ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2413/QĐ-UBND
|
Bến Tre, ngày 28 tháng 9 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC 01 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA
BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ
chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định
số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục
hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành
chính;
Căn cứ Thông
tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn
về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định
số 2205/QĐ-UBND ngày 10/9/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thông qua phương
án đơn giản hóa 01 TTHC trong lĩnh vực Môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của
Ban Quản lý các khu công nghiệp;
Theo đề nghị của
Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tại Tờ trình số 598/TTr-KCN ngày 24
tháng 9 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục 01 thủ tục hành chính được sửa
đổi, bổ sung trong lĩnh vực Môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản
lý các khu công nghiệp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và sửa đổi, bổ sung 01 thủ tục
hành chính tại Quyết định số 44/QĐ-UBND ngày 05/01/2018 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh. Giao Ban Quản lý các khu công nghiệp điều chỉnh, bổ sung 01 thủ
tục hành chính này vào quy trình nội bộ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê
duyệt.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Quản lý các khu công
nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC - VPCP;
- Chủ tịch, các PCT.UBND tỉnh;
- Các PCVP.UBND tỉnh;
- Ban Quản lý các KCN;
- Phòng KSTT, TTPVHCC;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT. HCT.
|
CHỦ
TỊCH
Cao Văn Trọng
|
DANH MỤC
01 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG
LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP
Tên TTHC
|
Mã số TTHC
|
Thời hạn giải quyết
|
Địa điểm thực hiện
|
Phí, lệ phí
|
Căn cứ pháp lý sửa đổi, bổ sung
|
Thẩm định báo
cáo đánh giá tác động môi trường trong các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Bến Tre
|
1.004249
|
27 ngày
|
Trung tâm Phục vụ hành chính công
|
Thu theo tổng vốn đầu tư
|
Quyết định số
2205/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thông
qua phương án đơn giản hóa 01 TTHC trong lĩnh vực Môi trường thuộc thẩm quyền
giải quyết của Ban Quản lý các khu công nghiệp
|
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA 01 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC MÔI
TRƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP BẾN TRE
Thủ tục:
Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trong các Khu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- Trình tự thực
hiện:
+ Bước 1. Tổ chức,
cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
+ Bước 2. Nộp hồ
sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm hành chính công Bến
Tre, trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Công chức tiếp nhận kiểm
tra đầu mục hồ sơ theo quy định:
Trường hợp hồ sơ
đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận giao cho người nộp.
Trường hợp hồ sơ
thiếu hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp
bổ sung đầy đủ theo quy định.
+ Bước 3. Trong
quá trình thẩm định hồ sơ.
Nếu hồ sơ không
đúng với quy định thì trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ
ngày nhận hồ sơ Ban Quản lý các Khu công nghiệp thông báo cho tổ chức, cá nhân
yêu cầu bổ sung các nội dung theo quy định.
+ Bước 4. Ban Quản
lý các Khu công nghiệp tổ chức họp Hội đồng thẩm định thông qua Báo cáo đánh
giá tác động môi trường.
+ Bước 5. Tổ chức,
cá nhân nộp bản chỉnh sửa Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo ý kiến đóng
góp của Hội đồng (nếu có). Ban Quản lý các Khu công nghiệp trình Ủy ban nhân
dân tỉnh phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
+ Bước 6. Tổ chức,
cá nhân nhận Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại
Trung tâm Phục vụ hành chính công, trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng
tuần.
- Số lượng hồ
sơ: 01 bộ.
- Thành phần hồ
sơ:
+ Một (01) văn bản
của chủ dự án đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện
theo mẫu quy định.
+ Bảy (07) bản
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Trường hợp số lượng thành viên
Hội đồng thẩm định nhiều hơn bảy (07) người, hoặc trong trường hợp cần thiết
khác theo yêu cầu của công tác thẩm định, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng
báo cáo đánh giá tác động môi trường.
+ Một (01) bản dự
án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi).
- Cơ quan thực
hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm
quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre.
+ Cơ quan trực tiếp
thực hiện TTHC: Ban Quản lý các Khu công nghiệp.
- Thời gian
giải quyết: Hai mươi bảy (27) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực
hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
- Mẫu đơn, tờ
khai:
+ Mẫu văn bản đề
nghị thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường (Phụ lục 2.1 Ban hành kèm theo Thông tư số
27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015).
+ Mẫu trang bìa,
trang phụ bìa của Báo cáo đánh giá tác động môi trường (Phụ lục 2.2 Ban hành kèm theo Thông tư số
27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015).
+ Cấu trúc và nội
dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường (Phụ lục 2.3 Ban hành kèm theo Thông tư số
27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015).
- Kết quả thực
hiện TTHC: Quyết định.
- Lệ phí: Thu theo tổng vốn đầu tư.
- Yêu cầu, điều
kiện thực hiện TTHC: Dự án nằm trong Danh mục các dự án phải lập Báo cáo
đánh giá tác động môi trường (Phụ lục II Ban hành kèm theo Nghị định
18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015).
- Căn cứ pháp
lý:
+ Luật Bảo vệ môi
trường;
+ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP
ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
+ Thông tư số
27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
+ Quyết định số
2177/QĐ-UBND ngày 26/10/2015 của UBND tỉnh Bến Tre về việc giao nhiệm vụ thực
hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong các Khu công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Bến Tre;
+ Nghị quyết số
19/2015/NQ-HDND ngày 04/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre về việc quy
định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh
giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết trên địa bàn tỉnh Bến
Tre.
+ Quyết định số
2205/QĐ-UBND ngày 10/9/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thông qua phương án
đơn giản hóa 01 TTHC trong lĩnh vực Môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của
Ban Quản lý các khu công nghiệp.
Lưu ý: Phần chữ in nghiêng là nội dung được sửa đổi, bổ sung
PHỤ LỤC 2.1
Kính gửi: (3)
Chúng tôi là:
(1), chủ dự án của (2), thuộc mục số ... Phụ lục II (hoặc thuộc mục số ... Phụ
lục III) Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy
định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Dự án đầu tư do
... phê duyệt.
- Địa điểm thực
hiện dự án: ...;
- Địa chỉ liên hệ:
…;
- Điện thoại:
Fax:...; E-mail: ...
Chúng tôi gửi đến
quý (3) hồ sơ gồm:
- Một (01) bản
báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương.
- Bảy (07) bản
báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
Chúng tôi bảo đảm
về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có
gì sai phạm chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Đề nghị (3) thẩm
định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
Nơi nhận:
- Như trên;
- …;
- Lưu: ...
|
(4)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)
|
Ghi chú: (1) chủ
dự án; (2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án; (3) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định
báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án; (4) Đại diện có thẩm quyền của
chủ dự án.
PHỤ LỤC 2.2
Cơ quan chủ quản/phê duyệt dự án (nếu có)
(1)
BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG
của
dự án (2)
CHỦ
DỰ ÁN (*)
(ký, ghi họ tên, đóng dấu)
|
ĐƠN
VỊ TƯ VẤN (nếu có) (*)
(ký, ghi họ tên, đóng dấu)
|
Địa danh(**), tháng ... năm ...
|
Ghi chú:
(1) Tên cơ
quan chủ dự án;
(2) Tên gọi đầy
đủ, chính xác của dự án;
(*) Chỉ thể hiện
ở trang phụ bìa;
(**) Ghi địa
danh cấp tỉnh nơi thực hiện dự án hoặc nơi đặt trụ sở chính của chủ dự án.
PHỤ LỤC 2.3
CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường)
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của
dự án
1.1. Trình bày
tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án, sự cần thiết phải đầu tư dự án,
trong đó nêu rõ loại hình dự án mới, dự án cải tạo, dự án mở rộng, dự án nâng cấp,
dự án nâng công suất, dự án điều chỉnh, dự án bổ sung hay dự án loại khác.
Lưu ý:
- Đối với dự
án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất phải nêu rõ số, ký hiệu, thời
gian ban hành, cơ quan ban hành kèm theo bản sao quyết định phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi
trường hoặc văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi
trường hoặc văn bản thông báo về việc xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
hoặc quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc giấy xác nhận đề
án bảo vệ môi trường đơn giản của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt
động đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước đó (nếu có);
- Đối với trường
hợp dự án phải lập lại báo cáo phải nêu rõ lý do lập lại và nêu rõ số, ký hiệu,
thời gian ban hành, cơ quan ban hành kèm theo bản sao quyết định phê duyệt báo
cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trước đó đã được cơ quan có thẩm quyền
cấp.
1.2. Cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc dự án đầu tư hoặc
tài liệu tương đương.
1.3. Mối quan hệ
của dự án với các dự án, quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền thẩm định và phê duyệt (nêu rõ hiện trạng của các dự án, quy hoạch phát
triển có liên quan đến dự án).
1.4. Trường hợp dự
án nằm trong khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất và
các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung khác thì phải nêu rõ tên gọi của
các khu đó, sao và đính kèm các văn bản sau đây (nếu có) vào Phụ lục của báo
cáo ĐTM:
- Quyết định phê
duyệt báo cáo ĐTM của dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của khu kinh tế,
khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ tập trung khác.
- Văn bản xác nhận
việc đã thực hiện, hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ
giai đoạn vận hành của dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu
công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ tập trung khác.
2. Căn cứ pháp
luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
2.1. Liệt kê các
văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường
làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án.
Lưu ý: Cần
nêu đầy đủ, chính xác về số hiệu, ngày ban hành, trích yếu nội dung, cơ quan
ban hành của từng văn bản.
2.2. Liệt kê đầy
đủ các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm
quyền về dự án.
2.3. Liệt kê các
tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá
tác động môi trường.
3. Tổ chức thực
hiện đánh giá tác động môi trường
- Nêu tóm tắt về
việc tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của chủ dự án, trong đó chỉ rõ việc
có thuê hay không thuê đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM. Trường hợp không thuê đơn
vị tư vấn phải nêu rõ cơ quan Chủ dự án có bộ phận chuyên môn, cán bộ chuyên
trách về môi trường. Trường hợp có thuê đơn vị tư vấn, nêu rõ tên đơn vị tư vấn,
họ và tên người đại diện theo pháp luật, địa chỉ liên hệ của đơn vị tư vấn.
- Danh sách (có
chữ ký) của những người trực tiếp tham gia ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án.
Lưu ý: Nêu rõ
các thành viên của chủ dự án và các thành viên của đơn vị tư vấn (nếu có), nêu
rõ học hàm, học vị, chuyên ngành đào tạo, và nội dung phụ trách trong quá trình
ĐTM của từng thành viên và thông tin về chứng chỉ tư vấn ĐTM, gồm có: số, ngày,
tháng, cơ quan cấp chứng chỉ theo quy định của pháp luật về quản lý và cấp chứng
chỉ tư vấn ĐTM.
4. Các phương
pháp áp dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường
Liệt kê đầy đủ
các phương pháp đã được sử dụng cụ thể ở nội dung nào trong quá trình thực hiện
ĐTM và phân thành hai (2) nhóm:
- Các phương pháp
ĐTM;
- Các phương pháp
khác (điều tra, khảo sát, nghiên cứu, đo đạc, phân tích môi trường, v.v.).
- Lưu ý: Chỉ
rõ mục đích áp dụng của từng phương pháp.
Chương 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án
Nêu chính xác tên
gọi của dự án (theo báo cáo đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu
tương đương của dự án).
1.2. Chủ dự án
Nêu đầy đủ, chính
xác tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; họ tên và chức
danh của người đại diện theo pháp luật của chủ dự án.
1.3. Vị trí địa
lý của dự án
Mô tả rõ ràng vị
trí địa lý (gồm cả tọa độ theo quy chuẩn hiện hành, ranh giới...) của địa điểm
thực hiện dự án trong mối tương quan với:
- Các đối tượng tự
nhiên (hệ thống đường giao thông; hệ thống sông suối, ao, hồ và các nguồn nước
khác; rừng, khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu
dự trữ thiên nhiên thế giới...);
- Các đối tượng kinh
tế - xã hội (khu dân cư; khu đô thị; các đối tượng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
các công trình văn hóa, tôn giáo; các di tích lịch sử..);
- Các đối tượng
khác xung quanh khu vực dự án có khả năng bị tác động bởi dự án.
Lưu ý: Các
thông tin về các đối tượng tại mục này phải được thể hiện trên sơ đồ vị trí địa
lý ở tỷ lệ phù hợp (trường hợp cần thiết, chủ dự án bổ sung bản đồ hành chính
vùng dự án hoặc ảnh vệ tinh) và có chú giải rõ ràng.
- Các phương án vị
trí (nếu có) và phương án lựa chọn.
Lưu ý:
- Mô tả cụ thể
hiện trạng quản lý và sử dụng đất trên diện tích đất của dự án;
- Cần thuyết
minh rõ về sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án với các quy định pháp luật
và các quy hoạch phát triển có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1.4. Nội dung
chủ yếu của dự án (phương án chọn)
1.4.1. Mô tả
mục tiêu của dự án
1.4.2. Khối
lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án
Liệt kê đầy đủ,
mô tả chi tiết về khối lượng và quy mô (không gian và thời gian) của các hạng mục,
theo từng giai đoạn của dự án có khả năng gây tác động đến môi trường trong quá
trình thực hiện dự án, kèm theo sơ đồ, bản vẽ mặt bằng tổng thể bố trí tất cả
các hạng mục công trình hoặc các sơ đồ, bản vẽ riêng lẻ cho từng hạng mục công
trình có khả năng gây tác động đến môi trường. Các công trình được phân thành 2
loại sau:
- Các hạng mục
công trình chính: công trình phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của
dự án;
- Các hạng mục
công trình phụ trợ: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cung cấp điện,
cung cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải, giải phóng mặt bằng, di dân tái
định cư, cây xanh, trạm xử lý nước thải, nơi xử lý hoặc trạm tập kết chất thải
rắn, các công trình bảo vệ rừng, tài nguyên thủy sản, phòng chống xâm nhập mặn,
lan truyền nước phèn, ngăn ngừa thay đổi chế độ thủy văn, phòng chống xói lở,
bồi lắng; các công trình ứng phó sự cố tràn dầu, cháy nổ, sự cố môi trường và
các công trình khác (tùy thuộc vào loại hình dự án).
1.4.3. Biện
pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công trình của
dự án.
Mô tả chi tiết, cụ
thể về các biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục
công trình của dự án có khả năng gây tác động xấu đến môi trường và nêu rõ cơ sở
lựa chọn biện pháp, công nghệ.
1.4.4. Công
nghệ sản xuất, vận hành
Mô tả chi tiết, cụ
thể về công nghệ sản xuất, vận hành của dự án có khả năng gây tác động xấu đến
môi trường và nêu rõ cơ sở lựa chọn công nghệ kèm theo sơ đồ minh họa. Trên sơ
đồ minh họa, chỉ rõ các yếu tố có khả năng phát sinh, như: nguồn phát sinh chất
thải và các yếu tố gây tác động khác không do chất thải gây ra như thay đổi cân
bằng nước, bồi lắng, xói lở, chấn động, ồn, xâm phạm vùng sinh thái tự nhiên,
xâm phạm vào khu dân cư, điểm di tích, công trình tôn giáo văn hóa, khu sản xuất,
kinh doanh.
1.4.5. Danh
mục máy móc, thiết bị dự kiến
Liệt kê các loại
máy móc, thiết bị chính cần có của dự án.
1.4.6.
Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các sản phẩm (đầu ra) của dự án
Liệt kê đầy đủ
thành phần và tính chất của các loại nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các sản
phẩm (đầu ra) của dự án kèm theo chỉ dẫn về tên thương mại và công thức hóa học
(nếu có).
1.4.7. Tiến
độ thực hiện dự án
Mô tả chi tiết về
tiến độ thực hiện các hạng mục công trình theo từng giai đoạn của dự án từ khi
bắt đầu cho đến khi hoàn thành, đi vào vận hành chính thức và có thể thể hiện
dưới dạng biểu đồ.
1.4.8. Vốn
đầu tư
Nêu rõ tổng mức đầu
tư và nguồn vốn đầu tư của dự án, trong đó chỉ rõ mức đầu tư cho hoạt động bảo
vệ môi trường của dự án.
1.4.9. Tổ
chức quản lý và thực hiện dự án
Thể hiện rõ nhu cầu
nhân lực, cơ cấu tổ chức quản lý và mối liên hệ giữa các phòng, ban; tổ chức ăn
ở, sinh hoạt cho công nhân theo các giai đoạn của dự án. Minh họa các thông tin
về tổ chức quản lý của dự án bằng một sơ đồ khối.
Đối với bộ phận
chuyên trách về môi trường, phải phản ánh rõ số lượng cán bộ, chuyên môn và
trình độ đào tạo.
Yêu cầu:
Trên cơ sở các
nội dung chủ yếu của dự án đã được trình bày ở phần trên (quy mô của dự án; các
giai đoạn của dự án; biện pháp, khối lượng thi công các hạng mục công trình;
công nghệ sản xuất, vận hành; nhu cầu về năng lượng, nguyên, nhiên vật liệu,
nhu cầu sử dụng nước, thiết bị máy móc và tiến độ thực hiện), thống kê tóm tắt
các thông tin chính dưới dạng bảng sau:
Các giai đoạn của dự án
|
Các hoạt động
|
Tiến độ thực hiện
|
Công nghệ/cách thức thực hiện
|
Các yếu tố môi trường có khả năng phát sinh
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
Chuẩn bị
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xây dựng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Vận hành
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Giai đoạn khác (nếu có)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đối với các dự
án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất trong nội dung chương này phải
làm rõ thêm các thông tin về thực trạng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở
hiện hữu, các công trình, thiết bị, hạng mục, công nghệ sẽ được tiếp tục sử dụng
trong dự án cải tạo, dự án mở rộng, dự án nâng cấp; các công trình, thiết bị sẽ
thay đổi, điều chỉnh, bổ sung, kết nối với các hạng công trình mới.
Chương 2
ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ
ÁN
2.1. Điều kiện
môi trường tự nhiên
2.1.1. Điều
kiện về địa lý, địa chất
Đề cập và mô tả
những đối tượng, hiện tượng, quá trình có thể bị tác động bởi dự án (đối với dự
án có làm thay đổi các yếu tố địa lý, cảnh quan; dự án khai thác khoáng sản và
dự án liên quan đến các công trình ngầm thì phải mô tả một cách chi tiết).
2.1.2. Điều
kiện về khí hậu, khí tượng
Nêu rõ các yếu tố
khí hậu, khí tượng đặc trưng với chuỗi số liệu đủ dài, phù hợp với loại hình dự
án, địa điểm thực hiện dự án để làm cơ sở đầu vào tính toán, dự báo các tác động
của dự án như nhiệt độ, hướng và vận tốc gió, lượng mưa, v.v... đặc biệt, chú ý
làm rõ các hiện tượng bất thường.
2.1.3. Điều
kiện thủy văn/hải văn
Mô tả đặc trưng
thủy văn/hải văn với chuỗi số liệu đủ dài, phù hợp với loại hình dự án, địa điểm
thực hiện dự án để làm cơ sở tính toán, dự báo các tác động của dự án như mực
nước, lưu lượng, tốc độ dòng chảy, v.v..
2.1.4. Hiện
trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí
- Làm rõ chất lượng
của các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án như
môi trường không khí tiếp nhận trực tiếp nguồn khí thải của dự án (lưu ý hơn đến
các vùng bị ảnh hưởng ở cuối các hướng gió chủ đạo), nguồn nước tiếp nhận nước
thải của dự án, chất lượng đất khu vực dự kiến thực hiện dự án, v.v..
- Đưa ra đánh
giá, nhận xét về chất lượng môi trường so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
môi trường, nhận định về nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm; thực hiện đánh giá sơ bộ
về sức chịu tải của môi trường khu vực dự án trong trường hợp có đủ cơ sở dữ liệu
về môi trường trên cơ sở kết quả lấy mẫu, phân tích các thành phần môi trường.
- Nêu rõ các vị
trí lấy mẫu phân tích chất lượng các thành phần môi trường theo quy định hiện
hành.
- Các điểm đo đạc,
lấy mẫu phải có mã số, tọa độ, có chỉ dẫn về thời gian, địa điểm, đồng thời, phải
được thể hiện bằng các biểu, bảng rõ ràng và được minh họa bằng sơ đồ bố trí
các điểm trên nền bản đồ khu vực thực hiện dự án. Việc đo đạc, lấy mẫu, phân
tích phải tuân thủ quy trình, quy phạm về quan trắc, phân tích môi trường và phải
được thực hiện bởi đơn vị chức năng được cấp có thẩm quyền công nhận đủ điều kiện.
- Đánh giá sự phù
hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án với đặc điểm môi trường tự nhiên khu
vực dự án.
Lưu ý: Đối với
dự án có liên quan đến phóng xạ, trong mục 2.1.4 cần trình bày rõ hoạt động
quan trắc phóng xạ, kết quả quan trắc; đánh giá hiện trạng và sơ bộ phân tích
nguyên nhân.
2.1.5. Hiện
trạng tài nguyên sinh vật
Hiện trạng đa dạng
sinh học của khu vực dự án và các khu vực chịu ảnh hưởng của dự án, bao gồm:
- Số liệu, thông
tin về đa dạng sinh học trên cạn có thể bị tác động bởi dự án, bao gồm: nơi cư
trú, các vùng sinh thái nhạy cảm (đất ngập nước nội địa, khu bảo tồn thiên
nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu di sản thiên nhiên thế giới trong và lân cận
khu vực dự án); khoảng cách từ dự án đến các vùng sinh thái nhạy cảm gần nhất;
diện tích các loại rừng (nếu có); danh mục và hiện trạng các loài thực vật, động
vật hoang dã, trong đó có các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các
loài đặc hữu có trong vùng có thể bị tác động do dự án;
- Số liệu, thông
tin về đa dạng sinh học biển và đất ngập nước ven biển có thể bị tác động bởi dự
án, bao gồm: đặc điểm hệ sinh thái biển và đất ngập nước ven biển, danh mục và
hiện trạng các loài phiêu sinh, động vật đáy, cá và tài nguyên thủy, hải sản
khác (nếu có).
Yêu cầu đối với
mục 2.1:
- Cần có số
liệu mới nhất về điều kiện môi trường tự nhiên trên cơ sở khảo sát thực tế do
chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn thực hiện. Nếu là số liệu của các đơn vị khác
cần ghi rõ nguồn, thời gian khảo sát;
- Chỉ dẫn nguồn
tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.
2.2. Điều kiện
kinh tế - xã hội
2.2.1. Điều
kiện về kinh tế
Nếu rõ các hoạt động
kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, khai khoáng, du lịch,
thương mại, dịch vụ và các ngành khác), nghề nghiệp, thu nhập của các hộ bị ảnh
hưởng do các hoạt động triển khai dự án.
2.2.2. Điều
kiện về xã hội
- Nêu rõ đặc điểm
dân số, điều kiện y tế, văn hóa, giáo dục, mức sống, tỷ lệ hộ nghèo, các công
trình văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử, khu dân cư, khu
đô thị và các công trình liên quan khác chịu tác động của dự án.
- Đánh giá sự phù
hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án với đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực
dự án.
Yêu cầu đối với
mục 2.2:
- Số liệu về
kinh tế - xã hội phải được cập nhật tại thời điểm thực hiện ĐTM và được trích dẫn
về nguồn gốc, thời gian, đảm bảo độ tin cậy;
- Đối với các
dự án đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, nội dung của mục
2.2 chỉ nêu hoạt động đầu tư phát triển và hoạt động bảo vệ môi trường của khu
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
Chương 3
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Nguyên tắc
chung: Việc đánh giá, dự báo tác động của dự án
đến môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội và cộng đồng dân cư được thực hiện theo
các giai đoạn chuẩn bị, xây dựng, vận hành và giai đoạn khác (tháo dỡ, đóng
cửa, cải tạo phục hồi môi trường và các hoạt động khác có khả năng gây tác động
đến môi trường) của dự án (nếu có) và phải được cụ thể hóa cho từng nguồn gây
tác động, đến từng đối tượng bị tác động. Mỗi tác động đều phải được đánh giá cụ
thể, chi tiết về mức độ, về quy mô không gian và thời gian (đánh giá định lượng,
định tính, chi tiết và cụ thể cho dự án đó bằng các phương pháp tính toán hoặc
mô hình hóa (trong các trường hợp có thể sử dụng mô hình) để xác định các tác
động).
3.1. Đánh giá,
dự báo tác động
3.1.1. Đánh
giá, dự báo các tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án
Việc đánh giá, dự
báo tác động trong giai đoạn này cần tập trung vào các nội dung chính sau:
- Đánh giá tính
phù hợp của vị trí dự án với điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế-xã hội
khu vực thực hiện dự án;
- Đánh giá tác động
của việc chiếm dụng đất, di dân, tái định cư (đặc biệt đối với các hộ dân bị mất
đất ở, đất canh tác, mất việc làm);
- Đánh giá tác động
của hoạt động giải phóng mặt bằng (phát quang thảm thực vật, san lấp tạo mặt bằng
và hoạt động khác).
3.1.2.
Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án
Việc đánh giá, dự
báo tác động trong giai đoạn này cần phải tập trung vào các nội dung chính sau:
- Đánh giá, dự
báo tác động của hoạt động khai thác vật liệu xây dựng phục vụ dự án (nếu thuộc
phạm vi dự án);
- Đánh giá, dự
báo tác động của hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị;
- Đánh giá, dự
báo tác động của hoạt động thi công các hạng mục công trình của dự án hoặc các
hoạt động triển khai thực hiện dự án (đối với các dự án không có các hạng mục
công trình xây dựng).
3.1.3. Đánh
giá, dự báo các tác động trong giai đoạn hoạt động/vận hành của dự án
Việc đánh giá, dự
báo tác động trong giai đoạn hoạt động/vận hành dự án cần phải tập trung vào
các nội dung chính sau:
- Đánh giá, dự
báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải (khí, lỏng, rắn);
- Đánh giá, dự
báo tác động của các nguồn không liên quan đến chất thải.
3.1.4. Đánh
giá, dự báo tác động giai đoạn khác (tháo dỡ, đóng cửa, cải tạo, phục hồi môi
trường và các hoạt động khác có khả năng gây tác động đến môi trường) của dự án
(nếu có).
Việc đánh giá, dự
báo tác động trong giai đoạn này cần tập trung dự báo các nguồn chất thải tồn
lưu sau giai đoạn vận hành và những vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động
phá dỡ các công trình, phục hồi, cải tạo môi trường khu vực dự án.
Yêu cầu đối với
các mục 3.1.1, 3.1.2, 3.1.3 và 3.1.4:
- Từng nguồn
gây tác động phải được đánh giá tác động theo đối tượng bị tác động, phạm vi, mức
độ tác động, xác suất xảy ra tác động, khả năng phục hồi của các đối tượng bị
tác động;
- Cần làm rõ
nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải: cần cụ thể hóa về thải lượng, tải
lượng và nồng độ của tất cả các thông số chất thải đặc trưng cho dự án và so
sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, cụ thể hóa về không gian
và thời gian phát sinh chất thải;
- Cần làm rõ
nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải (tiếng ồn, độ rung, xói mòn,
trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng
sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập
mặn; xâm nhập phèn; mất rừng, thảm thực vật, động vật hoang dã, tác động đến hệ
sinh thái nhạy cảm, suy thoái các thành phần môi trường vật lý và sinh học; biến
đổi đa dạng sinh học, các tác động do biến đổi khí hậu và các nguồn gây tác động
không liên quan đến chất thải khác);
- Các tác động
tiêu cực và tích cực quan trọng nhất cần được đánh giá, dự báo gồm: tác động đến
các thành phần môi trường tự nhiên; tác động đến đa dạng sinh học; tác động đến
sức khỏe cộng đồng; tác động đến biến đổi khí hậu;
- Việc đánh
giá, dự báo các tác động đến sức khỏe cộng đồng phải làm rõ được mức độ của các
tác động gắn với quy mô và phạm vi cộng đồng chịu tác động;
- Đối với dự
án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất phải đánh giá, dự báo tác động
tích lũy (tổng hợp) những nguồn thải mới và nguồn phát thải ở cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ hiện hữu.
5.1.5. Đánh
giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án
- Việc đánh giá,
dự báo tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng do các rủi ro, sự cố của dự
án gây ra cần dựa trên cơ sở kết quả dự báo rủi ro, sự cố của dự án đầu tư (báo
cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương) hoặc dựa trên cơ sở giả định
các rủi ro, sự cố xảy ra trong các giai đoạn của dự án (chuẩn bị, thi công xây
dựng, vận hành và giai đoạn khác (nếu có));
- Chỉ dẫn cụ thể
về mức độ, không gian và thời gian xảy ra tác động do rủi ro, sự cố.
3.2. Nhận
xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo
Nhận xét khách
quan về mức độ tin cậy, chi tiết của những kết quả đánh giá, dự báo về các tác
động môi trường có khả năng xảy ra trong quá trình triển khai dự án. Đối với
các vấn đề còn thiếu độ tin cậy cần thiết, phải nêu rõ các lý do khách quan, chủ
quan (như thiếu thông tin, dữ liệu; số liệu, dữ liệu hiện có đã bị lạc hậu; số
liệu, dữ liệu tự tạo lập chưa có đủ độ chính xác, tin cậy; thiếu hoặc độ tin cậy
của phương pháp đánh giá có hạn; trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ về ĐTM
có hạn; các nguyên nhân khác).
Lưu ý: Việc
đánh giá, dự báo các tác động không liên quan đến chất thải (như tiếng ồn, độ
rung, xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển;
bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước
ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; mất rừng, thảm thực vật, suy thoái các
thành phần môi trường vật lý; mất, suy giảm đa dạng sinh học, v.v...) phải làm
rõ được quy mô, mức độ của các tác động gắn với yếu tố thời gian và đối tượng
chịu tác động.
Chương 4
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG
PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN
4.1. Biện pháp
phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án
4.1.1. Biện
pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn chuẩn
bị
4.1.2. Biện
pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn thi
công xây dựng
4.1.3. Biện
pháp phòng ngừa giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn vận
hành
4.1.4. Biện
pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn
khác (nếu có)
4.2. Biện pháp
quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án
4.2.1. Biện
pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn chuẩn
bị
4.2.2. Biện
pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn thi
công xây dựng
4.2.3. Biện
pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án
trong giai
đoạn vận hành
4.2.4. Biện
pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn
khác (nếu có)
Trên cơ sở kết quả
đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng do các rủi
ro, sự cố của dự án gây ra cần đề xuất các biện pháp quản lý, phòng ngừa, ứng
phó trong trường hợp xảy ra các sự cố, rủi ro theo từng giai đoạn của dự án
(chuẩn bị, thi công xây dựng, vận hành và giai đoạn khác (nếu có)).
4.3. Phương án
tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
- Tóm tắt dự toán
kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.
- Nêu rõ tổ chức,
bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường.
Yêu cầu:
- Đối với mỗi
giai đoạn nêu tại mục 4.1 và 4.2 Phụ lục này, việc đề ra các biện pháp phòng ngừa,
giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng cần phải đảm bảo các
nguyên tắc sau đây:
+ Mỗi tác động
tiêu cực đã được đánh giá dự báo trong Chương 3 đều phải có biện pháp phòng ngừa,
giảm thiểu tương ứng. Trong trường hợp không thể có biện pháp khả thi thì phải
nêu rõ lý do và có kiến nghị về phương hướng, cách thức giải quyết;
+ Phải nêu rõ
sau khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu, các tác động tiêu cực sẽ được giảm đến
mức nào, có so sánh đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện
hành;
+ Mỗi biện
pháp đưa ra phải được cụ thể hóa về tính khả thi của biện pháp, không gian, thời
gian và hiệu quả áp dụng của biện pháp;
+ Trường hợp
các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác động tiêu cực của dự án liên
quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, phải kiến nghị cụ thể tên các cơ quan, tổ chức
đó và đề xuất phương án phối hợp giải quyết;
- Đối với dự
án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất nội dung của các Điểm 4.1.3 và
4.2.3 Phụ lục này cần nêu rõ kết quả của việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa,
giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của cơ sở
đang hoạt động và phân tích các nguyên nhân của các kết quả đó; hiện trạng các
công trình, biện pháp bảo vệ môi trường hiện có của cơ sở đang hoạt động và mối
liên hệ của các công trình, biện pháp này với hệ thống công trình, biện pháp bảo
vệ môi trường của dự án.
Chương 5
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
5.1. Chương
trình quản lý môi trường
Chương trình quản
lý môi trường được thiết lập trên cơ sở tổng hợp kết quả của các Chương 1,3,4
dưới dạng bảng như sau:
Các giai đoạn của dự án
|
Các hoạt động của dự án
|
Các tác động môi trường
|
Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
|
Kinh phí thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi
trường
|
Thời gian thực hiện và hoàn thành
|
Trách nhiệm tổ chức thực hiện
|
Trách nhiệm giám sát
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
Chuẩn bị
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xây dựng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Vận hành
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Giai đoạn khác của dự án (nếu có)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5.2. Chương
trình giám sát môi trường
Chương trình giám
sát môi trường phải được đặt ra cho suốt quá trình thực hiện dự án, được thiết
kế theo các giai đoạn chuẩn bị, thi công xây dựng, vận hành và giai đoạn khác của
dự án (nếu có), trong đó bao gồm các nội dung giám sát chất thải và giám sát
các vấn đề môi trường khác, cụ thể như sau:
- Giám sát nước
thải và khí thải: phải giám sát lưu lượng thải và các thông số đặc trưng của
các nguồn nước thải, khí thải sau xử lý với tần suất tối thiểu 01 lần/03 tháng
(trừ trường hợp pháp luật có quy định khác); vị trí các điểm giám sát phải được
mô tả rõ và thể hiện trên sơ đồ với chú giải rõ ràng.
- Giám sát chất
thải rắn: giám sát tổng lượng thải (khi có chất thải phát sinh) tại vị trí lưu
giữ tạm thời.
- Việc giám sát tự
động liên tục chất thải thực hiện theo quy định có liên quan của pháp luật về bảo
vệ môi trường, cụ thể:
+ Giám sát tự động
liên tục nước thải: ngoài việc giám sát định kỳ, việc giám sát tự động liên tục
nước thải áp dụng đối với nước thải sau xử lý tại trạm xử lý nước thải tập
trung của dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp; nước thải sau xử lý của dự án
nằm ngoài khu công nghiệp có quy mô xả nước thải từ 1.000 m³/ngày đêm trở lên
(không bao gồm nước làm mát).
+ Giám sát tự động
liên tục khí thải: ngoài việc giám sát định kỳ, việc giám sát tự động liên tục
khí thải sau xử lý áp dụng đối với các dự án: sản xuất xi măng; nhà máy nhiệt
điện (trừ nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu khí tự nhiên); sản xuất phôi
thép công suất trên 200.000 tấn sản phẩm/năm; nhà máy sản xuất hóa chất và phân
bón hóa học công suất trên 10.000 tấn sản phẩm/năm; nhà máy công nghiệp sản xuất
dầu mỏ công suất trên 10.000 tấn sản phẩm/năm; lò hơi công nghiệp công suất
trên 20 tấn hơi/giờ.
- Giám sát môi
trường xung quanh: chỉ áp dụng cho giai đoạn hoạt động của các dự án có phát
sinh phóng xạ với tần suất tối thiểu 01 lần/06 tháng; vị trí các điểm giám sát
phải được lựa chọn để đảm bảo tính đại diện và phải được mô tả rõ kèm theo sơ
đồ minh họa.
- Giám sát các vấn
đề môi trường khác (trong trường hợp dự án có thể gây tác động đến): các hiện
tượng trượt, sụt, lở, lún, xói lở bồi lắng; sự thay đổi mực nước mặt, nước ngầm,
xâm nhập mặn, xâm nhập phèn, các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ
nhằm theo dõi được sự biến đổi theo không gian và thời gian của các vấn đề này
với tần suất tối thiểu 01 lần/06 tháng.
Yêu cầu:
- Đối với giám
sát chất thải: chỉ thực hiện giám sát các loại chất thải hoặc thông số có trong
chất thải mà dự án có khả năng phát thải ra môi trường;
- Phải thiết kế
vị trí lấy mẫu chất thải theo quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành (nếu
có);
- Việc lấy mẫu,
đo đạc, phân tích các thông số môi trường phải được thực hiện bởi các đơn vị được
cấp có thẩm quyền công nhận đủ điều kiện;
- Kết quả giám
sát các thông số môi trường phải được đối sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện
hành.
Chương 6
THAM VẤN CỘNG ĐỒNG
6.1. Tóm tắt về
quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng
Nêu tóm tắt quá
trình tổ chức tham vấn ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức
chịu tác động trực tiếp bởi dự án và quá trình tổ chức tham vấn cộng đồng dân
cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án dưới hình thức họp cộng đồng dân cư như
sau:
6.1.1. Tóm tắt
về quá trình tổ chức tham vấn Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức chịu tác động
trực tiếp bởi dự án
Mô tả rõ quá
trình tổ chức tham vấn cộng đồng đã được thực hiện và nêu rõ số, ký hiệu, thời
gian ban hành của văn bản do chủ dự án gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực
hiện dự án và các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án; số, ký hiệu, thời
gian ban hành của văn bản trả lời của Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức chịu
tác động trực tiếp bởi dự án.
Trường hợp không
nhận được ý kiến trả lời bằng văn bản của một số Ủy ban cấp xã, tổ chức chịu
tác động, phải chứng minh việc đã gửi văn bản đến các cơ quan này nhưng không
nhận được ý kiến phản hồi.
6.1.2. Tóm tắt
về quá trình tổ chức họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi
dự án
Nêu rõ việc phối
hợp của chủ dự án với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án trong việc đồng
chủ trì họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án, trong
đó làm rõ thông tin về các thành phần tham gia cuộc họp.
6.2. Kết quả
tham vấn cộng đồng
6.2.1. Ý kiến
của Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án
Nêu rõ các ý kiến
của Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức chịu tác động trực tiếp về các nội
dung của báo cáo ĐTM và các kiến nghị kèm theo (nếu có).
6.2.2. Ý kiến
của đại diện cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án
Nêu tóm tắt các ý
kiến góp ý với trình bày của chủ dự án về nội dung báo cáo ĐTM của dự án tại cuộc
họp tham vấn cộng đồng dân cư; kiến nghị của cộng đồng dân cư.
6.2.3. Ý kiến
phản hồi và cam kết của chủ dự án đối với các đề xuất, kiến nghị, yêu cầu của
các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được tham vấn
Nêu rõ những ý kiến
tiếp thu và giải trình những ý kiến không tiếp thu của chủ dự án đối với các ý
kiến góp ý, kiến nghị, yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được
tham vấn; cam kết của chủ dự án về việc thực hiện những ý kiến tiếp thu.
Lưu ý: Bản sao
các văn bản của chủ dự án gửi xin ý kiến tham vấn, văn bản trả lời của các cơ
quan, tổ chức được xin ý kiến; bản sao Biên bản họp tham vấn cộng đồng dân cư
chịu tác động trực tiếp bởi dự án phải được đính kèm tại Phụ lục của báo cáo
ĐTM.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. Kết luận
Phải có kết luận
về các vấn đề, như: đã nhận dạng và đánh giá được hết các tác động chưa, vấn đề
gì còn chưa dự báo được; đánh giá tổng quát về mức độ, quy mô của các tác động
đã xác định; mức độ khả thi của các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực và
phòng chống, ứng phó các sự cố, rủi ro môi trường; các tác động tiêu cực nào
không thể có biện pháp giảm thiểu vì vượt quá khả năng cho phép của chủ dự án
và nêu rõ lý do.
2. Kiến nghị
Kiến nghị với các
cấp, các ngành liên quan giúp giải quyết các vấn đề vượt khả năng giải quyết của
dự án.
3. Cam kết
Các cam kết của
chủ dự án về việc thực hiện chương trình quản lý môi trường, chương trình giám
sát môi trường như đã nêu trong Chương 5 (bao gồm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật môi trường mà dự án bắt buộc phải áp dụng); thực hiện các cam kết với cộng
đồng như đã nêu tại mục 6.2.3 Chương 6 của báo cáo ĐTM; tuân thủ các quy định
chung về bảo vệ môi trường có liên quan trong các giai đoạn của dự án gồm:
- Các cam kết về
các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ thực hiện và hoàn thành trong
giai đoạn chuẩn bị của dự án;
- Các cam kết về
các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ thực hiện và hoàn thành trong các
giai đoạn xây dựng của dự án;
- Các cam kết về
các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ được thực hiện trong giai đoạn từ
khi dự án đi vào vận hành chính thức cho đến khi kết thúc dự án;
- Các cam kết về
các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ được thực hiện trong giai đoạn
đóng cửa dự án (nếu có);
- Cam kết về đền
bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp các sự cố, rủi ro môi trường
xảy ra do triển khai dự án.
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO
Liệt kê các nguồn
tài liệu, dữ liệu tham khảo (không phải do chủ dự án tự tạo lập) trong quá
trình đánh giá tác động môi trường (tác giả, thời gian, tên gọi, nơi phát hành
của tài liệu, dữ liệu).
Yêu cầu: Các
tài liệu tham khảo phải liên kết chặt chẽ với phân thuyết minh của báo cáo ĐTM.
PHỤ LỤC
Đính kèm trong Phụ
lục của báo cáo ĐTM các loại tài liệu sau đây:
- Bản sao các văn
bản pháp lý liên quan đến dự án (không bao gồm các văn bản pháp lý chung của
Nhà nước);
- Các sơ đồ (bản
vẽ, bản đồ) khác liên quan đến dự án nhưng chưa được thể hiện trong các chương
của báo cáo ĐTM;
- Các phiếu kết
quả phân tích các thành phần môi trường (không khí, tiếng ồn, nước, đất, trầm
tích, tài nguyên sinh vật...) có chữ ký kèm theo họ tên, chức danh của Thủ trưởng
cơ quan phân tích và đóng dấu;
- Bản sao các văn
bản liên quan đến tham vấn cộng đồng và các phiếu điều tra xã hội học (nếu có);
- Các hình ảnh
liên quan đến khu vực dự án (nếu có);
- Các tài liệu
liên quan khác (nếu có).
Yêu cầu: Các
tài liệu nêu trong Phụ lục phải liên kết chặt chẽ với phần thuyết minh của báo
cáo ĐTM.