ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4331/KH-UBND
|
Kon Tum, ngày 19
tháng 11 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
TIẾP TỤC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 10/CT-TTG NGÀY 22
THÁNG 4 NĂM 2019 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ, NGĂN CHẶN CÓ HIỆU
QUẢ TÌNH TRẠNG NHŨNG NHIỄU, GÂY PHIỀN HÀ CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP TRONG GIẢI
QUYẾT CÔNG VIỆC
Triển khai Văn bản số 8206/VPCP-V.I
ngày 01 tháng 10 năm 2020 của Văn phòng Chính phủ về việc Sơ kết 01 năm thực hiện
Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2019 về tăng cường xử lý, ngăn chặn có
hiệu quả tình trạng nhǜng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong
giải quyết công việc và các nội dung kiến nghị của Thanh tra Chính phủ tại Báo
cáo số 1599/BC-TTCP ngày 17 tháng 9 năm 2020;
Để tổ chức thực hiện nghiêm
túc, hiệu quả ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa
Bình nội dung trên; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện
trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tiếp tục triển khai thực hiện
nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 10/CT- TTg ngày 22 tháng 4 năm 2019 của Thủ
tướng Chính phủ về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhǜng nhiễu,
gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc trong các
cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh (Chỉ thị số 10/CT-TTg). Nâng
cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, đoàn thể và nhân
dân đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhǜng (PCTN), phát huy
vai trò của toàn xã hội trong đấu tranh PCTN.
- Tăng cường vai trò trách nhiệm
của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị; kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn
chặn, xử lý nghiêm minh hành vi nhǜng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh
nghiệp trong giải quyết công việc; chủ động phòng ngừa vi phạm, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả hoạt động công vụ, phòng ngừa tiêu cực, tham nhǜng trong đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Việc triển khai, thực hiện Chỉ
thị số 10/CT-TTg và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh phải được tiến hành
nghiêm túc, thường xuyên và gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi cấp,
mỗi ngành, trong việc thực hiện đồng bộ các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của
tỉnh về PCTN; kịp thời phát hiện, xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhǜng
nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
- Người đứng đầu các cơ quan, đơn
vị cần phải đề cao trách nhiệm nêu gương, gương mẫu thực hiện và tăng cường
trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện
nhiệm vụ, công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước
được giao.
II. NỘI DUNG
1.
Tăng cường quán triệt, chỉ đạo chặt chẽ và tiếp tục tổ
chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Luật PCTN năm 2018; Nghị định số
59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ về quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật PCTN năm 2018; Chị thị số 10/CT-TTg và Công điện
số 724/CĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường
các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhǜng trong hoạt động công vụ và các
văn bản khác về PCTN.
2. Tăng cường
trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN
- Đẩy mạnh thực hiện đồng bộ
các giải pháp phòng ngừa tham nhǜng theo quy định; đặc biệt là công khai, minh
bạch hoạt động cơ quan, đơn vị; kết hợp kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm nhằm
ngăn chặn hiệu quả tình trạng nhǜng nhiễu trong giải quyết công việc; thực hiện
tốt công tác tiếp công dân, tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của
người dân; đảm bảo giải quyết dứt điểm, kịp thời, đúng quy định pháp luật.
- Phát huy vai trò người đứng đầu,
gương mẫu thực hiện và chịu trách nhiệm toàn diện trong việc quản lý, kiểm tra,
giám sát, đôn đốc việc thực thi nhiệm vụ của công chức, viên chức và người lao
động thuộc quyền quản lý, đặc biệt là việc thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp, quy tắc ứng xử, quy trình nghiệp vụ. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức có lập trường chính trị vững vàng, tư cách đạo đức trong sáng, tự trọng;
tác phong chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn cao trong quá trình giải quyết
công việc của người dân và doanh nghiệp.
- Xử lý nghiêm đối với người đứng
đầu cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm, để cán bộ, công chức, viên chức thuộc
quyền quản lý trực tiếp có hành vi nhǜng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân,
doanh nghiệp; bao che, dung túng hành vi sai phạm.
3. Thực hiện
cải cách hành chính, tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ
quan, tổ chức, đơn vị, đổi mới công nghệ quản lý
- Rà soát, sửa đổi, kiến nghị bổ
sung cơ chế, chính sách, pháp luật thuộc phạm vi quản lý để khắc phục ngay những
sơ hở có nguy cơ gây phiền hà, sách nhiễu; kịp thời xây dựng, ban hành và thực
hiện kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác, vị trí việc làm; đánh giá kết quả thực
hiện việc chuyển đổi; nhận diện nguy cơ tham nhǜng theo vị trí việc làm, trên
cơ sở đó, xây dựng các giải pháp triển khai thực hiện hiệu quả hơn.
- Cải cách thủ tục hành chính
theo hướng tinh giản; loại bỏ những thủ tục không cần thiết, hình thức, không
khả thi để rút ngắn thời gian, đưa ra lộ trình giải quyết; không được yêu cầu
doanh nghiệp, người dân bổ sung hồ sơ, tài liệu quá một lần sau khi đã tiếp nhận
hồ sơ theo quy định, trừ trường hợp do lỗi từ doanh nghiệp, người dân và cơ
quan yêu cầu bổ sung hoặc trả hồ sơ phải giải thích rõ ràng.
- Thường xuyên chủ động đối thoại
với doanh nghiệp, người dân theo hướng cầu thị; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, vướng
mắc của người dân, doanh nghiệp để giải quyết dứt điểm hoặc đề xuất với cơ quan
có thẩm quyền biện pháp xử lý; công khai lịch tiếp công dân của người đứng đầu
cơ quan, đơn vị trên trang thông tin điện tử (nếu có) và trụ sở làm việc
của cơ quan, tổ chức.
- Công khai địa chỉ đường dây
nóng, hộp thư điện tử và các kênh tiếp nhận thông tin từ người dân và doanh
nghiệp trên Cổng, trang thông tin điện tử, niêm yết tại trụ sở và các phương tiện
thông tin đại chúng khác; tiếp nhận và giải quyết kịp thời các phản ánh của người
dân, doanh nghiệp, nhất là về hành vi nhǜng nhiễu, gây phiền hà; công khai kết
quả xử lý; công khai xin lỗi nếu có sai phạm và cam kết khắc phục hậu quả theo
đúng quy định; thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định về công tác PCTN.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý tại các cơ quan hành chính Nhà nước để hạn chế tối
đa việc tiếp xúc trực tiếp của cán bộ, công chức, viên chức với người dân,
doanh nghiệp khi giải quyết công việc; tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến
mức độ 3, 4; thực hiện giám sát bằng công nghệ hiện đại tại những nơi thường
xuyên tiếp xúc, giao dịch với người dân, doanh nghiệp (ghi âm, ghi hình,
giám sát trực tuyến, v.v).
4. Tăng cường
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN, phát huy vai trò, trách nhiệm
của toàn xã hội trong công tác PCTN, góp phần làm trong sạch bộ máy
- Tăng cường công tác thông
tin, tuyên truyền việc thực hiện các nội dung của Chỉ thị, phổ biến, giáo dục
pháp luật về PCTN; kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật
thuộc phạm vi quản lý để có giải pháp khắc phục những thiếu sót, sơ hở của quy
định pháp luật có thể gây phiền hà, sách nhiễu đối với người dân, doanh nghiệp.
- Khuyến khích người dân, doanh
nghiệp sống, làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, không tiếp tay với tham nhǜng,
kiên quyết không đưa, không môi giới hối lộ; tích cực, chủ động tham gia phát
hiện các biểu hiện, các hành vi tham nhǜng, lãng phí, thông tin kịp thời, chính
xác, trung thực cho các cơ quan chức năng; đồng thời cần đảm bảo thông tin đúng
sự thật, không suy diễn, một chiều, sai lệch.
- Tiếp tục triển khai thực hiện
tốt đánh giá sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với hoạt động của cơ
quan hành chính nhà nước và các tổ chức cung cấp dịch vụ công, coi đó là thước
đo hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, công vụ; chú trọng việc giám sát thực hiện quy
tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp và những việc không được làm của người có chức
vụ, quyền hạn; thực hiện phương châm: kỷ cương, liêm chính, hành động, phục vụ.
5. Tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra công vụ; xây dựng cơ chế giám sát, phát hiện vi phạm
- Tiếp tục triển khai có hiệu
quả hoạt động thanh tra, kiểm tra, nhất là thanh tra, kiểm tra chuyên ngành
theo đúng Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ;
khắc phục tình trạng chồng chéo, gây phiền hà trong hoạt động thanh tra, kiểm
tra; thực hiện nghiêm quy chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại Quyết định số
08/2020/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2020.
- Tập trung giải quyết có chất
lượng, đúng thời gian quy định các vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh. Tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành đối với công tác tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận,
xử lý, giải quyết yêu cầu được bảo vệ của người tố cáo và có chế tài xử lý; có
hình thức khen thưởng, động viên, khích lệ đối với những đơn vị, tổ chức, cá
nhân thực hiện, chấp hành tốt; kịp thời phát hiện, xử lý những trường hợp vi phạm
và công khai danh tính cán bộ vi phạm trên Cổng thông tin điện tử; cương quyết
xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tiêu cực, tham
nhǜng, đưa ra khỏi bộ máy của Đảng và Nhà nước; xử lý nghiêm minh đối với hành
vi nhǜng nhiễu, gây phiền hà với người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp
luật.
- Tăng cường hoạt động giám sát
trong thực thi công vụ của các cơ quan, tổ chức, công chức, viên chức nhà nước
nhằm góp phần ngăn chặn, xử lý có hiệu quả tình trạng nhǜng nhiễu, gây phiền hà
cho người dân, doanh nghiệp.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Các Sở, ban ngành,
đơn vị thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Căn cứ kế hoạch này và tình
hình thực tế tại đơn vị, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả. Định
kỳ báo cáo kết quả thực hiện lồng ghép trong báo cáo công tác PCTN theo Thông
tư số 03/2013/TT-TTCP ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ; trong
đó bổ sung nội dung thực hiện Chị thị số 10/CT-TTg , gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh
(qua Thanh tra tỉnh).
- Tiếp tục rà soát và thông báo
địa chỉ đường dây nóng, hộp thư điện tử bằng văn bản và trên trang thông tin điện
tử của đơn vị nếu có (mở mục đường dây nóng trên giao diện chính của trang) để
tiếp nhận, xử lý kịp thời thông tin phản ánh về hành vi nhǜng nhiễu, gây phiền
hà đối với người dân, doanh nghiệp theo phạm vi cấp quản lý.
- Thủ trưởng các đơn vị chịu
trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi để xảy ra hành vi nhǜng nhiễu,
gây phiền hà người dân, doanh nghiệp trong cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản
lý của mình.
2. Sở Nội vụ
- Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra thường xuyên, đột xuất hoạt động
thực thi công vụ để kịp thời phát hiện, xử lý ngay hành vi nhǜng nhiễu, gây phiền
hà trong giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp; tham mưu Ủy ban nhân
dân tỉnh triển khai việc đánh giá, đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức
và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước hằng
năm trên địa bàn tỉnh;
- Khẩn trương tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện nghiêm việc chuyển
đổi vị trí công tác theo Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của
Chính phủ(1) và ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân
dân tỉnh(2); định kỳ hàng quý, tổng hợp số liệu báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh (qua Thanh tra tỉnh) tổng hợp trong báo cáo PCTN.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành tiếp tục theo dõi tình hình hoạt động của
doanh nghiệp; nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, trong trường
hợp cần thiết tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức đối thoại với doanh nghiệp
để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
4. Sở Thông tin và Truyền
thông tiếp tục tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính Nhà nước.
5. Báo Kon Tum, Đài Phát
thanh và Truyền hình tỉnh: Xây dựng chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền Chỉ
thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh;
kịp thời thông tin kết quả phát hiện, xử lý vụ việc vi phạm từ các cơ quan; tôn
vinh những tấm gương điển hình tiên tiến.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận
tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp
tục tăng cường giám sát việc thực hiện công khai, minh bạch, kỷ luật, kỷ cương
trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; trong thực thi công vụ của
các cơ quan, tổ chức, công chức, viên chức nhà nước góp phần ngăn chặn, xử lý
có hiệu quả tình trạng nhǜng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp và
phối hợp với các cơ quan, chính quyền các cấp trong quá trình thực hiện.
7. Đề nghị Công an tỉnh,
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh và Cục Thi hành án dân sự tỉnh
đẩy nhanh tiến độ điều tra, xét xử và thi hành các vụ án tham nhǜng trên địa
bàn tỉnh, đảm bảo không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm; tăng cường phối hợp
với Thanh tra tỉnh trong việc trao đổi thông tin, phát hiện, điều tra, xử lý
các vụ việc có dấu hiệu tội phạm về tham nhǜng; phối hợp với các cơ quan công
khai thông tin xét xử vụ án tham nhǜng.
8. Giao Thanh tra tỉnh
chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
rà soát kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các đơn vị để khắc phục tình trạng
thanh tra, kiểm tra chồng chéo đối với doanh nghiệp gây phiền hà, sách nhiễu
trong hoạt động thanh tra theo đúng Chỉ thị số 20/CT- TTg ngày 17 tháng 5 năm
2017 của Thủ tướng Chính phủ. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này; định
kỳ hoặc đột xuất báo cáo tình hình thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
Ủy
ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị nghiêm túc triển khai thực
hiện./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Thanh tra Chính phủ (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ VN và các đoàn thể cấp tỉnh;
- Các cơ quan: Ban Nội chính Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Công an tỉnh, Viện
KSND tỉnh, TAND tỉnh, Cục THADS tỉnh;
- Các Sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh;
- Các doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh;
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Báo Kon Tum; Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, TTHCC, NC.NCT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Ngọc Tuấn
|
(1) Theo Kết luận thanh
tra số 843/KL-TTr ngày 20 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc
thanh tra công tác tổ chức - cán bộ theo Quyết định số 84/QĐ-UBND ngày 14 tháng
02 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum.
(2) tại Văn bản số
4229/UBND-NC ngày 11 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh.