BỘ
KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
TỔNG CỤC THỐNG KÊ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1502/QĐ-TCTK
|
Hà
Nội, ngày 18
tháng 10
năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG CÁC
LOẠI CÂY HẰNG NĂM KHÁC
TỔNG CỤC TRƯỞNG
TỔNG CỤC THỐNG KÊ
Căn cứ Luật Thống kê
ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số
54/2010/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê trực thuộc Bộ
Kế hoạch và Đầu tư; Quyết định số 65/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của
Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 1 Điều 3 Quyết
định số 54/2010/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê trực
thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số
43/2016/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Chương trình điều tra thống kê Quốc gia;
Căn cứ Quyết định số
1793/QĐ-BKHĐT
ngày 12 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về ủy quyền cho Tổng
cục trưởng Tổng cục Thống kê ký quyết định tiến hành điều tra thống kê được
phân công trong Chương trình điều tra thống kê quốc gia;
Căn cứ Quyết định số
748/QĐ-TCTK ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về
việc ban hành Kế hoạch điều tra thống kê năm 2020 của Tổng cục Thống kê;
Xét đề nghị của Vụ
trưởng Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Ban hành Phương án điều tra năng suất,
sản lượng các loại cây hằng năm khác kèm theo Quyết định này.
Điều
2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày ký và thay thế cho các phương án, văn bản hướng dẫn điều tra cùng loại
ban hành trước đây.
Điều
3. Vụ trưởng Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp
và Thủy sản, Vụ trưởng Vụ Phương pháp chế độ Thống kê và Công nghệ thông tin, Vụ
trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Chánh văn phòng Tổng cục Thống kê, Cục trưởng Cục
Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo Tổng cục;
- Lưu: VT, NLTS.
|
TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Bích Lâm
|
PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA
NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG CÁC LOẠI CÂY HẰNG NĂM KHÁC
(Ban hành theo Quyết định số
1502/QĐ-TCTK ngày 18
tháng 10 năm 2019 của Tổng
cục trưởng Tổng cục Thống kê)
1.
Mục đích, yêu cầu điều tra
1.1. Mục đích điều
tra
Cuộc điều tra nhằm
thu thập thông tin tình hình sản xuất cây hằng năm phục vụ việc tính toán các
chỉ tiêu thống kê cấp quốc gia, cấp tỉnh của ngành trồng trọt; làm cơ sở nghiên
cứu, đánh giá việc ứng dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, việc sử dụng hóa
chất trong sản xuất cây hằng năm, tính liên kết trong sản xuất - tiêu thụ sản
phẩm cây trồng nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, đánh giá kết quả sản xuất, cân đối
tiêu dùng; lập kế hoạch, quy hoạch, hoạch định các chính sách phát triển sản xuất
cây hằng năm của các cấp, các ngành và nhu cầu thông tin của các đối tượng dùng
tin khác.
1.2. Yêu cầu điều tra
Công tác tổ chức, thu
thập thông tin, xử lý thông tin, tổng hợp, công bố và lưu trữ dữ liệu cuộc điều
tra phải được thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy định của phương án.
Kết
quả điều tra phải phản ánh đầy
đủ, khách quan, kịp thời, chính xác tình
hình, kết quả sản xuất cây hằng năm trên
phạm vi cả nước.
2.
Phạm vi, đối tượng, đơn vị điều tra
2.1. Phạm vi điều tra
- Theo phạm vi lãnh thổ:
Cuộc điều tra được tiến hành tại tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có hoạt động sản xuất cây hằng năm.
- Theo loại hình kinh
tế: Thực hiện điều tra tất cả các loại
hình kinh tế, bao gồm kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước, kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài.
2.2. Đối
tượng điều tra
Là các loại cây hằng
năm được sản xuất và thu hoạch trên địa bàn.
2.3. Đơn vị điều tra
Doanh nghiệp (DN), hợp
tác xã (HTX), đơn vị sự nghiệp (ĐVSN) trực tiếp sản xuất cây hằng
năm;
Hộ gia đình trực tiếp
sản xuất cây hàng năm khác (hộ).
3.
Loại điều tra
Cuộc điều tra được thực
hiện kết hợp giữa điều tra toàn bộ và điều tra chọn mẫu.
3.1. Điều tra toàn bộ
Điều tra toàn bộ áp dụng
đối với DN, HTX, ĐVSN trực tiếp sản xuất
cây hằng năm.
3.2. Điều tra chọn mẫu
Điều tra chọn mẫu áp
dụng đối với các hộ trực tiếp sản xuất cây hằng năm khác. Quy mô
mẫu và phương pháp chọn mẫu được trình bày chi tiết trong Phụ lục I.
4. Thời
điểm, thời gian và phương pháp điều tra
4.1. Thời điểm điều
tra
Cuộc điều tra được tiến
hành theo từng vụ sản xuất. Do mỗi địa phương có thể trồng nhiều loại cây và thời
điểm kết thúc thu hoạch của mỗi loại cây cũng khác nhau, vì vậy Tổng cục Thống
kê quy định thời điểm tiến hành điều tra được thực hiện sau khi hầu hết các loại
cây hằng năm trong vụ được thu hoạch xong.
4.2. Thời gian điều
tra
Thời gian tiến hành điều
tra: 10 ngày, bắt đầu từ thời điểm điều
tra.
4.3. Phương pháp điều
tra
Áp dụng hai phương pháp
dưới đây để thu thập thông tin:
a) Thu thập số liệu
trực tiếp
Thực hiện thu thập số
liệu trực tiếp đối với hộ: Điều tra viên đến từng hộ được chọn, thực hiện phỏng
vấn trực tiếp người nắm được thông tin về hoạt động sản xuất cây hằng năm khác,
tiêu dùng và bán ra sản phẩm cây hằng năm khác của hộ để
ghi vào phiếu điều tra.
b) Thu thập số liệu
gián tiếp
Thực hiện thu thập số
liệu gián tiếp đối với các DN, HTX, ĐVSN trực tiếp
sản xuất cây hằng năm: Cơ quan Thống
kê giải thích, hướng dẫn phương pháp ghi phiếu điều tra cho đơn vị được điều
tra; cấp tài khoản và mật khẩu để đơn vị được điều tra tự đăng nhập và cung cấp
thông tin vào phiếu điều tra trên trang
thông tin điện tử của Tổng cục Thống
kê. Trường hợp đơn vị được điều tra không cung cấp thông tin trực tuyến, có thể
ghi phiếu và gửi về cơ quan Thống kê địa phương; nếu là phiếu giấy cần có chữ
ký duyệt của lãnh đạo và đóng
dấu của đơn vị.
5. Nội
dung, phiếu điều tra
5.1. Nội dung điều
tra
Cuộc điều tra thu thập
các thông tin;
- Diện tích gieo trồng,
diện tích thu hoạch các loại cây hằng năm;
- Diện tích được cơ
giới hóa; diện tích sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, điều tiết sinh trưởng; diện
tích sử dụng phân bón hóa học; diện tích liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
các loại cây hằng năm;
- Sản lượng sản phẩm
thu hoạch, sản lượng sản phẩm bán ra của các loại cây hàng năm;
- Sản lượng sản phẩm
các loại cây hằng năm do hộ tự sản xuất dự kiến được để
lại với mục đích tiêu dùng cuối cùng tại hộ
gia đình;
- Doanh thu từ sản lượng
sản phẩm bán ra của các loại cây hằng năm;
- Kết quả sản xuất giống
cây hằng năm của các DN/HTX/ĐVSN.
5.2. Phiếu
điều tra
Có 03 loại phiếu điều
tra được sử dụng trong cuộc điều tra này, bao gồm:
- Phiếu số 1/NSSL-HNTĐ-HO:
Phiếu thu thập thông tin về cây hằng
năm trọng điểm và cây hàng năm khác của hộ;
- Phiếu số
2/NSSL-HNK-HO: Phiếu thu thập thông tin về cây hằng
năm khác của hộ;
- Phiếu số 3/NSSL-HN-DN:
Phiếu thu thập thông tin về cây hằng năm của doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự
nghiệp.
Phiếu điều tra được
thiết kế sử dụng cho phiên bản giấy
và phiên bản điện tử.
6. Phân
loại thống kê sử dụng trong điều tra
Các bảng phân loại được
áp dụng trong cuộc điều tra này gồm:
- Hệ thống ngành kinh
tế Việt Nam ban hành theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018
của Thủ tướng Chính phủ;
- Hệ thống ngành sản
phẩm Việt Nam ban hành theo Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm
2018 của Thủ tướng Chính phủ;
- Danh mục các đơn vị
hành chính Việt Nam ban hành theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của
Thủ tướng Chính phủ và được cập nhật đến thời điểm điều tra.
7.
Quy trình xử lý và biểu đầu ra của điều tra
7.1. Quy trình xử lý
thông tin
- Đối với phiếu điều
tra giấy: Sau khi kết thúc giai đoạn thu thập thông tin, các loại phiếu điều
tra được gửi về cơ quan Thống kê để kiểm tra, làm sạch, đánh mã. Cục Thống kê
trực tiếp nghiệm thu số lượng, chất lượng theo từng
loại phiếu điều tra, Phiếu điều tra được nhập tin
tại cơ quan Thống kê địa phương theo chương trình phần mềm thống nhất do Tổng
cục Thống kê xây dựng. Cục Thống kê kiểm tra, xử
lý, nghiệm thu, truyền cơ sở dữ liệu điều tra, gửi
báo cáo phân tích và biểu tổng hợp về Tổng cục Thống kê;
- Đối với phiếu điều
tra điện tử: Kết thúc thời gian thu thập thông tin
tại DN/HTX/ĐVSN, các giám sát viên tiến hành kiểm tra số lượng, chất lượng trước
khi chấp nhận phiếu điều tra; thông tin của phiếu điều tra trực tuyến sẽ được cập
nhật trực tiếp vào cơ sở dữ liệu tập trung tại Tổng cục Thống kê.
7.2. Tổng hợp, suy rộng
kết quả điều tra
Kết quả điều tra về
cây hằng năm được tổng hợp và suy rộng cho cấp tỉnh.
7.2.1. Tổng hợp, tính
toán kết quả điều tra mẫu
Tổng hợp, tính toán,
suy rộng kết quả điều tra mẫu theo từng loại cây từ Phiếu số 1/NSSL-HNTĐ-HO và
Phiếu số 2/NSSL-HNK-HO.
- Đối với những loại
cây trồng có thông tin điều tra xuất hiện từ 30 hộ mẫu trở lên,
tính năng suất thu hoạch bình quân một ha của mẫu điều tra theo từng loại
cây trong kỳ điều tra:
Trong đó:
+
:
Năng suất bình quân một ha cây hằng năm khác j của mẫu điều tra trong kỳ điều
tra, tính bằng tạ/ha;
+ smij:
Sản lượng sản phẩm thu hoạch cây hàng năm khác j của
hộ mẫu thứ i trong kỳ điều tra, tính
bằng kg;
+ dmij:
Diện tích thu hoạch cây hàng năm khác j của các hộ mẫu thứ i trong kỳ điều tra,
tính bằng m2.
*Lưu
ý: Đối với những loại cây trồng có thông tin điều tra xuất hiện
ở dưới 30 hộ mẫu hoặc không xuất hiện trong mẫu điều tra nhưng thực tế địa
phương có sản xuất: Cục Thống kê tham khảo kết quả tổng hợp và tính toán mẫu đã
điều tra (nếu có); kết hợp tham khảo
ý kiến các chuyên gia nông nghiệp và căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế của
địa phương để ước tính năng suất thu hoạch.
- Suy rộng tổng sản
lượng thu hoạch theo từng loại cây của các hộ, tổ chức khác toàn tỉnh trong kỳ điều
tra:
Trong đó:
+ SHOj:
Tổng sản lượng thu hoạch cây hằng năm khác j của các hộ, tổ
chức khác toàn tỉnh trong kỳ điều tra,
tính bằng tấn;
+ : Năng suất bình quân một ha cây hằng
năm khác j của mẫu điều tra trong kỳ điều tra, tính bằng tạ/ha;
+ DHOj:
Tổng diện tích thu hoạch cây hằng năm khác j của các hộ, tổ chức khác toàn tỉnh
trong kỳ điều tra, tính bằng ha.
- Tính
đơn giá bình quân 01 đơn vị sản phẩm cây hằng năm khác bán ra trong kỳ điều tra
theo từng loại cây của hộ mẫu trên địa bàn tỉnh:
Trong đó:
+ : đơn giá bình quân 01 đơn vị sản
phẩm cây hằng năm khác j của hộ mẫu bán ra trong kỳ
điều tra, tính bằng đồng/kg;
+ Thij:
Doanh thu bán ra sản phẩm cây hằng năm
khác j của hộ mẫu thứ i trong kỳ điều tra, tính bằng nghìn đồng;
+ Shij:
Sản lượng bán ra sản phẩm cây hằng năm khác j của hộ mẫu
thứ i trong kỳ điều tra, tính bằng kg.
- Tính
toán tỷ lệ sản phẩm tự sản tự tiêu theo từng
loại cây của hộ mẫu
trên địa bàn tỉnh
trong kỳ điều tra:
Tỷ lệ sản phẩm
tự sản
tự tiêu
là tỷ lệ sản lượng sản phẩm cây hằng năm
khác dự kiến được giữ lại cho mục đích tiêu dùng cuối
cùng tại hộ trong tổng số sản lượng sản
phẩm cây hằng năm do hộ sản xuất ra trong trong kỳ điều tra. Tỷ lệ sản phẩm tự
sản tự tiêu theo từng loại cây
của hộ mẫu trên địa bàn tỉnh trong kỳ điều tra được tính theo công thức:
Trong đó:
+ Wj:
Tỷ lệ sản phẩm tự sản tự tiêu cây hằng năm khác j trong kỳ điều
tra của hộ mẫu, tính bằng %;
+ sttij:
Sản lượng sản phẩm cây hằng năm khác j dự kiến giữ lại
cho mục đích tiêu dùng cuối cùng tại hộ của hộ mẫu thứ i trong kỳ điều tra,
tính bằng kg;
+ Ssxij:
Sản lượng thu hoạch cây hằng năm khác j của hộ mẫu thứ i
trong kỳ điều tra, tính bằng
kg.
- Tính toán tỷ lệ diện
tích được cơ giới hóa/diện tích có
sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật, điều tiết sinh trưởng/diện tích có sử dụng phân bón hóa học/diện
tích liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo từng
loại cây của hộ mẫu trong kỳ điều tra trên địa bàn tỉnh:
Trong đó:
+Zhj: Tỷ lệ
diện tích được cơ giới hóa/diện tích có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, điều tiết
sinh trưởng/diện tích có sử dụng
phân bón hóa học/diện tích liên
kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
cây hằng năm khác j trong kỳ điều tra của hộ mẫu, tính bằng %;
+ dzhij:
Diện tích được cơ giới hóa/diện tích có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, điều tiết
sinh trưởng/diện tích có sử dụng phân bón
hóa học/diện tích liên kết sản xuất, tiêu
thụ sản phẩm cây hằng năm khác j trong kỳ điều tra của hộ mẫu thứ i trong kỳ điều
tra, tính bằng m2;
+ dhij:
Diện tích gieo trồng cây hằng năm khác j của hộ mẫu thứ
i trong kỳ điều tra, tính bằng m2.
7.2.2. Tổng hợp,
tính toán kết quả điều tra toàn bộ
Tổng hợp, tính kết quả
điều tra toàn bộ theo từng loại cây từ phiếu số 3/NSSL-HN-DN
- Tổng hợp diện tích
gieo trồng, diện tích thu hoạch của từng loại cây
theo từng loại hình kinh tế (nhà nước, ngoài nhà nước, có vốn
đầu tư nước ngoài) và theo từng loại hình
đơn vị (DN, HTX, ĐVSN) toàn tỉnh
trong kỳ điều tra:
Trong đó:
+DDNj:
Tổng diện tích gieo trồng/ thu hoạch của cây hằng năm j của DN, HTX, ĐVSN theo
từng loại hình kinh tế trong kỳ điều tra trên phạm vi toàn tỉnh, tính bằng ha;
+dij:
Diện tích gieo trồng/thu hoạch cây hằng
năm j của DN, HTX, ĐVSN thứ i theo từng loại hình kinh tế trong kỳ điều tra, tính
bằng ha.
- Tổng hợp sản lượng
thu hoạch của từng loại cây theo từng
loại hình kinh tế (nhà nước, ngoài nhà nước, có vốn
đầu tư nước ngoài) và theo từng loại hình đơn vị (DN, HTX, ĐVSN) toàn tỉnh
trong kỳ điều tra:
Trong đó:
+SDNj: Tổng
sản lượng thu hoạch của cây hằng năm j của DN, HTX, ĐVSN theo từng loại hình
kinh tế trong kỳ điều tra trên phạm vi toàn tỉnh, tính
bằng tấn;
+ sij:
Sản lượng thu hoạch cây hằng năm j của DN, HTX, ĐVSN thứ i theo từng loại hình
kinh tế trong kỳ điều tra, tính bằng tấn.
- Tính
đơn giá bình
quân 01
đơn vị sản phẩm cây hằng năm
bán ra trong kỳ điều tra theo từng loại cây
của DN, HTX, ĐVSN trên địa bàn tỉnh:
Trong
đó:
+ : đơn giá bình quân một đơn vị sản
phẩm cây hàng năm j của DN, HTX, ĐVSN bán
ra trong kỳ điều tra, tính bằng đồng/kg;
+ Tdij :
Doanh thu bán ra sản phẩm cây hằng năm j
của DN, HTX, ĐVSN thứ i
trong kỳ điều tra, tính bằng triệu đồng;
+ Sdij:
Sản lượng
bán ra sản phẩm cây hằng năm i của DN, HTX, ĐVSN thứ i
trong kỳ điều tra, tính bằng tấn.
- Tính toán tỷ
lệ diện tích được cơ giới hóa/diện tích có sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật, điều tiết sinh
trưởng/ diện tích có sử dụng phân
bón hóa học/diện tích liên
kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo từng loại cây hằng năm của các DN, HTX,
ĐVSN trên địa bàn tỉnh trong kỳ điều tra:
Trong đó:
+ Zdj:
Tỷ lệ diện tích được cơ giới hóa/diện tích có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, điều
tiết sinh trưởng/diện tích có sử dụng phân bón hóa học/diện tích liên kết sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm cây hằng năm j trong
kỳ điều tra của DN, HTX, ĐVSN, tính bằng %;
+ dzdij:
Diện tích được cơ giới hóa/diện tích có sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật, điều tiết sinh trưởng/diện tích có sử dụng phân bón hóa học/diện
tích liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây hằng năm j trong kỳ
điều tra của DN, HTX, ĐVSN thứ i,
tính bằng ha;
+ ddij:
Diện tích gieo trồng cây hằng năm j của DN, HTX, ĐVSN thứ i trong kỳ điều tra,
tính bằng ha.
7.2.3. Tính toán các
chỉ tiêu
diện tích -
năng suất - sản
lượng -
đơn giá bình quân theo từng loại cây của tỉnh
- Tính tổng sản lượng
thu hoạch toàn tỉnh của các loại hình đơn
vị theo từng loại cây trong kỳ điều tra;
Sj
= SHOj
+ SDNj
(10)
Trong đó:
+ Sj:
Tổng sản lượng thu hoạch cây hằng năm khác j của toàn tỉnh trong kỳ điều tra,
tính bằng tấn
+ SHOj: Tổng
sản lượng thu hoạch cây hằng
năm khác j của các hộ, tổ chức khác toàn tỉnh trong kỳ điều tra, tính bằng tấn;
+ SDNj:
Tổng sản lượng thu hoạch cây hằng năm khác j của các DN, HTX, ĐVSN toàn tỉnh
trong kỳ điều tra, tính bằng tấn;
Lưu ý: Sản lượng thu
hoạch cả năm bằng tổng sản lượng thu hoạch các mùa vụ.
- Năng suất gieo trồng/thu
hoạch bình quân một ha theo từng loại cây
trồng:
Trong đó:
+ : Năng suất gieo trồng/thu hoạch
bình quân một ha cây hằng năm khác j toàn tỉnh trong kỳ điều tra, tính bằng tạ/ha;
+ Sj:
Tổng sản lượng thu hoạch cây hằng năm khác j của toàn tỉnh trong kỳ điều tra,
tính bằng tấn;
+ Dj: Tổng
diện tích gieo trồng/thu hoạch cây hằng năm khác j của toàn tỉnh trong kỳ
điều tra, tính bằng
ha.
- Tính
đơn giá bình
quân một đơn vị sản phẩm bán ra trong kỳ điều tra theo từng loại cây:
Trong đó:
+
: Đơn
giá bình quân một đơn vị sản phẩm cây hằng năm khác j bán ra trong kỳ điều tra,
tính bằng đồng/kg;
+ : Đơn giá bình quân 1 đơn vị sản phẩm
cây hằng năm khác j trên địa bàn tỉnh của
DN/HTX/ĐVSN bán ra trong kỳ điều tra, tính bằng đồng/kg;
+
:
Đơn giá bình quân 1 đơn vị sản phẩm cây
hằng năm khác j trên địa bàn tỉnh của hộ bán ra trong kỳ điều tra, tính bằng đồng/kg;
+ SDNj:
Tổng sản lượng thu hoạch cây hằng năm khác j của các DN, HTX, ĐVSN toàn tỉnh
trong kỳ điều tra, tính bằng tấn.
+ SHOj:
Tổng sản lượng thu hoạch cây hằng năm khác j của các hộ, tổ chức khác toàn tỉnh
trong kỳ điều tra, tính bằng tấn;
+
Sj: Tổng
sản lượng thu hoạch cây hằng năm khác j của toàn
tỉnh trong kỳ điều tra, tính bằng tấn.
- Tính toán tỷ lệ diện
tích được cơ giới hóa/diện
tích có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, điều tiết sinh trưởng/diện
tích có sử dụng phân bón hóa học/diện tích liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
của từng loại cây trên địa bàn tỉnh trong kỳ điều tra:
Zj
|
=
|
Zdj * DDNj + Zhj * DHOj
|
* 100
|
(13)
|
Dj
|
Trong đó:
+ Zj
: Tỷ lệ diện tích được cơ giới hóa/diện
tích có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, điều tiết sinh trưởng/diện
tích có sử dụng phân bón hóa học/ diện tích liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
cây hằng năm khác j trên địa bàn tỉnh trong kỳ điều tra, tính bằng %;
+ Zdj
: Tỷ lệ diện tích được cơ giới hóa/diện
tích có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, điều tiết sinh trưởng/diện tích có sử dụng
phân bón hóa học/diện tích liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây hằng năm
khác j của DN/HTX/ĐVSN trên địa bàn tỉnh trong kỳ điều tra, tính bằng %;
+ Zhj
: Tỷ lệ diện tích được cơ giới hóa/diện
tích có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, điều tiết sinh trưởng/diện
tích có sử dụng phân bón hóa học/diện tích liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
cây hằng năm khác j của hộ/tổ chức khác trên địa bàn tỉnh trong kỳ điều tra,
tính bằng %;
+
DHOj : Tổng
diện tích gieo trồng cây hằng năm khác j của toàn bộ hộ, tổ chức khác trên địa
bàn tỉnh trong kỳ điều tra, tính bằng
ha;
+ DDNj:
Tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm khác j trong kỳ điều tra của các DN,
HTX, ĐVSN trên địa bàn tỉnh, tính bằng ha;
+
Dj: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm khác j
toàn tỉnh trong kỳ điều tra, tính bằng ha.
7.3. Biểu đầu ra kết
quả điều tra
Kết quả điều tra được
tổng hợp cho cấp tỉnh và toàn quốc của từng kỳ điều tra theo hệ thống biểu tổng
hợp do Tổng cục Thống kê biên soạn và cài đặt trong phần mềm xử lý kết quả điều
tra.
8. Kế
hoạch tiến hành điều tra
Bước 1.
Chuẩn bị điều tra
- Thời gian thực hiện
30 ngày trước thời điểm điều tra;
- Nội dung thực hiện:
+ Bổ sung, sửa đổi
phương án điều tra (nếu có); triển khai, hướng dẫn phương án điều tra ở cấp tỉnh,
huyện; rà soát các đơn vị điều tra; lập bảng kê, chọn mẫu các đơn vị điều tra;
in phương án, phiếu điều tra và các tài liệu liên quan;
+ Xây dựng và cập nhật
hệ thống biểu đầu ra, chương trình phần mềm nhập tin, chương trình kiểm
tra và tổng hợp kết quả điều tra cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương và toàn quốc;
+ Lựa chọn điều tra
viên, giám sát viên các cấp theo tiêu chuẩn quy định;
+ Tập huấn điều tra
viên, giám sát viên các cấp (nếu có).
Bước 2. Triển khai điều
tra
Thực hiện 10 ngày từ
thời điểm điều tra.
Bước 3. Nhập tin, xử
lý, tổng hợp số
liệu
- Thời gian thực hiện:
20 ngày sau khi kết thúc thu thập
số liệu;
- Nội dung thực hiện:
+ Đối với phiếu
điều tra giấy: Kiểm tra, làm sạch, đánh
mã các phiếu điều tra; nghiệm thu số
lượng và chất lượng phiếu điều tra; nhập tin số liệu điều tra; kiểm tra, xử lý
số liệu nhập tin;
+ Đối với phiếu điều
tra điện tử: Kiểm tra số lượng, chất lượng trước khi chấp nhận phiếu
điều tra. Trường hợp đơn vị kê khai thiếu thông tin, hoặc thông tin chưa logic,
cơ quan Thống kê cần liên lạc
với đơn vị được điều tra để xác minh, hướng dẫn đơn vị kê khai thông tin đầy đủ,
chính xác rồi mới chấp nhận phiếu điều tra;
+ Cục Thống kê xử lý,
tổng hợp số liệu, truyền cơ sở dữ liệu điều tra, gửi báo cáo phân tích và biểu
tổng hợp về Tổng cục Thống
kê.
Bước 4. Tổng hợp,
phân tích và công bố kết quả điều tra
Tổng cục Thống kê tổng
hợp, phân tích và công bố kết quả của cuộc điều tra sau 15 ngày kể từ ngày nhận
số liệu từ các Cục Thống kê.
9. Tổ
chức điều tra
9.1. Cấp Trung ương
a) Vụ Thống kê Nông,
Lâm nghiệp và Thủy sản chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên
quan tổ chức triển
khai, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và nghiệm thu khối lượng, chất lượng phiếu điều
tra, biểu tổng hợp của các địa phương thực hiện cuộc điều tra theo quy định của
Phương án này.
b) Vụ Kế hoạch tài
chính chủ trì và phối hợp với Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản bảo đảm
kinh phí điều tra; cấp phát, hướng dẫn
định mức chi tiêu, quản lý, sử
dụng nguồn kinh phí được cấp.
c) Vụ Pháp chế và
Thanh tra thống kê hướng dẫn các Cục Thống kê và phối hợp với các đơn vị có liên
quan thực hiện kiểm tra, giám sát, thanh tra cuộc điều tra này.
d)
Vụ Phương pháp chế độ thống kê và Công nghệ thông tin chủ trì, phối hợp với Vụ
Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản lựa chọn đơn vị xây dựng phần mềm xử lý kết
quả cuộc điều tra.
9.2. Cấp địa
phương
Cục trưởng
Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu
trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng
cục Thống kê về việc triển khai thực hiện cuộc điều tra theo phương án, đảm bảo
chất lượng thông tin thu thập, quản lý và sử dụng kinh phí
điều tra đúng chế độ, hiệu quả.
Cục Thống kê tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm tra, giám sát nâng cao chất lượng
thông tin; tiến hành phúc tra đối với những địa bàn và đơn vị có tăng, giảm
đột biến về kết quả sản xuất cây hàng năm
hoặc có biểu hiện vi phạm phương pháp điều tra.
10.
Kinh phí và các điều kiện vật chất cho điều tra
Kinh phí điều tra từ
nguồn ngân sách Nhà nước do Tổng cục Thống kê
phân bổ trong kinh phí điều tra thường xuyên để thực hiện những nội dung theo
phương án điều tra. Việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được thực hiện
theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng
và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, Tổng điều tra thống
kê quốc gia và các văn bản hướng dẫn của Tổng cục Thống kê.
Vụ trưởng Vụ Thống kế
Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài
chính, Chánh văn phòng Tổng cục, Cục trưởng
Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm quản lý và
sử dụng nguồn kinh phí được phân bổ theo chế độ tài chính hiện hành, đảm bảo điều
kiện để thực hiện tốt
cuộc điều tra./.
GIẢI THÍCH NỘI DUNG VÀ HƯỚNG DẪN GHI CÁC PHIẾU
ĐIỀU TRA NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG CÂY HẰNG NĂM KHÁC
I.
THÔNG TIN CHUNG
1. Phần định danh
Tên và mã tỉnh, huyện,
xã: tuân theo bảng danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam 2004 được ban hành
theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ
tướng Chính phủ và được cập nhật đến thời
điểm điều tra;
Tên và mã thôn: thống
nhất với các cuộc điều tra diện tích các cây trồng nông nghiệp.
Hộ số:
theo thứ tự hộ trong danh sách hộ điều tra do
Cục Thống kê lập
Số tờ phiếu: trường hợp
01 đơn vị điều tra phải sử dụng từ 02 tờ phiếu trở lên thì ghi
rõ tờ phiếu số...trong tổng số....tờ phiếu của đơn vị điều tra.
2. Thông tin đơn
vị điều tra
* Đối
với hộ: Ghi đầy đủ họ và tên, số điện thoại liên hệ của chủ hộ và
người cung cấp thông tin được điều tra.
* Đối
với doanh nghiệp (DN),
hợp tác xã (HTX), đơn vị sự nghiệp (ĐVSN):
Ghi theo tên của DN, HTX, ĐVSN trong giấy đăng ký kinh doanh hoặc theo tên
trong con dấu. Đồng thời ghi đầy đủ
họ và tên, số điện thoại liên hệ của chủ/thủ
trưởng DN, HTX, ĐVSN và người cung cấp
thông tin. Ngoài ra, cần ghi rõ chức danh người cung cấp thông tin được điều
tra.
3. Loại
cây trồng được điều tra
Tên và mã loại cây trồng:
ghi theo Phụ lục 2. Danh mục cây trồng nông nghiệp đã
quy định trong Phương án điều tra diện tích gieo trồng cây nông nghiệp. Tên cây
trồng do điều tra viên ghi, mã cây trồng
do cán bộ Thống kê ghi trong các phiếu thu
thập thông tin.
4. Vụ sản xuất
và mã số vụ sản xuất:
Cán bộ Thống kê ghi
tên và mã vụ sản xuất theo qui ước như sau:
STT
|
Vụ
sản xuất
|
Mã
số vụ sản xuất
|
1
|
Vụ Đông
|
1
|
2
|
Vụ Xuân
|
2
|
3
|
Vụ Đông xuân
|
3
|
4
|
Vụ Hè thu
|
4
|
5
|
Vụ Thu đông
|
5
|
6
|
Vụ Mùa
|
6
|
5. Đơn vị tính
Được ghi sẵn và phù hợp
với từng chỉ tiêu ở
trong các phiếu để đảm bảo tính thống nhất.
Đối với những loại
cây cho thu hoạch sản phẩm mã đơn
vị tính khác nhau, thì Cục Thống kê cần hướng dẫn điều tra viên quy đổi và ghi
thống nhất theo 01 đơn vị tính cho toàn tỉnh. Ví dụ: sản phẩm hoa có thể là
bông/cành/giỏ/chậu,...
6. Hình thái sản
phẩm
Khi xác định sản lượng
sản phẩm, cần lưu ý về hình thái sản phẩm như sau:
(1) Cây lúa, ngô và
cây lương thực có hạt khác: Sản phẩm dưới dạng hạt đã phơi khô quạt sạch;
(2) Cây lấy củ có chất
bột: Sản phẩm dưới dạng củ
tươi, được rửa sạch;
(3) Cây mía: Sản phẩm
dưới dạng cây tươi, không lá;
(4) Cây thuốc lá, thuốc
lào:
- Cây thuốc lá: Sản
phẩm dưới dạng lá được phơi khô;
- Cây thuốc lào: Sản
phẩm dưới dạng lá được phơi khô, thái sợi;
(5) Cây lấy sợi:
- Cây bông: Sản phẩm
là sợi bông sau khi thu hoạch bao gồm cả
hạt;
- Cây đay: Sản phẩm
là vỏ/bẹ đay được phơi khô (không tính lõi);
- Cói: Sản phẩm là
thân cói được chẻ và phơi khô;
- Lanh và cây lấy sợi
khác: Hình thái sản phẩm dạng khô;
(6) Cây có hạt chứa dầu:
- Lạc (đậu phộng):
Sản phẩm dạng cả vỏ, đã rửa sạch,
phơi khô;
- Đậu tương (đậu
nành): Sản phẩm dạng hạt, đã khô;
- Vừng (mè): Sản phẩm
dạng hạt, đã khô;
- Sản phẩm cây có hạt
chứa dầu khác: Sản phẩm dạng hạt, đã được
phơi khô.
(7) Rau, đậu, hoa:
- Rau các loại:
+ Rau lấy
lá: Sản phẩm dạng tươi được rửa sạch sau khi đã bỏ rễ;
+ Dưa lấy
quả: Sản phẩm dạng quả
tươi;
+ Rau họ đậu: Sản phẩm
dạng tươi;
+ Rau lấy quả
khác: Sản phẩm dạng quả tươi;
+ Rau lấy
củ, rễ hoặc lấy thân: Sản phẩm dạng củ
tươi đã được rửa sạch;
+ Nấm: Sản phẩm dạng
tươi sau khi đã bỏ rễ;
+ Rau các loại khác
chưa phân vào đâu: Sản phẩm dạng tươi đã được
làm sạch.
- Đậu, đỗ
các loại: Sản phẩm dạng hạt đã phơi khô.
- Hoa các loại: Sản
phẩm dạng bông hoặc giò/chậu hoa tươi.
(8) Cây gia vị, dược
liệu, hương liệu hàng năm: Sản phẩm dạng
tươi đã được làm sạch.
(9) Cây hàng năm
khác: Sản phẩm dạng tươi đã được làm sạch.
7. Lưu ý chung
-
Khi thu thập thông tin về sản lượng tại hộ, điều tra viên thu thập số liệu sản lượng
thu hoạch, không thu thập số liệu về năng
suất và tuyệt đối không dùng
năng suất ước tính để nhân với diện tích thay cho điều tra sản lượng thực thu.
- Trong quá trình thu
thập/tổng hợp/kiểm tra số liệu, điều tra viên/cán bộ thống kê cần làm tốt công
tác tư tưởng cho người cung cấp thông tin để bảo
đảm số liệu thu được có độ tin cậy cao, phản
ảnh đúng thực tế kết quả sản xuất của hộ/DN, HTX, ĐVSN. Nếu có sự chênh lệch lớn
với các hộ/DN, HTX, ĐVSN khác thì điều
tra viên/cán bộ thống kê cần tìm hiểu
nguyên nhân và xác minh lại thông tin, đảm
bảo nguyên tắc phản ánh đúng kết
quả sản xuất thực tế.
II.
GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN GHI PHIẾU
1.
PHIẾU SỐ 1/NSSL-HNTĐ-HO: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ CÂY HẰNG NĂM TRỌNG ĐIỂM VÀ
CÂY HẰNG NĂM KHÁC CỦA HỘ
Mục đích: Thu
thập thông tin về diện tích gieo trồng, diện tích thu hoạch, sản lượng thu hoạch
từ cây hằng năm trọng điểm và những cây
hằng năm khác mà hộ trực tiếp sản xuất làm
cơ sở tính toán, suy rộng sản lượng
cây hằng năm khác của tỉnh; thông tin về sản lượng bán ra, doanh thu phục vụ
tính toán doanh thu bình
quân 01 ha cây hằng năm và tính toán đơn giá bình
quân 01 đơn vị sản phẩm cây hằng năm; thông tin
về sản lượng sản phẩm cây trồng được để
lại phục vụ mục đích tiêu dùng cuối cùng tại hộ để làm căn cứ đánh
giá tình trạng cân đối lương thực, thực phẩm.
Ngoài ra, phiếu còn thu thập các thông tin về diện tích diện tích cây trồng được
cơ giới hóa, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc điều
tiết sinh trưởng, phân bón hóa học hay diện tích về liên doanh, liên kết của
các hộ mẫu để phục vụ việc đánh giá những tiến bộ trong sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm cây trồng.
Phạm vi:
Các hộ mẫu được chọn điều tra theo từng vụ sản
xuất.
Giải
thích và hướng dẫn
ghi phiếu
I. Cây hằng
năm trọng điểm
Số
thửa/mảnh: Mỗi phần diện tích có trồng
cây trọng điểm được coi là 01 thửa/mảnh, không kể đó là diện tích trồng trần
hay trồng xen. Nếu trên cùng một
cánh đồng, hộ trồng tại nhiều thửa/mảnh không liền kề, ở
các vị trí khác nhau mỗi phần diện tích đó được tính là 01 thửa/mảnh.
Cột A, cột B:
Ghi số thứ tự, tên các chỉ
tiêu;
Cột
C: Ghi đơn vị tính của các chỉ tiêu được điều tra. Quy định
chung: đơn vị tính diện tích là m2, đơn vị tính sản lượng sản phẩm của
các loại cây hằng năm là kg. Một
số sản phẩm có nhiều đơn vị tính sản lượng khác nhau, cơ quan Thống kê địa
phương thống nhất sử dụng chung 01 loại đơn vị tính cho toàn
tỉnh.
Cột 1:
ghi tổng giá trị các cột 2,3,4,....
(Cột 1 = Cột 2 + Cột
3 + Cột 4 + Cột 5 + ...).
Lưu ý:
Các thông tin tổng số được ghi ở
tờ phiếu đầu tiên;
Cột 2 đến cột 5: Điều
tra viên ghi thông tin của từng thửa/mảnh/cánh đồng mà
hộ sản xuất cây trọng điểm.
Cánh đồng………………
:ĐTV ghi tên của cánh đồng có các thửa/mảnh
mà hộ trực tiếp sản xuất cây trọng điểm. Trong
trường hợp trên cùng 01 cánh đồng, hộ sản xuất cây trọng điểm tại nhiều thửa/mảnh
khác nhau, ĐTV ghi tên cánh đồng
kèm theo kí hiệu thửa/mảnh 1, thửa/mảnh 2,... Ví dụ: Cánh đồng A/thửa 1, Cánh đồng
A/thửa 2,....
Thông tin về từng chỉ
tiêu của từng thửa/mảnh được in sẵn trên phiếu, cụ thể như sau:
Dòng 1:
Điều tra viên ghi diện tích mà hộ thực tế
có gieo trồng theo từng thửa/mảnh.
Bao gồm cả diện tích trồng trên đất của hộ được giao sử dụng, đất đi thuê, mượn,
khai hoang, xâm canh,...;
Dòng 2:
Điều tra viên ghi diện tích gieo trồng hộ thực tế có ứng dụng cơ giới hóa vào
quá trình sản xuất của từng thửa/mảnh. Cơ giới hóa được hiểu là việc áp dụng
các trang thiết bị máy móc như máy cày, máy gieo hạt, máy phun thuốc trừ sâu,
thiết bị hỗ trợ làm cỏ,..,.vào
sản xuất cây trồng. Việc ứng dụng cơ giới hóa có thể được thực hiện ở một số
công đoạn riêng lẻ hoặc liên hoàn đồng
bộ tất cả các công đoạn sản xuất cây trồng.... Đối với chỉ tiêu này, nếu hộ ứng
dụng từng bước cơ giới hóa đối với từng phần diện tích của thửa/mảnh, điều tra
viên cộng các diện tích được hộ ứng dụng cơ giới hóa trên mảnh/thửa ruộng đó
nhưng đảm bảo tổng diện tích được cơ giới hóa không lớn hơn diện tích của cả thửa/mảnh
của hộ;
Dòng 3:
Điều tra viên ghi diện tích hộ thực tế có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc điều
tiết sinh trưởng trong quá trình sản xuất cây trồng
của từng thửa/mảnh. Nếu hộ
sử dụng nhiều loại dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc điều tiết sinh trưởng trên
từng phần diện tích của thửa/mảnh, điều tra viên cộng các
diện tích
đó lại nhưng đảm bảo
tổng diện tích sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật, thuốc điều tiết sinh trưởng không lớn hơn diện tích của cả thửa/mảnh
của hộ;
Dòng 4:
Điều tra viên ghi diện tích hộ thực tế
có sử dụng phân bón hóa học trong quá trình sản xuất cây trồng của từng thửa/mảnh.
Đối với chỉ tiêu này, nếu hộ sử dụng nhiều loại
phân bón hóa học trên từng phần diện tích của mảnh/thửa
ruộng, điều tra viên cộng các diện tích đó lại nhưng đảm bảo tổng diện tích sử
dụng phân bón hóa học không lớn hơn diện tích của cả thửa/mảnh của hộ;
Dòng 5:
Điều tra viên ghi diện tích hộ thực tế có tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm của từng thửa/mảnh. Tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm được
hiểu là việc hộ tham gia liên kết với các hộ khác hoặc các tổ chức khác trong
việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây trồng. Đối với chỉ tiêu này, nếu hộ có
có tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trên từng phần diện tích của
thửa/mảnh, điều tra viên cộng các diện tích đó lại nhưng đảm bảo tổng diện tích
có tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm không lớn hơn
diện tích của cả thửa/mảnh của hộ;
Dòng 6:
Điều tra viên ghi thông tin diện tích mà hộ thực tế có thu hoạch sản phẩm của từng
thửa/mảnh. Không tính những diện tích mà
khi thu hoạch do ảnh hưởng của thiên tai, dịch
bệnh,... dẫn tới sản lượng thu hoạch bị thiệt hại hơn 70% so với điều kiện sản
xuất bình thường;
Dòng 7:
Ghi sản lượng mà
hộ thực tế có thu hoạch ở từng mảnh/thửa ruộng.
Dòng 8:
Điều tra viên ghi tổng sản lượng sản phẩm cây trồng mà hộ dự kiến để lại phục
vụ mục đích tiêu dùng cuối cùng tại hộ như để ăn, uống,
cho, biếu, tặng hoặc chế biến
nhằm mục đích sử dụng tại hộ. Chỉ
tính sản lượng sản phẩm hộ tự sản xuất trong vụ; không tính
sản lượng sản phẩm hộ sử dụng cho chăn nuôi; không tính sản lượng sản phẩm hộ
mua bán, trao đổi
với các đối tượng khác...;
Dòng
9, 10: Điều tra viên ghi tổng sản lượng sản phẩm bán ra và doanh
thu hộ thu được từ sản lượng bán ra đó.
II.
Cây hằng năm khác ngoài cây trọng điểm
Tương tự
như cách thu thập và ghi số liệu đối
với cây hằng năm trọng điểm.
Điều tra viên ghi
thông tin từng cây hằng
năm khác mà hộ thực tế
sản xuất theo từng dòng và từng cột tương ứng. Trường hợp một cây hằng năm được
hộ sản xuất tại nhiều mảnh/thửa ruộng
thì điều tra viên cộng chung diện tích, sản lượng, doanh thu và ghi vào một cột.
Nếu
hộ sản xuất nhiều loại cây trồng mà 01 tờ phiếu không ghi đủ
thông tin thì điều tra viên sử dụng tờ phiếu tiếp theo Điều tra viên và người
cung cấp thông tin ký, ghi rõ họ
tên ở tờ phiếu cuối cùng.
2.
Phiếu số 2/NSSL-HNK-HO: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ CÂY HÀNG NĂM KHÁC CỦA HỘ
Mục đích: Thu
thập thông tin về diện tích gieo trồng, diện tích thu hoạch, sản lượng thu hoạch
từ các loại cây hằng năm
khác mà hộ trực tiếp sản xuất (bao gồm cả thông
tin của những loại cây mà Cục Thống kê chọn là cây hằng
năm trọng điểm) làm cơ sở tính toán,
suy rộng sản lượng các loại cây hằng năm khác của tỉnh;
thông tin về sản lượng bán ra, doanh thu phục vụ tính toán doanh thu bình quân
01 ha cây hằng năm khác và tính toán đơn giá bình quân 01 đơn vị sản phẩm cây
hàng năm khác; thông tin về sản lượng sản phẩm cây trồng được để lại phục vụ mục
đích tiêu dùng cuối cùng tại hộ để làm căn cứ đánh giá tình trạng cân đối
lương thực. Ngoài ra, phiếu còn thu thập các
thông tin về diện tích diện tích cây trồng được cơ giới hóa, sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật, thuốc điều tiết sinh trưởng, phân bón hóa
học hay diện tích về liên doanh, liên kết của các
hộ mẫu để phục vụ việc đánh giá những
tiến bộ trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây trồng.
Phạm vi: Các
hộ mẫu được chọn điều tra theo từng vụ sản xuất.
Giải thích và hướng dẫn
ghi phiếu
Tham khảo cách ghi
phiếu tại mục II của Phiếu số 1/NSSL-HNTĐ-HO:
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ CÂY HÀNG NĂM TRỌNG ĐIỂM VÀ CÂY HẰNG NĂM KHÁC CỦA HỘ.
3.
Phiếu số 3/NSSL-HN-DN: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ CÂY HÀNG NĂM CỦA DOANH NGHIỆP,
HỢP TÁC XÃ, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
Mục đích: Thu thập
thông tin về diện tích gieo trồng, diện tích thu hoạch, sản lượng thu hoạch từ các
loại cây hàng năm (bao gồm cả
cây lúa) do ĐN, HTX,
ĐVSN trực tiếp sản xuất làm cơ sở tính toán sản lượng
các loại cây hằng năm của tỉnh; thông tin về sản lượng bán ra, doanh thu phục vụ
tính toán doanh thu bình quân 01 ha cây hằng năm và tính toán đơn giá
bình quân 01 đơn vị sản phẩm cây hàng năm.
Ngoài ra, phiếu
còn thu thập các thông tin về diện tích diện tích cây hằng năm được cơ giới
hóa, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc điều tiết sinh trưởng, phân bón hóa
học hay diện tích về liên doanh, liên kết của các DN, HTX, ĐVSN để phục vụ việc
đánh giá những tiến bộ trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây trồng.
Riêng cây lúa,
phiếu thu thập thêm các thông tin về giống, việc sử dụng rơm, rạ của từng vụ để
phản ánh các thông tin khác liên quan đến việc sản xuất lúa của DN, HTX, ĐVSN.
Phạm vi:
Toàn bộ các DN, HTX, ĐVSN trực tiếp sản xuất cây hàng năm trong vụ sản xuất.
Giải thích và hướng dẫn
ghi phiếu
Phần I.
Cây lúa:
1. Số thửa/mảnh ruộng
lúa mà DN, HTX, ĐVSN trực tiếp sản xuất trong vụ này:
Ghi số
thửa/mảnh đơn vị trực tiếp sản xuất trong vụ. Bao gồm cả diện tích trồng trên đất
của đơn vị được giao sử dụng, đất đi thuê, mượn, khai hoang, xâm canh,... Nếu
đơn vị có sản xuất lúa nương/rẫy thì quy ước tính chung tất cả diện tích lúa
nương/rẫy thành 01 mảnh.
2. Diện tích, sản lượng
lúa của DN, HTX, ĐVSN
Thông tin về cây lúa
được chia thành hai nhóm lúa ruộng và lúa nương/rẫy. Đối với lúa ruộng thông
tin được ghi cho từng thửa/mảnh riêng biệt. Ví dụ một đơn vị có gieo cấy trên
03 mảnh ruộng thì thông tin được ghi cho các cột tương ứng là cột 1 (mảnh 01),
cột 2 (mảnh 02) và cột 3 (mảnh 03). Cột 6 là tổng cộng các thông tin định lượng
của các cột 1, cột 2, cột 3, cột 4 và cột 5. Đối với lúa nương/rẫy, thông tin
được ghi chung cho tất cả các mảnh vào cột 7. Nếu một đơn vị có nhiều hơn 05 mảnh
lúa ruộng thì sử dụng tờ phiếu tiếp theo để ghi phiếu, các thông tin về lúa
nương/rẫy và thông tin lúa ruộng tổng số được ghi ở
tờ cuối cùng.
Đối với từng mảnh ruộng,
thông tin cần thu thập được ghi theo các chỉ tiêu in sẵn
trên phiếu, cụ thể như sau:
+
Diện tích thực gieo cấy;
Là toàn bộ diện tích mà đơn vị thực tế có gieo cấy
trong phạm vi tỉnh không kể nguồn gốc, địa điểm. Diện tích thực gieo trồng lúa
của đơn vị bao gồm diện tích gieo trồng trên đất nhận khoán, ruộng phần trăm của
đơn vị, xâm canh, đấu thầu, làm rẽ, đất tận dụng, thùng đào, thùng đấu, cấy cưỡng,
dược mạ, chân ruộng trà
sớm, trà muộn...,
+ Diện tích thu hoạch:
Là diện tích thu hoạch sản phẩm hạt
thóc, Không tính những diện tích mà khi thu hoạch do ảnh hưởng của thiên tai, dịch
bệnh dẫn tới sản lượng bị thiệt hại hơn 70% so với điều kiện sản xuất bình thường;
+ Diện tích thu hoạch
bằng máy: Là diện tích sử dụng máy móc có động cơ chạy nhiên liệu để thu hoạch
lúa;
+ Tổng sản lượng thu
hoạch: Là sản lượng thóc thực thu của đơn vị bao gồm toàn bộ sản lượng thu hoạch
sau khi phơi khô, quạt sạch; sản lượng bán ngay tại ruộng (quy khô) và sản lượng
tận dụng cho chăn nuôi, trả công cho người thu hoạch.
Đối với một số tỉnh,
nhất là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, theo tập quán có thể bán ngay lúa
phơi bông tại ruộng trước khi ra hạt đổ bồ hoặc bán ngay sau khi ra hạt. Do vậy,
hạt thóc có thể chưa đạt đến độ khô chuẩn theo tiêu
chuẩn kỹ thuật. Vì vậy, nên tổ chức phơi thí điểm hoặc sử dụng
máy đo độ ẩm để tính toán hệ số
qui khô cho vùng, cho loại giống chủ
yếu.
+ Sản lượng bán ra:
Ghi tổng số sản lượng lúa bán ra.
+ Doanh thu bán ra:
Ghi số tiền thu được từ sản lượng thóc bán ra.
- Giống lúa sử dụng:
Ghi tên giống lúa chủ yếu sử dụng trên từng thửa ruộng.
Nếu trên cùng 01 thửa ruộng có gieo cấy
nhiều hơn 01 loại giống lúa thì
ghi tên của giống lúa chiếm
tỷ lệ diện tích lớn nhất của thửa
ruộng. Cùng một giống nhưng giữa các địa phương có tên gọi khác nhau, cơ quan
Thống kê phải thống nhất sử dụng chung tên một
loại giống và hướng dẫn DN, HTX, ĐVSN ghi mã giống lúa;
- Mã giống lúa: cơ quan
Thống kê ghi mã theo Phụ lục 3 Danh mục giống lúa chủ yếu quy định tại Phương
án điều tra diện tích gieo trồng cây nông nghiệp.
- Sử dụng rơm rạ chủ
yếu: Nếu phần lớn rơm rạ cửa tất cả các mảnh
ruộng để lại ruộng, cánh đồng ghi mã 1; làm chất
đốt ghi mà 2; làm thức ăn gia súc ghi mã 3;
bán ghi mã 4; các trường hợp còn lại ghi mã 5.
Phần II.
Cây hàng năm khác:
Tham khảo cách ghi
phiếu tại mục II của Phiếu số 1/NSSL-HNTĐ-HO: PHIẾU THU
THẬP THÔNG TIN VỀ CÂY HÀNG NĂM TRỌNG ĐIỂM VÀ CÂY HÀNG NĂM KHÁC CỦA HỘ.
Phần III: Kết quả sản
xuất giống cây hằng năm trong vụ:
- Tên cây giống/nhóm
cây giống và mã số: Ghi tên loại cây hoặc nhóm cây giống
và mã số theo Phụ lục 2. Danh mục cây trồng
nông nghiệp đã quy định trong Phương án điều tra diện
tích gieo trồng cây nông nghiệp. Trong
đó cây giống rau, hoa chỉ ghi chung cho nhóm Rau các loại và nhóm Hoa các loại;
các cây giống khác ghi cụ thể cho từng loại cây. Tên cây giống do đơn vị điều
tra ghi, mã cây giống do cán bộ Thống kê ghi
trong các phiếu thu thập thông tin.
- Tổng diện tích ươm
giống:
Ghi phần diện tích sử dụng trực tiếp để ươm, trồng từng
loại cây giống, không tính diện tích đất để làm các
công trình phụ trợ cho hoạt động sản xuất cây giống.
Không tính diện tích cây trồng lấy hạt làm giống, không tính diện tích cây trồng
bố, mẹ cung cấp cành, mắt để chiết ghép hay cung cấp mô để ươm cây giống.
- Số cây giống
bán ra: Ghi số lượng cây giống
mà các cơ sở đã bán ra
trong vụ sản xuất của từng loại cây/nhóm
cây.
- Doanh thu bán ra:
Ghi số tiền thu được từ việc bán cây giống ra
bên ngoài.
Phụ lục 01: QUY MÔ MẪU, PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU
1.
Quy mô mẫu
1.1. Quy mô mẫu vụ
Đông, vụ Xuân
(áp dụng với các địa
phương sản xuất vụ Đông, vụ Xuân riêng
biệt)
- Số
lượng cây hằng năm trọng điểm;
Cây hàng năm trọng điểm
là những cây hằng năm có diện tích gieo trồng lớn
hoặc giá trị lớn được gieo trồng và thu
hoạch trong vụ sản xuất. Mỗi địa
phương chọn từ 5 đến 7 loại cây hằng năm trọng điểm để điều tra mẫu, trong đó
từ 2 đến 5 loại cây thuộc nhóm rau, hoa các loại.
Tổng cục Thống kê quy
định 2 loại cây trọng điểm là ngô, khoai
lang. Trong trường hợp địa phương không sản xuất hoặc sản xuất với diện tích
không đáng kể, hoặc có sự thay đổi cơ cấu cây trồng
mà những cây hằng năm trọng điểm đã được Tổng cục Thống kê chọn không còn phù
hợp với thực tiễn sản xuất của địa phương, Cục Thống kê có thể thay đổi cây hằng
năm trọng điểm sau khi thống nhất bằng văn bản với Tổng cục Thống kê.
- Số
lượng hộ mẫu điều tra cây
hằng năm trọng điểm:
Tổng cục Thống kê quy
định số lượng hộ mẫu điều tra theo quy mô diện tích gieo trồng của một số loại
cây trồng như sau:
+ Số lượng mẫu điều
tra tối thiểu 30 hộ mẫu/ 01 loại cây;
+ Số
lượng mẫu điều tra tối đa: theo từng quy mô của từng loại cây. Cụ thể:
a) Cây ngô:
Ngô
|
Quy
mô diện tích
|
Số
hộ mẫu tối đa
|
Dưới 200 ha
|
0
|
Từ 200 ha đến dưới
5000 ha
|
50
|
Từ 5000 ha đến dưới
15.000 ha
|
100
|
Từ 15.000 ha trở
lên
|
150
|
b) Cây khoai lang
Khoai
lang
|
Quy
mô diện tích
|
Số hộ mẫu tối đa
|
Dưới 200 ha
|
0
|
Từ 200 ha đến dưới
500 ha
|
50
|
Từ 500 ha đến dưới
3.000 ha
|
100
|
Từ 3.000 ha trở lên
|
150
|
c) Cây đậu tương
Đậu
tương
|
Quy
mô diện tích
|
Số
hộ mẫu tối đa
|
Dưới 50 ha
|
0
|
Từ 50 ha đến dưới
500 ha
|
50
|
Từ 500 ha trở lên
|
100
|
d) Cây lạc
Lạc
|
Quy
mô diện tích
|
Số
hộ mẫu tối đa
|
Dưới 50 ha
|
0
|
Từ 50 ha đến dưới
1.000 ha
|
100
|
Từ 1.000 ha trở lên
|
150
|
e) Mỗi loại cây
rau/hoa trọng điểm: điều tra từ 30 đến 50 hộ mẫu/ 01 loại
f) Những cây hằng năm
trọng điểm khác (loại trừ những cây đã được nêu ở trên): điều tra từ 30 đến 100
hộ mẫu/1 loại cây.
Cục Thống kê căn cứ
vào kết quả điều tra diện tích các loại cây trồng của vụ sản xuất tương
ứng được khai thác từ cuộc điều tra theo Phương án điều tra diện tích cây trồng
nông nghiệp để lựa chọn quy mô mẫu cho phù hợp.
- Số
lượng hộ mẫu điều tra nhóm
cây hằng năm khác nói chung:
Mỗi
địa phương điều tra mẫu từ 200 đến 300 hộ.
1.2. Quy mô mẫu vụ
Đông xuân, vụ Hè
thu, vụ Mùa
- Số
lượng cây hằng năm trọng
điểm:
Mỗi địa phương chọn từ
7 đến 10 loại cây hằng năm trọng điểm để điều tra mẫu,
trong đó từ 2 đến 5 loại cây thuộc nhóm rau, hoa các loại.
Tổng cục Thống kê quy
định 5 loại cây hằng năm trọng điểm là ngô, khoai lang, lạc, sắn, mía. Trong
trường hợp địa phương không sản xuất hoặc sản xuất với diện tích không đáng kể,
hoặc có sự thay đổi cơ cấu cây trồng mà những
cây trọng điểm đã được Tổng cục Thống kê chọn không còn phù hợp với thực tiễn
sản xuất của địa phương, Cục Thống kê có thể thay đổi cây trọng điểm sau khi thống
nhất bằng văn bản với Tổng cục Thống kê.
- Số
lượng hộ
mẫu điều tra cây hằng năm trọng điểm:
Tổng cục Thống kê quy
định số lượng hộ mẫu điều tra theo quy mô diện tích gieo trồng của một số loại
cây như sau:
+ Số lượng mẫu điều
tra tối thiểu 30 hộ mẫu/ 01 loại cây;
+ Số
lượng mẫu điều tra tối đa: theo từng
quy mô của từng loại cây. Cụ thể:
a) Cây ngô:
Ngô
|
Quy
mô diện tích
|
Số
hộ mẫu tối đa
|
Dưới 200 ha
|
0
|
Từ 200 ha đến dưới
5000 ha
|
50
|
Từ 5000 ha đến dưới
15.000 ha
|
100
|
Tử 15.000 trở lên
|
150
|
b) Cây khoai lang
Khoai
lang
|
Quy
mô diện tích
|
Số
hộ mẫu tối đa
|
Dưới 200 ha
|
0
|
Từ 200 ha đến dưới
500 ha
|
50
|
Từ 500 ha đến dưới
3.000 ha
|
100
|
Từ 3.000 ha trở lên
|
150
|
c) Cây sắn
Sắn
|
Quy
mô diện tích
|
Số
hộ mẫu tối đa
|
Dưới 200 ha
|
0
|
Từ 200 ha đến dưới
5000 ha
|
50
|
Từ 5000 ha đến dưới
15.000 ha
|
100
|
Từ 15.000 ha trở
lên
|
150
|
d) Cây mía
Mía
|
Quy
mô diện tích
|
Số hộ mẫu tối đa
|
Dưới 200 ha
|
0
|
Từ 200 ha đến dưới
5000 ha
|
50
|
Từ 5000 ha đến dưới
15.000 ha
|
100
|
Từ 15.000 ha trở
lên
|
150
|
e) Cây lạc
Lạc
|
Quy
mô diện tích
|
Số
hộ mẫu tối đa
|
Dưới 200 ha
|
0
|
Từ 200 ha đến dưới
500 ha
|
50
|
Từ 500 ha đến dưới
3.000 ha
|
100
|
Từ 3.000 ha trở lên
|
150
|
f) Mỗi loại cây
rau/hoa trọng điểm: điều tra từ 30 đến 50 hộ mẫu/ 01 loại;
g) Những cây hằng năm
trọng điểm khác (loại trừ những cây đã được
nêu ở trên): điều tra từ 30 đến 100 hộ mẫu/ 1
loại cây.
Cục Thống kê căn cứ vào
diện tích các loại cây trồng của vụ sản xuất tương
ứng được khai thác từ cuộc điều tra diện tích cây trồng nông nghiệp để lựa chọn
quy mô mẫu cho phù hợp.
- Số
lượng hộ mẫu điều tra nhóm cây hằng năm khác nói chung:
Mỗi địa phương điều
tra mẫu từ 300 đến 400 hộ.
2.
Phương pháp chọn mẫu
Quy định chung:
- Cục Thống kê trực
tiếp chọn mẫu.
- Việc chọn mẫu điều
tra cây hằng năm trọng điểm và cây hằng năm khác được thực hiện cả ở địa bàn
nông thôn (thôn/ấp/bản -
sau đây gọi chung là cấp thôn) và địa bàn thành thị (phường/thị trấn có gieo trồng
cây hằng năm khác trong vụ sản xuất trên 5 ha - sau đây gọi chung là cấp phường).
- Đơn vị mẫu cấp I
là thôn, phường; đơn vị mẫu cấp II là hộ.
Chi tiết các bước chọn
mẫu điều tra cây hàng năm trọng điểm và cây hằng năm khác như sau:
2.1.
Chọn
mẫu điều tra cây hằng năm trọng điểm
- Bước
1: Chọn mẫu cấp I
a) Lập danh sách
thôn, phường:
Việc chọn mẫu cấp I sẽ
căn cứ vào kết quả điều tra diện tích các cây trồng nông nghiệp của từng vụ sản
xuất. Cục Thống kê lập danh sách toàn bộ các thôn, phường theo từng
loại cây trọng điểm (gọi là nhóm Tj). sắp xếp
các thôn, phường theo thứ tự diện tích cây trọng điểm j (j = ) từ cao xuống thấp.
Sau đó lựa chọn nhóm thôn, phường có diện tích cộng dồn cây j đạt giá trị gần
nhất với 80% tổng diện tích cây j của nhóm
Tj (gọi là nhóm tj) và chí lựa chọn mẫu cấp I trong nhóm
tj này.
Ví dụ 1: Tỉnh A có diện
tích gieo trồng cây j của các thôn, phường được sắp xếp
theo thứ tự giảm dần như sau:
STT
|
Tên
thôn, phường
|
Diện
tích cho sản phẩm cây trọng điểm j
của thôn, phường (ha)
|
Diện
tích cho sản phẩm cây trọng điểm j cộng dồn của thôn, phường (ha)
|
Tỷ
lệ phần trăm diện tích cộng dồn so với tổng diện
tích (%)
|
A
|
B
|
1
|
2
|
|
1
|
X1
|
D1
|
D1
|
|
2
|
X2
|
D2
|
D1+D2
|
|
3
|
X3
|
D3
|
D1+D2+D3
|
|
…
|
…
|
…
|
....
|
|
i
|
X(i)
|
D(i)
|
D1+D2+D3+D4+ D(i)
|
79,0
|
i+1
|
X(i+1)
|
D(i+1)
|
D1+D2+D3+D4+D(i+1)
|
82,5
|
…
|
…
|
…
|
...
|
|
n
|
Xn
|
Dn
|
D1+D2+D3+D4+D5+...+Dn
|
|
Diện tích cộng dồn
các các thôn, phường từ X1 đến
X(i) chiếm 79% (≈ 80%) diện tích cây trọng điểm của
tỉnh, diện tích cộng dồn các thôn, phường từ X1
đến X(i+1) chiếm 82,5% diện tích cây trọng
điểm thì sẽ chọn đơn vị mẫu cấp I trong
nhóm thôn, phường từ
X1 đến X(i).
b) Chọn mẫu cấp I:
Chọn mẫu cấp I riêng
cho từng loại cây hàng năm trọng điểm, số lượng đơn vị mẫu cấp I của mỗi loại
cây bằng 5% thôn, phường của nhóm tj
sau khi đã làm tròn về số nguyên (gọi là nhóm
Nj) nhưng không ít hơn 5.
Trường hợp tổng số
thôn, phường của nhóm tj nhỏ hơn hoặc bằng 5 thì chọn toàn bộ số
thôn, phường của nhóm tj để điều tra.
Ví dụ 2:
+ Nếu số thôn, phường
từ X1 đến X(i) trong ví dụ 01 ở
trên là 166, số đơn vị mẫu cấp
I của cây j là Nj = 8 (5% x
166 = 8,3 > làm tròn là
8).
+ Nếu
số thôn, phường từ X1 đến
X(i) trong ví dụ 01 ở trên là 172, số đơn
vị mẫu cấp I của cây j là Nj = 9
(5% x 172 = 8,6 > làm tròn là
9).
Tính khoảng cách (xj)
chọn đơn vị mẫu cấp I theo công thức:
Trong đó:
+ xj:
Khoảng cách chọn đơn vị mẫu cấp I cây
trọng điểm j;
+ Dj: là
diện tích cộng dồn của nhóm tj;
+ Nj:
Tổng số đơn vị mẫu cấp I điều tra cây trọng
điểm j,
Sử dụng chương trình
Excel trên máy tính để chọn ra số ngẫu
nhiên a nằm trong khoảng từ 1 đến xj
(a < xj)
bằng câu lệnh RANDBETWEEN(1, xj).
Đơn vị mẫu cấp I đầu tiên được chọn là thôn/phường/thị trấn có diện tích cộng dồn
đạt giá trị
bằng hoặc lớn hơn gần nhất với giá trị a, Các đơn vị mẫu cấp I được chọn tiếp
theo là thôn, phường có diện tích cộng dồn bằng hoặc lớn hơn gần
nhất với các giá trị a+xj,
a+2xj,
a+3xj...
chọn cho đến khi đủ số mẫu cấp I.
- Bước
2: Chọn mẫu cấp II
a) Lập danh sách hộ:
+ Đối
với đơn vị mẫu cấp I được chọn là thôn/ấp/bản:
lập danh sách các hộ có gieo trồng cây hằng năm trọng điểm từ 100m2
trở lên trong phạm vi địa lý của thôn;
+ Đối với đơn vị mẫu
cấp I được chọn là phường/ thị trấn: lập danh sách các hộ có gieo trồng cây hằng
năm trọng điểm từ 100m2 trở
lên trong phạm vi địa lý của 01 đến 02
tổ dân phố/tiểu
khu có diện tích gieo trồng lớn nhất.
Chi cục Thống kê
có đơn vị mẫu cấp I phối hợp với Thống kê xã/phường và trưởng thôn/tổ
trưởng tổ dân phố/tiểu
khu mẫu lập danh sách hộ theo Bảng kê hộ có gieo trong cây hằng năm trọng điểm,
theo từng loại cây trọng điểm và gửi danh sách
này về Cục Thống kê để chọn mẫu. Mỗi hộ mẫu chỉ được
chọn một lần ở dàn mẫu điều tra một loại cây trọng điểm.
Việc lập danh sách các hộ thực tế có trồng cây hằng năm trọng điểm thực hiện
theo thứ tự địa lý tự nhiên (từ đầu đến
cuối thôn/tổ dân phố/tiểu
khu hoặc theo hướng từ Bắc - Nam
hoặc Đông - Tây) và đánh thứ tự từ 1
đến hết.
+ Cục Thống kê tổng hợp
danh sách hộ chung toàn tỉnh theo từng loại cây trọng điểm theo thứ tự
danh mục hành chính của các huyện, xã, phường/thị trấn
có địa bản mẫu (gọi là nhóm hộ HOj) và tiến hành chọn hộ mẫu.
b) Chọn mẫu cấp
II (hộ mẫu):
Tính khoảng cách (yj)
để chọn hộ mẫu như sau:
Trong đó:
+ yj
Khoảng cách chọn hộ mẫu cây trọng điểm j;
+ HOj: Tổng
số hộ trong nhóm hộ HOj;
+ nj
: Tổng số hộ mẫu điều tra cây trọng điểm j
của tỉnh.
Lưu ý:
+ yj
có thể là số thập phân và được làm tròn đến 1 chữ số
sau dấu phẩy.
+ Tổng số hộ mẫu điều
tra cây trọng điểm nj được
xác định theo từng loại cây và từng mùa
vụ đã được quy định trong mục 1. Quy mô mẫu của
phụ lục này.
Sử dụng chương trình
Excel trên máy tính để chọn ra số ngẫu
nhiên b nằm trong khoảng từ 1 đến yj (b <
yj) bằng câu lệnh RANDBETWEEN( 1, yj). Hộ đầu tiên
được chọn là hộ có số thứ tự b trong nhóm hộ HOj
đã được chọn ở trên. Hộ tiếp theo có số thứ tự b+ yj; b+2yj;...;
b+(nj-1)yj. Thứ
tự của các hộ được chọn là các giá trị vừa được tính toán sau khi đã làm tròn.
Ví dụ: Tỉnh
X có diện tích thu hoạch cây trọng điểm j là 1000 ha, số
hộ mẫu theo quy định là 100
hộ (nj=100), tổng số hộ trồng cây trọng điểm j được lập từ các thôn
mẫu của tỉnh là
220 hộ (HOj=220), các hộ mẫu sẽ được chọn
như sau:
Xác định khoảng cách
chọn hộ:
Giả
sử hộ đầu tiên được chọn là hộ số 2 trong danh
sách hộ;
Các giá trị để chọn hộ
tiếp theo là:
Hộ thứ 2: 2+2,2 = 4,2
≈ 4;
Hộ thứ 3: 2+2,2x2 =
6,4 ≈ 6;
Hộ thứ 4: 2+2,2x3 =
8,6 ≈ 9;
…
Các hộ được chọn tiếp
theo là các hộ có số thứ tự 4; 6; 9,...
trong danh sách hộ.
Lưu ý:
Trường hợp số hộ mẫu trong danh sách HOj
nhỏ hơn hoặc bằng số hộ mẫu tối đa đã được
quy định trong mục 1. Quy mô mẫu của phụ lục này thì
chọn toàn bộ số hộ trong danh sách HOj để điều
tra.
Dàn mẫu điều tra cây
hằng năm trọng điểm được chọn cho từng
vụ của từng năm riêng biệt dựa trên tình hình sản xuất thực tế tại địa phương.
Tuy nhiên, nếu tình hình sản xuất các loại cây trồng trọng
điểm không thay đổi nhiều qua các năm thì có thể
ổn định các đơn vị đại diện để tiến hành điều tra cho năm tiếp
theo. Trong trường hợp hộ mẫu
không thể thu thập thông tin vì các
lý do khác nhau thì cần thay đổi hộ đó theo nguyên tắc lấy hộ liền kề phía trên
hoặc dưới hộ đã được chọn. Việc chọn hộ mẫu thay thế do Chi cục Thống kê có đơn
vị mẫu cấp I thực hiện.
2.2. Chọn mẫu điều
tra cây hằng năm khác
- Bước
1: Chọn mẫu cấp I
a) Lập danh sách
thôn, phường:
Sau khi loại trừ những
địa bàn đã điều tra cây hằng năm
trọng điểm, căn cứ vào kết quả điều tra diện tích của từng
vụ sản xuất, Cục Thống kê lập danh sách toàn bộ các thôn, phường có gieo trồng
cây hàng năm khác (gọi là nhóm Tk). Sắp
xếp các thôn, phường theo thứ tự diện tích từ cao xuống thấp.
Sau đó lựa
chọn nhóm thôn, phường có diện tích cộng dồn đạt giá trị gần
nhất với 80% tổng diện tích nhóm Tk (gọi là nhóm tk) và
chỉ lựa chọn đơn vị mẫu cấp I để điều
tra nhóm cây hằng năm khác còn lại trong nhóm tk
này.
b) Chọn mẫu
cấp I:
Số lượng đơn vị mẫu cấp
I được chọn để điều tra nhóm cây hằng năm
khác còn lại bằng 2% số
thôn, phường của nhóm tk sau khi đã làm tròn về
số nguyên
(gọi là nhóm Nk) nhưng không ít hơn 5.
Trường
hợp tổng số thôn, phường của nhóm tk
nhỏ hơn hoặc bằng 5 thì chọn toàn bộ số thôn, phường của nhóm
tk để điều
tra.
Tính khoảng cách (xk)
chọn đơn vị mẫu cấp I theo công thức:
Trong đó:
+ xk:
Khoảng cách chọn đơn vị mẫu cấp I cây
hằng năm khác;
+ Dk: là
diện tích cộng dồn của nhóm tk;
+ Nk:
Tổng số đơn vị mẫu cấp 1 cây hằng
năm khác của tỉnh.
Sử dụng chương trình
Excel trên máy tính để chọn ra số ngẫu
nhiên c nằm trong khoảng từ 1 đến xk
(c < xk)
bằng câu lệnh RANDBETWEEN(1, xk).
Đơn vị mẫu cấp I đầu tiên được chọn là thôn/phường/thị trấn có diện tích cộng dồn
đạt giá
trị bằng hoặc lớn hơn gần nhất với giá
trị c. Các đơn vị mẫu cấp I được chọn tiếp theo là thôn, phường có diện tích cộng
dồn bằng hoặc lớn hơn gần nhất với các giá trị c+xk,
c+2xk,
c+3xk...
chọn cho đến khi đủ số đơn
vị mẫu cấp I.
Kiểm
tra tính đại
diện: Các
đơn vị mẫu cấp I được chọn phải đảm bảo trồng đa dạng các loại cây hằng năm
khác. Nếu đơn vị mẫu cấp I được chọn không đảm
bảo tính đại diện thì tiến hành chọn lại bằng cách thay đổi đơn vị mẫu cấp I đầu
tiên hoặc sử dụng phương pháp chuyên gia lựa chọn đơn vị mẫu cấp I đại
diện hơn để thay thế.
- Bước
2: Chọn mẫu cấp II
a) Lập danh sách hộ:
+ Đối với đơn
vị mẫu cấp I
được chọn là thôn/ấp/bản: lập danh sách
các hộ có gieo trồng cây hằng năm khác
lừ 100m2 trở lên trong phạm vi địa
lý của thôn;
+ Đối với đơn vị mẫu
cấp I được chọn là phường/thị trấn: lập
danh sách các hộ có gieo trồng cây hằng năm khác từ 100m2 trở lên
trong phạm vi địa lý của 01 đến 02 tổ dân phố/tiểu
khu có diện tích gieo trồng lớn nhất;
Chi cục Thống kê có
đơn vị mẫu cấp I phối hợp với Thống kê xã/phường và trưởng thôn/tổ trưởng
tổ dân phố/tiểu khu mẫu lập danh sách hộ theo Bảng
kê hộ có gieo trồng cây hàng năm khác và gửi
danh sách này về Cục Thống
kê để chọn mẫu. Việc lập
danh sách các hộ thực tế có
trồng cây hằng năm khác của đơn vị mẫu cấp I thực hiện theo thứ
tự địa lý tự nhiên (từ đầu đến cuối thôn/tổ dân phố/tiểu khu hoặc theo hướng từ
Bắc - Nam hoặc Đông - Tây) và đánh thứ
tự từ 1 đến hết. Đối với những địa bàn rộng hoặc đi lại khó khăn
thì có thể chia địa bàn ra thành 2 hoặc 3 cụm và tiến hành lập danh sách trong
phạm vi một cụm để chọn đủ số hộ đại diện cho cả địa bàn
+ Cục Thống kê tổng hợp
danh sách các hộ chung toàn tỉnh theo thứ tự Danh mục các đơn vị hành chính của
các huyện, xã, phường/thị trấn có địa bàn mẫu (gọi là nhóm hộ HOk) và
tiến hành chọn hộ mẫu.
b) Chọn mẫu cấp II
(hộ mẫu):
Tính khoảng cách để
chọn hộ mẫu (yk) như sau:
Trong đó:
+ yk:
Khoảng cách chọn hộ mẫu cây hằng năm khác;
+ HOk:
Tổng số hộ trong nhóm hộ HOk;
+ nk:
Tổng số hộ mẫu điều tra cây hằng năm khác của tỉnh.
Lưu ý:
+ yk
có thể là số thập phân và được làm
tròn đến 1 chữ số sau dấu phẩy;
+ Tổng số hộ mẫu điều
tra cây hằng năm khác nk
được xác định theo từng mùa vụ đã được quy định trong
mục 1. Quy mô mẫu của phụ lục này.
Sử dụng chương trình
Excel trên máy tính để chọn ra số ngẫu
nhiên d nằm trong khoảng từ 1 đến yk
(d< yk) bằng câu lệnh RANDBETWEEN(1, yk).
Hộ đầu tiên được chọn là hộ có số thứ
tự d trong nhóm hộ HOk của các thôn mẫu toàn
tỉnh. Hộ tiếp
theo có số thứ tự d+yk; d+2yk;...;
d+(nk-1)yk.
Thứ tự của các hộ được chọn là các giá trị vừa được tính
toán sau khi đã làm tròn.
Trường hợp số hộ mẫu
trong danh sách HOk nhỏ
hơn hoặc bằng 200 đối
với vụ Đông/ vụ Xuân và nhỏ hơn hoặc bằng 300 đối với vụ Đông xuân/ vụ Hè thu/
vụ Mùa thì chọn toàn bộ số hộ trong
danh sách HOk để
điều tra.
Dàn mẫu điều tra cây
hằng năm khác được chọn cho từng vụ của từng năm riêng
biệt dựa trên tình hình sản xuất thực tế
tại địa phương. Trong trường hợp hộ mẫu không
thể thu thập thông tin vì các
lý do khác nhau thì cần
thay đổi hộ đó theo nguyên tắc lấy
hộ liền kề phía trên hoặc dưới hộ
đã được chọn. Việc chọn hộ mẫu để thay thế
do Chi cục Thống kê có đơn vị mẫu cấp I thực hiện./.
Bảng
kê hộ có gieo trồng cây hằng năm trọng điểm
Cây: …………………………..
|
Mã
cây:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Vụ:
…………………………….
|
Mã
vụ:
|
|
|
Tỉnh:
…………………………….
|
Mã
tỉnh:
|
|
|
|
Huyện:
…………………………….
|
Mã
huyện:
|
|
|
|
|
Xã:
…………………………….
|
Mã
xã:
|
|
|
|
|
|
|
Thôn:
…………………………….
|
Mã
thôn:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
STT
|
Họ
và tên chủ hộ
|
Tổng
diện tích gieo trồng m2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người
lập bảng kê
(ký,
ghi rõ họ tên)
|
Số điện thoại:
|
Bảng
kê hộ có gieo trồng cây hằng năm khác
Vụ:
…………………………….
|
Mã
vụ:
|
|
|
Tỉnh:
…………………………….
|
Mã
tỉnh:
|
|
|
|
Huyện:
…………………………….
|
Mã
huyện:
|
|
|
|
|
Xã:
…………………………….
|
Mã
xã:
|
|
|
|
|
|
|
Thôn:
…………………………….
|
Mã
thôn:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
STT
|
Họ
và tên chủ hộ
|
Tổng
diện tích gieo trồng m2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người
lập bảng kê
(ký,
ghi rõ họ tên)
|
Số điện thoại:
|