Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 623/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng chống tội phạm 2016 2025 2030

Số hiệu: 623/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 14/04/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 623/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM GIAI ĐOẠN 2016 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết s06/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động nhiệm kỳ 2011 - 2016;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030, với các nội dung sau:

1. Quan Điểm chỉ đạo

a) Phòng, chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách, thường xuyên, liên tục và lâu dài nhằm thực hiện Hiến pháp, pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý, chỉ đạo Điều hành thống nhất của Nhà nước. Công tác phòng, chống tội phạm phải gắn với các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

b) Phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trong đó các cơ quan chức năng làm nòng cốt, vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và nhân dân tích cực tham gia có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; đề cao vai trò, trách nhiệm và tính chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức đoàn thể, quần chúng nhân dân.

c) Tập trung lực lượng, sử dụng tổng hợp các biện pháp, chủ động phòng ngừa, tích cực đấu tranh ngăn chặn tội phạm, trong đó lấy phòng ngừa là chính; kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa xã hội với phòng ngừa nghiệp vụ; kịp thời khắc phục những tồn tại hạn chế, làm rõ nguyên nhân, Điều kiện phát sinh tội phạm; coi trọng công tác phòng ngừa xã hội từ cộng đồng, gia đình và ngay từ cơ sở; tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao cảnh giác, ý thức trách nhiệm chấp hành pháp luật, tích cực, tự giác tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm. Chủ động tấn công trấn áp tội phạm, kịp thời phát hiện, Điều tra, xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội, gắn với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, không để oan, sai, lọt tội phạm, nghiêm cấm bức cung, nhục hình.

d) Tiếp tục mở rộng quan hệ hp tác với cơ quan thực thi pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thvà tổ chức quốc tế nhằm huy động mọi nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống tội phạm, trong đó chú trọng phát huy nội lực, gắn với tranh thủ tối đa các nguồn lực khác; đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

- Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân tôn trọng, chấp hành pháp luật, nhằm xây dựng xã hội an ninh, an toàn, trật tự, văn minh, nề nếp và thân thiện.

- Kịp thời làm rõ nguyên nhân, khắc phục những tồn tại hạn chế, khó khăn, bất cập và Điều kiện nảy sinh tội phạm. Xử lý kịp thời, dứt Điểm các vụ việc phức tạp nảy sinh về an ninh, trật tự ngay từ cơ sở, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

- Đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội, trước mắt kéo giảm các loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, không để tội phạm lộng hành, góp phần bảo đm trật tự, an toàn xã hội, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật phòng, chống tội phạm; tiếp thu có chọn lọc tính tích cực các hương ước, quy tắc của cộng đồng dân cư trong phòng, chống tội phạm và đảm bảo an ninh, trật tự cơ sở.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội, phấn đấu đến năm 2020 giảm từ 3 - 5% tổng số vụ phạm tội hình sự so với năm 2016.

- Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm về kinh tế, tham nhũng, ma túy, môi trường, tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên, tội phạm liên quan trực tiếp đến sự suy thoái đạo đức gia đình, xã hội... Tỷ lệ Điều tra, khám phá các loại tội phạm đạt từ 75% trở lên, các tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt 95% trở lên trên tổng số án khi tố. Hàng năm, bắt giữ, vận động đu thú 30% số đối tượng truy nã (trong đó trên 40% số đối tượng truy nã mới phát sinh).

- Giảm tỷ lệ tái phạm tội trong số người chấp hành xong án phạt tù xuống dưới 15%; ít nhất 50% số khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chí “An toàn về an ninh, trật tự”; chuyển hóa thành công 60% địa bàn được xác định là trọng Điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội.

- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ Điều tra viên, kim sát viên, thm phán và cán bộ làm công tác thi hành án hình sự nhất là ở cấp huyện; đảm bảo nguồn lực (nhân lực, vật lực) cho việc tổ chức ghi âm, ghi hình theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 theo lộ trình quy định.

c) Mục tiêu định hướng đến năm 2030

Trên cơ sở tng kết đánh giá thực hiện các Mục tiêu cụ th đến năm 2020, xác định nhiệm vụ trọng tâm để tập trung đầu tư nguồn lực, thực hiện đồng bộ các giải pháp củng cố, duy trì các Mục tiêu đạt được, xác định Mục tiêu, nhiệm vụ nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm trong từng giai đoạn 05 năm, với định hướng sau:

- Tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn tội phạm, giảm các loại trọng án, giảm tội phạm ở các địa bàn trọng Điểm, góp phần xây dựng xã hội an toàn, ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

- Xây dựng một xã hội trật tự, văn minh, mọi công dân có ý thức tôn trọng, tự giác tuân thủ pháp luật, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tội phạm.

- Nâng cao hiệu quả công tác Điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”, không để xảy ra oan, sai trong hoạt động tố tụng hình sự.

3. Nhiệm vụ và giải pháp

a) Nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, chỉ đạo, quản lý, Điều hành của thủ trưởng các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác phòng, chống tội phạm.

Tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm; xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, phân bngân sách bảo đảm các Điều kiện về cơ sở vật chất, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị nghiệp vụ cho công tác phòng, chống tội phạm. Nâng cao vai trò trách nhiệm, xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương đxảy ra tình hình tội phạm phức tạp, kéo dài, hoạt động lộng hành hoặc bao che cho tội phạm.

Đẩy nhanh tiến độ đổi mới, cải cách hành chính, cải cách tư pháp; xây dựng cơ chế Điều hành, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện chiến lược cải cách hành chính, cải cách tư pháp thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Tăng cường, hoàn thiện mối quan hệ phối hp liên ngành trong phòng, chống tội phạm. Thường xuyên trao đổi thông tin tội phạm và phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của các loại tội phạm để có đối sách kịp thời, hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Nắm chắc diễn biến, đánh giá, thống kê chính xác về tình hình tội phạm; tiếp tục hoàn thiện, đổi mới công tác thông tin, thống kê tội phạm, xây dựng; bổ sung hệ thống thống kê công tác xử lý vi phạm hành chính. Thường xuyên tổng kết, nghiên cứu, xây dựng các luận cứ khoa học về tội phạm, dự báo về tình hình phạm tội hàng năm, giữa kỳ và từng giai đoạn để Điều chỉnh, bổ sung các Mục tiêu, giải pháp, chính sách cho phù hợp yêu cu thực tiễn.

b) Nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm của hệ thống chính trị và cộng đồng

- Đổi mới và hoàn thiện thể chế, chính sách kinh tế, xã hội góp phần bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm

Gắn việc hoạch định, thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội với công tác phòng, chống tội phạm, khắc phục sơ hở, thiếu sót mà tội phạm có thlợi dụng hoạt động. Đặc biệt trong quá trình hoạch định, thực hiện các chính sách kinh tế như: Góp vốn, cho vay vốn đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, các dự án đầu tư của nước ngoài, chính sách tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu doanh nghiệp, cphần hóa doanh nghiệp cần công khai, minh bạch, có giám sát chặt chẽ của cơ quan tài chính, kiểm toán để tránh tình trạng tài sản nhà nước bị thất thoát; cần có cơ chế, chính sách quản lý chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng thương mại; thị trường vốn; thị trường chứng khoán, bất động sản; đổi mới các chính sách tạm nhập, tái xuất; chính sách về thuế, chính sách quản lý đất đai... Nghiên cứu đổi mới các chính sách xã hội liên quan đến phòng, chống tội phạm, như: Chính sách giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách tôn giáo, chính sách dân tộc, chính sách giáo dục, cảm hóa người lm lỗi. Ban hành quy định việc thm định vbảo đảm yêu cu an ninh, trật tự đi với các dự án phát trin kinh tế, xã hội trọng Điểm quốc gia.

Tăng cường công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh, nhất là kiến thức về phòng, chống tội phạm cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là cán bộ lãnh đạo, chỉ huy; coi trọng giáo dục đạo đức, pháp luật, văn hóa, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp, đưa chương trình giáo dục phòng, chống tội phạm vào các nhà trường. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội.

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tập trung nghiên cứu dự báo, luật hóa kịp thời các hành vi nguy hiểm cho xã hội mới xuất hiện. Xây dựng, ban hành kịp thời văn bản hướng dẫn thi hành sau khi các luật, bộ luật có hiệu lực.

Hoàn thiện chế độ, chính sách đặc thù đối với các cán bộ kiêm nhiệm và những người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước tham gia công tác phòng, chống tội phạm.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Đi mới về nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phù hợp và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong từng thời kỳ; tập trung xây dựng và củng cố phong trào ở các địa bàn trọng Điểm, chiến lược, vùng dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo, vùng biên giới, biển đảo, khu công nghiệp và các thành phố lớn; lồng ghép với các cuộc vận động, phong trào thi đua, chương trình phát triển kinh tế, n hóa, xã hội của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, Ban, ngành, đoàn thể và địa phương; gắn kết thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, kịp thời phát hiện, giải quyết ngay tại cơ sở các vấn đề có liên quan đến lợi ích chính đáng của người dân, hạn chế không để xảy ra Điểm nóngtrong cộng đồng dân cư, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Thường xuyên cải tiến hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm của nhân dân về phòng, chống tội phạm: Kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền, vừa rộng rãi, vừa mở đợt tập trung, vừa tuyên truyền cá biệt; tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, các cuộc họp của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quc, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị, trường học, tổ dân phố, cụm dân cư. Chú trọng hình thức tuyên truyền, vận động cá biệt đối với các đối tượng có nguy cơ phạm tội, tái phạm và tại các địa bàn trọng Điểm về trật tự, an toàn xã hội. Thành lập trang thông tin điện tử phong trào toàn dân bảo vệ an ninh, trật tự.

Đẩy mạnh ng tác xây dựng mô hình, nhân điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; chú trọng phát trin và nâng cao chất lượng các mô hình tổ chức quần chúng tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải về an ninh, trật tự ngay từ gia đình, cộng đồng dân cư, trong từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhà trường; thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình có hiệu quả cao, nghiên cứu xây dựng những mô hình mới phù hợp với tình hình đặc Điểm từng địa bàn. Tổ chức cho nhân dân, cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên ký cam kết xây dựng khu dân cư, xã, phường, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường “An toàn về an ninh, trật tự”. Kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, có chính sách thỏa đáng đối với những trường hợp bị thương, hy sinh hoặc thiệt hại về tài sản khi tham gia phòng, chống tội phạm.

Tăng cường nguồn lực cho công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách, nhất là các lực lượng Công an xã, Dân quân tự vệ, Bảo vệ dân phố, Bảo vệ chuyên trách các cơ quan, doanh nghiệp; phát huy vai trò Bí thư chi bộ, Trưởng khu dân cư, Trưởng Ban công tác mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở, những người có uy tín trong dòng họ; dân tộc, tôn giáo, các vị chức sắc tiêu biểu, các điển hình... làm chỗ dựa cho nhân dân trong phòng, chống tội phạm ở cơ sở; đầu tư ngân sách, cơ sở vật chất và Điều kiện bảo đảm phục vụ công tác xây dựng phong trào.

- Quản lý, giáo dục cải tạo và tái hòa nhập cộng đồng đối với người phạm tội, vi phạm pháp luật và đối tượng có nguy cơ phạm tội.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giam giữ, quản lý, giáo dục cải tạo các loại đi tượng; tập trung giáo dục cá biệt đối với số phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy cơ sở giam giữ, giảm tỷ lệ phạm nhân cải tạo kém. Chủ động phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong công tác giam giữ, quản lý, giáo dục cải tạo và thực hiện chế độ, chính sách đối với các loại đối tượng giam giữ, quản lý không để phát sinh bức xúc, phản ứng tiêu cực, gây rối, chống đối tập thể, gây mất an ninh, an toàn cơ sở giam giữ, quản lý.

Chủ động thực hiện các biện pháp giúp phạm nhân chuẩn bị tái hòa nhập ngay trong quá trình chấp hành án, đồng thời thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Tiếp tục đổi mới công tác giáo dục dạy nghề, truyền nghề, tạo việc làm cho phạm nhân, trại viên, học sinh. Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ người được hoãn, tạm đình chchấp hành án, người được tha tù trước thời hạn có Điều kiện.

Lng ghép công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù với các chương trình, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và công tác phòng, chống tội phạm ở từng địa phương. Cân đối, bố trí ngun lực của Trung ương và các địa phương, nguồn lực xã hội bảo đảm thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù.

Xác định trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, hiệu quả phối hợp của các ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân trong quản lý và giám sát thi hành các hình phạt ngoài hình phạt tù, các đối tượng được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và các đối tượng có nguy cơ phạm tội trên địa bàn.

- Tăng cường hiệu lực công tác quản lý nhà nước về trật tự xã hội, tập trung quản lý nhà nước về cư trú, xuất cảnh, nhập cảnh, quản lý trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông, xuất bản... Đổi mới phương thức quản lý một số ngành nghề kinh doanh có Điều kiện không đtội phạm lợi dụng hoạt động, nhất là dịch vụ cầm cố, thế chấp tài sản, vũ trường, quán bar, karaoke, game, bán hàng đa cấp... Tăng cường quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Đổi mới chính sách, biện pháp quản lý và xử lý đối với các hoạt động tệ nạn xã hội (mại dâm, cờ bạc, nghiện ma túy).

- Đẩy mạnh hoạt động phòng ngừa nghiệp vụ

Chấn chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện các biện pháp công tác nghiệp vụ, đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả công tác nắm tình hình, thống kê tội phạm, chủ động nắm diễn biến tình hình hoạt động của các loại tội phạm trên các tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng Điểm; chủ động rà soát, lập hồ sơ quản lý đối với các đối tượng có dấu hiệu hoạt động phạm tội đâm thuê, chém mướn, bảo kê, xiết nợ, đòi nợ thuê, cho vay lãi nặng, cưỡng đoạt tài sản, tổ chức trái phép các hoạt động cờ bạc, cá độ thể thao, các hoạt động chuyn giá, sở hữu chéo, các hoạt động lợi dụng kinh doanh đphạm tội; các đường dây buôn lậu, mua bán và vận chuyn trái phép các chất ma túy lớn.

Kịp thời lập hồ đưa đối tượng vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng và cơ sở chữa bệnh bắt buộc; quản lý chặt chẽ những người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã, người đang trong giai đoạn Điều tra, truy t, xét xử.

Chú trọng bắt, vận động đầu thú đối tượng truy nã, tập trung số đối tượng nguy hiểm, đặc biệt nguy him. Xây dựng, nâng cao cht lượng các hoạt động tuần tra kiểm soát kết hợp với các hoạt động nghiệp vụ chủ động phòng ngừa tội phạm trên các tuyến giao thông, các địa bàn trọng Điểm, địa bàn đô thị và giáp ranh.

Đẩy mạnh hoạt động phòng ngừa tội phạm theo chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng trong Quân đội, Hải quan, Kiểm lâm, Thanh tra, Quản lý thị trường…, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm; phát hiện những thiếu sót, sơ hở của chính sách, cơ chế quản lý nhà nước từ đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện. Phát huy vai trò của các lực lượng Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Công an, An ninh hàng không trong phối hp tổ chức tuần tra, kiểm soát đường biên giới trên đất liền, trên biển, đảo, đường Bưu điện, đường Hàng không.

c) Nâng cao hiệu quả tấn công trấn áp tội phạm, Điều tra, truy tố, xét xử tội phạm

Xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch chuyên đề đấu tranh với các loại tội phạm nổi lên ở từng giai đoạn. Mở các đợt cao Điểm tấn công trấn áp tội phạm bảo vệ an toàn các sự kiện chính trị, văn hóa của đất nước.

Thường xuyên rà soát xác định các địa bàn trọng Điểm về trật tự, an toàn xã hội để tập trung lực lượng chuyển hóa thành địa bàn không có tội phạm hoặc giảm tội phạm đến mức thấp nhất.

Nâng cao chất lượng công tác Điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động trinh sát và hoạt động Điều tra tố tụng hình sự; không đlọt tội phạm; không làm oan người vô tội; đảm bảo Điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, kịp thời những vụ án lớn, dư luận xã hội quan tâm; tăng cường xét xử lưu động để răn đe tội phạm và tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân.

Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Cơ quan Điều tra với Viện Kiểm sát, cơ quan Thanh tra của Chính phủ, Thanh tra của các Bộ, ngành, cơ quan thuế và Kiểm toán tập trung phát hiện, Điều tra xử lý các vụ án về kinh tế, chức vụ và tham nhũng; kịp thời xác minh, truy tìm tài sản bị chiếm đoạt, nâng cao tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt.

Nghiên cứu xử lý, giải quyết thu hồi tài sản được thu giữ trong quá trình phát hiện, Điều tra, truy tố, xét xử có hiệu quả nhất, nhằm tránh hư hao, thất thoát, mất giá trị khi thanh lý, đấu giá làm giảm thu cho ngân sách nhà nước.

d) Hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm

Củng cố, mở rộng phát triển quan hệ hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế, ưu tiên hợp tác với các nước láng giềng, các nước trong khối ASEAN, các nước có quan hệ truyền thống, các nước lớn và các nước công nghiệp phát trin, các nước có nhiu người Việt Nam sinh sng, lao động, học tập.

Tổ chức thực hiện tốt các Điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tiếp tục nghiên cứu xây dựng, đàm phán, ký kết hoặc phê chuẩn các Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế song phương và đa phương nhm tạo hành lang pháp lý thuận lợi trong hợp tác phòng, chng tội phạm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Trước mắt, nghiên cứu, đề xuất đàm phán, ký Công ước phòng, chống tội phạm giữa các nước ASEAN.

Thiết lập, mở rộng hệ thống sĩ quan liên lạc ở nước ngoài phục vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, trước mắt ở các nước có chung đường biên giới đất liền và các nước có đông người Việt Nam làm ăn, sinh sống.

Tích cực tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế về khoa học - kỹ thuật, triển khai thực hiện các dự án được tài trợ; trao đổi, học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, khoa học công nghệ cho cán bộ phục vụ công tác phòng, chống tội phạm.

đ) Tăng cường nguồn lực phòng, chống tội phạm

Hoàn thiện về tổ chức, ưu tiên trang bị phương tiện cho các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm, nhất là tại cấp huyện và cơ sở. Có cơ chế đặc thù thu hút những người giỏi về công nghệ thông tin và các lĩnh vực chuyên môn khác tham gia các lực lượng phòng, chống tội phạm, đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ, công chức làm công tác phòng, chống tội phạm, nhất là đội ngũ cán bộ trực tiếp đấu tranh chống tội phạm, kỹ thuật hình sự, giám định tư pháp. Quan tâm, đào tạo trình độ ngoại ngữ, pháp luật chuyên sâu về lĩnh vực tư pháp quốc tế cho cán bộ tư pháp, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Nghiên cứu áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ vào công tác phòng, chống tội phạm. Vận động xã hội hóa và tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế trang bị phương tiện cho các lực lượng trực tiếp phòng, chống tội phạm.

Huy động kinh phí trong nước từ các nguồn của Trung ương, địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp, doanh nhân và nhân dân đđảm bảo đủ nguồn lực cho việc thực hiện các Mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược. Tăng cường vận động các tập thể, cá nhân đóng góp xây dựng Quỹ phòng, chống tội phạm để góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chng tội phạm.

4. Chương trình và các đề án triển khai thực hiện Chiến lược

a) Giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Chương trình thực hiện Chiến lược trong từng giai đoạn trình Thủ tướng Chính phủ.

b) Phê duyệt về nguyên tắc việc xây dựng các đề án sau đây để xây dựng chương trình, triển khai thực hiện Chiến lược:

- Đề án 1: Phát động phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hóa giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư.

Cơ quan chủ trì: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Đề án 2: Phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia.

Cơ quan chủ trì: Bộ Công an.

- Đề án 3: Chuyển hóa địa bàn trọng Điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội.

Cơ quan chủ trì: Bộ Công an.

- Đề án 4: Tăng cường hiện đại hóa, nâng cao năng lực cho các lực lượng Điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự và lực lượng trinh sát.

Cơ quan chủ trì: Bộ Công an.

- Đề án 5: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tội phạm.

Cơ quan chủ trì: Bộ Công an.

- Đề án 6: Tăng cường hiệu quả công tác phối hp phòng, chống tội phạm ở khu vực biên giới, trên biển.

Cơ quan chủ trì: Bộ Quốc phòng.

- Đề án 7: Phòng, chống vi phạm pháp luật và phối hợp phòng, chống tội phạm trong các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; hành vi chuyển giá, trốn thuế của các doanh nghiệp.

Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.

- Đề án 8: Phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các địa bàn, lĩnh vực trọng Điểm.

Cơ quan chủ trì: Bộ Công Thương.

- Đề án 9: Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.

Cơ quan chủ trì: Bộ Xây dựng.

- Đề án 10: Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong huy động, sử dụng các nguồn vốn thuộc lĩnh vực giao thông vận tải.

Cơ quan chủ trì: Bộ Giao thông vận tải.

- Đề án 11: Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên.

Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Đề án 12: Tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet.

Cơ quan chủ trì: Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Đề án 13: Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng và vấn đề sở hữu chéo”.

Cơ quan chủ trì: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Đề án 14: Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.

Cơ quan chủ trì: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Đề án 15: Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật tại các cơ sở y tế.

Cơ quan chủ trì: Bộ Y tế.

5. Kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện Chiến lược từ ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn huy động hợp pháp khác; chú trọng kết hợp hiệu quả giữa kinh phí thực hiện các Chương trình Mục tiêu quốc gia, Chương trình Mục tiêu của từng ngành, từng địa phương.

6. Tổ chức thực hiện

a) Chính phủ trực tiếp quản lý, Điều hành, chỉ đạo các cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện Chiến lược.

Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (Ban Chỉ đạo 138/CP) có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện Chiến lược.

b) Bộ Công an có trách nhiệm

- Giúp Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 138/CP chủ trì Điều phối, thống nhất tổ chức thực hiện Chiến lược.

- Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp và phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng các chương trình, đề án được phân công.

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chiến lược; định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện các Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và các chương trình, đề án của Chiến lược, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định Điều chỉnh, bổ sung Mục tiêu, giải pháp thực hiện Chiến lược trong trường hợp cần thiết.

c) Bộ Tài chính có trách nhiệm đề xuất phân bổ hợp lý kinh phí chi thường xuyên tngân sách nhà nước và hướng dẫn sử dụng, thanh quyết toán nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, đề án và nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược.

d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm

- Đề xuất phân bổ vốn đầu tư cho các Bộ, cơ quan Trung ương thực hiện các hoạt động của Chiến lược trên cơ sở các dự án đã được phê duyệt.

- Phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng các chương trình, đề án, dự án.

đ) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hp với Bộ Công an, các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án cụ thể hóa các Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược bằng kế hoạch, chương trình hành động, đề án để triển khai thực hiện tại Bộ, ngành, cơ quan.

e) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm

- Tổ chức thực hiện Chiến lược trên địa bàn do địa phương quản lý theo hướng dẫn của Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động của địa phương để triển khai các nội dung của Chiến lược.

- Cân đối ngân sách địa phương đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp hỗ trợ việc thực hiện Chiến lược.

- Huy động các nguồn lực khác để thực hiện Chiến lược.

g) Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tham gia triển khai thực hiện Chiến lược theo chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động của mình; chủ trì và phối hợp xây dựng các đề án có liên quan; phối hp với Bộ Công an giám sát thực hiện Chiến lược.

h) Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

- Phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, thực hiện Chiến lược.

- Phối hợp với Bộ Công an xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, đề án có liên quan.

i) Theo dõi, đánh giá việc thực hiện Chiến lược

- Theo dõi, đánh giá, báo cáo việc thực hiện các Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược và các chương trình, đề án thực hiện theo định kỳ thống kê: Sáu tháng, một năm và cuối mỗi giai đoạn thực hiện.

- Thực hiện Điều tra, khảo sát về tình hình tội phạm, về kết quả thực hiện Chiến lược; khảo sát, đo lường, đánh giá tác động tiêu cực của tình hình tội phạm đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Xây dựng cơ chế công khai kết quả đánh giá thực trạng tình hình tội phạm và kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm ở Việt Nam.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- V
ăn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, KTN, PL, V.I, V.III, Công báo;
- Lưu: VT, NC (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

PRIME MINISTER
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

No. 623/QD-TTg

Hanoi, April 14, 2016

 

DECISION

ON THE APPROVAL OF THE NATIONAL STRATEGY FOR PREVENTING AND FIGHTING CRIME FROM 2016 TO 2025 WITH A VISION TOWARDS 2030

PRIME MINISTER

Pursuant to the Law of Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Government’s Resolution No. 06/NQ-CP dated March 07, 2012 on the promulgation of the Action program for the official period of 2011 to 2016;

At the request of the Minister of Public Security,

HEREBY DECIDES:

Article 1. The national strategy for preventing and fighting crime from 2016 to 2015 with a vision towards 2030 is approved, as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Crime prevention is one of the missions that are crucial, imperative, constant, continuous and lasting for the implementation of the Constitution, laws and guiding documents in contribution to the defense of justice, human rights, citizen rights, interests of the Government and entities’ legitimate rights and benefits under direct and comprehensive tutelage of Vietnam Communist Party and under consistent management of the Government. Crime prevention must coincide with the missions of economic development, social advancement, national defense, security and diplomacy in great contribution to national industrialization and modernization and to international integration.

b) Crime prevention is the mission of the entire Vietnam Communist Party, the people and the armed forces. Functional agencies shall thereof undertake the key role and responsibility of leading bodies, agencies, organizations, units and local authorities to mobilize the combined strength of the political system and the people actively in the prevention and combat of crime and to uphold the role, responsibility, zeal and ingenuity of the Vietnam Fatherland Front at various level, organizations and people.

c) Amass forces, conjoin measures, primarily prevent and fight crime in active manner; blend closely preventive actions in social and professional aspects; rectify existing shortcomings promptly, clarify reasons and conditions that lead to crime; uphold preventive activities through society in communities, families and at grassroot level, inculcate and propagate the laws to enhance alert and sense of responsibility for legal compliance, active and voluntary prevention of crime.  Oppugn and oppress criminals actively, expose, investigate and penalize sternly every act of crime, strengthen inspections of legal compliance, preclude unjust and erroneous incidents, omit no crime, inhibit torture and extortion.

d) Continue expanding the cooperation with foreign legal enforcement agencies and international organizations to mobilize all resources for the prevention and fighting of crime, with focus on the utilization of internal resources and maximization of other resources; augment the private entities’ engagement in the prevention and fighting of crime under new circumstances.

2. Objectives

a) General objectives

- Generate drastic changes in the awareness, perception and sense of responsibility of the bodies, agencies and people in obeying the laws so as to build a society that is safe, secure, ordered, civilized, disciplined and hospitable.

- Elucidate and rectify, in timely manner, existing shortcomings, obstacles and situations that result in crime. Handle and settle, in timely manner, complex incidents over security and order from the grassroot level, uphold the stringency of the law and generate the people’s unanimity.

- Repel crime and debauchery detrimental to society, depress at first critical and special felonies, obstruct crimes from spreading, maintain order and social safety, contribute greatly to the national missions of economic and social development.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Specific objectives towards 2020

- Repel crime and debauchery disruptive to society, strive to lessen the number of criminal cases towards 2020 by 3 to 5% in comparison with that in 2016.

- Enhance the efficiency of the prevention and fighting of transnational organized crimes, high technology crimes, economic crimes, corruption, drug-related crimes, environmental crimes, child molestation, juvenile delinquency, other crimes in connection with family-related and social depravity, etc. Investigate, expose and prosecute at least 75% of crimes and 95% of critical and special felonies. Apprehend and encourage 30% of wanted persons to turn themselves in (40% of who have recently been wanted).

- Decrease the proportion of former convicts repeating crimes to below 15%; attain at least 50% of neighborhoods, communes, wards, towns, offices, enterprises and schools meeting criteria of "security and order"; rehabilitate 60% of disordered and socially insecure areas.

- Focus on training and improving investigators, procurators, judges and personnel enforcing criminal verdicts, particularly those in suburban districts so as to heighten their abilities, sense of responsibility and professional ethics; maintain (human and material) resources for audio and video recording as per the 2015's Criminal Procedure Code according to the regulated scheme.

c) Objectives towards 2030

Pursuant to the summary evaluation of the implementation of specific objectives towards 2020, define core missions to concentrate the investment of resources, synchronize the solutions to consolidate and sustain the objectives attained, define targets and missions in augmenting the efficiency of crime prevention in each 5-year period, as follows:

- Continue advancing the combined force of the political system and the people in preventing and fighting crime, decreasing felonies, lowering crime in major troubled areas to build a safe and stable society for the progression of national economy and society.

- Construct an ordered and civilized society in which every resident is conscious of respecting and voluntarily obeying the law, and participating in crime prevention activities dynamically.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Missions and solutions

a) Augment the leadership of executive committees and party cells, and the managerial abilities of heads of bodies, agencies and political - social organizations in preventing and fighting crime.

Organize the stringent implementation of resolutions, directives and action programs of the Central Committee, the National Assembly and the Government in crime prevention; develop and complete the legal system, allocate the budget to meet requirements on apparatus, weapons, supporting instruments and professional equipment for crime prevention. Heighten the responsibility of the heads of agencies and local authorities and penalize them strictly for being liable for loose situations of convoluted and prolonged crimes or for protecting criminals.

Accelerate the administrative and judicial reform and renovation; set up the mechanisms to manage, direct, examine, expedite and assess the implementation of the strategies for administrative and judicial reform in unison from the central to local levels.

Strengthen and improve the inter-sectoral cooperation in crime prevention. Exchange information on crime and criminals’ new artifices on regular basis to generate counteractive solutions for promptly and effectively preventing and fighting crime.

Stay firmly updated, evaluate and reckon precisely the situations of crime; continue perfecting and renovating the activities of updating information and approximating crimes; set up and supplement the statistical system of administrative penalties. Summarize, research and formulate scientific grounds on crime, prepare the forecast of crimes on annual, mid-term and periodical basis in order to revise and supplement objectives, solutions and policies in realistic manner.

b) Heightened efficiency of the political system and communities in crime prevention

- Renovate and complete economic and social regulations and policies in contribution to sustaining social welfare and enhancing the efficiency of crime prevention.

Associate the planning and implementation of policies for economic and social development with the prevention and fighting of crime, rectify loopholes and shortcomings that criminals may exploit. During the process of planning, the following economic policies shall be particularly implemented: Contribution and loan to the capital of foreign invested enterprises and foreign entities’ investment projects, policies for economic and corporate restructuring and privatization shall be public and transparent under the strict supervision of financial and auditing agencies lest the loss of the government’s assets is avoided. There shall be mechanisms and policies that closely govern the operations of commercial banks, capital market, securities market and real estate market. Policies on imports re-exported, tax, real estate management and other matters shall be renovated. Conduct research to renovate social policies in connection with crime prevention, such as the policies on employment, labor export, poverty eradication, religion, ethnic groups, education and rehabilitation of wrongdoers. Regulate the assessment of the maintenance of safety and order of major national projects for economic and social development.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Continue the development and improvement of the legal system, focus on researching, forecasting and regulating new menaces to society in timely manner. Set up and promulgate the documents that provide guidance on the implementation of laws and codes in effect.

Complete the mechanisms and policies specialized for officials holding concurrent positions and individuals outside the state budget's payroll, who engage in the prevention and fighting of crime.

- Augment the quality and efficiency of the "all people protecting national security” movement.

Renovate the contents, forms and solutions of the "all people protecting national security" movement according to and in line with the security and order missions from time to time; focus on developing and consolidating the movement in focused areas, strategic regions, minor ethnic localities, religious quarters, border zones, islands, industrial parks and major cities; integrate the movement in other campaigns, emulative movements, programs for economic, cultural and social development by Vietnam Communist Party, the Government, the Fatherland Front, bodies, agencies and local authorities; associate the movement with the satisfactory application of democracy and the settlement of issues relevant to the people’s legitimate interests at grassroot level; preclude "troubled areas" in neighborhoods, consolidate the people's confidence in Vietnam Communist Party, the Government and legal enforcement agencies.

Innovate constantly the model and measures of propaganda and education that enhance the people’s awareness in crime prevention: Combine various models of propaganda that is far-reaching, concentrated and individualized; propagate information through mass media and meetings held by units of Vietnam Communist Party, of the Government and of the Fatherland Front, political and social organizations, entities, schools, neighborhoods and residential quarters. Prioritize individualized propaganda for individuals who are prone to committing or repeating crime and for pivotal areas concerning order and social safety. Create websites for the “all people maintaining order and safety" movement.

Expedite the formation of models and reiteration of good practices in the “all people protecting national security" movement; focus on developing and improving the models of public self-management, self-prevention, self-protection and self-reconciliation with regard to order and security in families, communities, offices, agencies, enterprises and schools; carry out partial and final assessments regularly to gain experience, reiterate highly efficient models, study and create new models that fit in each locality. Organize events in which the people, employees and students sign written commitments to the construction of residential quarters, communes, precincts, offices, enterprises and schools that are "secured and ordered". Commend promptly the teams and individuals that have attained excellent achievements in the "all people protecting national security” movement; implement satisfactory policies for those who suffer wounds, death or property damage when fighting and preventing crime.

Furnish more resources to the development of the “all people protecting national security” movement. Continue ameliorating the organizational system, enhance the caliber of specialized and semi-specialized personnel, particularly communal police, militia and self-defense forces, neighborhood watch, security guards working in offices and enterprises; uphold the role of the secretaries of party committees, heads of residential quarters, heads of committees for the Fatherland Front's affairs and grassroot units, prestigious individuals in lineages, ethnic groups, religious organizations, exemplary dignitaries, role models, etc. in supporting the people's preventing and fighting crime; draw up the budget and invest in facilities for the development of the movement.

- Manage, educate and rehabilitate individuals having violated the laws or being prone to commit crime.

Improve the quality and efficiency of the detention, management, education and rehabilitation of individuals of various types; focus on the specialized education of convicts who constantly breach internal rules of detention facilities, lower the proportion of convicts unsuccessfully rehabilitated. Detect and rectify, in timely manner, the loopholes and shortcomings in the process of detention, management, education and rehabilitation; impose policies on individuals detained, manage detainees so as to avoid dissatisfaction, prevent misconducts, disturbance of order, collective derangement, disruption of security and safety of supervisory detention facilities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Integrate the community reintegration for individuals completing their prison time into local programs, strategies and plans for economic and social development and crime prevention. Balance and allocate central, local and social resources for adopting effectively the solutions of community reintegration for individuals completing their prison time.

Define the responsibilities of the executive committees of Vietnam Communist Party and the authorities, determine the efficiency of the cooperation of agencies and entities in managing and supervising the enforcement of punishments other than incarceration, the persons who are subjected to a non-residential educational program in a commune, ward or town, and the individuals who are prone to commit crime in a locality.

- Augment the efficiency of the state management of social order, focus on the state management of residence, immigration, administration of information technology, media and publishing, etc. Renovate the methods of managing certain conditional business lines lest criminals cannot exploit the activities of such business, particularly pawnshops, discotheques, bars, karaoke shops, arcades, multi-level marketing enterprises, etc. Strengthen the management of weapons, explosive materials and ancillary tools. Revising policies and measures for the management and handling of social evils (e.g. prostitution, gambling, drug addiction).

- Further the professional preventive activities.

Regulate and enhance the quality and efficiency of professional measures, renovate methods, improve the monitoring and statistics of criminals, maintain actively updated on criminal activities in critical areas and sectors; searching and documenting actively the individuals likely to carry out “contract killing”, “protection racket", ”extortion of assets for debt recovery", debt collection, loaning at exorbitant interest rate, property extortion, organization of illegal gambling, sports betting, transfer pricing, cross ownership, abuse of business activities for crime; smuggling, sale, purchase and trafficking of narcotics in large quantity.

Document and confine delinquents in educational and penal institutions or civil commitment facilities; maintain the strict management of individuals subjected to a non-residential communal educational program and of individuals under investigation, prosecution or adjudication.

Focus on apprehending and encouraging wanted persons to turn themselves in, particularly those deemed (extremely) dangerous. Develop and improve patrol activities in combination with professional operations to prevent crime in critical routes and areas, urban and bordering areas in active manner.

Strengthen the prevention of crime according to the functions and missions of forces and units in the army, customs, forest management, inspectorate, market surveillance, et cetera; expose law violations and crimes promptly; uncover loopholes in policies and state management mechanisms to propose amendments. Uphold the role of units of marine police, border guard, customs, police and aviation security in jointly patrolling and controlling borders in land, on sea and on island, postal and air routes.

c) Higher efficiency in suppression, investigation, prosecution and adjudication of criminals

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Dissect critical areas concerning order and social safety on regular basis to concentrate forces to eradicate or minimize crime in such areas.

Augment the quality of investigation, prosecution and adjudication in combination with scouting and criminal procedure; let no criminals escape; misjudge no innocents; investigate, prosecute and adjudicate major cases that gains public interest in strict and timely manner; further mobile trails to intimidate criminals and educate the people’s awareness of legal compliance.

Set up a mechanism for close coordination of investigation agencies with procuracies, inspectorates of the Government, inspectorates of ministries and bodies, tax authorities and audit agencies to focus on exposing, investigating and handling lawsuits concerning economic matters, position-derived power and corruption; verify and retrieve assets appropriated, increase the retrieval rate for money and assets appropriated.

Examine and handle assets seized during activities of detection, investigation, prosecution and adjudication in the most effect manner in order to prevent the loss or devaluation of the assets liquidated and auctioned which decreases the state budget revenue.

d) International cooperation in crime prevention

Consolidate and expand the cooperation with other countries and international organizations, prioritize the cooperation with neighbor countries, ASEAN nations, traditional partners, large countries, industrialized nations and countries where numerous Vietnamese live, work or study.

Organize the implementation of international treaties and agreements to which Vietnam is a signatory; review, develop, negotiate, sign or endorse bilateral and multilateral international treaties with the aim of setting up a legal framework that facilitates the cooperation in preventing and fighting crime, particularly transnational organized criminals. Research, propose, negotiate and execute, at first, the conventions on crime prevention with ASEAN nations.

Establish and expand the system of overseas communication officers to prevent and fight crime, at first, in countries sharing land borders and in nations where numerous Vietnamese live and work.

Make use of the science and technology aid, in active manner, from other countries and international organizations, execute the aided projects; share and enhance the expertise, science and technology knowledge and foreign language skills of crime prevention personnel.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Ameliorate organization, prioritize the equipment for agencies specialized in preventing and fighting crime, particularly those in suburban districts and at grassroot level.  Set up special policies to attract experts in information technology and other specialties into crime prevention forces with the aim of meeting new requirements for crime prevention.

Provide regular training to officials and personnel assigned to prevent and fight crime, particularly those directly engaged in crime fighting, crime science and judicial assessment. Provide judicial personnel with training in foreign language(s) and laws on international justice to meet requirements for international integration. Research and apply science and technology in crime prevention. Mobilize private entities' contributions and international aid of equipment for crime prevention forces.

Mobilize finances from central and local authorities, organizations, enterprises, businessmen and people to gain sufficient resources for the execution of objectives and missions under the Strategy. Mobilize individuals’ contributions to the crime prevention fund in order to elevate the efficiency of crime prevention.

4. Programs and projects for the implementation of the Strategy

a) Ministry of Public Security is assigned to lead and coordinate with relevant ministries and bodies to formulate and present to the Prime Minister the periodical programs for implementing the Strategy.

b) Approve, in principle, the constitution of the following projects that contribute to the formation of the programs and the implementation of the Strategy:

- Project 1: Initiate the movement in which all people prevent, expose and denounce criminals; rehabilitate offenders at home and in community.

Supervisory body: Central Committee of Vietnam Fatherland Front.

- Project 2: Prevention and fighting of organized or transnational crime.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Project 3: Transformation of disordered and socially insecure areas.

Supervisory body: Ministry of Public Security.

- Project 4: Modernization and improvement of forces engaged in investigation, prosecution, adjudication, enforcement of criminal sentences and scouting.

Supervisory body: Ministry of Public Security.

- Article 5: Constitution and perfection of the legal system with regard to crime prevention.

Supervisory body: Ministry of Public Security.

- Project 6: Augmentation of the efficiency of crime prevention in border areas and at sea.

Supervisory body: Ministry of National Defense.

- Project 7: Prevention of acts of infringement, joint prevention of crimes concerning finance, securities, importation and exportation of goods; transfer pricing and tax evasion in enterprises.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Project 8: Prevention of smuggling, trade fraud and counterfeiting in major troubled areas.

Supervisory body: Ministry of Industry and Trade.

- Project 9: Prevention of crime and infringement in the sector of infrastructure development.

Supervisory body: Ministry of Construction.

- Project 10: Prevention of crime and infringement with regard to the mobilization and utilization of funds for the sector of transportation.

Supervisory body: Ministry of Transport.

- Project 11: Prevention of students’ acts of crime and infringement.

Supervisory body: Ministry of Education and Training.

- Project 12: Augmentation of the efficiency of the prevention of Internet-related crime and infringement.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Project 13: Prevention of crime and infringement in the sector of banking and in relation to “cross ownership”.

Supervisory body: Vietnam State Bank.

- Project 14: Prevention of crime and infringement in cultural, sport -related and tourist activities.

Supervisory body: Ministry of Culture, Sports and Tourism.

- Project 15: Prevention of crime and infringement in medical facilities.

Supervisory body: Ministry of Health.

5. Expenditure

The expenditure for the implementation of the Strategy shall derive from the state budget according to the current fiscal decentralization of the state budget and from other legitimate sources; focus on combining effectively the expenditure for national target programs with sectoral and local target programs.

6. Implementation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Government Steering Committee for crime prevention (Steering Committee 138/CP) shall be responsible for supporting the Prime Minister to direct the implementation of the Strategy.

b) Ministry of Public Security shall be responsible for

- Supporting the Prime Minister and the Steering Committee 138/CP to supervise and unify the implementation of the Strategy.

- Conducting missions and solutions, and cooperating with ministries and bodies in developing programs and projects as assigned.

- Cooperating with relevant agencies to expedite and inspect the implementation of the Strategy; reviewing, recapitulating and assessing the implementation of objectives, missions, solutions and the programs and projects under the Strategy on regular basis, reporting to the Prime Minister; presenting to the Prime Minister the decisions on amendments to the objectives and solutions for implementing the Strategy when necessary.

c) Ministry of Finance shall be responsible for proposing rational regulation allocations from the state budget and providing guidelines for the utilization, disbursement and finalization of finances from the state budget for programs, projects, missions and solutions under the Strategy.

d) Ministry of Planning and Investment shall be responsible for

- Proposing finances for ministries and central bodies to implement the Strategy according to the projects approved.

- Cooperating with other ministries and bodies to establish programs and projects.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Provincial People’s Committees shall be responsible for

- Implementing the Strategy in the localities under their management according to the guidelines of the Ministry of Public Security, other relevant ministries and bodies.

- Formulating and implementing local action plans for implementing the Strategy.

- Balancing the local budget and soliciting the equivalent People’s Council’s support for the implementation of the Strategy.

- Mobilize other resources for implementing the Strategy.

g) Central Committee of Vietnam Fatherland Front and subsidiary organizations are required to participate in implementing the Strategy according to the scope of their functions and missions, to lead and cooperate with other entities in formulating relevant projects, and to cooperate with the Ministry of Public Security to supervise the implementation of the Strategy.

h) Supreme People’s Court and Supreme People’s Procuracy are required to:

- Cooperate with the Ministry of Public Security, other ministries, bodies and provincial People’s Committees in developing and implementing the Strategy.

- Cooperating with the Ministry of Public Security in formulating and implementing relevant programs and projects.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Supervise, assess and report the accomplishment of the objectives, missions and solutions of the Strategy, programs and projects on 6-month and annual basis and at the end of each period.- Investigate and survey the situations of crime, the accomplishment of the Strategy; survey, measure and evaluate the adverse impacts of crime against the growth of economy and society.

- Set up the mechanism to publish the situations of crime and the accomplishment of the national Strategy for preventing and fighting crime in Vietnam.

Article 2. This Decision comes into force from the date that it is signed.

Article 3. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of government agencies, Heads of other central bodies, Chairpersons of provincial People's Committees shall be responsible for implementing this Decision./.

 

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 623/QĐ-TTg ngày 14/04/2016 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


22.578

DMCA.com Protection Status
IP: 3.17.155.142
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!