BỘ TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
|
Số: 2510/QĐ-BTC
|
Hà Nội, ngày 30
tháng 09 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH MỚI TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC CỦA BỘ TÀI CHÍNH
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày
23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng
6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số
48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 70/2014/TT-BTC ngày
28/05/2014 quy định thủ tục hải quan đối với khí, khí dầu mỏ hóa lỏng xuất
khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản
xuất và pha chế khí và khí dầu mỏ hóa lỏng; nguyên liệu nhập khẩu để gia công
xuất khẩu khí và khí dầu mỏ hóa lỏng;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải
quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ
tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính
(Phụ lục kèm theo), gồm:
- 07 thủ tục hành chính mới.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp
chế, Thủ trưởng các Tổng cục, vụ, cục, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Lãnh đạo Bộ;
- Cục Kiểm soát TTHC-Bộ Tư pháp;
- Như Điều 3;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, TCHQ (48b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC PHẠM VI CHỨC
NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI CHÍNH
(Ban hành kèm theo
Quyết định số 2510/QĐ-BTC ngày 30 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
PHẦN I
DANH MỤC THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH MỚI
STT
|
Tên thủ tục
hành chính
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
1
|
Thủ tục hải quan đối với khí và khí dầu mỏ hóa
lỏng (LPG), nguyên liệu nhập khẩu, tạm nhập
|
Hải quan
|
Chi cục hải quan
|
2
|
Thủ tục hải quan đối với khí và khí dầu mỏ hóa
lỏng (LPG), nguyên liệu xuất khẩu, tái xuất
|
Hải quan
|
Chi cục hải quan
|
3
|
Thủ tục hải quan đối với khí và khí dầu mỏ hóa
lỏng (LPG), nguyên liệu tạm nhập chuyển tiêu thụ nội địa
|
Hải quan
|
Chi cục hải quan
|
4
|
Thủ tục hải quan đối với khí và khí dầu mỏ hóa
lỏng (LPG), nguyên liệu xuất khẩu, nhập khẩu bằng ống chuyên dụng hoặc tại
giếng ngoài khơi
|
Hải quan
|
Chi cục hải quan
|
5
|
Thủ tục hải quan đối với khí và khí dầu mỏ hóa
lỏng (LPG), nguyên liệu quá cảnh
|
Hải quan
|
Chi cục hải quan
|
6
|
Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để
sản xuất và pha chế khí và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)
|
Hải quan
|
Chi cục hải quan
|
7
|
Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để
gia công xuất khẩu khí và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)
|
Hải quan
|
Chi cục hải quan
|
PHẦN
II
NỘI
DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ
TÀI CHÍNH
1. Thủ tục
hải quan đối với khí và khí dầu mỏ hóa lỏng, nguyên liệu nhập khẩu, tạm nhập
- Trình tự
thực hiện:
- Bước 1: Doanh nghiệp gửi hồ sơ
đề nghị làm thủ tục hải quan đối với khí và LPG nhập, tạm nhập.
- Bước 2: Kiểm tra hồ sơ (trường
hợp có nghi vấn với chứng từ bản chụp, Chi cục Hải quan yêu cầu doanh nghiệp
xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu); giám sát bơm khí và khí dầu mỏ
hóa lỏng (LPG), nguyên liệu và lấy mẫu để kiểm tra nhà nước về chất lượng lô
hàng nhập khẩu, tạm nhập; tính thuế, thu thuế; thông quan lô hàng.
- Bước 3: Doanh nghiệp thực hiện
nộp thuế trước khi đưa khí và LPG nhập khẩu vào sử dụng, khí và LPG tạm nhập
vào bảo quản.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan Hải quan.
- Thành phần,
số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
a.1) Tờ khai hải quan: 02 bản
chính;
a.2) Hợp đồng mua khí và LPG,
nguyên liệu hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng mua khí và
LPG, nguyên liệu: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của thương nhân;
a.3) Hóa đơn thương mại: 01 bản
chính;
a.4) Giấy đăng ký giám định khối
lượng: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của thương nhân;
a.5) Giấy đăng ký kiểm tra nhà
nước về chất lượng khí và LPG, nguyên liệu đối với khí và LPG, nguyên liệu
thuộc Danh mục hàng hóa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng (trừ trường hợp
khí và LPG, nguyên liệu tạm nhập để tái xuất): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận
của thương nhân;
a.6) Vận đơn hoặc các chứng từ vận
tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật (trừ khí và LPG,
nguyên liệu tái xuất cho thương nhân quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số
70/2014/TT-BTC): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của thương nhân;
a.7) Hợp đồng bán khí và LPG,
nguyên liệu (nếu có) (Hợp đồng khung; Hợp đồng nguyên tắc và Phụ lục hợp đồng):
01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của thương nhân.
a.8) Trường hợp thương nhân làm
thủ tục lần đầu tại Chi cục Hải quan thì nộp thêm các giấy tờ sau:
- Giấy xác nhận đủ điều kiện xuất
khẩu, nhập khẩu khí và LPG, nguyên liệu do Bộ Công Thương cấp: 01 bản chụp có
đóng dấu xác nhận của thương nhân (áp dụng cho tờ khai tạm nhập);
- Giấy chứng nhận xuất xứ.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết:
a) Công chức hải quan tiếp nhận,
đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất
trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật; trong trường hợp không chấp
nhận đăng ký hồ sơ hải quan thì phải thông báo lý do cho người khai hải quan
biết.
b) Sau khi người khai hải quan đã
thực hiện đầy đủ các yêu cầu về việc làm thủ tục hải quan quy định tại điểm a
và điểm b khoản 1 Điều 16 của Luật này, thời hạn công chức hải quan hoàn thành
kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải được quy định như sau:
b1) Chậm nhất là 08 giờ làm việc
đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một
phần hàng hóa theo xác suất;
b2) Chậm nhất là 02 ngày làm việc
đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ
hàng hóa.
Trong trường hợp áp dụng hình thức
kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa mà lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng
lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng
không quá 08 giờ làm việc.
- Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Thương nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết
định: Chi cục Hải quan
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có
- Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Chi cục Hải quan
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
có.
- Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Xác nhận thông quan.
- Phí, lệ phí: 20.000 đồng, theo khoản 1 Điều 3 Thông tư số 172/2010/TT-BTC ngày
02/11/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử
dụng lệ phí trong lĩnh vực hải quan.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai hải quan nhập khẩu.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
a) Thương nhân có Giấy xác nhận đủ
điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí và LPG được xuất khẩu (khí và LPG, nguyên
liệu sản xuất trong nước; khí và LPG, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập
khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh khí và LPG và nguyên liệu.
b) Thương nhân có Giấy xác nhận đủ
điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí và LPG được nhập khẩu nguyên liệu để pha chế
khí và LPG; thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thương
nhân có đủ điều kiện sản xuất, chế biến khí và LPG thì được nhập khẩu nguyên
liệu để sản xuất và gia công xuất khẩu khí và LPG.
c) Thương nhân có Giấy xác nhận đủ
điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí và LPG được hoạt động kinh doanh tạm nhập
khí và LPG để cung ứng (tái xuất) khí và LPG cho các đối tượng sau đây để phục
vụ sản xuất:
c1) Thương nhân chế xuất nằm trong
hoặc nằm ngoài khu chế xuất;
c2) Thương nhân nằm trong các khu
kinh tế thương mại đặc biệt, khu Thương mại - Công nghiệp và các khu vực kinh
tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua
bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập
khẩu.
- Căn cứ pháp
lý của thủ tục hành chính:
- Luật Hải quan số 29/2001/QH10
ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan;
- Luật Quản lý Thuế số
78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản
lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012;
- Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày
15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ
tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
- Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày
10/9/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải
quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu.
- Thông tư số 70/2014/TT-BTC ngày
28/05/2014 của Bộ Tài chính Quy định thủ tục hải quan đối với khí và khí dầu mỏ
hóa lỏng xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu; nguyên liệu nhập
khẩu để sản xuất và pha chế khí và khí dầu mỏ hóa lỏng; nguyên liệu nhập khẩu
để gia công xuất khẩu khí và khí dầu mỏ hóa lỏng.
2. Thủ tục hải quan đối với khí
và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), nguyên liệu xuất khẩu, tái xuất:
- Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Doanh nghiệp gửi hồ sơ
đề nghị làm thủ tục hải quan đối với khí và LPG xuất khẩu, tái xuất.
- Bước 2: Kiểm tra hồ sơ (trường
hợp có nghi vấn với chứng từ bản chụp, Chi cục Hải quan yêu cầu doanh nghiệp
xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu); lập Phiếu theo dõi trừ lùi khi
làm thủ tục tái xuất; tính thuế, thu thuế đối với phần khí và LPG đã làm thủ
tục tái xuất; xác định khí và LPG đã xuất khẩu đối với khí và LPG xuất khẩu,
tái xuất.
- Bước 3: Doanh nghiệp thực hiện
nộp thuế đối với khí và LPG xuất khẩu, tái xuất.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan Hải quan.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ hải quan đối với khí
và LPG xuất khẩu:
- Tờ khai hải quan xuất khẩu: 02
bản chính;
- Hợp đồng bán hàng và phụ lục hợp
đồng (nếu có): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của thương nhân;
- Hóa đơn thương mại: 01 bản chính;
- Văn bản nêu rõ nguồn gốc khí và
LPG, nguyên liệu xuất khẩu (nguồn do thương nhân nhập khẩu hoặc lấy từ nguồn
sản xuất, pha chế khí và LPG): 01 bản chính;
- Giấy xác nhận đủ điều kiện xuất
khẩu, nhập khẩu khí và LPG, nguyên liệu do Bộ Công Thương cấp: 01 bản chụp có
đóng dấu xác nhận của thương nhân (nộp lần đầu);
- Chứng thư giám định khối lượng
đối với trường hợp quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 3 Thông tư số
70/2014/TT-BTC: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của thương nhân;
- Chứng thư giám định chất lượng
hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm của thương nhân kinh doanh khí và LPG, nguyên
liệu (thương nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung Phiếu kết quả
thử nghiệm): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của thương nhân.
Hồ sơ hải quan đối với khí
và LPG tái xuất:
- Tờ khai hải quan xuất khẩu: 02
bản chính;
- Tờ khai hải quan nhập khẩu của
lô hàng tạm nhập: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của thương nhân;
- Hợp đồng bán hàng và phụ lục hợp
đồng (nếu có): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của thương nhân;
- Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh
doanh xuất khẩu, nhập khẩu khí và LPG, nguyên liệu: 01 bản chụp có đóng dấu xác
nhận của thương nhân (nộp lần đầu);
- Chứng thư giám định khối lượng
đối với trường hợp quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 3 Thông tư này: 01 bản
chụp có đóng dấu xác nhận của thương nhân;
- Chứng thư giám định chất lượng
hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm của thương nhân kinh doanh khí và LPG, nguyên
liệu (thương nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung Phiếu kết quả
thử nghiệm): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của thương nhân.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết:
a) Công chức hải quan tiếp nhận,
đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất
trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật; trong trường hợp không chấp
nhận đăng ký hồ sơ hải quan thì phải thông báo lý do cho người khai hải quan
biết.
b) Sau khi người khai hải quan đã
thực hiện đầy đủ các yêu cầu về việc làm thủ tục hải quan quy định tại điểm a
và điểm b khoản 1 Điều 16 của Luật này, thời hạn công chức hải quan hoàn thành
kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải được quy định như sau:
b1) Chậm nhất là 08 giờ làm việc
đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một
phần hàng hóa theo xác suất;
b2) Chậm nhất là 02 ngày làm việc
đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ
hàng hóa.
Trong trường hợp áp dụng hình thức
kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa mà lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng
lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng
không quá 08 giờ làm việc.
- Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Thương nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết
định: Chi cục Hải quan
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có
- Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Chi cục Hải quan
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
có.
- Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Xác nhận khí và LPG đã xuất khẩu.
- Phí, lệ phí (nếu có): 20.000 đồng, theo khoản 1 Điều 3 Thông tư số 172/2010/TT-BTC ngày
02/11/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và
sử dụng lệ phí trong lĩnh vực hải quan.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu
có): Tờ khai hải quan xuất khẩu.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính (nếu có):
a) Thương nhân có Giấy xác nhận đủ
điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí và LPG được xuất khẩu (khí và LPG, nguyên
liệu sản xuất trong nước; khí và LPG, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập
khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh khí và LPG và nguyên liệu.
b) Thương nhân có Giấy xác nhận đủ
điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí và LPG được nhập khẩu nguyên liệu để pha chế
khí và LPG; thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thương
nhân có đủ điều kiện sản xuất, chế biến khí và LPG thì được nhập khẩu nguyên
liệu để sản xuất và gia công xuất khẩu khí và LPG.
c) Thương nhân có Giấy xác nhận đủ
điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí và LPG được hoạt động kinh doanh tạm nhập
khí và LPG để cung ứng (tái xuất) khí và LPG cho các đối tượng sau đây để phục
vụ sản xuất:
c1) Thương nhân chế xuất nằm trong
hoặc nằm ngoài khu chế xuất;
c2) Thương nhân nằm trong các khu
kinh tế thương mại đặc biệt, khu Thương mại - Công nghiệp và các khu vực kinh
tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua
bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập
khẩu.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Luật Hải quan số 29/2001/QH10
ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan;
- Luật Quản lý Thuế số
78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản
lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012;
- Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày
15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ
tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
- Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày
10/9/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải
quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu.
- Thông tư số 70/2014/TT-BTC ngày
28/05/2014 của Bộ Tài chính Quy định thủ tục hải quan đối với khí và khí dầu mỏ
hóa lỏng xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu; nguyên liệu nhập
khẩu để sản xuất và pha chế khí và khí dầu mỏ hóa lỏng; nguyên liệu nhập khẩu
để gia công xuất khẩu khí và khí dầu mỏ hóa lỏng.
3. Thủ tục hải quan đối với khí
và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), nguyên liệu tạm nhập chuyển tiêu thụ nội địa
- Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Doanh nghiệp gửi hồ sơ
đề nghị làm thủ tục hải quan đối với khí và LPG, nguyên liệu tạm nhập chuyển
tiêu thụ nội địa.
- Bước 2: Kiểm tra hồ sơ (trường
hợp có nghi vấn với chứng từ bản chụp, Chi cục Hải quan yêu cầu doanh nghiệp
xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu); thực hiện thanh khoản, tính thuế
tờ khai tạm nhập chuyển tiêu thụ nội địa theo quy định.
- Bước 3: Doanh nghiệp thực hiện
thanh khoản tờ khai tạm nhập chuyển tiêu thụ nội địa theo quy định, nộp các
loại thuế theo quy định đối với lượng khí và LPG, nguyên liệu tạm nhập chuyển
tiêu thụ nội địa.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan Hải quan.
- Thành phần,
số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị được chuyển tiêu thụ
nội địa khí và LPG, nguyên liệu của Thương nhân: 01 bản chính;
- Tờ khai hải quan nhập khẩu: 02
bản chính. Tại ô chứng từ đi kèm trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu, thương nhân
ghi rõ lượng khí và LPG, nguyên liệu chuyển tiêu thụ nội địa của tờ khai tạm
nhập số ...;
- Tờ khai hải quan tạm nhập của lô
hàng: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của thương nhân;
- Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước
về chất lượng khí và LPG, nguyên liệu (đối với trường hợp khi tạm nhập chưa
thực hiện kiểm tra Nhà nước về chất lượng) hoặc Thông báo kết quả kiểm tra nhà
nước về chất lượng khí và LPG, nguyên liệu khi làm thủ tục tạm nhập: 01 bản
chụp có đóng dấu xác nhận của thương nhân.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn
giải quyết:
a) Công chức hải quan tiếp nhận,
đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất
trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật; trong trường hợp không chấp
nhận đăng ký hồ sơ hải quan thì phải thông báo lý do cho người khai hải quan
biết.
b) Sau khi người khai hải quan đã
thực hiện đầy đủ các yêu cầu về việc làm thủ tục hải quan quy định tại điểm a
và điểm b khoản 1 Điều 16 của Luật này, thời hạn công chức hải quan hoàn thành
kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải được quy định như sau:
b1) Chậm nhất là 08 giờ làm việc
đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một
phần hàng hóa theo xác suất;
b2) Chậm nhất là 02 ngày làm việc
đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ
hàng hóa.
Trong trường hợp áp dụng hình thức
kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa mà lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng
lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng
không quá 08 giờ làm việc.
- Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Thương nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết
định: Chi cục Hải quan
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có
- Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Chi cục Hải quan
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
có.
- Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Xác nhận thông quan.
- Phí, lệ phí: 20.000 đồng, theo khoản 1 Điều 3 Thông tư số 172/2010/TT-BTC ngày
02/11/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử
dụng lệ phí trong lĩnh vực hải quan.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
a) Thương nhân có Giấy xác nhận đủ
điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí và LPG được xuất khẩu (khí và LPG, nguyên
liệu sản xuất trong nước; khí và LPG, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập
khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh khí và LPG và nguyên liệu.
b) Thương nhân có Giấy xác nhận đủ
điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí và LPG được nhập khẩu nguyên liệu để pha chế
khí và LPG; thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thương
nhân có đủ điều kiện sản xuất, chế biến khí và LPG thì được nhập khẩu nguyên
liệu để sản xuất và gia công xuất khẩu khí và LPG.
c) Thương nhân có Giấy xác nhận đủ
điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí và LPG được hoạt động kinh doanh tạm nhập
khí và LPG để cung ứng (tái xuất) khí và LPG cho các đối tượng sau đây để phục
vụ sản xuất:
c1) Thương nhân chế xuất nằm trong
hoặc nằm ngoài khu chế xuất;
c2) Thương nhân nằm trong các khu
kinh tế thương mại đặc biệt, khu Thương mại - Công nghiệp và các khu vực kinh
tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua
bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập
khẩu.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
a) Thương nhân có Giấy xác nhận đủ
điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí và LPG được xuất khẩu (khí và LPG, nguyên
liệu sản xuất trong nước; khí và LPG, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập
khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh khí và LPG và nguyên liệu.
b) Thương nhân có Giấy xác nhận đủ
điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí và LPG được nhập khẩu nguyên liệu để pha chế
khí và LPG; thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thương
nhân có đủ điều kiện sản xuất, chế biến khí và LPG thì được nhập khẩu nguyên
liệu để sản xuất và gia công xuất khẩu khí và LPG.
c) Thương nhân có Giấy xác nhận đủ
điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí và LPG được hoạt động kinh doanh tạm nhập
khí và LPG để cung ứng (tái xuất) khí và LPG cho các đối tượng sau đây để phục
vụ sản xuất:
c1) Thương nhân chế xuất nằm trong
hoặc nằm ngoài khu chế xuất;
c2) Thương nhân nằm trong các khu
kinh tế thương mại đặc biệt, khu Thương mại - Công nghiệp và các khu vực kinh
tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua
bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập
khẩu.
- Căn cứ pháp
lý của thủ tục hành chính:
- Luật Hải quan số 29/2001/QH10
ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan;
- Luật Quản lý Thuế số
78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản
lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012;
- Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày
15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ
tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
- Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày
10/9/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải
quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu.
- Thông tư số 70/2014/TT-BTC ngày
28/05/2014 của Bộ Tài chính Quy định thủ tục hải quan đối với khí và khí dầu mỏ
hóa lỏng xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu; nguyên liệu nhập
khẩu để sản xuất và pha chế khí và khí dầu mỏ hóa lỏng; nguyên liệu nhập khẩu
để gia công xuất khẩu khí và khí dầu mỏ hóa lỏng.
4. Thủ tục hải quan đối với khí
và khí dầu mỏ hóa lỏng, nguyên liệu xuất khẩu, nhập khẩu bằng ống chuyên dụng
hoặc tại giếng ngoài khơi
- Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Doanh nghiệp gửi hồ sơ
đề nghị làm thủ tục hải quan đối với khí và LPG, nguyên liệu bằng đường ống
chuyên dụng.
- Bước 2: Khi nhận đủ hồ sơ hợp
lệ, văn bản thông báo về cung cấp khí và LPG, nguyên liệu, Bản đồ đường ống
ngầm cung cấp khí và LPG, nguyên liệu, Biên bản thỏa thuận giữa Thương nhân
xuất khẩu và các Thương nhân nhập khẩu, Chi cục Hải quan thực hiện: Kiểm tra hồ
sơ (trường hợp có nghi vấn với chứng từ bản chụp, Chi cục Hải quan yêu cầu
doanh nghiệp xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu); Chi cục Hải quan
quản lý có trách nhiệm bố trí cán bộ giám sát và ký xác nhận chỉ số đồng hồ tại
thời điểm xác nhận theo Biên bản, thanh khoản tờ khai xuất nhập khẩu theo quy
định.
- Bước 3: Doanh nghiệp thực hiện
nộp thuế và các khoản phí theo quy định.
- Cách thức
thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan Hải
quan.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
a.1) Hồ sơ xuất khẩu:
- Tờ khai hải quan xuất khẩu: 02
bản chính;
- Hợp đồng bán hàng và phụ lục hợp
đồng (nếu có): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của thương nhân;
- Hóa đơn thương mại: 01 bản chính;
- Văn bản nêu rõ nguồn gốc khí và
LPG, nguyên liệu xuất khẩu (nguồn do thương nhân nhập khẩu hoặc lấy từ nguồn
sản xuất, pha chế khí và LPG): 01 bản chính;
- Giấy xác nhận đủ điều kiện xuất
khẩu, nhập khẩu khí và LPG, nguyên liệu do Bộ Công Thương cấp: 01 bản chụp có
đóng dấu xác nhận của thương nhân (nộp lần đầu);
- Chứng thư giám định khối lượng
đối với trường hợp quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 3 Thông tư số
70/2014/TT-BTC: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của thương nhân;
- Chứng thư giám định chất lượng
hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm của thương nhân kinh doanh khí và LPG, nguyên
liệu (thương nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung Phiếu kết quả
thử nghiệm): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của thương nhân;
- Văn bản thông báo về cung cấp
khí và LPG, nguyên liệu: 01 bản chính;
- Bản đồ đường ống ngầm cung cấp
khí và LPG, nguyên liệu: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của thương nhân;
- Biên bản thỏa thuận giữa Thương
nhân xuất khẩu và các Thương nhân nhập khẩu: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận
của thương nhân.
a.2) Hồ sơ nhập khẩu:
- Tờ khai hải quan: 02 bản chính;
- Hợp đồng mua khí và LPG, nguyên
liệu hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng mua khí và LPG,
nguyên liệu: 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của thương nhân;
- Hóa đơn thương mại: 01 bản
chính/ 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của thương nhân trong trường hợp không
thể nộp bản chính (công chức đối chiếu với bản chính);
- Giấy đăng ký giám định khối
lượng (văn bản của Thương nhân gửi Công ty giám định đề nghị giám định khối
lượng lô hàng): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của thương nhân;
- Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước
về chất lượng khí và LPG, nguyên liệu đối với khí và LPG, nguyên liệu thuộc
Danh mục hàng hóa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng (trừ trường hợp khí và
LPG, nguyên liệu tạm nhập để tái xuất): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của
thương nhân;
- Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải
khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật (trừ khí và LPG, nguyên
liệu tái xuất cho thương nhân quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư này): 01 bản
chụp có đóng dấu xác nhận của thương nhân;
- Hợp đồng bán khí và LPG, nguyên
liệu (nếu có) (Hợp đồng khung; Hợp đồng nguyên tắc và Phụ lục hợp đồng): 01 bản
chụp có đóng dấu xác nhận của thương nhân.
- Trường hợp thương nhân làm thủ
tục lần đầu tại Chi cục Hải quan thì nộp thêm các giấy tờ sau:
+ Giấy xác nhận đủ điều kiện xuất
khẩu, nhập khẩu khí và LPG, nguyên liệu do Bộ Công Thương cấp: 01 bản chụp có
đóng dấu xác nhận của thương nhân (áp dụng cho tờ khai tạm nhập);
+ Giấy chứng nhận xuất xứ.
b) Số lượng
hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết:
a) Công chức hải quan tiếp nhận,
đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất
trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật; trong trường hợp không chấp
nhận đăng ký hồ sơ hải quan thì phải thông báo lý do cho người khai hải quan
biết.
b) Sau khi người khai hải quan đã
thực hiện đầy đủ các yêu cầu về việc làm thủ tục hải quan quy định tại điểm a
và điểm b khoản 1 Điều 16 của Luật này, thời hạn công chức hải quan hoàn thành
kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải được quy định như sau:
b1) Chậm nhất là 08 giờ làm việc
đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một
phần hàng hóa theo xác suất;
b2) Chậm nhất là 02 ngày làm việc
đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ
hàng hóa.
Trong trường hợp áp dụng hình thức
kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa mà lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng
lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng
không quá 08 giờ làm việc.
- Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Thương nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết
định: Chi cục Hải quan
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có
- Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Chi cục Hải quan
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
có.
- Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Xác nhận thông quan.
- Phí, lệ phí: 20.000 đồng, theo khoản 1 Điều 3 Thông tư số 172/2010/TT-BTC ngày
02/11/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử
dụng lệ phí trong lĩnh vực hải quan.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai hải quan xuất khẩu hoặc Tờ khai hải quan nhập khẩu.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
a) Thương nhân có Giấy xác nhận đủ
điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí và LPG được xuất khẩu (khí và LPG, nguyên
liệu sản xuất trong nước; khí và LPG, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập
khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh khí và LPG và nguyên liệu.
b) Thương nhân có Giấy xác nhận đủ
điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí và LPG được nhập khẩu nguyên liệu để pha chế
khí và LPG; thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thương
nhân có đủ điều kiện sản xuất, chế biến khí và LPG thì được nhập khẩu nguyên
liệu để sản xuất và gia công xuất khẩu khí và LPG.
c) Thương nhân có Giấy xác nhận đủ
điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí và LPG được hoạt động kinh doanh tạm nhập
khí và LPG để cung ứng (tái xuất) khí và LPG cho các đối tượng sau đây để phục
vụ sản xuất:
c1) Thương nhân chế xuất nằm trong
hoặc nằm ngoài khu chế xuất;
c2) Thương nhân nằm trong các khu
kinh tế thương mại đặc biệt, khu Thương mại - Công nghiệp và các khu vực kinh
tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua
bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập
khẩu.
- Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Hải quan số 29/2001/QH10
ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan;
- Luật Quản lý Thuế số
78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản
lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012;
- Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày
15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ
tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
- Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày
10/9/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải
quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu.
- Thông tư số 70/2014/TT-BTC ngày
28/05/2014 của Bộ Tài chính Quy định thủ tục hải quan đối với khí và khí dầu mỏ
hóa lỏng xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu; nguyên liệu nhập
khẩu để sản xuất và pha chế khí và khí dầu mỏ hóa lỏng; nguyên liệu nhập khẩu
để gia công xuất khẩu khí và khí dầu mỏ hóa lỏng.
5. Thủ tục hải quan đối với khí
và LPG, nguyên liệu quá cảnh
- Trình tư thực hiện:
- Bước 1:
Người khai hải quan làm kê khai và
nộp đủ hồ sơ theo quy định tại trụ sở cơ quan hải quan. Nếu hàng hóa quá cảnh
có lưu kho ngoài khu vực cửa khẩu hoặc đi qua lãnh thổ đất liền thì phải xin
phép Bộ Thương mại.
- Bước 2:
+ Cơ quan hải quan cửa khẩu nơi
hàng hóa nhập cảnh tiếp nhận bản kê khai hàng hóa quá cảnh hoặc tờ khai hải
quan về lô hàng quá cảnh, niêm phong nơi chứa hàng hóa và xác nhận nguyên trạng
hàng hóa trên bản kê khai hàng hóa và tờ khai hải quan (đối với trường hợp phải
khai hải quan) và giao cho người điều khiển phương tiện vận tải chuyển đến cơ
quan hải quan cửa khẩu nơi hàng hóa xuất cảnh;
+ Trường hợp hàng hóa quá cảnh
thuộc diện không niêm phong được thì người vận tải, người khai hải quan, công
chức hải quan đi cùng (nếu có) chịu trách nhiệm bảo đảm nguyên trạng hàng hóa
từ cửa khẩu nơi hàng hóa nhập cảnh đến cửa khẩu nơi hàng hóa xuất cảnh;
+ Cơ quan hải quan cửa khẩu nơi
hàng hóa xuất cảnh tiếp nhận bản kê khai hoặc tờ khai hải quan do cơ quan hải
quan cửa khẩu nơi hàng hóa nhập cảnh chuyển đến, kiểm tra tình trạng niêm phong
hải quan hoặc nguyên trạng hàng hóa để đối chiếu với các nội dung xác nhận của
cơ quan hải quan cửa khẩu nơi hàng hóa nhập cảnh trên bản kê khai hàng hóa hoặc
tờ khai hải quan quá cảnh để làm thủ tục xuất cảnh.
+ Trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố
bất khả kháng làm suy chuyển niêm phong hải quan hoặc thay đổi nguyên trạng
hàng hóa thì người vận tải, người khai hải quan, công chức hải quan đi cùng
(nếu có) phải áp dụng các biện pháp để hạn chế tổn thất và báo ngay cho Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn nơi gần nhất để lập biên bản xác nhận hiện trạng
của hàng hóa.
- Bước 3:
Doanh nghiệp thực hiện nộp các
khoản phí theo quy định.
- Cách thức
thực hiện:
Trụ sở hải quan cửa khẩu nhập đầu
tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng.
- Thành
phần, số lượng hồ sơ gồm:
a) Thành phần hồ sơ:
a.1) Bản kê khai hàng hóa quá cảnh
do người khai hải quan hoặc người đại diện nộp cho cơ quan hải quan cửa khẩu
đối với hàng hóa quá cảnh giữ nguyên trạng đi thẳng; quá cảnh chuyển tải sang
cùng loại phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển,
đường hàng không (trừ hàng hóa quá cảnh đi thẳng bằng đường hàng không);
a.2) Tờ khai hải quan hàng hóa quá
cảnh và bản kê khai hàng hóa quá cảnh do người khai hải quan hoặc người đại
diện nộp cho cơ quan hải quan cửa khẩu đối với hàng hóa quá cảnh phải lưu kho
hoặc thay đổi loại phương tiện vận tải.
a.3) Bản kê chi tiết;
a.4) Vận tải đơn;
a.5) Giấy phép hàng quá cảnh (nếu
có);
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
- Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn tiếp nhận, đăng ký,
kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ
hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 19 Luật Hải quan)
- Thời hạn hoàn thành kiểm tra
thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải (tính từ thời điểm người khai hải quan đã
thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải quan theo quy định tại điểm a
và điểm b khoản 1 Điều 16 Luật Hải quan):
+ Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối
với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần
hàng hóa theo xác suất;
+ Chậm nhất là 02 ngày làm việc
đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ
hàng hóa.
Trong trường hợp áp dụng hình thức
kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa mà lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng
lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng
không quá 08 giờ làm việc.
- Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Thương nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết
định: Chi cục Hải quan
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có
- Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Chi cục Hải quan
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
có.
- Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Xác nhận thông quan
- Lệ phí:
+ Mức thu lệ phí làm thủ tục hải
quan là 20.000 VNĐ/01 tờ khai hải quan;
+ Mức thu lệ phí hàng hóa, phương
tiện vận tải, quá cảnh Việt Nam là 200.000 VNĐ đối với 01 lần khi làm thủ tục
nhập cảnh tại cửa khẩu nhập, không thu lệ phí khi làm thủ tục xuất cảnh.
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư số
172/2010/TT-BTC ngày 02/11/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức thu, chế độ thu,
nộp, quản lý và sử dụng lệ phí trong lĩnh vực hải quan.
- Tên mẫu
đơn, mẫu tờ khai, mẫu bảng biểu:
Tờ khai hàng hóa quá cảnh
(HQ/2012-QC) và Phụ lục tờ khai hàng hóa quá cảnh (HQ/2012-PLQC) (Ban hành kèm
theo TT 186/2012/TT-BTC ngày 02/11/2012)
- Yêu cầu,
điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
a) Thương nhân có Giấy xác nhận đủ
điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí và LPG được xuất khẩu (khí và LPG, nguyên
liệu sản xuất trong nước; khí và LPG, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập
khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh khí và LPG và nguyên liệu.
b) Thương nhân có Giấy xác nhận đủ
điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí và LPG được nhập khẩu nguyên liệu để pha chế
khí và LPG; thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thương
nhân có đủ điều kiện sản xuất, chế biến khí và LPG thì được nhập khẩu nguyên
liệu để sản xuất và gia công xuất khẩu khí và LPG.
c) Thương nhân có Giấy xác nhận đủ
điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí và LPG được hoạt động kinh doanh tạm nhập
khí và LPG để cung ứng (tái xuất) khí và LPG cho các đối tượng sau đây để phục
vụ sản xuất:
c1) Thương nhân chế xuất nằm trong
hoặc nằm ngoài khu chế xuất;
c2) Thương nhân nằm trong các khu
kinh tế thương mại đặc biệt, khu Thương mại - Công nghiệp và các khu vực kinh
tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua
bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập
khẩu.
d) Thương nhân có đăng ký kinh
doanh ngành nghề giao nhận, vận tải được làm dịch vụ vận chuyển hàng hóa cho
chủ hàng nước ngoài quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
- Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Hải quan
- Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày
15/12/05
- Thông tư số 186/2012/TT-BTC ngày
02/11/2012 của Bộ Tài chính;
- Quyết định 1257/QĐ-TCHQ của Tổng
cục trưởng Tổng cục Hải quan ngày 04/12/2001 về việc ban hành tờ khai hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu giấy thông báo thuế.
- Thông tư số 172/2010/TT-BTC ngày
02 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn mức thu, chế độ thu,
nộp, quản lý và sử dụng lệ phí trong lĩnh vực hải quan.
- Thông tư số 70/2014/TT-BTC ngày
28/05/2014 của Bộ Tài chính Quy định thủ tục hải quan đối với khí và khí dầu mỏ
hóa lỏng xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu; nguyên liệu nhập
khẩu để sản xuất và pha chế khí và khí dầu mỏ hóa lỏng; nguyên liệu nhập khẩu
để gia công xuất khẩu khí và khí dầu mỏ hóa lỏng.
6. Thủ tục hải quan đối với
nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, chế biến khí và LPG
- Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Doanh nghiệp gửi hồ sơ
đề nghị làm thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, chế
biến khí và LPG, nguyên liệu.
- Bước 2: Trong thời hạn bảy làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chi cục Hải quan thực hiện: Kiểm tra hồ
sơ; kiểm tra danh mục, điều kiện nhập khẩu. Nếu phù hợp thì chấp nhận danh mục,
không phù hợp thì yêu cầu sửa đổi, bổ sung cho người khai hải quan bằng phiếu
yêu cầu nghiệp vụ.
- Bước 3: Doanh nghiệp đăng ký tờ
khai hải quan nhập khẩu trên tờ khai nhập khẩu và thống nhất với nguyên liệu
vật tư trong danh mục đã được cơ quan hải quan chấp nhận.
- Bước 4: Cơ quan hải quan tiếp
nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan; kiểm tra hồ sơ hoặc
hàng hóa và thông quan.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai hải quan: 02 bản chính;
- Hợp đồng mua nguyên liệu hoặc
giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng mua nguyên liệu: 01 bản chụp có
đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp;
- Hóa đơn thương mại: 01 bản chính;
- Vận đơn hoặc các chứng từ vận
tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật: 01 bản chụp có
đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp;
- Hợp đồng bán khí và LPG, nguyên
liệu (Hợp đồng khung; Hợp đồng nguyên tắc (nếu có) và Phụ lục hợp đồng (nếu
có): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp;
- Bản đăng ký kế hoạch sản xuất,
pha chế, nhập khẩu nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm khí và LPG, nguyên liệu của
thương nhân có xác nhận của Bộ Công Thương: 01 bản chụp từ bản chính có đóng
dấu xác nhận của doanh nghiệp.
Trường hợp thương nhân làm thủ tục
lần đầu tại Chi cục Hải quan thì nộp thêm các giấy tờ sau:
- Giấy phép kinh doanh xuất khẩu,
nhập khẩu khí và LPG, nguyên liệu do Bộ Công Thương cấp: 01 bản chụp có đóng
dấu xác nhận của doanh nghiệp;
- Bản hạn mức nhập khẩu khí và
LPG, nguyên liệu tối thiểu hàng năm do Bộ Công Thương cấp (đối với khí và LPG,
nguyên liệu nhập khẩu): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thời hạn giải quyết:
a) Công chức hải quan tiếp nhận,
đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất
trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật; trong trường hợp không chấp
nhận đăng ký hồ sơ hải quan thì phải thông báo lý do cho người khai hải quan
biết.
b) Sau khi người khai hải quan đã
thực hiện đầy đủ các yêu cầu về việc làm thủ tục hải quan quy định tại điểm a
và điểm b khoản 1 Điều 16 của Luật này, thời hạn công chức hải quan hoàn thành
kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải được quy định như sau:
b1) Chậm nhất là 08 giờ làm việc
đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một
phần hàng hóa theo xác suất;
b2) Chậm nhất là 02 ngày làm việc
đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ
hàng hóa.
Trong trường hợp áp dụng hình thức
kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa mà lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng
lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng
không quá 08 giờ làm việc.
- Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Thương nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết
định: Chi cục Hải quan
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có
- Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Chi cục Hải quan
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không
có.
- Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Xác nhận thông quan.
- Phí, lệ phí: 20.000 đồng, theo khoản 1 Điều 3 Thông tư số 172/2010/TT-BTC ngày
02/11/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử
dụng lệ phí trong lĩnh vực hải quan.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai hải quan nhập khẩu.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính:
a) Thương nhân có Giấy xác nhận đủ
điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí và LPG được xuất khẩu (khí và LPG, nguyên
liệu sản xuất trong nước; khí và LPG, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập
khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh khí và LPG và nguyên liệu.
b) Thương nhân có Giấy xác nhận đủ
điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí và LPG được nhập khẩu nguyên liệu để pha chế
khí và LPG; thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thương
nhân có đủ điều kiện sản xuất, chế biến khí và LPG thì được nhập khẩu nguyên
liệu để sản xuất và gia công xuất khẩu khí và LPG.
c) Thương nhân có Giấy xác nhận đủ
điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí và LPG được hoạt động kinh doanh tạm nhập
khí và LPG để cung ứng (tái xuất) khí và LPG cho các đối tượng sau đây để phục
vụ sản xuất:
c1) Thương nhân chế xuất nằm trong
hoặc nằm ngoài khu chế xuất;
c2) Thương nhân nằm trong các khu
kinh tế thương mại đặc biệt, khu Thương mại - Công nghiệp và các khu vực kinh
tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua
bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập
khẩu.
- Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Hải quan số 29/2001/QH10
ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan;
- Luật Quản lý Thuế số
78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý
thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012;
- Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày
15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ
tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
- Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày
10/9/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải
quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu.
- Thông tư số 70/2014/TT-BTC ngày
28/05/2014 của Bộ Tài chính Quy định thủ tục hải quan đối với khí và khí dầu mỏ
hóa lỏng xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu; nguyên liệu nhập
khẩu để sản xuất và pha chế khí và khí dầu mỏ hóa lỏng; nguyên liệu nhập khẩu
để gia công xuất khẩu khí và khí dầu mỏ hóa lỏng.
7. Thủ tục hải quan đối với
nguyên liệu nhập khẩu để gia công xuất khẩu khí và LPG
- Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Doanh nghiệp gửi hồ sơ
đề nghị làm thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để gia công xuất
khẩu khí và LPG.
- Bước 2: Trong thời hạn bảy làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chi cục Hải quan thực hiện: Kiểm tra hồ
sơ; kiểm tra danh mục, điều kiện nhập khẩu. Nếu phù hợp thì chấp nhận danh mục,
không phù hợp thì yêu cầu sửa đổi, bổ sung cho người khai hải quan bằng phiếu
yêu cầu nghiệp vụ.
- Bước 3: Doanh nghiệp đăng ký tờ
khai hải quan nhập khẩu trên tờ khai nhập khẩu và thống nhất với nguyên liệu
vật tư trong danh mục đã được cơ quan hải quan chấp nhận.
- Bước 4: Cơ quan hải quan tiếp
nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan; kiểm tra hồ sơ hoặc
hàng hóa và thông quan.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan Hải quan.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Tờ khai hải quan: nộp 02 bản
chính;
- Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc
các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng: nộp 01 bản sao; hợp đồng
ủy thác xuất khẩu (nếu xuất khẩu ủy thác): nộp 01 bản sao;
- Tùy trường hợp cụ thể dưới đây,
người khai hải quan nộp thêm, xuất trình các chứng từ sau:
+ Bản kê chi tiết hàng hóa đối với
trường hợp hàng hóa có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: nộp 01
bản chính;
+ Giấy phép xuất khẩu đối với hàng
hóa phải có giấy phép xuất khẩu theo quy định của pháp luật: nộp 01 bản chính
nếu xuất khẩu một lần hoặc bản sao khi xuất khẩu nhiều lần và phải xuất trình
bản chính để đối chiếu, lập phiếu theo dõi trừ lùi;
+ Các chứng từ khác có liên quan
theo quy định của pháp luật: nộp 01 bản chính;
Đối với trường hợp đơn vị Hải quan
làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm không phải là đơn vị Hải quan làm thủ tục nhập
khẩu nguyên vật liệu thì trước khi nộp hồ sơ để đăng ký tờ khai xuất khẩu phải
có bản “Đăng ký Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm NSXXK” của
doanh nghiệp.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
- Thời hạn giải quyết:
a) Công chức hải quan tiếp nhận,
đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất
trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật; trong trường hợp không chấp
nhận đăng ký hồ sơ hải quan thì phải thông báo lý do cho người khai hải quan
biết.
b) Sau khi người khai hải quan đã
thực hiện đầy đủ các yêu cầu về việc làm thủ tục hải quan quy định tại điểm a
và điểm b khoản 1 Điều 16 của Luật này, thời hạn công chức hải quan hoàn thành
kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải được quy định như sau:
b1) Chậm nhất là 08 giờ làm việc
đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một
phần hàng hóa theo xác suất;
b2) Chậm nhất là 02 ngày làm việc
đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ
hàng hóa.
Trong trường hợp áp dụng hình thức
kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa mà lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng
lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng
không quá 08 giờ làm việc.
- Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính: Thương nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục
hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết
định: Chi cục Hải quan;
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền
được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện
TTHC: Chi cục Hải quan;
- Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
- Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Xác nhận thông quan.
- Phí, lệ phí (nếu có): 20.000 đồng, theo khoản 1 Điều 3 Thông tư số 172/2010/TT-BTC ngày
02/11/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử
dụng lệ phí trong lĩnh vực hải quan.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu
có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục):
- Tờ khai nhập khẩu.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính (nếu có):
a) Thương nhân có Giấy xác nhận đủ
điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí và LPG được xuất khẩu (khí và LPG, nguyên
liệu sản xuất trong nước; khí và LPG, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập
khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh khí và LPG và nguyên liệu.
b) Thương nhân có Giấy xác nhận đủ
điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí và LPG được nhập khẩu nguyên liệu để pha chế
khí và LPG; thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thương
nhân có đủ điều kiện sản xuất, chế biến khí và LPG thì được nhập khẩu nguyên
liệu để sản xuất và gia công xuất khẩu khí và LPG.
c) Thương nhân có Giấy xác nhận đủ
điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu khí và LPG được hoạt động kinh doanh tạm nhập
khí và LPG để cung ứng (tái xuất) khí và LPG cho các đối tượng sau đây để phục
vụ sản xuất:
c1) Thương nhân chế xuất nằm trong
hoặc nằm ngoài khu chế xuất;
c2) Thương nhân nằm trong các khu
kinh tế thương mại đặc biệt, khu Thương mại - Công nghiệp và các khu vực kinh
tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua
bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập
khẩu.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính:
- Luật Hải quan sửa đổi năm 2005;
- Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày
15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ
tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
- Thông tư số 117/2011/TT-BTC ngày
15/8/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công
với thương nhân nước ngoài.
- Thông tư số 70/2014/TT-BTC ngày
28/05/2014 của Bộ Tài chính Quy định thủ tục hải quan đối với khí và khí dầu mỏ
hóa lỏng xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu; nguyên liệu nhập
khẩu để sản xuất và pha chế khí và khí dầu mỏ hóa lỏng; nguyên liệu nhập khẩu
để gia công xuất khẩu khí và khí dầu mỏ hóa lỏng.