BỘ
TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1972/QĐ-BTC
|
Hà
Nội, ngày 14 tháng 9
năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÒNG,
CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ PHỐI HỢP PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC TÀI
CHÍNH, CHỨNG KHOÁN, XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA; HÀNH VI CHUYỂN GIÁ, TRỐN THUẾ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 623/QĐ- TTG NGÀY 14/4/2016 CỦA THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP
ngày 23/12/2013 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 623/QĐ-TTg
ngày 14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống
tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng
cục Hải quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch xây dựng Chương trình thực hiện
Đề án Phòng, chống vi phạm pháp luật và phối hợp phòng, chống tội phạm trong
lĩnh vực tài chính, chứng khoán, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; hành vi chuyển
giá, trốn thuế của các doanh nghiệp theo Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày
14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ (kèm theo).
Điều 2. Các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao
và phân công tại Kế hoạch xây dựng Chương trình thực hiện Đề án Phòng, chống vi
phạm pháp luật và phối hợp phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực tài chính, chứng
khoán, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; hành vi chuyển giá, trốn thuế của các
doanh nghiệp để tổ chức thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ, đạt hiệu quả theo đúng
tinh thần và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 623/QĐ- TTg ngày
14/4/2016.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 4. Vụ trưởng Tổ chức cán bộ; Chánh Văn phòng Bộ Tài
chính, Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính, Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Chủ tịch Ủy Ban chứng
khoán Nhà nước và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Lãnh đạo Bộ;
- Ban Chỉ đạo
138/CP;
- Như điều 4;
- Cổng TTĐT
Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, TCHQ (24b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
|
KẾ HOẠCH
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT
VÀ PHỐI HỢP PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH, CHỨNG KHOÁN, XUẤT
KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA; HÀNH VI CHUYỂN GIÁ, TRỐN THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP”
Thực hiện điểm b, khoản
4, Điều 1, Quyết định số ,623/QĐ-TTg ngày 14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai
đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao
Bộ Tài chính xây dựng Đề án “Phòng, chống vi phạm pháp luật và phối hợp phòng, chống tội phạm trong các lĩnh vực tài chính, chứng khoán,
xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; hành vi chuyển giá, trốn thuế của các doanh nghiệp”.
Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch xây dựng Chương trình thực hiện Đề án như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Xây dựng Kế hoạch nhằm cụ thể hóa
các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để xây dựng, thực hiện Đề án “Phòng, chống
vi phạm pháp luật và phối hợp phòng, chống tội phạm trong
các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; hành vi
chuyển giá, trốn thuế của các doanh nghiệp” nhằm góp phần phòng, chống, kéo giảm tội phạm, vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực tài chính.
2. Kế hoạch xây dựng phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ, đảm bảo sự phối hợp
chặt chẽ, kịp thời giữa các đơn vị để khẩn trương hoàn thành việc xây dựng, triển
khai thực hiện Đề án.
II. Bố cục, nội
dung của các Kế hoạch
1. Đặc điểm,
tình hình vi phạm pháp luật, tình hình tội phạm trong lĩnh vực quản lý.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
phòng, chống vi phạm pháp luật và phòng, chống tội phạm trong các lĩnh vực quản
lý.
3. Đánh giá công tác phối hợp với các
lực lượng chức năng trong phòng, chống vi phạm pháp luật
và phòng, chống tội phạm thuộc các lĩnh vực quản lý.
4. Hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong
thực hiện nhiệm vụ về cơ sở pháp lý, cơ chế, chính sách; tham mưu, chỉ đạo; phối
hợp lực lượng; hoạt động nghiệp vụ chuyên môn; tổ chức bộ máy; chất lượng đội
ngũ cán bộ công chức; trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động nghiệp vụ.
5. Dự báo tình hình trong nước và quốc
tế tác động đến công tác phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đơn vị quản lý trong giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
6. Mục tiêu
6.1. Mục tiêu chung
6.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020.
6.3. Mục tiêu định hướng đến năm
2030.
7. Nhiệm vụ và giải pháp
8. Lộ trình thực hiện: Đối với từng
nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, trong đó đề xuất kinh phí thực hiện dự kiến.
III. Tổ chức thực
hiện
1. Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ
chức tài chính
Chủ trì xây dựng Kế hoạch quản lý thị
trường tài chính và dịch vụ tài chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài
chính; quản lý tài chính đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức tín dụng,
các định chế tài chính; quản lý nhà nước về hoạt động xổ số, đặt cược, casino,
trò chơi điện tử có thưởng, các quỹ tài chính nhà nước và định chế tài chính
khác.
2. Thanh tra Bộ Tài chính
Chủ trì xây dựng Kế hoạch phòng, chống
vi phạm pháp luật và phối hợp phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực tài chính
qua công tác thanh tra, kiểm tra; thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra tài
chính trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính; giải quyết khiếu nại, tố
cáo; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Ủy Ban chứng
khoán Nhà nước
Chủ trì xây dựng Kế hoạch phòng, chống
vi phạm pháp luật và phối hợp phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán.
4. Tổng cục Thuế
- Chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định
quản lý giá chuyển nhượng trình Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành.
- Chủ trì nghiên cứu đề xuất ban hành
các quy định pháp lý để ngăn ngừa, hạn chế và xử lý đối với các hành vi trốn
thuế.
5. Tổng cục Hải quan
Chủ trì xây dựng Kế hoạch phòng, chống
vi phạm pháp luật và phối hợp phòng chống tội phạm trong
lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; phối hợp với các đơn vị tổng hợp xây dựng Đề án “Phòng, chống vi phạm pháp luật và phối hợp
phòng, chống tội phạm trong các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, xuất khẩu, nhập
khẩu hàng hóa; hành vi chuyển giá, trốn thuế của các doanh nghiệp”.
6. Tiến độ thực hiện
6.1. Các đơn vị lập danh sách cán bộ,
công chức tham gia Ban soạn thảo Đề án báo cáo Bộ Tài chính trước ngày
20/9/2016.
6.2. Kế hoạch phòng, chống vi phạm
pháp luật và phối hợp phòng, chống tội phạm của các đơn vị hoàn thành trước
ngày 12/9/2016.
6.3. Dự thảo Đề cương chi tiết Đề án
hoàn thành trước ngày 15/9/2016.
6.4. Dự thảo Đề án hoàn thành trước
ngày 20/9/2016.
6.5. Lấy ý kiến các đơn vị vào dự thảo
Đề án hoàn thành trước ngày 25/9/2016.
6.6. Tổng hợp ý kiến tham gia Đề án
hoàn thành trước ngày 28/9/2016.
6.7. Trình phê duyệt Đề án trước ngày
30/9/2016.
7. Kinh phí.
Kinh phí thực hiện Đề án từ ngân sách
nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các
nguồn huy động hợp pháp khác.
8. Danh sách cán bộ, công chức tham
gia Ban soạn thảo Đề án và Kế hoạch phòng, chống vi phạm pháp luật và phối hợp
phòng, chống tội phạm của các đơn vị yêu cầu gửi về Tổng cục Hải quan theo địa
chỉ email: dtcbl-phong1@customs.gov.vn, Đầu mối
liên hệ theo số điện thoại: 0983605405.
9. Căn cứ vào nội dung Kế hoạch này,
yêu cầu các đơn vị khẩn trương phối hợp, tổ chức triển khai thực hiện. Trong
quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, phản ánh về Bộ Tài
chính để xem xét giải quyết.