UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
126/2007/QĐ-UBND
|
Vinh,
ngày 31 tháng 10 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ VINH TRỞ THÀNH TRUNG TÂM GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO VÙNG BẮC TRUNG BỘ.
UỶ
BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số
239/2005/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Đề án Phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trở thành trung tâm kinh tế,
xã hội vùng Bắc Trung bộ;
Căn cứ Quyết định số
436/QĐ-UBND ngày 03/02/2006 và Quyết định số 742/QĐ-UBND ngày 02/3/2006 của
UBND tỉnh Nghệ An về việc triển khai các chương trình, đề án trọng điểm thực hiện
Nghị quyết số 01-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 2097/TTr-SGD&ĐT ngày 22 tháng 10 năm
2007,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Xây dựng thành phố Vinh trở
thành trung tâm giáo dục và đào tạo vùng Bắc Trung bộ với các nội dung chủ yếu
sau:
1. Mục tiêu của Đề án:
a) Mục tiêu tổng quát
Xây dựng và phát triển hệ thống
giáo dục và đào tạo thành phố Vinh trở thành trung tâm giáo dục và đào tạo của
vùng Bắc Trung bộ.
b) Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng hệ thống giáo dục mầm
non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên chuẩn hoá, hiện đại hoá; thoả
mãn nhu cầu học tập của nhân dân; thành phố Vinh đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục
trung học vững chắc; có 80% số trường mầm non, 100% trường tiểu học, 80% trường
trung học cơ sở, 70% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia; có 1-2 trường
phổ thông trở thành trường trọng điểm quốc gia.
- Xây dựng hệ thống các cơ sở đào
tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề cân đối, đồng bộ, hiện
đại; đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, đa ngành, đa lĩnh vực cho
khu vực Bắc Trung bộ, cho cả nước và nước bạn Lào; có 1-2 trường đại học trở
thành trường trọng điểm quốc gia; góp phần đưa các tỉnh trong khu vực đạt chỉ
tiêu 300 sinh viên /1 vạn dân vào năm 2015 và 450 sinh viên /1 vạn dân vào năm
2020.
- Mở rộng xã hội hoá công tác giáo
dục -đào tạo, phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ học sinh nhà trẻ ngoài công lập chiếm
90%, mẫu giáo 95%, tiểu học chiếm 3%, trung học cơ sở 4%, trung học phổ thông
40%, trung học chuyên nghiệp 60%, các cơ sở dạy nghề 65%, đại học, cao đẳng khoảng
50%.
2. Giải pháp
a) Nhóm giải pháp về qui hoạch
hệ thống giáo dục và đào tạo
- UBND thành phố Vinh tổ chức việc
qui hoạch, sắp xếp lại mạng lưới các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở
trên địa bàn theo không gian qui hoạch của thành phố đến năm 2010 và những năm
tiếp theo.
- Sở Giáo dục và Đào tạo qui hoạch,
sắp xếp hệ thống trường trung học phổ thông theo qui hoạch không gian thành phố
Vinh mở rộng đến năm 2010 và những năm tiếp theo.
- UBND tỉnh xây dựng qui hoạch mạng
lưới các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề trên địa
bàn thành phố Vinh đến năm 2015.
b) Nhóm giải pháp về đầu tư,
huy động vốn
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân
sách nhà nước; xây dựng chính sách và qui định cụ thể nhằm thu hút sự tham gia
của cộng đồng các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế vào lĩnh vực
giáo dục và đào tạo; vận dụng chính sách học phí đáp ứng nhu cầu giáo dục -đào
tạo; vận dụng chính sách học bổng, chính sách tín dụng đào tạo, tín dụng sinh
viên linh hoạt; kêu gọi các nguồn vốn ODA và thu hút FDI; đẩy mạnh xã hội hoá
giáo dục và đào tạo để huy động các nguồn lực xã hội và cộng đồng; đẩy mạnh các
hoạt động sản xuất, dịch vụ chuyển giao, chuyển nhượng khoa học, công nghệ
trong các trường đại học, cao đẳng.
c) Nhóm giải pháp về phát
triển đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục -đào tạo
Rà soát, sắp xếp, bổ sung đội ngũ
giáo viên mầm non, phổ thông đảm bảo có cơ cấu đồng bộ, cân đối, đủ số lượng để
bảo đảm học 2 buổi /ngày. Bổ sung biên chế đội ngũ giảng viên, giáo viên để
tăng cường cả về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học,
cao đẳng, giáo viên các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Đẩy mạnh
công tác bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên các ngành học,
cấp học. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; phát triển số lượng
và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp và dạy nghề. Thực hiện tốt cơ chế khuyến khích, thu hút nhân tài
về công tác tại thành phố nhằm bổ sung nguồn cán bộ giảng dạy, nghiên cứu, quản
lý cho các cơ sở giáo dục, đào tạo.
d) Nhóm giải pháp tăng cường
cơ sở vật chất
- Đối với giáo dục mầm non, phổ
thông, giáo dục thường xuyên:
Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất
các trường mầm non, phổ thông theo hướng chuẩn hoá, kiên cố hoá, hiện đại hoá,
đáp ứng yêu cầu của trường chuẩn quốc gia các ngành học, cấp học.
- Đối với giáo dục đại học, cao
đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề
Hỗ trợ các trường về đất đai; tạo
cơ chế để các trường có điều kiện chủ động khai thác các nguồn lực đổi mới cơ sở
vật chất và trang thiết bị; tập trung hiện đại hoá phòng học, giảng đường; nâng
cao chất lượng các hoạt động dịch vụ cho sinh viên; thiết lập mạng thông tin
toàn cầu và mở rộng giao lưu quốc tế cho tất cả các trường đại học, cao đẳng
trong khu vực; tăng cường năng lực và nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện
các trường; nâng cao chất lượng công tác xuất bản giáo trình, sách và tài liệu
tham khảo; đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây mới các khu ký túc xá sinh viên; xây
dựng một số phòng thí nghiệm hiện đại của khu vực đặt tại Đại học Vinh. Từng bước
hỗ trợ hình thành, phát triển các cơ sở thực nghiệm về công nghệ ở các trường
cao đẳng.
e) Nhóm giải pháp về quản lý
- Đối với giáo dục mầm non, phổ
thông, giáo dục thường xuyên
Các cấp quản lý thực hiện tốt chức
năng quản lý nhà nước về giáo dục; thực hiện tốt các nội dung được phân cấp quản
lý trên cơ sở phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục;
triển khai thực hiện hệ thống tiêu chí bảo đảm chất lượng giáo dục của các
ngành học, cấp học ở tất cả các nhà trường; triển khai đại trà công tác đánh
giá và kiểm định chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên.
- Đối với giáo dục chuyên nghiệp,
dạy nghề
Thực hiện đầy đủ quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo; tăng cường quản lý công tác tuyển sinh,
đào tạo của các trường, đáp ứng các tiêu chí đảm bảo chất lượng; triển khai đại
trà công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học; thực hiện định
kỳ xếp hạng các trường đại học, cao đẳng; thực hiện đa ngành hoá, đa lĩnh vực
hoá đối với các trường đại học, cao đẳng; thực hiện tốt việc phân cấp quản lý
các trường đại học, cao đẳng; thực hiện các chính sách hỗ trợ cụ thể nhằm đẩy mạnh
xã hội hoá giáo dục, phát triển các trường cao đẳng, đại học tư thục, trường có
vốn đầu tư nước ngoài.
3. Bước đi
a) Đối với giáo dục mầm non,
phổ thông, giáo dục thường xuyên
Triển khai theo Kế hoạch thực hiện
giai đoạn 2 (2006-2010) của Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đáp ứng
yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã được Ban chấp hành Tỉnh ủy
thông qua tại Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 11/7/2006 và HĐND tỉnh thông qua tại
Nghị quyết số 153/2006/NQ-HĐND ngày 08/7/2006.
b) Đối với giáo dục đại học,
cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề
Căn cứ Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg
ngày 27/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường
đại học và cao đẳng giai đoạn 2006-2020, có các bước đi cụ thể cho giai đoạn
2006-2010 và giai đoạn 2010-2015.
4. Tổ chức thực hiện
a) UBND tỉnh
- Theo dõi, đánh giá tiến độ thực
hiện đề án, các dự án.
- Chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ các sở
làm việc với các Bộ, ngành Trung ương trong việc triển khai thực hiện đề án,
các dự án.
- Có kế hoạch đầu tư quỹ đất theo
qui hoạch cụ thể của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy
nghề.
- Trích ngân sách để phục vụ việc
xây dựng các dự án và hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất các trường đại học, cao đẳng.
- Tranh thủ sự hỗ trợ về các mặt của
các bộ, ngành Trung ương trong việc xây dựng mạng lưới các trường chuyên nghiệp
trên địa bàn tỉnh.
b) UBND thành phố Vinh
UBND thành phố Vinh chịu trách nhiệm
xây dựng lộ trình cụ thể để triển khai Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2
(2006-2010) của Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo cho các cấp học,
ngành học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào
tạo để triển khai thực hiện đề án đối với các trường trung học phổ thông, trung
tâm giáo dục thường xuyên.
c) Đối với các chủ dự án: Đại học Vinh, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Cao đẳng Y tế Nghệ An,
Đại học Tư thục Vạn Xuân, Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An, Cao đẳng Văn
hoá-Nghệ thuật Nghệ An, Đại học Xây dựng Hà Nội, Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, Cao
đẳng Tư thục Hoan Châu, Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghiệp Việt -Hàn, Cao đẳng
nghề Kỹ thuật Việt -Đức, Tổng Công ty VTC, Trung học Dân lập Kinh tế -Kỹ thuật
Hồng Lam, Trung học Kỹ thuật Công nghệ SARA ... chịu trách nhiệm lập dự án của
trường mình, xây dựng các điều kiện cụ thể để thực hiện dự án.
d) Sở Giáo dục và Đào tạo: có trách nhiệm giúp các trường có liên quan hoàn chỉnh dự án; trực
tiếp giúp các trường: Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An, Cao đẳng Sư phạm Nghệ
An, Trường Trung học Dân lập Kinh tế -Kỹ thuật Hồng Lam xây dựng đội ngũ cán bộ,
giáo viên đáp ứng yêu cầu của đề án; tham mưu cho UBND tỉnh trình Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập các trường đại học, cao đẳng.
e) Sở Nội vụ: có trách nhiệm giúp các trường có liên quan xây dựng hệ thống cơ chế,
chính sách, về tổ chức bộ máy, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức,
qui hoạch đội ngũ và nguồn nhân lực cho giáo dục - đào tạo thành phố Vinh. Phối
hợp với các sở liên quan để giúp các trường xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng
yêu cầu của đề án.
g) Sở Tài nguyên và Môi trường: có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố
Vinh và thị xã Cửa Lò trong việc lập qui hoạch sử dụng đất để bảo đảm quỹ đất
cho các trường; hướng dẫn các trường lập hồ sơ giao đất, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, thẩm định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
h) Sở Xây dựng: Tham mưu cho UBND tỉnh về qui hoạch, khảo sát lựa chọn địa điểm, thẩm
định hồ sơ xây dựng của các dự án,.. trình UBND tỉnh phê duyệt, quyết định.
i) Sở Tài chính, Sở Kế hoạch
và Đầu tư: tham mưu cho UBND tỉnh có cơ chế, chính
sách phù hợp để huy động các nguồn vốn, các chính sách ưu đãi về vốn nhằm thực
hiện đề án; giúp các trường xây dựng các điều kiện để thực thi các dự án.
k) Các Sở: Y tế, Văn hoá -
Thông tin, Thể dục & Thể thao, Công nghiệp, Thương mại, Lao động -Thương
binh và Xã hội có trách nhiệm giúp các trường
đào tạo nhân lực thuộc chuyên môn, nghề nhiệp từng ngành; xây dựng, hoàn chỉnh
dự án; phát triển đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu của từng dự án.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ
ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnhC, Giám đốc
các sở: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Tài nguyên
và Môi trường, Xây dựng, Y tế, Văn hoá- Thông tin, Thể dục & Thể thao, Công
nghiệp, Thương mại, Lao động -Thương binh và Xã hội, Chủ tịch UBND các huyện,
thành phố, thị xã trong phạm vi đề án, các chủ dự án chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này.
|
TM . UỶ BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Đường
|