BỘ
NỘI VỤ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1923/QĐ-BNV
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH
NIÊN CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC THANH NIÊN CÁC CẤP, CÁC NGÀNH
GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP
ngày 17/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị quyết số 45/NQ-CP
ngày 11/9/2009 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực
hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về
“Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa”;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP
ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
Căn cứ Quyết định số 1374/QĐ-TTg
ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Công tác thanh niên,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án đào
tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên cho đội ngũ
cán bộ, công chức làm công tác thanh niên các cấp, các ngành giai đoạn 2011 –
2015 với các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu
a) Góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức làm công tác thanh niên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất
đạo đức, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
được giao.
b) Trang bị kỹ năng phân tích, đánh
giá; kỹ năng xây dựng và hoạch định chính sách đối với thanh niên và công tác
thanh niên cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh niên.
c) Cán bộ, công chức làm công tác
thanh niên thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận; kiến thức, kỹ
năng hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và các kiến thức bổ trợ khác theo quy định.
Phấn đấu hàng năm 100% đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước
về công tác thanh niên các cấp được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản
lý nhà nước theo quy định nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
2. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng là
cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về công tác thanh niên. Cụ thể
như sau:
a) Cán bộ, công chức của các bộ,
ngành Trung ương
- Cán bộ, công chức của Vụ Công tác
thanh niên.
- Cán bộ, công chức của các bộ,
ngành trực tiếp tham mưu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách pháp luật đối
với thanh niên và công tác thanh niên.
- Cán bộ, công chức của các ban,
đơn vị có liên quan đến quản lý nhà nước về công tác thanh niên của Trung ương
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
b) Cán bộ, công chức của các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương
- Lãnh đạo Sở Nội vụ các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương được phân công phụ trách công tác thanh niên.
- Lãnh đạo, công chức Phòng Công
tác thanh niên trực thuộc Sở Nội vụ của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
- Cán bộ, công chức của các sở,
ban, ngành trực tiếp tham mưu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách pháp luật
đối với thanh niên và công tác thanh niên.
- Bí thư hoặc Phó bí thư Đoàn cấp tỉnh.
c) Cán bộ, công chức các huyện, quận,
thành phố thuộc tỉnh
- Lãnh đạo, công chức thuộc Phòng Nội
vụ trực tiếp làm công tác thanh niên
- Bí thư hoặc Phó Bí thư Đoàn cấp
huyện.
d) Cán bộ, công chức xã, phường, thị
trấn
- Thường trực Ủy ban nhân dân cấp
xã được phân công theo dõi công tác thanh niên.
- Bí thư đoàn cấp xã.
3. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng
a) Kiến thức chung về quản lý nhà nước
về công tác thanh niên
- Những quan điểm, chủ trương, đường
lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên và công tác thanh niên.
- Các văn bản quy phạm pháp luật về
thanh niên và công tác thanh niên.
- Phương pháp xây dựng và tổ chức
triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ và của các cấp có thẩm quyền ban hành để cụ thể hóa và tổ chức triển
khai chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về
thanh niên và công tác thanh niên.
b) Kỹ năng, nghiệp vụ và phương
pháp trong công tác quản lý nhà nước về công tác thanh niên.
- Kỹ năng lập kế hoạch, xây dựng chương
trình, đề án, dự án về thanh niên và công tác thanh niên; kỹ năng lồng ghép, điều
phối giữa ngành Nội vụ với các ban, ngành có liên quan đến thanh niên và công
tác thanh niên.
- Kỹ năng tổ chức, triển khai thực
hiện các chương trình, đề án, dự án về thanh niên và công tác thanh niên sau
khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Kỹ năng kiểm tra, giám sát việc
thực hiện chính sách pháp luật cho thanh niên và công tác thanh niên.
c) Mối quan hệ phối hợp giữa cơ
quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên với
các tổ chức có liên quan
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh và các tổ chức thanh niên do Đoàn Thanh niên làm nòng cốt.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc tham gia xây dựng,
tổ chức thực hiện, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách liên quan
đến thanh niên và công tác thanh niên.
- Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt
Nam – cơ quan tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, phối hợp giải quyết
những vấn đề liên ngành liên quan đến thanh niên.
4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
a) Thời gian tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng
Để phù hợp với từng đối tượng, thời
gian tổ chức đào tạo, bồi dưỡng của các khóa từ 3 đến 5 ngày. Cụ thể như sau:
- Các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho
cán bộ, công chức của các bộ, ngành Trung ương, thời gian tổ chức là 3 ngày/lớp.
- Các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho
cán bộ, công chức các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thời gian tổ chức
là 5 ngày/lớp.
b) Phương pháp, đào tạo, bồi dưỡng
Việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về công
tác thanh niên có tính đặc thù khác với nghiệp vụ quản lý nhà nước nói chung.
Do vậy, trong quá trình thực hiện cần chú trọng các phương pháp sau:
- Vận dụng các phương pháp giảng dạy
mới phù hợp, phát huy tính chủ động, tích cực của người học; tăng cường sự
tương tác giữa giảng viên và người học.
- Tăng cường công tác nghiên cứu, học
tập kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và trên thế giới đã có bộ máy quản
lý nhà nước về công tác thanh niên.
- Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn
của công tác thanh niên đang đặt ra (tham quan, nghiên cứu thực tế, giao lưu học
hỏi kinh nghiệm của các tỉnh, huyện).
c) Công tác xây dựng, biên soạn tài
liệu
Xây dựng bộ tài liệu quản lý nhà nước
về công tác thanh niên để làm cẩm nang tra cứu cho cán bộ, công chức làm quản
lý nhà nước về công tác thanh niên. Trong tài liệu cần tập hợp đầy đủ và hệ thống
hóa các văn bản, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về
thanh niên và công tác thanh niên; cụ thể hóa các kỹ năng cần thiết trong quản
lý nhà nước về công tác thanh niên. Thường xuyên cập nhật, bổ sung kiến thức mới
và các văn bản quy phạm pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên cho phù
hợp với thực tế.
d) Xây dựng đội ngũ giảng viên, báo
cáo viên
Đội ngũ giáo viên, báo cáo viên là
người có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu đề ra. Chú trọng
mời giảng viên là các chuyên gia, những nhà quản lý, những nhà hoạch định, xây
dựng chính sách có nhiều kinh nghiệm và nghiên cứu sâu về thanh niên và công
tác thanh niên trực tiếp giảng dạy và biên soạn tài liệu.
đ) Kinh phí và nguồn kinh phí thực
hiện
- Kinh phí bảo đảm thực hiện các nội
dung sau:
+ Xây dựng, biên soạn chương trình,
tài liệu, cẩm nang tra cứu về công tác thanh niên.
+ Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng
cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về công tác thanh niên.
+ Kinh phí kiểm tra, hướng dẫn các
địa phương tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công
tác quản lý nhà nước về công tác thanh niên và các chi phí khác có liên quan.
- Nguồn kinh phí:
+ Kinh phí thực hiện Đề án được bố
trí từ nguồn ngân sách nhà nước hàng năm dành cho chương trình đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
+ Huy động các nguồn lực trong và
ngoài nước cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về công
tác thanh niên cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về
công tác thanh niên.
Điều 2. Phân công thực hiện
1. Vụ Công tác thanh niên có trách
nhiệm
a) Xây dựng tài liệu đào tạo, bồi
dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên.
b) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho
các đối tượng quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 1 của Quyết định này.
c) Chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác
quốc tế mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng, học tập mô hình kinh
nghiệm của các nước về quản lý nhà nước về công tác thanh niên.
d) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Sở
Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các nội dung sau:
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
kỹ năng, nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên của tỉnh, thành phố
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Lập dự toán chi tiết để triển
khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ quản lý nhà nước
về công tác thanh niên của tỉnh, thành phố.
- Tổ chức triển khai đào tạo, bồi
dưỡng theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho các đối tượng thuộc phạm
vi của Đề án đã phân cấp cho các tỉnh, thành phố thực hiện.
2. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm
giúp Bộ trưởng thẩm định về nội dung tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp
vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên.
3. Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức có trách nhiệm phối hợp với Vụ Công tác thanh niên trong việc tổ chức
đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức làm quản lý nhà nước về công
tác thanh niên trên cơ sở kế hoạch, chương trình, tài liệu đã được các cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
4. Vụ Kế hoạch – Tài chính có trách
nhiệm:
a) Tổng hợp trình Lãnh đạo Bộ để
báo cáo cơ quan tài chính dự toán kinh phí tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
quản lý nhà nước về công tác thanh niên của Bộ Nội vụ hàng năm.
b) Bố trí kinh phí đủ để thực hiện
các khóa đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch đã được lãnh đạo Bộ phê duyệt.
5. Văn phòng Bộ có trách nhiệm hướng
dẫn việc thanh quyết toán kinh phí tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
quản lý nhà nước về công tác thanh niên theo quy định.
6. Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công
chức của các sở, ban, ngành trực tiếp tham mưu, xây dựng và thực hiện chế độ,
chính sách pháp luật đối với thanh niên được quy định tại Điểm b và các đối tượng
quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 2 Điều 1 của Quyết định này.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký.
Trong quá trình thực hiện, nếu thấy
cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể của Đề án, đề nghị các cơ quan, đơn
vị phản ánh về Vụ Công tác thanh niên để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ
Công tác thanh niên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán
bộ và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định
này.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Ban Tổ chức Trung ương;
- Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, Vụ CTTN (06b).
|
BỘ
TRƯỞNG
Nguyễn Thái Bình
|