thủ tục: Giải quyết chế độ người có công giúp đỡ cách mạng (Mã TTHC:
1.010820.000.00.00.H08)
1.1. Nội dung đơn
giản hóa
- Về thời gian giải
quyết: đề nghị cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính “Giải quyết
chế độ người có công giúp đỡ cách mạng” được công bố tại Quyết định số
1280/QĐ-UBND ngày 19/4/2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định, từ 24
ngày xuống còn 21 ngày (giảm 03 ngày).
- Lý do: qua quá
trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính nêu trên nhận thấy tỷ lệ hồ sơ giải
quyết đúng hạn và sớm hạn ở mức cao. Do đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm
chi phí và thời gian cho tổ chức, cá nhân, đề nghị cắt giảm thời gian giải
quyết từ 24 ngày xuống còn 21 ngày (giảm 03 ngày) với quy trình xử lý như sau:
Ghi chú:
(1): Tổ chức, cá
nhân nộp hồ sơ đến Bộ phận Một cửa cấp xã;
(2): Cán bộ một cửa
cấp xã tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, chuyển hồ sơ đến phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội cấp huyện;
(3): Phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội cấp huyện kiểm tra, chuyển hồ sơ đến Phòng Người có
công (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội)
(4): Phòng Người có
công (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) xử lý hồ sơ và trình Lãnh đạo Sở
xem xét;
(5): Lãnh đạo Sở
xem xét, ký duyệt hồ sơ và chuyển Văn thư Sở;
(6): Văn thư Sở vào
sổ chuyển kết quả đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và theo nơi
nhận.
|
1.2. Kiến nghị thực
thi
Tại Điều 69 Nghị định
số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ, trong đó quy định thời gian
giải quyết thủ tục hành chính của thủ tục “Giải quyết chế độ người có công giúp
đỡ cách mạng” là 24 ngày, trong đó thời gian giải quyết của Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội được quy định “Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong
thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra,
ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi theo Mẫu số 67 Phụ lục I Nghị định
này”.
Do đó, theo nội dung
tại mục 1.1, phần I của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề
nghị sửa đổi nội dung tại khoản 4 Điều 69 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày
30/12/2021 của Chính phủ như sau: “Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
trong thời gian 09 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm
kiểm tra, ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi theo Mẫu số 67 Phụ lục I Nghị
định này”.
1.3. Lợi ích phương
án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ
TTHC trước khi đơn giản hóa ước tính: 34.646.040 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC
sau khi đơn giản hóa ước tính: 30.446.520 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm
cho cá nhân, tổ chức ước tính: 4.199.520 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi
phí: 12,12%.
II.
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ (lĩnh vực Bảo trợ xã hội)
1.
Thủ tục: Xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận
khuyết tật
(Mã
TTHC: 1.001699.000.00.00.H08)
1.1.Nội dung đơn
giản hóa
- Về thời gian giải
quyết: đề nghị cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính “Xác định,
xác định lại mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật” được
công bố tại Quyết định số 788/QĐ-UBND ngày 11/3/2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh, từ 25 ngày làm việc xuống còn 23 ngày làm việc (giảm 02 ngày làm
việc).
- Lý do: qua quá
trình giải quyết thủ tục hành chính nêu trên nhận thấy tỷ lệ hồ sơ giải quyết
đúng và trước hạn ở mức cao. Do đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí
và thời gian cho tổ chức, cá nhân, đề nghị cắt giảm thời gian giải quyết từ 25
ngày làm việc xuống còn 23 ngày làm việc (cắt giảm 02 ngày làm việc), quy
trình xử lý thủ tục hành chính với trình tự như sau:
(Hình bị
ẩn)
Ghi chú:
(1): Tổ chức, cá
nhân nộp hồ sơ đến Bộ phận Một cửa cấp xã;
(2): Cán bộ một cửa
cấp xã tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, chuyển hồ sơ đến Công chức Văn hóa - Xã hội
cấp xã;
(3): Công chức Văn
hóa - Xã hội cấp xã giải quyết hồ sơ chuyển kết quả đến Lãnh đạo UBND cấp xã;
(4): Lãnh đạo UBND
cấp xã phê duyệt kết quả chuyển đến bộ phận văn thư cấp xã;
(5): Văn thư vào sổ
chuyển kết quả đến Tổ chức, cá nhân.
|
1.2. Kiến nghị thực
thi
Tại Điều 5, Điều 6 Thông
tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02/01/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do hội đồng xác định mức độ
khuyết tật thực hiện quy định thời gian giải quyết thủ tục hành chính của thủ
tục “Xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật”
là 25 ngày làm việc (đối với trường hợp không khiếu nại), trong đó Khoản 2
Điều 5 Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH quy định “Trong thời hạn 20 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người đề nghị, Chủ tịch
Hội đồng có trách nhiệm:
a) Gửi văn bản tham
khảo ý kiến cơ sở giáo dục về tình trạng khó khăn trong học tập, sinh hoạt,
giao tiếp và kiến nghị về dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật của người được
xác định mức độ khuyết tật đang đi học theo Mẫu số 04 ban hành kèm
theo Thông tư này;
b) Triệu tập các
thành viên, gửi thông báo về thời gian và địa điểm xác định mức độ khuyết
tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ…”.
Do đó, theo nội dung
tại mục 1.1, phần II của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề
nghị sửa đổi nội dung tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày
02/01/2019 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội:
“2. Trong thời hạn 18
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người đề nghị, Chủ tịch Hội
đồng có trách nhiệm:
a) Gửi văn bản tham
khảo ý kiến cơ sở giáo dục về tình trạng khó khăn trong học tập, sinh hoạt,
giao tiếp và kiến nghị về dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật của người được
xác định mức độ khuyết tật đang đi học theo Mẫu số 04 ban hành kèm
theo Thông tư này;
b) Triệu tập các
thành viên, gửi thông báo về thời gian và địa điểm xác định mức độ khuyết
tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ…”
1.3. Lợi ích phương
án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ
TTHC trước khi đơn giản hóa ước tính: 1.040.618.890 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ
TTHC sau khi đơn giản hóa ước tính: 949.279.330 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm
cho cá nhân, tổ chức ước tính: 91.339.560 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi
phí: 9%.