Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 24/2008/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 05/02/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 24/2008/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC TỈNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại tờ trình số 8409/TTr-BKH ngày 15 tháng 11 năm 2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 (gồm các tỉnh, thành phố ven biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận), với nội dung chủ yếu sau:

1. Một số mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu của Vùng:

- Tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân hàng năm 10 - 11%;

- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 5 tỷ USD, bình quân tăng 22 - 23%/năm;

- Giải quyết việc làm cho khoảng 2,5 - 3 triệu lao động;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 30 - 35%;

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 12% (theo chuẩn mới);

- Tỷ lệ dân dùng nước sạch ở thành phố 95%; ở nông thôn 75%;

- Nâng độ che phủ của rừng đạt 44 - 45% diện tích tự nhiên; bảo đảm môi trường sinh thái, phát triển bền vững.

2. Nhiệm vụ trọng tâm phát triển một số ngành, lĩnh vực chủ yếu.

a) Ngành công nghiệp:

Ưu tiên đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp chính như: chế biến nông, lâm, thủy sản; vật liệu xây dựng; dệt may, da giầy; luyện cán thép; chế tạo cơ khí; đóng tàu biển tải trọng lớn; lọc hóa dầu; bột giấy và giấy,…

Tập trung đầu tư một số dự án trọng điểm trong thời kỳ 2006 - 2010 như: nâng cấp, xây dựng mới các nhà máy chế biến nông, lâm, hải sản; mở rộng các nhà máy sản xuất xi măng hiện có, xây dựng một số nhà máy xi măng công suất 1,4 triệu tấn/năm, đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1.200MW, khai thác sắt Thạch Khê, nhà máy luyện cán thép Vũng Áng và Dung Quất, nhà máy lọc hóa dầu ở Dung Quất và Nghi Sơn, nhà máy sản xuất bột giấy và giấy ở Thanh Hóa,….

Các tỉnh, thành phố tiếp tục rà soát, bổ sung quy hoạch, huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng các khu kinh tế, các khu công nghiệp hiện có, phát triển một số khu cụm công nghiệp cần thiết để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án trên địa bàn.

b) Ngành dịch vụ:

Bổ sung quy hoạch, đầu tư xây dựng các cơ sở dịch vụ thương mại như trung tâm thương mại, trung tâm hội chợ triển lãm, siêu thị theo hướng hiện đại, văn minh và có hệ thống từ tỉnh, huyện, trung tâm cụm xã; phát triển mạng lưới chợ nông thôn miền núi, ven biển, hải đảo, tạo thuận lợi cho việc mua bán, trao đổi hàng hóa của đồng bào các dân tộc ở khu vực đặc biệt khó khăn.

Phát triển các khu kinh tế cửa khẩu đồng bộ với hệ thống giao thông hai bên biên giới; ưu tiên đầu tư khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo để mở rộng giao lưu buôn bán, phát triển du lịch, tăng cường dịch vụ với các nước trong khu vực.

Tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Vùng bảo đảm đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu vào thị trường khu vực và thế giới như thủy hải sản, tinh bột sắn, chè, cà phê, đồ gỗ, sản phẩm dệt may, vật liệu xây dựng, khoáng sản.

Đầu tư nâng cao năng lực dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách bằng các phương thức đường bộ, đường sắt, đường biển, hàng không; phát triển các cơ sở dịch vụ tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin theo hướng đồng bộ, hiện đại; xây dựng công nghệ thông tin thành ngành công nghiệp mũi nhọn của Vùng.

Phát triển ngành du lịch dựa trên cơ sở khai thác các tiềm năng, lợi thế của Vùng như du lịch biển, nghỉ dưỡng, thăm quan các di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa; ưu tiên đầu tư phát triển du lịch theo tuyến hành lang Đông - Tây, tham gia du lịch tiểu vùng sông Mê Kông.

c) Ngành nông lâm ngư nghiệp:

- Về nông nghiệp: các địa phương tiếp tục nghiên cứu phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả trên mỗi ha canh tác, đa dạng hóa cây trồng, bảo đảm an toàn sản xuất, phòng tránh thiên tai. ổn định diện tích trồng lúa 1,2 triệu ha, phát triển một số cây công nghiệp ngắn ngày như mía, lạc, thuốc lá; cây công nghiệp dài ngày như điều, cà phê, dừa, cao su, chè, hồ tiêu và cây ăn quả thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, ưu tiên sản xuất nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.

Tập trung xây dựng một số công trình thuỷ lợi: Cửa Đạt, Bản Mồng, Ngàn Trươi, Sông Nghèn, Tả Trạch, Rào Quán, Định Bình.

Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hình thức trang trại và gia đình, tăng cường phát triển chăn nuôi bò thịt, lợn nạc, dê, cừu quy mô lớn ở các tỉnh có điều kiện.

- Về lâm nghiệp: tiếp tục điều chỉnh quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng kinh tế. Chuyển một phần diện tích rừng đặc dụng và rừng phòng hộ giao cho hộ dân hoặc cộng đồng tự quản. Kết hợp công tác trồng, bảo vệ, chăm sóc rừng thường xuyên với chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tăng mặt hàng xuất khẩu, tạo thu nhập để bảo đảm cuộc sống cho người làm nghề rừng. Tiếp tục bảo vệ, khoanh nuôi, tu bổ các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ đầu nguồn và ven biển, củng cố hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn, đặc biệt những vùng có độ dốc cao đã mất rừng để từng bước hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra. Hàng năm trồng mới rừng tập trung khoảng 70.000 ha, chủ yếu là rừng phòng hộ, rừng chắn gió, chắn cát và chống xói lở bờ biển. Tiếp tục giao đất, giao rừng cho nhân dân và các doanh nghiệp quản lý, khuyến khích và hỗ trợ dân trồng rừng nguyên liệu kết hợp phát triển kinh tế lâm, nông, trang trại.

- Về ngư nghiệp, diêm nghiệp: mục tiêu lâu dài phấn đấu xây dựng ngành thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn của các tỉnh duyên hải Trung Bộ; trong thời kỳ 2006 - 2010 tập trung đầu tư 3 lĩnh vực chính phục vụ đời sống và cung cấp nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu: ổn định việc nuôi trồng, đánh bắt với bảo vệ môi trường, khai thác hợp lý vùng bãi ngang, đầm phá ven biển và hải đảo; phát triển các đội tàu đánh bắt xa bờ hiện đại nhằm khai thác kết hợp với bảo vệ an ninh lãnh hải; tiếp tục đầu tư xây dựng cảng cá, khu dịch vụ hậu cần nghề cá và khu neo đậu tránh bão cho tàu, thuyền.

Tăng nhanh sản lượng muối cho tiêu dùng, cho sản xuất công nghiệp và xuất khẩu, tập trung xây dựng mới và mở rộng một số đồng muối ở các địa phương dựa trên cơ sở quy hoạch, nhu cầu và khả năng đầu tư của địa phương.

d) Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa xã hội, bảo vệ môi trường:

- Về giáo dục đào tạo, quy hoạch mạng lưới trường học các cấp gồm cả trường dân tộc nội trú ở các huyện, trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao; đảm bảo mỗi xã có 01 trường tiểu học, 01 trường trung học cơ sở, mỗi thôn có lớp tiểu học, lớp mẫu giáo, mầm non; mỗi trung tâm cụm xã có 01 trường trung học cơ sở bán trú; mỗi huyện, thị xã có từ 02 trường trung học phổ thông trở lên.

Đầu tư hệ thống trường dạy nghề cấp tỉnh và cấp huyện để đến năm 2010 tất cả các tỉnh, thành, quận, huyện, thị xã đều có trường dạy nghề theo hướng đa nghề, khuyến khích xây dựng trường dân lập và tư thục. Xây dựng một số trường trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề kỹ thuật cao theo quy hoạch nhằm đào tạo công nhân kỹ thuật cho các khu kinh tế, khu công nghiệp.

- Về y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, các địa phương tiếp tục thực hiện Quyết định số 225/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cấp bệnh viện huyện và bệnh viện đa khoa khu vực giai đoạn 2006 - 2010, bảo đảm đến năm 2010 mỗi huyện có một bệnh viện đa khoa đạt tiêu chuẩn bệnh viện loại I quy mô từ 100 - 200 giường. Xây dựng bệnh viện vùng quy mô 600 - 700 giường tại Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, củng cố và phát triển các bệnh viện chuyên khoa: sản, nhi, tâm thần và y học cổ truyền của các tỉnh. Bảo đảm các xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, được trang bị dụng cụ, thiết bị theo quy định của ngành và có bác sỹ chăm lo khám, điều trị cho dân.

- Về văn hoá - thông tin, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất đi đôi với nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa - thông tin. Nhiệm vụ công tác thời gian tới là đưa hoạt động văn hóa, thông tin về cơ sở, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới mọi người dân ở các vùng ven biển, hải đảo, miền núi, vùng sâu vùng xa. Tăng cường công tác phát thanh truyền hình, bảo đảm đến năm 2010 tất cả các xã, các hộ dân trong Vùng có khả năng xem được truyền hình, nghe được đài tiếng nói Việt Nam.

Đầu tư đồng bộ cơ sở hoạt động văn hóa - thông tin ở các cấp, ưu tiên đầu tư cho hoạt động văn hóa cộng đồng ở thôn, bản, xã; bảo vệ, tôn tạo các khu di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, kết hợp việc bảo tồn gắn với tạo cảnh quan du lịch, tăng cường cơ sở vật chất cho họat động văn hóa của nhân dân ở từng địa phương.

- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục thể thao, bảo đảm đến năm 2010 mỗi tỉnh có ít nhất 03 công trình cơ bản cấp tỉnh là sân vận động, bể bơi, nhà thi đấu phục vụ phát triển thể thao chuyên nghiệp thành tích cao, kết hợp với đẩy mạnh phong trào thể thao quần chúng hướng vào các môn có khả năng phát triển như bóng đá, bơi lội, điền kinh, võ dân tộc,….

- Khoa học công nghệ và môi trường:

Triển khai phối hợp 04 chương trình khoa học công nghệ của Nhà nước (công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới và tự động hóa) trên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ, quản lý. Xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học công nghệ của Vùng. Bồi dưỡng, đào tạo và phát huy vai trò đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học, công nghệ và công nhân lành nghề. Đẩy mạnh các họat động nghiên cứu, đào tạo và phổ biến thông tin; nhân rộng các mô hình làng kinh tế, mô hình sản xuất nông nghiệp, ngành nghề thủ công.

Quản lý khai thác và sử dụng hợp lý các loại tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan và bảo vệ môi trường sinh thái. Xây dựng chính sách và biện pháp đồng bộ để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường một cách chủ động và có hiệu quả.

đ) Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng của Vùng:

Quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội của Vùng. Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình cảng biển, sân bay, hệ thống đường bộ, đường sắt; các công trình thủy lợi đầu mối kết hợp thủy điện và kiên cố hóa hệ thống công trình hiện có; phát triển hệ thống cấp, thoát nước đô thị và nông thôn; phát triển mạng lưới đô thị của Vùng theo Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số 113/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39/NQ-TW của Bộ Chính trị và các quyết định liên quan khác của Thủ tướng Chính phủ.

Phát triển các khu kinh tế, các đô thị lớn làm trung tâm phát triển của Vùng, xây dựng thành phố Vinh thành trung tâm kinh tế, văn hoá vùng Bắc Trung Bộ, xây dựng thành phố Đà Nẵng thành trung tâm kinh tế - xã hội lớn của khu vực miền Trung, xây dựng các khu kinh tế Dung Quất, Chu Lai, Nhơn Hội, Vân Phong, Chân Mây - Lăng Cô, Vũng Áng, Đông Nam Nghệ An, Nghi Sơn thành các khu kinh tế tổng hợp đa ngành; xây dựng khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

e) Về quốc phòng an ninh:

Các địa phương trong Vùng phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh kết hợp dân sinh kinh tế trên các huyện đảo, xã đảo, xã biên giới như các khu neo đậu tàu, thuyền tránh trú bão, công trình cảng và dịch vụ hậu cần nghề cá; một số đoạn, tuyến đường cơ động ven biển; các trung tâm tìm kiếm cứu nạn đường biển, đường không; các đồn biên phòng; đường tuần tra biên giới; ổn định sắp xếp cụm dân cư gắn với đồn biên phòng; xây dựng các khu kinh tế quốc phòng tại những địa bàn chiến lược. Đẩy mạnh phong trào quần chúng, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng thế trận an ninh nhân dân kết hợp chặt chẽ với nền quốc phòng toàn dân; xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc ở từng tỉnh, thành phố. Phòng, chống có hiệu quả các loại tội phạm, tệ nạn xã hội.

Điều 2. Tiếp tục thực hiện và bổ sung các cơ chế, chính sách và giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của Vùng

1. Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách hiện hành để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của Vùng, trong đó có:

- Tiếp tục triển khai Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2005 của Thủ tư­ớng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cả nư­ớc đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

- Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ. Các tỉnh rà soát, bảo đảm hỗ trợ đúng mục tiêu, định mức, đối tượng, công khai minh bạch; phấn đấu đến hết năm 2008 giải quyết xong đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh họat cho đồng bào;

- Chính sách hỗ trợ các mặt hàng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn theo Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 1998 và Nghị định số 02/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ. Rà soát, điều chỉnh các hoạt động trợ giúp theo hướng giao địa phương chủ động chọn mục tiêu, quản lý chặt chẽ hàng hóa trực tiếp đến tay người sử dụng;

- Chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác, hộ sản xuất kinh doanh ở miền núi, ven biển, hải đảo gọi chung là vùng khó khăn và vùng đặc biệt khó khăn với lãi suất ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng vi mô khác;

- Tiếp tục thực hiện Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý nhà n­ước các cấp, nhất là cấp cơ sở;

Các ngành, các tỉnh, huyện, xã, phường có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và sử dụng cán bộ quản lý nhà nước cho ngành, cấp mình. Ưu tiên thực hiện chính sách sử dụng học sinh cử tuyển người dân tộc thiểu số sau đào tạo về địa phương công tác tham gia vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tiếp tục thực hiện chính sách khám, chữa bệnh cho người nghèo và người thuộc diện chính sách xã hội theo Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Điều chỉnh, bổ sung một số cơ chế, chính sách sau:

a) Chính sách về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn:

- Cho phép áp dụng Quyết định số 231/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp nông, lâm nghiệp nhà nước, Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số đối với các huyện miền Tây của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ;

- Cho phép áp dụng Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số đối với các huyện miền Tây các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ;

- Đối với số dân di cư tự do sinh sống trong các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng quốc gia, các địa phương cần bố trí xen ghép vào các vùng dân cư còn đất sản xuất hoặc có điều kiện phát triển ngành nghề khác hoặc xây dựng các dự án tái định cư bắt buộc theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015.

b) Chính sách đối với vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số:

- Khuyến khích các doanh nghiệp tự tuyển dụng lao động và tự đào tạo lao động vào làm việc ổn định tại doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp trồng cây công nghiệp, trồng rừng, khai thác hải sản thì được Nhà nước trợ cấp một khoản kinh phí bằng mức trợ cấp kinh phí đào tạo nghề cho doanh nghiệp để tự tổ chức dạy nghề cho người lao động mới;

- Đối với học sinh dân tộc thiểu số nghèo thuộc diện học ở trường dân tộc nội trú mà theo học ở các trường công, bán công thì được cấp học bổng bằng 50% số học bổng của học sinh nội trú;

- Đối với học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông dân tộc nội trú, được ưu tiên cử tuyển vào các trường đại học, dự bị đại học, các trường chuyên nghiệp để tăng cường đội ngũ cán bộ cơ sở, nếu không vào học tại các trường chuyên nghiệp thì được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật theo thời gian 3, 6, 9 tháng phù hợp với yêu cầu ngành, nghề thực tế và được bố trí về làm tại địa phương. Các tỉnh sử dụng các trung tâm đào tạo nghề ở tỉnh, huyện để tiến hành đào tạo, Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí cho công tác đào tạo này;

- Chính sách sử dụng và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ công tác ở miền núi, vùng dân tộc: các tỉnh tiếp tục công tác quy hoạch, lập kế hoạch đào tạo, tăng cường đội ngũ cán bộ cho các huyện, xã. Để khuyến khích số học sinh, sinh viên vừa tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp về làm việc tại miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, nhất là đối với cấp xã, các tỉnh lập kế hoạch tuyển dụng phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất chính sách để tuyển người, bồi dưỡng các kiến thức về pháp luật, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế, vận động quần chúng, công nghệ thông tin nhằm giúp chính quyền cấp xã, huyện phát triển kinh tế - xã hội, ổn định trật tự trị an ở địa bàn;

- Điều chỉnh định mức tiền thuốc và tiêu hao vật tư y tế thông dụng cho các trạm y tế xã, tăng mức phụ cấp cho giáo viên mầm non, mẫu giáo và cán bộ y tế thôn, bản bằng 50% so với mức lương cơ bản. Hỗ trợ chi phí ăn ở, đi lại của bệnh nhân nội trú (được điều trị ở bệnh viện huyện trở lên).

c) Chính sách hỗ trợ đầu tư:

- Nâng mức hỗ trợ vốn ngân sách trung ương tối đa không quá 70 tỷ đồng cho việc đầu tư khu công nghiệp đối với các địa phương đáp ứng tiêu chí của Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ (bao gồm cả đường gom hoặc đường, cầu vào khu công nghiệp);

- Hỗ trợ vốn ngân sách trung ương cho việc xây dựng hạ tầng khu công nghiệp thứ 2 do địa phương lựa chọn, tối đa không quá 70 tỷ đồng, đối với các địa phương đáp ứng tiêu chí của Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ;

- Nhà nước hỗ trợ một phần vốn để xây dựng các công trình phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai như đê, kè chắn sóng, âu, bãi tránh bão cho tàu, thuyền; kiên cố nhà ở, xây dựng hầm trú ấn cho các vùng dân cư tập trung ven biển.

3. Giải pháp đầu tư:

a) Huy động và sử dụng vốn đầu tư:

Để thực hiện định hướng kế hoạch và các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2010, cần huy động tổng hợp các nguồn vốn đầu tư phát triển thuộc các thành phần kinh tế đầu tư trên địa bàn:

- Vốn ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn ODA);

- Vốn tín dụng đầu tư;

- Vốn doanh nghiệp nhà nước;

- Vốn doanh nghiệp dân doanh và dân cư;

- Vốn đầu tư nước ngoài;

- Các nguồn vốn hợp pháp khác.

Ưu tiên vốn ngân sách nhà nước để đầu tư kết cấu hạ tầng (hoàn thiện các công trình đang làm; bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa kết cấu hạ tầng đã xây dựng; xây dựng công trình mới theo đúng quy hoạch). Yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương bố trí kế hoạch hợp lý, đầu tư tập trung, bảo đảm đúng tiến độ và đồng bộ để phát huy hiệu quả các công trình đầu tư, nhất là các công trình như hồ chứa, hệ thống tưới, tiêu, các công trình thủy lợi nhỏ và đường ô tô đến xã.

Các Bộ, ngành, các tập đoàn, các tổng công ty, các doanh nghiệp và các địa phương liên quan cần có cơ chế huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài Vùng tham gia đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hạ tầng kinh tế - xã hội ở vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ.

 Các ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và dân cư trong vùng vay vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh đặc biệt là vốn ưu đãi đầu tư vào phát triển công nghiệp chế biến trên địa bàn của Vùng.

b) Kế hoạch phân bổ, sử dụng nguồn lực: trên cơ sở định hướng phát triển và kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, từng địa phương, từng ngành bố trí kế hoạch đầu tư hàng năm theo quy định tại Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007 - 2010.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong Vùng phối hợp rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh phù hợp về không gian, thời gian và tình hình mới; xây dựng kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 và kế hoạch hàng năm; xác định danh mục chương trình, dự án chủ yếu đầu tư 5 năm và kế hoạch hàng năm; giám sát việc thực hiện đầu tư phát triển theo quy hoạch.

2. Các Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố hoàn thành xây dựng chương trình hành động theo nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 113/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình thực hiện Nghị quyết 39/NQ-TW của Bộ Chính trị; thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện; phân công cán bộ lãnh đạo chịu trách nhiệm các chương trình dự án; nghiên cứu, biên soạn và trình Thủ tướng Chính phủ về các cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực thực hiện các mục tiêu; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện các chương trình, dự án.

3. Định kỳ 6 tháng, hàng năm các Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trong Vùng báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Quyết định này.

4. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư hàng năm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trong Vùng tổ chức sơ, tổng kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Quyết định này.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố thuộc Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, ĐP (5b). A.

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 24/2008/QD-TTg

Hanoi, February 05, 2008

 

DECISION

PROMULGATING A NUMBER OF MECHANISMS AND POLICIES TO SUPPORT SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT IN NORTHERN AND COASTAL CENTRAL PROVINCES TILL 2010

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Minister of Planning and Investment in Report No. 8409/TTr-BKH dated November 15, 2007,

DECIDES:

Article 1. - To promulgate a number of mechanisms and policies to support socio-economic development in northern and coastal central provinces till 2010 (including coastal provinces and cities from Thanh Hoa to Binh Thuan), with the following principal contents:

1. A number of major objectives and norm of the region:

- The average GDP growth rate will be 10-11% per year;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To create jobs for around 2.5-3 million people;

- The rate of trained laborers will be around 30-35%;

- To reduce the rate of poor households to below 12% (according to the new poverty line);

- The rate of clean-water users will be 95% in urban areas and 75% in rural areas;

- To raise forest coverage to 44-45% of natural land; to improve the biological environment and assure sustainable development.

2. Key tasks on development of some major branches and domains:

a/ Industries:

To prioritize investment in the development of a number of major industries such as processing of agricultural, forestry and fishery products; construction materials; textile and garment; leather and shoes; steel refining and rolling; mechanical engineering; building seagoing vessels of large tonnage; oil refinery and petrochemistry; pulp and paper, etc.

To concentrate investment on a number of key projects during 2006-2010 such as those on upgrading and building agricultural, forestry and fishery product-processing plants; expanding existing cement plants and building some cement plants of an annual output of 1.4 million tons each; building Vung Ang thermopower plant of 1,200 MW, exploiting iron ores in Thach Khe and building steel-refining and -rolling mills in Vung Ang and Dung Quat, oil refinery plants in Dung Quat and Nghi Son and a pulp and paper plant in Thanh Hoa province, etc.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Services:

To supplement plannings and invest in the construction of commercial service establishments such as the system of modern and civilized trade centers, exhibition-trade fair centers and supermarkets from provinces, districts to commune clusters; to develop a network of marketplaces in rural, mountainous and coastal areas and islands so as to facilitate goods sale, purchase and exchange by ethnic minority people in areas meeting with exceptional difficulties.

To develop border-gate economic zones in association the traffic systems along the border line; to prioritize investment in Lao Bao special trade-economic zone in order to expand commercial exchange, develop tourism and services with regional countries.

To make further investment to expand production scope and raise the quality of key export items of the region, including marine and aquatic products, manioc starch, tea, coffee, wood furniture, textiles and garments, construction minerals, and minerals, in order to meet criteria for export into regional and world markets.

To make investment to improve the capacity of passenger and cargo transport by land, railway, sea and air; to develop service establishments in the finance, banking, post telecommunications, and information technology domains in a synchronous and modem manner; to develop information technology into a spearhead industry of the region.

To develop tourism on the basis of potentials and advantages of the region such as sea tourism, resort tourism, natural heritages and historical and cultural relics; to prioritize investment in the development of tourism along the East-West corridor and take part in tourism development in the Mekong River sub-region.

c/ Agriculture, forestry and fishery:

- Agriculture: Localities shall continue studying agricultural development toward commodity production, raising the efficiency per hectare of cultivated land, diversifying corps, assuring production safety, preventing and controlling natural disasters, stabilizing the rice-growing land area of 1.2 million hectares, developing large-scale areas under short-term industrial plants such as sugarcane, groundnut and tobacco or perennial industrial trees such as cashew, coffee, coconut, rubber, tea, fruit trees, and giving priority to agricultural production to supply raw materials for processing plants.

To concentrate on building the irrigation works of Cua Dat, Ban Mong, Ngan Truoi, Song Nghen, Ta Trach, Rao Quan and Dinh Binh.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Forestry: To further adjust plannings on special-use forests, protective forests and economic forests. To partially allocate special- use forests and protective forests to households or communities for management. To combine regular forest planting, protection and tending activities with the program on planting five million hectares of forests in order to contribute to production restructuring, increase the number of export items and generate incomes so as to secure the livelihood of people engaged in forestry. To continue protecting, zoning and restoring nature reserves, national parks, submerged forests and headwater and coastal protective forests and consolidating the system of headwater protective forests, especially in high-slope areas where forests have been destroyed so as to step by step reduce damage caused by natural disasters. Annually, to plant about 70,000 hectares of forests, mainly protective forests, wind- and sand-shielding forests and anti-erosion forests in coastal areas. To continue allocating land and forests to people and enterprises for management and encouraging and supporting people who plant raw-material forests in combination with the development of forestry, agriculture and farm economy.

- Fishery and salt-making: To strive for a long-term objective of developing the fishery Industry into a spearhead economic sector of central coastal provinces; during 2006-2010, to make concentrated investment in three major service of daily-life activities and raw material supply for exports production: stabilizing aquaculture and fishing activities while protecting the environment, rationally exploiting coastal plains, lagoons and islands; developing modem offshore fishing fleets in order to combine fishing activities with protection of security and further investing in the construction of fish harbors, fishery logistic service centers and ships’ storm shelters.

To quickly increase salt output for consumption, industrial production and export, concentrating on building and expanding a number of salt-fields in localities on the basis of local plannings, demands and investment capability.

d/ Education, healthcare, culture and environmental protection:

- Education and training: To elaborate a planning on the network of schools of various levels, including boarding schools for ethnic minority pupils in mountainous and highland districts and commune clusters, ensuring that each commune will have one primary school and one lower secondary school, each village will have primary classes and pre-school classes, each commune cluster will have one semi-boarding lower secondary school and each district or provincial city will have two or more upper secondary schools.

To invest in the system of provincial- and district-level vocational training schools while encouraging the establishment of people- founded and private vocational training schools so that by 2010, all provinces, cities, districts and provincial capitals will have general vocational-training schools. To build a number of professional secondary schools and hi-tech job-training centers according to plannings in order to train technical workers for economic zones and industrial parks.

- Healthcare: Localities shall continue implementing the Prime Minister's Decision No. 225/2005/QD-TTg dated September 15, 2005, on upgrading of district hospitals and regional general hospitals during 2006-2010, ensuring that by 2010, each district will have one grade-I general hospital of between 100-200 patient beds. To build regional hospitals of 600-700 patient beds in Vinh, Hue, Da Nang, Quy Nhon and Nha Trang, consolidate and develop existing provincial obstetric, pediatric, psychiatric and traditional medicine hospitals. To ensure that communes will have health stations up to national standards, which are equipped with devices as prescribed and have physicians to provide medical examination and treatment to people.

- Culture and information: To accelerate the building of material foundations while improving the quality of culture and information activities. In the near future, it is necessary to organize culture and information activities at the grassroots and enhance the communication and education of the Party's lines, undertakings and policies and the State's laws to all people in coastal areas, islands and mountainous, deep-lying and remote areas. To enhance television and radio broadcasting activities, ensuring that by 2010, all communes and households in the region can watch television and listen to the Voice of Vietnam Radio.

To make synchronous investment in culture and information establishments at all levels, prioritizing community cultural activities in villages, hamlets and communes; to protect and embellish historical and cultural relics and beauty spots, combining conservation with creation of tourist sites and improvement of material foundations for cultural activities of local inhabitants.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Science, technology and environment:

To implement four state scientific and technological programs (biotechnology, information technology, new – materials technology and automation) in production, business, service and management activities. To build and develop the region's science and technology personnel. To train and promote the role of managers, scientists, technologists and skilled workers. To accelerate research, training and communication activities; and to expand models of economic villages and agricultural production and handicraft models.

To manage, exploit and rationally use natural resources and landscapes and protect the bio-environment. To adopt uniform policies and measures to tackle environmental pollution in an active and effective manner.

e/ Synchronously developing the region’s infrastructure:

To elaborate plannings on the system of infrastructure, ensuring the region’s socio-economic development. To further invest in the construction of seaports, airports railway systems and irrigation-cum-hydropower works and the consolidation of existing work; to develop rural and urban water supply and drainage systems; to develop a network of urban centers under the Prime Minister’s Decision No. 148/2004/QD-TTg on major orientations for socio-economic development in the central key economic region up to 2010 and the 2020 vision; Decision No. 113/2005/QD-TTg dated May 20, 2005, promulgating the Government's program of action for the implementation of the Political Bureau's Resolution No. 39/NQ-TW and other relevant decisions.

To develop economic zones and big urban centers into regional development centers, building Vinh city into an economic and cultural center of the northern Central Vietnam, Da Nang city into a large soco-economic center of Central Vietnam and Dung Quat, Chu Lai, Nhon Hoi, Van Phong, Chan May – Lang Co, Vung Ang, southeastern Nghe An and Nghi Son economic zones into multi-purposed economic zones; to build Lao Bao speclal trade-economic zone under the planning approved by the Prime Minister.

f/ Defense and security:

Localities in the region shall coordinate with the Ministry of Public Security in building infrastructure such as ships’ storm shelters, ports and fishery logistics service centers, coastal roads, sea route and airway search and rescue centers, border stations and border-patrol roads in island districts communes and border communes in order to meet defense and security requirements and serve economic activities; to stabilize and arrange population clusters in association with border posts and build defense economic zones in strategic geographical areas. To accelerate the mass movement of Fatherland protection, form a posture of all-people security in close association with the all-people defense and build firm defensive areas in each province or city. To effectively prevent and fight crimes and social evils.

Article 2. - To continue implementing and supplementing mechanisms, policies and solutions for socio-economic development and defense and security maintenance in the region .

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The Prime Minister's Decision No. 150/2005/QD-TTg dated June 20, 2005, approving the planning on restructuring the national agricultural, forestry and fishery production up to 2010, with a 2020 vision;

- The policies on production-land, residential-land, dwelling-house and daily-life water supports for ethnic minority people under the Prime Minister's Decision No. 134/2004/QD-TTg dated July 20, 2004. Localities shall make review so as to ensure that supports will be provided to proper subjects in a public and transparent manner; to strive to complete the work by 2008;

- The policies on supply of essential items as support for ethnic minority people in difficulty-hit areas under the Government's Decree No. 20/1998/ND-CP dated March 31, 1998, and Decree No. 02/2002/ND-CP dated January 3, 2002. To review and adjust the provision of support by empowering local administrations to take the initiative in selecting eligible subjects and strictly managing the supply of goods to users;

- The policies on provision of preferential credit via the Social Policy Bank and other micro credit institutions to poor households, social policy beneficiaries and production and business households in mountainous and coastal areas and islands, which are collectively referred to as difficulty-hit areas and exceptional difficulty-hit areas;

The Government's Decree No. 134/2006/ND-CP dated November 14, 2006, providing for the regime of enrolment by nomination mode into universities, colleges and secondary schools belonging to the national education system. To train and re-train state management officials at various levels, especially the grassroots level;

Branches, provinces, districts and communes shall work out plans on training, re-training and employment of state management officials. To give priority to the employment of ethnic minority graduates who return to localities and take part in local socio-economic development.

- The policies on provision of medical examination and treatment to the poor and social policy beneficiaries under the Prime Minister's Decision No. 139/2002/QD-TTg dated October 15, 2002.

2. To amend and supplement the following mechanisms and policies:

a/ Policies on agricultural, forestry and fishery production and rural development:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To permit the application of the Prime Minister's Decision No. 304/2005/QD-TTg dated November 23, 2005, on the pilot assignment of forests and contractual assignment of forests for protection to households and communities in ethnic minority villages to western districts of northern central and central coastal provinces;

- For free migrants who are living in special-use forests, protective forests and national parks, localities should relocate them in residential areas where exists production land or where it is possible to develop other trade lines or elaborate projects on compulsory resettlement under the Prime Minister's Decision No. 2006/QD-TTg dated August 24, 2006, approving the program on population distribution in areas frequented by natural disasters, exceptional difficulty-hit areas, border areas, islands, areas inhabited by free migrants, important and very important zones of protective forest and strictly protected zones of special-use forests during 2006-2010 and orientations towards 2015.

b/ Policies towards difficulty-hit areas and ethnic minority areas:

- To encourage enterprises to employ and train laborers by themselves. Particularly, those engaged in industrial tree planting, afforestation and aquaculture will be provided by the State funding amounts equal to job-training funds for them to organize training courses for new recruits;

- Poor ethnic minority pupils who entitled to study at boarding schools but study at public or semi-public schools will be granted a scholarship equal to 50% of the scholarship for boarding pupils;

- Graduates from ethnic minority boarding schools will be given priority in enrolment by nomination mode into universities, pre-universities and professional schools in order to reinforce the contingent of grassroots officials, if they do not study at professional schools, they may take part in professional or technical training courses of three, six or months in conformity with practical requirements and be arranged to work in localities. The training will be carried out at vocational-training centers in provinces or districts with funds allocated by the State;

- Policies on employment and preferential treatment of officials working in mountainous and ethnic minority areas: Provinces shall make plannings and plans on training and reinforcing officials for districts and communes. In order to attract graduates from professional schools to work in mountainous areas, islands and deep-lying and remote areas, especially in communes, provinces shall work out their employment plans and coordinate with the Ministry of Home Affairs in proposing policies on employment and training of officials in legal knowledge, state administration skills, economic management operations, agitation skill and information technology so that they will assist commune and district-level authorities in socio-economic development and order and security maintenance;

- To adjust the limits on common medicines and medical consumable supplies applicable to commune health stations, increase the allowance levels for pre-school teachers and village health workers to 50% of the base wage level. To provide support in terms of meal, accommodation and travel expenses for in-patients (who are treated at hospitals of district or higher levels).

- Investment support policies:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To provide a support amount of at most VND 70 billion from the central budget for the construction of infrastructure in the second industrial park selected by localities, for localities satisfying criteria set in the Prime Minister's Decision No. 183/2004/QD-TTg dated October 19, 2004;

- The State shall partially provide capital for construction of facilities for natural disaster prevention and combat such as dikes, breakwaters and storm shelters as well as the consolidation of dwelling houses and construction of shelter trenches in coastal residential areas.

3. Investment solutions:

a/ Mobilization and use of investment capital:

In order to implement orientations, mechanisms, policies and solutions for socio-economic development in the northern and coastal Central Vietnam up to 2010, it is necessary to mobilize all development investment capital sources from various economic sectors in the region:

State budget capital (including ODA capital);

- Investment credit capital;

- Capital of state enterprises;

- Capital of non-state enterprises and population;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Other lawful capital sources.

State budget capital will be prioritized for investment in infrastructure (completion of works under construction; maintenance and repair of built infrastructures and building of new facilities according to plannings). Ministries, branches and localities are requested to make appropriate plans and intensive investment so as to ensure the schedule and effectiveness of invested works, especially reservoirs, water supply and drainage systems, small-sized irrigation works and motor roads to communes.

Concerned ministries, branches, groups, corporations, enterprises and localities should adopt mechanisms to mobilize capital from economic sectors inside and outside the region for investment in production, business and service activities and socio-economic infrastructures in the northern and coastal Central Vietnam.

Banks shall create favorable conditions for enterprises of all economic sectors and inhabitants in the region to borrow capital for investment in production and business activities, especially preferential loans for investment in the development of the region's processing industry.

b/ Plan on allocation and use of resources:

On the basis of development orientations and the 2006-2010 five-year plan, each locality and branch shall work out its annual investment plans as prescribed in the Prime Minister's Decision No. 210/2006/QD-TTg dated September 12, 2006, promulgating principles, criteria and limits on allocation of development investment with state budget in the 2007-2010 period.

Article 3. - Organization of implementation

1. Ministries, ministerial-level agencies and provincial/municipal People’s Committees in the Region shall coordinate with one another in scrutinizing, supplementing and adjusting branch plannings and master plannings on socio-economic development in conformity with the new situation; formulate 2006-2010 five-year plans and annual plans; determine a list of five-year investment programs and projects and annual plans; and supervise development investment according plannings.

2. Ministries, branches, provinces and cities shall complete the elaboration of their action programs according to tasks assigned in the Prime Minister’s Decision No. 113/2005/QD-TTg on the program for the implementation of the Political Bureau's Resolution No. 39/NQ-TW; set up steering committees and assign leaders in charge of the implementation of these programs and projects; study, elaborate and submit to the Prime Minister mechanisms and policies to mobilize sources for the achievement of set objectives; enhance the inspection and urge the implementation of these programs and projects.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Annually, the Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches and localities in, conducting preliminary and final review for reporting to the Prime Minister.

Article 4.

This Decision takes effect 15 days after its publication in ''CONG BAO"

Article 5.

Presidents of People’s Committees of provinces and centrally run cities in northern and coastal central Vietnam, ministers, heads of ministerial-level agencies, and heads of government-attached agencies shall implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 24/2008/QĐ-TTg ngày 05/02/2008 về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Trung bộ đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.155

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.231.194
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!