BỘ QUỐC PHÒNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 96/2014/TT-BQP
|
Hà Nội, ngày 07
tháng 7 năm 2014
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG
DẪN VỀ HỒ SƠ, QUY TRÌNH VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI QUYẾT HƯỞNG CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ
HỘI TRONG QUÂN ĐỘI
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6
năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22
tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội
về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
Căn cứ Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19
tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an
nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công
an nhân dân, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số
153/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22
tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Xét đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị,
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn về hồ sơ,
quy trình và trách nhiệm giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội trong Quân
đội như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh
Thông tư này hướng dẫn về hồ sơ, quy trình và
trách nhiệm giải quyết hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất trong Quân đội.
Điều 2. Đối tượng áp
dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng
lương như đối với quân nhân, công an nhân dân, công nhân viên chức quốc phòng,
lao động hợp đồng (sau đây gọi chung là người lao động); cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp (sau đây gọi chung là người sử dụng lao động).
2. Thân nhân người lao động tham gia bảo hiểm
xã hội bắt buộc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; người hưởng lương
hưu theo Nghị định số 159/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về
việc thực hiện chế độ hưu trí đối với quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến
chống Mỹ cứu nước từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước có 20 năm trở lên
phục vụ Quân đội đã phục viên, xuất ngũ, Nghị định số 23/2012/NĐ-CP ngày 03
tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với đối tượng tham
gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn
Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 có từ đủ 20 năm trở lên phục vụ trong Quân
đội, Công an đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc, Quyết định số 107/2007/QĐ-TTg
ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tính thời gian để
hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức, công nhân,
quân nhân và công an nhân dân thuộc biên chế các cơ quan Nhà nước, các tổ chức
chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị lực lượng
vũ trang đã xuất cảnh hợp pháp nhưng không về nước đúng hạn.
3. Các cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc
lập hồ sơ giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội trong Quân đội.
Điều 3. Giải thích từ
ngữ
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây
được hiểu như sau:
1. Nơi cư trú là nơi cư trú hợp pháp theo quy
định của pháp luật (nơi có hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú). Một
người tại một thời điểm chỉ cư trú tại nơi có hộ khẩu thường trú hoặc tại nơi
đăng ký tạm trú.
2. Bản sao, bản trích sao hồ sơ
a) Bản sao là bản được cơ quan có thẩm quyền
chứng thực cấp từ sổ gốc hoặc sao từ bản chính theo quy định của pháp luật;
b) Bản trích sao là bản được cơ quan có thẩm
quyền trích sao từ bản chính theo quy định của pháp luật;
c) Các giấy tờ nêu trong Thông tư này nếu
không quy định là bản sao, bản trích sao hoặc bản chụp thì là bản chính.
3. Bệnh cần chữa trị dài ngày được hưởng chế
độ bảo hiểm xã hội là các bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày ban
hành kèm theo Thông tư số 34/2013/TT-BYT ngày 28 tháng 10 năm 2013 của Bộ Y tế.
4. Cơ quan Cán bộ, Quân lực, Tổ chức lao động
tiền lương thuộc các đơn vị trực thuộc Bộ trở xuống, được gọi chung là cơ quan
nhân sự.
Điều 4. Số hồ sơ
hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và sổ bảo hiểm xã hội
1. Số hồ sơ hưởng chế độ hưu trí, bảo hiểm xã
hội một lần, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ tử tuất là số sổ
bảo hiểm xã hội hoặc số sổ hưu trí, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng đối với
hồ sơ không thuộc diện cấp sổ bảo hiểm xã hội.
2. Sau khi đã giải quyết hưởng lương hưu, bảo
hiểm xã hội một lần, chế độ tử tuất đối với người lao động, sổ bảo hiểm xã hội
(kể cả các trang tờ rời) của người lao động, được thu hồi, lưu trữ tại Bảo hiểm
xã hội Bộ Quốc phòng.
Điều 5. Mẫu, biểu hồ
sơ giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Người lao động; người sử dụng lao động và
các cá nhân, tổ chức có liên quan căn cứ các mẫu, biểu hướng dẫn tại Thông tư
này để thực hiện.
2. Mẫu đơn, mẫu tờ khai, mẫu văn bản tại Thông
tư này được người sử dụng lao động, nơi trực tiếp giải quyết hưởng các chế độ
bảo hiểm xã hội đối với người lao động cấp miễn phí hoặc do người lao động tự
viết tay theo nội dung quy định.
Chương II
HỒ SƠ,
QUY TRÌNH VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI QUYẾT HƯỞNG CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Mục 1. CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU
Điều 6. Hồ sơ
1. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ đối với
người lao động ốm đau do tai nạn rủi ro hoặc mắc các bệnh thông thường không
thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày và nghỉ việc chăm con ốm
a) Sổ bảo hiểm xã hội;
b) Một trong các giấy tờ sau:
- Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) trong
trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú;
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã
hội trong trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại
trú (Mẫu số C65-HD, theo quy định của Bộ Tài chính) hoặc giấy tờ khám, chữa
bệnh, sổ khám, chữa bệnh của con (bản chính hoặc bản sao) thể hiện đầy đủ thông
tin về họ tên của người mẹ hoặc người cha; tên, tuổi của con, số ngày nghỉ để
chăm sóc con ốm;
- Bản dịch tiếng Việt được chứng thực (bản
chính hoặc bản sao) của giấy khám, chữa bệnh do cơ sở y tế nước ngoài cấp đối
với trường hợp khám, chữa bệnh ở nước ngoài;
Trường hợp người lao động có từ hai con trở
lên cùng ốm đau mà trong đó có thời gian các con ốm đau không trùng nhau thì
giấy tờ nêu tại Điểm này là của các con bị ốm.
c) Quyết định (bản chính hoặc bản sao) của
cấp có thẩm quyền cử đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài đối với trường
hợp bị ốm phải nghỉ việc trong thời gian được cử đi học tập, làm việc, công tác
ở nước ngoài.
2. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ ốm đau đối
với người lao động mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày
a) Sổ bảo hiểm xã hội;
b) Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) thể
hiện điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày và thời gian nghỉ
việc để điều trị. Đối với trường hợp có thời gian không điều trị nội trú thì có
một trong các giấy tờ là: Phiếu hội chẩn (bản sao) hoặc biên bản hội chẩn (bản
sao) hoặc trích sao bệnh án của bệnh viện hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng
bảo hiểm xã hội (Mẫu số C65-HD) hoặc sổ khám, chữa bệnh (bản chính hoặc bản
sao) do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định thể hiện điều trị bệnh thuộc
danh mục bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày và thời gian người lao
động phải nghỉ việc để điều trị.
Trường hợp người lao động khám, chữa bệnh ở
nước ngoài thì thay bằng bản dịch tiếng Việt được chứng thực (bản chính hoặc
bản sao) của giấy khám, chữa bệnh do cơ sở y tế nước ngoài cấp thể hiện điều
trị bệnh thuộc danh mục bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày. Nếu bị ốm
đau phải nghỉ việc trong thời gian được cử đi học tập, làm việc ở nước ngoài
thì có thêm quyết định (bản chính hoặc bản sao) của cấp có thẩm quyền cử đi học
tập, làm việc ở nước ngoài.
3. Ngoài hồ sơ hướng dẫn tại Khoản 1, 2 Điều
này, cơ quan nhân sự lập thêm danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ ốm
đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe (Mẫu số C70a-HD; sau đây viết tắt là
danh sách).
Điều 7. Quy trình,
thời gian giải quyết hưởng chế độ
1. Người lao động nộp đầy đủ hồ sơ theo hướng
dẫn tại Điểm b hoặc Điểm b, c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 6
Thông tư này cho cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương.
2. Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, đơn vị hoàn thành việc giải quyết chế độ ốm đau
đối với người lao động.
3. Trường hợp người lao động nộp hồ sơ chưa
hợp lệ thì cơ quan nhân sự phải thông báo cho người lao động biết bằng văn bản
và nêu rõ lý do.
Điều 8. Trách nhiệm
giải quyết hưởng chế độ
1. Người
lao động
Nộp hồ sơ
theo quy định cho cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương.
2. Người
sử dụng lao động ở các đơn vị
a) Cơ
quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương
Hướng
dẫn, tiếp nhận hồ sơ theo quy định từ người lao động; lập 02 bản danh sách (Mẫu
số C70a-HD), chuyển cơ quan tài chính cùng cấp kèm theo hồ sơ giải quyết hưởng
chế độ ốm đau của từng người lao động (không bao gồm sổ bảo hiểm xã hội) cùng
toàn bộ dữ liệu dưới dạng File điện tử (tệp dữ liệu) của số người lao động đề
nghị giải quyết chế độ bằng đĩa CD.
Khi xét
duyệt hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, nếu người lao động nộp bản sao giấy ra viện
thì cơ quan nhân sự xác nhận “ĐÃ XÉT DUYỆT” vào bản chính do người lao động
xuất trình và trả lại cho người lao động.
b) Cơ
quan tài chính cấp trung đoàn và tương đương
- Tiếp
nhận hồ sơ và danh sách (Mẫu số C70a-HD) cùng toàn bộ dữ liệu dưới dạng File
điện tử (tệp dữ liệu) của số người lao động đề nghị giải quyết chế độ bằng đĩa
CD do cơ quan nhân sự chuyển đến; thẩm định và tổng hợp (Mẫu số 04/BHXH ban
hành kèm theo Thông tư số 42/2009/TT-BQP ngày 30 tháng 7 năm 2009 của Bộ Quốc
phòng hướng dẫn quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Quân đội nhân
dân Việt Nam); thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời chế độ ốm đau cho người lao động;
từ chối chi trả đối với các trường hợp tính toán sai chế độ. Khi cấp phát chế
độ ốm đau, phải thu hồi tiền lương của những ngày nghỉ ốm đã hưởng;
- Hàng
tháng, quý, năm, tổng hợp, lập báo cáo quyết toán (cùng với chi các chế độ bảo
hiểm xã hội) gửi cơ quan tài chính cấp trên theo quy định;
- Lưu trữ
hồ sơ, chứng từ theo quy định.
c) Cơ
quan tài chính cấp trên trung đoàn và tương đương
- Hàng
quý, tiếp nhận báo cáo quyết toán kèm theo danh sách (Mẫu số C70a-HD) do cơ
quan tài chính đơn vị cấp dưới chuyển đến; thẩm định, xác nhận báo cáo quyết
toán đối với từng đơn vị; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán (cùng với chi các chế
độ bảo hiểm xã hội) gửi cơ quan tài chính cấp trên;
- Lưu trữ
hồ sơ, chứng từ theo quy định.
d) Cơ
quan tài chính đơn vị trực thuộc Bộ
Hàng quý,
năm thẩm định, xác nhận báo cáo quyết toán của các đơn vị trực thuộc; tổng hợp,
lập báo cáo quyết toán (cùng với chi các chế độ bảo hiểm xã hội) gửi Bảo hiểm
xã hội Bộ Quốc phòng theo quy định.
3. Người
sử dụng lao động ở các doanh nghiệp trực thuộc Bộ
a) Cơ
quan nhân sự có trách nhiệm thực hiện như cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và
tương đương đã hướng dẫn tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Cơ
quan tài chính
- Hàng
quý, tiếp nhận báo cáo quyết toán, hồ sơ và danh sách (Mẫu số C70a-HD) cùng
toàn bộ dữ liệu dưới dạng File điện tử (tệp dữ liệu) của số người lao động đề nghị
giải quyết chế độ bằng đĩa CD của các doanh nghiệp cấp dưới chuyển đến; thẩm
định, lập 02 bản danh sách người lao động hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng
sức phục hồi sức khỏe được duyệt (Mẫu số C70b-HD) và xác nhận báo cáo quyết
toán trả lại doanh nghiệp;
- Hàng
quý, năm tổng hợp lập báo cáo quyết toán (cùng với chi các chế độ bảo hiểm xã
hội) gửi Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng theo quy định.
4. Người
sử dụng lao động ở các doanh nghiệp thuộc đầu mối đơn vị trực thuộc Bộ, đơn vị
sự nghiệp công lập (sau đây gọi chung là doanh nghiệp cấp 3)
Cơ quan
nhân sự, cơ quan tài chính có trách nhiệm thực hiện như cơ quan nhân sự, cơ
quan tài chính cấp trung đoàn và tương đương đã hướng dẫn tại Điểm a, b Khoản 2
Điều này.
Mục 2. CHẾ
ĐỘ THAI SẢN
Điều 9.
Hồ sơ
1. Đối
với lao động nữ đi khám thai, bị sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu và người
lao động thực hiện các biện pháp tránh thai
a) Sổ bảo
hiểm xã hội;
b) Giấy
ra viện hoặc giấy khám thai hoặc sổ khám thai (bản chính hoặc bản sao) hoặc
giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (Mẫu số C65-HD).
2. Đối
với lao động nữ sinh con
a) Sổ bảo
hiểm xã hội;
b) Giấy
chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con (bản sao). Nếu sau khi sinh, con chết
thì có thêm giấy chứng tử (bản sao). Đối với trường hợp con chết ngay sau khi
sinh mà không được cấp các giấy tờ trên thì thay bằng bản trích sao bệnh án
hoặc giấy ra viện của người mẹ (bản chính hoặc bản sao).
3. Đối
với người lao động nhận nuôi con nuôi
a) Sổ bảo
hiểm xã hội;
b) Bản
sao giấy chứng nhận nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền hoặc quyết định công
nhận việc nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền.
4. Đối
với trường hợp sau khi sinh con người mẹ chết, người cha hoặc người trực tiếp
nuôi dưỡng con
a) Trường
hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội, đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai
sản
- Sổ bảo
hiểm xã hội của mẹ (để giải quyết trợ cấp một lần khi sinh con và trợ cấp cho
thời gian người mẹ hưởng khi còn sống);
- Sổ bảo
hiểm xã hội của người cha (để giải quyết trợ cấp cho thời gian hưởng của người
cha sau khi người mẹ chết);
- Bản sao
giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con;
- Bản sao
giấy chứng tử của người mẹ.
b) Trường
hợp chỉ có người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai
sản
- Sổ bảo
hiểm xã hội của người mẹ;
- Bản sao
giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con;
- Bản sao
giấy chứng tử của người mẹ;
- Đơn của
người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con (Mẫu số 11A-HBQP, có xác nhận của
UBND xã, phường nơi cư trú).
c) Trường
hợp chỉ có người cha tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai
sản
- Sổ bảo
hiểm xã hội của người cha;
- Bản sao
giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con;
- Bản sao
giấy chứng tử của người mẹ.
5. Ngoài
hồ sơ hướng dẫn tại Khoản 1, 2, 3, 4 Điều này, cơ quan nhân sự lập thêm danh
sách (Mẫu số C70a-HD).
Điều 10. Quy trình,
thời gian giải quyết chế độ
1. Lao động nữ hoặc người lao động (gọi chung
là người lao động) nộp hồ sơ theo hướng dẫn tại Điểm b Khoản 1
hoặc Điểm b Khoản 2 hoặc Điểm b Khoản 3 hoặc Điểm a hoặc Điểm b hoặc Điểm c Khoản
4 Điều 9 Thông tư này cho cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương.
2. Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, đơn vị hoàn thành việc giải quyết chế độ thai sản
đối với người lao động.
3. Trường hợp người lao động nộp hồ sơ chưa
hợp lệ thì cơ quan nhân sự phải thông báo cho người lao động biết bằng văn bản
và nêu rõ lý do.
Điều 11. Trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ
Người lao
động, người sử dụng lao động có trách nhiệm như hướng dẫn tại Điều
8 Thông tư này. Khi cấp phát chế độ thai sản, người sử dụng lao động phải thu
hồi tiền lương của những ngày người lao động nghỉ khám thai, sảy thai, nạo, hút
thai, thai chết lưu và thực hiện các biện pháp tránh thai hoặc của những tháng người
lao động nghỉ sinh con, nhận nuôi con nuôi.
Mục 3. CHẾ
ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Điều 12. Hồ sơ giải quyết chế độ tai nạn lao động
1. Sổ bảo
hiểm xã hội.
2. Văn
bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc
Bộ (Mẫu số 05A-HBQP).
3. Biên bản
điều tra tai nạn lao động (Mẫu số 10A-HBQP hoặc Mẫu số 10B-HBQP).
4. Giấy
ra viện (bản chính hoặc bản sao) sau khi đã điều trị thương tật do tai nạn lao
động ổn định đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc giấy tờ khám, điều trị
thương tật do tai nạn lao động ban đầu đối với trường hợp điều trị ngoại trú.
5. Biên
bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa các
cấp trong Quân đội.
Trường
hợp, trong khi làm nhiệm vụ mà bị thương được xác định là tai nạn lao động; đồng
thời, được cấp có thẩm quyền xác nhận là thương binh hoặc người hưởng chính
sách như thương binh, thì lập thêm 03 bản biên bản giám định thương tật (Mẫu
TB2 kèm theo Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày 07 tháng 11 năm 2013 của Bộ Quốc
phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác nhận, tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi
người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng), để giải quyết
chế độ thương binh.
6. Trường
hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động, có thêm một trong
các giấy tờ sau:
a) Biên
bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông (bản sao);
b) Biên
bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự Quân
đội (bản sao).
7. Quyết
định về việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng hoặc một lần (Mẫu số
03A-HBQP hoặc Mẫu số 03B-HBQP).
8. Bản
quá trình đóng bảo hiểm xã hội (Mẫu số 04A-HBQP hoặc Mẫu số 04B-HBQP).
9. Phiếu điều
chỉnh trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng hoặc một lần (Mẫu số 16A-HBQP).
10. Giấy
giới thiệu trả trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng với trường hợp đồng thời
chuyển về địa phương (Mẫu số 15A-HBQP).
Điều 13. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
1. Sổ bảo
hiểm xã hội.
2. Văn
bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc
Bộ (Mẫu số 05B-HBQP).
3. Biên
bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại hoặc kết quả đo, kiểm tra môi trường
lao động trong thời hạn quy định do cơ quan có thẩm quyền lập (bản chính); trường
hợp biên bản hoặc kết quả đo, kiểm tra được xác định cho nhiều người thì hồ sơ
của mỗi người lao động có bản trích sao biên bản hoặc trích sao kết quả đo,
kiểm tra. Đối với người lao động bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp thì thay bằng biên bản tai nạn rủi ro nghề nghiệp
(bản sao) theo mẫu quy định tại Quyết định số 120/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8
năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định điều kiện xác định người bị
phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (sau đây viết
tắt là Quyết định số 120/2008/QĐ-TTg).
4. Giấy
ra viện (bản chính hoặc bản sao) đối với trường hợp điều trị nội trú sau khi điều
trị bệnh nghề nghiệp ổn định. Đối với trường hợp không điều trị nội trú là giấy
khám bệnh nghề nghiệp (bản chính hoặc bản sao) hoặc phiếu hội chẩn bệnh nghề
nghiệp (bản chính hoặc bản sao). Đối với người lao động bị nhiễm HIV do tai nạn
rủi ro nghề nghiệp hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp thì thay bằng giấy chứng nhận
bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (bản sao) theo mẫu quy định tại Quyết
định số 120/2008/QĐ-TTg .
5. Biên
bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa bệnh
nghề nghiệp Bộ Quốc phòng; Hội đồng Giám định y khoa Bệnh viện 175, Bệnh viện
103.
6. Quyết
định về việc hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng hoặc một lần (Mẫu số
03C-HBQP hoặc Mẫu số 03D-HBQP).
7. Bản
quá trình đóng bảo hiểm xã hội (Mẫu số 04A-HBQP hoặc Mẫu số 04B-HBQP).
8. Phiếu điều
chỉnh trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng hoặc một lần (Mẫu số 16A-HBQP).
9. Giấy
giới thiệu trả trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng với trường hợp đồng thời
chuyển về địa phương (Mẫu số 15A-HBQP).
Điều 14. Hồ sơ giải
quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tái phát
1. Hồ sơ
đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lần trước do cơ quan nhân
sự hoặc người lao động quản lý.
2. Hồ sơ
theo hướng dẫn tại Khoản 1, 2, 5, 8 Điều 12 hoặc Khoản 1, 2, 5, 7 Điều 13 Thông tư này.
3. Giấy
ra viện (bản chính hoặc bản sao) sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật
cũ tái phát đối với trường hợp điều trị nội trú. Đối với trường hợp không điều
trị nội trú là giấy tờ khám, điều trị thương tật, bệnh tật tái phát (bản chính hoặc
bản sao).
4. Sổ
theo dõi sức khỏe của cơ quan quân y đơn vị (bản chính hoặc bản sao).
5. Quyết
định về việc điều chỉnh mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
hàng tháng hoặc một lần do thương tật, bệnh tật tái phát (Mẫu số 03E-HBQP hoặc
Mẫu số 03G-HBQP hoặc Mẫu số 03H-HBQP hoặc Mẫu số 03K-HBQP).
6. Phiếu điều
chỉnh trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng hoặc một lần do vết
thương, bệnh cũ tái phát (Mẫu số 16C-HBQP).
Điều 15. Hồ sơ giải
quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động được
giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động
1. Hồ sơ
đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp lần trước do cơ quan
nhân sự hoặc người lao động quản lý.
2. Hồ sơ
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của các lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp nhưng chưa được giám định theo hướng dẫn tại Khoản 1, 2,
3, 4, 6, 8 Điều 12 hoặc Khoản 1, 2, 3, 4, 7 Điều 13 Thông tư
này.
3. Sổ
theo dõi sức khỏe của cơ quan quân y đơn vị (bản chính hoặc bản sao).
4. Biên
bản giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y
khoa các cấp trong Quân đội.
5. Quyết
định về việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng hoặc
một lần do giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động (Mẫu số 03M-HBQP
hoặc Mẫu số 03N-HBQP).
6. Phiếu điều
chỉnh trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng hoặc một lần do
giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động (Mẫu số 16Đ-HBQP).
Điều 16. Hồ sơ giải quyết cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh
hoạt và dụng cụ chỉnh hình đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Hồ sơ
hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do cơ quan nhân sự hoặc người
lao động quản lý.
2. Chỉ
định của cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương
binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh hoặc Hội đồng Giám định y khoa cấp
quân khu, quân đoàn trở lên phù hợp với tình trạng thương tật, bệnh tật do tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đối với những trường hợp có chỉ định lắp mắt
giả thì có thêm chứng từ lắp mắt giả (bản chính hoặc bản sao).
3. Quyết
định về việc cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình
(Mẫu số 03P-HBQP).
4. Vé
tàu, xe đi và về (nếu có).
Điều 17. Quy trình, thời gian giải quyết chế độ
1. Người
lao động nộp hồ sơ theo hướng dẫn tại Khoản 4, 6 Điều 12
hoặc Khoản 4 Điều 13 hoặc Khoản 3 Điều 14 hoặc Khoản 2 Điều 16 Thông tư này cho cơ quan nhân sự cấp trung
đoàn và tương đương.
2. Trong
thời gian không quá 90 ngày, kể từ ngày người lao động điều trị ổn định xong ra
viện, cơ quan nhân sự hoàn thiện hồ sơ, giới thiệu người lao động đi giám định
mức suy giảm khả năng lao động (bao gồm cả thời gian di chuyển hồ sơ).
3. Khi có
kết quả giám định suy giảm khả năng lao động, trong thời gian 20 ngày đối với
cấp trung đoàn và tương đương, 10 ngày đối với cấp sư đoàn và tương đương, 05
ngày đối với cấp đơn vị trực thuộc Bộ hoàn thành việc xét duyệt, thẩm định hồ
sơ, gửi Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng.
4. Trong
thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bảo hiểm xã hội
Bộ Quốc phòng hoàn thành việc ra quyết định hưởng chế độ đối với người lao
động.
5. Trường
hợp người lao động hoặc người sử dụng lao động nộp hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ
quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho người lao động hoặc người sử dụng lao
động biết bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 18. Trách nhiệm giải quyết chế độ
1. Người
lao động
Nộp đầy
đủ hồ sơ theo quy định cho cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương.
2. Người
sử dụng lao động ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp
a) Cơ
quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương
- Hướng
dẫn người lao động lập hồ sơ; kiểm tra, đối chiếu các yếu tố về nhân thân, bảo
đảm tính thống nhất trước khi lập hồ sơ gửi cơ quan nhân sự cấp trên;
- Bổ sung
đầy đủ quá trình đóng bảo hiểm xã hội của người lao động vào sổ bảo hiểm xã hội
đến tháng liền kề trước khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc đến tháng
liền kề trước khi có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa (đối với trường hợp
không nghỉ việc điều trị bệnh hoặc không xác định được thời gian ra viện);
- Chủ trì
phối hợp với cơ quan quân y hoàn thiện hồ sơ giám định tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp gửi cơ quan nhân sự trực thuộc Bộ và Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng
để giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động;
- Tiếp
nhận hồ sơ từ người lao động theo quy định, lập hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp theo hướng dẫn tại Điều 12, 13, 14, 15, 16 Thông tư này, gửi cơ quan nhân sự cấp trên đến cơ quan
nhân sự đơn vị trực thuộc Bộ hồ sơ của từng người lao động kèm theo toàn bộ dữ
liệu dưới dạng File điện tử (tệp dữ liệu) bằng đĩa CD;
- Nhận
lại hồ sơ đã được giải quyết từ cơ quan nhân sự cấp trên, giao cho người lao
động.
b) Cơ
quan nhân sự cấp trên trung đoàn và tương đương
Tiếp nhận
hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do cơ quan
nhân sự cấp dưới chuyển đến, kiểm tra, đối chiếu, hoàn thiện hồ sơ theo hướng
dẫn tại Điều 12, 13, 14, 15, 16 Thông tư
này, gửi cơ quan nhân sự trực thuộc Bộ tổng hợp gửi Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc
phòng hồ sơ của từng người lao động kèm theo toàn bộ dữ liệu dưới dạng File
điện tử (tệp dữ liệu) bằng đĩa CD; nhận lại hồ sơ đã được Bảo hiểm xã hội Bộ
Quốc phòng giải quyết, bàn giao cho đơn vị thuộc quyền để giao cho người lao
động.
c) Cơ
quan tài chính cấp trung đoàn và tương đương
- Tiếp
nhận hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã được Bảo hiểm xã
hội Bộ Quốc phòng giải quyết do cơ quan nhân sự hoặc người lao động chuyển đến;
kiểm tra, lập danh sách chi trả đầy đủ, kịp thời;
- Hàng
quý, năm tổng hợp, lập báo cáo quyết toán (cùng với chi các chế độ bảo hiểm xã
hội) gửi cơ quan tài chính cấp trên đến cơ quan tài chính trực thuộc Bộ Quốc
phòng;
- Lưu trữ
hồ sơ, chứng từ theo quy định.
Điều 19. Hồ sơ và
thời gian giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai
sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Hồ sơ
giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản và
sau điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là danh sách (Mẫu số C70a-HD),
do cơ quan nhân sự lập.
2. Trong
thời gian 03 ngày làm việc, kể từ khi cơ quan nhân sự lập danh sách theo quy
định, đơn vị hoàn thành việc giải quyết chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe đối
với người lao động.
Mục 4. CHẾ
ĐỘ HƯU TRÍ
Điều 20. Hồ sơ hưởng lương hưu hàng tháng
1. Sổ bảo
hiểm xã hội.
2. Quyết
định nghỉ việc để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội của Thủ trưởng đơn vị cấp có
thẩm quyền (mẫu do cơ quan nhân sự ban hành). Riêng đối với người tham gia bảo
hiểm xã hội tự nguyện thay quyết định nghỉ việc bằng đơn đề nghị hưởng chế độ hưu
trí (Mẫu số 12B-HBQP, có xác nhận của UBND xã, phường nơi cư trú).
3. Sổ
theo dõi sức khỏe và biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội
đồng Giám định y khoa các cấp trong Quân đội đối với người nghỉ hưu do suy giảm
khả năng lao động; giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề
nghiệp của cơ quan có thẩm quyền cấp (bản chính hoặc bản sao) đối với người
nghỉ hưu vì bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
4. Bản
quá trình đóng bảo hiểm xã hội (Mẫu số 04C-HBQP).
5. Quyết
định về việc hưởng chế độ hưu trí hàng tháng (Mẫu số 07A-HBQP đến Mẫu số
07E-HBQP).
6. Giấy
giới thiệu trả lương hưu hàng tháng (Mẫu số 15B-HBQP đến Mẫu 15Đ-HBQP).
7. Giấy
đăng ký nhận lương hưu và nơi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu (Mẫu số
13-HBQP, có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị).
8. Văn
bản giải trình của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ đối với trường hợp nộp hồ sơ
chậm sau thời điểm người lao động hưởng lương hưu. Nội dung văn bản giải trình
phải nêu rõ lý do nộp chậm và hiện nay người lao động làm gì, cư trú ở đâu
trong thời gian từ thời điểm hưởng lương hưu đến khi nộp hồ sơ và cam kết chịu
trách nhiệm trước pháp luật về nội dung giải trình.
9. Ngoài
hồ sơ nêu trên, đối với các trường hợp sau đây, bổ sung thêm:
a) Trường
hợp sau khi ra tù được đơn vị tiếp nhận: Giấy chứng nhận chấp hành xong hình
phạt tù (bản sao); quyết định tiếp nhận và xếp lương của cấp có thẩm quyền;
b) Trường
hợp còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa không quá 6 tháng: Đơn đề
nghị đóng bảo hiểm xã hội một lần để hưởng chế độ hưu trí (Mẫu số 14C-HBQP, có
xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị) và phiếu thu đóng bảo hiểm xã hội một
lần;
c) Trường
hợp người lao động phải điều chỉnh mức hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội: Quyết
định về việc điều chỉnh chế độ bảo hiểm xã hội (Mẫu số 06A-HBQP);
d) Trường
hợp người lao động trước tháng 01 năm 2007 ở các địa bàn có hưởng phụ cấp khu
vực: Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ Quân đội có hưởng phụ cấp
khu vực (Mẫu số 03A-BHKV kèm theo Công văn số 32/BHXH-CĐCS ngày 27 tháng 01 năm
2011 của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện phụ cấp khu vực một
lần đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần theo Nghị
định số 122/2008/NĐ-CP).
Điều 21. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với quân nhân
1. Sổ bảo
hiểm xã hội.
2. Quyết
định phục viên, xuất ngũ của Thủ trưởng đơn vị cấp có thẩm quyền (mẫu do cơ quan
nhân sự ban hành).
3. Đơn đề
nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với các trường hợp có thời gian đóng bảo
hiểm xã hội từ 15 năm trở lên (Mẫu số 12A-HBQP, có xác nhận của Thủ trưởng cơ
quan, đơn vị).
4. Bản
quá trình đóng bảo hiểm xã hội (Mẫu số 04D-HBQP).
5. Quyết
định về việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần (Mẫu số 07G-HBQP).
6. Trường
hợp người lao động trước tháng 01 năm 2007 ở các địa bàn có hưởng phụ cấp khu
vực, kèm theo bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ Quân đội có hưởng
phụ cấp khu vực (Mẫu số 03A-BHKV).
Điều 22. Hồ sơ hưởng
trợ cấp một lần từ quỹ bảo hiểm xã hội đối với hạ sĩ quan, binh sĩ
1. Quyết
định về việc giải quyết hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ của Thủ trưởng đơn vị cấp
có thẩm quyền.
2. Danh
sách đề nghị hưởng trợ cấp xuất ngũ một lần từ quỹ bảo hiểm xã hội.
3. Quyết
định về việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần của Thủ trưởng đơn vị cấp trực thuộc
Bộ (Mẫu số 07H-HBQP).
4. Danh
sách hưởng trợ cấp xuất ngũ một lần từ quỹ bảo hiểm xã hội (Mẫu số 07I - HBQP).
Điều 23. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với công nhân
viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng
1. Hồ sơ
theo hướng dẫn tại Khoản 1, 4, 5, 6 Điều 21 Thông tư này.
2. Quyết
định thôi việc của Thủ trưởng đơn vị cấp có thẩm quyền (do cơ quan nhân sự ban
hành). Riêng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thay bằng đơn đề
nghị hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần (Mẫu số 12A-HBQP).
3. Sổ
theo dõi sức khỏe và biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội
đồng Giám định y khoa các cấp trong Quân đội đối với các trường hợp bị suy giảm
khả năng lao động.
4. Bản
dịch tiếng Việt được công chứng (bản chính hoặc bản sao) của bản thị thực nhập
cảnh được lưu trú dài hạn hoặc thẻ thường trú hoặc giấy xác nhận lưu trú dài
hạn do cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp đối với người ra nước ngoài định
cư.
Điều 24. Hồ sơ bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
1. Đối
với người lao động đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội
a) Sổ bảo
hiểm xã hội;
b) Quyết
định phục viên, xuất ngũ, hoặc quyết định thôi việc của Thủ trưởng đơn vị cấp
có thẩm quyền hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng lao động hết
hạn. Riêng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là đơn xin bảo lưu thời
gian đóng bảo hiểm xã hội (Mẫu số 14B-HBQP).
2. Đối
với trường hợp phục viên, xuất ngũ về địa phương không quá 12 tháng và đã nhận
trợ cấp một lần từ quỹ bảo hiểm xã hội, nếu có nguyện vọng bảo lưu thời gian
đóng bảo hiểm xã hội
a) Sổ bảo
hiểm xã hội (đã giải quyết trợ cấp bảo hiểm xã hội);
b) Đơn đề
nghị bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội (Mẫu số 14A-HBQP, có xác nhận của
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị);
c) Công
văn đề nghị của Thủ trưởng đơn vị (trước khi phục viên, xuất ngũ) cấp có thẩm
quyền;
d) Hồ sơ
hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội đã được Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng giải quyết;
đ) Phiếu
thu trợ cấp phục viên, xuất ngũ do đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên
lập và nộp trực tiếp về tài khoản chuyên thu bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã
hội Bộ Quốc phòng.
3. Đối
với người bị phạt tù giam, khi ra tù chuyển về địa phương
a) Sổ bảo
hiểm xã hội;
b) Giấy
chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù (bản sao);
c) Công
văn đề nghị của Thủ trưởng đơn vị quản lý người lao động trước khi bị phạt tù;
d) Hồ sơ
cá nhân (bản gốc) và các giấy tờ liên quan đến thời gian và tiền lương đóng bảo
hiểm xã hội (trường hợp chưa được cấp sổ bảo hiểm xã hội).
Điều 25. Hồ sơ hủy quyết định hưởng bảo hiểm xã hội
1. Đơn đề
nghị hủy quyết định hưởng bảo hiểm xã hội (Mẫu số 14Đ-HQBP, có xác nhận của Thủ
trưởng cơ quan, đơn vị).
2. Công
văn đề nghị của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ.
3. Quyết
định về việc hủy quyết định nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (hưởng lương hưu,
phục viên, xuất ngũ, thôi việc) của Thủ trưởng đơn vị cấp có thẩm quyền.
4. Hồ sơ
hưởng bảo hiểm xã hội đã được Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng giải quyết.
5. Quyết
định về việc hủy quyết định hưởng bảo hiểm xã hội của Giám đốc Bảo hiểm xã hội
Bộ Quốc phòng (Mẫu số 06B-HBQP).
Điều 26. Quy trình, thời gian giải quyết chế độ
1. Người
lao động nộp hồ sơ theo hướng dẫn tại Khoản 7 Điều 20 hoặc Điểm
b, d Khoản 9 Điều 20 hoặc Khoản 3, 6 Điều 21 hoặc Khoản 4 Điều
23 hoặc Điểm b, d Khoản 2 Điều 24 hoặc Điểm b, d Khoản 3 Điều
24 hoặc Khoản 1, 4 Điều 25 Thông tư này cho cơ quan
nhân sự cấp trung đoàn và tương đương.
2. Trong
thời gian 10 ngày đối với cấp trung đoàn và tương đương, 10 ngày đối với cấp sư
đoàn và tương đương, 10 ngày đối với cấp đơn vị trực thuộc Bộ, kể từ ngày nhận
được hồ sơ hợp lệ hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, cơ quan nhân sự hoàn chỉnh
hồ sơ gửi Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng.
3. Trong
thời gian 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bảo hiểm xã hội
Bộ Quốc phòng hoàn thành việc ra quyết định hưởng chế độ hưu trí hàng tháng đối
với người lao động.
4. Thời
gian trao hồ sơ nghỉ hưu đến người lao động trước thời điểm nhận lương hưu tối
thiểu là 15 ngày (đơn vị hoàn chỉnh hồ sơ, gửi Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng
trước thời điểm người lao động nhận lương hưu tối thiểu là 60 ngày).
5. Trong
thời gian 05 ngày đối với cấp trung đoàn và tương đương, 05 ngày đối với cấp sư
đoàn và tương đương, 05 ngày đối với đơn vị trực thuộc Bộ, kể từ ngày nhận được
hồ sơ hợp lệ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan nhân sự hoàn chỉnh
hồ sơ gửi Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng.
6. Trong
thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bảo hiểm xã hội
Bộ Quốc phòng hoàn thành việc ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần đối
với người lao động.
7. Thời
gian trao quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần đến người lao động
trước ngày người lao động phục viên, xuất ngũ, thôi việc tối thiểu là 05 ngày (đơn
vị hoàn chỉnh hồ sơ, gửi Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng trước ngày người lao
động phục viên, xuất ngũ, thôi việc tối thiểu là 30 ngày).
8. Trường
hợp người lao động hoặc người sử dụng lao động nộp hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ
quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho người lao động hoặc người sử dụng lao
động biết bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 27. Trách nhiệm giải quyết chế độ
Người lao
động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện như hướng dẫn tại Điều 18 Thông tư này.
Mục 5. CHẾ
ĐỘ TỬ TUẤT
Điều 28. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất hàng tháng
1. Sổ bảo
hiểm xã hội.
2. Giấy
báo tử (đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng), giấy chứng tử (đối
với lao động hợp đồng); quyết định của tòa án tuyên bố là đã chết (đối với các
trường hợp mất tích).
3. Tờ
khai của thân nhân người chết (Mẫu số 09-HBQP, có xác nhận của UBND xã, phường
nơi cư trú và của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị).
4. Giấy
xác nhận của chính quyền địa phương nơi người nuôi dưỡng hợp pháp cư trú
(trường hợp thân nhân không phải là vợ hoặc chồng, con, bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ hoặc
bố mẹ chồng mà người chết khi còn sống phải chịu trách nhiệm nuôi dưỡng).
5. Bản
quá trình đóng bảo hiểm xã hội (Mẫu số 04E-HBQP).
6. Quyết
định về việc hưởng trợ cấp mai táng (Mẫu số 08A-HBQP).
7. Quyết
định về việc hưởng trợ cấp tuất hàng tháng (Mẫu số 08B-HBQP).
8. Giấy
giới thiệu trả trợ cấp tuất hàng tháng (Mẫu số 15E-HBQP).
9. Ngoài
hồ sơ nêu trên, đối với các trường hợp sau đây, bổ sung thêm:
a) Trường
hợp chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Biên bản điều tra tai nạn lao
động hoặc bản sao bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp;
b) Trường
hợp con từ đủ 15 tuổi đến đủ 18 tuổi còn đi học: Giấy chứng nhận của nhà trường
nơi con đang học;
c) Trường
hợp thân nhân suy giảm khả năng lao động: Biên bản giám định mức suy giảm khả
năng lao động;
d) Trường
hợp người lao động còn thiếu thời gian tối đa không quá 6 tháng mà thân nhân có
nguyện vọng được đóng tiếp bảo hiểm xã hội cho số tháng còn thiếu: Đơn đề nghị
đóng bảo hiểm xã hội một lần để hưởng tuất hàng tháng (Mẫu số 14D-HBQP, có xác
nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị) và phiếu thu đóng bảo hiểm xã hội một lần.
Điều 29. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất một lần
1. Hồ sơ
hướng dẫn tại Khoản 1, 2, 3 và Điểm a Khoản 9 Điều 28 Thông tư
này.
2. Bản
quá trình đóng bảo hiểm xã hội (Mẫu số 04G-HBQP).
3. Quyết
định về việc hưởng trợ cấp tử tuất một lần (Mẫu số 08C-HBQP).
Điều 30. Quy trình, thời gian giải quyết chế độ
1. Thân
nhân người lao động nộp hồ sơ theo hướng dẫn tại Khoản 3, 4 và Điểm
b, c, d Khoản 9 Điều 28 hoặc Khoản 3 Điều 28 Thông tư này
cho cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương.
2. Trường
hợp thân nhân người lao động cư trú trong một tỉnh: Trong thời gian không quá
45 ngày, kể từ ngày người lao động chết (30 ngày đối với cấp trung đoàn và tương
đương, 10 ngày đối với cấp sư đoàn và tương đương, 05 ngày đối với cấp đơn vị
trực thuộc Bộ), cơ quan nhân sự hoàn chỉnh hồ sơ hưởng trợ cấp tuất hàng tháng
gửi Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng (trường hợp thân nhân người lao động cư trú ở
nhiều tỉnh, hưởng trợ cấp tuất hàng tháng thì thời gian chung là không quá 90
ngày, trong đó, đối với cấp trung đoàn và tương đương là 75 ngày).
3. Trường
hợp khi người chồng chết mà người vợ đang mang thai thì hồ sơ được lập ngay sau
khi người vợ sinh con; thời gian hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của người con
mới sinh được tính từ tháng sinh.
4. Trong
thời gian không quá 45 ngày, kể từ ngày người lao động chết (30 ngày đối với
cấp trung đoàn và tương đương, 10 ngày đối với cấp sư đoàn và tương đương, 05
ngày đối với đơn vị trực thuộc Bộ), cơ quan nhân sự hoàn chỉnh hồ sơ hưởng trợ
cấp tử tuất một lần gửi Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng.
5. Trong
thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bảo hiểm xã hội
Bộ Quốc phòng hoàn thành việc ra quyết định hưởng chế độ tử tuất đối với thân
nhân người lao động.
6. Trường
hợp thân nhân người lao động hoặc người sử dụng lao động nộp hồ sơ chưa hợp lệ
thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho thân nhân người lao động hoặc
người sử dụng lao động biết bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 31. Trách nhiệm giải quyết chế độ
Thân nhân
người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện như hướng dẫn
tại Điều 18 Thông tư này.
Chương III
TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Điều 32. Quản lý, lưu
trữ hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất
1. Hồ sơ
hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe được lập 01 bộ và
lưu tại nơi trực tiếp thanh toán chế độ cho người lao động.
2. Hồ sơ
hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
a) Hồ sơ
hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng được lập thành 05
bộ (Bảo hiểm xã hội Việt Nam: 01 bộ; Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng: 01 bộ; cơ
quan nhân sự đơn vị trực thuộc Bộ: 01 bộ; tài chính đơn vị: 01 bộ; người lao
động: 01 bộ). Phiếu điều chỉnh trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng
tháng lưu tại cơ quan tài chính cấp trung đoàn và tương đương (nơi thanh toán
trực tiếp cho người lao động);
b) Hồ sơ
hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần được lập thành 03 bộ
(Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng: 01 bộ; cơ quan nhân sự đơn vị trực thuộc Bộ: 01
bộ; người lao động: 01 bộ).
3. Hồ sơ
hưởng chế độ hưu trí
a) Hồ sơ
hưởng chế độ hưu trí hàng tháng được lập thành 05 bộ (Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
01 bộ; bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố nơi người lao động nhận lương hưu: 01 bộ;
Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng: 01 bộ; cơ quan nhân sự đơn vị trực thuộc Bộ: 01
bộ; người lao động: 01 bộ);
b) Hồ sơ
hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần được lập thành 03 bộ (Bảo hiểm xã hội Bộ
Quốc phòng: 01 bộ; cơ quan nhân sự đơn vị trực thuộc Bộ: 01 bộ; người lao động:
01 bộ).
4. Hồ sơ
hưởng chế độ tử tuất
a) Hồ sơ
hưởng chế độ tử tuất hàng tháng được lập thành 05 bộ (Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
01 bộ; bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố nơi thân nhân người lao động nhận trợ
cấp: 01 bộ; Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng: 01 bộ; cơ quan nhân sự đơn vị trực
thuộc Bộ: 01 bộ; thân nhân người lao động: 01 bộ);
b) Hồ sơ
hưởng trợ cấp tử tuất một lần được lập thành 03 bộ (Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc
phòng: 01 bộ; cơ quan nhân sự đơn vị trực thuộc Bộ: 01 bộ; thân nhân người lao
động: 01 bộ).
Điều 33. Di chuyển hồ sơ hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng, trợ cấp tử tuất hàng tháng
1. Hồ sơ
hưởng lương hưu, trợ cấp tử tuất hàng tháng
Khi nhận
hồ sơ đã được Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng giải quyết, cơ quan nhân sự cấp
trung đoàn và tương đương (nơi trực tiếp quản lý người lao động) có trách nhiệm
niêm phong 01 bộ hồ sơ bàn giao cho người lao động hoặc thân nhân người lao
động trực tiếp chuyển đến bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố nơi cư trú để làm thủ
tục nhận lương hưu, trợ cấp tử tuất. Trường hợp người lao động hoặc thân nhân
người lao động không nhận hồ sơ, đơn vị có trách nhiệm niêm phong hồ sơ, chuyển
bằng đường công vụ về bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố nơi người lao động hoặc
thân nhân người lao động cư trú để tiếp nhận, chi trả và quản lý theo quy định.
2. Hồ sơ
hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng Người lao động đang
hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng tại đơn vị, khi
nghỉ việc hưởng lương hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc hoặc bảo lưu thời
gian đóng bảo hiểm xã hội, đơn vị trực tiếp chi trả trợ cấp có trách nhiệm hoàn
chỉnh 01 bộ hồ sơ gửi cùng hồ sơ hưởng lương hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi
việc, bảo lưu về Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng để giới thiệu chuyển về bảo hiểm
xã hội tỉnh, thành phố tiếp nhận, chi trả và quản lý. Trường hợp không đủ hồ sơ
theo quy định thì đơn vị dừng chi trả trợ cấp và làm văn bản báo cáo Bảo hiểm
xã hội Bộ Quốc phòng để xem xét, giải quyết.
3. Đối
với hồ sơ không thống nhất về họ, tên, tên đệm, ngày tháng năm sinh giữa các
giấy tờ trong cùng hồ sơ, giữa hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội với giấy khai sinh,
giấy chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu thì Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ
làm văn bản giải trình gửi cùng hồ sơ di chuyển để Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng
xác nhận đưa vào hồ sơ di chuyển.
Điều 34. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực
thuộc Bộ Quốc phòng
Tổ chức
quán triệt, triển khai thực hiện; chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra đơn vị thuộc
quyền về việc lập hồ sơ và giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội đối với
người lao động, thân nhân người lao động thuộc phạm vi quản lý theo đúng hướng
dẫn tại Thông tư này và quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Điều 35. Trách nhiệm của các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng
1. Cục
Chính sách/Tổng cục Chính trị
Chủ trì,
phối hợp với các cơ quan chức năng và đơn vị chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm
tra việc lập hồ sơ và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao
động, thân nhân người lao động theo hướng dẫn tại Thông tư này và quy định của
pháp luật về bảo hiểm xã hội; đồng thời, chủ trì phối hợp giải quyết những
vướng mắc, phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện, cũng như khi có sự thay
đổi về hồ sơ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
2. Cục
Cán bộ/Tổng cục Chính trị; Cục Quân lực/Bộ Tổng Tham mưu
Chỉ đạo
cơ quan cán bộ, quân lực các đơn vị thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong
việc lập hồ sơ và giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao
động và thân nhân người lao động, bảo đảm chặt chẽ, chính xác, đúng thủ tục hồ
sơ, đúng quy trình, thời gian, chế độ theo hướng dẫn tại Thông tư này và quy
định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; phối hợp giải quyết những vướng mắc, phát
sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
3. Cục
Tài chính/Bộ Quốc phòng
Chỉ đạo,
hướng dẫn, kiểm tra việc chi trả các chế độ hưởng bảo hiểm xã hội đối với người
lao động, thân nhân người lao động và phối hợp giải quyết những vướng mắc, phát
sinh trong tổ chức thực hiện hướng dẫn tại Thông tư này.
4. Cục
Quân y/Bộ Quốc phòng
a) Chỉ
đạo, hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong Quân đội cấp giấy ra viện
(đối với trường hợp điều trị nội trú tại các bệnh viện, bệnh xá) theo quy định
hiện hành; cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (đối với trường
hợp điều trị ngoại trú) theo quy định phân tuyến điều trị quân y; chỉ đạo Hội
đồng Giám định y khoa các cấp trong Bộ Quốc phòng thực hiện đúng chức năng,
thẩm quyền được quy định trong giám định y khoa để thực hiện chế độ bảo hiểm xã
hội đối với người lao động bảo đảm chặt chẽ, chính xác;
b) Chỉ
đạo cơ quan quân y các cấp, phối hợp với cơ quan chức năng cùng cấp hoàn chỉnh
hồ sơ giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động để
hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội; tổng hợp, xác nhận số lượng người, số ngày
được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe, chuyển đến cơ quan liên quan, đề nghị
thực hiện chế độ theo quy định.
5. Bảo
hiểm xã hội Bộ Quốc phòng
a) Phối
hợp với các cơ quan chức năng chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc lập
hồ sơ và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động, thân
nhân người lao động theo hướng dẫn tại Thông tư này và quy định của pháp luật
về bảo hiểm xã hội; đồng thời, phối hợp giải quyết những vướng mắc, phát sinh
trong quá trình tổ chức thực hiện;
b) Xây
dựng chương trình phần mềm xét duyệt hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, chuyển
giao các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện; xây dựng phần mềm kết xuất dữ
liệu theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
c) Tiếp
nhận hồ sơ, thẩm định, ra quyết định hưởng chế độ và xác nhận trên sổ bảo hiểm
xã hội các chế độ bảo hiểm xã hội đã được hưởng đối với người lao động, thân
nhân người lao động bảo đảm chặt chẽ, đúng thủ tục, quy trình và thời gian; chuyển
hồ sơ kịp thời và bảo đảm đầy đủ kinh phí chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội
đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp;
d) Thẩm
định hồ sơ, giới thiệu người lao động có quân hàm cấp thiếu tá (kể cả quân nhân
chuyên nghiệp) hoặc mức lương tương đương trở lên, người lao động nghỉ hưu
trước tuổi, mắc bệnh nghề nghiệp, thương tật, bệnh tật tái phát, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp tổng hợp đến Hội đồng Giám định y khoa các cấp của Bộ giám
định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo
quy định;
đ) Hàng
tháng, vào ngày 10 và ngày 25, lập danh sách hưởng chế độ hưu trí, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp và tử tuất hàng tháng, thông báo về bảo hiểm xã hội
tỉnh, thành phố nơi người lao động hoặc thân nhân người lao động cư trú và gửi
danh sách, kèm theo 01 bộ hồ sơ của từng người đã hưởng chế độ trong tháng
trước đến Trung tâm lưu trữ thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
e) Hàng
quý, tiếp nhận, thẩm định, xác nhận báo cáo quyết toán chi hưởng các chế độ bảo
hiểm xã hội; hàng năm, thực hiện thẩm định quyết toán và tổng kết công tác tài
chính bảo hiểm xã hội đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ
theo quy định.
Điều 36. Hiệu lực thi hành
1. Thông
tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 8 năm 2014.
Nội dung
hướng dẫn tại Thông tư này được áp dụng thực hiện kể từ ngày 01 tháng 7 năm
2014.
2. Bãi bỏ
các văn bản sau đây: Hướng dẫn số 162/BHXH-CĐCS ngày 04 tháng 11 năm 2008 của
Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng về thủ tục hồ sơ, quy trình giải quyết hưởng các
chế độ bảo hiểm xã hội đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, lao
động hợp đồng trong Quân đội; Công văn số 49/BHXH-CĐCS ngày 30 tháng 7 năm 2008
của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng về thủ tục hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội trong
Quân đội; Công văn số 286/BHXH-CĐCS ngày 29 tháng 7 năm 2009 của Bảo hiểm xã
hội Bộ Quốc phòng về việc ban hành mẫu quyết định hưởng trợ cấp tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp sau giám định tái phát, tổng hợp; Công văn số 167/BHXH-CĐCS
ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng về hồ sơ, quy trình
giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội trong Quân đội; Hướng dẫn số 268/BHXH-CĐCS
ngày 21 tháng 7 năm 2011; Hướng dẫn số 461/BHXH-CĐCS ngày 20 tháng 10 năm 2011;
Hướng dẫn số 582/BHXH-CĐCS ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Bảo hiểm xã hội Bộ
Quốc phòng về việc giải quyết trợ cấp một lần từ quỹ bảo hiểm xã hội đối với hạ
sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ và các hướng dẫn khác trái với hướng dẫn tại Thông tư
này.
Điều 37. Trách nhiệm thực hiện
1. Tổng
Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, chỉ huy các cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
2. Quá
trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp
báo cáo về Bộ Quốc phòng (qua Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị) để được phối
hợp xem xét, giải quyết./.
|
KT. BỘ
TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Thượng tướng Nguyễn Thành Cung
|
DANH MỤC
CÁC
MẪU SỬ DỤNG GIẢI QUYẾT HƯỞNG CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG QUÂN ĐỘI
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 96/2014/TT-BQP ngày 07/7/2014 của Bộ Quốc phòng)
STT
|
TÊN MẪU
|
KÝ HIỆU
|
1
|
Danh sách người lao động đề nghị hưởng chế
độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe
|
C70a-HD
|
2
|
Danh sách người lao động hưởng chế độ ốm
đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe được duyệt
|
C70b-HD
|
3
|
Quyết định về việc hưởng trợ cấp tai nạn
lao động hàng tháng
|
03A-HBQP
|
4
|
Quyết định về việc hưởng trợ cấp tai nạn
lao động một lần
|
03B-HBQP
|
5
|
Quyết định về việc hưởng trợ cấp bệnh nghề
nghiệp hàng tháng
|
03C-HBQP
|
6
|
Quyết định về việc hưởng trợ cấp bệnh nghề
nghiệp một lần
|
03D-HBQP
|
7
|
QĐ về việc điều chỉnh mức hưởng trợ cấp
TNLĐ hàng tháng do vết thương tái phát
|
03E-HBQP
|
8
|
QĐ về việc điều chỉnh mức hưởng trợ cấp
TNLĐ một lần do vết thương tái phát
|
03G-HBQP
|
9
|
QĐ về việc điều chỉnh mức hưởng trợ cấp BNN
hàng tháng do bệnh tật tái phát
|
03H- HBQP
|
10
|
QĐ về việc điều chỉnh mức hưởng trợ cấp BNN
một lần do bệnh tật tái phát
|
03K-HBQP
|
11
|
QĐ về việc hưởng trợ cấp TNLĐ/BNN hàng
tháng do giám định tổng hợp...
|
03M-HBQP
|
12
|
QĐ về việc hưởng trợ cấp TNLĐ/BNN một lần
do giám định tổng hợp...
|
03N-HBQP
|
13
|
QĐ về việc cấp tiền mua phương tiện trợ
giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình
|
03P-HBQP
|
14
|
Bản quá trình đóng BHXH (dùng cho hưởng
TNLĐ, BNN hàng tháng)
|
04A-HBQP
|
15
|
Bản quá trình đóng BHXH (dùng cho hưởng
TNLĐ, BNN một lần)
|
04B-HBQP
|
16
|
Bản quá trình đóng BHXH (dùng cho hưởng hưu
trí hàng tháng)
|
04C-HBQP
|
17
|
Bản quá trình đóng BHXH (dùng cho hưởng trợ
cấp phục viên, xuất ngũ, thôi việc)
|
04D-HBQP
|
18
|
Bản quá trình đóng BHXH (dùng cho trường
hợp trợ cấp tuất hàng tháng)
|
04E-HBQP
|
19
|
Bản quá trình đóng BHXH (dùng cho trường
hợp trợ cấp tuất một lần)
|
04G-HBQP
|
20
|
Công văn đề nghị giải quyết trợ cấp TNLĐ
|
05A-HBQP
|
21
|
Công văn đề nghị giải quyết trợ cấp BNN
|
05B-HBQP
|
22
|
Quyết định về việc điều chỉnh chế độ BHXH
|
06A-HBQP
|
23
|
Quyết định về việc hủy quyết định hưởng chế
độ BHXH
|
06B-HBQP
|
24
|
Quyết định về việc hưởng chế độ hưu trí
hàng tháng
|
07A-HBQP đến 07E-HBQP
|
25
|
Quyết định về việc hưởng trợ cấp BHXH một
lần
|
07G-HBQP
|
26
|
Quyết định về việc hưởng trợ cấp BHXH một
lần
|
07H-HBQP
|
27
|
Danh sách hưởng trợ cấp xuất ngũ một lần từ
quỹ BHXH
|
07I-HBQP
|
28
|
Quyết định về việc hưởng trợ cấp mai táng
|
08A-HBQP
|
29
|
Quyết định về việc hưởng trợ cấp tuất hằng
tháng
|
08B-HBQP
|
30
|
Quyết định về việc hưởng trợ cấp tử tuất
một lần
|
08C-HBQP
|
31
|
Tờ khai của thân nhân người chết
|
09-HBQP
|
32
|
Biên bản điều tra tai nạn lao động (nhẹ,
nặng)
|
10A-HBQP
|
33
|
Biên bản điều tra tai nạn lao động (nặng,
chết người)
|
10B-HBQP
|
34
|
Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thai sản
|
11A-HBQP
|
35
|
Đơn đề nghị hưởng trợ cấp BHXH một lần
|
12A-HBQP
|
36
|
Đơn đề nghị hưởng chế độ hưu trí
|
12B-HBQP
|
37
|
Giấy đăng ký nhận lương hưu, nơi khám chữa
bệnh BHYT ban đầu
|
13-HBQP
|
38
|
Đơn đề nghị bảo lưu thời gian đóng BHXH
|
14A-HBQP
|
39
|
Đơn đề nghị bảo lưu thời gian đóng BHXH
|
14B-HBQP
|
40
|
Đơn đề nghị đóng BHXH một lần để hưởng chế
độ hưu trí
|
14C-HBQP
|
41
|
Đơn đề nghị đóng BHXH một lần để hưởng tuất
hằng tháng
|
14D-HBQP
|
42
|
Đơn đề nghị hủy quyết định hưởng BHXH
|
14Đ-HBQP
|
43
|
Giấy giới thiệu trả trợ cấp TNLĐ, BNN hàng
tháng
|
15A-HBQP
|
44
|
Giấy giới thiệu trả lương hưu hàng tháng
|
15B-HBQP đến 15Đ-HBQP
|
45
|
Giấy giới thiệu trả trợ cấp tuất hàng tháng
|
15E-HBQP
|
46
|
Phiếu điều chỉnh trợ cấp TNLĐ, BNN hàng
tháng
|
16A-HBQP
|
47
|
Phiếu điều chỉnh trợ cấp TNLĐ, BNN hàng
tháng do thương tật, bệnh tật tái phát
|
16C-HBQP
|
48
|
Phiếu điều chỉnh trợ cấp TNLĐ, BNN hằng
tháng do giám định tổng hợp...
|
16Đ-HBQP
|
49
|
Quyết định về việc giải quyết xuất ngũ đối
với hạ sĩ quan, binh sĩ
|
|
50
|
Danh sách đề nghị hưởng trợ cấp xuất ngũ
một lần từ quỹ BHXH (Đối với HSQ, BS)
|
|