BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 17/VBHN-BNNPTNT
|
Hà Nội, ngày 25
tháng 4 năm 2014
|
NGHỊ ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, TÁI XUẤT KHẨU, NHẬP NỘI TỪ BIỂN, QUÁ CẢNH, NUÔI SINH SẢN,
NUÔI SINH TRƯỞNG VÀ TRỒNG CẤY NHÂN TẠO CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ
NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM
Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10 tháng 8
năm 2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu,
nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân
tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, có hiệu lực kể từ
ngày 03 tháng 9 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 10
năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định
về nông nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2011.
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001; Căn
cứ Luật Thủy sản năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;
Căn cứ Công ước về buôn bán quốc tế các loài
động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn1,
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi
sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật (kể cả loài lai)
hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, bao gồm:
a) Mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang
dã quy định tại các Phụ lục I, II và III của Công ước về buôn bán quốc tế các
loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (sau đây gọi là Công ước CITES);
b) Mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang
dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Đối tượng áp dụng.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan nhà
nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh
trưởng, trồng cấy nhân tạo mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy
cấp, quý, hiếm trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định
của Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều
2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được
hiểu như sau:
1. Loài dùng để chỉ bất kỳ một loài, một phân
loài hay một quần thể động vật, thực vật cách biệt về mặt địa lý.
2. Loài lai là kết quả giao phối hay cấy ghép
hai loài hoặc hai phân loài động vật hay thực vật với nhau.
3. Giấy phép CITES, chứng chỉ CITES là giấy
tờ do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp để xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất
khẩu, nhập nội từ biển mẫu vật các loài động vật, thực vật quy định tại các Phụ
lục của Công ước CITES.
4. Giấy phép do Cơ quan quản lý CITES Việt
Nam cấp để xuất khẩu mẫu vật các loài động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm
theo quy định của pháp luật Việt Nam, không quy định tại các Phụ lục của Công
ước CITES.
5. Phụ lục của Công ước CITES bao gồm:
a) Phụ lục I là danh mục những loài động vật,
thực vật hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng, nghiêm cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái
xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên vì mục đích thương
mại;
b) Phụ lục II là danh mục những loài động
vật, thực vật hoang dã hiện chưa bị đe dọa tuyệt chủng, nhưng có thể dẫn đến
tuyệt chủng, nếu việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và
quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên vì mục đích thương mại những loài này không được
kiểm soát;
c) Phụ lục III là danh mục những loài động
vật, thực vật hoang dã mà một nước thành viên của Công ước CITES yêu cầu nước
thành viên khác của Công ước CITES hợp tác để kiểm soát việc xuất khẩu, nhập
khẩu, tái xuất khẩu vì mục đích thương mại.
6. Động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm
theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm:
a) Nhóm I là danh mục những loài động vật,
thực vật có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về
kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt
chủng cao; nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại;
b) Nhóm II là danh mục những loài động vật,
thực vật hoang dã có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về
kinh tế, số lượng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng;
hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
7. Mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang
dã (sau đây gọi là mẫu vật) là động vật, thực vật hoang dã còn sống hay đã
chết, bộ phận, dẫn xuất dễ dàng nhận biết được có nguồn gốc từ động vật, thực
vật hoang dã.
8. Vì mục đích thương mại là những hoạt động
trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động xúc tiến thương mại mẫu vật các
loài động vật, thực vật hoang dã nhằm mục đích lợi nhuận.
9. Không vì mục đích thương mại là những hoạt
động trao đổi, dịch vụ vận chuyển mẫu vật của các loài động vật, thực vật hoang
dã không nhằm mục đích lợi nhuận, bao gồm: phục vụ ngoại giao, nghiên cứu khoa
học, trao đổi giữa các vườn động vật, vườn thực vật, triển lãm không vì mục
đích thương mại, biểu diễn xiếc không vì mục đích thương mại; trao đổi, trao
trả mẫu vật giữa các Cơ quan quản lý CITES các nước.
10. Nhập nội từ biển là đưa vào lãnh thổ Việt
Nam mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục của
Công ước CITES được khai thác từ vùng biển không thuộc quyền tài phán của bất
kỳ quốc gia nào.
11. Tái xuất khẩu là xuất khẩu mẫu vật đã
được nhập khẩu trước đây.
12. Môi trường có kiểm soát là môi trường có
sự quản lý của con người nhằm mục đích tạo ra những loài thuần chủng hoặc những
cây lai, con lai, đảm bảo các điều kiện để ngăn ngừa sự xâm nhập hoặc phát tán
của động vật, thực vật, trứng, giao tử, hợp tử, hạt, mầm, gen, dịch bệnh ra
ngoài hoặc vào trong môi trường đó.
13. Trại nuôi sinh trưởng là nơi nuôi giữ con
non, trứng của các loài động vật hoang dã từ tự nhiên để nuôi lớn, cho ấp nở
thành các cá thể con trong môi trường có kiểm soát.
14. Trại nuôi sinh sản là nơi nuôi giữ động
vật hoang dã để sinh đẻ ra các thế hệ kế tiếp trong môi trường có kiểm soát.
15. Cơ sở trồng cấy nhân tạo là nơi trồng,
cấy từ hạt, hợp tử, mầm, ghép cành hoặc các cách nhân giống khác thực vật hoang
dã trong môi trường có kiểm soát.
16. Nguồn giống sinh sản là cá thể động vật
ban đầu được nuôi trong trại nuôi sinh sản để sản xuất ra các cá thể thế hệ kế
tiếp. Việc khai thác nguồn giống sinh sản không được làm ảnh hưởng đến sự tồn
tại của loài đó trong tự nhiên.
17. Cá thể thế hệ F1 là cá thể được sinh ra
trong môi trường có kiểm soát, trong đó có ít nhất bố hoặc mẹ được khai thác từ
tự nhiên hoặc hợp tử được hình thành từ tự nhiên.
18. Cá thể thế hệ F2 hoặc các thế hệ kế tiếp
là cá thể được sinh ra trong môi trường có kiểm soát bởi cặp bố, mẹ được sinh
ra trong môi trường có kiểm soát.
19. Vật dụng cá nhân, vật dụng hộ gia đình có
nguồn gốc động vật, thực vật hoang dã là mẫu vật thuộc sở hữu hợp pháp của cá
nhân, hộ gia đình.
20. Mẫu vật đồ lưu niệm là vật dụng cá nhân,
vật dụng hộ gia đình có được ngoài quốc gia thường trú của chủ sở hữu mẫu vật.
Mẫu vật là động vật sống không được coi là đồ lưu niệm.
21. Mẫu vật săn bắn là mẫu vật có được từ
hoạt động săn bắn hợp pháp.
22. Mẫu vật tiền công ước là mẫu vật được quy
định tại các Phụ lục của Công ước CITES, có được trước ngày loài đó được đưa
vào Phụ lục của Công ước CITES. Ngày có được mẫu vật là ngày thuộc một trong
các trường hợp sau:
a) Mẫu vật được đưa ra khỏi nơi sinh sống của
chúng.
b) Mẫu vật được sinh ra trong môi trường có
kiểm soát.
c) Chủ sở hữu có quyền sở hữu hợp pháp đối
với mẫu vật.
23. Nước thành viên là quốc gia mà ở đó Công
ước CITES có hiệu lực.
Chương II
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, TÁI XUẤT KHẨU, QUÁ CẢNH VÀ NHẬP
NỘI TỪ BIỂN MẪU VẬT
Điều
3. Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển mẫu vật từ
tự nhiên, quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES
1. Cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu,
nhập nội từ biển mẫu vật quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES vì mục đích
thương mại.
2. Có giấy phép CITES, chứng chỉ CITES quy
định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 15 Nghị định này khi:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu
vật quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES không vì mục đích thương mại, mẫu
vật quy định tại Phụ lục II và III của Công ước CITES, mẫu vật tiền Công ước;
b) Nhập nội từ biển mẫu vật quy định tại Phụ
lục I của Công ước CITES không vì mục đích thương mại, mẫu vật quy định tại Phụ
lục II của Công ước CITES.
3. Mẫu vật là vật dụng cá nhân, hộ gia đình
được miễn trừ giấy phép CITES, chứng chỉ CITES khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Mẫu vật được sử dụng không vì mục đích
thương mại.
b) Tại thời điểm xuất khẩu, nhập khẩu mang
theo người hoặc là một phần của vật dụng hộ gia đình khi di chuyển giữa các
nước.
c) Số lượng không vượt quá quy định của Công
ước CITES, áp dụng đối với một số loài động vật, thực vật hoang dã.
Điều 4. Điều kiện
xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng,
trồng cấy nhân tạo, quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES
1. Có giấy phép CITES, chứng chỉ CITES quy
định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 15
Nghị định này khi xuất khẩu, nhập khẩu, tái
xuất khẩu mẫu vật quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES có nguồn gốc nuôi
sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo.
2. Xuất khẩu mẫu vật quy định tại Phụ lục I
của Công ước CITES có nguồn gốc nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo phải đảm bảo
các điều kiện sau đây:
a) Mẫu vật động vật từ thế hệ F2 trở về sau,
sinh sản tại trại nuôi đã đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều
11 Nghị định này;
b) Mẫu vật thực vật từ cơ sở trồng cấy nhân
tạo đã đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này;
c) Mẫu vật phải được đánh dấu theo hướng dẫn
của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.
3. Xuất khẩu mẫu vật quy định tại Phụ lục II
và III của Công ước CITES có nguồn gốc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng
cấy nhân tạo phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
a) Đối với mẫu vật động vật nuôi sinh sản:
mẫu vật động vật từ thế hệ F1 trở về sau, sinh sản tại trại nuôi đã đăng ký
theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này;
b) Đối với mẫu vật động vật nuôi sinh trưởng:
mẫu vật từ trại nuôi sinh trưởng đã đăng ký theo quy định tại khoản
2 Điều 11 Nghị định này;
c) Đối với mẫu vật thực vật trồng cấy nhân
tạo: mẫu vật thực vật từ cơ sở trồng cấy nhân tạo đã đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này.
Điều 5. Điều kiện
xuất khẩu mẫu vật nguy cấp, quý, hiếm từ tự nhiên, theo quy định của pháp luật
Việt Nam, không quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES
1. Cấm xuất khẩu mẫu vật các loài động vật
hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; mẫu vật các loài thực vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm thuộc Nhóm I-A theo quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý động vật,
thực vật nguy cấp, quý, hiếm vì mục đích thương mại.
2. Có giấy phép quy định tại khoản
4 Điều 15 Nghị định này khi xuất khẩu mẫu vật các loài động vật hoang dã
nguy cấp, quý, hiếm không vì mục đích thương mại; mẫu vật các loài thực vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm I-A không vì mục đích thương mại; mẫu vật
(trừ sản phẩm gỗ) các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm II-A.
3. Việc xuất khẩu sản phẩm gỗ thực hiện theo Nghị
định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 quy định chi tiết thi hành Luật
thương mại về hoạt động mua, bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua,
bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
Điều 6. Điều kiện
xuất khẩu mẫu vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam,
không quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES có nguồn gốc nuôi sinh sản,
nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo
1. Có giấy phép quy định tại khoản
4 Điều 15 Nghị định này khi xuất khẩu mẫu vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy
định của pháp luật Việt Nam có nguồn gốc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng
cấy nhân tạo.
2. Xuất khẩu mẫu vật nguy cấp, quý, hiếm
thuộc Nhóm I theo quy định của pháp luật Việt Nam có nguồn gốc nuôi sinh sản,
trồng cấy nhân tạo phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
a) Mẫu vật động vật từ thế hệ F2 trở về sau,
sinh sản tại trại nuôi đã đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều
12 Nghị định này;
b) Mẫu vật thực vật từ cơ sở trồng cấy nhân
tạo đăng ký theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này;
c) Mẫu vật phải được đánh dấu theo hướng dẫn
của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.
3. Xuất khẩu mẫu vật nguy cấp, quý, hiếm
thuộc Nhóm II theo quy định của pháp luật Việt Nam có nguồn gốc nuôi sinh sản,
nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
a) Đối với mẫu vật động vật nuôi sinh sản:
mẫu vật động vật từ thế hệ F1 trở về sau, sinh sản tại trại nuôi đã đăng ký
theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này;
b) Đối với mẫu vật động vật nuôi sinh trưởng:
mẫu vật từ trại nuôi sinh trưởng đã đăng ký theo quy định tại khoản
2 Điều 12 Nghị định này;
c) Đối với mẫu vật thực vật trồng cấy nhân
tạo: mẫu vật thực vật từ cơ sở trồng cấy nhân tạo đăng ký theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.
Điều
7. Điều kiện xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật không quy định tại các Điều 3, 4,
5 và 6 Nghị định này
Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp giấy phép
xuất khẩu cho mẫu vật không quy định tại các Điều 3, 4, 5 và 6 Nghị
định này khi có yêu cầu, phù hợp với quy định của nước nhập khẩu. Giấy phép
theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định này.
Điều
8. Quá cảnh mẫu vật các loài động vật hoang dã còn sống
Việc vận chuyển quá cảnh mẫu vật là động vật
hoang dã còn sống qua lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải
được Cơ quan quản lý CITES Việt Nam chấp nhận bằng văn bản theo quy định tại Điều 20 Nghị định này; phải thực hiện kiểm dịch động vật và
tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan.
Chương III
NUÔI
SINH SẢN, NUÔI SINH TRƯỞNG, TRỒNG CẤY NHÂN TẠO CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT
HOANG DÃ NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM
Điều
9. Trách nhiệm quản lý nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các
loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm
1. Cơ quan Kiểm lâm tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (sau đây gọi là cơ quan Kiểm lâm tỉnh) có trách nhiệm quản lý,
xác nhận năng lực sản xuất của các trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng,
cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý,
hiếm (trừ các loài thủy sinh) quy định tại Nghị định này. Những địa phương
không có cơ quan kiểm lâm thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định
cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện trách nhiệm này.
2. Cơ quan bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý, xác nhận năng lực sản
xuất của các trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân
tạo các loài thủy sinh. Những địa phương không có cơ quan bảo vệ nguồn lợi thủy
sản thì sở quản lý chuyên ngành về thủy sản thực hiện trách nhiệm này.
Điều 10. Điều kiện về
trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài
động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES
1. Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng
động vật phải có các điều kiện sau đây:
a) Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc
tính của loài nuôi và năng lực sản xuất của trại nuôi;
b) Đăng ký trại nuôi sinh sản những loài động
vật đã được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản là có khả năng
sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong môi trường có kiểm soát;
c) Đăng ký trại nuôi sinh trưởng những loài
động vật đã được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản là việc
nuôi sinh trưởng không ảnh hưởng tới việc bảo tồn loài đó trong tự nhiên;
d) Bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và
vệ sinh môi trường theo quy định của Nhà nước;
đ) Có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu
quản lý, kỹ thuật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, chăm sóc loài vật nuôi và
ngăn ngừa dịch bệnh;
e) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khai thác
con non, trứng từ tự nhiên để nuôi sinh trưởng, ấp nở nhằm mục đích thương mại
phải được cơ quan quản lý quy định tại Điều 9 Nghị định này
cho phép.
2. Cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài thực vật
phải có các điều kiện sau đây:
a) Cơ sở được xây dựng phù hợp với đặc tính
của loài cây trồng và năng lực sản xuất của cơ sở trồng cấy nhân tạo;
b) Cơ sở trồng cấy nhân tạo phải được cơ quan
khoa học CITES Việt Nam xác nhận việc trồng cấy nhân tạo không ảnh hưởng đến sự
tồn tại của loài đó trong tự nhiên;
c) Có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu
quản lý, kỹ thuật trồng cấy nhân tạo, chăm sóc cây trồng và ngăn ngừa dịch
bệnh.
Điều 11. Đăng ký trại
nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động
vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES2
1. Đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh
trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định
tại Phụ lục I của CITES
a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp trực
tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản,
trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo quy định tại các Phụ lục III-A và Phụ lục III-B Nghị định này đến Cơ quan
quản lý chuyên ngành về thủy sản cấp tỉnh khi đăng ký các loài thủy sinh; Cơ
quan kiểm lâm cấp tỉnh đối với các loài động vật, thực vật hoang dã khác;
b) Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ
ngày nhận được hồ sơ đăng ký, nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu, Cơ quan tiếp nhận hồ
sơ theo quy định tại điểm a khoản này phải thông báo cho tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân để hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc,
kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải
hoàn thành việc thẩm định và gửi hồ sơ đã thẩm định cho Cơ quan quản lý CITES
Việt Nam.
Trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ; trong
thời hạn năm (05) ngày làm việc Cơ quan quản lý CITES Việt Nam phải thông báo
lý do từ chối cho Cơ quan thẩm định hồ sơ và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đăng
ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo. Trường
hợp chấp nhận hồ sơ, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam phải xem xét, gửi hồ sơ
đăng ký cho Ban Thư ký Công ước CITES quốc tế để xem xét, chấp nhận trong thời
hạn mười lăm (15) ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ đăng ký đã được thẩm
định.
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ
khi nhận được ý kiến chấp nhận của Ban Thư ký CITES quốc tế, Cơ quan quản lý
CITES Việt Nam phải cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi
sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo vì mục đích thương mại loài thuộc Phụ lục
I của CITES cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
2. Đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh
trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định
tại các Phụ lục II, III của CITES
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp trực tiếp
hoặc gửi qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản, trại
nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo quy định tại các Phụ lục IV-A và Phụ lục IV-B Nghị định này đến Cơ quan quản
lý chuyên ngành về thủy sản cấp tỉnh khi đăng ký các loài thủy sinh; Cơ quan
kiểm lâm cấp tỉnh đối với các loài động vật, thực vật hoang dã khác.
Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ
ngày nhận được hồ sơ đăng ký, nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu, Cơ quan tiếp nhận hồ
sơ phải thông báo cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ theo
quy định. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy
đủ theo quy định, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiến hành thẩm định và cấp giấy chứng
nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân
tạo theo mẫu Phụ biểu 5 Nghị định số
82/2006/NĐ-CP .
Điều 12. Điều kiện và
đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các
loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật
Việt Nam, không quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES3
1. Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng
các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt
Nam phải đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 82/2006/NĐ-CP .
2. Đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh
trưởng các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật
Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 82/2006/NĐ-CP
được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này.
3. Cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật hoang dã
nguy cấp, quý, hiếm:
a) Đối với loài cây gỗ, phải đăng ký rừng
trồng tại Hạt kiểm lâm sở tại theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát
triển rừng;
b) Đối với loài thực vật không phải cây gỗ,
thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 82/2006/NĐ-CP được sửa
đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này.
Chương IV
CƠ QUAN QUẢN LÝ VÀ CƠ QUAN KHOA HỌC CITES VIỆT NAM
Điều
13. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động của Cơ quan quản lý CITES Việt
Nam. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
thành lập, có Giám đốc và các Phó giám đốc, Văn phòng thường trực (gọi là Văn
phòng CITES Việt Nam) đặt tại Cục Kiểm lâm và các Chi nhánh Văn phòng CITES
Việt Nam tại miền Trung và miền Nam. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam được sử
dụng con dấu riêng.
Văn phòng CITES Việt Nam có các bộ phận thực
thi, thông tin tuyên truyền và đào tạo, cấp phép, quản lý các trại nuôi sinh
sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo và quan hệ quốc tế.
2. Nhiệm vụ của Cơ quan quản lý CITES Việt
Nam:
a) Đại diện cho Chính phủ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện các quyền và nghĩa vụ của nước thành viên Công
ước CITES;
b) Chủ trì, phối hợp với các Cơ quan khoa học
CITES và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc thực thi Công ước CITES tại
Việt Nam.
c) Tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền
nâng cao nhận thức về Công ước CITES;
d) Đề xuất sửa đổi, bổ sung danh mục các loài
động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES;
đ) Công bố danh mục các loài động vật, thực
vật hoang dã quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES, được thay đổi sau Hội
nghị các nước thành viên;
e) Cấp, thu hồi chứng chỉ CITES, giấy phép
CITES, giấy phép xuất, nhập khẩu mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp,
quý, hiếm theo quy định tại Điều 15 Nghị định này;
g) Đăng ký với Ban Thư ký Công ước CITES quốc
tế các trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật
hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES đủ điều kiện xuất khẩu;
h) Kiểm tra các trại nuôi sinh sản, trại nuôi
sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo vì mục đích thương mại; các hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật các
loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại Nghị
định này;
i) Hướng dẫn xử lý mẫu vật quy định tại các
Phụ lục của Công ước CITES bị tịch thu theo quy định của pháp luật Việt Nam và
Công ước CITES;
k) Phối hợp với các bên có liên quan tổ chức
đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho các cơ quan quản lý, tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân có liên quan theo quy định của Công ước CITES và pháp luật Việt Nam.
3. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam được kiểm
tra hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh mẫu vật động vật,
thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm tại nhà ga hàng không, nhà ga đường sắt,
cảng biển, khu vực cửa khẩu.
4. Nhà nước đảm bảo kinh phí cho các hoạt
động của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ cho hoạt động của Cơ quan quản lý CITES Việt
Nam.
Điều 14. Cơ quan khoa
học CITES Việt Nam
1. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Nghiên cứu Hải sản thuộc Bộ
Thủy sản và Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc
gia Hà Nội là các Cơ quan khoa học CITES Việt Nam.
2. Nhiệm vụ của Cơ quan khoa học CITES Việt
Nam:
a) Tư vấn khoa học cho Cơ quan quản lý CITES,
các cơ quan quản lý liên quan về các vấn đề sau:
- Thực trạng quần thể, vùng phân bố, mức độ
nguy cấp, quý, hiếm của các loài động vật, thực vật hoang dã trong tự nhiên;
- Cấp giấy phép CITES, chứng chỉ CITES xuất
khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh mẫu vật các loài
động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại Điều 15 Nghị định này;
- Tên khoa học các loài động vật, thực vật,
giám định mẫu vật động vật, thực vật hoang dã.
- Trung tâm cứu hộ, chăm sóc mẫu vật sống,
nơi sinh sống phù hợp để thả động vật hoang dã bị tịch thu.
- Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng,
cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã; thẩm định các dự
án về nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật,
thực vật hoang dã.
b) Được Cơ quan quản lý CITES Việt Nam ủy
quyền để kiểm tra các trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng
cấy nhân tạo, các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ
biển và quá cảnh mẫu vật;
c) Tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo
liên quan đến việc thực thi Công ước CITES;
d) Soạn thảo tài liệu khoa học, các đề xuất
liên quan đến việc thực thi Công ước CITES; chuẩn bị các báo cáo theo yêu cầu
của Ban Thư ký Công ước CITES quốc tế.
3. Nhà nước đảm bảo kinh phí cho các hoạt
động của Cơ quan khoa học CITES Việt Nam, khuyến khích các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân trong nước và quốc tế hỗ trợ cho hoạt động của Cơ quan khoa học
CITES Việt Nam.
Chương V
GIẤY
PHÉP, CHỨNG CHỈ
Điều
15. Các loại giấy phép, chứng chỉ
1. Giấy phép CITES quy định tại Phụ biểu 2-A kèm theo Nghị định này áp dụng cho các
mẫu vật quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES. Giấy phép CITES phải được
ghi đầy đủ, dán tem CITES và đóng dấu của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.
2. Chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm
quy định tại Phụ biểu 2-B kèm theo Nghị định này áp
dụng cho mẫu vật lưu niệm quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES. Chứng
chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm phải được ghi đầy đủ, có chữ ký, họ và tên
của chủ trại nuôi, cơ sở trồng cấy nhân tạo.
3. Chứng chỉ tiền Công ước quy định tại Phụ biểu 2-C kèm theo Nghị định này áp dụng cho các
mẫu vật tiền Công ước.
4. Giấy phép quy định tại Phụ biểu 2-D kèm theo Nghị định này áp dụng cho mẫu
vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật
Việt Nam. Giấy phép phải được ghi đầy đủ, đóng dấu của Cơ quan quản lý CITES
Việt Nam.
Điều
16. Cấp và quản lý giấy phép, chứng chỉ
14. Trình tự và cách thức thực hiện thủ
tục xin cấp các loại giấy phép, chứng chỉ CITES (áp dụng cho cả mẫu vật động
vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm không thuộc CITES nhưng thuộc Danh mục
động, thực vật rừng hoang dã, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam).
a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp một (01)
bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện cho mỗi lần đề nghị cấp phép đến
Cơ quan quản lý CITES Việt Nam hoặc Cơ quan quản lý CITES Việt Nam tại phía
Nam;
b) Trình tự thực hiện:
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định
trong hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ
thông báo cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ. Chậm nhất là
mười (10) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cơ quan
tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định và cấp giấy phép, chứng chỉ
CITES. Trường hợp hồ sơ phải chờ xác nhận, thẩm định, tư vấn của Ban Thư ký
CITES quốc tế, Cơ quan khoa học CITES và Cơ quan quản lý CITES của các nước
thành viên có liên quan thì trong vòng năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận
hồ sơ, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ
đó.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận một (01)
giấy phép, chứng chỉ gốc vào giờ hành chính các ngày trong tuần tại bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (nơi đã nộp hồ sơ).
Trường hợp nhận hộ, người nhận hộ phải có thêm giấy ủy quyền và chứng minh nhân
dân hoặc hộ chiếu của người ủy quyền.
2. Thời hạn có hiệu lực tối đa của giấy phép,
chứng chỉ xuất khẩu và tái xuất khẩu là 6 tháng; thời hạn hiệu lực tối đa của
giấy phép nhập khẩu là 12 tháng, kể từ ngày được cấp.
3. Mỗi lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất
khẩu phải có một bản gốc giấy phép, chứng chỉ kèm theo. Phải xuất trình giấy
phép, chứng chỉ khi xuất khẩu, nhập khẩu mẫu vật hoặc khi cơ quan có thẩm quyền
yêu cầu.
4. Nghiêm cấm các hành vi làm giả, sửa chữa,
sang nhượng giấy phép, chứng chỉ.
5. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam thu hồi
giấy phép, chứng chỉ trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép, chứng chỉ được cấp không đúng
theo quy định;
b) Giấy phép, chứng chỉ được sử dụng sai mục
đích;
c) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được cấp
giấy phép, chứng chỉ có hành vi vi phạm quy định của Công ước CITES, pháp luật
Việt Nam;
d) Trường hợp giấy phép, chứng chỉ hết hiệu
lực: trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày giấy phép, chứng chỉ hết hiệu
lực, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải gửi trả lại giấy phép, chứng chỉ cho Cơ
quan quản lý CITES Việt Nam.
6. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam chịu trách
nhiệm ấn hành, cấp giấy phép, chứng chỉ quy định tại Điều 15 Nghị
định này.
Điều 17. Hồ sơ cấp
giấy phép, chứng chỉ xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật5
1. Xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật vì mục
đích thương mại
a) Hồ sơ gồm: đơn đề nghị cấp giấy phép,
chứng chỉ theo mẫu tại Phụ lục I ban hành
kèm theo Nghị định này; hồ sơ chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy
định hiện hành (bản sao chụp mang theo bản chính để đối chiếu, trong trường hợp
nộp hồ sơ trực tiếp hoặc là bản sao có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ
qua đường bưu điện). Bản sao chụp hợp đồng giao kết thương mại giữa các bên có
liên quan;
b) Trình tự thực hiện quy định tại khoản 1 Điều
16 Nghị định số 82/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 5 Nghị
định này.
2. Xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật không vì mục
đích thương mại
Hồ sơ gồm: đơn đề nghị cấp giấy phép, chứng
chỉ theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm
theo Nghị định này; bản sao văn bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu
khoa học hoặc văn bản xác nhận quà biếu, tặng, ngoại giao do cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt (đối với mẫu vật nghiên cứu khoa học, ngoại giao); bản sao
quyết định gửi mẫu vật đi tham dự triển lãm hoặc biểu diễn xiếc của cơ quan có
thẩm quyền (đối với mẫu vật để triển lãm, biểu diễn xiếc không vì mục đích
thương mại); bản sao hồ sơ về nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật theo quy định của pháp
luật; bản sao Giấy phép nhập khẩu do Cơ quan quản lý CITES nước nhập khẩu cấp
đối với mẫu vật quy định tại Phụ lục I
của CITES;
Trong trường hợp nộp trực tiếp, tổ chức, cá
nhân mang theo bản chính để đối chiếu, trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện,
các giấy tờ trên là bản sao có chứng thực.
b) Trình tự thực hiện quy định tại khoản 1 Điều
16 Nghị định số 82/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 5 Nghị
định này.
3. Xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật săn bắn:
a) Hồ sơ gồm: đơn đề nghị cấp giấy phép,
chứng chỉ theo mẫu tại Phụ lục I ban
hành kèm theo Nghị định này; hồ sơ về nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật theo quy
định của pháp luật (bản sao chụp mang theo bản chính để đối chiếu trực tiếp,
trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực, trong trường
hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện);
b) Trình tự thực hiện quy định tại khoản 1 Điều
16 Nghị định số 82/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 5 Nghị
định này.
4. Xuất khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật tiền Công
ước:
a) Hồ sơ gồm: đơn đề nghị cấp giấy phép,
chứng chỉ theo mẫu tại Phụ lục số I ban
hành kèm theo Nghị định này; hồ sơ chứng minh mẫu vật tiền Công ước hoặc bản
sao giấy phép CITES nhập khẩu đối với trường hợp tái xuất (bản sao chụp mang
theo bản chính để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao
có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện);
b) Trình tự thực hiện quy định tại khoản 1 Điều
16 Nghị định số 82/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 5 Nghị
định này.
Điều 18. Hồ sơ cấp
giấy phép, chứng chỉ nhập khẩu mẫu vật6
1. Nhập khẩu mẫu vật vì mục đích thương mại:
a) Hồ sơ gồm: đơn đề nghị cấp giấy phép,
chứng chỉ theo mẫu Phụ lục I ban hành
kèm theo Nghị định này; bản sao chụp hợp đồng giao kết thương mại giữa các bên
có liên quan; bản sao chụp giấy phép xuất khẩu, tái xuất khẩu do Cơ quan quản
lý CITES của nước xuất khẩu, tái xuất khẩu cấp;
Trường hợp mẫu vật nhập khẩu là động vật,
thực vật hoang dã còn sống hồ sơ còn phải có các giấy tờ sau: xác nhận đủ điều
kiện nuôi, giữ, chăm sóc đối với động vật, thực vật trên cạn của Cơ quan kiểm
lâm cấp tỉnh hoặc xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành về thủy sản ở cấp
tỉnh đối với các loài thủy sinh; xác nhận của Cơ quan Khoa học CITES Việt Nam
về việc nhập khẩu mẫu vật đó không ảnh hưởng xấu tới môi trường và việc bảo tồn
các loài động vật, thực vật trong nước; quyết định công nhận giống vật nuôi
mới, giống cây trồng mới và đưa vào Danh mục giống vật nuôi, giống cây trồng
được phép sản xuất, kinh doanh của Cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp
loài động vật, thực vật đó lần đầu tiên được nhập khẩu vào Việt Nam.
b) Trình tự thực hiện quy định tại khoản 1 Điều
16 Nghị định số 82/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 5 Nghị
định này.
2. Nhập khẩu mẫu vật không vì mục đích thương
mại:
a) Hồ sơ gồm: đơn đề nghị cấp giấy phép,
chứng chỉ theo mẫu tại Phụ lục I ban
hành kèm theo Nghị định này; bản sao chụp văn bản ký kết về chương trình hợp
tác nghiên cứu khoa học hoặc văn bản xác nhận quà biếu, tặng, ngoại giao do Cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt (đối với mẫu vật nghiên cứu khoa học, ngoại giao);
bản sao chụp quyết định gửi mẫu vật đi tham dự triển lãm hoặc biểu diễn xiếc
của Cơ quan có thẩm quyền (đối với mẫu vật để triển lãm, biểu diễn xiếc); bản
sao chụp giấy phép xuất khẩu do Cơ quan quản lý CITES nước xuất khẩu cấp;
b) Trình tự thực hiện quy định khoản 1 Điều
16 Nghị định số 82/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 5 Nghị
định này.
3. Nhập khẩu mẫu vật săn bắn:
a) Hồ sơ gồm: đơn đề nghị cấp giấy phép,
chứng chỉ theo mẫu Phụ lục I ban hành
kèm theo Nghị định này; bản sao chụp giấy phép xuất khẩu do Cơ quan quản lý
CITES nước xuất khẩu cấp;
b) Trình tự và cách thức thực hiện theo quy
định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 82/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản
3 Điều 5 Nghị định này.
4. Nhập khẩu mẫu vật tiền Công ước:
a) Hồ sơ gồm: đơn đề nghị cấp giấy phép,
chứng chỉ theo mẫu tại Phụ lục I ban
hành kèm theo Nghị định này; hồ sơ chứng minh mẫu vật tiền Công ước hoặc bản
sao giấy phép CITES nhập khẩu đối với trường hợp tái xuất (bản sao chụp mang
theo bản chính để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao
có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện);
b) Trình tự thực hiện quy định tại khoản 1 Điều
16 Nghị định số 82/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 5 Nghị
định này.
Điều 19. Hồ sơ cấp
giấy phép nhập nội từ biển mẫu vật quy định tại các Phụ lục I, II của Công ước
CITES7
1. Hồ sơ gồm: đơn đề nghị cấp giấy phép,
chứng chỉ theo mẫu Phụ lục I ban hành
kèm theo Nghị định này; văn bản chấp thuận của Tổng cục Thủy sản.
Trường hợp nhập nội từ biểu mẫu vật là động
vật, thực vật hoang dã còn sống, hồ sơ còn phải có các giấy tờ sau:
a) Xác nhận đủ điều kiện nuôi, giữ, chăm sóc
của Cơ quan quản lý chuyên ngành về thủy sản cấp tỉnh;
b) Xác nhận của Cơ quan khoa học CITES Việt
Nam về việc nhập nội mẫu vật đó không ảnh hưởng xấu tới môi trường và việc bảo
tồn các loài động vật, thực vật trong nước đối với trường hợp loài động vật,
thực vật đó lần đầu tiên nhập nội vào Việt Nam.
2. Trình tự thực hiện quy định tại khoản 1 Điều
16 Nghị định số 82/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 5 Nghị
định này.
Điều
20. Hồ sơ đề nghị vận chuyển quá cảnh mẫu vật là động vật sống8
1. Hồ sơ gồm: đơn đề nghị cấp giấy phép,
chứng chỉ theo mẫu tại Phụ lục I ban
hành kèm theo Nghị định này; Giấy phép CITES xuất khẩu, tái xuất khẩu do Cơ
quan quản lý CITES nước xuất khẩu, tái xuất khẩu cấp (bản sao chụp mang theo
bản chính để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc bản sao có
chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện); Hợp đồng vận chuyển
quá cảnh (bản sao chụp mang theo bản chính để đối chiếu, trong trường hợp nộp
hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua
đường bưu điện).
2. Trình tự thực hiện quy định tại khoản 1 Điều
16 Nghị định số 82/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 5 Nghị
định này.
Điều
21. Cấp chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm
1. Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng,
cơ sở trồng cấy nhân tạo trực tiếp cấp chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu
niệm do Cơ quan quản lý CITES ấn hành cho khách hàng khi có đủ các điều kiện
sau đây:
a) Mẫu vật lưu niệm do trại nuôi sinh sản,
trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo sản xuất;
b) Có mã số do cơ quan có thẩm quyền quy định
tại Điều 11 của Nghị định này cấp;
c) Đăng ký với Cơ quan quản lý CITES Việt Nam
về mẫu mã, biểu tượng, nhãn mác mẫu vật là đồ lưu niệm do mình sản xuất ra.
2. Chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm
chỉ cấp cho các sản phẩm hoàn chỉnh tại các cửa hàng bán đồ lưu niệm. Mỗi chứng
chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật là đồ lưu niệm cấp tối đa 4 mẫu vật cho một khách
hàng.
3. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam chịu trách
nhiệm in ấn, phát hành chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm cho các trại
nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo có nhu cầu.
4. Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng,
cơ sở trồng cấy nhân tạo phải chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của Cơ quan quản
lý CITES Việt Nam, cơ quan quản lý quy định tại Điều 9 Nghị
định này; chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, sử dụng chứng
chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm theo quy định tại Nghị định này.
Điều 22. Hồ sơ xin
cấp chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước9
1. Hồ sơ gồm: đơn đề nghị cấp giấy phép,
chứng chỉ theo mẫu tại Phụ lục I ban
hành kèm theo Nghị định này; giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật
như hóa đơn mua bán, giấy phép khai thác, giấy phép nhập khẩu (bản sao chụp
mang theo bản chính để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc
bản sao có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện).
2. Trình tự thực hiện quy định tại khoản 1 Điều
16 Nghị định số 82/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 5 Nghị
định này.
Điều 23. Trách nhiệm
của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy phép CITES, chứng chỉ
CITES, giấy phép xuất khẩu động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định
của pháp luật Việt Nam
1. Cung cấp đầy đủ thông tin cho Cơ quan quản
lý CITES Việt Nam và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hồ sơ đối với mẫu
vật.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc
quản lý và sử dụng giấy phép, chứng chỉ. Thực hiện đúng các quy định hiện hành
của pháp luật Việt Nam về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
3. Thanh toán chi phí in ấn giấy phép, chứng
chỉ; chi phí đánh dấu mẫu vật; chi phí giám định, định loại mẫu vật.
Điều 24. Trách nhiệm
của các cơ quan liên quan trong việc giám sát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
động vật hoang dã
1. Khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan
cửa khẩu làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu mẫu vật có trách nhiệm
xác nhận số lượng mẫu vật thực tế xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu vào giấy
phép, chứng chỉ quy định tại Điều 15 Nghị định này, ghi số
hiệu và ngày, tháng, năm của giấy phép, chứng chỉ vào tờ khai hải quan; gửi bản
sao giấy phép, chứng chỉ đã xác nhận trong mỗi quý vào tuần đầu của quý tiếp
theo cho Cơ quan quản lý CITES.
2. Các cơ quan chức năng quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định này theo thẩm quyền có trách nhiệm
cung cấp thông tin cho Cơ quan quản lý CITES Việt Nam về các vụ vi phạm liên
quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh, nhập nội từ biển
mẫu vật các loài động vật, thực vật quy định tại khoản 1 Điều 1
Nghị định này.
Chương VI
THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 25. Thanh tra,
kiểm tra và xử lý vi phạm
1. Các cơ quan: Kiểm lâm, Hải quan, Công an,
Bộ đội Biên phòng, Thuế, Quản lý thị trường, Kiểm dịch động vật, Kiểm dịch thực
vật, Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Bảo vệ môi trường theo chức năng, nhiệm vụ,
thẩm quyền của mình có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm theo
quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh, nhập nội từ biển, nuôi
sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo mẫu vật các loài động vật, thực
vật hoang dã quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
2. Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã quy
định tại Phụ lục I của Công ước CITES được xử lý như mẫu vật động vật, thực vật
hoang dã nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I theo quy định của pháp luật Việt Nam. Mẫu
vật động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục II và III của Công ước
CITES được xử lý như mẫu vật động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm II
theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp quy định của Công ước
CITES về xử lý mẫu vật động vật, thực vật hoang dã thuộc các Phụ lục của Công
ước khác với quy định của pháp luật Việt Nam thì áp dụng quy định của Công ước.
3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hành vi
vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh và nhập
nội từ biển quy định tại Nghị định này thì căn cứ tính chất, mức độ vi phạm mà
bị xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo quy định của pháp luật.
Điều 26. Xử lý mẫu
vật
1. Việc tạm lưu giữ động vật sống trong khi
chờ quyết định xử lý phải đảm bảo an toàn cho người và có điều kiện phù hợp về
quản lý, chăm sóc động vật.
2. Các mẫu vật mà cơ quan kiểm dịch xác nhận
là bị bệnh, có khả năng gây thành dịch bệnh nguy hiểm phải tiêu hủy ngay. Việc
tiêu hủy được tiến hành theo các quy định hiện hành của pháp luật về thú y, kiểm
dịch thực vật.
3. Xử lý mẫu vật tịch thu:
a) Giám đốc Cơ quan quản lý CITES Việt Nam
xem xét, quyết định về việc trả lại mẫu vật cho nước xuất xứ đối với mẫu vật
quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES xác định được nước xuất xứ;
b) Đối với các mẫu vật vi phạm trong các
trường hợp khác, bao gồm trường hợp quy định tại điểm a khoản này hoặc trường
hợp cơ quan hải quan, các ngành chức năng phát hiện bắt giữ, tịch thu các vật
phẩm, tang vật vi phạm tại các cửa khẩu hoặc trên các tuyến biên giới (đất liền
và trên biển), mà nước xuất xứ không nhận nhưng không có nơi cất trữ đảm bảo
thì lập biên bản chuyển giao cho cơ quan kiểm lâm hoặc cơ quan kiểm dịch động
vật, thực vật gần nhất để xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam,
phù hợp với Công ước CITES.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH10
Điều 27. Trách nhiệm
hướng dẫn và thi hành
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ
Thủy sản hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định này theo thẩm quyền.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Điều 28. Hiệu lực thi
hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15
ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 11/2002/NĐ-CP
ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về việc quản lý hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu và quá cảnh các loài động vật, thực vật hoang dã./.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN
HỢP NHẤT
BỘ TRƯỞNG
Cao Đức Phát
|
PHỤ LỤC I11
MẪU
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ
(Ban hành kèm theo Nghị
định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2011 của
Chính phủ)
ANNEX I
SAMPLE REQUEST FOR PERMIT, CERTIFICATE
(in
accompanied with Decree of Government No 98/2011/ND-CP, October, 26, 2011)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ
NGHĨA VIỆT
NAM
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc
Independence - Freedom –
Happiness
----------------
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY
PHÉP, CHỨNG CHỈ
REQUEST FOR PERMIT,
CERTIFICATE
Kính gửi/To:
|
Cơ quan quản lý CITES
Việt Nam
Viet
Nam CITES Management
Authority
|
1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép/Name
of requesting organization, individual:
- Tổ chức: Tên đầy đủ bằng tiếng Việt và tên
giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có)/Organization: Fullname of the organization in
Vietnamese and transaction name in English (if any):
- Cá nhân: Họ, tên ghi trong CMND/Hộ chiếu/Individual:
Fullname as appeared in ID/Passport:
- Số CMND/Hộ chiếu/ID/Passport:…….. Ngày cấp/date:………
Nơi cấp/place:……….
2. Địa chỉ/Address:
- Tổ chức: Địa chỉ trụ sở, số, ngày đăng ký
kinh doanh/Organization: Address of head office, Business registration number
and date of issue:
- Cá nhân: Địa chỉ thường trú/Individual:
Permanent Address:
3. Nội dung đề nghị/Request:
4. Tên loài/(Name of species)
- Tên khoa học (tên La tinh)/Scientific name
(Latin name):
- Tên thông thường (tiếng Anh, tiếng Việt)/Common
name (English, Vietnamese):
- Số lượng (bằng chữ:...)/Quantity (in
words:.....):
- Đơn vị (con, kg, mảnh, chiếc...)/unit
(individual, kg, piece...):
- Mục đích của việc đề nghị cấp giấy phép,
chứng chỉ CITES:/Purpose of requesting for CITES permit, certificate:
5. Nguồn gốc mẫu vật/Origin of specimens:
6. Mô tả chi tiết (kích cỡ, tình trạng, loại
sản phẩm...)/Detailed description (size, status, type of products...):
7. Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân xuất
khẩu, nhập khẩu bằng tiếng Việt và tiếng Anh (nếu có)/Name and address of
exporting and importing organization, individual in Vietnamese and in English
(if any):
8. Thời gian dự kiến xuất, nhập khẩu/Expected
exporting, importing time:
9. Cửa khẩu xuất, nhập khẩu (nêu rõ tên cửa
khẩu, nước)/Export, import border gate (specify border gate’s name and
country):
10. Chứng từ gửi kèm/Attached documents:
Địa điểm/place... Ngày/date... tháng/month...
năm/year...
Ký tên/Signature
(Tổ chức: ghi rõ họ, tên, chức vụ của người
đại diện và đóng dấu; cá nhân: ghi rõ họ, tên)
(Organization: specify Fullname and position
of the authorized person and stamp; Individual: specify Fullname)
PHỤ
BIỂU 2-A: MẪU GIẤY PHÉP CITES
CITES PERMIT N0/GIẤY PHÉP CITES SỐ CT-KL
PHỤ BIỂU
2-B: MẪU CHỨNG CHỈ CITES XUẤT KHẨU MẪU VẬT LƯU NIỆM
CHỨNG CHỈ CITES XUẤT KHẨU MẪU VẬT LƯU
NIỆM
SOUVERNIR EXPORT CERTIFICATE
Mã số trại:________________
|
Số chứng chỉ:________________
|
Operation No.
|
Certificate No.
|
Tên và địa chỉ cửa hàng
|
Tên khách hàng:__________________
|
Name and Address of the Shop
__________________________
__________________________
|
Name of Customer
Quốc tịch:_________________
Nationality
Số hộ chiếu:________________
Passport No.
|
TT
No.
|
Mô tả mẫu
vật
Description of Specimens
|
Tên khoa học
Scientific Name:
|
Nguồn và Phụ lục
Source & Appendice
|
Số lượng
Quantity
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
4
|
|
|
|
|
Chữ ký và họ tên của chủ
trại:__________________________________
Signature and full Name of the Operation Owner
Ngày:_____________/_____________/
200
Date
Lưu ý:
Important note:
- Chứng chỉ này chỉ được cấp tối đa cho mỗi
khách hàng 4 đơn vị cho mỗi loại mẫu vật
This certificate is only valid for up to 4 items per customer
- Nếu cần thêm thông tin về giấy phép này xin
liên hệ với:
For further information or clarification on this
certificate, please contact
CITES Mamagement Authority of Vietnam
2 Ngoc Ha Street, Hanoi
Tel: (84 4) 733 5676
Fax: (84 4) 733 5685
Email: cites_vn.kl@mard.gov.vn
PHỤ BIỂU
2-C: MẪU CHỨNG CHỈ TIỀN CÔNG ƯỚC
CHỨNG CHỈ MẪU VẬT
TIỀN
CÔNG ƯỚC
PRE-CONVENTION CETIFICATE
Cấp cho:
Issuing for:
Số CMND/Hộ chiếu.
Identity card
No. Issuing date
_____________
|
Ngày cấp
Issuing place
__________
|
Nơi cấp
___________
|
Tên loài:
Name of species: _____________________________________
(Tên khoa học/tên thông thường):
(Scientific name/common name):
Mô tả mẫu vật
Description of specimen ____________________________
Số đánh dấu
Marking No. ________________________________________
Nguồn và
Phụ lục
Source & Appendice _____________________________
Số lượng
Quantity
_________________________________________
Ngày có mẫu vật
Date of accquisition _______________________________
Giấy tờ
hợp
pháp
Legal document __________________________________
Nơi
cấp/Place
|
Ngày cấp/Date
|
Chữ ký, dấu của Cơ quan quản lý CITES/Signature and official seal
|
PHỤ BIỂU 2-D: MẪU GIẤY
PHÉP
PHỤ LỤC III-A12
MẪU ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY
PHÉP, CHỨNG NHẬN CƠ SỞ TRỒNG CẤY NHÂN TẠO CÁC LOÀI PHỤ LỤC I CỦA CÔNG ƯỚC CITES
(Ban hành kèm theo Nghị
định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2011 của
Chính phủ)
Annex III-A
SAMPLE REQUEST FOR
REGISTRATION FARM
OF PLANT SPECIES
BELONG TO CITES APPENDIX I
(in accompanied with Decree of Government No 98/2011/ND-CP, October, 26, 2011)
1. Tên và địa chỉ của cơ sở/Name and address
of the requested farm:
2. Họ, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện/Full
name owners or their representatives: Số CMND/Hộ chiếu/ID/Passport:……….. Ngày
cấp/date:……….. Nơi cấp/place:………….
3. Loài đăng ký trồng cấy nhân tạo (tên khoa
học, tên thông thường)/Registration species for artificial propagation
(scientific name, common names):
4. Số lượng loài thực vật đăng ký trồng cấy
nhân tạo/Number of plant species and artificial propagation register:
5. Mô tả nguồn giống của loài đăng ký trồng
cấy nhân tạo (tài liệu chứng minh nguồn giống được khai thác hoặc nhập khẩu hợp
pháp)/Description of seed sources of species for artificial propagation register
(documented seed sources are exploited or legally imported:
6. Mô tả phương pháp trồng cấy nhân tạo/Described
methods for artificial propagation:
7. Mô tả điều kiện hạ tầng cơ sở/Description
of infrastructure conditions:
8. Sản lượng hàng năm trước đây, hiện tại và
dự kiến trong các năm tới/Annual output of previous, current and expected in
the coming years:
9. Giấy chứng nhận mẫu vật không mang dịch
bệnh hoặc không gây hại cho các hoạt động kinh tế khác của quốc gia đối với các
cơ sở trồng cấy nhân tạo những loài không phân bố ở Việt Nam/Certificate
specimens do not carry diseases or harmful to other economic activities of
national institutions for the artificial propagation of the species are not
distributed in Vietnam:
10. Các thông tin khác theo yêu cầu của Công
ước CITES đối với những loài thực vật quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES/Other
required information by CITES for plant species in Appendix I of the CITES:
PHỤ LỤC III-B13
MẪU
HỒ SƠ GỬI KÈM CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ CÁC TRẠI NUÔI SINH SẢN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
QUY ĐỊNH TẠI PHỤ LỤC I CỦA CÔNG ƯỚC CITES
(Ban hành kèm theo Nghị
định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2011 của
Chính phủ)
ANNEX III-B
SAMPLE REQUEST FOR REGISTRATION FARM OF SPECIES BELONG
TO CITES APPENDIX I
(in
accompanied with Decree of Government No 98/2011/ND-CP, October, 26, 2011)
1. Tên và địa chỉ của trại/Name and address
of the farm:
2. Họ, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện/Full
name owners or their representatives: Số CMND/Hộ chiếu/ID/Passport:…………. Ngày
cấp/date:…………. Nơi cấp/place:…………
3. Loài đăng ký gây nuôi sinh sản (tên khoa
học, tên thông thường)/Species registered breeding (scientific names, common
names):
4. Thông tin chi tiết về số lượng và tuổi của
con đực, cái trong đàn giống sinh sản/Details about the number and age of
males, female reproduction in the breed:
5. Tài liệu chứng minh các con giống có nguồn
gốc hợp pháp theo quy định hiện hành hoặc nếu nhập khẩu thì phải chứng minh
được việc nhập khẩu phù hợp với các quy định của Công ước CITES và luật pháp
quốc gia/Documents proving that the breed which had originated legal under
current regulations, or prove that the importation in accordance with the
provisions of CITES and national legislation, if they are imported:
6. Nếu trại mới sản xuất được thế hệ F1 thì
cung cấp tài liệu chứng minh trại được quản lý và hoạt động theo phương pháp mà
một trại khác đã áp dụng và được công nhận đã sản xuất được thế hệ F2/If a new
farm produce F1 generation, provide documents to prove the camp is manages and
operated under a method that other camps have applied and been recognized
already producing F2 generation:
7. Sản lượng hàng năm trước đây, hiện tại và
dự kiến trong các năm tới/Annual output of previous, current and expected in
the coming years:
8. Loại sản phẩm (động vật sống, da, xương,
huyết thanh, các bộ phận hoặc dẫn xuất khác)/Product (live animals, skins,
bones, serum, organs or other derivatives):
9. Mô tả chi tiết phương pháp đánh dấu mẫu
vật (dùng thẻ, chíp điện tử, cắt tai, cắt vẩy), nhằm xác định nguồn giống sinh
sản, các thế hệ kế tiếp và các loại sản phẩm xuất khẩu/Detailed description of
methods marked specimens (card, chip, cut off ears, cut flakes), to identify
sources of seed breeding, and the next generation of products for export:
10. Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: diện
tích, công nghệ chăn nuôi, cung cấp thức ăn, khả năng thú y, vệ sinh môi
trường, cách thức lưu trữ thông tin/Describes the infrastructure of the farm:
area, breeding technologies, food supply, veterinary capacity, environmental
hygiene, how to store information:
11. Các trại nuôi sinh sản những loài không
phân bố ở Việt Nam phải trình bằng chứng nguồn giống là mẫu vật tiền Công ước,
có nguồn gốc từ mẫu vật tiền Công ước hoặc được đánh bắt tại quốc gia có loài
đó phân bố theo đúng các quy định của Công ước và luật pháp của quốc gia đó/The
Vietnamese breeding farms but their species are not distributed in Viet Nam
have to provide the evidence of specimens were derived from pre-Convention
specimens or to colected in countries such species distribution accordance with
the provisions or the Convention and the laws of that country:
12. Các trại nuôi sinh sản những loài không
phân bố ở Việt Nam phải trình giấy chứng nhận mẫu vật không mang dịch bệnh hoặc
không gây hại cho các hoạt động kinh tế của quốc gia/Submit a certificate of
non - disease samples or not harmful to other economic activites of Vietnam if
the species are not distributed in Vietnam:
13. Các thông tin khác theo yêu cầu của Công
ước CITES đối với những loài động vật quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES/Other
information requires by CITES to those animals specified in Annex I of the
CITES:
PHỤ LỤC IV-A14
HỒ
SƠ KÈM THEO CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ CƠ SỞ TRỒNG CẤY NHÂN TẠO THỰC VẬT HOANG DÃ
QUY ĐỊNH TẠI PHỤ LỤC II, III CỦA CÔNG ƯỚC CITES VÀ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Nghị
định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2011 của
Chính phủ)
ANNEX
IV-A
ATTACHED DOCUMENTS REQUEST FOR REGISTRATION OF
ESTABLISHMENTS FOR ARTIFICIAL PROPAGATION OF WILD PLANTS SPECIFIED IN APPENDIX
II AND APPENDIX III OF CITES AND IN ACCORDANCE WITH THE LAWS OF VIETNAM
(in
accompanied with Decree of Government No 98/2011/ND-CP, October, 26, 2011)
1. Tên và địa chỉ của cơ sở/Name and address
of the farm:
2. Họ, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện/Full
name owners or their representatives: Số CMND/Hộ chiếu/ID/Passport:…………… Ngày
cấp/date:……………. Nơi cấp/place:…………..
3. Loài đăng ký trồng cấy nhân tạo (tên khoa
học và tên thông thường)/Registration species for artificial propagation (the
scientific name and common names):
4. Mô tả số lượng nguồn giống khai thác hợp
pháp từ tự nhiên/Describes the number of seed sources from the legal
exploitation of natural:
5. Mô tả điều kiện hạ tầng và phương thức
trồng cấy/Description infrastructure conditions and cultivation method:
6. Sản lượng hàng năm trước đây, hiện tại và
dự kiến trong các năm tới/Annual output of previous, current and expected in
the coming years:
PHỤ LỤC IV-B15
HỒ
SƠ KÈM THEO CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ TRẠI NUÔI SINH SẢN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ QUY
ĐỊNH TẠI CÁC PHỤ LỤC II, III CỦA CÔNG ƯỚC CITES VÀ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Nghị
định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ)
ANNEX
IV-B
DOCUMENTS ATTACHED
REQUEST FOR REGISTRATION OF FARMS FOR BREEDING OF WILD ANIMALS SPECIFIED IN
APPENDIX II AND APPENDIX III OF CITES AND IN ACCORDANCE WITH THE LAWS OF
VIETNAM
(in accompanied with Decree of Government No 98/2011/ND-CP, October, 26,
2011)
Tên và địa chỉ của trại/Name and address of
the farm:
1. Họ, tên chủ trại hoặc người đại diện/The
full name of the farmer or his representatives:
Số CMND/Hộ chiếu/ID/Passport:………… Ngày cấp/date:……….
Nơi cấp/place:……….
2. Loài đăng ký nuôi sinh sản (tên khoa học
và tên thông thường)/Registered breeding species (scientific names and common
names):
3. Thông tin chi tiết về số lượng và tuổi của
con đực, cái trong đàn giống sinh sản/Details about the number and age of
males, female reproduction in the breed:
4. Tài liệu chứng minh các con giống đó được
đánh bắt hợp pháp theo quy định hiện hành hoặc nếu nhập khẩu thì phải chứng
minh được việc nhập khẩu đó phù hợp với các quy định của Công ước CITES và luật
pháp quốc gia/Documents proving that the breed is considered illegal under
current regulations, or if imported, they must prove that the import is
consistent with the provisions of CITES and national legislation:
5. Bản đánh giá nhu cầu và nguồn cung cấp mẫu
vật để tăng cường nguồn giống sinh sản nhằm phát triển nguồn gen/Written
assessment of needs and supply samples to strengthen seed breeding to develop
genetic resources:
6. Loại sản phẩm xuất khẩu (động vật sống,
da, xương, huyết thanh, các bộ phận hoặc dẫn xuất khác)/Product categories exports
(live animals, skins, his parish, serum, organs or other derivatives):
7. Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: diện
tích, công nghệ chăn nuôi, cung cấp thức ăn, khả năng thú y, vệ sinh môi trường
và cách thức lưu trữ thông tin/Describes the infrastructure of the farm: area,
breeding technologies, food supply, veterinary capacity, environmental
sanitation and how to store information:
PHỤ BIỂU 5:
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐĂNG KÝ TRẠI NUÔI SINH SẢN, NUÔI SINH TRƯỞNG, TRỒNG CẤY NHÂN TẠO
TÊN CQ, TC CẤP TRÊN
TÊN CƠ QUAN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ………/………..
|
............., ngày...... tháng....... năm............
|
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG
KÝ
TRẠI NUÔI SINH SẢN/NUÔI SINH TRƯỞNG/TRỒNG CẤY NHÂN TẠO
ĐỘNG, THỰC VẬT HOANG DÃ
Trại nuôi sinh sản/cơ sở
trồng cấy nhân tạo (tên đăng ký):
Địa chỉ:
Mã số (do
cơ quan đăng ký cấp):
Tên khoa học/thông thường loài nuôi sinh sản,
trồng cấy nhân tạo (nếu nuôi,
trồng cấy nhiều loài thì kèm theo danh sách riêng):
Chứng nhận trại nuôi sinh sản/cơ sở trồng cấy nhân tạo có tên nói trên đã đăng ký theo quy định tại Nghị định
số............................................................................... về quản lý hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu, tái xuất khẩu,
nhập nội từ biển,
quá
cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy
nhân tạo các loài động, thực vật
hoang
dã nguy cấp, quý, hiếm.
|
CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký, con dấu)
(Họ, tên người
ký)
|