BỘ
TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2558/QĐ-BTC
|
Hà
Nội, ngày 12 tháng 12
năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG VIỆC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN NGOÀI NƯỚC GIỮA CÁC
ĐƠN VỊ THUỘC BỘ TÀI CHÍNH
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP
ngày 26/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Tài chính;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản
lý nợ và Tài chính đối ngoại và Thủ trưởng các Đơn vị thuộc Bộ có liên quan;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy chế phối hợp
trong việc quản lý nguồn vốn ngoài nước giữa các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Việc
phối hợp giữa các đơn vị trong Bộ Tài chính trong công tác quản lý nợ công sẽ
được quy định tại quyết định riêng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký, Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Vụ
trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài chính chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Lãnh đạo Bộ (để báo cáo);
- Như Điều 2;
- Lưu: VT, QLN (30b)
|
BỘ TRƯỞNG
Đinh Tiến Dũng
|
QUY CHẾ PHỐI HỢP
TRONG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN NGOÀI NƯỚC GIỮA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC BỘ TÀI CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2558/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi, đối tượng áp dụng
Quy chế này quy
định việc phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, gồm
Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Cục QLN&TCĐN), Vụ Ngân sách nhà nước
(Vụ NSNN), Vụ Đầu tư (Vụ ĐT), Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp (Vụ HCSN), Vụ
Pháp chế, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Vụ TCNH), Kho bạc
Nhà nước (KBNN), Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị khác liên quan
trong việc quản lý tài chính đối với nguồn vốn ngoài nước thuộc trách nhiệm của
Bộ Tài chính.
Quy chế này không quy định việc phối
hợp giữa các đơn vị trong Bộ Tài chính trong công tác quản lý nợ công.
Điều 2. Phạm vi
lĩnh vực công tác phối hợp trong quản lý tài chính nguồn vốn ngoài nước
Công tác phối hợp trong quản lý tài
chính đối với nguồn vốn ngoài nước giữa Cục QLN&TCĐN và các đơn vị thuộc Bộ
bao gồm:
1. Công tác quản lý vốn đầu tư nguồn
ngoài nước của ngân sách trung ương;
2. Công tác quản lý vốn chi thường
xuyên nguồn ngoài nước của ngân sách trung ương;
3. Công tác quản lý vốn bổ sung có mục
tiêu và cho vay lại cho ngân sách địa phương nguồn ngoài nước;
4. Công tác quản lý vốn cho vay lại đối
với dự án đầu tư, hạn mức tín dụng từ nguồn vốn ngoài nước.
Điều 3. Nguyên tắc
phối hợp
1. Đảm bảo thực hiện đúng chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị.
2. Tuân thủ trình tự, thủ tục, thời
gian thực hiện theo quy định tại Quy chế này và các quy định tại các văn bản
pháp luật khác có liên quan để đảm bảo thời gian, tiến độ thực hiện, nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác quản lý tài chính nguồn vốn vay, viện trợ nước ngoài.
3. Đảm bảo kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động phối hợp; đề cao trách
nhiệm cá nhân của Thủ trưởng đơn vị, cán bộ, công chức tham gia phối hợp.
4. Đơn vị chủ trì cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu. Đơn vị phối hợp góp ý kiến,
cử cán bộ tham gia đầy đủ trong phạm vi lĩnh vực, chuyên
môn phụ trách được phân công.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Phối hợp
trong công tác quản lý vốn đầu tư nguồn ngoài nước của ngân sách trung ương
1. Chuẩn bị dự án mới:
a. Cục QLN&TCĐN chủ trì, phối hợp
với Vụ ĐT, Vụ NSNN và các đơn vị liên quan trong Bộ báo cáo Lãnh đạo Bộ để báo
cáo cấp có thẩm quyền hoặc góp ý với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(KHĐT) hoặc cơ quan liên quan khác về đề xuất dự án; chủ trương đầu tư hoặc báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi; thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; đánh
giá tác động đến nợ công; kiến nghị cơ chế tài chính; góp ý văn kiện dự án, báo
cáo đầu tư. Vụ ĐT, Vụ NSNN và các đơn vị liên quan phối hợp có ý kiến đầy đủ và
cụ thể về các nội dung liên quan đến
lĩnh vực phụ trách của từng đơn vị. Vụ ĐT góp ý rõ về nguồn vốn và khả năng cân
đối vốn từ nguồn trong nước, nguồn vốn đối ứng của dự án.
b. Vụ ĐT chủ trì, phối hợp với Cục
QLN&TCĐN và Vụ NSNN và các đơn vị liên quan trong Bộ báo cáo Lãnh đạo Bộ để
góp ý với Cơ quan liên quan về danh mục dự án đầu tư cụ thể trong
các khoản vay chương trình mục tiêu, chương trình tài trợ theo phương thức hỗ
trợ ngân sách nhà nước mà theo đó, vốn ngoài nước được chuyển về hòa ngân sách
nhà nước (NSNN) và chi theo cơ chế mua sắm, định mức, thanh toán tương tự như
nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) trong nước.
2. Đàm phán, ký kết hiệp định, thỏa
thuận vay, viện trợ:
a. Cục QLN&TCĐN chủ trì, phối hợp
với Vụ Pháp chế (nếu không có đại diện Bộ Tư pháp tham gia) đàm phán Hiệp định
vay, thỏa thuận vay, viện trợ lấy ý kiến các cơ quan liên quan báo cáo Lãnh đạo
Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc để Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch
nước phê duyệt, phê chuẩn nội dung dự thảo Hiệp định vay, thỏa thuận vay, viện
trợ theo quy định của pháp luật.
b. Cục QLN&TCĐN xin ý kiến Vụ
Pháp chế báo cáo Lãnh đạo Bộ đề nghị Bộ Tư pháp cấp ý kiến pháp lý cho Hiệp định
vay, thỏa thuận vay sau khi ký kết trong trường hợp Bộ Tư pháp là cơ quan cấp ý
kiến pháp lý.
3. Lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch tài chính-ngân sách trung hạn, kế
hoạch đầu tư công trung hạn, dự toán vốn đầu tư hàng năm:
a. Cục QLN&TCĐN chủ trì (và gửi đầy đủ công văn, ý kiến chỉ đạo của Bộ) phối hợp với các đơn vị liên
quan:
Góp ý nội dung dự toán vốn ngoài nước
trong kế hoạch tài chính-ngân sách trung hạn, kế hoạch đầu tư công trung hạn và dự toán vốn đầu tư hàng năm, gửi Vụ NSNN để tổng hợp trình Lãnh đạo Bộ trình cấp có thẩm quyền về kế hoạch tài chính-ngân sách trung hạn; gửi Vụ
ĐT để trình Lãnh đạo Bộ góp ý với Bộ
Kế hoạch và Đầu tư về lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch đầu tư
công trung hạn, dự toán vốn đầu tư hàng năm của ngân sách
trung ương.
Trình Bộ để góp ý các đề xuất điều chỉnh,
bổ sung dự toán, chuyển số dư dự toán nguồn vốn ngoài nước và của các dự án sử
dụng nguồn vốn ngoài nước.
b. Đối với đề nghị chuyển số dư dự
toán sang năm sau:
- Trường hợp dự toán năm chưa thực hiện hoặc chưa chi hết thuộc diện được phép báo cáo cấp có
thẩm quyền xét chuyển sang năm sau tiếp
tục sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công và các
văn bản hướng dẫn, Cục QLN&TCĐN chủ trì, phối hợp với Vụ ĐT, KBNN báo cáo
Lãnh đạo Bộ để trình cấp có thẩm quyền quyết định về việc cho phép chuyển nguồn
sang năm sau.
- Trường hợp dự toán năm chưa thực hiện
hoặc chưa chi hết thuộc diện được tự động chuyển nguồn theo quy định của Luật
Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn, KBNN chủ trì đối
chiếu dự toán chưa thực hiện hoặc chưa sử dụng hết với các đơn vị và Cục
QLN&TCĐN để chuyển nguồn sang năm sau và gửi thông báo cho Cục QLN&TCĐN
về việc chuyển nguồn để phối hợp quản lý.
c. Vụ ĐT chủ trì, phối hợp với Cục QLN&TCĐN trong việc kiểm tra kế hoạch vốn
được giao/được điều chỉnh để nhập và phê duyệt dự toán chi
đầu tư (vốn ngoài nước) của Bộ/ngành TW trên TABMIS.
KBNN chủ trì phối hợp với Cục
QLN&TCĐN thực hiện chuyển số dư dự toán trên TABMIS sang năm sau theo quy định
đối với các trường hợp được phép chuyển số dư dự toán, và
gửi thông báo cho Cục QLN&TCĐN, Vụ ĐT và các đơn vị liên quan.
4. Hạch toán, quyết toán NSNN:
a. Hạch toán NSNN:
- Đối với vốn vay và vốn viện trợ đồng
tài trợ vốn vay được giải ngân theo phương thức ghi thu ghi chi theo quy định tại
Thông tư số 111/2016/TT- BTC của Bộ Tài chính hoặc (các) văn bản thay thế, sửa
đổi Thông tư này: KBNN chủ trì, phối hợp với Cục QLN&TCĐN và chủ dự án thực
hiện hạch toán NSNN theo quy định.
- Đối với vốn viện
trợ lẻ thuộc nguồn thu của NSNN không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 111/2016/TT-BTC
của Bộ tài chính: Cục QLN&TCĐN chủ trì, phối hợp với KBNN thực hiện hạch toán NSNN theo quy định.
b. Quyết toán:
- KBNN chủ trì đối chiếu với các Bộ, ngành, địa phương và đơn vị
liên quan số liệu hạch toán NSNN đối với vốn ngoài nước do KBNN thực hiện ghi
thu ghi chi, ký kết các biên bản đối chiếu số liệu gửi Cục QLN&TCĐN.
- Cục QLN&TCĐN chủ trì đối chiếu với các cơ quan, đơn vị liên quan số liệu xác nhận viện trợ, hạch
toán NSNN đối với vốn viện trợ lẻ do Cục QLN&TCĐN thực hiện ghi thu ghi
chi, ký kết các biên bản đối chiếu số liệu.
- Trên cơ sở số liệu hạch toán ghi
thu ghi chi NSNN đã được các đơn vị liên quan đối chiếu và cung cấp, Cục
QLN&TCĐN chủ trì, phối hợp với KBNN thẩm định quyết toán nguồn vốn ngoài nước
gửi Vụ ĐT. Vụ ĐT chủ trì, tổng hợp ý kiến của Cục QLN&TCĐN, KBNN trong việc
thẩm định quyết toán niên độ vốn đầu tư nguồn ngoài nước
theo quy định và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về quyết toán vốn đầu tư
nguồn NSNN theo niên độ ngân sách hàng năm.
5. Đối với các vấn đề phát sinh trong
năm:
a. Cục QLN&TCĐN chủ trì phối hợp
với:
- Vụ ĐT, Vụ NSNN và đơn vị liên quan báo
cáo Bộ góp ý với cơ quan liên quan trong việc điều chỉnh tăng, giảm vốn ngoài
nước trong/vượt phạm vi tổng mức đầu tư, điều chỉnh quyết
định phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư dự
án;
- Vụ Pháp chế báo cáo Bộ về việc điều
chỉnh thỏa thuận vay cho dự án.
b. Vụ ĐT chủ trì, phối hợp với Cục
QLN&TCĐN, Vụ NSNN và đơn vị liên quan trong việc tăng, giảm vốn trong nước trong/vượt phạm vi tổng mức đầu tư,
điều chỉnh quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết
định đầu tư dự án.
Điều 5. Quản lý vốn
chi thường xuyên nguồn ngoài nước của Ngân sách trung ương
1. Chuẩn bị dự án mới (chỉ áp dụng đối
với vốn viện trợ, không vay cho dự án chi thường xuyên):
Cục QLN&TCĐN chủ trì, phối hợp với Vụ HCSN, Vụ NSNN và các đơn vị liên quan trong Bộ (Vụ TCNH, Vụ I
tùy từng trường hợp) báo cáo Lãnh đạo Bộ để báo cáo cấp có thẩm quyền hoặc góp
ý với Bộ KHĐT hoặc cơ quan liên quan khác về đề xuất dự án; chủ trương đầu tư
hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, đánh giá tác động đến nợ công; kiến
nghị cơ chế tài chính; góp ý văn kiện dự án. Vụ HCSN, Vụ
NSNN và các đơn vị liên quan phối hợp có ý kiến đầy đủ và cụ thể về các nội
dung thuộc lĩnh vực phụ trách; Vụ HCSN, Vụ TCNH, Vụ I góp
ý rõ về nguồn vốn và khả năng cân đối
vốn từ nguồn trong nước, nguồn vốn đối
ứng của dự án.
2. Đàm phán, ký kết hiệp định, thỏa
thuận vay (đối với dự án đã được phê duyệt chủ trương vay
trước ngày có hiệu lực của Quyết định), viện trợ:
a. Cục QLN&TCĐN chủ trì, phối hợp
với Vụ Pháp chế (nếu không có đại diện Bộ Tư pháp tham
gia) đàm phán Hiệp định vay, thỏa thuận vay, viện trợ lấy ý kiến các cơ quan
liên quan báo cáo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
hoặc để Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước phê duyệt,
phê chuẩn Hiệp định vay, thỏa thuận vay, viện trợ theo quy định của pháp luật.
b. Cục QLN&TCĐN xin ý kiến Vụ
Pháp chế báo cáo Lãnh đạo Bộ đề nghị Bộ Tư pháp cấp ý kiến
pháp lý cho hiệp định, thỏa thuận vay sau khi ký kết (đối với các thỏa thuận
tài trợ Bộ Tư pháp được giao cấp ý kiến pháp lý).
3. Lập, điều chỉnh kế hoạch tài
chính-ngân sách trung hạn, dự toán chi thường xuyên của NSNN hàng năm:
a. Cục QLN&TCĐN chủ trì phối hợp
với Vụ NSNN và các đơn vị liên quan:
Xây dựng kế hoạch bố trí vốn chi thường
xuyên nguồn vốn ngoài nước, gửi Vụ HCSN để tổng hợp trong kế hoạch tài chính-ngân sách trung hạn và dự toán chi thường xuyên của NSNN hàng năm báo cáo Lãnh đạo Bộ để
trình Chính phủ, trình Quốc hội phê duyệt.
Trình Bộ để góp
ý các đề xuất điều chỉnh, bổ sung dự toán, chuyển số dư dự
toán nguồn vốn ngoài nước và của các dự án sử dụng nguồn vốn ngoài nước.
b. Đối với đề nghị chuyển số dư dự
toán sang năm sau:
- Trường hợp dự toán năm chưa thực hiện
hoặc chưa chi hết thuộc diện được phép báo cáo cấp có thẩm quyền xét chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước,
Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn, Cục QLN&TCĐN chủ trì, phối hợp với
Vụ HCSN (hoặc Vụ TCNH, Vụ I tùy từng trường hợp), KBNN báo
cáo Lãnh đạo Bộ để trình cấp có thẩm
quyền quyết định về việc cho phép chuyển nguồn sang năm sau.
- Trường hợp dự toán năm chưa thực hiện
hoặc chưa chi hết thuộc diện được tự động chuyển nguồn theo quy định của Luật
Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn, KBNN chủ trì đối
chiếu dự toán chưa thực hiện hoặc chưa sử dụng hết với các đơn vị và Cục
QLN&TCĐN để chuyển nguồn sang năm sau và gửi thông báo cho Cục QLN&TCĐN
và các đơn vị liên quan về việc chuyển nguồn để phối hợp
quản lý.
c. Vụ HCSN (hoặc Vụ TCNH, Vụ I tùy từng
trường hợp) chủ trì, phối hợp với Cục QLN&TCĐN trong việc kiểm tra kế hoạch
vốn được giao để nhập và phê duyệt dự toán chi thường
xuyên (bao gồm cả vốn ngoài nước được giao/được phép điều
chỉnh) của Bộ/ngành TW trên TABMIS
KBNN chủ trì phối
hợp với Cục QLN&TCĐN thực hiện chuyển số dư dự toán trên TAB VMS sang năm
sau theo quy định đối với các trường
hợp được phép chuyển số dư dự toán, và gửi thông báo cho Cục QLN&TCĐN, Vụ ĐT và các đơn vị liên
quan.
4. Hạch toán,
quyết toán NSNN:
a. Hạch toán NSNN:
- Đối với vốn vay và vốn viện trợ đồng
tài trợ vốn vay được giải ngân theo phương thức ghi thu ghi chi
theo quy định tại Thông tư số 111/2016/TT- BTC của Bộ Tài chính hoặc (các) văn
bản thay thế, sửa đổi Thông tư này: KBNN chủ trì, phối hợp với Cục QLN&TCĐN
và chủ dự án thực hiện hạch toán NSNN theo quy định.
- Đối với vốn viện
trợ lẻ thuộc nguồn thu của NSNN và không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư
số 111/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính: Cục QLN&TCĐN chủ trì, phối hợp với
KBNN thực hiện hạch toán NSNN theo quy định.
b. Quyết toán:
- KBNN chủ trì phối hợp với Cục
QLN&TCĐN, Vụ NSNN, Vụ TCNH (đối với vốn của NHNN), Vụ I (đối với vốn của Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an), đối chiếu, xác nhận số liệu do KBNN kiểm soát chi, ghi thu ghi chi NSNN vốn ngoài nước nguồn chi thường
xuyên với các Bộ, ngành trung ương,
ký kết các biên bản đối chiếu số liệu; gửi biên bản đối chiếu số liệu kiểm soát chi, số ghi thu ghi chi nguồn vốn ngoài nước
cho Cục QLN&TCĐN.
- Cục QLN&TCĐN chủ trì đối chiếu
với các Bộ, ngành trung ương, đơn vị liên quan số liệu xác nhận viện trợ, hạch
toán NSNN đối với vốn viện trợ lẻ thuộc nguồn thu NSNN do Cục QLN&TCĐN thực
hiện xác nhận viện trợ và ghi thu ghi chi, ký kết các biên bản đối chiếu số liệu.
- Căn cứ số liệu kiểm soát chi, ghi
thu ghi chi nguồn vốn ngoài nước do KBNN và đơn vị liên
quan cung cấp, Cục QLN&TCĐN chủ trì phối hợp với KBNN, Vụ NSNN, Vụ TCNH (đối
với vốn của NHNN), Vụ I (đối với vốn của Bộ Quốc Phòng, Bộ
Công an), thẩm định quyết toán phần vốn ngoài nước nguồn
chi thường xuyên của các Bộ, ngành trung ương, gửi ý kiến
thẩm định quyết toán vốn nước ngoài của các Bộ, ngành trung ương cho Vụ HCSN để
tổng hợp báo cáo thẩm định quyết toán, trình Bộ có thông báo duyệt quyết toán
chi vốn HCSN của Bộ, ngành trung ương.
5. Đối với các vấn để phát sinh trong năm:
a. Cục QLN&TCĐN chủ trì phối hợp
với:
- Vụ HCSN, Vụ NSNN và đơn vị liên
quan báo cáo Bộ góp ý với cơ quan liên quan trong việc điều
chỉnh tăng, giảm vốn ngoài nước trong/vượt
phạm vi tổng mức đầu tư, điều chỉnh quyết định phê duyệt danh mục và quyết định
đầu tư.
- Vụ Pháp chế báo
cáo Bộ về việc điều chỉnh thỏa thuận vay cho dự án.
b. Vụ HCSN chủ
trì, phối hợp với Cục QLN&TCĐN, Vụ NSNN và đơn vị liên
quan trong việc tăng, giảm vốn trong nước trong/vượt phạm vi tổng mức đầu tư, điều chỉnh quyết định phê duyệt danh mục và quyết định đầu tư.
c. Vụ HCSN kiểm tra, đối chiếu, cập
nhật TABMIS căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền.
Điều 6. Đối với việc
quản lý vốn bổ sung có mục tiêu và vốn cho vay lại cho ngân sách địa phương
(bao gồm vốn cho đầu tư và vốn chi thường xuyên)
1. Chuẩn bị dự án mới:
a. Cục QLN&TCĐN chủ trì, phối hợp
với Vụ ĐT, Vụ NSNN và các đơn vị liên quan trong Bộ báo cáo Lãnh đạo Bộ để báo
cáo cấp thẩm quyền hoặc góp ý với Bộ KHĐT hoặc cơ quan liên quan khác về đề xuất
dự án; chủ trương đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; thẩm định nguồn
vốn và khả năng cân đối vốn, đánh giá tác động đến nợ công; kiến nghị cơ chế
tài chính; góp ý văn kiện dự án, báo cáo đầu tư. Vụ ĐT, Vụ NSNN góp ý rõ về nguồn
vốn và khả năng cân đối vốn từ nguồn trong nước, nguồn vốn đối ứng của dự án,
nguồn bổ sung của ngân sách trung ương.
b. Vụ NSNN căn cứ hạn mức vay và mức
bội chi của địa phương, tình hình vay, trả nợ của địa phương, chủ trì thẩm định
về việc đáp ứng điều kiện cho vay lại và khả năng trả nợ của Ủy ban nhân dân
(UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo phương án sử dụng và hoàn trả
vốn vay, gửi Cục QLN&TCĐN để tổng
hợp báo cáo Bộ có ý kiến chung về chủ trương đầu tư và chủ
trương cho vay lại đối với dự án, kết
quả thẩm định khả năng trả nợ của Ngân sách địa phương.
2. Đàm phán, ký kết hiệp định, thỏa
thuận vay, viện trợ:
a. Cục QLN&TCĐN chủ trì, phối hợp
với Vụ Pháp chế (nếu không có đại diện Bộ Tư pháp tham gia) đàm phán Hiệp định
vay, thỏa thuận vay, viện trợ, lấy ý kiến các cơ quan liên quan báo cáo Bộ để
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc để Thủ
tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước phê duyệt, phê chuẩn Hiệp định vay, thỏa
thuận vay, viện trợ theo quy định của pháp luật.
b. Cục QLN&TCĐN xin ý kiến Vụ
Pháp chế báo cáo Lãnh đạo Bộ/hoặc ký thừa lệnh công văn đề nghị Bộ Tư pháp cấp
ý kiến pháp lý cho Hiệp định, thỏa thuận vay sau khi ký kết.
3. Lập, điều chỉnh dự toán vốn đầu tư
trung hạn và hàng năm:
a. Cục QLN&TCĐN chủ trì phối hợp
với Vụ NSNN và các đơn vị liên quan:
- Góp ý nội dung dự toán vốn ngoài nước
trong kế hoạch tài chính-ngân sách trung hạn, kế hoạch đầu tư công trung hạn và
dự toán vốn bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương hàng năm, gửi Vụ ĐT để
tổng hợp trình Lãnh đạo Bộ góp ý với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kế hoạch đầu tư
công trung hạn, dự toán vốn đầu tư
hàng năm của ngân sách trung ương; trong đó bao gồm cả
phần bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương; gửi Vụ NSNN đối với nguồn vốn
chi hành chính sự nghiệp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương để tổng hợp trong dự toán chi NSNN trình Lãnh đạo Bộ
trình Chính phủ, Quốc hội.
- Trình Bộ để góp
ý các đề xuất điều chỉnh, bổ sung dự toán, chuyển số dư dự toán nguồn vốn ngoài
nước và của các dự án sử dụng nguồn vốn ngoài nước.
b. Cục QLN&TCĐN chủ trì, phối hợp
với Vụ NSNN, KBNN trong việc kiểm tra kế hoạch vốn được giao; Vụ NSNN có trách
nhiệm nhập dự toán cấp 0 từ nguồn vốn vay nước ngoài theo hình thức ghi thu,
ghi chi thuộc dự toán chi chuyển giao NSTW Quốc hội quyết
định hàng năm; Sở Tài chính địa phương có trách nhiệm nhập và phê duyệt dự toán
chuyển giao NSTW hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách tỉnh từ
nguồn vay ngoài nước theo hình thức ghi thu ghi chi từ cấp 0 tới cấp 4.
4. Lập, điều chỉnh dự toán vốn vay lại
của địa phương từ nguồn vốn ngoài nước:
a. Lập, điều chỉnh dự toán vốn vay lại
của địa phương: Cục QLN&TCĐN chủ trì, phối hợp với Vụ NSNN góp ý, kiểm tra dự toán vay của ngân sách địa phương từ nguồn vay lại vốn
vay ngoài nước trong quá trình xây dựng dự toán NSNN hàng năm, góp ý đề xuất điều
chỉnh dự toán vay lại vốn vay ngoài nước gửi Vụ NSNN để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo
Bộ.
b. KBNN chủ trì, phối hợp với Cục
QLN&TCĐN và Vụ NSNN kiểm tra số dự toán vay của ngân
sách địa phương từ nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ do địa phương
nhập trên TABMIS để kiểm soát chi phần vốn cho vay lại từ
nguồn vốn ngoài nước.
5. Hạch toán, quyết toán NSNN:
a. Hạch toán:
- KBNN chủ trì, phối hợp với Cục
QLN&TCĐN và chủ dự án thực hiện hạch toán NSNN đối với vốn ngoài nước được
giải ngân theo phương thức ghi thu ghi chi, theo quy định tại Thông tư
111/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính hoặc (các) văn bản thay thế, sửa đổi Thông tư này, bao gồm cả vốn bổ sung có mục tiêu của ngân
sách trung ương cho ngân sách địa phương, và vốn cho vay lại ngân sách địa
phương từ nguồn vốn ngoài nước.
- Cục QLN&TCĐN chủ trì phối hợp với
KBNN thực hiện hạch toán NSNN đối với vốn viện trợ thuộc nguồn thu của NSNN bổ
sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương và không thuộc phạm vi điều chỉnh của
Thông tư số 111/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính.
b. Quyết toán:
- KBNN chủ trì phối hợp với Cục
QLN&TCĐN xác nhận số liệu quyết toán nguồn vốn ngoài nước thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 111/2016/TT-BTC của Bộ Tài
chính hoặc (các) văn bản thay thế, sửa
đổi Thông tư này,
gửi Vụ NSNN để tổng hợp thẩm định quyết toán niên độ vốn bổ sung cho ngân sách địa phương và vốn cho vay lại ngân sách địa phương từ nguồn vốn ngoài nước.
- Cục QLN&TCĐN chủ trì phối hợp với
KBNN xác nhận số liệu quyết toán vốn viện trợ không thuộc phạm vi điều chỉnh của
Thông tư số 111/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính, gửi Vụ NSNN để tổng hợp thẩm định
quyết toán niên độ vốn bổ sung cho ngân sách địa phương từ
nguồn vốn viện trợ.
9. Đối với các vấn đề phát sinh trong năm:
a. Cục QLN&TCĐN chủ trì phối hợp
với:
- Vụ ĐT/Vụ HCSN, Vụ NSNN và đơn vị liên quan báo cáo Bộ góp ý với cơ quan liên quan trong việc điều chỉnh
tăng, giảm vốn ngoài nước trong/vượt phạm vi tổng mức đầu tư, điều chỉnh quyết
định phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư dự
án;
- Vụ Pháp chế báo cáo Bộ về việc điều
chỉnh thỏa thuận vay cho dự án.
b. Vụ NSNN chủ trì, phối hợp với Cục
QLN&TCĐN, và đơn vị liên quan báo cáo Bộ trong việc điều chỉnh tăng, giảm vốn
trong nước bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương trong/vượt phạm vi tổng mức đầu tư dẫn đến điều chỉnh quyết định phê
duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư dự án.
c. Vụ NSNN chủ trì, phối hợp với Cục
QLN&TCĐN thẩm định khả năng trả nợ của phần vốn cho vay lại cho ngân sách địa
phương tăng/giảm so với quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu
tư dự án.
10. Ký kết thỏa thuận, hợp đồng cho vay
lại/hợp đồng ủy quyền cho vay lại:
Cục QLN&TCĐN chủ trì, phối hợp với
Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan
trong Bộ xây dựng dự thảo thỏa thuận, hợp đồng cho vay lại, hợp đồng ủy quyền cho vay lại báo cáo Lãnh đạo Bộ để ký kết.
11. Về thu hồi nợ:
Cục QLN&TCĐN chủ trì thực hiện việc
thu hồi nợ cho vay lại chính quyền địa
phương để trả nợ nước ngoài.
Điều 7. Về quản
lý, thanh toán vốn vay nước ngoài
1. KBNN chủ trì trong việc kiểm soát
chi vốn vay nước ngoài và vốn viện trợ đồng tài trợ vốn
vay thuộc diện kiểm soát chi qua Bộ Tài chính (chi đầu tư, chi hành chính sự nghiệp) theo dự toán, bao gồm cả kiểm soát chi theo phương
thức L/C theo quy định và trong phạm vi dự toán chi NSNN
được giao.
2. Cục QLN&TCĐN chủ trì tổ chức
công tác rút vốn, giải ngân để thanh toán vốn vay nguồn ngoài nước theo quy định
và trong phạm vi dự toán chi NSNN được giao.
Điều 8. Về quy trình báo cáo số
liệu chi nguồn nước ngoài
1. Cục QLN&TCĐN chủ trì lập báo cáo số liệu giải ngân nguồn vốn ngoài nước, gồm vốn vay thực hiện theo cơ chế ghi thu ghi chi
và vốn viện trợ; KBNN lập báo cáo số liệu giải ngân
thanh toán vốn vay, viện trợ ngoài ngoài thực hiện theo cơ chế tài
chính trong nước gửi Vụ ĐT để tổng hợp
báo cáo số liệu định kỳ 15 ngày/tháng/quý/năm về tình hình giải ngân vốn đầu tư công theo quy định và gửi Vụ HCSN để tổng hợp báo cáo số liệu chi HCSN.
2. KBNN chủ trì phối hợp với Cục
QLN&TCĐN báo cáo số liệu kiểm soát chi, thanh toán, hoàn tạm ứng nguồn vốn
ngoài nước, gồm cả vốn thực hiện theo cơ chế ghi thu, ghi
chi và vốn hỗ trợ ngân sách thực hiện theo chế độ trong nước.
Điều 9. Quy trình
cho vay lại đối với dự án đầu tư, hạn mức tín dụng
1. Chuẩn bị dự án mới:
Cục QLN&TCĐN chủ trì, phối hợp với
Vụ ĐT (đối với dự án đầu tư) (hoặc Vụ TCNH đối với dự án hạn
mức tín dụng), Cục TCDN, Vụ NSNN và các đơn vị liên quan trong Bộ báo cáo Lãnh
đạo Bộ để báo cáo cấp có thẩm quyền hoặc góp ý với Bộ KHĐT hoặc cơ quan liên
quan khác về đề xuất dự án; chủ
trương đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong đó có kiến nghị cơ chế
tài chính, phương án cho vay lại, điều kiện cho vay lại đối với dự án, đánh giá
tác động đến nợ công; góp ý văn kiện dự án, báo cáo đầu
tư. Vụ ĐT, Vụ TCNH, Cục TCDN, Vụ NSNN và các đơn vị liên quan phối hợp có ý kiến
đầy đủ và cụ thể về các nội dung thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách.
2. Đàm phán, ký kết hiệp định, thỏa
thuận vay, viện trợ:
a. Cục QLN&TCĐN chủ trì, phối hợp
với Vụ Pháp chế (nếu không có đại diện
Bộ Tư pháp tham gia) đàm phán Hiệp định, thỏa thuận vay, viện trợ lấy ý kiến các cơ quan liên quan báo cáo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ hoặc để
Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước phê duyệt, phê chuẩn phê
duyệt nội dung dự thảo Hiệp định, thỏa thuận vay, viện trợ
b. Cục QLN&TCĐN xin ý kiến Vụ
Pháp chế báo cáo Lãnh đạo Bộ đề nghị Bộ Tư pháp cấp ý kiến
pháp lý cho hiệp định, thỏa thuận vay sau khi ký kết.
3. Ký kết thỏa thuận, hợp đồng cho
vay lại, hợp đồng ủy quyền cho vay lại:
a. Cục QLN&TCĐN chủ trì, phối hợp
với Vụ Pháp chế, Vụ TCNH/Cục TCDN, cơ quan cho vay lại và người vay lại dự thảo
thỏa thuận, hợp đồng cho vay lại, hợp đồng ủy quyền cho
vay lại trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt để ủy quyền cho Cục
QLN&TCĐN ký kết.
4. Quản lý, thanh toán vốn đầu tư, quản
lý thu hồi nợ:
a. Cục QLN&TCĐN thực hiện việc rút vốn cho vay lại theo quy định, căn cứ kết quả kiểm soát chi của
cơ quan cho vay lại.
b. Cục QLN&TCĐN phối hợp với cơ quan cho vay lại thực hiện việc theo dõi, thu nợ để trả bên cho vay nước ngoài; quản lý cơ quan cho vay lại trong việc thực hiện dịch vụ
cho vay, thu nợ của dự án.
c. Cục QLN&TCĐN chủ trì phối hợp với các đơn vị trong Bộ
(Vụ Pháp chế, Vụ NSNN, Cục TCDN, Vụ TCNH) báo cáo Bộ phương án xử lý trong trường hợp nguồn thu hồi từ người vay lại không
đủ để trả nợ.
5. Hạch toán vốn cho vay lại:
Cục QLN&TCĐN thực hiện hạch toán
vốn giải ngân cho vay lại, vốn thu hồi theo quy định về cho vay lại.
Điều 10. Về trả
nợ nước ngoài
1. Cục QLN&TCĐN chủ trì phối hợp với KBNN, Vụ NSNN lập dự toán chi trả nợ nước ngoài từ Ngân
sách Nhà nước và Quỹ tích lũy trả nợ theo quy định, trình Lãnh đạo Bộ để tổng hợp vào dự toán NSNN (đối
với phần trả nợ thuộc nhiệm vụ chi của NSNN) và dự toán chi từ Quỹ tích lũy trả
nợ, báo cáo Lãnh đạo Bộ.
2. Cục QLN&TCĐN chủ trì phối hợp
với KBNN thực hiện trả nợ trong phạm vi dự toán được phê duyệt.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Trách
nhiệm bảo đảm phối hợp
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có
trách nhiệm chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các bộ phận, cán bộ thuộc đơn vị và chịu
trách nhiệm triển khai thực hiện các nội dung quy định tại Quy chế này.
Điều 12. Tổ chức
thực hiện
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có
trách nhiệm tổ chức triển khai, kiểm tra, đánh giá thực hiện
Quy chế này tại đơn vị.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu các
văn bản dẫn chiếu tại Quy chế này sửa
đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng các văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản mới.