Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 12/2019/TT-BCT xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện

Số hiệu: 12/2019/TT-BCT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Trần Tuấn Anh
Ngày ban hành: 30/07/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2019/TT-BCT

Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 2019

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRONG HIỆP ĐỊNH KHUNG VỀ HỢP TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN GIỮA HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á VÀ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;

Căn cứ Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký ngày 04 tháng 11 năm 2002 tại Phnôm-pênh, Cam-pu-chia;

Thực hiện Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký ngày 21 tháng 11 năm 2015 tại Ku-a-la Lăm-pơ, Ma-lai-xi-a;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi là ACFTA).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).

2. Thương nhân, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động có liên quan đến xuất xứ hàng hóa.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Theo quy định tại Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây hiểu như sau:

1. Nuôi trồng thuỷ sản là việc nuôi trồng các sinh vật sống dưới nước bao gồm cá, động vật thân mềm, loài giáp xác, động vật không xương sống dưới nước khác và thực vật thủy sinh, từ các loại con giống như trứng, cá con, cá giống và ấu trùng bằng cách can thiệp vào quá trình nuôi trồng hoặc tăng trưởng nhằm thúc đẩy sinh sản như nuôi cấy, cho ăn hoặc bảo vệ khỏi các động vật ăn thịt, v.v…

2. CIF là trị giá hàng hóa nhập khẩu đã bao gồm cước vận tải và phí bảo hiểm tính đến cảng hoặc cửa khẩu của nước nhập khẩu. Trị giá này được tính theo Hiệp định Trị giá Hải quan.

3. FOB là trị giá hàng hóa đã giao qua mạn tàu, bao gồm phí vận tải đến cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bến. Trị giá này được tính theo Hiệp định Trị giá Hải quan.

4. Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi là những nguyên tắc đã được nhất trí thừa nhận hoặc áp dụng tại một Nước thành viên về việc ghi chép các khoản doanh thu, chi phí, phụ phí, tài sản và các khoản phải trả; truy xuất thông tin và việc lập báo cáo tài chính. Các nguyên tắc này có thể bao gồm hướng dẫn chung cũng như các tiêu chuẩn, thông lệ và thủ tục thực hiện cụ thể.

5. Hàng hóa là bất kỳ thương phẩm, sản phẩm, vật phẩm hay nguyên liệu nào.

6. Nguyên liệu giống nhau và có thể dùng thay thế lẫn nhau là những nguyên liệu cùng loại có thể dùng thay thế lẫn nhau vì mục đích thương mại, có đặc tính cơ bản giống nhau và không thể chỉ ra sự khác biệt bằng cách kiểm tra trực quan đơn thuần.

7. Nguyên liệu bao gồm bất kỳ chất liệu hoặc vật phẩm nào được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa, kết hợp tự nhiên thành hàng hóa hoặc tham gia vào một quá trình sản xuất một hàng hóa khác.

8. Nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ là nguyên liệu hoặc hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư này.

9. Nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói để vận chuyển là nguyên liệu và bao bì được sử dụng để bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển mà không phải là nguyên liệu đóng gói và bao bì đóng gói hàng hóa dùng để bán lẻ.

10. Sản xuất là các phương thức để thu được hàng hóa bao gồm nuôi trồng, chăn nuôi, khai thác, thu hoạch, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, canh tác, đánh bẫy, săn bắn, săn bắt, thu lượm, thu nhặt, gây giống, chiết xuất, chế tạo, sản xuất, gia công, lắp ráp hàng hóa, v.v…

11. Quy tắc cụ thể mặt hàng là quy tắc đòi hỏi nguyên liệu đáp ứng một trong các tiêu chí xuất xứ sau:

a) Chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC);

b) Công đoạn gia công, chế biến hàng hóa đặc trưng;

c) Hàm lượng giá trị khu vực;

d) Tiêu chí kết hợp giữa các tiêu chí nêu tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản này.

12. Yếu tố trung gian là hàng hóa được sử dụng trong quá trình sản xuất, kiểm tra hoặc giám định hàng hóa khác nhưng không cấu thành nên hàng hóa đó.

13. Hàng hóa không có xuất xứ hoặc nguyên liệu không có xuất xứ là hàng hóa hoặc nguyên liệu không đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư này hoặc hàng hóa, nguyên liệu không xác định được xuất xứ.

14. C/O giáp lưng mẫu E là C/O do Nước thành viên xuất khẩu trung gian cấp dựa trên C/O mẫu E gốc của Nước thành viên xuất khẩu đầu tiên nhằm chứng minh xuất xứ của hàng hóa có liên quan.

15. Nhà xuất khẩu là thể nhân hoặc pháp nhân có trụ sở tại lãnh thổ của một Nước thành viên nơi hàng hóa được xuất khẩu bởi người đó.

16. Nhà nhập khẩu là thể nhân hoặc pháp nhân có trụ sở tại lãnh thổ của một Nước thành viên nơi hàng hóa được nhập khẩu bởi người đó.

Điều 4. Chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

1. Ban hành kèm theo Thông tư này các Phụ lục:

a) Phụ lục I: Quy tắc cụ thể mặt hàng;

b) Phụ lục II: Mẫu C/O mẫu E;

c) Phụ lục III: Hướng dẫn kê khai C/O mẫu E xuất khẩu;

d) Phụ lục IV: Danh mục các cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu E của Việt Nam.

2. Quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và các quy định có liên quan.

Chương II

QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA

Điều 5. Hàng hóa có xuất xứ

Hàng hóa được coi là có xuất xứ và đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan nếu đáp ứng các quy tắc xuất xứ dưới đây cũng như các quy định khác tại Thông tư này:

1. Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một Nước thành viên theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

2. Được sản xuất tại một Nước thành viên chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ của một hay nhiều Nước thành viên.

3. Được sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ tại một Nước thành viên với điều kiện hàng hóa đó đáp ứng các quy định tại Điều 7 Thông tư này.

Điều 6. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này, hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ trong các trường hợp sau:

1. Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng (bao gồm quả, hoa, rau, cây, rong biển, nấm và cây trồng) được trồng, thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại một Nước thành viên.

2. Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại một Nước thành viên.

3. Sản phẩm thu được từ động vật sống tại một Nước thành viên mà chưa qua chế biến, bao gồm sữa, trứng, mật ong tự nhiên, lông, len, tinh dịch và phân.

4. Sản phẩm thu được từ săn bắn, đánh bẫy, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, thu lượm hoặc săn bắt tại một Nước thành viên.

5. Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển tại một Nước thành viên.

6. Sản phẩm đánh bắt từ vùng biển, đáy biển hoặc dưới đáy biển ngoài vùng lãnh hải của một Nước thành viên, với điều kiện Nước thành viên đó có quyền khai thác vùng biển, đáy biển và dưới đáy biển theo luật quốc tế đã được công nhận rộng rãi, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982.

7. Hải sản và các sản phẩm từ biển khác đánh bắt từ vùng biển quốc tế bằng tàu được đăng ký tại một Nước thành viên hoặc treo cờ của Nước thành viên đó.

8. Sản phẩm chế biến hoặc sản xuất ngay trên tàu chế biến được đăng ký hoặc được treo cờ của một Nước thành viên từ các sản phẩm nêu tại khoản 7 Điều này.

9. Phế thải và phế liệu thu được từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng tại một Nước thành viên chỉ phù hợp để tái chế nguyên liệu thô.

10. Hàng hóa đã qua sử dụng và được thu nhặt tại một Nước thành viên chỉ phù hợp để tái chế nguyên liệu thô.

11. Hàng hóa thu được hoặc được sản xuất tại một Nước thành viên chỉ từ các sản phẩm nêu từ khoản 1 đến khoản 10 Điều này.

Điều 7. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy

1. Hàng hóa nêu tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này, ngoại trừ hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều này, được coi là có xuất xứ nếu:

a) Hàng hóa có hàm lượng giá trị khu vực (RVC) không thấp hơn 40% trị giá FOB tính theo công thức quy định tại Điều 8 Thông tư này và công đoạn sản xuất cuối cùng được thực hiện tại một Nước thành viên; hoặc

b) Hàng hóa thuộc các Chương 25, 26, 28, 29, 31 và 39; từ Chương 42 đến Chương 49; từ Chương 57 đến Chương 59; các Chương 61, 62, 64; từ Chương 66 đến Chương 71; từ Chương 73 đến Chương 83; các Chương 86 và 88; từ Chương 91 đến Chương 97 của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 4 số (CTH), ngoại trừ các Nhóm 29.01, 29.02, 31.05, 39.01, 39.02, 39.03, 39.07, 39.08 áp dụng tiêu chí xuất xứ RVC 40%.

2. Hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu đáp ứng tiêu chí xuất xứ tương ứng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 8. Công thức tính RVC

1. RVC được tính theo công thức sau:

RVC =

FOB - VNM

x 100%

FOB

Trong đó:

RVC là hàm lượng giá trị khu vực được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm.

VNM là trị giá nguyên liệu không có xuất xứ.

2. VNM được xác định như sau:

a) Trường hợp nguyên liệu nhập khẩu không có xuất xứ, VNM là trị giá CIF của nguyên liệu tại thời điểm nhập khẩu;

b) Trường hợp nguyên liệu không có xuất xứ thu được từ một Nước thành viên, VNM là giá mua đầu tiên có thể xác định được đối với nguyên liệu đó. Trị giá này không bao gồm cước vận tải, bảo hiểm, chi phí đóng gói và bất kỳ chi phí nào khác phát sinh trong quá trình vận chuyển nguyên liệu từ kho của nhà cung cấp đến địa điểm của nhà sản xuất.

3. Trường hợp hàng hóa có xuất xứ tại một Nước thành viên theo quy định tại khoản 1 Điều này tiếp tục được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất ra một hàng hóa khác tại Nước thành viên đó, không cần xét đến phần trị giá không có xuất xứ của nguyên liệu đó khi xác định xuất xứ hàng hóa.

4. Trị giá này được tính theo Hiệp định Trị giá Hải quan.

Điều 9. Cộng gộp

Hàng hóa có xuất xứ của một Nước thành viên sử dụng làm nguyên liệu tại một Nước thành viên khác để sản xuất ra hàng hóa đủ điều kiện được hưởng ưu đãi thuế quan, được coi là có xuất xứ của Nước thành viên nơi sản xuất hoặc chế biến ra hàng hóa cuối cùng.

Điều 10. Công đoạn gia công, chế biến đơn giản

Những công đoạn gia công, chế biến dưới đây, khi được thực hiện riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau, được xem là đơn giản và không cần xét đến những công đoạn này khi hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy tại một Nước thành viên:

1. Bảo đảm việc bảo quản hàng hóa trong tình trạng tốt khi vận chuyển hoặc lưu kho.

2. Hỗ trợ cho việc gửi hàng hoặc vận chuyển.

3. Đóng gói (không bao gồm “đóng gói” trong ngành công nghiệp điện tử) hoặc trưng bày hàng hóa để bán.

Điều 11. Vận chuyển trực tiếp

1. Hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan nếu đáp ứng đầy đủ những quy định tại Thông tư này và phải được vận chuyển trực tiếp từ Nước thành viên xuất khẩu tới Nước thành viên nhập khẩu.

2. Trường hợp sau được coi là vận chuyển trực tiếp từ Nước thành viên xuất khẩu tới Nước thành viên nhập khẩu:

a) Hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ một Nước thành viên xuất khẩu tới Nước thành viên nhập khẩu; hoặc

b) Hàng hóa được vận chuyển qua một hoặc nhiều Nước thành viên khác hoặc qua một Nước không phải là thành viên và đáp ứng các điều kiện sau:

- Quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lý hoặc do yêu cầu về vận tải;

- Hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại đó;

- Hàng hóa không trải qua bất kỳ công đoạn gia công, chế biến nào khác ngoài việc dỡ hàng và bốc lại hàng hoặc những công đoạn cần thiết để bảo quản hàng hóa trong điều k iện tốt.

Điều 12. De Minimis

Hàng hóa không đáp ứng tiêu chí CTC theo quy định tại Điều 7 Thông tư này vẫn được coi là có xuất xứ nếu:

1. Đối với hàng hóa không thuộc từ Chương 50 đến Chương 63 của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, trị giá của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ không đáp ứng tiêu chí CTC được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không vượt quá 10% trị giá FOB của hàng hóa.

2. Đối với hàng hóa thuộc từ Chương 50 đến Chương 63 của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa:

a) Trọng lượng của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ không đáp ứng tiêu chí CTC được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không vượt quá 10% tổng trọng lượng hàng hóa; hoặc

b) Trị giá của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ không đáp ứng tiêu chí CTC được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không vượt quá 10% trị giá FOB của hàng hóa.

3. Hàng hóa nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đáp ứng các quy định khác tại Thông tư này.

Điều 13. Nguyên liệu đóng gói và bao bì

1. Trường hợp nguyên liệu đóng gói và bao bì dùng để vận chuyển, không cần xét đến nguyên liệu đóng gói và bao bì này khi xác định xuất xứ của hàng hóa.

2. Trường hợp nguyên liệu đóng gói và bao bì dùng để đóng gói hàng hóa nhằm mục đích bán lẻ và được phân loại cùng với hàng hóa:

a) Cần tính trị giá của nguyên liệu đóng gói và bao bì khi xác định xuất xứ hàng hóa áp dụng tiêu chí RVC.

b) Không cần xét đến xuất xứ nguyên liệu đóng gói và bao bì khi xác định xuất xứ hàng hóa áp dụng tiêu chí CTC.

Điều 14. Phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ

1. Phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ được tả và phân loại cùng với hàng hóa được coi là một phần của hàng hóa nếu:

a) Được lập hóa đơn cùng với hàng hóa;

b) Có số lượng và trị giá phù hợp với hàng hóa theo thông lệ.

2. Trường hợp hàng hóa áp dụng tiêu chí CTC theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, không cần xét đến xuất xứ của phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ nêu tại khoản 1 Điều này khi xác định xuất xứ hàng hóa.

3. Trường hợp hàng hóa áp dụng tiêu chí RVC, trị giá của phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ nêu tại khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, được tính là trị giá nguyên liệu có xuất xứ hoặc không có xuất xứ khi tính RVC.

Điều 15. Các yếu tố trung gian

Khi xác định xuất xứ hàng hóa, không cần xác định xuất xứ của các yếu tố trung gian dưới đây:

1. Nhiên liệu, năng lượng, chất xúc tác và dung môi.

2. Trang thiết bị, máy móc và vật tư dùng để thử nghiệm hoặc kiểm tra hàng hóa.

3. Găng tay, kính, giày dép, quần áo, vật tư và trang thiết bị bảo hộ lao động.

4. Dụng cụ, khuôn rập và khuôn đúc.

5. Phụ tùng và vật liệu dùng để bảo dưỡng thiết bị và nhà xưởng.

6. Dầu, mỡ bôi trơn, hợp chất và các nguyên liệu khác được sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc được sử dụng để vận hành thiết bị và nhà xưởng.

7. Bất kỳ nguyên liệu nào khác không cấu thành nên sản phẩm nhưng việc sử dụng chúng trong quá trình sản xuất phải được chứng minh là cần thiết để sản xuất ra sản phẩm đó.

Điều 16. Nguyên liệu giống nhau và có thể dùng thay thế lẫn nhau

Việc xác định các nguyên liệu giống nhau và có thể dùng thay thế lẫn nhau là nguyên liệu có xuất xứ hay không có xuất xứ được thực hiện bằng các phương pháp sau:

1. Chia tách thực tế từng nguyên liệu; hoặc

2. Áp dụng các nguyên tắc kế toán về quản lý kho được áp dụng rộng rãi, hoặc các thông lệ quản lý kho tại Nước thành viên xuất khẩu. Khi quyết định sử dụng phương pháp kế toán về quản lý kho nào thì phương pháp đó phải được sử dụng suốt trong năm tài chính.

Chương III

CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM TRA XUẤT XỨ HÀNG HÓA

Điều 17. Kiểm tra trước khi xuất khẩu

Nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng hóa đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan có thể đề nghị cơ quan, tổ chức cấp C/O kiểm tra, xác minh xuất xứ trước khi xuất khẩu. Kết quả kiểm tra, xác minh định kỳ hoặc khi cần thiết, được chấp nhận như chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu sau này. Việc kiểm tra này có thể không cần áp dụng đối với hàng hóa dễ dàng xác định được xuất xứ thông qua bản chất của hàng hóa đó.

Điều 18. Kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp C/O

Cơ quan, tổ chức cấp C/O tiến hành kiểm tra từng trường hợp đề nghị cấp C/O để bảo đảm rằng:

1. Đơn đề nghị cấp C/O và C/O mẫu E được khai đầy đủ theo quy định tại mặt sau C/O mẫu E và được ký bởi người có thẩm quyền.

2. Xuất xứ hàng hóa phù hợp với quy định tại Thông tư này.

3. Các thông tin khác trên C/O mẫu E phù hợp với chứng từ kèm theo.

4. Mô tả hàng hóa, số lượng và trọng lượng hàng hóa, ký hiệu và số kiện hàng, số kiện và loại kiện hàng được kê khai phù hợp với hàng hóa xuất khẩu.

5. Nhiều mặt hàng có thể được khai trên cùng một C/O mẫu E, phù hợp với quy định và pháp luật Nước thành viên nhập khẩu với điều kiện từng mặt hàng phải đáp ứng các quy định về xuất xứ đối với mặt hàng đó.

Điều 19. C/O mẫu E

1. C/O mẫu E được làm trên giấy trắng, khổ A4 theo tiêu chuẩn ISO, phù hợp với mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. C/O mẫu E gồm 1 bản gốc (Original) và 2 bản sao (Duplicate và Triplicate). C/O mẫu E phải được kê khai bằng tiếng Anh.

2. Trường hợp C/O mẫu E có nhiều trang, các trang tiếp theo sử dụng C/O mẫu E quy định tại khoản 1 Điều này và có cùng chữ ký, con dấu, số tham chiếu như trang đầu tiên.

3. Mỗi C/O mẫu E có một số tham chiếu riêng, được cấp cho một lô hàng và có thể bao gồm một hay nhiều mặt hàng.

4. Bản gốc C/O mẫu E được nhà xuất khẩu gửi cho nhà nhập khẩu để nộp cho cơ quan hải quan tại cảng hoặc nơi nhập khẩu. Bản sao Duplicate do cơ quan, tổ chức cấp C/O của Nước thành viên xuất khẩu lưu. Bản sao Triplicate do nhà xuất khẩu lưu.

5. Trường hợp từ chối C/O mẫu E, cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu đánh dấu vào mục tương ứng tại Ô số 4 trên C/O mẫu E.

6. Trường hợp C/O mẫu E bị từ chối như nêu tại khoản 5 Điều này, cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu có thể chấp nhận và xem xét các giải trình của cơ quan, tổ chức cấp C/O để xem xét cho hưởng ưu đãi thuế quan. Các giải trình của cơ quan, tổ chức cấp C/O phải chi tiết và lý giải được những vấn đề mà Nước thành viên nhập khẩu đưa ra.

Điều 20. Xử lý sai sót trên C/O mẫu E

Không được phép tẩy xóa hoặc viết thêm lên C/O mẫu E. Mọi sửa đổi phải được thực hiện bằng cách gạch bỏ chỗ sai và bổ sung các thông tin cần thiết. Những thay đổi này phải được người có thẩm quyền ký C/O mẫu E chấp thuận và được cơ quan, tổ chức cấp C/O đóng dấu xác nhận. Những phần còn trống phải được gạch chéo để tránh điền thêm.

Điều 21. Cấp C/O mẫu E

1. C/O mẫu E được cấp trước hoặc tại thời điểm giao hàng. Trường hợp C/O mẫu E không được cấp tại thời điểm giao hàng hoặc không muộn hơn 3 ngày tính từ ngày giao hàng theo đề nghị của nhà xuất khẩu, C/O mẫu E được cấp sau phù hợp với quy định và pháp luật của Nước thành viên xuất khẩu. C/O mẫu E cấp sau trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày giao hàng và phải đánh dấu vào Ô số 13 nơi có dòng chữ “ISSUED RETROACTIVELY”.

2. C/O mẫu E cấp sau có thể được nhà nhập khẩu nộp cho cơ quan hải quan để đề nghị cho hưởng ưu đãi thuế quan theo quy định và pháp luật của Nước thành viên nhập khẩu.

Điều 22. C/O mẫu E giáp lưng

1. Cơ quan, tổ chức cấp C/O Nước thành viên trung gian có thể cấp C/O mẫu E giáp lưng theo đề nghị của nhà xuất khẩu khi hàng hóa đang được vận chuyển qua lãnh thổ của Nước thành viên đó, với điều kiện:

a) Nhà nhập khẩu phải đồng thời là nhà xuất khẩu nộp đơn đề nghị cấp C/O mẫu E giáp lưng tại Nước thành viên trung gian;

b) Người nộp đơn đề nghị cấp C/O mẫu E giáp lưng xuất trình bản gốc C/O mẫu E còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức cấp C/O của Nước thành viên xuất khẩu đầu tiên cấp;

c) C/O mẫu E giáp lưng bao gồm một số thông tin như ngày cấp, số tham chiếu và tên cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu E của Nước thành viên xuất khẩu đầu tiên. Trị giá hóa đơn là trị giá hóa đơn của hàng hóa xuất khẩu từ Nước thành viên trung gian;

d) Tổng số lượng hàng hóa ghi trên C/O mẫu E giáp lưng không vượt quá tổng số lượng hàng hóa ghi trên C/O mẫu E do Nước thành viên xuất khẩu đầu tiên cấp.

2. Ngày hết hạn hiệu lực của C/O mẫu E giáp lưng là ngày hết hạn hiệu lực của C/O mẫu E do Nước thành viên xuất khẩu đầu tiên cấp.

3. Hàng hóa tái xuất được cấp C/O mẫu E giáp lưng phải nằm trong khu vực kiểm soát của cơ quan hải quan Nước thành viên trung gian như khu phi thuế quan. Hàng hóa không trải qua bất kỳ công đoạn gia công, chế biến nào khác tại Nước thành viên trung gian, ngoại trừ việc đóng gói lại và các hoạt động hậu cần theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.

4. Thủ tục kiểm tra hàng hóa được cấp C/O mẫu E giáp lưng thực hiện theo quy định tại Điều 28 Thông tư này.

5. Trường hợp cần thiết, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu, Nước thành viên xuất khẩu đầu tiên và Nước thành viên trung gian cung cấp thông tin liên quan đến C/O mẫu E đầu tiên và C/O mẫu E giáp lưng tương ứng, bao gồm nhà xuất khẩu đầu tiên, nhà xuất khẩu cuối cùng, số tham chiếu, mô tả hàng hóa, nước xuất xứ và cảng dỡ hàng.

Điều 23. C/O mẫu E bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng

Trường hợp C/O mẫu E bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, nhà xuất khẩu có thể nộp đơn đề nghị cơ quan, tổ chức cấp C/O cấp bản sao chứng thực của bản gốc Original và bản sao Triplicate của C/O mẫu E trên cơ sở chứng từ xuất khẩu được lưu tại cơ quan, tổ chức cấp C/O. Bản sao chứng thực này phải mang dòng chữ “CERTIFIED TRUE COPY” tại Ô số 12 và ngày cấp của C/O mẫu E bản gốc Original. Bản sao chứng thực này được cấp trong vòng 1 năm kể từ ngày cấp C/O mẫu E bản gốc với điều kiện nhà xuất khẩu cung cấp cho cơ quan, tổ chức cấp C/O có liên quan bản sao Triplicate của C/O mẫu E hoặc bất kỳ chứng từ nào thể hiện việc cấp C/O mẫu E bản gốc.

Điều 24. Nộp C/O mẫu E

Bản gốc C/O mẫu E được nộp cho cơ quan hải quan tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa để đề nghị cho hưởng ưu đãi thuế quan theo quy định và pháp luật của Nước thành viên nhập khẩu.

Điều 25. Thời hạn hiệu lực của C/O

C/O mẫu E có hiệu lực trong vòng 1 năm kể từ ngày cấp và phải được nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu trong thời hạn đó.

Điều 26. Miễn nộp C/O mẫu E

1. Trường hợp hàng hóa có xuất xứ từ Nước thành viên xuất khẩu có trị giá FOB không vượt quá 200 đô la Mỹ được miễn nộp C/O mẫu E và chỉ cần bản khai báo đơn giản của nhà xuất khẩu rằng hàng hóa đó có xuất xứ của Nước thành viên xuất khẩu. Hàng hóa gửi qua đường bưu điện có trị giá FOB không vượt quá 200 đô la Mỹ cũng được áp dụng quy định này.

2. Trường hợp cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu xác định rằng việc nhập khẩu các lô hàng liên tiếp có thể nhằm mục đích tránh không phải nộp C/O, hàng hóa nhập khẩu như vậy không được miễn C/O mẫu E theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 27. Xử lý khác biệt nhỏ

1. Trường hợp không có nghi ngờ về xuất xứ của sản phẩm, những khác biệt nhỏ như mã HS trên C/O mẫu E khác với mã HS trên các chứng từ nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu không làm mất hiệu lực của C/O mẫu E nếu những khác biệt này phù hợp với hàng hóa nhập khẩu thực tế.

2. Trường hợp giữa Nước thành viên xuất khẩu và Nước thành viên nhập khẩu chỉ có những khác biệt nhỏ nêu tại khoản 1 Điều này, hàng hóa được thông quan và không bị cản trở do các thủ tục hành chính như bị áp mức thuế nhập khẩu cao hơn hoặc phải đặt cọc một số tiền tương ứng. Sau khi vướng mắc về các khác biệt nhỏ được giải quyết, mức thuế nhập khẩu ưu đãi theo ACFTA được áp dụng và phần thuế đóng vượt quá mức sẽ được hoàn lại theo quy định và pháp luật Nước thành viên nhập khẩu.

3. Trường hợp C/O mẫu E có nhiều mặt hàng, vướng mắc đối với một mặt hàng không ảnh hưởng hoặc cản trở việc áp dụng thuế suất ưu đãi và thông quan hàng hóa đối với những mặt hàng còn lại. Việc xử lý đối với những mặt hàng có vướng mắc thực hiện theo điểm b khoản 1 Điều 28 Thông tư này.

Điều 28. Kiểm tra sau

1. Cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu có thể đề nghị kiểm tra ngẫu nhiên hoặc khi có lý do nghi ngờ tính xác thực của chứng từ hay tính chính xác của các thông tin liên quan đến xuất xứ của hàng hóa có liên quan hoặc một vài phần của hàng hóa đó.

a) Đề nghị kiểm tra phải làm bằng văn bản, gửi kèm bản sao của C/O mẫu E có liên quan và nêu rõ lý do cũng như bất cứ thông tin bổ sung nào cho thấy các chi tiết trên C/O này có thể không chính xác, trừ trường hợp kiểm tra ngẫu nhiên;

b) Cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu có thể trì hoãn việc cho hưởng ưu đãi thuế quan trong khi chờ kết quả kiểm tra. Tuy nhiên, cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu có thể áp dụng các thủ tục hành chính cần thiết bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu cao hơn hoặc yêu cầu nhà nhập khẩu đặt cọc một số tiền tương ứng và cho phép thông quan hàng hóa, với điều kiện hàng hóa này không thuộc diện cấm hoặc hạn chế nhập khẩu và không có nghi ngờ về gian lận xuất xứ;

c) Cơ quan hải quan hoặc cơ quan, tổ chức cấp C/O của Nước thành viên xuất khẩu phản hồi ngay về việc nhận được đề nghị kiểm tra và có ý kiến trả lời không muộn hơn 90 ngày sau ngày nhận được đề nghị kiểm tra. Trường hợp không trả lời được trong thời hạn này, cơ quan hải quan hoặc cơ quan, tổ chức cấp C/O của Nước thành viên xuất khẩu có thể đề nghị bằng văn bản về việc gia hạn thêm 90 ngày nữa với điều kiện việc đề nghị gia hạn được thực hiện trong thời hạn 90 ngày đầu tiên.

2. Trường hợp cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu không đồng ý với kết quả kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều này, Nước thành viên nhập khẩu có thể đề nghị kiểm tra thực tế tại Nước thành viên xuất khẩu.

a) Trước khi tiến hành kiểm tra thực tế, cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu gửi thông báo đến cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu nhằm mục đích thống nhất chung về điều kiện và phương thức kiểm tra;

b) Việc kiểm tra thực tế được tiến hành không muộn hơn 60 ngày sau ngày nhận được thông báo của Nước thành viên nhập khẩu theo quy định tại điểm a khoản này.

3. Quy trình kiểm tra, bao gồm kiểm tra sau và kiểm tra thực tế được tiến hành và thông báo kết quả cho cơ quan hải quan hoặc cơ quan, tổ chức cấp C/O của Nước thành viên xuất khẩu trong thời hạn tối đa 180 ngày sau khi nhận được đề nghị kiểm tra.

Trường hợp đề nghị gia hạn thời gian trả lời theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, quy trình kiểm tra, bao gồm kiểm tra sau và kiểm tra thực tế được tiến hành và thông báo kết quả cho cơ quan hải quan hoặc cơ quan, tổ chức cấp C/O của Nước thành viên xuất khẩu, được gia hạn từ 180 ngày đến tối đa 270 ngày sau khi nhận được đề nghị kiểm tra. Trong khi chờ kết quả kiểm tra thực tế, việc tạm ngừng cho hưởng ưu đãi thuế quan áp dụng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

4. Tất cả thông tin trao đổi liên quan đến đề nghị kiểm tra cần được thực hiện thông qua đầu mối kiểm tra xác minh của các Nước thành viên.

5. Nước thành viên nhập khẩu có thể từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan trong trường hợp Nước thành viên xuất khẩu không đáp ứng đề nghị kiểm tra của cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu hoặc vi phạm quy trình kiểm tra theo thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.

6. Mỗi Nước thành viên phải đảm bảo bảo mật thông tin và chứng từ liên quan đến việc kiểm tra xác minh xuất xứ hàng hóa do Nước thành viên khác cung cấp. Các thông tin, chứng từ này không được phép sử dụng cho mục đích khác, kể cả trong thủ tục tố tụng về hành chính, hình sự mà không có sự đồng ý bằng văn bản của Nước thành viên cung cấp thông tin đó.

Điều 29. Lưu trữ hồ sơ

1. Hồ sơ đề nghị cấp C/O mẫu E và tất cả chứng từ liên quan được lưu tại cơ quan, tổ chức cấp C/O không ít hơn 3 năm kể từ ngày cấp.

2. Thông tin liên quan đến hiệu lực của C/O mẫu E được cung cấp theo yêu cầu của Nước thành viên nhập khẩu.

3. Bất kỳ thông tin trao đổi giữa các Nước thành viên liên quan phải được giữ bí mật và chỉ được sử dụng cho việc xác nhận tính hợp lệ của C/O mẫu E.

4. Để phục vụ việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 28 Thông tư này, nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu đề nghị cấp C/O mẫu E, theo quy định và pháp luật Nước thành viên xuất khẩu, phải lưu trữ chứng từ đề nghị cấp C/O không ít hơn 3 năm kể từ ngày cấp C/O mẫu E.

Điều 30. Thay đổi điểm đến của hàng hóa

Hàng hóa xuất khẩu đến một Nước thành viên thay đổi điểm đến trước hoặc sau khi hàng cập cảng thực hiện theo quy định sau:

1. Trường hợp hàng hóa đã khai báo hải quan, theo đơn đề nghị của nhà nhập khẩu, cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu xác thực C/O mẫu E đã cấp. Cơ quan hải quan giữ bản gốc C/O mẫu E và cung cấp bản sao cho nhà nhập khẩu.

2. Trường hợp hàng hóa thay đổi điểm đến khác với thông tin trên C/O mẫu E đã cấp trong quá trình vận chuyển đến Nước thành viên nhập khẩu, nhà xuất khẩu nộp đơn đề nghị cấp lại C/O mới và hoàn trả C/O mẫu E đã cấp trước đó.

Điều 31. Chứng từ áp dụng cho quy định vận chuyển trực tiếp

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, hàng hóa vận chuyển qua lãnh thổ của một hoặc nhiều nước không phải là Nước thành viên của ACFTA, các chứng từ sau phải được nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu:

1. Vận tải đơn chở suốt do Nước thành viên xuất khẩu cấp.

2. C/O mẫu E do cơ quan, tổ chức cấp C/O liên quan của Nước thành viên xuất khẩu cấp.

3. Bản gốc hóa đơn thương mại.

4. Các chứng từ chứng minh việc vận chuyển đáp ứng các quy định nêu tại điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư này.

Điều 32. Hàng hóa triển lãm

1. Sản phẩm gửi từ Nước thành viên xuất khẩu để tham gia triển lãm tại Nước thành viên khác và được bán trong hoặc sau thời gian triển lãm nhằm nhập khẩu vào một Nước thành viên được hưởng ưu đãi thuế quan theo ACFTA với điều kiện sản phẩm đó đáp ứng các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong ACFTA và phải chứng minh cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu rằng:

a) Nhà xuất khẩu gửi sản phẩm này từ lãnh thổ của Nước thành viên xuất khẩu tới Nước thành viên khác nơi tổ chức triển lãm và sản phẩm được trưng bày tại đó;

b) Nhà xuất khẩu đã bán hoặc chuyển nhượng sản phẩm này cho người nhận hàng ở Nước thành viên nhập khẩu;

c) Sản phẩm được giao cho Nước thành viên nhập khẩu trong quá trình triển lãm hoặc ngay sau khi kết thúc triển lãm vẫn còn nguyên trạng như khi chúng được gửi đi tham gia triển lãm.

2. Để thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này, C/O mẫu E phải được nộp cho cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu, trong đó ghi rõ tên và địa chỉ của nơi tổ chức triển lãm. Cơ quan, tổ chức cấp C/O của Nước thành viên nơi diễn ra triển lãm có thể cấp một hình thức chứng nhận cùng với các chứng từ quy định tại khoản 4 Điều 31 Thông tư này để xác nhận hàng hóa đã tham gia triển lãm.

3. Khoản 1 Điều này áp dụng đối với bất kỳ triển lãm, hội chợ thương mại, nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ hoặc các cuộc giới thiệu, trưng bày tương tự, hoặc bày bán tại các cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh với mục đích để bán các sản phẩm nước ngoài và những nơi mà sản phẩm vẫn còn nằm trong sự kiểm soát của cơ quan hải quan trong suốt quá trình triển lãm.

Điều 33. Hóa đơn do bên thứ ba phát hành

Cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu chấp nhận C/O mẫu E trong trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở đặt tại một nước thứ ba hoặc bởi một nhà xuất khẩu của Nước thành viên ACFTA đại diện cho công ty đó, với điều kiện hàng hóa đáp ứng các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong ACFTA. Hóa đơn do bên thứ ba phát hành có thể là hóa đơn của một Nước thành viên ACFTA hoặc của một nước không phải là Nước thành viên ACFTA. Số hóa đơn đầu tiên hoặc số hóa đơn của bên thứ ba được khai báo tại Ô số 10 của C/O mẫu E. Nhà xuất khẩu và người nhận hàng phải có trụ sở đặt tại các Nước thành viên ACFTA và hóa đơn bên thứ ba được đính kèm C/O mẫu E khi xuất trình cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 34. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 9 năm 2019.

2. Mẫu C/O mẫu E, quy tắc xuất xứ hàng hóa tương ứng và việc áp dụng được thực hiện theo thỏa thuận của các Nước thành viên ACFTA và quy định tại Thông tư này.

3. Thông tư này thay thế các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

a) Quyết định số 12/2007/QĐ-BTM ngày 31 tháng 5 năm 2007 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) về việc ban hành Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu E để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa;

b) Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc Thủ tục cấp và kiểm tra xuất xứ sửa đổi và Quy tắc cụ thể mặt hàng theo hệ thống hài hòa phiên bản 2007 trong Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa;

c) Thông tư số 01/2011/TT-BCT ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc Thủ tục cấp và kiểm tra xuất xứ sửa đổi và Quy tắc cụ thể mặt hàng theo hệ thống hài hòa phiên bản 2007 trong Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa;

d) Thông tư số 37/2011/TT-BCT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc Thủ tục cấp và kiểm tra xuất xứ sửa đổi và Quy tắc cụ thể mặt hàng theo hệ thống hài hòa phiên bản 2007 trong Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa;

đ) Thông tư số 21/2014/TT-BCT ngày 25 tháng 6 năm 2014 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Quy tắc cụ thể mặt hàng ban hành kèm theo Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc Thủ tục cấp và kiểm tra xuất xứ sửa đổi và Quy tắc cụ thể mặt hàng theo hệ thống hài hòa phiên bản 2007 trong Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa;

e) Thông tư số 14/2016/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2016 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc Thủ tục cấp và kiểm tra xuất xứ sửa đổi và Quy tắc cụ thể mặt hàng theo hệ thống hài hòa phiên bản 2007 trong Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Tổng bí thư,
Văn phòng Quốc hội, Văn phòng TƯ và các Ban của Đảng;
- Viện KSND tối cao, Toà án ND tối cao;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra Văn bản);
- Công báo;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương;
- BQL các KCN và CX Hà Nội;
- BQL KKT tỉnh Hà Giang;
- Sở Công Thương Hải Phòng;
- Bộ Công Thương: Bộ trưởng; các Thứ trưởng,
các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ; các Phòng QLXNKKV (19);
- Lưu: VT, XNK (5).

BỘ TRƯỞNG




Trần Tuấn Anh

MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
--------------

No.: 12/2019/TT-BCT

Hanoi, July 30, 2019

 

CIRCULAR

PRESCRIBING RULES OF ORIGIN IN THE FRAMEWORK AGREEMENT ON COMPREHENSIVE ECONOMIC CO-OPERATION BETWEEN THE ASSOCIATION OF SOUTH EAST ASIAN NATIONS AND THE PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINA

Pursuant to the Government’s Decree No. 98/2017/ND-CP dated August 18, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;

Pursuant to the Government’s Decree No. 31/2018/ND-CP dated March 08, 2018 on guidelines for the Law on foreign trade management in terms of origin of goods;

Pursuant to the Framework Agreement on Comprehensive Economic Co-operation between the Association of South East Asian Nations and the People’s Republic of China signed on November 04, 2002 in Phnom Penh, Cambodia;

In implementation of the Protocol to amend the Framework Agreement on Comprehensive Economic Co-operation between the Association of South East Asian Nations and the People’s Republic of China signed on November 21, 2015 in Kuala Lumpur, Malaysia;

At the request of the Director of the Import-Export Department;

The Minister of Industry and Trade promulgates a Circular prescribing the rules of origin in the Framework Agreement on Comprehensive Economic Co-Operation between the Association of South East Asian Nations and the People’s Republic of China.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular provides for the rules of origin in the Framework Agreement on Comprehensive Economic Co-Operation between the Association of South East Asian Nations and the People’s Republic of China (hereinafter referred to as “ACFTA”).

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to:

1. Regulatory authorities and entities authorized to issue Certificate of Origin (C/O).

2. Traders, regulatory authorities, organizations and individuals that perform activities related to origin of goods.

Article 3. Definition

For the purposes of this Circular, the terms below are construed as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. “CIF” means the value of the good imported, and includes the costs of freight and insurance up to the port or place of entry into the country of importation. The valuation shall be determined in accordance with the Customs Valuation Agreement.

3. “FOB” means the free-on-board value of the good, inclusive of the costs of transport to the port or site of final shipment abroad. The valuation shall be determined in accordance with the Customs Valuation Agreement.

4. “generally accepted accounting principles (GAAP)” means the accounting standards, recognized consensus or substantial authoritative support of a Party, with respect to the recording of revenues, expenses, costs, assets and liabilities; the disclosure of information, and the preparation of financial statements. These standards may encompass broad guidelines of general application as well as detailed standards, practices and procedures.

5. “good” means any merchandise, product, article, or material.

6. “identical and interchangeable materials” means materials being of the same kind which are fungible for commercial purposes, whose properties are essentially identical, and between which it is impractical to differentiate by a mere visual examination.

7. “material” means any matter or substance used in the production of goods, physically incorporated into a good or subjected to a process in the production of another good.

8. “originating material or originating good” means a material or good which qualifies as originating in accordance with the provisions of this Circular.

9. “packing materials and containers for transportation” means the materials and containers used to protect a good during its transportation, different from those materials and containers used for its retail sale.

10. “production” means methods of obtaining goods, including growing, raising, mining, harvesting, fishing, aquaculture, farming, trapping, hunting, capturing, gathering, collecting, breeding, extracting, manufacturing, producing, processing, assembling a good, etc.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) have undergone a change in tariff classification (CTC); or

b) have undergone a specific manufacturing or processing operation; or

c) satisfy a Regional Value Content criterion; or

d) satisfy a combination of any of the criteria specified in Point a, Point b and Point c of this Clause.

12. “neutral element” means a good used in the production, testing or inspection of another good but not physically incorporated into the good by itself.

13. “non-originating good or non-originating material” means a good or material that does not qualify as originating under this Circular or a good or material of undetermined origin.

14. “Movement C/O - Form E” means C/O issued by an intermediate exporting country, based on the original C/O (Form E) issued by the first exporting Party proving the origin status of the products in question.

15. “exporter” means a natural or juridical person located in the territory of a Party from where a product is exported by such a person.

16. “importer” means a natural or juridical person located in the territory of a Party into where a product is imported by such a person.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The following annexes are enclosed with this Circular:

a) Annex I: Product Specific Rules;

b) Annex II: Specimen of C/O (Form E);

c) Annex III: Guidelines for declaration of C/O (Form E)for exports;

d) Annex IV: List of Vietnam’s authorities and entities authorized to issue C/O (Form E).

2. Operational procedures for certification and examination of origin shall conform to provisions in the Government’s Decree No. 31/2018/ND-CP dated March 08, 2018 providing guidelines for the Law on foreign trade management regarding origin of goods and relevant laws.

Chapter II

RULES OF ORIGIN

Article 5. Originating goods

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. It is wholly produced or obtained in a party as provided in Article 6 of this Circular.

2. It is produced in a Party exclusively from originating materials from one or more of the Parties.

3. It is produced from non-originating materials in a Party, provided that the good has satisfied the requirements of Article 7 of this Circular.

Article 6. Goods wholly produced or obtained

For the purposes of Clause 1 Article 5 of this Circular, the following goods shall be considered as wholly produced or obtained:

1. Plants and plant products (including fruits, flowers, vegetables, trees, seaweed, fungi and live plants) grown, harvested, picked or gathered in a Party.

2. Live animals born and raised in a Party.

3. Goods obtained from live animals in a Party without further processing, including milk, eggs, natural honey, hair, wool, semen and dung.

4. Goods obtained from hunting, trapping, fishing, aquaculture, gathering or capturing in a Party.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Goods taken from the waters, seabed or beneath the seabed outside the territorial waters of a Party, provided that that Party has the rights to exploit such waters, seabed and beneath the seabed in accordance with generally accepted international laws, including the United Nations Convention on Law of the Sea - UNCLOS in 1982.

7. Goods of sea fishing and other marine products taken from the high seas by vessels registered with a Party or entitled to fly the flag of that Party.

8. Goods processed or made on board factory ships registered with a Party or entitled to fly the flag of that Party, exclusively from products referred to in Clause 7 of this Article.

9. Waste and scrap derived from production process or from consumption in a Party provided that such goods are fit only for the recovery of raw materials.

10. Used goods consumed and collected in a Party provided that such goods are fit only for the recovery of raw materials.

11. Goods obtained or produced in a Party exclusively from products referred to in Clauses 1 to 10 of this Article.

Article 7. Goods not wholly produced or obtained

1. For the purposes of Clause 3 Article 5 of this Circular, except for those goods covered under Clause 2 of this Article, a good shall be treated as an originating good:

a) if the good has a Regional Value Content (RVC) of not less than 40% of FOB calculated using the formula described in Article 8 of this Circular, and the final process of production is performed within a Party; or

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. A good shall be treated as an originating good if it meets the relevant origin criteria specified in the Annex I enclosed herewith.

Article 8. Calculation of RVC

1. RVC shall be calculated as follows:

RVC =

FOB - VNM

x 100%

FOB

where:

RVC is the Regional Value Content, expressed as a percentage.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. VNM shall be determined as follows:

a) In case of the imported non-originating materials, VNM shall be the CIF value of the materials at the time of importation;

b) in case of the non-originating materials obtained in a Party, VNM shall be the earliest ascertainable price paid or payable for the non-originating materials in that Party. The value of such non-originating materials shall not include freight, insurance, packing costs and any other costs incurred in transporting the material from the supplier’s warehouse to the producer’s location.

3. If a product which has acquired originating status in accordance with Clause 1 of this Article in a Party is further processed in that Party and used as material in the manufacture of another product, no account shall be taken of the non-originating components of that material in the determination of the originating status of the product.

4. The valuation shall be determined in accordance with the Customs Valuation Agreement.

Article 9. Accumulation

Goods originating in a Party, which are used in another Party as materials for finished goods eligible for preferential tariff treatment, shall be treated as originating in the latter Party where working or processing of the finished goods has taken place.

Article 10. Minimal operations and processes

Operations or processes undertaken, by themselves or in combination with each other, are considered to be minimal and shall not be taken into account in determining whether a good has been wholly obtained in a Party:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Facilitating shipment or transportation.

3. Packaging (excluding “packaging” by the electronics industry) or presenting goods for sale.

Article 11. Direct consignment

1. Preferential tariff treatment shall be applied goods satisfying the requirements of this Circular and which are consigned directly between the exporting Party and the importing Party.

2. The following shall be considered as consigned directly from the exporting Party to the importing Party:

a) goods transported directly from an exporting Party to the importing Party; or

b) goods transported through one or more Parties, other than the exporting Party and the importing Party, or through a non-Party, provided that:

- the transit entry is justified for geographical reason or by consideration related exclusively to transport requirements;

- the goods have not entered into trade or consumption there; and

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 12. De minimis

A good that does not satisfy a CTC requirement pursuant to Article 7 of this Circular will nonetheless be an originating good if:

1. for a good, other than that provided for in Chapters 50 through 63 of the Harmonized System, the value of all non-originating materials used in the production of the good that did not undergo the required CTC does not exceed 10% of the FOB value of the good.

2. for a good provided for in Chapters 50 to 63 of the Harmonised System:

a) the weight of all non-originating materials used in its production that did not undergo the required CTC does not exceed 10% of the total weight of the good; or

b) the value of all non-originating materials used in the production of the good that did not undergo the required CTC does not exceed 10% of the FOB value of the good.

3. The goods provided for in Clause 1 and Clause 2 of this Article meet all other applicable requirements of this Circular.

Article 13. Packing materials, packages and containers

1. Packing materials, packages and containers for transportation shall not be taken into account in determining the origin of the goods.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Where the goods are subject to a RVC criterion, the value of the packing materials, packages and containers shall be taken into account in origin determination.

b) Where the goods are subject to a CTC criterion, the origin of the packing materials, packages and containers in which goods are packaged shall not be taken into account in origin determination.

Article 14. Accessories, spare parts and tools

1. Accessories, spare parts, or tools presented and classified with the good shall be considered as part of the good, provided:

a) they are invoiced together with the good; and

b) their quantity and value are commercially customary for the good.

2. Where a good is subject to CTC criterion set out in Annex I enclosed herewith, accessories, spare parts, or tools described in Clause 1 of this Article shall be disregarded when determining the origin of the good.

3. Where a good is subject to a RVC criterion, the value of the accessories, spare parts or tools described in Clause 1 of this Article shall be taken into account as originating materials or non-originating materials, as the case may be, in calculating RVC of the good.

Article 15. Neutral elements

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Fuel, energy, catalysts and solvents.

2. Equipment, devices and supplies used for testing or inspecting the goods.

3. gloves, glasses, footwear, clothing, safety equipment and supplies.

4. Tools, dies and moulds.

5. Spare parts and materials used in the maintenance of equipment and buildings.

6. Lubricants, greases, compounding materials and other materials used in production or used to operate equipment and buildings.

7. Any other goods that are not incorporated into the good but whose use in the production of the good can reasonably be demonstrated to be a part of that production.

Article 16. Identical and interchangeable materials

Where originating and non-originating identical and interchangeable materials are used in the production of a good, the following methods shall be adopted in determining whether the materials used are originating:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. An inventory management method recognized in the generally accepted accounting principles, or inventory management practices, of the exporting Party. Once a decision has been taken on the inventory management method, that method shall be used throughout the fiscal year.

Chapter III

CERTIFICATION AND EXAMINATION OF ORIGIN

Article 17. Pre-exportation examination

The exporter or the manufacturer of the products qualified for preferential treatment shall apply in writing to the authorities or entities authorized to issue C/O (hereinafter referred to as “issuing authorities”) requesting for the pre-exportation verification of the origin of the products. The result of the verification, subject to review periodically or whenever appropriate, shall be accepted as the supporting evidence in verifying the origin of the said products to be exported thereafter. The pre-verification may not apply to the products of which, by the nature, origin can be easily verified.

Article 18. Examination of application for C/O

The issuing authorities shall carry out proper examination of each application for C/O to ensure that:

1. The application for C/O and C/O (Form E)are duly completed in accordance with the requirements as defined in the overleaf notes of the C/O (Form E), and signed by the authorized signatory.

2. The origin of the product is in conformity with provisions of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Description, quantity and weight of products, marks and number of packages, number and kinds of packages, as specified, conform to the products to be exported.

5. Multiple items declared on the same C/O (Form E) shall be allowed subject to the domestic laws and regulations of the importing Party provided each item must qualify separately in its own right.

Article 19. C/O (Form E)

1. C/O (Form E) must be in ISO A4 size paper in conformity with the specimen as shown in Annex II enclosed herewith. C/O (Form E) shall comprise one original and two copies (namely, the duplicate and triplicate copies). C/O (Form E) shall be made in English.

2. For a C/O (Form E) with multiple pages, the continuing page(s) shall follow the specimen of C/O (Form E) as prescribed in Clause 1 of this Article and bear the same signature, seal and reference number as those on the first page.

3. Each C/O (Form E) shall bear a reference number separately given to one consignment and cover one or more goods.

4. The original copy of C/O (Form E) shall be forwarded by the exporter to the importer for submission to the customs authority at the port or place of importation. The duplicate copy shall be retained by the issuing authority in the exporting Party. The triplicate copy shall be retained by the exporter.

5. In cases where a C/O (Form E) is rejected by the customs authority of the importing Party, the subject C/O (Form E) shall be marked accordingly in Box 4.

6. In cases where a C/O (Form E) is not accepted, as stated in Clause 5 of this Article, the customs authority of the importing Party shall consider the clarifications made by the issuing authority and assess whether or not the C/O (Form E) can be accepted for the granting of the preferential treatment. The clarification shall be detailed and exhaustive in addressing the grounds for denial of preferential treatment raised by the importing Party.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Neither erasures nor superimposition shall be allowed on C/O (Form E). Any alteration shall be made by striking out the erroneous materials and making any addition required. Such alterations shall be approved by an official authorized to sign the C/O (Form E) and certified with official seals of the issuing authorities. Unused spaces shall be crossed out to prevent any subsequent addition.

Article 21. Issuance of C/O (Form E)

1. C/O (Form E) shall be issued prior to or at the time of shipment. In exceptional cases where the C/O (Form E) has not been issued by the time of shipment or no later than 3 days from the date of shipment, at the request of the exporter, the C/O (Form E) shall be issued retroactively in accordance with the domestic laws and regulations of the exporting Party. The C/O (Form E) shall be issued retroactively within 12 months from the date of shipment and it is necessary to indicate “ISSUED RETROACTIVELY” in Box 13.

2. In such cases, the importer of the product who claims the preferential treatment for the product may, subject to the domestic laws and regulations of the importing Party, provide the customs authority of the importing Party with the C/O (Form E) issued retroactively.

Article 22. Movement C/O (Form E)

1. The issuing authorities of the intermediate Party may issue a Movement C/O (Form E), if an application is made by the exporter while the product is passing through the territory of that Party, provided that:

a) The importer of the intermediate Party and the exporter who applies for the Movement C/O (Form E) in the intermediate Party are the same;

b) A valid original C/O (Form E) issued by the first exporting Party is presented;

c) Information on the Movement C/O (Form E) includes the name of the issuing authority of the Party which issued the original C/O (Form E), date of issuance and reference number. The indicated invoice value shall be the invoice value of the products exported from the intermediate Party; and

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The validity of the Movement C/O (Form E) shall have the same end-date as the original C/O (Form E).

3. The product which is to be re-exported using Movement C/O (Form E) shall be under control of the customs authority of the intermediate Party such as free trade zone. The products shall not undergo any further processing in the intermediate Party, except for repacking and logistics activities consistent with Article 11 of this Circular.

4. The verification procedure in Article 28 of this Circular shall also apply to the Movement C/O (Form E).

5. In particular, within 30 days from the date of receipt of the request of the customs authority of the importing Party, the original exporting Party and the intermediate Party shall provide information regarding the original C/O (Form E) and the Movement C/O (Form E) respectively, such as the first exporter, last exporter, reference number, description of the products, country of origin and the port of discharge.

Article 23. Stolen, lost or destroyed C/O (Form E)

In the event of theft, loss or destruction of a C/O (Form E), the exporter may apply in writing to the issuing authority which issued it for the certified true copy of the original and the triplicate to be made on the basis of the export documents in its possession. The certified true copy of the original C/O (Form E) must bear the endorsement of the words “CERTIFIED TRUE COPY” in Box 12 and the date of the original C/O (Form E). The certified true copy of the original C/O (Form E) shall be issued no later than one year from the date of issuance of the original C/O (Form E) and on condition that the exporter provides to the relevant issuing authority the triplicate copy or any proof on the issuance of the original C/O (Form E).

Article 24. Presentation of C/O (Form E)

The original copy of the C/O (Form E) shall be submitted to the customs authority at the time of carrying out import procedures for the products concerned claiming for preferential treatment in accordance with the domestic laws and regulations of the importing Party.

Article 25. Validity of C/O

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 26. Waiver of C/O (Form E)

1. In the case of the consignment of products originating in the exporting Party and not exceeding USD 200.00 FOB, the production of a C/O (Form E) shall be waived and the use of a simplified declaration by the exporter that the products in question originated in the exporting Party shall be accepted. Products sent through the post not exceeding USD 200.00 FOB shall also be similarly treated.

2. Waivers provided for in Clause 1 of this Article shall not be applicable when it is established by the customs authorities of the importing Party that the importation forms part of a series of importations that may reasonably be considered to have been undertaken or arranged for the purpose of avoiding the submission of a C/O or C/O (Form E).

Article 27. Resolving unsubstantial discrepancies

1. Where the origin of the product is not in doubt, unsubstantial discrepancies, such as HS code differences between the statements made in the C/O (Form E) and those made in the documents submitted to the customs authority of the importing Party shall not ipso-factor invalidate the C/O (Form E), if it does in fact correspond to the products submitted.

2. In case where the exporting Party and importing Party have unsubstantial discrepancies as indicated in Clause 1 of this Article, the products shall be released without any delay and subject to administrative measures, such as imposition of customs duties at the higher applied rate or its equivalent amount of deposit. Once the discrepancies have been resolved, the correct ACFTA rate is to be applied and any overpaid duty shall be refunded, in accordance with the domestic laws and regulations of the importing Party.

3. For multiple items declared under the same C/O (Form E), a problem encountered with one of the items listed shall not affect or delay the granting of preferential treatment and customs clearance of the remaining items. Point b Clause 1 Article 28 of this Circular may be applied to the problematic items.

Article 28. Retroactive check

1. The customs authority of the importing Party may request a retroactive check at random or when it has reasonable doubt as to the authenticity of the document or as to the accuracy of the information regarding the true origin of the products in question or of certain parts thereof.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The customs authority of the importing Party may suspend the granting of preferential treatment while awaiting the result of verification. However, it may release the products to the importer subject to any administrative measures deemed necessary, including imposition of customs duties at the higher applied rate or equivalent amount of deposit, provided that they are not held to be subject to import prohibition or restriction and there is no suspicion of fraud.

c) The customs authority or the issuing authority of the exporting Party receiving a request for retroactive check shall respond to the request promptly and reply not later than ninety (90) days after the receipt of the request. The customs authority or the issuing authority of the exporting Party may request, in writing, an extension of time of up to 90 days as long as extension request is made within the initial 90-day period.

2. If the customs authority of the importing Party is not satisfied with the outcome of the retroactive check as prescribed in Clause 1 of this Article, it may, under exceptional cases, request for verification visits to the exporting Party.

a) Prior to the conduct of a verification visit, the customs authority of the importing Party shall notify the competent authority of the exporting Party with an aim to mutually agree on the conditions and means of the verification visit;

b) The verification visit shall be conducted not later than 60 days after receipt of the notification pursuant to Point a of this Clause.

3. The verification process, including the retroactive check and verification visit, shall be carried out and its results communicated to the customs authority or the issuing authority of the exporting Party within a maximum of 180 days after the receipt of the request.

In the event that an extension request has been made pursuant to Point c Clause 1 of this Article, the verification process, including the retroactive check and verification visit carried out and its results communicated to the customs authority or the issuing authority of the exporting Party shall be extended from 180 days to a maximum of 270 days after the receipt of the request. While awaiting the results of the verification visit, Point b Clause 1 of this Article on the suspension of preferential treatment shall be applied.

4. All exchanges of information regarding the verification request should be done only through the respective contact points of the Parties.

5. The preferential treatment may be denied when the exporting Party fails to respond to the request to the satisfaction of the customs authority of the importing Party in the course of a retroactive check or verification process, as the case may be, within the time frame for verification under Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 29. Record keeping requirement

1. The application for the C/O (Form E) and all documents related to such application shall be retained by the issuing authority for not less than 3 years from the date of issuance.

2. Information relating to the validity of the C/O (Form E) shall be furnished upon request by the importing Party.

3. Any information communicated between the Parties concerned shall be treated as confidential and shall be used for the validation of the C/O (Form E) purposes only.

4. For the purposes of the verification process/retroactive check pursuant to Article 28 of this Circular, the producer or exporter applying for the issuance of a C/O (Form E) shall, subject to the domestic laws and regulations of the exporting Party, keep its supporting records for application for not less than 3 years from the date of issuance of the C/O (Form E).

Article 30. Change of destination of products

When the destination of the products exported to a specified Party is changed, before or after their arrival in the Party, the following rules shall be observed:

1. If the products have already been submitted to the customs authority in the specified importing Party, the C/O (Form E) shall, by a written application of the importer, be endorsed to address the situation. The original shall be kept by the customs authority and the photocopy of the C/O (Form E) shall be provided to the importer.

2. If the changing of destination occurs during transportation to the importing Party as specified in the C/O (Form E), the exporter shall apply in writing, accompanied with the issued C/O (Form E), for the new issuance of the C/O (Form E).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

For the purpose of implementing Article 11 of this Circular, where transportation is effected through the territory of one or more non-ACFTA Parties, the following shall be submitted to the customs authority of the importing Party:

1. A through Bill of Lading issued in the exporting Party;

2. A C/O (Form E) issued by the relevant issuing authority of the exporting Party.

3. A copy of the original commercial invoice.

4. Supporting documents in evidence that the requirements of Point b Clause 2 Article 11 of this Article are being complied with.

Article 32. Exhibition products

1. Products sent from an exporting Party for exhibition in another Party and sold during or after the exhibition into a Party shall benefit from the ACFTA preferential treatment on the condition that the products meet the requirements of the Rules of Origin for the ACFTA provided it is shown to the satisfaction of the customs authority of the importing Party that:

a) An exporter has dispatched those products from the territory of the exporting Party to another Party where the exhibition is held and has exhibited them there;

b) The exporter has sold the products or transferred them to a consignee in the importing Party; and

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. For purposes of implementing the provisions in Clause 1 of this Article, the C/O (Form E) must be submitted to the customs authority of the importing Party. The name and address of the exhibition must be indicated. A certificate issued by the issuing authority of the Party where the exhibition took place together with supporting documents prescribed in Clause 4 Article 31 of this Circular may be required.

3. Clause 1 of this Article shall apply to any trade, agricultural or crafts exhibition, fair or similar show or display in shops or business premises with the view to the sale of foreign products and where the products remain under customs control during the exhibition.

Article 33. Invoice issued by a third party

The customs authority of the importing Party shall accept a C/O (Form E) in cases where the sales invoice is issued either by a company located in a third country or by an ACFTA exporter for the account of the said company, provided that the product meets the requirements of the Rules of Origin for the ACFTA. The invoice-issuing third party can be an ACFTA Party or non-ACFTA Party. The original invoice number or the third party invoice number shall be indicated in Box 10 of the C/O (Form E). The exporter and consignee must be located in the ACFTA Parties and the third party invoice shall be attached to the C/O (Form E) when presenting the said C/O (Form E) to the customs authority of the importing Party.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 34. Implementation

1. This Circular comes into force from September 12, 2019.

2. The specimen of C/O (Form E), respective rules of origin and application thereof shall conform to agreements between ACFTA Parties and provisions of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The Decision No. 12/2007/QD-BTM dated May 31, 2007 of the Ministry of Commerce (presently, the Ministry of Industry and Trade) on promulgation of rules of issuance of Certificate of Origin (Form E) for claiming preferential treatment under the Agreement on Trade in Goods under the Framework Agreement on Comprehensive Economic Cooperation between the Association of South East Asian Nations and the People’s Republic of China;

b) The Circular No. 36/2010/TT-BCT dated November 15, 2010 of the Ministry of Industry and Trade on implementation of revised rules of origin, procedures for issuance of Certificate of Origin and verification of origin of products and Product Specific Rules under the 2007 Harmonized System under the Framework Agreement on Comprehensive Economic Cooperation between the Association of South East Asian Nations and the People’s Republic of China;

c) The Circular No. 01/2011/TT-BCT dated January 14, 2011 of the Ministry of Industry and Trade providing amendments to the Circular No. 36/2010/TT-BCT dated November 15, 2010 of the Ministry of Industry and Trade on implementation of revised rules of origin, procedures for issuance of Certificate of Origin and verification of origin of products and Product Specific Rules under the 2007 Harmonized System under the Framework Agreement on Comprehensive Economic Cooperation between the Association of South East Asian Nations and the People’s Republic of China;

d) The Circular No. 37/2011/TT-BCT dated October 10, 2011 of the Ministry of Industry and Trade providing amendments to the Circular No. 36/2010/TT-BCT dated November 15, 2010 of the Ministry of Industry and Trade on implementation of revised rules of origin, procedures for issuance of Certificate of Origin and verification of origin of products and Product Specific Rules under the 2007 Harmonized System under the Framework Agreement on Comprehensive Economic Cooperation between the Association of South East Asian Nations and the People’s Republic of China;

dd) The Circular No. 21/2014/TT-BCT dated June 25, 2014 of the Ministry of Industry and Trade providing amendments to the Product Specific Rules issued together with the Circular No. 36/2010/TT-BCT dated November 15, 2010 of the Ministry of Industry and Trade on implementation of revised rules of origin, procedures for issuance of Certificate of Origin and verification of origin of products and Product Specific Rules under the 2007 Harmonized System under the Framework Agreement on Comprehensive Economic Cooperation between the Association of South East Asian Nations and the People’s Republic of China;

e) The Circular No. 14/2016/TT-BCT dated August 05, 2016 of the Ministry of Industry and Trade providing amendments to the Circular No. 36/2010/TT-BCT dated November 15, 2010 of the Ministry of Industry and Trade on implementation of revised rules of origin, procedures for issuance of Certificate of Origin and verification of origin of products and Product Specific Rules under the 2007 Harmonized System under the Framework Agreement on Comprehensive Economic Cooperation between the Association of South East Asian Nations and the People’s Republic of China.

 

 

MINISTER




Tran Tuan Anh

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 12/2019/TT-BCT ngày 30/07/2019 quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


90.510

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.85.74
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!