ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
4163/QĐ-UBND
|
Hà
Tĩnh, ngày 24 tháng 12 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐỐI VỚI ĐẤT CÓ NGUỒN GỐC TỪ
CÁC NÔNG, LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH HIỆN DO CÁC CÔNG TY NÔNG NGHIỆP, CÔNG TY LÂM
NGHIỆP KHÔNG THUỘC DIỆN SẮP XẾP LẠI THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 118/2014/NĐ-CP , BAN QUẢN
LÝ RỪNG VÀ CÁC TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Nghị quyết số 112/2015/QH13
ngày 27/11/2015 của Quốc hội về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông
trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp,
ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng;
Căn cứ Nghị định số 118/2014/NĐ-CP
ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu
quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp;
Căn cứ Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày
04/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 112/2015/QH13 ngày
27/11/2015 của Quốc hội;
Căn cứ Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày
01/3/2020 của Chính phủ về ổn định dân cư tự do và quản lý, sử dụng đất có nguồn
gốc từ nông, lâm trường;
Căn cứ Quyết định số 32/QĐ-TTg
ngày 07/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Tăng cường quản lý đất
đai đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các
công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị
định số 118/2014/NĐ-CP ;
Căn cứ các Văn bản của Bộ Tài
nguyên và Môi trường: số 2574/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 28/6/2016 về việc thực hiện Chỉ
thị số 11/CT-TTg ; số 1596/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 26/3/2020 về việc triển khai thực
hiện Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 07/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị
quyết số 22/NQ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Văn bản số
1246/TCQLĐĐ-CĐKĐĐ ngày 12/7/2016 của Tổng cục Quản lý đất đai về việc hướng dẫn
Đề cương chi tiết xây dựng Đề án tăng cường quản lý đất có nguồn gốc từ nông
lâm trường quốc doanh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên
và môi trường tại Tờ trình số 4945/TTr-STNMT ngày 01/12/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án tăng cường quản lý đối với đất
đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh, với các
nội dung chính như sau:
1. Tên Đề án: Tăng cường quản lý đối với đất có nguồn gốc từ các Nông, lâm trường quốc
doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp
xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP , ban quản lý rừng và các tổ chức sự
nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
2. Mục tiêu của đề án:
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản
lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty
nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, không thuộc diện sắp xếp theo Nghị định số
118/2014/NĐ-CP , ban quản lý rừng, các tổ chức khác sử dụng (gọi chung là các chủ
rừng) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hoàn thành việc rà soát, xác định
nguồn gốc sử dụng đất, phân định ranh giới thực tế của các đối tượng đang sử dụng;
xác định cụ thể trên thực địa phần diện tích các chủ rừng đang quản lý, sử dụng,
phần bị lấn, bị chiếm, bị chồng đè (thay bằng cụm từ “chồng lấn”) lên đất hợp
pháp của hộ gia đình cá nhân, phần diện tích phải bàn giao cho địa phương; tổ
chức cắm mốc ranh giới sau rà soát của các chủ rừng để đo đạc tọa độ, quản lý
lâu dài; xác định khu vực rừng tự nhiên, khu vực rừng trồng, khu vực đất chưa
có rừng và các loại đất khác xen kẽ để làm căn cứ đo vẽ, biên tập bản đồ địa
chính;
- Đo đạc bản đồ địa chính, xác định
chính xác diện tích các loại đất giao chủ rừng quản lý sử dụng, phần diện tích
bị lấn, chiếm, chồng lấn với đất của hộ gia đình cá nhân và các tổ chức khác liền
kề. Xác định diện tích trả về cho địa phương để lập phương án giao đất cho các
hộ gia đình cá nhân trên địa bàn nhằm ổn định sản xuất, nâng cao đời sống cho
nhân dân.
- Hoàn thiện thủ tục, hồ sơ giao đất,
cho thuê đất đồng bộ, thống nhất với ranh giới đất trên thực địa; hoàn thành việc
đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất (giấy chứng nhận), lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ
liệu địa chính đối với đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường.
- Xử lý kịp thời các vi phạm về quản
lý, sử dụng đất; phát hiện những tồn tại, bất cập, đề xuất các giải pháp, chính
sách để xử lý và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc
từ các nông, lâm trường; đề xuất giải pháp, xây dựng lộ trình giải quyết dứt điểm
việc giao đất, giao rừng và cấp GCN QSD đất có sự chồng lấn giữa đất hộ gia
đình cá nhân với tổ chức; thu hồi tài sản, đất đai và tài chính cho nhà nước
theo quy định của pháp luật Giải quyết các tồn đọng về tranh chấp đất đai kéo
dài.
3. Phạm vi thực hiện:
Bao gồm 14 đơn vị, gồm: 01 Vườn Quốc
gia; 05 Ban Quản lý rừng; 05 Công ty Nông, lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp
lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP và 03 tổ chức sự nghiệp khác, cụ thể:
3.1. Vườn Quốc gia: Vườn Quốc gia Vũ Quang.
3.2. Các Ban Quản lý rừng:
- Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên
Kẻ Gỗ;
- Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng
Lĩnh;
- Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Hà
Tĩnh;
- Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Ngàn
Phố;
- Ban Quản lý rừng phòng hộ Hương
Khê.
3.3. Các Công ty nông nghiệp, công
ty lâm nghiệp
- Xí nghiệp Chè Tây Sơn;
- Công ty Cổ phần Việt Hà;
- Công ty Hợp tác kinh tế Quân khu 4;
- Công ty TNHH Hồng Lam;
- Công ty Cổ phần xăng dầu Thanh Vân.
3.4. Các Tổ chức sự nghiệp khác
- Trung tâm Nghiên cứu sinh thái Nhân
văn vùng cao;
- Tổng đội Thanh niên xung phong xây
dựng vùng kinh tế mới Tây Sơn;
- Tổng đội Thanh niên xung phong xây
dựng vùng kinh tế Phúc Trạch.
4. Nội dung Đề án:
- Rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc,
đo đạc, lập hồ sơ ranh giới đối với các BQL Rừng phòng hộ, Khu bảo tồn; các
Công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị
định số 118/2014/NĐ-CP , các Tổ chức sự nghiệp khác (tại khoản 3 Điều 1 Quyết định
này).
- Đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng
ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở
dữ liệu đối với các BQL Rừng phòng hộ, Khu bảo tồn; Vườn quốc gia Vũ Quang; các
Công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp đổi mới theo Nghị định số
118/2014/NĐ-CP ; các Tổ chức sự nghiệp khác.
- Xây dựng phương án sử dụng đất,
chuyển từ hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất sang thuê đất đối với
các Công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp đổi mới theo Nghị định số
118/2014/NĐ-CP .
- Lập phương án quản lý sử dụng quỹ đất
đối với diện tích các nông, lâm trường bàn giao về địa phương.
- Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm
soát, thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật, xử lý vi phạm đối với các
đối tượng thuộc phạm vi Đề án.
- Công tác phối
hợp, chỉ đạo, quản lý thực hiện Đề án.
5. Thời gian thực hiện:
Đề án được thực hiện từ năm
2021-2024, trong đó từ năm 2021 đến quý I/2022 lập, trình UBND tỉnh phê duyệt Đề
án, các thiết kế kỹ thuật dự toán và lựa chọn đơn vị tư vấn. Từ quý II/2022 đến
năm 2024 thực hiện các nội dung đề án.
6. Kinh phí thực hiện:
Khái toán kinh phí thực hiện Đề án
(phần xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới, lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ cấp
GCN quyền sử dụng đất) là: 51.914.000.000 đồng (Bằng chữ: Năm mươi mốt
tỷ, chín trăm mười bốn triệu đồng).
7. Nguồn vốn thực hiện: ngân sách hỗ trợ của Trung ương và ngân sách tỉnh.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện:
1. Nhiệm vụ thực hiện ở các cơ
quan cấp tỉnh:
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì
theo dõi, tổ chức thực hiện Đề án; lập Thiết kế kỹ thuật - dự toán, trình UBND
tỉnh phê duyệt theo đúng trình tự, đầy đủ nội dung theo quy định.
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với
Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu phương án kinh phí phần ngân sách địa
phương đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối ngân sách và cơ cấu nguồn vốn thực
hiện Đề án; hướng dẫn các chủ rừng và địa phương xử lý tài sản nhà nước và tài
sản khác trên phần diện tích đất trả về cho địa phương.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chỉ đạo phòng ban chuyên môn có liên quan và các đơn vị trực thuộc như:
Chi cục Kiểm lâm, các Ban Quản lý rừng phòng hộ, Khu bảo tồn, Vườn quốc gia Vũ
Quang phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong thực hiện Đề án.
2. Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã nơi thực hiện Đề án:
- Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường,
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các phòng ban liên quan và UBND các
xã, phường, thị trấn nơi thực hiện Đề án, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường
trong việc triển khai thực hiện Đề án.
- Xây dựng phương án sử dụng đất đối
với quỹ đất bàn giao cho địa phương thuộc địa giới hành chính mình quản lý theo
quy định của pháp luật.
3. Nhiệm vụ của UBND cấp xã nơi thực
hiện Đề án:
- Thông báo cho những người đang quản
lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường, tham gia xác định ranh giới
quản lý, sử dụng đất tại thực địa;
- Cử cán bộ phối hợp với Sở Tài
nguyên và Môi trường, chủ rừng, đơn vị tư vấn và các tổ chức, cá nhân liên quan
xác định ranh giới, nguồn gốc quản lý, sử dụng đất trong quá trình thực hiện Đề
án;
- Phối hợp trong việc lập phương án
quản lý sử dụng đối với diện tích đất bàn giao về địa phương; phối hợp trong
công tác đo vẽ bản đồ, lập hồ sơ giao đất, cấp GCN QSD đất cho các chủ rừng.
4. Nhiệm vụ của các chủ rừng:
- Phối hợp với các cơ quan cấp tỉnh,
huyện, xã và các tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình thực hiện Đề án.
- Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, tài liệu,
bản đồ có liên quan đến việc giao, nhận khoán đất, thu hồi đất; các tài liệu, bản
đồ có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất cung cấp cho đơn vị thi công
trong thực hiện Đề án.
- Kê khai đầy đủ số liệu, tài liệu
đang quản lý, sử dụng, các sổ sách, hợp đồng thuê khoán đất.
Điều 3. Nội dung Đề án tăng cường quản lý đối với đất có
nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp,
công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số
118/2014/NĐ-CP , ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh là cơ sở để cơ quan quản lý kiểm tra và triển khai các bước tiếp theo
đúng quy định.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc
các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện,
thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Tổng cục Quản lý đất đai;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Thanh tra tỉnh;
- Phó VP (phụ trách);
- Trung tâm CB-TH tỉnh;
- Lưu: VT, TH, NL2.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Ngọc Sơn
|