BỘ TÀI NGUYÊN
VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
09/2018/TT-BTNMT
|
Hà Nội, ngày 14
tháng 9 năm 2018
|
THÔNG TƯ
BAN
HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn
và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Bảo vệ
môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP
ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 78/2018/NĐ-CP
ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP
ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 74/2018/NĐ-CP
ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP
ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Thủ
tướng Chính phủ quy định Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài
làm nguyên liệu sản xuất;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi
trường, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Thông tư quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông
tư này ba (03) quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, bao gồm:
1. QCVN 65:2018/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về môi trường đối với phế liệu thủy tinh nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
2. QCVN 66:2018/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về môi trường đối với phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
3. QCVN 67:2018/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về môi trường đối với phế liệu xỉ hạt lò cao (xỉ hạt nhỏ, xỉ cát từ công nghiệp
luyện sắt hoặc thép) nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
Điều 2. Phế liệu thủy tinh, kim
loại màu và xỉ hạt lò cao quy định tại Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ
nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất ban hành kèm theo Quyết định số
73/2014/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ là hàng hóa có
khả năng gây mất an toàn (hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu) thuộc trách nhiệm quản lý
của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 3. Hiệu lực thi hành và tổ
chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29
tháng 10 năm 2018.
2. Điều 10 Thông tư số
41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
và Khoản 9 Điều 1 Thông tư số 03/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng
8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bãi bỏ một số quy
định về thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi chức
năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường hết hiệu lực thi hành kể
từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Thủ trưởng
các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên
quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án Nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Cổng TTĐT của Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ TN&MT,
- Cổng TTĐT của Bộ TN&MT;
- Lưu: VT, TCMT, KHCN, PC, TTL(230);
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Võ Tuấn Nhân
|
QCVN 65:2018/BTNMT
QUY
CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI PHẾ LIỆU THỦY TINH NHẬP KHẨU LÀM
NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
National
technical regulation on environment for imported glass scrap for production
Lời nói đầu
QCVN 65:2018/BTNMT do Tổng cục Môi trường
biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt, Bộ Khoa học và
Công nghệ thẩm định và được ban hành theo Thông tư số 09/2018/TT-BTNMT ngày 14
tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT
QUỐC GIA VỀ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI PHẾ LIỆU THỦY TINH NHẬP KHẨU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN
XUẤT
National
technical regulation on environment for imported glass scrap for production
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi Điều chỉnh:
1.1.1. Quy chuẩn này quy định về các loại phế liệu
thủy tinh được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; các loại phế liệu thủy
tinh không được phép nhập khẩu; tạp chất không được lẫn trong phế liệu thủy
tinh nhập khẩu; tạp chất không mong muốn được phép còn lẫn trong phế liệu thủy
tinh nhập khẩu; các yêu cầu kỹ thuật khác đối với phế liệu thủy tinh nhập khẩu
từ nước ngoài.
1.1.2. Quy chuẩn này không điều chỉnh đối với phế
liệu thủy tinh nhập khẩu từ các doanh nghiệp trong khu phi thuế quan trên lãnh
thổ Việt Nam.
1.2. Đối tượng áp dụng:
1.2.1. Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức,
cá nhân nhập khẩu và sử dụng phế liệu thủy tinh nhập khẩu làm nguyên liệu sản
xuất; các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động nhập khẩu và sử dụng
phế liệu thủy tinh nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; các tổ chức đánh giá sự
phù hợp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu thủy tinh từ nước ngoài.
1.2.2. Quy chuẩn này không áp dụng đối với các tổ
chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thủy tinh phát sinh từ hoạt động sản xuất của
các doanh nghiệp trong khu phi thuế quan trên lãnh thổ Việt Nam.
1.3. Giải thích thuật ngữ:
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1.3.1. Tạp chất là các chất, vật liệu không
phải là thủy tinh lẫn trong phế liệu thủy tinh nhập khẩu, bao gồm những vật liệu
bám dính hoặc không bám dính vào phế liệu thủy tinh nhập khẩu.
1.3.2. Tạp chất nguy hại là chất thải đã được
phân định là chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1.3.3. Mã HS là mã số phân loại hàng hóa xuất
nhập khẩu ghi trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban
hành và Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản
xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
1.3.4. Lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu
là lượng phế liệu thủy tinh do một tổ chức, cá nhân nhập khẩu đăng ký kiểm tra
nhà nước về chất lượng phế liệu thủy tinh nhập khẩu (sau đây gọi tắt là đăng ký
kiểm tra) một lần để được nhập khẩu vào Việt Nam.
1.3.5. Cơ quan kiểm tra nhà nước
về chất lượng phế liệu thủy tinh nhập khẩu phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về môi trường là sở Tài nguyên và Môi trường nơi có nhà máy, cơ sở sản
xuất sử dụng phế liệu thủy tinh nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (sau đây gọi
tắt là Cơ quan kiểm tra).
1.3.6. Tổ chức giám định được chỉ định là tổ
chức giám định đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định theo quy
định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày
01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh
giá sự phù hợp (sau đây gọi tắt là Nghị định số 107/2016/NĐ-CP)
và thuộc danh sách các tổ chức giám định được chỉ định thuộc thẩm quyền của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi
tắt là Nghị định số 74/2018/NĐ-CP). Việc chỉ
định, thừa nhận tổ chức giám định nước ngoài thực hiện giám định chất lượng phế
liệu nhập khẩu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trên lãnh thổ
Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Quy định về phân loại, làm sạch phế liệu:
Phế liệu thủy tinh nhập khẩu phải được loại bỏ các
chất, dầu, mỡ, hóa chất, thực phẩm, vật liệu, hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định
của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên, bảo đảm đáp ứng quy định tại Mục 2.3 và Mục 2.4.
2.2. Quy định về loại phế liệu thủy tinh được
phép nhập khẩu:
2.2.1. Phế liệu thủy tinh ở các hình dạng, kích thước
khác nhau có mã HS thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài
làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
2.2.2. Phế liệu thủy tinh có nguồn gốc, xuất xứ sau
đây: là các sản phẩm hỏng từ các quá trình nấu thủy tinh hoặc sản xuất các sản
phẩm thủy tinh; được lựa chọn, thu hồi từ các sản phẩm thủy tinh đã qua sử dụng
nhưng đã được làm sạch dầu, mỡ, hóa chất, thực phẩm.
2.3. Quy định về loại phế liệu thủy tinh không
được phép nhập khẩu:
2.3.1. Các loại thủy tinh có nguồn gốc từ màn hình
TV, máy tính và các loại bóng đèn.
2.3.2. Các loại thủy tinh có nguồn gốc từ dụng cụ y
tế.
2.4. Tạp chất không được lẫn trong phế liệu thủy
tinh nhập khẩu:
2.4.1. Hóa chất, chất dễ cháy, chất dễ nổ, chất thải
y tế nguy hại.
2.4.2. Vật liệu chứa hoặc nhiễm chất phóng xạ vượt
quá mức miễn trừ quy định tại QCVN 05:2010/BKHCN
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - miễn trừ khai báo, cấp giấy
phép ban hành kèm theo Thông tư số 15/2010/TT-BKHCN
ngày 14 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
2.4.3. Tạp chất nguy hại.
2.5. Tạp chất không mong muốn được phép còn lẫn
trong phế liệu thủy tinh nhập khẩu, bao gồm:
2.5.1. Các tạp chất bám dính như: bụi, đất, cát.
2.5.2. Lớp sơn phủ trên bề mặt thủy tinh.
2.5.3. Tạp chất khác còn sót lại không phải là thủy
tinh mà còn bám dính hoặc bị rời ra từ phế liệu thủy tinh nhập khẩu (trừ Mục
2.5.1 và Mục 2.5.2) đáp ứng yêu cầu tại Mục 2.4. Trong mỗi lô hàng, tổng khối
lượng các loại tạp chất quy định tại Mục 2.5.3 này không vượt quá 2% khối lượng
của lô hàng.
3. QUY TRÌNH KIỂM TRA, GIÁM ĐỊNH
VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
3.1. Quy trình kiểm tra, giám định đối với phế
liệu thủy tinh nhập khẩu:
Việc kiểm tra, giám định đối với lô hàng phế liệu
thủy tinh nhập khẩu được thực hiện thông qua kiểm tra bằng mắt thường hoặc kiểm
tra, lấy mẫu phân tích. Cơ quan kiểm tra và tổ chức giám định được chỉ định
theo quy định của pháp luật khi thực hiện hoạt động kiểm tra, giám định phế liệu
thủy tinh nhập khẩu phải tuân thủ quy trình kiểm tra, giám định tại Mục 3.1.1
và Mục 3.1.2.
3.1.1. Quy trình kiểm tra, giám định tại hiện trường:
a) Hoạt động kiểm tra, giám định tại hiện trường được
thực hiện bằng mắt thường đối với tất cả các công ten nơ hoặc khối hàng rời thuộc
lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu; ước tính tỷ lệ tạp chất và kết hợp với
thiết bị đo nhanh một số thông số đối với lô hàng phế liệu thủy tinh.
b) Quy trình kiểm tra, giám định tại hiện trường được
thực hiện như sau:
- Kiểm tra tổng quát lô hàng: chủng loại, khối lượng
phế liệu, chất lượng phế liệu nhập khẩu;
- Chụp ảnh các vị trí kiểm tra;
- Kiểm tra một số thông số bằng thiết bị đo nhanh tại
hiện trường (đối với trường hợp phải thực hiện đo nhanh tại hiện trường);
- Kiểm tra tỷ lệ tạp chất: xác định loại tạp chất
đi kèm, ước lượng tỷ lệ phần trăm (%) khối lượng tạp chất đi kèm.
c) Kết quả kiểm tra, giám định tại hiện trường được
xử lý theo một trong các trường hợp sau đây:
- Trường hợp lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu
được kiểm tra, đánh giá phù hợp với Mục 2 của Quy chuẩn này, thì tổ chức giám định
được chỉ định cung cấp văn bản kết quả giám định (chứng thư giám định) lô hàng
phế liệu thủy tinh cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định và Cơ quan kiểm tra,
làm căn cứ để Cơ quan kiểm tra ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất
lượng của lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu để làm thủ tục thông quan theo
quy định;
- Trường hợp lô hàng phế liệu nhập khẩu không phù hợp
với Mục 2 của Quy chuẩn này, thì tổ chức giám định được chỉ định cung cấp văn bản
kết quả giám định (chứng thư giám định) lô hàng phế liệu thủy tinh cho tổ chức,
cá nhân yêu cầu giám định và Cơ quan kiểm tra, để tiến hành xử lý theo quy định;
- Trường hợp chưa xác định được lô hàng phế liệu thủy
tinh nhập khẩu phù hợp với Mục 2 của Quy chuẩn này thì thực hiện theo Mục
3.1.2.
3.1.2. Quy trình kiểm tra, giám định thông qua lấy
mẫu phân tích:
a) Việc lấy mẫu để phân tích, đánh giá chất lượng
phế liệu thủy tinh nhập khẩu phù hợp với Mục 2 của Quy chuẩn này được thực hiện
như sau:
- Tiến hành lấy mẫu đối với lô hàng phế liệu thủy
tinh nhập khẩu theo phương pháp tại Mục 3.2.1. Chụp ảnh tất cả các vị trí kiểm
tra và các vị trí lấy mẫu;
- Xác định, đánh giá các yêu cầu kỹ thuật quy định
tại Mục 2 của Quy chuẩn này. Trường hợp có sử dụng kết quả phân tích của các tổ
chức thử nghiệm thì kết quả này phải được thực hiện bởi tổ chức quy định tại Mục
4.4;
- Đối với lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu phải
lấy từ 02 mẫu đại diện trở lên theo quy định tại Mục 3.2.1 thì kết quả giám định
đối với lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu là giá trị trung bình của các kết
quả phân tích mẫu đại diện.
b) Kết quả kiểm tra, lấy mẫu phân tích chất lượng
phế liệu thủy tinh nhập khẩu được xử lý theo một trong các trường hợp sau đây:
- Trường hợp lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu
được kiểm tra, đánh giá phù hợp với Mục 2 của Quy chuẩn này, thì tổ chức giám định
được chỉ định cung cấp văn bản kết quả giám định (chứng thư giám định) lô hàng
phế liệu thủy tinh cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định và Cơ quan kiểm tra,
làm căn cứ để Cơ quan kiểm tra ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất
lượng của lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu để làm thủ tục thông quan theo
quy định;
- Trường hợp lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu
không phù hợp với Mục 2 của Quy chuẩn này, thì tổ chức giám định được chỉ định
cung cấp văn bản kết quả giám định (chứng thư giám định) lô hàng phế liệu thủy
tinh cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định và Cơ quan kiểm tra, để tiến hành xử
lý theo quy định.
3.2. Phương pháp lấy mẫu và xác định tỷ lệ khối
lượng, thành phần tạp chất:
3.2.1. Phương pháp lấy mẫu để xác định tỷ lệ khối
lượng, thành phần tạp chất:
a) Đối với lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu là
hàng rời (không chứa trong công ten nơ)
Mẫu đại diện là mẫu được lấy ngẫu nhiên tại 5 vị
trí bất kỳ ở các điểm khác nhau của lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu (với
khoảng cách giữa các điểm lấy mẫu tương đối đồng đều bảo đảm tính đại diện,
theo một trong các hình: hình chữ nhật, hình vuông, hình chóp tam giác, hình chữ
z,...). Tổng khối lượng mẫu đại diện là 10 kg. Trường hợp nghi ngờ lô hàng phế
liệu thủy tinh nhập khẩu không đảm bảo yêu cầu quy định tại Mục 2 của Quy chuẩn
này, Cơ quan kiểm tra quyết định bổ sung mẫu đại diện của lô hàng theo phương
pháp lấy mẫu quy định tại mục này, nhưng không quá 03 mẫu đại diện.
b) Đối với lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu chứa
trong các công ten nơ
Việc giám định chất lượng phế liệu thủy tinh nhập
khẩu được thực hiện trên cơ sở lấy và phân tích mẫu đại diện. Một mẫu đại diện
bao gồm một hoặc một số mẫu ngẫu nhiên được trộn đều với nhau, sau đó lấy ra 10
kg từ khối mẫu đã được trộn đều để làm mẫu đại diện (có khối lượng là 10 kg).
- Mẫu ngẫu nhiên là mẫu được lấy tại 5 vị trí bất kỳ
ở các điểm khác nhau của một công ten nơ được lựa chọn (với khoảng cách giữa
các vị trí lấy mẫu tương đối đồng đều bảo đảm tính đại diện, theo một trong các
hình: hình chữ nhật, hình vuông, hình chóp tam giác, hình chữ Khối lượng một mẫu
ngẫu nhiên là 10 kg.
- Đối với lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu có
dưới 05 công ten nơ, lựa chọn 01 công ten nơ để lấy mẫu ngẫu nhiên và là mẫu đại
diện cho lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu.
- Đối với lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu có từ
05 đến dưới 20 công ten nơ, lựa chọn 02 công ten nơ để lấy mẫu ngẫu nhiên. Mẫu
đại diện là mẫu trộn đều của 02 mẫu ngẫu nhiên.
- Đối với lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu có từ
20 công ten nơ trở lên thì lựa chọn 10 % số công ten nơ để lấy các mẫu ngẫu
nhiên (số lượng mẫu ngẫu nhiên được làm tròn số). Trường hợp số mẫu ngẫu nhiên
nhỏ hơn 10 mẫu thì các mẫu này được trộn đều với nhau thành một mẫu đại diện.
Trường hợp số mẫu ngẫu nhiên lớn hơn 10 mẫu thì cứ mỗi 10 mẫu ngẫu nhiên được
trộn đều thành một mẫu đại diện; số mẫu ngẫu nhiên lẻ còn lại (nếu có) được trộn
đều thành một mẫu đại diện. Một lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu có thể có
một hoặc một số mẫu đại diện.
3.2.2. Phương pháp xác định tỷ lệ tạp chất:
Tiến hành tách, phân loại các tạp chất bằng các
phương pháp cơ, lý để tách riêng tạp chất khỏi thủy tinh và cân khối lượng của
các tạp chất này.
Tỷ lệ tạp chất là tỷ lệ khối lượng các tạp chất so
với tổng khối lượng mẫu thử, được tính bằng đơn vị phần trăm (%).
3.2.3. Phương pháp xác định thành phần tạp chất:
a) Xác định nồng độ hoạt độ phóng xạ lô phế liệu thủy
tinh nhập khẩu thực hiện theo TCVN 7469:2005
(ISO 11932:1996) - Tiêu chuẩn quốc gia về An toàn bức xạ - Đo hoạt độ vật liệu
rắn được coi như chất thải không phóng xạ để tái chế, tái sử dụng hoặc chôn cất.
b) Việc xác định ngưỡng chất thải nguy hại trong lượng
tạp chất tách ra từ phế liệu thủy tinh nhập khẩu thực hiện theo QCVN 07:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về ngưỡng chất thải nguy hại ban hành kèm theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Danh mục chi tiết của các chất thải nguy
hại và chất thải có khả năng là chất thải nguy hại quy định tại Phụ lục 1 Thông
tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm
2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
4. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
4.1. Phế liệu thủy tinh nhập khẩu
làm nguyên liệu sản xuất là hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, phải thực hiện kiểm tra
nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số
132/2008/NĐ-QP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi tắt là Nghị
định số 132/2008/NĐ-CP), Nghị định số 74/2018/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
4.1.1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thủy
tinh làm nguyên liệu sản xuất phải thực hiện các thủ tục đăng ký kiểm tra nhà
nước về chất lượng phế liệu thủy tinh nhập khẩu theo quy định pháp luật, cụ thể
như sau:
a) Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu
thủy tinh nhập khẩu tại Cơ quan kiểm tra. Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước bao gồm:
các tài liệu quy định tại Điểm a Khoản 2c Điều 7 Nghị định số
132/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số
74/2018/NĐ-CP và các giấy tờ khác có liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế
liệu theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan hải quan, Cơ
quan kiểm tra và tổ chức giám định được chỉ định về thời gian, địa điểm kiểm
tra, lấy mẫu để đánh giá chất lượng phế liệu thủy tinh nhập khẩu theo quy định
của pháp luật;
c) Phối hợp với Cơ quan kiểm tra và cơ quan liên
quan trong quá trình kiểm tra, giám định chất lượng phế liệu thủy tinh nhập khẩu.
4.1.2. Cơ quan kiểm tra tiếp nhận, kiểm tra và xử
lý hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu thủy tinh nhập khẩu
theo quy định tại Khoản 2c Điều 7 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP đã
được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP, cụ thể
như sau:
a) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất
lượng phế liệu thủy tinh nhập khẩu;
b) Chủ trì, phối hợp với cơ quan hải quan, tổ chức
giám định được chỉ định và cơ quan liên quan tổ chức thực hiện kiểm tra, lấy mẫu
(đối với trường hợp phải lấy mẫu) để đánh giá chất lượng lô hàng phế liệu thủy
tinh nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
c) Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng
phế liệu thủy tinh nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra theo quy định
của pháp luật.
4.2. Lô hàng phế liệu thủy tinh
nhập khẩu vào Việt Nam phải được kiểm tra, giám định, đánh giá sự phù hợp với
các quy định kỹ thuật tại Mục 2 của Quy chuẩn này, làm cơ sở để Cơ quan kiểm
tra xử lý theo quy định của pháp luật.
4.3. Việc giám định phế liệu thủy tinh nhập khẩu được
thực hiện bởi tổ chức giám định được chỉ định hoặc thừa nhận theo quy định của
pháp luật.
4.4. Việc xác định hàm lượng, nồng độ các thông số
môi trường phải được thực hiện bởi các tổ chức đã được cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định tại Nghị định số
127/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của
Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Việc xác định tỷ lệ, khối lượng, thành phần tạp chất và các thông số khác được
thực hiện bởi tổ chức đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm
theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP.
4.5. Tổ chức giám định được chỉ định
cung cấp văn bản về kết quả giám định lô hàng phế liệu thủy tinh (chứng thư
giám định) cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định và Cơ quan kiểm tra. Trong
đó, nội dung chứng thư giám định phải thể hiện đầy đủ các kết quả về tỷ lệ khối
lượng, thành phần tạp chất và các quy định kỹ thuật khác tại Mục 2 của Quy chuẩn
này (gửi kèm theo: ảnh chụp các vị trí kiểm tra và các vị trí lấy mẫu được lưu
trữ trong đĩa CD/DVD; phiếu trả kết quả phân tích, thử nghiệm của các mẫu đại
diện được cung cấp bởi tổ chức đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động
dịch vụ quan trắc môi trường hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm).
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
và tổ chức, cá nhân liên quan đến việc nhập khẩu phế liệu thủy tinh từ nước
ngoài phải tuân thủ quy định tại Quy chuẩn này.
5.2. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này.
5.3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật
viện dẫn tại Quy chuẩn này có sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện
theo quy định tại văn bản mới. Trường hợp các tiêu chuẩn viện dẫn tại Quy chuẩn
này có sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo văn bản mới./.
QCVN 66:2018/BTNMT
QUY
CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI PHẾ LIỆU KIM LOẠI MÀU NHẬP KHẨU
LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
National
technical regulation on environment for imported non-ferrous metal scraps for
production
Lời nói đầu
QCVN 66:2018/BTNMT do Tổng cục Môi trường
biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt; Bộ Khoa học và Công
nghệ thẩm định và được ban hành theo Thông tư số 09/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng
9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT
QUỐC GIA VỀ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI PHẾ LIỆU KIM LOẠI MÀU NHẬP KHẨU LÀM NGUYÊN LIỆU
SẢN XUẤT
National technical
regulation on environment for imported non-ferrous metal scraps for production
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh:
1.1.1. Quy chuẩn này quy định về các loại phế liệu
kim loại màu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; các loại phế liệu
kim loại màu không được phép nhập khẩu; tạp chất không được lẫn trong phế liệu
kim loại màu nhập khẩu; tạp chất không mong muốn được phép còn lẫn trong phế liệu
kim loại màu nhập khẩu; các yêu cầu kỹ thuật khác đối với phế liệu kim loại màu
nhập khẩu từ nước ngoài.
1.1.2. Quy chuẩn này không điều chỉnh đối với phế
liệu kim loại màu nhập khẩu từ các doanh nghiệp trong khu phi thuế quan trên
lãnh thổ Việt Nam.
1.2. Đối tượng áp dụng:
1.2.1. Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức,
cá nhân nhập khẩu và sử dụng phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản
xuất; các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động nhập khẩu và sử dụng
phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; các tổ chức đánh giá
sự phù hợp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu kim loại màu từ nước
ngoài.
1.2.2. Quy chuẩn này không áp dụng đối với các tổ
chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu kim loại màu phát sinh từ hoạt động sản xuất của
các doanh nghiệp trong khu phi thuế quan trên lãnh thổ Việt Nam.
1.3. Giải thích thuật ngữ:
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1.3.1. Phế liệu kim loại màu trong Quy chuẩn này
bao gồm các loại phế liệu sau: đồng, nhôm, niken, kẽm, thiếc, vonfram,
molypden, magie, titan, zircon, antimony, mangan, crom được quy định thuộc Danh
mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ
tướng Chính phủ ban hành.
1.3.2. Tạp chất là các chất, vật liệu không
phải là loại kim loại màu nhập khẩu, bao gồm những vật liệu bám dính hoặc không
bám dính vào phế liệu loại kim loại màu đó. Ví dụ: tất cả những loại vật liệu
không phải là đồng (Cu) hay hợp kim đồng, nếu có lẫn trong phế liệu đồng nhập
khẩu thì đều được coi là tạp chất.
1.3.3. Tạp chất nguy hại là chất thải đã được
phân định là chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1.3.4. Mã HS là mã số phân loại hàng hóa xuất
nhập khẩu ghi trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban
hành và Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản
xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
1.3.5. Lô hàng phế liệu kim loại màu nhập khẩu
là lượng phế liệu kim loại màu tương ứng với một mã HS nhất định, do một tổ chức,
cá nhân nhập khẩu đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu nhập khẩu
(sau đây gọi tắt là đăng ký kiểm tra) một lần để được nhập khẩu vào Việt Nam.
Trong một lô hàng phế liệu kim loại màu nhập khẩu, một tổ chức, cá nhân nhập khẩu
không được đăng ký kiểm tra nhiều hơn một loại phế liệu kim loại màu.
1.3.6. Cơ quan kiểm tra nhà nước
về chất lượng phế liệu kim loại màu nhập khẩu phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về môi trường là Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có nhà máy, cơ sở sản
xuất sử dụng phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (sau đây
gọi tắt là Cơ quan kiểm tra).
1.3.7. Tổ chức giám định được chỉ định là tổ
chức giám định đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định theo quy
định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01
tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh
giá sự phù hợp (sau đây gọi tắt là Nghị định số 107/2016/NĐ-CP)
và thuộc danh sách các tổ chức giám định được chỉ định thuộc thẩm quyền của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi
tắt là Nghị định số 74/2018/NĐ-CP). Việc chỉ
định, thừa nhận tổ chức giám định nước ngoài thực hiện giám định chất lượng phế
liệu nhập khẩu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trên lãnh thổ
Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Quy định về phân loại, làm sạch phế liệu:
2.1.1. Phế liệu kim loại màu nhập khẩu phải được loại
các chất, vật liệu, hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam
và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu cụ thể tại Mục 2.3 và Mục 2.4.
2.1.2. Phế liệu kim loại màu ở dạng rời hoặc được
buộc thành bó; ép thành khối, cục hay đóng thành kiện và bánh, trừ các loại quy
định tại Mục 2.3.1.
2.2. Quy định về loại phế liệu kim loại màu được
phép nhập khẩu:
2.2.1. Phế liệu kim loại màu nhập khẩu có mã HS thuộc
Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do
Thủ tướng Chính phủ ban hành.
2.2.2. Phế liệu kim loại màu nhập khẩu có hình dạng,
kích thước khác nhau, như: đoạn thanh, đoạn ống, đầu mẩu, đầu tấm, đầu cắt, lưới,
dây, phoi, sợi, hình khối, thỏi, mảnh vụn. Lõi dây điện, lõi cáp điện bằng kim
loại màu phải được loại bỏ vỏ bọc cách điện bằng nhựa, cao su hoặc bằng các loại
vật liệu cách điện khác trước khi vận chuyển đến Việt Nam; riêng dây điện từ
(dây kim loại màu có lớp bọc cách điện bằng sơn men, sợi bông hoặc giấy) thì
không bắt buộc phải loại bỏ lớp cách điện này.
2.2.3. Phế liệu kim loại màu nhập khẩu có nguồn gốc
xuất xứ sau đây: được loại ra từ các quá trình gia công kim loại hoặc các quá
trình sản xuất khác; được lựa chọn, thu hồi từ công trình xây dựng, phương tiện
vận tải, máy móc, thiết bị và các sản phẩm khác sau khi đã cắt phá, tháo dỡ tại
nước ngoài hoặc lãnh thổ xuất khẩu để loại bỏ các tạp chất, vật liệu cấm nhập
khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2.2.4. Phế liệu kim loại màu nhập khẩu còn bám dính
một số tạp chất không mong muốn như quy định tại Mục 2.5.
2.3. Quy định về loại phế liệu kim loại màu
không được phép nhập khẩu:
2.3.1. Vỏ bao bì, thùng, lon, hộp và đồ chứa khác bằng
kim loại màu hoặc hợp kim của kim loại màu đã sử dụng được ép thành khối, cục
hay đóng thành kiện và bánh.
2.3.2. Vỏ bao bì, thùng, lon, hộp và đồ chứa khác bằng
kim loại màu hoặc hợp kim của kim loại màu đã sử dụng để chứa dầu, nhớt, mỡ,
hóa chất, thực phẩm mà chưa được làm sạch để đáp ứng các quy định tại Mục 2.4
và Mục 2.5.
2.3.3. Phế liệu kim loại màu nhập khẩu có mức nồng
độ hoạt độ phóng xạ và mức nhiễm xạ bề mặt của kim loại vượt quá mức quy định tại
Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN ngày 25 tháng 8
năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý chất thải
phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng (Phụ lục IV - Mức nồng độ hoạt độ
phóng xạ và nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt của kim loại cho phép được tái chế).
2.4. Tạp chất không được lẫn trong phế liệu kim
loại màu nhập khẩu:
2.4.1. Hóa chất, chất dễ cháy, chất dễ nổ, chất thải
y tế nguy hại.
2.4.2. Vũ khí, bom, mìn, đạn, bình kín, bình ga mà
chưa được cắt phá, tháo dỡ tại nước ngoài hoặc lãnh thổ xuất khẩu để loại bỏ
nguy cơ về an toàn cháy, nổ.
2.4.3. Vật liệu chứa hoặc nhiễm chất phóng xạ vượt
quá mức miễn trừ quy định tại QCVN
05:2010/BKHCN - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - miễn trừ khai
báo, cấp giấy phép ban hành kèm theo Thông tư số 15/2010/TT-BKHCN
ngày 14 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
2.4.4. Tạp chất nguy hại.
2.5. Tạp chất không mong muốn được phép còn lẫn
trong phế liệu kim loại màu nhập khẩu:
2.5.1. Các tạp chất bám dính như: lớp gỉ sét, bụi,
đất, cát.
2.5.2. Các vật liệu còn sót lại sau khi sử dụng,
còn bám dính vào kim loại màu như: dầu, mỡ, sơn, lớp mạ, vật liệu khác không phải
là kim loại màu.
2.5.3. Tạp chất khác còn sót lại không phải là loại
kim loại màu đăng ký nhập khẩu hoặc hợp kim của kim loại màu đó mà còn bám dính
hoặc bị rời ra từ phế liệu kim loại màu nhập khẩu (trừ Mục 2.5.1 và Mục 2.5.2)
đáp ứng yêu cầu tại Mục 2.4. Trong mỗi lô hàng, tổng khối lượng các loại tạp chất
quy định tại Mục 2.5.3 này không vượt quá 2% khối lượng của lô hàng.
3. QUY TRÌNH KIỂM TRA, GIÁM ĐỊNH
VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
3.1. Quy trình kiểm tra, giám định đối với phế
liệu nhập khẩu:
Việc kiểm tra, giám định đối với lô hàng phế liệu
kim loại màu nhập khẩu được thực hiện thông qua kiểm tra bằng mắt thường hoặc
kiểm tra, lấy mẫu phân tích. Cơ quan kiểm tra và tổ chức giám định được chỉ định
theo quy định của pháp luật khi thực hiện hoạt động kiểm tra, giám định phế liệu
kim loại màu nhập khẩu phải tuân thủ quy trình kiểm tra, giám định tại Mục
3.1.1 và Mục 3.1.2.
3.1.1. Quy trình kiểm tra, giám định tại hiện trường:
a) Hoạt động kiểm tra, giám định tại hiện trường được
thực hiện bằng mắt thường đối với tất cả các công ten nơ hoặc khối hàng rời thuộc
lô hàng phế liệu kim loại màu nhập khẩu; ước tính tỷ lệ tạp chất và kết hợp với
thiết bị đo nhanh một số thông số đối với lô hàng phế liệu kim loại màu.
b) Quy trình kiểm tra, giám định tại hiện trường được
thực hiện như sau:
- Kiểm tra tổng quát lô hàng: chủng loại, khối lượng
phế liệu, chất lượng phế liệu nhập khẩu;
- Chụp ảnh các vị trí kiểm tra;
- Kiểm tra một số thông số bằng thiết bị đo nhanh tại
hiện trường (đối với trường hợp phải thực hiện đo nhanh tại hiện trường);
- Kiểm tra tỷ lệ tạp chất: xác định loại tạp chất
đi kèm, ước lượng tỷ lệ phần trăm (%) khối lượng tạp chất đi kèm.
c) Kết quả kiểm tra, giám định tại hiện trường được
xử lý theo một trong các trường hợp sau đây:
- Trường hợp lô hàng phế liệu kim loại màu nhập khẩu
được kiểm tra, đánh giá phù hợp với Mục 2 của Quy chuẩn này, thì tổ chức giám định
được chỉ định cung cấp văn bản kết quả giám định (chứng thư giám định) lô hàng
phế liệu kim loại màu cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định và Cơ quan kiểm
tra, làm căn cứ để Cơ quan kiểm tra ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về
chất lượng của lô hàng phế liệu kim loại màu nhập khẩu để làm thủ tục thông
quan theo quy định;
- Trường hợp lô hàng phế liệu nhập khẩu không phù hợp
với Mục 2 của Quy chuẩn này, thì tổ chức giám định được chỉ định cung cấp văn bản
kết quả giám định (chứng thư giám định) lô hàng phế liệu kim loại màu cho tổ chức,
cá nhân yêu cầu giám định và Cơ quan kiểm tra, để tiến hành xử lý theo quy định;
- Trường hợp chưa xác định được lô hàng phế liệu
kim loại màu nhập khẩu phù hợp với Mục 2 của Quy chuẩn này thì thực hiện theo Mục
3.1.2.
3.1.2. Quy trình kiểm tra, giám định thông qua lấy
mẫu phân tích:
a) Việc lấy mẫu để phân tích, đánh giá chất lượng
phế liệu kim loại màu nhập khẩu phù hợp với Mục 2 của Quy chuẩn này được thực
hiện như sau:
- Tiến hành lấy mẫu đối với lô hàng phế liệu kim loại
màu nhập khẩu theo phương pháp tại Mục 3.2.1. Chụp ảnh tất cả các vị trí kiểm
tra và các vị trí lấy mẫu;
- Xác định, đánh giá các yêu cầu kỹ thuật quy định
tại Mục 2 của Quy chuẩn này. Trường hợp có sử dụng kết quả phân tích của các tổ
chức thử nghiệm thì kết quả này phải được thực hiện bởi tổ chức quy định tại Mục
4.4;
- Đối với lô hàng phế liệu kim loại màu nhập khẩu
phải lấy từ 02 mẫu đại diện trở lên theo quy định tại Mục 3.2.1 thì kết quả
giám định đối với lô hàng phế liệu kim loại màu nhập khẩu là giá trị trung bình
của các kết quả phân tích mẫu đại diện.
b) Kết quả kiểm tra, lấy mẫu phân tích chất lượng
phế liệu kim loại màu nhập khẩu được xử lý theo một trong các trường hợp sau
đây:
- Trường hợp lô hàng phế liệu kim loại màu nhập khẩu
được kiểm tra, đánh giá phù hợp với Mục 2 của Quy chuẩn này, thì tổ chức giám định
được chỉ định cung cấp văn bản kết quả giám định (chứng thư giám định) lô hàng
phế liệu kim loại màu cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định và Cơ quan kiểm
tra, làm căn cứ để Cơ quan kiểm tra ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về
chất lượng của lô hàng phế liệu kim loại màu nhập khẩu để làm thủ tục thông
quan theo quy định;
- Trường hợp lô hàng phế liệu kim loại màu nhập khẩu
không phù hợp với Mục 2 của Quy chuẩn này, thì tổ chức giám định được chỉ định
cung cấp văn bản kết quả giám định (chứng thư giám định) lô hàng phế liệu kim
loại màu cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định và Cơ quan kiểm tra, để tiến
hành xử lý theo quy định.
3.2. Phương pháp lấy mẫu và xác định tỷ lệ khối
lượng, thành phần tạp chất:
3.2.1. Phương pháp lấy mẫu để xác định tỷ lệ khối
lượng, thành phần tạp chất:
a) Đối với lô hàng phế liệu kim loại màu nhập khẩu
là hàng rời (không chứa trong công ten nơ)
Mẫu đại diện là mẫu được lấy ngẫu nhiên tại 5 vị
trí bất kỳ ở các điểm khác nhau của lô hàng phế liệu kim loại màu nhập khẩu (với
khoảng cách giữa các điểm lấy mẫu tương đối đồng đều bảo đảm tính đại diện,
theo một trong các hình: hình chữ nhật, hình vuông, hình chóp tam giác, hình chữ
Z,...) Tổng khối lượng mẫu đại diện là 50 kg. Trường hợp nghi ngờ lô hàng phế
liệu kim loại màu nhập khẩu không đảm bảo yêu cầu quy định tại Mục 2 của Quy
chuẩn này, Cơ quan kiểm tra quyết định bổ sung mẫu đại diện của lô hàng theo
phương pháp lấy mẫu quy định tại mục này, nhưng không quá 03 mẫu đại diện.
b) Đối với lô hàng phế liệu kim loại màu nhập khẩu
chứa trong các công ten nơ
Việc giám định chất lượng phế liệu kim loại màu nhập
khẩu được thực hiện trên cơ sở lấy và phân tích mẫu đại diện. Một mẫu đại diện
bao gồm một hoặc một số mẫu ngẫu nhiên được trộn đều với nhau, sau đó lấy ra 50
kg từ khối mẫu đã được trộn đều để làm mẫu đại diện (có khối lượng là 50 kg).
- Mẫu ngẫu nhiên là mẫu được lấy tại 5 vị trí bất kỳ
ở các điểm khác nhau của một công ten nơ được lựa chọn (với khoảng cách giữa
các vị trí lấy mẫu tương đối đồng đều bảo đảm tính đại diện, theo một trong các
hình: hình chữ nhật, hình vuông, hình chóp tam giác, hình chữ Z,…). Khối lượng
một mẫu ngẫu nhiên là 50 kg;
- Đối với lô hàng phế liệu kim loại màu nhập khẩu
có dưới 05 công ten nơ, lựa chọn 01 công ten nơ để lấy mẫu ngẫu nhiên và là mẫu
đại diện cho lô hàng phế liệu kim loại màu nhập khẩu;
- Đối với lô hàng phế liệu kim loại màu nhập khẩu
có từ 05 đến dưới 20 công ten nơ, lựa chọn 02 công ten nơ để lấy mẫu ngẫu
nhiên. Mẫu đại diện là mẫu trộn đều của 02 mẫu ngẫu nhiên;
- Đối với lô hàng phế liệu kim loại màu nhập khẩu
có từ 20 công ten nơ trở lên thì lựa chọn 10 % số công ten nơ để lấy các mẫu ngẫu
nhiên (số lượng mẫu ngẫu nhiên được làm tròn số). Trường hợp số mẫu ngẫu nhiên
nhỏ hơn 10 mẫu thì các mẫu này được trộn đều với nhau thành một mẫu đại diện.
Trường hợp số mẫu ngẫu nhiên lớn hơn 10 mẫu thì cứ mỗi 10 mẫu ngẫu nhiên được
trộn đều thành một mẫu đại diện; số mẫu ngẫu nhiên lẻ còn lại (nếu có) được trộn
đều thành một mẫu đại diện. Một lô hàng phế liệu kim loại màu nhập khẩu có thể
có một hoặc một số mẫu đại diện.
3.2.2. Phương pháp xác định tỷ lệ tạp chất:
Tiến hành tách, phân loại các tạp chất bằng các
phương pháp cơ, lý để tách riêng tạp chất khỏi kim loại màu và cân khối lượng của
các tạp chất này.
Tỷ lệ tạp chất là tỷ lệ khối lượng các tạp chất so
với tổng khối lượng mẫu thử, được tính bằng đơn vị phần trăm (%).
3.2.3. Phương pháp xác định thành phần tạp chất:
a) Phương pháp lấy mẫu và phân tích xác định hoạt độ
phóng xạ: TCVN 7469:2005 (ISO 11932:1996) -
Tiêu chuẩn quốc gia về An toàn bức xạ - Đo hoạt độ vật liệu rắn được coi như chất
thải không phóng xạ để tái chế, tái sử dụng hoặc chôn cất; TCVN 7078-1:2002 (ISO 7503-1:1988); Tiêu chuẩn
quốc gia về An toàn bức xạ - Đánh giá nhiễm xạ bề mặt - Phần 1: Nguồn phát bêta
(năng lượng bêta cực đại lớn hơn 0,15 MeV) và nguồn phát alpha; TCVN 7078-2:2007 (ISO 7503-2:1988) - Tiêu chuẩn
quốc gia về An toàn bức xạ - Đánh giá nhiễm xạ bề mặt - Phần 2: Nhiễm xạ triti
trên bề mặt; ISO 7503- 3:2016, Measurement of radioactivity - Measurement and
evaluation of surface contamination - Part 3: Apparatus calibration.
b) Việc xác định ngưỡng chất thải nguy hại trong lượng
tạp chất tách ra từ phế liệu kim loại màu nhập khẩu thực hiện theo QCVN 07:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về ngưỡng chất thải nguy hại ban hành kèm theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Danh mục chi tiết của các chất thải
nguy hại và chất thải có khả năng là chất thải nguy hại quy định tại Phụ lục 1
Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng
6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy
hại.
4. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
4.1. Phế liệu kim loại màu nhập
khẩu làm nguyên liệu sản xuất là hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, phải thực hiện kiểm
tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số
132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi tắt là Nghị
định số 132/2008/NĐ-CP), Nghị định số 74/2018/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
4.1.1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu kim loại
màu làm nguyên liệu sản xuất phải thực hiện các thủ tục đăng ký kiểm tra nhà nước
về chất lượng phế liệu kim loại màu nhập khẩu theo quy định pháp luật, cụ thể
như sau:
a) Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu
kim loại màu nhập khẩu tại Cơ quan kiểm tra. Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước
bao gồm: các tài liệu quy định tại Điểm a Khoản 2c Điều 7 Nghị định
số 132/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số
74/2018/NĐ-CP và các giấy tờ khác có liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế
liệu theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan hải quan, Cơ
quan kiểm tra và tổ chức giám định được chỉ định về thời gian, địa điểm kiểm
tra, lấy mẫu để đánh giá chất lượng phế liệu kim loại màu nhập khẩu theo quy định
của pháp luật;
c) Phối hợp với Cơ quan kiểm tra và cơ quan liên
quan trong quá trình kiểm tra, giám định chất lượng phế liệu kim loại màu nhập
khẩu.
4.1.2. Cơ quan kiểm tra tiếp nhận, kiểm tra và xử
lý hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu kim loại màu nhập khẩu
theo quy định tại Khoản 2c Điều 7 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP đã
được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP, cụ thể
như sau:
a) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất
lượng phế liệu kim loại màu nhập khẩu;
b) Chủ trì, phối hợp với cơ quan hải quan, tổ chức
giám định được chỉ định và cơ quan liên quan tổ chức thực hiện kiểm tra, lấy mẫu
(đối với trường hợp phải lấy mẫu) để đánh giá chất lượng lô hàng phế liệu kim
loại màu nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
c) Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng
phế liệu kim loại màu nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra theo quy
định của pháp luật.
4.2. Lô hàng phế liệu kim loại
màu nhập khẩu vào Việt Nam phải được kiểm tra, giám định, đánh giá sự phù hợp với
các quy định kỹ thuật tại Mục 2 của Quy chuẩn này, làm cơ sở để Cơ quan kiểm
tra xử lý theo quy định của pháp luật.
4.3. Việc giám định phế liệu kim loại màu nhập khẩu
được thực hiện bởi tổ chức giám định được chỉ định hoặc thừa nhận theo quy định
của pháp luật.
4.4. Việc xác định hàm lượng, nồng độ các thông số
môi trường phải được thực hiện bởi các tổ chức đã được cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định tại Nghị định số
127/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của
Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Việc xác định tỷ lệ khối lượng, thành phần tạp chất và các thông số khác được
thực hiện bởi tổ chức đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm
theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP.
4.5. Tổ chức giám định được chỉ định
cung cấp văn bản về kết quả giám định lô hàng phế liệu kim loại màu (chứng thư
giám định) cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định và Cơ quan kiểm tra. Trong
đó, nội dung chứng thư giám định phải thể hiện đầy đủ các kết quả về tỷ lệ khối
lượng, thành phần tạp chất và các quy định kỹ thuật khác tại Mục 2 của Quy chuẩn
này (gửi kèm theo: ảnh chụp các vị trí kiểm tra và các vị trí lấy mẫu được lưu
trữ trong đĩa CD/DVD; phiếu trả kết quả phân tích, thử nghiệm của các mẫu đại
diện được cung cấp bởi tổ chức đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động
dịch vụ quan trắc môi trường hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm).
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
và tổ chức, cá nhân liên quan đến việc nhập khẩu phế liệu kim loại màu từ nước
ngoài phải tuân thủ quy định tại Quy chuẩn này.
5.2. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này.
5.3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật
viện dẫn tại Quy chuẩn này có sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện
theo quy định tại văn bản mới. Trường hợp các tiêu chuẩn viện dẫn tại Quy chuẩn
này có sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo văn bản mới./.
QCVN 67:2018/BTNMT
QUY
CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI PHẾ LIỆU XỈ HẠT LÒ CAO (XỈ HẠT NHỎ,
XỈ CÁT TỪ CÔNG NGHIỆP LUYỆN SẮT HOẶC THÉP) NHẬP KHẨU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
National
technical regulation on environment for imported slag from iron or steel
industry for production
Lời nói đầu
QCVN 67:2018/BTNMT do Tổng cục Môi trường
biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt, Bộ Khoa học và
Công nghệ thẩm định và được ban hành theo Thông tư số 09/2018/TT-BTNMT ngày 14
tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT
QUỐC GIA VỀ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI PHẾ LIỆU XỈ HẠT LÒ CAO (XỈ HẠT NHỎ, XỈ CÁT TỪ
CÔNG NGHIỆP LUYỆN SẮT HOẶC THÉP) NHẬP KHẨU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
National
technical regulation on environment for imported slag from iron or steel
industry for production
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh:
1.1.1. Quy chuẩn này quy định về phế liệu xỉ hạt lò
cao (xỉ hạt nhỏ, xỉ cát từ công nghiệp luyện gang, sắt, thép) nhập khẩu làm
nguyên liệu sản xuất xi măng; tạp chất không được lẫn trong phế liệu xỉ hạt lò
cao nhập khẩu; các yêu cầu kỹ thuật khác đối với phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu
từ nước ngoài.
1.1.2. Quy chuẩn này không điều chỉnh đối với phế
liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu từ các doanh nghiệp trong khu phi thuế quan trên
lãnh thổ Việt Nam.
1.2. Đối tượng áp dụng:
1.2.1. Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức,
cá nhân nhập khẩu và sử dụng phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu làm nguyên liệu sản
xuất xi măng; các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động nhập khẩu và
sử dụng phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; các tổ chức
đánh giá sự phù hợp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu xỉ hạt lò cao
từ nước ngoài.
1.2.2. Quy chuẩn này không áp dụng đối với các tổ
chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu xỉ hạt lò cao phát sinh từ hoạt động sản xuất
của các doanh nghiệp trong khu phi thuế quan trên lãnh thổ Việt Nam.
1.3. Giải thích thuật ngữ:
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1.3.1. Tạp chất là các chất, vật liệu không
phải là xỉ hạt lò cao lẫn trong phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu.
1.3.2. Tạp chất nguy hại là chất thải đã được
phân định là chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1.3.3. Mã HS là mã số phân loại hàng hóa xuất
nhập khẩu ghi trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban
hành và Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản
xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
1.3.4. Lô hàng phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu
là lượng phế liệu xỉ hạt lò cao do một tổ chức, cá nhân nhập khẩu đăng ký kiểm
tra nhà nước về chất lượng phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu (sau đây gọi tắt là
đăng ký kiểm tra) một lần để được nhập khẩu vào Việt Nam.
1.3.5. Cơ quan kiểm tra nhà nước
về chất lượng phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về môi trường là Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có nhà máy, cơ sở
sản xuất sử dụng phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (sau
đây gọi tắt là Cơ quan kiểm tra).
1.3.6. Tổ chức giám định được chỉ định là tổ
chức giám định đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định theo quy
định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày
01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh
giá sự phù hợp (sau đây gọi tắt là Nghị định số 107/2016/NĐ-CP)
và thuộc danh sách các tổ chức giám định được chỉ định thuộc thẩm quyền của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi
tắt là Nghị định số 74/2018/NĐ-CP). Việc chỉ
định, thừa nhận tổ chức giám định nước ngoài thực hiện giám định chất lượng phế
liệu nhập khẩu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trên lãnh thổ
Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Quy định về phân loại, làm sạch phế liệu:
Phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu phải được loại bỏ
các chất, vật liệu, hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam
và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu cụ thể tại Mục 2.2 và Mục 2.3.
2.2. Quy định về loại phế liệu xỉ hạt lò cao được
phép nhập khẩu:
2.2.1. Phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu ở dạng bột
hoặc dạng hạt có mã HS thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước
ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
2.2.2. Phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu phải có chất
lượng phù hợp với quy định tại QCVN 16:2017/BXD
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng - xỉ hạt
lò cao dùng để sản xuất xi măng.
2.3. Tạp chất không được lẫn trong phế liệu xỉ hạt
lò cao nhập khẩu:
2.3.1. Hóa chất, chất dễ cháy, chất dễ nổ, chất thải
y tế nguy hại.
2.3.2. Vũ khí, bom, mìn, đạn, bình kín, bình ga mà
chưa được cắt phá, tháo dỡ tại nước ngoài hoặc lãnh thổ xuất khẩu để loại bỏ
nguy cơ về an toàn cháy, nổ.
2.3.3. Vật liệu chứa hoặc nhiễm chất phóng xạ vượt
quá mức miễn trừ quy định tại QCVN
05:2010/BKHCN - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - miễn trừ
khai báo, cấp giấy phép ban hành kèm theo Thông tư số 15/2010/TT-BKHCN ngày 14 tháng 9 năm 2010 của
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
2.3.4. Tạp chất nguy hại.
3. QUY TRÌNH KIỂM TRA, GIÁM ĐỊNH
VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
3.1. Quy trình kiểm tra, giám định đối với phế
liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu:
Việc kiểm tra, giám định đối với lô hàng phế liệu xỉ
hạt lò cao nhập khẩu được thực hiện thông qua kiểm tra bằng mắt thường hoặc kiểm
tra, lấy mẫu phân tích. Cơ quan kiểm tra và tổ chức giám định được chỉ định
theo quy định của pháp luật khi thực hiện hoạt động kiểm tra, giám định phế liệu
xỉ hạt lò cao nhập khẩu phải tuân thủ quy trình kiểm tra, giám định tại Mục
3.1.1 và Mục 3.1.2.
3.1.1. Quy trình kiểm tra, giám định tại hiện trường:
a) Hoạt động kiểm tra, giám định tại hiện trường được
thực hiện bằng mắt thường đối với tất cả các công ten nơ hoặc khối hàng rời thuộc
lô hàng phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu; sử dụng thiết bị đo nhanh xác định một
số thông số đối với lô hàng phế liệu xỉ hạt lò cao.
b) Quy trình kiểm tra, giám định tại hiện trường được
thực hiện như sau:
- Kiểm tra tổng quát lô hàng: chủng loại, khối lượng
phế liệu, chất lượng phế liệu nhập khẩu;
- Chụp ảnh các vị trí kiểm tra;
- Kiểm tra một số thông số bằng thiết bị đo nhanh tại
hiện trường (đối với trường hợp phải thực hiện đo nhanh tại hiện trường).
c) Kết quả kiểm tra, giám định tại hiện trường được
xử lý theo một trong các trường hợp sau đây:
- Trường hợp lô hàng phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu
được kiểm tra, đánh giá phù hợp với Mục 2 của Quy chuẩn này, thì tổ chức giám định
được chỉ định cung cấp văn bản kết quả giám định (chứng thư giám định) lô hàng
phế liệu xỉ hạt lò cao cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định và Cơ quan kiểm
tra, làm căn cứ để Cơ quan kiểm tra ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về
chất lượng của lô hàng phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu để làm thủ tục thông
quan theo quy định;
- Trường hợp lô hàng phế liệu nhập khẩu không phù hợp
với Mục 2 của Quy chuẩn này, thì tổ chức giám định được chỉ định cung cấp văn bản
kết quả giám định (chứng thư giám định) lô hàng phế liệu xỉ hạt lò cao cho tổ
chức, cá nhân yêu cầu giám định và Cơ quan kiểm tra, để tiến hành xử lý theo
quy định;
- Trường hợp chưa xác định được lô hàng phế liệu xỉ
hạt lò cao nhập khẩu phù hợp với Mục 2 của Quy chuẩn này thì thực hiện theo Mục
3.1.2.
3.1.2. Quy trình kiểm tra, giám định thông qua lấy
mẫu phân tích:
a) Việc lấy mẫu để phân tích, đánh giá chất lượng
phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu phù hợp với Mục 2 của Quy chuẩn này được thực
hiện như sau:
- Tiến hành lấy mẫu đối với lô hàng phế liệu xỉ hạt
lò cao nhập khẩu theo phương pháp tại Mục 3.2.1. Chụp ảnh tất cả các vị trí kiểm
tra và các vị trí lấy mẫu;
- Xác định, đánh giá các yêu cầu kỹ thuật quy định
tại Mục 2 của Quy chuẩn này. Trường hợp có sử dụng kết quả phân tích của các tổ
chức thử nghiệm thì kết quả này phải được thực hiện bởi tổ chức quy định tại Mục
4.4;
- Đối với lô hàng phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu
phải lấy từ 02 mẫu đại diện trở lên theo quy định tại Mục 3.2.1 thì kết quả
giám định đối với lô hàng phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu là giá trị trung
bình của các kết quả phân tích mẫu đại diện.
b) Kết quả kiểm tra, lấy mẫu phân tích chất lượng
phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu được xử lý theo một trong các trường hợp sau
đây:
- Trường hợp lô hàng phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu
được kiểm tra, đánh giá phù hợp với Mục 2 của Quy chuẩn này, thì tổ chức giám định
được chỉ định cung cấp văn bản kết quả giám định (chứng thư giám định) lô hàng
phế liệu xỉ hạt lò cao cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định và Cơ quan kiểm
tra, làm căn cứ để Cơ quan kiểm tra ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về
chất lượng của lô hàng phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu để làm thủ tục thông
quan theo quy định;
- Trường hợp lô hàng phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu
không phù hợp với Mục 2 của Quy chuẩn này, thì tổ chức giám định được chỉ định
cung cấp văn bản kết quả giám định (chứng thư giám định) lô hàng phế liệu xỉ hạt
lò cao cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định và Cơ quan kiểm tra, để tiến hành
xử lý theo quy định.
3.2. Phương pháp lấy mẫu, xác định tạp chất và
chất lượng phế liệu:
3.2.1. Phương pháp lấy mẫu:
a) Phương pháp lấy mẫu để xác định thành phần tạp
chất:
a1. Đối với lô hàng phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu
là hàng rời (không chứa trong công ten nơ)
Mẫu đại diện là mẫu được lấy ngẫu nhiên tại 5 vị
trí bất kỳ ở các điểm khác nhau của lô hàng phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu (với
khoảng cách giữa các điểm lấy mẫu tương đối đồng đều bảo đảm tính đại diện,
theo một trong các hình: hình chữ nhật, hình vuông, hình chóp tam giác, hình chữ
Z,...). Tổng khối lượng mẫu đại diện là 10 kg. Trường hợp nghi ngờ lô hàng phế
liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu không đảm bảo yêu cầu quy định tại Mục 2 của Quy
chuẩn này, Cơ quan kiểm tra quyết định bổ sung mẫu đại diện của lô hàng theo
phương pháp lấy mẫu quy định tại mục này, nhưng không quá 03 mẫu đại diện.
a2. Đối với lô hàng phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu
chứa trong các công ten nơ
Việc giám định chất lượng phế liệu xỉ hạt lò cao nhập
khẩu được thực hiện trên cơ sở lấy và phân tích mẫu đại diện. Một mẫu đại diện
bao gồm một hoặc một số mẫu ngẫu nhiên được trộn đều với nhau, sau đó lấy ra 10
kg từ khối mẫu đã được trộn đều để làm mẫu đại diện (có khối lượng là 10 kg).
- Mẫu ngẫu nhiên là mẫu được lấy tại 5 vị trí bất kỳ
ở các điểm khác nhau của một công ten nơ được lựa chọn (với khoảng cách giữa
các vị trí lấy mẫu tương đối đồng đều bảo đảm tính đại diện, theo một trong các
hình: hình chữ nhật, hình vuông, hình chóp tam giác, hình chữ Z,...). Khối lượng
một mẫu ngẫu nhiên là 10 kg;
- Đối với lô hàng phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu
có dưới 05 công ten nơ, lựa chọn 01 công ten nơ để lấy mẫu ngẫu nhiên và là mẫu
đại diện cho lô hàng phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu;
- Đối với lô hàng phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu
có từ 05 đến dưới 20 công ten nơ, lựa chọn 02 công ten nơ để lấy mẫu ngẫu
nhiên. Mẫu đại diện là mẫu trộn đều của 02 mẫu ngẫu nhiên;
- Đối với lô hàng phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu
có từ 20 công ten nơ trở lên thì lựa chọn 10 % số công ten nơ để lấy các mẫu ngẫu
nhiên (số lượng mẫu ngẫu nhiên được làm tròn số). Trường hợp số mẫu ngẫu nhiên
nhỏ hơn 10 mẫu thì các mẫu này được trộn đều với nhau thành một mẫu đại diện.
Trường hợp số mẫu ngẫu nhiên lớn hơn 10 mẫu thì cứ mỗi 10 mẫu ngẫu nhiên được
trộn đều thành một mẫu đại diện; số mẫu ngẫu nhiên lẻ còn lại (nếu có) được trộn
đều thành một mẫu đại diện. Một lô hàng phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu có thể
có một hoặc một số mẫu đại diện.
b) Phương pháp lấy mẫu để xác định chất lượng lô
hàng phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu thực hiện theo TCVN 4315:2007 - Tiêu chuẩn quốc gia về xỉ hạt
lò cao dùng để sản xuất xi măng.
3.2.2. Phương pháp xác định thành phần tạp chất:
a) Việc xác định nồng độ hoạt độ phóng xạ của lô
hàng phế liệu xỉ hạt lò cao từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép thực hiện theo TCVN 7469:2005 (ISO 11932:1996) - Tiêu chuẩn
quốc gia về An toàn bức xạ - Đo hoạt độ vật liệu rắn được coi như chất thải
không phóng xạ để tái chế, tái sử dụng hoặc chôn cất.
b) Việc xác định ngưỡng chất thải nguy hại trong lượng
tạp chất tách ra từ phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu (nếu có) thực hiện theo QCVN 07:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về ngưỡng chất thải nguy hại ban hành kèm theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Danh mục chất thải nguy hại và chất có
khả năng là chất thải nguy hại quy định tại Phụ lục 1 Thông tư số 36/2015/TT- BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
3.2.3. Phương pháp xác định chất lượng phế liệu xỉ
hạt lò cao:
a) Việc xác định hệ số kiềm tính K và chỉ số hoạt
tính cường độ trong lô hàng phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu thực hiện theo TCVN 4315:2007 - Tiêu chuẩn quốc gia về Xỉ hạt
lò cao dùng để sản xuất xi măng.
b) Việc xác định hàm lượng magiê oxit (MgO) trong
lô hàng phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu thực hiện theo TCVN 141:2008 - Tiêu
chuẩn quốc gia về Xi măng poóc lăng - Phương pháp phân tích hóa học.
4. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
4.1. Phế liệu xỉ hạt lò cao nhập
khẩu làm nguyên liệu sản xuất là hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, phải thực hiện kiểm
tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số
132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi tắt là Nghị
định số 132/2008/NĐ-CP), Nghị định số 74/2018/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
4.1.1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu xỉ hạt
lò cao làm nguyên liệu sản xuất phải thực hiện các thủ tục đăng ký kiểm tra nhà
nước về chất lượng phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu theo quy định pháp luật, cụ
thể như sau:
a) Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu
xỉ hạt lò cao nhập khẩu tại Cơ quan kiểm tra. Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước
bao gồm: các tài liệu quy định tại Điểm a Khoản 2c Điều 7 Nghị định
số 132/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số
74/2018/NĐ-CP và các giấy tờ khác có liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế
liệu theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan hải quan, Cơ
quan kiểm tra và tổ chức giám định được chỉ định về thời gian, địa điểm kiểm
tra, lấy mẫu để đánh giá chất lượng phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu theo quy định
của pháp luật;
c) Phối hợp với Cơ quan kiểm tra và cơ quan liên
quan trong quá trình kiểm tra, giám định chất lượng phế liệu xỉ hạt lò cao nhập
khẩu.
4.1.2. Cơ quan kiểm tra tiếp nhận, kiểm tra và xử
lý hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu
theo quy định tại Khoản 2c Điều 7 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP đã
được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP, cụ thể
như sau:
a) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất
lượng phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu;
b) Chủ trì, phối hợp với cơ quan hải quan, tổ chức
giám định được chỉ định và cơ quan liên quan tổ chức thực hiện kiểm tra, lấy mẫu
(đối với trường hợp phải lấy mẫu) để đánh giá chất lượng lô hàng phế liệu xỉ hạt
lò cao nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
c) Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng
phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra theo quy
định của pháp luật.
4.2. Lô hàng phế liệu xỉ hạt lò
cao nhập khẩu vào Việt Nam phải được kiểm tra, giám định, đánh giá sự phù hợp với
các quy định kỹ thuật tại Mục 2 của Quy chuẩn này, làm cơ sở để Cơ quan kiểm
tra xử lý theo quy định của pháp luật.
4.3. Việc giám định phế liệu xỉ hạt lò cao nhập khẩu
được thực hiện bởi tổ chức giám định được chỉ định hoặc thừa nhận theo quy định
của pháp luật.
4.4. Việc xác định hàm lượng, nồng độ các thông số
môi trường phải được thực hiện bởi các tổ chức đã được cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định tại Nghị định
số 127/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014
của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi
trường. Việc xác định thành phần tạp chất và các thông số khác được thực hiện bởi
tổ chức đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định
tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP.
4.5. Tổ chức giám định được chỉ
định cung cấp văn bản về kết quả giám định lô hàng phế liệu xỉ hạt lò cao (chứng
thư giám định) cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định và Cơ quan kiểm tra.
Trong đó, nội dung chứng thư giám định phải thể hiện đầy đủ các kết quả về
thành phần tạp chất và các quy định kỹ thuật khác tại Mục 2 của Quy chuẩn này
(gửi kèm theo: ảnh chụp các vị trí kiểm tra và các vị trí lấy mẫu được lưu trữ
trong dĩa CD/DVD; phiếu trả kết quả phân tích, thử nghiệm của các mẫu đại diện
được cung cấp bởi tổ chức đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch
vụ quan trắc môi trường hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm).
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
và tổ chức, cá nhân liên quan đến việc nhập khẩu phế liệu xỉ hạt lò cao từ nước
ngoài phải tuân thủ quy định tại Quy chuẩn này.
5.2. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này.
5.3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật
viện dẫn tại Quy chuẩn này có sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện
theo quy định tại văn bản mới. Trường hợp các tiêu chuẩn viện dẫn tại Quy chuẩn
này có sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo văn bản mới./.