Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BTC 2020 Thông tư thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu

Số hiệu: 01/VBHN-BTC Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Vũ Thị Mai
Ngày ban hành: 03/01/2020 Ngày hợp nhất: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/VBHN-BTC

Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2020

THÔNG TƯ[1]

QUY ĐỊNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, QUÁ CẢNH GỬI QUA DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH QUỐC TẾ

Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2016, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019;

Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13   ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật Bưu chính số 49/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

Căn cứ Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;

Căn cứ Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế. [2]

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế (dưới đây gọi là hàng hóa).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế (dưới đây gọi là doanh nghiệp chuyển phát nhanh).

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp chuyển phát nhanh.

3.[3] Doanh nghiệp kinh doanh địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh, hàng bưu chính.

4. Cơ quan Hải quan; công chức hải quan.

5. [4] Đại lý hải quan.

Điều 3. Địa điểm làm thủ tục hải quan [5]

Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ.

Điều 4. Khai hải quan

1. Người khai hải quan bao gồm:

a) Doanh nghiệp chuyển phát nhanh;

b) Chủ hàng;

c) Người được chủ hàng ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;

đ) Người thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa;

đ) Đại lý hải quan không phải doanh nghiệp chuyển phát nhanh.

2. [6] Người khai hải quan thực hiện khai hải quan theo phương thức điện tử. Trường hợp quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP , người khai hải quan được lựa chọn khai theo phương thức điện tử hoặc khai trên tờ khai hải quan giấy.

3. Người khai hải quan quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện khai tờ khai hải quan giấy đối với các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan (dưới đây gọi là Nghị định số 08/2015/NĐ-CP).

Điều 5. Trách nhiệm của doanh nghiệp chuyển phát nhanh

Doanh nghiệp chuyển phát nhanh thực hiện trách nhiệm của người khai hải quan theo quy định của Luật Hải quan, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP , Thông tư số 38/2015/TT-BTC , Thông tư số 120/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mẫu, chế độ in, phát hành, quản lý và sử dụng Tờ khai Hải quan dùng cho người xuất, nhập cảnh (dưới đây gọi là Thông tư số 120/2015/TT-BTC) và Thông tư số 42/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan đối với phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (dưới đây gọi là Thông tư số 42/2015/TT-BTC). Ngoài ra, doanh nghiệp chuyển phát nhanh thực hiện:

1. Cập nhật các quy định pháp luật hiện hành, thông báo và giải thích cho chủ hàng những quy định về chính sách quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

2. Yêu cầu chủ hàng cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa và không chấp nhận vận chuyển hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, ngừng xuất khẩu, ngừng nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo quy định.

3. [7] Chia nhóm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đúng quy định tại Điều 6 Thông tư này.

4. Nộp thuế, phí hải quan, lệ phí hàng hóa quá cảnh [8], các khoản thu khác theo quy định tại Chương III Thông tư này.

5. Chủ động phối hợp với cơ quan hải quan xử lý hàng hóa không phát được cho người nhận. Trường hợp hàng hóa đã thông quan, đã nộp thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu (nếu có) nhưng không chuyển phát được cho người nhận theo địa chỉ trên vận đơn, doanh nghiệp chuyển phát nhanh nộp hồ sơ hoàn thuế và thực hiện hoàn thuế theo quy định tại mục 4 Chương VII Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

6. Đảm bảo xe chuyên dụng, bao bì chuyên dụng đáp ứng điều kiện niêm phong hải quan.

7. [9] Căn cứ vào thông tin người gửi cung cấp, doanh nghiệp thực hiện khai các chỉ tiêu thông tin về vận đơn thứ cấp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Thông tư số 50/2018/TT-BTC ngày 23/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành các chỉ tiêu thông tin, mẫu chứng từ khai báo khi làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh đối với phương tiện qua cửa khẩu đường không, đường biển, đường sắt, đường bộ và cửa khẩu đường sông theo quy định tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trước khi dỡ hàng từ phương tiện nhập cảnh vào kho.

8. [10] Cung cấp Bản lược khai hàng hóa (bản giấy) đối với hàng hóa nhập khẩu theo Mẫu số HQ05-BLKHH [11] Phụ lục I Danh mục 2 ban hành kèm theo Thông tư này cho cơ quan hải quan trước khi xếp dỡ hàng hóa vào kho trong trường hợp không có dữ liệu thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

9. Kết nối hệ thống quản lý mã vạch hàng hóa (nếu có) với bộ phận giám sát Hải quan để quản lý, giám sát đối với hàng hóa đưa ra, đưa vào khu vực giám sát của cơ quan Hải quan.

10. [12] Gửi thông báo về thời gian thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vào ngày lễ, ngày nghỉ và ngoài giờ làm việc thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc bằng văn bản đến cơ quan hải quan. Ngay sau khi nhận được thông báo, cơ quan hải quan có trách nhiệm phản hồi cho doanh nghiệp qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc bằng văn bản về việc bố trí làm thủ tục hải quan vào ngày nghỉ, ngày lễ và ngoài giờ làm việc. Thời gian gửi thông báo và phản hồi của cơ quan hải quan thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Trường hợp cần làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa của doanh nghiệp chuyển phát nhanh trong một khoảng thời gian cố định, không trùng với 08 giờ làm việc theo quy định, doanh nghiệp chuyển phát nhanh thông báo bằng văn bản tới cơ quan hải quan về khung giờ làm việc và khoảng thời gian áp dụng khung giờ làm việc để cơ quan hải quan bố trí làm thủ tục hải quan.

11.[13] Cung cấp chứng từ thuộc hồ sơ hải quan cho chủ hàng để lưu giữ theo quy định trong trường hợp doanh nghiệp chuyển phát nhanh là người khai hải quan.

Điều 6. Quy định về chia nhóm hàng hóa [14]

1. Doanh nghiệp chuyển phát nhanh căn cứ vào hồ sơ, tài liệu của hàng hóa, thông tin do chủ hàng cung cấp và thông tin cảnh báo nội bộ về sự sai khác giữa thông tin khai báo của người gửi về hàng hóa, trị giá hàng hóa với thực tế hàng hóa và các chứng từ liên quan (nếu có) để thực hiện chia nhóm hàng hóa như sau:

a) Hàng hóa xuất khẩu được chia nhóm như sau:

a.1) Nhóm 1: Hàng hóa xuất khẩu là tài liệu, chứng từ không có giá trị thương mại;

a.2) Nhóm 2: Hàng hóa xuất khẩu thỏa mãn các điều kiện sau:

a.2.1) Có trị giá hải quan dưới năm triệu đồng Việt Nam (5.000.000 đồng);

a.2.2) Được miễn thuế xuất khẩu hoặc chịu thuế xuất khẩu với thuế suất là 0%;

a.2.3) Không thuộc mặt hàng phải có giấy phép xuất khẩu, kiểm tra chuyên ngành.

a.3) Nhóm 3: Hàng hóa xuất khẩu không thuộc nhóm 1, nhóm 2; hàng hóa thuộc nhóm 1, nhóm 2 nhưng chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền yêu cầu tự làm thủ tục hải quan; hàng hóa có thông tin cảnh báo nội bộ của doanh nghiệp; hàng hóa có nghi ngờ về trị giá hải quan.

b) Hàng hóa nhập khẩu được chia nhóm như sau:

b.1) Nhóm 1: Hàng hóa nhập khẩu là tài liệu, chứng từ không có giá trị thương mại;

b.2) Nhóm 2: Hàng hóa nhập khẩu có trị giá hải quan trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP và không thuộc mặt hàng phải có giấy phép nhập khẩu, kiểm tra chuyên ngành;

b.3) Nhóm 3: Hàng hóa nhập khẩu không thuộc nhóm 1, nhóm 2; hàng hóa thuộc nhóm 1, nhóm 2 nhưng chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền yêu cầu tự làm thủ tục hải quan; hàng hóa có thông tin cảnh báo nội bộ của doanh nghiệp; hàng hóa có nghi ngờ về trị giá hải quan.

2. Trường hợp các thông tin trên hồ sơ, tài liệu của hàng hóa, thông tin do chủ hàng cung cấp không đủ căn cứ để chia nhóm hàng hóa, khai báo hải quan, doanh nghiệp chuyển phát nhanh thực hiện xem trước hàng hóa tại khu vực có camera giám sát, dưới sự giám sát của công chức hải quan:

a) Khi thông tin trên hồ sơ, tài liệu của hàng hóa có sự sai khác với hàng hóa thực tế, công chức hải quan lập 02 biên bản có xác nhận của doanh nghiệp, mỗi bên giữ 01 bản. Biên bản phải thể hiện được đúng tên hàng hóa và ghi rõ doanh nghiệp chịu trách nhiệm giữ nguyên trạng hàng hóa.

b) Người khai hải quan thực hiện chia nhóm, khai báo hải quan theo đúng thực tế hàng hóa hoặc cơ quan hải quan xử lý vi phạm trong trường hợp hàng hóa không được phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

c) Người khai hải quan phải khai báo rõ số, ngày, tháng, năm của biên bản quy định tại điểm a khoản này trên tờ khai hải quan giấy tại cột Ghi chú theo Mẫu số HQ 01-TKTLCT Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này hoặc tại ô số 32 trên mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/ TT-BTC đối với tờ khai hải quan giấy hoặc tại chỉ tiêu thông tin phần ghi chú đối với tờ khai hải quan điện tử.

3. Trường hợp cơ quan hải quan phát hiện tờ khai hải quan được khai báo theo nhóm hàng hóa không đúng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp chuyển phát nhanh lưu giữ hàng hóa chia nhóm không đúng quy định tại khu vực riêng và tiếp tục làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa theo nhóm được chia đúng. Cơ quan hải quan kiểm tra thực tế đối với hàng hóa chia nhóm không đúng quy định khi làm thủ tục theo tờ khai hải quan mới.

Điều 7. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với thư; túi ngoại giao, túi lãnh sự

1. Thư xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật, chịu sự giám sát hải quan, được chứa đựng bao bì chuyên dụng và niêm phong hải quan.

2. Túi ngoại giao, túi lãnh sự xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế:

a) Được miễn làm thủ tục hải quan (bao gồm miễn khai hải quan, miễn kiểm tra hải quan);

b) Khi có căn cứ để khẳng định túi ngoại giao, túi lãnh sự vi phạm chế độ ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định việc xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 57 Luật Hải quan.

Chương II

THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA CHUYỂN PHÁT NHANH

Điều 8. Hồ sơ hải quan [15]

1. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhóm 1 quy định tại Điều 6 Thông tư này là Tờ khai tài liệu, chứng từ không có giá trị thương mại theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại phần A, mục I Phụ lục II [16] Danh mục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, hồ sơ hải quan là tờ khai tài liệu, chứng từ không có giá trị thương mại theo Mẫu số HQ 01-TKTLCT Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhóm 2 quy định tại Điều 6 Thông tư này:

a) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp đối với hàng hóa nhập khẩu hoặc Tờ khai hàng hóa xuất khẩu trị giá thấp đối với hàng hóa xuất khẩu theo chỉ tiêu thông tin tại phần A, mục II Phụ lục II [17] Danh mục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP , doanh nghiệp nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo Mẫu số HQ/2015/XK hoặc Mẫu số HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được khai theo hướng dẫn tại phần III Phụ lục II [18] Danh mục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (đối với hàng hóa nhập khẩu): 01 bản chụp;

c) Hóa đơn thương mại (nếu có): 01 bản chụp.

3. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhóm 3 quy định tại Điều 6 Thông tư này:

Thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC .

Điều 9. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhóm 1 quy định tại Điều 6 Thông tư này [19]

1. Trách nhiệm của doanh nghiệp chuyển phát nhanh

a) Khai và gửi đầy đủ các thông tin trên tờ khai tài liệu, chứng từ không có giá trị thương mại theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; nhận thông tin phản hồi từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan gặp sự cố, thực hiện khai và nộp cho cơ quan hải quan 02 tờ khai hải quan giấy theo Mẫu số HQ 01-TKTLCT Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Khai các chỉ tiêu thông tin được khai bổ sung quy định tại phần A, mục I Phụ lục II [20] Danh mục 2 ban hành kèm theo Thông tư này trước khi tờ khai hải quan được thông quan:

b.1) Trường hợp khai hải quan điện tử: thực hiện khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin tờ khai và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan kèm các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung.

b.2) Trường hợp khai hải quan giấy: thực hiện khai bổ sung, nộp 02 bản chính theo Mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục II [21] ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/ TT-BTC và 01 bản chụp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung cho cơ quan hải quan.

c) Xuất trình hồ sơ để cơ quan hải quan kiểm tra trong trường hợp tờ khai hải quan được phân luồng vàng. Xuất trình hồ sơ và hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra trong trường hợp tờ khai hải quan được phân luồng đỏ.

d) Thực hiện hủy tờ khai hải quan theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.

đ) Thực hiện các quyết định của cơ quan hải quan theo quy định.

2. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan

a) Kiểm tra hồ sơ hải quan, hồ sơ khai bổ sung (nếu có) trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc do người khai hải quan xuất trình. Kết quả kiểm tra phù hợp, thực hiện thông quan hàng hóa theo quy định trong trường hợp tờ khai hải quan được phân luồng vàng.

Kết quả kiểm tra hồ sơ không phù hợp hoặc tờ khai hải quan được phân luồng đỏ, thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa quy định tại điểm b khoản này.

b) Kiểm tra thực tế hàng hóa: Trường hợp kết quả kiểm tra hàng hóa phù hợp với hồ sơ hải quan, thực hiện thông quan hàng hóa theo quy định. Trường hợp kết quả kiểm tra hàng hóa không phù hợp với hồ sơ hải quan, xử lý vi phạm theo quy định và thực hiện các thủ tục tiếp theo.

c) Thực hiện hủy tờ khai hải quan theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.

Điều 10. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhóm 2 quy định tại Điều 6 Thông tư này [22]

1. Trường hợp khai hải quan điện tử:

a) Trách nhiệm của doanh nghiệp chuyển phát nhanh

a.1) Khai và gửi đầy đủ các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp, tờ khai hàng hóa xuất khẩu trị giá thấp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 Thông tư này đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; nhận thông tin phản hồi từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

a.2) Xuất trình hồ sơ để cơ quan hải quan kiểm tra đối với tờ khai hải quan được phân luồng vàng. Xuất trình hồ sơ và hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra trong trường hợp tờ khai hải quan được phân luồng đỏ.

a.3) Khai bổ sung

a.3.1) Thực hiện khai bổ sung đối với các trường hợp được khai bổ sung theo khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC;

a.3.2) Thủ tục khai bổ sung:

Khai các chỉ tiêu thông tin được khai bổ sung theo hướng dẫn tại phần A và phần C, mục II Phụ lục II[23] Danh mục 2 ban hành kèm theo Thông tư này và thực hiện thủ tục khai bổ sung quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC .

a.4) Thực hiện hủy tờ khai hải quan theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.

a.5) Thực hiện các quyết định của cơ quan hải quan.

b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan:

b.1) Kiểm tra hồ sơ hải quan, hồ sơ khai sửa đổi, bổ sung (nếu có) trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định tại các Điều 23, Điều 24 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12, khoản 13 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ; Điều 26 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và khoản 9, khoản 14, khoản 15, khoản 16 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC .

b.2) Kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định về kiểm tra thực tế hàng hóa đối với những lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu khi làm thủ tục tại Chi cục Hải quan cửa khẩu theo khoản 18 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC và xử lý kết quả kiểm tra hải quan theo khoản 19 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.

b.3) Thực hiện thông quan hàng hóa theo quy định.

b.4) Thực hiện hủy tờ khai hải quan theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.

2. Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP thực hiện như sau:

a) Trách nhiệm của doanh nghiệp chuyển phát nhanh:

a.1) Thực hiện khai tờ khai hải quan giấy theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 Thông tư này;

a.2) Xuất trình hồ sơ hải quan và hàng hóa để kiểm tra theo quyết định của cơ quan hải quan;

a.3) Thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 11 Thông tư này theo từng số vận đơn không phù hợp với khai báo;

a.4) Đối với các trường hợp được khai bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC, gửi 02 bản chính văn bản đề nghị khai bổ sung theo Mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục II[24] ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC và 01 bản chụp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan;

a.5) Đối với các trường hợp hủy tờ khai theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này, nộp 02 bản chính văn bản đề nghị hủy tờ khai hải quan theo Mẫu số 04/HTK/GSQL Phụ lục II[25] ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan;

a.6) Thực hiện các quyết định của cơ quan hải quan theo quy định;

a.7) Xác nhận hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan trong trường hợp thực hiện giám sát hải quan đối với hàng hóa đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho, địa điểm.

b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

b.1) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ hải quan của doanh nghiệp;

b.2) Chi cục trưởng quyết định việc kiểm tra hàng hóa qua máy soi theo nguyên tắc quản lý rủi ro:

b.2.1) Trường hợp kết quả kiểm tra hàng hóa không có dấu hiệu nghi vấn, thực hiện thông quan hàng hóa theo quy định;

b.2.2) Trường hợp kết quả kiểm tra hàng hóa có dấu hiệu nghi vấn, công chức hải quan thực hiện kiểm tra trực tiếp thực tế hàng hóa theo từng vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương có dấu hiệu nghi vấn:

b.2.2.1) Kết quả kiểm tra hàng hóa phù hợp với khai báo, thực hiện thông quan hàng hóa theo quy định;

b.2.2.2) Kết quả kiểm tra hàng hóa không phù hợp với khai báo, xử lý vi phạm và yêu cầu doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 11 Thông tư này;

b.3) Tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung, ghi rõ ngày, giờ tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung; kiểm tra tính đầy đủ, phù hợp hồ sơ khai bổ sung; kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có); thông báo kết quả kiểm tra trên văn bản đề nghị khai bổ sung; trả cho người khai hải quan 01 bản văn bản đề nghị khai bổ sung có xác nhận của cơ quan hải quan;

b.4) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị hủy tờ khai của doanh nghiệp; kiểm tra lý do, điều kiện và thông tin tờ khai hải quan đề nghị hủy; thông báo kết quả hủy tờ khai trên văn bản đề nghị hủy; trả cho người khai hải quan 01 bản văn bản đề nghị hủy tờ khai hải quan có xác nhận của cơ quan hải quan. Công chức hải quan gạch chéo bằng bút mực, ký tên, đóng dấu công chức lên tờ khai hải quan được hủy; lưu tờ khai hải quan được hủy theo thứ tự số đăng ký tờ khai hải quan;

b.5) Công chức hải quan cập nhật thông tin tờ khai đã xác nhận thông quan vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định.

Điều 11. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhóm 3 quy định tại Điều 6 Thông này [26]

1. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC và sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC.

2. Về kiểm tra trị giá hải quan, xử lý kết quả kiểm tra trị giá hải quan và xác định xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định pháp luật về trị giá hải quan, xác định xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Thủ tục hủy tờ khai hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.

Điều 12a. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh [27]

1. Trách nhiệm của doanh nghiệp chuyển phát nhanh hoặc doanh nghiệp kinh doanh địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh trong việc đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho, địa điểm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1.1. Trường hợp có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan

a) Quá trình xếp dỡ hàng hóa vào kho, địa điểm

a.1) Cập nhật thông tin thực tế hàng hóa đưa vào kho, địa điểm theo chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục III[28] Danh mục 2 ban hành kèm theo Thông tư này vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trường hợp có thông tin về vận đơn thứ cấp trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, thời gian cập nhật thông tin chậm nhất 01 giờ sau khi hoàn thành việc xếp dỡ hàng hóa vào kho, địa điểm. Trường hợp không có thông tin về vận đơn thứ cấp trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, thực hiện cập nhật thông tin thực tế hàng hóa trước khi thực hiện chia nhóm hàng hóa.

a.2) Cập nhật thông tin hàng hóa sai khác (nếu có) theo chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục III[29] Danh mục 2 ban hành kèm theo Thông tư này và thông tin sửa đổi, bổ sung về vận đơn vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trong trường hợp hàng hóa vào kho, địa điểm có sai khác về số lượng, trọng lượng hàng hóa so với thông tin khai báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

b) Quá trình lưu giữ hàng hóa trong kho, địa điểm:

b.1) Trường hợp có sự thay đổi hàng hóa lưu giữ trong kho, địa điểm, cập nhật thông tin sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 02 hoặc thông tin hủy theo Mẫu số 03 Phụ lục III[30] Danh mục 2 ban hành kèm theo Thông tư này vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

b.2) Trường hợp hàng hóa không còn nguyên vẹn, bao bì rách, vỡ làm sai lệch số lượng, trọng lượng, phải được lưu giữ tại khu vực có camera giám sát; phối hợp với cơ quan hải quan để lập Biên bản bất thường; cập nhật thông tin theo chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 02 hoặc Mẫu số 03 Phụ lục III[31] Danh mục 2 ban hành kèm theo Thông tư này vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

c) Quá trình đưa hàng hóa ra khỏi kho, địa điểm

c.1) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

c.2) Chỉ được đưa hàng hóa ra khỏi kho, địa điểm khi thông tin trên bao bì chứa hàng hóa phù hợp với thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan;

c.3) Xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra qua máy soi đối với hàng hóa nhóm 1, nhóm 2 trừ trường hợp hàng hóa đã thực hiện kiểm tra thực tế;

c.4) Không được đưa hàng hóa ra khỏi kho, địa điểm khi nhận được Thông báo từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan về tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan theo quy định tại khoản 32 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Thông báo cho người khai hải quan liên hệ cơ quan hải quan giải quyết theo quy định;

c.5) Ngay sau khi đưa hàng ra khỏi kho, địa điểm, cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi kho, địa điểm theo chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục III[32] Danh mục 2 ban hành kèm theo Thông tư này vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

c.6) Gửi thông tin đề nghị hủy xác nhận hàng hóa ra khỏi kho, địa điểm theo chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục III[33] Danh mục 2 ban hành kèm theo Thông tư này đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

1.2. Trường hợp chưa có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan

a) Được đưa hàng hóa ra khỏi kho, địa điểm trong trường hợp sau:

a.1) Đối với hàng hóa nhóm 1, nhóm 2: sau khi có xác nhận hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát của cơ quan hải quan trên Bảng kê tờ khai tài liệu, chứng từ không có giá trị thương mại xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan theo Mẫu số HQ 07-BKTKTL[34], Bảng kê chi tiết hàng hóa theo Mẫu số HQ06-BKCTHH[35] hoặc Bảng kê tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trị giá thấp đã được thông quan theo Mẫu số HQ02-BKTKTGT[36] Phụ lục I Danh mục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;

a.2) Đối với hàng hóa nhóm 3: sau khi có xác nhận thông quan của cơ quan hải quan trên tờ khai hải quan giấy hoặc có xác nhận của công chức hải quan (ký tên, đóng dấu công chức) trên danh sách hàng hóa theo Mẫu số 30/DSHH/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC ;

a.3) Đối với hàng hóa chuyển cửa khẩu: sau khi có xác nhận của công chức hải quan (ký tên, đóng dấu công chức) trên Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển;

b) Xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra qua máy soi đối với hàng hóa nhóm 1, nhóm 2 trừ trường hợp đã thực hiện kiểm tra thực tế;

c) Kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp về số niêm phong (nếu có), số lượng trọng lượng của thực tế hàng hóa với thông tin trên Bảng kê hoặc danh sách hàng hóa hoặc tờ khai hải quan giấy hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển để cho phép hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan. Trường hợp kết quả kiểm tra, đối chiếu không phù hợp thì thông báo ngay cho cơ quan hải quan để xử lý;

d) Không được đưa hàng hóa ra khỏi kho, địa điểm khi nhận được Thông báo về tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan theo quy định tại khoản 32 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Thông báo cho người khai hải quan liên hệ cơ quan hải quan giải quyết theo quy định;

đ) Lưu danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo Mẫu số 30/DSHH/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC đối với hàng hóa nhóm 3 thực hiện khai hải quan điện tử.

2. Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho, địa điểm

2.1. Trường hợp có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan

a) Quá trình xếp dỡ hàng hóa vào kho, địa điểm

Tiếp nhận thông tin hàng hóa đưa vào kho, địa điểm và thông tin hàng hóa sai khác (nếu có) trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

b) Quá trình lưu giữ hàng hóa trong kho, địa điểm:

b.1) Tiếp nhận thông tin sửa đổi, bổ sung, thông tin hủy (nếu có); kiểm tra và phê duyệt hủy thông tin (nếu có) trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

b.2) Kiểm tra, lập 02 Biên bản bất thường theo Mẫu số HQ 08-BBBT[37] Phụ lục I Danh mục 2 ban hành kèm theo Thông tư này đồng thời thực hiện theo quy định tại điểm b.1 khoản này đối với hàng hóa không còn nguyên vẹn, bao bì rách, vỡ.

c) Quá trình đưa hàng hóa ra khỏi kho, địa điểm

c.1) Gửi thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan và thông tin thay đổi trạng thái tờ khai hải quan (tạm dừng, bỏ tạm dừng; hủy) theo chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 06 hoặc Mẫu số 07 Phụ lục III[38] Danh mục 2 ban hành kèm theo Thông tư này vào Hệ thống của doanh nghiệp chuyển phát nhanh;

c.2) Thực hiện kiểm tra qua máy soi đối với hàng hóa nhóm 1, nhóm 2 trừ trường hợp đã thực hiện kiểm tra thực tế. Kết quả kiểm tra phù hợp với khai báo, xác nhận hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan; kết quả kiểm tra không phù hợp với khai báo, mở hàng hóa để kiểm tra trực tiếp theo quy định. Kết quả kiểm tra trực tiếp phù hợp với khai báo, xác nhận hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan; kết quả kiểm tra trực tiếp không phù hợp với khai báo, xử lý vi phạm theo quy định;

c.3) Hướng dẫn người khai hải quan hoàn thành thủ tục đối với lô hàng có thông báo tạm dừng hoặc chưa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan;

c.4) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đưa ra khỏi kho, địa điểm từ Hệ thống của doanh nghiệp;

c.5) Xem xét, quyết định cho phép việc hủy xác nhận hàng hóa ra khỏi kho, địa điểm trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và gửi thông tin đến Hệ thống của doanh nghiệp chuyển phát nhanh.

2.2. Trường hợp chưa có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan

a) Kiểm tra thông tin danh sách hàng hóa hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển do người khai hải quan cung cấp với thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;

b) Đối với trường hợp phải niêm phong hải quan theo quy định tại khoản 28 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTCĐiều 17 Thông tư này thực hiện:

b.1) Đối với hàng hóa nhập khẩu đưa ra khỏi kho, địa điểm để vận chuyển đến địa điểm tập kết, kiểm tra giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh khác:

b.1.1) Kiểm tra tình trạng bên ngoài của hàng hóa, niêm phong của người vận chuyển (nếu có) với thông tin tờ khai hải quan trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, vận đơn (nếu có);

b.1.2) Lập Biên bản bàn giao gửi cơ quan hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến để tiếp tục làm thủ tục hải quan theo quy định;

b.1.3) Niêm phong và xác nhận đã niêm phong hải quan (nếu có) trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

Trường hợp là hàng rời, hàng cồng kềnh, hàng siêu trường, siêu trọng không thể niêm phong được, công chức hải quan ghi chú tình trạng “hàng không đủ điều kiện niêm phong”, ghi rõ các thông tin khác (nếu có) về hàng hóa như tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, xuất xứ trên Biên bản bàn giao hoặc chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa gửi kèm Biên bản bàn giao (nếu thấy cần thiết).

b.2) Đối với hàng hóa xuất khẩu đưa vào kho, địa điểm: Kiểm tra, xác nhận tình trạng niêm phong hải quan (nếu có) trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; xác nhận hàng hóa đến trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

c) Thực hiện kiểm tra qua máy soi đối với hàng hóa nhóm 1, nhóm 2 trừ trường hợp đã thực hiện kiểm tra thực tế. Kết quả kiểm tra phù hợp với khai báo, xác nhận hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan; kết quả kiểm tra không phù hợp với khai báo, mở hàng hóa để kiểm tra trực tiếp theo quy định. Kết quả kiểm tra trực tiếp phù hợp với khai báo, xác nhận hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan; kết quả kiểm tra trực tiếp không phù hợp với khai báo, xử lý vi phạm theo quy định;

d) Hướng dẫn người khai hải quan hoàn thành thủ tục đối với lô hàng có thông báo tạm dừng hoặc chưa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan;

đ) Trường hợp hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan, sau khi xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, công chức hải quan xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức) trên chứng từ đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan. Trường hợp sử dụng tờ khai vận chuyển độc lập, trên cơ sở thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển do người khai hải quan cung cấp, công chức hải quan xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức) trên trang đầu của thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và giao người khai hải quan;

Trường hợp hàng hóa chưa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan thì hướng dẫn người khai hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định;

e) Xác nhận hàng qua khu vực giám sát hải quan hoặc cập nhật thông tin hàng vận chuyển đi trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan sau khi hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan đối A với hàng hóa nhập khẩu. Xác nhận hàng qua khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan sau khi hàng hóa đã xếp lên phương tiện vận tải đối với hàng hóa xuất khẩu.

3. Việc giám sát hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu nhập về địa điểm tập kết, kiểm tra giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh và ngược lại thực hiện theo quy định về giám sát đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho hàng không kéo dài quy định tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC .

Điều 12. Thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa lạc tuyến quốc tế (hàng hóa từ nước này lạc tuyến sang nước khác); hàng xuất khẩu nhưng không phát được cho người nhận, phải nhập khẩu trở lại để trả cho người gửi; hàng hóa nhập khẩu không phát được cho người nhận, phải hoàn nước gốc

1. Đối với hàng hóa lạc tuyến quốc tế (hàng hóa từ nước này lạc tuyến sang nước khác):

a) Trách nhiệm của doanh nghiệp chuyển phát nhanh:

a.1) Có văn bản đề nghị được chuyển hàng hóa lạc tuyến đến nước có địa chỉ được ghi trên vận tải đơn và danh sách hàng hóa lạc tuyến;

a.2) Đăng ký tờ khai vận chuyển độc lập đối với hàng hóa lạc tuyến quốc tế theo quy định tại Điều 17 của Thông tư này.

b) Trách nhiệm Chi cục Hải quan:

b.1) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp chuyển phát nhanh;

b.2) Thực hiện thủ tục giám sát theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.

2. [39] Đối với hàng hóa xuất khẩu nhưng không phát được cho người nhận, phải nhập khẩu trở lại để trả cho người gửi

a) Trách nhiệm của doanh nghiệp chuyển phát nhanh:

a.1) Thực hiện thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại Điều 11 Thông tư này. Khi khai tờ khai hải quan, ghi rõ số tờ khai xuất khẩu ban đầu tại ô số 32 trên Mẫu số HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC (đối với tờ khai hải quan giấy), tại chỉ tiêu thông tin Phần ghi chú (đối với tờ khai điện tử).

a.2) Nộp hồ sơ cho cơ quan hải quan:

a.2.1) Hồ sơ hải quan quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này, trừ giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành;

a.2.2) Văn bản của doanh nghiệp chuyển phát nhanh nước ngoài thông báo hàng hóa bị trả lại do không có người nhận lại: 01 bản chụp;

a.2.3) Tờ khai hải quan xuất khẩu ban đầu: 01 bản chụp đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy.

a.3) Thực hiện thủ tục hoàn thuế, không thu thuế, xử lý thuế nộp thừa (nếu có) theo quy định.

b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan:

b.1) Tiếp nhận hồ sơ do doanh nghiệp chuyển phát nhanh nộp;

b.2) Kiểm tra, đối chiếu thông tin tờ khai xuất khẩu ban đầu với thông tin khai báo trên tờ khai nhập khẩu. Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp, thực hiện quy định tại điểm b.3 và điểm b.4 khoản này. Trường hợp kết quả kiểm tra không phù hợp, yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Doanh nghiệp không bổ sung, hoàn thiện được hồ sơ thì thực hiện thủ tục như đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm các quy định về chính sách thuế, chính sách mặt hàng đối với hàng hóa nhập khẩu;

b.3) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại Điều 11 Thông tư này;

b.4) Thực hiện thủ tục hoàn thuế, không thu thuế, xử lý thuế nộp thừa (nếu có) theo quy định.

3. [40] Đối với hàng hóa nhập khẩu phải hoàn nước gốc:

a) Trường hợp chưa đăng ký tờ khai hải quan hoặc Tờ khai hải quan đã được đăng ký nhưng chưa được thông quan:

a.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp chuyển phát nhanh

a.1.1) Gửi văn bản cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa phải gửi hoàn nước gốc trong đó nêu rõ: lý do chuyển hoàn, đề nghị được tái xuất, số vận tải đơn khi đưa hàng vào Việt Nam (nếu có); dự kiến thời gian chuyển hoàn, cửa khẩu tái xuất, phương tiện vận tải vận chuyển hàng tái xuất.

a.1.2) Trường hợp địa điểm lưu giữ hàng hóa phải gửi hoàn nước gốc không thuộc địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất thì thực hiện khai báo tờ khai vận chuyển độc lập để vận chuyển hàng hóa từ địa điểm lưu giữ hàng hóa đến cửa khẩu xuất.

a.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa phải gửi hoàn nước gốc

a.2.1) Tiếp nhận, kiểm tra văn bản của doanh nghiệp;

a.2.2) Địa điểm lưu giữ hàng hóa thuộc địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất:

a.2.2.1) Trường hợp không có nghi vấn, thực hiện giám sát việc tái xuất hàng hóa;

a.2.2.2) Trường hợp có dấu hiệu nghi vấn, kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng: Kết quả kiểm tra phù hợp, không có thông tin nghi vấn khác thì chấp thuận tái xuất. Nếu hàng hóa không đúng nội dung trên vận tải đơn hoặc có thông tin khẳng định lô hàng có vi phạm thì xử lý theo quy định.

a.2.3) Địa điểm lưu giữ hàng hóa không thuộc địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất:

a.2.3.1) Trường hợp không có nghi vấn, thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển độc lập để vận chuyển hàng hóa từ địa điểm lưu giữ hàng hóa đến cửa khẩu xuất;

a.2.3.2) Trường hợp có dấu hiệu nghi vấn, kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng: Kết quả kiểm tra phù hợp và không có thông tin nghi vấn khác thì thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển độc lập để vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu xuất. Nếu hàng hóa không đúng nội dung trên vận tải đơn hoặc có thông tin khẳng định lô hàng có vi phạm thì xử lý theo quy định.

a.2.4) Hủy tờ khai hải quan trong trường hợp đã đăng ký tờ khai hải quan nhưng chưa được thông quan theo quy định.

b) Trường hợp tờ khai hải quan đã được thông quan

b.1) Trách nhiệm của doanh nghiệp chuyển phát nhanh

b.1.1) Gửi hồ sơ hải quan cho cơ quan hải quan:

b.1.1.1) Hồ sơ hải quan quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này, trừ giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành;

b.1.1.2) Tờ khai hải quan nhập khẩu ban đầu: 01 bản chụp đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy.

b.1.2) Thực hiện thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Điều 11 Thông tư này. Khi khai tờ khai hải quan, ghi rõ số tờ khai nhập khẩu ban đầu tại ô số 26 trên mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC (đối với tờ khai hải quan giấy), tại chỉ tiêu thông tin Phần ghi chú (đối với tờ khai hải quan điện tử).

b.1.3) Thực hiện thủ tục hoàn thuế, không thu thuế, xử lý thuế nộp thừa (nếu có) theo quy định.

b.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa phải gửi hoàn nước gốc

b.2.1) Tiếp nhận hồ sơ hải quan do doanh nghiệp chuyển phát nhanh nộp;

b.2.2) Kiểm tra, đối chiếu thông tin tờ khai nhập khẩu ban đầu với thông tin khai báo trên tờ khai xuất khẩu. Trường hợp kết quả kiểm tra, đối chiếu phù hợp, thực hiện quy định tại điểm b.2.3, điểm b.2.4 và điểm b.2.5 khoản này. Trường hợp kết quả kiểm tra, đối chiếu không phù hợp, yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Doanh nghiệp không bổ sung, hoàn thiện được hồ sơ thì thực hiện thủ tục như đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm các quy định về chính sách thuế, chính sách mặt hàng đối với hàng xuất khẩu;

b.2.3) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu quy định tại Điều 11 Thông tư này;

b.2.4) Kiểm tra thực tế hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu đã đưa qua khu vực giám sát;

b.2.5) Thực hiện thủ tục hoàn thuế, không thu thuế, xử lý thuế nộp thừa (nếu có) theo quy định.

Điều 13. Hủy tờ khai [41]

1. Các trường hợp hủy tờ khai:

a) Các trường hợp theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC .

b) Tờ khai hải quan đã đăng ký nhưng chưa thông quan hàng hóa phải hoàn nước gốc.

c) Khai nhiều tờ khai hải quan cho cùng một lô hàng hóa (khai trùng thông tin tờ khai).

d) Hàng hóa nhập khẩu đã khai tờ khai hải quan và hoàn thành thủ tục tiêu hủy tại Việt Nam theo quy định.

đ) Đối với hàng hóa nhóm 1 và nhóm 2, ngoài các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản này, tờ khai hải quan điện tử được hủy trong các trường hợp sau:

đ.1) Tờ khai hải quan được khai báo theo nhóm hàng hóa không đúng quy định tại Điều 6 Thông tư này sau khi xử lý vi phạm theo đúng quy định.

đ.2) Tờ khai hải quan khai sai các chỉ tiêu thông tin không được phép khai sửa đổi, bổ sung quy định tại phần B mục I, phần B mục II Phụ lục II[42] Danh mục 2 ban hành kèm theo Thông tư này, trừ trường hợp: tờ khai hải quan nhập khẩu đã được thông quan hoặc giải phóng hàng và hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan; tờ khai hải quan xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng và hàng hóa thực tế đã xuất khẩu.

2. Thủ tục hủy tờ khai hải quan

a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, thực hiện hủy tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC .

b) Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, thực hiện hủy tờ khai như đối với trường hợp tờ khai hải quan đã được đăng ký nhưng chưa được thông quan do Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có sự cố và tờ khai hải quan giấy thay thế đã được thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản quy định tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC .

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm c, điểm đ.2 khoản 1 Điều này, thực hiện hủy tờ khai hải quan như đối với trường hợp hủy tờ khai hải quan theo yêu cầu của người khai hải quan quy định tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC .

d) Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, thực hiện hủy tờ khai hải quan như đối với trường hợp tờ khai hải quan đã đăng ký nhưng hàng hóa không đáp ứng các quy định về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, sau khi xử lý vi phạm với hình thức phạt bổ sung là buộc phải tái xuất hoặc tiêu hủy quy định tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC .

đ) Đối với trường hợp quy định tại điểm đ.1 khoản 1 Điều này, doanh nghiệp chuyển phát nhanh phải thực hiện hủy tờ khai hải quan trước khi khai tờ khai hải quan mới. Thủ tục hủy tờ khai hải quan được thực hiện như đối với trường hợp tờ khai hải quan không có giá trị làm thủ tục hải quan quy định tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC .

Chương III

THỦ TỤC THU NỘP THUẾ VÀ PHÍ HẢI QUAN, LỆ PHÍ HÀNG HÓA QUÁ CẢNH [43]

Điều 14. Thủ tục thu nộp thuế và phí hải quan, lệ phí hàng hóa quá cảnh[44]

1. Hình thức thu nộp tiền thuế, phí hải quan, lệ phí hàng hóa quá cảnh[45] thực hiện theo quy định tại Thông tư số 126/2014/TT-BTC ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định một số thủ tục về kê khai, thu nộp thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2. [46] Doanh nghiệp chuyển phát nhanh được ủy quyền nộp thuế; tiền phạt; tiền chậm nộp; tiền thuế ấn định; phí hải quan; lệ phí hàng hóa quá cảnh thay cho chủ hàng theo quy định pháp luật.

Trường hợp doanh nghiệp chuyển phát nhanh dự kiến phát sinh phải nộp thuế; tiền phạt; tiền chậm nộp; tiền thuế ấn định; phí hải quan; lệ phí hàng hóa quá cảnh thay cho chủ hàng thì nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai tại Kho bạc Nhà nước.

3. Trường hợp doanh nghiệp chuyển phát nhanh, đại lý hải quan sử dụng bảo lãnh chung của người nộp thuế: thư bảo lãnh chung phải được tổ chức tín dụng cho phép doanh nghiệp chuyển phát nhanh, đại lý hải quan được sử dụng.

4. Trách nhiệm của người khai hải quan:

a) Doanh nghiệp chuyển phát nhanh:

a.1) Tự khai, tự tính thuế, tự nộp thuế, phí hải quan, lệ phí hàng hóa quá cảnh[47] và tự chịu trách nhiệm đối với các tờ khai hải quan có thuế, lệ phí đã được làm thủ tục hải quan; tự xác định số tiền thuế, phí hải quan, lệ phí hàng hóa quá cảnh[48] phải được nộp trước vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai tại Kho bạc Nhà nước;

a.2) Thực hiện thu, nộp phí hải quan, lệ phí hàng hóa quá cảnh[49] theo quy định tại Điều 45 Thông tư số 38/2015/TT-BTC;

a.3) Trường hợp nộp tiền vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan quy định tại khoản 2 Điều này: khi khai báo tờ khai hải quan phải kê khai chỉ tiêu “người nộp thuế” là mã 2; kê khai chỉ tiêu “mã xác định thời hạn nộp thuế” là mã D. Số tiền thuế phải nộp của từng tờ khai hải quan phát sinh trong ngày được trừ vào số tiền nộp trước tại tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai để được thông quan hàng hóa.

a.4) Trường hợp sử dụng bảo lãnh chung quy định tại khoản 3 Điều này, việc xử lý thanh toán trừ lùi, cập nhật số dư và quản lý bảo lãnh thực hiện theo khoản 4, khoản 5 Điều 43 Thông tư số 38/2015/TT-BTC;

a.5) Trường hợp doanh nghiệp chuyển phát nhanh sử dụng biên lai đặc thù:

a.5.1) Được phát hành Biên lai thu thuế và Biên lai thu phí hải quan, lệ phí hàng hóa quá cảnh[50] để trả cho chủ hàng;

a.5.2) Việc in, phát hành, quản lý, sử dụng Biên lai thu thuế và Biên lai thu lệ phí thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế;

a.5.3) Doanh nghiệp chuyển phát nhanh có trách nhiệm phối hợp với Chi cục Hải quan thực hiện việc đối chiếu các chứng từ thu nộp ngân sách đảm bảo việc nộp thuế, phí hải quan, lệ phí hàng hóa quá cảnh[51] chính xác và đúng quy định hiện hành.

b) Trách nhiệm của người khai hải quan khác (không phải là doanh nghiệp chuyển phát nhanh): thực hiện nộp thuế, lệ phí theo quy định tại Mục 5 Chương II Thông tư số 38/2015/TT-BTC

c) Trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan thực hiện nộp thuế, phí hải quan, lệ phí hàng hóa quá cảnh[52] theo quy định tại Mục 5 Chương II Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

5. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan:

a) Đối với trường hợp nộp thuế, phí hải quan, lệ phí hàng hóa quá cảnh[53] bằng tiền mặt:

a.1) Phát hành Biên lai thu thuế và Biên lai thu phí hải quan, lệ phí hàng hóa quá cảnh[54] cho từng tờ khai hải quan có số tiền thuế, phí hải quan, lệ phí hàng hóa quá cảnh[55] đã nộp và thực hiện các quy định tại Mục 5 Chương II Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

a.2) Đối với tổng số tiền thuế, lệ phí thu được trong ngày làm việc, Chi cục quan hải quan phải lập hồ sơ nộp tiền vào ngân sách nhà nước chuyển nộp Kho bạc Nhà nước theo quy định gom: Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước chuyển nộp Kho bạc Nhà nước theo quy định (01 bản chính) và Bản kê tờ khai - tiền thuế phát sinh chuyển nộp Ngân sách Nhà nước thu được của từng lô hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu trong ngày theo Mẫu HQ 03-BKTK-TT tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này (01 bản chính).

b) Đối với trường hợp doanh nghiệp chuyển phát nhanh nộp tiền trước vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai tại Kho bạc Nhà nước:

b.1) Công chức hải quan căn cứ nội dung tính thuế trên tờ khai hải quan, để xác định số tiền thuế phải nộp của từng tờ khai hải quan phát sinh thuế trong ngày trừ vào số tiền nộp trước;

b.2) Định kỳ hàng ngày hoặc một tuần/01 (một) lần, Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai lập giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo quy định, kèm theo Bản tổng hợp tiền thuế trích từ tài khoản tiền gửi chuyển nộp Ngân sách Nhà nước (tổng hợp chi tiết số tờ khai hải quan, sắc thuế, số tiền doanh nghiệp chuyển phát nhanh kê khai đã trừ lùi để trích tiền từ tài khoản tiền gửi chuyển nộp Ngân sách Nhà nước) theo Mẫu HQ 04-BTH-TT tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này và gửi 01 bản cho doanh nghiệp chuyển phát nhanh khi có yêu cầu để đối chiếu số tiền đã nộp;

c) Đối với trường hợp sử dụng bảo lãnh chung:

Thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 43 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Điều 15. Xử lý tiền thuế[56]

1. Cơ quan hải quan thực hiện miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các loại thuế khác (nếu có) đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế và quản lý thuế.

2. Cơ quan hải quan xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo quy định tại khoản 64 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC .

Điều 16. Ấn định thuế[57]

1. Trường hợp doanh nghiệp chuyển phát nhanh thay mặt chủ hàng nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong thông quan hoặc sau thông quan thì doanh nghiệp chuyển phát nhanh chịu trách nhiệm nộp tiền thuế ấn định theo quy định.

2. Trường hợp chủ hàng nộp thuế hoặc do bên khác được chủ hàng ủy quyền nộp thuế (không phải doanh nghiệp chuyển phát nhanh) đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong thông quan hoặc sau thông quan thì chủ hàng hoặc bên được ủy quyền chịu trách nhiệm nộp tiền thuế ấn định theo quy định.

3. Các trường hợp cơ quan hải quan ấn định thuế, thủ tục, trình tự ấn định thuế thực hiện theo quy định tại Điều 48 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và khoản 27 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC .

Chương IV

THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA CHUYỂN PHÁT NHANH VẬN CHUYỂN, ĐÓNG GHÉP ĐANG CHỊU SỰ GIÁM SÁT HẢI QUAN

Điều 17. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh[58]

1. Quy định chung

a) Hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh là hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan được vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa đến địa điểm tập kết, kiểm tra giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh hoặc từ địa điểm tập kết, kiểm tra giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh này đến địa điểm tập kết, kiểm tra giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh khác hoặc từ địa điểm tập kết, kiểm tra giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh đến cửa khẩu xuất.

b) Hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh là hàng hóa nhập khẩu chưa làm thủ tục hải quan được vận chuyển từ cửa khẩu nhập (nơi hàng hóa đến Việt Nam) đến địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh hoặc từ địa điểm tập kết, kiểm tra giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh này đến địa điểm tập kết, kiểm tra giám sát tập trung đối với hàng chuyển phát nhanh khác.

c) Địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh quy định tại điểm a và điểm b khoản này là địa điểm được được công nhận theo quy định tại Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.

d) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu được vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian quy định ghi trong hồ sơ hải quan và chịu sự giám sát hải quan theo phương thức niêm phong hải quan. Trong quá trình vận chuyển, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu phải đảm bảo nguyên trạng và niêm phong hải quan.

Trường hợp bất khả kháng mà không bảo đảm được nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan hoặc không vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, lộ trình, thời gian hoặc thay đổi phương tiện vận chuyển hàng hóa do sự cố bất khả kháng thì doanh nghiệp chuyển phát nhanh, doanh nghiệp quản lý hàng hóa ra vào kho, địa điểm áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế, ngăn ngừa tổn thất xảy ra và thông báo ngay với cơ quan hải quan theo số điện thoại đường dây nóng trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan. Trường hợp không thể thông báo ngay với cơ quan hải quan thì tùy theo địa bàn thích hợp thông báo với cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển để xác nhận, sau đó thông báo với cơ quan hải quan để xử lý theo quy định.

2. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh

a) Hồ sơ hải quan

a.1) Tờ khai vận chuyển độc lập theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC .

a.2) Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật (trừ hàng hóa xuất khẩu): 01 bản chụp.

Trường hợp toàn bộ hàng hóa đã được khai trên Bản lược khai hàng hóa điện tử trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, nếu người khai hải quan khai mã hồ sơ do cơ quan hải quan thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tại tiêu chí “Ghi chú 1” thì không phải nộp bản chụp vận đơn trong bộ hồ sơ hải quan.

b) Trách nhiệm của người khai hải quan, Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi, Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến: Thực hiện theo quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh đi qua lãnh thổ Việt Nam tại khoản 29 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC .

Đối với trách nhiệm của người khai hải quan: được khai bổ sung chỉ tiêu thông tin “phương tiện vận chuyển” tại mục 6.3 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC về các chỉ tiêu thông tin được phép khai bổ sung sau khi hàng hóa được cơ quan hải quan xác nhận đủ điều kiện vận chuyển đi trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan (BOA) và trước thời điểm cơ quan hải quan cập nhật thông tin hàng đến trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan (BIA).

c) Việc niêm phong hải quan, khai bổ sung hồ sơ hải quan và hủy tờ khai vận chuyển độc lập: Thực hiện theo quy định tại khoản 28 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC .

3. Doanh nghiệp kinh doanh địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh là đại lý làm thủ tục hải quan được thực hiện thủ tục hải quan theo hình thức vận chuyển độc lập đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế chuyển cửa khẩu theo hợp đồng ký với doanh nghiệp chuyển phát nhanh.

Điều 18. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu đóng ghép hàng hóa quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh[59]

Thực hiện theo quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh chia tách, đóng chung container, toa xe chở hàng với hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan, hàng hóa dự kiến nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh tại khoản 29 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC .

Điều 19. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa chuyển phát nhanh được thu gom từ địa điểm làm thủ tục hải quan vận chuyển qua nhiều địa điểm làm thủ tục hải quan khác, sau đó vận chuyển đến cửa khẩu xuất

1. Trách nhiệm của người khai hải quan

a) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC , khai điểm đích vận chuyển bảo thuế là địa điểm thu gom.

b) [60] Giao hàng cho doanh nghiệp chuyển phát nhanh.

2. Trách nhiệm của doanh nghiệp chuyển phát nhanh

Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư này.

3. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng đi và hàng đến

Thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 17 Thông tư này.

Chương V

THỦ TỤC THÀNH LẬP, DI CHUYỂN, MỞ RỘNG, THU HẸP, BỐ TRÍ LẠI ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN TẬP TRUNG ĐỐI VỚI HÀNG HÓA CHUYỂN PHÁT NHANH

Điều 20. [61] (được bãi bỏ)

Điều 21. [62] (được bãi bỏ)

Điều 22. [63] (được bãi bỏ)

Điều 23. [64] (được bãi bỏ)

Điều 24. [65] (được bãi bỏ)

Điều 25. [66] (được bãi bỏ)

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH [67]

Điều 26. Hiệu lực thi hành [68]

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2016. Bãi bỏ Thông tư số 100/2010/TT-BTC ngày 09 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường hàng không quốc tế và Thông tư số 36/2011/TT-BTC ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu văn bản liên quan viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Điều 27. Tổ chức thực hiện [69]

1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chỉ đạo Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố liên quan chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, theo dõi và thực hiện nội dung quy định tại Thông tư này.

2. Đối với tờ khai hải quan đã đăng ký trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số 100/2010/TT-BTC ngày 09 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường hàng không quốc tế và Thông tư số 36/2011/TT-BTC ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ.

3. Quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố báo cáo và người khai hải quan phản ánh với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để được xem xét, hướng dẫn giải quyết cụ thể./.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TR
ƯỞNG




Vũ Thị Mai



[1] Văn bản này được hợp nhất từ 02 Thông tư sau:

- Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2016.

- Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

Văn bản hợp nhất này không thay thế 02 Thông tư nêu trên.

[2] Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Luật hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật thuế tiêu thụ đặc biệt ngày 14 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng ngày 03 tháng 6 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế giá trị gia tăng ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật bưu chính ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan;

Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

Căn cứ Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế;

Căn cứ Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật bưu chính;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế.”

[3] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[4] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[5] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 56/2019/ TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[6] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[7] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[8] Cụm từ này được sửa theo quy định tại khoản 19 Điều 2 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[9] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[10] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[11] Mẫu số này được bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 20 Điều 2 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[12] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[13] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[14] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[15] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 56/2019/ TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[16] Phụ lục này được sửa đổi theo quy định tại điểm c khoản 20 Điều 2 Thông tư số 56/2019/ TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[17] Phụ lục này được sửa đổi theo quy định tại điểm c khoản 20 Điều 2 Thông tư số 56/2019/ TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[18] Phụ lục này được sửa đổi theo quy định tại điểm c khoản 20 Điều 2 Thông tư số 56/2019/ TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[19] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Thông tư số 56/2019/ TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[20] Phụ lục này được sửa đổi theo quy định tại điểm c khoản 20 Điều 2 Thông tư số 56/2019/ TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[21] Phụ lục này được sửa đổi theo quy định tại điểm c khoản 20 Điều 2 Thông tư số 56/2019/ TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[22] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Thông tư số 56/2019/ TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[23] Phụ lục này được sửa đổi theo quy định tại điểm c khoản 20 Điều 2 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[24] Phụ lục này được sửa đổi theo quy định tại điểm c khoản 20 Điều 2 Thông tư số 56/2019/ TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[25] Phụ lục này được sửa đổi theo quy định tại điểm c khoản 20 Điều 2 Thông tư số 56/2019/ TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[26] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư số 56/2019/ TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[27] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 2 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[28] Phụ lục này được sửa đổi theo quy định tại điểm c khoản 20 Điều 2 Thông tư số 56/2019/ TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[29] Phụ lục này được sửa đổi theo quy định tại điểm c khoản 20 Điều 2 Thông tư số 56/2019/ TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[30] Phụ lục này được sửa đổi theo quy định tại điểm c khoản 20 Điều 2 Thông tư số 56/2019/ TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[31] Phụ lục này được sửa đổi theo quy định tại điểm c khoản 20 Điều 2 Thông tư số 56/2019/ TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[32] Phụ lục này được sửa đổi theo quy định tại điểm c khoản 20 Điều 2 Thông tư số 56/2019/ TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[33] Phụ lục này được sửa đổi theo quy định tại điểm c khoản 20 Điều 2 Thông tư số 56/2019/ TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[34] Mẫu số này được bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 20 Điều 2 Thông tư số 56/2019/ TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[35] Mẫu số này được bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 20 Điều 2 Thông tư số 56/2019/ TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[36] Mẫu số này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 20 Điều 2 Thông tư số 56/2019/ TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[37] Mẫu số này được bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 20 Điều 2 Thông tư số 56/2019/ TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[38] Phụ lục này được sửa đổi theo quy định tại điểm c khoản 20 Điều 2 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[39] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 11 Điều 2 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[40] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 11 Điều 2 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[41] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 2 Thông tư số 56/2019/ TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[42] Phụ lục này được sửa đổi theo quy định tại điểm c khoản 20 Điều 2 Thông tư số 56/2019/ TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[43] Cụm từ này được sửa theo quy định tại khoản 19 Điều 2 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[44] Cụm từ này được sửa theo quy định tại khoản 19 Điều 2 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[45] Cụm từ này được sửa theo quy định tại khoản 19 Điều 2 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[46] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 13 Điều 2 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[47] Cụm từ này được sửa theo quy định tại khoản 19 Điều 2 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[48] Cụm từ này được sửa theo quy định tại khoản 19 Điều 2 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[49] Cụm từ này được sửa theo quy định tại khoản 19 Điều 2 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[50] Cụm từ này được sửa theo quy định tại khoản 19 Điều 2 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[51] Cụm từ này được sửa theo quy định tại khoản 19 Điều 2 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[52] Cụm từ này được sửa theo quy định tại khoản 19 Điều 2 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[53] Cụm từ này được sửa theo quy định tại khoản 19 Điều 2 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[54] Cụm từ này được sửa theo quy định tại khoản 19 Điều 2 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[55] Cụm từ này được sửa theo quy định tại khoản 19 Điều 2 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[56] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 14 Điều 2 Thông tư số 56/2019/ TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[57] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 15 Điều 2 Thông tư số 56/2019/ TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[58] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 16 Điều 2 Thông tư số 56/2019/ TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[59] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 17 Điều 2 Thông tư số 56/2019/ TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[60] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 18 Điều 2 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[61] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[62] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[63] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[64] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[65] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[66] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

[67] Điều 3 của Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019, quy định như sau:

Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp

Trong thời gian nâng cấp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để đáp ứng các quy định tại Thông tư này:

1. Đối với doanh nghiệp được chỉ định theo quy định của Luật Bưu chính:

Thực hiện thủ tục hải quan đối với gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhóm 1 theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư này.

2. Đối với doanh nghiệp chuyển phát nhanh:

a) Thực hiện khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhóm 1 theo quy định về khai hải quan trong trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan gặp sự cố.

b) Thực hiện khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhóm 2 theo chỉ tiêu thông tin được hướng dẫn tại phần A Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.”

[68] Điều 5 của Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019, quy định như sau:

Điều 5. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019.

2, Thông tư này bãi bỏ:

a) Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Thông tư số 49/2015/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

b) Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25 Thông tư số 191/2015/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan đề cập tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

4. Trường hợp có vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Bộ Tài chính (qua Tổng cục Hải quan) để tổng hợp và hướng dẫn xử lý./.”

[69] Điều 4 của Thông tư số 56/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019, quy định như sau:

Điều 4. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Tổng cục Hải quan có trách nhiệm xây dựng Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đáp ứng các yêu cầu quy định tại Thông tư này.

2. Trường hợp theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về thời gian giải phóng hàng, Tổng cục Hải quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện đảm bảo theo đúng điều ước quốc tế đó.”

THE MINISTRY OF FINANCE
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 01/VBHN-BTC

Hanoi, January 3, 2020

 

CIRCULAR

ON CUSTOMS PROCEDURES FOR GOODS EXPORTED, IMPORTED, TRANSITED THROUGH INTERNATIONAL EXPRESS DELIVERY SERVICES

Circular No. 191/2015/TT-BTC dated November 24, 2015 regarding customs procedures applicable to goods that are imported, transited through international express delivery service, coming into force as of January 1, 2016, amended by:

Circular No. 56/2019/TT-BTC dated August 23, 2019 of the Ministry of Finance on amendments to Circular No. 49/2015/TT-BTC dated April 14, 2015 on customs procedures applicable to mails, packages or parcels of goods exported or imported through postal services provided by authorized enterprises and Circular No. 191/2015/TT-BTC dated November 24, 2015 on customs procedures for goods exported, imported, transited through international express delivery services, coming into force as of October 15, 2019;

Pursuant to the Law on Customs No. 54/2014/QH13 dated June 23, 2014;

Pursuant to the Law on Export and Import Duties No. 45/2005/QH11 dated June 14, 2005;

Pursuant to the Law on Tax Administration No. 76/2006/QH11 dated November 29, 2006;

Pursuant to the Law on amendments to the Law on Tax Administration No. 21/2012/QH13 dated November 20, 2012;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to the Government's Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015 and the Government on elaboration of the Law on Customs regarding customs procedures, examination, supervision, and control procedures;

Pursuant to the Decree No. 87/2010/ND-CP dated August 13, 2010 providing specific provisions and guidance on enforcement of the Law on Export and Import Duties;

Pursuant to the Decree No. 83/2013/ND-CP dated July 22, 2013 on guidelines for the Law on Tax Administration and the Law on the amendments to the Law on Tax Administration;

Pursuant to Government's Decree No. 47/2011/ND-CP dated June 17, 2011 on guidelines for the Law on Postal Services;

Pursuant to Government's Decree No. 215/2013/ND-CP dated December 23, 2013 on functions, tasks, powers, and organizational structure of the Ministry of Finance;

At the request of the Director of the General Department of Customs,

The Minister of Finance promulgates a Circular on customs procedures for goods exported, imported, transited through international express delivery services.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



This Circular provides for customs procedures for goods exported, imported, transited through international express delivery services (hereinafter referred to as goods).

Article 2. Applicable entities

1. Any enterprise providing international express delivery service (hereinafter referred to as express delivery service provider).

2. Any organization/individual using the express delivery service.

3. “3. Any enterprise engaging in business of places for gathering, inspection and supervision of EMS goods and parcel posts.

4. Any customs authority; customs official.

5.  Any customs agent.

Article 3. Location of completing customs formalities

Comply with provisions of Clause 2 Article 1 of Government's Decree No. 59/2018/ND-CP dated April 20, 2018.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Customs declarants are:

a) Any express delivery service provider;

b) Any goods owner;

c) Any person authorized by the goods owners, in case goods are gifted by another person; luggage that is consigned before and after a trip of a person who enters/exits a country;

d) Any person providing the service of transit of goods;

dd) Any customs broker not being an express delivery service provider.

2.  “Customs declarants shall lodge customs declaration electronically. In case of Clause 12 Article 1 of Decree No. 59/2018/ND-CP, the customs declarant shall lodge customs declaration electronically or in writing at their option.

3. Any customs declarant specified in points b and c clause 1 of this Article may carry out customs declaration using written declaration for cases specified in Clause 2 Article 25 of Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015 by the Government providing specific provisions and guidance on enforcement of the Customs Law on customs procedures and customs examination, supervision, and control procedures (hereinafter referred to as Decree No. 08/2015/ND-CP).

Article 5. Responsibilities of express delivery service providers

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Update current law provisions, provide goods owners with notification and guidance on regulations on management policies for exported, imported, and transited goods.

2. Request goods owners to provide sufficient information about goods and refuse to transport goods on the list of goods banned from export, banned from import, suspended from export, or suspended from import according to regulations.

3. Categorize exported and imported goods as prescribed in Article 6 of this Circular.

4. Pay taxes, customs fees, and charges for goods in transit according to regulations in Chapter III of this Circular.

5. Initiatively cooperate with the customs authority in handling undelivered goods. If the goods have been granted customs clearance and the export/import duty (if any) has been paid but the goods are not sent to the address on the bill of lading, the express delivery service provider shall submit the tax refund dossier and follow the procedures for tax refund prescribed in section 4 Chapter VII Circular No. 38/2015/TT-BTC.

6. Ensure that specialized vehicles and specialized packages satisfy requirements on customs sealing.

7.  According to the information provided by the consignor, the enterprise shall only declare entries of secondary bill as prescribed in Clause 1, Clause 2 Article 3 of Circular No. 50/2018/TT-BTC dated May 23, 2018 of the Minister of Finance on information indicators and forms of documents for customs declaration of inbound, outbound and in-transit air, road, railway and waterway vehicles under regulations as prescribed in Government's Decree No. 59/2018/ND-CP dated April 20, 2018 via the e-customs system before unloading goods from the incoming vehicle to the warehouse.

8.  Provide the written manifest of imported goods using Form No. HQ05-BLKHH Appendix I of List 2 issued herewith for the customs authority before unloading the goods to the warehouse if there is no information on the e-customs system.

9. Connect the product code management system (if any) with the customs supervision division for management and supervision of goods transported through customs controlled area (CCA).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Where it is necessary to carry out customs procedures as to goods of an express delivery service provider within a fixed timeframe, not falling under 8 statutory working hours, the express delivery service provider shall notify the customs authority in writing of the working timeframe and the period of time to be applicable to the said working timeframe in order for the customs authority to carry out the corresponding customs procedures.

11. Provide documents of the customs documentation for the good owner for bookkeeping purpose as prescribed if the express delivery service provider is the customs declarant.

Article 6. Regulations on categorization of goods

1. The express delivery service provider shall, based on the documentation of goods provided by the good owner and internal warning information about the discrepancy between the declaration information of the consignor about the goods, the value of the goods and the actual goods and relevant documents (if any), the goods shall be categorized as follows:

a) Exported goods shall be categorized as follows:

a.1) Category 1: Exported goods being non-commercial documents/invoices;

a.2) Category 2: Exported goods meeting the following requirements:

a.2.1) The customs value thereof is less than five million Vietnamese dong (VND 5,000,000);

a.2.2) Eligible for exemption of export duty or incurring export duty of 0%;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a.3) Category 3: Exported goods other than those in category 1; goods in category 1, category 2 but the good owner or the person authorized the good owner requiring self-completion of customs procedures; goods involving internal warning information of the enterprise; goods in doubt as to the customs value.

b) Imported goods shall be categorized as follows:

b.1) Category 1: Imported goods being non-commercial documents/invoices;

b.2) Category 2: Imported goods with customs value within imported duty-free allowance as prescribed in Clause 2 Article 29 of the Decree No. 134/2016/ND-CP and not belong to those requiring import license or inspection by specialized agency;

b.3) Category 3: Imported goods other than those in category 1; goods in category 1, category 2 but the good owner or the person authorized the good owner requiring self-completion of customs procedures; goods involving internal warning information of the enterprise; goods in doubt as to the customs value.

2. If the information in documents of the good, information provided by the good owner is not substantial enough to classify categories of goods, make customs declaration, the express delivery service provider shall preview the goods at the area with available surveillance cameras and under control of the customs officers:

a) If the information in documents of the good is different from the actual package or parcel of good, the customs officer shall make 2 copies of records bearing certification of the enterprise, each party will keep 1 copy. The record must state correct description of the good and specify that the enterprise is obliged to keep the good in an unaltered state.

b) The customs declarant shall carry out categorization and make customs declaration in conformity with the actual good or the customs officer take actions against the good not permitted for import as per the law.

c) The customs declarant must specify number, date of the record prescribed in Point a of this Clause in the paper-based customs declaration at the column Notes using Form No. HQ 01-TKTLCT Appendix I issued herewith or the box No. 32 using Form No. HQ/2015/NK Appendix IV issued together with Circular No. 38/2015/ for paper-based customs declaration or at the entry of Notes for e-customs declaration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 7. Customs supervision and inspection for letters; diplomatic bags and consular bags

1. Export/import letters that are sent through international express delivery service must fully comply with laws and must bear customs supervision; such letters must be packed in specialized wrappings that are sealed off.

2. Exported and imported diplomatic bags and consular bags that are sent through international express delivery service:

a) Are exempted from customs procedures (including exemption from customs declaration, exemption from customs inspection);

b) When it has been established that diplomatic or consular envelopes violate the diplomatic immunities and privileges as stipulated by laws, the Director of the General Department of Customs shall decide how these shall be examined and dealt with under the provisions of Clause 3 Article 57 of the Law on Customs.

Chapter II

CUSTOMS PROCEDURES FOR GOODS SENT THROUGH EXPRESS DELIVERY SERVICES

Article 8. Customs documentation

1. Customs documentation of goods of category 1 prescribed in Article 6 hereof is the non-commercial document/invoice declaration according to the entries prescribed in Part A, Section I, Appendix II  of List 2 issued herewith. In case of paper-based customs declaration, the customs documentation is the non-commercial document/invoice declaration using Form No. HQ 01-TKTLCT of Appendix I issued herewith.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Declaration of low-value imported good or declaration of low-value exported good according to the entries in Part A, Section II, Appendix II  of List 2 issued herewith.

In case of paper-based customs declaration prescribed in Clause 12 Article 1 of Decree No. 59/2018/ND-CP, the enterprise shall submit 2 originals of customs declaration using form No. HQ/2015/XK or form No. HQ/2015/NK of Appendix IV issued together with Circular No. 38/2015/TT-BTC made according to the guidelines in Part III, Appendix II of List 2 issued herewith.

b) The bill of lading or other equivalent transport documents if the good is transported by seaway, airway, railway, or multimodal transport as per the law (regarding imported good): 01 duplicate copy;  

c) Commercial invoice (if any): 01 duplicate copy.

3. Customs documentation of goods of category 3 prescribed in Article 6 hereof:

Comply with Clause 5 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC.

Article 9. Customs procedures for goods of category 1 prescribed in Article 6 hereof

1. Responsibilities of the express delivery service provider

a) Declare and send all completed entries in the non-commercial document/invoice declaration as prescribed in Clause 1 Article 8 of this Circular to the e-customs system; and then receive feedback from the e-customs system.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Declare entries available for additional declaration prescribed in Part A, Section I, Appendix II of List 2 issued herewith before the customs declaration is granted customs clearance:

b.1) For electronic customs declaration: make an additional declaration and send it to the e-customs system with enclosed documents related to additional declaration.

b.2) For paper-based customs declaration: make an additional declaration and send 2 originals using Form No. 03/KBS/GSQL of Appendix II issued herewith Circular No. 39/2018/TT-BTC and 1 copy of each document related to additional declaration to the customs authority.

c) Present the documentation in order for the customs authority to inspect if the customs declaration is classified under yellow channel. Present the documentation and goods in order for the customs authority to inspect if the customs declaration is classified under red channel.

d) Cancel the customs declaration as prescribed in Article 13 hereof.

dd) Implement decisions of customs authorities as prescribed.

2. Responsibilities of the Sub-department of Customs

a) Check customs documentation, additional declaration (if any) on the e-customs system or presented by customs declarants. If the inspection result shows the suitability, grant the clearance of goods as prescribed if the customs declaration is classified under yellow channel.

If the inspection result shows that the documentation is unsatisfactory or the customs declaration is classified under the red channel, conduct the physical inspection of the goods as prescribed in Point b of this Clause.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Cancel the customs declaration as prescribed in Article 13 hereof.

Article 10. Customs procedures for goods of category 2 prescribed in Article 6 hereof

1. For electronic customs declaration:

a) Responsibilities of the express delivery service provider

a.1) Declare and send completed entries in the declaration of low-value imported goods, declaration of low-value exported goods as prescribed in Point a Clause 2 Article 8 of this Circular to the e-customs system; and then receive feedback from the e-customs system.

a.2) Present the customs documentation in order of the customs authority to verify if the customs declaration is classified under yellow channel. Present the documentation and goods in order for the customs authority to inspect if the customs declaration is classified under red channel.

a.3) Additional declaration

a.3.1) Make additional declaration in case of permission as prescribed in Clause 9 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC;

a.3.2) Procedures for additional declaration:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a.4) Cancel the customs declaration as prescribed in Article 13 hereof.

a.5) Comply with decisions of the customs authority.

b) Responsibility of the Sub-department of Customs:

b.1) Check customs documentation, revised customs documentation (if any) on the e-customs system as prescribed in Articles 23, 24 of Circular No. 38/2015/TT-BTC, amended in Clause 12, Clause 13 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC; Article 26 of Circular No. 38/2015/TT-BTC and Clause 9, Clause 14, Clause 15, Clause 16 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC.

b.2) Conduct physical inspection of the goods in accordance with regulations on physical inspection of goods associated with export and import consignments upon carry out procedures at Sub-department of Customs at checkpoint as prescribed in Clause 18 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC and process customs inspection result as prescribed in Clause 19 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC.

b.3) Grant clearance of the goods as prescribed.

b.4) Cancel the customs declaration as prescribed in Article 13 hereof.

2. For paper-based customs declaration as prescribed in Clause 12 Article 1 of the Decree No. 59/2018/ND-CP:

a) Responsibilities of the express delivery service provider:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a.2) Present customs documentation and the goods for inspection subject to decision of the customs authority;

a.3) Carry out customs procedures as prescribed in Article 11 hereof according to each bill of lading not conformable with the declaration;

a.4) If the declarant or taxpayer may make an additional declaration as prescribed in Clause 9 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC, 2 originals of application for additional declaration using form No. 03/KBS/GSQL of Appendix II issued together with Circular No. 39/2018/TT-BTC and 1 copy of every document related to the additional declaration to Sub-department of Customs where the customs declaration is registered;

a.5) In cases of cancellation of customs declaration as prescribed in Clause 1 Article 13 of this Circular, 2 originals of the application for cancellation of customs declaration using form No. 04/HTK/GSQL of Appendix II issued together with Circular No. 39/2018/TT-BTC must be submitted to the Sub-department of Customs where the customs declaration is registered;

a.6) Implement decisions of customs authorities as prescribed;

a.7) Certify that the goods have passed through the customs controlled area in case of customs supervision of the goods entering, being stored, and leaving warehouse or site.

b) Responsibilities of the customs authority:

b.1) Receive and verify the customs documentation of the enterprise;

b.2) The Head of Sub-department shall decide the inspection of goods using scanners under rules of risk management:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b.2.2) If the goods are suspicious, the customs officer shall conduct physical inspection of the goods according to each bill of lading or equivalent transport document showing suspicious signs:

b.2.2.1) If the goods are consistent with the corresponding declaration, the customs authority shall grant clearance of goods as prescribed;

b.2.2.2) If the goods are considered inconsistent with the corresponding declaration, the customs authority shall take actions against violation and require the enterprise to carry out customs procedures as prescribed in Article 11 hereof;

b.3) Receive the additional declaration documentation, specify date and time of receipt of additional declaration documentation; check if the additional declaration documentation is sufficient and satisfactory; conduct physical inspection of the good (if any); mark inspection result in the application for additional declaration; return the customs declarant 1 application for additional declaration bearing the certification of the customs authority;

b.4) Receive and verify the application for cancellation of customs declaration of the enterprise; inspect reason, conditions, and details of such application; mark inspection result in the application for cancellation; return the customs declarant 1 application for cancellation of customs declaration bearing the certification of the customs authority. The customs officer shall cross the cancelled customs declaration using fountain pen, bear his/her signature and seal; and keep such customs declaration according to the order of the registration number;

b.5) The customs officer shall update information of the declaration being granted  clearance certification into the e-customs system as prescribed.

Article 11. Customs procedures for goods of category 3 prescribed in Article 6 hereof

1. Comply with customs procedures prescribed in Circular No. 38/2015/TT-BTC, amended in Circular No. 39/2018/TT-BTC.

2. With regard to inspection of customs value, actions against inspection result of customs value and identification of origin of goods, they shall conform to laws and regulations on customs value, identification of origin of exported or imported goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 12a. Customs supervision of exported and imported goods at places for gathering, inspection and supervision of EMS goods and parcel posts

1. Responsibilities of express delivery service providers or enterprises engaging in business of places for gathering, inspection and supervision of EMS goods and parcel posts in entering, being stored, and leaving warehouses and sites as to exported and imported goods

1.1. Availability of connection to e-customs system

a) During unloading goods to warehouses and sites

a.1) Update information about actual goods unloaded to warehouses and sites according to the entries prescribed in Form No. 01 Appendix III of List 2 issued herewith to the e-customs system. If there is information about the secondary bill on the e-customs system, it must be updated within 1 hour after completion of unloading the goods to warehouse or site. If there is no information about the secondary bill on the e-customs system, the information about actual goods before categorization of goods must be updated.

a.2) Update information about good difference (if any) according to the entries prescribed in Form No. 04 Appendix III of List 2 issued herewith and revision of the bill to the e-customs system if the goods being delivered to the warehouse or site has any difference in quantity, weight of the goods as compared to that declared on the e-customs system.

b) During storing goods in the warehouse or site:

b.1) If there is any change to the package or parcel of good being stored in the warehouse or site, update such change using Form No. 02 or cancellation information using Form No. 03 Appendix III of List 2 issued herewith to the e-customs system.

b.2) If the good is not intact, torn or broken in a manner that lead to a discrepancy in quantity, discrepancy in quantity, weight, move it to an area where surveillance cameras are available; cooperate with the customs authority to make an irregular report; update information according to the entries prescribed in Form No. 02 or 03 Appendix III of List 2 issued herewith to the e-customs system.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c.1) Receive information about the package or parcel of good eligible for passing through customs controlled area (CCA) from the e-customs system;

c.2) Move the goods out of the warehouse or site if the information on the packages thereof matches with the goods eligible for passing through customs controlled area;

c.3) Present the goods in order for the customs authority to inspect them by scanner in case of the goods of category 1 or category 2, except for goods which have undergone physical inspection;

c.4) Refrain from moving the goods out of the warehouse or site upon receiving a notice from the e-customs system to suspend the movement of goods through customs controlled area as prescribed in Clause 32 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC. Notify the customs declarant to contact the customs authority for further steps as prescribed;

c.5) Promptly after the goods are moved out of the warehouse or site, update information about such goods according to the entries prescribed in Form No. 05 Appendix III of List 2 issued herewith to the e-customs system;

c.6) Send request for cancellation of certification that the goods have been moved out of the warehouse or site according to the entries prescribed in Form No. 08 Appendix III of List 2 issued herewith to the e-customs system.

1.2. Unavailability of connection to e-customs system

a) The goods may be moved out of the warehouse or site in the following cases:

a.1) With regard to goods of category 1 or 2: after obtaining a certification that the goods are eligible for passing through customs controlled area from the customs authority on the list of non-commercial exported and imported document/invoice declaration being granted clearance using Form No. HQ 07-BKTKTL, the manifest of goods using Form No. HQ06-BKCTHH of list of declarations of low-value exported and imported goods being granted customs declaration using Form No. HQ02-BKTKTGT, Appendix I of List 2 issued herewith;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a.3) For goods under customs transit: after obtaining a certification of the customs officer (with signature and seal thereof) on the notification of approval for the transport declaration;

b) Present the goods in order for the customs authority to inspect them by scanner in case of the goods of category 1 or category 2, except for goods which have undergone physical inspection;

c) Check the suitability of the seal number (if any),actual quantity and weight of the goods compared to that on the manifest or list of goods or paper-based customs declaration or the notification of approval for the transport declaration in order to enable the goods to leave the customs controlled area. If the inspection result shows any unsuitability, promptly notify the customs authority for further actions;

d) Refrain from moving the goods out of the warehouse or site upon receiving a notice from the e-customs system to suspend the movement of good through customs controlled area as prescribed in Clause 32 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC. Notify the customs declarant to contact the customs authority for further steps as prescribed;

dd) Keep the list of goods eligible for passing through customs controlled area using Form No. 30/DSHH/GSQL Appendix V issued together with Circular No. 38/2015/TT-BTC regarding the goods of category 3 under electronic customs declaration.

2. Responsibilities of the customs authority in customs supervision of exported and imported goods entering, being stored, and leaving warehouses and sites

2.1. Availability of connection to e-customs system

a) During unloading goods to warehouses and sites

Receive information about goods moved to the warehouse or site and discrepant information of goods on the e-customs system.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b.1) Receive information revision and cancellation (if any); check and approve information cancellation (if any) on the e-customs system.

b.2) Check and make 2 irregular reports using Form No. HQ08-BBBT, Appendix I  of List 2 issued herewith and in accordance with Point b.1 of this Clause associated with goods no longer remaining intact and packages thereof are torn or broken.

c) During moving packages or parcels of goods out of the warehouse or site:

c.1) Send information about goods eligible for passing through customs controlled area and changes of status of customs declaration (suspended, not suspended; cancelled) according to the entries prescribed in Form No. 06 or 07 Appendix III[i] of List 2 issued herewith to the system of the express delivery service provider;

c.2) Check the goods of category 1 or category 2 using scanners except for those which have undergone physical inspection. If the physical inspection result shows the suitability, certify that the goods are eligible for passing through customs controlled area; if the inspection result shows the unsuitability, open the goods for physical inspection as prescribed. If the physical inspection result shows the suitability, certify that the goods are eligible for passing through customs controlled area; if the physical inspection result shows any unsuitability, take actions against violation as prescribed;

c.3) Guide the customs declarant to complete procedures for the consignment involving a notice of suspension or ineligibility for passing through customs controlled area;

c.4) Receive information about the goods moved out of the warehouse or site from the system of the enterprise;

c.5) Consider allowing the cancellation of certification of the goods moved out of the warehouse or site on the e-customs system and sending information to the system of the express delivery service provider.

2.2. Unavailability of connection to e-customs system

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) In case of mandatory customs sealing prescribed in Clause 28 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC and Article 17 of this Circular:

b.1) With regard to the imported goods moved out of the warehouse or site for transport to places for gathering, inspection and supervision of other EMS goods and parcel posts:

b.1.1) Check the outer condition of the goods, the seal of the carrier (if any) and the customs declaration on the e-customs system, bill of lading (if any);

b.1.2) Send a transfer note to the customs authority of destination for further procedures as prescribed;

b.1.3) Seal and certify the sealing (if any) on the e-customs system.

In case of bulk goods, bulky goods, oversize load goods which cannot be sealed, the customs officer shall make a note “goods not eligible for sealing”, specifying other information (if any) about the goods, including description, quantity, categories, symbol, origin on the transfer note or pictures of goods in the original condition enclosed with the transfer note (if necessary).

b.2) For exported goods moved to the warehouse or site: Check and certify the sealing condition (if any) on the e-customs system; certify the arriving goods on the e-customs system.

c) Check the goods of category 1 or category 2 using scanners except for those which have undergone physical inspection. If the physical inspection result shows the suitability, certify that the goods are eligible for passing through customs controlled area; if the inspection result shows any unsuitability, open the goods for physical inspection as prescribed. If the physical inspection result shows the suitability, certify that the goods are eligible for passing through customs controlled area; if the physical inspection result shows any unsuitability, take actions against violation as prescribed;

d) Guide the customs declarant to complete procedures for the consignment involving a notice of suspension or ineligibility for passing through customs controlled area;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



If the goods are not eligible for passing through customs controlled area, guide the customs declarant to complete the customs procedures as prescribed;

e) Certify that the goods have passed through the customs controlled area or update information about the leaving good on the e-customs system after the imported goods have passed through the customs controlled area. Certify that the goods have passed through the customs controlled area on the e-customs system after the exported goods have been loaded on the vehicle for transport.

3. The supervision of the goods from the importing checkpoint to the places for gathering, inspection and supervision of EMS goods and parcel posts and vice versa shall be carried out in accordance with regulations on goods moved to or out of off-airport terminals as prescribed in Circular No. 39/2018/TT-BTC.

Article 12. Customs procedures and customs supervision for goods which are mistakenly sent (goods transported to a country other than the country of destination); exported goods which are not delivered and must be re-imported to be returned to the senders; imported goods that are not sent to the recipient and must be returned to their origin

1. Regarding goods which are mistakenly delivered (goods transported to a country other than the country of destination):

a) Responsibilities of the express delivery service provider:

a.1) Formulate and submit an application for sending goods which are mistakenly delivered to the country written on the bill of lading and a list of goods which are mistakenly delivered;

a.2) Register independent transport declaration for goods which are mistakenly delivered according to regulations in Article 17 of this Circular.

b) Responsibilities of Sub-departments of Customs:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b.2) Carry out the supervision procedures according to regulations in Article 17 of this Circular.

2.  Regarding exported goods that are not sent to the recipient and must be re-imported to be returned to the sender

a) Responsibilities of the express delivery service provider:

a.1) Carry out customs procedures similarly to imported goods specified in Article 11 hereof. Upon making customs declaration, specify the number of the initial export declaration in box 32 of the Form No. HQ/2015/NK Appendix IV issued herewith Circular No. 38/2015/TT-BTC (for paper-based customs declaration) or at Notes section (for e-customs declaration).

a.2) Submit documentation to the customs authority, including:

a.2.1) Customs documentation prescribed in Clause 3 Article 8 hereof, except for import license and notification of result of inspection by specialized agency;

a.2.2) Document(s) of the foreign express delivery service provider notifying that the goods are returned due to an undeliverable address: 01 duplicate copy;  

a.2.3) The initial export customs declaration: 1 copy in case of paper-based customs declaration.

a.3) Carry out the procedures for tax refund, tax cancellation, tax overpayment handling (if any) as prescribed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b.1) Receive the documentation of the express delivery service provider;

b.2) Check information of the initial export declaration and declaration of the import declaration. If the inspection result shows the suitability, comply with Point b.3 and Point b.4 of this Clause. If the inspection result shows any unsuitability, require the enterprise to complete the documentation. If the enterprise fails to complete the documentation, follow procedures in the same manner as imported goods, including regulations on tax policies, commodity policy of imported goods;

b.3) Carry out customs procedures similarly to imported goods specified in Article 11 hereof;

b.4) Carry out the procedures for tax refund, tax cancellation, tax overpayment handling (if any) as prescribed.

3.  Regarding imported goods to be returned to the original country:

a) If the customs declaration has not been registered or customs declaration has been registered but has not been granted clearance:

a.1) Responsibilities of the express delivery service provider:

a.1.1) Send a document to the Sub-department of Customs storing the goods to be returned to the original country specifying reason for return, request for re-export, number of bill of lading when the goods are transported to Vietnam (if any); expected return time, re-export checkpoint, mean of transport of the re-exported goods.

a.1.2) If the place of storage of goods to be returned to the original country is not located in the administrative division of Sub-department of Customs of export checkpoint, make a declaration of transportation (OLA) to transport the goods from the place of storage to the export checkpoint.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a.2.1) Receive and check documents of the enterprise;

a.2.2) Place of storage of goods is located in the administrative division of Sub-department of Customs of export checkpoint:

a.2.2.1) If the goods are unsuspicious, supervise the re-export of the goods;

a.2.2.2) If the goods are suspicious, conduct physical inspection of the whole consignment of goods: If the inspection result shows the suitability and there is no further suspicion, approve the re-export. If the goods do not match with information on the bill of lading or there is any information that the consignment shows sign of violation, actions against violation shall be taken as prescribed.

a.2.3) Place of storage of goods is not located in the administrative division of Sub-department of Customs of export checkpoint:

a.2.3.1) If the goods are unsuspicious, carry out customs procedures for the goods under independent transport to deliver the goods from the place of storage to the export checkpoint;

a.2.3.2) If the goods are suspicious, conduct physical inspection of the whole consignment of goods: If the inspection result shows the suitability and there is no further suspicion, carry out customs procedures for goods under independent transport to deliver the goods to the export checkpoint. If the goods do not match with information on the bill of lading or there is any information that the consignment shows sign of violation, actions against violation shall be taken as prescribed.

a.2.4) Cancel the customs declaration if it has been registered but has not been granted clearance as prescribed.

b) If the customs declaration has been granted clearance

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b.1.1) Submit customs documentation to the customs authority:

b.1.1.1) Customs documentation prescribed in Clause 3 Article 8 hereof, except for export license and notification of result of inspection by specialized agency;

b.1.1.2) The initial import customs declaration: 1 copy in case of paper-based customs declaration.

b.1.2) Carry out customs procedures similarly to exported goods specified in Article 11 hereof. Upon making customs declaration, specify the number of the initial import declaration in box 26 of the Form No. HQ/2015/XK Appendix IV issued herewith Circular No. 38/2015/TT-BTC (for paper-based customs declaration) or at Notes section (for e-customs declaration).

b.1.3) Carry out the procedures for tax refund, tax cancellation, tax overpayment handling (if any) as prescribed.

b.2) Responsibilities of Sub-department of Customs storing the goods to be returned to the original country

b.2.1) Receive the customs documentation of the express delivery service provider;

b.2.2) Check information of the initial import declaration and declaration of the export declaration. If the inspection result shows suitability, comply with Point b.2.3 and Point b.2.4 and Point b.2.5 of this Clause. If the inspection result shows any unsuitability, require the enterprise to complete the documentation. If the enterprise fails to complete the documentation, follow procedures in the same manner as exported goods, including regulations on tax policies, commodity policy of exported goods;

b.2.3) Carry out customs procedures similarly to exported goods specified in Article 11 hereof;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b.2.5) Carry out the procedures for tax refund, tax cancellation, tax overpayment handling (if any) as prescribed.

Article 13. Cancellation of declaration

1. A declaration shall be cancelled in the following cases:

a) The cases prescribed in Clause 11 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC;

b) The declaration has been registered but the customs clearance of goods to be returned to the original country has not been granted.

c) Make multiple customs declarations for the same consignment of goods (information on declaration is repeated).

d) The imported goods are associated with a completed customs declaration and completed destruction procedure in Vietnam as prescribed.

dd) Regarding goods of category 1 and category 2, apart from the cases prescribed in Point a, Point b, Point c and Point d of this Clause, the e-customs declaration shall be cancelled in the following cases:

dd.1) The customs declaration with goods unproperly categorized as prescribed in Article 6 of this Circular after subject to actions against violation as per the law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Procedure for cancellation of customs declaration:

a) In case of Point a Clause 1 of this Article, the customs declaration shall be cancelled in accordance with Clause 11 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC.

b) In case of Point b Clause 1 of this Article, cancel the declaration as if it has been registered but has not been granted clearance since the e-customs system has problem and the substitute paper-based customs declaration has been granted clearance or conditional customs clearance or taking of goods to storage place as prescribed in Clause 11 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC.

c) In case of Point c, Point dd.2, Clause 1 of this Clause, the customs declaration shall be cancelled as the case required by the customs declarant as prescribed in Clause 11 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC.

d) In case of Point d, Clause 1 of this Clause, the customs declaration shall be cancelled as the case in which the customs declaration has been registered but the good fails to conform to regulations on management and inspection by specialized agency, after subject to the additional penalty of forced re-export or destruction as prescribed in Clause 11 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC.

dd) In case of Point dd.1, Clause 1 of this Clause, the express delivery service provider must cancel the customs declaration before making a new customs declaration. The customs declaration shall be cancelled as the customs declaration which is not valid for completing customs procedures as prescribed in Clause 11 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC.

Chapter III

PROCEDURES FOR PAYMENT OF TAXES, CUSTOMS FEES, AND CHARGES FOR GOODS IN TRANSIT

Article 14. Procedures for payment of taxes, customs fees, and charges for goods in transit

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.  The express delivery service provider may be authorized to pay taxes, fines, interests on late payment; fixed taxes, customs fees, charges for goods in transit on behalf of the good owner as per the law.

If the express delivery service provider pays taxes; fines; interest on overdue payment; fixed taxes; customs fees; charges for goods in transit on behalf of the good owner, the expected payable amount shall be paid to the deposit account at the State Treasury of the customs authority where the declaration is registered.

3. If the express delivery service provider/the customs broker uses a shared guarantee of the taxpayer: the letter of shared guarantee shall be permitted by the credit institution.

4. Responsibilities of the customs declarant:

a) Any express delivery service provider shall:

a.1) Make declaration, calculate taxes, customs fees, and charges for goods in transit themselves and take responsibility for customs declaration subject to paying taxes/fees that have been carried customs procedures; calculate the amount of taxes, customs fees, and charges for goods in transit that must be pre-paid to the deposit account at State Treasuries of customs authority of where the declaration is registered;

a.2) Pay customs fees, and charges for goods in transit according to regulations in Article 45 of Circular No. 38/2015/TT-BTC;

a.3) If taxes/fees are paid to the deposit account of a customs authority specified in clause 2 of this Article, when completing the customs declaration, write “2” in “người nộp thuế” (“taxpayer”) box; write “D” in “mã xác dịnh thời hạn nộp thuế” (“tax period”) box. The amount of payable tax for each customs declaration sheet arising within a day shall be deducted from the deposit account of customs authority of where the declaration is registered for customs clearance of goods.

a.4) Regarding the shared guarantee specified in clause 3 of this Article, regulations in clause 4, clause 5, Article 43 of Circular No. 38/2015/TT-the Ministry of Finance shall apply;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a.5.1) The service provider may issue the tax receipts and the receipts of customs fees, and charges for goods in transit to the goods owner;

a.5.2) The printing, issuance, management and use of the tax receipts and the receipts of customs fee shall comply with regulations of the Ministry of Finance on the printing, issuance, management, and use of the tax prints;

a.5.3) The express delivery service provider shall cooperate with Sub-department of Customs in comparing the invoices, ensuring the conformable payment of taxes, customs fees, and charges for goods in transit.

b) Responsibilities of other customs declarants (other than express delivery service providers): pay taxes and fees according to regulations in Section 5 Chapter II of Circular No. 38/2015/TT-BTC

c) Regarding written declaration, customs declarants shall pay taxes, customs fees, and charges for goods in transit according to regulations in Section 5 Chapter II of Circular No. 38/2015/TT-BTC.

5. Responsibilities of Sub-departments of Customs:

a) Regarding payment of taxes, customs fees, and charges for goods in transit by cash:

a.1) Issue the tax receipts and the receipts of customs fees and charges for goods in transit to any customs declarant who has paid taxes, customs fees, and charges for goods in transit and fulfilled regulations in Section 5 Chapter II of Circular No. 38/2015/TT-BTC.

a.2) Within every working day, Sub-departments of Customs shall formulate documents of remittance to the State budget to send to State Treasuries according to regulations, including: 01 original copy of remittance bill according to regulations and the Form HQ 03-BKTK-Circular in Appendix I enclosed with this Circular (01 original copy).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b.1) Customs officials shall, based on the tax-related entries on the customs declaration sheet, determine the payable tax amount of each customs declaration sheet within a day, which is deducted from the deposit amount.

b.2) Once a day or once a week, the Sub-department of Customs where the declaration is registered shall formulate a State budget remittance bill according to regulations, enclosed with a Report on taxes which are deducted from the deposit account sent to the State budget using the Form HQ 04-BTH-Circular in Appendix I enclosed with this Circular and 01 copy of the Report shall be also sent to the express delivery service provider on request for comparison with the paid amount;

c) If express delivery service providers use a shared guarantee:

Sub-departments of Customs shall comply with regulations in clause 1, clause 2, clause 4, clause 5 Article 43 of Circular No. 38/2015/TT-BTC.

Article 15. Handling of taxes

1. The customs authority shall consider exemption and reduction, refund, cancellation of export and import duties and other taxes (if any) as to exported goods and imported goods as prescribed in legislative documents on taxes and tax administration.

2. The customs authority shall deal with overpaid duties, interests on overdue payment or fines as prescribed in Clause 64 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC

Article 16. Tax imposition

1. If the express delivery service provider pays taxes on exported goods and imported goods in progress of customs clearance or post customs clearance on behalf of the good owner, the express delivery service provider shall pay the fixed taxes as prescribed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Cases subject to tax imposition and procedures for tax imposition are specified in Article 48 of Circular No. 38/2015/TT-BTC and Clause 27 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC.

Chapter IV

CUSTOMS PROCEDURES FOR GOODS SENT THROUGH EXPRESS DELIVERY SERVICE AND CONSOLIDATED CARGO UNDER THE CUSTOMS SUPERVISION

Article 17. Customs procedures for exported or imported goods under customs transit sent through express delivery service

1. General provisions

a) Exported goods carried under customs transit sent through express delivery service refer to exported goods, after completing export customs formalities, transported from a place for exporting goods to another place for gathering, inspection and supervision of EMS goods and parcel posts; or from a place for gathering, inspection and supervision of such EMS goods and parcel posts to another place for gathering, inspection and supervision of other EMS goods and parcel posts; or from a place for gathering, inspection and supervision of such EMS goods and parcel posts to the checkpoint of export.

b) Imported goods carried under customs transit sent through express delivery service refer to imported goods, which has not completed export customs formalities, transported from an import checkpoint (where the goods enter into Vietnam) to another place for gathering, inspection and supervision of EMS goods and parcel posts; or from a place for gathering, inspection and supervision of such EMS goods and parcel posts to another place for gathering, inspection and supervision of other EMS goods and parcel posts.

c) Place for gathering, inspection and supervision of EMS goods and parcel posts prescribed in Point a and Point b of this Clause means a place which is recognized as prescribed in the Government's Decree No. 68/2016/ND-CP dated July 1, 2016 on conditions for duty-free business, warehouses, sites for customs clearance, customs inspection, and supervision.

d) Exported or imported goods carried under customs transit shall be transported on the right route, and on the right schedule as stipulated in the customs documentation and subject to customs control by employing the customs sealing method. In the course of transportation, exported or imported goods carried under customs transit must be maintained to its original status and customs sealed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Customs procedures for exported or imported goods under customs transit sent through express delivery service

a) Customs documentation

a.1) Declaration of transportation (OLA) with entries prescribed in Form No. 07 Appendix I issued herewith Circular No. 39/2018/TT-BTC.

a.2) Bill of lading or other equivalent transport document as per the law (except for exported goods): 01 duplicate copy.

In a case where all the goods are declared on the e-manifest through the e-customs system, if the customs declarant specifies the code of documentation notified by the customs authority on the e-customs system at the entry “Note 1”, no copy of the bill of lading in the customs documentation is required.

b) Responsibilities of the customs declarant, Sub-department of Customs of departure and Sub-department of Customs of destination: Comply with provisions of customs procedures for goods in transit passing through Vietnam’s territory prescribed in Clause 29 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC.

Responsibilities of the customs declarant: make additional declaration of entry “means of transportation” at the section 6.3 Appendix I issued together with Circular No. 39/2018/TT-BTC on entries available for additional declaration after the goods have been certified by the customs authority that they are eligible for departure on the e-customs system (BOA) and before the customs authority update information about arriving goods on the e-customs system (BIA).

c) Customs sealing, additional declaration of customs documentation and cancellation of declaration of transportation (OLA): Comply with Clause 28 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC.

3. The enterprise engaging in business of places for gathering, inspection and supervision of EMS goods and parcel posts means customs brokerage agent which is permitted to carry out customs procedures under independent transport of exported or imported goods under customs transit sent through international express delivery and under the contract concluded with the express delivery service provider.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Comply with regulations on customs procedures for transited goods transited goods undergoing consolidation/deconsolidation in the same container or the same carriage as exports that have completed customs procedure, goods intended to be imported, exports and imports sent by post or express delivery as prescribed in Clause 29 Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC.

Article 19. Customs procedures for goods sent through express delivery service that are collected from site for customs procedures and moved through different customs procedures before transporting to the exporting checkpoint

1. Responsibilities of the customs declarant:

a) Carry out customs procedures for exported goods according to regulations in Circular No. 38/2015/TT-BTC, the destination of the transport shall be declared as the CFS.

b) Transfer goods express delivery service providers.

2. Responsibilities of the express delivery service provider:

Comply with regulations in clause 2 Article 17 of this Circular.

3. Responsibilities of Sub-department of Customs of where goods are departed or transported to

Comply with regulations in clause 3 and clause 4 Article 17 of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



PROCEDURES FOR ESTABLISHMENT, RELOCATION, EXTENSION, CONTRACTION AND REARRANGEMENT OF THE SITE FOR CUSTOMS INSPECTION AND SUPERVISION FOR GOODS SENT THROUGH EXPRESS DELIVERY SERVICE

Article 20. (annulled)

Article 21. (annulled)

Article 22. (annulled)

Article 23.   (annulled)

Article 24. (annulled)

Article 25. (annulled)

Chapter VI

IMPLEMENTATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. This Circular comes into effect from January 01, 2016. Circular No. 100/2010/TT-BTC dated July 09, 2010 by the Minister of Finance and Circular No. 36/2011/TT-BTC dated March 16, 2011 by the Minister of Finance are annulled.

2. During the implementation, if a document referred to in this Circular is amended or replaced, the new one shall prevail.

Article 27. Implementation

1. The Director of the General Department of Customs shall direct the Director of the Customs Department of a province or city shall be responsible for managing, monitoring and implement contents stipulated in this Circular.

2. Regarding customs declaration sheets registered before the effective date of this Circular, regulations in Circular No. 100/2010/TT-BTC dated July 09, 2010 by the Minister of Finance and Circular No. 36/2011/TT-BTC dated March 16, 2011 by the Minister of Finance shall be applied.

3. Any difficulties arising during the implementation of this Circular shall be reported to the Ministry of Finance (the General Department of Customs) for guidance./.

 

 

AUTHENTICATION OF CONSOLIDATED DOCUMENT

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BTC ngày 03/01/2020 hợp nhất Thông tư quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.155

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.54.118
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!